IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Nghĩa trang của những thượng đế, Tham khảo
Depad
bài Jan 7 2017, 07:11 PM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 677
Gia nhập vào: 16-May 13
Từ: Nha Trang - Khánh Hòa
Thành viên thứ.: 94,101



Nghĩa trang của những thượng đế:

Cách đây không lâu, Jupiter đã từng là vua của tất cả thần linh trong đế quốc La Mã. Ai lên tiếng chê bai, chống báng Jupiter đều bị xem là lạc hậu, man rợ và có khi còn bị trừng phạt nặng nề hay giết chết. Ngày nay tìm đỏ mắt trên toàn thế giới cũng sẽ chẳng tìm ra một người còn tôn thờ vị Thần nầy.

Tương tự, nếu kể đến các nền văn minh vĩ đại và lẫy lừng của lịch sử nhân loại như Ai Cập, Hy Lạp, Aztec của Mễ Tây Cơ cổ, v.v. thì danh sách những Thần Linh Tối Thượng của họ có thể kéo dài hàng ngàn tên nữa.

Nhân danh các Thần Linh Tối Thượng nầy có những đền đài hùng vĩ nhất đã được xây dựng, những kinh sách ly kỳ nhất đã được soạn thảo, những chiến tranh thảm khốc nhất đã được diễn ra.

Tất cả những Thần Linh Tối Thượng nầy có một điểm giống nhau: ngày nay họ đều đã chết hết.

Và cái nghĩa trang của họ chỉ là những tàn tích hoang phế bụi bặm thuộc về kho phế thải trong tiềm thức của nhân loại.

Điều nầy cho thấy gì về giá trị của những Thần Linh Tối Thượng mà chúng ta hiện đang thờ phượng?

Nói cách khác, tín đồ có khuynh hướng cho rằng Thượng Đế của họ là thiêng liêng và tối cao trong toàn thể vũ trụ. Nhưng thật ra thì Thượng Đế của mỗi tôn giáo chỉ là một trong danh sách hàng ngàn những Thượng Đế của hàng ngàn tôn giáo khác đã sinh ra và chết đi trong lịch sử nhân loại, và do đó không có gì “thiêng liêng” hay “tối cao” cả.

Thượng đế của cả vũ trụ

Kinh Thánh dạy rằng Thiên Chúa tạo ra sự sống duy nhất trên trái đất và con người là sinh vật cao cả nhất trong toàn cả vũ trụ.

Đó là vì Thiên Chúa giáo chỉ là một tôn giáo thuộc vào thời đại đồ đồng cổ lỗ của lịch sử nhân loại. Đó là vì những tác giả của Kinh Thánh không hề có một chút kiến thức gì về Thái Dương Hệ, ngân hà, vũ trụ, v.v.

Ngày nay, các dữ kiện sau đây là kiến thức khoa học phổ thông đối với hầu hết mọi người có đôi chút trình độ học vấn:

- Trái đất chỉ là 1 trong 8 hành tinh xoay vần chung quanh mặt trời.
- Mặt trời chỉ là 1 trong khoảng 200 tỉ ngôi sao khác trong ngân hà The Milky Way.
- Và The Milky Way chỉ là 1 trong hàng trăm ngàn tỉ các ngân hà khác trong vũ trụ.

Chỉ cần nhìn vào những con số bên trên thì rất khó cho ai có thể tin rằng trong cả vũ trụ nầy thì sự sống chỉ hiện diện trên trái đất mà thôi.

Cũng rất khó có thể cho rằng chỉ có loài người chúng ta là sinh vật tiên tiến nhất vì đã được đặc biệt tạo thành ra bởi một Thượng Đế nào đó.

Và cũng rất khó có thể cho rằng nếu có một Thượng đế của loài người thì Thượng đế nầy cũng là Thượng đế của tất cả vô lượng những ngân hà, tinh tú trong vũ trụ.

Đó là chưa kể Thượng đế của Thiên Chúa giáo chỉ là một trong trăm ngàn Thượng đế đã từng xuất hiện và tàn lụi trong khoảng lịch sử ngắn ngủi vài mươi ngàn năm của nhân loại.

Thế mà các tín đồ vẫn tiếp tục cho rằng lời dạy đó trong Kinh Thánh là từ một Thượng Đế sáng suốt toàn năng tuyệt đối.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Depad
bài Jan 7 2017, 07:13 PM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 677
Gia nhập vào: 16-May 13
Từ: Nha Trang - Khánh Hòa
Thành viên thứ.: 94,101



Sự hữu hạn và vô hạn của tôn giáo và khoa học

Chủ quan và vô nghĩa

Mỗi khi chữ "khoa học" được nhắc đến trong bài bình luận nào về tôn giáo thì nhiều tín đồ vội vã đem lý lẽ “hữu hạn khác với vô hạn” ra để ngụy biện cho việc họ không thể dùng cách suy luận trong đời sống hàng ngày để giải thích về cái gọi là "đức tin" của họ.

Cũng cần nói thêm là ngữ thuật “hữu hạn khác với vô hạn” nầy chỉ thường được sử dụng bởi tín đồ Thiên Chúa giáo trong các cuộc tranh luận về “tôn giáo và khoa học”. Những tín đồ nầy cho rằng vì khoa học "hữu hạn" nên không thể giải thích được cái "vô hạn" của tôn giáo.

Những người nầy gán đặt rằng “khoa học là hữu hạn” để cho thấy khoa học không thể giải thích được mọi sự việc trong vũ trụ. Trong khi đó họ tuyên bố rằng “tôn giáo là vô hạn” vì tôn giáo có thể "giải thích" những vấn đề cao siêu hơn trong những lãnh vực huyền bí vô tận mà trí óc con người không thể xác định được.

Đây là một lối lý luận chủ quan và vô nghĩa.

Vấn đề cần thấy ở đây là tôn giáo không "giải thích" được gì cả. Tôn giáo chỉ trùm một tấm chăn với nhãn hiệu "thiêng liêng và huyền bí" lên tất cả những gì nó không giải thích được rồi dạy tín đồ hãy chấp nhận rằng đó là một phạm trù đặc biệt mà lý trí và cách suy luận bình thường không áp dụng được. Tôn giáo, đặc biệt là Thiên Chúa giáo, rồi đưa ra khái niệm “đức tin” đòi hỏi tín đồ phải nhắm mắt tin vào những tín điều của họ một cách vô điều kiện và nhất là không được dùng kiến thức khoa học hay phương pháp luận lý hay kinh nghiệm thực tế để phân tích và chất vấn.

Lý lẽ “hữu hạn và vô hạn” nầy chỉ là một ngữ thuật vì các tín đồ dựa trên định nghĩa và cách dùng từ ngữ chủ quan của riêng họ để xây dựng lý lẽ trên.

Tôi cũng có thể dùng chữ "hữu hạn" và "vô hạn" một cách khác và lý luận rằng thật ra thì tôn giáo "hữu hạn" trong khi khoa học "vô hạn".

Điều cần biết trước nhất là khoa học ngay từ đầu đã tự xác định đường hướng và phương cách của khoa học là dựa vào hiện tượng để đưa ra giả thuyết rồi cải tiến giả thuyết đó nhiều lần cho đến khi có thể áp dụng nó vào mọi hiện tượng tương tự trong cùng một môi trường. Bằng cách đó những bí ẩn của vũ trụ có thể được giải mã dần dần từng cái một.

Khoa học cũng xác định vũ trụ là vô hạn, do đó khoa học cứ tiến triển không bao giờ ngừng lại và không có biên giới.

Thí dụ như khi Newton thấy quả táo rơi, ông đặt ra giả thuyết về sức hút của trái đất. Giả thuyết nầy dần dần được cải tiến để áp dụng cho mọi vật thể trong không gian. Sau đó, thực nghiệm cho thấy các quy luật của Newton chỉ có giá trị cho thế giới vĩ mô và không đúng trong môi trường vi mô: các vật thể cực nhỏ chịu ảnh hưởng bởi các lực khác như điện từ trường nhiều hơn bởi trọng lực. Từ đó các giả thuyết khác được đưa ra để dần dần dẫn đến các quy luật khác áp dụng cho điện tử, nguyên tử, phân tử. Rồi sau đó nữa thì người ta thấy những quy luật nầy cũng không thỏa mãn được một số hiện tượng khác, từ đó vật lý lượng tử ra đời. Tương tự, trong thế giới thiên văn nơi mà không gian và thời gian là những con số to lớn ngoài sức tưởng tượng của con người, những giả thuyết và định luật khác cũng dần dần được phát triển để ứng dụng cho các sự kiện liên quan đến thiên hà và vũ trụ. Và cứ như vậy mà tiếp diễn, kiến thức khoa học về sự tương tác giữa các vật thể cứ tăng trưởng mãi không bao giờ dừng lại.

Do đó theo lối nhìn nầy thì vì khoa học không bao giờ ngừng tiến triển và không có biên giới nên tôi có thể cho rằng khoa học "vô hạn".

Trong khi đó, thí dụ như tín đồ Thiên Chúa giáo dựa tất cả niềm tin và đời sống của họ lên một quyển sách soạn thảo đã hơn 2000 năm truyền dạy những điều không thay đổi (và không hoàn hảo) của một thượng đế (cũng không hoàn hảo) mà mọi sự việc đều chấm dứt ở đó. Đối với tôi, cả hệ thống lý thuyết của Thiên Chúa giáo không có gì để phát triển nữa, và không có lối thoát ra khỏi cái ranh giới của họ tự đặt ra cho họ nên do đó có thể được coi là rất "hữu hạn".

Vì vậy, theo tôi thì tùy cách nhìn của mỗi người mà tôn giáo và khoa học có thể "hữu hạn" hay "vô hạn".
Cái lý lẽ "hữu hạn khác với vô hạn" trên do các tín đồ đặt ra chỉ có giá trị cho họ và với họ. Thật ra cái "vô hạn" duy nhất mà tôi nhận thấy trong tôn giáo là sự biến hóa muôn hình vạn trạng trong những cách tín đồ diễn giảng kinh sách và giáo lý ra để áp dụng vào đời sống cho thích hợp với nhu cầu, hoàn cảnh và cách biện luận của họ.
Độc đoán và thiên vị

Khoa học có đường hướng và mục đích của khoa học. Sự kiện một nhóm người gọi nó là “hữu hạn” hay “vô hạn” chẳng có ảnh hưởng gì cả đến đường hướng và mục đích nầy.

Tuy nhiên, các tín đồ rất độc đoán và thiên vị trong lý lẽ "hữu hạn và vô hạn" của họ.

Tín đồ rất độc đoán khi cho rằng những đức tin của tín ngưỡng là "vô hạn" và đời sống hàng ngày là "hữu hạn". Họ cũng cho rằng các cách lý luận "hữu hạn" không thể nào áp dụng được trong lãnh vực "vô hạn". Tuy vậy, họ cũng rất thiên vị khi không ngần ngại đem những gì "vô hạn" áp dụng thường xuyên vào đời sống "hữu hạn" hàng ngày.

Thí dụ như tín đồ Thiên Chúa giáo cho rằng những đức tin của họ nằm trong phạm trù “vô hạn” của tín ngưỡng nên tôi không nên dùng các lý luận “hữu hạn” của đời sống thực tế hàng ngày để phê phán rằng các đức tin nầy là huyễn hoặc hay vô căn cứ. Mặt khác, cũng chính những tín đồ Thiên Chúa giáo nầy dùng Kinh Thánh như là căn bản của kiến thức và đạo đức cần phải áp dụng lên tất cả mọi người trong xã hội.

Tôi không cần quan tâm đến việc một nhóm người tin rằng vũ trụ được một thần linh tạo ra 6000 năm về trước hay nghĩ rằng phương pháp định tuổi vật hóa thạch dùng carbon chỉ là sản phẩm ngụy tạo. Tuy nhiên tôi không chấp nhận việc họ muốn đem các đức tin vô nghĩa nầy vào dạy cho trẻ con trường công lập như là những kiến thức phổ thông thường thức.

Tôi không cần quan tâm đến việc một nhóm người cho rằng đồng tính luyến ái là dơ bẫn và tội lỗi, ngừa thai là tương đương với sát nhân. Tuy nhiên tôi không chấp nhận việc họ muốn dựa trên các đức tin thủ cựu và nông cạn này để làm thành những đạo luật của quốc gia.
Khi các tín đồ không còn mang những “đức tin” nằm trong phạm trù “vô hạn” của họ áp dụng vào đời sống thực tế hàng ngày thì họ mới có quyền đòi hỏi người khác không nên dùng các lý luận “hữu hạn” để phê phán rằng các đức tin của họ là huyễn hoặc hay vô căn cứ.


Go to the top of the page
 
+Quote Post
Depad
bài Jan 7 2017, 07:18 PM
Bài viết #3


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 677
Gia nhập vào: 16-May 13
Từ: Nha Trang - Khánh Hòa
Thành viên thứ.: 94,101



Bò-hóc-và-limburger

Đại Ý:Mỗi thượng đế của một tập thể chỉ là sản phẩm tâm linh của tập thể đó. Tuy vậy mỗi tôn giáo đều tin rằng thượng đế của họ là chủ tể của tất cả.
Khi bước lùi lại và quan sát tất cả những thượng đế của tất cả tôn giáo đã từng hiện hữu trong nhân loại thì sẽ thấy các thượng đế, và do đó các tôn giáo, nầy có những giá trị rất tương đối .


Có lẽ không ai phủ nhận điều nầy:

- Nếu một người đã sinh ra và lớn lên ở Cam Bốt, được cha mẹ cho ăn mắm bò hóc từ nhỏ, hầu như chắc chắn họ cho rằng mắm bò hóc có mùi vị thơm ngon đậm đà tuyệt diệu.
- Nếu cũng người nầy nhưng đã sinh ra và lớn lên ở Đức, được cha mẹ cho ăn phô-mai Limburger từ nhỏ, hầu như chắc chắn họ sẽ cho rằng phô-mai Limburger có mùi vị thơm ngon đậm đà tuyệt diệu.

Đó là vì cái mùi vị và quan niệm trong đầu của một người về mắm bò hóc và phô-mai Limburger được phát sinh và tùy thuộc vào những gì cha mẹ họ huấn luyện họ từ khi bé thơ. Một người ở Cam Bốt thường sẽ thấy phô-mai Limburger là hôi thúi, một người ở Đức thường cho rằng mắm bò hóc là ghê tởm.

Tương tự cho vô số các thí dụ khác về quan niệm hay dở, đẹp xấu, sai đúng của mỗi người. Đại đa số những gì đuợc huấn luyện khi bé thơ sẽ trở thành nền tảng tư duy và tâm thức suốt đời của mỗi người.

Tương tự:

- Một người sinh ra và lớn lên ở Mỹ trong một gia đình Thiên Chúa giáo thì hầu như chắc chắn lớn lên họ cho rằng Chúa Trời là Thượng Đế Toàn Năng Vô Biên.
- Cũng người nầy nhưng nếu đã sinh ra và lớn lên ở Pakistan thì hầu như chắc chắn lớn lên họ cho rằng Alah là Thượng Đế Toàn Năng Vô Biên.

Không khác gì mắm bò hóc và phô-mai Limburger.

Nếu như vậy thì không phải rằng cái gọi là “Thượng Đế” của mỗi người là gì, là ai chỉ tùy vào họ đã sinh ra và lớn lên trong gia đình và xã hội nào hay sao?

Và nếu như vậy thì không phải rằng Chúa Trời hay Alah (hay Phạm Thiên, Phật A Di Đà, Quan Âm Bồ Tát, Cửu Thiên Huyền Nữ, Ngọc Hoàng Thượng Đế, v.v.) không còn có một giá trị tuyệt đối nữa hay sao?

Vấn đề là khi đứng trước câu hỏi trên thì rất khó có thể phủ nhận được rằng mỗi đấng thiêng liêng trong các tôn giáo chỉ là sản phẩm truyền thống của mỗi địa phương khác nhau. Tùy một tín đồ sinh ra và lớn lên trong gia đình và xã hội nào thì Thượng Đế của họ sẽ cũng là Thượng Đế của gia đình và xã hội ấy.

Có một nhận xét cần nêu lên ở đây: những đấng thiêng liêng của mỗi dân tộc đều mang chủng tộc và y phục trùng hợp với chủng tộc và y phục của dân tộc đó. Quan Thế Âm Bồ Tát được diễn tả là một người đàn bà Á Đông mặc y phục của đông phương thời xưa. Thượng đế (và Giê-su) của Thiên Chúa giáo được diễn tả là những người mang y phục của xã hội Trung Đông thời xưa. Một điều lý thú cần thấy là sau khi Thiên Chúa giáo được quảng bá nhiều thế kỷ ở tây phương, Giê-su đã biến thành một người đàn ông với nhân dạng tốt đẹp tiêu biểu trong cái nhìn tây phương: tóc vàng, mắt xanh, dáng vóc cân đối. Còn trong nhiều trường hợp khác thì Giê-su cũng được diễn tả như một người da đen (trong nhiều xứ Phi châu) hay một người có diện mạo Á châu (thí dụ như trong một số thánh đường ở Phi Luật Tân Tân hay ở Ba Tây).

Điều trên cho thấy sự thành hình của mỗi thượng đế chỉ là tùy theo nhu cầu và thị hiếu của mỗi dân tộc. Nói cách khác, mỗi dân tộc sản xuất ra các thần linh và thượng đế cho họ; và vì mỗi dân tộc đều có các đặc thù và nhu cầu khác nhau nên những sản phẩm tâm linh nầy cũng đều khác biệt nhau từ tính chất đến hình dạng.
Và vấn đề tôi muốn nói ở đây là khi Chúa Trời, Alah, Phật A Di Đà, Cửu Thiên Huyền Nữ, v.v. không có một giá trị tuyệt đối thì các đấng thiêng liêng nầy cũng không còn có giá trị mấy nữa.

Có những người sẽ biện hộ rằng “Nhưng Thượng Đế nào cũng giống nhau, chỉ có tên xưng và hình thức là khác nhau mà thôi”.

Nhưng đó chỉ là một cách ngụy biện vì nói như vậy thì không khác gì cho rằng “Mắm bò hóc và phô-mai Limburger chỉ khác nhau ở tên hiệu và hình thức mà thôi, chúng đều cùng thơm ngon tuyệt diệu giống nhau đối với mọi người”.

Hãy thử tưởng tượng mỗi tôn giáo là một căn nhà.

Trong mỗi căn nhà có một đấng thiêng liêng là chủ tể của căn nhà đó. Trong căn nhà Thiên Chúa Giáo, Chúa Trời tuyên bố “Ta là Chủ Tể của Tất Cả” và mọi người trong nhà đều răm rắp tin theo. Trong căn nhà Hồi Giáo có Alah, trong căn nhà Ấn Độ Giáo có Phạm Thiên, v.v. và mỗi đấng thần linh tối cao nầy đều tuyên bố rằng họ là chủ tể của vũ trụ.
Nếu bây giờ mọi người cùng bước ra khỏi căn nhà của mình để đứng chung trong một sân rộng.

Chúng ta sẽ thấy gì?

Chúng ta sẽ thấy hàng ngàn các “đấng tối cao” xưa nay kể cả Chúa Trời, Jehovah, Alah, Phạm Thiên, Zeus, Phật A Di Đà, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Cao Đài Tiên Ông, v.v. lẫn cả những thần linh đã từng vang bóng một thời trong các tôn giáo cổ của La Mã, Hy Lạp, Ai Cập, Mễ Tây Cơ, v.v. đứng chen chúc nhau tuyên bố rằng “Ta là Chủ Tể của Tất Cả”.

Cảnh tượng đó có thể làm vài tín đồ suy định lại về giá trị thật sự của “đấng tối cao” của họ.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 07:01 AM