IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Thừa Vitamin gây nên Bệnh
KinhThanh
bài Mar 18 2011, 07:59 AM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 405
Gia nhập vào: 29-July 09
Thành viên thứ.: 4,110



Vitamin là những chất dinh dưỡng cần thiết cần được cung cấp hàng ngày để cơ thể phát triển và hoạt động bình thường. Tuy lượng cung cấp nhỏ, thậm chí rất nhỏ nhưng số vitamin cần thiết có đến 13, gồm 4 vitamin tan trong dầu là A, D, E, K và 9 vitamin tan trong nước như vitamin C, các vitamin nhóm B (B1, B2, B5, B6, PP…).
Do cơ thể không tự tổng hợp được vitamin (ngoại trừ phơi nắng thích hợp, ta có thể biến tiền vitamin D ở da thành vitamin D) nên phải ăn uống đầy đủ và cân bằng dưỡng chất để được cung cấp đủ vitamin. Nếu được cung cấp qua thức ăn, thức uống, ta không sợ thừa vitamin.

Nhưng nếu dùng thuốc bổ sung vì trường hợp bổ sung quá nhiều vitamin, đặc biệt bổ sung quá liều khuyến cáo hàng ngày (như vitamin C hàng ngày chỉ cần bổ sung 60mg) cho người không thiếu vitamin, có thể gây tình trạng thừa vitamin nhiều khi gây nguy hiểm không kém tình trạng thiếu vitamin. Sau đây là một số bệnh lý có thể gọi là ngộ độc, do thừa vitamin.

-Dùng Vitamin B-1 thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không?
Hiện nay, không có nguy cơ quá liều vitamin, vã lại độc tính của Vitamin B1 rất yếu. Do đó người ta chỉ nhận rằng, liều cao chỉ có thể gây lợi tiểu.

-Dùng vitamin B-2 thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không?
Vitamin B2 không độc nên không có dấu hiệu ngộ độc B2.


-Dùng vitamin B-3 PP thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không?
Lưu ý rằng vitamin PP tương ứng với hai thành phần khác nhau :
Nicotinamid và acid nicotinic.
Nicotinamid không độc, do đó không có nguy cơ ngộ độc do quá liều. Nhưng acid nicotinic thường gây ra những tác dụng phụ như dãn mạch (đỏ cổ, mặt, tay, ngứa) và có liều dùng thay đổi theo từng người nên người ta có thể ngăn ngừa những tác dụng phụ này bằng cách dùng trước kháng sinh hitamin.
Acid nicotinic cần được sử dụng cẩn thận ở những người bị dị ứng. Nó bị chống chỉ định trong loét dạ dày hay tá tràng, cũng như trong đái tháo đường và viêm gan. Một nghiên cứu được thực hiện ở 8000 người nhận liều cao (trên 2g/ngày), kéo dài, cho thấy; một vài trường hợp bị viêm gan, do đó nicotinamid được ưa thích hơn để bổ sung thêm vào thức ăn.
Nhưng nicotinic còn có những đặc điểm mà nicotinamid không có chẳng hạn : dãn mạch, làm giảm cholesterol và triglycerid.


-Dùng vitamin B-5 thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không?
Không có biểu hiện quá liều B5 dù cấp tính hay mãn tính


-Thừa vitamin B6: Có thể dẫn đến viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tiết prolactin.
-Dùng vitamin B-6 thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không?
Với liều thấp, không có nguy cơ độc, nhưng với liều cao (từ 250mg/ngày) dùng kéo dài (nhiều tháng) có thể gây chứng viêm đa dây thần kinh.


-Dùng Vitamine B-8 thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không ?
Hiện nay, chưa tìm thấy dấu hiệu ngộ độc B8 do quá liều.


-Dùng vitamine B-9 thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không?
Ngày nay chưa thấy trường hợp nào bị ngộ độc do quá liều. Bệnh ung thư máu bị chống chỉ định dùng B9.
Thiếu B9 kết hợp với B12 thường xảy ra. Khi đó, người ta khuyên nên bổ sung vitamine B12 trước.


-Thừa vitamin B12: Thường do tiêm liều cao gây hoạt hóa hệ đông máu có thể là tăng sự đông máu tắc mạch.
-Dùng Vitamine B-12 thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không?
Ở người, không ngộ độc do quá liều. Tuy nhiên, với người trưởng thành đã nhận kéo dài liều cao vitamine B12, có nghiên cứu cho rằng có sự xuất hiện kháng thể chống B12. Cũng phải tính đến rằng ở liều cao có nguy cơ phát triển u ác tính, vì hoạt động của vitamine lên quá trình phát triển của u.
Cuối cùng, có một vài phản ứng miễn dịch dị ứng (biểu hiện da) sau khi tiêm như: ngứa, nổi mề đay, đỏ da, trứng cá, nước tiểu có màu đỏ, đau chỗ tiêm. Một vài người cũng dị ứng với vitamine B12 bằng đường tiêu hóa.


-Thừa vitamin A: Do vitamin A tan trong dầu dễ tích lũy lại trong cơ quan có mỡ (như gan) đưa đến quá liều gây ngộ độc. Ở trẻ em, thừa vitamin A gây tăng áp lực nội sọ, gây lồi thóp ở trẻ sơ sinh, gây viêm teo dây thần kinh thị giác.Thừa vitamin A sẽ gây đau bụng, buồn nôn, bơ phờ, chậm chạp, phù gai thị, bong da toàn thân. Ngộ độc có thể xảy ra khi uống trên 40.000 đơn vị mỗi ngày, gây đau xương khớp, rụng tóc, môi khô nứt nẻ, chán ăn, gan lách to. Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, nếu dùng quá 10.000 đơn vị vitamin A mỗi ngày có thể khiến thai nhi dị dạng. Beta caroten - một tiền tố của vitamin A có hoạt tính cao nhất - có thể làm vàng da, nhất là ở gan bàn tay, chân.

Dùng Vitamin A thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không ?

Phần lớn vitamin A được hấp thu hàng ngày và được dự trữ trong gan. Khả năng dự trữ của cơ quan này rất cao, vì người ta có thể lấy ra lượng vitamin A 200mg trong 1g gan : tức là 1 gram gan có vitamin A cao hơn 3 lần nhu cầu hằng ngày của người lớn.
Vượt quá nồng độ này, vitamin A trở nên độc. Những ngưỡng độc không rõ nét. Có những nguy cơ tăng vitamin khi sự hấp thu hàng ngày đạt tới từ 20 đến 50 lần liều được đề nghị, và tai nạn xảy đến sau nhiều tháng, đôi khi nhiều năm. Bệnh của gan dễ làm gan tổn thương với độc tính của vitamin A.
Quá liều cấp gây ra tăng áp lực nội soi dẫn đến chóng mặt, nôn, và buồn nôn, thóp phồng ở trẻ em còn bú, đau đầu vùng chẩm ở người lớn, bong da và niêm mạc.
Quá liều mãn tính được thể hiện âm ỉ lúc đầu với những rối loạn da (bong vảy, khô, ngứa, rụng lông), đau khớp và cốt hóa dây chằng, đóng sớm sụn liên hợp, rối loạn thần kinh (dễ kích thích, mệt ở trẻ em), bị bệnh gan có thể dẫn suy gan.
Bêta-caroten hoàn toàn không độc, để tránh nguy cơ tăng vitamin A.
Quá liều carotenoid chỉ có thể gây ra màu vàng ở da.
Hai nghiên cứu của Pames năm 1994 và 1995, cho thấy một sự tăng nhẹ tần số của ung thư phổi ở người hút thuốc lá cần được cung cấp, thêm bêta-caroten. Ngoài việc bỏ thuốc lá, người đang hút thuốc và người hút thuốc trước đây không được dùng bêta-caroten có thể trở thành chất tiền ôxy hóa trong một số trường hợp.
Người ta có thể thêm vào nguy cơ liên quan đến việc dùng vitamin A, các nguy cơ của retinoid, những chất giống về mặt hóa học, đặc biệt để điều trị các bất thường về quá trình sừng hóa và sản xuất chất bã. Nhưng phải biết rằng, hoạt động của chúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi trên các mô bị tổn thương, đi kèm các tác dụng phụ trên mô lành, đặc biệt là khô da và niêm mạc.
Đối với các phụ nữ được điều trị bằng retinoid nếu có thai thì chống chỉ định tuyệt đối. Khi đó ngoài nguy cơ bị sẩy thai tự nhiên còn có nguy hiểm về biến dạng bào thai (Không chỉ cấm dùng retinoid trong lúc có thai, mà muốn có thai phải ngừng thuốc trước một thời gian).


- Thừa vitamin D: Ở trẻ em gây chán ăn, mệt mỏi, nôn ói, xương hóa sụn sớm. Người lớn dùng quá liều lâu ngày cũng bị chán ăn, nôn ói, tiêu chảy. Phụ nữ có thai dùng quá thừa vitamin D sẽ bị vôi hóa nhau thai. Nói chung theo một số nhà khoa học, thừa vitamin không còn tạo xương mà là tiêu xương (do tăng canxi máu).

Dùng Vitamine D thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không ?

Dùng với liều cao vitamine D có thể gây ra các phản ứng trầm trọng : chán ăn, buồn nôn, mất cân, đi tiểu tăng lên, mất nước, tăng huyết áp. Những tác dụng này chỉ xuất hiện với liều rất cao (25 đến 27 mg/ngày cho 1kg trọng lượng) và dùng trong nhiều tuần.
Nếu ngộ độc xảy ra, sẽ có sự calci hóa mô : Muốn calci được lắng đọng ở thận, mạch máu, tim, phổi.
Dùng liều cao lúc có thai có thể gây sống thai hay tăng calci máu ở trẻ bú mẹ (chậm phát triển về tâm thần vận động, bất thường về tim mạch). Nguy cơ này đã khiến các nhà nhi khoa và dinh dưỡng giảm liều được khuyên trong những năm 50.
Cuối cùng, vitamine D và những dẫn xuất của chúng hoàn toàn chống chỉ định cho các trường hợp calci máu, calci niệu hay sỏi calci.


-Thừa vitamin K: Thường gặp khi tiêm vitamin K kéo dài có thể gây tán huyết, vàng da.


-Thừa vitamin E: Quá thừa đưa đến rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, rối loạn thị giác.

Dùng Vitamin E thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không ?

Vitamin E, giống như bêta-caroten, vitamin C và phần lớn các vitamin B là không độc, ngay cả liều cao được dùng kéo dài.
Tuy nhiên, nó sẽ làm giảm kết dính tiểu cầu cần thiết cho sự đông máu và có thể hấp thu vitamin K.
Nó có thể xảy ra ở những bệnh nhân dùng kháng vitamin K hay bị rối loạn đông máu và tạo thuận lợi cho chảy máu.
Để tốt hơn, những người này nên tránh dùng liều cao hơn 200UI/ngày và ngừng dùng vitamin E một vài tuần trước khi phẫu thuật.


-Thừa vitamin C: Do không có hiện tượng tích lũy gây thừa vitamin C trong cơ thể, nhưng nếu dùng liều cao dài ngày (quá 1g/ngày) sẽ bị viêm loét dạ dày, tiêu chảy, sỏi thận (sỏi oxalat). Nếu dùng đường tiêm liều cao có thể gây tán huyết, làm giảm thời gian đông máu.

Dùng qúa liều vitamine C có sao không?

Dùng quá liều vitamine C, bạn có thể bị tiêu chảy, buồn nôn, ngứa da, tiểu buốt tiểu gắt, tăng thải trừ chất đồng ( Cu ) ra khỏi cơ thể.
Có nhiều bằng chứng cho thấy, hấp thu nhiều vitamine C làm tăng nguy cơ lắng đọng tại thận và gây sỏi thận. Những bệnh nhân bị dư thừa sắt (Fe) trong cơ thể như bệnh thiếu men glucose-6-phosphate dehydrogenase (men G6PD) (một bệnh di truyền, làm màng hồng cầu kém bền, hồng cầu dễ vỡ, phóng thích sắt vào trong máu) hay do những nguyên nhân khác, nên cẩn trọng khi sử dụng vitamine C vì nó có tác dụng tăng hấp thu sắt (nếu quá nhiều sắt trong cơ thể sẽ thâm nhiễm vào các cơ quan khác gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể).
Ngộ độc vitamine C :
Trong phòng thí nghiệm, người ta đã ghi nhận vitamine C có thể làm tăng tổng hợp các chất gây độc cho gen (ADN). Nếu những chất này được tạo ra với một lượng nào đó, nó có thể gây đột biến gen, từ đó phát triển bệnh ung thư.
Tương tác thuốc :
Acid ascorbic có thể gây một số tương tác khi dùng chung với một số thuốc. Vì vậy khi dùng vitamine C, bạn nên cần thận đọc kỹ hướng dẫn dùng, các chỉ định và chống chỉ định in trên bao bì.

Riêng đối với người cao tuổi, các cơ quan thải trừ thuốc hoạt động kém, dễ đưa đến tích lũy thuốc trong cơ thể, đặc biệt đưa đến thừa vitamin.
Cách bổ sung vitamin tốt nhất là qua thức ăn, thức uống. Nếu sợ thiếu vitamin và cả chất khoáng, có thể dùng thuốc bổ sung nhưng nên dùng đúng liều. Cần lưu ý thận trọng với dạng thuốc sủi bọt bổ sung vitamin. Do dạng thuốc sủi bọt luôn chứa tá dược rã sinh khí là Natri bicarbonat và Natri carbonat (khi hòa vào nước sẽ phản ứng với acid citric cũng là tá dược phóng thích khí CO2 gây sủi bọt).

Vì vậy, trong thuốc sủi bọt luôn chứa natri (mỗi viên thuốc sủi bọt có chứa từ 274 đến 460mg natri), có thể gây tăng huyết áp đối với người bị sẵn bệnh lý này và đang kiêng muối. Người cao tuổi đang điều trị bệnh tăng huyết áp tuyệt đối không dùng thuốc bổ sung vitamin dạng sủi bọt.

http://chemvn.net/chemvn/archive/index.php?t-582.html

- Tài liệu trên KT tập hợp các thông tin trên internet . Các bạn tham thảo thông tin

- Cách chữa bệnh này thì .. không nói chắc các bạn đều biết là Liều và Lượng
Ăn thực phẩm gì thì nên biết thông tin về thực phẩm ấy ở mức tương đối nào đó là ...tạm ổn
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 16th April 2024 - 01:48 PM