IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Tóm tắt quyển KINH VÔ NGÃ TƯỚNG, Nhận ra khi đang chuyên tu tại SOM năm 2005
Diệu Minh
bài Feb 5 2020, 05:33 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,917
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



ANATTALAKKHANA SUTTA

Kinh Vô Ngã Tướng


Tóm tắt ý chính mình tâm đắc:

"Này chư tỳ khưu, cơ thể vật chất không phải là tự ngã, linh hồn thường còn hay thực thể sống".


Mạng căn là sinh lực khơi động sinh khí vào cơ thể vật chất và bảo trì không để cho cơ thể vật chất hư hoại và tan giã.

Mạng căn này chỉ là đặc tính của sắc, phần vật chất mà người đời lầm tưởng là linh hồn, một thực thế sống.


Thân, khẩu, ý đều do sankhara (hành; 50 tâm sở) thúc đẩy và sắp xếp.

Dưới đây ta sẽ thấy tà kiến (suy nghĩ sai lầm) nuôi dưỡng bản ngã như thế nào:

1. Kharala – Tự ngã chứng nghiệm. Nghĩ rằng tất cả những sinh hoạt ấy đều do một tự ngã thực hiện, là tà kiến thấy cái ta trong hành uẩn, gọi là tà kiến chấp thủ vào “tự ngã chứng nghiệm”.
2. Nivasi atta – Tự ngã liên tục. Nghĩ rằng tự ngã thực hiện tất cả những sinh hoạt, an trú thường xuyên trong thân như một thực thể sống, là tà kiến chấp thủ vào “tự ngã liên tục”.
3. Sami atta – Tự ngã kiểm soát. Nghĩ rằng tự ngã này, tức cái thực thể sống trong thân ta, có thể tự ý hoạt động, rằng những hành động của nó tuỳ thuộc nơi ý muốn của ta là tà kiến chấp thủ vào “Tự ngã kiểm soát”.


Sati – chánh niệm và Manasikara – chú ý

Sati và yoniso - hai tâm sở dùng thường xuyên để thấy Pháp

Tâm vương không thể hiện hữu ngoài tâm sở, chúng đồng khởi sanh và hoại diệt với thức trên cùng một đối tượng và đồng chung một căn.

Sati – chánh niệm, Manasikara là chú ý đều là hai 2 tâm sở

Tâm hay thức đồng phát sanh cùng 52 tâm sở (cetasika) an tĩnh, thư thái, nhu thuận, thuần thục…

Tâm sở tác ý (catana) là quan trọng nhất. Ý nghĩ nguy hiểm như vậy đấy.


Hiểu vì sao tiên sinh Ohsawa nói: ăn đúng sẽ suy nghĩ đúng và hành động đúng


Mọi người Thực dưỡng dễ dàng bị mắc bẫy của tâm trí lừa đảo nghĩ rằng mình đã ăn đúng và suy nghĩ đúng và hành động đúng cả, nếu không bầu không khí sẽ khác như đang là… đây chính là cái bẫy của tâm trí lừa đảo (ma tâm quỉ tánh) và cần có chánh niệm sati vững chắc để THẤY được cơ chế phát sinh suy nghĩ sai lầm làm sao??? Muốn có chánh niệm vững chắc? làm ơn nhai đếm giúp tâm vững chắc trong định, biết tu khi ăn mau đắc đạo.

còn nữa


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 5 2020, 09:25 PM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,917
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



CHỈ CÓ SỰ THẤY TRONG LÚC THẤY

Kinh nghiệm vô ngã


Luôn giữ tâm trong thực tại, đó là lý do tồn tại của chánh niệm, công trình ghi nhận sự hay biết cảm giác ngay vào lúc nó khởi sanh.

Nếu niệm “thấy, thấy” đúng vào lúc một vật được thấy, tiến trình hay biết sẽ chấm dứt ngay vào lúc thấy, và tiến trình tiếp theo sau, hay biết những khái niệm sanh khởi ra suy tư không thể khởi phát. Đúng theo lời dạy: ditthe ditthamattam bhavisati – chỉ có sự thấy trong lúc thấy, nhãn thức chấm dứt tiến trình ngay tại đây.

Theo sau đó trí tuệ phân tách phần vật chất vô tri giác như mắt và âm thanh, thân và cái tâm tri giác sự vật. Cũng có trí tuệ hiểu biết rằng vật được thấy và cái tâm ghi nhận luôn luôn sanh và diệt. Sự chứng ngộ phát sanh rằng chỉ có trạng thái vô thường, khổ và vô ngã. Cùng thế ấy với những gì ta nghe, ngửi, nếm, sờ đụng và suy tư: ghi nhận thường xuyên những hiện tượng ấy sẽ cho thấy sự khác biệt giữa những đặc tính vật chất và tâm linh cùng bản chất vô thường bất toại nguyện và vô ngã. Hành giả chứng ngộ, “trước kia vì không ghi nhận (niệm) các hiện tượng, ta lầm tưởng những khái niệm sai lạc là thực tế, chấp nhận những trò ảo thuật là có thật. Giờ đây đã ghi nhận các hiện tượng đúng như thật sự nó là vậy. Ta không lầm lạc nhận thức là tự ngã những hiện tượng chỉ không ngừng sanh và diệt”.


(vào thiền sâu – mọi thứ biến hết, chỉ hơi thở còn lại, điều hiểu biết đó rất cần thiết cho việc khai triển trí tuệ chỉ chánh niệm trên hơi thở mà thôi – Thiền minh sát dẫn tới chỗ loại bỏ các phiền não trong tâm. NT)

Khi thấy một vật, nhãn thức lập tức tan biến sau khi khởi sanh, không có gì như sự thấy mà tồn tại lâu dài. Chỉ có nhãn thức vừa khởi sanh và nhanh chóng chấm dứt. Cùng thế ấy nhĩ thức, tỉ thức, thân thức và ý thức… Tất cả đều vô thường. Tình trạng chấm dứt luôn luôn theo liền sự khởi sanh; không có gì chắc chắn, đáng được tin cậy, chỉ có tình trạng khủng khiếp kinh hoàng và đau khổ. Mỗi sự vật đều khởi sanh do nhân duyên cấu tạo, không phải do ta muốn, tất cả đều không phải tự ngã.
Theo Kinh Phenapindupama Sutta ta thấy hiển nhiên rằng ngũ uẩn không có thực chất vĩnh tồn hay một lõi cứng trong sạch và thích thú bên trong, đúng theo ý ta muốn. Năm uẩn không phải là tự ngã, không phải là chính ta, không có gì thực chất.


Trích lời giảng Kinh “Vô Ngã Tướng” (Anattalakkhana Sutta) của ngài Hoà thượng (Saydaw) Mahasi nổi tiếng nhất Miến Điện (Myanmar), t 382,363 …

(Đối với đề mục hơi thở thì càng tiến bộ thì hơi thở sẽ càng vi tế hơn! Càng hiểu biết nhiều hơi thở càng nhỏ, NT).

Cả hai: danh và sắc đều không phải tự ngã mà chỉ là những hiện tượng không ngừng sanh diệt. Tuệ này được gọi là anattanupassana nana, tuệ giác phát triển do công phu quán niệm những đặc tính vô ngã …

Ví dụ bản thân: lúc đánh răng thấy 1 ý nghĩ biến nhanh hơn tốc độ suy nghĩ, nhanh hơn chánh niệm… không hiểu điều gì xảy ra … 3 ngày sau do suy tư mới hiểu đó là khoảng trống giữa 2 ý nghĩ: ý thức cùng biến tan đồng thời với đối tượng của nó, phơi bày ra một thực trạng trống rỗng (không hay biết gì về mặt ý thức vì trong khoảnh khắc đó tạm thời không có đối tượng). Cái thực tại trống không giữa hai ý nghĩ là gì vậy? NT


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 06:15 AM