IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

2 Trang V   1 2 >  
Reply to this topicStart new topic
> Cuộc đời của ngài Achaan Mun, Thầy của ngài Achaan Chah
Diệu Minh
bài Dec 1 2011, 04:48 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



LỜI TÁC GIẢ
Tiểu Sử của đại đức Mahn Bhūridatta mà các bạn sắp đọc là kết quả của một công
trình nghiên cứu lâu dài. Tôi đã tham khảo, đi gặp các vị đại đức đệ tử của ngài. Những
người đã từng sống chung với ngài.
Tôi đã góp nhặt, ghi lại và soạn ra thiên tiểu sử nầy. Tôi hoàn toàn không vừa ý khi
soạn bản tiểu sử nầy, vì thật là rẩt khó để cho các Sư , các vị đã từng sống tiếp xúc với
ngài diễn tả được hểt những kinh nghiệm sổng trong cuộc đời tu tập của ngài mà ngài đã
nói 1ại cho các vị đó nghe. Nhưng nếu tôi chờ có đầy đủ tẩt cả những chi tiết mà các vị đó
nhớ lại, thì không những e rằng thời gian sẻ làm chúng phai nhòa và mất đi, mà hi vọng
ghi chép lại tiểu Sử vể ngài cũng không thành tựu được.
Rẩt là khó, khi tôi phải cho hoàn thành một công việc mà mình chưa vừa ý, nhưng
hi vọng của tôi là tập tiểu sử nầy giúp ích được phần nào các đọc giả quan tâm đến Phật
giáo
Tôi cố gắng mô tả tất cả những hoạt động của ngài theo thứ tự thời gian, và theo lối
hành văn thuật lại đời sống của các vị Thánh Tăng như' đã được ghi trong các kinh
điển, đồng thời cố ghi lại những bài pháp mà ngài đã giảng cho các đệ tử, mục đích là cho
các thế hệ sau thấy tấm gương đạo hạnh của một bậc chân tu, người đã theo con đường
chỉ dạy của đức Phật. Và cho thấy khả năng chứng đạo có thể đạt được như mô tả trong
các kinh điển, nếu như có một sự gia sức, một sự nổ lực thành thật trong việc tu hành.
Xin các đọc giả tha lổi cho tôi nếu như cách trình bày không có gì thích hợp.
Tôi không như ý về tác phẩm nầy, nhưng vẩn xuất bản vì hi vọng các đọc giả Phật
giáo có thể tìm thấy một sự lợi lạc trong việc đọc lại cuộc đời của ngài, đại đức Mahn Bhūridatta.


Tỳ Khưu Mahā Bowa Ñāṇasampanno
Oct, 1971







NHÀ XUẤT BẢN GIỚI THIỆU

Chúng tôi hân hạnh được trình bày, nơi phụ tnương đặc biệt của tập san nầy, thiên
tiểu sử của cố đại đức thiền Sư Phra Ācham Mahn Bhūridatta, bình sanh là vị thiền Sư
nổi danh nhầt trong nước Thái, do một số các đệ tử đồng thời với ngài biên soạn. Tác giả
là đại đức thiền sư Phra Ācham Boowa Ñāṇasampanno, tịnh cư trong rừng chùa Bahn
Tard, thuộc tỉnh Udon , cách xa kinh đô Vọng Các (Thái Lan) lối 600 Km về phía đông
bắc.
Hiện nay có nhiều vị thiền sư trước đã tững là đệ tử của ngài, như đại đức thiền Sư
Phra Ācham Chah đã được nêu tên trong bản của ông Douglax M. Bums nhan đề : chương
trình và dự án thành lập Tăng già Mỹ . Đăng nơi trang 56 của tập san nầy, mặc dầu cố đại
đức thuộc về phái tiểu thừa cải cách, do đức vua Monkut lừng danh trên thế giới lập nên,
nhưng ngài có rất đông đệ tử thuộc cả hai phái, và đại đức thiền sư Phra Ācham Chah có
lẻ là vị đệ tử ưu tú trong phái đại thừa vậy. Quí bạn đọc thiên tiểu sử nầy, chắc thế nào
cũng quay lại bản kêu gọi kể trên của ông.
Như đã nêu trên trong số tân niên của chúng tôi, quyễn sách bằng chử Thái là một
đầu đề tranh luận, vừa bị đã đảo, vừa được hoan hô, giữa nhóm trí thức và nhóm bình dân,
giữa phái thượng lưu và phái hạ lưu, giữa hàng vương giả và hạng bần cùng và giữa chư
Tăng và các thiện tín. Như thế, không phải là vô cớ, bởi vì quyễn sách là một khuyến
khích lớn cho hàng Phật tử hành thiền thấy rằng : Ngày nay, đạo quả cũng vẩn còn giác
ngộ được, nhưng nó đòi hỏi những nổ lực thích ứng chân thành và mảnh liệt của những
bực tu hành già giặn và chính chắn.
Đối với những người chỉ thích lăn lóc trong vũng lẫy tuyệt vọng, một bản tuyên
ngôn như thế làm cho họ đau khổ vô cũng, và họ ném đá đả đão đại đức tác giả, lại còn
mẵng đại đức là kẻ khủng bố, là kẻ phá hoại Phật giáo nữa. Nhưng có vài người lắng tai
nghe bản thông điệp của đại đức, tin tưởng rằng nếu tự họ chưa già giặn đủ để giác ngộ
đạo quả ngay trong kiếp nầy, thì cũng có thể có những người khác đã đến trình độ đó.
Những người nầy sẳn lòng chịu lầm lạc, nếu quả thật họ lầm lạc, chỉ vì tin quá lố – như thế còn tốt hơn phạm nhằm đại tội Ariyūpavāda là mạ lỵ , hay hủy báng một vị thánh
thanh văn. Họ đặt tất cả niềm tin của họ trên cái sự kiện hiển nhiên là trong số những kẻ
chỉ trích Ngài (Phra Ācham Mahn Bhūridatta) Không ai có tài năng bằng ngài, hoặc bằng
phân nửa Ngài, trong việc thực hiện một đời sống phạm hạnh, thanh cao, giản dị và thanh
khiết. Ký thác đức tin của ta nơi một người sống một đời chơn chánh thánh thiện, thay vì
đặt ở nơi những người chỉ hứa giúp đở ngoài môi và còn thụ hưởng đủ thứ khoái cảm nhục
lạc, há chẳng đáng khuyên hơn, được lợi ích hơn, và cũng đúng với Phật pháp hơn sao?
Chúng ta tôn thờ và tin tưởng ngài, là người không bao giờ khao khát đệ tử, hoặc tìm cầu danh vọng, và làm gương cho bất luận pháp nào của ngài thuyết, há chẵng tốt đẹp nhiều hơn sao ?
Chúng tôi tin rằng tác phẩm sau đây sẻ được đón tiếp nồng hậu và sẻ bị chỉ trích
kịch liệt, bởi quần chúng độc giả đọc chử anh, không kém nồng hậu và kịch liệt hơn khi
còn nguyên văn chử Thái. Và chúng tôi kính cẩn Xin cầu chúc : Mong Sao cho những
người hằng miệt thị ngài (đại đức , hay cố đại đức ) cũng như những người hằng tôn kính
ngài đều có khả năng làm được như ngài, hoặc bằng phân nửa ngài, trong việc thực hiện
một đời sống phạm hạnh thanh cao và tinh khiết.
Thiên tiểu sử vạch rõ phương pháp tu hành và nếp sống linh động trình bày nơi
đây, chính là của cố Đại đức thiền sư Phra Ācham Mahn Bhūridatta, cung cấp bởi các đệ
tử đồng thời với cố đại đức, đả từng tu tập dưới sự hướng dẫn của ngài, trong những thời
kỳ khác nhau. Do đó sự chính xác của họ có thể tìn cậy được lắm, dẫu rằng theo lẽ đương
nhiên, chúng ta không thể biết chắc là mổi vị đệ tử của ngài có nhớ được từng lời giáo
huấn của ngài, và từng địa điểm, từng việc biến chuyễn trong đời ngài hay là không?
Nhưng nói đi rồi, còn nói lại, chúng ta không thể chờ đợi cho tới lúc sẻ thành tựu hoàn toàn mỹ mản, chúng ta càng trì hoãn , thì chắc là những chi tiết hay ho, hửu lý càng phai mờ trong ký ức của những đệ tử của ngàì. Và những thế hệ mai sau ắt là thiếu một tấm gương giá trị mà họ có thể soi chung. Vì xét thấy sự kiện nầy mà chúng tôi trình bày.
Thiên tiểu sử sau đây, hi vọng rằng thà còn ít còn hơn không có gì hết. Phương pháp trình bày nơi đây, noi theo gương các bậc soạn giả tiền bối đã ghi chép tiểu sử của các vị thánh Thanh Văn, trong nhiều bản kinh, với hi vọng lưu truyền những gương mẩu cho đoàn hậu tấn. Trong trường hợp, có điều gì bất nhả mà chính cố đại đức thiền sư đã tự thuật, thì soạn giả xin cáo lổi với quí độc giả, nơi đây. tác phẩm nầy được soạn ra với mục đích phụng sự những ai lưu tâm tới khía cạnh Phật gíáo.
Đại đức thiền sư Phra Ācham Mahn Bhūridatta, lúc bình sanh là vị thiền Sư danh
tiếng nhứt, được tất cả các đệ tử thân cận thật sự tôn kính. Qua các thời thuyết pháp nói
đạo và những lời chỉ dạy về Pháp cao siêu của ngài, nhóm đệ tử thân tín tự nhiên thấy rõ
là ngài hẳn đã chứng đắc quả vị nào rồi mới gây được cái ấn tượng sâu đậm trong tâm họ
ngay từ ban đầu, và về sau luôn luôn dùng để trắc nhiệm sự kiện nầy. Đệ tử của ngài gồm
đủ cả cư sĩ và Tỳ Khưu, có lẽ khắp trong nước Thái và luôn cả trong nước Lào, láng
giềng.
Lịch sử đời sống ngài thật là kỳ diệu, cả trong hai thời : khi còn là cư sĩ và lúc đả tu
Tỳ Khưa, từ ngày đầu cho tới ngày cuối. Nó không có chút tỳ vết bợn nhơ, nên dẩu cho
ngọc kim cương hoặc thứ trân bảo khác cũng không bì kịp sự hy hữa và tinh khiết của nó.


Tháng 6 âm lịch, 1974
(Sư Pháp Minh)







ĐÔI LỜI GIỚI THIỆU

Tôi có duyên khi đọc được một phần bản thảo tiểu sử của ngài đại đức Mahn
Bhūridatta được viết tay trên cuốn vở học trò 100 trang của Cố Tỳ Khưu Pháp Minh.
Thiền Sư Pháp Minh là một vị Tỳ Khưu được nhiều người biết tới trong Phật Giáo Nam Tông ở VN, vì là bậc chân tu khả kính.
Thiển Sư Pháp Minh sanh năm 15-3-1918 tại làng phước Hải Huyện Long đất, Tỉnh
Bà rịa , Vũng Tàu. Thế danh là Nguyễn Văn Long con của cụ Nguyễn Văn Tài và bà
Phạm Thị Minh.
Xuất gia làm Sa Di vào năm 1965 tại chùa Phổ Minh, Gò Vấp, Gia Định vào ngày
7 thắng 2. Sau đó ngày 6-1-1968, ngài thọ đại giới Tỳ Khưu tại chùa Pháp Bảo ở Mỹ Tho.
Thầy Tế độ là Hòa Thượng Giới Nghiêm.
Năm 1968, ngài rời chùa Bửu Quang ở Gò Dưa, đến núi nhỏ ở Vũng Tàu tìm nơi
độc cư thiền định. Năm 1969 ngài trở lại về Tổ đình Bửu Quang để tiếp tục sự nghiệp tu
hành. Tháng 12 năm 1974, ngài theo lời thỉnh cầu của ban trị Sự Thích Ca Phật đài ở Vũng
Tàu tới đó để hoằng pháp. Năm 1975-76 ngài du hành xuống Tô Châu, Hà Tiên , Rạch
Giá.
Năm 1977 - 80, ngài trở lại Tổ Đình Bửu Quang để tu. Sau đó đến lúc mất ngài
sống hạnh độc cư, trì bình khất thực tại cốc Bình Thủy, gò Dưa , Thủ Đức. Và ngài an
nhiên thị tịch khi ngồi thiền định vào lúc 9 giờ ngày thứ tư, 27 tháng 1 năm 1993 (tức
mùng 5 tháng giêng, năm Quí Dậu)
Từ khi xuẩt gia ngài luôn thực hành pháp hạnh đầu đà khẩt thực, và nguyện không
nằm. Ngài giử hạnh tri túc, thường ít nhận tứ sự cúng dường của chư Tăng và Phật tử.
Ngài thông suốt nhiều ngoại ngữ như tiếng Pháp, Anh, Thái, Khơmer, Pali.
Ngài Soạn dịch nhiều kinh điển : như bộ chủ giải kinh Pháp cú, Sưu tập kệ Pali.
Trước tác nhiểu tác phẩm: Sổ tức quán thực tập, Lâm tuyển pháp, Cổng vào Niểt Bàn,
Chiển Sĩ thượng thặng, Ba cách làm phước, Việc tập tâm, Tứ oai nghi, Hạnh nguyện bồ
tát, Siêu pháp tiểt chế tình dục, Tùy bút pháp hành, Thiền luận, Kệ kinh Tam Bảo Pali, . .
Bản thảo tôi có được của cố thiền sư Pháp Minh do một người bạn đưa thì chỉ có
một phần, vì đây là quà tặng của cố thiền sư Pháp Minh cho thân sinh của vị đó – theo lời
vị đó nói. Nhân duyên đưa đẩy, nên tôi xin lược dịch tiếp từ bản tiếngAnh, để hoàn thành.
Tôi nghĩ cố đại đức thiền sư Pháp Minh khi dịch, thì ngài cũng là muốn cho đọc giả
thưởng thức một tác phẩm hay của Phật giáo.
Tôi hoàn thành tiếp việc lược dịch, những sai sót chắc là có là vì khả năng hạn hẹp
của tôi trong ngôn ngữ , xin người đọc tha thứ. Tôi cũng thành tâm xin sám hối nểu có
điều gì không phải thì do vô rninh không biết mà gây, chớ không chủ ý.
Nguyện xin Phật Pháp được trường tồn. Chúng Sinh an Iạc


Rocky Mountain
Thạch Sơn
2004


NHỮNG NĂM ĐẦU

Thầy Đại đức (Phra Acharn 1 ) Mahn Bhūridatta, sanh vào trong một gia đình Phật giáo vào thứ năm ngày 20 tháng 1 năm mùi, Phật lịch 2413 (năm 1870), tại làng Ban Khambong, quận KhongJiam thuộc tỉnh Ubon Ratchathani. Cha ngài là ông Khamduang, và mẹ ngài là bà Jun (Dung) họ Kaenkaew. Là anh cả trong 8 người con trong gia đình, tuy nhiên khi ngài khuất bóng thì chỉ có 2 người em còn sống mà thôi. Ngài là con đầu lòng, nhỏ thó , nước da trắng hồng. Ngài nhanh nhẹn và tráng kiện lại vừa thông minh, ngay từ thuở nhỏ. Đến năm 15 tuổi, ngài xuất gia tu Sa di , ở chùa làng Khambong. Nhờ ngài hâm mộ việc học hỏi Dhamma (pháp), cho nên không bao lâu ngài thuộc lầu những bài kinh của thầy ngài dạy. Tánh tình và hạnh kiểm của ngài củng đáng tín nhiệm, không bao giờ gây rắc rối cho bạn bè và bậc trưởng thượng.
Nhưng, hai năm sau khi xuất gia tu sa di, ngài phải hoàn tục, để đáp lại lời thỉnh cầu của cha ngài đang cần đến ngài phụ giúp trong gia đình. Nhưng nếp sống thanh bạch đã có ảnh hưởng xâu xa trong tâm hồn ngài. Ngài không bao giờ quên nó được. Cho nên ngài lập chí nguyện sớm muộn gì ngài cũng sẻ trở lại đường tu. Đây rất có thể là mảnh lực của một đức tin bất thối chuyển, hoặc Saddhā (chánh tín) đã được gắn chặt vào tâm tánh ngài.
Về sau, khi ngài 22 tuổi, tiếng gọi của đời tu phạm hạnh có vẻ thúc giục thiết tha. Ngài bèn cáo biệt song thân. Hai ông bà cũng sẳn lòng chấp thuận và sốt sắng lo liệu việc ngài xuất gia tu lên Tỳ Khưu. Hai ông bà thỏa thích chuẩn bị nhu dụng của Tỳ Khưu cho ngài, rối đưa ngài đi xuất gia tại chùa Liap trong thành phố của tỉnh Ubon Ratchathani. Có đại đức Phra Ariyakawi là thầy tế độ (Upajjhāya), đại đức Pha Khru Sitha là thầy Kiết ma ( Kammavācariya), và đại đức Phra Khru Prajuk Ubonkhun là thầy chỉ dẩn (anusāsanācariya) vào ngày 12 tháng 6 dương lịch (năm 2436 Phật lịch). Sau lể xuất gia, ngài có pháp danh là Tỳ khưu Bhūridatta 2. Xuất gia rồi ngài chăm lo học thiền Minh sát ( Vipassanā) với đại đức Sao 3 tại chùa Liap.


ĐIỀM MỘNG TIÊN TRI

Lúc mới khởi sự hành thiền minh sát với Thầy đại đức Sao, ngài Bhūridatta đã chọn pháp môn niệm Phật làm đề mục thiền quán mà ngài thích nhất. Ban đầu, không đem đến cho ngài sự tịnh lạc, an vui theo ý nguyện khiến cho lắm lúc ngài hoài nghi giá trị của nó. Nhưng ngài bền chí gia công niệm mãi, và cuối cùng, ngài đã đạt được một độ nhất tâm và hưởng được sự an vui tịnh lạc quá sức hy vọng của ngài.
Thế rồi, một đêm nọ, ngài nằm chiêm bao: Ngài mơ thấy mình đi ra khỏi cổng làng, băng ngang một khu rừng rậm, có nhiều chổ cây cối mọc chi chít, chằng chịt, không chừa một lối đi. Nhưng ngài ráng sức vượt qua tất cả chướng ngại và sau cùng thoát ra khỏi khu rừng, để thấy một cánh đồng không mông quạnh, thẳng tắp tới tận chân trời, ngài lại tiếp tục cuộc hành trình với những nổ lực không ngừng.


1. Phra Acharn : Thầy đại đức ; tiếng Thái, dùng để tôn kính gọi Tăng
2. Bhūridatta : (có nghĩa là nhiều trí tuệ) là tên của vị Bồ tát, tiền thân của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thực hành hạnh Ba la mật. Vì bồ tát muốn thoát kiếp làm rồng nên lên nhân gian thực hành tu bát quan trai giới, và tu thập thiện giới. Và Ngài đã phát nguyện rằng: "Kẻ nào mong được da, thịt, máu và xương trong thân thể ta, thì tùy sở thích". Do đó, tuy bị thầy rắn làm khổ sở đau đớn, nhưng thay vì dùng oai lực thần thông của mình để bảo vệ mình Ngài lại chấp nhận mọi sự khổ đau để giử lời nguyện, và thực hành được xâu xa pháp nhẩn nhục Ba la mật (Khanti pāramī).
3. Thầy Đại đức Sao Kantasīlo (1859-1942) : là người sanh ở tỉnh Ubon Ratchathani. Là vị thầy hướng dẩn giới thiệu ngài pháp tu thiền đề mục hay thiền nghiệp xứ (kamma-ţţhāna):
Dọc đường, ngài gặp một cây đại thọ nằm chắn ngang lối đi. Cây nầy thổ ngử Thái gọi là Jāt 4 (hay cây Sanh). Thân cây rất to lớn, bị hạ đã nhiều năm qua, hiện còn nằm lún dưới đất một phần, vỏ và ruột đã mục nát hiện rõ nên ngoài. Ngài bèn trèo lên đi trên thân cây mục ấy, và quán sát thấy rỏ là nó đã hết phương mọc lại được nữa rồi. Khi ấy, ngài biết rằng sự sanh của ngài trong vòng tử sanh sẻ phải chấm dứt. Thân cây Jāti (sanh) ngã nằm đây ngài xem như những kiếp sanh của ngài trong vòng luân hồi. Thân cây đã hết phương mọc được tượng trưng cho sự sanh của ngài lần này sè là lần cuối, nếu ngài kiên tâm nổ lực không ngừng. Còn cánh đồng bao la, rộng khắp bốn phương trời, tượng trưng cho cái vòng tử sanh bất tận.
Ngài còn đang đứng trầm ngâm quán sát những nghĩa lý nầy thì bổng hiện ra một con ngựa kim màu trắng to lớn đi về phía ngài và đứng bên thân cây sanh. Tự nhiên ngài mong muốn cỡi nó. thế là ngài lên ngựa, và nó tức khắc phi nước đại chạy đi. Ngài không có ý quyết định đi đâu hoặc làm gì cả, chỉ biết là mình đã đi được một quãng đường rất xa, trong cánh đồng mênh mông vô cùng tận. Trên đường, ngài nhìn thấy một cái tủ lộng lẩy chạm bạc công phu trong có chứa một bộ Tam tạng kinh. Dường như chiều theo ý ngài, con ngựa đưa ngài đến trước tủ đựng Kinh. Ngài xuống ngựa với mục đích là mở cửa tủ Kinh, thì lập tức con ngựa biến mất. khi ngài bước tới thì lại thấy chổ đang đứng là bìa một khu rừng rậm hoang vu, mịt mù khói tỏa, đầy gai góc, lùm bụi xoắn chặt nhau không thấy lối đi. Khi ấy ngài định mở cửa tủ Kinh để xem thì ngài thức dậy.
Điềm tâm ảnh (Nimitta) nầy khiến cho ngài tin chắc rằng ngài sẻ có thể đạt đạo, chứng quả trong hiện kiếp, nếu như ngài không bỏ dở dang những nổ lực của ngài. Từ đó trở đi ngài càng tinh chuyên trì niệm danh hiệu Phật trong mọi lúc.
Đồng thời ngài nghiêm trì những hạnh đầu đà mà ngài chấp thọ từ lúc thọ Tỳ Khưu, nghiêm chỉnh thực hành cho đến lúc mất.
Đó là những hạnh :1.Mặc y phấn tảo, từ chối những y dâng đến tận tay _ 2. Đi bát hằng ngày không sót, trừ những ngày phát nguyện nhịn ăn _ 3. Không thọ vật thực đem đến sau _4. Chỉ thọ vật thực để trong bát khi ngài đi trì bình _5.Mổi ngày chỉ ăn một bửa, và độ trong bát _6. Chỉ mặc Tam y – ngài có dùng khăn mặt (dùng để lau thân mà đó là điều cần thiết trong thời đại nầy _7. Ngụ trong rừng, có nghĩa sống và ngủ trong rừng hay nơi hoang dã trong hang núi, hoặc dưới hòn đá cheo leo (trừ ra khi có người thỉnh ngài vào tỉnh thành trong một thời gian ngắn).
Ngoài ra đôi lúc khi ngài có thể ngài cũng thọ thêm những hạnh khác trong 13 hạnh đầu đà. Tuy nhiên trong suốt cuộc đời ngài đã nghiêm trì 7 hạnh đầu đà trên và đó trở thành nhân cách sinh hoạt thường ngày, và khó có thể tìm được người như vậy.
Ngài luôn lôn kiên trì và quả quyết không bao giờ đổi ý trong bất cứ việc gì mà ngài đã quan tâm nghĩ tới, dầu là pháp hành bên ngoài (hạnh đầu đà , v. v..) hoặc hoạt động nội tâm (Minh sát).
Đời sống của ngài là sự hoàn toàn dùng cho mục đích giải thoát, với những nổ lực xả ly liên tục trong việc tiêu trừ phiền não bên trong. Có rất ít dịp may cho tánh cống cao ngã mạn lẻn được vào tâm trí ngài, mặc dầu thật tế , lúc bấy giờ ngài vẩn còn là hạng phàm phu như bao nhiêu người khác. Nhưng , ngài khác hẳn họ ở chổ : thay vì để tâm bay nhảy tự do, bị phiền não sai sử thì ngài thường trực ở trong tỉnh thức, phòng ngừa các thứ phiền não, và luôn khởi chiến và tấn công nó một cách can đảm. Điều nầy, về sau , ngài có thuật lại chúng tôi mới biết.
Sau đó khi tâm ngài đã được thiết lập vững vàng, tiện dụng cho việc suy tư quán xét, ngài mới hồi tưởng đến điềm chiêm bao khi trước và dần dần hiểu rõ : nếp sống của một gia chủ, là nơi tụ tập của tất cả mọi thứ khổ, giống như khu rừng già là nơi chứa chấp mọi thứ tai nạn. Trái lại , nếp sống phạm hạnh tu theo pháp Phật , chuyễn hóa tâm thức khỏi thế giới độc hại hiểm nguy tới một khoảng không bao la là cảnh giới của sự an lạc, thoát khỏi những sợ hải, đau khổ .


4. Tương tự trong tiếng Pali là Jati nghĩa là sanh, (gồm luôn sự chết )
Còn con bạch mã cao lớn ngài cỡi chính là đường lối tu theo pháp Phật, là đường đạo giải thoát, nhờ nó mà đưa ngài đến nơi tự tại. Và khi gặp tủ bạc chạm trổ công phu, chứa Tam tạng kinh mà chỉ có thể nhìn, vì lẽ ngài còn bất toàn, nên chưa đủ khả năng học hiểu trọn cả bộ Tam Tạng, do đó ngài không thông suốt về mặt văn hóa của Phật giáo, như vậy ngài không trọn vẹn đạt tuệ thuộc về bốn loại đó là : 4 vô ngại biện tài 5 , cần thiết cho một vị pháp sư biện tài vô ngại, thông suốt nghĩa lý và phương pháp giáo hóa, có trí tuệ cao sâu như trời biển, khả dĩ làm thầy của tất cả chúng sanh trong tam giới 6. Theo lời ngài, thì ngài chưa đầy đủ pháp ba la mật để đạt được mục đích nầy, và đó là lý do khiến cho ngài chỉ được nhìn bên ngoài tủ kinh Tam tạng chứ không mở đọc thông suốt toàn bộ giáo lý bên trong. Ngài tiếp lời rằng : ”Khả năng dạy dỗ người khác của ngài chỉ có thể xem như là sơ đẳng hoặc nhập môn để chuyển tiếp tới những pháp tu cao hơn “. Về sự kiện nầy dầu cho nó hiển nhiên chăng nữa, thì đối với các đệ tử thân tín đã được học hỏi, và tu hành dưới sự hướng dẩn của ngài, thì có một việc rõ ràng là mổi đề tài giảng đạo, thuyết pháp của ngài đều phi thường và cảm kích làm sao, thật không thể dùng lời nào mà tả cho xiết ! Ở thời đại mới, người ta biết tìm đâu ra một lối giảng dạy Dhamma ăn sâu vào tâm thức mà không bao giờ quên được ?
LINH ẢNH TRONG THIỀN ĐỊNH

Trong thời gian ngài đang tham thiền, với đề mục niệm Phật (Buddho) ở tại chùa Liap. có một hôm tâm ngài lắng dịu và một linh ảnh hiện ra : trước mặt ngài, một tử thi thúi rục, sình chương, bị những con thú ăn dơ như là kên kên, quạ và chó tranh nhau sâu xé . .. và không bao lâu, tử thi ấy bị rứt ra từng mảnh, rải đi khắp cả mặt đất chung quanh, thấy vậy ngài xúc động mảnh liệt, vừa nhờm gớm, vừa mõi mệt. Sau khi tâm ngài rút ra khỏi từng thiền, ngài kềm giử cái linh ảnh trong tuệ nhản của ngài làm đề mục chánh trong mọi lúc cả ngày lẩn đêm, trong bốn oai nghi : đi, đứng, nằm, ngồi . Ngài tiếp tục quán tưởng cho đến một ngày kia, hình ảnh tử thi đó biến thành ra một cái đĩa tròn trong suốt lơ lững trước mặt, quán cái đĩa nầy lâu thì thấy hiện ra đủ thứ cảnh vật khác nhau, những hình ảnh không ngớt thay đổi liền liền, chắc là kết quả của tánh hiếu kỳ của ngài đang khao khát muốn coi thử cái gì sẻ tiếp theo. Có lúc, hình như ngài đang trèo lên những hòn núi cao, kế đó ngài lại thấy mình cầm một thanh kiếm và mang một đôi hia, rồi đi bách bộ trên núi, một lúc khác, trước mặt ngài bổng hiện ra một bức tường cao lớn có một cánh cửa, ngài mở cửa ra nhìn thấy một vài vị Tỳ Khưu đang tham thiền phía bên trong.
Kế đó, phong cảnh mở rộng ra cho thấy những sườn núi cheo leo và hang đá gần đâu đó, trong vài cái hang lại có đạo sĩ ẩn cư. Lại một lúc khác nữa, ngài thấy món đồ giống như cái nôi hoặc cái thúng từ sườn núi thòng xuống.


5. Catu Paţisambhidā : Bốn tuệ vô ngại biện tài: 1. Biện tài về nghĩa ( attha-Paţisambhidā) trí về nghĩa: là biện tài giảng dạy minh bạch một giáo lý vắn tắt, có khả năng dự đoán tiên tri những hậu quả, quán thấy chuyện vị lai. Ngài Ca Chiên Diên (Katyayāna) là vị đệ nhất về nghĩa đế. 2. Biện tài về pháp (Dhamma-Patisambhida) trí biết về pháp: là khả năng ngược lại biện tài về nghĩa, có khả năng tóm gọm những chi tiết phức tạp, và mô tả dài dòng, để cho dễ nhắc sơ qua và ghi nhớ, quán thấy chuyện quá khứ. 3.Biện tài về ngôn từ (Nirutti- Paţisambhidā) trí biết về tất cả ngôn ngử , văn tự để trình bày pháp và nghĩa 4. Biện tài về trí (Paṭibhāna- Paţisambhidā) trí biết về các loại trí hoặc biện thuyết vô ngại: là thông suốt cách trình bày và giảng thuyết cho thích ứng với mọi trường hợp.biết áp dụng các phương tiện thiện xảo cho từng trường hợp. có khả năng giải quyết ổn thỏa một tình trạng khủng hoảng hay biến cố bất ngờ.
6. Tam giới : Là ba cõi sinh tữ : 1. Dục (có nam nữ dâm dục), 2. Sắc (không có nam nữ , tâm của chúng sanh nhập định hữu sắc, nghĩa là đề mục thiển định là vật hữu hình) và 3. Vô Sắc giới (không có sắc thân chỉ có thần thức, tâm của những chúng sanh đã nhập định vô sắc : nghĩa là đề mục không phải là vật hữu hình).
Ngài thấy mình bước vào trong cái thúng ấy và được nhấc lên khỏi vực thẳm để thấy một chiếc thuyền to trên đó, trong thuyền có cái bàn vuông. Khi ấy, hòn núi bật sáng lên vì có ánh sáng phía sau nó. Và sao đó ngài lại thấy mình độ cơm trên đỉnh núi đó nữa. Đó là cách phong cảnh đổi thay biến hiện liền liền trước mặt ngài, như phim chớp bóng, chứ không dẩn ngài tới đâu cả.
Ròng rả ba tháng trường, cứ hể ngồi thiền nhập định là ngài toàn thấy những cảnh tượng không đâu ra đâu, biến hiện không ngừng, không biết đến bao giờ mới dứt. Còn kết quả nội tâm thì chẳng có chi đích đáng cả. Sau những thời tọa thiền kiểu đó, thì tâm ngài trở nên xúc động mạnh đối với hình ảnh và âm thanh bên ngoài. Khiến cho ngài khi vui, khi buồn khi thì thích điều nầy, khi thì ghét điều kia. Hiển nhiên là ngài không thể giử được tâm bình đẳng, điềm tĩnh bằng cách ấy.
Bấy giờ ngài tĩnh ngộ, tin chắc rằng đó không phải là chánh đạo đưa đến giải thoát. Nếu nó đúng thì tại sao không thể kiên định giử được trạng thái an nhiên, tự tại của tâm. Ngược lại tâm ngài lại bị phân tán, dao động trước những sắc bên ngoài mà tâm tiếp xúc – cũng giống như người bình thường không có tu tập gì cả . Rồi ngài kết luật rằng : “chắc chắn là việc săn đuổi, hoặc sự chú tâm hướng theo cảnh bên ngoài, là nghịch với nguyên tắc hành thiền, đoạt mất sự an lạc bên trong do hành thiền mang lại”.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Dec 1 2011, 04:53 PM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



NGỘ ĐẠO

Do đó, ngài trở ngược sự chú ý của ngài, mà mang tâm phản chiếu vào chính bên trong thân thể của ngài. Và từ đó trở đi, ngài quán thân mình, đưa tâm xuyên qua khắp châu thân, vào thấu mọi từng, mọi bề, chiều đứng, chiều ngang, bên trên, bên dưới, bên hông, luôn luôn được đặt dưới con mắt tuệ quán sát tỉ mỉ, kỹ càng của chánh niệm. Lần đầu, ngài thích quán trong khi đi kinh hành, đôi khi để thân nghỉ trước việc làm gắng sức nầy, ngài ngồi định, thay vì để tâm tự động quay về thói quen bình thản vửng chải, thì buộc tâm quán thân mình, Cái tâm không có đường chọn lựa nào khác là phải minh sát các bộ phận trong thân. Khi đến lúc phải đi nằm, ngài lại tiếp tục quán cho đến khi ngài thiếp ngủ.
Ngài thiền quán như thế trong nhiều ngày, cho đến khi ngài cảm thấy mình sẳn sàng ngồi nhập định để đạt được trạng thái an lạc bình thản với phương pháp mới nầy. Ngài dùng xác thân làm chủ đề minh sát, nhưng đồng thời hướng tâm vào trong một điểm, Lúc bấy giờ, nhờ tâm đã được huấn luyện và điều ngự đúng đắn trong nhiều ngày rồi, mà chưa được hưởng sự nghỉ ngơi mà nó mong mỏi, cho nên sự “ hồi hưu ” mong đợi nầy thực hiện được một cách mau lẹ và dễ dàng. Và trí phát sanh lên rằng :" Đây là chánh đạo, là pháp tu đúng đắn, chắc chắn không còn nghi ngờ gì cả ". Lần nầy, khi tâm quy hướng, thân và tâm được thấy bị tách rời, và phân tán ra làm hai, sự nhất tâm được thiết lập ngay từ lúc mới vào định. Nó không lang thang, như trước đó nữa.
Và từ đó, ngài đều đặn thực hành quán thân cho đến lúc ngài có thể đạt được trạng thái an lạc được bất cứ lúc nào ngài muốn. Với sự tinh tấn, ngài tu tập lảm cho sung mản, cho dến khi tâm ngài an trú vững chắc trong định.
Đây là khúc quanh trọng yếu nhất trong đời tu quả cảm của ngài. Trước đó, ngài đã phung phí thời gian ba tháng trong việc tò mò săn đuổi theo những linh ảnh. Đây là sự thiệt hại của người tu mà không gặp thầy là bực thiền sư có bản lảnh dìu dắt và kiểm soát. Ít , thì nó cũng làm chậm trễ ngày giờ một cách vô ích, nguy hơn nữa là nó có thể đưa người tầm đạo lìa xa chánh đạo và lôi kéo người đó vào những nẽo xấu và thấp kém.



TỆ TRẠNG CỦA NGƯỜI TU ĐƯƠNG THỜI

Ngài thường nhắc rằng : Vào thời ngài là du tăng đầu đà, thì pháp môn thiền đề mục (kamma-thana) ít ai để ý và còn cho nó là không phải thuộc về Phật giáo, không có trong đời sống tu sỉ Phật đà. Lúc bấy giờ, hình ảnh một vị sư đầu đà ở phía xa, cách một cánh đồng, cũng đã làm cho dân làng kinh sợ, nều gần làng thì họ hùa nhau chạy trở về làng, còn nếu gần rừng thì họ đâm đầu chạy trốn vào rừng hết cả. Trong chốt lát, vị Tỳ Khưu đầu đà bị bỏ lại trơ trọi một mình, do đó ở những miền xa lạ thì vị Tỳ khưu đầu đà không có dịp hỏi thăm đường đi tới làng xóm hoặc thị trấn gần đó.
Phụ nữ miền quê, thường phải mang con khi đi ra ngoài hái rau, hoặc đi ra suối bắt cá, khi gặp phải các nhà sư đầu đà thì họ la lớn : “ Thầy tu, thầy tu đến”, thế là họ vụt chạy, bỏ cả thúng rổ hay bất cứ gì họ đang mang, dầu có hư bể cũng mặc, rồi chạy đi núp, trong khi đó thì lũ trẻ con bị bỏ lại một mình, sau khi mẹ chúng la hét và bỏ chạy , thì chúng cũng khóc thét lên, và chạy theo, nhưng không bắc kịp người lớn chúng hoảng sợ chạy loanh quanh tìm mẹ, trong khi mẹ chúng núp gần đó nhìn thấy con mình chạy loạn, thì cũng không dám gọi chúng vì quá sợ. Một cảnh hoảng loạn buồn cười và thật là tội nghiệp. Gặp tình cảnh ấy, thì ông “Thầy tu” chỉ còn cách là chịu khó đi luôn, chớ ở lại tìm cách an ủi lũ trẻ thì càng gây rối thêm và gia tăng sự hoảng sợ của lủ nhỏ. Chỉ khi nào ông “thầy tu” đi khuất dạng rồi , thì mới hết sợ, lúc bấy giờ các bà mẹ mới trở lại dổ con, và khi thấy không mất đứa nào cả, họ hồi tưởng lại lúc đụng đầu với loại người ‘’dể sợ “ và rồi thỉnh thoảng họ lại bật cười về cách la hét và chạy trối chết của mình. Rồi thì công việc hái rau, bắt cá hằng ngày của họ lại tiếp tục.
Tình trạng đó thì rất thường xảy ra, trong thời buổi ban đầu vì họ chưa biết gì về du tăng đầu đà. Sự xuất hiện của các Tỳ Khưu nầy rất khác thường, và gây ra sự hoảng sợ cho người bình thường, nhất là phụ nữ và trẻ con. Lý do dễ hiểu là : hình tướng bên ngoài khác thường với những gì họ từng biết. Y phục và đồ dùng là mầu sẫm tối. Khiến cho những sắc tướng nầy có vẽ dể sợ hơn là đáng được ưa nhìn.
Màu Y vàng sậm được nhuộm bằng nước trích từ lõi cây mít là màu mà các du tăng đầu đà mặc, ngoài ra họ còn mang theo cây dù lớn hơn bình thường 7, còn vai kia thì đeo bát treo bằng quai vải. Trong trường hợp đi chung thành nhóm , thì các vị Tỳ khưu đầu đà mặc y vàng sẫm đi thành hàng một, đối với ai chưa quen thì lối diễn hành nầy, thì có vẽ rất kỳ lạ.
Tỳ Khưa đầu đà thường tạm trú ở khu rừng ven làng, để cho dân làng quen dần và cho họ có dịp để quen biết. Sau đó thì dân làng bắt đầu hỏi han, nghe pháp và lắng nghe lời khuyên của Tăng. Do đó cuộc sống dân làng được nhiều lợi lạc. Dần dần lòng tin vào Tam bảo gia tăng, và rồi lòng sợ sệt hình ảnh vị tăng đầu đà được thay thế bằng lòng kính mến cảm phục. Và về sau, hình ảnh vị tăng đi trên đường cũng khơi dậy lòng kính tin trong người dân.
Đi tới những vùng xa xôi hoang vắng, Tỳ Khưu đầu đà luôn cảm hóa người dân và mang lại lợi ích cho mọi người, không phải vì người làng này truyền tin cho làng kia mà do nếp sống điều phục, phạm hạnh gương mẩu mà cảm hóa được dân chúng. Chính đây là tác phong của ngài , tư cách điều phục thân tâm theo giáo Pháp mà ngài thuyết giảng .





7. Cây dù lớn hay còn gọi là lọng mà các sư đầu đa dùng, đặc biệt là tấm vải may viền chung quanh, khi mở dù thì tấm vải viền rủ xuống giống như cái mùng mà hành giả có thể ngồi dưới để thiền định hoặc nghỉ ngơi, dù không che hết nhưng củng che bớt mưa nắng, muổi mòng.
CHÁNH NIỆM THƯỜNG TRỰC

Vị Tăng đầu đà luôn tìm những nơi yên tĩnh đễ thực hành Phật pháp – môi trường tốt cho thân tâm. Chính vì vậy , sau khi mãn mùa an cư 3 tháng, mà ngài thường đi tới những miền xa xôi, sâu trong rừng núi, gần khu vực dân cư nhỏ để khuất thực, và miền ngài ưa đi du hành là miền đông bắc Thái Lan như vùng Nakhon, Phanom, Sakon Nakhon, Udon Thani, Nong Khai, Loei hay Lom Sak, và phía bên kia sông Mekong trong nước Lào, vùng Tha Khek, Vientian, Luang Prabang. Là một khu vực rừng rập, và núi cao thích hợp cho việc tu khổ hạnh.
Đối với ngài , những nổ lực xả ly là điều có ý nghĩa nhất. Và tập trung mọi tâm trí cho việc thiền quán. Bản tính tự nhiên, ngài không quan tâm đến việc xây dựng tịnh xá, hay giao thiệp bằng hửa mà thích sống một mình, dồn hết nổ lực cho mục đích chính là giải thoát đau khổ (dukkha). Nhiệt tâm và trung thật đó là cá tính của ngài : Không bao giờ lừa dối mình và người khác.
Sự tinh tấn, dũng cảm trong việc tu tập đã giúp cho ngài một sự tiến bộ vượt bực. Kể từ khi tìm thấy quán thân là một phép thích hợp sơ đẳng, cho ngài, cho việc thiền quán. sự tiến bộ của ngài càng vững vàng, mạnh mẻ.
Xác thân bị mổ sẻ, phân tích từng bộ phận một, từ thô đến tinh vi, xuyên qua tuệ nhãn, một cách liên tục, cho tới khi đạt tới kinh nghiệm dích xác mới thôi, và được làm liên tục và cuối cùng thì ngài có thể quán thân bất cứ lúc nào ngài muốn và phân tích thân thể từ thô cho tới các đại 8 vi tế tạo thành nó.
Cái tâm, nhờ có nổ lực không ngừng hậu thuẩn càng ngày càng thêm điềm tỉnh và an lạc. Theo lời ngài nói, mổi sát na của từng cử chỉ , ngài đều nổ lực dùng chánh niệm quán bất luận ngài đang ở đâu, dầu là đang đi trì bình khuất thực, quét dọn sàn cốc, rửa ống nhổ, may vá y hay là lúc duổi chân khi nghỉ. chánh niệm của ngài luôn luôn có mặt làm yếu tố theo dõi những cữ động, và oai nghi của xác thân. được xử dụng như là những công cụ để gặt hái một sự lơi ích to lớn từ đó.
Chỉ trong giờ ngủ, một chánh niệm như vậy mới vắng mặt. Nhưng ngài đã quyết định luôn rằng: hể khi ngài đã nhận biết mình đã thức rồi, thì ngài lập tức ngồi dậy, rửa mặt, và thực tập thiền quán. Nếu sau đó mà còn thấy buồn ngủ thì thay vì ngồi thiền thì ngài đi kinh hành, nếu vẩn chưa tỉnh ngủ thì ngài đi kinh hành mau để chế ngự con ma buồn ngủ. Khi thật sự tỉnh, thì ngài ngồi thiền cho tới sáng.
Buổi sáng khi tới giờ đi trì bình khất thực, ngài mặc y trong, khoát y ngoài và thêm y Tăng già lê . Với bát đựng trong quải treo trên vai, ngài khởi hành đi vào làng. Cẩn thận gìn giử chánh niệm trong từng cử chỉ hành động, không để tâm ý dao động trước ngoại cảnh trên đường. thành ra bận đi cũng như bận về đều là pháp hành thiền tinh tấn. Về đến chổ trú ngụ , ngài xắp xếp vật thực trong bát, và ngài chỉ dùng những vật thực được cúng dường trong bát. Chỉ về sau, khi quá già yếu, ngài mới cho phép mình nhận vật thực được mang tới cúng dường.


CÁCH THỌ THỰC

Sau khi dọn sẳn thức ăn trong bát, bằng cách trộn chung lại với nhau, ngài quán mục đích thật sự của thức ăn 9, đây là để ngăn ngừa lửa phiền não có thể lén lút nổi dậy đồng thời với sự đói khát tập trung của cơ thể. Sau phép quán tưởng phòng ngừa nầy, thay vì tâm bị vật thực chuyển hóa thì tâm quán vào tính bất tịnh của nó, ngài mới bắt đầu ăn với chánh niệm không cho sự tham muốn xuất hiện cho tới khi hết, đây là cách thọ thực đúng đắn của một vị Tỳ Khưu 10, Sau bửa ăn, bát được rửa sạch, rồi đem phơi khô trước khi đặt vào lại trong áo bát và đem cất ở chổ thích nghi.

8. Đại : đó là đất, nước, gió, và lữa

TAI HẠI VÌ KHÔNG GẶP CHƠN SƯ

Công việc diệt trừ phiền não là một công việc vô cùng khó khăn, tưởng đã trừ diệt được phiền não thì ngược lại phiền não lại thiêu đốt chúng ta. Gây nỗi khó khăn to lớn mà chúng ta phải từ bỏ, qui hàng để cho phiền não làm chủ nhân ông của tâm chúng ta. Thật buồn, khi chỉ có vài người trong thế giới có trí tuệ và dũng cảm để chiến đấu. Chỉ có Đức Phật Thích Ca của chúng ta mới hoàn toàn đoạn trừ phiền não. Và Đức Thế Tôn đã động lòng bi mẩn, thương xót chúng sanh đã chỉ, và hướng dẩn con đường đạo cao quí cho chúng sanh trong Tam Giới, những chúng sanh đang bị phiền não chế ngự , và thiêu đốt.
Noi theo chân đức Phật, từ đó mới có một số người phát khởi hùng tâm đại lực, chiến đấu một cách anh dũng và kiên nhẫn, và có đức tin bất thối, làm hậu thuẩn, số người nầy đã thành công trong cuộc chiến đấu vẽ vang đoạn trừ phiền não và đắc quả : Niết Bàn. Các bậc Thánh nầy , A La Hán (Arahant) là tấm gương sáng cho trời, người quy ngưỡng. Thầy đại đức Mân là một trong những người đã đi theo con đường chỉ dạy của đức Phật, đại đức thật sự có tín tâm bất bối chuyển và lòng quả cảm để đi trên con đường nầy, chứ không lý thuyết xuông. Thọ thực xong, ngài khởi sự đi kinh hành, trên con đường được dọn sạch sẻ dành cho việc kinh hành. Từ đây trận nội chiến trở nên sôi động, với những nổ lực tăng tiến thêm mãi, trong việc đoạn trừ phiền não, là những mối dây ràng buộc tất cả chúng sanh vào bánh xe tử sanh luân hồi. Ngài chiến đấu một cách dũng cảm, với lòng tin bất thối vào đức Phật, đã khiến cho phiền não không có cơ hội chê cười hay khinh thường ngài.
Sau khi kinh hành thì ngài ngồi thiền, trong khi thực hành thiền định (samādhi), pháp minh sát (vipassanā) cũng đồng thời phát triễn song song. Không pháp nào trọng hơn pháp nào. Và tâm ngài luôn an lạc.
Tuy nhiên sự tiến bộ chậm là điều không thể tránh được, vì khi gặp điều nan giải, bế tắc, ngài không có ai để hỏi. Ngài phải tận lực phấn đấu dũng mảnh, và phí mất một thời gian khá lâu, mới khai thông được cái ngõ bí và triệt hạ các cổng gác chận dường. Những chướng ngại ấy, ngoài việc làm chập trể bước tiến, nó còn đe đọa bằng những hiểm tượng xấu xa. Trong trường hợp đó , vị chân sư bên cạnh là sự cần thiết .


9. Thức ăn :Tức là bản chất tứ đại của thức ăn và tánh đáng gớm của thực phẩm trộn lộn cả bên ngoài lẫn bên trong cơ thể . và mục đích thọ thục chỉ là duy trì mạng sống, chứ không phải để chơi giởn, hoặc cho thân thể mập béo, hoặc cho nhan sắc xinh đẹp . . .
10. Trong Thanh Tịnh đạo có phân làm 4 loại:
- Thọ dụng 4 thứ vật dụng như hạng người trộm cắp: Nếu Tỳ khưu, Sa di nào, là người khơng cĩ giới, giới khơng trong sạch dùng 4 thứ vật dụng ấy; thì Tỳ khưu, Sa di ấy thọ dụng 4 thứ vật dụng như hạng người trộm cắp.
- Thọ dụng 4 thứ vật dụng như hạng người mang nợ : Cĩ số Tỳ khưu, Sa di là người cĩ giới, nhưng khi thọ dụng 4 thứ vật dụng khơng quán tưởng, Như vậy, gọi là Tỳ khưu, Sa di thọ dụng 4 thứ vật dụng như người mang nợ.
- Thọ dụng 4 thứ vật dụng như hạng người thừa hưởng: Bậc Thánh Hữu học (Sekkha), đĩ là bậc Thánh Nhập Lưu, bậc Thánh Nhất Lai, bậc Thánh Bất Lai. Ngồi ra Tỳ khưu, Sa di cĩ giới, đang thực hành theo Giới – Ðịnh – Tuệ, khi thọ dụng thứ vật dụng nào, Tỳ khưu, Sa di cĩ trí tuệ quán tưởng thứ vật dụng ấy, cũng cĩ thể kể như hạng người thừa hưởng 4 thứ vật dụng của Ðức Phật cho phép
- Thọ dụng 4 thứ vật dụng như hạng người chủ: bậc Thánh A-ra-hán đã tận diệt tất cả mọi tham ái cùng mọi phiền não khơng cịn dư sĩt, khơng cịn là tơi tớ của tham ái nữa, là người chủ nhân thật sự thọ dụng 4 thứ vật dụng.

Điều nầy chứng minh cái chân lý (do chính đức Phật đã nêu ra) là bậc thiện hữu ( Kalyāņamitta), bạn tốt hay thầy hay, thật là quan trọng cho hành giả. Việc không gặp thiện hữu vừa gây ra sự chậm trể lại vừa nguy hiểm, và là một sự tai hại cho tất cả cho những hành giả tu thiền.
Một đôi lần , trên bước đường hành đạo, ngài tháp tùng với thầy đại đức Sao là thầy dạy thiền cho ngài. Nhưng khi ngài yêu cầu thầy đại đức giải quyết giùm những nghi vấn của ngài, thì đại đức Sao đáp là : “ Kinh nghiệm của tôi thì khác xa đại đức, tâm của sư thì vọng động dữ lắm, nó đi tới chổ cực đoan, khi thì bay bổng lên tận trời xanh, lúc thì chui sâu vào lòng đất, Sau đó thì lặn xuống đáy biển , kế đó thì lại bay bổng lên trời. Ai mà có thể đuổi bắt kịp nó, để có giải pháp chứ ? Tôi khuyên sư hảy tự mình truy tìm giải pháp cho mình”. Theo lời như vậy , thì rõ là ngài phải tự nhờ cậy vào nổ lực của chính ngài. Đôi khi, ngài gần như bỏ mạng khi phải tự tìm lối thoát, vượt khỏi các chướng ngại.
Theo lời kể của ngài, thì thầy ngài là đại đức Sao tánh tình thanh tịnh và trầm tĩnh lạ thường. Một sự kiện lạ là trong lúc ngồi thiền nhập định, thì thầy của ngài có thể cất bổng thân mình lên được. Lúc đầu, thỉnh thoảng đại đức (thầy của ngài) cảm thấy thân mình bay bổng trong khi đang tham thiền và đại đức lấy làm ngạc nhiên và bán tín bán nghi. Muốn biết chắc, đại đức xuất thiền và mở mắt ra. Lúc ấy đại đức đang hỏng khỏi mặt sàn cốc khoảng chừng một thước và sự xuất định đột ngột, làm đại đức rơi phịch trở xuống, bị thốn bàn tọa, ê ẩm mấy ngày liền. Vì vậy đại đức tự bảo phải cẩn thận hơn khi cảm thấy mình cất bổng lên. Lần sau khi cảm thấy mình cất bổng lên, đại đức giử tâm trong định (samadhi), và từ từ mở mắt và hiển nhiên đại đức thấy mình đang ngồi hỏng khỏi sàn cốc thật. Và lần này thì không bị rơi xuống sàn nữa. Muốn cho chắc ý hơn nữa, đại đức nhét một vật nhỏ bé giữa những lá lợp trên trần cốc, trước khi ngồi thiền. Khi thấy mình bị cất bổng, đại đức giác tĩnh, chậm rãi rứt lấy vật bé nhỏ ấy cầm nơi tay, vẫn không đem tâm ra khỏi trạng thái định (an trú trong định), và sau đó, đại đức để cho thân mình từ từ hạ xuống mặt sàn, bằng cách từ từ rút tâm ra khỏi trạng thái định. Thấy tang vật nằm trong tay mình, đại đức mới tin chắc là đại đức đã thật sự bay bổng khi ngồi tham thiền. Tuy nhiên sự kiện lạ nầy không phải lúc nào cũng xảy ra trong mổi thời thiền.
Dầu sao đây cũng là một bằng chứng cụ thể chứng tõ rằng : sự bay bổng trong lúc nhập định là sự kiện hiển nhiên xảy ra : hỉ (pìti) làm thân tâm khinh an và có khả năng nâng bổng thân người lên cao.
Từ đầu cho tới cuối đoạn đường tu hành thì tâm của đại đức Sao không vọng động, và ương ngạnh như tâm của đại đức Mahn và lối tu hành của đại đức cũng không có gì ngoạn mục, mạo hiểm và đại đức cũng không gặp những hiện tượng khác thường như đại đức Mân kinh nghiệm.


LỜI NGUYỆN CŨ

Thầy chúng tôi, đại đức Mahn Bhūridatta, có một lần kể lại rằng, trong tiền kiếp, thầy của ngài là đại đức Sao, có phát nguyện tu thành Bích Chi Phật (Paccekabuddha) 11, tức là độc giác Phật.
Trong giai đoạn đầu, cứ mổi khi đại đức tận lực cần tu thì bị ngay lời nguyện cũ tự động xen vào ngăn trở không cho đại đức sớm giác ngộ. Điều nầy, quả thật thành ra vật chướng ngại nằm cản ngang lộ trình tiến đến sự dứt khổ trong hiện kiếp.

11. Bích Chi Phật (Paccekabuddha) : là vị người giác ngộ chánh pháp mà hoàn toàn không cần một sự trợ giúp nào cả của một vị thầy. Do đó vị Bích Chi Phật thiếu phương tiện thiện xảo để giáo hóa chúng sanh, thường ưa thích sống một mình, và coi lời nói là sự không cần thiết.
Vì thế đại đức quyết định xóa bỏ lời nguyện cũ, ngõ hầu vơi bớt gánh nặng tử sanh , để khỏi phải luân hồi triền miên lâu xa, và thâu rút ngắn cái mục đích tối hậu cho ở trong vòng hiện kiếp.
Do xóa bõ lời nguyện cũ, từ đó về sau đại đức tiến hành vững vàng và mau lẹ hơn trước, cho đến khi đạt tới mức an toàn, tới bờ bên kia. Tuy vậy, sự giáo hóa người khác thì bị hạn chế chắc vì khuynh hướng thiên về hạnh Bích Chi Phật - là vị Phật tự mình giác ngộ chánh pháp, trong thời gian không có Phật , có từ trong quá khứ. Hơn nữa điều nầy cho thấy lời nguyện cũ đã không chín quả thành thục cho nên đại đức đã dể dàng xóa bỏ lời nguyện củ .
Chính mình đại đức Mahn Bhūridatta cũng đã từng phát nguyện tương tự như vậy trong quá khứ để trở thành bậc chánh giác. Việc nầy chính ngài đã nói cho chúng tôi biết. Cho đến khi thọ trì hạnh đầu đà, cất bước đi trên đường hành đạo, tu tập thiền định, tự mình nhớ biết, nên ngài mới buông xả lời nguyện cũ, vì nhận thức rằng việc đeo đuổi mục đích như vậy sẽ bắt buộc ngài phải luân lưu theo cái vòng tử sanh trong hằng sa số kiếp, Đồng thời phải đụng chạm và chịu đụng nhiều nổi khổ đau, khổ tả xiết.
Buổi đầu mổi lần ngài nổ lực tiến tu, mong đắc đạo quả, thì y như trong trường hợp của đại đức Sao, ngài đâm ra phân vân lưỡng lự , như muốn chận đứng những bước tiến của ngài, để theo lời nguyện cũ. Nhưng sau khi nhất quyết xóa bỏ lời nguyện cũ ấy, thì ngài tự thấy trút hết gánh nặng, và vững vàng tiến nhanh trên đường đạo, đưa đến chứng quả.
Một lần nữa, sỡ dĩ ngài có thể chuyển hướng được là vì lời nguyện cũ chưa đủ sức mạnh để trở nên bất thối chuyển.
Trong buổi đầu hành đạo, hai vị đại đức thường đi chung trên những lộ trình xa thẳm, đến tận những tỉnh miền đông bắc, mặc dầu khác nhau về tánh nết và khuynh hướng, hai ngài vẩn thích thân cận với nhau. Thầy đại đức Sao thì trầm ngâm ít nói, cho nên chỉ dạy dỗ một cách vắn tắt, đơn giản. Tâm của đại đức, như trước đã nói, thì không hoạt bát và hiếu động như thầy chúng tôi, đại đức Mân Bhūridatta, và do lẽ đó, đại đức ít từng trãi và chuyên chú trong việc giáo hóa. Mổi khi có phận sự phải thuyết pháp , thì đại đức Sao tóm gọn đại ý như sao :
“Quý vị phải bỏ ác, làm lành . Đừng phí bỏ cơ hội hiếm có nầy. Kiếp sống làm người thì rất cao quí, khác xa loài thú, Quí vị đừng ăn ở giống như cầm thú, bằng chẵng vậy chúng ta sẽ xấu tệ hơn chúng, và chúng ta sẽ sa đọa xuống cảnh địa ngục, nơi mà sự đau khổ còn xấu tệ hơn loài thú rất nhiều”.
Thuyết xong, bấy nhiêu, đại đức rời pháp tọa đi về cốc, không lưu ý đến ai cả. Nhưng đó là ân huệ mà người ta có thể chờ đợi nơi một người như đại đức, mà cả ngày ít khi thốt ra nhiều hơn vài ba câu. Tuy nhiên việc làm của đại đức, quả thật là đáng bắt chước. Đại đức có thể ngồi thiền hàng nhiều giờ, và mổi thời kinh hành của ngài cũng kéo dài cả mấy tiếng đồng hồ. Hình dáng và tác phong của đại đức thì thật uy nghi và đáng kính khiến cho tất cả ai khi gặp đại đức cũng sanh lòng ngưỡng mộ. Cũng như đại đức Mân Bhūridatta, ngài cũng có nhiều đệ tử, gồm cả Tỳ Khưu và cư sĩ.
Cả hai vị Tỳ Khưu được biết là luôn có tính thần tương thân, tương kính. Thuở ban đầu, người ta thấy hai vị ở chung và đi hành đạo chung trong cả hai thời kỳ nhập hạ và ra hạ . Mãi đến sau, hai vị đại đức mới chia tay, mổi vị ở một nơi, thường thì không xa lắm. Như thể để thỉnh thoảng có tiện dịp, vị nầy ghé thăm vị kia. Trong khoảng thời gian sau, người ta ít thấy hai vị ở chung trong một hạ kỳ. Như thế, có thể là vì mỗi vị đều có số đệ tử càng ngày càng đông, nếu như hai vị ở chung một nơi thì nơi đó tập hợp một số hành giả quá đông, sẻ trở thành một gánh nặng cho những thí chủ, cung cấp chổ ngụ và thức ăn cho họ. Tuy nhiên hai vị vẩn thường lưu ý đến sức khẻo của nhau luôn và năng vấn an lẫn nhau, mổi khi có đệ tử của vị nầy đến thăm vị kia. Việc vị nầy nhắn thăm vị kia, đã trở thành thông lệ. Mổi vị đều có lòng ngường mộ tôn kính vị kia, Khi nào vị nầy nhắc đến người kia đều dùng lời tán thán, khâm phục, không khi nào có một chút ý phê bình xấu nào cả.
CÁI TÂM CỰC KỲ HIẾU ĐỘNG VÀ LANH LỢI

Thầy đại đức Mahn (Mân), nhìn nhận rằng lời bình phẩm của sư phụ mình, là thầy đại đức Sao, về cái tâm mình là thẳng thắn và đúng sự thật . Cái tâm nầy nó thường sao xuyến không ngừng, rất hiếu động và thật khó huấn luyện và kiềm chế. Nó ưu đi tới mức thái quá, không biết an trụ nơi điểm nào cả. Bây giờ nó bay bổng lên không trung. Rồi nó lại cắm đầu vào lòng đất. Kế đó nó lao mình vào bể lớn. Dầu là trong buổi đầu hành đạo, mổi khi tâm (Citta) ngài lắng dịu đi phần nào , thì trong chớp nhoáng, nó trở nên nhạy cảm đối với những việc xảy ra bên ngoài, trên các cảnh giới oái ăm, thường khiến cho ngài ngạc nhiên và tiu nghĩu. Như trong sự kiện đã nêu trước, ban đầu là linh ảnh của một tử thi, rồi sau đó biền thành cái đĩa sáng trong, với vô số hình ảnh.
Ngay cả sau khi ngộ được chánh pháp hành đạo rồi, mà tâm của ngài cũng vẩn thường lên thoát ra. Khi nó đã đạt tới một mức thiền định nhất điểm . Rồi nó ra ngoài chụp bắt nhiều cảnh mới lạ, chưa từng thấy bao giờ. Thỉnh thoảng ngài thấy mình đi ngao du trên thiên giới, mải miết nhìn cảnh sắc huy hoàng, vui thú của chư thiên, hàng giờ rồi mới chịu xuống. Lần khác thì thấy mình đi xuống âm phủ , đi thăm qua các cảnh địa ngục. Và động lòng trắc ẩn đối với các chúng sanh thọ quả khổ nơi đó vì các nghiệp ác đã tạo trước kia. Ta có thể nói là : Ngài thường dấn thân đi du ngoạn như thế, mà không quản ngại phung phí thời gian . Trong giai đoạn ấy , ngài chưa đủ trí tuệ nhận định để phân biệt pháp chánh, tà, giả, chơn.
Về sau ngài thường khuyên rằng các đệ tử rằng : “ Con đường phiêu lưu mạo hiểm nầy, chỉ nên khởi hành, khi nào cái tâm có được trí tuệ phân biệt hộ tùng, để phòng ngừa sự tham mê tà vạy và sự lầm lạc quên mình”.
Đối với một cái tâm lanh lợi và hiếu động, chỉ trong một sát na không bị chánh niệm kiềm giữ cũng đủ cho nó thoát đi và bắt liên lạc với ngoại cảnh. Thầy Mân (Mahn Bhūridatta), có lần nói với chúng tôi rằng, lúc khi chưa có kinh nghiệm làm chủ được cái tâm lanh lợi và hoạt bát quá mức của ngài, thì nó thường “trốn học đi chơi”, gây ra phiền phức cho ngài. Thí dụ, khi ngài quán thân lúc xuống phần dưới thân, thì nó vụt ra khỏi dưới bàn chân vào đi sâu vào lòng đất. Cũng giống như thầy đại đức Sao trong việc bay hỏng khỏi mặt đất, khi ngài nhanh chóng mang tâm trở về quán thân, thì sau khi vào thân, thì tâm nó lại vụt bay qua khỏi đỉnh đầu bay lên trời, đi tới đi lui, một cách vui vẻ thích thú, không thèm tính tới việc trở xuống nữa. Cuối cùng không có cách nào khác là ngài phải giật mạnh tâm về bằng cách hết sức tập trung với chánh niệm để bắt nó quán thân, làm công việc mà ngài muốn nó làm.
Trong giai đoạn này, trạng thái tâm vào định rất sâu và nhanh, Giống như tình trạng một người thình lình lọt xuống một vực sâu hay té giếng trong nháy mắt đã rơi xuống tới đất, mau lẹ cho đến nổi chánh niệm không thể bắt kịp được nó. Nhưng trong trạng thái sâu và bất động ấy, tầng nầy gọi là An chỉ (Appanā) nó chỉ an trú trong giây lát; rồi nó rút ra khỏi đó và ở trong tầng thiền thấp hơn kế đó gọi là Cận hành định (Upacāra Samādhi) và rồi nó lại đi Lang thang nhìn xem cảnh vật chổ nọ chổ kia 12. Không chút tự chủ, lúc bấy giờ ngài rất bực mình về tính cách bất thường của tâm mình, nó bất kể mọi sự kềm hãm, ví nó lanh lợi và mau lẹ hơn cái lực lượng chế ngự chánh niệm của ngài.Vì đây là vấn đề riêng tư , cá nhân của ngài, vã lại ngài cũng không gặp được bực thầy mà ngài có thể nhờ cậy, giải chổ khó khăn, cho nên ngài phải chịu thiệt thòi nhiều trong một thời gian dài. Ngài cần phải phát triển và tăng cường chánh niệm của ngài cho mạnh mẽ hơn nữa, để cầm chân cái tâm có biệt tài nhảy nhót. Trong thời gian chiến đấu quyết liệt với cái tâm cực kỳ hiếu động, ngài đã dùng mọi nhiều phương pháp có nhiều lúc ngài đau khổ và chán nản, nhưng rốt cuộc rồi ngài cũng tìm ra một phương pháp thích hợp, để buộc cái tâm cực kỳ hiếu động ấy.

12. như kể trong trang
Một khi nó đã thuần và biết vâng lịnh chủ thì nó tỏ ra là một bảo vật vô giá . Quyền lực của nó đi đôi với niệm và tuệ thật là kỳ diệu, biến thành quyễn sách ước , có thể giúp cho hành giả đạt đến những mục tiêu bất ngờ và hầu như vô giới hạn.
Đại đức có đởm lược anh hùng và trí tuệ uyên thâm, đầy đủ phương thức để tự tu và rèn luyện người khác. Vì thế rất khó cho bất kỳ người học trò nào của ngài theo kịp phương diện, của đặc tánh nầy. Suốt cả thời gian sống chung với ngài, tác giả nhờ sự gần gũi mà rút ra được kinh nghiệm và dám xác định rằng ngài là một người cao thượng có một không hai, ngài có một bản tánh cương nghị phi thường, luôn luôn phấn đấu và bất thối, trên con đường tu khổ hạnh của ngài.
Những nỗi khó khăn và chậm trễ nầy, theo lời đại đức , là do nơi việc thiếu sự khuyên nhủ và hướng dẫn của một bực chơn sư. Đời sống của đại đức quả thật là của một con người tư lập hãn hữu, không bao giờ khi gặp phải một chướng ngại trên đường hành đạo , mà chịu bó tay, lùi bước. Đại đức ví như một chiến sĩ cô đơn, mà lòng quả cảm và chí kiên cường dám đương đầu cả một lực lượng địch to như núi lớn. Không như người khác có thầy hướng dẫn.
Điều nầy, đại đức thường kể lại cho đệ tử nghe, để nhắc họ nhận thức cái duyên may mà họ được thân cận học hành với thiện tri thức. Đại đức khuyến cáo họ không nên tự thị, tự mãn, và nếu họ có điều chi thắc mắc nghi ngờ, thì ngài luôn luôn sẵn sàng chỉ dẫn, giúp đở bằng mọi cách.

DÃ THÚ

Sau khi thọ Tỳ Khưu, ngài hành đạo ở tỉnh Nakhon Phanom ở dọc biên giới Lào, rồi vượt sông Mekong đi sâu vào miền rừng núi Tha Khek. Vùng nầy trong vương quốc lào là nơi có một loại cọp to lớn và dữ hơn nhiều so với bên kia trong nước Thái. Phần nhiều là giống Hùm ăn thịt người , Phần lớn là kiều dân Việt Nam ở đó , và họ có vẽ thản nhiên như thường, và không mấy gì lưu ý tới thứ ác thú nầy, không như người Thái và Lào. Mặc dầu vài người bạn của họ bị cọp tha đi, ngay trước mắt họ, nhưng họ vẩn liều lĩnh, mạo hiểm đi lại vào khu vực ấy, khai khẩn sinh sống. Có lẽ đây là trường hợp sự việc bị cọp giết ăn xảy ra thường , nên họ coi như việc bình thường không mấy quan tâm mà sợ.
Kiều dân Việt có một thói quen kỳ lạ : Khi bạn đồng hành bị cọp nhảy ra vồ ăn thịt, thì họ không đồng tâm chạy lại đánh cứu mà bỏ chạy tán loạn. Thí dụ như trong lúc ngũ chung ban đêm trong rừng, nếu một người nào bị cọp vồ, thì những người khác nằm gần đó bỏ chạy, mạnh ai nấy tự tìm lấy lối thoát thân, bõ mặc cho nạn nhân lãnh đủ phần bất hạnh. Một chập sau, họ tập hợp kéo nhau dời qua chổ gần dó để nghỉ luôn đêm ấy, coi như không gì xảy ra.
Tác giả biết một số người không sợ cọp, khi họ qua sống ở trong nước Thái họ thường sống ở khu hoang dã đầy thú dữ . Từng người hay từng nhóm họ đi sâu vào trong rừng kiếm gổ quí. Họ ngủ đêm trong rừng mà chẳng lộ vẽ lo sợ chi cả. Khi phải về làng một mình trong đêm họ cũng không tõ vẻ sợ hãi. Khi hỏi tại sao không sợ cọp thì họ trả lời : “Cọp ở xứ Thái không ăn thịt người, và có lắm con còn sợ người ta nữa”’ họ bảo rằng:” Cọp ở xứ họ phần nhiều là giống ăn thịt người, to lớn khác thường. Giống hùm dữ hơn cọp, và những ai muốn ngũ lại trong rừng phải rào kín chung quanh, giống như ngũ ở trong chuồng. Ở vài nơi dầu ở trong làng, dân chúng cũng không dám ra khỏi nhà lúc trời tối, nếu không họ sẻ bị cọp nhảy ra vồ ăn. Kiều dân Việt thường nhạo dân Thái là nhát , không dám đi rừng một mình, mà phải đi theo đoàn. Do đó Thầy đại đức Mahn, thường nói người dân Việt không biết sợ cọp.
Nhưng không có con cọp nào gây tai hại cho đại đức cả, mặc dầu ngài cư trú tại khu rừng có nhiều cọp, thường thì ngài thấy dấu chân cọp và ban đêm nghe tiếng cọp gầm. Bản thân ngài , theo thầy kể lại thì lúc ấy, ngài không sợ bị cọp ăn thịt mà chỉ sợ đời nầy không chấm dứt sự đau khổ và giải thoát đạt cõi niết bàn (Nibbāna) mà thôi.
Đại đức thường kể lại cho đệ tử nghe hành trình đi lại của mình, và chưa bao giờ đề cập tới sự nguy hiểm, hiển nhiên là ngài coi đây là việc thường tình trên đường hành đạo qua các miền hiểm trở.
Cả một thời gian dài trong giai đoạn đầu hành đạo, đại đức Mân Bhuridatta vân du ở miền đông bắc Thái Lan, cho đến khi ngài có trình độ điều phục tâm khá vững chắc , ngài mới đi lần xuống miền trung nước Thái, sống hạnh đầu đà, và khi tới thủ đô Bangkok. Thì cũng gần mùa an cư , thì ngài ngụ tại chùa Pathumwan, và trong thời gian đó ngài chú tâm trong việc học tập về phát triển tuệ với vua sãi Chao Khun Upāli Guņūpamācariya 13.
Thầy đại đức Mân sau khi ra hạ, thì du hành tới Lopburi và cư ngụ trong các hang đá , như động Phai Khwang, trong vùng núi Phra Ngam, trước khi ở động Singto (hang sư tử). Những nơi trú nầy cho ngài cơ hội tốt , không ai quấy rầy, thích hợp cho việc hành thiền, ngài có một tâm vô úy khi đương đầu việc tu tập. Lúc bấy giờ pháp tu chỉ của ngài đã vững chắc , và nhờ đó thiền quán (minh sát) được phát huy và tiến bộ. Mổi sự , mổi vật đều được ngài dùng con mắt chánh pháp quán sát, nhờ đó mà ngài tìm ra những kỹ thuật mới trong việc tu tuệ. Sau một khoảng thời gian thích hợp ngài đi về lại Bangkok thăm thầy đại đức Chao Khun Upāli ở chùa Boromaniwat, để thông báo cho biết việc phát triền trong việc thiền định và các mối nghi ngờ trong việc tu tuệ của mình. Sau khi tham khảo, và hài lòng với những kỹ thuật mới trong việc phát triển tu tập tuệ mà ngài khám phá, đại đức từ giả tìm chốn ẩn tu, ngài đến thạch động Sarika thuộc miền núi Khao Yai, trong tỉnh Nakhon Nayok.



CHUYỆN LẠ TRONG THẠCH ĐỘNG SARIKA

Đại đức ở trong động Sarika trong vòng 3 năm liền , và trong thời gian ấy có nhiều chuyện lạ đáng kể và không thể quên. Theo trí nhớ không lầm của tôi , tác giả , thì lúc đầu ngài tới làng Ban Gluay ở gần thạch động, mà không xa lắm cho việc đi khuất thực. Vì là người mới tới khu vực nầy, nên đại đức ngõ lời nhờ dân hướng dẫn lên tới thạch động trên núi. Nhưng dân làng tõ ra rất e ngại, không muốn đưa đi. Họ thuật cho ngài nghe sự tích của thạch động mà họ cho là ghê gớm lắm. Nhiều vị Tỳ Khưu đã lên đó trước đại đức, được biết là mắc phải một chứng bịnh rất nặng khiến cho các vị ấy rút lui, bỏ đi nơi khác. Có mấy vị mất mạng ở tại đó nữa. Người ta tin rằng thạch động đã bị một đại ác thần có quyền lực ghê gớm chiếm cứ rồi.
Và vị thần đó xử dụng phép lạ chống đối lại bất kỳ ai lên ở trong động của mình, và làm kẻ xâm phạm bỏ mạng tại đó nửa.
Hình như ác thần ưa khiêu khích bất kỳ vị Tỳ khưu nào dám xâm nhập lãnh vực của mình, dầu cho họ có tài phép bùa chú giỏi bực nào đi nữa, và kết cuộc thường là vị Tỳ Khưu ấy thọ bịnh và chết cấp kỳ . Chính vì sự kiện nầy, mà dân làng không muốn đưa đại đức tới thạch động. sợ rằng đại đức lại sẽ vong mạng như mấy vị trước đó.
Nghe tới đây, đại đức bèn hỏi con quỉ lớn ở thạch động làm cách nào cho người ta biết nó ? Họ đáp rằng : Chỉ nội đêm đầu, người khách lạ sẻ chiêm bao thấy một con quỷ đen, cao lớn hiện đến, cặp mắt dữ tợn dễ sợ và lăm le muốn hạ sát kẻ lạ. Con quỉ tự xưng là chủ và là thần trấn thủ thạch động, có độc quyền ngự trị trọn cả vùng nầy, nó không dung tha cho kẻ đột nhập phi pháp, và sẻ lôi kéo tống cổ đuổi đi lập tức bất cứ kẻ nào dám xâm phạm vương quốc của nó .


13. Chao Khun Upāli (1856-1932) : ngài sanh ở tỉnh Udon Thani , cũng không cách xa làng của đại đức Mân. Xuất gia năm 1878, sau đó được bổ nhiệm làm Tăng thống khu vực Đông bắc. Năm 1904 trụ trì chùa Boromaniwat. Là học giả và hành giả Phật giáo nổi tiếng.
Và trong phần nhiều trường hợp, ấy vị khách không thể trú ngụ lâu ngày tại đó. Vài vị được biết là đã xuống núi sau đêm đầu tiên, với nét mặt kinh sợ và thề rằng sẽ không bao giờ trỡ lại nữa. Rồi có mấy người khác đã lên mà không thấy trở xuống chắc có lẽ đã chết trên đó. Gần đây nhất là trường hợp, có bốn vị Tỳ khưu vừa mới chết cách đó không lâu. Lúc mới tới khu vực nầy họ được dân làng khuyên không nên ở cái hang động đó, tuy nhiên một trong số họ kheo là có bùa phép oai lực, đủ để tự bảo vệ họ. Nhưng sau khi lên tới đó thì họ bị bệnh, phải trở xuống làng với triệu chứng nhức đầu và sốt cao, và bị đau bụng dữ dội, và cuối cùng thì bỏ xác tại làng. Họ không chắc là cái chết của các vị tỳ khưu đó là do con quỷ làm chết hay là vì lý do khác, nhưng có một điều là họ biết chắc có một oai lực hiện hửu tại hang động đó.
Sự tích cái hang động thật là khiếp sợ, do đó dân làng khuyên nhà sư hay khách lạ, những ai vì có lẽ muốn tìm kiếm oai lực, hay bùa chú đặc biệt gì tại đó tại đó, thì không nên tới. Dù rằng chưa tận mắt thấy, nhưng dân làng đã chứng kiến những hiện tượng lạ xảy ra.
Tuy nghe câu chuyện rùng rợn của dân làng, nhưng đại đức vẩn không thối chí mà quyết định lên đó ở xem hư thực ra sau, và đại đức nghĩ rằng đây là dịp may thử thách phát triển chánh niệm và nhờ đó phát hiện ra vài bài học quí giá trong việc hành thiền. Ngài đà có một tâm bất thối và vô úy trong việc chân chính trên đường giải thoát. Đại đức khiêm tốn thuyết phục dận làng dù rằng câu chuyện thật sự đáng sợ, nhưng đại đức vẫn còn muốn lên ở đó, và trấn an dân chúng rằng khi ngài thấy có một dấu hiệu nguy hiểm nào tới tánh mạng thì ngài lập tức rời hang xuống núi. Thấy không thể ngăn cản được ngài họ đành thuận theo mà chỉ đường lên hang cho ngài.


TRIỆU CHỨNG BỊNH

Những ngày đầu ở trong thạch động, đại đức không thấy xảy ra chuyện chi lạ, Thân tâm đại đức được thảnh thơi vui thú nhờ nơi phong cảnh tịch mịch quạnh hiu. Lâu lâu mới nghe tiếng la hú ồn ào của loài dả thú đi lang thang trong vùng ấy. Nhưng những đêm sau đó, thì chứng đau dạ dày lúc trước thỉnh thoảng làm khổ ngài, bây giờ phát trở lại, và kỳ nầy nó có vẽ dây dưa trầm trọng lắm.
Có khi đại đức đi tiêu ra máu, và bộ tiêu hóa hình như bị tê liệt không hoạt động nữa, ăn món gì thì đi tiêu ra cũng thấy còn nguyên. Đại đức nhớ tới lời cảnh cáo của dân làng rằng đã có bốn vị tỳ khưa đã chết gần đây, Đại đức nghĩ : có thể mình sẽ là nạn nhân thứ năm, nếu cơn bệnh cứ tiếp tục như thế.
Một buổi sáng sau, khi có vài người dân làng lên thăm đại đức, ngài nhờ dân làng kiếm thuốc làm bằng vài thứ cây và từ rể. mà trước kia ngài đã dùng thấy công hiệu. Nhưng rồi , tất cả thuốc men đều vô hiệu. Bịnh càng ngày càng nặng thêm. Thân thể của đại đức suy nhược, mặc dầu tinh thần ngài không bị ảnh hưởng nhiều nhưng cũng giảm sút. Ngày kia khi đang uống thuốc, ngài tự kiểm xét rằng : “Ta đã uống thuốc đã nhiều ngày, nếu thật sự thuốc công hiệu thì bệnh ta giờ nầy đã thuyên giảm rồi. Mà càng ngày bệnh càng nặng, đó là vì thuốc không công hiệu cho bệnh trạng của ta giờ nầy nữa , Vậy thì ta còn ỷ lại nơi thuốc men làm chi nữa”.
Nghĩ vậy, ngài ngưng dùng thứ y dược chế hóa thông thường, mà chỉ nương cậy vào hiệu năng trị liệu của Pháp (Dhamma), nếu như pháp dược không thể chữa nổi xác thân nầy, thì hảy để cho nó chết tại đây, trong cái hang động nầy. Đại đức tự nhủ lấy mình rằng : “Ta là Phật tử, đã tiến hành khá xa, đủ để biết chắc con đường dẫn tới đạo (Magga), quả (Phala) , và Niết bàn. Tại sao ta lại thối chí ngã lòng vì chút nổi khổ đau nầy ? Nếu như ta chịu thua bấy nhiêu đau khổ ở giai đoạn nầy, thì ta còn hi vọng gì được nữa, khi trận chiến đấu quyết định bộc phát vào lúc xác thân tan rả, khi mà nổi đau đớn dồn dập bủa đến, không nương tay thì ta còn sức đâu mà đâu tĩnh thức mà chuyễn hóa tâm thức, giài thoát khỏi tử sanh “.
Tự khuyến cáo như thế, đại đức nghỉ uống thuốc và khởi sự tham thiền để nương cậy nơi hiệu năng trị liệu của Pháp Phật mà thôi. Cái thủ nay cái ý đeo níu vào mạng sống bị bỏ rơi. Ngài để xác thân theo cách tự nhiên của nó, chỉ dùng mọi nổ lực mà quán tâm. Niệm và tuệ sánh đôi với tín và tấn bám sát theo cái tâm không chết nhưng cứ luôn luôn sợ chết. Con mắt giải phẩu của tuệ được nhắm ngay đến thọ cảm (Vedanā)hay cảm giác đau khổ với những uần khác bị phân tích một cách vô tư. Thế là xác thân hay sắc (Rūpa) bị đau đớn, cảm giác hay thọ (Vedanā) sự đau đớn, trí ghi nhớ hay tưởng (Sađđā) biết đây là đau đớn, và hành (Saṇkhāra ) quá trình mà biết thân thể bị đau thức (Viđđaṇa), tất cả đều bị minh sát bởi chánh niệm và tuệ. Cuộc chiến đấu ác liệt sôi động từ mờ sáng tới nữa đêm thì chấm dứt , lúc ấy thì ngài “hiểu rõ “ bản chất của các uẩn, và cái đau dai dẳng đã tự biểu lộ hoàn toàn. Lúc ấy thì chứng bịnh mất dạng và ngài an trú trong định. Ở tại điểm ấy có cái tam đoạn diệt : dứt khổ , dứt bịnh, và dứt cảm ứng của tâm.
An trú một lúc lâu trong đại định, tâm ngài rút khỏi xuống mức độ cạn hơn, gọi là cận hành định. Thì bổng nhiên xác thân chói ngời hào quang làm phát hiện một người đàn ông da đen , bề cao độ mười thước, tay cầm cây côn to như bắp đùi người lớn, và dài độ bốn thước. Người ấy đến gần đại đức hùng hổ dọa nạt rằng : nếu đại đức không đi khỏi chổ ấy thì hắn ta sẽ đập cho một côn là bỏ mạng. Cây côn to nầy có thể nện xuống một cái là voi cũng phải nát thây. Đại đức hướng tâm đến con quỉ và bèn hỏi con quỉ tại sao nó muốn hạ sát ngài, và rõ ràng là đại đức không có làm lỗi chi, và cũng không làm hại ai mà phải chịu hình phạt khốc liệt. Con quỉ nói rằng nó đã được quyền bảo toàn vùng núi nầy, từ lâu rồi, và sẽ không dung tha cho kẻ nào dám cả gan thách thức, hoặc có ý định lấn lướt nó.
“ Nhưng ta không thách thức ai, mà cũng chẳng có ý định lấn lướt người nào cả” Đại đức nói, “Chính vì muốn thách thức và lấn lướt những phiền não ngự trị trong tâm ta mà ta phải đến đây. Ta xin hết lòng khuyên can nhà ngươi chớ mong hảm hại ta, là một vị tỳ khưu, đệ tử của đức Phật thế tôn mà oai lực, từ bi bao trùm khắp cả tam giới" . Trong khi giảng đạo cho con quỉ nghe, đại đức hỏi nó có đủ quyền lực thắng được nghiệp (Karma) không ? Thì con quỉ trả lời “dạ không”. Bấy giờ đại đức mới tiếp lời rằng :” Đức Phật có đủ quyền lực loại trừ khỏi tâm ngài , cái dục vọng muốn xâm lấn và hảm hại kẻ khác” , Vậy bây giờ đại đức hỏi con quỉ “Nhà ngươi có đủ quyền lực làm như vậy không ?” Một lần nữa, con quỉ nhận rằng: nó không có.
Nghe vậy đại đức mới khuyên con quỉ , chỉ cho nó , quyền lực của nó , nếu có chỉ là thứ làm cho nó trở thành kẻ thô lỗ, dã man, mà việc tạo nghiệp dữ sẻ làm nó sẻ lảnh hậu quả xấu xa và nặng nề, không biết rằng là làm hại kẻ khác chính là hại chính mình. “ Ta là một Tỳ Khưu, hành theo Pháp Phật, ta tu để lợi mình và lợi người. Đó là nguyện vọng của ta. Thế mà nhà ngươi đến đây định đánh đập, sát hại ta mà không biết đến tội ác đó sẽ lôi nhà ngươi vào khổ cảnh của ác đạo. Ta không lo ngại về mạng sống của ta cho bằng ta thương hại cho nhà ngươi , bởi vì nhà ngươi sắp bị hại do chổ mê lầm chấp trước quyền lực của chính nhà ngươi. Hảy thử nghỉ xem trên đời có thứ quyền lực nào có thể cản nổi quả báo của cái nghiệp ác mà nhà ngươi sắp tạo hôm nay chăng ? Có thứ quyền lực nào bao trùm miền sơn dã nầy của nhà ngươi, mà có thể sửa đổi được Pháp (dhamma) và nghiệp (Karma) chăng ? Nếu như có, thì bây giờ nhà ngươi có thể tùy ý muốn làm gì thì làm,. Ta thì không sợ chết, vì thế nào rồi ta cũng sẽ phải chết khi đến hạn kỳ, dầu nhà ngươi có cố tâm giết ta hay không cũng vậy. Cõi đời là chỗ của muôn loài tử sanh, kể cả nhà ngươi là kẻ mê lầm vì mặc cảm quyền lực”.
Trong khi đại đức Mân Bhūridatta dùng tâm dạy bảo con quỉ chúa, thì nó đứng sừng sửng như bị trời trồng, không cử động, nói năng chi được cả. Nếu là con người, có thể nói là nó sợ quá mất thở và hổ thẹn, nhưng nó là chúng sanh ở cảnh giới khác, chúng không thở như chúng ta. Tuy là nó cố giử vẻ tự nhiên nhưng rõ ràng là nó lộ vẽ sợ hãi và hổ thẹn, đến nổi không thể kiềm chế được.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Dec 1 2011, 04:54 PM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Khi đại đức dứt thời pháp, thì nó chịu phép đầu hàng, và vứt bỏ cây côn vác trên vai xuống. Rồi nó biến hình thành ra một thiện nam nhu mì mến đạo. Nó hạ mình xin đại đức hoan hỉ miển thứ những cử chỉ thô bạo và ý định xấu xa của nó. Và sau đây là lời tự thú tội của nó, chứng tõ rằng nó đã có đức tin và đã cải tà qui chánh nhờ nghe thời pháp cảnh tỉnh của ngài.
“Con thật hết sức kinh ngạc, ngay lúc gặp đại đức , những ngày trước đây. Hình như là có một đạo hào quang mạnh mẽ phi thường từ nơi đại đức phóng ra và chiếu thẳng vào con, làm tay chân con rủ liệt. Con cảm thấy chán nản một cách lạ kỳ, không muốn làm hại đại đức một chút nào cả. Lúc con bị chụp trong cái vùng hào quang mãnh liệt ấy. Việc nầy, thật con không biết được nguyên nhân , bỡi vì con chưa từng thấy bao giờ. Nhưng đại đức có thể tin chắc rằng : những cách hăm dọa của con dầu bằng cữ chỉ hay ngôn ngữ cũng chỉ là giả đò, chứ không thật sự. Con đã hăm dọa đại đức như thế, chẳng qua là vì mặc cảm tự tôn, là vì con đã được các quỉ thần chung quanh vùng nầy qui phục, coi con như là vị chúa tướng. Chúng con đã quen xử dụng quyền lực của mình một cách thô bạo, và con nhân danh quỉ chúa, con bị bắt buộc phải làm một việc ngoài ý muốn của con, để mà bảo toàn danh vị. Con không hề có ý định nào thật sự muốn làm hại, chỉ vì thói quen muốn bắt nạt kẻ khác khi mình nghỉ mình có quyền lực trong tay. Đó là điều mà ai cũng phạm phải khi mình có chút quyền lực trong tay. Cầu xin đại đức hoan hỉ từ bi cho con sám hối những nghiệp chẳng lành, là việc xúc phạm đến đại đức trong ngày hôm nay. Xin cho nghiệp ấy tiêu tan và không bao giờ còn đè nặng oằn vai con nữa. Ngay từ bây giờ, sự khổ của con đã thấy hầu như quá sức của con rồi”.
Đại đức bèn hỏi con quỉ chúa , lúc bấy giờ đã biến thành một thiện nam tử, tại sao nó lại nói nó khổ, trong khi nó có một xác thân bằng thanh khí không cồng càng , nặng nề như thân người. Ngoài ra, nó không phải nặng lo vì kế sinh nhai, hoặc khổ vì phải kiếm chổ tránh mưa nắng như trong hoàn cảnh của con người. Nó đáp rằng :” Nhìn bề ngoài, thì loài thần, trời, với thân thể trong sáng có vẻ sung sướng hơn loài người với xác thân thô kệch . Nhưng chúng con cũng có nổi khổ, sự sai biệt phần nhiều là ở mức độ hơn là chủng loại”.
Cuộc đối thoại giữa đại đức và quỉ chúa về vấn đề huyền bí nầy rất sâu xa khó hiểu, đến nổi tôi, tác giả , không thể ghi lại chi tiết nơi đây xin đọc giả thông cảm về chổ thiếu xót nầy.
Khi cuộc thảo luận chấm dứt, vị nam tử, trước kia là đại ác quỉ, đã được thấm nhuần Phật pháp, bèn quy y Tam bảo: Phật Pháp Tăng, và cầu xin đại đức làm giới sư . Vị ấy phát nguyện làm hộ pháp và thỉnh cầu ngài ở mãi luôn ở thạch động. Và sẻ bảo vệ ngài không cho bất cứ ai quấy rầy sự tịnh tu của đại đức, Thật sự thì vị ấy không phải là hắc quỉ như đã xuất hiện đó chỉ là hình dáng giả tạo mà thôi. Vị ấy chính là chúa của những thọ thần . Vị ấy có một đoàn tùy tùng rất đông, trong cả vùng rừng núi Nakhon Nayok và bao gồm nhiều tỉnh khác nữa.
Ngài an trụ trong cận hành định và đàm thoại với vị khách thần cho tới 4 giờ khuy, ngài mới xuất định. Chứng bịnh hoành hoành, lúc đại đức khởi sự tham thiền, bây giờ đã dứt hẵn. Hoàn toàn nhờ pháp dược, đây là kinh nghiệm quý báu mà ngài gặt hái. Thay vì nghỉ mệt, ngài lại gia công gắng sức tham thiền cho tới sáng, mà thân thể không thấy gì mõi mệt, trái lại tràn đầy sinh lực, sau một đêm nhiều biến cố: Ngài đã thấy pháp Phật cảm hóa được một thần hữu tình thô bạo, kiêu ngạo thành một hữa tình có tín tâm vào Tam bảo. Ngài đã an trụ trong đại định hàng giờ, trạng thái tịnh lạc cao siêu mà ngài kinh nghiệm được từ đại định, chứng bịnh kinh niên nay hoàn toàn khỏi hẳn, giờ đây tâm ngài đã có sự vững chắc, mà ngài có thể tin tưởng vào để biết đâu là pháp đúng đâu là pháp sai, và nhìn thấu rõ sự Thật của mọi việc, mà lúc trước chưa đạt tới. Nhờ đó mà trừ được cấu uế của tâm và đạt được những phẩm chất cao quí mà tạo cho ngài một cá tánh đặc biệt.
Trong những tháng kế, việc tham thiền của ngài tiến triển một cách dể dàng và không còn trở ngại, và sự tịnh lạc có được thì không lời nào có thể diển tả được điều an lạc đó. Thỉnh thoảng , về đêm ngài tiếp kiến các vị thọ thần, thổ địa, từ các vùng chung quanh, họ đến viếng thăm ngài do vị chủ thần vùng đó hướng dẩn. Khi không tiếp khách thì ngài an vui trong thiền định.
CHẠM MẶT VỚI BẦY KHỈ
Một buổi quá giờ trưa, ngài ra ngoài động hít thở không khí ngoài trời và tọa thiền gần của hang. Ngài quán về Pháp mà đức Thế tôn Thích Ca Mâu Ni đã từ bi chỉ dạy chúng sanh, Pháp Phật thật quá cao siêu để chúng ta hoàn toàn hiểu biết một cách đúng đắn chân thật. Ngài tự nhủ : mình là người có duyên và phước lớn, cho nên mới tin theo pháp Phật và hành đúng theo nhờ vậy mà giác ngộ được nhiều chân lý trong Pháp. Sự thành đạt của đại đức chưa hoàn toàn như ý nguyện của ngài, nhưng đại đức tin rằng mục tiêu tối hậu là giải thoát mọi đau khổ sẻ đạt được, một ngày nào đó không lâu miễn là mạng sống của đại đức đừng kết liểu sớm.
Đại đức còn đang quán các khía cạnh của Pháp là đạo quả và sự tận diệt khổ , thì bổng nhiên có một bầy khỉ rất đông, kéo nhau đi ngang qua lối ấy. Con khỉ đầu đàn đi trước dẫn đường, bầy khỉ đi theo sau, cách một khoảng xa. Bầy khỉ bất ngờ khi gặp đại đức ngồi im nơi đó, nhưng không nhắm mắt. Đại đức cũng liếc thấy bầy khỉ. Có lẽ con khỉ chúa kinh nghi : “Không biết cái thứ gì ngồi trơ ra đó”. Lo sợ cho đoàn của nó, nó đão vòng quanh nhảy tới, nhảy lui trên các nhánh cây. Đại đức hiểu được cảm nghĩ của con khỉ chúa trong lúc ấy, và lấy làm tội nghiệp cho sự sợ hải của nó. Đại đức rãi tâm từ (mettā ) đến nó, và ngầm bảo với nó rằng: đại đức đang hành theo pháp Phật , và không có ý làm hại ai cả. Đoàn của nó chớ sợ, hảy tự do tìm kiếp thức ăn, và tùy ý nếu muốn thì sinh sống chung quanh đây.
Trong phút chốc, con khỉ đầu đàn phóng trở lại bầy khỉ, đại đức mục kích những gì xảy kế trong chuyện nầy vừa bi thảm , vừa khôi hài. Nó thét lên một tiếng cảnh cáo : Goke và những tiếng khọt khẹt nghĩa là “Coi chừng nghe ! có cái gì phía trước, có thể là nguy hiểm” Bầy khỉ chưa nhìn thấy vật gì , thét lên một câu hỏi “Goke, goke” , “ Ở đâu, ở đâu vậy?” Con khỉ chúa quay đầu về phía đại đức nói “Ở đó, thấy chưa ?” Cố nhiên là ngôn ngữ của loài thú rất kỳ bí đối với người thường, nhưng đại đức thì hiểu rõ từng câu nói của chúng.
Sau khi báo động, con khỉ chúa dặn bầy khỉ đừng hấp tấp vội vàng, mà hảy cẩn thận tiến tới. Xong nó đi về phía cửa động nơi đại đức đang ngồi, Tâm nó bấn loạn , vừa sợ lại vừa tò mò, lo ngại cho sự an toàn của bầy tôi của nó đang ngóng trông phía sau, nhiều phút trôi qua . . . Nó cử nhảy truyền lên xuống mấy nhánh cây , theo lối của khỉ thường làm, trong khi đó đại đức dùng tâm quán sát hành uẩn tư tưởng của nó. Sau cùng nó trở lại bầy để báo tin an toàn, và thét lên tiếng “Goke” Tiến lên ! Không có gì nguya hiểm cả “ Theo lời đại đức thì cảnh tượng nầy vừa buồn cười lại vừa bi thảm, nếu chúng ta thấu hiểu ngôn ngữ của loài khỉ. Đối với người thường, tiếng thét của mổi con và của cả bầy khỉ, dầu ở giọng điệu nào cũng không có vẽ gí khác nhau , và do đó chẳng có nghĩa gì cả. Nhưng đối với đại đức , ngôn ngữ của loài khỉ phận biệt rõ ràng đích xác như ngôn ngữ loài người. Có sự khác nhau rõ rệt trong thinh âm phát ra, từ khi con khỉ đầu đàn nhận thấy đại đức ngồi và báo tin cho bầy bằng những tiếng kêu khọt khẹt của loài khỉ, nhưng đều có ý nghĩa Như : dừng lại, coi chừng nghe ! kế đó lại tiếng kêu khọt khẹt của bầy khỉ “cái gì đó ? “, “ Ở đâu vậy”. Con khỉ chúa đã trả lời : “có cái gì đằng đó có vẻ nguy hiểm “, Cả bầy khỉ thông tin chuyền với nhau rằng : “Có sự nguy hiểm đàng trước “. Khi ấy tiếng ồn ào vang dội chứng tỏ sự xúc động mạnh, con hỏi , con trả lời liền miệng, tiếng la hú inh õi, chẳng khác nào một nhóm người kinh nghi bị nạn, sợ diếng hồn. Con khỉ chúa bèn trấn an bầy khỉ bằng tiếng “Goke Gake, để ta đi xem lại lần nữa “ Sau khi trở lại, cẩn thận rình theo dõi con người và cử động của đại đức, nó chắc ý an toàn bèn gọi cả bầy khỉ : “Goke, goke, không nguy hiểm , tiến lên” . Rồi thì các con khỉ phía sau đều đổ xô một lượt tới chổ đại đức đang ngồi. Chúng nó nhảy lên nhảy xuống, nhìn đại đức một cách ngờ vực và hỏi lẩn nhau coi “nó “ là cái gì và tại sao “nó” lại ngồi nơi đây ? Phần nầy của câu chuyện được lập lại y theo lời kể của đại đức cho các đệ tử nghe, để cho đọc giả có một ý niệm xác đáng về mổi câu vấn đáp mổi lần của loài khỉ đều có ý nghĩa phân biệt rõ ràng. Và để nhấn mạnh rằng loài khỉ ngờ vực loài người đến bực nào, bởi vì chúng nó thường bị con người gài bẩy và ngược đãi từ bao lâu rồi.
Dòng tư tưởng tác động lên âm thanh mà loài thú phát ra để diển tả tư tưởng của nó, giống như ngôn ngữ của loài người thành lập do dòng ý thức, Những tiếng khọt khẹt chuyện trò, tiếng hét kinh hoàng và tiếng hú thê lương của chúng nó đều có ý nghĩa xác định, như những ngôn từ mà tất cả chúng nó hiểu biết rõ ràng, bởi vì chúng nó có thứ tiếng nói riêng của chúng nó, y như mổi quốc gia, dân tộc đều có thứ tiếng nói riêng của mình.
Không bao lâu lũ khỉ đi lại tự do, và không lưu ý tới “vật” mà chúng nó biết rằng sẻ không làm gì để hại chúng. Từ đó về sau chúng nó lẩn quẩn chung quanh vùng ấy rất tự nhiên. Và đại đức cũng không quan tâm mấy đến chúng , ai nấy đều có phận sự làm , không ai quấy nhiểu ai.
Quả thật, một kiểu “đồng sinh cộng tồn” như thế, tự nó là một nguồn tịnh lạc, khi mà mổi cá thể đều có quyền sống trật tự điều hòa với toàn thể còn lại, không mảy may ngò vực thù hằn. Thường thường thì người ta thấy rằng, trong khu rừng nào có vị Tỳ Khưu đầu đà cư ngụ , thì loài dã thú, lớn có nhỏ có, vẩn hay tập trung đông đảo chung quanh. Hình như chúng nó bị ánh sáng từ bi của vị ấy thâu hút, và giống như người chúng cũng mong có chổ nương tựa an toàn, chúng nó khác con người ở chổ còn khiếm khuyết một trí khôn tròn đủ, và do đó chỉ biết chiều theo cái bản năng sinh tồn, với cái tư tưởng kiếm vật thực và chổ trú ngụ thôi.
Vào một đêm, tự nhiên trong tâm đại đức phát sinh sự kinh cảm 14 mạnh mẽ phi thường, dến nổi đại đức xúc động rơi nước mắt. Khi ấy đại đức đang quán thân và tâm ngài rút vào trạng thái nhất điểm hoàn toàn.
Lúc bấy giờ mức sâu của sự xả ly đã đạt đến, và tâm an trụ trong trạng thái thanh tịnh vắng lặng gọi là “tánh không” 15 . Đối với cái tâm của đại đức lúc bấy giờ , tất cả thế giới đều tan biến mất hết. Sau đó đại đức xuất đại định và minh sát giáo pháp của đức Phật đã tuyên dương, giáo pháp giúp nhân loại tẩy trừ cấu uế phiền não khỏi tâm trong sáng thanh tịnh mà bị vô minh che lấp. Càng quán pháp Phật , càng thấy chổ cao sâu vi diệu của nó, và càng thấy sự vô minh của mình.
Những hoạt động thân thể như cách ăn uống, cách vệ sinh cũng phải dạy cho chúng ta khi còn nhỏ, chúng ta học và tập làm cho đúng, kể cả việc tắm rửa, ăn mặc và các việc sinh hoạt hằng ngày chúng ta cũng phải học để làm cho đúng, nếu không thì hậu quả không tốt sẻ xảy ra.
Cũng như vậy , rất cần thiết trong việc chăm sóc tâm của chúng ta, chúng ta cần phải được chỉ dẩn đúng đắn. Nếu tâm chúng ta không được tập luyện, học hỏi một cách đúng đắn thì chúng ta chắc chắn sẻ tạo những việc sai quấy, điều nầy đúng cho mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi , mọi dân tộc.
Người bình thường trong thế giới này giống như một đứa bé con, cần được dạy dổ chăm sóc dìu dắt , trước khi chúng có thể hi vọng phát triển đến mức trưởng thành. Phần lớn trong chúng ta chỉ trưởng thành về hình dáng bề ngoài, địa vị, tiền bạc, và tự ngã nhưng trí tuệ về con đường đúng đắn để mang lại hòa bình hạnh phúc thì chúng ta không trưởng thành chút nào, mà dường như chúng ta còn không thiết tha muốn học hỏi, truy tìm. Chính vì vậy mà chúng ta ở chổ nào, đi đâu củng gặp sự đau khổ. Đó là sự kinh cảm to tát đã phát sanh nơi đại đức một cách bất ngờ trong đêm ấy.

14. Saṃvega : có nghĩa là sự hòa lẩn nhiều cảm giác như sự tỉnh ngộ, nhận thức được sự khò dại của mình hoặc của người khác, sự vô vọng chán chường hoàn cảnh hiện tại, thỉnh thoảng đi đôi với sự thương xót kẻ khác. Cái Saṃvega nầy luôn luôn có đặc sắc làm phát triển trí tuệ không nhiều thì ít và phải nên phân biệt với sự sân hận hoặc thất vọng chán chường.
15. Tánh không Suññata : cái ý nghĩa hay đúng hơn cái nghĩa lý mà nó gợi ra trong trí của một người rán tìm hiểu nó bằng thuần lý hay đúng hơn bằng cách suy luận, và nó gọi ra trong tâm của một người khác đã chúng nghiệm được nó thì khác xa một trời một vực, đôi khi còn mâu thuẩn nhau nữa. Chúng tôi mong rằng đọc giả sẽ không phán đoán ý nghĩa của từ ngữ nầy, hoặc trên thật tế nhiều từ ngữ khác, chỉ tên căn bản biện chứng pháp và tự nghĩa pháp mà thôi. Vì thế sẻ bất lợi cho quí vị chớ phần tác giả hoặc dịch giả không thiệt thòi chi cả.

VỊ THIỀN SƯ CAO NIÊN TU THIỀN QUÁN

Dưới chân núi, ngay đường đi lên hang động Sarika, có một ngôi nhà biệt lập. có bảng đề là trung tâm Vipassanā (thiền minh sát ) , với một Tỳ khưu cao niên đang ở một mình trong đó. Một đêm nọ, chợt nghĩ về vị sư nầy, đại đức muốn biết vị Tỳ khưu ấy đang làm gì, ngài bèn hướng tâm mình đến vị ấy, tức khắc ngạc nghiên vì biết rằng : vị Ty khưu cao niên ấy đang sắp xếp chuyện nhà cho gia đình vị ấy, mãi lo âu về những biến cố đã xảy ra trong cái gia đình mà vị ấy từ bỏ khi xuất gia di tu. Đến khuya đại đức lại hướng dòng tâm thức của mình đến vị Tỳ khưu già ấy, và một lần nữa được biết rằng vị Tỳ Khưu ấy vẫn còn mãi mê toan tính việc gia đình.
Đến sáng sớm hôm sau đại đức lại thử đọc tư tưởng của vị ấy thì cũng như lần trước vị ấy không ngừng lo lắng về việc vị ấy có nên và không nên làm cho đám con, cháu. Tất cả đều là những phần việc của gia chủ trong thế tục không liên quan gì tới việc tu hành và phát triển thiền Minh sát.
Sáng hôm ấy , đại đức từ thạch đông xuống núi, đi vào làng khuất thực, và trên đường về ghé thăm vị sư già ấy. Và ngay lập tức đại đức hỏi vị sư ấy : “ Sư vẩn khẻo ? thầy đã tiến tới đâu trong cái chương trình xây cất một ngôi nhà mới và sắp đặt đồ đạt cho người vợ cũ và các con. Hình như có quá nhiều việc để cần tính toán và lo lắng, cho nên đêm qua ngài không ngủ nghỉ chút ít nào thì phải không ?".
Ngạc nhiên, vị sư già ấy với nụ cười gượng gạo hỏi “ Làm sao đại đức biết được như vậy ?”.
Đại đức đáp lại rằng :” Làm sao cũng chẳng làm sao, khi ngài biết rõ chuyện nầy hơn ai hết, bỡi vì ngài đã chú tâm vào đó suốt đêm qua , không có lúc nào nghỉ ngơi, ngay cả hiện giờ sư củng thích thú nghĩ về chuyện ấy, mà không có chánh niệm từ bỏ những ý nghĩ như vậy, phải không ? ”
Nghe nói trúng ngay tim đen của mình vì Tỳ Khưu tái mặt vừa thẹn, vừa sợ, vị ấy ấp a, ấp úng nói lầm thầm không rõ tiếng, như người bị mất hồn và có vẻ như sắp muốn xỉu. Thấy rằng mình vô tình đã làm tổn thương vị sư già ấy quá nhiều, đại đức bèn thay đổi đề tài trấn an vị ấy, và không bao lâu bèn từ già về thạch động.
Ba ngày sau, một thiện nam là người hộ độ thường xuyên của vị tỳ khưu cao niên lên đến thạch động, và đại đức hỏi thăm tin tức của vị sư ấy. Vị thiện nam ấy trả lời : ”Ngài ấy đã bỏ đi từ sáng hôm trước”. Ông ta nói mình có hỏi vị Tỳ Khưu ấy tại sao phải bỏ đi , thì vị ấy có trả lời rằng : “Đại đức Mân có thuyết cho ta nghe một thời pháp nghiêm trọng đến nổi ta muốn xỉu liền tại chổ. Nếu đại đức Mân còn thuyết nửa thì chắc có lẽ ta đã chết ngay chổ ấy rồi, như vậy thì còn gi nữa để ta ở chổ này, ta phải đi nơi khác “.Ông ta có hỏi bộ đại đức khiển trách ngài nặng nề lắm đến nổi ngài phải bỏ đi, thì vị ấy đáp rằng :" Không phải lời trách cứ nặng nề, nhưng những câu hỏi của đại đức còn hơn thế nửa" Ông ta có yêu cầu ngài cho biết Đại đức Mahn hỏi những gì mà nghiêm trọng như vậy, thì được đáp rằng " Xin đừng hỏi nữa, Ta thật sự rất xấu hổ, nếu kẻ khác biết được chắc ta chui xuống đất thôi, nhưng ta cho thí chủ biết một điều là : đại đức biết rõ những gì chúng ta nghĩ, người đời ai cũng có tư tưởng tốt xấu, ai mà kiểm soát nổi, nhưng khi ta biết đại đức Mân biết rõ tư tưởng người khác, thì làm sao ta ở chổ nầy nữa để làm phiền ngài với những tư tưởng không đúng pháp của ta? Ta phải đi đây”.
Vị thí chủ có nói :”Tại sao Đại đức Mân phải phiền vì những tư tưởng của người khác, lổi là người có tư tưởng không đúng pháp, nếu thế thì người đó nên thành tâm sửa đổi, đó là điều đại đức Mân mong muốn, ngài nên ở lại, vì những lời khuyên nhủ của đại đức rất có lợi, vì ngài sẻ phát triển được chánh niệm để mà giải quyết những vấn đề đó, ngài nghĩ thế nào?”
Vị ấy đáp:” Chánh niệm của ta giờ không đủ để lấn át nổi sợ khi nghĩ về Đại đức Mân , người biết rõ tư tưởng người khác, chẳng khác nào châu chấu đá xe, làm thế nào mà ta giữ được chánh niệm , ta phải rời khỏi chổ nầy “
Người cư sĩ nói với đại đức ông ta rất buồn lo cho vị sư già, và không cách nào giử vị sư ấy ở lại được, Vị sư đó có vẻ rất sợ. Cho đến người ta hỏi vị ấy định đi đâu, vị ấy trả lời là mình chỉ nghĩ đến việc rời bỏ chổ nầy mà thôi, còn việc sẻ tới đâu thì hiện giờ chưa biết trước được. Ông thiện nam nói mình có mượn một đứa bé tiển chân vị Tỳ Khưa trưởng lảo một quãng đường, nhưng cậu bé cũng chẳng biết vị Tỳ Khưu định đến nơi nào vì vị ấy từ chối không nói năng gì cả.
Nghe đến đây đại đức sanh lòng bất nhẫn, không dè rằng việc mình làm với thiện chí đã gây ra một ảnh hưởng trái ngược. Lúc đầu khi thấy tình trạng hoảng hốt của vị ấy ngài đã biết rằng hậu quả không tốt sẻ xảy ra, cho nên về sau đại đức không hướng tâm quán sát tâm của vị sư già ấy nữa, giờ thì đúng như vậy. Đại đức nói rằng ngài chuyện trò với vị sư ấy như người bạn đạo: có lúc vui vẻ, lúc nghiêm trang, không dè câu chuyện đó trở thành một vấn đề. thành ra giờ cái thiền viện không có sư trụ trì.
Trường hợp của vị Tỳ Khưu cao niên nầy đã dạy cho đại đức một bài học về cách tiếp xúc với những người mà đại đức gặp trong cuộc sống. Từ đó trở đi, đại đức không bao giờ trực tiếp phê bình tư tưởng của người khác, mà chỉ nêu lên một cách trung trung để cho đương sự tự mình sẻ nhận thức ẩn ý của đại đức và như thế , họ sẽ không bị tổn thương quá nặng. Cái tâm của người thường, không tu luyện, giống như một đứa bé mới tập đi. Chắc chắn là nó ngã tới ngã lui, xiêng qua xẹo lại. Người lớn phải giữ nó, chỉ phải canh chừng, đừng để nó bị tổn thương mà thôi, chớ không cấm dáng đi loạng choạng của nó bao giờ. Đối với một cái tâm kém mở mang thì cũng y như vậy, nó không thể nào không có lúc nghiêng ngữa giữa tư tưởng tốt và xấu. Đó là điều tự nhiên, do tập khí lâu đời.
Đại đức đã giác ngộ thêm nhiều chân lý mới trong khi trú ngụ tại thách động nầy, về cả hai mặt : chân lý về mặt trong và những chân lý ngoại diện vô giới hạn . Ngài thấy phấn khởi và thỏa thích trong việc tu hành , phó mặc thời gian trôi qua. Càng ngày càng thêm nhiều chân lý nội diện phát sinh lên cho đại đức, như mạch nước trên núi trong mùa mưa. Những buổi xế chiều quang tạnh, đại đức thung dung bách bộ trên con đường mòn quanh co, dưới những tàn cây mát rượi, một mình vui thú với phong cảnh tĩnh mịch hoang vu, đồng thời phát triển pháp thiền nội quán. Chiều mát, đại đức quay về thạch động, chung vui hội ngộ với các giống thú rừng tự do qua lại trong vùng đất phì nhiêu ấy. Trong bầu không khí thuận hòa, kỳ diệu, đường ai nấy đi, việc ai nấy lo, không có sự lo sợ nghi nan, nhìn nhau như thù địch, bởi vì mổi bên đều mặc ước chấp nhận điều kiện bất tương xâm phạm, không bên nào cố ý làm hại bên nào. Đại đức bảo rằng ngài rất hài lòng sống gần gũi giữa các thú rừng, ngài luôn luôn rãi tâm từ cho chúng nó. Chúng nó cũng đồng chung một cảnh ngộ thọ khổ sanh , già, bệnh, chết. Đại đức nghĩ như thế không mạng nào ưu đãi hơn mạng nào về phương diện nầy. Nhưng pháp Ba la mật thì khác nhau giữa người và thú, khác nhau giữa phước báo và tánh thiện. Và mức độ phước báo cũng sai biệt khác nhau trong loài người cũng như loài thú. Trong vài trường hợp, sự khác biệt nầy có thể phô bày ra một cách mâu thuẩn, trái ngược, có một số thú có nhiều phước báo hơn một số người. Nhưng do nơi quả báo tiền khiên mà chúng nó phải chịu một chướng nghiệp mà chúng nó phải tạm thời đau khổ chịu đội lốt súc sanh như vậy. Loài người cũng thế, tuy sanh làm người cao quí hơn nhưng họ sống một cách vất vả lầm than (không có thì giờ tu tập chân thiện mỹ, chẵng khác đời sống thú vậy bao nhiêu ). Đó là do nghiệp lực (Karma) mà người ấy đã tạo. Trong cách nầy, nghiệp lực xoay vần, không bao giờ chấm dứt, người thành thú, thú thành người là do những nghiệp chúng sanh ấy tác tạo ra. Do đó đại đức thường dạy chúng tôi rằng, chúng sanh, người hay thú, chỉ mang theo cái nghiệp thiện hay ác theo tâm mà thôi.
Cứ mổi xế trưa, đại đức quét sạch khoảng trống trước thạch động, và sau đó suốt buổi chiều tối ngài tiếp tục những nỗ lực trong việc thiền quán, ngài xen kẽ tọa thiền và đi kinh hành. Nhờ vậy đại đức đạt được một mức tiến vững chắc trong sự định tâm và mở trí, minh sát ngũ uẩn (Khandha) phân tích , dùng tuệ giải phẩu, phân tích , chứng thực ngũ uẩn trên căn bản của tam tướng của vạn pháp : Vô thường, Khổ , Vô ngã. Trong cách nầy Minh sát tuệ của đại đức ngày càng tiền triễn vững chắc.


CÁC THANH VĂN A LA HÁN THUYẾT PHÁP

Thỉnh thoảng, có những vị A la hán đệ tử của Phật dến thuyết pháp cho đại đức cái trong linh ảnh đại đức thấy trong khi tham thiền. Sau đây là đại ý của một huấn từ của một vị thanh văn A la hán:
Pháp đi kinh hành cần phải được gìn giữ cẩn thận bằng thân và ý. Chánh niệm cần phải được gắn chặt lên cái đề mục đã chọn. Nếu như quán bản chất của các uẩn (Khandhas) hay quán thân , hay chỉ đơn giản tập trung ý niệm vào một đề tài Phật pháp, thì đừng để tâm xao lãng, phóng tâm vì như thế chứng tõ thiếu khả năng tu tập, và không có khả năng tự quy hướng vào chính mình. Mổi cữ động trong sinh hoạt hằng ngày phải có chánh niệm, đừng để nó tiếp diễn như cử động của người mộng du, nghĩa là không có chánh niệm gìn giữ. Công việc trì bình khuất thực, thọ thực, hay việc đi vệ sinh : tất cả các việc bình thường đơn giản cũng phải noi theo nề nếp của bực thánh nhân đệ tử của Phật. Đừng để buông tuồng như một phàm nhân không tu luyện.
Luôn luôn noi theo phẩm hạnh của bậc sa môn (samaņa) sống với tâm bình đẳng, hiền hòa và yên tịnh. Trong mổi oai nghi của thân thể, đừng quên phát triển niệm và tuệ để phác giác tội lổi bị khuất lấp. Trong lúc thọ thực luôn quán xét tính bất tịnh của vật thực, đừng bao giờ để vị ngon của thức ăn hóa ra một thứ thuốc độc giết mòn tâm trí. Xác thân có thể mạnh mẻ do vật thực nuốt vào mà không quán tưởng, nhưng tâm thì đã bị nó làm suy yếu. Như vậy là tự hủy mình bằng cách làm giảm sự sống của tâm thức bằng việc nuôi thân có hại. Tất cả tai họa xảy ra là vì chánh niệm vắng mặt.
Một vị Sa môn thì không bao giờ làm tổn hại mình và người khác bằng những chất chứa phiền não (Kilesa). Bởi vì phiền não không những hại mình mà nó còn sanh sôi, lan rộng làm hại đến kẻ khác. Trên căn bản của pháp hành phạm hạnh tất cả tâm ô trược đều bị coi như là một hiểm họa thật tế. Nó như một ngọn lửa lớn thiêu rụi mọi thứ nó gặp. Đi, đứng, ngồi, nằm, cử động nói năng, sư chớ nên để thiếu sự kiểm soát của chánh niệm. Đây là thánh pháp, con đường mà tất cả các bực thánh nhân đã đi qua. Thiếu chánh niệm, hoặc sự tự chủ là thói quen do phiền não gây ra, mà từ đó tâm ý bất thiện nẩy sinh, tạo nghiệp , để mà ở mãi trong vòng tử sanh. Người có chí nguyện thoát khỏi vòng luân hồi thì phải xa lánh những điều tệ hại ấy, nó chỉ dẩn dắt sư đến vực sâu không đáy. Biến sư thành một kẻ không ai ưa thích đó là nhà sư xấu. Một vật thực xấu không ai thèm ăn, một cái nhà tồi tệ không ai muốn ở, một cái áo xấu xí không ai muốn mặc, ngay cả nhìn cũng không muốn. Mọi vật xấu đều bị mọi người chán ghét. Còn gì xấu hơn là một tâm xấu. Nhưng điều tệ hại hơn nhất là một vị sa môn xấu, đây thì làm nhức nhói tâm can của loài người củng như loài trời, và các hàng thánh nhân. Bởi vậy cho nên phải gắng sức làm một vị chân sa môn, phải vô cùng cẩn trọng gìn giử chánh niệm và sự tự chủ trong mọi lúc.
Trong mọi thứ trên đời mà người ta đánh giá, đề cao và quan tâm nhất thì chỉ có tâm là cao quí nhất. Thật sự tâm là một bảo tàng vô giá trong mọi thế giới . Hảy chăm sóc kỹ nó.
Để biết rõ bản chất thật sự của tâm nghĩa là phải giác ngộ được Pháp (Dhamma). Hiểu rõ tâm tức là hiểu rỏ Pháp. Khi mà tâm được nhận biết thì toàn thể Pháp được biết. Đó là Niết bàn.
Rõ ràng tâm là một kho tàng vô giá, không nên xem thường. Người bỏ luống cái tâm mình là người quên lãng việc mình sở hữu một kho tàng vô giá. Cho dù cả trăm ngàn lần tái sanh thì cũng chỉ là trăm ngàn lần chịu thiệt thòi. Nếu khi mà biết đó là một kho tàng vô giá thì chớ nên xao lãng, để mà sau nầy hối tiếc, đó là điều tránh được. Sư phải không khi nào để chuyện như vậy xảy ra.
Loài người là một loài có trí khôn, đừng tõ ra thiếu trí khôn, như thế sau nầy sẽ sanh vào loài mà không khi nào tìm thấy một chút nào sung sướng, an vui.
Cách cư xử, hành động của một vị sa môn trong mọi sinh hoạt đạo và đời phải là một tấm gương sáng cho mọi người khác trên thế giới noi theo. Việc làm phải trong sạch, không tỳ vết. Hành động phải chơn chánh và bình đẳng. Vậy, tự mình phải gắng hết sức mà tu tập công việc của một vị sa môn. Và phải luôn tăng trưởng, do đó bất cứ chổ nào cũng phải tu tập thích hợp.
Một sa môn mà thõa thích trong việc thực hành Giới (Sila ) Định (Samadhi ) Niệm (Sati) , Tuệ (Pađđa) và Tấn ( Viriya ) thì chắc chắn trở nên một bậc sa môn theo nghĩa thật của danh từ, ngay bây giờ hoặc trong thời cận lai.
Như thế là Pháp của người có sự tinh tấn, có sự kiên trì và nhẫn nại, có sự quyết định phấn đấu vì tôn chỉ an toàn và cao thượng. Đó là pháp của người đã tuyệt đối giải thoát khỏi được đau khổ, hết bị ràng buộc không còn ở dưới sự áp chế của bất cứ quyền lực nào. Đó là Pháp Phật, của đức Thế tôn bậc đã tuyệt đối tự do, bực thầy của Tam giới.
Giác ngộ được nghĩa lý của Pháp nầy. Sư sẽ giải thoát được khỏi phiền não, trong một thời gian ngắn. Ta truyền giao cho sư pháp nầy để sư quán xét suy tư cho thật kỹ càng. Và sư sẽ có kinh nghiệm về những huyền diệu của tâm, mà tâm hằng sẳn có.”
Sau khi dứt thời pháp, vị A La Hán từ biệt di. Đại đức duyệt lại bản huấn từ một cách kỹ lưỡng, suy tư về nhiều điểm khác nhau từng chi tiết một. Và ngày càng nhiều vị A La Hán khác nhau đến chỉ dạy đại đức . Tâm của đại đức càng phát triễn và kinh nghiệm được nhiều thêm chân lý với mãnh lực luôn luôn tăng tiến của ý chí và của niệm và tuệ.


ĐẮC QUẢ BẤT LAI

Theo lời đại đức kể , khi được nghe các thời pháp của các vị A La hán đệ tử của Phật, cũng giống như được nghe huấn từ của chính đức Phật thuyết ra, trên thực tế ngài chưa từng yết kiến đức Phật bao giờ. Đại đức thấm nhuần trong thiền duyệt, thế giới bên ngoài và ngay cả xác thân ngài tan biến mất. chỉ còn cái tâm tuyệt đối, tõa sáng rạng ngời của pháp. Chỉ khi nào xuất đại định, ngài mới biết mình còn mang một xác thân nặng nề , là điểm tập trung của 4 uẩn khác nương tựa kết dính nhau lại, mà tự bản thân mổi uẩn là một sự dày vò đau khổ.
Chính trong hang đá ấy , ngài đã tiếp kiến nhiều vị A La Hán đến viếng và được ban huấn từ. Đây là kinh nghiệm ngoại hạng so với bản kê những biến cố của đại đức ở những nơi khác. Chính trong hang động nấy mà đại đức đã thông suốt con dường đạo của bực Bất Lai (Anāgāmin) . Theo kinh điển nhà Phật thì : đến đạo quả A Na hàm thì loại bõ được năm phần kiết sữ : tức là hữu thân kiến (Sakkāya-diṭṭhi) hay tà kiến ngã chấp ; Hoài nghi (Vicikicchā) hay nghi ngờ, do dự ; Giới cấm thủ (Śīlabbata-parāmāsa) hay là cố chấp về các thứ dị đoan hành lể cúng kiến; Tham ái (Rāga ) hay nhục dục; và Sân hận (Paṭigha ) hay não hại. Bậc A Na hàm thì hoàn toàn không còn sanh làm người hay chúng sanh ở cõi có thân hình giả hợp bằng tứ đại : đất, nước, gió, và lữa. Nếu chưa đắc đạo quả A La Hán trong hiện đời thì vị Bất Lai, tùy theo trình độ tu tập cũa mỗi người , mà sẽ tái sanh vào trong một năm cõi trời sắc giới tối cao đó là : Vô phiền (Aviha), còn gọi là Quảng quả thiên là một trong 9 cõi của Tứ Thiền thiên; Vô nhiệt (Atappa) ở Tứ thiền thiên ; Thiện Kiến (Sudassi) ; Thiện Hiện (Sudassa) và Sắc cứu cánh (Akanittha ) cõi cuối cùng trong Tứ thiền thiên, mà sự khác nhau chỉ là một mức độ đặc biệt về sự vi tế hoặc thanh cao của riêng của mỗi cõi mà thôi.
Chỉ trong vòng các đệ tử thân tín , đại đức mới cho biết là ngài đã đắc đạo quả A Na Hàm ở trong thạch động ấy. Nhưng tôi, tác giả, quyết định ghi chép lại đây, trình bày cho đại chúng biết. Nếu sự phơi bày đây có gì không thích hợp , tôi hoàn toàn xin lãnh chịu phần trách nhiệm.
Một đêm nọ, bổng nhiên đại đức phát tâm đại bi, thương xót các bạn đồng đạo Tỳ Khưu một cách lạ thường. Đây là do nơi nhiều ấn chứng bất ngờ và đáng kể phát sanh trong giờ tham thiền, cứ lập đi lập lại trong nhiều đêm liên tiếp. Cái đêm mà đại đức tưởng nghĩ đến các Tỳ Khưu khác, đặc biệt đáng kể ở chổ trạng thái thiền định xâu xa khác thường, nhận biết được những việc làm ngu dốt của mình trong quá khứ mà rơi nước mắt. Đồng thời cũng rõ biết được những thành quả đạt được nhờ sự tinh tấn phấn đấu, nhận thức được cái ân đức xâu xa, lòng từ bi của đức Phật. Người đã chỉ dẫn con đường đạo Pháp cho chúng sanh, để họ có cơ hội thoát đi sự kiềm tõa trùng trùng điệp điệp của nghiệp lực (Karma). Những điều này có thể tóm gọn trong đoạn kinh Pháp Cú :” Chúng sanh có nghiệp là nơi sanh , và chỉ có nghiệp là vật sở hửu “.
Đại đức tự khuyến cáo rằng : Mặc dầu diệu pháp đa diện và đạo quả đã được thành tựu khả quan như thế, nhưng mức diệt khổ rốt ráo vẫn chưa đạt tới. Cần phải có sự tinh tấn mãnh liệt hơn và Niệm cùng Tuệ phải tiến triển cao hơn, phối hợp nhau để ngõ hầu đạt tới mục đích cuối cùng.


TỪ GIẢ THẠCH ĐỘNG SARIKA

Điều khiến cho đại đức nhẹ nhõm , thoải mái như là một phần thưởng dục lòng là chứng bịnh đau dạ dày kinh niên đã làm khổ đại đức bấy lâu đã trị tận gốc, nhờ hiệu năng trị liệu của Pháp. Từ đây về sau tâm của đại đức được thiết lập kiên cố, mặc dầu toàn thể phiền não chưa được loại trừ hẳn. Đại đức chẳng còn nghi ngờ chút nào cả về dường lối tu hành của mình. Vì nó có một sự tiến triễn rõ ràng chứ không trồi sụt như trước nữa. Đại đức đã chắc ý rõ rệt là mình không lý luận xuông hoặc còn mù mờ trong việc tu hành, và sự chấm dứt khổ hoàn toàn không còn xa nữa. Trong thời kỳ ấy, niệm và tuệ phát triển vững chắc đều đều , không có gì khó nhọc. Một dòng kiến thức về các đề tài nội tâm và ngoại cảnh, triền miên chảy qua tuệ nhãn của đại đức càng khiến cho đại đức vui thú bội phần trong pháp (Dhamma). Chính trong lúc ấy đại đức phát khởi tâm đại bi thương xót các Tỳ Khưu, mong muốn chia sẽ những kinh nghiệm và điều chứng ngộ mà mình đạt được. Vì lòng bi mẩn đại đức phải từ giả thạch động kỳ diệu ấy mà đi tìm những vị tỳ Khưu mà ngài biết trong buổi ban sơ hành đạo ở miền Đông bắc.
Vài ngày trước khi đại đức ra đi, một số thọ thần cùng với vị lãnh đạo đã qui y với đại đức từ mấy tháng trước, đồng đến bái kiến đại đức để nghe thuyết pháp. Sau thời pháp, đại đức báo cho họ biết tin là đại đức sắp phải từ biệt chốn nầy. Nghe vậy, các thọ thần đều đồng tình ngăn cản. Tất cả đều yêu cầu đại đức ở lại để ban bố hạnh phúc và thịnh vượng cho họ. Nhưng đại đức bảo rằng : Chính cái tinh thần trách nhiệm đã khiến đại đức đến đây và cũng cái tinh thần nầy thôi thúc đại đức phải ra đi. Rồi đại đức khuyên họ đừng nên bi thảm và tiếp lời rằng : có thể đại đức còn trở lại, khi có cơ hội. Dĩ nhiên là các thọ thần không thể cầm lòng trước cảnh biệt ly , vì họ kính phục và yêu mến ngài.


VUA SÃI NGÀI UPĀLI

Buổi tối , trước ngày từ giả thạch động, đại đức Mân nghĩ về đại đức Vua sãi Chao Khun Upāli ngụ chùa Boromaniwat ở Bangkok và muốn biết lúc ấy ngài đang làm gì, đại đức hướng tâm và phát dòng ý thức quán sát tâm của ngài Upāli, và tức khắc biết rằng : Ngài Upāli đang minh sát thập nhị nhân duyên. Đại đức bèn ghi nhớ ngày giờ lúc ấy, và về sau khi xuống kinh đô, đại đức hỏi lại ngài Upāli cho rõ sự thật. Nghe như vậy đức ngài Upali nhìn nhận là đúng và ngài hết sức hoan hỉ, bảo rằng : "Sư sao giỏi quá ! ta là một giáo sư mà còn chưa bì kịp tài sư. Sư làm cho ta đến phải hổ thẹn”.
Ngài cũng dạy thêm rằng :“ Đây là điều chúng ta nên mong gặp ở một vị đệ tử của đức Phật Thế tôn. Không phải tất cả trong chúng ta đều bất lực trong việc tu tập giáo pháp của đức Phật, mà đã có người gìn giử được chánh pháp của đức Thế tôn. Không để thời hiện đại nay làm con người lười biếng, tư tưởng chủ bại, yếu kém không còn khả năng đạt được mục đích tối thượng trong cuộc sống làm người. Sư đã xác đúng cái chân lý : Dhamma thì vô thời gian, không bị hạn chế bỡi thời gian và địa điểm. Nếu không thì chánh pháp sẽ không còn xuất hiện trên thế gian nầy nữa. Chính vì sự biếng nhác mà Pháp bị mai một trên thế gian. Bây giờ thật là phấn khởi, được đại đức Mân đích thân đứng ra làm gương mẩu vậy".
Đại đức thường được ngài Upāli khen ngợi. Đôi khi có những vấn đề nan giải , thì đức ngài cho người mời đại đức Mân đến làm cố vấn và giúp cho ý kiến. Một thời gian đại đức rời kinh đô Vọng Các, để đi lên những tỉnh đông bắc.
Trong những năm trước khi đại đức tới thạch động, ngài đã du hành qua xứ Miến Điện, rồi trở về Thái Lan, ngang qua tỉnh Chiang Mai. Sau đó, Đại đức vượt biên giới vào tỉnh Luang Phrabang ở vương quốc Lào, lưu ngụ nơi đây trong một thời gian, rồi đại đức lên đường trở về tỉnh Loei, nhập hạ ở chùa làng Ban khok , gần động Pha Pu. Mùa hạ năm sau an cư ở động Pha Bing cũng trong tỉnh ấy. Lúc ấy, những địa điểm nầy, còn là những vùng rừng núi hoang vu, có nhiều dã thú , làng mạc thưa thớt. Có khi đại đức đi suốt cả ngày đường mà không thấy được một xóm làng nào cả. Trong một địa phương hoang dã như vậy thì chắc là phải khổ thật , bởi vì phải ở lại đêm với tất cả dã thú chung quanh mình.


CỌP RỪNG

Đại đức thường kể cho đệ tử nghe vài câu chuyện gặp cọp của đại đức. Trong thời gian cư ngụ ở vương quốc Lào, có một lúc đại đức ẩn cư trong một nơi hẻo lánh gần núi. Nơi đó, thường có một con hùm lớn đến viếng. Nó thích chăm chú nhìn đại đức một cách tò mò, ở cách một khoảng xa, trong khi đại đức đang mãi miết đi kinh hành ban đêm. Nhưng nó không có dáng điệu nào tõ ra hung hãn, dể sợ cả, trừ ra thỉnh thoảng nó gầm rú lên khi quanh quẩn gần đó. Từ lâu đã quen cách sống trong rừng có nhiều dã thú, đại đức không lưu ý đến con cọp nhiều hơn là để ý đến công phu tinh tấn xả ly của mình.
Trong giai đoạn nầy, ngài có bạn đồng tu là một vị tỳ khưu cao tuổi hạ hơn pháp danh là Sitha cũng rất thích khu vực yên tĩnh nầy, miền núi dọc bờ sông Mekong, ngay sát biên giới Lào. Hai người tạm trú ở hai khu vực cách nhau cũng hơi xa và đi khuất thực hai làng khác nhau. Cùng thời với đại đức Mân, ngài cũng tiến bộ rất nhiều trong việc tham thiền.
Một đêm nọ, Con cọp lớn đến viếng đại đức Sitha khi vị ấy đang kinh hành, nó ngồi thu mình cách đường đi kinh hành khoảng 2 thước, ở giữa hai đầu đoạn đường đi kinh hành được dánh dấu bằng hai ngọn nến, để thấy lối đi. Cảm thấy điều gì khác thường, đại đức Sitha bèn liếc nhìn về phía bên đường kinh hành 16 thì thấy nó đang ngồi tại đó, đôi mắt sáng rực đang chăm chú nhìn thầy, nhưng đại đức Sitha không cảm thấy sợ, Thầy chỉ, đơn thuần nhìn nó giống như một con chó giử nhà, một con thú nhồi bông to lớn. Trong giây phút hai cặp mắt nhìn nhau xong , rồi thầy lại tiếp tục việc đi kinh hành ngang qua lại trước mặt con cọp, nhưng trong suốt thời gian đó thầy không có một phút nào sợ cả. Sau một lúc đi kinh hành vẩn thấy nó ngồi canh chừng, cảm thấy thương hại cho nó, thầy hướng tâm nghĩ về nó mà nói rằng : " Tại sao không đi nơi khác kiếm ăn, mà tại sao phải ngồi nhìn chừng ta ?" Khi Thầy vừa nghĩ như vậy thì con cọp gầm lên một tiếng chát tai vang rền khắp cả khu rừng. Thấy sự phản ứng nầy, Sư bèn đổi ý nghĩ như sau: " Chính vì lòng bi mẫn mà ta nghĩ như vậy, vì sợ nhà ngươi phải nhịn đói vì ngồi quá lâu, dầu sao ngươi cũng có miệng và bao tử cần đổ đầy như các loài khác, nếu nhà ngươi không cảm thấy đói , và muốn ngồi đây canh gác cho ta, thì tốt thôi, ta không ngại đâu". Thế là ông chúa sơn lâm không phản ứng gì nữa và tiếp tục ngồi yên nơi đó, trong khi thầy tiếp tục công việc đi kinh hành của mình và không để ý tới nó nữa. Một lúc sau, sư ngưng đi kinh hành lại chiếc giường tre gần đó ngồi nghỉ, xong đọc một thời kinh rồi ngồi thiền một lúc xong mới đi nằm ngũ. Suốt cả thời gian nầy con cọp vẫn ngồi như lúc ban đầu.
Nhưng lúc thức dậy khoảng 3 giờ sáng, để đi kinh hành thì sư không thấy con cọp nữa. Không biết nó đi từ lúc nào, và sau nầy cho đến khi rời khu vực nầy cũng không thấy nó.
Khi gặp đại đức Mân, thầy Sitha kể lại câu chuyện lạ nầy : Thầy vừa mới nghĩ kêu nó đi , thì nó gầm một tiếng lớn. Thầy còn nhớ lại là mặc dầu tâm thức không có một chút sợ nào nhưng lúc nghe tiếng gầm thì lông tóc trên người thầy dựng đứng cả lên và da đầu tê, thầy cảm tưởng như mình đang đội nón vậy. Nhưng chút sau thì hết, thầy lại tiếp tục việc đi kinh hành coi như không có gì xảy ra. Có lẽ có một chút sợ vi tế tiềm ẩn, mà lúc đó tâm thức thầy không nhận ra được.
Dù con cọp không trở lại viếng , nhưng thỉnh thoảng còn nghe tiếng gầm của nó vang dội. Dù vậy tâm đại đức không quan tâm đến nó nữa và an ổn trú tâm trong việc tu hành của mình.


XUỐNG NÚI ĐỘ ĐỜI

Lúc trước, trong buổi đầu, Ngài khởi đầu tu hạnh đầu đà ở tỉnh Nakhon Phanom, miền đông bắc Thái Lan, từ đó băng qua tỉnh Sakon Nakhon, tỉnh Udon Thani, tới Miến Điệm một thời gian xong trở về Thái Lan qua ngã Chiang Mai, trú một thời gian ngắn rồi lại qua Lào đến Luang Phrabang, rồi Vientaine. Sau đó trỡ lại Thái Lan xuống tỉnh Loei, rồi đi dần về phía nam xuống thủ đô Bangkok. An cư kiết hạ một mùa ở chùa Pathumwan, Sau đó thì lên trú ngụ tại thạch động Sarika nhiều năm trời cho tới đắc quả Bất Lai.
Trong thời ban đầu ngài thường du hành một mình, thỉnh thoảng ngài có bạn đồng hành nhưng chỉ trong một thời gian ngắn. Ngài lúc nào cũng đặt hết tâm trí vào việc giải thoát, cho nên thường sống tách biệt người khác. Và ngài thích đơn độc tu hạnh đầu đà. Chỉ sau khi đắc quả Bất Lai ở động Sarika , lúc đó ngài đã có chổ đứng vững chắc trong giáo pháp của Như Lai, và lòng bi mẩn khởi lên nên lấy việc hóa độ chúng sanh làm sự ưu tiên hàng đầu. Đây là nguyên nhân khiến ngài rời bỏ thạch động Sarika và du hành lại về phía Đông Bắc.
Lúc trước, đại đức cũng đã hướng dẫn một số Tỳ Khưu trên đường hành đạo, và phía Bắc có một nhóm lớn Tỳ khưu đầu đà.


16. Bề dài của đường đi kinh hành , cố nhiên là phụ thuộc vào nơi chốn. Đường ngắn nhất ,khi không có chổ trống thì không nên ngắn hơn 10 bước. Bề dài trung bình là 20 bước, còn dài nhất là 25-30 bước. Phương hướng là Đông -Tây được xem là tốt nhất, hoặc không hơn 45o (tức là Đông Bắc hay Tây Nam) cũng không cho phép. KHÔNG bao giờ đại đức Mân đi kinh hành theo hướng Bắc Nam, khi thấy đệ tử nào đi như vậy , thì ngài bảo thôi đừng làm thế nữa. Ắt là phải có lý do, vì đại đức có khả năng quan sát các pháp hành cổ sơ thời đức Phật. Đại đức chắc ý về phương pháp của mình nên dạy đệ tử hành theo. Y Tăng Già lê có thể khoát lên hoặc không trong lúc đi kinh hành. Điều nầy là tùy do xứ nóng hay lạnh. Trong khi đi hành giả không nên khoanh tay hoặc chấp tay sau lưng, hoặc đánh đồng xa (nghĩa là vung tay mạnh) nhưng phải chấp chéo phía trước mặt, tay phải trên tay trái, hai tay đều đặt dưới rốn. Tuy nhiên , không cần n phải đi mãi không lúc nào ngừng. Bao giờ sự minh sát trở nên xâu xa, hành giả có thể dừng chân trong giây lát, có thể tới cả giờ đồng hồ rồi đi lại tiếp. Cũng không nhất thiết phải đi trong bao lâu, một ngày, một đêm hay hàng giờ. Tùy do điều kiện sức khẻo vài tinh thần. Mục đích quan trọng là để phát triển minh sát tuệ. Nghĩa là phải có chánh niệm , bằng vắng mặt của chánh niệm thì sự đi sẽ trở thành tự động, như người máy.
Nên đại đức quyết định gặp lại những vị đó và các thiện nam tín nữ đã từng hộ trì các tăng. Khi trở về đại đức nhanh chóng được mọi người kính ngưỡng. Rất nhiều người phát tín tâm xuất gia, thực hành hạnh như ngài. Ngay cả có một số Thầy tuổi cao, hạ lớn được mọi người tôn kính là thầy A Xà Lê , dã tự ý bỏ hết danh vị mà đến xin thọ giáo với đại đức. Về sau đã phát triển nội tâm một cách vững chắc, và có đủ bản lảnh, tài năng mà hóa độ kẻ khác.
Trong nhóm đệ tử đầu tiên đáng nêu tên nhứt là đại đức Suwan , nguyên trụ trì chùa Aranyikawat trong quận Tha Bo tỉnh Nong Khai , đại đức Singh Khantayākhamo, trước trụ trì chùa Slawan trong tỉnh Nakhon Ratchasiam, đại đức Mahā Pin Paňňāphalo, trước trụ trì chùa Saddharam cũng trong tỉnh Nakhon Ratchasiam. Cả ba vị đại đức đều xuất thân từ tỉnh Ubon Ratchathani, đến nay đều tịch hết. quí vị là những đệ tử quan trọng đã đảm trách việc dạy dổ huấn luyện các Tỳ Khưu và cư sĩ , thay thế cho sư phụ mình là đại đức Mân Bhuridatta. Một số đệ tử của quí vị ấy còn sống đến hôm nay.
Trong ba vị kể trên, hai vị sau là hai anh em. hai vị đều có trình độ văn hóa cao. về sau, khi gặp đại đức hai vị đều hâm mộ pháp hành của ngài, bèn từ bỏ tánh tự ái, và trách nhiệm mà đến xin thọ học nên ngài. Về sau hai vị nầy đã giúp đại đức rất nhiều trong công trình dạy dỗ và rèn luyện thế hệ đến sau.
Thứ kế là đại đức Thet Therasangsī, hiện nay đại đức trụ trì chùa Hin Mak Peng, trong quận Sri Chiang Mai tỉnh Nong Khai, là đệ tử thâm niên của đại đức Mân , rất được tôn kính vì phẩm hạnh thanh cao, khiết bạch và được chư tăng, và thiện tín trong hầu hết mọi miền biết danh. Cách hành đạo của thầy thì uyển chuyển, đều đặn, tánh nết của thầy thì dịu dàng , khiêm cung, lời nói của đại đức thì nhu hòa truyền cảm cùng với dáng điệu thanh nhã đáng mến. Những đặc điểm như thế khiến người gặp ái một kính ngưỡng và khiến họ muốn tu hành để được như thế.
Có điều đáng lưu ý : Mổi vị đệ tử của đại đức Mân thì đều có những cá tánh đặc biệt, không ai giống ai, tuy nhiên đều làm cho người gặp kính ngưỡng muốn noi theo. Nhưng những điểm đặc sắc nầy chỉ có được khi nào thật sự hành trì mà thôi , vì cũng có kẻ bắt chước, không thật sự tu hành, thì gặp phải sự sân hận ác cảm của người chung quanh.
Đại đức Thet luôn luôn làm vừa lòng đẹp ý tất cả mọi người và cũng xứng hợp với phẩm hạnh của một nhà sư cần phải làm gương mẩu, điềm tĩnh, và hài hòa. Theo tôi ngài là một vị đệ tử của đại đức Manh đặc sắc nhất . Tôi đã biết ngài lâu rồi và luôn hằng kính ngưỡng.
Kế là đại đức Fan Ajāro, đại đức hiện ngụ tại chùa Udomsomphon, ở làng Na Hua Chang trong quận Pannanikhom thuộc tỉnh Sakhon Nakhon, đại đức được mọi người trong nước biết tới bởi cách tu hành và tánh tình. tâm từ của đại đức thì thật là quãng đại vô biên, xét theo sự giúp đỡ tinh thần cũng như vật chất.
Viên ngọc quí khác là đại đức Khao Anālyo, xin được nêu ở đây. Đại đức an cư trong chùa Tham Klong Phen trong quận Nong Bua Lamphu, tỉnh Udon Thani. Đại đức cũng có tiếng tăm không kém , về pháp hành phạm hạnh, và sự giác ngộ. Có lẽ đọc giả đã biết về ngài. Đại đức là một thiền sư tăm tiếng nhất thời nay, ngài luôn luôn thích sống độc cư và đáng là gương mẩu trong lối tu khổ hạnh và dũng cảm. Được xem là quán quân trong sự tinh tấn các chi của hạnh đầu đà. Bây giờ đại đức được 82 tuổi thọ, nhưng vẩn chưa cho phép mình giải dãi, giảm bớt sự tinh tấn. Có vài người đã hỏi tôi, vì tõ ý lo ngại cho sức khẻo của đại đức, tại sao ngài cứ tiếp tục tinh tấn mãi như vậy khi mà ngài đã thành tựu không có gì nữa để mà thành tựu thêm. Và Không hiểu tại sao ngài lại có năng lực như vậy. Khi gặp những ai hỏi tôi - tác giả , như vậy, tôi cố gắng giải thích như sau: "Một người mà đã hoàn toàn trừ được những nguyên nhân gây rắc rối - cái mà làm cạn nguồn sinh lực , làm cản trở sự tiến bộ, chúng không còn kiềm tõa tâm trí người đó trong sự mê mờ nữa. Trong khi phần lớn chúng ta tích lũy sự lười nhác lớn như ngọn núi cao, cản trở tầm nhìn của chúng ta. Ngay lúc chúng ta khởi sự cộng việc làm cao quí thì chúng ta lại sợ rằng chúng ta không đủ sức gặt hái được thành quả lớn lao. Chúng ta lại lo âu trước e rằng công việc quá khó nhọc. Nên cuối cùng chúng lại không hái được quả tốt lành mà phải trở về với giỏ không, đó là cái tâm ưu phiền, và lang thang với sự nghèo nàn khốn khổ, chính là sự thiếu tu tập tích lũy công đức. Lúc này chúng ta lại than van, trách cứ rằng chúng ta không may đã gặp nhiều sự khó khăn, cản trở. Đúng vậy chính sự biếng nhác đã làm hõng ta, gây trở ngại cho ta. Những ai đã xóa bỏ sự biếng nhác thì họ kiên gan bền trí trong lúc gặp khó khăn. Họ không bao giờ sợ công việc quá sức mình. Những người như vậy tâm họ thanh tịnh thấm nhuần Phật Pháp, không bị nhiễm ô, và luôn là những người gương mẩu trong loài người.”
Nêu trên đây là một trong số các đệ tử của đại đức Mân, mổi vị là một viên ngọc quí, bao giờ cũng đem lại sự phú túc và hạnh phúc đến cho những người có duyên thân cận , tiếp xúc với quí ngài.
Đại đức Mân đã dạy dỗ nhiều đời đệ tử, trong số đó có nhiều vị là thiền sư nổi tiếng, có khả năng tự tu và hường dẫn kẽ khác.
Đại đức đã đi giáo hóa và hướng dẫn bá tánh, gốm cả Tỳ Khưu và thiện tín trong nhiều vùng trong nước, khả năng thu phục giáo hóa được mọi người là do sụ thật chứng của ngài. Điềm mộng tiên tri của đại đức đã thực hiện được. Rất nhiều người đã hết sức vui thích và phấn khởi trong đường lối giáo hóa và thể thức hành đạo của ngài. Đại đức đã dạy cho người khác giáo pháp mà chính ngài giác ngộ - không có vấn đề luận thuyết trong cách giáo dục của ngài. Những gì đại đức đã thuyết dạy là những gì đại đức đã “tri”. Điều gì đại đức đã chỉ dạy cho người khác hành là đại đức đã hành. Như thế , là đại đức đã làm tròn ước nguyện khi rời thạch đông để đi giáo hóa chúng sanh .


CÁCH THỌ TRÌ HẠNH ĐẦU ĐÀ

Sau đây là các hạnh đầu đà mà đại đức khuyến khích các đệ tử nên thọ trì.
1. Đi trì bình khuất thực :
Đây là bổn phận hàng ngày cũa những Tỳ khưu và sa di đầu đà cần phải làm, trừ ngày nào cắc vị ấy quyết định không thọ thực. Trên đường đi vào làng các vị ấy phải luôn luôn thu thúc. Đây là cách tự chủ bằng hai pháp song song là niệm và tấn. Cái tâm không để cho sa ngã vì nư sự cám dổ bên ngoài chi phối, những sự cám dỗ nầy có thể lén chui vào mắt, tai , mũi, miệng , thân và ý của hành giả. Do đó vị ấy phải cẩn thận đề phòng trên đường đi và về, từng tác động cữ chỉ đều phải có chánh niệm quán sát. Quã thật đó là một lối biểu lộ của sự tinh tấn.
2. Chỉ ăn vật thực được cúng trong bát, từ khước vật thực dâng sau.
Thức ăn đặt vào bát , dầu ít hay nhiều, đều thích hợp cho việc nuôi sống thân , điều nầy rất tốt cho việc tri túc. Không cần phải thọ lảnh thêm vật dưng về sau khi đi khuất thực. Đó là sự đầu hàng của tánh tự khoan, (một bộ mặc khác của phiền não tham )là một thói quen sau càng lâu càng khó khắc phục. Pháp tri túc với bất cứ vật thực gì dâng vào bát là mục đích của chi đầu đà nầy. Lo âu, thèm muốn về thức ăn là đặc tánh cũa loài ngạ quỉ - Một loại chúng sanh bị hành hạ bỡi do chính nghiệp mình đã tạo, ngạ quỉ luôn luôn tìm cầu thức ăn thay vì pháp , và không khi nào thõa mãn được với thực phẩm kiếm được, luôn tìm kiếm để làm dầy bao tử. Chi đầu đà nầy là phương pháp hay để trị tánh tham ăn , suy nghĩ về thức ăn và những phiền não từ đó sinh ra.
3. Chỉ dộ mổi ngày một bửa ăn.
Chi nầy thích hợp nhất cho vị Tỳ khưu đầu đà chuyên chú về việc mở mang tâm trí, thiền định. Vì làm trút đi bớt gánh nặng của thức ăn vì những giờ khác không lo âu về bữa ăn nữa. Ngay cả chỉ ăn một bửa, Tỳ Khưu đầu đà chỉ nên ăn vừa sức chớ không nên ăn no vì như vậy sẽ gây sự hôn trầm thụy miên trong việc thiền định, và những ai thích hợp cho chi nầy sẻ gặt hái nhiều thành quà tốt trong việc tu tập.
Ngoài đời khi gặp bệnh thì tìm thuốc để chữa trị, khi gặp hiểm nguy, thế lực đe dọa thì kiếm cách bảo vệ cũng như vậy trong Phật pháp . Chi đầu đà nầy là phương thuốc hay cho ai bị bệnh tham ăm. Ngoài ra cũng là cách hay để trị cái tâm trạo cữ.
4. Chỉ thọ thực trong bát.
Chỉ ăn trong bát không cần chén các thứ vật dụng lỉnh kỉnh khác. Chi nầy thích hợp cho Tỳ Khưu đầu đà biết tri túc, và luôn lưu động, đến đâu cũng chỉ tạm rồi đi. Nó miễn cho vị ấy khỏi sự phiền phức phải mang theo những vật dụng khác. Mặt khác cũng tốt cho tâm xả ly, vì một món mang theo là phải quan tâm gìn giử. Mặc khác là các món trộn lẩn trong bát thì nhắc nhở vị Tỳ Khưu đặt tâm trí vào thức ăn đang thọ, mục đích của thức ăn là để duy trì sự sống, không nên bị lôi cuốn vào sự ưa thích, chán ghét vật thực, và quán tính “bất tịnh” của nó. Và chính đại đức đã đạt nhiều chân lý từ việc thực hành hạnh nầy, và ngài thọ trì chi nầy cho tới lúc mất. Trong cách nầy Tỳ Khưu đầu đà phải nên cẩn thận gìn giử chi nầy , vì có rất nhiều thành quả đặc biệt có được từ hạnh nầy, đây chính là điều đại đức Mân khuyên nhủ.
5. Mặc y Phấn tão.
Đây là chi đầu đà khác mà đại đức thọ trì một cách thành kính. Hạnh nầy chủ đích chính là phương pháp dẹp bỏ tâm tham về y đẹp và những vật đẹp bắt mắt. Thực hành hạnh nầy đòi hỏi Tỳ khưu đầu đà nhặt và thâu thập các miếng vải bị vứt bỏ dọc đường hay ở nghĩa địa. Dùng các miếng vải nầy để vá y hay ráp lại thành miếng lớn may Y, hay dùng làm khăn tắm , v.v. . .Có những lúc đại đức , được sự đồng ý của tang chủ , đã dùng vải liệm người chết . Đại đức khi gặp một miềng giẻ rách trên đường thì ngài nhặt mang về chổ ngụ, bất cứ là thứ vải gì, đem giặt sạch dùng nó để may vá y , hoặc dùng làm việc khác. Về sau, các thiện nam tín nữ biết hạnh nầy, họ dâng cúng vải cho ngài bằng cách cố ý để, vất trong bãi tha ma, hoặc trên đường đi khất thực của ngài, hoặc chung quanh chổ ngài trú ngụ. Do đó, ban đầu ngài chỉ nhặt vải bị vất bỏ , sau nầy ngài phải thuận duyên nhận vải được các thiện nam tín nữ cố ý đặt ở những nơi mà ngài đi qua. Như thể vậy ngài thọ trì chi nầy như vậy cho tới lúc mất.
Đại đức thường nhấn mạnh : Các thì Tỳ Khưu muốn sống an vui thì hảy nên xem mình như giẻ rách. Với thái độ tâm như thế, Vị ấy sẽ sống thoãi mái trong việc sinh hoạt hằng ngày, và việc tiếp xúc kẻ khác. Vị ấy dẹp bỏ được tánh cống cao ngã mạn vì ý nghĩa về đức hạnh của mình vì mình đang là Tỳ Khưu. Đức hạnh thật sự chính là sự từ bỏ cái vị kỷ của mình, chứ không phải là đề cao cái tự ngã.
Một vị Tỳ Khưu phải biết rõ quan hệ giữa mình và những đức hạnh mà mình muốn thành tựu. Hành giả phải có con mắt tinh tường để canh chừng sự đột nhập của chứng tự cao và đừng cho nó lấn át những đức hạnh mà mình đang tu tập. Hành giả phải tu tập thái độ dẹp trừ bản ngã, coi “mình” như miếng giẻ rách bị vất bỏ, tu tập cho thành thục để nó trở thành cá tánh thực chất của mình, và nó bền vững như đại địa. Do đó , vị ấy ấy không bị lay động trong những lời khen chê. Hơn nữa khi cái tâm hoàn toàn không còn tánh tự cao tự đại thì tâm đó thật sự điềm tĩnh. Đại đức, tin rằng hạnh mặc y phấn tão thật sự là cách tốt để làm suy yếu đi tánh coi mình là nhất, đã ăn sâu trong tâm thức.
6. Ngụ trong rừng.
Từ khi mới biết tu tập , ngài đã giác ngộ được lợi ích to lớn của hạng đầu đà nầy. Do đó đại đức đã hưởng được hạnh phúc của cảnh độc cư yên tịnh. Bốn phía chung quanh là phong cảnh thanh tu, đánh thức sự giác tỉnh. Trong khi đi, đứng, nằm, ngồi cảnh thanh tịnh khuyến khích, là trợ duyên cho chánh niệm. Nhờ không có sự ràng buộc , hoặc áp bức lên cái tâm, nên viển ảnh giải thoát hiện ra ngày càng thêm tõ rạng. Cảnh hoang vu, xa cách nhà cửa con người, chung quanh là dã thú, tạo nguồn cảm hứng cho tâm về việc giải thoát. Tâm như sẳn sàng, chực bay lên ra khỏi hố sâu của phiền não. Thật sự, thì phiền não vẩn nằm yên trong tâm, nhưng trong một cảnh trí như thế


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Dec 1 2011, 04:55 PM
Bài viết #4


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



quyền lực của tâm được gia tăng, nó có vẽ như đã dẹp trừ một số trăm, số ngàn phiền não .chỉ còn sót lại một ít thôi.
Sống sâu trong rừng, thì vị Tỳ khưu phát triển lòng từ bi đối với loài thú, hoặc hiền hoặc dữ, mà không sanh lòng sợ hay dững dưng. Hành giả giác ngộ rằng loài thú cũng như ta, cũng sanh già khổ, bệnh, chết . Loài người chúng ta chỉ hơn loài thú ở chổ biết thiện và ác. Nếu không thì chúng ta cũng chẳng hơn gì loài thú. Chúng ta gọi chúng là thú này, con kia, nhưng lại không biết chúng gọi ta là gì ? Ai mà biết được ? Có lẽ chúng gọi chúng ta là Chằn tinh ăn thịt (đây là lời đại đức nói), là bởi vì chúng ta thích thú trong việc hành hạ, và giết chúng làm thức ăn, hay chỉ để tiêu khiển. Ngay cả trong loài của chúng ta, con người cũng thường sân hận, ghen ghét nhau, hay quấy nhiễu và giết hại nhau. Hậu quả là bản năng của loài thú là cảnh giác đề phòng con người.
Do kinh nghiệm sống trong rừng, mà đại đức thường nói: sống trong rừng mang lại rất nhiều vô số dịp may cho hành giả minh sát tâm và cảnh, và sự liên hệ của nó. Ai mà muốn thoát khổ, thì khi sống trong rừng hành giả sẻ gặp rất nhiều nguồn cảm hứng, khích lệ cho việc giải thoát .
Không còn nghi ngờ gì nữa, rừng là một chiến trường thích hợp cho mọi tầng giác ngộ trong cuộc chiến nội tâm để dứt khổ. Bắt đầu từ chính Đức Phật, Thế Tôn của chúng ta mà sau nầy lời dạy đầu tiên của vị thầy tế độ cho vị tân Tỳ Khưu là hảy chọn cho mình một khu rừng thích hợp cho việc tu hành của mình.
Đại đức thọ trì đúng đắn chi đầu đà nầy cho tới lúc mất, trừ những lúc hoàn cảnh phải làm bớt đi .
7. Ngụ dưới tàng cây.
Là một chi trong hạnh đầu đà , rất gần giống như là sống trong rừng. Theo lời đại đức thì cái hôm ngài chuyển hóa được thế giới, đắc quả thì là lúc ngài đang ở dưới tàn cây, câu chuyện nầy sẽ được đề cập tới ở phần sau.
Cách sống mà duy nhất chỉ nhờ tàn cây làm mái che nắng, mưa, che chở thì đó là một cuộc sống nội tâm. Tâm luôn luôn ở tình trạng tập trung (có chánh niệm) và nổ lực xả ly được tăng cường.
Nhờ chánh niệm vững chắc vào Tứ Niệm Xứ : Thân, Thọ, Tâm, và pháp . Cùng với Tứ Diệu Đế : Khổ , Tập , Diệt và Đạo, cộng lại. Những yếu tố nầy là một sự bảo vệ vững chắc, hiệu quả nhất cho việc chiến đấu với phiền não. Vị Tăng nào muốn thật sự hiểu mình và tìm những cách tu an toàn đúng dắn, thì hảy tìm một nơi thích hợp và đề mục thiền quán thích hợp và gắng hết sức tu tập thì sẻ nhanh chóng đạt được kết quả. Kể từ Đức Phật, phép đầu đà ngụ ở dươi tàn cây là một nơi thích hợp cho việc thiền quán dẹp trừ phiền não.
8. Ở nơi mộ địa.
Là một phép tu khổ hạnh nhắc nhở Tăng cũng như cư sĩ không được giải đãi. Đa số trong chúng ta ít nghĩ về cái chết đang dần tới mình. Thật sự là chúng ta đăng từng chập đi dần tới sự chết. Chúng ta quên lãng, hay vô tình mà cách sống như thể thần chết không bao giờ dám đụng tới ta. Ai mà có khả năng làm được chuyện đó ?
Hảy nghĩ xem đã có bao nhiêu người sống bình thường đã bị đưa tới nghĩa trang ? Những thi thể nằm đầy trên các giàn hỏa, hoặc dưới những nấm mồ , trước đã là những người sống, nay phải im lặng riu ríu bị thần chết dẩn đi, không thể kháng cự được, chúng ta rồi cũng sẻ y như vậy.
Hành giả phải nên tự dạy mình bằng cách viếng thăm nghĩa địa, để quán xét cái khổ của cái chết và sự thật nằm trong sự tử sanh .
Hành giả nào mà thường xuyên thăm mộ địa – nghĩa địa bên ngoài thân và nghĩa địa bên trong trong thân, thì sẻ nhanh chóng làm suy giảm cái kiêu hảnh là ta còn trẻ, còn mạnh khẽo , còn sung túc. Hành giả ấy sẻ không bị sự cống cao ngã mạn che lấp, có khuynh hướng nhìn thấy lổi mình và lo sữa đổi, hơn là tìm thấy lổi người khác, và vạch trần ra với ác ý. Việc nầy phần đông người đời có thói quen tích lũy, nó chỉ làm tăng số dự trử những điều ác của mình mà thôi. Bất hạnh thay, nó là bịnh nan y, khó chửa nhất , nhưng lại dễ lây.
Nghĩa địa là nơi họp mặt đông đủ lớn nhất của dân chúng, bất luận tuổi tác, giai cấp, địa vị và quốc tịch, không ai có phương tiện để vượt qua khỏi nó, thoát khỏi sự kềm tõa của Ma vương, thần chết, trừ ra hành theo chánh đạo của đức Phật và chư Thanh Văn đệ tử đã hành. Nhưng việc nầy không thể thiếu sự học hỏi sâu rộng thông suốt trong “trường đại học” sanh, lão , bịnh, tử , như chính đức Phật và các thánh đệ tử của ngài đã từng học qua. Nếu chỉ tới đại học đường nầy khi sắp bỏ hơi thở cuối cùng thì đã quá trể , chỉ còn có hai sự chọn lựa là thiêu hay đem chôn mà thôi. Việc giử giới, tạo công đức, hay tu thiền thì không cách nào làm được nữa.
Đại đức Mân biết rõ sự lợi lạc của việc đi thăm nghịa địa . Là nơi rèn tập cho sự can đảm dám nhìn ngay vào những chân lý. Đại đức thường khuyến khích sự viếng thăm mộ địa , cả bên ngoài lẫn bên trong.
Một trong những đệ tử của ngài rất sợ ma, mà cũng anh dũng gắng sức theo gương Thầy. Người ta không nghĩ rằng người Tu sợ ma, cũng như Phật pháp mà sợ pháp thế tục. Nhưng có một vị Tăng đã sợ ma.




CHUYệN Vị TỲ KHƯU SỢ MA

Câu chuyện sau đây , do chính đại đức Mân kể lại:
Có một vị Tăng trên đường vân du hành dạo, một hôm vào xế chiều tới một khu làng, hỏi thăm dân địa phương nhờ chỉ dùm một cánh rừng thích hợp gần đó. Người ta đưa vị ấy tới chổ ngụ, nhưng không cho biết rằng chổ ấy giáp ranh với một nghĩa địa. Đêm đầu tiên vị Tỳ Khưu ấy nghỉ rất yên tịnh. Nhưng ngay ngày hôm sau, vị ấy thấy dân làng khiêng một tử thi đi ngang qua đó. Một lát sau, họ thiêu xác chết trên giàn hỏa, cách độ không xa, và trong tầm nhìn của vị Tỳ Khưu ấy. Lúc mới thấy chiếc quan tài khiêng ngang qua vị ấy đã thấy khó chịu bất an rồi. Nhưng nghĩ rằng họ đem đi nơi khác. Nay biết được chổ ở của mình là ngay sát nghĩa địa, và tận mắt thấy người chết bị đem thiêu, thì vị ấy lại càng bất an, lo sợ. Sợ đến nổi vị ấy gần như nghẹt thở và điếng người như là sắp chết vậy. Câu chuyện nầy được kể lại nơi đây ngõ hầu cho chúng ta thấy ban đầu nỗi sợ của vị ấy to lớn như thế nào, và cuối cùng vị ấy trở nên can đảm như sao. Do đó, nó có thể là một bài học cho những người “đồng cảnh ngộ”
Khi dân làng ra về hết, vị Tỳ khưu ở lại một mình bị cái sợ ám ảnh dày vò. Phép tụng kinh, phép tham thiền cũng chẳng giúp cho vị ấy bớt sợ được mảy may nào . Mổi khi nhắm mắt là vị ấy thấy hiện ra một hàng dãi những bóng ma diễn hành , kéo đến thăm mình . Lủ ma đông vô số kể, luôn luôn có những bộ mặt lạ hiện trong tâm ảnh của vị ấy. Khiến cho vị Tỳ Khưu kinh hoàng, khiếp vía.
Từ lúc xuất gia tời giờ vị ấy chưa bao giờ kinh nghiệm, mục kích những hình ảnh ma quái lâu trong tâm như vậy. Nhưng cũng còn chánh niệm mà nghĩ rằng : Cái cảnh ma diễn hành, là do trí tưởng tưởng của ta tạo ra, chỉ là hư vọng mà thôi.
Một vị Tỳ Khưu đầu đà thường có tiếng là vô úy, dám đương đầu với thần chết và các hiểm họa khác, nên vị ấy lại nghĩ rằng : “Mình là một trong số các sư đầu đà, tại sao mình lại sợ ma một cách đáng hổ thẹn như vậy chứ ? Thật là không xứng danh là một Tỳ Khưu. Làm nhơ danh các vị Tỳ Khưu đầu đà khác. Tại sao ta lại hành xử như vậy ? Thật là xấu hổ.”
Được khích lệ bởi những đức hạnh của một Tỳ Khưu đầu đà, vị ấy nhất định buộc mình đối đầu với cái sợ. Hình ảnh cái xác bị thiêu rụi làm cho kinh hoàng, nên vị ấy đắp y định đi tới chổ thiêu xác, mà từ xa đã thấy tàn lữa chập chờn. Nhưng chỉ đi vài bước rồi hai chân của vị ấy như bị dính chặt vào đất, tim của vị ấy đập rầm rầm như sấm nổ, và mình vị ấy toát ra mồ hôi như tắm, như đang ở giữa trưa hè. Thấy không xong, Vị ấy vội rảo bước nhanh, không cho phép mình đứng lại nữa. Việc nầy bắt buộc hành giả phải có một mức độ tập trung cao độ để thắng phục sự run rẩy của thân và tâm.
Tuy run rẩy từng bước vì sợ nhưng vị ấy cũng đến gần cái thây đã bị thiêu cháy. Tưởng đã hết sợ, nhưng cái sợ tiềm ẩn đã làm vị ấy muốn sỉu ngay tại chổ. Quá sợ đến muốn bỏ chạy, nhưng một lần nữa vị ấy còn làm chủ được tâm ,và can đảm nhìn lên cái xác bị thiêu rụi. Khi thấy cái xương xọ cháy trắng xóa vì bị lửa táp từ lâu, vị ấy cảm như mình sắp ngã ra chết giấc ngay khi ấy.
Nhưng đến phút cuối mãnh lực của ý chí đến tiếp cứu vị ấy. Vị Tỳ Khưu ấy đè nén nỗi sợ hãi, ngồi xuống đối diện với cái tử thi, lấy đó làm đề mục cho sự tham thiền. Vị ấy bắt cái tâm đang hồi hộp phải tụng bài kệ như sau : Ta đây sẳn sàng chịu chết giống như tử thi nầy. Tai sao ta lại sợ nó ? Ta đây cuối cùng rối cũng phải chết, thì tại sao ta lại sợ một xác chết.?
Lập đi lập lại nhiều lần, bài kệ trên , thì chợt nghe tiếng động, như tiếng chân khi bước khi dừng, dường như đang chuẩn bị tấn công, vị Tỳ Khưu ấy suy tưởng như vậy. Lúc nầy, không còn tham thiền gì nữa, cái sợ đã đến mức tận cùng chỉ muốn đứng dậy bỏ chạy la cầu cứu. Nhưng vị ấy còn do dự lắng nghe, lúc nầy tiếng chân rất gần , chực bỏ chạy nhưng lại nghe tiếng nhai lớn kêu rột rột, Trí tường tượng của vị ấy nghĩ rằng : “Ma quỉ gì đang nhai ăn quanh đây ? chắc chút nữa , nó sẻ nhai đầu của ta.” Chẵng thể chịu đựng được nữa , vị ấy quyết định mở mắt nhìn nếu gặp ma quỉ thì nhanh chân chạy thoát, vì còn giử được mạng sống để sau này tinh tấn tu hành. Tâm nghĩ , thân hành theo, vị ấy mở mắt quay nhìn về phía tiếng động thì đó là con chó trong làng đang ăn những thức ăn bày cúng cho người chết. Thì ra là tiếng nhai, nuốt của con chó giống như tiếng nhai nuốt của quỉ trong trí tưởng tưởng của vị ấy. Nhận thấy điều đó, vị ấy chợt cười cho sự ngu sợ của mình.
Quay nhìn con chó, nó đang ăn một cách say sưa không để ý gì chung quanh. Con chó đã dạy cho vị ấy một bài học quí giá. Vị Tỳ Khưu rất xấu hổ về tính nhát sợ của mình. “ Bất chấp quyết định đối diện với cái sợ, nhưng khi nghe tiếng chó đi tìm ăn thì ta đã sợ mất hồn, may thay ta còn một chút chánh niệm để quán sét nguyên nhân của cái sợ . Nếu không ta đã bỏ chạy như kẻ điên, kêu la cầu cứu. Thật là một điều hổ thẹn. Ta thật không xứng đáng mặc áo vàng, Y của những đệ tử của Như Lai, những bậc chiến sĩ gan dạ kiên cường mà không có ai trên thế giới bì kịp. Làm thế nào đây để chuộc lại lổi lầm nầy. Không có Tăng nào tệ hại như mình. Thật là điều xấu hổ cho Tăng đoàn.” Tự khiển trách như vậy, và vị ấy quyết định lập nguyện như sau :
“Ta nguyện ở nơi đây cho tới lúc nào hàng phục được tính sợ ma của ta. Nếu ta phải chết trước, thì hảy như vậy. Nếu sống mà không chiến thắng được nổi sợ nầy thi còn đáng sống chi nữa. Sống chỉ làm ô nhục cho Phật giáo mà thôi, chỉ làm tấm gương xấu cho kẻ vô dụng mà thôi”.
Sau khi thệ nguyện như vậy, vị Tỳ Khưu ấy ở ngay tại nghĩa địa, ngày đêm quán tử thi và so sánh xác tử thi với xác thân mình. Biết rằng thân thể ai cũng cùng cấu tạo bởi Tứ dại, Khi tâm thức còn thì tứ đại được duy trì, tâm thức rời khi tứ đại tan rã.
Khi nghĩ về sự kiện tưởng chó ra ma, vị ấy nghỉ : “Kinh Phật thường nói Tưởng là một nhà ảo thuật đại tài, giờ đây ta mới thật sự biết được, mới biết sự hôi thối của cái thân đang chết nầy. Tánh sợ ma của ta chỉ là sự lừa đảo của Tưởng mà thôi (Saddhā ) . Từ giờ trở đi Tưởng sẻ không lừa được ta nữa . Ta sẻ ở nơi đây khi nào tưởng bị tiêu diệt và được chôn nơi đây. Giờ đây là công việc chính của ta.”
Từ đó trở đi, lúc nào ý tưởng sợ ma nổi dậy, vị đó trực diện đối dầu với nó. Và từ chổ sợ ma vị ấy chuyễn thành một bài học Pháp lợi lạc lớn.

9. Chỉ mặc Ba Y.
Đây là một trong những hạnh đầu đà. Đại đức Mân nghiêm trì hạnh nầy cho tới lúc già . Chỉ khi sức khẻo suy kém, ngài mới giảm bớt việc hành trì hạnh nầy. Thuở đó, Vị Tỳ Khưu đầu đà ít khi ở lâu một chổ , trừ khi an cư kiết hạ trong 3 tháng mùa mưa. Do việc du hành bằng cách đi bộ cho nên Tỳ Khưu chỉ mang những vật dụng cần thiết thôi, và tự mình phải mang, cho nên không vị nào mang nhiều đồ , khi gặp ai cúng dường vật dụng các vị đó cho các vị tăng khác.
Cái đẹp của vị Tỳ Khưu đầu đà là sống đơn giản và hành trì nghiêm mật. Khi đại đức mất, ngài chỉ để lại tám thứ cần thiết cho vị Tăng đầu đà : Tam Y, bình bát, dây lưng, dao cạo, kim và đồ lọc nước. Lúc sống thì ngài sống vương giả trong cái nghèo của vị Tỳ Khưu, lúc chết ra đi không có bất cứ một sự gắn bó, quyến luyến nào cả. Loài trời , người thường ca ngợi những vị Tăng như vậy : sống trong sự nghèo nàn cao quí, và không có sự ràng buộc của những việc thế gian.
Ngài cẩn thận trì hạnh nầy rất điêu luyện và thành thạo mà đời nầy khó thấy ai thực hiện được. Ngài cũng rõ ràng trình bày quan điểm của mình đối với ai muốn theo học nơi ngài là phải sống một cuộc sống khổ hạnh. Ngài thường chỉ dẩn các đệ tử tới những nơi hoang vu, đáng sợ như các khu rừng rậm, núi cao, hang động, gò hoang, ... .
Trên đường du hóa, khi ngài ở đâu một thời gian ngắn, là như thõi nam châm, một số lớn Tỳ Khưu tự động tới ở với ngài. Thường thì ngài thành lập một tự viện tạm thời ở trong rừng cho khoảng 60 tơi 70 vị Tỳ Khưu , nếu số đông hơn thì ngài chỉ định thành lập một tự viện khác cũng ở trong rừng cách khoảng khá xa, vì theo ngài đông quá sẽ không tốt cho việc tu tập, nhưng cũng không xa quá vì khi cần các đệ tử có thể dể dàng tới hỏi ý kiến, học hỏi nơi ngài khi gặp vấn đề nan giải.
Vào những ngày Bố Tát (ngày Phát Lồ sám hối), khi giới được tụng xong thì ngài nói pháp và trả lời thắc mắc cho các đệ tử trong việc tu hành. Cho tới khi không còn ai hỏi nữa mới thôi. Rồi thì ai nấy trở về trụ xứ của mình.
Đôi khi có một số đông Tỳ Khưu ở với ngài, tuy vậy họ rất hòa hợp, vì ai cũng đã chuẫn bị thực hành theo những điều ngài chỉ dạy. Chỉ thấy đông lúc thọ thực, còn các thời khác thì tu viện vắng vẻ không thấy ai, vì các Tỳ Khưu ai nấy đều về chổ ngụ trong rừng của mình.
Ngài thường tập họp chúng lại vào buổi tối để giảng pháp. Lúc đó thì chỉ có tiếng ngài ban pháp cho đệ tử , họ chăm chú lắng nghe, Pháp được chuyền từ Thầy vào trò, các đệ tử hoan lạc nghe pháp như đang uống nước cam lộ quí hiếm. Ngoài các Tỳ Khưu đầu đà , đôi khi còn có các vị trời xuống nghe pháp.
Ngài chăm lo hướng dẩn tinh thần của đệ tử đúng nghĩa là một vị Thầy, cho nên các đệ tử kính ngưỡng ngài : Họ coi ngài là mạch sống của đời sống tu hành của họ. Họ có thể chết vì ngài. Gương ngài A Nan Đà (Ananda) là một thí dụ cho việc tín tâm của đệ tử vào người Thầy : Ngài đã chạy ra chặn ngang đứng giữa Đức phật và con voi say mà Đề Bà Đạt Đa thả ra để hại đức Phật.
Khi đại đức khuyên đệ tử làm điều gì thì họ thi hành ngay, như bảo ai đi đến hang động, khu rừng đó thực tập thì họ không có chút sợ , hay lo âu vì sự nguy hiểm ở chổ lạ mà họ vui vẻ thi hành, tin tưởng rằng họ sẻ tiến bộ khi tu tập tại đó.


TẬP QUÁN, DỊ ĐOAN, PHONG TỤC ĐỊA PHƯƠNG

Thuở ban đầu , khi đại đức Sao và đại đức Mân đi hành đạo ở miền đông bắc, để chỉ dạy cho dân chúng bỏ ác làm lành, tin vào nhân quả, thì tục thờ cúng quỉ thần rất thịnh hành ở đó.
Bất cứ công việc gì cũng đều coi ngày tốt, dù là gieo mạ, làm vườn, xây nhà, xây chòi, .. . Họ phải cúng kiến thần linh trước khi bắt đầu công việc . Khi bệnh thì họ đi thầy phù thủy để trừ tà. Ngay cả khi ho, hỉ nũi, thầy phù thủy cũng sẻ phán rằng: người đó xâm phạm vị thần đó, ma đó nên phải cúng để chữa bệnh. Nếu sau khi cúng mà vẩn chưa khỏi thì cũng không sao, vì khi thầy nói khỏi là dân chúng tin , người bệnh cũng cảm thấy khẻo, nên thời đó người bệnh và Y sĩ khôn hơn bây giờ : Lời của Thầy bùa nói là chắc, người bệnh tin ngay không có nghi ngờ, khỏi cần phải tìm phương thuốc khác.
Khi đại đức Sao và đại đức Mân qua các vùng đó giảng pháp, và những chân lý cho dân chúng thì dần dần phong tục thầy bùa chửa bệnh, tập tục thờ cúng thần linh củng giảm dần. Ngày nay thì hầu như không còn nữa. Nếu có chỉ còn có một số nhỏ rãi rác mà thôi. Phần lớn đều qui y Tam bảo, phần lớn đó cũng là nhờ sự giáo hóa của hai vị đại đức.
Khi đi hoằng pháp dân chúng hỏi đặt nhiều câu hỏi, tuy nhiên tôi chỉ nhớ các câu hỏi sau, nếu có gì không đúng là tại vì thời gian tôi không nhớ chính xác từng lời của ngài nói, vì khi ngay cả khi nhớ lại chính lời của tôi còn đôi khi không chính xác. Thí dụ câu hỏi : “Ma có thiệt không ?” thì ngài trả lời : “ Nếu có gì thật sự hiện hửu trong thế giới , là ma hay gì đi nữa, thì nó thật có cho dù người ta có tin hay không đi nữa , nó vẩn hiện hửu. Và đều chịu chi phối theo qui luật tự nhiên của nó. Đặc tánh của nó không phụ thuộc vào điều người ta có tin hay là không. Nguyên lý nầy áp dụng cho mọi sự việc. Trở lại vấn đề ma quỉ, thì vấn đề mà có người hoài nghi, có người tin. Khi tin thì khi nghe có ma thì làm cho người ta sợ hải, đau khổ. Thường thì những ai không sợ thì không khổ về việc nầy. Đa số thì ma quỉ phần lớn là do tưởng tượng của người ta. Cho nên có hay không, ngay cả bây giờ tôi nói có , thì cũng không đủ chứng cớ để làm cho người hoài nghi tin là có. Bởi vì người ta thường có thói quen không chấp nhận sự thật. Nếu có ai bị bắt tại trận trong việc làm sai quấy thì họ vẩn cãi chối. Hiếm có ai nhìn nhận sự thật. Nói chung người ta thường có cố tật nầy.”
Khi hỏi : Con người từ đâu tới ? Thì ngài trả lời :”Con người ai cũng cần có cha, mẹ mà sinh ra, không ai kỳ diệu sinh ra từ ngọn cây. Hiển nhiên chúng ta ai cũng có cha me sanh ra và được nuôi lớn lên. Nếu như tôi nói rằng con người sanh là do vô minh và chấp hửu. Người ta hoàn toàn không biết rõ vô minh hay chấp thủ là gì, dĩ nhiên chỉ trừ những bậc A La Hán. Vấn đề là chổ không ai thật tình muốn hiểu rõ câu hỏi nầy. Cho nên tôi chỉ nói gọn là chúng ta do cha mẹ sinh ra. Có thể có người phê bình là tôi nói ngắn ngọn bình thường, nhưng rất khó mà nói sự thật cho người mà hỏi cho có lệ chớ chẵng thật tâm nuốn tìm hiểu. Đức Phật Thế Tôn có dạy con người và thú dều do : vô minh duyên hành . . . . Hữu duyên sanh . . . “ Khi sanh chấm dứt thì mọi đau khổ cũng theo đó mà chấm dứt. Các điều kiện nầy vốn có trong tâm của mổi một người còn phiền não. Khi mà sự thật được chấp nhận thì các vị sẽ thấy rõ các nhân duyên chính là điều dẫn dắt chúng sanh làm người hay làm thú trong thế giới nầy. Nguyên nhân chính là Vô minh (Avijjā ) và lòng khao khát , thèm muốn, mà không bao giờ thõa mản được. Mặc dầu chúng ta chưa chết nhưng chúng ta cũng đã tìm một nơi khác để sanh vào và tiếp tục “sống”, đây là điều mà dẫn dắt loài hữa tình luân hồi, làm người làm thú để mà sống khổ. Ai mà muốn biết sự thật thì hảy nhìn vào tâm mình, cái tâm đầy dẫy những loại phiền não đang điên cuồng tìm sự sanh và sống. Chắc chắn người đó sẻ thấy câu trả lời mà không cần phải hỏi ai. Câu hỏi như vậy chỉ phô bày mức độ của vô minh."
Và câu hỏi :”Cái gì gây sự luyến ái giữa nam và nữ, ngay cả trong loài thú cũng vậy, mà không cần ai chỉ dạy ?”. Đại đức trả lời :” Rāgatanhā , lòng đam mê ái dục thì không có ở trong sách vở giáo khoa, hay được nhà trường dạy, mà nó có trong tất cả nam, nữ : một nhân khó trừ, vô tàm, vô quý. Gây cho người ta làm những điều xấu xa, thô tục mà tự họ không biết. Tham luyến ái dục thì ở trong mọi loài nam , nữ , bất kể sang nghèo, thượng lưu , hạ lưu, người hay thú. Nếu nó mạnh thì sẻ gây đại họa cho thế giới . Khi mà tâm chúng ta không đủ sức kềm hảm tánh buông lung của nó thì giống như cơn lũ lụt cuốn trôi tàn phá những gì nó băng ngang. Cái nhân đó luôn tăng trưởng trong loài hữu tình bởi vì nó luôn nhận sự bồi bổ , và cũng cố. Chúng ta ai cũng biết rằng sự tai hại của nạn lũ lụt, nhưng không ai quan tâm tới cái nạn lũ lụt của lòng ái dục nam nữ . Nó tàn phá những cái cao quí của tâm mà ta xây dựng và phát triển. Nó là nguyên nhân chính cho tình trạng xuống dốc của chúng ta. Nếu như không rõ đây là nguyên nhân chính thì chúng ta thật sự sẻ khó mà có sự thõa mản.”
Từ câu hỏi là nguyên nhân sự hấp dẫn giữa nam và nữ thì ngài trong trả lời ngài đã cho biết thêm cái sự tai hại của nó gây ra qua vấn đề yêu thương nghen nghét. Ngài trả lời rằng : Ái dục làm cho giống nam, nữ, hai loài thích nhau, và tìm đến nhau - đây là điều tự nhiên (vì trong loài hữu tình ở cõi Dục nầy đã có nhân mạnh mẽ nầy) Không có cái gì khác. Ái dục sẻ dùng mánh khéo của nó để cho người ta yêu nhau, và từ đó mang tới sự yêu thương , và sân hận. Nó sẻ khiến cho ai thương ai , ghét ai thì người đó sẻ theo như vậy. Đại đức lại hỏi một người gần đó : “Thế ông có bao giờ gây gổ với vợ không ?” Vị ấy trả lời rằng có và rất khó chịu khổ sở, không muốn, nhưng sau đó lại gây nhau nữa . Đại đức tiếp rằng “ Thấy không , đây là bản chất của thế giới nầy, lúc thì thương yêu nhau, lúc khác thì ghét, hận nhau. Ngay cả lúc người ta biết nhưng khó mà sửa trị được. Có bao giờ anh tự muốn sửa đổi không ?” Ngài lại dạy tiếp : “ Do đó trong đời sống vợ chồng, một gắng sức nhỏ cũng đủ ngăn chặn điều nầy . Khi nổi sân hận thì hảy nghĩ tới những điều tốt đẹp đã chung nhau san sẻ trong quá khứ, và tới tương lai chung sống tới lúc già. Khi đó so sánh những điều nầy với sự sân hận thì cũng đủ làm chuyện căng thẳng trở nên bình thường. Chớ để lòng sân hận làm tan nát gia đình mà mọi người thân đều bị ảnh hưởng. Phần lớn con người đi sai là do tính độc đoán. Chẵng biết đúng hay sai họ đều muốn mọi người trong gia đình đều phải nghe theo. Đó là điều khó thể đạt được. Chính lòng kiêu căng ấy mà gây sự sân hận, cơn thịnh nộ làm mọi người trong gia đình đau khổ. Tệ hơn nữa là còn muốn mọi người khác trên thế giới ai cũng nghe theo mình. Giống như chặn sóng dại dương bằng tay không. Do đó trong cách xử sự với chồng, hay vợ, người giúp việc, bạn bè thì phải cho hợp tình hợp lý, sống hài hòa. Chớ sống độc đoán ích kỷ mà hại mình, hại người. Nếu không nghe theo, thì sẻ gánh chịu đau khổ “.


HOẰNG PHÁP

Trong những lúc, khi phải giảng pháp cho một đông thính giả , bao gồm Tỳ Khưu và cả cư sĩ , thì đại đức chia thì thời giờ ra : từ 4 tới 5 giờ chiều cho cư sĩ , còn từ 7 giờ trở đi ngài dùng để giảng pháp cho Tỳ Khưu và Sa Di. Khi xong thì các đệ tử trở về chòi của mình mà thiền định. Chuyến hoằng pháp ở miền đông bắc đầu tiên và lần thứ hai thì ngài theo thời khóa nầy mà dạy đệ tử . Còn chuyến thứ ba và thứ tư sau khi ngài trở về từ Chiang Mai tới Udon Thani, ngài thường thay đổi thời khóa hơn là cắt ngang chương trình hoằng pháp. Tôi sẻ trình bày lý do sau nầy cho đọc giả rõ.
Trọng tâm trong việc giảng dạy là Tỳ Khưu và Sa Di. Ngài đặc biệt quan tâm tới những Tỳ Khưu tiến bộ trong thiền định và có những kinh nghiệm nội tâm sâu và thường có cuộc giáo huấn riêng.
Rất bình thường, vì tùy theo tính tình của mổi người mà kinh nghiệm nội tâm khác nhau. Mặc dù kết quả chung là An lạc và tĩnh. Do sự khác nhau trong cách tu tập mà kết quả, kinh nghiệm thiền định cũng khác nhau. Vài hành giả có khuynh hướng chỉ thấy biết những gì chỉ hiện trong tâm của họ thôi, còn người khác thì còn biết cái thuộc về bên ngoài – như là hình ảnh loài ma, chư thiên. Hình ảnh người hay thú chết trước mặt họ, hay ngay cả xác thân của chính họ hiện ngay trước mặt họ. Tất cả những điều như thế thì người mới tập thiền định rất khó mà phân biệt hư thật. Nếu mà không phân tích rỏ kinh nghiệm thì sẻ nhân lầm cái hư mà cho thật, điều nầy sẻ gây chướng ngại cho sự tiến bộ. Hành giả mà tâm hướng tới những hiện tượng bên ngoài khi nhập định , thì hiếm , thường thì chỉ có 1 trong 20 người, nhưng không nghĩa là không có. Do đó rất quan trọng có được sự hướng dẩn của vị Thầy có kinh nghiệm về thiền.
Đại đức chăm chú lắng nghe kinh nghiệm của đệ tử và cho lời khuyên cho từng vị. Những lời khuyên đầy cảm hứng, và khích lệ . Với từng linh ảnh, ngài giải thích cặn kẻ cho đệ tử cách đối phó, và tu tập. Các Tỳ Khưu chăm chú lắng nghe pháp với khuôn mặt rạng ngời vì sự tin tưởng về pháp , về khả năng của mình. Ngay cả các Tỳ Khưu chưa đạt được các kinh nhiệm sâu trong thiền định cũng cảm hứng và hoan hỉ.
Trong chuyến hoằng pháp lần thứ hai, đại đức lưu lại miền đông bắc nhiều năm. Thường thì ngài không ở một nơi lâu hơn một mùa an cư kiết hạ. Khi mùa an cư xong thì ngài du hành ở miền rừng núi, như cánh chim tự do trong bầu trời rộng lớn. Ngài chỉ biết , và quan tâm đến pháp, chẳng màng đến chổ ở và thực phẩm nuôi thân, ngài hài lòng với những gì xin được, có được. Ngài thích du hành, và sống một mình.
Khi mà ngài dẩn đệ tử đi khuất thực thì trong buổi giảng pháp ngài thường dùng đề tài thú vật mà đoàn khất thực gặp trên đường để giảng giải luật nhân quả cho các đệ tử nghe.
Đại đức thường giảng rằng : chúng ta không nên khinh khi loài vật, vì chúng ở tình trạng tái sinh thấp hơn do phải thọ lảnh nghiệp quả đã gieo trong quá khứ . Thật sự trong vòng luân hồi thì khi nhân duyên đầy đủ thì lúc làm loài vật, lúc làm người. Ngài chỉ rõ những nguyên nhân mạnh mẽ nào đã khiến chúng sanh phải sanh làm thú nầy thú kia, hay được làm người. Những điều nầy có vẻ khó lảnh hội được , nhưng nếu chúng ta không thiện xảo mà giải quyết thì đó là rắc rối lớn của chúng ta.
Trong vài tỉnh ở miền Đông Bắc, vào những dịp đặc biệt ngài thường giảng pháp lúc rất khuya. Chỉ có Đại đức thấy được, những Chư Thiên tập họp lại đứng ở xa nghe pháp. Lúc đó thì đại đức ngưng cuộc thuyết pháp cho các Tỳ Khưu và ngài nhanh chóng nhập định, để mà giảng dạy cho Chư Thiên. Phái đoàn Chư Thiên dè dặt đứng ở xa nghe pháp, là vì họ tôn kính Chư Tăng. Ngài có giải thích rằng : Chư Thiên ở các tầng trời rất cẩn thận tránh bay ngang qua khu vực Tăng ở khi đến gặp ngài vì sợ bất kính với chư Tăng. Khi đến viếng ngài, trước tiên họ đi kinh hành vòng quanh thân ngài 3 vòng , rồi vị Thiên chủ : Bất cứ cõi trời nào cũng đều có vị Thiên chủ , mà mọi vị trời trong cõi đó hết sức tôn kính và vâng lời. Khi đó vị Thiên chủ dẩn đoàn sẽ thông báo cho ngài biết là họ ở cõi nào tới , và đến để yêu cầu ngài giảng pháp về đề tài mà họ mong muốn nghe. Đại đức sẻ chào hỏi họ. Xong ngài hướng tâm tới đề tài đó mà bắt đầu giảng pháp cho các vị trời nghe. Khi mà họ nghe hiểu xong thì đồng thanh nói “Sādhu” (Lành thay !) ba lần , tiếng nói vang dội tới các cõi trời, những lời tán thán này thì chỉ chúng sanh ở cõi trời nghe được mà thôi.
Khi nghe pháp xong họ lại đi kinh hành về phía tay phải quanh ngài ba vòng, xong rồi họ trở lui bay lên trời một cách cao đẹp , mà theo lời đại đức thì dáng điệu uy nghi, thanh nhả mà loài người không thể nào có được , ngay cả Đại đức hay Tăng muốn bắt chước cũng không thể được.
Đó là điều khác nhau giữa tính thô trược của xác thân loài người và thân trong sáng của Chư Thiên. Khi đi ra khỏi khu vực Tăng họ mới nhẹ nhàng thăng hoa lên trời. Lúc xuống thì cũng như vậy. Từ đằng xa đi tới, và họ im lặng thanh tao bước tới, chứ không như loài người ồn ào khi đến gặp chư Tăng. Đây là lảnh vực mà loài người hơn Chư Thiên: Nói năng lớn tiếng. Các Chư Thiên luôn luôn nghiêm trang ngồi nghe pháp, không bao giờ tõ thái độ bất kính đối với vị Tăng đang giảng pháp.
Thường thì Đại đức biết trước những cuộc viếng thăm của loài Trời. Nếu giữa khuya họ tới , thì buổi chiều hôm đó ngài đã biết trước, và thay đổi lịch trình giảng dạy cho thích hợp. Khi gần tới giờ thì ngài ngưng việc đi kinh hành, mà tọa thiền nhập định, ngài ở trong cận hành định để xem Chư Thiên tới chưa, và tiếp tục nhập định cho tới lúc Chư Thiên tới viếng thăm. Khi mà biết họ tới trể khoảng 2 hay 3 giờ sáng, thì ngài xả thiền đi nghỉ và dậy trước một lúc mà tiếp Chư Thiên.
Các đoàn Chư Thiên tới thăm nghe pháp thì không xảy ra thường xuyên khi ngài ở miền Đông bắc, và phái đoàn họ đi cũng không quá đông. Nếu mà họ bất chợt tới nghe pháp , đại đức biết được thì lập tức ngưng buổi giảng pháp cho các Tỳ Khưu, mà phập định thuyết pháp vì lợi ích của Chư Thiên. Đại đức coi đây là trách nhiệm đặc biệt. Sau khi thuyết pháp xong thì ngài đi nghỉ và sáng hôm sau lại theo thời khóa công phu như chưa có gì xảy ra.
Buổi nói chuyện giửa Tăng và Chư Thiên thì đều dùng ngôn ngử của tâm, mà hoàn toàn không phải là ngôn ngử của loài người hay thú. Hỏi và trả lời là do ngôn ngữ nầy, giống như chúng ta nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ của loài người. Thật ra ngôn ngữ của Tâm thì chính xác hơn , không bị giới hạn bởi ngôn từ vì nó xuất phát trực tiếp từ tâm. Sự truyền đạt qua tiếng nói là hoạt động máy móc của tâm do đó cho nên, thường không phản ảnh trung thực ý hay cảm xúc của người đối thoại.
Đại đức thì điêu luyện về vần đề nội tâm, và cả phương pháp giáo dục cho người ta trở thành người tốt. Chúng ta thường nghĩ chúng ta có khả năng nầy. Đi vay mượn của nhiều người : đi nơi nầy , nơi kia để cầu tìm thầy học đạo, mà không biết rằng khả năng đó chỉ có được từ chính chúng ta khi chúng ta có thực chứng. Ngay cả những điều đã học chúng ta cũng bỏ rơi và đi về tay không vì chúng ta không có chánh niệm, trí tuệ , sự quán tưởng sâu sắc. Do đó chúng ta không thể nào đạt được phẩm chất cao đẹp từ pháp mang lại, chúng ta lúc nào cũng bất an , và không hài lòng với những gì chúng ta gặp.
Sự tu tập và hoằng pháp của ngài tiến triển một cách suông sẻ, những chướng ngại là điều trong quá khứ. Khi ngài tới đâu cũng mang đến niềm sự thanh bình, an lạc. Do đó chư Tăng và dân chúng đều kính trọng ngài. Bất cứ khi nào nghe tin ngài đến thì họ nhanh chóng đến lạy chào.
Có lần tại làng ban Thum, quận Tha Khek, mà trước đó đại đức Sao và ngài có ngụ, khi nghe ngài đến thì dân làng vui mừng chạy ra đón. Lúc đó thì dân trong vùng đó bị bệnh đậu mùa. Họ năn nĩ ngài ở lại để họ nương nhờ. Nên thay vì thờ cúng thần thánh , thì ngài dạy họ qui Y Tam Bảo, và dạy họ tụng kinh buổi sáng và chiều . Giống như phép mầu, trước khi ngài tới thì người ta chết hằng ngày vì bệnh dịch, nhưng từ khi ngài đến thì không xảy ra sự chết người nữa, và những ai bị bệnh thì nhanh chóng lành bệnh. Và điều kỳ lạ là không có ai mắc bệnh nữa. Dân chúng trong vùng đều tin tưởng vào ngài, vào Phật pháp. Từ đó, trỡ đi dân chúng vùng nầy đều có tín tâm cho tới ngày nay. Vị trụ trì chùa vùng đó thời nay, mổi khi nói đến ngài, thì đều chấp tay.
Điều nầy xảy ra có lẻ vì do tâm từ của ngài. Vì Đại đức nói rằng ngài luôn dành 3 thời trong ngày : buổi trưa, buổi tối trước khi nghỉ, và buổi sáng sau khi thức dậy, ngồi rãi tâm từ cho tất cả chúng sanh. Hơn nữa ngài cũng thực hành pháp nầy nhiều lần trong ngày cho các cá nhân mà ngài ghĩ tới. Khi rải tâm từ thì Ngài hướng tâm vào trong và sau đó phát ra khắp mọi phương. Ánh sánh của tâm thì sáng ngời mà ánh sánh của mặt trời không thể nào sánh kịp. Ánh sáng nầy thì làm sáng trong thế giới, mang sự thanh bình cho thế giới.


SỰ GIAN KHỔ , THIẾU THỐN

Sau khi rời tỉnh Ubon Ratchathani, ngài an cư kiết hạ ở làng Ban Nong Lat, quận Waricha- bhum thuộc tỉnh Sakon Nakhon, một số đông chư Tăng và cư sĩ cùng tháp tùng theo ngài để học hỏi. Dân chúng trong vùng ai nấy đều sùng bái ngài. Thiện nam tín nữ vùng đó ai cũng nức lòng đón tiếp ngài, hăng hái làm việc lành, bỏ việc ác. Sau mùa an cư thì ngài du hành tiếp tới tỉnh Udon Thani , ngài đi tới quận Nong Bua Lampnu và quận Ban Pheu và an cư ở làng Ban Kho. Mùa an cư kiết hạ kế thì ngài ở quận Tha Bo, tỉnh Nong Khai. Và ngài qua lại ở hai tỉnh đó một thời gian .
Như đã đề cập phần trước, đại đức thích sống ở vùng hoang vu, nơi dân cư thưa thớt, tiện lợi cho việc tu hành. Những khu rừng hoang sơ, đầy dã thú. Khi màn đêm xuống thì hàng ngàn âm thanh của muôn thú hòa điệu tạo một thứ âm thanh thiên nhiên thân thiết. Âm thanh nầy thì không gây chướng ngại cho việc hành thiền, nhưng không thể áp dụng đối với âm thanh của con người. Tiếng cười, nói , hát , tiếng la của con người thì làm trở ngại cho việc hành thiền. Tăng thì dễ bị tổn thương vì tiếng nói của người nữ , nếu như định không sâu thì sự tập trung dễ bị phá hũy. Tôi phải xin lổi các người nữ ở đây vì ý định của tôi không phải là phê bình chỉ trích người nữ mà là người hành giả không đủ sức tập trung, bị chi phối. Do đó có lẽ vì vậy mà Tỳ Khưu thường thích chọn nơi vắng vẽ, ở rừng núi, để không ngừng theo đuổi những phẩm chất hoàn hảo, cho tới khi đạt được thánh quả.
Đại đức thường nói rằng nếu so sánh sự tu tập của ngài là một căn bệnh , thì đó là một căn bệnh nguy hiểm , sắp chết vì pháp ngài hành là một sự hành hạ đau đớn về thể xác cũng như tinh thần. Từ ngày xuất gia, khó có được một ngày mà ngài an nhàn thảnh thơi, như một số Tăng hình như đang sống như vậy. Bởi vì phiền não làm rối tung trong tâm ngài một cách nhanh chóng, khó mà bắt kịp. Nếu như để tâm sơ hở một chút thì phiền não tức khắc sẻ gây rắc rối cho ngài. Khi mà phiền não nắm bắt được tâm thì , nó càng nắm chặt hơn khó mà trừ bỏ được. Do đó ngài không bao giờ sao lảng, lúc nào cũng ở trong tình trạng cảnh giác chiến đấu với phiền não, để nó không có sức mạnh nửa để bắt ngài phục tùng theo nó. Đại đức tinh tấn như vậy cho tới khi tâm ngài đã vững chắc. Từ đó trở đi Tăng cũng như Cư sĩ kiếm ngài để học dạo. Tuy ở chốn sơn lâm hoang vu, nhưng số người đến tìm cầu học hỏi cũng rất nhiều, có khi không đủ chổ tiếp . Đại đức hiểu và thông cảm cho đại chúng khi họ tới viếng thăm. Mặt khác ngài lại lo sợ cho sự an toàn của đại chúng, vì thời đó cọp còn rất nhiều.
Có lần ngài ở trong một hang đông gần làng Ban Namee Nayung, quận Ban Pheu thuộc tỉnh Udon Thani. Là nơi có rất nhiều cọp đang sinh sống. Nên không phải là nơi cho khách ngũ trọ qua đêm. Do đó ngài nhờ người làm các chòi tre cao để cọp không vồ chụp được lúc người ta ngủ. Và ngài không cho phép ai đi xuống ban đêm – dụng cụ vệ sinh phải mang theo ở trong chòi. Và ngài không cho khách ở lâu, chỉ vài ngày. Vì cọp đây không sợ người , đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Có đêm khi đại đức đang đi kinh hành dưới ánh sáng của đèn cầy, thì thấy con cọp to đang rình đàn trâu đi ngang qua đó, đàn trâu trâu cảm thấy vội chạy về phía làng. Cọp không sợ khi ngài đi qua đi lại trên đường kinh hành.
Những ai theo học ở ngài , đều phải chuẫn bị tinh thần vô úy, không sợ chết hay nguy hiểm ở những nơi tu hành. Họ phải trừ bỏ bản ngã vì lợi ích của chính họ và Tăng đoàn. Do đó Tăng đoàn ở chung với ngài hòa hợp giống như tay chân của một thân thể, không hoạt động trái ngược, họ biết tri túc, tinh thần an ổn, và do đó thiền định nhanh chóng được phát triển.
Khi một vị Tỳ Khưu sống ở nơi hoang vu nguy hiểm, thực phẩm và đồ nhu dụng hiếm hoi thì hoạt động tâm thức dễ có sự chánh miệm kèm theo. Định nhanh chóng đạt được. Bên ngoài gian nan nguy hiểm , thì bên trong chánh niệm vững bền. Hơn nữa có thầy bên cạnh để chỉnh khi đi sai đường. Ai mà tu tập trong sự gian khổ ở tứ phía thì tâm rèn luyện được sự dũng cảm, vô úy, và chỉ có Phật pháp là cao quí, nên người đó mau chóng thành tựu.
Chúng ta đã sợ cái không đáng sợ , và không tin tưởng vào lời Đức Phật dạy, cho nên sự tu tập của ta khó mà thành tựu.
Đại đức thường nhấn mạnh rằng : Tu tập ở những nơi mà gây cho tâm sự sợ hãi chớ ở những nơi khác. Cái sợ sẻ giúp tâm ta trừ khử bớt phiền não, không cho chúng giải đãi , an nhàn mà là cơ hội lớn cho sự tích tụ chất chồng thêm phiền não. Và rèn tâm có sự chánh niệm vững chắc. Chỉ ở những nơi như vậy hành giả mới có tiến bộ trong việc điều phục Tâm. Khi mà phải đối diện đương đầu với tình huống khủng hoảng thì phải qui hướng vào Tâm chớ tìm cầu khác ngoài thân tâm của chính mình. Nếu mạng căn của người đó hết , thì phải chết , không có làm gì được hơn nữa.
Vị Tăng phải tin tưởng vào Phật Pháp là vị bảo trợ mạng sống của mình. Sống hay chết đều theo Pháp mà hành. Không gì lo sợ trước bất cứ hoàn cảnh nào. Dù rằng cọp beo, rắn rít vây quanh người đó phải sống như pháp . Vị ấy sẻ phát triển lòng dũng cảm, và tâm từ thật sự có đối với loài thú.
Con người vì nghiệp lành nên chúng ta có PHÁP mà loài thú không có. Vì lý do nầy mà tâm chúng ta ảnh hưởng đến các loài khác.
Đại đức Mân đã áp dụng những phương pháp hữu hiệu cho các đệ tử , để họ nhanh chóng thấy rõ sự thành đạt của họ, và phát triển vững chắc, để sau nầy có cơ hội chỉ dạy người khác. Trong cách nầy mà Phật pháp được trường tồn dành giử cho thế hệ sau. Khi mà quan sát cách sống và hành pháp của ngài thì ta có thể nói rằng đó là cách tu khổ hạnh. Đại đức và các đệ tử sống ở những nơi hoàn cảnh thiếu thốn , những nơi mà điều kiện sống cần thiết cũng thiếu thốn. Họ tập quen với cuộc sống khắc nghiệt nên họ được tự do, không ràng buộc bởi việc thế sự , biết tri túc. Cuộc sống có vẻ không thích thú đối với người khác, nhưng ngài và các đệ tử là những người dũng cảm , sống vì Phật pháp, vì mục đích là giải thoát đau khổ của chính mình và người. Những người theo chân Đức Phật Thế Tôn là Thầy của mọi loài.
Có những lúc cần thiết phải nhịn ăn nhiều ngày để làm cho thiền định được tăng tiến. Thân cảm giác đói nhưng sẻ làm mạnh sự cảnh giác cao độ, không buồn ngủ cần thiết cho hành thiền. Nhịn ăn hay ăn ít là phương thuốc hay chửa được nhiều bệnh từ tánh tham ăn mà ra. Và nhiều điều kỳ diệu đạt được từ pháp hành nầy (theo lời đại đức nói).
Trong cách dạy của ngài thì đại đức nhấn mạnh lòng dũng cảm, dành hết thì giờ, nổ lực tìm hiểu rõ phiền não , và nguyên nhân gây ra. Bản thân phải hiễu rõ phiền não và Phật pháp. Chính bản thân đại đức cũng đã làm như vậy và chỉ khi nào hiễu thấu ngài mới đi hoằng pháp.
Pháp ngài thường nhắc tới pháp Ngũ Lực (5 sức mạnh ) : Tín, Tấn , Niệm, Định, Tuệ. Thường dạy đệ tử suy tư quán tưởng về pháp nầy.


CAO HỌC

Một đệ tử lâu năm của đại đức nhớ lại . Một số đông Tỳ Khưu và Sa Di tập hợp dưới ngài . Họ sống một cách hòa hợp như là không còn phiền não nữa. Cho dù một mình hay chung với đại chúng họ cư xử một cách điềm tĩnh. Nếu không biết cuộc thảo luận giữa đại đức và các vị ấy về trình độ tu tập của mổi vị , thì chúng ta cứ nghĩ các vị ấy là các bậc vô học, những vị A La hán.
Đại đức khuyên bảo chỉ dẫn từng vị trong vấn đề tu tập, từ những vị sơ đẳng trong hành thiền, cho tới những vị có kinh nghiệm cao sâu trong sự tu tập.
Dù khi thảo luận vấn đề cá nhân của mổi vị Tỳ Khưu hay là giảng dạy cho toàn thể đại chúng, ngài đều biểu hiện một sự tự tin chắc chắn. Các thính giả biết rõ là những gì ngài dạy là từ thật chứng . Ngài không bao giờ suy đoán vấn đề, dùng những từ như “có thể là . “, hay là “ hình như là .. .”
Đại đức thay đổi cách giảng pháp tùy theo trình độ của mổi người. Ngài cẩn thận trình bày pháp cho đại chúng mà trình độ mổi người khác nhau, để ai cũng có thể hiều mà tu tập. Đối với cư sĩ thì ngài thường dạy về cách bố thí, sống có đạo đức và phát triển trí tuệ, hay tu tuệ . Đó là ba pháp căn bản để được sanh làm người , và là căn bản của những lời Phật dạy.
Bố thí là cách thể hiện lòng tốt đối với người và vật đang cần sự giúp đỡ của mình. Chúng ta hi sinh san sẻ những cái tốt mà ta có được. Dù là cho vật chất hay tinh thần., chúng ta không nên mong muốn có sự hoàn đáp, chỉ hoan hỉ vì đã thực hiện hạnh tốt đó mà thôi . Sự Bố thí cũng có nghĩa là tha thứ cho người kẽ đã làm não hại ta. Do năng lực của bố thí mà người hay bố thí không bao giờ phải sanh vào nơi thiếu thốn. Chừng nào con người còn biết hi sinh, giúp đở kẻ khác thì cuộc sống con người còn có ý nghĩa , nếu không thì cuộc sống sẻ trở thành cằn cỗi khô khan.
Sống đạo đức , là phương tiện hữu hiệu ngăn ngừa con người làm hại, xâm phạm vật chất và tinh thần của nhau. Đây chính là phẩm chất được làm người. nếu không có đạo đức thì thế giới của con người sẻ bị lữa phi đạo đức thiêu hũy. Sống đạo đức được chỉ dạy bởi Đức Phật Thế tôn , Ngài khám phá rằng chỉ có cuộc sống đạo đức con người mới làm dịu bớt sức nóng do tham sân si tạo ra. Nếu không có đạo đức sức mạnh của phiền não từ tham sân si sẻ tạo ra những loài “yêu quái” độc hại mà nó hũy diệt tất cả những gì nó gặp.
Ý tưởng của người đạo đức như Đức Thế Tôn, Người mà đã hoàn toàn đoạn trừ phiền não thì chỉ phát sinh sự mát dịu, an bình cho thế giới. So sánh sự lợi lạc có được từ cuộc sống đạo đức, thì chúng ta cần phải nên sống cho có đạo đức.
Phát triển trí tuệ, nghĩa là rèn luyện tâm cho nó sáng suốt, bình đẳng dựa trên nguyên lý nhân , quả . Thay vì bỏ bê tâm, không chăm sóc, thì chúng ta thiền, quán điều phục nó để nó trỡ nên có ích. Tâm giống như thú vật chỉ khi nào thuần hóa thì ta mới xử dụng như ý mà thôi. Vì khi có trí tuệ hướng dẫn thì chúng ta hành động không sai trái. Không tạo ác nghiệp để dẫn chúng ta đi xuống.
Do đó tâm cần được tu tập để mang lại lợi ích cho đời nầy, cũng như đời sau.
Có nhiều cách phát triển tâm như là thiền đề mục, quán tưởng, niệm Phật , quán hơi thở, học tập lời Phật dạy.
Bậc trí giả nói rằng : Phật pháp có năng lực thắng lướt các năng lực của vật chất và tinh thần. Cho dù bạn giàu , nghèo, cuộc sống sung sướng đau khổ thì khi có được PHÁP thì chúng ta sẽ an lạc trong mọi hoàn cảnh.
Đại đức Mân kể lại khi ngài ở trong rừng, núi của vùng Udon Thani và Nong Khai. Chư thiên ở cõi trên và thần ở cõi dưới thường đến viếng gặp ngài để học đạo. Có đoàn đến viếng ngài thường cứ hai tuần một lần, có đoàn chỉ một lần một tháng. Ở vùng đó Trời , Thần ít đến thăm ngài thường như ở vùng Chiang Mai.
Đại đức có kể về một thành phố rồng (loài rắn cũng thuộc loại rồng) ở dưới chân núi gần ở phía Tây thành phố Lào Luang PraBang. Chúa loài rắn đó thường mang tùy tùng đến nghe pháp. Loại thần nầy ít hỏi pháp hơn là các loại thần khác hay Chư Thiên. Tuy nhiên tất cả Trời Thần đều cung kính khi nghe pháp. Chúa loài rắn đó thường đến viếng thăm ngài mổi đêm. Có lần mang theo cả một đoàn đông đảo. Vì ngài ở vùng hoang vu, ít người lai vãng nên có dịp giảng pháp cho các loài Thần , Trời. Ngài luôn biết trước lúc loài rắn đến thăm , thường thì không quá khuya, vào khoảng 10 giờ , trể lắm là 11 giờ . Loài rắn yêu cầu ngài hảy ở lại luôn khu vực nầy vì sự lợi lạc cho Họ. Loài rắn bảo vệ ngài suốt ngày đêm, dù không thể đến quá gần , nhưng họ có đủ khả năng quan sát mọi việc xảy ra ở khu vực chung quanh ngài ở. Loài Trời thì đến quá khuya, khoảng 1 hay 2 giờ sáng. Nếu ngài sống trong núi, xa làng mạc thì họ tới sớm hơn khoảng 10 giờ tối.


Trong thời kỳ trung niên, thời khóa của đại đức như sau: Sau bữa ăn trưa , đại đức đi kinh hành cho tới giữa trưa, nghỉ một lát ngài ngồi tọa thiền khoảng 1 tiếng rưỡi trước khi đi kinh hành cho tới 4 giờ chiều, xong ngài dọn dẹp chung quanh chổ ở , tắm rửa, và đi kinh hành tiếp cho tới 7 hay 8 giờ tối. Xong ngài vô chòi tọa thiền, nếu trời không mưa thì ngài lại đi kinh hành tiếp cho tới khuya, nếu quá khuya hay khi trời mưa thì ngài ở lại trong chòi. Ngài nghỉ vào khoảng 11 giờ tối và dậy khoảng 3 giờ sáng. Nếu chư Thiên hay thần đến thăm vào lúc gần sáng, thường thì ngài biết trước, thì ngài nghỉ sớm. Nếu mà họ tới khoảng 11 giờ tối đến cuối đêm., thì ngài nhập định tiếp họ. Đây là thời khóa đại đức tuân thủ suốt đời.
Khi mà có nhiều đoàn tới trong một đêm, thì sau khi giảng pháp và trả lời câu hỏi cho đoàn đầu tiên, thì đại đức cho biết có đoàn khác sắp tới, và thế là họ nhanh chóng rời để cho ngài tiếp phái đoàn khác . Đôi khi vị dẩn đoàn yêu cầu ngài giảng cho một đề tài đặc biệt nào đó, thì lúc đó đại đức hướng tâm vào đề tài ấy, và tự nhiên trí về điều ấy nảy sinh và ngài thuyết giảng về đề tài đó. Có những lúc họ yêu cầu ngài giảng một bộ kinh mà đề kinh được gọi ở thời xa xưa , mà ngài không biết thì ngài yêu cầu cho biết đề kinh mà thời nay gọi, thường thì ngài biết đề kinh họ yêu cầu ngay nhưng đôi khi ngài hỏi cho rõ ràng, không nhầm lẫn. Có lần họ yêu cầu ngài giảng một bộ kinh, nhưng khi ngài vừa mới bắt đầu giảng, thì họ cho biết đó không phải là bộ kinh họ muốn nghe giảng, để làm đại đức nhớ lại , họ đọc lại vài đoạn kinh, thế là ngay sau đó ngài nhớ rõ lại bộ kinh ấy. Đại đức chỉ thuyết giảng khi biết chắc đó là đề tài đúng, thích hợp.
Có những lần Trời, Thần, Rồng đều cùng đến viếng ngài trong một đêm, thì ngài phải chia ra để giảng , nói chuyện với từng nhóm. Giống như ở loài người, mọi nhóm đệ tử tới viếng ngài trong cùng một ngày.
Đại đức cho biết , mặc dù sống ở sâu trong rừng, nơi nơi hoang vu, hiểm trở , nhưng đại đức cũng rất bận rộn vì phải tiếp và giảng dạy cho các Trời Thần cùng loài Rồng. Do đó ít khi ngài có rảnh thời gian cho mình. Nếu mà ở trong rừng gần khu dân cư thì loài người hay thăm viếng cầu đạo, thì ngài phải dành buổi chiều cho cư sĩ và buổi tối cho Tỳ Khưu và Sa Di.


KHÁC NHAU CHỉ DO TÂM

Tôi đã viết về loài Trời thì ở đây tôi cũng muốn viết về loài người , nhưng tôi thành tâm xin lỗi cùng đọc giả, vì ở đây chủ đích của tôi chỉ muốn trình bày sự khác biệt, và cố gắng trung thực trình bày ại những gì mà Thầy Đại đức đã kể lại cho chúng tôi.
Thầy đại đức Mân cho biết rằng có sự khác biệt lớn giữa loài trời và loài người đó là sự tiếp xúc và nghe pháp. Loài trời, từ cõi cao đến thấp, có khả năng thấu hiểu những bài pháp được nghe hơn là loài người, và khi nghe xong họ đồng tán thán “Sādhu” (Lành Thay !) ba lần , tiếng tán thán đó vang dội đi khắp các thế giới .
Loài Trời rất là cung kính Chư Tăng, không có một ai tõ thái độ bất kính, khi nghe Tăng giảng pháp thái độ của họ thật là nghiêm trang và cung kính. Loài người thì trái lại, rất ít có người hiểu những gì được giảng – cho dù có lập lại nhiều lần . Không những không hiểu rõ ý nghĩa mà lại còn phê bình nầy nọ : “Thầy đang nói gì vậy, tôi không hiểu tý gì cả?” và còn phê bình :”Thầy nầy giảng không hay như thầy kia “ . Ngay cả có những vị trước đã thọ giới làm Tăng, nhưng không thể ngăn chặn chất chồng phiền não cao như núi, mà nói rằng :”Ta đây còn giảng hay hơn thế nữa, ta còn biết làm cho khán thính giả cười để họ bớt buồn ngủ và căng thẳng, ta biết cách nói chuyện trước công chúng”. Người khác còn nghĩ :”Nghe đồn thầy nầy biết được ý nghĩ của người khác, Nếu mà người ta nghĩ gì thì thầy biết được ngay lập tức, nếu như vậy thì thầy phải cho người ta biết chứ , ít nhất cũng gián tiếp, thí dụ như nói anh không nên nghĩ như thế nầy thế nọ, vì đó là điều sai quấy.”
Có những người tới chỉ có mục đích là tìm chổ sai của người khác, để chứng tõ rằng mình là người hay, người giỏi. Những loại người nầy thì không chút nào hứng thú trong việc học Pháp. Giảng pháp cho họ giống như đổ nước lên mình vịt, chỉ cần rủ vài cái là nước văng đi, không còn giọt nào.
Đại đức Mân thường mĩm cười khi ngài nói về những loại người “thông minh” như vậy, có những người khi đến đã có định kiến rất nặng nề đến nỗi họ không mở lời được, tính tự phụ (cho mình là nhất) quá lớn đến nỗi đại đức cảm thấy bối rối hơn là cảm thấy thương hại, nên ngài không nói pháp. Tuy nhiên có những lúc không thể tránh được, thì muốn cố gắng nói vài câu , nhưng khi định mở miệng thì pháp muốn nói biến mất, ngài không có gì để mà nói. Giống như Pháp không thể đương đầu lại tánh tự cao tự đại quá lớn của kẻ nghe pháp , cho nên pháp biến chạy đi. Lúc đó thì ngài ngồi giống như hình nộm, đối với mọi người ngài như không còn cảm xúc nữa, ngài chỉ im lặng ngồi không một lời nói nào phát ra cả, Trong trường hợp như vậy thì pháp đến từ đâu ?
Đại đức hay cười khi phải nhắc lại những trường hợp như vậy, cho các đệ tử nghe. Tuy vậy trong số đó chúng tôi thấy cũng có người run rẩy, chúng tôi cho rằng họ bối rối , vì khi đó trời không lạnh , hay họ bị cảm.
Đại đức nói rằng ngài không giảng pháp cho người có tánh tự phụ quá lớn, ngoại trừ trường hợp chẵng đặng đừng. Vì bài pháp của ngài sẻ trở thành độc dược cho tâm những người như vậy, nghe pháp mà không có lòng tôn kính pháp. Pháp mà đại đức có được thật sự là cao , và giá trị cho những ai thành tâm. Đây là điều quan trọng. Bất cứ chuyện gì đều có nhân duyên. Trong một số đông nghe pháp , có một số người bồn chồn khó chịu, trong khi đó có một số người cảm thấy dể chịu, an lạc người nhẹ như muốn bay bổng lên. Sự khác biệt đó là do tâm mà ra.
Đại đức hầu như không thể làm gì được cho người mà tâm họ không muốn chấp nhận Phật pháp. Có người sẻ nghĩ rằng: đại đức cứ giảng cho những người đó vì nếu không mang lại điều tốt thì cũng chẵng có hại. Nhưng không áp dụng cho trường hợp nầy được . Những người như vậy hay thường thích làm những việc có tác động ngược lại.
Khi gặp trường hợp như vậy, thì ngài không làm gì cả để tự họ theo số phận của họ. Đại đức coi như là nghiệp lực của họ, không thể làm gì được cả.
Tuy nhiên cũng có người thật tâm muốn cầu đạo, tin vào Nhân Quả, nhưng số người đó ít và ở xa, đây chính là những người đại đức quan tâm để giảng dạy.
Đại đức đã kể lại rất nhiều câu chuyện về loài trời, và sự khác biệt giữa loài trời và loài người, nhưng tôi thành thật xin lổi đọc giả tôi không thể trình bày hết được ở đây vì , đại đức tiếp xúc với họ trong suốt cuộc đời của ngài, và ở đây tôi muốn trình bày theo thứ tự dựa theo quãng đời của ngài. Những gì khác biệt ở đây là do sự so sánh lúc thời của ngài, còn ngày nay với thế hệ mới thì họ nhận được sự giáo dục nhiều hơn, có lẽ họ không có thái độ khiếm nhã, hay quá tự phụ kiêu căng ?
Sau khi sống và giảng dạy đại chúng ở vùng Udon Thani và Nong Khai một thời gian dài , thì đại đức đi về phía đông, tới tỉnh Sakon Nakhon. Đại đức qua các làng mạc thôn quê hẻo lánh, trong khu rừng núi như là Warichabhum, Phang Khon, Sawang Dan Din, Wanon Niwat, và Akat Amnua. Sau đó ngài đi qua quận Sri Songkhram, và các làng Ban Sam Phong, Ban Non Daeng, Ba Dong Noi, Ban Kham Nokkok, tới tỉnh Nakhon Phanom. Tất cả những nơi nầy đều nằm sâu trong rừng và là khu vực hoành hành của bệnh sốt rét. Khi mắc bệnh thì rất khó chữa. Nếu không chết thì mắc bệnh sốt rét kinh niên. Và người bệnh rất đau khổ vì tuy ăn uống được nhưng căn bệnh làm người bệnh khó mà đi làm kiếm ăn được.
Đại đức đã an cư ba mùa kiết hạ trong rừng gần làng Ban Sam Phong. Trong mùa đó đã có vài vị Tăng chết vì bệnh nầy, nên họ phải tới những vùng đồng bằng không ngụ cùng ngài.
Đại đức kể lại khi ngài giảng pháp cho Tăng, Sa di tại làng Sam Phong, thì có một con rồng ở dưới sông SongKhran hóa hình lên nghe pháp đều đặn. Nếu rồng ta không đến được thì lại đến viếng ngài khi ngài nhập định. Các loài trời ở các cõi cũng đến viếng thăm học hỏi, nhưng không thường như ở vùng Udon Thani và Nong Khai.
Đặc biệt là họ luôn tới vào ba ngày đặc biệt trong mùa an cư đó là : ngày đầu tiên , ngày giữa và ngày cuối. Cho dù ngài ở bất cứ nơi nào họ cũng đều tới vào những ngày đó, ngay cả lúc ngài ngụ trong chùa Chedi Luang ở trong thành phố Chiang Mai.





SỰ KIỆN ĐÀO GIẾNG

Có một sự kiện mà cần kể lại ở đây:
Khi ngài tạm cư ở gần làng Ban Sam Phong. Vào lúc mùa khô và có tới khoảng 60, 70 chục người cùng ở với ngài. Do không đủ nước sạch dùng, nên họ bàn cùng dân làng đào giếng cho sâu hơn để có nước sạch, đủ dùng. Sau khi thảo luận , một vị Tăng huynh trưởng gặp ngài hỏi ý kiến. Thì ngài trả lời ngắn gọn rằng :”Không được , có thể xảy ra nguy hiểm”. Đó là những gì ngài nói.
Sau khi tiếp kiến ngài, vị Tăng đó lại nói với đại chúng, họ thắc mắc câu “ Có thể nguy hiểm”. Cuối cùng tất cả đồng ý đào nhưng không cho ngài biết.
Cái giếng thì cách tu viện khá xa, buổi trưa họ đợi ngài nghỉ , thì họ im lặng ra đào. Họ đào xuống rất sâu, nhưng khi đó miệng giếng bị lở và đổ xuống làm hư giếng và suýt làm chết người. Ai nấy đều cảm thầy đều lo âu và hối hận vì không nghe lời của đại đức, nay thì nước ngọt không có thêm nữa lại suýt làm mất mạng. Họ vội vã kiếm gổ tấn chung quanh miệng giếng cho chắc. Và trong suốt thời gian sửa chửa lại giếng họ cầu nguyện xin đại đức gia hộ cho việc sửa chửa không có trở ngại. Thật kỳ lạ, họ nhanh chóng hoàn thành một cách suông sẻ, có người còn tỏ ra vui vẻ.
Sau khi làm xong họ vội vả trở về tu viện. Càng gần chiều tối tới giờ giảng pháp, họ càng lo vì nhớ lại những quở trách của ngài mổi khi có đệ tử làm sai, ngay cả khi họ phạm mà không nhớ biết, ngài cũng nhắc lại để dạy họ.
Đây là việc nghiêm trọng mà cả đại chúng cùng làm, không cho ngài biết. Nếu không biết được bửa nay , thì ngày khác ngài cũng biết. Ai nấy đều bất an.
Tới giờ họp chúng, ngài không nói gì tới chuyện vừa xảy ra, coi như không có biết gì. Ngài rất sắc sảo trong việc dạy dổ các đệ tử , ngài biết rõ chuyện vừa xảy ra và các lổi lẩm các đệ tử phạm phải , Nhưng ngài cũng biết các vị đó rất ăn năn hối hận, bây giờ trách móc lại càng gây thêm sự tổn thương. Sáng hôm sau , ngài vẩn theo thời khóa công phu hằng ngày của mình. Vào buổi sáng hôm kế sau khi đi kinh hành ngài vào giảng đường họp chúng để trước khi đi khất thực, như thông lệ, đại chúng vẩn còn lo vì chuyện bửa trước, thì ngài bằng giọng trìu mến để xóa tan nổi lo sợ của các đệ tử. ngài nói :
“Chúng ta đi đến đây là để học Pháp Phật, Chúng ta không nên mạnh bạo quá củng không nên quá nhút nhát , sợ hải. Ai cũng làm lổi, nhưng giá trị ở chổ là nhận ra lổi lầm của mình. Khi xưa Đức Phật Thế Tôn trước khi thành đạo quả , cũng đã từng phạm lổi, nhưng khi ngài biết thì lập tức quyết tâm sửa đổi không còn tái phạm lổi lầm đó nữa. Đó là điều đáng quí và ca ngợi. Bởi vì khi còn vô minh thì chúng ta còn phạm lổi. Từ giờ trở đi các sư phải nên quan tâm nhiều hơn nữa việc tự kiểm, dùng chánh niệm trong mọi lúc mà hành động, đó là cách của người có trí”.
Đó là những gì ngài nói, khi xong ngài nhìn đại chúng mỉm cười thật tươi và giải tán để dẩn chúng đi vào làng khất thực. Đêm đó ngài không thuyết pháp, mà chỉ căn dặn đại chúng tinh cần tu tập. Ba đêm kế ngài cũng không giảng pháp, đêm thứ tư kế lúc giảng pháp, ngài cũng không nói gì về sự kiện đó, mặc dầu chúng tôi biết chắc ngài đã biết .
Bẳng đi một thời gian, mọi người quên đi vụ đào giếng. Không ai nhắc lại vụ đó nữa, để nó chìm hẳn. Đại đức bản thân ngài cũng chưa tới giếng nước bao giờ vì nó cách xa tu viện và chổ ngài ở.
Một hôm, ngài giảng cho chúng những đề tài về giới luật, cách tu tập, cách tôn kính Phật pháp và pháp sư. Và ngài nhấn mạnh vào luật Nhân Quả, đây chính là nền tảng của Phật pháp . và ngài nói như sau:
"Mặc dầu các các vị bao giờ cũng bị áp lực của lòng ham muốn, nhưng chớ bao giờ để nó nổi dậy mà gây chướng ngại cho việc tu hành. Nếu không chúng sẻ tiêu hủy các pháp mà các sư đang tu tập. Không bao giờ đi ngược lại Phật pháp, giới luật và những lời dạy của thầy mình, vì đó chính là tự mình hủy hoại đời mình. Không vâng lời , thì chỉ thúc đẩy mình tới thói quen xấu mà hại mình , hại người. Đất chung quanh giếng không phải là toàn đất sét, mà có lẩn cát trong đó, nếu đào quá sâu , thì sẻ làm cho giếng bị sụp, có thể chôn chết người đào. Đó là lý do tôi không cho các vị đào. Trước khi chấp thuận hay không cho phép bất cứ công việc gì , tôi cũng suy nghĩ kỷ, những ai ở đây để tu tập nên suy nghĩ lời nầy. Có những điều riêng biệt bên trong, tôi thấy không cần thiết phải nói ra đây.
Những gì tôi giảng ở đây đủ rõ để cho các sư hiểu, thế nhưng các sư lại làm ngược lại. Khi tôi không chấp thuận điều gì , thì các sư cứ làm, khi dạy điều gì thì làm ngược lại. Đó không phải là sự hiểu biết đúng. Sự trái ngược nầy, hiển bày sự cang cường khó dạy của các vị. Một thói quen đã ăn sâu khi còn ở nhà, được cha mẹ nuông chìu. Nay đã là người xuất gia, mà không chịu sữa đổi, lại phô trương ra trước mặt thầy, trước mặc cuộc sống phạm hạnh mà mình đang theo. Sự ngang bướng nầy ở các vị xuất gia ở tuổi nầy thì không thể chấp nhận được, phải bị trách phạt. Nếu cứ ngang bướng như vậy, thì đó là tự đào hố sâu chôn mình, bị mọi người kêu là sư “khó dạy bảo, cứng đầu”. Tất cả những phẩm chất mà mình có đều là từ sự “Ngang bướng, khó trị”. Lúc đó thì sư nầy khó dạy, sư kia làm biếng, sư ấy không biết xấu hổ, thì Tăng đoàn chúng ta chỉ gồm những loại như vậy, tôi chỉ là thầy của những sư cứng đầu, cứng cổ. Khi mà sự bướng bỉnh khó dạy trở nên điều bình thường thì thế giới nầy sẻ hư mục, Phật pháp sẻ không còn nữa. Ai trong các vị còn muốn cứng đầu cứng cổ ? Ai muốn tôi chỉ là thầy của những người như vậy, thì hảy ra giếng mà đào. Nếu thế thì khi giếng sập chết, thì sẻ sanh vào cỏi của những người đầu cứng, cổ cứng.”
Sau giọng khiển trách, ngài dịu giọng xuống cho các chúng có thời giờ suy ngẩm điều thầy dạy, trong suốt thời pháp mọi người dường như nín thở. Xong thời pháp , ai nấy đều ra về , mà tự hỏi tại sao đại đức biết được chuyện đó, mà không ai trong Tăng đoàn dám thuật cho ngài biết.
Sau khi đắc quả Thánh ở động Sarika , ngài có được những khả năng huyền bí, mà ta gọi là thần thông, ngày càng phát triển . Các Tăng sống gần ngài ai cũng thu thúc thân tâm, không dám sơ hở để tâm chạy lăng nhăng bậy bạ, mà trong thời pháp tối hôm đó ngài hay dùng làm đề tài dạy bảo. Đặc biệt lúc nghe pháp , ai cũng chú tâm , thỉnh thoảng khi đại đức dừng nói để bắt hơi thở hay nghỉ, khi đó có ai tâm chạy bậy bạ, thì ngài lập tức thay đổi giọng nói, bắc chước nói lại ý tưởng đó, mặc dầu ngài không bao giờ nhắc tên vị đó, nhưng đó cũng đủ làm cho vị đó xấu hổ và sợ không dám tái phạm nữa.
Đi khất thực cũng là lúc cần đề phòng nhất, vì ai không có chánh niệm để nó chạy quanh lâu xa, thì ngay tối hôm đó ngoài thời pháp chính, đó là đề tài mà ngài giảng nói. Đôi khi thật là xấu hổ khi nghe nói về chính ý nghĩ không kiểm soát được của chính mình, khi các Tăng trong chúng ở đó cũng phải chịu nghe như mình. Nhưng khi biết được kẻ đó thì các huynh đệ trong Tăng đoàn không ai giận hay buồn mà họ đối sử một cách vui vẻ. Ngay sau khi nghe giảng xong ra về các Tăng hỏi đùa nhau : “Ai vậy?” , “Hôm nay ai là người bị bắt tại trận ? “ . Thật là điều hy hữu, vì kẻ đó không giấu diếm mà tự mình nói ra, sám hối với các bạn đồng tu.
Tôi sám hối xin lổi đọc giả (gồm các vị Tỳ Khưu ) vì đây là vấn đề tế nhị, nhưng thật là khó vì tôi muốn viết ra những chuyện có thật đã xảy ra. Sự kiện nầy cũng giống như một vị phạm luật xin được xám hối để được an tâm không phải lo rầu về sau nữa vì điều mình phạm.
Trong nhiều trường hợp, có những vị đã bị quở trách nặng , vì không thu thúc thân tâm. Thường đó là những trường hợp xảy ra trong lúc đi khất thực, không chánh niệm để màu sắc, hình tướng, âm thanh quyến rũ để tâm chạy mất không kiểm soát được. Trong những trường hợp nầy, sau khi về, vẩn còn bị ảnh hưởng bởi sắc pháp bên ngoài lúc đi khất thực. Đây là nguyên nhân chính cho sự phân tâm, chi phối trong lúc tu tập. Đến lúc tự chủ được thì đã tới giờ nghe pháp, là lúc bị quở trách. “Vết thương” cũ chưa lành lại bị âm thanh, hình ảnh quyến rũ chi phối, lại được đại đức ban cho “thuốc đắng “ để chửa. Phần lớn số đông sống với ngài đều bị thương, khi thì vị nầy cần loại thuốc nầy, khi thì vị kia cần thuốc đó.
Khi bị hình tướng, âm thanh chi phối, không đủ sức để thoát , thì lúc về hậu quả là bị đại đức khiển trách. Điều tự nhiên vì ai cũng có ý tưởng tốt và xấu vì còn phiền não, nhưng đại đức không bao giờ chỉ chích ý tưởng xấu khởi lên , mà ngài phê bình khuynh hướng hay nghĩ một cách có hại. Ngài khuyên chỉ nên nghĩ về giáo pháp , và dùng chánh niệm để trừ khử .
Cách dạy của ngài rất là tĩ mỹ, ngài cẩn thận dạy từng ly, từng tý về giới luật, về định, và về tuệ, mà đều thuộc về trình độ cao. Lúc ở động Sarika ngài đã thông thạo đạt qua các tầng thiển định, và đạt được các trí tuệ trung cấp. Chính vì vậy mà ngài có khả năng giải thích chỉ dẫn tường tận các tầng thiền cho các đệ tử, cùng trí tuệ kèm theo. Đã đề cập tới các tầng thiền định thì tôi xin nói ra ở đây:
Định của đại đức Mân thì rất lạ và đặc biệt : dù là Sát Na định(Khanika-samādhi), Cận Hành định (Upacara- samādhi ), hay Tịnh Chỉ định (Appana-samādhi ). Khi tâm ngài vào Sát Na định, thay vì tâm định trong giây lát rồi xuống lại tình trạng bình thường của nó, thì tâm ngài lập tức lên tầng cao hơn là Cận Hành định, nơi đó tâm ngài tiếp xúc với vô số hiện tượng bên ngoài. Loài Trời , Thần, Ma quỉ , hay Rồng, và vô số cảnh giới, thế giới. Tất cả đều được tâm thấy biết qua tầng thiền Cận Hành định. Trong Cận Hành định , đại đức tiếp các chúng sanh mà mắt thường không thấy, tai thường không nghe được. Đôi khi tâm ngài thoát khỏi xác thân bay bổng lên thăm các tầng trời khác nhau, hay đi xuống địa ngục quan sát các chúng sanh thọ khổ cực hình ở đó vì ác nghiệp do chính mình đã tạo. Danh từ “bay lên”, “đi xuống “, chỉ là cách nói tương đối, khi so sánh với tâm thân thô trược nầy, không liên quan gì tới tâm, vì tâm tánh thể khác với thân. Khi nói bay lên , đi xuống thì thân thể cần phải có sự nổ lực, gắng sức, còn tâm thì không cần. Khi nói về cỏi Trời, Niết Bàn, là các cảnh giới tinh trong, thì nó tương trưng cho sự tiến bộ phát triển đi lên, còn địa ngục là cảnh giới của sự thụt lùi, đi xuống của tâm. Chúng ta thường dùng vật chất để đo lường những gì thuộc về tinh thần. Chúng ta có thể ví dụ cõi trời và địa ngục giống như hai kẻ bị tù, một là bị nhẹ còn kẻ kia bị nặng, cả hai đều bị nhốt tù , trong một xả hội của những người lương thiện, những bậc thánh đã thoát được cảnh tù tội. Người ở tù và người ở ngoài không khác, cũng là người chỉ khác là một người bị giam , còn người kia được tự do ở ngoài. Ít ra người tự do ở ngoài và người trong tù có thể dùng các giác quan mà biết được nhau. Còn chúng sanh ở các cảnh giới khác nhau thì không thể biết được nhau. Chúng sanh ở địa ngục thì không biết được cảnh giới của chúng sanh ở cõi trời và ngược lại. Cũng vậy loài người không thể thấy biết được cảnh giới khác . Mặc dầu dòng tư tưởng của chúng sanh cõi nầy giao thoa tiếp xúc qua lại thế giới khác nhưng lại không thể biết , tưởng như duy chỉ có họ là hiện hữu.
Ngay khi bắt đầu hành thiền thì Sát Na định và Cận Hành định đã liên kết chặt chẻ nhau vì tánh đặc biệt của tâm ngài thích phiêu lưu mạo hiểm. Cho nên khi vào Sát Na định thì tâm ngài lập tức đi vào Cận Hành định đi lang thang quan sát vô vàn các thế giới khác nhau. Nên khi đại đức tu tập Định và giử được nó cho yên , thì ngài hướng tâm đi quán sát các thế giới khác như ý muốn. Từ đó trở đi ngài như ý nhập các tầng thiền, Ngài có thể tùy ý vào Sát Na định rồi ra để vào Cận hành định để quan sát các thế giới khác, hay ngài vào Tịnh Chỉ Định là loại Định mà sự nhất tâm rất vững chắc, có sự an lạc, nên hành giả có thể an trú trong nhiều ngày. Đại đức có thể ở lâu trong Tịnh Chỉ định bao lâu tùy ý. Hành giả dể bị dích mắc trong loại định nầy. Đại đức nói ngài cũng bị dính mắc , nhưng không lâu vì cá tánh của ngài có hơi thiên về trí tuệ nên mau thoát, và đại đức có thể tự mình giải quyết vấn đề nầy. Đại đức nói rằng ai mà dính mắc vào Tịnh Chỉ thì rất khó tiến xa, nếu không có áp dụng tu tuệ vào. Vì có sự an lạc nên hành giả dể bị dính nắc ( là một chường ngại trên đường tu), hành giả sẻ phát sinh lòng chấp thủ tinh tế mà không thể dùng chánh niệm quan sát thật tướng của sự vật. Họ tham chấp vào nên không thể nghe lời khuyên của bậc trí giả nên cứ tưởng đó là Niết Bàn, Khi đạt được trình độ nhất tâm đó thì tâm kinh nghiệm rõ ràng đồng thời an lạc nhưng lúc đó thì phiền não cũng “thu nhiếp” vào sự nhất tâm đó, hay nói cách khác là vi tế mà tâm lúc đó không thể nhận ra, trừ phi có Trí tuệ khám phá ra và trừ khử nó, nếu không thì chắc chắn sẻ phải tái sinh trong vòng luân hồi. Cho nên đại đức nói bất cứ loại định (sự nhất tâm) mà không có trí tuệ đi kèm thì sẻ không giải thoát được
Vào lúc ngài du hành lần thứ hai ở miền đông bắc thì ngài đã kinh nghiệm rất thành thạo ở tuệ loại trung cấp. Thứ tuệ cần thiết cho ai vào đạo lộ của thánh A Na hàm. Trước khi đạt quả A Na Hàm thì hành giả phải quán thân. Dùng trí tuệ mà phân biệt cái khía cạnh ưa thích , chán ghét và quán nơi hai khía cạnh gặp nhau. và giải quyết được vấn đề ưa thích, chán ghét, nghi ngờ liên quan đến thân. Tuy thâm nhập được nhưng còn phải tu tập cho thành thục để thành quả A Na hàm. Nếu vị đó mất mà chưa chứng quả A La Hán thì vị đó sẽ sinh vào tầng Trời thứ năm của Phạm Thiên là Sắc Cứu Cánh Thiên mà không phải đi qua 4 tầng ở dưới.
Đại đức kể lại, ngài bị trể dững lại lâu ở đạo lộ A Na Hàm vì không có ai hướng dẫn. Đại đức phải rất thận trọng “ đi từng bước”, ngài rất cẩn thận vì không muốn tạo lổi lầm trong giai đoạn nầy, vì kinh nghiệm bản thân lúc trước. Khi đến giai doạn nầy thì cho thấy phiền não có thể xói mòn sự nổ lực của ngài, hay nói cách khác là phiền não rất là vi tế nhưng mạnh mẻ giống như chánh niệm, và tuệ dùng để trừ nó. Đại đức nói rằng thật sự là điều kỳ diệu mà ngài có thể vượt qua khu rừng già rậm rạp, nguy hiểm nầy, vật lộn với nổi khó khăn và từng bước vượt qua nó để tới khoảng trống bình an.
Trước khi có khả năng để dạy chúng tôi, ngài đã đơn độc một mình đi trên con đường gian khổ để có được ngày nay. Mổi khi có dịp, hợp thời cơ, ngài thường kể lại một phần gian nan trong sự tu tập của ngài, và làm cho chúng tôi rơi nước mắt vì sự khó khăn gian khổ ngài đã chịu đựng, đồng thời cũng tôn kính , ngưỡng mộ giáo pháp vi diệu mà ngài đạt được
Đại đức đã sống 3 hay 4 năm gì đó tại làng Ban Sam Phong, ở quận Sri Songkhram thuộc tỉnh Nakhon Phanom, ngài ở một năm tại làng Ban Huay Sai ở quận Kham Cha-ee cũng trong tỉnh nầy. Và các làng Nong Sung, Khok Klang. Những nơi nầy đều là vùng núi gần ngọn núi Pak Kut. Nơi tập trung đông đảo của các Địa Thần và cọp.
Đại đức thường bảo các đệ tử ở những nơi hẻo lánh hoang vu, và thường nơi đó là những nơi nguy hiểm vì thú dữ. Khi màn đêm xuống tiếng cọp gầm rú liên hồi, vang dội núi rừng, ai mà ở trong rừng mới biết cái sợ đó. Có những đêm thấy cả đoàn cọp đông lúc nhúc đi lang thang qua khu tu viện. Khi mà có Tỳ Khưu hay Sa Di quá sợ không dám đi kinh hành ban đêm thì Đại đức thiện xảo trong việc sợ cọp mà dạy họ rằng : "Ai mà làm biếng thì hảy coi chừng! Cọp vùng nầy thích ăn thịt sư làm biếng có lẻ thịt có mùi vị thơm ngon hơn các loại thịt thú khác, ai không muốn làm mồi cho cọp, thì hảy tinh tấn vì cọp sợ những kẻ tinh tấn , nên không dám ăn“. Do đó khi nghe như vậy ai cũng cố gắng quên sợ mà đi kinh hành ban đêm, họ tin chắc vào những gì thầy nói. Coi việc tinh tấn là lá bùa hộ mạng cho mình khi sống giữa bầy cọp.
Tình trạng sống của họ lại càng làm cho tình cảnh sợ thêm bi đát, vì ai nấy đều sống không có chòi hay cốc như ở tu viện trong làng hay trong phố mà ai cũng chỉ có một giường tre nhỏ cao hơn mặt đất một chút, vừa đủ rộng để ngã lưng nằm nghỉ. Nếu như mà cọp đến thăm thì chỉ phó mặc cho số phận mà thôi. Đại đức biết rằng bình thường thì cọp không dám làm gì, vì các Địa thần khi đến thỉnh pháp đã nguyện bảo vệ các chư Tăng ở khu vực nầy. Và thỉnh ngài cùng chư Tăng ở luôn nơi đây.
Cách thức dạy đệ tử sợ là để cho họ tinh tấn mà thôi , vì có lẻ cọp cũng biết Tăng đang sống khu vực nầy nên đây là khu vực bảo an cho chúng. Các thú vật khác cũng vậy, họ không sợ thợ săn . Khi mà dân chúng biết ngài và chư Tăng đang sống ở đây đa số không ai dám đi săn ở khu vực nầy. Ai cũng sợ hậu quả xảy ra cho mình, họ rất sợ khi thấy có người thợ săn đã chết vì tai nạn do súng của chính mình. Điều kỳ lạ nữa là khi ngài ở đó, thì cọp không săn giết các trâu bò dân làng thả nuôi nửa, không ai biết chúng đi kiếm ăn ở đâu. Tất cả những điều nầy đều do dân chúng trong vùng kể lại cho chúng tôi nghe, cũng như đã được ngài kể lại.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Dec 1 2011, 04:56 PM
Bài viết #5


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



NHỮNG CHÚNG SANH HOÀN HẢO

Có một việc kỳ diệu xảy ra cần được nói ở đây.
Một hôm có một phái đoàn đông đảo chư Thiên tới thăm ngài. Vị thiên chủ bắt đầu bằng lời như sau:
“Ngài ở đây, mang lại sự hoan hỉ cho các Trời, Thần. Chúng tôi có cảm giác rất vui khi được hòa quang của ngài tõa chiếu đến. Hào quang của ngài thì rất đặc biệt không thể so sánh được , cho nên chúng tôi biết ngài ở đây. Khi ngài giảng pháp cho Tỳ Khưu , Sa Di hay Cư sĩ âm thanh của ngài cũng vang dội tới các thế giới cao thấp khác nhau. Chỉ có kẻ chết mới không nghe tiếng ngài ”.
Tôi muốn trình bày ở đây là chính bản thân tôi không được nghe Thầy nói, nhưng được nghe từ người đáng tin cậy kể lại và lúc đó Đại đức hỏi rằng : “Nếu các thế giới có thể nghe thấy tiếng người của ta, thì tại sao loài người chỉ ở chút xa không nghe được” thì vị Trời trả lời rằng :
"Thưa đại đức , loài người biết gì về đức hạnh ? Họ chỉ dùng 6 giác quan để tạo nghiệp ác mà thôi. Họ chỉ tạo các ác nghiệp từ lúc sơ sinh cho tới lúc chết , họ không biết thế nào là thiện , ác cho dù họ được sinh ra làm người. Chỉ có một số rất ít biết dùng thân người trong việc đúng . Số nghiệp thiện, đức hạnh loài người có rất ít, thí dụ như sau loài người chết sống cả hằng trăm lần, cũng chĩ bằng loài Trời chết sống một lần, còn Trời phạm Thiên còn sống lâu hơn nữa. Loài người thì rất đông, nhưng đông của kẻ không biết gì . Chỉ có một số ít biết mà thôi. Loài người có nhiệm vụ gìn giử giáo pháp của Phật (Sāsana), nhưng họ lại không biết sự cao quí của pháp, và coi thường bỏ phế.
Kẻ ác thì chỉ biết điều ác. Họ tự cho là loài người nhưng họ chỉ biết họ đang sống mà thôi, khi mà hơi thở không còn thì họ bị chôn vùi trong đống nghiệp mà họ tự tạo. Loài trời biết được thì làm sao loài người không biết được điều đó ? Không có gì là bí mật cả. Khi một kẻ vừa mất đi, thì thân nhân mời Tăng đến đọc một bản kinh để chúc lành, nhưng Tại sao họ được nghe ? Khi mà thần thức rời thân , thì họ đã bị trói buộc bởi nghiệp lực, làm sao có cơ hội mà nghe pháp. Ngay cả lúc sống còn không muốn nghe huống gì lúc chết. Chỉ có người sống nghe pháp được, nếu họ mong muốn. Nhưng hiển nhiên người sống cũng không muốn. Ngài đã không thấy vậy sao ? Có khi nào họ thật tâm thành ý lắng nghe lời tụng của Tăng. Thật sự trong tâm họ không có giáo pháp, họ chỉ đam mê những cái mà loài thú cũng đam mê. Đó là những gì họ thích thú vào, ngay cả khi chết họ cũng chưa chịu từ bỏ. Loài Trời biết rõ về loài người hơn là loài người biết gì về loài Trời. Kính thưa ngài cao quí ! một vị Tăng đáng qui ngưỡng. Ngài đã hiểu rõ các loài Trời, người , giống địa ngục và các loài khác. Chính vì vậy mà loài Trời đến qui y với ngài.” Khi dứt lời đại đức hỏi tiếp :
“Các vị, loài Trời có thiên nhản thông, thiên nhĩ thông thấy, nghe xa hơn loài người. Biết điều tốt , xấu của loài người hơn là chính họ biết . Có cách nào làm cho họ biết đúng sai ? Tôi cảm thấy quí vị có khả năng hơn các thầy loài người” .
Họ đáp :” Chúng con , loài Trời đã thấy nhiều người nhưng ngài thì rất đặc biệt. Ngài luôn có từ tâm như nhau đối với loài Trời và loài người. Ngài cố gắng dạy họ. Thật sự có cõi Trời và các cõi khác ngoài thế giới con người đang sống. Nhưng vì đời nầy, qua đời kia không ai thấy loài Trời , nên chẳng ai tin cả. Nếu có thấy chút gì về các hiện tượng lạ huyền bí thì họ lại cho thấy ma. Không có cách nào mà loài Trời chỉ dạy loài người . Loài Trời có nhật thức về loài người nhưng loài người thì không . Chúng con chỉ để nghiệp lực vận chuyển chứ không làm gì được cho loài người. Ngay cả chúng con cũng bị nghiệp lực chi phối, nếu chúng con không còn thì đã đạt được Niết Bàn". Ngài hỏi : “Loài Trời biết khi nghiệp lực không còn thì tới Niết Bàn, thế thì loài Trời biết gì về Niết Bàn, và các vị có đau khổ không ?”. Họ trả lời:
“Kính thưa ngài , tại sao lại không ? Vì các đức Phật ai cũng chỉ dạy thoát khổ , mà không ai dạy sống trong đau khổ . Loài người thì không hứng thứ gì về điều nầy. Còn loài Trời chúng con, tất cả đều có khái niệm về Niết Bàn, nhưng chúng con còn phải thoát khỏi lưới nghiệp dầy nặng của chúng con, trước khi tiến tới Niết Bàn. Nếu còn chút nghiệp , cho dù tốt hay xấu, thì cũng vẩn còn trong vòng tử sanh.”
Đại đức hỏi :”Có nhiều vị Tăng nào khác tiếp xúc với các vị không ?” họ đáp: “ Thưa ngài có nhưng không nhiều, đa số họ ở trong rừng núi.” Hỏi : “Người thường có khả năng nầy không ?”.
Đáp :” Thưa ngài có, nhưng rất hiếm, nhưng họ phải là người biết pháp , biết tu tập cho tâm trong sáng , thì khi đó họ mới có khả năng thấy chúng con “.
Hỏi :"Trong kinh thường nói loài Trời ít dám đến gần loài người vì mùi hôi, mùi hôi gì vậy?, Nếu thế thì tại sao các vị lại đến thăm tôi”.
Đáp :” Người mà có đức hạnh cao thì không có mùi hôi, mà còn có mùi thơm, chúng con không bao giờ nhàm chán, gần gũi những người như vậy. Chỉ có người không có đức hạnh thì mới hôi. Nững người có những hạnh tà vạy xấu xa, dù có người tưởng rằng đó là việc làm tốt. Những người đó đáng sợ và hôi hám chúng con không dám dến gần. Chẳng phải là chúng con không muốn gần loài người, Nhưng đó là những gì mà loài Trời gặp phải khi tiếp xúc với loài người “
Khi nghe thầy kể lại các đệ tử chăm chú, hứng thú nghe quên cả thời gian, và ai cũng muốn mình cũng có khả năng như vậy. Cũng chính những lúc nầy đại đức hay kể về tiền kiếp của ngài, làm một số người nổi tính tò mò dục vọng, muốn có thần thông, mà quên đi rằng công việc chính là giải thoát khổ đau và Niết Bàn. Khi có chánh niệm thì họ lập tức tự trách mình :” Thật là điên rồ, chuyện giải thoát đau khổ trước mắt không lo, mà ta lại đi tìm bóng ma của quá khứ ”. Do đó các Tăng không ai nhắc tới việc thần thông.
Việc đại đức tiếp xúc với các loài Trời Thần, mà ngài kể lại cho chúng tôi rất lý thú. Có lần ngài nhắc tới thế giới ma mà những việc làm côn đồ cũng xảy ra giống như loài người . Những kẻ xấu đi gây xáo trộn cũng bị bắt nhốt vào một nơi, như ở nhân gian người ta gọi là nhà tù. Có tù nặng nhẹ, nam cũng như nữ. Tội khác nhau giam giử nơi khác nhau. Có loại rất dữ, nhìn vào mắt chúng thì biết chúng không xúc động trước lòng từ , lòng trắc ẩn.
Ma cũng chung sống như con người sống trong các thành phố, nhưng rất rộng lớn hơn nhiều, cũng có các ma chúa thủ lảnh cai quản ma dân. Có một số ít cũng có đạo đức mà các ma khác đều tôn trọng. Bản năng tự nhiên của loài ma là rất kính sợ những ai có quyền lực và uy quyền cai trị. Họ thật sự kính sợ chớ không phải là sự xu nịnh. Đại đức thường tuyên bố rằng các ma chúa có nhân của việc tốt nhiều hơn nhân của việc ác. Đó là điều mà ngài nhận thấy ở thế giới loài ma. Những chúng sanh nầy có nhiều phước nhưng vì nghiệp của họ nên phải sanh vào loài ma, tuy nhiên do có phước lớn nên họ cai quản một số đông dân ma. Trong thế giới ma thì không phân chia giai cấp như loài người. Tất cả đều bị chi phối bởi hoạt động của Pháp , của nghiệp của giống ma. Danh từ cai quản cầm quyền ở đây thì không giống như ở thế giới loài người. Đại đức kể nhiều chi tiết, nhưng xin lổi là tôi nhớ rất ít mà kể lại.
Đại đức viếng thế giới qua việc nhập định, khi ma thấy ngài thì họ kêu gọi nhau đến để dảnh lể ngài, và ma chúa rất tôn kính vào tin tường vào đại đức. Khi ngặp ngài sau khi thăm hỏi ma chúa dẫn ngài đi thăm tất cả những nơi ma ở và các nhà tù nơi giam giử các ma nam , nữ phá rối trật tự gây xáo trộn. Ma chúa giải thích điều kiện sinh sống của từng giống ma. Ma là danh từ loài người gắn cho “ma”, thật ra cũng là một chúng sinh sống trong một thế giới trong số vô vàn thế giới.
Đại đức thích ở vùng rừng núi, và sau khi ở một thời gian dài ở Nakhon Phanom để giảng dạy các chư Tăng cùng giáo hóa dân chúng, ngài thường quán mình và cảm thấy đến lúc ngài dành một thời gian cho sự tu tập của ngài. Vì đại đức biết rằng ngài vẩn còn chưa đủ năng lực để tiến tới đích cuối cùng. Vì khi giáo hóa chúng sinh thì ngài đã hoản việc tiến tới của mình. Ngài cảm thấy ngài cần phải gia tăng nổ lực thêm một lần nữa để đạt tới đích và xóa bỏ mọi chuyện phải làm cho mình (bậc vô học), kể từ khi rời vùng cao nguyên trung phần tới vùng rừng núi Đông bắc, tâm ngài phát triển chậm. Lúc đó có mẹ ngài sống 6 năm gần ngài như là Ưu Bà Di, sau khi hỏi sự đồng ý của mẹ thì ngài cùng bà và số đông Tăng rời vùng Nakhon Phanim di chuyển tới tỉnh Ubon Ratchathani, băng ngang dãi núi Nong Sung qua Kham Cha-ee và tới quận Lerng Nok Tha trong tỉnh Ubon Ratchathani. Năm đó ngài an cư ở Ban Nong Khon ở quận Amnat Charoen. Khi đó danh tiếng ngài đã vang dội số người đến với ngài tu học rất đông. Ngài nghiêm khắc chỉ bảo các Tăng.
Một đêm khi ngài nhập định, thì thấy có hình ảnh như sau: một số đông Tăng cùng Sa Di đi nghiêm trang sau ngài, nhưng có một số vội vả vượt qua ngài , không tõ thái độ cung kính, có người đang tìm cơ hội vượt qua trước ngài, trông không có một chút nào uy nghi trang nghiêm cả. Và cuối cùng có vài người đang cầm thanh tre đâm vào ngực ngài khiến ngài khó thở. Điều trông thấy nầy làm ngài đau lòng. Ngài vội hướng tâm nhìn về tương lai của những vị đó, thì hiều rằng những ai đi ngay ngắn sau ngài là những vị hiểu biết đúng đắn và theo lời ngài dạy bảo, là những vị kính thầy, trọng Tăng và tôn trọng giáo pháp của Phật, gìn giử pháp Phật không cho mai một, và tương lai là người mà Trời, người tôn kính. Còn những vị không tõ vẻ tôn kính, lấn vượt qua ngài là những người kiêu căng tự phụ cho mình là biết hết, và giỏi hơn thầy, mặc dù chính thầy đã chỉ dẩn cho họ. Họ coi thường Tăng đoàn, vì họ cho họ là đã biết rõ giáo pháp, như vậy không những hại họ còn hại cho Phật pháp, kể cả những người sau nầy muốn chỉ dạy cho họ. Tâm tai hại đó không những làm hại mình còn làm hại người khác, và các thế hệ sau nữa, vì họ không biết mình đang đi trên con đường đúng hay là sai.
Còn những vị định đang vượt qua ngài thì là những người sắp giống như các vị trước. Những người hại mình và hại người và là những kẻ phá hoại Phật pháp, làm cho Giáo Pháp Phật tàn lụi, biến mất trên thế giới loài người.
Còn người đâm ngài, là những vị coi mình là hơn ai hết, và hành động theo đó, chẳng biết đúng sai, không biết nhân quả , hơn nữa là gây rắc rối cho Tăng đoàn và thầy của họ nữa. Đại đức cho biết rõ, ngài biết chắc ai là ai trong số các đệ tử đó. Ngài rất buồn vì các đệ tử đó, những vị đã được ngài tận tâm dạy dổ và ban phước lành cho phép an cư kiết hạ ở khu vực gần đó.
Đúng như vậy, vài ngày sau đó phái đoàn nhà nước đến thăm tu viện tháp tùng theo họ, là các Tăng đâm ngài, mà ngài đã thấy trong lúc thiền định. Ngài không nói gì cả chỉ quan sát hành đông của họ. Tất cả họ yêu cầu ngài giúp phái đoàn trong việc xây dựng vài trường học trong vùng vì đây là chính sách của nhà nước, Tất cả đều đồng ý là phải nhờ ngài nói giúp, vận đông dân chúng trong vùng vì đại đức là người có uy tín , được nhiều người biết tới. Họ nghỉ rằng công việc sẻ hoàn thành nếu ngài giúp tay.
Khi được lý do mà họ viếng thăm, thì ngài ngay lập tức biết rằng hai vị Tỳ Khưu đi theo đoàn là nguyên nhân chính gây ra công việc nầy. Sau đó ngài kêu gặp riêng hai vị Tăng, và chỉ bảo họ phải sống sao cho đúng bổn phận của một vị Tỳ Khưu.
Câu chuyện nhắc lại ở đây giúp cho đọc giả thấy cái kỳ diệu của tâm, Tâm có khả năng biết việc bên ngoài, việc dấu bên trong, việc quá khứ , hiên tại, cũng như việc ở tương lai. Đại đức Mân là một tấm gương điễn hình. Ngài là một Tỳ Khưu vượt bựt trong thời nay trong cách hành đạo cũng như Trí tuệ (phát sinh do tu định và tuệ). Có những lúc đại đức nói trực tiếp có lúc nói gián tiếp dạy người, vì bài học về chuyện vị Tỳ Khưu già ở gần động Sarika nên ngài rất cẩn thận trong việc hiển bày chân lý nội tâm cho kẻ khác mặc dầu ngài thiết tha muốn giúp họ.
Thông thường khi nói người này nghĩ sai, người kia nghĩ đúng ngài không nói trực tiếp nêu tên vị ấy, nhưng sự trình bày thẳng thắn, làm người nghe cảm động và kẻ có lổi biết sợ. Nếu ai không nghe lời thành thật của ngài thì bất hạnh cho vị ấy, vì đó là những lời nói thật làm vị trỡ thành kẻ hữu dụng. Dù không nêu tên nhưng đôi khi có kẻ sợ đến nổi phải sám hối trước đại chúng. Đại đức là vị Thầy rất nhuần nhuyễn trong việc dạy bảo các đệ tử.
Có lẽ vài đọc giả cảm thấy khó chịu khi tôi nói ra những điểu nầy , tôi thành thật xin lổi, tôi muốn ghi lại chân thật những gì liên quan tới ngài. Những đệ tử lâu năm, và sống với Tăng đoàn của ngài đã công nhận những điều tôi ghi lại.
Thường thì những ngoại cảnh làm tâm xao động như hình dáng, âm thanh, mùi , vị, sự đụng chạm thân, hay hình dáng người khác phái, là những đề tài mà đại đức khiển trách trực tiếp hay gián tiếp. Dĩ nhiên Tăng cũng có những ý tưỡng khác, nhưng ngoại trừ nghiêm trọng còn không ngài không lưu ý tới nhiều.
Thời pháp tối là giờ quan trọng nhất trong ngày. Đại đức muốn cho đại chúng thân tâm được tĩnh lặng. Trong khi nghe và giảng pháp ngài không muốn thành viên trong Tăng đoàn hay ngài bị quấy nhiễu. Nếu có ai trong chúng khi nghe pháp mà tâm đi nơi khác, nghĩ điều xằng bậy, ngài liền sửa trị ngay lập tức, như tiếng sét đánh tan ngay tư tưởng xấu, dù không nói tên ra nhưng thường vị đó run lên, như muốn xỉu. Các vị Tăng khác cũng cảnh giác, kiềm thúc tâm ỳ, sợ mình không khéo cũng y như vị kia. Những “tiếng sét” phát ra liên tục trong buổi pháp làm khán thính giả có chánh niệm và tập trung. Nhiều vị đạt định (sự tập trung cao) trong thời pháp, còn ai không có khả năng đó thì cũng có chánh niệm vì phải kiềm thúc tâm ý không cho nó đi lang thang.
Do đó Tăng chúng ở với ngài đều phát triển được căn bản vững chắc trong việc tập trung. Càng ở lâu vơi ngài thì cách cư xử bên trong cũng như bên ngoài hòa hợp với ngài. Ở lâu học tập trong sự giáo dục nghiêm khắc của ngài thì sẻ thấy các phương tiện thiện xảo của ngài trong cách dạy, và người đó sẻ ham thích giáp pháp và thực hành giáo pháp , cho đến lúc tự mình có thể tự lập.
Còn ai không tiến bộ khi ở với ngài, thì thường là chú ý bề ngoài nhiều hơn là nội tâm. Thí dụ như bị ngài khiển trách vì tâm ý chạy lăng xăng bậy bạ, hay hành vi không đúng thì thay vì thật tâm sửa đỗi bên ngoài và bên trong, thì chỉ làm qua loa lúc bị khiển trách, rồi thì sau đó chứng nào tật nấy, không có nghị lực mà thay đổi cách suy nghĩ , thói quen. Tập khí lâu đời cứ giử đó mà sống. Lúc đến cũng như đi không có gì thay đổi. Thật là vô lý khi đi tìm thầy giỏi để học mà mà ta không chịu sữa đổi lề lối củ không tốt của ta.
Đã nói về tập khí lâu đời thì bản thân tôi cũng vất vả gian nan, trong việc sửa đổi lề thói củ. Mặc dầu được sống chung với tấm gương sáng như đại đức với sự giáo dục nghiêm minh mà đôi khi phiền não quá sâu dầy cũng làm cho tôi mất chánh niệm bị ru ngũ bởi chính nó, mà vẩn hành xử theo thói củ. Do đó nếu chúng ta không luôn luôn cảnh giác, quán sát thân tâm với chánh niệm cùng giáo pháp hổ trợ thì khó mà nhổ bỏ gốc rể phiền não.
Đại đức rời Ban Nong Khon vào mùa khô, trên đường trở về làng xưa, ngài dừng chổ này vài ngày chổ kia một bửa cho tới khi về làng, có mẹ ngài cùng đi theo. Về làng , ngài ở đó giáo hóa dân chúng cho tới khi họ cảm thấy thông suốt, xong ngài từ biệt gia đình đi về miền Trung nguyên.
Thời đó chưa có xe hơi, ngài du hành một cách thong thả , an lạc trong hạnh đầu đà, kỳ này không có đệ tử đi theo vì mục đích của ngài là dồn hết nổ lực tu cho tròn bổn phận vị Tỳ Khưu. Trên đường đi tới Bangkok, vai mang bát , mang dù, và vật dụng của một Tỳ Khưu, dưới ánh nắng gay gắt, có vẻ là cồng kềnh vất vả, nhưng ngài cảm thấy rất là an lạc một mình du hành, bỏ lại những suy tư , gánh nặng về các đệ tử , ngài cũng không còn lo cho mẹ ngài nửa, bà ta đã có một nền tảng vững chắc về sự tu tập, mẹ ngài có thể tự lập trên con đường đạo. Không còn ràng buộc nào cả, ngài thiền quán trên đường đi, buổi trưa quá nóng bức, ngài dừng lại dưới bóng cây mà tọa thiền. Tự do không gì ràng buộc, chỉ cần một thôn xóm nhỏ vừa đủ cho ngài đi khất thực, nơi nào thích hợp thì ngài ở lại lâu trước khi đi tới chổ khác.
Đại đức kể rằng, khi tới rừng Dong Phaya Yen ở giữa Saraburi và Nakhon Ratchasima, những khu rừng núi làm ngài hoan hĩ một cách đặc biệt, làm ngài muốn ngụ tại nơi đây để phát triển tâm, và đã từ lâu ngài không sống trong rừng núi tĩnh mịch, hoang dã cùng vô số thú rừng. Hồi đó khu rừng miền trung nguyên không có nhiều làng mạc, chỉ có vài nhóm dân nhỏ độ vài gia đình sống rãi rác làm nghề săn, dốn cũi hay làm rẫy chung quanh sườn núi. Họ có tín tâm, kính phục sư đầu đà , họ cúng dường nhưng không bao giờ làm phiền thì giờ của ngài. Đại đức ở đó một lúc lâu cho lúc ngài rời tới Bangkok.


TÂM ĐƯợC GIảI THOÁT

Đại đức Mân kể rằng khi tới Bangkok ngài ở chùa Pathumwan trong mùa an cư đó, và trong mùa an cư đại đức thường học giáo pháp với ngài Chaokun Upali tại tu viện Boromaniwat. Và được vua sãi mời ngài theo tới viếng vùng Chiang Mai sau khi mãn mùa an cư của . Lần này thì ngài đáp xe lữa Ngài hầu như nhập định trên xuống khoảng thời gian ở xe lữa: ở gữa khoảng Bangkok và Lopburi ngài nằm nghỉ , còn suốt khoảng còn lại ngài nhập định cho lúc tới Chiang Mai.
Lúc bắt đầu thiền định ngài tự nhủ chỉ sẻ xuất định khi tới Chiang Mai, và chỉ tập trung thiền định không làm gì khác. Sau khoảng hai mươi phút, thì ngài nhập định rất sâu. Lúc đó ngài chỉ có nhận thức sự tĩnh lặng của tâm , còn tiếng ồn ào của xe lữa, tiếng người náo nhiệt ngài không nhận biết , tất cả tan biến hết cùng vơi ý thức, và cảm xúc thân tâm của ngài. Đại đức nhập định rất sâu cho tới khi xe lữa tới Chiang Mai, mà quyết định lúc trước khiến ngài xuất định.
Khi tới ga, ngài thu xếp hành trang để đi xuống, thì thấy mọi người và nhân viên hỏa xa nhìn ngài với con mắt ngạc nhiên. Khi xuống tàu nhân viên hỏa xa vui vẻ lại giúp ngài xuống, trong khi đó mọi người ở sau bàn tán về ngài. Trước khi sửa soạn xuống tàu , người ta hỏi ngài ngụ ở chùa nào, thì ngài trả lời ngài ở trong rừng phía Đông Bắc, du hành khắp nơi không có chổ nhất định. Có người vui vẻ đề nghị giúp đỡ phương tiện cho ngài di chuyển trong thành phố, nhưng ngài từ chối, vì ngài trả lời rằng ngài tháp tùng theo ngài Chao Khun Upali, là vị nổi tiếng ở vùng Chiang Mai. Khi ra ga thì Tăng sĩ , dân chúng và quan chức địa phương đón tiếp ngài Upali và đoàn rất long trọng, có cả xe hơi đưa rước mà thời đó thì rất hiếm. Đoàn xe đưa phái đoàn về chùa Chedi Luang.
Được tin ngài Upali tới thành phố Chiang Mai, dân chúng đủ mọi thành phần cùng Tăng sĩ lũ lượt đến viếng thăm và nghe pháp. Nhân cơ hội nầy trong một buổi thuyết pháp ngài Chaokhun Upāli đã giới thiệu đại đức và yêu cầu ngài giảng pháp cho đại chúng nghe. Đại đức đã ban một thời pháp rất hay mà ai nấy cũng đều muốn không kết thúc. Đại đức bắt đầu từ căn bản rồi dần tới chổ thâm sâu của Phật pháp. Khi kết thúc đại đức vái chào ngài Upāli rồi trở về chổ ngụ của mình ở trong chùa. Sau đó ngài Upāli tán thán như sau, mà các đệ tử có ghi lại :
“Đại đức Mân đã tuyên dương, và ban một thời Pháp rất cao sâu, hùng hồn, mà khó có ai bì kịp. Đại đức đã làm trong sáng Muttodaya – Tâm giải thoát, một cách không còn nghi ngờ gì cả . Mọi vấn đề được giải thích, trình bày một cách rõ ràng , chính xác, ngay cả tôi cũng không thể bì kịp cách giảng dạy đặc biệt nầy. Cách nói pháp đầy lôi cuốn của vị sư đầu đà đây thật là khác thường. Thật là hoan hỉ và đầy lợi ích khi nghe đại đức giảng. Trong suốt thời pháp ngài đã làm cho chúng ta thích thú say sưa về pháp mà không chán.
Đại đức đã nói về các chuyện bình thường xảy ra hằng ngày, mà chúng ta đều thấy nghe và biết , nhưng ít ai trong chúng ta để ý quan tâm và suy xét nó. Chỉ khi đại đức nói ra chúng ta mới thấy tầm quan trọng của nó. Đại đức thật sự là Tăng thiền đề mục (kamma-ţţhāna) một cách thuần thục. Người đã dùng chánh niệm và tuệ, cùng lòng thành tín chân thật đi theo con đường Đức Phật đã chỉ bày, không còn mang theo chút mảy nào cách mà người đời đang đi trên con đường thế tục. Bài pháp của đại đức có nhiều sự diễn tả : khi thì bình thường, khi thì nghiêm trang, lúc thì nhấn mạnh vào một ý. Khó mà ai trong chúng ta có thể chân thành tự nhiên mà trình bày được như vậy. Đại đức có khả năng phân tích những khía cạnh khác nhau trong Phật pháp , và làm cho chúng ăn khớp liên kết với nhau và giảng cho chúng ta hiều rõ, ăn sâu vào tâm thức của chúng ta. Nhận định của ngài về vấn đề thật là sáng suốt. Bản thân tôi cũng phải hỏi ý kiến đại đức khi có chuyện không thể tự mình giải quyết, và đại đức đã nhanh chóng giải quyết vấn đề bằng tuệ nhản của đại đức . Tôi đã nhận nhiều sự giúp đở của đại đức.
Khi tôi dự định tới Chiang Mai tôi mời đại đức đi theo, tuy đại đức không nói nhưng tôi nghĩ chính vì vùng nầy có nhiều núi non, và rừng, thích hợp cho việc tu hành nên đại đức muốn tới nơi đây. Người như đại đức thật là khó gặp. Tuy rằng tôi là bậc trên đại đức, nhưng hết sức kính trọng pháp mà ngài có được, nhưng đại đức thì lúc nào cũng khiêm tốn và kính trọng tôi, tôi cảm thấy thật thẹn. Đại đức chỉ muốn lưu ở đây một thời gian ngắn , trước khi đi tìm chổ thích hợp cho việc tu tập. Tôi để người bạn nầy tự ý , không dám ngăn cản ý của đại đức . Đây là vị Tăng khó mà gặp được trong đời. Mọi nổ lực chỉ dành cho giáo pháp, sự giải thoát khỏi đau khổ . Chúng ta nên thành tâm cầu nguyện cho đại đức sớm được như ý, để làm lợi ích cho tất cả chúng ta sau nầy.
Trong chúng ta ở đây có vị nào có vấn đề trong sự tu tập, thì nên gặp đại đức để hỏi ý kiến , tôi tin chắc các vị sẻ không thất vọng, nhưng xin đừng bao giờ xin bùa, chú, vật bảo hộ phòng thân, cầu may mắn vì đây là những cái khác không có trong con đường tu hành. Nếu không thì các vị tự làm phiền mình, phiền ngài, và có thể quí vị sẽ bị khiển trách. Chớ trách rằng tôi không báo trước.
Đại đức đích thực là một vị Tỳ Khưu, ngài thành thật chỉ dạy người khác biết đâu là đường đúng, đường sai, đâu là là thiện là ác. Ngài không bao giờ đi lệch khỏi con đường pháp. Cách hành và biết của đại đức thật đúng như giáo pháp mà Phật đã chỉ dạy. Không ai trong thời nay có thể truyền đạt được điều thâm sâu , vi diệu của Phật pháp như đại đức làm được. Tôi biết được là do các cuộc thảo luận pháp với đại đức. Chính vì vậy mà tôi kính ngưỡng đại đức, tôi không nói ra nhưng chắc là đại đức biết được điều đó.
Đại đức thật sự đáng cho chúng ta tôn kính, và là mảnh phước điền cho loài người chúng ta, không còn nghi ngờ gì nửa. Đại đức không bao giờ nói ra những thành quả đạt được , nhưng từ các cuộc thảo luận Phật pháp mà tôi biết được. Tôi biết chắc rằng đại đức đã chứng đắc, nhập dòng thánh quả bậc thứ ba, dù đại đức chưa bao giờ nói ra hay có ý cho tôi biết. Nhưng hiển bày rõ vì cách sống của đại đức. Cái biết về giáo pháp mà ngài trình bày cho tôi thì hoàn toàn như pháp mà người đã chứng đắc bậc đó mới có như trong Kinh Phật cho biết . Đại đức không hiển bày điều gì cho tôi ngoài lòng tôn kính và chân thành trung tín. Tôi chưa bao giờ thấy có sự ngang bướng, khinh thị người khác, đại đức lúc nào cũng khiêm cung, tôi thật sự tâm phục đại đức.”
Đó là những lời tán thán của ngài Upāli trước các cư sĩ, Tỳ Khưu và Sa Di sau khi đại đức Mân giảng pháp xong, và trở về chòi của mình. Những vị có mặt hôm đó , sau nầy khi có dịp thường hay kể cho đệ tử của mình nghe dịp may được gặp ngài. Danh từ Tâm được giải thoát Muttodaya sau đó được xử dụng trong các bài điếu văn trong buổi làm lể trà tỳ nhục thân của ngài. Và sau đó được xử dụng trong các bài viết về ngài. Theo đại đức Chao khun Dammachedi ở chùa Bodhisomphorn ở Udon Thani, thì đại đức ở Chiang Mai từ năm 1929 cho tới 1940 , sau đó ngài rời và tới tỉnh Udon Thani. Những sự kiện ở Udon Thani sẻ trình bày sau.


ĐắC QUả A LA HÁN

Ở một thời gian ngắn tại chùa Chedi Luang để tõ lòng tôn kính ngài Chao Khun Upāli, được sự chấp thuận của ngài Upāli, đại đức từ biệt lên vùng hoang dã ở phía bắc của tỉnh để tìm nơi thích hợp cho việc tu tập. Một cuộc hành trình mới mà ngài mong đợi từ lâu nay đã có, trước kia vì bận rộn việc giáo dục các Tỳ Khưu khác đã làm cho đại đức không có thì giờ cho mình. Đã từ lâu rồi ngài mới sống được một mình. Cuối cùng ngài đã ở tại khu vực rừng núi Mae Rim ở Chiang Dao. Đại đức ở đây nhiều mùa khô và mưa.
Nổ lực của ngài đã tới cao điểm, cho mục đích cuối cùng , sống hay chết cũng không màng chỉ biết là tận lực không để gì có thể làm chướng ngại. Vì từ tâm mà ngài đã tận lực dạy dổ các vị Tỳ Khưu khác, ngài biết chắc là đã tận lực, mà kết quả có thể thấy trong một vài vị đệ tử . Giờ đây là lòng từ bi cho chính mình, thời gian đây là đễ tự giáo dục và vượt qua các chướng ngại để tới mục đích cuối cùng. Khi mà chưa tới "bờ bên kia" thì dính dáng tới việc người khác thì không có lợi ích bao nhiêu, tựa như làm nặng chiếc thuyền đã chở quá tãi gần chìm khó có thể đi tới bờ bên kia. Khi mà hoàn hảo bản thân thì tự khắc sè giúp đở được vô số người khác.
Đại đức đã nổ lực tinh tấn suốt ngày đêm, chỉ trừ khi ngài ngủ , còn ngoài ra trong mọi hành động : đi, đứng, nằm, ngồi , ngài đều dùng chánh niệm và tuệ phân tích các hoạt đông tâm thức, không bỏ xót điều nào. Lúc ở trình độ nầy thì chánh niệm và tuệ quyện lẩn nhau như bánh xe pháp quay liên tục, bất kể hoạt động của thân.
Sau nầy khi ngài kể về sự nổ lực hết mình trong giao đoạn nầy, chúng tôi các đệ tử, ngồi im lặng say sưa nghe ai nấy dường như nín thở . Tựa như Đại đức Mân hé mở cánh cửa Niết Bàn cho chúng tôi coi. Mặc dầu đây chỉ là một trong giai đoạn dài cần tu khổ hạnh của ngài, nhưng khi nghe kể cuộc chiến đấu của ngài với phiền não cũng làm cho chúng tôi cảm động và tâm phục sự hành trì của ngài, sự dũng cảm của ngài.
Đại đức đã nói rằng : Đại đức đã từ lâu đạt thánh quả Bất lai (A-Na-Hàm) nhưng do việc giáo hóa các đệ tử nên ngài không có thì giờ cho việc tiến triển nhanh như ý. Nay có cơ hội ở Chiang Mai ngài dồn hết nổ lực để đạt mục đích cuối. Khu rừng núi vùng Chiang Mai rất thích hợp cho việc tu tập, và tâm ngài cũng sẳn sàng. Chính thân thể ngài lúc nầy cũng tráng kiện thích hợp cho mọi gian nan phấn đấu. Niềm tin ờ ngài dâng cao như ánh mặt trời tõa chiếu rực rỡ sang suốt tới “bờ bên kia”. Đại đức so sánh cuộc chiến đấu nội tâm giữa pháp và phiền não, giống như chó săn đã dồn con mồi vào chân tường, chỉ là thời gian nhanh hay chậm con chó săn sẻ xé tan con mồi phiền não ra từng mảnh. Không có cách kết thúc nào khác nữa . Khi mà tâm được trang bị bởi đại chánh niệm và đại trí tuệ, thì không một sát na nào mà sao lảng, mọi sự hiện, sanh khởi trong tâm đều tự động được quán sát bởi chánh niệm và tuệ. Khi mà nhân và bản tánh thật của mổi sự được hiểu rõ thì tâm lướt bỏ qua. Không cần phải nổ lực tác ý bắt tâm như lúc mới bắt đầu tu. Khi mà tâm đã có thói quen dùng chánh niệm và tuệ để quán sát thật tướng của sự việc. Chỉ trừ khi ngủ, mọi lúc tâm ở trình độ nầy đều có đại chánh niệm và tuệ. Ở trình độ quả Bất Lai , (A Na hàm) thì vấn đề Sắc Uẩn (Rūpa Khandha) đã được giải quyết, sắc pháp (liên quan tới thân) đã được hiện rõ , không còn nghi ngờ, tà kiến về sắc pháp nữa. Khi hành giả bước vào giai đoạn cuối là lộ trình A La Hán, thì tà kiến về Vô Sắc (Nāma ) cần phải giải quyết : Đó là 4 Uẩn Thọ Tưởng hành và Thức phải được liễu tri, nhờ có tuệ quán. Thật tướng của Danh được nhận rõ. Ngoài danh sắc , không có ngả , hay con người, không có ngã nhân.
Đức Phật Thế tôn của chúng ta, được tôn xưng là đấng đạo sư trong Tam giới là do Chánh niệm và Tuệ. Các đệ tử Ngài thành đạo quả A La Hán cũng nhờ chánh niệm và tuệ, không gì khác. Đạo Phật là đạo của Trí tuệ. Chứ không phải là do nghiên cứu, suy luận hay suy đoán mà có. Trong giai đoạn mới đầu hành đạo thì các khái niệm suy diễn cần thiết cho việc phác họa cho con đường đi. Nhưng phải nên rất cẩn thận vì sự suy diễn sẻ nhận ảo tưởng là thật.
Khi Phật và các đệ tử A La hán chỉ bày chân lý cho thế gian thì các ngài trình bày đạo của Trí tuệ – đó là cách nhìn rõ thật tướng của sự việc. Chúng ta hành giả phải cẩn trọng chớ để sự suy diễn len lõi vào đưa ra các chiêu bài suy đoán thay thế trí tuệ. Đó là chính là điều mà Đức Phật Thế Tôn đã khuyên dân chúng thành Kalama là hảy tin vào chân lý giáo pháp bằng trí tuệ, bằng niềm tin chân lý sẻ được khám ra chính từ trong nó (Sự thật của chân lý là chân lý), sau khi chính mình chứng nghiệm tự hiễu rõ , chớ đừng dựa vào sự suy diễn , ức đoán hay là vào sự tin tưởng truyền từ đời nầy xuống đời khác, hay vào lời nói của một vị có uy tín.
Đại đức Mân kể lại rằng ở trình độ tu tập nầy thì tâm rất kiên cố hành trì. Lúc ấy thì ngài không còn biết thời gian ngày, đêm, sự ngủ, nghỉ, và không biết mệt. Vô úy, bất động, lúc nào tâm ngài cũng đối kháng với mọi loại phiền não hiện khởi, và sẳn sàng tiêu trừ chúng. Kể từ khi rời chùa Chedi Luang ở Chiang Mai, không có một ngày bị bỏ phí cho tới mãi về sau tới khi hoàn toàn được giải thoát.
Ngay khi bắt đầu, cuộc hành trình ở giai đoạn nầy, thì tâm ngài với cá tính mạo hiểm, trước bị hạn chế bởi sự các sinh hoạt giáo hóa chúng sanh, nay được tự do tính năng động lại mạnh mẽ trỡ lại cùng với chánh niệm và trí tuệ cao sâu, tâm ngài quán sát mọi hiện bên trong và ngoài ở trong Tam giới, không có một thứ gì bị bỏ sót, thanh gươm trí tuệ giải thoát dần dần cắt bõ những hoài nghi, tà kiến về danh-sắc. Ngài cảm thấy mình như cá lớn vùng vẩy bơi lội tự do trong biển lớn. Nhìn lại qua khứ thì chỉ thấy một bóng đêm đầy dẫy những sự hiểm nguy, chập chờn đe dọa, những sự đau khổ vô vàn, nhìn tới trước thì thấy một quang cảnh huy hoàng sáng chói mà không thể nào tả được. Cảnh giới mà vượt quá tầm hiểu biết của người chưa giải thoát , không thể nào diễn tả được.
Vào một đêm , đại đức ngồi tọa thiền không lâu sau khi đại chánh niệm và đại trí tuệ đã tới mức cao điểm, giống như bánh xe pháp, đại trí tuệ và niệm hòa lẩn vào nhau quay tít vô tận chung quanh tâm và những gì sanh khởi từ đó. Lúc đó ngài ngồi ở giữa một khoảng đất trống rộng rãi có những tảng đá lớn chung quanh ở ngay dưới chân một ngọn núi, và ở dưới một tàn cây lớn , ở chung quanh khoảng đất trống rộng chỉ có cái cây lớn duy nhất nầy, mà ngài hay tọa thiền dưới nó.
Tôi xin lổi đọc giả vì tôi không nhớ rõ là loại cây gì và chính xác địa điểm ở đâu, vì khi nghe thầy kể lại sự kiện nầy chúng tôi các đệ tử say mê theo dõi, bị lôi cuốn vào kết quả thành tựu vĩ đại của ngài mà quên đi các tiết nhỏ nhặt. Khi nghe kể về cuộc chiến thắng huy hoàng nầy thì tôi tự hỏi phải chăng ta lại bỏ phí cơ hội cao quí làm người đây, ta có đũ khả năng để làm được điều như vậy chăng, những câu hỏi như vậy ám ảnh tâm trí tôi lúc đó, làm tôi không ghi nhớ các tiểu tiết mà sau nầy tôi phải ghi lại.
Vào chiều hôm đó thì ngài đi kinh hành quán về lý Nhân duyên, là bối cảnh chính trong trình độ tu tập nầy, ngài bắt đầu từ Vô minh duyên hành (Avijjā Paccaya Saṇkhāra), và bị lôi cuốn vào lý nhân duyên đến nổi ngài chỉ quán nghiệm về đề tài nầy. Lúc khoảng 9 giờ tối thì ngài tĩnh tọa quán cũng đề tài nầy, từ vô minh duyên hành ngài quán sát phân tích các duyên sanh khởi đi theo chiều thuận tới các mắc xích liền nhau của 12 nhân duyên, rồi từ mắc xích cuối đi chiều nghịch trở lại Vô minh, theo cách như vậy mà đại đức quan sát phân tích nhân duyên.
Đêm tối đã tới , cũng như cuộc chiến giửa đại trí tuệ và chánh niệm với Vô minh, một chúa tể đầy quyền lực , mánh khéo tinh vi cai quản vương quốc Tam giới, mà ít có ai thoát khỏi sự thống trị kiềm hãm của ông vua nầy. Vô minh đã tung ra những đoàn quân thiện chiến nhất , đông đảo nhất , vơi thanh gươm trí tuệ sắc bén và sức khẻo dũng mảnh của niệm mà đại đức từng lúc từng lúc chống trả lại các cuộc tấn công mãnh liệt, lúc thì như vũ bảo, lúc thì chống trả các địch quân trá hàng, những cám dỗ mua chuộc. Cuối cùng thì khoảng 3 giờ sáng thì ngài hoàn toàn chiến thắng, đoàn quân tinh nhuệ cùng nhà vua của chúng tan biến mất. Đại đức hoàn toàn thoát khỏi.
Đại đức kể lại lúc ngài thoát khỏi mọi khổ đau trong Tam giới thì có một tiếng chấn động mạnh vang dội dường như làm rung chuyễn cả vũ trụ. Ngay lập tức các loài trời ở khắp mọi nơi trong vô vàn thế giới đến chúc tụng sự thành đạt của ngài, và tán thán, âm thanh tán thán vang dội đi khác các thế giới, tuyên bố sự xuất hiện của một vị đệ tử của Đức Phật Thế Tôn trong thế giới. Tất cả ai nấy đều vui mừng vì sự kiện nầy, nhưng loài người thì quá bận rộn với cuộc sống thế tục không ai quan tâm dến sự việc là đã có một đồng loại đã chứng đắc PHÁP siêu việc.
Sau đó thì tâm ngài không gì hơn là thanh tịnh pháp (Visuddha-dhamma ), bản tánh chân thật của tâm, nó thấm nhuần thân tâm ngài, tỏa sáng đi khắp mọi phương. Mội kinh nghiệm to tát vi diệu không thể nào tả được. Lúc đó thói quen thông thường thương hại chúng sanh hoàn toàn biến mất cùng với ý muốn giảng dạy cho chúng sanh. Đại đức cảm thấy Pháp thật là quá vi diệu không thể nào người thường hiểu được, ngài cảm thấy thôi thì hảy tận hưởng sự vi diệu nầy một mình trong khi còn xác thân sống trong thế giới qui ước tương đối nầy.
Lúc đó ngài lại quán về lợi lạc mà Đức Thế tôn mang lại cho loài người. Đức vô thượng đạo sư, người đã tìm ra Chân Lý vi diệu, và giảng dạy cho các chúng sanh biết mà tu tập để cũng được như ngài. Đại đức tìm thấy không có một chút hư dối nào trong pháp Phật. Suốt đêm đó ngài đãnh lể đức tính cao quí của Phật, của Pháp , của Tăng.
Chẵng phải đại đức không có từ bi, khi tâm mới chứng đắc nghĩ rằng pháp quá vi diệu con người khó ai hiểu được, khó mà dạy họ biết cái vị diệu, mà ngài luôn có lòng từ bi sâu đậm với đồng loại, nhưng vì do tâm mới kinh nghiệm sự thù thắng vi diệu, một sự thù thắng mà con người không khi nào tưởng tượng nổi. Khi quán về Đức Thế Tôn thì giáo pháp mà Ngài chỉ bày thì không phải riêng cho cá nhân một mà cho toàn thể thế giới, cho chúng sinh cùng thời với ngài và cho các thế hệ sau nầy. Do đó mà người theo chân Đức Phật Thế Tôn tới được Đạo, Quả và Niết bàn thì đông vô kể xiết. Và đại đức lần nửa an tâm với ý tưởng giáo hóa các chúng sanh tìm ngài cầu học giáo pháp. Trong việc giảng dạy, thì pháp sư có bổn phận tôn kính giáo pháp bằng cách từ chối chỉ dạy những ai không tôn trọng giáo pháp và đi làm ngược lại những gì được chỉ dạy.
Pháp được chỉ bày là để giúp các chúng sanh, giống như thầy thuốc giúp bệnh nhân kê đơn toa thuốc là mong người bệnh theo đó uống mà khỏi, không có lý nào lại đi giúp trị những ai không muốn chữa bệnh.
Đại đức nói rằng ngài đã chắc chắn an lạc sống một mình vì thân tâm lúc nầy hoàn toàn thanh tịnh, dạy dổ chúng sanh là hoàn cảnh đặc biệt chớ không phải là bổn phận, hay việc phải làm, mà là sống như pháp.
Đại đức Mân giảng pháp rất thận trọng, không bao giờ cẩu thả, vì bản thân pháp là như vậy. Đại đức không bao giờ giảng theo cách tùy tiện mà luôn theo nền tảng đã thiết lập vững chắc, theo lối cũ hành trì theo những gì Đức Phật đã chỉ dạy. Ngài luôn khuyến cáo các đệ tử phải đi theo sát giáo pháp và giới luật mà Đức Phật đã chỉ bày. Vì chúng đại diện cho Đức Phật Thế Tôn và pháp hành của Ngài. Đại đức nhấn mạnh rằng Tăng giử được Đạo, Quả là những người khiêm nhường, không tự phụ, lúc nào cũng gìn giử Thân khẩu ý, khi mà được như vậy thì tự mình có thể đứng vững.
Ngài kể lại đêm ngài giác ngộ để tạo sự tín tâm, niềm khích lệ cho các đệ tử. Cá tánh đặc biệt của tâm ngài lúc mới hành đạo thì đã hiện rõ thì lúc đắc đạo cũng khác thường. Theo ngài kể thì khi tâm ngài thoát khỏi vòng luân hồi , thì dường như nó xoay chuyển ba vòng chung quanh tâm giải thoát . Lần xoay vòng thứ nhất thì tâm ngài “cắt bỏ“ tất cả những gì tương đối. Sau lần thứ hai thì tâm “giải thoát”, tâm hoàn thành nhiệm vụ hoàn toàn giải thoát. Lần thứ ba thì tâm “xả ly û” hoàn thành nhiệm vụ của hoàn toàn xả bỏ các dính mắc. Sau đó thì tâm và pháp là một. Không còn phân biệt. Các uẩn tạo thành cái hiện hữu tương đối (thân tâm tương đối của một con người) thì cũng như trước nhưng nay thì thanh tịnh và trong sáng không còn cấu uế. Ngủ uẩn của một vị A La thì cũng như trước, thí dụ những Uẩn có nhiệm vụ cho hoạt động tâm thức thì vẩn làm nhiệm vụ đó dưới mệnh lệnh của chủ nhân ông là tâm, mà bây giờ là thanh tịnh và trong sáng. Khi mà “tâm giải thoát” được phóng thích thì những ràng buộc dích mắc với Uẩn cũng được phóng thích. Lúc nầy thì tâm và Các Uẩn là hai thành phần riệng biệt. Mổi tự thể chân thật theo bản tính sẳn có của nó. Không bên nào phá rối bên nào mà hoạt động bên nhau một cách hài hòa, theo chức năng của mổi thể . Cho tới khi chết, các Uẩn không còn, tan rã thì tâm ở tình trạng mà ta gọi là Niết Bàn.
Lúc sáng sớm sau khi ngài đắc đạo nhìn về quá khứ thật là đáng thương vì vô minh mà đại đức đã lăn trôi, bị kéo lê trong vô vàn tử sanh. Nay ngài đã được giải thoát, được uống nước cam lồ , được tới bờ bên kia, nơi mà Đức Phật Thế Tôn và các đệ tử A La hán của Ngài đã giác ngộ và từng tuyên bố hơn 2500 năm về trước. Nếu mà lúc đó có ai nhìn thấy ngài vừa thành kính đảnh lễ Tam bảo mà nước mắt tuôn trào thì có lẽ họ nghĩ vị Tăng nầy bị ma nhập, hành hạ.
Đêm đó tất cả các loài Trời đến đảnh lể ngài, tán thán và chờ nghe pháp. Nhưng ngài đang thâm nhập sự vi diệu của pháp nên ngài bảo cho các loài trời là ngài chưa muốn tiếp và bảo các chúng sanh đó hảy đến vào bửa khác. Các trời hoan hỉ ra về vì ai nấy đều diện kiến một vị trời thanh tịnh (Viśuddhi-deva ) tức là A La hán.
Sáng hôm sau, ngài hồi tưởng lại kinh nghiệm vi diệu lúc đắc quả, tri ơn gốc cây đã che chở cho ngài, dân làng chung quanh đã hộ trì ngài. Sáng hôm đó ngài định không đi khất thực, vì sự an lạc mà ngài có được do đắc quả cũng đủ cho sự duy trì, nhưng vì lòng bi mẩn với các dân làng đã giúp ngài quá nhiều, nên ngài đi khuất thực sáng hôm đó, mặc dầu đại đức cảm thấy không muốn ăn. Khi vào làng ngài nhìn thẳng vào từng người đặt thức ăn vào bát của ngài, và các dân làng mĩm cười chào ngài. Lúc đó đại đức cảm thấy một lòng từ bi vô vàn đối với tất cả mọi người.
Sau khi khất thực xong, ngài trở về núi, tâm ngài sung mản, thân ngài cảm thấy no đủ, mặc dù chưa thọ thực. Tuy không muốn ăn nhưng ngài thọ thực vì lợi ích của chúng sanh, và vì thân cần chất bổ dưỡng. Lúc đó thì thức ăn dường như không còn mùi vị nữa, đúng thật như Đức Phật nói : Pháp vị thì hơn hết mọi vị khác.
Vì nôn nóng nghe pháp nên ngay đêm sau đó, tất cả Trời Thần đều đến diện kiến ngài. từng đoàn, từng đoàn từ mọi phía tới. Ai nấy đều diển tả ánh sáng hòa quang rực rỡ từ pháp của ngài, và tiếng chấn động vang dội nên họ đều biết mà tới lúc ngài giác ngộ.
Sau khi nghe pháp, các đoàn ai nấy trở về cõi của mình. Đại đức hồi tưởng lại những khó khăn chồng chất, những nổ lực tinh tấn. Các pháp hành gian khổ . Nên ngài so sánh pháp có được là pháp ở ngưỡng cửa chết. Nếu đại đức không đến quá gần sự chết thì chắc chắn là ngày nay không thể nào giải thoát được.


NGƯờI BạN ĐờI TINH THầN

Trong một buổi tọa thiền, sau khi đắc quả cuối. Ngài nhớ lại một vấn đề cá nhân trong quá khứ - mà ngài không quan tâm mấy lúc trước. Ở đây tôi muốn ghi lại một câu chuyện tiền kiếp của ngài . Tôi cảm thấy thiếu xót nếu bõ qua không ghi lại sự kiện nầy. Đặc biệt mối quan hệ nầy hầu như theo mổi chúng ta như hình theo bóng, mà có lẽ chúng ta không biết. Nếu sự kiện ghi đây mà không thích hợp, thì xin cứ trách tác giả vì không tế nhị. Có lẽ bạn đã đoán đúng, vì sự kiện riêng tư nầy chỉ được thảo luận giữa đại đức Mân và các đệ tữ thân tín mà thôi. Tôi cố gắng đè nén sự muốn ghi ra, nhưng càng đè nén thì lòng thúc dục càng mạnh , nên cuối cùng tôi đành chịu thua, ghi ra đây. Tôi sám hối đây là lổi của tôi, và xin các đọc giả tha thứ cho. Hy vọng câu chuyện nầy giúp những ai còn trong vòng tử sanh có chút gì đáng để suy nghĩ về.
Câu chuyện liên quan tới người bạn đời của đại đức Mân trong tiền kiếp. Đại đức kể lại rằng trong một tiền kiếp, ngài và người bạn đời đã phát nguyện cả hai sẻ cùng nhau cố gắng tu hành để thành chánh quả. Cho nên đời nay vào những năm trước khi ngài hoàn toàn giải thoát , thì người bạn nữ đó thường đến thăm ngài trong lúc định (Samadhi).
Trong những lúc như vậy thì ngài giảng pháp cho vị đó một bài pháp ngắn và bảo đi về. Người nữ đó luôn xuất hiện ở dạng tâm thức, thân hình dáng không thể thấy rõ . Không giống như các chúng sanh ở các cõi Sắc. Khi ngài hỏi về tình trạng vô sắc của vị đó, thì vị đó trả lời rằng : là vì lo cho ngài nên vị đó không muốn chọn một cảnh giới nhất định để vào. Và vì sợ ngài quên mối quan hệ xưa – cùng nhau đạt chánh quả vị Phật ở tương lai. Và vì lo âu và sợ nên cảm thấy thường xuyên tới thăm ngài. Đại đức Mân bảo vị dó rằng: Ngài đã từ bỏ lời nguyện đó rồi , không còn muốn như vậy nữa mà muốn đời nầy giác ngộ đạt Niết Bàn, không muốn tái sinh nữa, để khỏi phải mang các nổi đau khổ bất hạnh ê chề trong vô số các đời sống ở quá khứ tới vô số đời sống ở vị lai.
Mặc dầu vị đó không bày tõ cảm xúc nhưng vẩn lo âu quan tâm tới ngài, và còn nhớ lời nguyện xưa. Thỉnh thoảng thì vẩn đến thăm ngài. Nhưng kỳ nầy, sau khi đắc quả A La Hán, thì đại đức quan tâm đến vị đó , bởi vì trong nhiều kiếp họ đã cùng nhau chịu đựng vô vàn gian khổ . Quán về điều nầy , nên ngài muốn gặp người bạn đó để cùng nhau đi tới một sự hiểu biết chung. Ngài muốn giải thích, giảng bày cho vị đó để xóa tan mọi lo âu nghi ngờ về mối quan hệ đặc biệt nầy ở quá khứ. Ngay đêm đó không bao lâu khi ngài nghĩ về điều đó thì vị đó tới gặp ngài cũng ở dạng vô sắc.
Đại đức bắt đầu hỏi vị đó giờ ở đâu, tại sao lại có thân vô sắc như các vị trời ở cõi khác, và tình trạng hiện giờ ra sao. Chúng sanh không có hình dạng đó trả lời rằng : hiện đang ở một cảnh giới phụ nhỏ trong một vũ trụ bao la vô vàn các thế giới . Vị đó lập lại là vì lo cho ngài nên hiện đang chờ ở đó. Khi mà biết đại đức muốn gặp nên đêm nay tới.
Thường thì không muốn thăm ngài thường xuyên, Mặc dầu rất muốn gặp ngài , nhưng cảm thấy thẹn và lưỡng lự . Thật ra thì cuộc viếng thăm của vị đó thì không có hại cho đôi bên vì cả hai đều ở trình độ không bị tổn hại. Tuy nhiên, vì còn nhớ ngài nên làm vị đó lưỡng lự không muốn tới thăm, và vì đại đức bảo nên ít gặp. Mặc dầu không hại, nhưng những sự thăm viếng thường xuyên cũng trở thành chướng ngại tình cảm, gây sự chậm tiến. Tâm chúng sanh dể bị cảm xúc, nên có thể bị ảnh hưởng bởi tình cảm vi tế, như vậy sẽ gây trở ngại cho việc thiền quán. Nghĩ như vậy nên vị đó ít dám đến thăm ngài.
Vị đó biết rằng ngài đã thoát khỏi sự tử sanh , cũng như tất cả sự ràng buộc tình cảm, gia đình, và luôn cả vị đó, người mà lúc nào cũng quan tâm tới đại đức. Một sự kiện chấn động cả vũ trụ thì thay vì hoan hĩ thì như đã từng trong các tiền kiếp sống chung vơi ngài, nhưng lần này thì buồn, và có cảm giác khó hiểu. Vị đó nghĩ rằng đại đức không có trách nhiệm, quên lời thề xưa bỏ rơi lại người bạn đời đã từng chịu đựng gian khổ cùng ngài trong nhiều kiếp sống. Vị đó cảm thấy thất vọng và đau khổ, không thể xóa tan đi được. Nay thì đại đức thì đã giải thoát vượt sự đau khổ , để lại mình sau lưng với những nổi khổ đau. Càng nghĩ thì càng đau khổ.
Do đó vị đó yêu cầu đại đức giúp đỡ: “ Tôi rất là tuyệt vọng, làm sao tôi có thể tìm thấy niềm hạnh phúc? Giống như muốn vươn tới nắm lấy các vì sao trên Trời, mà không bao giờ sờ tới được, thật là đau khổ . Ngài như một vì sao trên trời , ánh sáng tõa khắp mọi nơi. Ngài đã có chổ đứng vững chắc trong pháp. Sự hiện hữu của ngài thì không bao giờ mờ nhạt hay ảm đạm. Nếu tôi còn may mắn thì xin ngài hảy rộng lượng giúp tôi thoát khổ, để đạt được Niết Bàn như ngài. Nguyện rằng lời nguyện chân thật nầy đủ sức để giúp tôi vượt qua bể khổ “ Nghẹn ngào trong lời nói, cầu mong giúp giải thoát.
Đại đức Mân nói rằng ngài muốn gặp vị đó không phải là nhìn về quá khứ :
“ Người mong muốn cho người khác hưởng sự tốt đẹp thì không nên nghĩ như vậy. Thế người có tu tập Tứ Vô Lượng tâm : Từ , bi hỉ , xả ? “. Vị ấy trã lời :”Vâng, tôi đã từng tu tập các pháp đó với ngài trong một thời gian dài mà nay vẩn còn cảm thấy như mới ngày nào. Khi mà người chỉ cứu giúp chính mình như ngài , thì là tự nhiên những người bị bỏ lại sau rất đau khổ . Tôi không biết cách nào làm cho bớt khổ.”
Đại đức nhắc vị đó rằng: " Khi tu một mình hay với ai đi nữa thì tu tập điều tốt là để giảm bớt đau khổ , chớ không phải làm gia tăng, mà khi bị kích động, thì trở nên nóng giận, Tôi nói có đúng không ?"
“Đúng vậy, nhưng khi mà còn phiền não nhiều thì ai cũng không biết đâu là đường đi đúng, đường đi sai, đâu là việc mang lại kết quả tốt, xấu. Chúng tôi chỉ biết đau khổ, nhưng không biết đường thoát ra. Ngài đang nhìn một chúng sanh như vậy”.
Đại đức kể lại rằng vị đó trách móc ngài đã bỏ quên vị đó, nhắc lại những chuyện xưa hai người gian khổ cùng nhau tu để thoát khổ. Trách ngài là không có muốn giúp vị đó.
Đại đức an ũi vị đó:”Khi hai người cùng ăn chung một bàn, thì đương nhiên là có người no trước người kia. Không khi nào cả hai cùng no một lúc. Lấy ví dụ Đức Phật thế Tôn và bà Da du đà Gia (Yasodhara) hai vị đó đã trong rất nhiều kiếp cùng tu hành chung với nhau, nhưng Đức Phật Thích Ca đã giác ngộ trước , và sau đó trở về giúp người vợ cũ giác ngộ tới bờ bên kia. Ngươi cũng nên suy nghĩ kỹ về bài học nầy, thay vì trách móc kẻ mà bây giờ đang tìm cách tốt nhất để giúp đỡ nhà ngươi. Ta thì thành tâm ý tìm phương tiện để giúp nhà ngươi, thế mà ngươi lại trách móc ta. Ý nghĩ nầy không đúng đắn, thế chỉ làm tăng thêm sự khó chịu cho cả hai. Hảy thay đổi cách suy nghĩ, theo gương người vợ cũ của Đức Phật , đây là tấm gương cho tất cả mọi người noi theo.
Mục đích ta muốn gặp ngươi vì muốn giúp đở chớ chẳng phải là ý muốn xua đuổi bỏ rơi. Ta luôn quan tâm tới sự tu hành của ngươi, Khi nói ta quên , bỏ rơi nhà ngươi thì là không đúng sự thật. Đây là lời khuyên thành thật phát xuất từ tâm của một người có lòng từ bi và trong sạch. Nếu nghe theo lời khuyên của ta, và gắng sức làm, thì ta rất vui và chắc chắn nhà ngươi sẻ gặt hái kết quả như ý muốn.
Nguyện vọng ban đầu của chúng ta là muốn đạt quả vị Phật, do đó mới có lời nguyện, để bày tõ quyết tâm thoát khỏi vòng tử sanh. Sau đó niềm khát vọng của ta là đạt quả Thanh Văn, thật sự đây cũng là nhằm cùng mục đích đạt được tự do không còn phiền não, trầm luân tới cảnh an vui Niết bàn. Ta đã theo con đường chánh trong nhiều kiếp, mà đời nay là một vị Tỳ Khưu. Ta luôn gắng hết sức để giử sự liên lạc vơi nhà ngươi. Cho tới giờ đây, ta đã chỉ dẫn nhà ngươi với hết khả năng của ta, và với tình thương vô biên. Không có khi nào ta nghĩ bỏ rơi nhà ngươi để tìm sự giải thoát cho chính mình. Ta lúc nào cũng quan tâm tới nhà ngươi. Mong muốn giúp nhà ngươi thoát khỏi sự đau khổ của tử sanh và dẩn ngươi tới Niết Bàn.
Nhà ngươi đã phản ứng khác thường vì nghĩ rằng ta bỏ rơi nhà ngươi. Từ giờ trỡ đi , không nên nghĩ như vậy nữa. Chớ để ý nghĩ như vậy phát sinh, mà làm tổn thương nhà ngươi. Đó là trái ngược với ý muốn của ta . Ta chỉ mong muốn giúp ngươi .
Trốn thoát không quan tâm ? Ta trốn đi đâu ? Bỏ ai ? Giờ đây ta gắng sức giúp đở nhà ngươi mọi phương tiện có thể giúp. Phải chăng những gì ta đã chỉ dạy phát xuất từ lòng từ bi như ta giờ đây đang làm. Xin hảy hiểu rằng giúp đở nhà ngươi luôn là chủ đích của ta, hảy nhận giáo pháp mà ta truyền dạy. Nếu nhà ngươi tin tưởng mà thực hành theo thì chắc chắn sẽ gặt quả an vui hạnh phúc.
Từ khi ta xuất gia , thọ giới làm Tăng thì ta chưa bao giờ nghĩ xấu về ai. Nay ta muốn gặp nhà ngươi chẵng phải là muốn gạt , hay làm hại nhà ngươi mà là muốn giúp đỡ nhà ngươi. Nhà ngươi nên hoan hĩ vì mình còn có phước để nghe giáo pháp, mặc dù thân nhà ngươi bây giờ là vô sắc thì điều nầy là sự kiện rất hiếm, hầu như không có được. Ta cũng rất hoan hĩ vì có thể chỉ dạy ngươi. Nhà ngươi nên vui mừng vì còn có người đến giúp kéo ngươi ra khỏi tình trạng tuyệt vọng nầy mà chính do sự suy nghĩ không đúng của chính nhà ngươi gây ra. Nếu được như vậy thì ta rất vui và nhà ngươi cũng không bị đau khổ trói buộc.. Chớ đễ pháp được thấy như là cái gì không tốt, lòng từ bi là cái gì có hại.”
Sau khi nghe các lời an ũi của đại đức, vị đó bình tĩnh lại và tỏ bày sự biết lỗi.
Đại đức khuyên vị đó nên tìm một cảnh giới thích hợp mà vào để tu tiếp. Vị đó hứa sẻ làm như đại đức khuyên, nhưng trước khi từ giả yêu cầu đại đức một điều : Sau khi tái sinh vào một cảnh giới thích hợp, Đại đức vẩn cho phép gặp và chỉ dạy giáo pháp. Đại đức thuận hứa.
Vị đó từ giả, và đại đức ra khỏi định vào lúc khoảng 5 giờ sáng, thế là đại đức nhập định từ lúc khoảng 8 giờ tối đêm hôm trước , nói chuyện với người bạn cũ cho tới sáng hôm sau.
Không lâu sau đó vị ấy trỡ lại với hình dáng một vị Trời rất đẹp, và cho biết rằng đang ở cung trời Đao Lợi (tầng trời có 33 cõi , Tāvatiṁsa), và bày tõ lòng biết ơn đã giúp cho vị đó thoát khỏi sự tuyệt vọng , đau khổ.


NIềM KHÍCH Lệ CAO QUÍ

Những hôm sau khi ngài đắc quả A La Hán, thì một số chư Phật cùng thánh Tăng A La hán đến thăm khen ngợi sự đắc pháp giải thoát. Có đêm có một vị Phật cùng hàng trăm ngàn vị A La Hán tới. và những đêm khác thì các vị Phật khác nhau cùng số thánh A La Hán khác nhau đến viếng và khen ngợi.
Đại đức nói rằng số vị tháp tùng theo vị Phật có khác nhau là do công đức tương đối khác nhau giữa các vị Phật, đó là sự phận biệt giữa các Đức Phật. Và số đi theo các Ngài cũng không phải là toàn thể các đệ tử A La Hán của vị Phật đó mà chỉ là tiêu biểu một phần mà thôi. Ngoài các Tăng A La hán còn có một số đông Sa Di. Lúc đầu thì hơi bỏ ngỡ nhưng khi nghĩ về danh từ A La Hán thì thấy nó không chỉ áp dụng cho Tăng mà còn cho Sa Di và những ai tâm trong sáng , thanh tịnh.
Phần lớn các vị Phật đền viếng và nói như đại ý như sau:
“ Ta, Đức Thế Tôn biết rằng Tăng đã thoát sự thống khổ của nhà tù Ta Bà. Vì vậy Ta tới để bày tõ sự hoan hĩ . Ta Bà là một nhà tù bao la, kiên cố, đầy các cám dổ để giam giử , đầy ải các chúng sinh. Chúng sinh trong đó thì vô biên, nhưng hiếm ai quan tâm tìm đường thoát khổ đang hành hạ thân tâm, khó ai có thể vượt thoát được. Chúng sinh như người bệnh không muốn uống thuốc, Thuốc nhiều nhưng cũng vô dụng vì người bệnh không chịu uống thuốc.
Phật Pháp là thuốc, các chúng sinh trong Ta bà đều mang bệnh trầm trọng, những phiền não hành hạ thân tâm. Gây sự đau khổ vô cùng tận. Pháp là thuốc trị khỏi bệnh, nhưng mà không chịu uống thì căn bệnh sẻ kéo lê kẻ bệnh đi qua các sự tử sanh luân hồi vô tận, mà mổi một sư tái sinh là một sự thống khổ không thể tả xiết. Mặc dù pháp có khắp ở vủ trụ nơi nào cũng có, nhưng mà nếu không thích, quan tâm thì chẵng khi nào xử dụng được.
Pháp thì hiện hữu theo cách của nó, ta bà hiện hữa theo cách của nó mà chúng sanh trong đó bị xoay vần, như bánh xe. Họ không thề nhìn thấy sự tận cùng của đau khổ . Không khi nào có thể giúp họ được trừ khi các chúng sanh tự giúp mình bằng cách nắm chặt lấy pháp, và thành tâm thực hành. Cho dù bao nhiêu vị Phật xuất hiện ra đời đi nữa, bao nhiêu giáo pháp xuất hiện đi nữa thì chỉ có ai bằng lòng uống thuốc , thì mới có được lợi ích.
Giáo pháp của các Đức Phật đều giống nhau : Bỏ ác làm lành, giử tâm ý trong sạch. Không có giáo pháp nào cao hơn. Giáo pháp được chỉ dạy bởi các đức Phật thì có khả tiêu trừ tất cả các loại phiền não, trừ phi, dỉ nhiên là người hành pháp bị phiền não lấn lướt thì lúc đó họ cho là pháp vô dụng.
Tăng đã thấy một Đức Phật thật rồi chứ ? Một vị Phật thật sự là gì ? Đó là cái tâm thanh tịnh mà Tăng đã chứng đắc. Còn thân Ta cũng như Các vị A La Hán mà Tăng thấy đây là thân ở dạng tương đối chớ chãng phải là Thân chân Thật..
Đại đức trả lời rằng ngài không còn nghi ngờ về tánh chân thật của Phật hay các vị A La hán, nhưng Phật và các vị A La hán thì đang ở Vô Dư Y Niết Bàn (Anupadisesa-nibbāna), không có thân tương đối mà đang xuất hiện ở đây. Đức Phật trả lời rằng :
“ Những ai ở trong Vô Dư Y Niết Bàn, mà muốn tiếp xúc với những ai đã đoạn lậu tận, đã giải thoát mà còn mang thân tương đối , thì các vị đó phải có hóa thân tương đối như vậy. Còn không thì không cần phải như vậy.
Chư Phật biết quá khứ, vị lai của một tướng (Nimittas) tiêu biểu cho một thực thể tương đối ở trong bất kỳ một giai đoạn. Thí dụ như một vị Phật muốn biết các đức Phật trước đó sống như thế nào, thì vị Phật đó phải có tướng của vị Phật muốn được biết và phải ở trong giai đoạn đó, như là một công cụ để hiểu biết về điều dó. Bởi vì kiến thức ở quá khứ liên quan tới cái thân tương đối ở giai đoạn đó. Nếu những gì cần biết ở trạng thái giải thoát thì không cần giả tướng để mà biết. Vì vậy mà các A La Hán đây , cũng như chính Tăng, có khả năng có những tướng thích hợp như ý cho từng trường hợp.
Tâm giải thoát thì lúc nào cũng nhận thấy tính chân thực của thực thể dù ở thân tương đối hay ở Thật tướng.
Thế Tăng hỏi vì nghi ngờ hay hỏi vì xả giao thưa hỏi ?”
Đại đức trả Lời :"Kính Thưa , con thì không còn hoài nghi gì nửa về những khía cạnh tương đối của các Đức Phật hay những khía cạnh thật tướng. Nhưng ở đây con hỏi là vì muốn bày tõ sự tôn kính. Nếu đức Thế Tôn , và các vị A La Hán đây không tới thăm, thì con cũng hoàn toàn không nghi ngờ gì nữa về Phật, Pháp và Tăng. Con biết rằng ai mà thấy được Pháp tức là thấy được Phật. Phật, Pháp và Tăng đều cùng thực thể hoàn toàn thanh tịnh, không có cấu uế, tự do không ràng buộc bởi sự thật tương đối”.
Đức Phật trả lời rằng: “Ta không hỏi vì Ta nghĩ con hoài nghi mà hỏi vì sự thăm hỏi, thân thiện giữa những người bạn”.
Khi đến viếng thăm, thì chỉ có Đức Phật nói, còn những vị tháp tùng không có ai nói một lời nào. Tất cả đều thành kính lắng nghe Đức Phật nói , tất cả đều bày tõ lòng thành kính trang nghiêm , ngay cả các vị Sa Di tuổi trông chừng rất nhỏ có vị chỉ khoảng 8, 9 tuổi hay 12 tuổi là cùng, và điều nầy khiến đại đức rất vui thích. Các vị nhỏ tuổi đó họ như trông các đứa bé bình thường, mắt trong sáng, mặt mày mủm mĩm trông rất dễ thương. Tuy nhiên thái độ thì rất là “người lớn” , rất chững chạc, trầm tĩnh. Nói chung là các vị đi tháp tùng theo Phật có thái độ rất uy nghi, dễ mến.
Đại đức luôn thắc mắc về cách các phép hành thí dụ như đi kinh hành hay cách tọa thiền vào thời Đức Phật Thích Ca còn tại thế, cũng như thái độ, cách cư xử của vị Tỳ Khưu nhỏ thuổi hạ đối vơi bậc trưởng thượng. Và câu hỏi như có nên mặc Y Tăng Già Lê khi tọa hiền không ? Khi có những thắc mắc khời lên thì đều có một vị Phật hay một vị A La Hán xuất hiện trong định biểu diển lại các pháp hành xử trong thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế cho ngài xem. Có khi các ngài chỉ dẩn cặn kẻ kèm theo sự biểu diển lập lại để giải đáp các thắc mắc của đại đức. Các ngài còn chỉ dẩn cho đại đức cách ngồi thích hợp khi định, mặt nhìn hướng nào, thế ngồi nào thí thích hợp nhất. Khi đi kinh hành thì đi như thế nào, để tay làm sao, làm cách nào cho thân đi cách điềm tĩnh.
Đại đức Mân có vài điều kỳ lạ khi nói về cách cư xử giữa các Tỳ Khưu với nhau. Khi đại đức muốn biết về cách cư xử của các Tỳ Khưu với nhau ở thời Đức Phật. Khi ý nghĩ đó khởi lên thì liền sau hình ảnh một vị Phật và các A La Hán xuất hiện. Các vị A La Hán thì tuổi tác khác nhau. có vị trẻ tuổi, có vị lớn tuổi, lại có những vị rất già mà tóc đều bạc trắng. Phật và các dệ tử không cùng đến một lúc. Họ tơi từng người, người tới trước thì ngồi phía trước, không theo thứ tự tuổi . Ngay cả người Sa Di tới trước cũng ngồi lên hàng đầu. Sau cùng một vị tăng rất lớn tuổi đến sau ngồi ở phía sau cùng. Ngay cả đức Phật lúc đến, chổ nào trống thì ngồi vào chổ đó.
Khi thấy như vậy , đại đức cho là có gì ngờ vực. Có thể nào ở thời đức Phật mà không có sự kính trên , nhường dưới. Thật không phải là điều khích lệ. Có lẽ nào Đức Phật và các đệ tử tuyên dương pháp , mà trong khi đó Ngài và các đệ tử lại hành động một cách bừa bãi như vậy.
Mặc dầu không ai trả lời, giải thích cho đại đức, nhưng Trí ngài ngay lập tức có câu trả lời :
Đây là trường hợp đặc biệt của Pháp Giải Thoát , không còn một dấu vết gì của sự thật tương đối, thông thường. Do vậy mà không có một sự cứng nhắc theo phép tắc. Các Ngài biểu diễn cho thấy bản tính chân thật của sự Thanh tịnh hoàn toàn. Phật tánh bình đẵng, không có sự phân chia theo sự thật tương đối. Từ Đức Phật trở xuống tới các vị Sa Di A La Hán nhỏ tuổi đều bình đẵng dựa theo tâm thanh tịnh.
Đại đức đã hiểu, nhưng muốn xem lối sống, cách hành xử theo thế giới tương đối. Ngay vừa mới có ý nghĩ như vậy thì tất cả hình ảnh đổi thay ngay lập tức. Đức Phật bây giờ ngồi ở trên trước các đệ tử , còn hàng trên là các vị đệ tử cao tuổi, và dần cho tới các vị Sa Di ngồi ở hàng dưới cùng. Thật là một cảnh tôn kính trang nghiêm. Lúc nầy thì Đại đức hiểu thì đây là cách các đệ tử Phật đối xử nhau trong lúc Phật còn tại thế. Các Tỳ Khưu lớn tuổi hành như pháp nhưng vẩn còn phiền não, nhưng các vị Tỳ Khưu A La Hán nhỏ tuổi hạ cũng rất cung kính đối với các vị đó. Khi đó Đức Phật giảng rằng :
“Các đệ tử của Đức Thế Tôn họ chung sống trong hòa hợp, tôn trọng giúp đở lẩn nhau, một tập thể đoàn kết . Điều nầy không có nghĩa là các đệ tử của Phật sống một cách thân mật theo lối thường tình, mà là theo nghĩa bình đẵng, không phân biệt theo đúng pháp . Khi các Tỳ Khưu sống trong Tăng đoàn của Ta, họ không bao giờ cải gây nhau, hay tõ thái đô khinh khi kẻ khác. Tăng mà không kính trọng lẩn nhau theo đúng giáo pháp và giới luật của Phật , thì đó không phải là đệ tử của Ta, mặc dầu đang mặc áo của Như Lai, bắt chước các đệ tử của Như Lai. Khi nào mà họ theo đúng giáo pháp và giới luật, đại diện cho Phật , thì họ chính là đệ tử của Như Lai, cho dù họ ở bất cứ nơi đâu, có được thầy truyền giới hay không, màu da, quốc tịch, thì họ chính là đệ tử của Như Lai. Họ chắc chắn sẻ thoát đau khổ .“ Sau khi nói xong thì Đức Phật và các vị đệ tử biến mất.
Khi đại đức muốn biết có nên mặc y Tăng Già Lê khi hành thiền : thì có một vị A La hán xuất hiện biểu diễn cho thấy không phải lúc nào cũng cần thiết mặc y Chính khi hành thiền . Vị A La Hán biểu diển khi nào, lúc nào khi tọa thiền hay đi kinh hành mà cần mặc Y chính. Hay các trường hợp đặc biệt phải mặc Y chính. Ngay cả cho đại đức thấy màu đúng của ba Y vào thời đó, màu hoàng thổ , Y được nhuộm từ nhựa cây Mít. Có ba màu : màu lạt, vừa, và đậm.
Khi nghe những điều nầy từ đại đức, chúng tôi càng rất tin tưởng về những gì mà đại đức đã chỉ dạy.


NHữNG NĂM ở CHIANG MAI

Đại đức Mân đã ở Chiang Mai, và an cư ở những nơi khác nhau trong tỉnh nhiều năm. Như đại đức đã an cư ở: Ban Chom Taeng ở quận Mae Rim, Ban Pong ở quận Mae Taeng, Ban Kloi ở quận Phrao, Ban Pu Phraya ở quậïn Mae Suai, và Mae Thong Thip ở quận Mai Sai trong tỉnh Chiang Rai. Đại đức cũng an cư nhiều mùa ở chùa Chedi Luang ở trong thành phố Chiang Mai. Và ỡ vùng núi của quận Mae Suai, và vùng rừng núi tỉnh giáp gianh là tỉnh Uttaradic. Ngoài các thời kỳ an cư kiết hạ, thì ngài du hành một mình, 11 năm trời trong tỉnh Chiang Mai và Chiang Rai, nên khó mà ghi lại các chi tiết các nơi mà ngài đi qua và ở lại.
Chỉ trừ khi an cư và ở trong chùa Chedi Luang, còn ngài ra là đại đức thích sống một mình, đi du hành sống hạnh đầu đà một mình đơn độc. Trừ khi nào các vị Tăng khác tìm được ra ngài, thì đại đức ở lại với họ một thời gian ngắn chỉ dạy cho họ rồi bảo họ đi nơi khác mà hành, đó là những nơi hoang vắng thường ở dưới chân núi, trong rừng, mà làng lân cận chỉ có 5 hay 10 gia đình đủ để đi khất thực từng bửa.
Đại đức ở những nơi hoang vắng, tiếp xúc với loài người thì ít nhưng tiếp xúc nhiều với các loài khác : Trời, Thần , Rồng hay các chúng sinh ở các cảnh giới khác. Ngoài ra các dân tộc thiểu số miền núi cũng hay gặp ngài . Tất cả đều tôn kính ngài và nghe theo lời ngài chỉ bảo.
Những Tỳ Khưu mà lặn lội tìm kiếm ngài, thì thường là các Tăng thành tâm cầu đạo, cho nên đại đức đã chỉ dạy theo khả năng của họ. Phương pháp dục ở Chiang Mai thì khác ở những nơi khác trước đó, rất là khắc khe và không nhân nhượng. Giáo pháp chỉ cho những người nào thành tâm vì đạo ngay cả phải từ bỏ mạng sống để cầu pháp.
Có một sự kiện xảy ra khi ngài ở vùng rừng núi Chiang Mai. Một sự kiện mà khó có thể xảy ra ở các Du tăng đầu đà. Tôi xin lổi các quí vị đọc giả vì tôi nghi lại những điều nghe thấy ở đây, chỉ vì mục đích có thể đây là bài học cho những ai có gặp hoàn cảnh tương tự . Câu chuyện nầy chỉ có các đệ tử thân tín biết, và do một trong những vị đó kể lại:
Vào một buổi chiều , đại đức và các Tăng theo học ở ngài ra suối tắm , con suối cũng gần con đường ruộng của một ngôi làng ở đó khá xa. Khi họ đang tắm , thì có một đoàn người nữ đi làm ruộng đi ngang qua. Đây là điều chưa từng bao giờ xảy ra. Khi đó có một vị Tăng nhìn các thiếu nữ và dục vọng khởi lên , điều nầy làm cho vị đó rất là khổ tâm, vì không kiềm giử được , và vì sợ đại đức biết được mà khiển trách, và vì xấu hồ. Vị đó cố gắng kiền giử tâm ý cho khỏi xúc động.
Từ đó trở đi, tâm vị đó rất bất an về chuyện xảy ra. Trong đêm đó đại đức biết được vị Tăng đó đang bị khủng hoảng, không thể ngủ được vì chưa giải quyết được vấn đề. Sáng hôm sau đại đức không nói gì .Khi vị đó gặp ngài, thì run lên vì sợ và xấu hổ. Nhưng đại đức cũng không nói gì chỉ mĩm cười, trấn an. Lúc tới giờ đi khất thực, thì đại đức tìm cớ cho vị đó ở lại : " Tôi biết sư rất tinh tấn trong việc tu hành, cho nên hôm nay sư không phải đi bát, còn các vị khác thì đi với tôi. Chúng ta sẻ san sẽ thực phẩm cho sư , việc nầy cũng không là một vấn đề. Ở lại và tinh tấn hành thiền mà chúng tôi có thể chia sẻ công đức đó với sư.” Đại đức nói mà không nhìn thẳng vị sư đó. Đại đức biết vị đó đã hết sức cố gắng để giải quyết vấn đề, do tình cờ xảy ra chơ không cố ý.
Sau khi mọi người đi khất thực về , các sư chia sẻ thực phẩm bỏ vào bát cho vị sư ở lại. Và đại đức cho người bảo vị đó có thể ở trong chòi ăn một mình hay là ăn chung với các Tăng, cái gì cũng được. Nhưng vị Tăng đó ra ăn chung với đại chúng. Đại đức cũng không nói gì chỉ sau đó ban những lời khuyên thông thường nhỏ nhẹ. Mặc dù ăn chung nhưng vị đó ăn rất ít , như là giử lịch sự.
Chiều đó một vị Tăng khác ra suối tắm – người đã kể lại câu chuyện nầy. Khi tắm tự hỏi tại sao đại đức lại quan tâm đặc biệt đối với bạn mình mà trước chưa từng thấy. Có lẻ bạn mình rất tiến bộ trong việc hành thiền, cho nên thầy mới đạc biệt quan tâm như thế. Cho nên khi có cơ hội vị tăng liền hỏi bạn mình : “Đại đức bảo bạn không phải đi bát, vì bạn rất tinh tấn , nhưng không nói trình độ bạn giỏi cỡ nào, vậy bạn hảy nói cho mình biết ?.” Vị Tăng ngượng ngùng trả lời vì đại đức thương tình một tâm hồn đau khổ và dùng phương tiện thiện xảo mà giúp đở . Và vị Tăng đó tránh không nói gì thêm, nhưng cuối cùng thì nói ra cho bạn nghe. Vị đó hỏi: “Thế bạn có biết gì xảy ra khi chúng ta đang tắm ngày hôm qua”. Vị kia trả lời rằng không có gì trừ sự kiện một đoàn thiếu nữ đi ngang qua. Vị kia nói : “Đó chính là vấn đề, mà giờ đây tôi rất đau khổ , đó là lý do Thầy không cho tôi đi khất thực , sợ rằng tôi chắc đứng tim chết trong làng khi gặp nàng ta. Làm sao đó gọi là đó là trình độ tu hành tiến bộ. Bạn có biết rằng sự tồi tệ trong việc tu hành của tôi không?”
Người kia sững sốt than rằng :”Trơi ơi, bộ bạn có gì với thiếu nữ đó hả”
Vị Tăng trả lời :”Không có gì cả, chỉ là sự thương thầm tưởng nhớ, điều đó phá tan sự định tâm của tôi. Giờ chỉ là hình ảnh nàng ta lỡn vởn trong đầu. Ngay cả giờ cũng không giảm bớt. Tôi không biết phải làm gì , bạn có biết giúp tôi được không ?”
"Không gì đỡ hơn hả ?"
Vị kia buồn khổ trả lời rằng :”Không đỡ hơn được”.
“Trong trường hợp nầy thì tôi nghĩ như vầy: bạn nếu không kềm chế được thì tốt nhất nên rời bỏ khu vực nầy , tìm chổ khác thích hợp hơn để tu. Nếu bạn ngại thì tôi sẻ gặp Thầy nói dùm , chắc là đại đức sẻ cho phép thôi, vì có lẽ Thầy đã biết mà không nói ra thôi”.
Vị Tăng đó đồng ý , và người bạn kia đến gặp thầy nói dùm cho bạn mình. Đại đức đồng ý nhưng ngụ ý bảo:”Căn bệnh từ nghiệp ái dục đời trước rất khó mà chửa, nó nhanh chóng lan lây mà cái nhân cũ thì vẩn còn nguyên.” Đó là những gì đại đức nói mà ngay lúc đó người bạn đi nói dùm cũng không hiểu được.
Người trong cuộc không ai nói gì, Vị Tăng đó chưa bao giờ nói trực tiếp vơi thầy, còn người bạn thì không nói với ai khác ngoài đại đức.
Sau đó thì vị Tăng từ giả thầy , đến một cái làng khá xa để tu hành . Nếu không phải là nghiệp nhân đời trước thì có lẻ vị đó đã an ổn tu hành, nhưng khó mà trách được nghiệp. Đúng như lời của đại đức Mân báo trước . Chỉ một thời gian ngắn sau khi vị Tăng ra đi, thì người thiếu nữ có chung nghiệp vơi vị Tăng đó cũng rời khỏi làng tơi ngụ nơi làng vị Tăng đó ở , nếu chẵng phải là nghiệp lực thì khó mà giải thích được, vì thời đó rất hiếm có một thiếu nử dân tộc thiểu số rời khỏi khu vực làng mình đi tới nơi khác.
Sau một thời gian thì đại đức và các Tăng đi du hành sang nơi khác. Trên đường hành trình mới biết được rằng vị tăng đó đã cỡi áo mà trở lại đời sống thế tục, và lập gia đình vơi thiếu nữ xinh đẹp dân tộc thiểu số đó. Đúng là trường hợp điễn hình của nhân duyên vì theo lời người kể thì vị Tăng đó khi ra suối tắm, mới gặp đã thương người thiếu nữ đó mặc dầu trước đó chưa bao giờ gặp, mặc dầu đi khất thực hằng ngày trong làng, và sống dưới sự giám hộ của đại đức Mân. Khi nhân duyên hội đủ thì khó mà trốn tránh được. Chúng ta chưa bao giờ trong hoàn cảnh nầy có thể mĩm cười chê, nhưng mà ai đã trãi qua thì biết chúng ta không ai có thể bắt chước giống như vị A La hán Sundara Samudda (Tôn Đà La Đại hải ) tự mình cất bổng bay lên không trung, mà thoát khỏi. Mặc dầu đại đức Mân đã dùng các phương tiện để giúp , nhưng tự thấy không thể làm gì được hơn nữa nên ngài không trự c tiếp can thiệp, để cho nghiệp lực hoạt động theo con đường vạch định sẵn có của nó.
Đại đức còn có biệt tài bắt “trộm” rất giỏi (những pháp bên ngoài , “kẻ trộm” , qua các 6 căn, đánh cắp mất sự chánh niệm của tâm ). Những ai có tâm ý đi xằng bậy thì đại đức khiển trách ngay. Những ai không kiên cố học đạo thì tự ái, và hành động không tốt, còn những ai thành tâm thì khi bị khiển trách, họ cố gắng sửa đỗi. Không giận hờn , hay sợ hãi khi lổi lầm bị vạch trần. Khả năng đọc được ý nghĩ kẻ khác của đại đức Mân đã làm cho các đệ tử luôn cảnh giác và chú tâm. Có một vị tăng đến tìm ngài để tu học, thì đại đức đã xử dụng khả năng nầy để dạy vị đó , sau đây là câu chuyện.


VÕ SĨ QUYềN ANH

Khi mà đại đức nhận một nhóm Tăng làm đệ tử, thì thường hay có buổi họp chúng để ngài chỉ dạy các pháp tu hành. Nếu có vị nào mà ngài thấy thái độ tu lõng lẻo hay không như pháp thì trong những giờ như vậy đại đức la rầy . Khi đại đức trong định thì thái độ, hành vi không đúng của một người đệ tử có thể hiện bày cho thấy hay là những lúc bình thường đại đức đọc được những ý nghĩ quấy của người đệ tử. trong những trường hợp như vậy thì ngài phát huy một phương pháp để cho người đó biết lổi của mình và từ đó về sau không còn tái phạm nữa,
Có một người đệ tử trước kia là một võ sĩ , sau đó vì hâm mộ ngài nên xuất gia đi tu, và tìm tới chổ ngài để cầu đạo. Khi tới vị đó vái chào và xin gia nhập vào Tăng đoàn. Đại đức chấp thuận, mà không nói một lời bình phẩm nào.
Có lẽ đêm đó đại đức quán sát vị đệ tử mới, nên ngay sáng hôm sau khi các Tăng tập hợp lại để đi khất thực, thì ngài đi vào nói về vị Tăng mới nhập đoàn :”Vị sư nầy hôm qua tới đây bày tõ lòng muốn cầu đạo, ta nhìn thấy thái độ chẵng có gì thù nghịch, cũng được. Tại sao đêm qua, trong lúc ta ngồi định thì vị nầy đến đứng trước mặt ta, rồi múa võ hồi lâu, trước khi lui ra còn đá bên nầy , đá bên kia, giống như một võ sĩ đang thượng đài. Đây là câu chuyện gì vậy ? Thế sư là võ sĩ trước khi đi tu à ? Chắc vậy nên mới muốn biễu diễn cho ta Thấy phải không ?”. Khi đại đức nói tất cả các Tăng đều im lặng như tờ , còn vị Tăng ấy thì mặt mày nhợt nhạt.
“Sư định nói gì đây hả ? Trong đầu nghĩ gì mà có thái độ như vậy ? Ít ra cũng còn biết không đánh vào mặt ta”. Vì đến giờ đi khất thực nên đại đức không nói gì hơn , và buổi tối đó cũng không nói gì về chuyện nầy. Nhưng đêm đó lại cũng vẫn như vậy, cho nên sáng hôm sau, ngài lại la rầy:
“Mục đích chính của sư đến đây là gì ? Tối qua lại như vậy nữa, lại đứng múa may, đánh bên nầy đá bên kia, suốt cả đêm , trông chẵng ra làm sao, chẵng giống chút nào là người có ý muốn tốt. Trước khi đến đây sư muốn gì, và bây giờ sư đang muốn gì . Hảy nói thật cho ta biết. Nếu không sư chẵng thể ở đây được. Ta đã hai đêm đều thấy như vậy.”
Vị đó quá sợ hải, mặt mày xanh nhợt, run lên nói không ra tiếng gần như muốn xỉu. Thấy thế vị Tăng ngồi cạnh bèn lên tiếng xin được nói riêng vài lời với vị ấy. Đại đức chấp thuận.
Vị đó khuyện như sau:”Xin anh hảy nói thật cho thầy nghe cảm tưởng của anh, vì thầy chỉ muốn sự thật, chớ chẵng muốn hại anh làm gì ? Không ai trong số sống chung vơi Thầy mà không có lổi lầm, ai cũng còn phiền não chớ chẳng phải là thánh. Nếu có lổi thì bị quở trách là đương nhiên. Tất cả chúng ta đều là đệ tử của thầy. Thầy như cha mẹ ta, và vì trách nhiệm nên thầy mới la rầy chúng ta vì muốn chúng ta thành đạt. Bản thân tôi cũng bị thầy quở trách nhiều lần. Có người còn tệ hơn nữa, bị đuổi ra khỏi đoàn, không cho ở chung , chỉ khi nào thành tâm sữa chửa mới cho ở chung lại. Anh không nên sợ hãi mà dấu diếm. Anh hảy thẳng thắn trình bày , nếu anh không nhớ biết thì thành thật nói cho thầy rằng anh không nhớ biết những lổi lầm. Rồi để thầy định đoạt.”
Sau khi để cho vị Tăng đó khuyên bạn xong. Đại đức lên tiếng:
“Bây giờ sư nói gì đây ? Chẵng phải là ta tìm lổi người khác mà không có lý do. Bởi vì khi ta nhắm mắt thì thấy sư cứ đúng trước mặt múa may quay cuồng với các thế võ. Thật là chẳng giống một vị Tăng chút nào. Ta rất buồn, ta đây chỉ muốn biết hành vi sai trái nào sư vẩn cứ làm để có chuyện xảy ra như vậy. Ta muốn sư nói cho ta biết sự thật. Hay là sư nghĩ rằng các nghiệp trước của ta nay hiện ra đùa giởn trong tâm tư của ta. Nếu thật sự mà sư vô tội thì ta không đáng làm thầy của sư , chỉ là ông sư già điên khùng, tốt hơn là ta nên trốn vào một xó nào đó, chớ đạy bảo kẻ khác làm gì. Nếu mà tiếp tục dạy thì chỉ làm cho thế giới điên đảo thêm mà thôi”.
Thấy tình hình căng thẳng, các sư khác vội khuyên. Cuối cùng vị Tăng đó lập bập trả lời gần như không ra tiếng :“ Thưa, . . . , Dạ, . . . trước kia con là , là . . kẻ đánh võ kiếm ăn”.
“Vậy là anh là một võ sĩ phải không ?” đại đức xác nhận lại.
Vị đó nói : “Dạ vâng” rồi nín thinh.
“Bây giờ anh là một vị sư , làm sao mà còn là võ sĩ được ? Hay là trong khi làm Tăng trên đường đi tới đây anh đánh võ để kiến ăn”.
Vị đó như mất hồn không thể trả lời, thấy vậy một vị Tăng đỡ lời :"Vậy trước kia anh là một võ sĩ, nhưng sau khi xuất gia anh không cón làm nghề đó nữa phải không ?"
Vị đó đáp :”Dạ đúng, trước khi đi tu thì có nhưng sau thì không bao giờ làm nữa”. Thấy tình cảnh không gì khả quan nên đại đức thay đổi đề tài và dẩn chúng đi khất thực. Chiều đó cho người kêu vị đó vào gặp riêng. Nay sau khi có cơ hội kiểm điểm lại , nên khi gặp đại đức vị đó tỏ rõ rằng : trước là một võ sĩ có tiếng ở võ đường Suan Kulap. Nhưng chán đời sống thế tục nên xuất gia cầu đạo giải thoát. Và vì hâm mộ đại đức nên lặn lội đi tìm để học. Chớ không có ý đồ gì hết.
Sau khi trình bày rõ ràng, vị ấy ra về. Tưỡng chừng câu chuyện chấm dứt . Nhưng đêm đó sau khi điều tra, thì sáng hôm sau trước đại chúng, ngài lại chất vấn :
“Không phải là vì trước kia là võ sĩ, mà có điều gì giấu diếm bên trong. Sư nên xem xét kỹ về điều nầy. Coi ra sao. Chớ đơn giản trước kia là võ sĩ thì sự kiện đã chấm dứt không còn dây dưa đến nay.” đại đức chỉ nói từng đó.
Sau vài ngày sống chung có vị tăng thân cận với vị đó tơi thăm và chất vấn về vấn đề, thì sư đó mới phát hiện vị Tăng mới nhập đoàn có mang theo các tấm hình các võ sĩ nổi tiếng. Và khuyên vị tăng mới rằng đây chính là nguyên nhân, và khuyên nên vất bỏ đi, vị đó đồng ý và đem đi đốt .
Sau đó thì mọi chuyện êm xuôi. Vì sơ ý nên khi đi tu vị Tăng đó lại còn mang theo 10 tấm hình các võ sĩ chụp ở tư thế khác nhau để làm kỷ niệm. Vị ấy mang từ thành phố Bangkok cho tới Chiang Mia và lặn lội tơi khu rừng núi đại đức đang ở.
Vị tăng trước kia là võ sĩ sau đó rất tinh tấn tu tập, và luôn sống hòa thuận với mọi người. Từ đó trở đi đại đức cũng không la rầy vị đó nữa.
Tâm thì thật là kỳ diệu. Mặc dầu đại đức sống một mình, nhưng ngài biết rõ tất cả những chuyện trong, cũng như bên ngoài. Khi bản tánh của tâm không bị chê mờ, thì là như vậy; Trí (knowledge) và Tuệ (Understading) cùng phát khởi. Thật là điều kỳ diệu khi tâm, có khả năng như vậy, Biết rõ được mọi hiện tượng phát khởi trong từng sát na. tâm, giống như mới vừa xảy ra, mặc dầu chúng phát khởi ở “thời gian “ lâu xa về trước.
Khi mà tâm ở đại định thì các nhiệm vụ biết nầy ngưng, tất cả các hiện tượng không ảnh hưởng đến tâm. Lúc đó tâm là pháp và pháp là tâm. Hai là một, một là hai, không phân biệt. Tất cả những gì thuộc về tương đối không còn hiện hữa, thời gian , không gian được chuyễn hóa. Không có cảm giác về thân, về tâm thức. Chừng nào mà tâm ở trong trạng thái như vậy, cho dù nhiều ngày, nhiều năm, hay nhiều kiếp, thì tất cả hiện thực gì về tương đối, phân biệt, đều ngưng, như vô thường (Anicca) đau khổ, hay vô ngã (Anattā) đều không ảnh hưởng được. Thí dụ như khi tâm ở Diệt tận định, thì khi thân thể thô trược này tan rã thì tâm cũng không biết.
Thật ra khi tâm ở trạng thái Diệt là trạng thái trong đó những sự thật thuộc về khái niệm đều bị ngưng, thì chỉ là tạm thời, không lâu hằng năm trời. Mà giống như giấc ngũ thật say, cho dù ngũ say đến đâu thì cũng có lúc thức, lúc thức thì các cảm giác của thân và tâm thức trở lại bình thường.
Khi tâm ở những tầng định sâu, bao gồm cả diệt tận định, thì cũng còn nằm trong cảnh giới tương đối mà thôi, Chỉ có tâm giải thoát mới vượt khỏi mà thôi, mới hoàn toàn giải thoát. Chỉ có tâm giải thoát mới không ràng buộc bởi thờøi gian và không gian. Không thể nào giải thích được tâm giải thoát, chỉ tốn giấy mực, thời gian và công sức mà thôi.
Khi tâm ở các trạng thái đại định thì không có hiện thật khái niệm, những hiện tượng có điều kiện liên quan tới tâm thì ngưng, dường như biến mất vậy. Sau đó khi mà tâm rút về cận hành định từ đại định hay trở về tình trạng bình thường là thanh tịnh tâm, thì lúc đó tâm hoạt động bình thường nhận biết qua các giác gian.
Khi ở cận hành định hay ở tình trạng bình thường thì đại đức đều có khả năng lảnh hội vô số các hiện tượng, có khác nhau chỉ là chiều sâu, chiều rộng và chất lượng mà thôi. Khi mà muốn biết tường tận một hiện tượng thì đại đức vào Cận hành định mà quán sát, điều tra. Ở tầng định nầy thì khi muốn biết hình dáng âm thanh của một người, thú hay một loại chúng sanh nào đều có thể nhận biết không khác như dùng mắt, tai thường mà nhận biết vậy.




--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Dec 1 2011, 04:57 PM
Bài viết #6


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



CọP TRÁ HÌNH

Đại đức nói rằng, ngoại trừ một số ít đi ra các phố, thì các dân tộc thiểu sống ở vùng Chiang Mai không biết gì về Tỳ Khưu. Trong những ngày đầu du hành ở vùng Chiang Mai, đại đức đi cùng với một vị Tăng đệ tử. Hai ngài tới sống trong một khu núi, cách một bản thôn chừng hơn 2 cây số. Họ sống trong rừng, dùng tàn cây làm mái nhà. Vào buổi sáng hai ngài vào bản thôn đi khất thực, dân trong bản rất ngạc nhiên, hỏi các ngài làm gì vậy, thì được trả lời rằng họ đang đi bát. Họ kinh ngạc không hiểu các ngài làm gì là đi bát. Đại đức Mân trả lời rằng là đi xin cơm ăn. Họ hiểu ra và hỏi muốn xin cơm hay gạo, đại đức trả lời là muốn xin cơm thì họ cho mổi vị một chút cơm bỏ vào bát. Xong hai vị trở về khu vực của mình mà độ.
Vì không có sự hiểu biết gì về đạo Phật cho nên chiều hôm trưởng làng họp các dân trong xóm lại và tuyên bố rằng : hai vị đó là cọp trá hình. Vị trưởng làng nói không biết là loại cọp gì nhưng cấm dân trong bản lang thang trong rừng, và nhất là đàn bà con nít. Nếu phải đi thì các trai tráng nên mang theo vũ khí và đi từng đoàn để chống cự lại hai con cọp đó.
Kỳ lạ thay, lúc đại đức thiền định là lúc dân trong bản họp. Do biết được chuyện nầy nên đại đức rất buồn phiền, thay vì chán nãn bỏ đi nơi khác thì đại đức rất thương xót các dân trong bản vì vô minh, và nghiệp xấu nên không biết một tý gì về Phật pháp. Đại đức tin rằng đa số dân trong bản tin lời vu khống trên vì họ rất thành thật, ngây thơ . Và sợ rằng cái quả không tốt của cái nhân vu khống, lúc chết có thể họ đi đầu thai làm loài cọp.
Do vậy mà sáng hôm sau, đại đức bảo người đệ tử biết câu chuyện về dân làng họ nghĩ về hai thầy trò , và vì lòng từ bi đối với dân làng, nên đại đức khuyên người đệ tử hảy kiên nhẩn chịu đựng các gian khổ trong thời gian sống ở đây , để khi nào cảm hóa xong thì mới đi tới nơi khác.
Không những dân làng không tin , mà còn cho một số trai tráng đi theo dõi và canh chừng hai vị. Có khi họ đúng ở xa dòm, có khi họ lại gần tay lăm le vủ khí , đứng ngay hai bên đường đi kinh hành xem sét. Cuộc canh chừng tiếp diển hàng ngày và liên tục trong nhiều tuần. Dân làng cũng không quan tâm tới vần đề sinh sống của “hai con cọp nầy “, mà chỉ sợ rằng cọp ta làm hại dân làng. Cho nên cuộc sống rất là gian nan, khổ cực. Nếu được thì chỉ có chút ít cơm trắng, còn có bửa không được thì hai ngài chỉ uống nước trừ cơm. Vì họ sống trong rừng cho nên không có gì che mưa , che nắng. chỉ có mái cây làm nhà , khi trời mưa, ở vùng rừng núi nầy thường là mưa suốt cả ngày. Gặp những ngày như vậy thì hai Thầy trò tìm cây lá, khô và tạm làm chòi che mưa. Và khi mưa gió quá lớn hai ngài dùng cây dù mang theo, mở ra và ngồi ở trong mà che mưa gió.
Cuộc sống bửa có bửa không, ngay cả nước củng phải đi bộ xuống dưới chân núi mà mang về dùng cho ngày. Mặc dầu cuộc sống gian khổ như vậy nhưng dân làng không có ý thương hại gì.
Buổi trưa thì thường có 3 hay 4 người thanh niên theo dõi ngài . Họ đứng ở xa thì thầm bàn tán không nói lời nào với ngài. Đại đức cũng không để ý tới họ. Khi họ tới thì Đại đức hướng tâm đọc ý nhĩ của họ mà họ không hề hay biết . Bất cứ ai đến ngài cũng đọc xem tư tưởng của họ, tất cả đến đều muốn tìm lổi của ngài. Đại đức rất thương xót cho họ, đa số dân làng bị một số nhỏ lợi dụng làm họ mất niềm tin.
Đại đức ở đó nhiều tháng , và dân bản làng vẩn cho người theo dõi hằng ngày xem coi ngài có làm gì nghi ngờ không . Tuy vậy làm như vậy nhưng họ không đuổi đại đức ra khỏi khu vực đó. Họ thay phiên nhau theo dõi trong nhiều tháng trời mà cũng vẩn không thấy đại đức làm gì khả nghi cả.
Vào một chiều khi đang ngồi định thì đại đức biết dân trong làng đang họp bàn về ngài. Đại đức có thể nghe vị trưởng làng chất vấn các người đi theo dõi ngài . Tất cả đều nói họ không thấy gì khả nghi cả. Và họ sợ nghi ngờ quá thì có hại chớ không có lợi. Vị trưởng làng bèn hỏi gặng tại sao lại như vậy. Thì họ trả lời rằng họ theo dõi nhiều ngày nhưng chỉ thấy hai người hoặc là ngồi nhắm mắt hay đi tới đi lui nhưng lại không nhìn quanh như những người khác. Nếu thật là cọp thì giờ họ đã lộ chân tướng rồi. Những người đi theo dõi ngài đều muốn có cuộc gặp thẳng để hỏi ngài muốn gì, và vì họ cũng sợ đắc tội với thần linh. Tất cả đều đồng ý hai thầy trò là người tốt, đang tu tập gì đó, không làm hại ai. Và họ nghĩ nên đối xử tốt với hai người đó. Do đó họ cử người tới gặp ngài để hỏi cho ra lẽ.
Sáng hôm sau, đại đức bảo người đệ tử là dân làng sẻ cho người đại diện tới gặp, để hỏi chuyện. Thì chẵng bao lâu, buổi trưa người đại diện tới đúng như ngài nói.
Vị ấy hỏi: “ Ông kiếm gì vậy mà khi ngồi thì nhắm mắt , khi thì đi qua đi lại.”
Đại đức trả lời : “Ta đánh rơi Buddho (Phật Đà), nên tìm Buddho trong những lúc ngồi hay đi”
“Buddho là gì vậy, chúng tôi có thể giúp ngài tìm không ?”
“Buddho là viện ngọc báu trong 3 cỏi hiện hữa. Viên ngọc thần giúp ta biết hết mọi chuyện một cách thật sự. Nếu mà anh giúp tôi tìm được, thì tốt lắm cả hai chúng ta đều tìm thấy Phật Đà”
“Vậy ông mất nó lâu chưa”
“Không lâu. Mới đầu tìm, thì ngồi hay đi khoảng 15 hay 20 phút, nghĩ nhớ câu Buddho. Buddho chưa muốn cho anh tốn nhiều thì giờ để tìm kiếm ra. Nó sợ rằng anh mệt đâm ra chán nản , rồi thì không còn muốn tìm nữa. Lúc đó thì không còn có cơ hội gặp Buddho nữa. Cho nên lúc đầu tìm thì chỉ nên như vậy.”
Khi nghe lời chỉ dạy như vậy thì liền bỏ đi. Người dân thiểu số họ như vậy, khi muốn đi thì đi chớ không có lời chào hỏi thưa trình. Khi vị đó về làng , dân chúng bu quanh lại hỏi . Thì vị đó giải thích là hai đang tu ở trên rừng mà họ thấy hoặc ngồi hoặc đi qua, đi lại là vì tìm Buddho, chớ không phải là cọp trá hình như dân làng nghĩ. Rồi ai nấy đều hỏi Buddho là gì thì vị đó bèn giải thích theo lời đại đức. Thế là dân trong bản từ già tới trẻ , chỉ trừ các em quá nhỏ thi ai nấy đều đi tìm Buddho, trong tâm đều niệm câu Buddho.
Vài ngày sao, thật kỳ diệu, giáo pháp của Đức Phật Thế Tôn đã nẩy nở trong tâm của một người dân trong bản. Nghe theo lời chỉ dạy của đại đức Mân, người đó luôn tâm niệm câu Buddho cho đến một ngày thì tâm rất là an lạc. Trước đó trong giấc mơ người đó thấy đại đức để trên đầu người đó một ngọn đèn cầy lớn và sáng chói. Ngay khi vừa mới đặt lên thì từ đầu cho tới chân người đó trở nên trong sáng. Người đó cảm thấy rất sung sướng và không những vậy mà ánh sáng từ thân vị đó còn tõa ra chung quang nữa. Liền sau đó vị ấy đi gặp đại đức Mân để kể lại tình trạng an lạc mà vị ấy đạt được và giấc mơ. Đại đức Mân lại chỉ dạy thêm cho người đó. Và sau đó thì người ấy tiến bộ rất nhanh vị ấy có thể đọc được tư tưởng ý nghĩ của người khác. Và thành thật trình bày sự tiến bộ cho đại đức nghe theo cách của người dân tộc thiểu số.
Về sau, khi vị ấy thăm dò, đọc ý nghĩ của đại đức, và nói lại cho đại đức nghe.
Nghe vậy Đại đức vui vẻ hỏi :”Thế anh có thấy có gì xấu không ?”
Người đó trả lời liền không do dự : “Tâm của thầy thì không có một điềm tập trung nào cả, mà chỉ là ánh hào quang tõa sáng. Ánh sáng vượt trội hơn những ai trong đời nầy. Con chưa từng thấy bao giờ, tại sao thầy ở đây hơn 1 năm mà không chỉ bảo cho chúng con sớm”.
“Làm sao ta có thể chỉ dạy, khi mà không ai tới hỏi?”
“Nếu mà biết trước Thầy vĩ dại như vậy chúng con đã tới học ở thầy rồi. Khi chúng con tới hỏi thầy đang làm gì mà ngồi nhắm mắt và đi qua đi lại, thì thầy nói Buddho bị mất, rồi hỏi chúng con tìm dùm. Khi hỏi nó ra sao thì thầy nói nó là viên ngọc thần trong sáng. Thật ra nó là tâm của thầy. Thầy nói mất là vì thầy muốn chúng con cũng có được cái tâm trong sáng như thầy. Thật là vị thầy giỏi, vì muốn chúng con được sung sướng mà thầy chỉ cho chúng con cách tìm Buddho ở trong mổi chúng con”.
Cái tin của một người trong bản làng đạt được pháp làm cho mọi người ai nấy đều phấn khởi. Ai nấy đều niệm Buddho, ngay cả các em bé cũng vậy. Ai nầy đều tin tưởng vào đại đức. Và từ đó về sau , vị đệ tử dân tộc thiểu số đắc pháp nầy bưng bát của đại đức khi ngài vào thôn khất thực, sau khi chờ đại đức ăn xong thì nhờ ngài chỉ dạy về Phật pháp , ngày nào cũng vậy chỉ trừ khi có việc bận.
Khi dân bản tin tưởng , thì chuyện đâu vào đó. Ai nầy đều muốn giúp đỡ ngài. Họ tự động làm, như làm chòi cho ngài, và tấm phản để ngài ngồi ăn và ngồi thiền. Họ còn dọn con đường đi kinh hành cho ngài. Họ ca ngợi ngài như sau :”Hảy nhìn đường đi kinh hành, chằng chịt rể cây , cỏ dại. Thế mà Thầy đi được, chắc thầy là heo rừng nên mới có thể đi qua lại được. Thế mà thầy vẩn đi. Kỳ thật. Thầy lạ đời lắm thầy biết không? Khi chúng tôi hỏi thầy đường đi nầy để làm gì thì thầy nói để tìm Phật (Buddho), thầy bị mất Phật. Khi hỏi thầy ngồi làm gì thì thầy cũng nói đi tìm Phật.
Đây là vị thầy tài ba nhất, mà thầy không nói cho ai biết. Thầy lạ lắm thầy biết không ? Chổ nằm của thầy là gì , là những là cây khô mục chất đống trên đất, giống như chổ heo nằm. Làm sao mà thầy có thể chịu đựng được như vậy hàng tháng trời. Thầy làm chúng tôi hối hận muốn khóc. Chúng tôi thật là ngu, không nhận ra được người tốt như thầy. Hơn nữa có người trong chúng tôi lại nói xấu thầy, làm cho tất cả chúng tôi tin theo. May thay , giờ thì ai cũng tin, mến ngài”.
Đại đức kể lại dân tộc thiểu số rất thật thà. Khi tin tưởng, mến phục ai thì họ rất nhiệt tình, không lập lờ.
Khi tới thì bị đại đức bị gán cho là ma cọp, khi được dân chúng tin tưởng thì ai cũng gọi ngài là Tịnh nhân. Là phước điền vô tận cho loài người. Sau khi tất cả dân làng đều sám hối với ngài về các lổi lầm trước kia mà họ đối xử vơi ngài, và ngài tuyên bố tha thứ cho họ . Đại đức nói với người đệ tử rằng công việc đã xong tơi lúc phải đi nơi khác. Hôm sau đó, khi ngài nói với dân làng là tới lúc hai vị phải rời bỏ khu vực đó để đi tới nơi khác. Thì tất cả dân trong bản làng đều quì xuống khóc lóc cầu xin ngài ở lại. Cả núi rừng vang dội tiếng van xin khóc lóc. Đại đức phải trấn an và giải thích cho họ biết lý do mà ngài phải ra đi. Và dạy họ rằng sau khi hiểu biết đúng đắn thì phải tự giáo dục, tự tu hành mới đúng là tôn chỉ của Phật đà. Ngay cả lúc hai thầy trò ra đi cả dân làng cũng lại níu kéo van xin, người nắm dù, người nắm bình nước, không ai chịu cho hai thầy trò ra đi, lại một lần nữa ngài phải giải thích khuyên ngăn, phải mất vài giờ bịn rịn họ mới cho ngài rời khỏi. Tất cả chỉ cầu mong ngài ở lại cho họ được hạnh phúc. Tuy nhiên tất cả đều phải thay đổi, vô thường không gì có thể tồn tại mãi. Chính vì lý do nầy mà đại đức phải ra đi.
Sau nầy khi nghe thầy kể lại, chúng tôi rất cảm động thương cho các người ở miền núi. Cảnh người nầy kéo , người kia níu, tiếng la khóc vang dội như chính mình trông thấy.
Đại đức đã đi theo con đường của bậc Thiện Thệ (Sugato). Khi ở sâu trong rừng núi thì phục vụ các dân tộc thiểu số, sống vùng biên địa, hay các loàøi Trời , Thần, Ma, Rồng, Ca Lâu La (Kim Sí điểu) , khi tiếp xúc vơi 1oài người thì dạy bảo Tăng, Ni, dân chúng ở trong mọi tầng lớp.
Không lâu mới đây , tôi đi đảnh lễ một vị cao Tăng rất từ bi và khả ái mọi người dân Thái đều mến ( Tôn giả Fan Ajāro). Khi thì tôn giả đang thảo luận đạo với các đệ tử thân tín, thì tôi cũng tham gia vào. Khi câu chuyện bàn tới đại đức Mân là thầy của tôn giả thì tôn giả nhắc lại những năm sống trong tăng đoàn của đại đức ở vùng rừng núi Chiang Mai cách phố gần nhất cũng mất khoảng vài ngày đường bộ. Vị tôn gia ûnầy tôn kính nhắc lại là không nghi ngờ gì nữa đại đức Mân tâm đã thanh tịnh. Vị ấy nói như vầy:
“Đại đức Mân biết tất cả những gì tôi suy nghĩ , thật là không biết nói như thế nào.
Tôi cảm thấy như có sợi dây buộc vào mình ngày cũng như đêm. Tôi rất cố gắng và rất tinh tấn kiềm giử chánh niệm, thế nhưng mà ngài cũng bắt được những suy nghĩ lạng quạng của tôi, mà nói ra giữa đại chúng cho mọi người đều nghe.
Thiền định của tôi phát triển rất tốt khi ở với ngài. Thế nhưng cũng chưa kềm được tâm ý. Nó chạy loạn xạ. Chúng ta không thể nào ngờ được là tâm hoạt động không bao giờ nghỉ, ngày cũng như đêm. Có ai trong chúng ta mà có thể bắt kịp được nó và kềm lại. Tôi thì rất cố gắng cảnh giác, nhưng Đại đức thì biết rõ tôi hơn là tôi biết tôi. Đôi khi ngài nói lại những ý tưởng mà tôi thật sự không nhớ biết, khi ngài nhắc lại thì tôi mới rõ là mình có nghĩ như vậy, mà đôi khi điều đó nó xảy ra cũng lâu rồi. Thật là đáng nể.”
Tôi hỏi :“Thế ngài có bị thầy la không ?”
“Cũng thỉnh thoảng, nhưng thường thì thầy tôi dùng đó làm thí dụ cho buổi giảng pháp. Thỉnh thoảng cũng có các vị tăng khác ngồi nghe, thật là xấu hổ, nhưng khi đó thì ngài không nói tên người phạm ra.”
Tôi hỏi thế ngài có sợ không. Thì tôn giả đáp rằng:”Tại sao lại không sợ, người thì run lên, tâm thì bấn loạn , mất thở mấy lần. Đại đức thật sự biết được người ta nghĩ gì. Thí dụ như có lần tôi ngu ngốc nghĩ mình đi ra tu mộât mình. Thì ngay sáng hôm đó , ngay khi tôi gặp ngài thì ngài quởû liền là: Ông định đi đâu hả ? đây là nơi tốt nhất , ông nên ở với tôi. Và ngài còn nói thêm nơi đây rất vui được nghe pháp những nơi khác không có được, và còn khuyên nhiều nữa. Tôi biết là ngài biết ở trình độ của tôi lúc đó mà đi xa thì không tiến, mà thụt lùi. Cho nên ngài giử tôi ở lại với ngài. Điều đáng nể sợ là mổi khi tôi hướng tâm nghĩ về ngài thì thấy ngài trừng mắt nhìn tôi bất kể ngày hay đêm. Có những đêm tôi không dám ngũ vì cảm thấy thầy đang nhìn mình. Mổi khi tôi hướng về ngoại cảnh là y như rằng thấy thầy đang dòm mình, do đó giúp tôi cảnh giác cao”.
Tôn giả kể lại rằng: “Lúc tôi tới Chiang Mai thì ngụ ở một ngôi chùa nhỏ trong phố mới tới chưa được một tiếng thì có một chiếc xe hơi chạy vào chùa và dừng trước cốc của tôi. Khi tôi ra hỏi xem là ai thì thấy đại đức Mân đứng đó, tôi vội vàng quì xuống đảnh lể . Sau đó thì hỏi đại đức tới đây làm gì thì ngài liền trả lời là đến để đón tôi. Vì đêm hôm trước ngài biết là tôi tới. Tôi hỏi ngài là ai nói cho ngài biết thì ngài trả lời làm sao mà biết thì không quan trọng chỉ biết là ngài biết và đến một mình đón tôi về. Càng nghĩ thì càng cảm động và nhớ ơn ngài.”
“Nếu mà tâm của tất cả chúng tôi khi nghe pháp thanh tịnh không có tà kiến thì khi nghe pháp chúng tôi rất vui sướng an lạc. Bài pháp của ngài thì đơn giản và trong sáng làm chúng tôi say mê hạnh phúc khi nghe pháp. Nhưng mà khi có một người nào trong chúng tôi không chú tâm , lo ra, thì bài pháp trở nên nóng nỏng. Người phạm lổi cảm thấy ngay. Khi giảng pháp Đại đức Mân không quan tâm là phiền não của ai bị khuấy động mà pháp ngài giảng tấn công ngay phiền não không nhân nhượng.
Thỉnh thoảng thì ngài cũng nêu tên người phạm ra và chất vấn ngay giữa đại chúng. Ngài quở : đêm qua tại sao ông lại thiền như vậy, không đúng mà phải như vầy, hay Tại sao ông sáng nay nghĩ như vậy, nếu không muốn bị đọa thì đừøng bao giờ nghĩ như vậy nữa, tại sao không nghĩ và làm như đức Phật đã chỉ chúng ta ? Rất nhiều Đại khái như vậy. Ai mà thành tâm sữa thì đại đức không nhắc nữa”.

BÙA VạN NĂNG

Có lần một số dân thiểu số sống gần khu tu hành của đại đức, họ thắc mắc không biết ngài có bùa trị ma không, nên bàn nhau đi hỏi ngài.
Sáng sớm hôm sau ngài nói với các đệ tử sống chung rằng: “Đêm qua khi ta ngồi định thì nghe thấy dân bản làng gần đây bàn rằng không biết các người tu hành như chúng ta có bùa trị ma không ? Nếu vậy thì chúng ta nên cho họ ba câu “Buddho, Dhammo, Sangho” để họ quán niệm về đó. Trên đời thì chỉ có Phật , Pháp ,Tăng là ma quỉ sợ.”
Đúng như đại đức nói , một nhóm người dân tộc thiểu số đến gặp ngài để xin bùa. Đại đức Mân cho ba câu Phật, Pháp và Tăng, và cách xử dụng chúng như thế nào. Ngài bảo đảm vơi họ là ma quỉ rất sợ công thức nầy. Và dạy họ mật niệm .
Giử vửng những lời chỉ dẫn còn tươi mới của đại đức trong tâm, họ thực hành ngay không chần chừ vì nghĩ đây là câu chú trừ tà ma, mà không biết ngài đã ban cho họ một đề mục thiền. Không lâu thì họ đắc thiền. Ngay sáng hôm sau đó họ lại chạy lại gặp ngài và kể lại những gì xảy ra. Thì ngài bảo đảm là họ đã thực hành đúng như lời ngài dạy, và tà ma đã bỏ chạy khỏi khu vực họ ở rồi. Từ giờ trở đi không nên sợ ma quỉ nửa vì đã có Pháp bảo vệ rồi.
Là dân tộc thiểu số họ thừa hưởng cá tánh tốt bụng và thật thà, cho nên khi nghe đại đức dạy thì họ thành tâm thực hành theo không chút do dự, chính vì vậy mà trong thời gian rất ngắn nhiều người đã tiến bộ rõ rệt, tâm họ trong sáng. Có người còn đắc thiền. Họ có khả năng đọc được tư tưởng người khác cũng giống như người ở chuyện cọp trá hình.
Những lần tới thăm tu viện là họ gặp đại đức để hỏi về cách hành thiền và trình bày sự tiến bộ của họ. Các vị tăng thì rất ngạc nhiên và lo vì những người dân nầy có thể biết được mình đang nghĩ gì. Tuy vậy các Tăng, họ cũng hỏi xem hư thật ra sao, thì khi đó các người bản xứ họ nói thẳng ra ý nghĩ của từng người hỏi. Làm ai nấy đều choáng váng, vì sự thật là có những người dân tôc thiểu nầy biết được họ nghĩ gì. Họ cũng cho biết là họ tìm hiểu tâm đại đức trước khi tìm hiều các vị tăng sống chung với ngài. Đại đức hỏi họ thấy gì thì tất cả đều trả lời tâm ngài không phải là người thường không có một chút dấu vết nào của hiện thực tương đối mà là một sự hoàn toàn tĩnh lặng trong sáng trong thân thể người thường.
Sau đó thì dân làng không ai nhắc tới ma nữa mà những người đắc thiền dạy lại người người khác cho nên dân trong vùng rất cung kính ngài. Cứ sáng sớm là họ tụ tập nhau lại ở giữa làng để chở cúng dường các Tăng. Khi cúng dường, họ đều nhận được sự chúc làng của đại đức. Và đại đức dạy họ cách tõ lòng biết ơn bằng cách la lên ba tiếng ”Sadhu” , để loài trời, thần nghe được mà hoan hĩ cùng với họ mà được hưởng một phần phước lành như dân trong bản.
Đại đức Mân đi du hành hầu như khắp mọi chổ trong vùng rừng núi ở Chang Mai. Và ngài ở lâu hơn những nơi khác. Thứ nhất là vì khung cảnh thích hợp cho cá tánh của ngài, thứ hai là vì ngài cảm thấy các dân tộc thiểu số cần ngài, ngài thương xót họ không muốn bỏ ho,ï họ cần được chỉ dạy để thăng tiến chớ không không thôi thì đọa lạc vì lối sống và tà kiến của họ.
Các đoàn Trời, Thần, Rồng cũng đến viếng thăm ngài và học hỏi, thường cứ hai lần trong một tháng. Có đêm ngài rất bận rộn vì tiếp nhiều đoàn. Trước khi tới thì họ thông báo, có đoàn thì hàng vạn, hàng trăm ngàn, ít thì cũng từ 1 ngàn trở lên , loài rồng thì thường là từ 500 tới 1000. Họ thường thông báo cho đại đức biết trước trong ngày. Và loài trời, thần thì rất đông, theo lời ngài kể thì tất cả loài người, rồng, ma, Kim sí điễu, hay các loại khác, đến gặp được ngài gom lại cũng không bằng.
Đại đức luôn biết trước các cuộc viếng thăm của các loại chúng sanh khác. Nếu như họ định tới lúc sáng sớm thì ngài đi nghỉ một lát trước khi tiếp họ, còn nếu giữa khuya thi ngài chờ. Khi tiếp họ thì trước hết ngài vào định rất sâu và ở trong đó , cho tới giờ thì ngài rút ra ở vào Cận hành định mà tiếp xúc với họ. Nếu mà đại đức ở sâu trong định thì họ không thể tiếp kiến ngài, còn ở trạng thái thức bình thường thì khó mà tiếp xúc, giảng dạy cho họ, mặc dầu đại đức có biết , và thấy họ. Do đó Cận hành định là trạng thái thích hợp nhất để tiếp xúc với các loài ở các cảnh giới khác.
Đại đức rất nhuần nhuyễn trong việc nầy, ngay cả ở động Sarika, lúc đó ngài đã được 22 tuổi hạ và còn lúc ngài mất thì là 60 tuồi hạ.
Đại đức rất thông cảm vả hiểu hoàn cảnh của loài trời, thần. Họ cũng rất muốn thăng tiến cũng như loài người mà vì vậy mà họ gặp ngài để thọ học và tạo phước đức. Họ hay phàn nàn vơi ngài là loài người không biế gì về loài trời, thần hết.
Vì sống trong khu vực rừng núi nên đại đức có thời giờ dạy bảo chư Thiên và thần mà ngài coi là một bổn phận của ngài.
Một sự kiện đặc biệt là khi ngài sống trong khu vực của người Mường ở sâu trong núi, gần làng Ikaw Village. Thì có một số địa thần ở nước Đức, đến gặp ngài xin được ban cho bài pháp mà cho họ “công thức chiến thắng” . Khi ngài hướng tâm đến câu hỏi, thì một câu kinh khởi lên “ Thắng giận dữ bằng sự thiếu giận dữ (Akkhodhena jine kodham)“ và đại đức kể lại, ngài ban thời pháp như sau:
“Chiến thắng giậän dữ bằng sự thiếu giận dữ 17 là như vầy . Ai mà muốn chiến thắng thì đây là pháp quan trọng, hảy nhớ lấy. Nó là nguồn hạnh phúc và hòa bình trong thế giới. Tình thương và lòng nhân hậu là cách tốt nhất để trừ sự nóng giận mà gây tai gại cho lo người cũng như thần. Nơi nào có tình thương yêu và lòng tốt thì nơi đó có hòa bình và sự thịnh vượng. Do các loài nên tu tập. Nếu mà không có công thức chiến thắng nầy, ít thì tạo sự không thõa mản, bồn chồn nhiều thì kích động thế giới gây gổ tranh đấu với nhau. Sự nóng giận và ghen ghét thì không bao giờ hàng phục được kẻ thù. Vì chính chúng là điều ác. Chúng chỉ mang lại sự thiệt hại cho chúng ta và người chung quanh mà thôi. Càng nóng giận thì lửa thiêu hủy thế giới càng mạnh cuối cùng thì chỉ đi đến hủy diệt.
Sự giận dữ thật sự là có tánh lửa, cái tánh di truyền có từ đại lửa cấu tạo thế giới nầy. Mặc dầu các vị không sờ thấy được nhưng khả năng nó thì mạnh mẻ tàn khốc. Những ai mà muốn hòa bình, thạnh vượng thì hảy quán tưởng về sự tàn hại từ lữa của sự nóng giận gây ra. Gây tạo phát sinh ngọn lửa nầy thì chỉ có hại mình và người khác thôi.
Sự tương đồng của tình thương và lòng tốt, từ bi giữa các chúng sinh thì là lực cân bằng thế giới nầy. Sân hận là cái lực ngược lại để lật đổ nó.
Vời trí tuệ đúng đắn mà đức Phật Thế tôn đã nhận rõ sự tai hại vô cùng của sự giận dữ . Ngài thấy rằng tình thương yêu , lòng tốt đối xử với nhau là cái lực ngấm ngầm liên kết tạosự hòa bình, mang lại hạnh phúc, điều mà các loài đều mong muốn.
Chính vì vậy mà Ngài đã chỉ dạy chúng ta về tình thương và lòng tốt là phương tiện tốt nhất để mang lại hòa bình và thịnh vượng. Chừng nào chúng sinh còn có tình thương yêu, lòng tốt thì còn có khả năng cơ hội có được sự hạnh phúc. Khi mà thiếu vắng những điều đó, thì dù có đầy đủ vật chất , thì cũng vẩn bất an và không có hạnh phúc. Không bao giờ thật sự hưởng được hạnh phúc.
Khi mà chúng ta hiểu sự lợi ích của giáo pháp, sự tàn hại khốc liệt của ngọn lữa sân hận, thì hảy nhanh chóng tránh nó đi, đừng nhen nhúm, khơi dậy ngọn lữa đó. Có thể chúng ta không bao giờ có cơ hội nầy nữa, vì vậy hảy nên tận dụng cơ hội nầy, để đừøng hối hận sau nầy. Thế giới thì lúc nào cũng đang thay đổi, và cái làm chúng thay đổi thì ở ngay tại đây , ở trong thân tâm của chúng ta.”
Đó là ý những gì đại đức chỉ dạy cho họ. Sau khi nghe xong thì tất cả đồng tán thán 3 lần tiếng “Sādhu” vang dội khắp cả thế giới. Đại đức hỏi họ ở xa tơi làm sao biết mà tới. Thì họ trả lời rằng, tất cả loài thần đều biết ngài đang ở đâu. Thật ra đối với loài người thì nước Đức và Thái Lan hai khu vực nầy thì xa nhưng loài địa Thần thì không. Thần ở hai khu vực, họ gặp nhau thường xuyên.
Ngài kể rằng các thần ở nước Đức cũng hay đến nghe pháp như các thần ở Thái Lan, hay ở các khu vực khác.
Tất cả chư Thiên hay thần ai cũng tôn kính chư tăng, không bao giờ dám bay ngang qua Tăng, hay khu vực tăng ở. Và họ thường đến lúc khuya, lúc mà các chư Tăng đã đi ngũ. Khi gặp ngài thì họ đi 3 vòng chung quanh ngài, về phía tay phải để tõ lòng tôn kính, ra về cũng vậy. Ra khỏi khu vực Tăng ở họ mới bay lên hư không.

17. Đây là đoạn trích từ kinh pháp cú kệ số 223:
Lấy khơng giận thắng giận,
Lấy thiện thắng khơng thiện,
Lấy thí thắng xan tham,
Lấy chơn thắng hư ngụy.
Khi các Tăng ở chung với ngài thì ngài cũng chia thời khóa mà dạy dổ từ cạn đến sâu, từ cao cho đến thấp, dạy thiền, dạy tuệ, cho mọi trình độ khác nhau của các đệ tử.
Lắng nghe pháp một cách chú tâm thì rất có lợi cho việc tu hành, cho nên các sư đầu đà rất coi trọng việc nghe pháp. Họ tìm kiếm và gìn giử mối quan hệ với các thiện tri thức mà họ có thể nghe pháp. Vì các bậc thiện tri thức đã hành và có những kinh nghiệm nên chỉ bảo lại cho họ các kinh nghiệm đã đi qua. Và họ thành tâm học hỏi, và tôn kính người thầy đã truyền dạy cho họ hỏi những kinh nghiệm đó.


NGƯỜI ANH VOI TO LỚN. 18

Có lần đại đức mân đi du hành chung với hai vị đại đức là đại đức KhaoTham Klong Phen thuộc tỉnh Udon Thani, và đại đức Mahā Thongsak ở chùa Sudhawat thuộc tỉnh Sakon Nakhon.
Khi các ngài đi trên một con đường mòn dẩn lên núi thì gặp ngay phải một con voi già to lớn, đang đứng chắn ngay giữa, và đang ăn những bụi tre bên đường. Con voi được chủ cũ phóng sanh về rừng khi nó già, nay lang thang đến đây kiếm ăn.
Gặp như vậy , chưa biết làm sao qua vì đây là con đường duy nhất , nhỏ hẹp dẫn lên núi. Không có cánh nào đi ngang qua được. Đại đức Mân bèn bảo đại đức Khao hảy nói với con voi đang ăn lá tre, và cây non . Họï đang đứng cách voi khoảng 10 thước. đại đức Khao bèn lên tiếng
“Này anh voi, tôi muốn nói chuyệïn vơi anh”.
Lần đầu nghe , voi ta không quay lại, nhưng ngừng nhai. đại đức Khao lại kêu lên:
“Này anh voi kia, tôi muốn nói chuyệïn vơi anh”.
Làn này thì voi ta quay đầu lại, đứng sừng sửng giửa đường, hai tai vễnh lên.
““Nầy Anh voi to lớn, chúng tôi là các sư, người nhỏ bé , và sợ anh, người to lớn. Chúng tôi muốn đi qua mà anh đứng giữa đường nhỏ hẹp. Vậy xin hảy nép qua một bên cho chúng tôi đi qua. Nếu anh đứng như vậy chúng tôi không dám qua”.
Nghe vậy voi ta vội dấu cái vòi to dài vào bụi tre bên đường, và xích qua một bên như thể làm hiệu cho các ngài đi qua. Thấy vậy các ngài liền cất bước vượt qua. Khi đi qua thì chiếc dù của đại đức Mahā Thongsak vướng vào một đám tre, ngài cố gằng giật để gở ra, và vừa sợ voi nên toát mồ hôi.
Lúc đó thì voi ta nhìn trừng trừng vị đại đức, ánh mắt to, trong, có vẽ thông cảm hơn là đe dọa. Lúc lâu đại đức Mahā Thongsak mới gở thoát cây dù. Khi thấy mọi người đã vượt qua rồi thì đại đức Khao quay lại nói với voi rằng:”Này người anh, chúng tôi đã vượt qua, xin hảy tự nhiên ăn”. Vừa nói xong thì voi lại nhai ăn tiếp.
Sau đó, đại đức Khao khen rằng con vật nầy hiểu tiếng người, tánh hiền lành chỉ có điều là không biết nói mà thôi. Đạïi đức Mahā Thongsak hỏi đại đức Mân đọc ý nghĩ của voi ra sao chứ khi đại đức mới thấy voi quay đầu lại đã sợ điếng hồn vì nghỉ voi ta sẻ chạy sấn lại, chỉ khi thấy nó đứng yên mới yên tâm. Và đại đức Mahā Thongsak chọc đùa đại đức Khao :”Đại đức Khao thật hay nói chuyện với voi như nói chuyện với người. Nầy anh voi to lớn , chúng em nhỏ bé sợ không dám đi qua, xin anh nhường lối để chúng em qua. Nghe lời khen tặng nầy, anh cho em qua, thế nhưng người em nhỏ bé nầy lại vụng về , làm dù vướng, thế là người em nhỏ bé nầy sợ hải. sợ rằng người anh lớn sẻ đổi ý.” Nghe những lời nầy đại đức Mân cười vui vẻ. Đại đức Mân bảo hai vị đại đức là ngài đã đọc ý nghĩ con voi và biết rằng nó không có ý gì. Nó là voi nhà đã được chủ thuần để đi kéo gổ nên hiểu biết tiếng người nay già được thả lại về rừng.


18. Chuyện do chính đại đức Mahā Thongsak kể lại

Chủ đã dạy voi biết cung kính tăng, người mặc áo vàng. Đại đức Mahā Thongsak hỏi tiếp và bàn về con voi thì đại đức Mân quở rằng:” Ông là người có sự tưởng tượng lạ đời, đại đức Mahā Thongsak . Nếu sư mà cũng thích thú và tìm hiểu sự thật như tìm hiểu về voi thì chắc sư sẻ nhanh chóng thoát khổ chỉ trong một ngày. Sư giống như bao người khác. Chỉ phí thì giờ quí báu vào chuyện vô ích. Thế sư định thắc mắc, hỏi về voi suốt đêm hay là về pháp”. Nghe như vậy sư liền không dám nhắc tới nữa.


NGƯỜI TĂNG ĐIÊN KHÙNG

Nhiều tăng đã bị khiển trách vì nói chơi hay là nói không có lý do, chủ đích. Có một vị tăng làm phiền tăng đoàn. Khi đại đức bình luận điều gì thì vị đó thích xen ý liến của mình vào. Lúc mơi tới đại đức đã cảnh cáo trước làø hảy kiểm soát ý nghĩ của mình đùng để tật ham nói làm chủ và đừng nên xen vào chuyện của người khác. Những tăng thật tâm tu hành thì lắng nghe lời dạy , còn vị nầy thì dường như không quan tâm mấy đến lờøi đại đức dạy.
Đại đức Mân có lối giảng pháp đặc biệt, là ngài thường dùng các thú vật, hay các hay các âm thanh sắùc tướng mà ngài gặp trên đường giảng cho các vị Tăng đi phía sau ngài. Có lần trên đường đi ngài gặp một con nghé , bò con , khi gặp các vị Tăng thì nó hoãng sợ vội chạy ngay về rút dưới bụng mẹ, trong khi đó mẹ nó thì đã quen với hình ảnh các chư Tăng thì không sợ vẩn thản nhiên nhai cỏ. Đại đức dừng lại và giảng lớn tiếng như sau:
“Khi thấy chúng ta bò mẹ thì không sợ, nhưng bò con thì không như vậy , hoãng sợ đi tìm mẹ cầu cứu, chui rúc dưới bụng mẹ như muốn nhấc mẹ nó lên mà chạy. Con người cũng không khác. Khi gặp nguy thì hay đi tìm chổ an ổn, Nếu gần mẹ thì chạy lại mẹ, gần cha thì chạy lại cha. Con người không khác thường dựa vào gia đình và bạn bè. Ít ai nghĩ là họ tự dựa vào chính mình. Khi nhỏ thì dựa vào người khác cách nầy, khi lớn thì dựa vào người khác cách nọ, còn khi già thì dựa vào người cách kia. Luôn luôn cách nầy hay cách kia mà chúng ta dựa vào người khác, không mấy khi muốn hoàn toàn tự lập.
Chúng ta kẻ tu hành cũng vậy. Đã thọ giới mà làm biếng không chịu tu tập. Sợ gian khổ, làm biếng không tinh tấn hành đạo. Dường như chúng ta không bao giờø có thể hoàn thành được công việc mình muốn làm. Khi mà mới chớm có ý tưởng tốt, rồi thì cái làm biếng cố tật lại xem vào cản trở sự tiến bộ. Không thể tự mình giúp mình chúng ta lại dựa vào kẻ khác. Câu châm ngôn : Attāhi attano natho. Mình là chổ nương tựa của chính mình. Thì vô nghĩa chừng nào chúng ta còn không thể tự mình thở qua lổ mũi của chính mình. Sư đầu đà thật tâm tu hành thì không phải lúc nào cũng nhờ người khác để mà sống, mà thở.
Hảy lắng nghe những lời dạy của thầy mình, nghe theo mà cố gắng đạt được, chớ để những lờøi chỉ bảo tuột rơi mất. Hảy tinh tấn lên nghe theo và hành xử như thầy mình. Rồi quí vị sẽ tiến bộ, lúc đó thì tự mình không còn nhờ ai nữa, tự mình có thể thở được qua lổ mũi của chính mình. Thế nghĩa là gì, là lúc đó các vị có được trí tuệ để có thể tự mình vất bỏ đau khổ. Rồi dầân dần tự tin, càng ngày càng có thể tự lập. Rồi sau cùng thì mình trở thành đúng đắn là một vị Tỳ Khưu, thật sự là mình.”
Ngài đã khơi dậy đề tài nầy để cho các vị đi khất thực chung với ngài có một đề tài mà suy nghĩ , quán tưởng về. Thế nhưng vị Tăng “rắc rối” lại lơ đãng vẩn vơ nghĩ về chuyện khác, cho là chuyện xưa cũ không gì đáng nói. Và có lẽ sự ngang bướng, hay ý nghĩ sằng bậy nào đó khởi lên không hòa nhịp với tư tưởng của đại đức nên ngài liền khiển trách nặng nề , và bảo các vị khác quay về, làm cho mọi người ai cũng sợ. Ngài la lên rằng:
“Ông có thể đã điên rồi, giống như chó dại. Cắn xé miếng gổ mục mà người ta ném cho. Tại sao không nhìn vào chính mình, nơi mà sự điên dại phát xuất từ đó. Nếu không ngăn chặn loại suy nghĩ vớ vẩn nầy thì ông sẻ điên khùng mất”.
Nói xong ngay quay trở lại chùa không nói lời nào nữa. Khi mọi người quay về chùa thọ thực thì để ý thấy vị Tăng rắc rối có vẻ khác thường và ăn rất ít. Họ cho là người đó xấu hổ. Thế rồi ai nấy làm chuyện của mình không để ý nữa. Tối hôm đó thì họ nghe tiếng rên la than khóc. Họ vội chạy xem là ai thì thấy vị Tăng “rắc rối” đang lăn lộn kêu gào dưới đất, miệng luôn van xin hối hận là đã xử sự bất kính đối với đại đức Mân. Ai nấy hoãng sợ vội chạy mang vị đó tới làng để chạy chữa, sau khi sức dầu xoa bóp và uống thuốc thảo mộc thì vị đó đỡ kích động, rồi thì ngũ thiếp đi. Sáng hôm sau đem đi gặp y sĩ để chữa bệnh, thỉnh thoảng cũng bị kích động kêu la lăn lộn. Nhưng dần thì đỡ sau khi có thể đi lại một mình thì vị đó trở lại quê cũ. Từ đó về sau không ai biết vị đó ra sao.


TÁNH TRẺ TRUNG

Thường thì các vị sống chung vói đại đức là những vị có trình dộ cũng khá vững chắc. Nên đại đức Mân hành xử cũng dễ dãi , thoải mái, như là giữa người người bạn đạo thân thiết với nhau. Không phải lúc nào ngài cũng nghiêm khắc. Nhưng cách hành xử thay đổi ngay lậo tức tùy theo hoàn cảnh. Ngài đối xử khác nhau trong từng trường hợp. Khi thì đối xửõ vị nầy cánh nầy khi thì vị kia cách khác, ngay cả khi chúng tôi thấy tình trạng tương tự nhưng ngài lại đối xử khác nhau. Chúng tôi rất ngạc ngiên và khâm phục tài ứng xử, đối phó nhanh nhẹ của ngài.
Đại đức Mân thường kể cho các Tăng nghe câu chuyện vui thời niên thiếu của ngài, điều nầy minh họa cho tánh năng động của ngài, và sự thay đổi rất lớn mà người đã trải qua.
Ngài kể rằng , hồi nhỏ thời niên thiếu ngài thường đi dự thi các buổi hát hò dân gian trong quận giữa các làng với nhau. Một hôm trước hàng ngàn khán thính giả dự hội, thì tự nhiên lúc đó đại đức cảm thấy mạnh dạn, vì trên sân khấu là một thiếu nữ lớn tuổi có tiếng hát hò hay trong vùng. Có lẽ ngài cảm thấy thích thú khi hò chung với người đó, hay biết chừng ngài đang si tình, ai mà biết được ? Ngài lên trên sân khấu thi hò với cô thiếu nữ đó . Thật là chẵng may sau một hồi thì phần thắng nghiêng hẳn về cô đó. Lúc đó thì đức Tăng thống Chao Khun Upāli chưa xuất gia cũng đi dự , chỉ lớn hơn ngài vài tuổi và là bạn đại đức, sống cách đó không xa, tục danh của ngài là Danh. Theo lời kể của ngài Upāli thì nếu không có ai giúp thì chắc đại đức phải thua một cách thật là thảm thương. Ngài Upāli so sánh người thiếu nữ chuyên nghiệp hò đó với đại đức là người hò tài tử thì như cọp cái dữ dằn còn đại đức chỉ là con cọp con chưa mọc răng. Ngài Upāli bèn nghĩ ra cách giúp bạn bằng cách : Nhảy ngay lên sân khấu la lên rằng :”Mân, tao tìm mầy hoài mà không gặp, mẹ mày bị té từ trên mái nhà xuống. Đang nằm trên mặt đất không biết sống chết ra sao, tao định giúp bà thì mẹ mầy nói hảy đi kiếm mầy, tao tìm cả buổi mới gặp mầy ở đây , đi về ngay.”
Đại đức và thiếu nữ trên sân khấu ai nấy đều chưng hửng, nín thinh.
Ngài lúc đó hỏi : “Mẹ tao ra sao hả Danh”
Ngài Upāli lúc đó trả lời :”Sống chết chưa biết ra sao, nhưng tao thì sắp chết đói vì tìm mày mà suốt buổi chưa có ăn gì” Nói xong liền kéo đại đức xuống.
Khi đã đi khá xa thì ngài Upāli mới cho đại đức hay sự thật là thấy đại đức sắp bị thua một thảm bại nên bày kế như vậy, thì đại đức nói rằng :” Trời ơi, mày hại tao rồi , tao sắp hạ được nó rồi mà mày kéo tao xuống, Tao chỉ giả bộ như vậy, giống như sắp thua để dụ nó mà mày không biết”
Ngài Upāli trả lời :”Thôi đi, đừng có xạo nữa, nếu mày giỏi như vậy thì làm sao trúng kế của tao. Ở dưới ai cũng biết mày sắp thua, đối đáp không ra làm sao, sắp bị nó làm thịt trước mặt công chúng mà còn xạo. Mầy phải biết ơn tao đã cứu nguy cho mầy.”
Mặc dầu là đôi bạn thân thời thiếu niên, nhưng lúc nhỏ cả hai lúc đó đã đấu trí với nhau. Ngay cả sau nầy hai ngài cũng đấu trí vui đùa với nhau. Đại đức thường kể cho Tăng nghe câu chuyện ở tuổi thiếu niên khi các đệ tử ngồi chung quanh nghĩ ngơi thư giản. Tôi xin lổi các đọc giả ở đây vì các hành văn không có văn hoa, và dùng tên thế tục của hai ngài nhưng vì tôi ghi lại theo lời đại đức kể cho đệ tử nghe. Tôi chỉ muốn cho đọc giả có chút cơ hội nhìn thấy hai vị cao tăng có tinh thần trẻ trung khi kể chuyện về đời sống thuở niên thiếu. Và so sánh nó với hình ảnh mà chúng ta nghĩ về hai ngài cao Tăng nổi tiếng của nước Thái, người đã hoàn toàn xả ly.
Khi đại đức an cư ở gần làng Ban Nam Mao ở quận Mae Pang , một vị thiên chủ thường mang một đoàn tùy tùng đông đảo đến thăm, sau mùa an cư khi ngài một mình tới động Dok Kham, thì vị thiên chủ ấy cũng đến thăm. Đoàn nầy đông đảo và thăm ngài thường nhất. Dân số ít nhất thì cũng hơn trăm ngàn. Nếu trong đoàn có ai chưa bao giờ tới nghe pháp thì vị Thiên chủ giải thích cách thức nghe pháp cho vị đó. Đại đức hay dùng Từ, Tứ Vô lượng Tâm, làm đề tài giảng dạy, vì họ thích nghe về đề tài nầy.
Các loài trời thì rất tôn kính ngài cũng như nơi ngài ở, ngay khi tới thăm họ cũng trách đi ngang qua đường đi kinh hành, mà dân chúng tôn kính rải cát cho ngài để đi. Loài rồng cũng vậy. Loài rồng cũng thường mời ngài tới nhà họ cũng giống như loài người mời chư Tăng đến nhà. Người đưa tin mời ngài nếu không tránh được phải đi qua đường kinh hành, thì họ quì xuống gạt cát qua một bên, và bò qua rồi mới đứng lên đi tới chổ ngài ở. Thái độ của họ rất là cung kính.
Đại đức nói loài người là chúng sinh có nhiệm vụ giử gìn giáo huấn (Sāsana). Nếu thật sự tôn kính lời giáo huấn thì có lẽ con người nên có lòng thành kính như loài trời, loài rồng có vậy. Mặc dầu chúng ta không thấy được các loài đó tõ lòng tôn kính, nhưng trong kinh Phật đã nói rõ.



NHÂN QUẢ LẠ KỲ

Có lần đại đức ngồi thiền ở sâu trong núi ở Chiang Mai. Ngài thấy hình ảnh một phụ nữ và một Sa Di đi qua đi lại khu vực đó lúc khuya mà hầu như đêm nào cũng vậy. Thấy vậy ngài hỏi họ tại sao họ ở đây. đi qua đi lại như kiếm gì. Người phụ nữ trả lời là họ lo âu về cái tháp mà họ đang xây nữa chừng. Người sa Di là người em trai cùng xây với vị đó. Ước nguyện muốn xây tháp rất mạnh, nên sau khi chết họ chưa tái sanh vào cảnh giới khác vì chưa làm xong nguyện ước lúc còn sống. Tuy tái sanh ở cõi Lo Âu nhưng họ không bị khổ sở lắm như các chúng sinh khác.
Đại đức Mân khuyên họ như sau:”Các ngươi không nên quan tâm lo lắng về chuyện đã tới và đi mất. Chúng không thể nào quay lại được. Cho dù các ngươi có tự nhủ cách nào đi chăng nữa là mình muốn hoàn thành công việc dang dỡ ở quá khứ , nhưng đó là điều không bao giờ xảy ra. Ai mà như vậy thì không đạt được gì ngoài sự thất vọng ê chề, khi hi vọng hảo huyền không thành tựu.
Tương lai cũng chưa tới cũng không nên tìm cầu, quá khứ đã trôi qua đi mất cũng đừng tìm bắt. Chuyện đã qua cho qua , chuyện chưa tới cũng cho qua vì nó chưa tới. Chỉ có hiện tại là có thể làm được gì hữu ích.
Nếu giấc mộng xây tháp thành tựu thì nó sẻ thành tựu trước khi các ngươi chết. Bây giờ các ngươi không chấp nhận là mình đã chết, lại còn muốn xây tháp mà điều đó bây giờ là không thể nào thực hiện được. Cho nên hai ngươi đã suy nghĩ sai quấy hai lần. Nếu các ngươi còn tiếp tục mong muốn hoàn thành ước nguyện thì là đã sai ba lần. Không những suy nghĩ của các ngươi bị ảnh hưởng bởi điều mong muốn nầy, mà còn sự tái sanh ỡ tương lai cũng bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu. Ước nguyện vô lý như vậy phải từ bỏ.
Xây dựng chùa tháp là để làm gì ? là tạo công đức chớ chẵng phải là gạch đá. Công đức xây tháp chính là công đứùùc từ hành động xây, ý nguyện muốn xây. Công đức nầy là của các ngươi , không gì có thể tước đoạt được. Các ngươi không nên quan tâm vào vật chất thô kệch như là gạch đá cái mà không thể thõa mản ước vọng của các ngươi. Mọi người ở khắp nơi tạo công đức từ những việc làm lành, khi ra đi họ mang chỉ mang theo công đức chớ chẵng mang theo vật chất mà họ cho ra. Thí dụ như xây phòng ốc cho Tăng Ni, xây giảng đường, xây đường xá, đào giếng hay là bố thí tiền bạc, tất cả chỉ là sự biểu hiện tấm lòng tốt của mình mong nuốn người khác được yên vui hạnh phúc, chớ chẵng phải do nhiều ít vật chất là tạo ra Niết bàn hay cảnh Trời.
Cái thiện ý thúc đẩy người ta làm việc thiện đó chính là cái tạo công đức. Cái tâm tốt lành ấy, bản thân chính nó là công đức, là cao quí , mà có trong Thiên đường, có trong Đạo, trong Quả hay Niết Bàn.
Cái tháp mà hai ngươi xây dang dở, là điều tốt nhưng thiếu cái thiện ý tốt. Các ngươi làm vì lòng tham muốn, điều đó làm trở ngại mặc dầu công việc là tốt. Bám víu vào nó không phải là điều tốt. Sự trì hoãn nầy sẻ gây trở ngại việc tái sinh vào cảnh giới tốt lành. Thay vì nhà ngươi muốn mang theo tất cả, thì hảy hoan hĩ với những công đức mình có được từ việc xây tháp, nếu vậy thì chắc chắn hai ngươi đã sanh về cỏi lành rồi. Nhân nào quả nấy, không khi nào sai khác. Công đức là công đức, Và nó không bao giờ bị phân hủy thành điều xấu.”
“ Lổi lầm là quan tâm quá mức về chuyện ở quá khứ . Hai ngươi không khi nào có thể thực hiện hoàn thành công việc trong quá khứ được. Đó là điều hảo huyền , không hiện thực. Hảy xả bỏ đi. Hai ngươi đã làm việc thiện vì tương lai tốt đẹp. Cái lực của nhân tốt đó giờ đây cũng đã hiện ra, vì vậy hai ngươi mới ở đây bây giờ. Đừng phí thời gian nghĩ về quá khứ hay tương lai, mà bây giờ. hảy gặt hái kết quả tốt từ điều thiện đã làm, hảy suy nghĩ đúng dắn thì lập tức hai ngươi sẻ thoát khỏi cảnh “Lo Âu “ nầy. Hảy hướng về hiện tại, mà có tất cả những công đức cần thiết cho Đạo, Quả và Niết Bàn.
Ta rất thương xót hai ngươi, chỉ vỉ bám víu vào gạch gói mà bị giam giử nơi đây. Hảy thành tâm xả bỏ những cố chấp đó mà tiến xa. Công đức các ngươi đã có đã phát khởi, chỉ chờ hai ngươi muốn là sẻ tái sanh vào chổ như muốn.”
Sau đó thì đại đức thuyết giảng ngũ giới 19 cho hai vị đó. Khi thuyết xong thì , người em và người chị đều hoan hĩ , quì xuống cầu xin thọ giới, đại đức hoan hĩ ban cho. Sau khi thọ giới, đãnh lễ ngài thì hai chị em biến mất.
Công đức xây tháp đã phát khởi và hai vị đó tái sanh vào cỏi Tam thập thiên (Đao Lợi) .
Sau đó thì hai vị trời đó thường đến thăm viếng và nghe ngài thuyết pháp .
Kể cây chuyện nầy đại đức giảng cho chúng tôi về vấn đề luyến ái, chấp thủ. Khi mà chúng ta sắp chết bất cứ quyến luyến về điều gì cũng đều là trở ngại. Lúc tâm thức lìa khỏi xác thân thì nếu tâm bám vào ý nghĩ nguy hại thì nó có thể làm cho ta sanh vào các cảnh không giới. Do đó chúng ta cần tu tập tâm cho tâm càng bớt luyến ái thì càng tốt cho chúng ta.
Khi đại đức ở sâu trong rừng, cách xa các làng mạc. Đại đức thấy một linh ảnh đặc biệt trong lúc định. Lúc khoảng 3 giờ sáng sau khi thức dậy, là lúc các đại của thân thể rất nhạy cảm, đại đức ngồi thiền định thì cảm thấy muốn hoàn toàn tĩnh lặng nên ngài nhập vào đại định, khoảng 2 giờ sau thì tâm ngài từ từ rút ra khỏi và ngưng ở cận hành định, thay vì trở về lại bình thường. Thì ngay lập tức ngài thấy sự kiện sau:



19. Ngũ giới : Không sát sanh, Không trộm cắp, Không tà dâm, Không nói dối, Không uống rượu.
Một con voi to lớn đi đến trước ngài, và quì xuống như mời ngài cỡi nó. Thấy vậy ngài leo lên lưng và cỡi trên cổ nó. Khi ngồi yên rồi thì thấy hai vị Tăng trẻ cũng cởi voi đi theo sau. Hai con voi đó cũng rất to lớn , chỉ hơi nhỏ hơn voi của ngài đang cỡi. Ba con voi trông rất hùng dũng oai vệ, như voi của vua chúa cỡi. Con voi ngài cỡõi đi đầu, cả ba đều tiến tơi một rặng núi ở phía trước không xa mấy.
Khung cảnh thì rất là kỳ diệu, giống như không phải ở thế giới nầy. Khi tới rặng núi, thì voi ngài cỡi dẩn tơi một cái hang ở trên một ngọn đồi bên rặng núi. Voi của ngài cỡi khi tới trước miệng hang thì quay ngược đầu lại, rồi lui dần vào trong động cho tới khi mông của nó dụng vào thành hang, đại đức vẫn ngồi trên cổ nó. Còn hai con voi hai vị Tăng trẻ đi tới quì hai bên hông con voi mà đại đức đang cỡi. Đại đức Mân nói với hai vị Tăng như là lời nói cuối cùng như sau:
“Ta đã tới giờ phút cuối của cuộc đời. Mạng nầy chấm dứt, thì sự hiện hữu của ta trong thế giới tương đối qui ước nầy của sẻ bị diệt. Ta sẻ không bao giờ trở lại thế giới của sự sanh và chết nữa. Ta muốn hai vị đi về mà tiếp tục tu cho đến thành đạt, rồi không bao lâu hai vị sẻ cũng như ta thoát bỏ thế giới nầy, cũng như cách ta thoát khỏi cái thế giới nầy. Thế giới của vô vàn luyến ái ham muốn ràng buộc , cùng vô vàn sự đau khổ. Thoát ra khỏi nó là một việc rất khó làm, đòi hỏi một nghị lực phi thường. Các vị hảy dùng hết sứùc của mình, ngay cả phải bước tới ngưỡng của của thần chết để có tự do khỏi những nguy hiểm và lo âu. Lúc đó thì không còn phải xót xa, đau khổ vì sanh và chết.
Ta đã hoàn toàn chuyễn hoá tất cả các cấu uế. Ta ra đi như tù nhân được phóng thích khỏi nhà tù. Không quyến luyến một mảy may nào cả về việc mất đi cái thân thể ô trược nầy. Không giống như đa số con người họ luyến tiếc cái thân, điều nầy gây cho họ nỗi đau đớn tột cùng lúc chết.
Vì vậy chớ nên than khóc lúc ta ra đi. Không có lợi gì cả . Cho nên bậc trí giả không bao giờ tán đồng việc đó, nó chỉ gây phiền não mà thôi,”
Sau khi nói xong thì đại đức bảo hai vị Tăng ra về, hai con voi cũng đứng im lặng như lắng nghe đại đức đức nói. Khi nghe lệnh, thì hai con voi chở hai vị Tăng đi lui ra khỏi hang. Khi ấy thì con voi đại đức cỡi lui lại đi sâu vào trong tường đá. Lúc đó thì đại đức xuất thiền.
Đại đức phân tích điềm linh ảnh thì thấy :
1. Sau khi ngài chết có hai vị Tăng đệ tử cũng giác ngộ nhưng ngài không nêu tên ra.
2. Định và Minh sát tuệ là hai vật sở hữu vô giá của bậc A La Hán từ lúc giác ngộ cho tơi lúc mất. Trong suốt giai đoạn nầy thì vị A La hán phải dựa vào Định (Samatha) và Minh sát tuệ ( Vipassanā) như là Pháp trụ. Để làm dịu bớt những kinh nghiệm khó chịu giữa tâm và ngũ uẩn. Khi chết thì hai thứ , tâm và ngũ uẫn rời nhau. Định và Minh sát tuệ không còn hoạt động nữa khi chết, Chúng biến mất, giống như các thứ thô trước khác, không thật.
Đại đức không nói gì về tên hai vị Tăng đó, chúng tôi cũng không ai dám hỏi ngài. Tôi để ý điều đó cho tới lúc khi ngài mất và viết lại tập tiểu sử của ngài cũng không biết là ai. Không ai mà nói mình chứng đắc trước công chúng. Ở trình độ trí tuệ như vậy mà công khai nói ra giữa công chúng thì chỉ làm kẻ ngu cười cho là không có, còn kẻ trí thì chê.
Tôi nơi đây xin sám hối vì viết lại những gì mà chỉ có đại đức và số ít đệ tử thân tín biết mà thôi, những điều mà ngài chưa bao giờ nói cho người ngoài nghe. Mục đích không gì khác là muốn cho đại chúng hưởng các điều lợi ích từ cuộc đời ngài và các lời dạy của ngài. Nếu tôi có gì không phải, thì xin đại chúng từ bi tha lổi cho.



NGẠ QUỈ

Dạy dổ , giúp đỡ các loại chúng sanh ở các cảnh giới khác là bổn phận nhiệm vụ theo lời của đại đức. Ngài tiếp xúc với các loại chúng sanh khác, đặc biệt là rất nhiều khi ngài ở trong rừng núi. Đoàn nầy tới đoàn kia lủ lượt tới thăm viếng ngài.
Ngay cả các loài ngạ quỉ đang chờ thân nhân hồi hướng công đức cho mình cũng đến gặp ngài. Thật khó mà có thể xác định họ chết từ bao giờ, gia đình , dân tộc trước đó là ai, hay là có còn thân nhân trên đời hay là không. Họ gặp đại đức là muốn vì lòng từ bi mà đại đức giúp họ tìm kiếm thân nhân của họ, và bảo cho thân nhân của họ làm phước, bố thí và hồi hướng một phần công đức cho họ để họ bớt khổ vì cuộc sống đói khát, đau khổ của kiếp ngạ quỉ (Quỉ đói) cho họ. Một số họ đã ở lâu trong cõi nầy mà sự thống khổ thật là kinh khủng, họ ở rất lâu ở cõi nầy mà khó có thể so sánh với thời gian tính theo năm tháng của loài người. Khi mà họ thoát được lại rơi vào cảnh khổ khác mà cũng phải chịu đựng các nổi khổ , các bất hạnh triền miên bất tận. Hầu như không thay đổi gì được khi mà các chúng sanh đó sanh vào các đường dữ do ác nghiệp mà mình đã tạo trước đó. Khó mà giúp cho họ vơi bớt nổi khổ đau.
Các ngạ quỉ thường than khóc với ngài là họ không biết khi nào mơi thoát khỏi cuộc sống quá đau khổ nầy vì trước đã tạo ác nghiệp. Tất cả chỉ bám víu vào hi vọng là các thân nhân của họ làm việc công đức mà hồi hướng phần nào cho họ để họ sớm thoát cảnh sống đày đọa nầy. Khi ngài bảo họ thân nhân của họ ở đâu thì tất cả đều mơ hồ nói về thế giới mà họ sống trước kia, không rõ ràng đại đức không thể hiểu họ. Có những người sống ở đó khi chết lại đọa vào cõi địa ngục, có những kẻ đã sống ở đó hàng vạn ức năm tính theo thời gian của nhân gian, rồi lại rơi vào cảnh xấu khác mà trả nghiệp. Có những người ở đó ít nhất hàng vạn , hàng trăm ngàn năm, nên rất khó mà truy tìm họ hàng thân thích. Thật là điều khủng khiếp của ác nghiệp, khi nghiệp lực đó suy yếu (hay nói cách khác là họ đã trả gần hết nghiệp ác) họ sanh vào loại ngạ quỉ mà có thể hưởng được phần nào phước báo mà thân nhân của họ hồi hướng cho, thế nhưng lúc đó thì không còn thân nhân nào nữa , họ mong đợi từng giờ phút và chịu đựng sự thống khổ đói khát, nổi đau đớn hành hạ của thân.
Chỉ có một số ít trong loài ngạ quỉ là có nhận được sự giúp đở là các người mới chết bị đọa lạc vào, và nghiệp lực ác không quá mạnh mẻ – nên họ mới có thể nhận hưởng phước báo mà thân nhân họ hồi hướng.
Trong trrường hợp nếu thân nhân ở gần khu vực của ngài thì ngài tìm cách cho thân nhân đó biết, và chỉ cho họ biết làm cách nào mà giúp đỡ. Các loại ngạ quỉ có phước hưởng được phần công đức mà thân nhân hồi hướng cũng là loại có thể hưỡng được phần nào công đức có được do các người cúng dường thực phẩn cho chư Tăng, mặc dầu không phải là thân nhân của họ. Do nghiệp ác mà họ tạo, có loài chỉ nhận được từ thân nhân còn có loại thì nhận được từ mọi người.
Bố thí và tạo các loại công đức khác rất trọng yếu, nó xây dựng nền tảng cho chúng ta sau nầy. Chúng sanh trong Tam giới là do nghiệp lực phát động mà sanh vào cảnh giới nầy hay cảnh giới kia, cho nên mình làm nghiệp nào thì phải lảnh chịu nghiệp đó, trách nhiệm là của mình, không ai có thể gánh chịu dùm cho mình. Không khi nào người khác làm mà mình gánh chịu. Ngay cả những ai không muốn hưởng phước báo của mình thì cũng không được.
Những cây chuyện mà ngài kể lại làm cho chúng tôi rợn mình, Đại đức nói những ai mà thấy nghiệp ác , tốt của mình và của người khác như thấy đồ vật trên tay mình cầm thì sẽ không bao giờ dám tạo ác nghiệp mà chỉ dám làm điều thiện mà thôi.
Khi nói về các cảnh giới của các loài chúng sanh khác như cho các đệ tử nghe thì một đệ tử cao niên hỏi ngài như sau:
“ Kính thưa Thầy, những con người khác họ không thấy các chúng sanh ở cõi khác như là cõi trời, thần, ngạ quỉ, ma, rồng , hay Kim Sí điểu cho nên họ không thể hiễu rõ hậu quả của việc họ làm, còn thầy thì thấy biế rõ mọi việc . Phải chăng là điều hay, khi chỉ dạy cho họ biết về các hiện tượng nầy. Những hiện tượng tự nhiên mà Phật và các thánh A La Hán đều biết rõ tường tận . Con nghĩ không ai phản đối việc nầy , cũng như chúng con đây ai cũng biết ơn về điều dạy nầy”.
Đại đức thì nghiêm nghị trả lời :”Đề nghị điên khùng nầy thì làm hại cả hai chúng ta. Ta chưa bao giờ ở giữa công chúng mà nói điều nầy. Nếu làm như vậy thì ta e rằng ta và các Tăng đang ngồi ở đây trở thành những kẻ điên rồ mất. Tu viện nào mà dám chứa những kẻ điên rồ. Giáo pháp được tuyên dương và chỉ dạy một cách thận trọng, chẳng phải tùy tiện. Giáo pháp phải được học, hành , và nói một cách thận trong. Đề nghị vô lý như vậy , là thận trọng hay sự điên rồ liều lỉnh. Theo ta thì ý kiến đó thật là dại dột . Ngay cả dân chúng họ nếu không chết khi nghe chúng ta nói về những điều đó, thì chúng ta cũng không khá được.
Ông hảy nghĩ coi, những điều thấy, nắm được thì con người họ tiếp thu một cách thích hợp, cũng không khó khăn mấy. Mặc dầu Pháp là chân lý tuyệt đối nhưng cũng vẩn không tách rời xả hội, quần chúng trên thế giới. Đức Phật là người đầu tiên hiểu biết rõ ràng tất cả các hiện tượng trong vũ trụ . Ngài hoàn toàn tự tin khi nói về những điều đó, nhưng đức Phật thì hoàn hảo trong việc tuyên nói những điều nầy. Khi mà Đức Phật nói những chuyện nầy trước công chúng, thì ngài luôn luôn nói trong những trường hợp hoàn cảnh và người nghe thích hợp.
Trí tuệ về những hiện tượng siêu hình nầy là đặc quyền của người sởû hữu nó, nhưng mà phát biểu bừa bải cẩu thả là điều không bình thường. Người bình thường thì khó tin những điều siêu hình nầy. Ở đây không phải là phê bình ai cả. Mà hảy nhớ lấy rằng những ai mà có trí hiểu về những điều nầy thì phải nên xử dụng cho đúng theo pháp, nghĩa là lợi mình và lợi người chung quanh. Khi chúng ta tin hiểu về những điều kỳ lạ nầy thì đó không đủ lý do mà ta tuyên bố một cách cẩu thả mà có thể làm cho người ta điên khùng.
Những ai mà thích nghe về những chuyện nầy bởi vì đạo của họ dựa trên những điều nầy là những kẻ sắp bị khùng. Do đó ta không tán thành đề nghị nầy. Chúng ta hảy nên học cách cẩn trọng mà Đức Phật dạy chúng ta. Mặc dầu chúng ta không khôn cho lắm, nhưng cũng đủ để biết đó là quyết định đúng, để gìn giử những lời giáo huấn cho thế hệ sau.
Ta hỏi sư như vầy : giả sử ông có một số tiền lớn, nó có lợi ích khi mà ông thông minh, và có hại khi không thông minh. Bằng cách nào mà khi ông đi vào đám đông mà bảo đảm cho mình và số tiền đó được an toàn?”
Người đệ tử cao niên trả lời rằng:”Thưa Thầy, con sẻ cẩn thận gìn giử nó ”
“Hảy nói rõ cho ta biết gìn giử như thế nào ở chổ đông người mà tránh được nguy hiểm?”
“Dạ , thưa thầy, nếu con phải chi tiêu ở chổ đông người thì còn đếm tiền trước và trả mà không cho ai thấy con đang mang theo một số tiền lớn trong người. Con cố gắng không cho ai thấy vì có thể nguy hiểm cho bản thân”
Đại đức Mân nói :”Như vậy à, bây giờ giả sử ông sở hửu một kiến thức, một trí tuệ về loài ma, hay các loài siêu hình thì ông xử dụng nó như thế nào mà có lợi nhưng không gây sự dị nghị đàm tiếu sâu rộng trong quần chúng mà chỉ có hại cho ông và giáo pháp mà thôi.”
“Da, Thưa Thầy. Con xử dụng cũng giống như con đang mang theo một số tiền lớn mà xài tiền giữa chổ đông đảo người qua lại”
“Thế mà ông trước đó không lâu đề nghị ta tuyên bố rộng rãi những điều ta biết cho công chúng hay mà không đo lường hậu quả của nó. Tại sao vậy ? Ta nghĩ một người bình thường không khi nào lại nói những lời đề nhị như vậy . Lời phát biểu của ông không có một chút lý lẽ nào mà người khác phải kính nể. Ta cũng vậy không thấy có điều gì nể phục trong cách suy nghỉ của ông. Nếu có ai chất vấn ông về những sựï thiếu quyết đoán căn cứ nầy, thì làm sao ông có thể bảo vệ được lại những lời buộc tội. Trên đời kẻ khôn và người ngu ai nhiều hơn ? Làm sao ai mà có thể gìn giử , bảo vệ được lời giáo huấn vì lợi ích chúng sanh mà lại làm theo lời đề nghị ý của ông?”
Người đệ tử trả lời:”Thưa Thầy ! Bây giờ suy nghĩ con biết là hoàn toàn sai trái. Con đã đề nghị vì khi mới nghe về những điều kỳ lạ hấp dẫn nầy làm con phấn khởi tin tưởng muốn cho người khác cũng hưỡng được những tri thức nầy như con. Con nghĩ rằng chắc họ cũng có sự lợi ích lớn khi tin hiểu những điều nầy cũng như con vậy. Nhưng con không suy xét hậu quả tai hại của nó đối với toàn thể giáo pháp. Con xin thầy từ bi cho con được sám hối , để cái nhân cẩu thả , tùy tiện nầy không còn có trong con nữa. Con sẻ cố gắng suy lường thật sâu trước khi nói điều gì.”
“Nếu có ai chất vấn ta về sự vô căn cứ nầy , thì ta cũng vui vẻ nhận lổi , bởi vì đó là đáng trách. Trước khi ông yêu cầu ta, ta cũng không quan tâm mấy về kẻ khôn, người dại ai nhiều hơn ai, nhưng bây giờ thì ta thấy kẻ dại rất nhiều, là bởi vì trong cộng đồng của chúng ta cũng ít có kẻ khôn, suy nghĩ về vấn đề đạo đức. Phần lớn họ không biết tại sao họ ở đây, và họ đang đi về đâu. Không mấy ai biết mình đang làm gì , và tại sao đang làm việc đó, không biết đâu là đúng, hay sai. Chỉ thõa mản vơi những gì dể dàng, tiện lợi nhất thời mà thôi. Bây giờ thì ta hiểu những ai có khả năng gìn giử bảo vệ chánh pháp để làm lợi lạc là chỉ là những kẻ có trí sáng suốt biết phân biệt để dẫn dắt người khác một cách bình đẵng, hài hòa, làm gương tốt cho kẻ khác noi theo, mà được lợi lạc. Người thầy khôn, sáng suốt biết phân biệt là nền tảng cho mọi sự thành công cũng như các nhà lảnh đạo có tài, khả năng.
Bây giờ ông đã biết người khôn là cần thiết cho bất cứ nổ lực nào được thành công, Thì tại sao ông không nghĩ về cái gì là quan trong việc nổ lực tu tập của một vị Tỳ Khưu . Những nổ lực tinh thần thì tinh tế , khó mà hiểu rõ , cho nên chỉ có kẻ khôn ngoan sáng suốt biết phân biệt mới gìn giử tu tập theo giáo pháp mà thôi. Ở đây ta không nói về cái khôn ngoan , sáng suốt làm hại thế giới, làm hại giáo pháp, mà cái khôn ngoan sáng suốt biết phân biệt, quyết đoán làm những gì có lợi cho tinh thần và thể xác. Đó là cái khôn được Đức Phật chỉ dạy trong Bát chánh đạo : Chánh kiến và Chánh tư duy. Kẻ khôn là những ai đi theo nguyên lý nầy.
Ngay cả định củng phụ thuộc vào trí tuệ phân tích, truy xét của chánh kiến, nếu không là “định của gổ, đá” . Khi mà tâm tập trung cao độ (định ) thì trí tuệ phải có mặt để giúp đỡ. Nếu không thì làm sao những ai dành trọn cuộc đời để tìm hiểu bản chất thật của sự vật mà khi đối phó vơi tất cả các điều phát khởi từ tâm mà không sai lầm.
Những hiện tượng, sự việc ở trong và ngoài liên quan tới định thì vô lượng không kể xiết. Nhưng chỉ có một số ít có khả năng, khuynh hướng nhận biết được về những điều đó. Không ai ngăn cấm những ai có khả năng thiên phú hay do rèn luyện nhậân biết tiếp xúc với các hiện tương đó. Nhưng điều quan trọng ở đây là trí tuệ. Lúc đó thì biết sáng suốt phân biệt chọn cái nào để tập trung vào, những cái khác thì bỏ qua. Nếu không có trí tuệ nầy thì khó mà thành công trong việc tu định. Khi đó thì sẻ thích cái nầy, ghét cái kia, hoan lạc về điều nầy , chán chường về ø cái kia, như vậy tâm sẻ trở nên bị ràng buộc chấp trước. Không có sự sáng suốt thì không thể trừø khử các cảm xúc như vậy.
Chúng ta đi tu làm Tỳ Khưu, là để tu định và tuệ, nhờ đó giúp ta phát triển các phẩm chất cao quí mà người khác thấy thì thán phục, chớ chẵng phải đi diễn hành phô bày cái cẩu thả, ngu si trước mặt phiền não, để nó sai xử. Mà là phát triển cách để chống lại, trừ khử phiền não. Nếu mà không có gì bảo vệ thì chúng ta sẻ ỡ trong tình trạng rất hiểm nguy. Giáo pháp và giới luật là áo giáp bảo vệ Tỳ Khưu, còn định và tuệ là vủ khí dùng để bảo vệ của người tu. Nếu như ta muốn lúc nào cũng an nhiên tu hành , bất chấp mọi hoàn cảnh thì ta phải có chánh niệm và trí tuệ trong mọi sinh hoạt hằng ngày. Không có trường hợp ngoại lệ.
Những ai mà muốn thoát khỏi Ta bà thì là những ai hết sức tinh tấn và sáng suốt. Không có công việc nào khó hơn là giải thoát tâm ra khỏi sự đau khổ của Ta bà. Đời hỏi người đó phải nổ lực đối phó với mọi mặt. Ngay cả mạng sống của mình. Tin tưởng giao phó mạng sống của mình vào sự nổ lực tinh tấn của mình trong việc tu tập theo giáo pháp. Phải hi sinh mạng sống của mình mà sống theo đúng giáo pháp, không có cách nào khác hơn. Chỉ khi nào dám hi sinh mạng sống mà để chuyễn hóa thế giới Ta bà , thì khi đó mới có thể tự do thoát khỏi đau khổ của phiền não mà thôi.
Bản thân ta, chưa bao giờ nghĩ rằng ta sẻ sống sót và trở thành một vị thầy, bởi vì quyết định chuyễn hóa đau khổ quá mạnh để ta không còn nghĩ gì tới mạng sống trong khi tu tập theo lời Phật dạy. Tất cả các nổ lực trong mọi hoàn cảnh đều hướng về mục đích ở bên ngoài sự sống chết. Không bao giờ ta để sự hối tiếc về mạng sống làm ta chùn bước. Cái mong mnuốn đi trên con đường đạo rất mạnh khiến lúc nào cũng gây áp lực làm ta đi tới. Ta đã đi tới quyết định rằng nếu thân thể không chịu đựng, ta chết đi thì cũng như ta đã từng chết trong vô vàn kiếp sống trước đó mà thôi. Những cái chết vô vị, mà ta rất chán sợï. Còn nếu sống thì ta chỉ sống vì giáo pháp , vì ta muốn có được pháp mà đức Phật đã giác ngộ được. vì muốn thoát khỏi vòng luân hồi tử sanh. Chớ ta chẵng có mong muốn gì cả, bởi vì ta đã có tất cả, đã chán rồi không muốn nữa.
Nổ lực của ta trong đạo pháp thì ví như chong chóng, hay bánh xe pháp quay tít liên tục, ngày đêm cắt bỏ cắt bỏ gốc rể phiền não, chỉ trừ khi ta ngủ thì mơi tạm ngưng hể khi thức dậy là ta lại bắt đầu vào công việc, dùng chánh niệm, tuệ, tín, tinh cần mà nhổ bỏ các tàn dư gôc rể của phiền não. Ta làm liên tục như vậy cho đến khi phiền não hoàn toàn trừ diệt. Thì lúc đó ta mới nghỉ ngơi. Ta biết chắc rằng chúng không còn nữa đề mà trở lại gây rối cho ta. Tất cả đã tan biến, duy chỉ có cái thân xác thô trược nầy là chưa biến theo phiền não mà thôi.
Đây là điều mà các ông nên suy nghĩ kỹ về. Muốn hiên ngang, dũng cảm đối diện vơi thần chết , và tinh tấn tu hành bỏ lại sau lưng những nổi bất hạng ê chề đã lâu ngự trị trong tâm, hay là lúc nào cũng vẩn còn hối tiếc sợ chết, sợ chết sớm phải để bị dọa vào các cảnh không lành? Hảy nhanh chóng quyết định , chớ bỏ phí cơ hội quí báo nầy, bỏ đi thì sẻ rất ân hận lâu xa về sau. Chớ bảo rằng ta không báo trước.
Trong cuộc chiến đấu chống lại phiền não mà có trong mồi người, thì Tuệ, Tín và Tinh tấn là vủ khí thích hợp dùng để tìm đường sống. Và điều rất tại hại là một vị Tỳ Khưu nghĩ rằng mình còn khỏe, còn trẻ, còn nhiều thời gian . Hảy từ bỏ ý tưởng như vậy.
Tâm là quan trọng nhất, hảy tập trung vào nó, đừøng vào nơi nào khác. Nó luôn hoạt động, cho nên lúc nào củng suy nghĩ , kiểm soát về những lời nói, hành vi, ý tưởng của mình. Xét xem kết quả của chúng sản sinh ra là gì . Chúng sinh ra pháp dược để chống lại độc tố của sự dững dưng, không từ bi, sự đam mê dục lạc, hay là nó sản sinh độc tố mới nuôi dưỡng những ảo ảnh, gây đau khổ, làm tăng thêm năng lực tái sinh trong vòng luân hồi.
Bất cứ là gì, các ông phải xem sét kỷ lưỡng chi tiết hành vi của thân khẩu và ý. Nếu không các ông sẽ không gặp gì cả ngoại trừ sự thất bại ê chề , và không bao giờ có thể thoát khỏi nổi đau khổ của thế giới nầy.”
Đó là cách đại đức đã trả lời lại đề nghị của một vị Tăng về việc yêu cầu ngài giảng rông cho dân chúng biết về những điều siêu hình, người thường không thấy. Đây là khả năng đặc biệt của ngài, biến một câu chuyện, đề tài thành một bài pháp. Có lẽ vị Tăng không đáng để trách như vậy, nhưng đó là cách chỉ dạy của đại đức. Theo tôi thì thường, nếu không có gì đặc biệt , thì ngài nói năng rất nhỏ nhẹ. Đặc biệt là lúc nói những điều ý nghĩ sâu xa, ngài nói nhẹ nhàng, dể chịu. Nếu có ai hỏi ngài , hay ngài nghe Tăng nói pháp một cách mơ hồ, hay cuộc trò chuyện làm ngài chú ý, thì pháp trong tâm ngài trổi dậy và phát khởi. Và bài pháp của ngài trở nên nóng bỏng và hấp dẩn lôi cuốn.
Có lần , Đại đức và 3,4 vị tăng ở một cái hang động sâu trong rừng ở tỉnh Chiang Dao. Sau khi ở đó ba ngày. Đại đức nói với các vị Tăng là có một cái hang rất rộng rải thoáng mát, ở trên một ngọn núi cao hiểm trở, trong quá khứ đã có vài vị độc giác Phật tu tại đó. Nhưng nay thì không có Tăng nào ở vì đường lên quá dốc, phải trèo, và lại ở xa xóm làng không thể đi khất thực. Đại đức bảo các Tăng lên coi thử, và bảo Tăng phải nên mang theo thực phẩm.
Các Tăng nghe theo, và cùng với vài người dân họ leo lên núi và quả thật thấy một cái động nằm gần đỉnh ngọn núi. Đúng như lờøi đại đức mô tả nơi đây thoáng mát, không khí trong lành và rất gợi cảm cho việc tu hành. Họ rất vui mừng với sự khám phá nầy. Họ muốn mãi mãi ở nơi đây, nhưng hết thực phẩm họ phải trở về nơi đại đức Mân ở.
Đại đức hỏi :” Sao cái động đẹp quá phải không ? Ta thấy hình ảnh của nó trong lúc định. thấy nó quá đẹp nên bảo các sư đi xem. Ta chắc là các sư thích nó. Ban đầu ta không để ý mấy, nhưng vài ngày sau ta điều tra thì thấy cái hang mà các sư lên thăm được các địa thần luôn luôn canh gác bảo vệ. Lúc các sư đi, ta quên nhắc là phải nên cẩn thận trong các hành vi, vì nếu không hành xử đúng đắn theo cách của một vị Tỳ Khưu thì các địa thần sẻ không vui , và các sư sẻ bị rắc rối.”
Các Tăng rất muốn lên đó ở, nhưng đại đức không cho phép vì không gần làng để có thể đi khất thực mà sống. Mặc dầu là ngài chưa bao giờ lên vì nó quá hiểm trở, nhưng Đại đức nói về cái động như ngài đã từng ở đó, ngài nói rất là tự tin vì tri thức qua định , không phải là ảo tưởng.
Đại đức thường khuyên các tăng nên kiểm soát cử chỉ hành vi của mình, bỏi vì ở những nơi xa sôi hẻo lánh, thì các địa thần thích ngăn nắp, trật tự. Họ có lần nói vơi ngài rằng:
”Tăng thì chiếm một vị trí quan trọng, tôn kính trong tâm khảm của mọi loài chúng sanh. Do đó hành vi cử chỉ phải được kiểm soát , bảo vệ trong mọi lúc , ngay cả khi ngủ cũng phải hết sức thu thúc. Chúng tôi không thích các vị Tăng hành vi bừa bải , cẩu thả, cư xử giống như người thường , không cần biết hậu quả ra sao. Đặc biệt, hành xử phải tương xứng với địa vị tôn kính. Không phải là chủ đích của chúng tôi là phê bình. Trơi, Thần ở mọi nơi đều rất biết ơn khi có được cơ hội đề qui y , tiếp xúc vơi các vị Tăng mô phạm, gương mẩu. Bởi vì chúng tôi rất biết kính trọng đức hạnh và giáo pháp. Chúng tôi nói ra điều nầy để Thầy nhắc các Tăng luôn kiểm soát hành vi của mình sao cho trời người đều mến phục.”
Để đáp ứng lời yêu cầu của các địa Thần, đại đức dặn bảo các Tăng phải sống ngăn nắp khi ở trong rừng núi. Các vậtdụng của Tỳ Khưu phải xếp ngay ngắn thứ tự, ngay cả miếng giẽ chùi chân cũng phải gắp gọn lại chớ không vất bừa bải, chất thành đống. Việc đi vệ sinh cũng phải ở một chổ nhất định, và rảnh hố đào vệ sinh cũng phải nghiên cứu suy xét kỹ . Đại đức không bao giờ cho làm chổ đi vệ sinh ở chổ mà các địa thần ở , hay đi ngang qua.



--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Dec 1 2011, 04:58 PM
Bài viết #7


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



CON RỒNG KHÓ TÍNH

Có lần đại đức ở trong mộït cái động ở tỉnh Chiang Dao. Không phải cái hang động dài ở giữa ngọn núi mà du khách thường tham quan , mà cái động ở cao hơn. Cái hang là chổ ngụ của một vị Long vương , nó đã ở đó rất lâu xa, nó bảo vệ hang nầy rất kỷ.
Hiển nhiên con rồng nầy rất tự phụ và thích phê bình các Tỳ Khưu. Trong suốt thời gian ở đây, đại đức trở thành đề tài phê bình của con rồng, Hầu như bất cứ điều gì đại đức làm cũng không vừa ý con rồng. Hiển nhiên nó không có thể chấp nhận lòng nhân từ của đại đức, có lẽ là vì nó có mối bất bình với các Tỳ Khưu trước đó.
Vào lúc tối , đại đức mang dép đi kinh hành thì rồng ta phàn nàn như sau :”Sư gì mà đi kinh hành rầm rầm, giống như ngựa chạy đua. Tiếng chân làm rung động cả núi rừng. Thế ông có biết là đang làm phiền kẻ khác không ?”
Nó than phiền mặc dầu đại đức đi đứng rất nhẹ nhàng uy nghi. Nhưng khi nghe tiếng than phiền, thì ngài đi nhẹ lại. Thế nhưng kỳ này rồng lại phê bình như sau:”Sư gì mà đi êm nhẹ, như người đi săn chim”.
Có lần đại đức khi đi kinh hành vấp phải môt cục đá làm ngài chúi về trước, thì lần này rồng lại phê bình:”Sư gì mà đi như đi khiêu vũ”.
Có những lần đại đức phải làm bằng , dọn dẹp đường đi kinh hành , thì rồng lại than phiền: ”Sư gì vậy, lúc nào cũng di chuyển vật này, vật kia, bộ không vừa ý hả. Làm chộn rộn, khiến người khác bực mình”.
Mặc dầu đại đức rất cẩn thận nhưng không việc nào con rồng này vừa ý. Nó kiếm đủ thứ chuyện mà nói. Ngay cả khi ngủ thì đại đức củng thấy nó than phiền vì ngài trở mình, hắt hơi, hay thởû mạnh. Khi đại đức hướng tâm nhìn con rồng giận dữ khó tính nầy, thì thấy nó lúc nào cũng chăm chú nhìn ngài, đôi mắt giận dữ, long lanh sự sân hận. Trong lòng rồng, ngọn lữa sân hận nổi lên bập bùng. Khi thấy các nghiệp ác rồng ta tích chứa, ngài cảm thấy rất thương xót cho rồng, nhưng thấy bản thân nó không có một chút nào muốn sửa đổi, không bao giờ nghĩ điều nào có lý, chỉ luôn luôn tìm sơ hở của người khác mà phê bình chỉ trích. Vì vậy đại đức tuy rất muốn giúp nhưng không thể làm gì được.
Có dịp đại đức giảng nguyên lý cơ bản của đời sống một vị Tăng và nói rõ mục đích, và chủ ý của ngài khi ở đây:
“Mục đích của ta ở đây chẵng phải là muốn làm não hại ai cả, mà là hết sức mình làm lợi cho mình và người chung quanh. Do đó ngươi không nên chất chứa các ý tưởng không tốt, nghĩ là ta làm não hại ngươi. Ta ở đây tĩnh thức biết rằng mình đang làm việc lành mà công đúc có được san sẻ chia đều cho mọi loài hưởng chung, trong đó có cả ngươi nữa. Vì vậy ngươi chớ nên bựïc dọc nghĩ là ta đến làm phiền nhà ngươi.
Hoạt động của thân là điều bình thường trong sinh hoạt hằng người của con người . Đến và đi là một phần của đời sống trên thế giới nầy. Chỉ có người chết là không động đậy. Ta thì rất biết kiểm soát thân, các hành vi cử động. Thế nhưng ta không phải là xác chết. Ta phải thở ra , thở vào. Tùy theo tư thế mà hơi thở thô hay nhẹ. Ngay cả lúc ngủ cũng phải thở, và làm ra tiếng, vì đó là bản chất tự nhiên của cơ thể. Ngay khi ta thức, đi kinh hành hay làm các công việc khác cũng vậy. Có tiếng động, như không thái quá. Có khi nào nhà ngươi thấy một nhà sư đứng yên không nhúc nhích? Con người là như vậy phải cử động.
Ta rất cẩn thận đi nhẹ nhàng, thế nhưng ngươi lại than phiền là ta đi như ngựa chạy. Thật ra thì con ngưa chạy hay một vì Tăng đức hạnh cũng không khác nhau, nhà ngươi chớ nên có sự so sánh. Nếu không thì tâm địa hẹp hòi, xấu xa của nhà ngươi sẽ dẩn người đi vào địa ngục. Ta không thể nào làm nhà ngươi hài lòng được. Cũng như những người khác nhà ngươi cũng muốn hạnh phúc và thạnh vượng thì hảy bình tâm suy nghĩ lổi lầm của mình, chớ để ngọn lửa sân hận, địa ngục bùng cháy trong tâm nhà ngươi.
Phê bình người khác, ngay cả họ có lổi cũng chỉ làm cho ngươi tăng thêm nỗi bực dọc và làm cho tánh tình xấu đi thôi. Những hành vi của ta không khi nào là không phải của môt người Tăng, thế nhưng ngươi luôn luôn tìm cách phê bình, chê trách. Nếu như được làm người thì nhà ngươi cũng khó mà sống chung với loài người, vì dưới con mắt của nhà ngươi cả thế giới là một đống rác lớn còn ngươi là một cục vàng. Cảm giác bất thường như vậy là do tâm nhà người bất an. Bậc trí giả thì luôn luôn ngăn cấm việc phê bình không đúng về người khác vì hậu quả là rất nguy hiểm , đáng sợ. Thế nhưng tại sao ngươi lại thích thú trong việc phê bình kẻ khác.
Ta thì không sao cả nhưng nhà ngươi, chính nhà ngươi bị ảnh hưởng bởi sự phê bình, trước mắt là ngươi bực dọc, khó chịu, đó là điều ai cũng thấy.
Ta lúc nào cũng biết nhà ngươi đang nghĩ gì và lúc nào cũng tha thứ cho ngươi, nhà ngươi chỉ tập trung sức lực làm chuyện sằng bậy như thể chuyện ác làm chưa có đủ, nó thì chỉ tàn phá tâm thức, thân thể nhà ngươi thôi.
Ta đang cố gắng giúp nhà ngươi thay đổi . Cũng như ta đang làm cho tất cả các loài chúng sanh khác. Loài người, Ma, Trời, thần, Dạ Xoa, ngay cả những con rồng mà quyền lực mạnh hơn ngươi rất nhiều. Tất cả đều tin nhận giáo pháp của đức Phật thế Tôn. Chỉ trừ nhà ngươi là chỉ trích giáo pháp, mà được tôn kính ở khắp cả mọi vũ trụ. Nhà ngươi có lẻ đặc biệt nên không chấp nhận chân lý sự thật. Nhà người thích thú trong việc phê bình, chỉ trích kẻ khác. Sân hận phỉ báng kẻ khác mà họ không làm gì cả. Chỉ dành thì giờ vào việc tìm sơ hở của người khác như thể là việc tốt lành. Nhưng bậc trí giả thì không bao giờ cho là như vậy. Khi nhà người lột da thoát kiếp đọa đày nầy, thì lúc đó thì khó mà gặp kiếp sống được thảnh thơi, không có đau khổ hành hạ thân tâm đâu.
Ta xin lổi vì đã nói những lời thẳng thắn, không gì ngoài việc muốn giúp nhà người, ta không có ý xấu nào cả dù nhà ngươi có nghĩ sau đi nữa, thì cũng vậy. Ngay khi mới tơí đây ở ta đã rất thận trong, vì đây là khu vực của nhà ngươi. Ta đã quan tâm không làm gây khó chịu cho ngươi , vì biết ngươi khó tính, thế nhưng việc đụng chạm đã xảy ra, không tránh được. Ta thành thật mà nói ta không bị lời phê bình, khen chê làm động tâm ta, mà ta chỉ e rằng những tư tường xấu đó làm hại nhà ngươi mà thôi. Tất cả những gì ta làm và nói đều phát xuất từ cái tâm thanh tịnh, cho nên ta không bao giờ sợ ta sẻ gây hậu quả không tốt.
Khi mà người sáng suốt thông minh phân biệt được việc tầm thường và việc cao thượng, thì họ nghiêng hẳn về về tốt, họ thích thú làm những việc công đức, tôn kính làm những việc lành, vì lợi ích của hòa bình và hạnh phúc. Từ ngàn xưa tơi giờ bậc trí giả luôn dạy rằng phải biết vui sướng khi làm người tốt, thế nhưng nhà ngươi lại ngược đời. Nhà ngươi chắc ghét điều tốt lắm cho nên không thể quay lại nhìn chính lổi lầm của mình. Ta thì không lảnh chịu những cái do người tác tạo, nhưng thương xót cho nhà ngươi sẽ ở trong cảnh đó. Vậy hảy ngưng ngay lập tức các ý nghĩ xấu , và thói quen đó. Thế giới ai cũng sợ chết, sợ bịnh, nhưng ta sợ những cái hậu quả do những việc làm , ý nghĩ như vậy hơn.
Phiền não nó gậm nhấm tàn phá những nguyên lý cao thượng, chỉ làm cho ta hướng về các điều tệ hại. Khi xuất gia làm Tăng, thì tu học theo giáo pháp và giơi luật là đề chuyển hóa những hành vi suy nghĩ cố hữu do phiền não sai xử, đây là việc làm rất khó và gian khổ . Ta biết vì ta đã từng trãi qua. Một cuộc giáo dục thay đổi rất gian khổ . Rất khó vì chống lại phiền não. Nếu mà ta muốn chuyễn hóa phiền não thì ta phải chịu đựng sự gian khổ . Vì phiền não luôn luôn chống lại những giáo pháp của Phật.
Ta tới đây ở giống như kẻ bị xả hội ruồng bỏ, là vì ta sợ những hậu quả khủng khiếp của những điều làm do phiền não sai xử, chớ chằng phải là muốn hại ai, khinh thị kẻ khác. Ta tôn trọng tất cả các loài như là người bạn, những kẻ bị nghiệp lực kiềm tõa. Ta luôn hồi hướng tất cả công đức ta có được cho tất cả chúng sanh, nguyện cho họ dù ở bất cứ mơi nào cũng được an lạc. Ta chưa bao giờ có thái độ suy nghĩ rằng ta là vị Tỳ Khưu thọ giới, cao quí hơn các đồng loại hay các loại khác.
Nhà ngươi đã ở trong vòng nghiệp lực, mà không chịu quay lại nhìn, ngẩm nghĩ lổi lầm của mình mà lại đi nhìn, tìm lổi của kẻ khác. Điều này chẵng tốt lành đâu. Nó chỉ tạo thêm nghiệp ác đã chồng chất quá nhiều, quá sức chịu đựng của nhà ngươi. Vậy phải nên từ bỏ ngay bây giờ . Chỉ có như vậy nhà ngươi mớùi có hi vọng có đời sống tốt đẹp hơn, tương lai cũng vậy. Sự sân hận ác ý chỉ làm nhà ngươi khổ sở tệ hại hơn thôi.
Mọi loài trong khắp các thế giới ở khắp mọi nơi, ai nấy đều là muốn hạnh phúc sung sướng, chán ghét đau khổ, bất hạnh. Chớ bao giờ khinh thường giáo pháp, vì lý do là mình họ không tu tập được. Pháp ở khắp mọi nơi và là điều tối quan trọng. Chúng sinh ai mà có cơ hội và chịu khó tu tập thì đều vui sướng an lạc. Thí dụ như loài người, là loài có phước dễ tu tập theo giáo pháp.
Nhà ngươi cũng là một loại chúng sanh biết phân biệt tốt xấu, biết chọn cái tốt cho nhà ngươi, thế mà lại làm ngược lại. Ta không hiểu tại sao nhà ngươi lại thích thú những gì mà bậc rrí giả không ai dám làm. Nhà ngươi biết khổ thế mà lại tạo nhân để gây cái khổ , làm nhà người bất an khó chịu. Bậc trí giả ai cũng nói rằng đi tìm lổi kẻ khác thì chỉ tạo sự đau khổ, rất đau khổ . Thếù nhưng đó là những gì ngươi đang làm, và lúc nào cũng vậy. Có lẽ nhà ngươi không thích nghe, nhưng ta vì thương xót nên nói ra lời thành thật nầy. Nếu ngươi nghe theo thì ta vui vì số phận của nhà ngươi sẻ không xấu hơn.Ta không bao giờ bị ảnh hưởng bới những ác ý của ngươi, ta chẵng là người tạo ra. Lúc nào ta cũng an lạc hạnh phúc, và thương xót các kẻ khác”
Khi nghe những lời nầy rồng không nói gì. Trong đầu, nó suy nghĩ là lời đại đức nói cũng có lý, và trả lời : “Tôi hiểu những gì ngài nói cho tôi. Nhưng tôi gánh nghiệp quá nặng nên lúc nào cũng ham thích việc như vậy, chưa thoát khỏi tình trạng xấu nầy. Trong đầu tôi đang phân vân chưa có quyết định được. Tôi bị lôi kéo hhướng về về những ý nghĩ chống lại những cái gì ngài nói “.
Đại đức hỏi nó thế nào là bị lôi kéo vào cách suy nghĩ ác y . Nó trả lời:”Tâm tôi thích thú tìm lổi của ngài , mặc dầu ngài không làm gì sai cả. Tâm tôi nó như vậy. Tôi chưa biết làm cách nào để thuyết phục cái tâm đừng làm những điều như vậy nữa.”
Đại đức động viên trả lời:”Hảy quán kỹ về những tai hại mà mình phải gánh chịu, thì lúc nhà ngươi tin, thì cái ác ý cũng sẽ từ từ biến mất. Tương lai sẽ không còn nữa. Nếu cho rằng những suy nghĩ nầy có lợi hay vô hại và khuyến khích chúng thì tự nhiên là nó sẽ dẫn dắt nhà ngươi suy nghĩ ra đủ cách, mà đều là có hại. Nếu không sữa ngay bây giờ, mà tiếp tục thì sẽ tơi tình trạng không thể sữa trị được nữa. Nhà ngươi phải tự mình làm chớ ta chẵng thể làm giúp ngươi được. Ta chỉ có thể chỉ bày , hướng dẫn cách thức sửa đổi, còn chính là nhà ngươi phải tự mình cất bước. Lúc đó thì những suy nghĩ xấu, ác ý sẽ dần tiêu trừ thay thế đó là tâm thanh tịnh, không ác xấu. Hảy tin tưởng vào giáo pháp của Phật, lấy đó làm nơi nương tựa. Khi đó ngươi sẽ an ổn trong mọi hoàn cảnh. Sẽ không bao giờ bực mình, sân hận. nhà ngươi sẽ không bị phiền não sai xử làm điều phê bình khen chê người khác, điều mà bậc trí giả ai cũng nói đừøng nên làm.”
Con rồng nghe , và hứa sẽ làm như lời khuyên của đại đức. Những ngày sau đó đại đức thấy nó rất cố gắng trong việc kiềm thúc tâm ác ý. Cuộc sửa đổi tánh tình nầy rất là đau khổ cho con rồng khi ngài hiện diện ở đó, thấy vậy ngài kiếm cớ rời khỏi chổ nầy. Điều này làm nó vui thích.
Đại đức chỉ dạy tánh thiện xấu chẵng phải tự nó khởi dậy mà do ta có thói quen hành xử suy nghĩ. Nếu ta hay nghĩ về điều ác thì làm bất cứ việc gì cũng chạy theo hướng đó, còn tâm luôn thường nghĩ điều thiện thì càng ngày chúng ta càng trỡ nên thiện xão và tiến bộ trên đường lành.
Cho nên bậc cha mẹ khôn ngoan là những bậc hướng dẫn con cái lúc còn nhỏ, tập cho nó làm, và suy nghĩ những điều lành.
Đại đức nói đơn giản là vầy : Nếu tâm anh không tốt thì làm bất cứ điều gì cũng không tốt.
Cho dù ta phải gánh chịu hậu quả như thế nào từ nghiệp chẵng lành , thì tất cả cũng chỉ xuất phát từ tâm. Khi nhân không tốt thì quả sẽ có hại. Khi ta làm hại ai thì hậu quả là xấu, đó là sự không thể tránh khỏi, ngay cả khi ta không cố ý làm. Rất là vô lý khi mà ta nghĩ ta sẽ tránh khỏi, ngày nào đó chúng ta phải trả nghiệp đó. Cứ không chịu sửa đổi, hay làm ngơ thì việc làm sai trái sẻ làm cho ta bất hạnh ở đời nầy và nhiều đời sau nữa. Cho nên ngài dặn chúng tôi và các đệ tử cư sĩ, dân chúng là hảy tận dụng cơ hội làm người này mà sửa đổi, gìn giử thân khẩu ý, y pháp mà hành, làm các điều lành, tạo lập công đức để mà, nếu chẵng giải thoát trong đời nầy thì cũng không phải bị đọa lạc vào các cảnh quá khổ, khó mà tu tập để đi lên.


SỰ RA ĐI CỦA MỘT VỊ A LA HÁN

Trong khi đại đức ở tại một hang động ở tỉnh Chiang Dao, thì có rất nhiều linh ảnh xuất hiện trong khi ngài định. Có những linh ảnh rất lạ thường. Ở đây tôi chỉ ghi ra vài điều. Hầu như đêm nào cũng vậy vào giữa khuya thì có rất nhiều phái đoàn của Chư Thiên, Địa thần, từ các cõi cao xuống tơi thấp, họ tới viếng ngài, ở những giờ hẹn khác nhau. Các vị A La Hán cũng vậy, đến thường và bàn chuyện đạo với ngài. Mổi vị A La Hán đều biểu diễn cho ngài thấy cách vị đó ra đi nhập niết bàn như thế nào. Có những vị A La Hán nhập niết bàn ở ngay tại cái động ngài đang ngụ, tại Chiang Dao. Có những vị nhập niết bàn ở những nơi khác. Họ biểu diễn cho ngài xem và giải thích những tiến trình tuần tự xảy ra.
Khi nghe ngài nói, thì tôi cảm thấy buồn cho hoàn cảnh của mình, Mình cũng có đầy đũ tai mắt và các giác quan như ngài, mà ngài giác ngộ, giải thoát được còn mình thì không làm được một phần của ngài. Mặt khác tôi lại sung sướng, cảm động, đến nổi nước mắt sắp trào ra. Nhưng tôi cố gắng kiềm chế , nếu không các bạn đồng tu lại cho tôi là điên khùng. Sau đây là lời của các A La hán nói với đại đức mà tôi cố nhớ, khi nghe thầy kể lại, để ghi lại sau đây:
“Tất cả các A La Hán đều sở hửu những phẩm chất siêu việt trong tâm, rất nhiệm mầu, vượt xa các phẩm chất của loài người hay loài trời. Một vị A La hán xuất hiện trên thế gian thì rất hiếm. Lối sống của mộït vị A La Hán thì rất khác thường không giống cách sống của những người khác. Vì sự sống của một vị A La hán được nuôi dưỡng bằng pháp. Mặc dầu thân của vị đó có cùng cấu tạo như những người khác, nhưng tâm gìn giử cái thân thì rất trong sạch, hoàn toàn thanh tịnh. Cái tâm nầy 1àm tiếp sinh lực cho thân thể.
Sư, chính sư đã gạn lọc tất cả các cấu uế của tâm. Do vậy đã trở thành một vị A La hán. Người mà tâm không còn phát khởi sự sống chết, trở thành một nguồn công đức không thể nghĩ bàn cho thế gian. Vậy nên chúng tôi đến thăm sư, bày tõ lòng kính phục thành quả mà sư đã đạt được. Một thành quả đòi hỏi một sự cố gắng phi thường. rất nhiều người mong muốn đạt được, nhưng chỉ có một số rất ít đạt được khi đối diện với khó khăn, gian khổ. Con người sinh ra trong thế gian, bản năng là hay dựa vào cha mẹ hay người khác. Rất khó có ai nhận thấy , giác ngộ được tầm quan trọng của việc dựa vào tâm của chính mình. Đại đa số thì trôi nổi không định hướng, không có thật sự đạt được điều gì cả. Số người đó thì rất nhiều. Do đó sự xuất hiện của một vi A La hán thì rất quí hiếm. Là sự ích lợi cho toàn thể các cõi thế giới. Điều đạt được sự thanh tịnh làm sư trở thành một ân huệ lớn cho trời người. Sư đã học nằm lòng ngôn ngữ của tâm, cái ngôn ngữ quan trọng, hơn hết thảy các loại truyền đạt khác. Tất cả các vị Phật, và một số A La Hán đều dùng ngôn ngữ nầy để giúp chúng hữu tình. Đó là ngôn ngữ đại chúng, phổ thông cho tất cả các loài hữu tình. Những ai truyền đạt nhau bằng ngôn ngử nầy thì hiểu biết nhau chính xác và nhanh hơn.”
Các vị A La Hán biểu diễn cách ra đi, nhập Niết Bàn của mình. Có những vị ngồi kiết già, có những vị nằm theo thế “Sư tử” 20, có những đứng, hay có những vị đang đi kinh hành mà nhập Niết Bàn. Cái “chết” được trình bày rất chính xác, và chi tiết. Khi một vị ngồi mà nhập thì lúc cuối cùng là lúc thân từ từ ngã xuống như bông gòn rơi rụng. Còn khi nằm thì rất khó mà nhận biết được lúc nào vị A La Hán nhập, vì chỉ có hơi thở là làm dấu hiệu, nhưng khi nằm yên không động đậy và hơi thở nhẹ, tinh tế , thì khó mà nhận biết lúc nào hơi thở hoàn toàn ngưng, thì là lúc đó vị A La Hán nhập Niết Bàn. Còn những vị đứng thì, họ để bàn tay phải lên tay trái theo thế suy tư, đứùng hơi nhiêng và mắt nhắm, lúc nhập là lúc thân thể từ từ ngả xuống. Còn những ai đi kinh hành thì họ đi 6,7 vòng xong rồi nhập lúc đó thì thân như bông gòn từ từ ngả xuống.
Rất ít người đứng hay đang đi kinh hành mà nhập Niết Bàn, số ngồi rất đông còn đại đa số các ngài là nằm theo kiểu sư tử mà nhập.
Dựa vào truyền thống những vị nhập diệt ở xứ Thái Lan trước đó. Đại đức quyết định là nằm mà nhập diệt. Theo lời ngài kể, nếu tôi không lầm thì có 3 vị A La Hán trước đó đã nhập Niết Bàn tại cái hang đại đức đang ở. Hai vị nằm, và một vị ngồi mà nhập Niết Bàn. Một vị ở núi Wong Phra Chan, mộït ở hang Tago trong tỉnh Lopburi, một ở Khow Yai tỉnh Nakhon Nayok, một vị ở chùa Dhatuluang trong quận Ko Kha của tỉnh Lampang. Và vài vị khác nhưng tôi không còn nhớ địa điểm.

20. Thế nằm”Sư Tủ”: Là nằm duổi thân mình, người nằm nghiêng về bên tay phải. Đầu gối lên bàn tay phải, Cánh tay trái duổi dọc để lên thân, chân trái duổi ra để lên chân phải. Thế nằm của đức Phật Thích Ca khi ngài nhập diệt vào cõi Niết Bàn.
Niết Bàn là danh từ chỉ được dùng cho các vị Phật , Phật độc giác, hay các A La Hán mà thôi, những người đã hoàn toàn thanh tịnh, không còn một tì vết để mà để mà gây ra sự tái sinh. Từ ngữ nầy do đó không thể dùng cho những ai còn phiền não, còn thu góp những hạt giống để tái sinh trong Tam giới. Thật là không thể thích hợp. Niết Bàn là một danh từ rất đặc biệt, nếu chưa hoàn toàn làm cho tâm thanh tịnh thì không ai dám dùng danh vị nầy. Đây không phải là cái mà người ta có thể mua bán, dùng quyền lực, hay ai cho mà có được. Nếu muốn có thì tự mình phải nổ lực tu tập quét trừ phiền não cho lậu tận.
Đại đức Mân được viết về trong tập tiểu sử nầy, là người được các vị A La hán ấn chứng, được cả nước biết tới, và được tất cả các Phật tử khắp nơi tôn kính. Ngài đạt được là vì thành tâm, thành ý tu theo lời Phật dạy, tinh tấn đi trên con đường đạo không sợ chết hay gian khổ mà đi cho tới khi giác được Sự Thật. Và được giải thoát.
Vần đề là khi nghe nói về Niết Bàn thì người ta không thích nghe và cảm thấy nó xa vời, không thực tế như nghe những chuyện thường tình ở thế gian. Bản thân không có một tí gì kinh nghiệm, hay khái niệm về Niết Bàn, nên họ coi Niết Bàn là nơi không có gì vui thú, không có những cái vui thú như họ đang thấy, đang có. Thế hệ nầy, ngay cả thế hệ trước cũng không mấy ai quan tâm, hay khuyến khích người khác thích về Niết Bàn. Họ coi Niết Bàn là nơi yên lặng, không có những thứ tiêu khiển giải trí. Có thể họ coi Niết Bàn là nơi không có những điều năng động thích thú cho nên họ không ai muốn tới. Họ nghĩ rằng nơi đó lặïng im như tờ không tiếng động, không có bạn bè, thân nhân, không có chim , thú, xe cộ, không có tiếng cười, tiếng khóc, . . ., là nơi tẻ nhạt không có gì thú vị. Nên họ không có khát vọng hoài bảo muốn về, ngay cả nếu họ có thể đi về thì cũng không thể vì cái khát vọng về những cái ở đời làm họ không thể cất bước ra đi.
Người tới cõi Niết Bàn là những ai không còn những khát vọng những việc thế gian, hay vướng vào. Không thờ ơ, hay thích thú, không thoải mái hay căng htẳng, mà họ cân bằng, ở trên giữa trên Trung đạo. Không ham muốn, hay khát vọng, họ cũng không thích thú những điều mà thếgian cho là vui thú. Họ không bị kích động, họ sống trong sự an lạc mà hoàn toàn khác hẳn với cái vui sướng theo quan niệm của người đời. Đây chỉ là những khái niệm, vì Niết Bàn là một kinh nghiệm mà người có được, mới hiểu mà thôi.


MộT CHIẾN SĨ CANG CƯỜNG

Đại đức đã bệnh nhiều lần khi sống tại Chiang Mai, có lần tưỡng chết. Không giống như người khác, phải nhờ sự giúp đở của thuốc men và y sĩ. Khi đại đức bệnh thì ngài dùng pháp dược để trị. Và rất là công hiệu. Khi mới vừa nhuốm bệnh thì pháp dược tự khởûi sinh và trị liệu căn bệnh đó.
Ngay cả khi ngài già yếu, ngài cũng không dùng thuốc mà trị.
Có lần khi ngài và một số Tăng ngụ ở khu vực núi rừng có bệnh sốt rét. Có một vị Tăng bị bệnh mà không có thuốc chữa.Vị ấy nằm liệt khi bị nóng sốt, đại đức hằng ngày đi thăm hỏi và chỉ cách chữa bệnh bằng pháp dược, bằng cách quán tưởng, nhưng trình độ khác nhau nên vị đó không thể thực hành như lờøi ngài chỉ, nếu cơn sốt hoành hành thì vị đó chỉ nằm chờ cho nó giảm. Đại đức rầy vị ấy như sau: ”Ông thì được gọi là Đại 21 , thì chỉ là hư danh mà thôi. Kinh nghiệm trước đó đã cho thấy khi cần thì không có ai giúp cho cả. Thật là vô lý khi tốn giấy mực để học hỏi để thành Đại mà không đạt được gì, cái kiến thức từ sự học hỏi phải giúp ông được phần nào chứ . Ta không hiểu tại sao những gì mà ông học trở thành vô dụng. Ông nằm đây như là sắp chết vì cơn nóng sốt, nhưng những cái ông học thì chẵng giúp được gì , chẵng thể làm thuyên giảm cơn bệnh.

21. Danh từ Đại được dùng trong cách xưng hô các Tăng : Như là bậc đại đức, đại nhân. đại trí .

Thế học để làm gì? Ta thật không thể hiểu nổi. Ta thì chưa bao giờ nghiên cứu kinh điển Pali, ta chỉ học 5 nghiệp xứ 22 khi thầy ta chỉ dạy trong lúc ta thọ giới làm Tỳ Khưu. Mà ngày nay ta còn giử được
Chúng là những cái cần thiết để chăm sóc ta. Chúng không làm ta yếu đuối như ông. Còn ông thì càng học càng yếu. Thật ra ông còn yếu đuối hơn một nữ nhân không có học. Khi bị bệnh thì không có gì chứng tõ là người có học, hay áp dụng phần nào những sự học. Ông hảy từ bỏ làm nam nhân đi mà làm người nữ không có đi học, hảy quán về sự biến thái nầy, lúc đó có lẽ cơn sốt giảm đi chăng , cơn sốt thấy ông là người nữ nên nó nương tay.
Khi ta đi thăm ông hi vọng là thấy sự can cường, nhưng ta chỉ thấy sự rên rỉ , bạc nhược. Tại sao lúc nầy không áp dụng những điều nghiên cứu từ nghiệp xứ. Khổ thánh đế đối vơi ông có ý nghĩ gì ? Phải chăng là sự yếu đuối. Khi sốt thì rên kêu cha , kêu mẹ. Phải chăng khổ đế là vậy. Nếu ông không thể chịu đựng được cảm giác khổ nổi lên từ con sốt, thì những chuyện liên quan tới vấn đề sinh tử khác làm sao mà nhẩn được. Bây giờ không chịu đựng nổi thì làm sao hiễu rõ sư thật của khổ. Ai mà muốn giải thoát thì phải giác ngộ mổi sự thật trong bốn chân lý mà đức Phật đã chỉ dạy. Khi mà sự thật của Khổ Đế mới vừa khởi lên , thì ông đã nằm yên, chịu trận. Thế ông muốn đạt được cái gì ?”
Khi ngài cho vị Tăng nầy một lời khuyên nặng nề, đại đức ngưng lời, nhìn thì thấy vị ấy khóc ròng. Nên đại đức từ giả và trấn an vị đó là không sao cả , đừng lo.
Lúc tối hôm đó đại đức thấy món thuốc ngài cho không công hiệu, cho nên sáng hôm sau khi ngài đi thăm bệnh thì ngài hoàn toàn thay đổi. Đại đức ân cần, nói lời khuyên an ủi, khích lệ, vổ về vị Tăng bệnh, cách đối xử mà trước đó không ai thấy ngài làm như vậy. Liên tục sáng , chiều ngài cho vị ấy uống những “viên thuốc bọc đường” nầy, tình trạng vị ấy ngày càng khá hơn. Cho tới 1úc khỏi hẳn , mà mất cả hàng tháng trời.
Đây là cách chửa bệnh của một vị thầy thuốc giỏi. Tùy theo trường hợp mà cho thuốc. Đây là tấm gương sáng cho chúng tôi học hỏi.
Thường khi các Tăng ở vơi ngài bị bệnh thì ngài dạy cho các cách quán tưởng, thiền định mà tự chửa, mà không dùng thuốc, mặc khác ngài muốn chúng tôi phát triển quán tưởng để điều tra sự thật của pháp. Đại đức tin rằng cái đau của thân và tâm chỉ là cái biểu hiện của sự thật về khổ . Do đó ngài muốn các Tăng nghiên cứu điều tra kỹ về sự thật của khổ cho tơi khi hiểu rõ. Ngài không muốn nhìn các Tăng chịu trận để cơn bệnh hành hạ giống như người không có tu tập trong giáo pháp.
Đại đức tin rằng nên quán về cái mức chịu đựng khổ của ta như thế nào để mà lúc đó có còn chánh niệm và tuệ không. Nếu không thì phải gắng sức tu tập thêm để cho kiên cố. Những ai mà rèn luyện chánh niệm, và tuệ thường xuyên khi đương đầu với cơn đau bệnh thì tâm người đó sẽ không sợ khi đối mặt với Chân lý của khổ. Lúc đó thì tâm kiên cố có chánh niệm và tuệ khi các cơn đau dồn dập tới từ mọi phía. Việc rèn luyện nầy áp dụng Chánh niệm, tuệ, tín và tinh tiến, làm cho chúng trở nên mạnh mẻ. Khi mà tứ đại tan rả, những cơn đau dồn dập khủng khiếp thì cũng còn có trí tuệ mà nhìn rõ sự thật. Niệm rõ thân và xúc, đó là cách của một chiến sĩ can cường, dũng cảm, của người chiến thắng.
Đại đức biết rõ thân thể thô trược của loài người, loài thú, mà ngay cả thân thể tinh tế của loài Trời , Thần. Đại đức biết rõ sự vui buồn, những suy ngĩ thầm kín của mổi loài hữu tình.
Nếu có vị tăng nào ở với ngài mà tâm ý đi xằng bậy thì ngài quở trách, đặc biệt là lúc đứng trước ngài. Rất nhiều vị tăng thân cận vơi ngài biết rõ điều nầy.

22. Năm nghiệp xứ hay đề mục (Kamma-tthana) được thầy tế độ chỉ dạy trong lúc thọ giới: Đó là 5 đề mục thiền về Tóc, lông, móng, răng và da.
Có lần ngài ban cho một bài pháp khích lệ như sau:
“Nếu các ông sợ chết , không dám tu tập hết sức mình thì các ông phải tái sinh, sống chết nhiều rất nhiều trong tương lai. Còn ai không sợ chết thì rút ngắn số lần sống chết lại , và cuối cùng sẽ chuyễn hóa được. Không bao giờ phải chịu khổ nữa. Ta đã ba lần ngất đi, bất tỉnh vì cơn đau đớn, tuy nhiên ta vẫn chưa chết, mà giờ ngồi đây là thầy của các ông. Không có một ai trong số các ông đây chịu đựng cơn đau đến nổi bất tỉnh. Cái gì làm các ông sợ chết như vậy ? Nếu mà không biết cái đau của cái chết giống như thế nào, thì khó mà thấy được cái kỳ diệu của pháp. Các ông tin hay không thì đây chỉ là cách duy nhất mà ta áp dụng để giác ngộ pháp. Không có cách dễ khác mà ta có thể dạy các ông như là : hảy ăn no, ngủ cho đủ, hảy từ từ vui chơi trong lúc tu tập. Như vậy thì phiền não sẻ sợï các ông, không dám làm phiền nhiểu nữa. Ta không thể dạy các ông như vậy, vì biết rằng đó không phải là cách làm phiền não sợ. Nếu các ông còn giử thái độ yếu hèn sợ chết như vậy thì chỉ làm trò cười cho phiền não, nó sẽ nghỉ như vầy “Mình nghĩ là các Tăng đây tinh tấn, nhưng lại nằm lăn ra như chết, giống như xác chết còn thở. Ta chẵng sợ những loại như vậy, chẵng đáng để ý “.
Sau khi dưt lời thì trong số Tăng nghe pháp có một vị nghĩ như sau: Nếu phải đau đớn đến bất tĩnh như vậy, thì ta chưa muốn tới Niết Bàn. Ta chỉ muốn đau như người thường, Ta có nhiều bạn bè, thân thuôc giúp đỡ ta. Nếu mà đi tới Niết Bàn mà phải chịu đau đớn khổ cực như vậy thì ta chẵng muốn đi, ai muốn thì cứ đi , ta thi không đi, chắc là như vậy. Sống thì có đau khổ nhưng làm sao mà đau đến bất tĩnh. Hơn nữa nếu tới Niết Bàn mà phải chịu như vậy, thì Niết Bàn và thuốc ngủ có khác gì nhau. Ai mà muốn , còn ta thì không , ta chẵng muốn đau đớùn đến bất tỉnh ,không còn biết gì. thấy đau là ta đã sợ rồi.
Không lâu, sau đó thì giọng ngài trở nên nóng bỏng :
“Ông không tin ta hả ? Ông nghĩ là ta nói chơi cho vui hay sao hả ? Nếu ông không tin thì ông tự do mà rời nơi đây, Làm ơn đi dùm. Tại sao lại ở đây làm gánh nặng cho chùa. Ta chẵng mời ông tới, ông tự động tới thì giờ hảy tự động đi. Chớ chờ đến lúc để ta phải đuổi đi. Ông không có lợi gì khi ở trong chùa. Giáo pháp của Phật không thể tuyên dương cho những kẻ ngu như ông. Cách suy nghĩ của ông chẵng xứng đáng chút nào khi mà mặc áo vàng. Một vị Tỳ Khưu là phải đặt trọn niềm tin vào trong giáo pháp. Cách suy nghĩ của ông thì đi ngược lại con đường mà đức Thế Tôn chỉ bày, hiển nhiên là ông không tin vào ta và vào giáo pháp. Ông tự do đi nơi khác mà ăn ngủ trong sự thoải mái. Chừng nào ông giác ngộ được chân lý của pháp mà dùng phương pháp nầy thì lúc đó hảy trở về thương xót cho ông sư già, ngu nầy. Lúc đó thì ta sẻ vổ tay vang dội khắp cả mười phương thế giới để chúc mừng ông.
Ta dạy sự thật khi ta nói rằng ai mà muốn chuyễn hoá đau khổ thì phải không sợ, dám đương đối mặt vơi thần chết. Nhưng ông không tin đó là sự thật. Ông phát hiện ra rằng tốt hơn là chết rồi lại sinh vào thế giới nầy, để tiếp tục sống rồi lại tiếp tục mang gánh nặng của sự bất hạnh.
Nếu ông muốn như vậy thì đó là chuyện của ông, Nhưng đừng tới đây, làm trái ngược những gì đức Phật chỉ dạy. Nếu như vậy thì ông là cái gai đâm vào người đức Phật, là chướng ngại cho những ai muốn theo con đường của Phật. Ý nghĩ của không những là sai, mà nếu ông nói ra thì ông là kẻ phá hoại, kẻ thù của Phật giáo và các đạo khác. Ta tưởng ông tới đây là để tu, để gìn giử chánh pháp của Phật. Ta không thể tưởng tượng là ông tự làm hại mình, phá hoại giáo pháp , và những ai tín tâm vào pháp Phật. Giờ thì ta hiểu rõ ông là kẻ đao phủ tàn phá giết hại tất cả. Nếu ông không thay đổi ngay lập tức thì không những hại mình mà còn kéo theo nhiều người nữa. Thật là bất hạnh.
Đức Phật cũng nói là ngài đã đau đớn ngất đi ba lần trong khi tu để giác ngộ. Thế ông có tin là thật không ? Nếu không thì có lẽ ông cho là đức Phật nói dối. Người như ông thọ giới làm Tăng đầu đà, nhưng lại không tin Phật, tin pháp, chẵng có một chút tính người. Chỉ là cái thây ma biết thở, cái thây hôi thối, không hiểu tại sao lại biết thở ngày này qua người ngày khác.Ông định nói gì đây ? Con đường nào mà ông chọn mà an toàn cho ông. Ta thì không có con đường nào khác ngoài con đường ta đã chỉ các ông. Đó là con đường đức Phật đã đi qua, các A La Hán đã đi qua không có con đường nào khác. Không có con đường dễ hơn, con đường tắt nào cả. Ta đã đi theo con đường nầy từ khi thọ giới cho tới bây giờ, và đó là những pháp ta dạy các học trò ” .
Đây là môt trong những lời quở trách nặng nề của đại đức Mân, tôi chỉ ghi một phần. Những ai lúc đó nghe đều run lên, sợ và xấu hổ muốn chui xuống sàn. Chưa bao giờ trong đời lại nghe ngài trách như vậy.
Vị Tăng có ý nghĩ khiêu khích ngài như vậy tĩnh tâm suy nghĩ lại những lời ngài nói là đúng, và hoàn toàn chấp nhận. Cho nên giọng ngài dịu lại và cuối cùng giọng ngài có vẻ hòa giải, khi biết chắc vị Tăng đó chấp nhận sư thật thì ngài ngưng giảng và giải tán mọi người. Lúc ra về các tăng bàn tán vơi nhau chắc là có người có ý nghĩ khiêu khích nên tự nhiên ngài mới như vậy. Cuối cùng vị Tăng đó nhận lổi trước các bạn về ý nghĩ không đúng đó.
Thường thì các sư đầu đà không che giấu ý nghĩ của mình với các bạn đồng tu. Nếu họ có ý nghĩ gì mà trở thành đề tài của sự quở trách của đại đức Mân , thì sau đó họ thành thật nói ra khi các bạn sau đó hỏi. thường các bạn đồng tu cảm thấy buồn cười khi bạn mình bị la, nhưng họ cũng biết rằng là mình cũng sẻ bị như vậy, Những bất cẩn không gìn giử chánh niệm, trong các sinh hoạt hằng ngày là cái khiêu khích đại đức la rầy. Trong buổi họp chúng để nghe pháp, nếu đại đức la rầy dù không nói tên ra thì y như rằng sau đó các huynh đệ hỏi nhau thì có người phạm lổi đó.
Trong thời gian ở Chiang Mai, đại đức nhận được nhiều lá thơ của đại đức Chao Khun Dhammachedi, là đệ tử của đại đức Mân, ở chùa Bodhisomphon ở tỉnh Udon Thani. Đại đức mới ngài đến tỉng Udon Thani để hoằng pháp. Đại đức mân không trả lời cũng không chấp thuận. Năm 1940 đại đức Dhammachedi lặn lội đi tìm ngài ở trong rừng núi, khi gặp mặt nhau thì ngài bảo là ngài nhận được đầy đủ thơ từ mà đại đức Dhammachedi gởi, nhưng nó quá nhỏ so với các thơ lớn hơn mà ngài nhận, và cả hai cùng cười.
Dịp nầy đại đức Dhammachedi thỉnh cầu đại đức trở về Udon thani để hoàng pháp vì dân chúng và các đệ tử ai cũng nhớ ngài, nên họ nhờ đại đức tới đích thân mời ngài. Nhân duyên tới ngài chấp thuận , và đồng ý tháng 5 , năm 1940 là ngài về lại thành phố.
Khi tin ngài rời khỏi khu vực Chiang Mai thì tất cả các địa thần đều đến cầu xin ngài ở lại vì lợi ích của mọi chúng sanh ở xứ nầy. Nhưng ngài bảo là phải đi vì ngài đã hứa, phải giử lời . Lời hứa của một vị Tăng là một thỏa ước long trọng. Tỳ Khưu là một vị đức hạnh nên họ phải giử lời, không thể nói dối hay nói bông đùa.
Trên đường đi ngài và các đệ tử tới thành phố của tỉnh Chiang Mai ngụ tại chùa Chedi Luang, đại đức Ôn ở chùa Tipayaratananimit và một số đệ tử cùng cư sĩ đã tới trước ở đó để đón ngài cùng đi tới tỉnh Udon Thani. Ngài ở đó một tuần, trong suốt thời gian đại đức ở đó thì mọi người, Tỳ Khưu cũng như cư sĩ họ lũ lượt tới thăm ngài và xin ngài ở lại lâu hơn, nhưng ngài từ chối.
Nhằm ngày lễ Visākha 23, đại đức Chao Khun Rājakawi thỉnh ngài ban cho bài pháp. Lúc đó tôi cũng có mặt tại chùa để nghe pháp. Ngài giảng trong 3 tiếng đồng hồ liền.
Bài pháp đã gây ấn tượng mà tôi khó có thể quên. Sau đây là tóm lược những gì mà ngài nói: “ Hôm nay ngày lể Visākha, là ngày kỹ niệm ngày đức Phật sinh ra, ngày ngài thành đạo và ngày mà ngài nhập Niết Bàn. Ngày đức Phật sinh ra ở vị trí khác hẳn ngày sinh của các loài chúng sinh khác. Khi được sanh ra, ngài không khuất phục trước những ảo tưởng của sự sanh, sự sống, hay là già chết mà còn qua trí tuệ siệu việt mà ngài còn hiễu thấu được sự thật của sự sinh, sự sống và chết.

23. Visākha là tiếng thời xưa, để chỉ tháng trăng tròn thứ 6, theo truyền thống là tháng mà đức Phật Thích Ca sanh ra, thành đạo và nhập Niết Bàn. Ngày lễ lớn trong truyền thống Phật giáo Nam tông.
Ngài đạt được cái mà chúng ta gọi là giác ngộ. Vào thời điểm thích hợp, thì ngài từ giả những cái Uẩn của ngài, những phương tiện mà ngài dựa vào để phát triển đức hạnh tới hoàn hảo, và ngài ra đi , một bậc Thiện thệ 24 (Sugatā). Ngài xứng đáng là vị thầy của Trời, người mà không ai có thể sánh kịp. Trước khi ngài từ giả cái thân thể, cái phương tiện mà đã tới lúc nó bị hoại vì đó là bản chất của nó, thì ngài đã để lại một giáo pháp cho cả thế giới. Chủ đích là ngài muốn giáo pháp đại diện cho ngài, thay thế ngài làm thầy để hướng dẩn các chúng sinh. Đó là món quà vô giá mà đáng để cho chúng ta tin vào, để cho chúng ta hi sinh.
Như các vị đã biết , chúng ta được sanh ra làm người là do có đủ các nhân tốt lành để mà có được. Chúng ta không nên coi đó là điều hiển nhiên, mà không tu tập để phát triển các phẩm chất tốt trong đời sống nầy để nâng cao những đời sống sau đó. Nếu không thì địa vị làm người khi mất đi, thì sẻ sanh vào các địa vị thấp kém , không sướng như giờ.
Cho dù ở địa vị cao hay thấp, được đánh giá bằng mức độ sung sướng từ ít đến nhiều, từ đau khổ nhỏ đến cực khổ. Chúng ta là người chịu trách niệm về hoàn cảnh hiện giờ của chính mình. Chớ có nghĩ rằng chỉ những ai đang ở trong tình trạng xấu mới kinh nghiệm như vậy. Vì tiềm năng hoàn cảnh sống thì đồng đều ở tất cả mọi người, chúng trở thành di sản của chúng ta nếu như và khi chúng ta tạo điều kiện cho chúng.
Cho nên đức Phật đã dạy chúng ta chớ nên khinh rẽ kẻ khác khi thấy họ sống một cách bất hạnh, hay nghèo hèn. Chúng ta phải nên quán tưởng cái khả năng rằng ngày nào đó chúng ta cũng ở trong tình trạng như vậy, hay có thể tệ hại hơn. Khi mà tơi phiên mình thì không ai trong chúng ta có khả năng tránh được hậu quả của việc làm trước đó của chúng ta. Chúng ta ai cũng bình đẵng có khả năng tạo nghiệp tốt hay xấu, cho nên có thể ngày nào đó họ ở vào tình trạng bây giờ của chúng ta.
Lời giáo huấn (Sāsana) là học thuyết mà chúng ta dùng để xét nghiệm chính ta và người khác. Giúp chúng ta chọn đúng con đường đi tới trước. Vì lý do nầy mà giáo pháp là tối thượng không gì hơn. Trong suốt những năm tháng làm Tăng, tôi đã giử chắc chắn, luôn chú tâm vào việc tu, luôn gắng sức phân biệt điều tốt xấu, phát khởi lên từng sát na trong tâm. Giờ thì tôi hiểu rõ rằng tâm chính là kẻ chủ mưu tạo nghiệp. Nghiệp dính liền với người tạo ra nó. Không còn nghi ngờ gì nữa. Nếu ai còn nghi ngờ sự hiện hữu của nghiệp, và do đó không tin nhân quả, và thế là họ mù lòa chấp nhận hoàn cảnh cho là hiển nhiên, tiếp tục nghĩ như vậy cho tới lúc vô phương cứu vãn.
Những người như vậy được cha mẹ sanh ra và nuôi dưỡng, thế nhưng họ lại không thấy giá trị trong việc cha mẹ cho họ đời sống và sự nuôi dưỡng. Họ không thấy gì hơn ngoài bản thân, không biết tình trạng thật sự đáng sợ của họ. Họ không quan tâm , hay nghĩ về công ơn của cha mẹ. Thân thể đứùa bé được cha mẹ cho ăn, cho uống để mà lớn lên khẻo mạnh thì đó không phải là nghiệp thì là gì ? Chất dinh dưỡng nuôi thân để lớn lên, không phải là quả của nghiệp thì , thật ra là gì ?
Dĩ nhiên là có nhân chính gây ra các điều tốt lành, điều xấu, sự sung sướng, sự đau khổ, mà các chúng sanh khắp nơi trên thế giới kinh nghiệm. Khi mà người nào đó có cách suy nghĩ liều lĩnh mà tự tử, thì cũng có cái nghuyên do ở đằng sau đó. Cái nguyên do, hay nghiệp, đã phát khởi trong tâm , tác động mạnh lên làm người đó tự giết chết chính mình mà không hay biết rằng chính nghiệp mà mình trước kia đã tạo, là nguyên nhân chính.
Nghiệp thì có trong mổi người. Chúng ta tạo nghiệp trong từng lúc, cũng như quả của nghiệp trước kia phát khởi trong tâm và tác động lên chúng ta trong từng lúc. Nếu các vị vẩn cứ không tin vào Nhân quả là có thực thì các vị đã bị kẹt ở đường cùng.

24. Thiện thệ :nghĩ là cách đi tốt đẹp, vì đã đi tới một nơi tốt đẹp, đã đi một cách đúng pháp và vì tuyên bố đúng.
Nghiệp không phải là những gì giống như con chó đi theo chủ, mà ngược lại tất cả các ý nghĩ, lời nói, hành động đều là nghiệp. Kết quả thật của nghiệp là tình trạng sướng khổ mà mổi một chúng sinh trên thế giới đang kinh nghiệm. Ngay cả những kẻ sống mà không tin nhân quả, cái không tin đó là cũng là quả của nghiệp ác thời trước.”
Bản thân chính tôi lúc nghe bài pháp thì thật là sung sướng lạ kỳ, người như muốn bay bổng lên, được nhìn thấy nghe ngài giảng là một điều kỳ diệu, tôi cảm thấy thời gian quá ngắn, còn muốn nghe ngài giảng nói thêm. Ở đây tôi muốn tặng các đọc giả, đại ý những gì mà thầy đã nói. Hi vọng rằng các bạn sẽ hiểu nghiệp của chính mình qua lời của đại đức.
Khi đại đức thuyết pháp cho đại chúng xong , thì ngài đứng dậy rời khỏi pháp tọa, mà quì xuống đãnh lễ trước tượng Phật. Đại đức Chao Khun Rājakawi cho biết là ai trong pháp hội cũng vui sướng. Đại đức Mân nói cho đại chúng biết có thể đây là bài giảng cuối cho các đại chúng ở đây vì sức khẻo ngài đang giảm dần. Trong cách đây ngài báo trước cho dân chúng ở Chiang Mia là ngài sẻ chết, ra đi không còn trở lại đây nữa.
Rời khỏi Chiang Mai thì đại đức đi về phía Bangkok, tháp tùng theo ngài là tôn giả Mahā Wirawong, và các đệ tử thân tín cùng một số đông Tăng chúng và cư sĩ . Theo lời ngài kể lại cho chúng tôi thì cũng có một số đông địa thần và chư thiên tới tiễn ngài lúc ngài ra ga xe lửa. Họ ở trên không trung tiễn ngài cho tới lúc ngài đi xa khỏi vùng Chiang Mai. Thật là cảnh tượng đáng ghi nhớ, khi mà hàng đông người Tăng, Tục đứng quanh tiển đưa và ngài phải nói vài lời tiễn biệt, đồng thời ngài phải ban phước lành và an ủi nói lời tiễn biệt các Chư thần, Trời đang ở trên không trung. Ngài thuật lại là ngài cảm thấy thương xót các loài trời, thần. Họ cũng như loài người, họ cũng bịn rịn không chịu rời bỏ ngài, đến nổi ngài phải bảo họ hảy trở về trụ xứ của họ.


CÂU HỎI LẠ KỲ, GIÁC NGỘ TRẢ LỜI

Trong khi đại đức Mân tơi Bangkok, ngài ngụ ở chùa Boromaniwat. Trước khi ngài rời để đi tớùi tỉnh Udon Thani. Nhiều người đến hỏi ngài, Có những câu rất lạ nên tôi ghi lại sau đây.
Hỏi : “ Tôi được biết ngài chỉ giử một giới, thay vì 227 giới 25 như các Tỳ Khưu khác giử có đúng như vậy không ? ”
Trả lời: “ Đúng ta chỉ giử có một giới ”
Hỏi : “ Thế Thì ngài giử giới gì ? “
Trả lời: “ Tâm ta ”
Hỏi : “ Thế thì ngài không giử 227 giới ”
Trả lời: “ Ta giử tâm không cho nó xằng bậy trong ý nghĩ , lời nói, và việc làm mà vi phạm các giới của đức Phật nói ra. Cho dù con số đó là 227 hay nhiều hơn nữa. Những ai nghi ngờ không biết ta có giử đúng 227 giới hay không thì họ có quyền nói và suy nghĩ bất cứ lúc nào họ thích. Nhưng ta thì từ khi xuất gia, ta luôn tuân thủ việc gìn giử tâm ý, ví nó là chủ nhân của hành động và lời nói”
Hỏi: “ Ý ngài là muốn nói là chúng tôi phải gìn giử Tâm ”
Trả lời: “ Cái gì ông gìn giử khi muốn phát triển những phẩm chất cao quí đức hạnh, nếu không phải là tâm của ông ? Chỉ có kẽ chết mới không cần gìn giử tâm, hay việc làm và lời nói nếu chúng có. Bậc có trí họ không nói là người chết có khuynh hướng về đạo đức. Nếu xác chết mà có đạo nghĩa thì nó không chết, là thứ vô dụng. Ta không là xác chết, nên ta không giử đạo nghĩa của xác chết. Ta phải làm những gì thích hợp với kẻ được ban cho khuynh hướng biết thiện và ác.


25. Theo Luật tạng Pali thì giới Phật chế là 227 giới

Hỏi: “ Tôi được nghe nói nếu ta giử gìn lời nói, hành động việc làm theo cách gọi là đạo đức thì điều đó làm tôi hiểu rằng là không cần thiết phải gìn giử tâm ”
Trả lời: “ Đó là điều rất đúng , vì tiêu chuẩn giới đức giúp chúng ta gìn giử hàng động, lời nói theo cách cho tốt, đúng. Nhưng chúng ta phải cần biết cái gốc của giới đức ở đâu, nó phát xuất với chủ nhân ông của thân và lời nói, đó là tâm. Tâm khiến chúng hành xử đúng. Khi mà ta xác định tâm là cái chính thì chúng ta phải truy xét bằng cách nào nó liên quan tới việc làm, lời nói mà làm chúng ở trong khuôn khổ của giới đức, điều mà làm cho chúng ta an vui.
Không phải tâm chỉ có quan hệ với giới đức mà tâm còn phải giám sát tất cả các hành vi, bảo đảm nó thực hiện đúng đắn, mà lần nào cũng vậy cũng sinh ra những kết quả tốt như nhau.
Chửa bệnh phải cần truy xét nguyên nhân, rồi sau đó mói dùng phương thuốc thích hợp mà chửa không để nó trở thành bệnh nan y. Trau giồi giới đức thì đòi hỏi tâm phải được kiểm soát. Nếu không thì giới đức bị rách , bị thủng. Điều đó thật là đánh thương. Giới đức vở vụn làm cho người ta sống không có chủ đích, không thể trách khỏi việc tạo ảnh hưởng xấu cho toàn thể giáo pháp.
Ta thì không có học nhiều lắm, sau khi xuất gia thì thầy ta dẫn ta đi du hành trong khắp các khu rừng núi. Ta học pháp từ cây , từ cỏ, từ sông, từ rạch, từ đồi, từ hang. Ta học pháp từ giọng của chim, từ muông thú và từ thiên nhiên chung quanh. Ta thì kinh điển học chưa thông nên chưa thể dạy về vấn đề giới đức. Câu trả lời của ta thì phản ảnh trình độ sơ đẵng. Ta cảm thấy khả năng không thích hợp trong việc cung cấp những câu trả lời thích hợp với sự hùng biện, sáng suốt của ông . ”
Hỏi: “ Bản chất của giới đức là gì, và cái gì tạo nên một giới đức chân thật? ”
Trả lời: “ Chánh niệm biết về ý nghĩ của mình, biết mình nên nghĩ gì, và không nên nghĩ gì, để ý cách chúng ta biểu lộ qua thân, khẩu và ý. Kiểm soát ba nhân tố nầy giử chúng trong khuôn khổ của cái mà được gọi là đạo đức, bằng cách thích hợp giử vững các điều kiện nầy, thì chúng ta có thể tự tin rằng bản chất đạo đức của những hành vi của ta là gương mẩu, chúng ta không bao giờ cẩu thả hay làm chướng tai, gai mắt. Tách rời những mẩu mực trong thân, khẩu và ý thì khó mà nói chân thật giới đức là gì. Bởi vì không thể tách rời pháp hành và người hành nó. Chẵng phải là hai thứ riêng biệt, giống như nhà và chủ nhà, một bên là nhà một bên là chủ nhà . Việc làm phân tách giới đức và người giử giới là điều nan giải, ta không muốn làm việc đó. Ngay cả sự an bình của tâm có từ thực hành giới đức cũng không thể tách rời giới đức.
Nếu mà giới đức có thể tách rời thì nó đã được bày bán ở của tiệm lâu rồi, lúc đó người có giới đức là mục tiêu cho kẻ trộm, giới đức sẽ bị ăn cắp và bán cho kẻ nào có nhiều tiền, nhiều quyền lực. Cũng giống như các vật sỡ hữu khác, càng có nhiều thì càng lo âu. Lúc đó thì Phật tử sẻ sợ không muốn có giới đức, vì càng giới đức thì càng bất an. Chính vì vậy không biết chính xác cái tạo giới đức chân thật là đạo tránh những nguy hiểm khởi lên từ vấn đề liên quan tới giới đức, là dẫn người đức hạnh trên con đường sáng để có sự an bình. Vì cẩn trọng về nguy hiểm sẵn có liên quan tơi vấn đề giới đức cho nên ta không bao giờ nghĩ tách rời ta ra khỏi giới đức mà ta thực hành. Những ai không muốn có sự tách rời thì họ hài lòng ở bất cứ nơi nào, và bất cứ gì họ làm, không phải lo âu về việc mất nó. Ai mà thấy giới đức là cái gì tách rời họ, thì có lẽ họ lo âu về nó đến nỗi sau khi chết phải quay về canh chừng cái kho công đức. Giống như người giàu sắp chết lo âu về của cải, và họ bị dính cứng vào cho nên sau khi chết lại quay về trông giử của cải của mình. ”




HOÀN TOÀN TỰ TIN

Có một ngày vị trụ trì chùa Boromaniwat, tức là tăng thống Chao Khun Upāli, mời riêng đại đức để bàn chuyện đạo. Vị trụ trì hỏi: “Khi ngài sống một mình trong núi, trong rừng vì không muốn các Tăng hay cư sĩ làm phiền, thì khi gặp vấn đề trong việc tu hành thì ngài hỏi ai ? Ngay cả ở đây trong thủ đô nơi mà có nhiều học giả, để mà hỏi han mà cũng có những lúc không ai có thể giúp tôi khi tôi gặp vấn đề nan giải trong việc tu hành. Tôi biết ngài thường sống một mình, thì những lúc như vậy ngài hỏi ai và giải quyết như thế nào, xin ngài trả lời cho tôi biết ?”
Đại đức trả lời : “ Xin ngài cho phép tôi trả lời ngài một cách hoàn toàn tự tin mà tôi có được từ sự học hỏi nguyên lý căn bản tự nhiên : Tôi hỏi pháp , tôi lắng nghe nó ngày cũng như đêm chỉ trừ lúc tôi ngủ , ngay khi vừa mới thức thì tâm tôi lại gắn liền với pháp. Khi có vấn đề thì tâm tôi lập tức xúc tiến việc tranh luận với nó. Khi rắc rối cũ được giải quyết thì cái mới lại nổi lên. Trong việc giải quyết vấn đề thì một vài phiền não được trừ khừ, và những cái tàn được thì lại gây ra rắc rối mới. Bất cứ rắc rối nào mà có thể nghĩ ra từ thô cho tới vi tế, từ đơn giản cho tơi phức tạp. Tất cả đều được giải quyết ở trong tâm. Chính vì vậy tâm là một bãi chiến trường trong đó phiền não bị đương đầu và tiêu trừ mồi khi vấn đề được giải quyết.
Tôi thì không thích mấy trong việc nghĩ ai sẽ là người mà tôi hỏi khi ở tương lai có vấn đề. mà tôi thí thích tấn công ngay những vấn đề trước mắt, mà nó đang dàn dựng cho phiền não đang núp ở phía sau. Bằng cách trừ khử phiền não ở mọi lúc, dần dần tôi tiêu trừ được phiền não trong tâm. Mổi khi tôi có vấn đề, thì tôi rất rõ câu châm ngôn : Attāhi attano natho. Mình là chổ nương tựa của chính mình. Nên tôi dùng phương pháp mà tôi nghĩ ra từ niệm và tuệ của mình, và giải quyết ngay vấn đề, thay vì đi tìm câu trả lời trong kinh điển. Tôi nhờ vào pháp , ở dạng niệm và tuệ khởi lên trong tâm tôi, để chấp nhận sự thách đấu và tìm cách giải quyết đề đi tới , không gì ngăn cản. Mặc dầu có những vấn đề rất thâm sâu, phức tạp đòi hỏi một cuộâc điều tra gắng sức lâu dài và kỹ càng, nhưng cuối cùng thì nó không địch lại chánh niệm và tuệ. và chúng tan biến mất.
Tôi không có mong ước có bạn đồng tu đi bên cạnh để khi có chuyện, thì giúp đỡõ cho. Mà tôi thích sống môt mình. Đơn độc trong thân và tâm, đối với tôi thì rất thoải mái. Khi tới giờ chết thì tôi ra đi không bị vướng víu bởi quá khứ hay tương lai, khi mà tôi ngưng thở thì tất cả mọi vấn đề cũng theo đó mà chấm dứt. Tôi xin lổi ngài đã trả lời một cách không sáng trí, tôi e rằng sự lập luận của tôi thì không hùng biện cho lắm ”
Vị trụ trì chăm chú lắng nghe, và thành tâm tin , ngài trả lời:
“Ngài là một kẻ khác thường, xứng đáng là người sống một mình trong rừng núi. Pháp mà ngài trình bày ở đây thì không thể tìm thấy trong kinh sách, bởi vì pháp được ghi trong sách thì khác với nguyên lý căn bản của pháp phát sanh từ tâm. Nói rộng ra thì pháp được ghi chép từ kim khẩu của đứùc Phật do những người mà có tâm thanh tịnh giống như đức Phật thì hoàn toàn thanh tịnh thuần khiết, nhưng các thế hệ sau, người ghi chép lại có thể không hoàn toàn thanh tịnh như những người trước, do đó toàn bộ tính ưu tú xuất sắc của pháp khi được ghi chép lại sau nầy có thể bị thay đổi bởi người nghi . Vì lý do nầy mà có thể hiểu được pháp vừa mới phát xuất từ tâm, hơi khác pháp được ghi chép lại, mặc dầu cả hai đều nằm trong khuôn khổ cái mà ta gọi là pháp
Tôi không còn nghi ngờ gì nữa về câu hỏi ngu ngốc mà tôi hỏi ngài. Tuy nhiên trong cái ngu ngốc đó cũng có một chút ích lợi. Nếu tôi không hỏi câu ngu ngốc đó thì tôi không thể nghe được câu trả lời rất thông minh sắc xảo của ngài. Không những ngày hôm nay tôi đã bán đi một phần ngu ngốc của tôi, mà còn được mua vào rất nhiều trí tuệ , ngài cũng có thể nói rằng tôi đã cất bỏ một gánh nặng của vô minh mà đổi lấy sự giàu sang của trí tuệ.
Dù vậây tôi cũng còn có một câu hỏi. Khi các đệ tử của Phật rời xa ngài, mà tu hành một mình, họ quay về thỉnh cầu đức Phật cho lời khuyên mổi khi họ gặp rắc rối trên đường tu, khi Phật giúp họ giải quyết mối nghi xong thì họ trở lại trụ xứ của mình mà tu. Bản chất của vấn đề mà đệ tử của Phật hỏi ngài là gì ?”
Đại đức Mân trả lời:” Khi có sẳn người giúp với kết quả nhanh chóng, thì những ai , bản tánh tự nhiên của họ là thích nhờ người khác thì sẽ chọn con đường tắt, dĩ nhiên là tốt hơn khi phải một mình tự giải quyết. Tuy nhiên trong trường hợp đường xá xa xôi, việc đi lại bất tiện không thể làm được thì lúc đó bắt buộc phải tự giải quyết vấn đề, nhưng điều đó không có nghĩa là kết quả chậm hơn.
Là bật toàn trí, toàn thức, đức Thế tôn có thể giúp người khác giải quyết vấn đề, giải trừ nghi hoặc một cách minh bạch và nhanh chóng hơn. Do đó các đệ tửû của ngài khi họ có vấn đề, hay mối nghi hoặc thì họ cảm thấy phải họ phải nên tới gặp Phật để thỉnh cầu xin ý kiến, để giải quyết vấn đề, nghi nan một cách nhanh chóng và chính xác.
Nếu đức Phật ngày nay mà còn tại thế, thì khi ở trong điều kiện đi lại cho phép thì tôi cũng sẻ làm y như vậy, tôi cũng sẻ phải xin Phật cho lời chỉ bày, mà tôi không thể thõa mản với cách giải quyết của mình. Trong cách đó thì tôi tránh đi được tình trạng dò dẫm, tìm cách giải quyết một cách khó khăn và phí đi nhiều thời gian quí báu, như tôi đã phí mất vì trong quá khứ.
Tuy vậy, tự tìm kiếm cách giải quyết vấn đề khi tu một mình là điều nhọc nhằn, mà hành giả phải làm. Vì như tôi đã nói trước là chúng ta phải hoàn toàn dựa vào chính mình, như Phật đã dạy. Nhưng khi có một người thầy làm sáng tõ cách tu đúng , và sau đó chỉ rõ ta cách thức thực hiện thì điều nầy giúp ta có được kết quả nhanh chóng và dễ dàng. Cái nầy thì tương phản với kết quả khi mà chúng ta dò dẩm tìm ra, và tự giải quyết một mình. Tôi đã thấy sự bất lợi khi mà tôi phải tự mình tìm kiếm cách giải quyết một mình. Nhưng đó là điều không thể tránh được , vì lúc đó tôi không có vị thầy để chỉ dẫn. Tôi phải dò dẩm từng bước, ngã xuống lại tự mình đứng lên và lại dò dẩm đi tiếp như vậy. Điểm cốt yếu là lòng kiên quyết của tôi, lúc nào cũng kiên định, không chịu khuất phục. Bởi vì nó không bao giờ suy đồi, hay mệt mõi cho nên tôi có thể san bằng những ghồ ghề trên đường tu từng chút , từng chút một, cho tới khi tôi hoàn toàn thỏa mản. Sự toại ý nầy cho tôi cơ hội để tôi cân bằng trên dường đạo. Và lần lượt giúp tôi có cái nhìn sâu về các bản chất của thế giới , và bản chất của pháp trong cách mà tôi nói trước đó ”.
Vị trụ trì còn hỏi nhiều, nhưng tôi xin không ghi chép ở đây vì những điều rất trọng yếu đã được trình bày.
Trong khi đại đức ở Bangkok, rất nhiều người mời ngài lại nhà thọ thực. Nhưng ngài từ chối, vì theo ngài thì ngài khó chăm sóc những cái cần thiết cho thân, sau khi ăn ở tại nhà thí chủ.
Khi thời gian thích hợp đại đức ra đi tới Korat, thuộc tỉnh Nakhon Ratchasima , theo lời mời của các vị tín tâm ở đó. Ngài ở chùa Wat Pa Salawan. Đại đức tiếp rất nhiều người đến hỏi pháp, và có một người mà tôi không thể quên được , vì người đó đặc biệt là muốn tìm hiểu về ngài. Vị đó hỏi là muốn biết sự thật coi đại đức có giác ngộ chân lý như người ta đồn, có xứng đáng được tôn kính hay không , câu hỏi mạnh bạo của một vị tăng thiền nghiệp xứ vì muốn biết sự thật.
Hỏi:”Ngài tới Korat là vì lợi ích của chúng sinh hay là vì ngài tới để hi vọng phấn đấu để đạt được Đạo, Quả và Niết Bàn”.
Đại đức Mân:”Không đói cũng không bị đánh lừa. Ta không tìm kiếm những gì gây đau khổ, và rắc rối cho ta. Những kẻ đói khát thì không bao giờ thỏa mản, họ chạy vòng vòng, tìm chổ nầy , kiếm ở chổ kia. Họ bám víu vào tất cả những gì họ gặp, không biết đó là đúng hay sai. Cuối cùng thì những cái họ tích chứa trở thành ngọn lửa lớn đốt cháy họ. Những kẻ bị ảo tưởng đánh lừa thì luôn luôn đi tìm kiếm. Ta thì chẵng có ảo tưởng. Nên ta không đi tìm kiếm. Những ai mà không bị đánh lừa thì họ không cần phải đi tìm kiếm. Mọi thứ đều hoàn hảo có sẵn trong tâm. Tại sao họ phải chạy đi tìm ? Tại sao họ lại phải kích động đi chụp bắt cái bóng, mà họ biết chắc rằng là nó không thực ? Cái thật là Tứ diệu Đế mà có sẳn trong mọi loài hữu tình. Đã hiểu rõ những sự thật này, thì ta không còn ảo tưởng nữa. vậy ông muốn ta tìm cái gì ? Ta đang sống, và khi có người cần sự giúp đỡ , thì ta giúp, đơn giản là vậy.
Tìm vàng bạc châu báu, thì dễ hơn nhiều là tìm người có pháp ở trong tâm. Người có đạo đứùc thì quí hơn tất cả tiền bạc trên thế giới. Vì tất cả tiền bạc trên thế giới không mang lại hòa bình, hạnh phúc chân thật cho con người . Có một người như vậy đã mang lại hòa bình , an lạc cho thế giới một cách lâu dài. Đó là đức Phật Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni. Và những vị A La hán.
Mổi một người đạo đức thì quí hơn tất cả tiền bạc. Mổi một đều giác ngộ rằng hạnh lành thì quí hơn tất cả tiền tài danh vọng. Chừng nào họ giử được đức hạnh, và mọi người chung quanh hài lòng, thì họ không quan tâm họ giàu hay nghèo. Nhưng kẻ ngu thì thích tiền bạc hơn là đức hạnh. Họ không áy náy về những hành động họ làm. Không băn khoan là kẻ xấu, hay kẻ suy đồi, truy lạc. Ngay cả ma quỉ cũng ghê tởm , và sợ họ. Vì e rằng khi mà họ gia nhập vào thế giới của địa ngục , ngạ quỉ thì đám người nầy sẻ gây rắc rối lớn. Những kẻ ngu như vầy họ chỉ biết có một điều là tiền : không cần biết kiếm được bằng cách nào. Hảy để ma quỉ dàn xếp chuyện đó. Mặc kệ chúng. Còn người thiện nghịch lại kẻ ác, giàu có vật chất trái ngược đạo đức tinh thần. Đó là điều khác nhau. Những kẻ hữu tình phải biết suy nghĩ bây giờ, đừng đề quá trể khi đã chọn con đường.
Cuối cùng mà nói, thì tất cả những kết quả sai biệt mà chúng ta gặp, thì đều là do nghiệp mà ta tạo . Chúng ta không có sự chọn lựa, phải chấp nhận hậu quả của việc làm chúng ta. Đó là lý do mà có sự sai biệt lớn giữa các loài và trong từng mổi loài hữu tình. Mức độ đau khổ hay sung sướng, đều do chính mình làm ra. Chính mình phải chịu trách nhiệm, và lảnh chịu. Chúng ta phải chấp nhận cái tốt , cái xấu, cái khổ , cái sướng, tới với ta. Không ai có quyền năng chối bỏ. Luật nhân quả không phải là luật của xả hội, mà là luật lệ của mổi loài hữu tình. Luật mà mổi chúng ta tạo ra không phụ thuộc vào kẻ khác. Thế tại sao ông lại hỏi ta câu hỏi như vậy?”
Câu trả lời nóng bỏng làm cho tôi và các vị tăng tháp tùng theo luôn nhớ mải.
Người đó nói:“Xin ngài tha thứ cho tôi, vì tôi đã nghe uy danh của ngài được ca tụng ở khắp mọi nơi từ lâu rồi. Tăng cũng như người dân đều nói ngài là một người không phải là người thường. Bản thân tôi thì chưa bao giờ được nghe pháp từ chính Thầy. Cho nên tôi hỏi ngài với ước muốn nầy. Không may , là vì tôi thiếu sự cẩân trọng nên câu hỏi xổ sàng, không thích hợp. Tôi đã thích thú trong việc tu hành trong nhiều năm, và tâm tôi càng ngày càng an lạc. Tôi cảm thấy mình đã không phí phạm đời sống và cơ hội biết được lời dạy của Phật. Hôm nay tôi tới đây để đảnh lể, chào ngài một vị thầy danh tiếng, đáng tôn kính, người ưu tú vượt bực trong việc tu hành và đức hạnh. Câu trả lời rõ ràng, chính xác mà ngài cho mới vừa rồi quá sự mong đợi của tôi. Ngày nay mối hoài nghi của tôi đã giảm được phần nào, ít nhất cũng đến mức vừa đủ cho kẻ còn phiền não nầy. Bây giờ là phần của tôi để tiếp tục tu trong sức lực của mình.”
Đại đức Mân:“Cách ông đặt câu hỏi, cho nên tôi phải trả lời như vậy. Thật ra thì ta không đói hay còn bị đánh lừa nữa. Thế ông muốn tôi tìm điều gì nữa ? Ta đã có đũ những ngày đói khác, ảo tưởng trước đó khi ta còn non nớt khi mới tu tập. Lúc đó không ai quan tâm tới việc ta đã hấp hối khi phấn đấu tu hành trong rừng núi trước khi ta được an ổn trên đường đạo. Chỉ khi sau nầy người ta mới truy lùng ra ta khi danh tiếng được đồn ra ngoài. Nhưng ta chẵng nghe ai khen khi ta, ba lần bất tỉnh và cầm cự sống để mà giờ đây kể lại. Cái danh tiếng chỉ đến sau khi sự kiện đó xảy ra. Bây giờ người ta ca ngợi thành quả mà ta đạt được. Có lợi gì bây giờ ?
Nếu mà ông muốn phát hiện những phẩm chất siêu việt tiềm tàng trong ông thì ông phải chủ động và thực hành. Đừng đợi tới lúc ông chết mà mời các Tăng đến đọc kinh chúc lành cho ông. Đó là cách mà người đời gọi là, gải không đúng chổ ngứa, chớ bảo rằng là ta không báo trước cho ông. Ông hảy nhanh chóng gải đúng chổ , đó là gia tăng thêm mổ lực làm tốt để vứt bỏi những chấp thủ , những quan tâm về các vật chất thế gian. Sở hữu như là giàu sang, đất đai chúng thật sự không thuộâc về chúng ta. Chúng ta cho là được chỉ ở danh tự mà thôi. Nếu cứ nghĩ như vậy thì chúng ta bỏ quên đi sự giàu có thật của mình. Của cải vật chất trên thế gian nếu dùng một cách sáng suốt có thể đem lại một phần nào sung sướng cho chúng ta. Nhưng nếu chúng ta ngu thì nó là ngọn lửa thiêu đốt chúng ta.
Những người được tôn kính trong qúa khứ, là những người chuyễn hóa được đau khổ. Họ tích chứa công đứùc, hạnh lành và làm chúng tăng trưởng và trở thành cái gốc cho mọi sự nương tựa của mọi người. Có lẽ ông nghĩ rằng họ không có sỡ hữu một thứ gì đáng kể thời đó. Ông có thật tin là chỉ có thời nay mới có sự giàu sang, tốt đẹp. Đó là lý do ông thái quá và bê tha. Bộ nước chúng ta không có đủ nghĩa trang để thiêu hay chôn người chết làm ông nghĩ là ông sẽ không phải chết hả?. Phải chăng đó là lý do ông hấp tấp vội vàng quá tự tin ?
Ông thì lúc nào cũng lo âu về sẻ ăn cái gì, ngủ ra làm sao, và giải trí như thế nào, như thể thế giới sắp biến mất đi mang theo tất cả cái gì trong nó. Cho nên ông vộâi vàng đi vơ vết tất cả các thứ vô dụng mà không thể kéo theo nổi. Loài thú cũng không say mê như vậy. Ông chớ ỷ y cho là mình cao quí thông minh hơn chúng. Cái ngu si như vậy chỉ làm cho tình cảnh tệ hơn mà thôi. Sau nầy ông rơi xuống mạnh , ai mà biết được ? Ông biết chừng sẻ thấy mình ở hoàn cảnh còn tệ hại hơn loài mà ông khinh thị.
Ta xin lổi là dùng lời nặng nề, nhưng phải dùng ngôn ngử mạnh bạo để khuyên can người ta đừng làm ác nữa mà làm lành. nếu không như vậy thì thế giới sẻ thấy sự tận diệt của Sāsana, lời giáo huấn. Hầu như ai cũng đã tạo một phần ác nghiệp để mà ngày nay không thể tránh được hậu quả. Người ta không hiểu rằng điều nầy, thì khó mà thấy lổi của mình, để mà sửa chửa. Nên hay thiên về đổ lổi cho là Lời dạy quá khó. Cho nên lại ở trong tình trạng vô vọng”.
Tới đây , tác giả xin lổi các đọc giả tính tình hòa nhả vì sự mạnh bạo và không thận trọng khi ghi ra những lời nầy. Mục đích của tôi là gìn giử cho thế hệ sau cách mà đại đức Mân giảng pháp ở trong một vài trường hợp nào đó.
Đại đức đã trả lời rất nhiều câu hỏi cho nhiều người tới thăm , nhưng tôi không nhớ chỉ nhớ những cái gì đã ghi đậm trong tâm trí tôi.
Thời gian thích hợp, đại đức rời khỏi Nakhon Ratchasima mà tiếp tục cuộc hành trình tới Udon Thani. Khi xe lửa tới trạm Khon Kaen thì dân chúng tụ tập trong ga đón mời ngài ở lại , nhưng ngài từ chối. Họ rất buồn vì không có cơ hội gặp ngài.
Cuối cùng thì đại đức tới Udon Thani và ngụ tại chùa Bodhisomphon với đại đức Dhammachedi. Dân chúng các vùng Nong Khai và Nakhon Sakhon , cũng như dân trong vùng Udon Thani đông dảo tới đón tiếp ngài. Sau đó thì ngài tới chùa Non Niwer để an cư. Cứ vào ngày trong tuần dành cho việc giảng pháp, thì đại đức Dhammachedi đều dẫn một số đông đến nghe đại đức Mân giảng pháp vào buổi chiều, như vậy trong suốt thời gian an cư. Tất cả chúng tôi và những ai đã gặp được và nghe đại đức Mân giảng pháp ở Udon Thani đều chịu ơn của đại đức Dhammachedi, người đã lặn lôi trong rừng sâu dể mời được đại đức Mân tới vùng Udon Thani. Đại đức Dhammachedi thì rất thích thú trong việc tu hành, và ngài thích thảo luận về đạo, đặc biệt là khi bàn về cách hành thiền. Đại đức đặïc biệt quan tâm tới đại đức Mân nên luôn thăm hỏi những ai vừa gặp ngài hỏi xem tình trạng ngài ra sao , có gì thiếu thốn hay sức khẻo của đại đức dạo này thế nào. Đại đức Dhammachedi cũng tận tình hướng dẫn những ai muốn đi gặp đại đức Mân, mà không dám đi một mình.
Vào mùa khô thì đại đức Mân lại đi vào các vùng quê hẽo lánh mà hành đạo để thích hợp với cá tánh của ngài . Đại đức thích ở làng Ban Nong Nam Khem nới có những khu rừng thích hợp, cách thành phố Udon Thani khoảng 7 dậm. Và ngài ở tại đây mộït thời gian dài. Trong suốt thời gain ở Udon Thani, rất nhiều người được lợi lạc, vì các Tỳ Khưu, và dân chúng được nghe đại đức giảng pháp. Và dân chúng được cơ hôi gặïp ngài và cúng dường thực phẩm và vật dụng của người Tỳ Khưu cho ngài.
Lúc này đại đức vào lứa tuổi 70, ngài không già lắm và còn rất nhanh nhẹn. Do cá tánh của ngài nên lúc nào ngài cũng sẳn sàng ra đi tới chổ khác, không ở một chổ nào lâu.Không dự định tới nơi nào, thích đi du hành trong rừng núi , thấy chổ nào hợp thì ở lâu hơn một chút rồi lại ra đi.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Dec 1 2011, 04:59 PM
Bài viết #8


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



TIỀN KIẾP

Khi ở Udon Thani, cũng như ở những nơi khác, dân chúng và các Tăng sĩ thường tìm đến gặp ngài hỏi pháp. Có những câu hỏi giống những câu hỏi trước mà đại đức gặp, nhưng cũng có những câu hỏi khác thường ở một số cá nhân. Trong số đó có những câu hỏi liên quan tới tiền kiếp. Liên quan tới việc những người đã tu tập nhiều kiếp trước, và cách nào những đặc tính đó di truyền cho tới đời nay. những câu hỏi về tiền kiếp của đờøi sống vợ chồng, con cái. Đại đức nói rất nhiều người gặp ngài để hỏi về vần đề này.
Đại đức không trả lời chi tiết mà chỉ nói một cách tổng quát khi người ta hỏi ngài vế các vấn đề này. Ngài trả lời câu hỏi liên quan tới việc kiếp trước tu :”Chuyện như vậy thì phải bắt nguồn với sự thiết lập của ý chí chủ đích. Cái ý chí đó quyết định cách sống của những cá nhân nào đó trở nên liên quan với nhau”
Vế vần đề liên quan tới nhân duyên của vợ chồng, phải chăng trước đó đã có tình thương nên kiếp này làm vợ chồng, thì ngài trả lời:” Thật khó mà xác định chắc chắn tình thương yêu của chúng ta đối với người này, hay quan hệ đối với người khác bắt nguồn từ cái rể thương nhau lâu đời trong nhiều kiếp trước. Phần lớn thì con người ta thương nhau và lập gia đình một cách mù quáng. Khi đói thì người ta thường có khuynh hướng tìm kiếm ăn cái gì cho đỡ cơn đói. Họ ăn bất cứ cái gì mà ăn được cho qua cơn đói. Cũng có thể áp dụng nguyên lý nầy cho mối quan hệ kiếp trước với nhau. Mối quan hệ nầy thì thông thường trên thế gian, nhưng không dễ tìm trường hợp chân thật là hai người gặp nhau , thương yêu nhau và lập gia đình vì trước đó đã thương yên nhau, đã có mối quan hệ dài lâu đó trong nhiều kiếp rồi. Vấn đề là phiền não làm cho người ta yêu nhau, và chắc chúng không chờ những mối quan hệ thương nhau từ kiếp trước mở lời. Phiền não thì không cần gì mà chỉ cần một người khác phái thích ứng với sự tưởng tượng của nó. Những phiền não nầy làm cho người ta thương nhau, và biến người ta trờ thành những kẻ “đánh nhau” . Họ tranh giành, đấu tranh làm khổ lẩn nhau. Ngay cả khi họ thấy lổi của mình, họ cũng không chấp nhận . Đây là những phiền não làm cho người ta thương yêu nhau.
Ai mà muốn làm người biết điều, có trách nhiệm thì đừng cho loại phiền não nầy dẩn dắt. Phải rèn luyện tính tự chủ. Cho dù anh không biết gì về mối quan hệï kiếp trước, anh cũng vẩn phải có phương tiện để kiềm chế . Trừ phi anh có một trình độ thiền khá vững chắc và có khiếu để biết các hiện tượng thì rất khó mà xửû đoán các tri thức về tiền kiếp. Lúc nào cũng phải nên tự chủ kiểm soát đừøng để nó tràn bờ cuốn trôi đi vào cái vũng lầy yêu thương thả lõng.”
Người hỏi:”Khi hai vợ chồng đời này rất thương yêu nhau, cả hai đều muốn kiếp sau nầy lại làm vợ chồng, như vậy cái nguyện ước của cả hai nầy có thể bảo đảm cho cả hai ở đời sau gặp lại đề thành vợ chồng không ?”
Trả lời:”Ước muốn thì chỉ tạo ra viển tưởng thành ý nguyện. Nếu mong muốn mà không kèm theo hành động thích hợp thì cũng không mang lại kết quả. Thí dụ như một anh muốn giàu, nhưng lại làm biếng không chịu đi làm việc, thì cũng không bao giờø giàu, dù cho anh ta rất mong muốn. Cũng như vậy đối với một cặp vợ chồng họ muốn giữ mối quan hệ hạnh phúc như vậy cho tới kiếp sau thì họ phải có cùng một quan điểm , phải trung thành với nhau. Không lợi dụng lẩn nhau vì điều nầy phá vở mối quan hệ tương đồng, gây sự bất mản. Họ cũng phải cư xử thích hợp, tính tình vui vẽ hài hòa, tin tưởng lẩn nhau, và cố gắng làm những gì mà có lợi cho việc gìn giử mối quan hệ bền chặc, gắn bó. Thì họ có thể thành ước nguyện vì nó nằm trong quyền hạn của họ. Nếu không thì chẵng thể được. Nếu một trong hai người tương phản, như người chồng làm xấu, người vợ làm tốt, hay một trong hai người chỉ làm những gì mình thích thì cho dù họ nguyện ước cả trăm lần thì cũng không được.
Thế anh có ước là đời sau được sống chung lại với vợ không, hơn các điều ước muốn khác không ?”
Người hỏi:”Con không ước muốn điều gì hơn ? Tiền bạc, danh vọng, địa vị, hay thành quả tâm linh thì không có nghĩa gì nếu mà không có vợ con ở bên cạnh. Là tình yêu thực sự . Đó là điều ai cũng muốn. Nên con muốn có người vợ chân thật trước khi muốn các điều khác. Chính vì vậy mà con hỏi Thầy câu hỏi nầy. Lúc đầu con cũng e dè, và sợ thầy la. Nhưng đó là sự thật trên thế gian, nhưng mọi người mắc cỡ không ai muốn nói.”
Đại đức Mân:”Trong trường hợp nầy thì anh lúc nào cũng mang vợ đi theo, phải không ?”
Người hỏi:”Con thật sự xấu hổ khi nói ra vì quan tâm tới vợ mà con không thể đi tu được. Con sợ vợ con buồn đơn độc một mình không ai an ủi. Các con thì cũng chỉ làm phiền vợ con vì chúng chỉ muốn tiền. con không thấy chúng để cho vợ con yên. Con thì luôn lo lắng về vợ con.
Có một điều con không hiểu, là Pháp dạy rằng có những cỏi trời, trên đó có trời nam trời nữ. Giống như thế gian. Họ hưởng các lạc thú, đời sống rất là sung sướng, nghe có vẽ rất muốn tới. Nhưng ở cõi phạm thiên thì không có gì phân biệt giữa nam và nữ . Chắc ở đó buồn tẽ, con muốn nói là không có ai để an ủi khi mà buồn. Còn Niết Bàn thì tệ hơn , không có quan hệ với ai. Cái gì cũng tự mình. Không nhờ ai cả. Những người ở Niết Bàn họ không hảnh diện hay được các người ở đó khen hay đề cao hay sao? Ở thế gian thì những ai có tiền và địa vị thì được người khác khen , trọng vọng. Điều ấy làm con nghĩ ở những nơi tĩnh lặng như vậy làm sao có hạnh phúc thật sự. Xin Thầy tha lổi cho con câu hỏi điên khùng, dị hợm nầy. Nhưng trừ phi con tìm ra người có thể trả lới câu hỏi nầy, nếu không thì con đến chết cũng còn nghi hoặc.”
Đại đức Mân:”Cỏi trời, cỏi phạm thiên hay Niết Bàn không dành cho những người hoài nghi như anh. Mà chúng dành cho những ai giác ngộ được giá trị thật bên trong mình. Chì có những người như vậy mới hiểu rõ giá trị của các cỏi trời, các cỏi phạm thiên và Niết Bàn . Bởi vì họ hiểu rằng mổi tầng đi lên như vậy đều liên quan tới công đức tu tập. Còn như anh thì khó mà mơ tưởng có được những cảnh giới đó . Giả sử như có muốn đi thì anh cũng không thể đi được vì còn vợ. Nếu vợ chết, thì có lẽ anh than khóc hoài muốn gặp vợ lại chẳng có ước muốn về cõi trời. Tình thương yêu của anh đối với vợ, các Trời Phạm thiên, hay những người ở Niết Bàn cũng không tranh lại. Họ không thể săn sóc cho anh như vợ anh làm được. Do đó anh không muốn đi vì anh sợ không có ai săn sóc, cho anh những cái anh cần như vợ anh được.”
Khi nói xong thì cả hai, đại đức Mân và người hỏi đều cười lớn tiếng. Ngài tiếp:
“Ngay cả những điều gọi là hạnh phúc, sung sướng ở trên thế gian cũng tùy thuộâc theo quan điểm của mổi người. Cũng như các thứ mà các giác quan trên thân nhận thức các xúc khác nhau. thí dụ như mắt thì thích hình dáng. Tai thì thích âm thanh, mủi thì thích mùi, lưởi thì thích vị, thân thì thích xúc chạm còn ý thì thích các ý tưởng. Chúng không mong có chung một sở thích. Có những vui thích ở thế gian, có những loại vui thích ở cõi trời, những loại vui thích ở cõi Phạm thiên. Và có những “vui thú” mà người người Niết Bàn kinh nghiệm, cái sướng hạnh phúc của họ thì hoàn toàn khác cái sung sướng của những người còn phiền não.
Thế anh thích sống với vợ thì tại sao phải thấy , nghe những thứ khác. Tại sao phải ăn, ngủ, hay tạo phước, giử giới, ngồi thiền. Anh chỉ cần sống bên vợ chỉ cần cái hạnh phúc đó là đủ cần gì các thứ hạnh phúc khác. Như vậy thì không phải lo hay bận tâm. Thế anh có làm được không ?”
Người hỏi :”Ồ, Không được thưa thầy. làm sao có thể được, Vậy còn những lúc cải nhau với vợ , làm sao con có thể hoàn toàn phụ thuộc vào vợ. Điều đó làm cuộc sống con rắc rối thêm.”
Đại đức nói vị cư sĩ nầy liều và thẳng thắn, rất muốn làm người tốt. Anh ta rất thương vợ con, và cũng rất kính mến đại đức. Rất thường đi chùa, khi gặp đại đức tiếp khách thì đứng ngoài đảnh lễ rồi đi giúp các tăng làm việc lặt vặt. Nếu khi thấy đại đức một mình thì hay thăm và đặt câu hỏi. Đại đức cũng từ bi tốt bụng trả lời.
Trong thời gian đại đức ở chùa Non Niwer, nhiều người tới thăm và học hỏi. Thời đó thì cảnh chùa Non Niwer không ồn ào, ít người tới viếng thăm. Phần lớn họ tới đều muốn tạo công đức và học hỏi để tu. Đại đức thường hay giảng pháp cho Tăng vào buổi chiều, bắt đầu ngài giảng đại cương về giới luật, sau đó tới định và Tuệ. Và các thứ lớp của tiến trình tu, từ thấp cho tới giác ngộ hoàn toàn. Cách thức tu tập và chi tiết từng trình độ tu.
“ Chỉ có vị Tăng nào chắc trong giới, tôn kính tất cả giới luật mới có thể chính thức là một vị Tỳ Khưu. Người đó không phạm những giới nhỏ vì cho rằng chúng không quan trọng. Sự phúng túng như vậy chứng tõ người đó không xấu hổ về các điều đồi bại, mà có thể dẩn tới phạm các lổi nặng hơn. Vị Tỳ Khưu phải nghiêm ngặt theo đúng giơí luật và bảo đảm hành vi đạo đức của mình không bị rách, thủng. Được như vậy thì vị Tỳ Khưu sẻ cảm thấy an ổn, tự tin mà sống trong Tăng đoàn. Vị đó không bao giờ phải lo âu, bất an vì thầy hay vị Tăng khác phê bình hay chỉ trích. Hảy làm một vị Tỳ Khưu bên trong để đi tới hoàn hảo. Từ Tu Đà Hoàn 26 thăng tiến tới A La Hán. Các ông phải luôn sẳn sàng và hăng say trong nổ lực để đạt được các giai đoạn thứ lớp của định và tuệ. Nếu các ông kiên nhẩn trong cách nầy thì những khả năng nầy sẻ phát khởi và phát triển cho đến lúc các ông có thể dùng chúng mà tẩy trừ tất cả các cấu uế trong tâm.
Lời nói và việc làm của một vị Tỳ Khưu phải trên hết mọi chỉ trích. Tâm vị đó phải hoàn toàn xuất sắc dựa theo các phẩm chất của pháp mà vị đó lần lượt phát triển : Định , tuệ, giải thoát và hoàn toàn giác ngộ giải thoát. Một vị Tăng không bao giờ sầu thảm, buồn. Không bao giờ trông có vẻ không đúng đắn, và xa lánh các bạn đồng tu vì mặc cảm tội lổi đang ăn dần bên trong, làm tâm bất an. Đây thì trái ngược với cách của Đức Thế Tôn, cách hành xử bên trong cũng như bên ngoài đều hoàn hảo, không ai chỉ trích được.
Theo chân đức Phật, một vị Tỳ Khưu phải tập trung lòng quả cảm cương quyết chỉ làm các hạnh lành , từ bỏ các việc xấu. Phải là người chánh trực, chân thật với chính mình và các bạn đồng tu. Do đó người đó sẽ được giúp đõ khi ở bất cứ nơi nào vì sự mẩu mực. Áng sáng của chánh niệm và tuệ sẽ dẩn đường , và trong khi đó tâm sẻ thấm nhuần pháp vị. Người đó sẻ không thấy mình bị mắc bẩy bởi ảo tưởng mà không thấy lối ra. Đó là những đặc tính vốn gắn liền với người Phật tử. Hảy học kỷ và ghi nhớ. Bám sát theo chúng như là cơ bản cho một tương lai sáng lạng và an ổn. để rồi chúng thật sự là của mình.”
Đó là những gì đại đức Mân thường dạy các đệ tử
Những ai có nghi ngờ thì có thể gặp đại đức vào những giờ thuận tiện không xáo trộn thời khoá của ngài. Trong khi ở chùa Non Niwer thì thời khóa mà ngài tuân thủ hầu như không bao giờ lơi lõng như sau:. Rời khỏi sàng thiền vào sáng sớm, thì ngài đi kinh hành ở ngoài cốc của ngài cho tới giờ đi khất thực. Sau khi đi bát ở trong làng và ăn xong bửa thì đại đức lại đi kinh hành cho tới. Sau đó nghĩ , lúc nghĩ thì ngài ngồi định khoảng một lúc, xong lại đi kinh hành cho tới 4 giờ chiều.
Sau đó ngài quét dọn khu vực chung quanh ngài ở, rồi đi tắm và lại đi kinh hành trong nhiều giờ . Khi rời khỏi đường đi kinh hành thì ngài vô cốc đọc kinh hàng giờ, rồi mới ngồi định hàng giờ cho tới nửa đêm. Đại đức thì ngủ không quá 4 tiếng. Có nhiều lúc ngài ngồi định cho tơi sáng. Lúc trẻ thì ngài rất tinh tấn mà không ai sánh bằng, giờ già thì ngài hơi thả lỏng một chút vì sức khẻo ngày càng giảm. Tuy nhiên ngài khác chúng ta là trí ngài rất sắc bén , không có lộ vẽ chút gì già nua cả. Sự khác biệt giữa ngài và chúng ta là ở mức độ của sự tinh tấn và lòng quyết định kiên quyết mà ngài áp dụng trong việc truy đuổi trí và tuệ. Một nổ lực chắc chắn trong 4 Như y túc : Dục , Cần, Tâm và Quán. Khi nhân khác nhau thì quả cũng khác nhau.


26. Tu Đà Hoàn (Sotāpađđa) : người đạt được quả vị đầu tiên trong 4 thánh quả, người đã có chánh kiến.
Cuộc đời ngài là một tâm gương sáng, xứng đáng cho loài người tôn kính. Thật là điều bất hạnh, vì có rất nhiều Phật tử thật tâm cầu đạo nhưng không bao giờ biết và gặp được ngài. Có lẻ là vì ngài không thích ở chốn đông người, chỉ thích sống trong rừng núi. Ngay cả những vị tăng thành tâm tu đạo cũng gặp rất nhiều khó khăn để có cơ hội gần gũi vơi ngài. Vì thời đó đường xá đi lại khó khăn, lại không có xe cộ như giờ. Muốn đi tới nơi phải đi bộ nhiều ngày trời, có khi cả hàng tuần, cho nên những ai không quen đi du hành thì khó mà thực hiện được. Có những vị vì không thích hợp với lối giáo dục nghiêm khắc của ngài, hoặc có những vị sợ thức ăn không đủ và các thứ cần thiết cho đời sống không đủ , hoặc là vì không thể ăn được một bửa cho nên họ không có cơ hội sống và học ở ngài, mặc dầu họ thực tâm tu hành. Họ chỉ nhận ra được con người phi thường của ngài khi ngài đã mất, khi danh tiếng của ngài được lan truyền khắp mọi nơi.
Đại đức Mân là một vị A La Hán trong thời cận đại, ngài mất vào ngày 10 tháng 11 năm 1949. Câu chuyện về cái chết của ngài sẻ đề cập ở phần sau. Ngài đã sanh thì phải chết. Cái tồn tại không thay đổi là cái phi thường, kỳ diệu của sự Từ bi, Trí truệ và sự Giải thoát của đức Phật, mà được trân trọng cất giử trong giáo pháp của ngài để lại, và theo đó mà các vị A La hán đã hành trì và cũng đạt được những phẩm chất cao quí đó. Do đó những người như chúng ta cũng phải nên thành tâm đi theo con đường của Phật đãû chỉ bày, và mức độ thành công là tùy theo mức độ thời gian và công sức của chúng ta hành trì. Không gắng sức làm, thì sẻ không có kết quả.


NHỮNG NĂM CUỐI

Khi rời Chiang Mai tới tỉnh UdonThani, thì đại đức trải qua 2 mùa an cư ở chùa Non Niwer.
Sau mùa thứ hai thì đại đức Khun Mae Num Chuwanon ở tỉnh Sakon Nakhon, người đệ tử lâu đời của ngài, cùng một số đông cư sĩ đến mời ngài tới chổ họ. Ngài đồng ý và tới Sakon Nakhon vào cuối năm 1941. Đầu tiên ngài ở chùa Suddhawat. Lúc đó thí có một vị cư sĩ mang theo máy hình và xin ngài được chụp hình ngài. Đại đức đồng ý và cho vị đó chụp. Đó là một trong 3 lần ngài cho phép. Trước đó là lúc ngài ở Nakhon Ratchasima, và sau nầy ở Ban Fang Daeng ở quận That Phanin của tỉnh Nakhon Phanom khi ngài tơi dự đám tang của thầy mình là đại đức Sao. Tất cả các tấm hình ngài sau nầy đều từ các tấm hình chụp từ ba lần này mà sao chép lại.
Đại đức ở chùa Suddhawat một khoảng thời gian , thì ngài tơi ngôi chùa ở trong một khu rừng nhỏ thuộc làng Ban Na Mon, nơi đây rất là yên tĩnh. Cảnh các vị Tăng và Sa di sống vơi ngài thì rất gây ấn tượng. Ho nói rất ít nhưng mà đoàn kết như một nắm tay. Như là thay vì tán ngẩu với nhau thì ai cũng tinh tấn tu hành. Hoặc ngồi hoặc đi kinh hành, vào lúc 4 giờ chiều thì tất cả đều từ khu vực của mình ra ngoài cùng nhau quét dọn, sau đó họ cùng nhau đi xách nước ở giếng để đổ vào các lu nước để dùng. Sau đó họ ra giếng tắm trong một cách im lặng và điềm tĩnh rất đáng phục. Họ làm gì cũng có thái độ tự kiểm soát, chẵng thấy ai nói chuyện tầm phào. Sau khi hoàn tấât việc làm của hằng ngày thì ai nấy về khu vực của mình mà đi kinh hành hoặc ngồi định. Lúc đó thì chùa có vẻ như không có ai ở. Chỉ khi nào người tới thăm chùa mà đi lang thang vào khu vực các tăng ở thì mới thấy có kẻ hoặc đi hoặc ngồi.
Đại đức Mân có biệt tài là đọc kinh. Mổi đêm ngài đọc kinh hàng giờ không bỏ bửa nào. Ngài thường đọc những bộ kinh dài như kinh Chuyễn Pháp Luân, kinh Đại hội. Có những lúc ngài giải thích kinh vì lợi ích của chúng tôi. Ngài nói trực tiếp nghĩa , không thông qua lề lối pháp ngữ của tiếng Pali. Sự trong sáng trong cách giải thích mà không ai phủ nhận đã giúp chúng tôi có cơ hội có cái nhìn thoáng qua ý nghĩa căn bản của những thông điệp trong các bộ kinh xưa. Măc dầu ngài chưa bao giờø học qua tiếng Pali nhưng ngài dịch rất sắc xảo không ai sánh kịp. Khi đọc tới đoạn nào thì ngài dịch ngay đoạn đó không ngập ngừng. Thí dụ như đoạn Vātā rukkhā na pabbato thì ngài dịch là : sức mạnh của cơn bảo có thể nhổ cả cây, nhưng không thể dời một ngọn núi đá.
Sau đó thì ngài Ban Na Non đi tới Ban Khok chỉ cách chổ củ có một dậm đường, để an cư vì không tìm chổ thích hợp khác. Chổ này chỉ cách làng xóm dân ở khoảng nữa dậm nhưng cũng yên tỉnh , không quá ồn ào. Số tăng ở với ngài có giới hạn khoảng 10 tới 12 người vì số cốc giới hạn. Lúc này thì tôi đến gặp ngài và được ngài từ bi chấp thuận cho ở. Tôi nghĩ lại thật là xấu hổ , một kẻ vô dụng như tôi mà sống gần một vị thánh Tăng rạng ngời như ngài.
Không thay đổi nhiều, nhưng lúc này thì tôi cảm thấy dể chịu hơn khi viết tiểu sử của ngài từ đoạn nầy trở về sau. Vì phần trước thì phần lớn những tin tức là do qua người thứ hai, qua các vị đệ tử của ngài kể lại. Tôi đã bỏ nhiều năm trời đi gặp các vị đệ tử của ngài để họ kể lại, mà ghi chép mà thâu băng. Để rồi tôi sắp xếp theo thứ tự năm tháng của đời ngài. Từ phần nầy trở đi là tôi ghi lại những sự kiện chính tôi thấy nghe.
Đại đức cùng chư tăng an cư tại đây, trong suốt thơi gian 3 tháng đó ai cũng mạnh khẻo và hài lòng. Đại đức họp chúng mổi tuần, 1 lần , trong suốt thời gian an cư cũng như thời gian sau mùa an cư. Đại đức dạy chúng tôi phải luôn luôn có chánh niệm trong mọi việc làm, trong mọi lúc. Chánh niệm phải được xử dụng mạnh ở giai đoạn bắt đầu để phát triển định, sự nhất tâm sau đó thì phải có tuệ đi kèm theo song song. Ngài dạy chúng tôi lòng kiên quyết và dũng cảm khi tu. Những ai không thành tâm gắng sức tu thì không ai ở được với ngài lâu.
Mổi tuần họp chúng một lần để nghe pháp, buổi pháp thường là từ 2 tới 4 giờ đồng hồ những ai nấy đều cảm thấy rất là ngắn, tâm thần chẵng thấy mõi mệt. Ngoài các thời gian khác ngài muốn chúng tôi ai cũng phải tinh tấn. Nếu có ai có điều gì nghi hoặc thì có thể gặp ngài hỏi mà không phải đợi tới kỳ giảng tới.
Đại đức Mân thì đọc kinh hằng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu hôm nào không có họp chúng thì ngài ngưng đi kinh hành vào khoảng 8 giờ tối và đọc kinh, còn những hôm giảng pháp thì thời khóa đó bị dời tới sau khi cuộc họp chúng xong, lúc đó thì ngài đó ngài đọc kinh cho tới giữa khuya hay tới 1 giờ sáng.
Có hôm vào buổi tốùi khi tôi nghe tiếng ngài đọc kinh ở trong cốc thì tôi rón rén lại gần để xem ngài đọc kinh gì, thì khi tơi gần thì ngài ngưng đọc, thấy không xong tôi vội lùi ra xa, thì lại nghe tiếng ngài đọc kinh tiếp. Tôi lại rón rén lại gần thì thấy tiếng đọc kinh ngừng lại. Tôi vội quay đi , vì nếu tiếp tục muốn nghe xem ngài đọc gì chắc chuyện chẵng lành sẻ xảy ra.
Buổi giảng pháp kế tôi tránh không nhìn thẳng vào ngài, nhưng ngài lại nhìn trừng trừng vào tôi. Ngài chờ xem coi kẻ ngu ngốc nầy sẻ nghĩ làm gì tiếp, trước khi cho một trận la rầy. Thật may là tôi không dám nghĩ gì mà chỉ tập trung nghe pháp.
Khi mới tới , sống chung với ngài, có một buổi trưa tôi đi ngủ, thì trong giấc mơ tôi thấy ngài nhìn tôi và hét lớn :”Ông đang làm gì vậy, Tại sao lại ngũ say như heo vậy, nơi đây không phải là trại heo. Ta không tha thứ cho những ai tới đây học theo thói làm heo. Ông biến chổ nầy thành trại nuôi heo hả”. Nghe vậy tôi giật mình thức dậy, nhìn ra ngoài nghĩ là sẻ gặp ngài, người toát nồ hôi. Tôi rất sợ ngài, nhưng cũng cố gắng theo ngài, vì tôi nghĩ đây là điều đúng thế thôi.
Khi gặp ngài tôi kể lại thì ngài trấn an rằng tại vì tôi mới tới sống , và muốn tinh tấn nên điều nầy tác động lên tâm thức làm tôi mơ khi đi ngủ trưa. Đó là pháp nhắc nhở cho tôi chớ mang các phẩm chất của loài heo vào trong Tăng đoàn , vào trong giáo pháp . Ngài lại khuyên tôi chớ đừng quá sợ thầy, vì không có lợi gì cả . Bổn phận của người thầy là phải dùng mọi phương tiện để giáo dục người học trò trỡ thành người tốt. Chẵng nên sợ thầy mà chỉ nên sợ các điều xấu, ác. Hảy để tâm thoải mái mà tu chớ có sợ hải thái quá về thầy. Pháp thì thuộc về tất cả những ai mong muốn pháp . Đức Phật tuyên dương, chỉ bày pháp không phải chỉ cho một số người mà cho toàn thể nhân loại.
Tôi thường gặp ngài vì trình độ tu của tôi trồi sụt bất thường. Ngay sau khi đảnh lể ngài thì ngài hỏi ngay tâm của tôi dạo này ra sao, khi tôi trình bày đang tiến triển thì ngài khích lệ, và khi đi xuống mọi sự an lạc dường như biến mất thì ngài an ủi: “Vậy hả, tệ ghê, nhưng chúng đi đâu, ông hảy gắng sức tu thì chúng sẻ trở lại chắùc như vậy. Nếu ông gia tăng thì chúng sẻ trở lại. Tâm giống như con chó lúc nào cũng đi theo chủ chớ không bỏ. Nó không bỏ chạy đâu. Hảy gắng sức thêm, tâm lúc đó nhất định sẻ trở lại. Chớ có phí thì giờ xem nó đi đâu. Nếu muốn nó trở lại nhanh thì hảy thật gắng sức . Bất cứ thất vọng nào đều làm tăng thêm cái ngã của tâm mà thôi . Đừng để ý tâm nó bị mất hay đi đâu, chỉ nhớ niệm câu Buddho, liên tục không gián đoạn, cứ như vậy liên tục mà làm lúc đã chắc thì tâm nó sẻ trở lại. Lúc đó thì cũng không buông bỏ câu Buddho, vì Buddho là thức ăn của tâm. Khi mà có thức ăn thì tâm sẻ chạy lại. Cho nên hảy niệm Buddho cho tâm nó ăn thật no, khi ăn no, nó nghỉ, thì lúc đó ông sẻ cảm thấy thõa mản. Hảy làm như vậy cho đến khi ông muốn đuổi nó đi, nó cũng không đi. Đây là phương pháp tốt nhất để dùng cho những ai mà tâm nó luôn cồn cào không thỏa mản. Chừng nào có thức ăn thì nó không bỏ đi ngay cả ông đuổi nó, nó cũng không đi. Hảy nghe lời khuyên của ta, và tâm ông sẽ không bao giờ bị hỏng. Câu Buddho là điểm cốt yếu. Chừng nào có thức ăn thì tâm nó không đi hoang đâu. Nghe lời của ta thì ông sẻ không bao giờ buồn vì tâm của ông trồi sụt bất thường, đi xuống”.
Đây là một phương pháp khác mà đại đức Mân áp dụng cho những kẻ quá ngu như tôi. Tuy nhiên tôi tin vào ngài trong cách ngu của tôi. Nếu không thì chắc tôi cũng cứ vẩn đi đuổi cái tâm, nhưng mà ai có thể bắt kịp được nó chớ.
Tôi viết ra đây để cho đọc giả có thể lượm lặt vài sáng kiến của một người thông minh chỉ dạy cho một người ngu. Mục đích ở đây tôi chẳng phải là tôi tự hào kheo khoang về cái ngu của mình, hay cách đối xử nhân hậu của đại đức Mân đối với tôi.
Sau mùa an cư, Đại đức Mân trở về Ban Na Mon một lúc, rồi tới Ban Huay Kaen ở khu rừng bên cạnh trong thời gian ngắn, rồi ngài tới một ngôi chùa bỏ hoang ở dưới chân núi ở đó nhiều tháng, và ngài bị sốt nhiều ngày, và như các lần trước ngài tự chữa bịnh bằng pháp dược.
Vào tháng 4 năm 1942 đại đức tới Ubon Ratchathani để dự đám tang thầy của ngài là đại đức Sao. Sau khi lễ trà tỳ xong thì ngài về lại Ban Na Mon để an cư. Trong thời gian nầy thì đại đức áp dụng rất nhiều phương pháp đề bắt các đệ tử gia thêm công sức, cổ vũ các đệ tử tinh tấn trong việc tu tập.
Đại đức họp chúng cứ 4 ngày 1 lần trong suốt mùa an cư. Ngài đã giúp rất nhiều các đệ tử tiến triển trong việc tu hành và nhiều người chứng các chân lý nội tâm mà họ báo cáo cho đại đức biết. Tôi có đặc ân là được ngồi dự, nghe các kinh nghiệm chứng đắùc của các đệ tử mặc dầu tôi chưa tới trình độ đó.
Đại đức đã áp dụng phương pháp rất nghiêm khắc trong kỳ an cư nầy, ngài đối xử chúng tôi như các giẻ rách. Trước đó thì ngài không khắt khe lắm, nhưng kỳ này chắc có lẽ ngài cảm thấy đã đến lúc phải cứng rắn. Nếu mà ngài cứ khoan dung những sa ngã của chúng tôi, thì lúc nào ngài cũng cảm thấy gánh nặng, và các học trò sẻ không bao giờ tỉnh giấc để mở mắt ra nhìn bầu trời, đất đai, trăng, sao. Kết quả là ai cũng hăng hái tu tập, ai cũng tiến bộ. Họ hăng say kể lại những tiến bộ của mình cho ngài nghe, ngài xem xét và chỉ bảo thêm để hoàn hảo. Đại đức trả lời hết câu hỏi nầy liên quan tới câu hỏi kia để làm sáng tõ các kinh nghiệm nội tâm mà các đê tử gặp.
Đại đức giảng về nhiều đề tài tron gbuổi họp chúng, ngài nói về những chuyện trong quá khứ của ngài, nói về sự khó khăn trong lúc đầu tu, và phương pháp nào ngài dùng để vượt qua, các kinh ngiệm khi tiếp xúc với các cảnh giới trong lúc định, kể rõ phương thức nào mà ngài dùng để thoát vũng lầy Ta bà bước lên con đường tốt để mà chuyễn hóa được thế giới hiện thực tương đối nầy. Ai nấy đều được khích lệ khi nghe , thấy trước mất một con người đã thoát khỏi Ta bà, và càng tin tưởng vào giáo pháp của Phật đà.
Đức Phật dạy chúng ta hảy thân cận với bậc thiện tri thức. Hiển nhiên là chúng ta thấy trong trường hợp học trò được sống chung với một người thầy giỏi. Họ được khuyến khích, thúc đẩy đi lên bởi những điều dạy bảo. Mặc dù có thể không bằng thầy, nhưng họ cũng sống theo khuôn mẩu của thầy đã chỉ dạy. Còn điều ngược lại cũng đúng vì nếu chúng ta thân cận kẻ xấu, thì chúng ta càng ngày càng tệ. Đức Phật đã nói nếu chúng ta thân cận người tốt thì ta sẻ thành tốt , còn gần gũi kẻ xấu thì chúng ta sẻ xấu.
Ở đây tôi muốn nói kẻ xấu không chỉ những người ta gặp bên ngoài, mà còn là những cái xấu bên trong mổi chúng ta.
Đại đức ở Ban Na Mon cho tới gần mùa an cư kế thì ngài về Ban Khok nhưng không ở chổ trước kia mà ở một ngôi chùa mới xây dựng, hiến cúng cho ngài bởi đại đức Kongma Chirapuňňo. Chổ nầy rất thích hợp với ngài, và ngài mạnh khẻo trong suốt thời gian an cư. Cũng vậy ngài họp chúng thường xuyên để chỉ dạy.
Tóm gọn thì đại đức ở ba năm liền ở khu vực Ban Huay Kaen, Ban Na Sinuan, Ban Khok, Ban Na Mon của quận Tong khop tỉnh Sakon Nakhon. Và dự 3 mùa an cư .Trong thời gian nầy thì ít các chư thiên, địa thần tơi thăm ngài học pháp. Nhưng họ tới vào những ngày lể lớn.
Các chư Tăng cũng đến xin ngài chỉ giáo cũng nhiều, nhưng số sống chung thì ít vì số cốc có hạn. Sau mùa an cư thứ 3, thì dân vùng Ban Nong Pheu thỉnh ngài về sống ở khu vực họ, đại đức chấp thuận. Thế là thầy tròø đi mất mấy ngài đường qua các khu rừng rậm rạp mới tới nơi. Ban đêm phải ngủ trong rừng.
Khi đại đức tới nơi thì ngài mắc phải bệnh sốt rét. Con sốt nóng, lạnh luân phiên hành hạ người bệnh, kéo dài hàng nhiều tháng. Ai mà mắc phải bệnh nầy thì rất khổ vì căn bệnh không trừ hết mà hay tái phát.Hết rồi cả hàng tháng, sau đó thì căn bệnh trở lại. Phần lớn các du tăng đầu đà ai cũng mắc phải. Bản thân tôi cũng vậy, rất đau khổ về căn bệnh nầy.
Ở chung vơi ngài kỳ này có khoảng hai, ba chục vị, nhưng số theo thọ học ở từng nhóm nhỏ rãi rác chung quanh cũng khoảng ba ,bốn chục vị. Những ngày bố tát thì lên tơi năm sáu chục vị. Sau mùa an cư thì con số tăng thêm vì các tăng vùng lân cận tới.
Thời đó phần lớn cả khu vực của quận Phanna Nikhom, nằm ở phía nam tỉnh Kalasim là khu rừng, có đồi núi rãi rác bao quanh, có những khu rừng rộâng hằng chục mẩu, rất thích hợp cho việc tu hạnh đầu đà. Trong mùa khô thì các dệ tử của ngài đi du hành trong rừng núi, sống gần những thôn nhỏ có chừng năm , ba gia đình, đủ để đi khất thực. Mặc dù có những thôn xóm đông khoảng vài ba chục gia đình nhưng họ không ở gần.
Làng Ban Nong Pheu ở một thung lũng rộng chung quanh là rừng, núi. Thiích hợp cho các du tăng đầu đà sống rãi rác chung quang tới thọ giáo khi ggạp vấn đề. Dân ở đây họ làm vườn, làm ruộng. Đường mòn từ quận tới làng khoảng 12 dậm, đi vòng chung quanh núi mấùt thêm khoảng 3 dậm nửa mới tới làng. Nếùu ai không quen đi thì cảm thấy khó vì không có khu vực dân ở trên đường đi tới làng. Nếu có thì là những thôn cách đường mòn cũng khá xa, không tiện.
Những Tỳ Khưu nghiệp xứ đầu đà được thúc đẩy bởi lòng ưa thích pháp, nên họ chịu đựng được các gian khổ. Thật khó cho họ tìm thấy những ai như là đại đức Mân, cho nên mổi khi gặp được ngài thì họ vui thích như con ở xa về thăm cha mẹ. Họ rất tôn kính đại đức Mân mặc dầu họ không sống chung với ngài. nhưng trong tâm khảm họ đây là vị thầy mà họ có thể hi sinh vì, ngay cả phải chết khi thầy bảo họ chết.
Thật là thích thú khi nghe những vị sư đầu đà kể lại cách tu của họ. Họ dùng mọi cách để gia tăng việc hành thiền, và tìm phương thức thích hợp cho họ để điều phục tâm : Họ thử không ngủ, bớt ăn , hay nhịn đói nhiều ngày, đi kinh hành suốt đêm, ngồi định nhiều giờ, và ngồi định suốt đêm từ tối cho tới sáng, ngồi hành thiền ờ những nới cọp qua lại, ở những nơi có nhiều cọp, ngồi hành thiền bên bờ vực sâu, hay trên chóp núi, ban đêm vào những nơi mà họ sợ để hành thiền, hành thiền ở nghĩa địa ban đêm , v v. . .
Sựï gian khổ mà người tu kinh nghiệm thì quan trọng khi so sánh kết quả đạt được: Đức hạnh, giới thể, sự thỏa mản, vào cái chắc trong pháp, cái mà kiểm soát và gìn giử mạng sống của người tu.
Chừng nào còn người ham thích tu tập đúng đắn theo giáo pháp thì chừng đó Phật pháp còn ở trên thế gian.
Cách tốt nhất mà để phát triển chánh niệm và tuệ, và để xử dụng khả năng thật của chúng là ta khéo léo kinh nghiệm những phương pháp khác nhau, để tìm ra cái thích hợp nhất cho mình.
Trong những ngày Bố tát, ngày đọc tụng giơi 1uật và phát lồ sám hối, các Tỳ Khưu ở các nơi về , thì bài pháp của ngài khác với bài pháp mà ngài giảng cho các vị Tăng. Mặc dầu mạnh mẻ và thâm sâu nhưng không sánh bằng các bài giảng mà ngài chỉ giảng cho các Tăng ở chung với ngài. Những bài giảng mạnh mẻ , năng động và hùng hồn, như khiến người nghe phiền não tiêu trừ . Tác động mạnh lên tâm thức người nghe mà những ngày sau đó còn ảnh hưởng.
Những vị tu tập có thể xác định chính xác trình độ của bạn đồng tu, hay ngay cả thầy của mình nữa, khi họ lắng nghe cuộc thảo luận về việc hành thiền. Kiến thức nẩy nuôi dưỡng tình thân vòng những người tu hành vơi nhau.
Khi mà một vị tăng mô tả kinh nghiệm và các tầng lớp mà họ trãi qua thì có thể biết trình độ vị ấy. Một người học trò khi nói cho thầy nghe về kinh nghiệm của mình, hay về một vấn đề nào đó, thì người học trò có thể đánh giá mức độ giác ngộ của thầy mình, nếu người thầy đã trãi qua giai đoạn đó thì vị thầy đã quen với các kinh nghiệm như vậy nên có thể dựa vào kinh nghiệm đó của mình mà hướng dẩn học trò đi tới. Nếu là một vấn đề thì vị thầy có thể chỉ rõ nguyên nhân và cách giải quyết một cách chính xác, làm cho người học trò hoan hỉ chấp nhận không hoài nghi. Hoặc giả sử người học trò ảo tưởng rằng mình đã chứng đạt những điều như vậy thì người thầy dựa vào kinh nghiệm của mình biết đó là không thực nên có khả năng chỉ rõ chổ sai, và giải thích tại sao người học trò nghĩ như vậy.
Những cuộc thảo luận như vậy giữa đại đức Mân và các người đệ tử đã tạo tình thân giữa thầy trò. Ai cũng tin tưởng vào thầy, và làm đúng theo những gì ngài chỉ, luôn luôn thành thật , và không bao giờ nó dối.
Tôi là kẻ cứng đầu, ít khi nào chấp nhận ngay lời phê bình. Có những lúc thảo luận vơi 1thầy rất sôi nổi mà tôi quên đi mình là người học trò. Càng lý 1uận với thầy thì càng thấy thầy mình đúng và cuối cùng tôi bị “băm ra từng mảnh nhỏ”. Khi xong thì tôi hoàn toàn chấp nhận các sự thật đó.
Mặc dù tôi là kẻ có nhiềy “ý kiến” nhưng đại đức không la rầy hay muốn thay đổi thái độ của tôi. Mổi lần thấy tôi là ngài hay cười. Có1ẽ ngài nghĩ làm sao mà tôi có thể chịu đựng được sự thua cuộc, hay có lẽ thương xót kẻ ngu nầy vì hay ngoan cố cãi lý. Tuy nhiên tôi cũng rút ra nhiều bài học quí giá từ sự cải lý nầy.
Khi rời khỏûi khu rừng núi Chiang Mai, cũng là lúc ngài rời khỏi khu rừng rậm rạp của tử sanh, tuy ngài không nói ra, nhưng chắc hẳn là có lý do mà ngài ngụ ở những nơi nầy trong một thời gian lâu. Nakhon Ratchisima là một trong những lý do. Tăng và cư sĩ vùng nầy thì rất tiến triển trong việc tu tập, rất nhiều hành giả có trình độ cao đến tu học với ngài và sau nầy có nhiều vị đi theo ngài tơi Udon Thani, và Sakon Nakhon tu tập vơi ngài cho tới lúc ngài mất.
Khi ở tại Udon Thani, ngài an cư ở chùa Bodhisomphon với vị đệ tử đại đức Dhammachedi. Ở đó ngài cũng mang lợi lạc cho nhiều người.
Và ở Ban Na Mon của tỉnh Sakon Nakhon thì ngài cũng giúp đở nhiều, trong số đó có một vị ni, người tu mặc áo trắng, vị Ni nầy trụ trì một ngôi chùa làng. Đây là lý do chính mà ngài ở lâu tại đây. Vị Ni già nầy thì tu rất cao. đã có chân đúng vững trong giáo pháp. Đại đức nói với chúng tôi rằng khó tìm thấy vị nào có trình độ như vậy.
Cũng ở tại Ban Nong Pheu, trong làng nầy có một vị cư sĩ tại gia, bà ta rất già cũng thường đến ngài cầu học, trình độâ tu của bà ta cũng rất cao, cũng như vị sư Ni ở tại Ban Na Mon.
Chống gậy đi bộ từ nhà tới chùa, bà ta phải dừng nghĩ bốn năm bận, và khi tới gặp đại đức thì gần như muốn đứùt hơi phải ngừng hồi lâu để thở. Chúng tôi rất thương bà ta, khi đại đức thấy vậy cũng thường nói:”Tại sao phải lặn lội tơi đây, bà có biết bà mệt không? Ngay cả con nít cũng còn biết mệt. Giờ đã tám chín chục tuổi rồi , mà còn không biết mệt, tại sao lại phải đi tới đây”.
Bà ta trả lơi rất thẳng thắn và chân thật không sợ. Ngài hỏi thăm về cách tu của bà và chỉ điểm cho bà ta . Không những bà ta có căn bản vững chắc trong hành thiền mà bà ta còn có tha tâm thông biết được ý nghĩ tốt xấu của người khác. Ngoài ra bà ta còn có thể nhận biết được các loài hữu tình khác, ở các cảnh giơi khác. Khi thưa chuyện với đại đức, bà ta thành thật nói về các điều sở đắc một cách thành thật và tự nhiên, và rất tự tin. Khiến đại đức phải bật cười về tánh bất khuất, thẳng thắn của bà ta.
“Tâm ngài đã từ lâu vượt qua rồi” Bà ta mạnh dạn tuyên bố.
“Tôi đã để ý tới tâm của thầy từ lâu. Hoàn toàn tuyệt đối không thể so sánh được. Tâm của thầy đã thanh tịnh, tại sao làm sao thầy còn hành thiền nữa.”
Đại đức trả lời :” Tôi sẻ tiếp tục tinh tấn hành thiền cho tới lúc tôi chết. Một người Phật tử không bao giờ giải đãi.”
Nghe vậy bà ta nói:” Nếu ngài còn có cái để đạt thì tôi không thắc mắc, nhưng tâm ngài đã tràn ngập hào quanh chói lòa. Thầy làm sao có thể đạt gì hơn nữa trong việc hành thiền. Tôi thấy tâm ngài sáng chiếu khắp cả thế giới. Sự nhận thức của ngài ở khắp nơi , không có gì chướng ngại nó. Nhưng tôi thì không có những phẩm chất đó , cho nên tôi mới đến gặp ngài xin ngài giúp. Để xin thầy giúp cho tôi để tôi có được như ngài”
Khi nghe bà ta thảo luận với đại đức Mân thì thấy thật sự là bà ta có một trình độ tu rất cao. Mổi khi gặp vấn đề thì bà ta lại lê từng bước tới chùa gặp đại đức để hỏi. Đại đức đặc biệt quan tâm tới bà nên rất vui vẻ sẵn lòng tiếp chuyện mổi khi bà ta tới. Những khi như vậy thì các tăng ở bên cạnh giảng đường, giảng đường là nơi ngài tiếp khách, nghe lén câu chuyện thảo luận giữa hai người. Bởi vì những câu hỏi phát xuất từ chính kinh nghiệm bản thân của bà ta nên câu chuyện rất là hấp dẫn.
Có những câu hỏi thuộc bên trong , như là các câu hỏi về Tứ Diệu đế. Có những câu hỏi về các cảnh giới của Trời, Phạm thiên. Nếu đại đức chấp nhận sự hiểu biết của bà ta vế các vấn đề này, thì đại đức khuyến khích bà ta tiếp tục phân tích điều tra. Còn khi đại đức không chấp thuận thì bảo bà ta bỏ đi đùng truy xét và giải thích làm sao mà phải bỏ và phải theo cách thức mới như thế mới đúng.
Bà ta tuyên bố là biết được người khác nghĩ gì . Điều nầy gợi tánh tò mò của các Tăng, muốn nghe bà ta nói về mình, nhưng lại sợ những điều tiết lộ. Nhưng bà ta luôn diễn tả cảnh rất gây ấn tượng: Là các vị ở trong chùa ai cùng có hào quang sáng, từ vị Sa di cho tơi đại đức Mân. Giống như các vì sao và tinh tú. Có người chiếu sáng rực , có vị tõa chiếu yếu hơn. Thật là cảnh uy nghi rất đẹp, ngay cả các vị Sa di cũng không lu mờ ảm đạm. Mổi vị tăng đều đáng khâm phục, vì ai cũng hết sức tinh tấn trong khả năng của mình để trau dồi tâm.
Có lần bà ta tới viếng Brahmaloka (Phạm thiên giới). Nhưng chỉ thấy toàn là Tăng, không thấy cư sĩ nên bà ta thắc mắc hỏi đại đức. Đại đức trả lời:
“ Cõi Brahmaloka thì hầu như là nơi chỉ có tăng cư ngụ , là những vị đã chứng quả bất lai. Đó là tại sao. Khi một vị tăng chứng quả bất lai và lúc chết thì tái sinh vào cõi Phạm thiên nầy. Rất hiếm có cư sĩ đạt được trình độ nầy, cho nên không thể sanh vào cõi phạm thiên được . Đó là ý do bà chỉ thấy tăng chứ không thấy cư sĩ. Còn một điều : nếu bà thắc mắc tại sao không hỏi một trong những vị tăng ở đó . Quên không chịu hỏi khi ở đó bây giờ lại kiếm tôi để hỏi”.
Bà ta cười:”Tôi quên hỏi họ, Tôi không nghĩ ra, đến lúc xuống mới thắc mắc. Kỳ này nhớ, lần sau khi gặp tôi sẻ hỏi”
Cách giải thích của đại đức Mân có hai mục đích : một là trình bày sự thật, hai là phá bỏ nghi hoặc. Sau nầy đại đức ngăn cản không cho bà ta hướng tâm đi truy xét những hiện tượng bên ngoài, vì phí đi thời gian qúi báu cần đẻ truy xét các hiện tượng bên trong, và những nguyên lý cơ bản của chúng. chỉ có những truy xét nầy mới dẫn đến chứng Đạo và Quả. Bà ta vâng lời. Đại đức nói ít ai trong số các đệ tử của ngài có thể như bà cụ già nầy.
Đây là một lý do ngài ở tại Ban Non Pheu lâu, Ngài sống tại chùa ở làng Ban Nong Pheu năm trời, thời gian lâu nhất ở tại một nơi trong đới sống tu hành của ngài. Và hơn nữa nơi đây khung cảnh thích hợp cho các du tăng đầu đà ở chung quanh tới hỏi pháp.
Lúc nầy ngài đã 75 tuồi, ngài không cón đi du hành nữa mà chỉ ở trong chùa. Các loài hữa tình khác cũng ít đến thăm, học đạo vì ngài dành hết thời giờ cho việc giáo dục các chư Tăng.
Chùa ở Ban Nong Pheu thì nằm giữa khu rừng già rậm rạp. Nên đến mùa an cư thì đại đức bảo những chư Tăng ở xa tới cầu học, hảy về trụ xứ của họ vì nơi đây là nơi hoành hành của bệnh sốt rét. Những vị Tăng ở chung với ngài nếu ai mắc bệnh thì phải tự chữa bằng pháp dược, thời đó thuốc chống sốt rét rất hiếm. Chửa bằng pháp dược nghĩa là họ dùng chánh niệm và tuệ để truy xét thọ khổ, mổi khi cơn bệnh hành hạ thân. Một vị Tăng can dảm dùng phương pháp nầy thì tạo cho mình một chổ dựa vững chắc khi có bệnh , và cả ngay khi mạnh khẻo. Tới lúc chết vị Tăng đó không yếu đuối và sợ vì đã làm chủ được cơn đau, chấp nhận cái tiến trình mà chúng ta gọi là chết. Chánh niệm và trí tuệ đã giúp cho vị đó biết rõ Khổ trong ïcuộc tử sanh, đã thuần thục cho việc quán đau khổ, cho nên vào phút cuối không bị nổi đau làm tâm trí mê mờ, vị đó có chánh niệm và tuệ để đi tới chổ an toàn. Sự thật là : Cái đau, thân và tâm là 3 cái hiện hửa , hay có một cách riêng biệt. mổi thứ hiện thực tron glảnh vực của chính nó. Không khi nào can thiệp hay tranh giành lẫn nhau. Bằng sức mạnh của sự giác ngộ nầy thì nguyên nhân gây ra sự đau khổ - tập Đế một trong Tứ Diệu đế , bị chinh phục. Thì cái đau, tình trạng căn bệnh hay viễn tượng về cái chết cũng biến mất.
Ai mà tín tâm dùng pháp dược để trị bệnh thì cho dù cơn đau như thế nào đi nữa, ngay cả phải chết, thì người đó không bao giờ thua. Bởi vì Chánh niệm và tuệ đã giúp họ tới nơi an ổn khi mà mạng căn đã chấp dứt. Không thể nào giử thân thể nầy và tâm lại vơi nhau được nữa.
Những ai hành và giác ngộ được Sự Thật mà đức Phật tuyên dươn, thì ai cũng tuyệt đối chắc chắc xác định các giá trị của nó. Đó là Sự Thật.
Ai mà hành trì một cách kiên định , không bị dao động theo đúng nguyên lý cơ bản của Sự Thật thì người đó chắc chắn nhân cách hóa được câu châm ngôn: Pháp bảo vệ những ai hành theo một cách tín tâm, Dhammo have rakkhati dammacāri.
Đại đức Mân luôn áo dụng cách khuyến khích , tánh can cường của một chiến sĩ anh dủng không sợ chết cho các vị tăng, dù vị đó đang bệnh hay mạnh khẻo.
“Hảy tưởng tượng cảnh lộân xộn không ra gì như sau: Một vị Tăng nằm lăn lộn , than kêu giống như một con thú sắp chết. Các ông là các Tỳ Khưu đanh tu hành thì đừng có theo thói của loài thú vật. Nếu mà nghĩ và làm như loài thú thì đạo sẻ phát triển các tánh thú, lúc đó thì sẽ lan tràn khắp nơi. Đó chắc chắn không phải là cách mà đức Phật đã dạy chúng ta.
Chúng ta thì lúc nào cũng bệnh , không lúc này thì cũng lúc khác. Chúng ta cũng biết khi người khác bị bệnh, họ cảm thấy như thế nào. Bộ cần thiết để cho người khác biết là mình đang bị đau, khó chịu khi bị bệnh à . Nếu rên la mà chữa khỏi bệnh thì cần gì dùng thuốc. Mổi khi bệnh thì cứ lăn qua, lăn lại rên thì khỏi, dể như vậy phải không ? Chẵng cần tốn thì giờ và thuốc men để chữa người bệnh. Rên than có chữa được bệnh không ? Nếu không thì tại sao lại làm người khác kinh tởm, mà không tĩnh táo tìm cách trị“. Đó là một trong các thí dụ, ngài nói cho người không có can đảm khi bị bệnh.
Trong khi ngài ngụ tại Ban Nong Pheu thì có hai vị Tăng chết tại chùa, và một vị nữa chết ở gần đó tại Ban Na Nai. Vi đầu tiên là một vị Tăng trung niên chuyên hành thiền. Vị nầy là đệ tử của đại đức khi ở Chiang Mai, sau đó theo thầy tới Udon Thani và Sakon Nakhon, tại đây thì có khi ở chung với ngài , có khi đi du hành tu một mình, và cuối cùng thì về chết tại chùa ở Ban Nong Pheu. Vị nầy có trình độ tu khá cao. Luôn được sự nhắc bảo và chỉ dạy của đại đức Mân nên tu tuệ


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Dec 1 2011, 05:00 PM
Bài viết #9


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



của vị nầy đã phát triển đến mức nhạy bén. Vị này rất mộ đạo và tinh tấn, thuyết pháp rất hay, và hành xử rất thông minh, mặc dầu vị nầy “thất học” không biết chử. Không may vị nầy mắc bệnh sưng phổi cấp tính. Căn bệnh kéo dài, cho nên vào một buổi sáng khoảng 7 giờ, thì vị đó ra đi một cách bình thản, lúc đó tôi được chứng kiến sự ra đi một cách nhẹ nhành, thanh thản. Tôi rất kính phục vị nầy.
Lúc chết là lúc chính chúng ta kiểm soát số phận của chúng ta, không ai khác làm được, cho nên khi sống chúng ta phải làm tất cả để phát triển những khả năng để khi đó chúng ta sáng suốt mà đi tới nơi an toàn.
Lúc vị đó sắp mất thì đại đức đang họp chúng để sắp sửa đi khất thực, ngài dừøng lại chứng kiến cảnh nầy. Ngưng một giây lát, ngài quán tưởng và sau đó ngài nói với các vị Tăng:
“Các ông không nên lo cho vị nầy nữa, ông ta đã tái sinh vào cỏi Quang Âm thiên Abhasvara, là cõi thứ 6 trong Phạm thiên giới. Cũng tạm yên . Nhưng đó củng là một sự tũi thẹn, vì nếu ông ta sống lâu hơn một tí và với sựï tinh tấn hơn nữa ông ta có thể giác ngộâ thêm những chân lý nội tâm, mà có thể tái sinh vào một trong 5 cỏi của cảnh trời Vô Nhiệt Śuddhāvāsa. Ở đó thì ông ta sẻ tu tới cho tới khi hoàn toàn giải thoát. Không phải tái sinh vào trong vòng tử sanh nữa.
Thế còn các ông, Sự tái sinh nào mà các ông chuẩn bị cho mình ? Là một trong các loài thú, loài ngạ quỉ, loài địa ngục, hay là loài người, loài Trời hay Niết Bàn. Là loài gì ? nếu muốn chắc biết thì hảy nhìn vào tâm mình, coi hướng đi của nó là đi đâu. Hảy xét nghiệm ngay bây giờ con đường mình đang đi, là tốt hay xấu. Bởi vì tới lúc chết thì không quay lại được. Ai củng biết lúc chết là xong, không thể làm gì hơn được nữa sau đó.”
Cái chết thứ hai, là vị ở tỉnh Ubon Ratchathani. Người bị mắc bệnh sốt rét và tháng sau thì chết. Cái chết của vị nầy được một người bạn đồng tu sống trong chùa biết trước trong lúc định. sáng hôm sau vị đó găïp đại đức để nói về chuyện nầy: “ Trong khi ngồi định đêm qua, thì con thấy một hình ảnh kỳ lạ. Con thấy thầy đang đứng trước một giàn hỏa và nói , Thiêu vị Tăng đó tại đây, đây là nơi thích hợp. Con thật sự không hiểu, phải chăng là vị tăng đang bệnh sốt rét sẻ phải chết vì căn bệnh đó ? Con thấy tình trạng vị đó bết lắm”
Đại đức liền trả lời:” Ta đã xét nghiệm trường hợp nầy từ lâu, và vị nầy mạng căn sắp chấm dứt, không làm gì được nữa. Nhưng ông ta không chết một cách vô ích, vì ta đã nhìn thấy tâm của ông ta : cũng rất tốt. Vị nầy tiến rất xa. Nhưng ta tuyệt đối cấm ông không được nói cho ai, hay ông ta vì nếu như biết được mình sắp chết thì ông ta sẻ thất vọng, làm tình trạng bệnh đi xuống nhanh và làm cho tinh thần dao động, việc nầy sẻ gây trỡ ngại cho việc tái sinh vào các cảnh giới tốt lành. Thất vọng là một cảm xúc rất có hại trong cách nầy, thì đây là rõ rệt.”
Vài ngày sau đó , thì tình trạng bệnh của người nầy đột nhiên trỡ nên trầm trọng và vị đó ra đi một cách bình thản vào lúc 3 giờ sáng. Điều nầy nhắc nhở tôi rằng là đại đức đã điều tra các hiện tượng xuất hiện trong lúc định rất kỹ càng, và sau khi thấu triệt thì ngài bỏ qua để chúng theo con đường của chính nó.
Có một hôm vào buổi sáng, một vị tăng sốt cao vì bệnh sốt rét cho nên vị ấy không đi khất thực mà ở lại chùa để dùng pháp dược để trị cơn đau, từ sáng cho tới khoảng 3 giờ trưa. Sau đó thì cơn đau giảm dần, cảm thấy mõi mệt vị đó chỉ tập trung vào những điểm bị đau thôi.
Đại đức Mân đã dùng tâm mình xem sét bệnh trạnh của vị nầy, vào chiều hôm đó khi vị ấy thăm đại đức, thì rất ngạc nhiên khi nghe ngài nói:
”Làm sao ông lại quán như vậy hả . Làm sao mà ông hiểu được sự thật về thân , về cơn đau, và tâm khi ông chỉ tập trung vào một điểm. Hảy dùng các tuệ trực giác mà quán cả ba thứ. Trong cách đó thì ông sẻ hiểu rỏ bản chất của từng cái một. Cái cách của ông làm là cái tập trung mà người ta thấy ở một vị du sĩ ngoại đạo, nó có tất cả các sức mảnh liệt tập trung của loài chó đang cắn lộn nhau. Đó không phải là cách hành đúng đắn của một vị Tỳ Khưu muốn tìm hiểu sự thật ở trong cái thân , cái đau và tâm. Lúc ban trưa ta xét nghiệm coi ông hành như thế nào để trị cái đau của cơn sốt, thì thấy ông lại chỉ tập trung vào cái đau. Không dùng chánh niệm và tuệ đề quán cả 3 thứ : Thân, cái đau, và tâm. Chỉ có cách nầy là hữu hiệu để chữa cơn đau, bệnh.”


CỌP LÀ NGƯỜI THẦY HAY

Khi đại đức nghĩ một lời khuyên nào mà có ích cho đệ tử thì ngài nói trực tiếp vơi người đó, nói ra một cách thẳng thừng.
“Ông tốt hơn là đi tới cái hang đó để hành thiền thay vì ở trong chùa, vì tánh tình của ông thích hợp cho sự cứng rắn, sự áp lực. Hảy tìm một con cọp làm thầy của ông. Cái sợ cọp sẽ khuất phục cái tâm ông, làm tâm ông định . Giác ngộ pháp bằng cách nầy thì ông có thể có sự thõa mản. Ở đây trong chùa thì không tốt cho ông. Những kẻ bướng bỉnh, cứng đầu thì cần cái khó để làm mềm dẽo , để uốn nắn lại. Vì cọp là kẻ quấy rầy rất tốt. Ai mà sợ cọp thì hảy lấy cọp làm thầy , vì tốt hơn là lấy kẻ khác làm thầy mà không sợ. Nếu sợ ma thì lấy ma làm thầy để bắt tinh thần có kỷ luật. Sợ thứ gì nhất thì lấy kẻ đó làm thầy. Đây là cách mà kẻ thông minh áp dụng để bắt mình chịu tu.”
Trước khi xuất gia , thì vị Tăng mà đại đức khuyên là một người táo bạo, một là một hai là hai, nếu vị đó nói làm, làm làm không sợ . Vị đó là người bướng bỉnh, nhưng theo cách của một vị Tăng.
Sau khi nghe đại đức khuyên, vị nầy suy nghĩ và đi tới quyết định là phải đi. Và tới từ giả thầy. Vừa mới gặp đại đức liền hỏi :”Ông làm gì vậy, Y áo có vẻ tươm tất, bộ sẳn sàng đi chiến đấu hả?”
“Con thì đi chết ở cái hang mà thầy nói”
“Ông nói cái gì ? Ta nói ông đi chết hay là đi hành thiền”.
“Dạ Thầy nói là con đi hành thiền ở đó, nhưng con nghe các Tăng khác nói là có một con cọp to đang sống ngay phía trên hang. Hang nó gần cái hang mà con sắp ở. Đi tìm mồi thì nó sẻ đi qua cái hang của con. Con nghĩ là mình khó sống, con chỉ muốn nói ra sự e sợ của con thôi”.
“Nhiều vị Tăng đã ở đó trước kia, và nhiều lần như vậy rồi, mà không ai bị cọp ăn thịt. Tại sao tự nhiên bây giờ con cọp lại muốn ăn thịt ông ? Thịt của ông khác thịt người khác như thế nào mà con cọp thích ăn thịt ông ? Ở đâu mà ông có loại thịt ngon như vậy để mà cọp chỉ muốn vồ ông mà không vồ người khác ?”
Đại đức giải thích bản tánh lừa bịp của tâm, mà đánh lừa người ta trong quá nhiều cách để mà biết được.
“Nếu ông không xem xét mọi thứ , và thử nó với thái độ phê phán, phân biệt rõ ràng, thì ông khó mà điều phục tâm được. Ông sẻ bị đánh lừa bởi vô vàn mưu mẹo mà tâm nghĩ ra, ông sẻ không bao giờø có thể điều phục được nó. Ông sắp sửa ra đi, nhưng đã nghe lời thì thầm của phiền não rồi, mà không nghe lời của thầy ông. Làm sao mà ông có thể làm gì được ? Mọi người trên thế gian chưa chết, nhưng ai cũng sợ chết, còn sống là cái mồi nhữ người ta đi tới cái chết thì không ai sợ. Ai cũng ham sống. Ta không hiểu tại sao người ta lại đam mê sống như vậy. chỉ một kiếp sống trong thân thể thô trược nầy thì đã có quá nhiều đau khổ , và lo âu.
Giả sử người ta mà giống như măng tre thì cái ham muốn sống của một người đã trồi lên hàng trăm, hàng ngàn người khác mà không sợ rằng tất cả cái sợ chết cộng lại ảnh hưởng như thế nà. Lúc đó cả thế gian ở trong tình trạng khủng hoảng mà không ai sống được.
Ông là kẻ tu hành, một chiến sĩ được huấn luyện để can cường anh dũng trên mặt trận tâm linh. Thế mà ông lại sợ chết còn hơn người thường. Tại sao ông lại để phiền não quấy rối ông như vậy. Ông có chánh niệm, và tuệ để bảo vệ mình, tại sao lại không dùng nó , để tấn công, để đuổi nó những phiền não ranh ma ẩn náu trong tâm. Đến lúc đó thì ông mới thấy mình ngu như thế nào, chịu thua phục tòng phiền não, mới biết là nó đã cai trị chiếm được mình. Sự chiến thắng của một chiến sĩ thì phụ thuộc vào lòng quả cảm trên chiến trường. Nếu sợ chết thì đi chiến đấu làm gì ? Chỉ có cái vô úy, không sợ chết mới chiến thắng được kẻ thù.
Nếu ông muốn giải thoát đau khổ , thì phải coi cái sợ chết là một dạng đau khổ, một sản phẩm của phiền não trong tâm của ông. Nếu ông muốn giải quyết vấn đề nầy thì phải đứng vững trên chiến trường như một kẻ chiến thắng, như ta nói. Hảy kiên trì thì ông sẻ thấy cái tai hại của cái sợ làm cho tâm thần người ta điên đão, và chỉ gây ra đau khổ . Tốt hơn là bây giờ đối mặt nó, chớ đừng bám giử , ôm nó trong lòng để nó đốt cháy ông từ từ và rồi ngày nào đó thì ông sẻ than khóc.
Ông tin vào sự thiêng liêng cao cả ở thầy và ở pháp hay là ông tin vào cái sợ mà phiền não thải ra trong tâm ông, cái sợ cướp đoạt mất sự chánh niệm và tuệ cần thiết để trừ phiền não. Nhìn chung quanh thì chỉ thấy toàn là cọp đang chực ăn thịt mình. Thế là sao ?
Hảy nghĩ kỹ về điều nầy. Ta biết chắc là đã nhờ cách huấn luyện nầy mà ta tu tập tốt.”
Tâm vị đó bừng sáng lên, và vị đó hăng hái lên đường.
Đến hang, sau khi bỏ đồ xuống, đi quan sát khu vực chung quanh thì thấy dấu chân cọp còn mớùi in, lúc này thì vị nầy toát mồ hôi vì sợ, bao nhiêu sự tự tin khi nghe thầy nói biến đâu mất. Cộng thêm nửa tự nhiên bệânh sốt rét lại tái phát. Cơn sốt , và cơn sợ làm cho vị đó muốn điên lên.
Ngồi suy nghĩ kỹ về quyết định của mình làm, và lời khuyên của thầy. Vị nầy đi tới quyết định là ra trước vực sâu mà ngồi hành thiền, lưng quay về phía trong con đường mà cọp hay đi. Chớ không hành thiền trong hang chờ cọp tới. Vị đó nghĩ nếu không có giử được chánh niệm mà rơi xuống vực thẳm thì cũng khỏi làm phiền ai.
Sau khi ngồi trước vực thẳm, thì vị đó niệm câu Buddho, một cách chú tâm như thể nếu sơ ý thì sẻ chết liền vậy. Ngồi niệm câu Budho, đồng thời tĩnh giác quan sát tâm. Khi biết rằng cái sợ rơi xuống vực sâu thì hơn là sợ cọp. Thì vị đó lập tức thu hết chánh niệm và tuệ để niệm câu Đức Phật Đà hay là quán về cái sợ chết, tùy theo cái nào khởi lên từng lúc trong tâm . Hành như vậy, bên bờø cái chết. Không bao lâu tâm vị đó trụ vào sự nhất tâm và tới Tịnh Chỉ định. Khi ấy thì vị đó hoàn toàn quên lãng đi những xáo trộn, rối loạn đã từ lâu ngự trị ở trong tâm. Còn lại chỉ là cái tĩnh giác về tâm, lúc đó thì cái sợ đã biến mất. Lúc đó là khoảng 10 giờ tối. An lạc trong Tịnh Chỉ định vị nầy không muốn ra , ở trong định cho tới 10 sáng này hôm sau. Mở mắt ra thì mặt rời đã mọc lên cao, quá trể cho việc đi khất thực. Nên ngày đó nhịn đói. Sau khi ra khỏi định thì vị ấy thấy mình không còn sợ nữa, mà thay vào đó là lòng can đãm mà trước kia chưa bao giờø kinh nghiệm qua. Đồng thời cơn sốt của bệnh sốt rét cũng hoàn toàn hết. Sau nầy vị đó không còn cơn bệnh sốt rét hành hạ nữa , hoàn toàn khỏi hẳn. Vị ấy thấy rằng Pháp dược đã chửa được cơn bệnh và nổi sợ cọp. Hai điều nầy không bao giờ phiền nhiễu vị nầy nữa. Vị nầy có thể đi bất cứ nơi nào, và sống bất cừ ở đâu.
Trong những ngày sau đó, thỉnh thoảng vị đó muốn cọp thình lình xuất hiện để thử coi mình như thế nào, có còn sợ không ? Bây giờ thì vị nầy đã biết cái tâm hoạt động ra sao, và thầm cảm ơn đại đức Mân đã biết cách chỉ dạy mình.
Khi mà biết nơi nào cọp hay đi qua thì vị đó ngồi ngay giữa đường mà hành thiền. Còn ở trong hang thì ban đêm không ngồi dưới cây dù có màn che muổi. Tuy không còn sợ nhưng vị ấy không đạt được định như ý muốn, tùy lúc tùy nơi mà có định sâu.
Vào một đêm đang ngồi ngoài trời, thì tâm vị nầy không chịu vào định, mặc dầu hết sức . Ngồi đó trong sự thất vọng, thì vị đó nghĩ : không biết con cọp to lớn đang sống trong khu vực nầy đang ở đâu, nếu nó đi tới thì có lẽ mình nhập định được.”
Khi nghĩ như vậy không lâu khoảng nữa tiếng đồng hồ thì vị ấy nghe tiếng chân của một con thú lớn. Lúc đó khoảng 2 giờ sáng. Và vị ấy bị kích động, và nghĩ : À giờ của ngươi đã tới, bây giờ thì ngươi vẩn bình thường, hay là sợ con cọp sẻ phóng tới, gặm vào cổ nhà ngươi? Nếu nhà ngươi không muốn làm bữa ăn cho cọp thì hảy chạy đi tìm nơi an toàn đi.
Vị đó tập trung hết tinh thần vào hình ảnh con cọp phóng tới gặm vào cổ mình. Khi mới vừa có sự tập trung thì tâm vị đó vào Tịnh chỉ định rất sâu. Khi đó thì tất cả đều tan biết , người sợ , cọp hay cái sợ không còn nữa, chỉ còn lại là tâm và pháp hòa lẩn nhau . Một kinh nghiệm thật kỳ diệu, không bút nực nào tả nổi. Vị ấy an trú trong định như vậy cho tơi 10 giờ sáng hôm sau, tất cả là 8 tiếng đồng hồ.
Khi xuất định thì mặt trời đã mọc cao rồi, nên vị đó không đi khất thực và ngày đó lại nhịn đói. Không biết có phải là mình nghe lầm không, vị đó đi quan sát thì thấy dấu chân cọp , dấu chân đi từ xa tới cửa hang, và quẹo qua phía khác. Toàn bộ sự kiện là điều kỳ lạ.
Vào tịnh chỉ định thì khác nhau do cá tánh của mổi người , có người vào rất nhanh giống như rơi xuống vực xâu. Mọi hoạt động giác quan đều ngưng, có nghĩ là không biết gì về các dấu vết do ngoại cảnh tác động qua các giác quan. Tâm của vị đâây là một trường hợp.
Như sau nầy vị Tăng nầy kể lại, thì lúc tâm vào định thì mọi thứ liên quan tới tâm qua các giác quan đều biến mất. Chỉ khi nào ra khỏi định thì các nhận thức bình thường mơi trở lại. Nhưng vị đó nói là khó mà nhập định như ý nếu không có gì gây áp lực. và nói đó là lý do vị nầy hay đi tìm những nơi có vẻ sợ mà hành thiền.
Vị nầy kề lại trong khi ở cái hang đó để tập tu định , thì có những hiện tượng lạ xảy ra. Là có các vị địa thần, đến thăm và nói chuyện. Điều lạ nữa là ai ở trong làng mà chết thì vị ấy đều biết . Vị ấy nói kiến thức như vậy không biết nó từ đâu đến. Nó chỉ tự động khởi lên trong tâm. Và lúc nào cũng đúng.
Vị ấy nói :”Chổ tôi ở cách làng khoảng 5 dậm, vậy mà cũng có người tới mời tôi làm đám ở nghĩa địa. Điều nầy là cái phiền hà cho tôi. Nếu có ai vừa mói chết là tôi biết rằng ngày mai là sẻ có người tới mời tôi, và tôi sẻ phải đi. Đúng như vậy, khi có người chết là họ tới mời tôi. Họ nói Tăng ở vùng nầy hiếm. Họ không có cách nào khác là làm phiền tôi. Họ tin tưởng người chết sẻ có lợi khi có một vị Tăng làm lể ở nghĩa địa cho người chết. Tôi rất thương xót cho họ nên phải đi. Có những lúc tôi nhịn ăn để gia sức hành thiền, nhưng những chuyện như vậy thì làm tôi phải bỏ dỡ.”
Vị đó nói con cọp đi kiếm ăn ban đêm như các con thú khác, nhưng nó thì không quan tâm đến vị đó, mặc dầu nó hay đi ngang qua trong lúc vị ấy hành thiền. Và nhờ nó mà thúc đẩy vị ấy tu.
Khi ở Ban Nong Pheu , đại đức Mân rất hài lòng về tăng đoàn của mình. Có tới hai, ba chục vị ở với ngài trong mùa an cư nhưng không có một rắc rối nào. Tất cả đều hòa thuận như nước với sữa. Thật là một cảnh đáng khích lệ.
Đến giờ đi bát , không ai bảo ai, tất cả đều xếp hàng một vào làng khất thực. Trong làng có một cái bàn dài dùng để chư tăng ngồi đọc kinh để chúc lành cho dân sau khi nhận thức ăn. Sau đó thì về chùa, cùng ngồi ăn chung theo thứ tự trên dưới mà ngồi, và ăn trong một sự im lặng. Khi ăn xong thì ai nấy đều rửa bát của mình, để khô rồi cất vào trong bao đựng bát và đem đi cất ở chồ để bát một cách ngăn nắp.
Sau đó thì ai nấy tự động đi vào khu rừng chung quanh chùa, tìm nơi thích hợp, hoặc đi hoặc ngồi để tu, tới khoảng 4 giờ trưa thì ai nầy đều tụ tập lại giúp nhau dọn dẹp chùa và khu vực chung quanh, khi dọn dẹp xong thì đi xách nước ở giếng, đồ vào các lu nước khác nhau, cái dùng dùng đề uống, cái để rửa chân, cái để hay giặt y áo, và cái để rửa bát. Sau một buổi tắm chiều nhanh chóng ở ngoài giếng, thì ai nấy lại tiếp tục hành thiền cho tới giờ đi ngủ, nếu bửa nào không có họp chúng để nghe pháp. Đại đức thường thì cứ 7 ngày họp chúng một lần. Trong dịp nầy thì các đệ tử nghe pháp và hỏi nếu có gì thắc mắc trong việc hành thiền của mình. Mặc dầu ai cũng có thể gặp ngài vào những giờ ngài rảnh để hỏi những vấn đề gặp phải trong sự tu của mình. Thường thì ngài rảnh lúc sau khi thọ thực, và vào lúc 5 giờ chiều, và 8 giờ tối.
Nghe đại đức Mân giảng pháp và trả lời các câu hỏi của các đệ tử là một kimh nghiệm rất thích thú. Không những các Tăng ở chung với ngài hỏi pháp và các vấn đề , mà các Tăng đang tu rải rác trong khu vực cũng tới hỏi pháp và các vấn đề mà cá nhân gặp phải trong lúc tu hành.
Thỉnh thoảng đại đức kể lại những chuyện trong quá khứ vơi tính cách giáo dục. Đại đức kể các chuyện hồi nhỏ, những chuyện lúc ngài làm sa di, và thời gian làm Tỳ Khưu. Có những chuyện làm cho chúng tôi bật cười , nhưng có những câu chuyện làm chúng tôi rất thương xót cho thầy vì những gian khổ khó khăn mà ngài đã trải qua. Một vài câu chuyện về giác ngộ thì làm chúng tôi say mê. Được sống chung lâu dài với một vị thầy tốt thì có rất nhiều lợi ích. Vì người đệ tử phải dần dần thay đổi cách hành xử của mình cho phù hợp giống hay gần giống như Thầy của mình. Và môi trường an toàn mà vị thầy tạo cho học trò thì việc tu hành khó mà đi lầm lạc. Được nghe pháp thường xuyên làm cho pháp in sâu vào tâm. Hơn nữa sự hiện diện của thầy làm cho người đệ tử lo sợ, và việc la rầy giúp cho đệ tử tinh tấn cao, và có chánh niệm.
Tất cả chúng tôi đều vui sướng khi được sống và tu chung vơi đại đức Mân. Giả sử nếu như mà chúng tôi có sự suy nghĩ không hợp lý, thì chắc niềm vui sướng đó sẻ trở thành nổi thất vọng và bực mình.
Tôi chẵng thể nói dùm người khác được, riêng bản thân tôi thì cách giáo dục nghiêm khắc, hay la rầy của ngài là phương pháp rất thiện xảo trong việc giáo dục các người đệ tử.
Đối với tôi đại đức Mân là một người đệ tử A La hán của đức Phật trong thời đại ngày nay. Ngài rất can đảm và tự chủ trong lối sống. Không bao giờ khuất phục trước quyền năng của phiền não . Ở tuổi già, ngài có thể nghỉ một chút, không cần phải ráng sức, nhưng việc đi kinh hành của ngài thì không giảm sút. Ngay cả người nhỏ tuổi cũng không bì kịp. Hoàn thành bổn phận giáo dục chúng sanh khác với lòng đại từ bi. Ngài luôn tin tưởng vào học trò. Lối giáo dục biểu hiện tánh kiên cường của ngài, biểu hiện cuộc sống đầy can đảm, nghị lực , phấn đấu của ngài trong việc giải thoát tử sanh . Lời nói của ngài thẳng thắn , trung thực, đánh mạnh vào tâm thức người học trò làm họ tinh tấn và quả cảm trong việc giải thoát đau khổ của chính họ. Ngài ít khi nào dể dãi, thỏa hiệp , nhân nhượng với cái dỡ của người học trò.
Ngài thành tâm tôn kính lời giáo huấn của đức Phật, từ lý tới thực hành. Thật khó mà tìm người như vậy ở thời nay. Ngài đã làm sống lại 13 chi của hạnh đầu đà, mà người nay không còn quan tâm đến . Sư thật là Thầy của ngài là đại đức Sao và ngài đã làm khơi dậy cách tu nầy ở miền Đông bắc Thái Lan.
Mổi hạnh đầu đà đều có một mục đích khác biệt. Nói chung, hạnh đầu đà gây dựng cho một vị Tỳ Khưu nào đúng đắn hiểu rõ ý nghĩa của hạnh đầu đà mà mình thọ, và thực hành đúng, một khả năng cao để trừ tất cảø các phiền não của vị đó.


BỊ BỆNH LẦN CUỐI

Vào tháng Ba năm 1949, thì đại đức Mân đã sống ở Ban Nong Pheu được 5 năm rồi. Đúng vào ngày 14 của tháng 4 âm lịch thì sức khẻo của ngài đi xuống thấy rỏ. Cho thấy dấu hiệu của sự sắp ra đi. Lúc đó thì ngài 79 tuổi.
Đại đức bệnh nặng làm mọi người trong Tăng đoàn lo âu. Đại đức sốt cao và ho. Tình trạng ngày càng xấu. Ai cũng lo , nhưng đại đức thì biết rằng đã tới lúc ra đi.
Từ đầu và những lần sau đại đức đã bảo với mọi người là ngài không dùng thuốc, và không cần chữa trị. Nếu có ai mang thuốc tới thì ngài không bằng lòng và nói rằng :
“Đây là cơn bệnh của một kẻ già đã tới mức cuối của cuộc sống. Bất cứ uống thuốc gì đi nữa cũng không hết bịnh. Tất cả còn lại chỉ là hơi thở, đang chờ tơi lúc ngừng hẳn. Ta như cái cây đã chết, dù các ông có tưới nước, bón phân đi nữa cũng không làm nó ra hoa kết trái được. Cái cây già chết nầy chờ ngày nó ngã xuống. Đốn ngã bời căn bệnh nầy.
Ta đã xét nghiệm tình trạng của ta từ lâu trước khi triệu chứng xuất hiện. Nên ta đã báo trước cho các ông: Chớ có tự mản. Nhanh chóng hảy tinh tấn lên, vì ngày nào ta còn sống thì ta còn giúp được các ông trong mọi vấn đề. Bỏ lỡ cơ hội nầy, thì các ông sẻ phí rất nhiều thời gian ở tương lai.
Ta sẻ ở đây không lâu đâu. Ta sắp rời khỏi thế gian nầy, đúng như định luật vô thường, cái gì do các điều kiện mà hợp thành, thì sẻ phải tan rả , không có ngoại lệ.
Ta đã báo cho các ông ba năm về trước, là ta không sống lâu hơn 3 năm nữa. Giờ thì nói gi đây ? Công việc làm của Ta Bà có trong mổi người, trong mổi loài hoạt động theo chương trình sẳn có của nó không thể khác được. Chỉ vài tháng là xong công việc của nó, làm sao mà nó có thể trì hoản được ?”
Mổi ngày sức khẻo ngài càng đi xuống, đại đức rất bực mình khi người ta kẻ mang thứ thuốc nầy, người mang thứ thuốc khác xin ngài dùng, nhưng ngài đều từ chối và bảo rằng chỉ có giàn hỏa là chửa được căn bệnh nầy thôi. Các đệ tử người dân thường ai nấy đều nài ép ngài , đôi lần vì thương xót cho họ nên ngài dùng, và vì không muốn họ thất vọng vì nghĩ là ngài không chịu chữa bệnh.
Tin ngài bệnh nặng lan truyền đi khắp nơi, tuy đường xá hiểm trở nhưng dân chúng, Tăng, cũng như người tín tâm quanh vùng ai nấy đều muốn tới thăm ngài, có kẻ đi không được cũng mướn xe bò đi tới.
Do cá tánh của ngài , đại đức thích sống một mình. Ngay cả các Tăng sống chung với ngài cũng ít gặp ngài nếu không là chuyện cần thiết. Giờ một số đông người tới thăm bệnh lại càng làm cho bệnh tình thêm nặng.
Khi ngài bệnh thì ngài không muốn cho đệ tử ngay cả người thân cận nhất chăm sóc. Ngài muốn tự làm một mình. Nếu ngài cho phép thì vị Tăng đó phải rất là thận trọng. Việc chọn người săn sóc rất là cẩn thận, chỉ có ai ngài cho phép mới làm. Khi sức khẻo ngài quá yếu thì có một vị Tăng được chọn để chăm sóc. Vì tánh ngài rất cẩn trọng và tỷ mĩ nên vị Tăng mổi lúc phải quyết định việc gì nên làm và theo sát các Tăng khác coi họ có thực hiện đúng như vậy không.
Khi Tăng, và người Tín tâm đến thăm bệnh thì họ chờ ở chòi khách, chờ lúc thuận tiện vị Tăng làm phận sự nầy vào báo cho ngài biết và khi được cho phép thì vị Tăng dẩn khách đi theo vào cốc mà thăm hỏi. Sau khi thăm hỏi thì được dẫn ra. Ai tới cũng phải đều như vậy, chỉ trừ những bậc tôn giả có quan hệ mật thiết với ngài thì sau khi được thông báo, và chấp thuận thì họ đi thẳng vào trong phòng của ngài, thăm hỏi mà không có vị Tăng tri khách đi theo.
Một tháng trôi qua, sức khẻo ngài giảm dần, mặc dầu triệu chứng bệnh không trầm trọng lắm. Ai nấy đều buồn vì ngài chiếm một vị trí quan trọng trong tâm tư của họ. Tuy sức khẻo yếu kém, nhưng ngài cũng không bỏ các cuộc nói pháp, nhưng lần này thì ngài không ban cho những cuộc nói pháp giống như trước nữa, sau khi giảng pháp, và trả lời thắc mắc, thì ngài đi thẳng về phòng mà nghỉ.
Điều kỳ lạ là khi nói pháp trước đại chúng , thì ngài không tõ ra dấu hiệu suy yếu nào. Vẩn giọng nói to, hùng hồn, tinh thần nhạy bén. Khi nhấn mạnh điểm nào thì ngài thay đổi giọng nói mạnh bạo liền, không giử điều gì cả khi ngài nói. Chỉ sau khi xong ,thì mới thấy ngài rất mệt
Vào một buổi chiều trước khi có triệu chứng bệnh, đó là vào rằm tháng giêng năm 1949. Đại đức họp chúng vào lúc 8 giờ tối để nói pháp và không chấm dứt vào lúc nữa đêm. Tất cả là 4 tiếng đồng hồ. Năng lực của pháp mà ngài ban cho trước một đám đông các Tăng đầu đà thậât là kỳ diệu. Ai nấy đều say mê không còn biết thời gian nữa. Tất cả không gian đều tan biến mất, còn lại chỉ là dòng pháp tuôn chảy từ tâm thanh tịnh của một vị giác ngộ đến các tăng nghe pháp. Ai nấy đều không biết gì hơn là ánh sáng từ bi của ngài đang tõa ra mọi phương.
Ngài bày tõ lòng tôn kính đối với sự kiện 1250 vị tháng tăng A La Hán tự vân tập về, mà không ai bảo ai, vào ngày rằm tháng giêng 27 vào lúc đức Phật còn tại thế.
“Vào ngày này lúc đức Phật còn tại thế, thì 1250 vị A La hán đồng tập hợp tại nơi Đức Phật ở tại chùa Trúc Lâm ở thành Vương xá (Ràgajaha), mà không ai bảo ai, không dự định trước. Tất cả họ đều là người hoàn toàn trong sạch, thanh tịnh và không còn phiền não. Vào ngày này thì chính đức Phật Thế Tôn đã cổ vủ giới bổn Tỳ Khưu Pātimokkhā. Khiến cho ngày nầy là ngày của sự Bố Tát thanh tịnh Visuddhi Uposatha. Đó là nghi thức cử hành bởi những vị Tăng hoàn toàn thanh tịnh. So sánh Tăng đoàn đó vơi Tăng đoàn đây. Các ông nghe đọc tụng giới, giữa các người hoàn toàn lem lố. Không một ai trong số các ông là hoàn toàn không có phiền não. Thật là điều buồn lòng, khi các ông được xuất gia thọ giới, đều cùng là con của đức Phật, như các Vị La hán đó cũng là con của đức Phật. Nhưng trường hợp các ông thì chỉ là giả danh , không có thật. Giống như người có cái tên gọi là “Hiền nhân” nhưng thật sự thì bị kéo chìm bởi hành vi xấu ác của mình. Vào thời đức Phật một vị tăng hành đúng theo pháp, và hiểu một cách đúng đắn, không có một tà lệch nào. Ngày nay thì danh tiếng và sự khen ngợi của một số vị cao hơn cả mặt trăng, mặt trời, nhưng hành vi thì lại chìm nặng sâu hơn cả địa ngục A tỳ. Nơi nào mà họ tìm thấy chân, thiện mỹ ? Họ chỉ tích chứa phiền não, tạo các ác nghiệp đề rồi mang đi theo, chớ không trừ khử phiền não trong tâm. Làm sao mà có sự Bố tát thanh tịnh. Khi được thọ giới làm Tăng, thì họ coi là điều hiển nhiên thanh tịnh, đạo đức. Họ không có một chút khái niệm thế nào là một vị Tỳ Khưu có đức hạnh.
Nếu họ hiểu đúng việc tuyên ngôn của đức Phật về việc hành trì giới luật thì họ biết thế nào là đức hạnh. Đức Phật tóm gọn đức hạnh trong các ba điều sau : không làm các điều ác. Phải tu nhiều các hạnh lành, và trí tuệ, và thanh lọc tâm ý làm nó trong sáng. Đó là những điều cốt yếu mà đức Phật dạy.
Không làm ác có nghĩa là gì ? Có người không làm ác, nhưng lại nói ác, có người có thể không nói ác, nhưng lại nghĩ ác. Họ tích tụ điều ác từ sáng đến tối, ngày nầy qua ngày khác không bao giờ tự mình quay lại nhìn hành xử của chính mình. Cứ nghĩ mình là người có đạo đứùc, rồi ngồi chờ thanh tịnh đến với mình. Họ không bao giờ tìm thấy được sự thanh tịnh, mà nếu thấy thì chỉ thấy sự ô uế, sự bất an. Đây là điều chắc chắn xảy ra cho những ai muốn tìm rắùc rối như vậy, và loại người dó thì không thiếu trong thế gian nầy.”
Đây là cách đại đức nhấn mạnh căn bản của giới luật, mà hi vọng rằng các Tăng đang tu, thấy được phần nào sự thật trong đó. Và sau đó ngài giải thích cách tu định, và tu tuệ, từ căn bản cho tới hoàn toàn giải thoát , ngài chỉ dẩn căn kẻ, công khai không giử lại điều gì.
Sau khi giảng xong thì ngài, cũng như lúc ở chùa Chedi Luang ở Chiang Mai trước đại chúng, ngài nói đây là bài pháp cuối mà ngài có thể trình bày một cách như vậy. Thật sự như lời tiên tri, sau đó thì ngài không giảng cho bài pháp vi diệu thâm sâu và dài như vậy nữa. Một tháng sau thì có triệu chứng bệnh và sức khẻo ngài suy yếu đi từ đó.
Mặc dầu suy yếu nhưng ngài vần cứ muốn đi khất thực và ăn chỉ một bửa. Sau đó thì ngài không thể hoàn thành cuộc đi khất thực từ đầu làng cho tới cuối làng mà chỉ đi được nữa đoạn đường trong làng, sau khi nhận thức ăn xong rồi ngài về chùa. thấy việc đi bộ xa quá gây khó khăn cho ngài, nên một số cư sĩ và Tăng trưởng họp bàn là yêu cầu ngài chỉ đi tới cổng chùa thôi , vì người dân họ muốn mang tới cổng chùa cúng thức ăn. Nếu mà yêu cầu ngài đừng đi khất thực khi ngài còn nhấc chân nổi thì điều đó làm ngài không vừa ý , đó là điều tồi kỵ khi mà đề nghị với một người có cá tính như ngài. Không ai muốn làm phật ý ngài. Nên ngài đi bộ hàng ngày, khi bệnh tới cổng chùa để nhận thức ăn, và cuối cùng không đi được nữa thì ngài cũng chỉ ăn một bửa , và ăn từ trong bát của ngài, cho tới lúc ngài mất.

27. Rằm tháng giêng là ngày lễ lớn trong truyền thống Phật giáo, đánh dấu buổi nói kinh Giải thoát Giáo, coi như bản tuyên ngôn về tôn chỉ tu tập, và hoằng pháp của một vị Tỳ Khưu, trước một đại hội thánh tăng toàn là những vị hoàn toàn thanh tịnh, và các ngài hoàn toàn im lặng chấp thuận. Cũng là ngày kỹ niệm ngày đức Phật tuyên bố đạo tròn , duyên mãn, công việc hoằng pháp của ngài đã xong và trong 3 tháng nữa đức Phật sẻ ra đi. Và là ngày Pháp bảo, theo truyền thống Nam tông Phật Bảo là ngày rằm tháng 4, và Tăng Bảo là ngày rằm tháng mười, ngày lề dâng y Kathina.
Điều nầy làm cho chúng tôi hết sức ngạc nhiên về khả năng chịu đựng của vị thánh tăng nầy. Không chịu khuất phục.
Về sau bệnh tình rất trầm trọng, chúng tôi thay phiên nhau một nhóm 3,4 người ngồi dưới cốc của ngài để canh chừng bệnh tình. Điều nầy chúng tôi tự làm, không cho cho ngài biết vì biết chắc là ngài sẻ la khi chúng tôi làm như vậy, nhưng lòng yên mến đối với thầy của mình đã làm cho chúng tôi làm như vậy , thay phiên nhau mà canh chừng theo dõi bệnh tình của ngài.
Khi tình trạng sức khẻo xuống quá , thì chúng tôi xin ngài cho phép hai vị tăng được ngồi hành thiền ở ngoài hiên bên ngoài cốc của ngài và hai vị được ngồi ở dưới gần đó, và ngài chấp thuận.
Cuối cùng vào một ngày, đại đức tập họp tất cả các đại chúng có những vị Tăng đang sống chung với ngài và một số dân làng lại mà nói:
“ Căn bệnh của ta đã tới giai đoạn cuối, bây giờ là lúc phải nghĩ cái gì sẻ xảy ra lúc ta chết. Phải có sự chuẩn bị. Như ta đã từng nói vơi các ông nhiều lần là ta sắp chết. Đây là điều chắc chắn. Cái chết của Ta là sự kiện lớn, không những ảnh hưởng tới dân chúng, mà còn tới loài thú.
Ta muốn nói rõ cho các ông nghe là ta không muốn chết ỡ nơi đây tại Ban Nong Pheu.
Nếu mà ta chết ở đây, thì sẻ phải sát sanh một số gia súc để nuôi miệng ăn các người tới đây dự đám tang. Ta chỉ là một kẻ sắp chết , mà cái chết của người nầy lại kéo theo cái chết của một số chúng sanh ở loài vật khác. Ở nơi đây là chổ hẻo lánh, không có chợ búa , không có thực phẩm để mà mua bán. Từ khi thọ giới làm Tỳ Khưu ta chưa bao giờ có ý nghĩ làm hại một loài thú vật nào, chớ đừøng nói là giết. Từ bi là căn bản của sự hiện hữu nhận thức của ta. Ta muốn tiếp tục trãi lòng từ và hồi hường công đức ta có được cho tất cả mọi loài không phân biệt. Ta chẳng thấy loài thú phải mất cái mạng mà chúng rất quí. Ta không muốn cái chết của ta là nguyên nhân của sự thù hằn giữa ta và loài thú.
Ta muốn các ông mang ta tới Sakon Nakhon, là nơi thị tứ có chợ , nơi mà cái chết của ta không ảnh hường nhiều đến các loài thú. Ta bây giờ chưa chết mà Tăng cũng như dân chúng đã lũ lượt tới thăm, ngày càng gia tăng, bây giờ đã là vấn đề rồi. Tới lúc ta chết thì ra làm sao. Nhiều người tới thương tiếc cho cái chết của ta, nhưng đó không phải là điều ta quan tâm tới. Ta đã chuẫn bị cho cái chết từ lâu rồi, chết ở đâu và lúc nào thì không thành vấn đề. Ta chẵng tiếc rẽ cái thân nầy nữa. Ta đã xét nghiệm thấy rõ sự thật là cái gì do nhân duyên hợp các đại lại với nhau thì có lúc nó sẻ phải tan rả trở về bản tánh của chúng. Chẵng có gì đề mà phải bám víu ? Điều ta quan tâm ở đây là sự an toàn của các loài gia súc ở đây, chúng không cần phải tan rả bây giờ vì ta. Ta không muốn thấy người ta treo bán đầy đường các xác chết ở trong làng. Đó là cái cảnh đầy thương tâm. Nhưng còn may là bây giờ chúng ta có thể ngăn chặn được. Do đó ta muốn các ông phải sắp xếp đưa ta tới thành phố Saklon Nakhon ngay. Không được chậm trể. Ta muốn bày tõ là mạng sống của các gia súc ở đây được bảo vệ, các ông ở đây có ai muốn nói gì không ? Nếu muốn thì cứ nói ngay bây giờ “
Cả đại chúng đều im lặng, ai cũng buồn. Bây giờ thì ai cũng biết là ở đây tại Ban Nong Phue hay tại thành phố Sakon Nakhon thì ngài cũng chết. Như lời đức Phật dạy : Không đạt những gì mình muốn là một sự đau khổ . Tất cả đều im lặng chấp nhận sự yêu cầu của ngài.
Trước buổi họp, thì dân chúng trong làng đã tới gặp các vị Tăng huynh trưởng và bày tõ ý định của họ là dù họ nghèo nhưng cũng đủ khả năng làm lể cho một người như đại đức Mân, họ sẽ hết lòng chu cấp cho đám tang. Họ không muốn người khác nói cái làng nầy không đủ sức để lo cho một vị tôn giả như ngài. Bất cừ gì xảy ra thì họ cũng đều thật tâm muốn cúng dường tất cả những gì họ có, thân và tâm. không từ chối điều gì. và họ sẳn sàng làm mọi cách để giử thi thể ngài lại ở đây.
Khi nghe ngài tuyên bố như vậy thì dân chúng rất buồn , nhưng họ không làm gì được vì đây là ý muốn của đại đức. Khi nghe ngài nói như vậy thì vị tăng trưởng nhất vội sửa soạn ngay, họ cùng bàn cách làm cái cáng để mang ngài đi. Sáng hôm sau thì dân chúng và chư Tăng mang cái cáng được làm xong đứng chờ ngài tại cốc. Ai nấy đều buồn thảm vì sắp phải xa một người mà họ rất tôn kính.
Sau khi dùng bữa cơm sáng thì mọi người tụ tập tạt chùa để đưa tiển ngài. Sự xúc động dâng cao khi dân chúng tụ tập đông đủ, nhiều người rơi lệ , có cả những vị Tăng không kiềm chế được sự xúc động. Một lúc sau đại đức xuất hiện, được các tăng dìu đi xuống cầu thang và lên cáng nằm. Lúc nầy thì mọi người không còn kềm chế được nữa. Ai nấy đều khóc. Ngay cả tôi là người đi tháp tùng theo ngài cũng không giử được cảm xúc.
Dân chúng khóc, cầu xin ngài hảy khẻo lên để đừng bỏ họ. Nhưng chuyện ra đi là điều không thể tránh được, không ai có thể làm gì được trong lúc này.
Sau khi rời khỏi làng thì vẩn còn nghe tiếng khóc . Hàng trăm người dân chúng cũng như Tăng sĩ đi theo đoàn một hồi lâu, mới trở về.
Bệnh tình của ngài đứng yên, không suy giảm nữa trong suốt cuộc hành trình. Ngài không tỏ ra là người bị bệnh, thật ra thì có vẻ như ngài đang ngủ say, nhưng thật là thì không phải vậy. Khi chúng tôi ngừng nghỉ ở dưới một tàn cây lớn để thì ngài lập tức hỏi:” Chúng ta đang ở đâu vậy” Câu hỏi làm chúng tôi không chuẩn bị kịp ai nấy đều giật mình.
Cuộc hành trình tới Sakon Nakhon được chia ra làm hai giai đoạn. Giaiđọan đầu là đi nhanh cho tới chùa Ban Phu ở quận Phanna Nikhom, và nghĩ ở đó vài ngày để dưỡng sức và để đại đức Mân được tịnh dưỡng sau nhiều giờ nằm trên cáng. Chúng tôi 9 giờ sáng khởi hành thì đến tối mơi tới được chùa Ban Phu. Đi lâu vì chúng tôi phải tránh các chổ gập ghềnh vì sợ ngài bị dằn , và sợ khó nhọc cho một số người dân già cả đi theo đoàn.
Ở chùa Ban Phu nhiều ngày, thì bệnh tình của ngài càng trở nên xấu, lúc nầy thì dân chúng cùng tăng sĩ đến thăm, đi đưa ngày càng nhiều. Ban đêm cũng có người tới chùa. Phần lớn chẵng ai biết ngài trước đó, họ chỉ nghe tin là có một A La Hán sắp nhập Niết Bàn, họ tin lời đồn rằng gặp được một vị A La Hán thì có lợi ích cho nên ai, họ cũng tới đãnh lễ vì sẻ có phước cho tương lai.
Ngay sáng hôm sau tại chùa Ban Phu thì đại đức đã nhắc chún gtôi là ngài không muốn chết ỡ đây, phải nên đi gấp. Vị Tăng trưởng trả lời là muốn ngài nghĩ một thời gian trước khi lên đường. Ngài im lặng không nói gì. Sáng hôm sau ngài lại hỏi chừng nào lên đường vị huynh trưởng lảo lại trả lời là muốn ngài nghỉ ở đây cho khoẻ trước khi lên đường và ngài lại im lặng.
Ngày nào ngài củng hỏi như vậy, cuối cùng sau 4, 5 ngày như vậy thì họ yêu cầu ngài xin được ở tại chùa Ban phu 10 ngày rồi lên đường.
Ngài la các Tăng:”Bộâ các ông muốn ta chết ở đây hay sao ? Ta đã nói từ đầu là ta muốn chết ở Sakon Nakhon. Đã sắp tới giờ rồi, hảy nhanh lên, đừøng chần chờ .”
Còn khoảng 3 ngày nữa thì ngài liên tục nhắc nhở , và vào đêm cuối thì ngài không chịu nằm, mà nhờ người vực dậy ngồi kiết già nhập định, quay mặt về phía Sakon Nakhon, sau khi xuất định bảo chúng tôi chuẩn bị đi ngài không thể chờ được nữa, thấy vậy chúng tôi vộâi đi kêu các vị tăng trưởng lảo, vào họ hứa với ngài là sáng mai đi. Tuy vậy ngài vẩn không chịu nằm xuống, mà nói rằng:
“Giờ điểm của ta đã tới, ta không thể chờ nữa, ta muốn đi ngay đêm nay, vì chắc là sẻ tới Sakon Nakhon đúng lúc. Ta không muốn gánh cái thân thể nặng nề nầy nữa. Ta muốn vứt bỏ đi lần nầy là lần cuồi, cái thân thể đầy đau khổ và bất hạnh. Các ông là Tăng bộ không biết là ta sắp chết sao. Thân ta lúc này vô dụng rồi. Không có lý do nào để mà giử cái thân rắc rối nầy nữa. tai sao các ông lại muốn trể nãi cuộc hành trình. Đã tới Sakon Nakhon chưa, tại sao mà còn ở đây ? giử cái xác vô dụng nầy làm gì chẳng lợi cho ai cả, ngay cả làm nước mắm cũng không được ?
Ta đã nói với các ông rồi, là thân thể nầy đã tơi mức giới hạn của nó rồi, thế tai sao không ai nghe ta , không còn muốn làm theo lời ta. Ta đã nói ra ý của ta, nhưng các ông lại không nghe theo, lại làm theo ý của mình. Nếu còn giử thái độ như vậy thì làm sao các ông hiều rõ sự thật.
Có mặt ta ở đây, ta còn sống mà không chịu nghe theo, làm sao các ông trở thành người tốt được khi ta chết đi. Ta đã nói rõ cho các ông, thế mà các ông lại bướng bỉnh không chịu nghe theo. Ta bắt đầu mất niềm tin là sẻ có người trong số các ông tin hiểu đúng mà gìn giử giáo pháp.”
Đại đức rất kiên quyết không chịu đi ngủ suốt đêm đó, mà ngồi định. Tôi nghỉ rằng chắc ngài không muốn ngủ vì sợ không thức dậy nổi, nhưng sau nầy thì tôi mới vở lẽ biết lý do.
Sáng hôm sau khoảng 7 giờ thì đoàn xe vận tải của bộï giao thông tới, dần đầu là bà Nun Chuwanon, bà ta mời ngài lên xe, ngài chấp thuận vơi điều kiện là phải chở theo tất cả các Tăng cùng đi tháp tùng theo ngài. Họ trả lời là có 3 xe vận tải lớn, nếu như không chở đủ thì họ sẻ vòng trở lại chở những người sót lại. Ngài im lặng chấp thuận.
Sau khi phái đoàn ăn sáng xong thì mọi người lên đường . Một vị bác sĩ tiêm cho ngài một liều thuốc ngủ để ngài không bị hành hạ trênn đường đi. Vì thời đó đường xe có rất nhiều ổ gà, không bằng phẳng như bây giờ. Sau khi ngài đi ngủ thì phái đoàn lên đường.
Đúng trưa thì tới Sakon Nakhon. Họ khiêng cáng ngài vô trong chùa Suddhawat, vô trong cốc thì ngài vẩn chưa tỉnh ngủ. Đến nửa đêm thì ngài thức dậy, chỉ một giờ sau đó, thì dấu hiệu chết bắt đầu hiện rõ, như lời báo trước của ngài với các vị đệ tử mù, điếc không chịu nghe theo lời của ngài, những dấu hiệu hiện rõ như lời nói : Thấy chưa, đó là lý do tại sao ta kêu các ông hảy nhanh chóng mang ta tới đây Sakon Nakhon . Ta muốn nhanh chóng vưt bỏ cái đống đau khổ nầy. Dấu hiệu hiện rõ ra , nếu các ông chưa hiểu tin thì hảy nhìn kỹ, nếu các ông chưa tin lời ta thì giờ hảy nhìn kỷ coi, ta có nói sai không ? Hảy đùng làm kẻ đui mù điên khùng nữa, nếu không thì sẻ không khi nào tìm thấy trí tuệ để mà cứu các ông. Hảy nhìn đây lấy đó làm bài học. Hảy tinh tấn lên.
Có những vị đại đức quan trọng tới chứng kiến, như đại đức CHao Khun Dhammachedi ở chùa Bodhisomphom ở Udon Thani. Khi nghe tin thì khẩn cấp tới. Tất cả ngồi im lặng ngay ngắn nhìn về phía đại đức nằm, vị cao tuổi hạ ngồi phía trên, nhỏ tuổi thì ngồi dưới. Tất cả có ba hàng người ngồi. Lúc đó ngài nằm theo thế sư tử. Sợ ngài kiệt sức nên vài vị kéo chiếc gối đở ngài để ngài nằm thẳng trên lưng nhưng ngài biết liền trở mình về phía phải, nhưng không đủ sức nữa . Thấy vậy một vài vị tôn giả định kê chiếc gối lại để đở ngài về chổ củ, nhưng không dám vì sợ làm tình trạng xấu hơn. nên cuối cùng thì ngài ra đi không nằm xấp, cũng không nằm hẳn về phía phải.
Ai cũng chăm chú nhìn ngài, hơi thở của ngài yếu dần cho tới lúc khó mà phận biệt, và cuối cùng thì dường như ngưng hẳn. Không ai biết lúc nào ngài ra đi. Cái chết của ngài khác hẳn người bình thường. Mặc dầu có rất nhiều vị chứng kiến nhưng không ai biết đích xác là ngài ra đi từ lúc nào, có thể biết được là ngài còn thở nữa không .
Chờ hồi lâu không thấy một sự sống nào, thì đại đức Dhammachedi ngập ngừng tuyên bố là ngài đã ra đi, lúc đó là 2:23 phút sáng 28 . Lời tuyên bố làm cho mọi người trong phòng xúc động mạnh. Có vài tiếng nấc mạnh, rối thì sau đó im lặng.
Bản thân tôi lúc đó thì gần như muốn vở tim vì buồn và xúc động.
Sau một hồi lâu im lặng, thì các vị đệ tử trưởng lảo bảo các vị tăng khác làm giường đởû ngài nằm ngay lại. Chờ ngày mai bàn chuyện làm đám .
Sau đó thì mọi người đều ra khỏi phòng, chỉ có vài vị là ngồi ở bên ngoài hiên, mặc dầu cả chùa đều có lồng đèn để soi sáng, nhưng ai nấy như kẻ mất hồn không biết đi đâu, cứ đi tơi 1đi lui, còn có vài vị thì ngất xỉu.
Bản thân tôi lần đầu tiên trong cuộc đời tu hành, tôi cảm thấy trống trải, buồn và bối rối không biết mình sẻ làm gì bây giờ. Mổi khi nhìn thấy thân thể bất động của ngài thì nước mắt lại trào ra.


28. Đại đức Mân ra đi vào ngày 10 tháng 11 năm 1949, tính theo dương lịch.

ĐÁM TANG

Sáng hôm sau thì tin ngài mất được lan truyền đi khắp nơi các chư tăng và nhân viên chính phủ ai cũng hay và họ lần lượt tới viếng và đảnh lể thi thể của ngài. Sau khi bàn thảo với các vị đệ tử trưởng lảo, thì họ đi tơi quyết định là làm lễ long trọng cho xứng đáng vơi danh phận của ngài. Họ thông tin qua đài truyền thanh, và nhắc tin trong báo ở trong khắp cả nước để báo tin ngài chết.
Biết tin từng đoàn người ở khắp nơi về để viếng thăm thi thể của ngài. Khi ngài còn ở chùa Ban Phu dân chúng tơi thăm cúng dường phẩm vật rất nhiều không kể hết, kỳ này thì ngoài sức tưởng tượng. Trong đời sống thì lúc nào ngài cũng được người tín tâm cúng dường dù cho ngài ở trong rừng sâu thì cũng có người lặn lội vào tìm mà cúng dường những phẩm vật quí hiếm. Nhưng đại đức là người rộng lượng, ngài cho tất cả những thứ mà ngài nhận để giúp đở người khác, không cần biết nó hiếm và giá trị như thế nào. Ngài không giử lại một thứ gì, nếu so sánh về vật chất sở hữu thì không có vị Tăng nào có thể nghèo hơn ngài được. Nhưng nếu mà tính các thứ mà người ta cúng dường cho ngài thì thật là đồ sộ vĩ đại. Nếu được ai cúng dường, thì ngài liền cho người khác những ai đang cần. Những cái mà ngài cho còn nhiều hơn là ngài nhận được, vì khi không có vật chất để cho thì ngài lại nghĩ những cái khác giúp, và ngài làm mà không ai biết, những ngôi chùa chung quanh khu vực ngài ở thì đều không khi nào bị thiếu thốn. Kết quả của một đời sống hi sinh vì người khác, mà lúc ngài chết thi thể quàn tại chùa Suddhawat, mà người ta lũ lượt mang phẩm vật tới cúng đường.
Những vị tăng lỗi lạc thảo luận cùng chính phủ và họ quyết định dời ngày hỏa thiêu thi thể của ngài cho tới ngày 31 tháng 1 năm 1950 tính theo dương lịch , đó là một ngày trăng tròn sáng. Và họ làm một quan tài đặc biệt để giử thi thể ngài.
Vàolúc 4 giờ trưa thì một số đông quan khách và chư Tăng, Sa di dự lễ khâm liệm thi thể ngài. Thi thể được mặc khoát y mà ngài thường mặc, và sau đó thì được quấn nhiều lần vải trắng ở bên ngoài. Và được đặt vào trong cổ quan tài đặc biệt mà phía trước làm bằng kiếng. Để ai chưa bao giờ thấy ngài được thấy thân, không phải thất vọng.
Tăng đoàn, hướng dẩn bởi đại đức Dhammachedi tổ chức các buổi đọc kinh ban đêm vào giảng pháp để truy điệu ngài. Dân chúng địa phương cũng như chính phủ tự họ cũng tồ chức các buồi lễ truy điệu ngài.
Từ lúc ngài mất, hằng trăm, hàng ngàn vị tới Sakon Nakhon để đảnh lễ thi thể ngài, có những vị sau đó ở lại. Riêng trong chùa cũng hơn 100 vị ở đề lo cho việc tang lễ và chuẩn bị sang năm làm lề hỏa thiêu . Tuy nhiên người dân trong vùng ai nấy hết lòng cúng dường nên không bao giờ thiếu. Cảnh tượng người dân hết lòng phụng sự làm cho tôi luôn ghi nhớ sự kiện nầy.
Lúc gần tới ngày hỏa thiêu thì số người tới rất đông riêng các chư Tăng và Sa di đang cắm trại ở trong rừng quanh chùa cũng đã lên tơi 800 người, chưa kề con số hơn 700 các vị Tăng khác đang ở trong các ngôi chùa lân cận. dân chúng thì không kề xiết ở ở khắp nơi, ở trên đường phố, trong rừng, ngoài đồng, vì khách sạn không đủ chổ. Vơi một số người đông như vậy nhưng lúc làm lể hỏa thiêu thì ai nấy đều giử gìn trật tự không ồn áo, chỉ thấy có nghe tiếng từ máy phát thanh vang dội tường trình buồi lễ mà thôi. Người ta được đoán là có vài chục ngàn người tham dự lể.
Buổi lễ được thựïc hiện theo đúng nghi thức truyền thống của Tỳ Khưu tu theo thiền nghiệp xứ. Không có màn trình diễn nghi thức nào khác.
Thức ăn, thức uống được người tín tâm cúng dường cho đại chúng dự buổi lễ chất cao như núi. Vải và gạo được cúng dường cho mọi người thì chất cao như núi.
Bản thân tôi là người Thái, thì thấy Thái Lan tuy Thái Lan là một nước nhỏ, nhưng dân chúng Thái Lan được nhiều người biết tới vì lòng hảo tâm, vì sự cúng dường.
Trong suốt thời gian hành lể thì không có một vụ xô xát , cải nhau, hay mất đồ, móc túi xảy ra. Khi tìm thấy vật rơi thì họ mang tới chùa. và chùa giử dùm, thông báo cho người mất tơi nhận. Nếu là tiền thì chùa chỉ thông báo chung là có số tiền đánh rơi chớ không nói chính xác là bao nhiêu hay đựng trong ví nào, để người chủ đánh rơi đến nhận mà không phài là kẻ giả mạo.
Buổi lể truy điệu ngài mất 4 ngày 3 đêm trước khi xác ngài được mang đi hỏa thiêu.
Hàng đêm vào khoảng 8 giờ tối thì chư Tăng tụng kinh để truy điệu ngài , sau đó thì giảng pháp cho Tăng và dân chúng. Sau thời pháp thì dân chúng cúng dường vị pháp sư. Sau đó vào buổi sáng, sau khi thọ thực xong thì người dân tín tâm họ đi cúng đường vải may y áo cho chư Tăng và thời gian cúng dường kéo dài suốt buổi. Người tín tâm ở khắp mọi nơi đến mong muốn cúng dường các chư Tăng. Để tiện viêc cúng dường, thì ban tổ chức dùng hệ thống phát thanh công cộng. Khi người tín tâm muốn cúng dường một vị Tăng hay một nhóm Tăng nào đó , thì tên của vị đó, nhóm đó được thông báo trên loa phát thanh, và được mời tới giảng đường để cho kẻ tín tâm được cúng dường. Vì không thể nào dể tìm được người muốn gặp ở trong một số lượng người đông như vậy, cho nên ban tổ chức có một danh sách những vị Tăng, Sa di đến dự lể. Khi một vị Tăng, Sa di nào tơi thì ban tổ chức đều yêu cầu xin ghi tên đăng ký. Cho nên việc cúng dường được thực hiện rất chu đáo trong vòng trật tự và trang nghiêm.
Việc cúng dường thực phẩm trong suốt 4 ngày lể cũng rất đầy đủ. Tất cả các vị Tăng đều ăn chung từng nhóm từ ba, bốn chục người cho tới năm sáu chục người, ở những khu vựïc ban tổ chức sắp xếp dành riêng cho, vì số lượng người đông. Nhóm nhỏ thì ăn ở trong khu vực phòng ốc mình đang ở. Khi thức ăn được mang ra thì chư Tăng tự lấy cho mình, bắt đầu từ người lớn tuổi hạ nhất rồi dần cho tới người nhỏ tuổi nhất. Và phần lớn là các sư tu thiền nghiệp xứ, nên họ không cần thìa muổng, hay chén bát cá nhân, họ bỏ chung tất cả cơm, canh, hay chè vào trong bình bát. Chỉ có một số ít vị chưa quen ăn kiểu nầy, thì được cung cấp các dụng cụ ăn.
Chỉ vào ngày hỏa thiêu thì dân chúng yêu cầu được tự tay cúng dường các chư Tăng ở khu vực gần chùa. Cho nên vào ngày đó thì đoàn Tăng, Sa di xếp hàng đi khất thực, dân chúng hai bên thành kính cúng dường thức ăn.
Buổi lể bắt đầu vào sáng ngày 10 âm lịch và kết thúc vào nữa đêm ngày 13 âm lịch là lúc hỏa thiêu xác ngài.
Quan tài của ngài được đặt trên giàn hỏa được xây dựng đặc biệt, khu đất đó bây giờ là giới đường của chùa ngày nay. Bốn cột của giàn hỏa được chạm chổ. Nếu tôi nhớ không lầm thì đó là vào ngày 11 âm lịch. Trước khi dời quan tài của ngài từ nhà rạp tới giàn hỏa, một nghi thức nhỏ được thực hiện để sám hối những lổi lầm về việc di dời thi thể ngài. Sau đó thì được di chuyễn tơi giàn hỏa. Nhìn theo hai bên đường tất cả ai cũng buồn rầu, nhiều kẻ khóc nức nở. Tất cả còn lại là xác thân mà sắp bị thiêu hủy. Nhiều người không có may mắn thân cận đại đức nhưng họ cũng còn may mắn là chứng kiến , tham dự được buổi lễ trà tỳ cũa một vị Tỳ Khưu, người đã hoàn toàn được giải thoát. Khi quan tài được đặt lên giàn hỏa thì sự im lặng trở về.
Vào cái đêm hỏa thiêu thì số lượng người đến quãng trường quá đông đứng chật cứng.
Một điều kỳ lạ xảy ra khi ngọn lửa đầu tiên được đốt lên, và bùng lên thì trên trời bổng xuất hiện một đám mây, mưa rơi lất phất. Và đêm đó thì trời trong, trăng tròn , tất cả chung quanh đều sáng trong, chỉ có khu vực giàn hỏa là mưa phùn rơi lất phất. Khoảng 15 phút thì tạnh và đám mây kéo đi. Nếu bạn cho không có gì là lạ thì vào thời điểm nầy, thường thì bầu trời trong sáng chỉ có mặt trăng và tinh tú , ngay cả đêm hỏa thiêu cũng vậy, và ngay trước đó trời cũng trong sáng không một đám mây. Chỉ khi ngọn lửa đầu tiên bùng lên thì đột nhiên có một đám mây và mưa phùn nhẹ. Sự kiện nầy có thể kiểm chứng với những ai có mặt tại buổi lể đêm đó.
Thay vì dùng cũi thường thì giàn hỏa được làm bằng gổ cây trầm hương. Mà Phật tử tín tâm bên kia biên giơiù ở nước Lào mang sang. Khi xác ngài được thiêu xong và thu góp các xá lợi thì toàn bộ tiến trình được giám sát bởi các vị đại diện chính phủ và Chư Tăng.
Sáng hôm sau khoảng 9 giờ là lúc thu nhặt xá lợi, Các mảnh xương xá lợi được chia đều cho Chư Tăng đại diện ở các tỉnh thành, với mục đích là sẻ được an trí ở những nơi tôn kính để dân chúng chiêm ngưỡng sau nầy. Sau đó các mảnh vụn xương được chia cho các đại diện dân chúng, nhưng số người quá đông nên cũng không đủ. Nếu tôi nhớ không lầm thì có khoảng 20 đại diện các tỉnh thành nhận được xương xá lợi,
Khi ban tổ chức và chính quyền làm xong nhiệm vụ thu nhặt xá lợi thì một cảnh tượng không khi nào tôi quên là dân chúng đổ xô vào khu vực thiêu ngài để lượm các thứ để làm kỷ niệm ngài sau nầy, người hốt tí tro, người nhặt cái que củi cháy dỡ, v.v. ...Cuối cùng thì toàn thể khu vực thiêu sạch trơn không còn sót thứ gì. Ai nấy đều hớn hở cầm chắc trong tay những kỹ vật mà mình có, như sợ người khác giật lấy không bằng.
Trước khi ra về ai nấy đều quì lạy ba lạy ở nơi thiêu ngài. Chứng kiến cảnh như vậy tôi thầm biết ơn vị Tăng mà đức hạnh vượt quá xa tất cả mọi người . Việc dân chúng lể lạy chổ thiêu ngài không chỉ ở hôm sau khi thiêu xác ngài mà còn tiếp tục nhiều hôm sau nữa .
Điểm quan trọng ở đây là cái tâm con người. Tâm con người là động lực thúc đầy mọi sự kiện xảy ra. Hàng chục ngàn người Tăng và dân chúng tới dự lể cũng xuất phát từ tâm của họ, hấp dẫn lôi kéo bởi cái tâm thanh tịnh của đại đức Mân. Mặc dầu họ vần chưa có đủ các đức hạnh mà họ mong muốn nhưng củng gây cái nhân tốt mạnh đề họ được tái sinh vào cõi người.
Tất cả đều phát xuất từ tâm. Tâm kiến tạo thế giới mà họ đang sống và quyết định con đường đi tới trước. Nếu mà tâm họ luôn thiên về điều thiện thì chắc chắn mọi hành động sẻ là điều tốt. Và tất cả các con đường phát xuất từ con đường thiện thì đều mang lại an lành cho kẻ lữ hành, và cho đến một ngày nào đó khi phẩm chất thiện được đầy đủ thì chắc sẽ về tơi được nhà yên vui.



--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Dec 1 2011, 05:07 PM
Bài viết #10


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



DI SẢN

Một thời gian sau khi lể hỏa thiêu đại đức, nhiều người trong Tăng đoàn của ngài như người mất trí họ không biết làm gì, như một đã mất một nơi nương tựa chắc chắn. Giống như diều đứt dây bị gió cuốn bay đi khắp mọi phương. Giống như trẻ thơ mất cả cha mẹ. Hậu quả là Tăng đoàn ngài bị xáo động ngay sau khi ngài mất. Khi mà Tăng đoàn tập họp nhau lại thì tất cả đều nhận thức sự tai hại của việc không có một vị thầy giỏi bên cạnh.
Sự ra đi của một nhà lảnh đạo tài ba là điều không thể tránh được, và đó là một sự thiệt hại to tát, cho nên những ai có cơ hội được gần những người thầy giỏi thì phải tận lực cố gắng để tạo cho mình một cơ sở tinh thần vững chắc, để làm nơi nương tựa sau nầy khi không còn có sự hướng dẫn sáng suốt của vị thầy đó nữa. Bản thân tôi cũng trãi qua kinh nghiệm đau khổ đó. Không chuẩn bị trước, không biết nương tựa vào đâu.
Khi còn sống đại đức là một người rất có nhiều ảnh hưởng. Ngài có nhiều phương pháp hữu hiệu để giảm bớt các áp lực, các nổi đau tâm thần của những người người theo ngài. Nhiều người kể lại có lúc họ bất an, nóng giận, lòng quyết định muốn làm các điều ác, ngay cả giết người, nhưng ý nghĩ về ngài thì làm giảm bớt ngay, như ngọn lửa sân hận được một thau nước lạnh tạt vào, làm họ biết mình đang sai. Ý nghĩ sai trái tan biến, làm cho họ muốn quì xuống ngay tại chổ mà đảnh lễ nhớ ơn ngài. Cũng nhiều vị Tăng đã áp dụng việc tín tâm về ngài để tự khắc.
Trong thời ngài còn sống, đại đức đã làm cho rất nhiều người trở thành những người tốt, đạo đức. Ngài đã dùng ít nhất là 40 năm để chỉ dạy các Tăng và dân chúng có tín tâm ở khắp các miền. Nếu chỉ tính các vị Tăng theo học với ngài và sau nầy trở thành các vị thiền sư có tiếng, và có đoàn đệ tử riêng thì rất nhiều. Tất cả là do công lao tiền phong trong việc truyền dạy kinh nghiệm tu hành của mình cho thế hệ sau. Nếu không có sự hướng dẫn của ngài thì có lẽ những vị nầy không tìm ra con đi đúng, chớ nói chi tới việc dạy dổ người khác.

XÁ LỢI

Khi các người nhận được các mảnh xương xá lợi họ đêm về thờ ở nơi trang nghiêm, ai nấy có công việc của họ không ai để ý, nhưng 4 năm sau vấn đề được nhiều người đề cập tới. Khi vị thí chủ Khun Wan Khomanamum chủ nhân của tiệm Siriphon Phanit và khách sạn Siriphon ở Nakhon Ratchasima tới Sakon Nakhon làm lể dâng y cúng dường, thì được vị trụ trì chùa Suddhawat, là nơi đại đức Mân nhập diệt, tặng cho một mẩu xương nhỏ của đại đức Mân lúc thu nhặt được sau khi làm lể trà tỳ. Vị đó mang về nhà để thờ chung với các món vật kỷ niệm mà vị đó có được của đại đức, khi mở hộp ra thì mẩu xương trở thành ngọc xá lợi óng ánh. Lấy làm ngạc nhiên, vị ấy sai người tơi khách sạn Siriphon ở đó cũng có nhà thờ các vật kỷ niệm của ngài, thì lạ kỳ các tro xương màu trắng bây giờ đều hóa thành các viên ngọc xá lợi. Đếm lại thì vị đó có tổng cộng là 344 hạt.
Được tin nhiều người thân đến xin, vị đó cũng từ bi cho người nầy một viên, người kia hai viên. Vị đó cũng cho tôi hai lần, lần đầu là 5 viên, lần sau thì hai viên ngọc xá lợi, tổng cộng là 7 viên xá lợi. Tôi rất vui thõa mản, nhưng miệng thì không gìn giử được cho nên nói ra cho mọi người biết, kết quả là tôi không còn có viên ngọc nào, bị các tín nữ xin lấy đi mất. Làm sao mà có thể đòi lại được khi cho họ xem xong thì họ cất túi và chấp tay xin mang về để thờ. Nghe nói vị thí chủ Khun Wan cũng không còn nhiều nữa vì cho các người thân , bạn bè đến xin. Nên tôi cũng không muốn xin vị đó nữa.
Theo sự hiểu biết của tôi thì sự kiện mẩu xương xá lợi của tín chủ Khun Wan biến thành ngọc xá lợi là đầu tiên , sau đó thì những mẩu chuyện như vậy rãi rác nghe ở nhiều nơi, và cho tới ngày nay thì những viên ngọc xá lợi của ngài được nhiều người tín tâm có phước tôn thờ.
Không những các xương của ngài biến thành xá lợi , mà những hạt ngọc xá lợi còn biến hóa theo tín tân người giử nó. Có một vị là một nhân viên cao cấp trong chính phủ, người rất có tín tân về đại đức , ông ta giúp đỡ rất nhiều trong việc lễ tang từ lúc ngài mất cho tới lúc hỏa thiêu. Khi một vị Tăng trưởng lảo có nhận xá lợi từ chùa Khun Wat ở Nakhon Ratchasima thì tặng vị đó hai hạt xá lợi. Không có gì thích hợp để đựng lúc đó, vị ấy đựng vào trong lọ thủy tinh sạch mang thẳng tới chổ làm việc, chiều về nhà kheo với gia đình ,lúc mọi người mở ra coi thì thấy ba hạt ngọc xá lợi, vị ấy càng thêm tín tâm, cho là một sự kỳ diệu vì từ lúc nhận xá lợi vị ấy luôn vui sướng nghĩ về việc được có hai hạt xá lợi để tôn thờ, nhưng người nhà cho là vị ấy nhầm lẩn, để chứng minh vị ấy ngay tối hôm đó tới chùa cùng người nhà chất vấn vị Tăng đã cho hai hạt xá lợi khi hỏi vị Tăng cũng đã xác nhận là đã cho chỉ hai viên xá lợi, và vị ấy nói: "Sáng nay ta cho hai hạt xá lợi là vì thấy chồng bà rất tín tâm giúp đỡ rất nhiều trong việc tang lể của đại đức Mân, và giúp các chư Tăng. Cho nên ngay sau khi ta nhận được các hạt xá lợi từ chùa Khun Wat , ta để dành hai hạt để tặng cho chồng bà. Đại đức Mân là người mà ta lần đầu tiên ta thấy xương ngài sau khi hỏa thiêu một thời gian biến thành ngọc xá lợi, và biến hóa tăng thêm, mặc dầu chuyện như vậy được đề cập trong kinh sách, nhưng bây giờ thì chính mắt ta thấy. Hảy tôn thờ nơi thích hợp, vì nếu một ngày nào đó chúng biến mất thì sự thất vọng sẻ rất nhiều, hơn là sự vui sướng bây giờ. Đừng nói là ta không báo trước. Xá lợi của ngài có thể biến hóa tăng thêm thì cũng có thể biến mất đi nếu chúng ta có sự thành kính. Hảy thành kính tôn thờ, nhưng đừng đem đi kheo khoang chuyện nầy cho tất cả mọi người. Người tin thì ít mà chê bai thì nhiều, không nên.” Sau khi nghe lời dạy của vị Tăng đó gia đình người ấy cáo từ ra về.
Có người thờ hai viên ngọc , và nguyện rằng xin được ba viên để thờ tượng trưng cho Tam bảo, thì sau đó hai biến thành ba. Cũng có người nguyện như vậy thì thay vì hai biến thành ba thì thành một. Khi gặp tôi họ hỏi thì tôi nói rằng một hay nhiều hạt xá lợi, hay chỉ là mẩu xương chưa biến hóa thì không thành vấn đề vì đây là vật kỷ niệm để chúng ta tưởng nhớ tới ngài, tới lời dặn của ngài. Nếu hai biến thành một thì đây chẵng phải là điều kỳ diệu thì là gì ? Ngay cả những tóc mà nhiều người tín tâm trước đó họ thu nhặt khi ngài cạo tóc mổi tháng nay thờ thì cũng biến thành hạt xá lợi.
Những ai thờ xá lợi của ngài thì họ rất kín miệng không ai nói ra, có ai nghi ngờ về điều nầy thì họ trả lời rất chắc chắn là có thiệt nhưng khi hỏi họ có không thì họ chỉ cười cho là không có nhiều, và tránh không trả lời rõ ràng, ngay cả khi Tăng sĩ hỏi họ cũng tránh không trả lời. Họ coi đây là nhân duyên đặc biệt với ngài, là vấn đề cá nhân cho nên họ không kheo khoang nói ra. Do đó rất khó mà biết chính xác những ai bây giờ đang có xá lợi của ngài.
Nhiều người hỏi thắc mắc không hiểu tại sao xương các ngài như đại đức Mân, đại đức Sao tự nhiên biến thành các hạt xá lợi, trong khi đó thì các mẩu xương thiêu còn xót lại của những người thường thì không. Xương ai cũng có cấu tạo chung giống nhau, nhưng người bình thường thì không biến hiện thay đổi. Tôi chỉ có cách trả lời là do tâm mà ra, tất cả đều do tâm tạo.
Tâm của ai cũng như nhau nhưng một đằng là thanh tịnh còn một đằng là còn cấu ếu, còn bị phiền não che mờ. Và tâm là chủ nhân ông hay là kẻ điều khiển có ảnh hưởng trực tiếp đến thân. Tâm một vị thanh tịnh trong sạch thì có năng lực gột rửa các vật chất cấu tạo nên thân thể, làm cho chúng cũng trở nên thuần, trong sạch cho nên chính vì vậy mà có việc sau khi thiêu thì có xá lợi.

NHỮNG SỰ LẠ KỲ

Con đường sự thật và trong sáng, mà đại đức chỉ dạy rất cặn kẻ có thể so sánh như những nguyên lý, công thức toán học, nó cho kết quả chính xác nếu như theo một cách đúng đắn, như một cộng một là hai, cho dù người ta có tính bao nhiêu lần đi nữa nếu như áp dụng nguyên lý căn bản nầy thì kết quả sẻ giống nhau không sai khác. Cho dù người lớn, hay trẻ nhỏ tính toán thì kết quả cũng như nhau. Cũng vậy, chân lý thì không phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, hay quốc gia dân tộc.
Đức Phật, và các Thánh Tăng đã giác ngộ chân lý, sự thật. Và Phật pháp là các công thức, nguyên lý có giá trị xác đúng, cho kết quả là giải thoát, là an lạc, thanh tịnh nếu như hành giả theo đúng mà hành.
Đại đức Mân là hành giả giác ngộ được chân lý, ngài có thể đầy đủ diển tả tất cả những kiến thức, kinh nghiệm về nội tâm củng như hiện tượng bên ngoài mà ngài chứng đắc được không màng tới việc khen, chê, người nghe có tin hay không. Ngài nói một cách thành thực , thẳng thắn và chắc chắn về các kinh nghiệm nội tâm khi ngài thực hành Giới , và Định từ khởi đầu cho tới Niết Bàn cho thính chúng nghe để họ có thể áp dụng phần nào trong việc tu hành. Ngài nói một các tự nhiên , không e dè về các cảnh giới khác của Trời , thần, rồng hay các loài chúng sinh khác, cho tự bản thân người nghe xét nghiệm, điều nầy làm cho những ai có khả năng nhận thức những hiện tượng bên ngoài như vậy có thêm kiến thức để nhận thức đúng đắn về các cảnh giới khác mà mình tiếp xúc.
Một vài vị đệ tử cũng có khả năng nầy nhưng không thuần thục như ngài, sau đây là một thí dụ:
Vào một hôm sau khi đại đức tiếp một số Trời, Thần, thì lúc gần sáng có một đoàn Trời đến xin gặp, và vì mệt cần phải nghỉ nên ngài bảo họ tới gặp đệ tử của ngài đề học hỏi pháp. Và họ nghe theo.
Sáng hôm sau người đệ tử gặp thầy mình hỏi:“ Tối hôm qua có một nhóm trời đến gặp con và họ có nói rằng là trước đó họ có tới thăm thầy, nhưng thầy mệt và bảo họ tới gặp con để nghe pháp, con cũng đã nói pháp với họ, không biết có đúng như vậy không, hay là vì họ muốn con nói pháp mà nói như vậy ?”
Đại đức trả lời : " Ta tiếp một số loài trời, cho nên nhóm cuối cùng tới , thì ta rất mệt nên ta bảo họ tới gặp ông, họ nói là đúng sự thật. Họ không bao giờ nói dối với Tăng, không như loài người họ thường không thành thực, và không đáng tin cậy. Khi họ hứa thì luôn giử lời, khi họ hẹn thì luôn tới đúng giờ . Ta từ lâu đã tiếp xúc với họ các Trời, Thần, chưa bao giờ nghe họ nói dối. Họ thành thực hơn loài người rất xa, họ giử lời như là thân mạng họ. Họ phê bình gắt gao những ai không giử lời hứa, và nếu như không có lý do chính đáng thì họ sẽ không kính trọng người thất hứa nữa”.
“Họ cũng phê bình ta, nhưng ta không bao giờ cố ý, có vài trường hợp vì ta nhập định sâu trước giờ hẹn, và khi tới lúc ta rút xuống tầng thiền định thích hợp để tiếp họ thì thấy họ đã chờ ta lâu rồi. Khi đó họ trách ta thì ta giải thích rằng vì ta an trụ sâu trong định cho nên vô tình không thể ra khỏi cho đúng giờ, và lý do nầy thì họ chấp nhận.”
“Có những lúc ta cũng quở trách các loài trời, ta giải thích rằng: ta thì chỉ có một mình, mà hàng trăm. hàng ngàn loài trời ở các cõi khác nhau đến viếng thăm. Làm sao mà ai có thể thành công trong việc tiếp nhiều vị khÿch khác nhau một cách đúng giờ cho được ? Thế mà ta kiên nhẩn tiếp từng vị. Các vị phải phần nào thông cảm nỗi khó khăn mà ta gặp. Có những lúc ta an trú trong định, thì sau đó lại bị phê bình vì hơi bị trể giờ hẹn. Thế thì tốt hơn là ta sống một mình khỏi phí thời giờ mà tiếp khách. Khi nghe ta nói vậy thì loài trời biết lổi và xin sám hối ”
“Những trời mà hay gặp ta thì quen với cách sinh hoạt của ta, cho nên họ không phàn nàn khi phải chờ , chỉ có những vị lần đầu đến mà phải chờ thì họ để ý, vì họ đặt cao tính chân thật. Tất cả các loài trời ngay cả các thần (địa tiên) cũng đều như vậy. Ta cũng thỉnh thoảng khiển trách và nói với họ rằng ta tôn trọng lời hứa còn hơn cả sinh mạng ta. Lý do mà ta không ra khỏi định mà tiếp họ đúng giờ vì ta có trách nhiệm đối với pháp cái mà quan trọng hơn những lời hẹn đối với loài trời. Mặc dầu các loài trời, phạm thiên có thân hình tinh trong hơn thân thể thô trược của ta nhưng tâm ta, và cái chân thật của ta thì vượt xa tất cả các vị đó cộng lại. Ta chẵng phải là kẻ khùng mà nói đi nói lại điều nầy hoài mà ta nói để cho biết pháp đối với ta quan trọng như thế nào. Cho nên suy nghĩ kỷ trước khi phê bình ta
Khi mà ta giải thích cho họ cái mà ta ưu tiên hàng đầu, thì họ biết lổi và tất cả liền xin sám hối. Ta bảo đảm với họ ta không có bao giờ nghĩ xấu về một chúng sinh nào trong vũ trụ nói rằng: 'Ta đã đặt niềm tin vào nơi pháp của lòng từ bi, cái pháp mà không còn chút gì của sự ác tâm. Tất cả các hoạt động của ta là từ do pháp hoàn toàn thanh tịnh mà ra. Còn các loài trời thì ngược lại chỉ có những ý tưởng thiện và cảm giác về cái toàn mỹ mà thôi. Những thứ đó thì chẵng có gì là đặc biệt kỳ diệu cho lắm. Đức Phật Thế Tôn và các vị La hán thì sở hửu sự toàn thiện, toàn mỹ là do tâm họ hoàn toàn thanh thịnh. Không một ai trong thế giới mà có thể tưởng tượng được cái kỳ diệu của một cái tâm thanh tịnh. Cái chân mà loài trời thấy chỉ là tương đối nằm trong một phạm vi hạn hẹp giới hạn. Còn cái pháp chân thật, thanh tịnh thì chỉ có đức Phật và la hán biết mà thôi. Chuyện ta có hay không cái tâm hoàn toàn thanh thịnh thì không phải là cái để mà bàn, mà cái cần nói ra là đối với pháp chân thật của đức Phật và La Hán thì những đức hạnh mà loài trời gìn giử thì không gì là đặc biệt, ngoại lệ và duy nhất' . Khi nghe ta nói như vậy thì họ hiểu và hoan hỉ. Tất cả xin xám hối và tự hứa là sẻ gìn giử .”
Đại đức nói nếu mà loài người nghe trách như vậy thì có lẻ họ sẻ nổi sân, còn loài trời thì khác đó, thật là tương xứng với cảnh giới mà họ đang sống.
Thí dụ ngắn vừa rồi cho ta thấy một phần nào về cảnh giới của chúng sinh khác chúng ta là người.
Vào thời đức Phật còn tại thế, thì chỉ có Ngài và các La Hán là hoàn toàn hiểu rõ cái kỳ diệu của tâm và những hiện tượng trong vũ trụ. Đó không phải là những kiến thức thông thường, nếu có ai được nghe thì sau khi suy nghĩ một là họ chấp nhận và hài lòng về những điều nghe thấy mà không tự thân kinh nghiệm lấy, còn người thì không tin. Đây là cái trở ngại làm cho họ không thể làm theo những gì mà đức Phật và các La Hán đã làm. Ngày nay thì cũng vậy.
Đối với chúng ta thì đó là những hiện tượng kỳ lạ, nhưng với đại đức Mân và một số người có khả năng thì đó không phải là chuyện kỳ lạ mà hiển nhiên, rõ ràng. Sau đây là một câu chuyện mà tính chất ly kỳ có lẽ làm cho một số không tin sẽ hoài nghi thắc mắc.
Khi đại đức sống ở chùa làng Ban Nong Pheu, có một bà lảo cư sỉ ở trong khu vực đến gặp và kể ngài thấy một kinh nghiệm khi bà ta đang ngồi thiền định. Vào một hôm bà lảo đang ngồi thiền , thì tâm nhập định và một lúc sau thì thấy một sự giống như một sợi chỉ mỏng manh xuất hiện từ tâm bà thoát ra, tò mò bà ta bền lần theo nó để xem nó đi đâu và làm gì, thì thấy nó dẩn bà ta đí đến bụng cô cháu gái, và nhập vào cái thai – Điều nầy thì khác hẳn sự kiện hiển hiên là bà ta đang còn sống. Thấy vậy hoảng sợ bà ta liền ngưng và rút trở về và xuất định. Sợ hải, vì bà ta biết là cô cháu ngái đang có mang thai 1 tháng.
Sáng hôm sau thì bà ta liền đi gặp đại đức, và trình bày mọi sự . Các tăng lắng nghe thì thấy đây là điều kỳ lạ mà chưa từng nghe bao giờ. Chúng tôi ai nấy đều im lặng coi đại đức, thầy chúng tôi xử trí ra sao, tất cả đều dồn mắt về phía ngài. Ngài nhắm mắt ngồi im khoảng 2 phút, xong thì nói rõ cho bà ta biết sẻ phải làm gì.
“Lần sau khi tâm bà nhập định như thế nầy thì hảy cẩn thận xét nghiệm dòng tâm thức của mình. Nếu thấy dòng tâm thức của mình đi ra ngoài như vậy thì phải dùng trí tuệ trực giác mà cắt bỏ ngay. Nếu như bà mà làm được việc đó cắt bỏ với trí tuệ thì sau nầy nó sẻ không xuất hiện lại nữa. Điều khẩn cấp là bà phải kỹ lưỡng xét nghiệm nó, và tập trung cắt bỏ nó với trí tuệ, và làm một cách hết nình chớ làm một cách hời hợt. Nếu không, ta báo trước là bà sẻ sinh vào làm con cô cháu gái. Hảy nhớ lấy lời ta dặn, nếu không cắt bỏ dòng tâm thức đi ra ngoài như vậy , thì chắc chắn bà sẻ sanh trong thai của cô cháu giá, đó là điều khẳng định.”
Bà ta nhận lời khuyên của ngài , và về nhà, Hai ngày sau bà ta đến chùa, thì thấy mặt bà vui vẻ hớn hở, không cần phải nói cũng biết bà ta thành công.
Khi gặp ngài, đại đức liền hỏi : “ Chuyện gì xảy ra ? Sao bà có tìm cách ngăn ngừa mình tái sinh nhập vào thai người cháu gái không ?”
Bà ta trả lời : " Dạ thưa thầy , con cắt đứt mối dây quan hệ ngay từ đêm đầu. Ngay sau khi tâm an trú vào định thật sâu, chú tâm thì thấy sự kiện giống hệt như đêm trước, cho nên con tập trung dùng trí tuệ trực giác cắt đứt nó, như lời thầy chỉ, và cuối cùng thì nó bị đứt. Và đêm hôm qua con lại xét nghiệm một cách kỹ càng , và không thấy điều gì , nó biến mất rồi. Hôm nay con không chờ được nữ, nên vội lại gặp thầy để báo tin mừng.”
“ À, đây là một thí dụ tốt cho ta thấy sự vi tế của tâm. Chỉ có ai hành thiền định mới thấy sự việc nầy. Không có cách nào khác. Bà gần như là nạn nhân của phiền não, xém bị nó ném vào thai của người cháu mà không hay biết. Đó là một điều tốt, bà thấy nó trong lúc định, và sửa chữa kịp thời.”
Không lâu sau khi đó, thì người cháu bị xẩy thai. Nên mối dây quan hệ sau nầy chắc chắn không xảy ra.
Sau đó thì các tăng trong chùa có hai thắc mắc : Một là liên quan tới việc tái sinh của một người mà họ chưa chết , hai là việc xảy thai. Bà lảo thì không nói cho người nào khác biết, cho nên không một ai trong làng hay biết. Nhưng các Tăng thì nghe được ai, nên đem thắc mắc nầy hỏi đại đức. “Làm sao mà một người chưa chết mà tái sinh vào một cái thai ”. Ngài trả lời như sau:
“ Bà ta chỉ đơn thuần đang chuẩn bị cho việc tái sinh. Cái quá trình đó chưa hoàn toàn xong. Thông thường thì công việc gì cũng cần có giai đoạn chuẩn bị. Trong trường hợp nầy, thì bà ta đang chuẩn bị, nhưng chưa hoàn thành, Cho nên không đúng khi ta nói là bà ta tái sinh trong khi còn sống. Nếu như bà ta không có một nhận thức sâu sắc thì chắc chắn bà ta có một căn nhà mới là ở trong bụng cô cháu gái.”
Câu hỏi thứ hai là :" Phải chăng cắt đứt dòng tâm thức của bà già tới cái thai của người cháu, là sự hủy diệt một đời sống."
“ Cái gì ở đó mà hủy diệt. Bà ta chỉ đơn thuần ngắt dòng tâm thức. Bà ta có cắt đầu của một chúng sinh nào đâu. Cái tâm thực thì lúc nào cũng ở với bà ta trong mọi lúc. Nó chỉ hướng tới bám vào cái thai của cô cháu gái mà thôi. Khi bà nhận thấy thì bà ta dùng trí tuệ cắt đứt dòng tâm thức hướng về đó. Chuyện là vậy bây giờ chấm dứt tại đây.”
Điểm quan trọng ở đây là đại đức Mân không mâu thuẩn với bà lảo khi bà ta kể lại kinh nghiệm của mình khi nhập định. Ngài không bàn cãi về cái thật của sự kiện đó , như là nói bà ta lầm lẫn, hay hảy nên suy xét lại tính chất của sự kiện đó, mà ngài đáp lại bằng cách đi thẳng cụ thể vào vấn đề.
Câu chuyện ly kỳ nầy thì cũng có một nguyên nhân đằng sau nó. Là vì bà lảo rất thương cô cháu gái, hay thăm hỏi, lo lắng cho cháu. Nhưng bà lảo không ngờ rằng có một sự bí ẩn núp ở đàng sau mối yêu thương đó , để âm thầm chờ đợi, tìm cách làm bà lảo sanh vào làm con cô cháu gái. nếu không nhờ Đại đức Mân chỉ bảo, thì chắc là bà lảo sẻ sanh vào làm con cô cháu gái của mình.
Đại đức nói rằng: vượt rất xa ngoài khả năng của một người bình thường để thăm dò cái phức tạp, kỳ lạ của tâm. Rất là khó khăn cho người ta có thể gìn giử, săn sóc cái tâm để khỏi phải gây ra sự hại cho họ. Nếu như bà lảo không có căn bản trong vấn đề thiền định, thì hiển nhiên bà ta sẻ không biết mối quan hệ, chức năng hoạt động của tâm về vấn đề sống chết. Do đó hành thiền định là phương tiện hữu hiệu để làm việc trực tiếp săn sóc tâm mình. Đặc biệt là vào giai đoạn nghiêm trọng của cuộc đời, thì chánh niệm và trí tuệ rất cần thiết , khi chúng được tu tập phát triển thì chúng có khả năng ngăn chặn, hóa giải nổi đau khổ khi chết , không làm tâm bị xáo động. Lúc chết là thời gian quan trọng, theo nghĩa là sự tái sinh phần lớn phụ thuộc vào giai đoạn nầy, một sự thất bại có nghĩa là phải tái sinh vào một cảnh giới xấu tệ hơn, chẵng hạn như là loài thú, thì không những chúng ta phí mất thời gian mà còn phải chịu nổi thống khổ khi ở trong kiếp thân thú. Còn nếu chúng ta không bỏ lỡ cơ hội khi chết thì ít nhất cũng được tái sinh làm người. Khi đó thì có đầy đủ các phẩm chất tốt để tu tập mà đi tới trước. Chết chỉ là quá trình thay đổi cái thân mạng thân mạng, nhưng tùy theo loại thân và hoàn cảng gắn liền với thân mạng đó mà tâm của chúng ta được một phần an lạc hay là bị trói buộc bởi thân và các hoạt động của nó khiến tâm ta lúc nào cũng ở trạng thái bị kích động, đau đớn, hay sợ hãi. Đó là tại sao đức Phật và các La hán tuyên dương khen ngợi các cảnh giới lành của trời, người nhờ đó mà chúng ta có cơ hội phát triển làm tốt hơn, làm thanh tịnh hơn cái tâm mà tánh trong sáng, vô ngại, vô ngã hằng sẳn có, để từ đó mà tới Niết Bàn, không phải tử sanh. Chính vì lý do nầy mà tại sao con người làm các điều phước thiện , công đức để làm lợi cho việc tu tâm.
Tôi thành thực xin lổi các đọc giả vì tôi đã đi ra ngoài, vì tôi cố gắng trình bày theo thứ tự thời gian nhưng cố tật hay quên của tôi đã làm lộn xộn thay vì có sự kiện để trước lại mang ra sau, ở sau lại mang ra trước. Mặc dầu câu chuyện về ngài sắp kết thúc nhưng tôi lại vẩn phải suy nghĩ rằng tôi đã quên các sự kiện khác mà tôi được biết hay nghe kể về ngài.
Một sự kiện khác cũng lý thú là ở chùa Ban Nong Pheu, sau khi ngài xuất định rời khỏi cốc, trước khi để chúng tôi nói lời nào thì ngài nói các tăng ra xem coi dưới nhà sàn có một dấu in lớn của một loài rắn không. Các Tăng ra coi thì thấy một dấu vết của một loài rắn lớn đi từ nhà sàn của ngài về phía bìa rừng rồi mất hẳn, nhưng không thấy dấu đi vào, chỉ thấy dấu đi ra. Không ai hiểu tại sao. Chỉ có dấu vết nầy xuất phát từ cốc của ngài, mà các chổ chung quang thì không có. Đại đức Mân bảo đừng đi tìm kiếm ở chổ khác nữa vì ngài đã bảo đó là dấu của vị Long vương để lại cho các đệ tử của ngài thấy, vì khi vị đó rời khỏi phòng, ngài đã yêu cầu như vậy.
Nếu các Tăng thấy trước mà đi hỏi ngài thì sự kiện có vẽ là “do chuyện xảy ra mà nói” nhưng đằng nầy đại đức mở lời trước không để bị hỏi, và kỳ lạ là chổ chỉ có dấu đi ra tơi bìa rừng thôi. Đại đức , ngài đã bảo vị long vương để lại dấu vết cho các đệ tử nhục nhản của ngài thấy vì họ không thấy được loài rồng bằng tuệ nhản.
Lúc có dịp các tăng hỏi ngài loài rồng đến gặp ngài bằng hình dạng loài rắn hay hình dạng khác, thì ngài trả lời không nhất định vì loài rồng thường hay biến hóa.
“Nếu như họ tới nghe pháp, thì họ tơi dươi hình dạng loài người tương xứng với địa vị của họ trong loài đó, như chẵng hạn đêm hôm qua thì một vị Long vương tới nghe pháp họ đi tới vói một đoàn tùy tùng đông đảo, trang sức đẹp đẻ, hành xử một cách quí phái. Và ta cũng giảng pháp cho họ bằng ngôn ngữ của giai cấp quí tộc với họ. Họ tới giống như một phái đoàn vương giả.
Họ ngồi im lặng lắng nghe pháp, không tõ chút gì sự bồn chồn. Khi thảo luận thì chỉ có vị trưởng đoàn hỏi pháp cho tất cả mọi người, nếu ai trong đoàn thắc mắc thì người đó nói với vị trưởng đoàn, và sau đó thì vị trưởng đoàn hỏi ta. Tất cả đều hành xử một cách trang trọng, điềm tĩnh. Sau khi hỏi xong thì tất cả đều cùng từ giả.”
Chỉ là một ý nghĩa bất thiện đêm qua thì cũng khơi lên sự đáp ứng nghiêm khắc từ ngài, kẻ phạm lổi thì bị ngài nhìn một cách sắc bén, bóng bỏng, như là muốn xé tan vị đó ra từng mảnh nhỏ. Trong trường hợp như vậy, tốt hơn hết là vị đó đừng lại gần hay muốn giúp ngài làm điều gì. Vì ngài cứng rắn từ chối không muốn quan hệ với người đó. Đây là một cách mà đại đức phạt kẻ bị lổi. Nhưng thật là lạ khi một người lúc đầu cảm thấy hối lổi , nhưng ảnh hưởng thì lại không kéo dài lâu. Họ cảm thấy có lổi khi bị nghiêm khắc khiển trách, nhưng sau đó, khi ngài nói với họ một cách nhẹ nhàng bình thường thì họ lại không giử gìn, và lại phạm lại lổi củ. Mặc dầu không cố ý suy nghĩ một cách có hại cho bản thân, nhưng dường như vị ấy không theo kịp được cái tánh bất an, khó trị của tư tưởng mình, như con khỉ hay là ngựa rừng không kiềm giử được. Sau đó cũng vị đó khi gặp đại đức, và bị nhìn với một ánh mắt không thân thiện thì lại lo sợ, hối lổi. Tuy nhiên họ cũng vẩn chưa hoàn toàn học được bài học của mình. Sau một thời gian, thì đâu lại vào đó, dường như những ý nghĩ sai quấy đó là cái gì tốt đẹp. Chính vì vậy mà tôi nói lúc đầu cảm thấy hối lổi, nhưng ảng hưởng thì không dài lâu. Khi mà không những cảm thấy hối lổi, mà còn ý thức cảm thấy sợ việc tái phạm thì lúc đó ảnh hưởng mới lâu dài. Thì lúc đó tâm vị đó mới bình tĩnh, an lạc. Và lần sau, khi gặp ngài thì không còn cảm thấy hối hận, lo âu nữa.
Tâm tôi thì cũng có khuynh hướng theo kiểu như vậy. Bởi vì không tự mình đứng vững được, cho nên tôi luôn muốn sống gần thầy, sống với ngài thì tôi sợ và gìn giử , và điều nầy ngăn cản và dần từ bỏ các ý nghĩ không tốt , ngài nhắc nhở cho tôi những tu tưởng bất thiện mà mình không hay biết, và kịp thời sửa chữa.
Bản thân tôi thì biết chắc là ngài có tha tâm thông. Việc ngài dùng nó để làm gì với người khác thì tôi không để ý mấy, nhưng ngài đã dùng nó để sửa trị cái tính cứng đầu ,khó trị của tôi.
Tôi còn nhớ, khi mới tới sống với ngài, thì tôi có một ý nghĩ kỳ hoặc :” Họ nói đại đức Mân có thể đọc được ý nghĩ người khác, và biết họ đang suy nghĩ gì ? Không biết có thật không ? Nếu thật, thì ngài không cần phải biết hết những gì ta suy nghĩ, mà chỉ cần biết giờ ta đang nghĩ gì, vậy cũng đủ rồi. Nếu biết ta giờ đang nghĩ gì , thì ta sẻ quì xuống mà lạy ngài.”
Khi mà tơi buổi chiều nghe pháp gặp ngài , thì tôi ngồi không có yên, vì ánh mắt nóng rực của ngài nhìn tôi chăm chăm, không chớp mắt trong khi giảng pháp . Trong tâm tôi cảm thấy như ngài sắp sửa kêu tên tôi và la rầy. Tôi cảm thấy sợ khi thấy mình sắm bị la rầy vì cái ngu ngốc, cứng đầu của mình trước mặt mọi người. tôi không còn tập trung được nữa, khi đó thì giọng của ngài trở nên lớn, giống nhưng tiếng pháo nổ chung quanh tôi, rồi cuối cùng thì như quật mạnh vào tâm tôi không chừa chổ nào, người tôi lúc đó run lên, và mặt đỏ rần. Không thể chịu đụng đụa nữa thì tôi phải chấp nhận chịu thua và nghĩ : “ Con làm vậy chỉ vì con tò mò muốn biết thầy có đọc được ý nghĩ của con không , chớ con không có mộ tý nào xem thường những phẩm hạnh cao quí khác của thầy. Giờ thì con biết chắc là thấy toàn vẹn ở mọi mặt. Con mong muốn rằng con được giao phó toàn vẹn mạng sống của con cho thầy, cho tới ngày con chết. Xin thầy từ bi hướng dẫn con trên con đường tu học. Xin thầy đừng bỏ rơi con vì chuyện bầy . Con xin xám hối.”
Khi mà tâm tôi hoàn toàn hàng phục, thì giọng ngài dịu xuống và kết thúc bài pháp ngài nói như sau:
“Đúng hay sai thì xuất hiện ngay tại tâm ông. Tai sao lại thích thú đi tìm ở nơi khác? Có lợi gì mà lại thích xen vào chuyện của người khác. Phải chăng loại ý nghĩ như vậy làm ông trở thành người tốt , thiện xảo ? Ngay cả ông thấy được người khác tốt, người khác thiện xảo thì ông chưa hẳn là người tốt hay thiện xảo. Muốn biết người khác tốt hay xấu thì hảy xét nghiệm ngay chính bản thân mình. Rồi lúc đó tri thức về người khác tự động sẻ tới. Không cần phải đi thăm dò người khác. Người tốt hay thiện xảo thì không cần phải nghĩ phương kế để thăm dò người khác. Người mà thiện xảo trong pháp thì biết ngay người khác mà không cần thử “.
Lúc đó thì tôi như muốn xỉu, người toát hết mồ hôi. Hoàn toàn hàng phục, tôi học được bài học đó và từ đo về sau tôi hết dám làm những chuyện như vậy nữa. Nếu như tôi cảm thấy hối lổi về những chuyện không phải của mình trong vấn đề tu hành như về chuyện về đại đức Mân thì chắc có lẻ tôi đã giải thoát đau khổ lâu rồi. Nhưng tôi không hoàn toàn khiển trách uốn nắn mình một cách hữu hiệu , cho nên đôi khi nó làm khổ sở tôi.
Những điều trình bày trên là tôi muốn làm rõ nguyên lý rằng về sư thật về bản chất chân thật thì xuất hiện ở chung quanh ta ở mọi nơi, mọi lúc, phi thời (akāliko). Chỉ cần chúng ta thành tâm thực hành đúng theo lời chỉ dạy của đức Phật, thì chúng ta cũng sẻ biết được các sự thật. Cũng nên nhớ rằng phẩm chất của từng người thì khác nhau do trình độ tu tập khác nhau ở trong nhiều kiếp khác trước, cũng như mục tiêu giác ngộ mà họ hướng tới cũng khác nhau. Nhưng kết quả là Đạo, Quả và Niết Bàn thì đều giống nhau đối với ai đạt được.

CUỘC PHIÊU LƯU CỦA ĐẠI ĐỨC CHOB

Đại đức Mân là một vị thầy có một lối hành rất đặc biệt mà ai sống gần ngài thì đều nhớ, không ai quên được. Có nhiều vị đại đức đệ tử nay vẩn còn sống. Mà mổi vị đều khác nhau, như tôi đã nêu ra ở phần trước. Nhưng cũng còn có rất nhiều vị mà tôi không nêu ra. Dù vậy , thì chủ đích của tôi là muốn nêu ra một vị Tăng đệ tử trưởng lảo của ngài, vào lúc mà tập tiểu sử nầy hoàn thành để đọc giả có thể hiểu được phần nào pháp hành của vị đó , và những kinh nghiệm vị đó trãi qua và sự chứng đắc nội tâm của người đệ tử đó.
Vị đệ tử nầy đi theo dấu chân của đại đức Mân, giống như các vị La hán đi theo con đường của đức Phật. Họ trãi qua bao gian khổ , khó khăn trên bước đường tu hành , và cuối cùng thì họ cũng giác ngộ được những điều mà thầy của họ giác ngộ.
Phạm vi mà các người đệ tử nầy gặp những chuyện rợn người nguy hiểm là do môi trường, nơi chốn mà họ hành đạo. Làm tôi liên tưởng đến một người đệ tử của đại đức Mân mà tôi hết sức ngưỡng mộ. Là bởi vì kinh nghiệm của vị nầy thì khác các vị đương thời. Tôi muốn trình bày một vài tình tiết từ sự tu hành của vị nầy như là bằng chứng về các sự kiện lạ kỳ mà đã được nhắc tới vào thời của đức Phật, như câu chuyện con voi hộ độ đức Phật, con khỉ dâng mật ong cúng dường Ngài, đức Thế Tôn. Ngày nay những sự kiện tương tự như vậy cũng xảy ra. Vì muốn cho tính chất xác thực của câu chuyện tôi xin được nêu tên vị đại đức đó , đó là đại đức Chob 29 . người đã thọ giơi từ lâu và giờ là khoảng 70 tuổi. Vì ngài thường sống nơi hoang vu cho nên rất hay gặp các loài thú dữ ăn đêm nhất là cọp.
Khi rời Lomsak ở tỉnh Phetchabun, ngài đi du hành về phía bắc hướng Lampang tỉnh Chiang Mai.

29. Đại đức Chob Thānasamo (1905-1995), sanh trưởng ở miền đông bắc tỉnh Loei. Xuất gia lúc 15 tuổi. Tu hạnh đầu đà, lần đầu tiên gặp đại đức Mân ở tỉnh Nakhon Phanom năm 1928. Đại đức thường sống ở những nơi hoang vu hiểm trở .
Khi vị đại đức nầy sắp sửa bước vào một khu rừng già, thì gặp vài người dân địa phương. Họ khuyên ngài nên ngủ ở trong làng, sáng mai hảy đi vì lo sợ cho ngài.
Họ nói khu rừng rất rộng cho nên không thể nào mà đi vào lúc trưa mà tối có thể đi qua được, chắc là sẻ lạc và làm mồi cho con cọp to lớn thường hay sống trong khu rừng nầy. Giờ thì quá giữa trưa cho nên đại đức không thể nào đi băng qua được mà không phải ở lại trong rừng. Điều nầy thì chỉ tự mình làm mồi cho cọp vì họ đã dán thông báo cho mọi người biết đùng đi vào rừng lúc chiều tối, vì những hung thần nầy. Họ mời ngài ở lại làng sáng may dùng cơm rồi hảy đi. Nhưng ngài từ chối, là vì đã quyết định đi. Họ khuyên ngài ở lại nhưng ngài nhất quyết từ chối. Họ hỏi ngài có sợ cọp không thì ngài trả lời rằng là có nhưng điều nầy thì không quan hệ chi tới việc ngài đi.
Họ nói chắc chắn là ngài sẻ bị cọp ăn. Nhưng ngài trả lời rằng nếu ngài tận mạng và chết vì cọp thì hảy để nó như vậy. Nên ngài nhất quyết ra đi không nghĩ gì tới cái chết.
Khi vào rừng một đoạn thì thấy đầy dấu chân cọp, cũ có, mới có . Vừa đi vừa hành thiền không bao lâu thì trời xẩm tối lúc đó thì ngài đang ở giữa rừng. Ngay đó thì nghe thấy tiếng gầm thật lớn ở đằng sau, thì cũng thấy một con cọp lớn ở phía trước , cả hai con đang tiến lại dần để săn mồi. Tiếng gầm chát tai của hai con làm vang dội cả khu rừng. Đứng giửa đường mòn thấy đằng trước con cọp đang thu mình chờ phóng tới trước, nhìn đằng sau thì con cọp kia cũng vậy. Một cảm giác sợ nổi lên, nhưng chánh niệm của ngài quá chắc cho nên không kinh hoàng, hoảng hốt. Mặc dầu có thể bị cọp giết nhưng ngài không để cho tâm bị giao động mà quay về quán sát tâm mình. Lúc đó thì tâm nhập định sâu , ngay khi vừa vào định thì trí ngài biết rằng cọp chẵng làm gì được ngài, sau đó thì tất cả chung quanh hoàn toàn tan biến, người và cọp đều tan biến, không còn cảm giác về mình về những gì ở chung quanh, ngài nhập sâu vào định trong vài giờ, khi xuất định thì ngọn đèn lồng cầm trên tay đã tắt từ lâu, cây dù và bát vẩn mang trên vai, ngài liền mồi cây đèn cầy mới nhưng chẵng thấy cọp đâu. Lúc đó thì chẵng có một chút nào cảm giác sợ hải, cho dù có hàng trăm con cọp tới thì tâm ngài cũng chẵng một chút sợ hãi. Đứng tại chổ đại đức Chob cảm thấy một sự thương cảm đối với hai con cọp, chúng đã dạy cho ngài một bài pháp.
Đại đức Chob tã thì hai con cọp đó rất to lớn giống như hai con ngựa đua. Thân mình thì dài, to hơn cả ngựa, Đến giờ thì cũng chưa từng thấy cọp nào to như vậy. Ngài lúc đó rất an lạc, biết rằng giờ thì mình có thể đi tới bất kỳ chổ nào không còn sợ cọp nữa. Tâm tràn ngập niềm vui, ngài đi về trước nếu như có gặp hai con cọp đó chắc ngài lại vổ đầu chúng như là mèo nhà.
Đại đức Chob không ra khỏi khu rừng mải đến 9 giờ sáng hôm sau. Khi gần tơi làng thì ngài đặt đồ cá nhân xuốn g, đắp y ngoài và vào làng khất thực , khi thấy ngài thì dân làng họ kêu nhau cúng dường thực phẩm, có vài người theo ngài lại chổ để đồ, họ hỏi ngài từ đâu tới thì ngài trả lời là suốt đêm băng rừng từ phía nam mà tới. Ai nấy đều ngạc nhiên, hỏi ngài có thấy cọp không , thì ngài trả lời là có, nhưng chúng không làm gì . Ai nầy đều cho không tin, nhưng khi ngài kể rõ câu chuyện thì ai cũng cho là phép lạ, không thể áp dụng được với người bình thường.
Cho dù đường đạo hay đường mòn đi qua rừng, nếu như chúng ta không rõ con đường mình đang đi, còn phải đi bao lâu, hay những nguy hiểm gì đang chờ ta trên đường, thì tất cả chúng đều là những trở ngại cho việc tiến bước của chúng ta. Do đó chúng ta phải dựa vào kiến thức của chúng ta mà đi tơi chổ an toàn, an vui hiện tại cũng như ở tương lai. Hảy ghi nhớ là chúng ta thường hay suy nghĩ và hành động theo cách mà chúng ta buông lung, không cẩn thận cho là đúng, nhưng thật ra phần lớn là sai dẩn chúng ta đi vào con đường xấu.
Trong suốt cuộc đời tu hành hạnh đầu đà, đại đức Chob thường hay gặp các loài cọp, nhưng chúng thì không làm gì ngài. Đại đức không bao giờ nghĩ là có một ngày nào đó có một con cọp tìm đến mình. Cho đến một hôm vào khoảng 5 giờ chiều , khi đại đức định đứng dậy sau khi tọa thiền thì thấy có một con cọp vằn to lớn đến ở bên ngoài cửa hang nhìn vào trong , nó trông có vẽ to lớn và dữ . Đại đức không có gì là kích động vì thường thấy loài cọp, còn con cọp thì cũng như không sợ ngài nó dương cặp mắt to sáng nhìn ngài như dò xét. Xong nó nhảy lên một tảng đá bằng phẳng cách chổ đại đức khoảng gần 6 thước, ngồi lơ đảng nhìn ngài, thỉnh thoảng liếm chân, không có vẻ gì gây hấn. Nó còn duỗi chân nằm giống như mèo nhà. Đường đi kinh hành thì ngay trước cửa hang ngay sát qua chổ nó nằm. thấy vậy đại đức liền không đi kinh hành mà ngồi xuống tọa thiền tiếp trên chõng tre. Đại đức nghĩ là nó sau một thời gian sẻ đi , nhưng nó vẩn ngồi đó nhìn vào trong. trời tối thì đại đức vô trong mùng , ngài đốt ngọn nến để làm sáng cái hang. Con cọp không có vẻ gì chú ý tới ngọn đèn cầy, nó thoải mái nằm giống như con mèo nhà, trước khi đi ngủ vào nữa đêm thì thấy nó vẩn nằm ở ngoài, sáng 3 giờ dậy thì thấy nó vẩn nằm duỗi chân nhìn vào trong hang. Sau khi rửa mặt, ngồi thiền cho tới mặt trời mọc thì thấy nó vẩn nằm đó thoải mái như mèo nhà. Tới giờ đi khất thực nên đại đức đắp y, và nói với nó rằng : “ Đã tới giờ ta đi khất thực, giống như các loài khác, ta cũng cần phải ăn, nếu không có gì thì hảy để ta đi ra ngoài kiến ăn. Nếu như nhà ngươi muốn ở tại đây thì cũng được, còn không thì hảy đi nơi khác kiếm ăn.”. Con cọp vểnh tai lắng nghe đại đức nói , giống như chó nhà nghe lời chủ nói. Đại đức bước ra đi ngang nó, nó nhìn ngài với cặp mắt hiền lành như muốn nói: ngài cứ đi , đùng sợ ta ở đây là để bảo vệ ngài thôi. Đi xuống làng thì đại đức không nói gì về nó e rằng dân làng sợ sẻ tìm cách giết nó. Sau đó thì đại đức không thấy nó nữa. Đại đức nghĩ rằng nó không phải là loài thú thường mà là do một địa thần biến hiện ra. Vì nó rất là hiền.
Đại đức ở Miến Điện 5 năm trời tu hạnh đầu đà, và nói rành tiếng Miến Điện nhưng ngài phải rời khỏi khu vực nầy vì đệ nhị thế chiến xảy ra. Lính Anh và lính Nhật đánh nhau ở khắp nơi ngay cả ở trong rừng núi. Và người Anh họ cho là dân Thái ủng hộ lính Nhật, cho nên họ hay giết những người Thái họ gặp trong rừng trên xứ Miến Điện để trả thù.
Dân làng ở khu vực đại đức đi khất thực thì thương ngài nên yêu cầu ngài ở trong rừng để họ mang thức ăn vào vì lo sợ cho tính mạng của ngài. Nhưng cuối cùng thì lính Anh cũng phát hiện ra ngài, khi ngài chúc phúc cho một số người ở trong làng. Bị bắt ngài giải thích với họ là nhà sư nên ngài không liên quan tới tình hình chính trị, và dân làng cũng bảo vệ ngài vì cho rằng nếu hại một nhà sư như ngài, khi mà không làm hại gì ai, mà chỉ giúp đở mọi người về tinh thần và không biết gì về tình hình chính trị thế giới thì đó là một điều sĩ nhục cho quân đội Anh cũng như người dân Miến Điện ở đây. Trong lúc dân làng bảo vệ ngài, thì đại đức đứng im lặng rãi tâm từ đến các người lính, sau một hồi thảo luận thì lính Anh cũng thả ngài nhưng bảo ngài phải rời khỏi khu vực vì nếu không toán khác đi tuần, khi gặp thì họ sẻ giết ngài. Thế là ngài phải đi vào sâu hơn, sống ở trong rừng. Và hằng ngày thì dân làng, họ mang thức ăn cho ngài. Nhưng càng ngày thì lính Anh thường đến làng để hỏi thăm vị sư người Thái đâu. Dân làng lo sợ cho ngài nên cuối cùng khuyên ngài nên trở về Thái Lan, và chỉ dẩn cho ngài con đường mòn hiểm trở mà không có quân lính nào đi tuần qua. Sau đó thì ngài trở về nước theo con đường mà dân làng chỉ. Đi suốt ngày đêm không nghỉ, không có gì ăn chỉ uống nước. Con đường hiểm trở chỉ có dấu chân cọp, và voi thôi nếu không khéo thì sẻ lạc mất ở giữa rừng già. Vào buổi sáng hôm thứ tư khi tới gần biên giới Thái Lan thì có một chuyện lạ kỳ xảy ra. Khi đại đức đang ở trên một đỉnh núi, lúc đó thì đại đức rất mệt vì đã đi bộ băng rừng 3 ngày đêm mà không ăn hay ngủ, chỉ thỉnh thoảng nghỉ mệt dọc đường thôi. Lúc nầy thì rất là đuối sức. Đại đức khi đang mệt nhọc, lão đảo lê thân mình đi trên đỉnh núi và nghĩ : “ Ta đã liều mạng đi một quãng đường dài, giờ đây thì ta vẩn còn sống. Từ lúc ra đi cho tới giờ chưa thấy có một hính bóng nào của con người, để ta có thể xin được thứ gì ăn. Phải chăng ta sẻ chết vì đói ? Ta đã chịu đựng gian khổ , nhưng lần nầy thì quá sức, ta đi lánh nạn chiến tranh cái mà ai cũng sợ nhưng chẵng lẻ ta lại sắp chết vì đói và mệt ? Nếu như lời đức Phật nói thì có các loài trời ở các cõi cao họ có thiên nhản, thiên nhĩ. Họ có thấy chăng đang có một nhà sư sắp chết vì đói. Ta thì tin chắc vào lời Phật dạy, nhưng các loài trời thì họ đã nhờ rất nhiều vào các Tỳ Khưu từ thời đức Phật còn tại thế cho tới ngày nay, mà họ lại không có từ tâm khi nhìn thấy cảnh tượng nầy. Nếu thật sự mà họ có từ tâm , thì hảy cho thấy để xứng đáng với danh xưng của loài trời.”
Khi đại đức vừa mới nghĩ như vậy, thì ở đâu đi tới một người ăn mặc lịch sự không giống như dân tộc thiểu số . Vị đó đi tới và ngồi xuống bên đường đầu đội một khay thức ăn. Thấy vậy đại đức giật mình, mình nổi da gà. Lúc đó thì quên cả đói và mệt, khi thấy một người lịch sự đó ngồi bên đường mòn ở phía trước chờ ngài tới để dâng thức ăn. Khi ngài đi tới , vị đó mở lời:
“Xin thầy dừng chân, nghỉ giây lát cho đỡ mệt, và dùng các thức ăn nầy cho đở đói. Khi ngài khỏe thì hảy đi tiếp, chắc chắn là trong ngày nay thì ngài sẻ tới nơi, vượt qua khỏi khu vực nguy hiểm nầy"
Đại đức Chob, vội đặt xuống các dụng cụ cá nhân, chuẩn bị bát và bước tới để người đó cúng dường thực phẩm. Khi người đó đặt thức ăn vào trong bát thì mùi hương thơm của thức ăn bay tõa ra khắp nơi và số thực phẩm và vị đó cúng dường thì đúng như số lượng mà ngài ăn. Mùi vị thì rất là đặc biệt không thể diễn tả được, có thể là cho quá nhưng sự thật thì không thể nào diễn tả được các thức ăn đó.
Khi người đó đặt cúng dường xong thức ăn thì đại đức hỏi nhà ở đâu vì đi ba ngày đêm rối không thấy nhà nào cả, vị ấy mơ hồ chỉ nhà ở phía trước. Khi đại đức hỏi làm sao biết mà mang thức ăn tới chờ sẳn ở đây để mà cúng dường thì vị đó mĩm cười không đáp. Đại đức chúc lành sau khi người đó nói là phải đi về nhà, vì nhà ở xa. Đại đức nói người đó thì khác người bình thường, cử chỉ rất lịch sự, ăn nói đàng hoàng tao nhả. Vị đó khoảng trung niên, cao trung bình, da sáng. Đại đức để ý thấy người đó đi khoảng 9, 10 thước xong rẽ ngang đi quanh một cây rừng thì biến mất. Điều kỳ lạ là khi ngài đi tới chổ đó nhìn chung quanh thì không thấy ai, nếu có người ở chung quanh thì chắc chắn là ngài phải thấy.
Khi ăn các thức ăn, thì thấy đó mùi vị rất khác thường, các món ăn đó chưa từng thấy bao giờ rất thơm ngon, làm cho cơ thể khẻo hẳn ra, không còn chút gì mõi mệt hay đói nữa. Vị đó chẵng biết có phải vì đói mà thấy thức ăn rất ngon, và khi ăn hết thì cũng cảm thấy số thực phẩm vừa sức ăn của mình không dư, không thiếu.
Khi đó thì cơ thể khẻo mạnh, và đại đức bước đi miên man nghĩ về điều kỳ lạ đó, không biết mình có đi đúng không, nhưng vào lúc chiều thì thấy mình ra khỏi khu rừng già rậm rạp đúng như lời người gặp ở trên núi tiên đoán. Tất cả mõi mệt, biến mất thay vào đó là nổi vui mừng biết mình đã sống sót thoát khỏi hiểm nguy. Đại đức biết chắc rằng người đó là từ trên trời xuống vì từ khi gặp người đó tới khi ra khỏi khu rừng rậm thì không thấy một người nào cả. Đại đức nói thật là một điều kỳ diệu, vì tránh chiến tranh, và lính đi tuần tiểu mà ngài đi con đường mòn sâu trong rừng nơi mà không có một con người nào sống chung quanh, chỉ có đầy dã thú và không có thứ gì ăn và lúc sắp chết vì đói lại có người dâng cúng thức ăn ở giữa nơi hoang dã, để có sức mà thoát hiểm về nước.

ĐOẠN KẾT

Những ai tu hành theo truyền thống của đại đức Mân, thì thường thích sống ở nơi rừng núi. Và là người tiên phong đại đức khuyến khích các đệ tử hảy sống và tu tập ở trong rừng núi, ở những nơi hoang vắng nơi mà các hành giả thu gặt nhiều pháp hơn là ở những nơi đông đúc. Ngay cả những pháp mà các người học trò ngày nay giảng dạy cũng là nhờ từ nơi tu hành ở những nơi nguy hiểm, gian khổ mà có được.
Mặc dầu đại đức Mân đã chết từ lâu nhưng các đệ tử cũng thường thấy linh ảnh của ngài trong lúc thiền định, giống như lúc còn sống, ngay cả có những vị đệ tử khi gặp phải khó khăn trở ngại trong lúc hành thiền thì đại đức cũng xuất hiện ở trong lúc họ định mà chỉ dạy cho họ, ngài vẩn ngồi đó mà giảng dạy cách thức để giải quyết vần đề cho học trò. Đây là cách mà người ta gọi là “lắng nghe pháp bằng linh ảnh xuất hiện trong lúc định”. Lúc đó người thầy giảng dạy cho học trò qua linh ảnh. Điều nầy có vẽ kỳ lạ khó tin nhưng những ai có một trình độ nhất định thì sẽ thấy là các vị La hán hay ngay cả đức Phật xuất hiện trong linh ảnh mà dạy cho họ.
Cảm thấy không thể viết gì hơn về vấn đề nầy, tôi để cho hành giả tự chứng lấy để mà biết rõ hơn là dựa vào những lời diễn tả. Tôi thì hoàn toàn đồng ý và tin rằng cho dù bất cứ vấn đề nào được diễn tả, phân tích thì tự chính chúng ta kinh nghiệm mới hiểu rõ thấu đáo vấn đề. Vấn đề là những người thường không thanh tịnh như chúng ta : thì chúng ta hay nghi ngờ, không chấp nhận những gì mình được nghe, hay những lời phê bình của người khác. Cho nên chúng ta tốt hơn là hảy tự mình kinh nghiệm lấy. Như đức Phật đã từng nói : Chúng ta phải chấp nhận hậu quả của chính chúng ta, phải chấp nhận những quả đau khổ, vui sướng mà do chính chúng ta tạo ta. Câu nầy hoàn toàn xác đúng và đẹp đẻ.
Câu chuyện về cuộc đời của đại đức Mân thì trong sáng đẹp đẻ, từ lúc còn nhỏ cho tới lúc mất. Đại đức đã cho ta thấy phẩm hạnh của một vị thánh. Khi còn nhỏ ngài đã không làm gì buồn phiền cha mẹ và người chung quanh, khi lớn xuất gia thì tinh tấn tu hành không một phút giây lơ là, luôn luôn theo đứng lời chỉ dạy của đức Phật, không cho phiền não có cơ hội làm chủ được tâm ngài, và để sau nầy làm nơi nương tựa cho tất cả mọi chúng sinh gặp ngài.
Tôi muốn kết thúc câu chuyện về cuộc đời của ngài bằng cách trích dẫn một phần lời dạy của ngài cho các đệ tử lúc khi ngài bắt đầu nhuốm bệnh, và lời nhắn nhủ :
“Ta đã xét nghiệm, phân tích vấn đề tử sanh của cái thân nầy trong gần 60 năm trời. Và bây giờ ta cũng chẳng thấy ở trong thân thể xác thịt nầy có một chút gì làm cho ta luyến tiếc mà không từ bỏ nó. Ta đã không còn nghi ngờ về điều nầy từ khi ta giác ngộ được chân lý vô thượng. Cho dù chúng xuất hiện trong hay ngoài thân đi nữa, thì tất cả các vật chất đều có chung một cấu tạo và chúng thì từng ngày bị phân hủy, chết đi. Từ lúc chúng được tập hợp lại thì cũng là lúc chúng dần bị tan rã. Mặc dầu chúng ta tưởng tượng cái thân nầy thuộc về chúng ta , nhưng thật ra thì chúng là một sự tổng hợp của các chất mà ta thấy đầy dẫy ở mọi nơi trên quả đất.
Cái mà làm ta quan tâm tới là các người học trò từ mọi nơi đến. Ta e rằng phần lớn các ông không thể có một căn bản pháp vững chắc ở trong tâm sau khi ta chết. Vì lý do đó mà ta thường báo cảnh giác các ông là đừng có lơ là đối với phiền não. Đó là cái gốc của mọi sự sống chết bất tận không bao giờ chấm dứt. Đừng có bao giờ cho chúng là không quan trọng, không đáng để ý, không có hại để rồi không đương đầu với nó, và tới lúc khi chết thì không làm gì được nó để nó sai xử, chớ bảo rằng ta đã không báo trước.
Tất cả loài người, loài thú trên mặc đất nầy đều bị đau khổ , đó là điều hiển nhiên. Và tất cả là do những phiền não mà các ông cho là không có gì đáng để ý tới. Ta đã dùng tất cả chánh niệm và tuệ mà truy xét, nguyên nhân của sự sống chết, nguyên nhân duy nhất mà làm cho chúng sinh tìm vào một nơi ở cõi tử sanh để rồi phải chịu các nổi đau khổ là những phiền não mà người ta không để ý tới. Chúng chính là kẻ chủ mưu, tất cả các ông đều bị phiền nảo thống trị trong tâm , thế thái độ của các ông như thế nào ? Các ông coi nó là không quan trọng phải không ? Nếu vậy, thì cho dù các ông có ở chung dưới sự hướng dẫn của ta bao nhiêu lâu đi nữa thì cũng như cái vá múc canh trong nồi canh thơm ngon mà thôi. Nếu muốn nếm được vị ngon của canh, thì hảy lắng nghe kỹ pháp mà ta dạy cho các ông, và ghi nhớ kỹ trong tâm. Đừng xử sự như cái môi múc canh, và ngăn trở việc dạy dỗ của ta bằng cách không chịu thực hành những gì ta đã dạy các ông. Nếu không, thì lúc các ông sống và chết cũng chẳng có gì đáng giá, còn tệ hơn loài thú, vì khi chúng chết thì thịt da chúng còn có chút giá trị. Người lơ là, giãi đải thì chẵng có giá trị nào lúc sống cũng như chết.
Khi căn bệnh nầy bắt đầu, thì ta luôn nhắc nhở các ông là ta đang chết đi từng ngày. Người mà đã chuyễn hóa được đau khổ, thì người đó hoàn toàn hài lòng thõa mản ở mọi tình huống, vì vậy người đó khi chết thì không có còn gì phải lo âu nữa. Khi mà không bao giờ bị hoen ố nữa, người đó không còn gì nữa để mà đạt, và hoàn toàn như ý. Còn những ai mà lúc chết còn phiền não, cái thứ mà không bao giờ thỏa mản nó, do vậy tái sinh vào bất cứ ở nơi đâu thì cảm giác không thõa mản luôn đeo dính vào tâm họ. Ảnh hưởng của phiền não càng nhiều thì sự đau khổ càng lớn. Đừng có tưởng tượng rằng cỏi nầy, hay cõi kia là nơi sung sướng để tái sanh vào, điều đó phản ảnh cái tâm bám víu, không thõa mản của mình trước khi chết mà thôi. Nghĩa là các ông vẫn không chịu coi phiền não là kẽ thù, là cái gì đáng sợ, đang khuấy động tâm ông. Thì nơi nào mà các ông có thể tìm được sự an vui hạnh phúc. Khi mà các ông còn muốn tìm chổ để sinh vào để rồi lại tử sanh , thì ta không còn biết làm gì để giúp các ông.
Tỳ Khưu nào mà chưa đạt được định, sự nhất tâm thì không thể tìm thấy sự an lạc ở thế giới nầy. Họ chỉ tìm thấy sự bất ý, khó chịu ở trong cái tâm sôi động. Các ông phải ngay bây giờ tìm cách hữu hiệu để làm cho cái tâm của các ông nó yên. Hảy tinh tấn, dũng cảm, sốt sắng chiến đấu với phiền não, cái mà đối nghịch với pháp. Thì sau đó các ông sẻ có một sự an lạc chân thật. Với sự bền gan, kiên định thì kết quả sẻ mau chóng đến, đặc biệt là so sánh với khoảng thời gian vô tận mà các ông sẽ phải lại lang thang ở Ta Bà từ giống nầy tới loài khác.
Giáo pháp của đức Phật là dùng để cho những ai tin vào muốn chuyễn hóa đau khổ. Đi từng bước một, và cuối cùng sẽ tới đích là nơi không bao giờ phải sinh vào nơi có sự sống chết nữa. Ai mà mong mõi không còn phải tái sinh ở nơi sống chết thì phải phân tích sâu xa tất cả mọi khía cạnh của sự hiện hữu trong vủ trụ từ cái thô cho đến cái vi tế y theo ba cái căn bản của mọi vật là Vô thường, Khổ, và Không. Dùng trí tuệ xét nghiệm tường tận để không còn nghi ngờ gì nữa. Khi mà được như vậy thì cái bám víu mạnh nhất cũng tan biến trong nháy mắt. Tất cả những cái cần thiết để cắt bỏ nghi hoặc, tà kiến là trí tuệ sắc bén. Trong Tam giới thì vũ khí sắc bén nhất để chống lại phiền não không gì hơn là chánh niệm và tuệ. Đức Phật và các vị La hán thì cũng đã làm như vậy không có gì khác hơn. Chính đức Phật tương duyên chánh niệm và tuệ là hơn hết, điều nầy không có nghĩa là giảm bớt đi những giá trị tinh thần khác, mà những cái khác đó thì chúng trợ giúp cho, giống như người chiến sĩ ngoài vủ khí ra, cần được cung cấp đồ ăn, thức uống. Chiến sĩ và vủ khí là hai cái cần thiết ở chiến trường. Chiến sĩ ở đây là những ai can đảm đương đầu không chịu khuất phục phiền não, không còn muốn phải tái sinh trong sự sống chết để làm trò cười cho phiền não, vũ khí đây là chánh niệm và tuệ, hai thứ nầy lúc nào cũng phải ở trên tay.
Những điểm mà trên đường tu hành các ông bị chặn, bị rối là những điểm mà các ông phải dũng cảm giải quyết, đừng sợ sự gắng sức của mình trong việc chuyễn hóa tử sanh có thể trở nên phải vong mạng. Khi mà các ông phải đối diện với thần chết , thì ta muốn các ông chết trong sự vinh quang. Không muốn các ông chết trong sự thất bại, rồi phải chịu đau khổ lâu dài sau nầy. Các ông phải gắng hết sức để chiến đấu cho tới khi Ta bà là nơi hoang vắng. Hảy cố gắng ! Có thể khi nào Ta Bà trở thành nơi hoang vắng vì thiếu người bị phiền não lừa gạt mà sinh vào, chỉ vì các ông tinh tấn tu hành ? Tai sao các ông lại lo âu muốn trở lại tìm một chổ trong Ta bà ? Các ông chưa chết ! nhưng mọi ý tưởng trong tâm đều hướng về một sự hiện hữu ở tương lai. Tại sao vậy ? Khi nào mà ông lơ là trong việc tu hành là lúc đó tự động ông làm việc hết mình để giử một chổ ở nơi mà sự sống chết luân phiên bất tận. Kết quả là tử sanh buộc trói tâm ông, và tâm ông bị buộc trói bởi đau khổ.
Ta đã cố gắng hết sức mình để dạy các ông, thành thật phơi bày tất cả những gì mà các ông cần biết về Tứ Diệu Đế, và Tứ niệm xứ. Ta chỉ giử lại một phần khía cạnh của pháp liên quan tới các nhận thức việc huyền bí, cái mà không trực tiếp liên quan tới việc giải thoát. Như là các kinh nghiệm nội tâm về thế giới bên ngoài, mà ta luôn ám chỉ trong lúc này hay lúc khác. Ta vui khi có những ai khác cũng kinh nghiệm được những nhận thức như vậy, và sẳn sàng trợ giúp mọi điều khi ta có thể. Khi mà ta chết đi thì rất khó mà tìm được ai để giúp các ông về các vấn đề nầy. Hảy nên nhớ kỹ rằng pháp hành thì rất khác pháp học. Những ai mà thật sự chưa đạt được định, được Đạo, Quả, và Niết Bàn thì không thể nào chỉ người khác một cách đúng đắn để đạt được những điều giác ngộ đó.”
Đại đức Mân, ngài kết thúc những lời nhắn nhũ cuối cùng bằng cách nhấn mạnh về Ngũ Uẩn, như đức Phật đã nhắn nhũ lại với Tăng đoàn trước khi đức Thế Tôn nhập Niết Bàn. Đại đức lập lại bằng cách đọc lại lời đức Phật dạy : Này các Tỳ Khưu, hảy lắng nghe kỹ lời ta, tất cả các pháp sanh do điều kiện (sankhāra dhammas) là vô thường. Chúng khởi sanh, phát triển, phân hũy và tan rã, vì vậy các con nên cố gắng tinh tấn trong việc tu hành. Sau đó thì đại đức giảng ý nghĩa của đoạn kinh nầy :
“ Chử Hữu vi (Sankhāra)30 , trong lời nhắn nhủ cuối cùng của đức Phật là pháp cao nhất. Ngài bao gồm tất cả các vật do điều kiện mà có trong thế giới vũ trụ vào chử hữu vi. Hơn lúc nào hết, đức Phật lúc nầy muốn ám chỉ về các thứ hữu vi ở bên trong của mổi người. Ngài muốn cho các Tỳ Khưu thấy pháp hữu vi là quan trọng, vì chúng là nguyên nhân gây là đau khổ , chúng là những thành phần gây nhiễu loạn tâm. Làm tâm trở nên úa tàn ở trong tình trạng mê mờ , mà ở đó thì chúng ta không bao giờ kinh nghiệm được trạng thái tĩnh lặng, sự hiện hữu vô vi. Nếu chúng ta xét nghiệm kỹ các pháp hữu vi đó – là tất cả những ý tưởng, khái niệm của chúng ta từ thô cho tới vi tế , cho tới lúc chúng ta hoàn toàn hiểu rõ không còn một chút nghi ngờ bản chất thật sự của chúng, đến lúc đó thì chúng sẻ chấm dứt, khi mà pháp hữu vi chấp dứt thì không còn có gì làm xáo trộn tâm nữa. Mặc dầu vẩn có ý tưởng, sáng kiến nhưng tất cả đều theo hoạt động tự nhiên của Uẩn. Lúc này thì uẩn là trong sạch không cấu ô. Chúng không còn che dấu một tí gí của phiền não, ái dục, hay vô minh. Nếu mà so sánh như là một giấc ngũ thì đó là một giấc ngũ thật sâu, không mơ mộng. Lúc nầy tâm gọi là ‘ tâm an tịnh’ , không còn một chút tàn dư nào của phiền não. Chư Phật và các La hán đều có tâm nầy. Do đó họ không nuôi dưỡng một ý niệm nào để đạt được thêm một cái gì nữa. Ngay lúc mà phiền não bị dập tắt là lúc tình trạng an lạc, thanh tịnh phát khởi. Lúc này gọi là Hữu Dư Niết Bàn, Chính là lúc sau khi một vị la hán vừa mới chứng đắc đạo quả. Đây là tình trạng hết sức kỳ diệu, mà không có thứ nào trong Tam giới để có thể so sánh được."
Sau khi giảng đến đây ngài ngưng, và đi nghỉ . và từ đó về sau ngài không còn họp chúng để giảng pháp nữa. Chính vì vậy mà tôi nói đây là lời nhắn nhủ cuối cùng (pacchima ovāda) của ngài.
Là tác giả của tập tiểu sử nầy, tôi hết sức cố gắng để ghi lại kỹ và chính xác những chi tiết về đại đức Mân. Tôi coi đây là một công trình suốt cả đời. Nếu có gì sơ xuất thì xin quí đọc giả cho tôi xin lổi. Tôi đã dùng một phần lớn thời gian để viết lại tập tiểu sử của ngài, nếu mà tôi có giành thêm 3 năm trời nữa để viết, thì cũng không khi nào được như ý vì có rất nhiều chi tiết về ngài mà tôi không được biết, và vì khoảng thời gian đại đức Mân sống một mình du hành. Dù vậy thì tôi cũng hết sức ghi lại để cho những ai chưa bao giờ gặp ngài được biết về một con người bình thường sanh ra như chúng ta nhưng mà cuộc sống và thành quả thật là hết sức phi thường. Một người đã mang lại rất nhiều lợi lạc cho những ai có cơ hội được tiếp xúc với ngài. Giờ đây ít nhất thì câu chuyện về cuộc đời của ngài cũng đem lại phần nào ích lợi cho đọc giả, mặc dầu câu chuyện không phản ảnh hoàn toàn hết về cuộc sống và những thành tựu của ngài.
Trong việc viết tập tiểu sử nầy , tôi chỉ ghi lại khoảng 70 phần trăm những sự kiện mà tôi nghĩ có lợi ích cho đại đa số các đọc giả, phần còn lại thì tôi nghĩ rất khó hiểu và không thích hợp. Mặc dầu gạn lọc nhưng cũng có những điều mà tôi không hài lòng khi ghi ra, mặc dầu chúng phản ánh sự trung thật về cuộc đời và lời chỉ dạy của ngài khi còn tại thế. Lắng nghe ngài giảng pháp, và những hiện tượng vũ trụ bên ngoài thì thật là hết sức kỳ diệu, và tôi thành thực khâm phục sự tự tin, làm chủ của ngài trong khi giảng. Khi ngài giảng cho chúng tôi thì chúng tôi cảm tưởng là ngài thay mặt đức Phật và các thánh tăng đang giảng pháp cho chúng tôi nghe, họ đang hiện hiện ngay ở trước mặt và đang tưới nước cam lồ lên thân tâm của chúng tôi.



30. Hữu vi : là do các nhân duyên, điều kiện tạo thành
Cuộc đời của ngài là một câu chuyện rất đẹp , trong sáng, ngày nay ít có ai có thể sánh kịp. Nếu mà ghi rõ từng chi tiết thì có lẽ không khác gì các câu chuyện của các vị La Hán thời đức Phật
Nếu tôi phải giảng rõ từng chi tiết khía cạnh trí tuệ của ngài thì có lẽ tôi lấy làm rất xấu hổ vì sự kém cõi nầy. Xấu hổ làm vị Tỳ Khưu trong rừng chỉ là ở danh từ, kẻ mà đang lấn sang Ta Bà. Vì vô minh mà tôi có thể đã làm xấu đi danh tiếng của ngài. Đó là điều mà phải tránh bằng mọi giá.
Nếu như sự trình bày của tôi có gì không phải, tôi xin thành tâm xin lổi cùng quí đọc giả. Nguyện công đức có từ công việc làm nầy xin hồi hướng cho các đọc giả , và những người đã giúp cho việc hoàn thành tập sách nầy, và cho tất cả các chúng sinh.
Cuối cùng nguyện cầu Tam Bảo gia hộ cho tất cả các đọc giả, và những người ở nhà xuất bản Srisapada – những người đã làm việc tận lực để mang lại kết quả nầy. Nguyện cho tất cả được an lành, khỏi bệnh tật, và thạnh vượng ở bây giờ và ở tương lai.


HếT
Tỳ Khưu Mahā Bowa Ñāṇasampanno


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

2 Trang V   1 2 >
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 12:26 AM