IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Tiên sinh Ohsawa viết về Việt Nam
Diệu Minh
bài Feb 18 2014, 10:24 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,993
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Tài liệu quí này do ông Ando gửi cho nhóm gạo lứt Hà Nội - tiến tới thành lập CLB Gia Đình Thiền Gạo Lứt
Hy vọng sẽ đáp ứng được lòng mong ước của những bạn có nhu cầu học hỏi...

Chúng tôi có mở các lớp dạy nấu ăn Thiền, và hầu như lớp nào cũng có các bạn ở các tỉnh xa về theo học...
Và nhu cầu đã có: nhu cầu có sự tiếp nối của việc gặp nhau để sách tấn nhau trên con đường GẠO LỨT...

Sau đây là phần đã được dịch: Bài này lần đầu chúng tôi thuê bên công chứng nhà nước dịch nhưng tụi này treo đầu dê bán thịt chó, dịch cẩu thả không thể tưởng tượng nổi, như là lừa đảo vậy, và cuối cùng tôi nhờ được người hiệu đính, xin xem trong bài ở đường link sau:


http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=4941


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 26 2014, 09:05 PM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,993
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Phần 2 – Kỳ 4 Nghiên cứu về Nguyên Lý Vô Song

NGUYÊN LÝ KINH TẾ(PU)

THẾ GIỚI CỦA GIẤC MƠ – THƠ CA VÀ LÒNG NHIỆT TÌNH

TÁC GIẢ SAKURASAWA GOTOSHIICHI



VIỆN NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ VÔ SONG

Phụ lục 1


BI KỊCH AN NAM



Quyền làm chủ thế giới của người da trắng
Lịch sử nổi dậy và hi sinh của người da màu

SAKURASAWA GOTOSHIICHI




Sài Gòn, ngày 10 tháng 9 năm 1931


LỜI NÓI ĐẦU

Tác phẩm này được tôi viết tại một nhà nghỉ tại Sài Gòn vào tháng 8 năm 1931.Vào khoảng giữa tháng 9 cũng trong năm đó, tác phẩm bắt đầu được đăng trên báo « Nihon Shimbun », nhưng đến số thứ mười ba, vì một vài lý do đặc biệt nào đó, tác phẩm đã bị cấm đăng. Phần bản thảo còn lại, gồm khoảng hơn hai trăm trang đều đã bị hủy bỏ một cách bí mật. May mắn là tôi đã thu thập lại được bản đăng thứ 10 trong số 13 bản được đăng.
Từ năm 1929, tôi đã biết đến một vài nam nữ thanh niên học sinh đang tìm cách dành độc lập cho các nước như Armenia, Triều Tiên, Ấn Độ, Rumani…Trong số đó, tôi thân quen hơn cả với người lãnh đạo trong nhóm độc lập của Armenia và An Nam. Lúc đó, vì mong muốn dành độc lập cho dân tộc An Nam, họ đã tổ chức rất nhiều hoạt động khi có trong tay một số loại vũ khí, đạn dược nguy hiểm. Từ đó, mỗi khi về Nhật Bản, tôi lại bí mật góp tiền từ những người có tâm để giúp đỡ những người bạn đó. Nghĩa tình đó như giục giã tôi viết tác phẩm này. Nhưng vì viết những điều này ra nên tôi đã phải chịu một vài cuộc đàn áp vô cùng nặng nề. Thông thường những người tích cực hăng hái cũng hay gặp nhiều vấn đề khó khăn hơn những người bình thường nên cũng không có cách nào khác. Tôi phải chấp nhận với những việc tôi đã làm.
Bây giờ, đọc lại những dòng ghi chép này, tôi lại thấy xấu hổ về một thời nông nổi của mình. Tất cả như một giấc mơ xa vời ngày xưa và dường như giờ đây tôi đã trở thành một con người hoàn toàn khác. Điều đó cũng chứng tỏ thời gian trôi qua nhanh và tôi đã già đi rồi. Nếu nói đúng ra, tôi không còn mạnh mẽ, tích cực như ngày trước nữa, mà trở nên nhu mì hơn. Nhưng đúng là chính quá khứ đau xót đó đã tự tạo ra sự mạnh mẽ, tích cực trong con người tôi. Và tôi nhận thấy, trong con người tôi đã tràn đầy lòng nhiệt huyết và sự nghiêm túc của những người chiến sĩ yêu nước và ông Nguyễn Thái Học.
Hiện giờ, tại An Nam (khu vực Đông Dương đã là thuộc địa của Pháp), quân đội của vua Nhật đang chiếm đóng cùng quân lính của kẻ thống trị. Giấc mơ của tôi sắp trở thành sự thật. Nhưng lúc này liệu tinh thần của Nguyễn Thái Học và những chiến sĩ yêu nước sẽ như thế nào ? Tôi muốn nói rất nhiều điều về An Nam, nhưng tất cả đều liên quan đến vấn đề chính trị nên tôi đành phải im lặng.
A ! Đất nước của những ước mơ ! Bi kịch của An Nam ! Tất cả chỉ như là một trích đoạn trong một vở nhạc kịch lớn « Hakko ichiu ». Một người có tuổi như tôi tin tưởng một cách chắc chắn rằng, nếu theo như quan điểm Thế giới quan về nguyên lý vô song, con đường phía trước của An Nam cho dù có nhiều khúc ngoặt hay gập ghềnh nhưng vẫn sẽ đi theo đúng lí tưởng. Bởi vậy tôi đã rất yên tâm và cảm thấy tinh thần thoải mái.
Từ năm 1929, tôi đã luôn nghĩ về việc, nếu tôi đưa ra những ý kiến của tôi về An Nam thì chỉ với sự cố gắng nhỏ nhoi đó, việc kiến thiết lại trật tự khu vực Đại Đông Á sẽ có thể xảy ra sớm thôi. Tuy nhiên, cho dù là vậy đi nữa, nếu từ lúc này, quan điểm thế giới quan về nguyên lý vô song được áp dụng thì sẽ không phải có nhiều sự hi sinh, và việc xây dựng hòa bình sẽ là điều nhanh chóng, nhưng hiện giờ chưa phải là lúc để áp dụng quan điểm đó. Tôi sẽ phải mài thanh gươm chính nghĩa về thế giới quan của nguyên lí vô song. Bởi lẽ chỉ với một vài vấn đề về An Nam hay quốc dân mà không thể dốc sức mình để giải quyết, thì nếu sắp tới xảy ra những vấn đề to lớn hơn, liên quan đến hòa bình và hạnh phúc của toàn nhân loại, chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn hơn, và chiến tranh sẽ nổ ra. Bởi thế tôi phải mài gươm chính nghĩa để chuẩn bị cho những khó khăn này.
Tôi vẫn mài thanh gươm chính nghĩa đó trong suốt 30 năm gian khổ.
(Ngày 18 tháng 4 năm 1943)

1. Sự kỳ lạ của hội quán du học sinh Đông Dương
Những người đi dạo bộ ở một công viên tươi đẹp phía cực Nam của Paris đều phải dừng chân ở khu vực phía Nam này để chiêm ngưỡng một thành phố nhỏ đang được xây dựng trong một quần thể kiến trúc lớn. Đó là thành phố của những trường đại học. Nếu đi về phía Đông, người ta sẽ thấy một công trình với những bức tường cao, kỳ lạ, như là một Thiên Tự Các vĩ đại, đó là Hội quán của học sinh Nhật Bản. (Tuy nhiên rất đáng tiếc vì từ khi xây dựng xong, do có nhiều tin đồn đại nổi lên ở trong lẫn ngoài Hội quán rằng người Nhật rất thích cãi cọ, nên sau này những người trẻ sống ở đó hầu hết là người Pháp hay người nước khác).
Từ Hội quán của Nhật Bản nếu đi về phía Tây sẽ thấy một loạt các công trình kiến trúc lớn mang phong cách Tây phương, từ những nước lớn như Anh, Mỹ, Đức đến những nước nhỏ như Ý hay Armenia. Nếu cứ đi tiếp về cực Tây, mọi người lại phải dừng chân trước một công trình lớn mang phong cách phương Đông. Thoạt đầu, mọi người nghĩ ngay rằng đó là hội quán của học sinh Trung Quốc.Thế nhưng,Trung Quốc không cho phép những công trình gợi lại nỗi đau từ thảm họa trong lịch sử. Về quy mô thì công trình này lớn gấp đôi so với Hội quán du học sinh Nhật, nhưng cửa sổ ở tất cả các tầng đều bị đóng một cách bất thường. Chính điều này lại càng làm tăng thêm sự kì bí của tòa nhà. Đây chính là Hội quán của học sinh Đông Dương (An Nam).
Nước Pháp đã xây dựng hội quán này và từ đó bắt đầu thực hiện nhiều hoạt động mang tính chất nhân đạo, từ thiện về giáo dục, khoa học, đạo đức đối với đất nước, nhân dân mà họ bảo hộ. Người Pháp cũng đầu tư nhiều về giáo dục, cho xây dựng trường đại học ở Hà Nội, xây trường trung học, phố thông ở một số thành phố…Theo tôi nghĩ, những hành vi xây dựng mang tính từ thiện như vậy cũng chỉ nhằm mục đích nô lệ hóa tinh thần của một dân tộc khác.Cho dù quá trình thực dân hóa có thành công đi nữa nhưng nó vẫn không thể dập tắt được tinh thần của một dân tộc nhỏ bé.
Vậy tại sao chủ nghĩa thực dân của Pháp lại tập trung vào giáo dục và khoa học. Đó chính là vì sự thiếu tri thức và đói nghèo. Việc cơ khí hóa lao động chỉ nhằm mục đích thuộc địa hóa. Đạo đức ở đâu khi máy chém đầu và súng bắn của thực dân đã giết đi bao mạng người, những việc làm mà trên thế giới chưa bao giờ xảy ra, gây ra những thảm kịch kinh hoàng khi giết bao nhiêu chiến sĩ, những người trụ cột của dân tộc.
Tôi vẫn không biết được tại sao người phương Đông lại bị người ta đàn áp thế này.
Vậy lí do gì khiến mọi người đều nghi ngờ và thấy kì lạ về một hội quán Đông Dương rất lớn và mang đầy tính từ thiện kia lại bị đóng cửa.
2. Tinh thần, nhuệ khí của những học sinh An Nam.
Tôi có quen biết một số bạn học sinh Đông Dương (An Nam). Một hôm, tôi đến thăm những người bạn đó.
- Hình như các bạn vẫn chưa có hội quán của mình ở thành phố đại học đúng không ? (Lúc đó tôi vẫn chưa biết gì về hội quán của học sinh An Nam).
- Đâu, chúng tôi có chứ.
- Thật ư ? Thế hội quán đó ở đâu ? Có lớn không ?
- Hội quán của chúng tôi là tòa nhà rất to ở cực Tây của thành phố đại học đó.
- À, có phải chính là công trình tráng lệ, mang phong cách Đông phương đúng không?
- Đúng vậy.
- Vậy tại sao các cậu lại không vào đó sống ?
Tôi biết rõ tình hình hiện nay của những bạn học sinh đó. Tôi đã tìm giúp cho họ ngôi nhà để họ có thể tự nấu cơm ăn hàng ngày. Một ngày họ thường chỉ ăn một bữa. Họ uống nước cho bữa sáng, ăn những thứ giống như là đồ ăn ở nhà ăn vào buổi trưa, và ăn bánh mì cho bữa tối. Nhà của họ thực chất là một căn lầu ở tầng 5 của một ngôi nhà bằng gỗ, bên bờ sông Seine. Diện tích của nhà cũng chưa bằng 3 chiếu, chỉ đủ để vừa một cái giường ngủ. Nhà gọi là có cửa sổ, nhưng thực chất chỉ là một ô thoáng ở trên nóc trần. Nơi ngồi nghỉ cũng chật chội. Ngồi trong nhà mà cũng cảm nhận được sương đêm. Bởi vậy, khi biết họ có hội quán mà lại không vào ở, tôi thấy rất lạ, không thể hiểu nổi. Thậm chí tôi còn cảm thấy chút bực tức.
- Vậy cho dù có chết các anh cũng không định vào hội quán sao ?
- Anh thử nghĩ xem. Ngôi nhà đó được xây dựng từ tiền thu được sau những lần chúng làm cho hơn hai nghìn anh em đồng chí của chúng tôi trở nên bại liệt, hay sát hại họ. Những người ủng hộ xây dựng ngôi nhà đó đều là kẻ thù không đội trời chung với anh em đồng chí, với cha mẹ, chồng, và cả dân tộc chúng tôi.
- Có nghĩa là sao ?
- Người Pháp dùng thuốc phiện giết chết người dân nước tôi, và kiếm về những khoản lợi nhuận khổng lồ. Thêm nữa, chúng cướp lấy tự do của chúng tôi, mà độc chiếm toàn bộ các khoản lợi nhuận từ việc buôn bán các chất giết người kia. Nhưng có lẽ chúng cảm thấy chút áy náy về những việc mình làm, về những khoản tiền thu về, nên đã dùng 1 phần nghìn của số tiền đó để đóng góp xây dựng hội quán này.
- Hội quán đó có thể chứa được bao nhiêu người ?
- Tám trăm người.
- Thế bây giờ đang có bao nhiêu người ở đó ?
- Hiện giờ có 6 người. Họ là con của các nhà đại sứ hay một số quan chức, vì một số lí do nào đó mà bắt buộc phải vào ở, không thể từ chối được. Nếu không vì lí do đó thì chắc không có ai vào đó ở cả.
Những thanh niên có cuộc sống vất vả, một ngày chỉ một bữa cơm nhưng lại có một tinh thần sắt đá như vậy. Ở Pari, học sinh từ các nước phương Đông (Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Dương…) thường được coi là những người có tính tình hòa nhã, mềm mỏng. Thế nhưng những con người hòa nhã đó lại có một tinh thần phản kháng thực sự mãnh liệt.
Sau đó, có lần tôi đã được một người Pháp kể về một sự kiện diễn ra trong ngày lễ thành lập hội quán học sinh tráng lệ đó vào mùa xuân năm ngoái.
Một nhà tài trợ tên là Phonten sau khi được biết có hơn 350 học sinh Đông Dương ở đây đã rất lo lắng, không biết nhà hội quán như vậy liệu có chật quá không. Trước ngày lễ thành lập hội quán, có 35 người đăng ký vào ở. Nhưng đến đúng hôm thành lập, 28 người hủy đăng ký và chỉ có 7 người đến vào ngày hôm đó.
Ngài tổng thống nước Pháp Gaston Doumergue và vua Bảo Đại nước An Nam cũng đến tham dự buổi lễ hôm đó. Đột nhiên, trong không gian vắng vẻ, trước ngài tổng thống và đức vua có một tiếng hô vang lên thật lớn.
- Hãy thả những tù nhân của chúng tôi ở Inpei ra !
Buổi lễ bỗng chốc trở nên hỗn loạn. Cảnh sát phải rất vất vả mới có thể đàn áp được sự hỗn loạn này. Vậy Inpei là nhà tù ở đâu ? Ở đó đã có sự việc đau lòng nào xảy ra ? Tôi sẽ kể về câu chuyện này sau.
(Mùa xuân năm nay, tại hội quán học sinh nữ ở Pari, có tổ chức một buổi diễn thuyết về các vấn đề của các nước thực dân và thuộc địa. Người diễn thuyết là ông Paul Mone, người trước đây đã từng thu hoạch được rất nhiều của cải tại các nước thuộc địa như vậy. Sau khi kết thúc bài diễn thuyết, đến phần thảo luận tự do, có một học sinh trẻ người An Nam đã đứng lên và hỏi một câu đã khiến ông Monevô cùng đau đầu. Ông Mone đã rất khó để trả lời những câu hỏi hóc búa, sắc bén của người học sinh kia. Cả hội trường vỡ tung trong những tràng vỗ tay ủng hộ người học sinh).
3. Sông núi chất chồng thi thể của người chết
Một chiếc tàu đen lớn đã tiến đến ! Đó là vào thời kì cuối thế kỉ 19.
Con tàu đen với chiếc ống khói như là một ác quỷ tiến đến, phá tan nền hòa bình. Nó gây ra sự náo loạn không chỉ ở Nhật Bản. Bởi lẽ trước khi đến Nhật Bản, nó đã qua Ấn Độ, Trung Quốc, các đảo ở biển phía Nam. Tại các nước đó, nó đã gây ra những cuộc tấn công rất tàn khốc. Có thể nói, về một ý nghĩa nào đó, Nhật Bản đã tránh được những thảm họa tàn khốc nhất mà Ấn Độ, Trung Quốc hay các nước khác đã gánh chịu. Hơn nữa, Nhật Bản lại có bốn bề được thiên nhiên bao bọc, và đó chính là điều kì diệu mà các nước phương Đông khác hằng mơ ước.
Ở Trung Quốc, Ấn Độ, An Nam, hay các đảo ở khu biển phía Nam, đều xảy ra những cuộc tấn công, những hành động tra tấn vô nhân đạo mà chiếc thuyển đen đó đã gây ra một cách không thương xót. Những người đã biết đến tình trạng hỗn loạn của Nhật Bản khi đó có thể dễ dàng tưởng tượng được một đất nước Nhật Bản đã anh dũng chiến đấu, bằng hết sức lực, con người, kể cả sau khi đàn ông đã hi sinh hết, chỉ còn người già và phụ nữ, họ cũng đứng lên chiến đấu chống kẻ thù.
Tuy nhiên, đó vẫn là may mắn, điều kì diệu của Nhật Bản. Ở những nước phương Đông khác, các cảnh tượng đau khổ, khắc nghiệt, tàn khốc vẫn diễn ra. Có thể thấy tàn khốc nhất là ở An Nam. Quân đội Pháp đã tấn công tại đây vào năm 1859, và bắt đầu chế độ chiếm đóng ác nghiệt. Đến năm 1862, nói chung hầu hết khu vực Đông Dương (Đông Kinh, An Nam, Kochi) đã bị chiếm đóng. Sau đó, vào năm 1885, tức khoảng năm Meiji thứ 18, quân đội Pháp đã chiếm toàn bộ Đông Dương, và khiến nơi này trở thành nơi bảo hộ.
Kể từ sau khi đó, những trận đàn áp lớn không diễn ra nữa, bạo lực cũng ít hơn, nhưng sự phản kháng của người dân thì vẫn chưa bao giờ kết thúc. Trong hơn 40 năm đô hộ, những người dân nghèo, chân đất tay không, không có đến nổi thứ vũ khí nào, vẫn luôn tràn đầy tinh thần chiến đấu bất kể ngày đêm. Còn người Pháp thì vẫn có kế hoạch tàn sát với những thứ vũ khí tối tân. Trước năm đó, lính Pháp đã thả bom xuống một ngôi làng nhỏ, mà người dân không hề có một vũ khí nào và đã giết chết hầu hết phụ nữ, trẻ nhỏ ở làng đó.
Sự thật đau lòng về những hành động bạo lực, tra tấn đó rồi sẽ được ghi chép lại và làm rõ, chắc chắn không thể nào để chìm trong im lặng được.
Chính phủ Nhật Bản đã nói chuyện với chính phủ Pháp về việc không nên tiếp tục các chính sách ngoại giao không tốt này ở những nước phương Đông. Toàn bộ người dân các nước da màu rất kính trọng và mong muốn Nhật Bản trở thành một đồng minh chủ chốt. Và Nhật Bản luôn muốn yêu cầu tất cả các dân tộc, da trắng hay da màu, đều phải nhất lòng bảo vệ chính nghĩa.
Mặc dù người Pháp có rất nhiều lí do mà họ coi là chính nghĩa cho những hành vi của mình, nhưng hàng ngàn dân tộc của Đông Dương vẫn cùng nhau suy nghĩ, phán đoán, tìm hiểu sự thật và vẫn không ngừng phản kháng.
Giờ đây, dường như đang có một sự hiểu nhầm căn bản giữa người Pháp và người dân ở nước bảo hộ. Người ta tin chắc rằng, nếu không giải quyết được sự hiểu nhầm này, chắc chắn sẽ không bao giờ có được những cuộc bắt tay trong hòa bình của 2 nước. Mục đích là phải chỉ ra, phân tích được sự hiểu nhầm đó, để cho người dân cả 2 nước đều hiểu được. Đây không chỉ đơn thuần là vấn đề của 2 nước Pháp và An Nam, mà là việc làm sao để người phương Tây hiểu được tinh thần của người phương Đông. Và có vẻ như trong số người dân ở các nước da trắng, người Pháp hiểu rõ vấn đề này nhất. Đồng thời, thông qua việc chỉ ra cho người Pháp thấy được tinh thần của các nước phương Đông, hay những nước da trắng yếu thế hơn, Nhật Bản đã thể hiện được sứ mệnh mang tính toàn cầu của mình.
4. An Nam – Đất nước phía Nam bình an.
Trung Hoa Đại lục khi đó có ý định mở rộng, bành chướng về phía Nam, chia đất nước theo 2 bên Đông và Tây bởi biển Đông và Ấn Độ Dương. Phần bành trướng hình chiếc quạt đó được tạo từ một phần của khu vực Đông Dương thuộc Pháp, nước Xiêm, bán đảo Mã Lai, Burma thuộc Anh.
Một nước Đông Dương thuộc Pháp kéo dài từ Bắc đến Nam, với diện tích nhỏ hơn Nhật Bản một chút, có cái tên rất đẹp « Đất nước yên bình ở phía Nam » (An Nam).
Thực chất Đông Dương thuộc Pháp bao gồm nước An Nam, Đông Kinh, Kochi, Campuchia, Lào, nhưng ở đây đã được gọi tắt là An Nam. Trong đó, chỉ vùng Kochi là vùng thực dân, các vùng còn lại gọi là khu vực bảo hộ, mặc dù về ý nghĩa, vùng bảo hộ cũng gần giống với vùng thực dân. Biên giới giữa khu vực thuộc Pháp này và nước Xiêm là dòng sông Mê Kong. Nếu từ đây đi ngược lên phương Bắc sẽ đến tỉnh Vân Nam. Con sông lớn này khi đổ ra biển Đông từ nghìn năm trước đã tạo ra một vùng châu thổ rộng lớn với 3 cạnh, rộng ngang với khu vực cửa sông Nile…Nếu đi từ một góc của vùng châu thổ này xuống phía dưới sẽ thấy những cánh đồng rộng lớn, như kéo dài tới chân trời. Con sông lớn này được chia ra làm nhiều nhánh lớn nhỏ khác nhau rồi đổ ra biển. Nếu đứng từ đoàn tàu hỏa hiện đại nhất thời bấy giờ nhìn ra xa sẽ thấy toàn cảnh cánh đồng. Đoàn tàu tối tân M.M của Pháp khi đó trông cũng như một thứ đồ chơi giữa cánh đồng bao la. Từ cửa sông đi ngược lên khoảng mấy giờ đồng hồ sẽ thấy nhiều tòa nhà kiểu phương Tây màu trắng, mái đỏ, những rặng cây bên cạnh bờ biển. Đó chính là Sài Gòn – hòn ngọc Viễn Đông.
Đây là lần thứ năm tôi đến thăm thành phố này. Tôi đi bộ dọc theo những con phố. Ở khu vực trung tâm, trong những con ngõ nhỏ, có nhiều những cửa hàng buôn bán lớn. Tuy nhiên, vì ở khu vực nhiệt đới nên hầu hết các tòa nhà đều không cao, lại nấp dưới những tán cây lớn, cùng với những quán cafe bên vườn hoa. Thành phố không rộng lớn lắm. Phía ngoài thành phố có khu vực nghĩa trang. Ở đây biết bao người, kể cả những người Nhật nổi tiếng cũng như vô danh đang yên nghỉ vĩnh viễn. Khoảng vài năm trước, ở những nước phía Nam này, phần mộ của người Nhật đều được chia biệt rõ. Nhưng sau này, mộ của người Nhật cũng được chôn chung ở đây.
Từ khu vực sông Mê kong đi dọc vùng đồng bằng sẽ thấy những đồng cỏ kéo dài. Ở đó có một ngôi làng đã bao năm tuổi. Người ta nói rằng, ở cuối làng có một khu mộ của toàn người Nhật. Tôi vẫn chưa có cơ hội đến thăm khu vực đó. Không biết đó là mộ của những người thế nào? Nhưng điều đó chứng tỏ người Nhật trước đây đã từng rất dũng cảm, hoạt động khắp nơi trên thế giới. Tôi đã có nhiều cơ hội để đi nhiều nơi trên thế giới, và nếu so sánh người Nhật ngày nay với trước kia, tôi chợt thấy buồn.
Chính quyền của ông Yamada cũng như những người hậu duệ chỉ đơn giản như là những người bị bỏ lại trong một chương của lịch sử. Khi này, Trung Quốc đại lục cũng bắt đầu tiến ra thế giới. Đó là thời kì những người phụ nữ với bước đi chậm rãi, yếu ớt đứng bán đồ chơi của Nhật Bản trong công viên. Người Nhật chỉ làm việc ở những khu người Nhật chật chội và dường như không được biết đến. Hàng nghìn người Trung Quốc đang làm việc tại nước ngoài chắc chắn không phải là những người xuất thân từ các trường ngoại ngữ. Vậy ai là người đã giới thiệu tính cách, bản chất của con người nước này cho người Nhật những năm gần đây. Có phải là người lãnh đạo đó chăng?
Thành phố Sài Gòn đã đến gần. Cảnh tượng bây giờ không phải là những đồng cỏ nữa, mà là những đồng lúa nước. Cắt ngang là con đường nhựa, hai bên là rặng cây, chạy ngoằn ngoèo vòng quanh.
Hãy tiến lại gần rồi nhìn thêm xem nào. Đó là một ngôi làng người An Nam nhỏ. Lúc đó, họ đang tập trung nhau lại và chia nhau những đồ rất nặng, rồi lại vội vàng chạy đi. Tất cả họ đều đi chân trần nên hầu như không gây tiếng động gì. Lí do họ lại chạy vội đi như vậy là để tránh cái nắng như thiêu như đốt này. Con đường nhựa, dưới ánh mặt trời chói chang ở một nước nhiệt đới này trở nên nóng hơn bao giờ hết, và làm đau những đôi chân trần kia suốt từ sáng đến tối. Thỉnh thoảng, những đàn trâu đi lên từ những đầm nước theo sau là chú mục đồng nhỏ. Có thể chú đang đi theo hướng sông Mê Kong.
Trong cái nắng khó chịu giữa một khung cảnh yên bình này, con người ta cũng tràn đầy nhiệt huyết như lửa vậy.
5. Bạo lực không thể nói nên lời
Ở khu vực miền Trung nước An Nam, có một khu công nghiệp gọi là Bến Chu. Ở đó có một nhà máy diêm hiện đại nhất thời bấy giờ. Hàng trăm công nhân cả nam và nữ đang làm việc. Năm trước đó, vào ngày Quốc tế lao động, 1500 công nhân đã biểu tình ở gần nhà máy. Họ đã bị một toán lính Pháp đàn áp bằng súng. Khung cảnh hoảng sợ, đầy máu ở khắp nơi. Tuy vậy, đây cũng không phải là khung cảnh hiếm có, ít gặp ở nước An Nam.
Người Pháp đã xác nhận lí do của cuộc bạo loạn này với Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyên nhân là do tiền công của công nhân nhà máy: Nam được trung bình 12 sen, nữ được 8 sen. Trong khi tiền gạo là 7 sen 1 kg. Kể cả thay gạo bằng bánh mì thì số tiền mua ở An Nam cũng đắt hơn nhiều lần so với số tiền mua ở Pháp. Ngoài thực phẩm thì những đồ gia dụng hầu hết đều được nhập từ Pháp, và như vậy thì rõ ràng, tiền mua ở An Nam sẽ phải đắt hơn mua ở Pháp. Nếu khi đó người An Nam nhập các đồ gia dụng giá rẻ của Nhật Bản hay Trung Quốc, không biết cuộc sống có khá hơn chút nào không, nhưng riêng chính phủ Pháp, họ cho đánh thuế giá cao với những mặt hàng của Nhật, Trung hay các nước khác, và dần dần gần như cấm nhập khẩu.
Mặc dù các thương nhân Nhật Bản đã hi sinh, nỗ lực trong suốt nhiều năm, nhưng không hiểu do công tác ngoại giao của Nhật còn yếu, hay do chính sách bảo hộ của Pháp quá cứng nhắc mà hàng Nhật xuất sang An Nam gặp rất nhiều khó khăn mà có lẽ chưa từng gặp ở nước nào khác. Việc mậu dịch giữa Nhật Bản và Đông Dương thuộc Pháp gặp vấn đề rất lớn buộc phải giải quyết, tuy nhiên vào thời điểm đó Nhật Bản buộc phải nhún nhường.
Chính những đãi ngộ phi nhân tính của người Pháp đối với người lao động là nguyên nhân gây ra những vụ biểu tình hay đụng độ này. Cho dù không có sự hậu thuẫn của Đảng Cộng sản đi nữa, chuyện này sớm muộn cũng xảy ra.
Đây cũng không phải là sự việc chỉ diễn ra tại nơi này. Những cuộc bạo động tương tự diễn ra ở khắp nơi trên đất nước. Ngoài ra, cũng không phải chỉ diễn ra ở khu Đông Dương thuộc Pháp. Có những cuộc phản đối của tất cả người dân ở các nước da màu bị người da trắng thống trị.
Ở những nước như Ai Cập, Ấn Độ, hay những nước thuộc địa của Hà Lan đều có phong trào phản đối như vậy. Vào khoảng năm 1929, ở nước thuộc địa của Hà Lan, không có ngày nào là không có binh sĩ tuần tra bị giết chết. Có cả binh sĩ của Anh bị ném xuống dòng sông Nile, hay bị bắn ở Cairo.
Về việc đối ngộ với lao động, ngay cả ở An Nam cũng còn có nhiều trường hợp đặc biệt khác. Những lần đấu tranh về vấn đề người lao động ở An Nam không chỉ đơn thuần là vấn đề lao động hoặc cũng không phải là những phong trào do Đảng phát động.
6. Một nước Pháp giàu có
Năm 1929, số tiền xuất khẩu chỉ ở cảng Sài Gòn là 1,9 tỉ pháp (tiền Pháp). Một phần số tiền này nộp cho Kochi Trung Quốc, phần còn lại phải nộp cho người Pháp. Nếu cộng tổng số tiền này trong vòng 70 năm thì kết quả sẽ ra một con số vô cùng lớn. Tuy nhiên, điều cần chú ý ở đây là người Pháp chỉ trả cho người bản địa số tiền gọi là phục vụ cho sinh hoạt để họ sản xuất hàng hóa hay tập trung tài sản của đất nước. Tất cả lợi nhuận, hay giá trị thu được từ tài sản quốc hữu thì bị lờ đi. Chúng chỉ trả tiền sinh hoạt phí cho người lao động (mà thực chất số tiền đó cũng không đủ cho sinh hoạt), còn thu được tài khoản kếch xù kia. Sau đó, sau khi xuất khẩu những mặt hàng này, chính phủ Pháp và các thương nhân sẽ có được số tiền lợi nhuận vô cùng lớn. Người tiêu dùng, nếu mua và sử dụng những mặt hàng đó thì cũng bị coi là đồng phạm, tạo lợi nhuận cho người Pháp.
Nếu cộng số lợi nhuận này trong 70 năm, thêm phần lợi nhuận sau khi bán ở Châu Âu thì có thể thấy được vì sao Pháp lại luôn chiếm vị trí số một thế giới khi đó. Những thủ đoạn này không chỉ diễn ra ở Đông Dương, mà còn ở nhiều nước thuộc địa khác trên thế giới : Angeria, Morocco, Tunis, Sahara, Trung Phi, Madagasca, New Caledonia…Đây là chính sách làm giảm nguồn tài nguyên vật chất của các nước, đặc biệt là Đông Dương.
Để thực hiện được chính sách đó và thu về khoản lợi nhuận khổng lồ, chúng đã huy động lượng lao động cần thiết. Hàng năm, hàng vạn người bị khống chế để phục tùng chúng.
Cái được gọi là quân đội, thực ra cũng là hình thức nô lệ kiểu mới. Chúng tập hợp binh lính, rồi cho sang châu Phi phục dịch khoảng 3 năm. Chúng vắt kiệt sức lao động của binh lính, và chỉ trả lương một tháng là 40 pháp. Nói là nô lệ cũng không phải là nói quá. Khoảng 300 người cùng lênh đênh trên biển trên một chiếc tàu khoảng 30 ngày. Cảnh đàn áp, bóc lột khó có thể diễn tả hết nổi.Tuổi của những binh lính này là từ 18 đến 27. Tất cả đều phải làm ở một đất nước xa lạ, không ngoại lệ. Thông thường, họ đều là những người đang ở độ tuổi kết hôn (từ 16 tuổi ở những nước nhiệt đới).
Nghĩa vụ quân sự của người Pháp là 1 năm 6 tháng. Đối với người Pháp, thanh niên không phải là những người lao động chính. Bởi vậy, việc họ có hay không có ở nhà cũng không ảnh hưởng lớn đến gia đình. Tuy nhiên, người An Nam lại khác. Họ là trụ cột, là trung tâm của gia đình. Nuôi dạy con cái hay chăm sóc, báo hiếu cha mẹ đều là nhiệm vụ của họ.
Trong số 300 người bị bắt làm nô lệ, khoảng 3,4 người đã có con. Trong thời gian họ không có ở nhà, ai là người chăm sóc con cái, nuôi dưỡng cha mẹ. Gánh nặng nghĩa vụ với gia đình khiến họ luôn đau lòng.
Chính sách tiêu diệt toàn bộ không chỉ dừng lại ở đây. Nó còn diễn ra kinh khủng, ác liệt hơn rất nhiều. Có những điều không thể tưởng tượng nổi, và cũng có những điều tôi sắp nói sau đây.
Người Pháp liệu có phải là con quỷ hút máu người, hay người da trắng là những người độc ác, tàn nhẫn ?


7. Địa ngục tối tăm
Người dân An Nam (còn gọi là Việt Nam, người Nhật Bản lại nói là Nam Việt) đã phải chịu những năm tháng cùng cục như đã nói ở trên. Rồi cả việc thanh niên bị bắt làm nô lệ ở nước ngoài, tuy độc ác nhưng đất nước vẫn còn người lao động, sản xuất. Nếu người Pháp giết hết tầng lớp đó thì coi như Việt Nam đã hoàn toàn diệt vong, và chính sách tiêu diệt toàn bộ của người Pháp coi như đã tiến hành triệt để.
Một vấn đề lớn ở đây là thuế quan. Những ngành đánh thuế cao là những ngành bị cấm kinh doanh, hầu như không có quy định gì về tự do kinh doanh. Khoản thuế khó khăn nhất là thuế theo đầu người. Nếu trên mười tám tuổi bắt đầu sản xuất, kinh doanh, và là con trai mà có thể kinh doanh, không kể bất cứ lí do gì, đều phải nộp số tiền thuế là 300 pháp 1 năm. Các công nhân nam làm ở nhà máy diêm có thu nhập là 1 pháp 50 văn 1 tháng. Nếu làm 300 ngày 1 năm thì tổng số tiền lương là 450 pháp. Việc đóng số tiền thuế như trên chẳng phải là đóng hết số tiền lương của họ hay sao ?
Trong số 1800 vạn dân, số người phải nộp thuế là rất nhiều. Nguồn thu của chính phủ là rất lớn. Thêm vào đó, những người Trung Quốc ở nước sở tại khi đó cũng phải theo chế độ nộp thuế theo đầu người, tức là phải nộp 600 pháp.
Số người Trung Quốc cũng rất lớn. (Ví dụ, dân số của một thành phố nọ là 20 vạn người thì gần như là người Trung Quốc hết.) Người da màu ngoại trừ người Trung Quốc phải chịu sự đối xử tàn ác và đóng thuế nặng hơn người Trung Quốc.
Những người cùng khổ như thế phải chấp nhận thuế nặng, người không có khả năng nộp thuế thì sẽ bị tù hoặc là bị đuổi đi. Việc chịu thuế nặng gây ra mất tinh thần, bức xúc chống đối lại với địa chủ.
Nhiều người cho rằng: “Việc đóng thuế phản ánh tình trạng người Pháp lợi dụng người dân, bắt làm việc, chiếm đoạt tài sản, khiến họ không sống được”.
Những người phản kháng lại thì bị giết một cách vô lí, hoặc giam vào ngục tù suốt đời. Sau này, người Pháp có hình phạt bắt giam vô thời hạn, hoặc cho lưu đầy đến Guinea, một thuộc địa khác của Pháp. Có khoảng 16000 người (có thể lên đến 18000 người) đã phải chịu hình phạt đó – một con số khiến người ta vô cùng phẫn nộ. Những miền đất họ bị lưu đầy đến đều là những nơi nổi tiếng như là địa ngục, hay là những hòn đảo toàn tù nhân. Việc họ bị chết đi sau khi lưu đầy cũng không khác gì việc chết dưới địa ngục.
Họ là 16000 người dân yêu nước, ra đi đến chốn địa ngục, bị lao đầy, như là đi đến cõi chết. Họ đi để bảo vệ cho gia đình, con cái mình mà có lẽ cũng sẽ bị giết chết tại nước nhà.
Hơn nữa, 16000 người đó là 1/1000 trên tổng dân số. Khi lực lượng sản xuất chính là các binh sĩ đã bị bắt đi làm nô lệ trong vòng 3 năm thì việc 16000 người cũng bị lưu đày thế này có ý nghĩa như thế nào. Phải chăng chính là thảm sát hết từng lực lượng của toàn dân nước đó. Có nhiều hình thức để làm việc đó. Đây chính là sự thảm sát của một dân tộc.
Không tính các binh sĩ bị bắt làm nô lệ, 16000 người này cũng là lực lượng sản xuất chính, chiếm 1/100 số người lao động.
Địa ngục! Rõ rang nói là địa ngục không phải là nói quá. Việc cho đi lưu đầy hay bắt giam bao nhiêu người chủ chốt, nòng cốt của một dân tộc có được gọi là dã man hay không?
8. Quyết tâm đấu tranh chống lại đàn áp
Với một đất nước, dân tộc bị bạo hành bởi một chính phủ như thế này, phải làm gì để họ quên đi được nỗi sợ và nỗi đau cùng cực ?
Nếu như các chính sách lương thiện được thực hiện thì có thể tha thứ cho những kẻ đã sát hại chồng con yêu quý hay những anh em mình, những kẻ chiếm đoạt tài sản quốc gia, những kẻ xâm lược, cướp lãnh thổ của chúng ta không?
Những con số đó liệu chiếm bao nhiêu phần trong tổng cộng của lãnh thổ, tài sản quốc gia, hay nguồn lực lao động của quốc gia?
(Số tiền thu được từ xuất khẩu vào thế kỷ 19 gần như cân bằng với số tiều thu được từ nhập khẩu. Tiền lương cho người lao động gần như không đủ chi trả sinh hoạt phí và nộp thuế cũng đã được trao đổi với một số hàng hóa thực dụng, được sản xuất với số lượng lớn trong nền công nghiệp hiện đại)
Những việc từ thiện và nhân đạo của người Pháp nghe nói là ở các mảng giáo dục, chính trị và đạo đức. Tôi sẽ lấy một ví dụ về các việc nhân đạo của người Pháp, đó là về giáo dục.
Con cái người An Nam gặp nhiều khó khăn hơn người nước ngoài trong việc học cấp 2 và cấp 3 tại nước Pháp.
Thứ nhất, rất khó, mà có thể nói là không thể để có được giấy mời đến nước Pháp. Thứ hai, giả sử có nhận được thư mời đi nữa, thì chi phí chi tiêu đắt hơn rất nhiều so với chi phí của những học sinh Trung Hoa từ Thượng Hải đến Marseille. Các đãi ngộ cũng ít hơn học sinh Trung Hoa. Những ai không biết về đất nước này sẽ không thể tin được những câu chuyện đó. Thậm chí, kể cả biết về đất nước này nhưng vẫn còn nhiều điều không thể nào hiểu nổi.
Thứ ba, sau khi sang đến nước Pháp, người An Nam sẽ phải đóng khoản tiền học lớn hơn nhiều so với học sinh Trung Hoa, cho dù ở cùng trường cấp 2 công lập. Ít ra là có một số việc như vậy đã được kiểm chứng. Như vậy có thể thấy, mới chỉ học trung học mà đã có quá nhiều khó khăn về mặt kinh tế, hơn nữa, việc vào một trường giỏi để học cũng không có thêm lợi ích gì, nên hầu như tất cả đều không chọn các trường giỏi đó.
Phải phục tùng những điều kiện cấm đoán vô lý, chấp nhận khoản chi phí khổng lồ, người An Nam đến Pháp học để được ngẩng cao đầu. Nhưng có ngẩng cao đầu đi nữa, rồi cũng lại gặp phải những máy chém cổ. (Người An Nam đi học trung học ở Pháp, trung bình trong 1 năm đầu tiên sẽ tiêu khoảng hơn 1 vạn pháp, trong 7 – 8 năm có thể tiêu hơn 10 vạn pháp).
Cho dù hàng năm, Pháp có cho xây dựng hàng trăm, hàng nghìn khu hội quán cho học sinh An Nam, hay hỗ trợ cho hàng trăm, hàng ngàn học sinh, sinh viên đó từ nguồn Quốc khố, nhưng chắc chắn Pháp sẽ không chịu để mất một phần trăm, một phần nghìn từ phần lợi nhuận thu được từ An Nam. Cho dù như vậy, nhưng giả dụ Pháp bớt cho tiền đi lại tàu thuyền của học sinh An Nam bằng tiền của học sinh Trung Quốc liệu có tốt hơn không?
Chúng dạy cho học sinh tiểu học của An Nam là “ Nguồn gốc tổ tiên của chúng ta là người Gallia (là bộ tộc người sống ở khu vực của nước Pháp hiện nay thời Roma)”. Một chương trình giáo dục thật nực cười.
A, vậy người Pháp bảo hộ cho đất nước và con người của đất nước đó theo phương pháp này sao? Việc bảo hộ tiếng Pháp có ý nghĩa thâu tóm một cách toàn diện sao?
Một ngày nọ, khi đi ngang qua cảng Sài Gòn, tôi đã chứng kiến cách cư xử lạ lùng của người Pháp. Một người Pháp mập mạp dùng vó ngựa đánh vào một vài người An Nam đang tránh nắng ở bóng râm của nhà kho một cách vô cảm. Đúng ra, nếu ông ta cảm thấy khó chịu, hay vướng đường, thì chỉ cần nói 1 câu “Tránh ra” là đủ rồi. Mấy người đó đứng trước mặt ông người Pháp và nhìn chằm chằm. 3,4 người An Nam bị đánh bất ngờ kêu ầm lên vào bỏ chạy. Ông người Pháp nhìn mấy người còn lại và thì thầm “Người Nhật à” rồi bỏ đi. Nếu mấy người còn lại không phải là người Nhật, chắc chắn cũng bị đánh. Những câu chuyện như thế này còn tiếp tục kéo dài đến sau này – những du học sinh người Nhật đã nói như vậy.
Những vụ ngược đãi như này kéo dài 70 năm sau.
Người An Nam, vốn phải phục tùng ngoan ngoãn như những chú cừu, không được chống đối, có lẽ giờ đã không thể chịu đựng được thêm. Chịu đựng bao khổ đau, vắt kiệt mồ hôi và máu để lao động. Giờ đây, bằng chính chính sách tiêu diệt toàn bộ của người Pháp, sức mạnh của họ, quân đội, vũ khí, súng đạn của họ đều mạnh lên, và họ dùng tất cả nguồn lực đó để thực hiện hành vi gọi là bảo hộ. Bởi vậy, tất cả người dân, già trẻ trai gái đều sống trong khó khăn, toàn dân toàn nước gần như tiến đến bờ vực diệt vong, giờ chỉ như ngọn lửa nhỏ hiu hắt trước gió.
Như là những đứa trẻ bị trói chặt tay chân, giờ đây người dân của một đất nước đã mất mát quá nhiều, trong tay không có vũ khí, đạn dược, tài sản muốn vùng lên chiến đấu với một đất nước hàng đầu thế giới, với nhiều thứ tinh nhuệ, hiện đại nhất. Hãy nghe đây, những thanh niên Việt Nam! Hãy đứng lên chiến đấu vì chính nghĩa. Đâu đâu cũng vọng lên tiếng hô vang “Việt Nam muôn năm”.
9. Nhiệt huyết nam nhi, khoảnh khắc cuối cùng của Phạm Hồng Thái
Một tiếng nổ lớn vang lên, bữa tiệc lớn ở khách sạn Victoria trở thành đám hỗn loạn, toàn tiếng gào thét.
Ám sát ông Merlin toàn quyền Đông Dương.
Ai là người đã ném lựu đạn?
Ngày 8 tháng 6 năm 1924, tại Quảng Châu. Một người Pháp đứng ở trung tâm đã bị đổ máu. Khói súng mù mịt, và ở đâu đó vang lên tiếng “Việt Nam muôn năm”.
Quân đội ngay lập tức truy nã người âm mưu vụ việc này. Người đã hô to trông như một cô gái mặt trắng, nhanh như chim, phi từ cửa sổ của khách sạn và nhảy xuống dòng sông lúc đó tối đen như mực.
Tại một khu tưởng niệm 72 vị anh hùng cách mạng của Trung Quốc nằm ở ngoại ô tỉnh Quảng Châu, hàng năm, lễ tưởng niệm được tổ chức lớn vào ngày 19 tháng 6 trước khu vực đài tưởng niệm. Từ sau khi đài tưởng niệm này được xây lên, các thanh niên thiếu nữ từ An Nam, Đông Kinh, Kochi, một số thì vượt biển, một số thì băng rừng, vượt núi tìm đến đây để tham dự. Đây là một khu thánh địa mới.
Khi lại gần thì trên đài tưởng niệm có ghi “Mộ của Phạm Hồng Thái - Chiến sĩ An Nam”. Mặt sau của bia được khắc rất chi tiết. Nội dung chính là câu chuyện được kể sau đây.
“Phạm Hồng Thái sinh ra ở Đông Kinh, trong một gia đình trí thức thời đó. Người Pháp đô hộ An Nam, lập các chế độ thi cử khác, lừa dối người dân, chém giết vô cớ. Phạm Hồng Thái đã vô cùng tức giận, xin nghỉ học và bắt đầu đi lao động. Khi này, thời cơ cũng đã đến, tất cả các nhà cách mạng, người yêu nước đoàn kết, tập trung lại với ước muốn lật đổ chế độ bóc lột, đảo chính bạo lực chính trị của chính phủ Pháp. Để thúc đẩy cách mạng, họ đã nắm tay lại. Có 2 ý kiến về cách hoạt động. Cả 2 ý kiến tuy có cùng mục đích, nhưng khác nhau ở cách thức thực hiện. Ý kiến thứ nhất, kế hoạch sẽ xây dựng quân đội ở Đông Kinh, An Nam, Kochi, và đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi đất nước. Ý kiến thứ hai, kế hoạch lật đổ những quan sĩ, quân đội của chính phủ Pháp. Phạm Hồng Thái tán thành với kế hoạch của nhóm thứ nhất. Ông cho rằng, chỉ có bạo lực mới có thể làm quân địch khiếp sợ, tìm kiếm được sự đồng tinh của nhóm thứ hai, và tự mình chuẩn bị kế hoạch hoạt động.
Ngài Merlin trong chuyến công du sang Nhật, Thượng Hải, Quảng Châu. Do được bảo vệ kĩ càng nên vụ ám sát ở Nhật và Thượng Hải đã không thành công. Merlin đến được Quảng Châu. Biết tin tại Quảng Châu sẽ tổ chức tiệc chào đón ông Merlin, Phạm Hồng Thái đã nói chuyện với một người bạn “Chúng ta nhất định phải thành công. Bất kể là chết trong tay kẻ thù. Này các bạn, nếu sau khi tôi chết, hãy nói với mọi người rằng, mục đích duy nhất của việc làm lần này là nhằm bắt người Pháp phải dừng lại hết những hành vi giết người thảm khốc, những hành vi vô nhân đạo của chúng”.
Ngày 8 tháng 6, vào lúc 8 giờ tối Phạm Hồng Thái đã đến khách sạn Victoria và đột kích vào bữa tiệc. Đồng thời ông mang theo lựu đạn và ném vào giữa đám đông ở đó, gây hỗn loạn. Ông đã cười và nói một cách thản nhiên “Tôi đã làm xong việc rồi thì chết cũng không sao”. Sau đó ông đã nhảy luôn xuống sông và chết. Người dân Quảng Châu vô cùng tán thưởng hành động dũng cảm đó, đã cho người tìm kiếm vị anh hùng. Khi họ phát hiện được đó chính là Phạm Hồng Thái, họ đã cho chôn cất ông trên đồi.
Ngôi mộ phía tây nam này là nơi linh hồn của Phạm Hồng Thái vĩnh viễn được an nghỉ. Tưởng niệm sự ra đi vĩnh viễn của Phạm Hồng Thái...”
Đây là thời ông Kokan phụ trách khu vực Quảng Đông. Tất cả các người nước ngoài, hay người Trung Hoa cũng đều có suy nghĩ về sự việc đó như vậy. Và người Nhật cũng thế.
Chân dung Phạm Hồng Thái vi phạm điều ngăn cấm được phát tán khắp nơi. Câu chuyện về người thanh niên yêu nước được lan rộng một cách bí mật, từ các trường tiểu học, trường trung học đến nhà máy, từ thiếu niên cho đến các thiếu nữ. Trong đó, Merlin -Toàn quyền Đông Dương bị cho là “Tội ác của dân tộc”. Toàn dân cả nước mang theo nhang, hoa đến viếng linh hồn của Phạm Hồng Thái, và quyết tâm học tập theo dũng khí của ông, tiếp tục hành động, mở rộng cách mạng để cứu dân tộc chúng ta khỏi ách nô lệ.
10. Khởi nghĩa Yên Bái, khung cảnh thảm sát hoang tàn
Tháng 2 năm 1930, có những động thái lạ ở một thị trấn nhỏ, nằm gần thủ đô Hà Nội của nước Đông Kinh, thị trấn Yên Bái. Thông thường, mọi người đến đây bằng tàu hỏa. Có rất nhiều binh sĩ ở khu vực này. Bọn sĩ quan da trắng cũng cảm thấy kỳ lạ, nhưng lại không hiểu tiếng An Nam.
“ Có chuyện gì vậy?” “Bây giờ đang là Tết của An Nam nên mọi người đi chùa Tân cầu phúc”.
Sau 8 giờ tối, khi Trung Đội trưởng Genza trở về nhà, thì Trung sĩ Vinh chờ ở nhà dưới. “Ngài Trung đội trưởng không ăn những đồ ăn này đúng không?” “Có chuyện gì à?” “Dạ, trong thức ăn có độc” .
Trung sĩ thuật lại bằng tiếng Pháp rõ ràng, rằng tối nay tất cả người Pháp da trắng đã bị giết hết, kho thuốc nổ bị chiếm, lá cờ cách mạng đã được dương cao trên pháo đài.
“Này, ngươi hãy nhìn vào ta kĩ đi. Hôm nay ngươi có uống nhiều quá không đấy”
Trung đội trưởng cùng với quan phụ tá Esubio vội vàng bỏ bữa tối, đến báo cáo trực tiếp cho Đại đội trưởng. Có vẻ như Đại đội trưởng cũng đã được nghe báo cáo về việc này rồi.
Đại đội trưởng cười nó “Cái gì? Sao tất cả mọi người đều báo cáo về một việc đó là sao? Không tin không được rồi”. Sau đó họ đã đi tuần một vòng, khắp các nơi, nhưng tất cả không một bóng người.
“Chuyện gì thế này hả trời? ”.
Thảm họa kinh khủng đã diễn ra ngay trong màn đêm tĩnh lặng. 1 giờ sáng, toàn bộ hạ sĩ quan da trắng ngủ say, đội quân cách mạng đi chân đất nên không phát ra tiếng động. Họ đã tấn công đám lính da trắng kia, kẻ bị đâm, kẻ bị thương, một số chết ngay. Lực lượng dân quân chia làm 2 đội, đội 1 tiến đến pháo đài, đội 2 hướng đến đồn cảnh sát. Ở 2 điểm này vẫn có lính canh, nhưng cánh cửa vẫn đang mở khẽ.
Lúc này, chuông báo hiệu reo lên. Lính Pháp sau khi nghe thấy chuông báo hiệu này, như đã thành quy định, họ bắt đầu phát súng đạn, vũ khí cho lính canh. Mặc dù họ đã bị giết, nhưng vẫn kịp giao pháo đạn, súng ngắn cho lính canh.
Một vài phút sau đó, trung tướng Robel đã bị giết trước mặt mọi người. Phó tướng Kyuneo không thể phản kháng được, cũng đã chết. 2 tướng Shuvuarie và Damul cũng đã bị giết.
Phó tướng Toroto, Deshan, Fuljan, Lenol và vợ ông ta thì nấp ở trong 1 phòng và cố gắng chống trả đến sáng hôm sau. Trung tướng Juldan chạy ra giữa pháo đài và hét lên vào chỗ đám đông. Ngay lập tức đã nhận một phát súng và chết tại đó. Trung tướng Genza đã bị thương ở đùi.
Vào đêm xảy ra cuộc ở Yên Bái, một số địa điểm của Đông Kinh như Hòn Gai, Lan Thảo, Hà Nội, Vĩnh Hóa….người dân cũng đốt đuốc đứng lên. Nhiều cảnh sát bị bắn chết, những người giáo viên phục vụ cho quân đội Pháp cũng bị giết. Những người trưởng thôn cũng bị ném lửa giết. Ở Hà Nội, 20 quả lựu đạn được ném vào nhà của ông Bộ trưởng bộ nội vụ. Ngày hôm sau, bưu điện cũng bị chiếm đóng.
Cuộc xâm lược Yên Bái đánh bại lũ quân cướp nước hèn hạ. Những người nào còn sống sót đều bị tống vào ngục tù.
11. Đau buồn - Anh dũng – Việt Nam muôn năm.
Tháng 3 năm 1930, sau sự kiện Yên Bái, người chỉ huy đã bị kết án chém đầu cùng với 39 người nữa. “Ngoài người chỉ huy và 39 người này, những người khác sẽ bị xử lý tùy vào sự khoan nhân của ngài tổng thống” - Báo Pháp đã đăng tin như vậy. Những người khác có vẻ không biết về hình phạt của mình, có khi là đi lưu đầy, không chừng còn đau khổ hơn là chọn cái chết. (Báo Pháp thời bấy giờ có khuynh hướng viết về các đường lối chính sách của chính phủ lâm thời hơn là nói về tự do và chính nghĩa).
Nguyễn Thái Học khi đó đã 26 tuổi, là một thanh niên cứng cỏi. Ông đã chỉ huy 39 người này. Phó Đức Chính là người kế tiếp Thái Học, 23 tuổi. Một thanh niên tài giỏi với lông mày đậm, luôn trăn trở nỗi đau mất nước. Tuy rắn rỏi là vậy, nhưng người thanh niên này cũng có chút mềm mỏng, hiền từ. Ngày 9 tháng 2 năm 1930, ông đã lên kế hoạch về chiến lược tấn công. Vài tuần ông không ngủ, không nghỉ, mà dành hết thời gian để viết bản kế hoạch kháng chiến – một bản kế hoạch mà nhân dân cả nước đồng lòng tiến hành. Báo Pháp sau này có đưa tin về bản kế hoạch chi tiết, cụ thể và chính xác này. Điều này không thể có được ở những tướng chỉ huy đã già. Khi tiến hành tổng công kích, ông bắt đầu kêu gọi từ 4 đoàn lính đánh bộ lớn, và sau khi chiếm được Yên Bái, ông quyết định đảm nhiệm một vai trò vô cùng quan trọng. Đến sáng sớm, khi chuẩn bị tấn công đến sĩ quan người Pháp, thì phát hiện trong số lính đánh bộ có kẻ phản bội, mọi chuyện bị đổ bể. Bản kế hoạch của ông tan vỡ như bọt biển.
Trong số những người bị tuyên án, ông đã lên tiếng phản đối.
“ Tại sao tôi lại phải thấy hối hận và có lỗi với các ông? Tôi không làm gì để thấy hối hận cả. Tôi sẽ đọc cho các ông nghe bài thơ của Pháp này nhé”
“Được hi sinh vì tổ tiên
Đó là niềm mơ ước của chúng tôi
Là tất cả ước nguyện của chúng tôi”.
Ông giống như Nguyễn Thái Học, hiên ngang đọc bài thơ trước mặt lũ cai tù.
“Các ngươi hãy dừng nói những lời ngốc nghếch đó đi. Chúng tôi không phải là tội phạm. Chúng tôi chỉ là những người đã thua trận mà thôi. Chúng tôi chết đi vì tổ tiên, vì nhân đạo, vì chính nghĩa”.
Ngày 16 tháng 6 năm 1930, quảng trường thị trấn Yên Bái trở thành nơi thi hành án. Mấy cái máy chém được chở đến đây. Trong số 39 người bị tuyên án tử hình, có 13 người An Nam, toàn là các thanh niên, đã được bí mật chuyển từ Hà Nội lên bằng một đoàn tàu đặc biệt, được bảo vệ nghiêm ngặt.
Buổi sáng ở miền biển phía Nam. Những cánh đồng còn đọng sương thật đẹp. Những vườn hoa đầy màu sắc. Tiếng chim hót đã báo hiệu một ngày mới bắt đầu.
Quảng trường là một khu đồng rộng và đẹp. Bầu trời trong xanh. Xung quanh quảng trường là chỗ ngồi xem của người da trắng. Khu vực đó được bảo vệ chặt chẽ. Còn lại chỉ có một vài người dân đứng đó.
Trên sân quảng trường có 15 khung gỗ, trong đó nhốt 13 người thanh niên yêu nước. Lúc 5 giờ kém 5 phút, người đầu tiên bị kéo ra. Đi theo bảo vệ là 6 binh lính.
Người thanh niên bước lên gần chiếc máy chém.
“Con ơi!” - Tiếng kêu la thất thanh của người mẹ già phá tan cái tĩnh lặng của buổi sáng sớm.
Lưỡi chém đã được hạ xuống.
“Việt Nam muôn năm!”
Tiếng kêu cuối cùng của người thanh niên trước khi bị chém.
12 người còn lại lần lượt tiến về phía máy chém. Tất cả đều hô vang:
Việt Nam muôn năm!
Việt Nam muôn năm!
Việt Nam,
Việt Nam muôn năm!
Tiếng kêu la vang lên lần lượt 12 lần, âm vọng khắp đất trời. Dân chúng thổn thức tiếc thương.



--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 28 2014, 07:15 AM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,993
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Mấy hôm nay cháu vẫn nghỉ ốm cô ạ. Hôm nào đi làm cháu sang chơi. Mà công nhận lúc dịch cháu cũng bực bọn đó quá cơ.
Tin nhắn của ng gần như dịch lại tập tài liệu này...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 20th April 2024 - 12:48 AM