IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Ý nghĩa của việc trai tăng đặt bát?, Điều tốt nhất cho người nhà mới mất?
Diệu Minh
bài Feb 22 2017, 12:24 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,981
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Ý nghĩa của việc trai tăng đặt bát


Lời dạy của thiền sư Thanh Minh, trích trong đĩa giảng tại chùa Pháp Vân ngày 15/1/2017

https://www.youtube.com/watch?v=1bEw21e2iug

Cúng dường vật thực đến chư tỳ kheo, chư tỳ kheo tăng: hạnh của người xuất gia là hạnh khất thực, thời Đức Phật, suốt đời Đức Phật sống bằng hạnh khất thực, hàng ngày Đức Phật ôm bát đi vào trong làng đi khất thực, xin ăn, các đệ tử của Phật cũng thế, bây giờ thời Phật giáo nguyên thủy cũng vậy, ở các nước quốc giáo nhất là nước Miến Điện, Thái Lan… các sư vẫn ôm bát ra đường, vẫn còn duy trì hạnh khất thực như thời Đức Phật.

Hàng cư sĩ tại gia là những hàng Phật tử dâng cúng vật thực, cúng giàng đến chư tỳ kheo, chư tỳ kheo tăng. Việc dâng cúng vật thực sẽ có công đức: dâng cúng vật thực rồi cầu nguyện cái gì đó thì nó sẽ thành tựu, ví dụ: cầu sức khỏe, sống lâu, sắc đẹp, an vui, trong lúc cúng dường, nhất là ngay khi cúng dường, khi chư tăng đụng tay vào mà mình phát nguyện ngay sẽ rất là lợi lạc. Nhất là sự cúng dường như thế mà phát tâm xin được đạt Niết bàn trong ngày vị lai, thì sự cúng dường đó sẽ trở thành bố thí ba la mật.Bất cứ việc gì mà mình làm hướng tới việc thành tựu Niết bàn thì nó mới trở thành ba la mật, nếu chỉ cầu xin những thức khác như là sống lâu, sắc đẹp, an vui…để kiếp sau trở thành người có sắc đẹp, hay là được làm chư thiên thì nó mới chỉ thành tựu nhỏ. Cầu cho con chứng ngộ Niết bàn trong ngày vị lai bởi những việc thiện này… khi nào mình tích lũy đầy đủ 10 ba la mật thì mới thành tựu đạo quả, mà ba la mật đầu tiên chính là bố thí ba la mật. Người nào chưa chứng đắc trong kiếp này chắc chắn sẽ vẫn phải đi luân hồi. Có các ba la mật khác như là trì giới… giữ giới để phát nguyện chứng đắc Niết bàn trong này vị lai… kham nhẫn trong khi ngồi thiền cũng vậy, cần phát nguyện con xin kham nhẫn để chứng đắc Niết bàn trong ngày vị lai… tinh tấn bằng cách tăng dần thời lượng ngồi thiền…Xả tâm ba la mật thì không bị dính mắc vào cuộc đời này.

Đặt bát cúng dường có thể hồi hướng công đức cho mình, cho người thân đã quá vãng… đặt bát cúng dường mà những người chung quanh nói “sadhu = lành thay”, cũng được hưởng phước, như thế là mình chia phước cho những người chung quanh, những người chung quanh cũng được hưởng phước như người tín chủ chính và có khi còn hơn vì phước tuỳ hỉ rất quan trọng, khi người khác làm phước mà mình tùy hỉ theo mình sẽ hưởng được loại phước báu quí hóa đó. Khi mình đang làm pháp thí cúng dường mà có người thân đã quá vãng đi theo mình mà mình không nhìn thấy họ, họ tùy hỉ theo thì họ sẽ được phước theo…(đây có thể là lý do chính theo Phật giáo nguyên thủy nhà có người mới mất họ lập tức đi lên chùa trai tăng đặt bát liền để hồi hướng phước cho người mới quá vãng, để cầu phước cho người thân mới mất, sư Trung Thiện kể: ở Thái Lan có truyền thống, hễ nhà có người mới mất là tìm một thanh niên rồi cho người đó đi xuất gia gieo duyên 3 tháng, hồi hướng phước cho người mới mất, NT). Người thân của mình không có mặt khi đặt bát, mà khi mình về nhà kể cho nghe chuyện mình làm phước và nói chia phước cho họ và họ tùy hỉ với việc làm của mình, thì họ cũng được hưởng phước. Có những người chưa được sang các cảnh giới khác, họ vẫn được hưởng phước báu của việc làm của mình mà được nhẹ nhõm theo. Vị sư thọ dụng mà giới hạnh càng tinh nghiêm, người dâng cúng càng được nhiều phước báu hơn.

Mình cúng dường thì nên mở rộng lòng hồi hướng phước đó cho khắp tất cả thì tốt hơn, nên hồi hướng với tâm rộng mở, hồi hướng tới tất cả thân bằng quyến thuộc của mình đã quá vãng và với tất cả các chúng sinh và nếu ai tùy hỉ theo thì họ đều được nhiều phần lợi ích.

Sư Thư thì trả lời, nội dung: Đơn giản là không ai đặt bát, chư tăng sẽ đói không hành đạo được. Chư tăng tu theo chánh Pháp nguyên thủy của Đức Phật không tự nấu ăn được nên cần có người đặt bát. Và "cho ăn là cho lực", không chỉ là chư tăng mà là bất kỳ ai cần ăn.

Cách đặt bát: các món ăn nấu sẵn đặt vào bát cho chư tăng khi chư tăng đi ngang qua, lúc đó mình phải đứng thành kính và bỏ chân khỏi dép. Thỉnh thoảng mới có cơ hội làm phước thì có thể nhân một sự kiện như thế mình có thể cúng dường đồ ăn khô, những thứ có thể ăn những bữa khác, hoặc mang về nấu ăn thì chư tăng có thể hoan hỉ thọ nhận rồi đưa cho người hộ tăng đi theo mang về chùa, cất để sử dụng dần và họ sẽ thay mặt bạn dâng chư tăng hàng ngày những vật thực đó. Có những người dâng cúng tịnh tài (tiền sạch) để xây chùa thì họ cũng nhân ngày đặt bát mà dâng luôn một thể. Có 3 cách đặt bát ngày nay thường được sử dụng…


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 22 2017, 12:26 AM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,981
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



https://www.google.com.vn/search?q=trai+t%C...W3YBiAQ_AUIBygC

https://www.youtube.com/watch?v=V6nEQCMrbKQ


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Mar 4 2017, 07:38 AM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,981
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Ý nghĩa của việc trai tăng đặt bát

Theo lời dạy của thiền sư Thanh Minh, trích trong đĩa giảng tại chùa Pháp Vân ngày 15/1/2017

Cúng dường vật thực đến chư tỳ kheo, chư tỳ kheo tăng: hạnh của người xuất gia là hạnh khất thực, thời Đức Phật, suốt đời Đức Phật sống bằng hạnh khất thực, hàng ngày Đức Phật ôm bát đi vào trong làng đi khất thực, xin ăn, các đệ tử của Phật cũng thế, bây giờ thời Phật giáo nguyên thủy cũng vậy, ở các nước quốc giáo nhất là nước Miến Điện, Thái Lan… các sư vẫn ôm bát ra đường, vẫn còn duy trì hạnh khất thực như thời Đức Phật.

Hàng cư sĩ tại gia là những hàng Phật tử dâng cúng vật thực, cúng giàng đến chư tỳ kheo, chư tỳ kheo tăng. Việc dâng cúng vật thực sẽ có công đức: dâng cúng vật thực rồi cầu nguyện cái gì đó thì nó sẽ thành tựu, ví dụ: cầu sức khỏe, sống lâu, sắc đẹp, an vui, trong lúc cúng dường, nhất là ngay khi cúng dường, khi chư tăng đụng tay vào mà mình phát nguyện ngay sẽ rất là lợi lạc. Nhất là sự cúng dường như thế mà phát tâm xin được đạt Niết bàn trong ngày vị lai, thì sự cúng dường đó sẽ trở thành bố thí ba la mật.Bất cứ việc gì mà mình làm hướng tới việc thành tựu Niết bàn thì nó mới trở thành ba la mật, nếu chỉ cầu xin những thức khác như là sống lâu, sắc đẹp, an vui…để kiếp sau trở thành người có sắc đẹp, hay là được làm chư thiên thì nó mới chỉ thành tựu nhỏ. Cầu cho con chứng ngộ Niết bàn trong ngày vị lai bởi những việc thiện này… khi nào mình tích lũy đầy đủ 10 ba la mật thì mới thành tựu đạo quả, mà ba la mật đầu tiên chính là bố thí ba la mật. Người nào chưa chứng đắc trong kiếp này chắc chắn sẽ vẫn phải đi luân hồi. Có các ba la mật khác như là trì giới… giữ giới để phát nguyện chứng đắc Niết bàn trong này vị lai… kham nhẫn trong khi ngồi thiền cũng vậy, cần phát nguyện con xin kham nhẫn để chứng đắc Niết bàn trong ngày vị lai… tinh tấn bằng cách tăng dần thời lượng ngồi thiền…Xả tâm ba la mật thì không bị dính mắc vào cuộc đời này.

Đặt bát cúng dường có thể hồi hướng công đức cho mình, cho người thân đã quá vãng… đặt bát cúng dường mà những người chung quanh nói “sadhu = lành thay”, cũng được hưởng phước, như thế là mình chia phước cho những người chung quanh, những người chung quanh cũng được hưởng phước như người tín chủ chính và có khi còn hơn vì phước tuỳ hỉ rất quan trọng, khi người khác làm phước mà mình tùy hỉ theo mình sẽ hưởng được loại phước báu quí hóa đó. Khi mình đang làm pháp thí cúng dường mà có người thân đã quá vãng đi theo mình mà mình không nhìn thấy họ, họ tùy hỉ theo thì họ sẽ được phước theo…(đây có thể là lý do chính theo Phật giáo nguyên thủy nhà có người mới mất họ lập tức đi lên chùa trai tăng đặt bát liền để hồi hướng phước cho người mới quá vãng, để cầu phước cho người thân mới mất, sư Trung Thiện kể: ở Thái Lan có truyền thống, hễ nhà có người mới mất là tìm một thanh niên rồi cho người đó đi xuất gia gieo duyên 3 tháng, hồi hướng phước cho người mới mất, NT). Người thân của mình không có mặt khi đặt bát, mà khi mình về nhà kể cho nghe chuyện mình làm phước và nói chia phước cho họ và họ tùy hỉ với việc làm của mình, thì họ cũng được hưởng phước. Có những người chưa được sang các cảnh giới khác, họ vẫn được hưởng phước báu của việc làm của mình mà được nhẹ nhõm theo.

Mình cúng dường thì nên mở rộng lòng hồi hướng phước đó cho khắp tất cả thì tốt hơn, nên hồi hướng với tâm rộng mở, hồi hướng tới tất cả thân bằng quyến thuộc của mình đã quá vãng và với tất cả các chúng sinh và nếu ai tùy hỉ theo thì họ đều được nhiều phần lợi ích.

Sư Thư thì trả lời: Đơn giản là không ai đặt bát, chư tăng sẽ đói không hành đạo được. Chư tăng tu theo chánh Pháp nguyên thủy của Đức Phật không tự nấu ăn được nên cần có người đặt bát. Và "cho ăn là cho lực", không chỉ là chư tăng mà là bất kỳ ai cần ăn.

Cách đặt bát: các món ăn nấu sẵn đặt vào bát cho chư tăng khi chư tăng đi ngang qua, lúc đó mình phải đứng thành kính và bỏ chân khỏi dép. Thỉnh thoảng mới có cơ hội làm phước thì có thể nhân một sự kiện như thế mình có thể cúng dường đồ ăn khô, những thứ có thể ăn những bữa khác, hoặc mang về nấu ăn thì chư tăng có thể hoan hỉ thọ nhận rồi đưa cho người hộ tăng đi theo mang về chùa, cất để sử dụng dần và họ sẽ thay mặt bạn dâng chư tăng hàng ngày những vật thực đó. Có những người dâng cúng tịnh tài (tiền sạch) để xây chùa thì họ cũng nhân ngày đặt bát mà dâng luôn một thể. Có 3 cách đặt bát ngày nay thường được sử dụng…


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Mar 4 2017, 07:52 AM
Bài viết #4


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,981
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Gõ trên google để tìm hiểu ý nghĩa trai tăng đặt bát? hóa ra chả có!

Chả có, nên mình phải thỉnh sư Thanh Minh giảng dạy và thỉnh hỏi mấy vị sư giỏi của chúng ta như là sư Thư, sư Trung Thiện...

Như thế, nghĩa là, Phật giáo nước nhà vẫn còn nhiều khoảng trống...
May sao, mình lại biết để làm... nhiều người hiểu điều này chỉ ham đi làm phước trai tăng đặt bát ... và thọ hưởng phần phước đó ngay lập tức kiếp này sướng quá, phê quá đến mức xem nhẹ cả công phu thực hành thiền tọa để tăng định lực... cho nên chúng ta chỉ làm phước ở mức có thể và nên dụng công vào điểm chính yếu? nhà Phật có câu: Duy tuệ thị nghiệp, nghiệp đó là nghiệp thấy dukkha... trực tiếp.

Nhớ ngày sang Miến, có một sư cô tên Tâm Vân cô ấy là người lai Pháp (?) và là một sư cô lớn hình như là hội phó hội Phật học của ÚC??? cô ấy sang SOM ngày đó tôi đang xuất gia gieo duyên ở đó... cô ấy chưa quen hành thiền liên tục ngày cả hơn 10 tiếng... cô ấy nhờ người mua đồ và cô ấy chia ra rủ tôi đi làm phước cho các chùa ni ... và các chùa quanh trường thiền, tôi thấy những thứ cô cúng thì chỉ là chủ quan, thực ra họ cũng không thiếu những thứ đó, nhưng thói quen hay đi làm phước thiện kiểu "bắc tông" như vậy ăn sâu vào cô ấy (tốt, chả xấu tí nào)... nhưng khi vào trường thiền thì nên tập trung cho tu luyện ... một số người vừa tu tập vừa làm phước thiện (họ biết có cơ hội lớn là họ làm ngay)... mỗi người mỗi hạnh nguyện trên trái đất này.

Hiện nay tại Hà Nội, có một số phật tử họ biết chuyện này, đôi khi họ nấu món ăn tại nhà rồi đến giờ chư tăng thọ dụng vật thực họ đến cúng dường rồi về, mà không tham gia tu tập, họ chỉ thấy sư nguyên thủy đang dạy thiền là họ đến cúng, đôi khi chỉ có đủ thời gian làm điều này...
Có khi họ đang tu theo các kỹ thuật khác với các vị thầy khác thì họ cũng thực hành hạnh cúng dường đặt bát, và họ rất hoan hỉ trong việc làm này, đây là một thói quen một nét văn hóa đẹp của Phật giáo nguyên thủy.

Những người Thực Dưỡng càng nên biết rõ điều này và làm điều này...

Chúng ta thường quí nhau và mời nhau ăn cơm, ăn bữa ăn Thực Dưỡng... ở một mức cao hơn: chúng ta mời các bậc thầy TD và mức cao hơn nữa, chúng ta đặt bát trai tăng cho những vị sư đang thực hành theo chánh Pháp như thời Đức Phật thì tốt lắm lắm...

Tôi thường đặt bát trai tăng đồ ăn Thực Dưỡng cúng dường các vị sư dầu họ theo môn phái nào, và các vị ấy hầu như đều rất hài lòng hoan hỉ với việc thọ nhận đồ ăn của chúng tôi. Một số người biết rõ giá trị nhưng không làm sao để bảo cho Phật tử biết rõ về TD có lợi ích thế nào trong cuộc sống và trong việc phát triển tâm linh... họ "rút" mình vào tu luyện... "bỏ mặc" một cộng đồng rộng lớn cho ai hóa độ? a có thầy Tuệ Hải này...

Ngày nay tôi tự mừng là đã và đang nỗ lực để tạo ra một cộng đồng Thực Dưỡng có tu luyện tâm linh... có minh sư dạy về thiền định, thiền quán cho cộng đồng đó... chắc chắn sẽ có một số nghiêng hẳn về tâm linh và lại bỏ mặc mọi người không thèm quan tâm nâng cao dân trí... để cùng nhau tiến hóa cả vật chất và tinh thần... các bạn ơi, các bạn đang là những người "nặng nghiệp" quá, hãy mở rộng lòng ra để đi tới... chúng tôi rất mong ước các bạn sẽ ngày một tiến tới chỗ tốt đẹp và nhiều may mắn hơn... sống càng ngày càng VUI VẺ hơn, con chị nó đi, con dì nó lớn, trong vũ trụ này chúng ta không đơn độc!

Tôi có những người thầy, người bạn TD tuyệt vời đồng thời như vậy ở lĩnh vực tâm linh...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 15 2022, 08:57 PM
Bài viết #5


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,981
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Cho ăn là cho lực.
Cho mặc là cho sắc.
Cho xe là cho lạc.
Cho đèn là cho mắt.
Ai cho chỗ trú xứ.
Người ấy cho tất cả.
Ai giảng dạy chánh pháp.
Vị ấy cho bất tử.

(Kinh cho gì, SN 1.42)

sư Thư sưu tầm


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 17th April 2024 - 02:37 AM