IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Thái độ đúng của một thiền sinh
Diệu Minh
bài Sep 10 2007, 08:37 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,102
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Làm sao một người vô thần có thể trở thành một đệ tử - một thiền sinh? đây là một câu hỏi được Osho trả lời:

Không phải vô thần hay hữu thần, họ cũng không thể là những môn đệ. Họ đã được tạo ra một thái độ rồi, họ đã có một quyết định rồi, vì thế, quyết định đó chính là làm tâm điểm cho hiện hữu của môn sinh. Nếu như bạn đã biết rồi, thì làm sao bạn có thể thành người môn sinh? Tinh thần môn sinh nghĩa là việc nhận thức rõ ràng, “Tôi không biết” Vô thần hay hữu thần thì không được, họ không thể là những môn sinh được.

Và nếu bạn tin vào một cái gì, bạn sẽ bỏ lỡ vẻ đẹp của tinh thần học hỏi. Giả như bạn biết một cái gì rồi, việc hiểu biết đó lại tạo ra cho bạn một cái tôi. Cái tôi đó sẽ không làm cho bạn trở nên khiêm nhường. Đó là lý do tại sao, các chuyên gia, các học giả đã bỏ lỡ. Đôi khi những người tội lỗi lại đạt được, còn những nhà trí thức lại không bao giờ được thấy. Họ hiểu biết quá nhiều, họ quá thông minh. Sự thông minh của họ là một căn bệnh, bệnh đó trở thành một sự tự sát. Họ sẽ không lắng nghe vì họ có sẵn để học hỏi rồi.

Tinh thần môn sinh đơn giản là thái độ học hỏi, từng giây, từng phút luôn ý thức rằng “tôi không biết” Cái sự nhận biết này “tôi không biết”, và cái việc ý thức này “tôi mông muội”, cho bạn cơ hội mở ra, bạn sẽ không bị khép kín. Ngược lại, lúc bạn nói “tôi biết”, thì bạn trở thành một vòng tròn khép kín, cánh cửa không mở ra thêm. Nhưng khi bạn nói, “tôi không biết”, điều đó có nghĩa là bạn sẵn sàng để học và cánh cửa tâm hồn được mở toang ra.

Lòng tin tưởng quả là một phép mầu. Bạn có thể gần gũi với Mohammed, Jesus, hoặc Phật ngay bây giờ nếu sự tin tưởng hiện hữu trong bạn. Nhưng điều đó vô cùng khó! Nó khó bởi vì bạn không biết cách nào để thực hiện. Bạn không thể tin tưởng một người sống, làm sao bạn có thể tin một người chết. Nếu lòng tin tưởng xẩy ra, bạn có thể gần gũi với Phật ngay bây giờ. Thật vậy, đối với những người có niềm tin ( “Faith” chứ không phải ‘belief”), Phật đang sống quanh đây. Thậm chí không có một đạo sư nào chết đối với những người còn lòng tin tưởng. Đạo sư tiếp tục giúp đỡ, ông ta luôn hiện hữu ở đó. Còn đối với bạn, ngay cả lúc Đức Phật hiện hữu bằng thân xác, đang đứng sau hay trước bạn, hay đang ngồi bên cạnh bạn, bạn cũng không thể gần gũi, thân thiết với ngài được.

Có thể có không gian vô tận giữa bạn. Tình yêu, trung thành, tin tưởng sẽ phá huỷ cả không gian và thời gian.

Thời gian đầu, nguyên do là bạn không thể hiểu được bất kỳ một ngôn ngữ nào khác ngoài ngôn ngữ của cơ thể, nên mối thân cận về mặt vật lý là cần thiết, nhưng chỉ trong thời gian khởi sự mà thôi. Thời khắc đó sẽ không còn khi chính vị đạo sự bắt bạn phải ra đi. Ông ta sẽ ép buộc phải lên đường vì điều đó trở nên cần thiết khi bạn bắt đầu bám chấp vào ngôn ngữ cơ thể.

Gurdjieff hầu như luôn luôn, trong tất cả đời sống của ông ta, gởi các môn sinh của mình đi xa. Ông ta tạo ra nhiều cảnh huống đau khổ, trớ trêu cho họ và bắt họ phải vượt qua.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Just Mini
bài Sep 12 2007, 07:46 AM
Bài viết #2


Rinkitori Tojimomi
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 125
Gia nhập vào: 7-February 07
Từ: nhà không số, phố không tên, đất nước không có trên bản đồ
Thành viên thứ.: 3



bunny.gif Tiên sinh Ohsawa có một trung tâm đặt tên (tạm dịch ra tiếng Việt) là trung tâm TOÀN KHÔNG (ông Trần Ngọc Tài dịch), - Ignoramusting Center.

Nếu ta không biết gì... thì làm sao có tranh luận và cãi nhau?
Hi hi banana.gif

Hãy trở nên vô nhận biết trước thực tại... hãy mở tròn xoe mắt ra với cái đang là... bạn đâu đã biết NÓ, vậy tại sao lại không tròn xoe con mắt chứ ???????

Bây giờ tôi mới hiểu điều mà tiên sinh Ohsawa đã từng nói: Bạn phải nhảy nhót trên các mái nhà nữa ấy chứ...?!




--------------------
Mini chan ga ichiban



..::Mini::..
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Oct 4 2007, 08:11 AM
Bài viết #3


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Bạn đã nghe một câu chuyện Hy lạp về vua Midas chưa? Bất cứ cái gì ông ta đụng vào đều biến thành vàng. Còn bạn, ban chạm vào vàng, ngay lập tức vàng trở thành bùn. Bùn sẽ biến thành bụi và bạn nghĩ rằng chẳng có gì tồn tại ở thế gian này, ngay cả sự giàu có cũng vô ichs. Chúng là lẽ vô thường. Nhưng tâm trí bạn không thể ăn mừng lễ hội, tâm trí bạn không thể tham gia vào hạnh phúc. Nếu bạn được vào thiên đàng, bạn sẽ không cảm thấy thiên đàng ở đó, bạn sẽ lại tạo ra hoả ngục. Nếu bạn cứ như thế, bạn có đi đến bất cứ nơi đâu, bạn cũng mang theo hoả ngục đến đó với bạn.

Có một câu tục ngữ A cập nói rằng: hoả ngục và thiên đàng không phải là nơi chốn địa lý, chúng là thái độ của chúng ta. Và không ai vào thiêng đàng hay hoả ngục, mọi người đi vào thiên đàng hay hoả ngục với chính họ. Bạn đi bất cứ nơi đâu, đều có dự án thiêng đàng và hoả ngục cho bạn. Bạn có một người khởi xướng ở bên trong. Ngay lập tức, bạn đề ra dự án, bạn lập ra kế hoạch.

Nhưng Patanjali rất cẩn trọng. Ông nói đau khổ hay không đau khổ, đau khổ tích cực hay đau khổ tiêu cực, chứ không phải là an lạc. Tâm trí không thể cho bạn niềm an lạc, không ai có thể cho bạn được. An lạc ẩn dấu trong bạn, và khi tâm trí không ở trong tình trạng đau khổ thì niềm an lạc bắt đầu trôi chảy. An lạc không đến từ tâm trí, nó đến từ chỗ cao hơn. Đó là lý do tại sao ông ta nói chúng có thể vừa là nguồn gốc của đau khổ, vừa là nguồn gốc của niềm vui.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Oct 4 2007, 08:12 AM
Bài viết #4


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Lời kinh thứ hai: Có năm động lực của tâm trí, đó là chánh trí, tà trí, tưởng tượng, giấc ngủ và ký ức.

Thứ nhất là praman, chánh trí. Trong tiếng Sanskrit, từ praman nghĩa là sâu thăm thẳm và không thể chuyển dịch được. Chánh trí chỉ là bóng mờ, không có nghĩa chính xác, bởi vì không có một từ ngữ nào có thể chuyển dịch từ “praman”. Từ “praman” xuất phát từ gốc praman. Có rất nhiều thứ cần phải hiểu về nó.

Patanjali nói tâm trí có một khả thể. Nếu khả thể đó được hướng dẫn đúng đắn, thì tất cả những tri kiến đều là chân lý, một chân lý hiển nhiên. Chúng ta không ý thức về nó bởi vì chúng ta không bao giờ sử dụng nó. Khả năng đó vẫn còn chưa được sử dụng. Nó chỉ là một căn phòng tối tăm, bạn đi vào trong căn nhà đó, bạn có cây đuốc, nhưng bạn không thắp đuốc lên, vì thế căn phòng vẫn còn tối. Cho nên bạn hết bị vấp vào cái bàn này, rồi lại chạm phải cái ghế kia, vì bạn không sử dụng ngọn đuốc. Khi bạn đốt bó đuốc lên, ngay lập tức bóng tối biến mất. Bất cứ nơi đâu bó đuốc chiếu sáng thì bạn đều nhận biết. Ít ra điểm đó trở thành bằng chứng, một sự rõ ràng uyên nguyên.

Tâm trí là khả thể của praman, của chánh trí, của trí huệ. Ngay khi bạn biết cách để thắp ngọn đuốc lên, dù bạn đi bất cứ nơi đâu bạn vẫn còn ánh sáng đó, và chánh trí được hiển lộ. Nếu không nhận biết tâm trí, bất cứ điều gì bạn biết sẽ đều bị sai trái.
Tâm trí cũng có khả năng dẫn đến tà trí. Trong tiếng Sanskrit tà trí được gọi là “viparyaya” nghĩa là sai lầm. Và bạn cũng có khả năng đó. Bạn thử uống rượu xem, chuyện gì sẽ xẩy ra? Cả thế giới này trở nên viparyaya, sai lầm. Bạn bắt đầu thấy nhiều thứ không còn ở đó. Cái gì đã xảy ra? Rượu không thể tạo ra nhiều thứ, nhưng rượu đang làm một cái gì bên trong cơ thể và óc não bạn. Rượu bắt đầu làm việc ở cái trung tâm mà Patanjali gọi là viparyaya (sai lầm). Tâm trí có một trung tâm làm sai lạc bất cứ điều gì. Một khi trung tâm đó bắt đầu hoạt động, mọi thứ sẽ sai lạc.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Oct 4 2007, 08:13 AM
Bài viết #5


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Tôi nhớ chuyện xảy ra rằng Mulla Nasruddin và người bạn của ông ta đang uống rượu trong một quán rượu. Khi ra ngoài quán, họ đã say mèm, nhưng Masruddin là một tay bợm rượu. Còn người kia chỉ là mơ, vì thế anh ta say hơn. Anh ta hỏi, “Bây giờ tôi không thể thấy, tôi không thể nghe thậm chí không thể đi ngay được nữa. Làm sao tôi đi về nhà tôi được? Ông phải nói cho tôi, Nasruddin, xin vui lòng chỉ đường cho tôi. Làm sao tôi về tới nhà?”.

Nasruddin nói, “Đầu tiên anh hãy đi, sau một vài bước anh sẽ tới một điểm ở đó có hai con đường: một là đi bên phải, hai là đi bên trái. Anh hãy đi bên trái vì đường bên phải không tồn tại. Đã nhiều lần tôi đi bên phải, nhưng bây giờ tôi là một người có kinh nghiệm. Anh sẽ thấy hai con đường. Chọn một cái bên trái, chứ đứng chọn bên phải. Bên phải không hiện hữu. Nhiều lần tôi đã đi bên phải và tôi chẳng bao giờ về đến nhà tôi.”

Một lần khác Nasruddin đang dạy con trai ông bài học uống rượu đầu tiên. Ông ta đang thao thao…thì cậu con trai hỏi một cách hiếu kỳ rằng, “khi nào thì ngưng uống, thưa cha?” Nasruddin nói, “Hãy nhìn lên bàn. Có bốn người đang ngồi ở đó. Khi con bắt đầu thấy tám người, hãy dừng lại!” Cậu con trai nói, “Nhưng cha ah, chỉ có hai người đang ngồi thôi mà!.”

Tâm trí có một khả năng. Khả năng đó hoạt động khi bạn bị ảnh hưởng của ma tuý hay bất kỳ chất gây say nào. Khả năng đó Patanjali gọi là viparyaya, tà trí, một trung tâm của sự sai lầm.

Đối lại một cách hoàn toàn với trung tâm sai lầm, có một trung tâm mà bạn không biết. Nếu bạn thiền một cách sâu lắng, yên lặng, thì trung tâm đó bắt đầu hoạt động. Trung tâm đó được gọi là praman, chánh trí. Qua những hoạt động của trung tâm đó, bất cứ cái gì được thực hiện đều dẫn đến đúng đắn. Những gì bạn biết không phải là vấn đề, thì từ trung tâm đó, bạn lại được biết nó là một vấn đề quan trọng.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Oct 4 2007, 08:16 AM
Bài viết #6


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Đó là lý do tại sao tất cả các tôn giáo chống lại rượu. Việc đó không có một nền tảng đạo đức nào, không! Việc cầm đoán đó chỉ vì rượu ảnh hưởng đến trung tâm sai lacj. Và mọi tôn giáo khuyến khích thiền bởi vì thiền có nghĩa là ngày càng tạo ra sự tịnh diệt, ngày càng trở nên yên tĩnh hơn.

Rượu thì hoàn toàn ngược lại, làm cho bạn ngày càng xúc động, kích động, bối rối. Một sự run rẩy đi vào trong bạn. Một người nghiện rượu không thể đi đúng hướng được. Sự cân bằng của anh ta bị mất. Không chỉ trong cơ thể mà trong tâm trí cũng bị mất cân bằng.

Thiền có nghĩa là đạt đến một sự căng thăng bằng nội tâm. Khi bạn đạt được một sự thăng bằng nội tâm thì không còn sự run rẩy, cả thân tâm trở nên tĩnh lặng, rồi trung tâm chánh trí bắt đầu hành động. Qua tâm điểm đó, bất cứ điều gì được biết đều là chân thực.

Bạn đang ở đâu? Bạn không phải là người nghiện rượu, bạn không phải là người hành thiền, nhưng bạn phải thuộc về một bên giữa hai thái cực đó. Bạn không ở bất kỳ một trung tâm nào. Bạn ở giữa hai tâm điểm của chánh trí và tà trí. Đó là lý do tại sao bạn bối rối.

Đôi khi bạn có cái nhìn thoáng qua. Bạn dựa vào một thoáng đó để hướng tới trung tâm chánh trí, lúc đó thoáng qua nhìn chắc chắn sẽ đến với bạn. Trái lại, nếu bạn dựa vào trung tâm của sự sai lầm, thì sai lầm sẽ đi vào trong bạn. Và mọi thứ bị lẫn lộn, bạn sẽ bị rơi vào trong trạng thái hoang mang. Đó là lý do tại sao bạn phải trở thành người hành thìên, hoặc là trở thành kẻ nghiện rượu, bởi vì sự bối rối thì quá nhiều. Và luôn có hai nẻo đường ở đó.

Trong hai nẻo, nếu bạn đã đánh mất chính mình trong những chất gây nghiện, thì bạn được an nghỉ. Ít nhất bạn đã đạt được một trung tâm mà có thể nói là của tà trí, nhưng bạn vẫn ở trong một trung tâm. Cả thế giới có thể nói bạn là sai. Nhưng bạn lại không nghĩ như vậy, bạn nghĩ cả thế giới này sai hết. Vì ít nhất là trong những giây phút của vô thức đó, bạn đi vào điểm, dù tâm điểm đó là sai. Nhưng bạn hạnh phúc bởi vì ngay khi đi vào tâm điểm sai lệch thì việc đó cũng cho bạn cảm giác hạnh phúc chắc chắn. Vì vậy, bạn ham thích nó nhiều đến nỗi trở thành con nghiện.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Oct 4 2007, 08:27 AM
Bài viết #7


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4




Nhiều chính phủ đã đấu tranh hàng thế kỷ. Nhiều bộ luật được làm ra để cấm đoán và tìm đủ mọi thứ để ngăn chặn, nhưng không có gì có thể giúp ngăn chặn được. Nếu nhân loại không trở về với thiền định thì không gì có thể giúp đỡ được. Con người sẽ tiếp tục đi, họ sẽ tìm những cách mới và những phương tiện mới để tiếp tục bị nhiễm vào.

Chúng không thể bị ngăn cản, và bạn càng cố ngăn cản chúng, càng ra hiệu bộ luật để cầm đoán chúng, chúng càng hấp dẫn, càng lôi cuốn. Người đã tạo ra chúng, và họ đã phải rút lại. Họ đã cố hết sức, nhưng khi rượu càng bị cấm thì nó càng được sử dụng nhiều. Họ đã cố gắng và họ đã thất bại. Ấn độ đã cố gắng rất nhiều sau khi độc lập. Nhưng việc đó cũng thất bại, và nhiều trường hợp đã bắt đầu trở lại. Như thế những cố gắng đó đều vô dụng.

Nếu con người không thay đổi tận lương tâm, bạn không thể ép buộc họ bằng bất kỳ sự cấm đoán nào. Việc cấm đoán hoàn toàn bất khả vì lúc đó con người sẽ đi đến điên loạn. Chỉ có cách đó mới có thể giữ anh ta được bình thường. Một vài giờ sau khi anh ta dùng thuốc, anh ta say( stoned), đó là lúc anh ta thoả mãn. Lúc đó không còn đau khổ, không còn lo lắng. Dù sau đó, đau khổ lo lắng sẽ trở lại, nhưng ít ra đau khổ được trì hoãn. Sáng ngày mai, đau khổ sẽ trở lại, lo lắng sẽ quay về, và anh ta sẽ phải đối mặt với nó. Nhưng đến chiều anh ta có thể hy vọng lại, anh ta sẽ lại uống thuốc và được nghỉ ngơi.

Có hai khả năng để lựa chọn. Nếu bạn không thiền, không sớm thì muộn bạn cũng phải tìm đến ma tuý. Nhưng có những thuốc gây nghiện nhẹ. Nhưng rượu không phải là chất gây nghiện nhẹ, nó rất nặng. Tình dục có thể trở thành liều thuốc cho bạn. Nhờ tình dục bạn có thể quên đi ý thức của mình. Bất cứ điều gì bạn đều có thể dùng như chất gây nghiện. Duy chỉ có thiền mới có thể giúp đỡ. Tại sao vậy? Bởi vì thiền cho bạn đi vào trung tâm mà Patanjali gọi đó là praman.

Tại sao các tôn giáo lại quá nhấn mạnh về thiền? Thiền cần được xem xét nó là một phép màu nội tâm. Đây là một phép màu: đó là thiền giúp bạn tháp lên ánh sáng của chánh trí. Lúc đó dù bạn có đi bất cứ nơi đâu, thì tâm điểm của bạn cũng đi tới đó và bất cứ điều gì được biết đều là sự thật.

Người ta hỏi Phật hàng ngàn câu hỏi. Mỗi ngày họ đến hỏi ngài rằng, “ Chúng tôi có rất nhiều vấn đề mới. Thậm chí chúng tôi cũng không đặt vấn đề mà ngài trả lời trước đây. Ngài chưa bao giờ nghĩ về nó. Vậy nó sẽ xẩy ra thế nào?”

Phật nói, “Nó không phải là một vấn đề suy nghĩ. Quý vị đặt vấn đề và đơn giản là tôi quán chiếu nó. Và bất cứ những gì là chân thực đều được vén mở”. Nó không phải là vấn đề của suy nghĩ và nghiền ngẫm. Và câu trả lời cũng không đến như một tất yếu của phương pháp suy luận lô- gích. Vấn đề chỉ là tiêu điểm của một trung tâm chính đáng.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Oct 4 2007, 08:41 AM
Bài viết #8


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Phật giống như một ngọn đuốc. Vì thế ngọn đuốc có đến bất cứ nơi đâu, nó đều hiển lộ. Bất cứ vấn đề gì mà nó không thành một điểm. Bất cứ vấn đề gì mà nó không phải là một điểm. Nhưng Phật là ánh sáng và mỗi khi ánh sáng đó đến soi chiếu bất cứ vấn đề gì, câu trả lời sẽ hiển lộ ra. Câu trả lời sẽ chan hoà với ánh sáng đó. Câu trả lời chỉ là một hiện tượng đơn giản, một sự khám phá.

- Bạn không thể đặt Phật vào tình huống như vậy được. Nó không phải là vấn đề để tìm kiếm ở một nơi nào đó, nó cũng không thực sự là vấn đề tìm kiếm ở một nơi nào đó, nó cũng không thực sự là vấn đề trả lời cho bạn. Vấn đề của bạn chỉ là một cái cớ. Khi bạn đặt vấn đề, Phật chỉ đơn giản đem ánh sáng của ngài đến vấn đề đó và bất cứ điều gì cần được giải đáp thì tự động vén mở ra. Rồi ngài trả lời cho bạn, đó là một lời giải đáp sâu xa và của trung tâm chánh đạo của ngài, cái Patanjali nói có năm động lực của tâm trí. Chánh trí, nếu trung tâm này bắt đầu hoạt động trong bạn, bạn sẽ trở thành hiền triết, một vị thánh. Bạn sẽ là người có tính tôn giáo. Còn trước kia bạn không phải là người có tính tôn giáo.

- Động lực đầu tiên của tâm trí là chánh trí. Thiền dẫn bạn đến động lực này. Và khi bạn biết một cách đúng đắn và chẳng có gì cần phải chứng minh, thì tâm trí có thể được buông bỏ, nhưng trước đây thì không. Khi không cần chứng minh, tâm trí cũng không cần, bởi vì tâm trí là dụng cụ hợp lý.

Tuy nhiên, bạn cần nó mọi lúc. Bạn phải suy nghĩ, phải tìm ra cái gì là sai và cái gì là đúng. Mỗi lần phải có một sự chọn lựa cái này hay cái kia. Bạn bắt buộc phải chọn. Chỉ khi nào trung tâm praman hoạt động, khi đó chánh trí mới hoạt động được, và bạn có thể buông bỏ tâm trí, bởi vì bây giờ chọn lựa là vô nghĩa. Bạn ra đi một cách vô chọn lựa. Bất cứ điều gì đúng đều được vén mở lên cho bạn.

Nhà hiền triết được định nghĩa là người không bao giờ chọn lựa. Ông ta không bao giờ chọn lựa cái tốt chống lại cái xấu. Ông ta chỉ đơn thuần đi theo một hướng mà được cho là tốt, Việc đó giống như những bông hoa hướng dương. Nếu mặt trời mọc ở hướng đông, bông hoa sẽ quay mặt về hướng đông. Nó không lựa chọn. Còn khi mặt trời di chuyển về hướng tây, bông hoa cũng quay mặt về hướng tây. Bông hoa chỉ đơn giản đi theo mặt trời. Nó không chọn lựa hướng nào để di chuyển, nó không quyết định. Nó không tạo ra một quyết định rằng, “Bây giờ tôi nên chuyển hướng vì mặt trời đã chuyển hướng về phía tây rồi.”

Nhà hiền triết giống như bông hoa mặt trời. Bất cứ chỗ nào tốt, ông ta nhẹ nhàng đi đến đó. Vì thế bất cứ điều gì ông ta làm đều tốt. Áo Nghĩa Thư nói rằng, “Đừng xét đoán các nhà hiền triết. Tiêu chuẩn tầm thường của bạn không đánh giá được.” Bạn phải làm cái tốt chống lại cái xấu, ông ta không làm bất cứ cái gì để chọn lựa. Ông ta chỉ được thực hiện những cái gì là tốt. Và bạn không thể thay đổi ông ta vì việc đó không phải là vấn đề của việc lựa chọn cái này cái kia. Nếu bạn nói, “Điều này thì xấu,” ông ta sẽ nói, “Đúng vậy, nó có thể xấu, nhưng đây lại là cách tôi di chuyển, đây là cách hiện hữu của tôi trôi chảy.”

Những người đã biết và những người trong thời Áo Nghĩa thư cúng biết, họ đã quyết định rằng, “Chúng ta sẽ không xét đoán nhà hiền triết,” Khi một người đã đi vào trung tâm của chính mình, khi một người đã đạt được sự thiền định, khi người đó trở nên yên lặng và tâm trí được buông bỏ, người ấy vượt qua nền đạo đức và truyền thống của chúng ta. Ông ta sẽ vượt qua những giới hạn của chúng ta. Nếu chúng ta có thể đi theo, thì chúng ta có thể đi theo ông ta. Nếu chúng ta không thể theo, thì chúng ta chẳng giúp được gì. Chẳng có gì có thể làm được, nên chúng ta không nên phán xét.

Nếu chánh trí hoạt động, nếu tâm trí bạn khơi lên động lực của chánh trí, bạn sẽ trở thành người có tôn giáo. Hãy nhìn kỹ lại, bạn sẽ thấy có sự khác biệt hoàn toàn. Patanjali không nói nếu bạn đi đến đền thờ, đi gặp đức bổn sư, đi tới thánh đường, bạn cử hành một vài nghi thức, bạn cầu nguyện…thì bạn là người tôn giáo. Không, đó không phải là tôn giáo. Bạn phải làm cho trung tâm chánh trí của bạn hoạt động. Được vậy thì dù bạn có đi đến nhà thờ hay không, việc đó chẳng có ý nghĩa gì, nó không phải là cái cốt lõi. Nếu trung tâm chánh trí của bạn hoạt động, bất cứ cái gì bạn làm đều là cầu nguyện và bất cứ nơi đâu bạn đến đều là đền thờ.

Kabir đã nói, “Tính tự phát này chính là samadhi ( cảnh giới hiệp nhất với tuyệt đối, vượt qua cảm giác, vượt trên suy tưởng). Trở nên hồn nhiên chính là cách thiền của tôi.”


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
thiendia
bài Oct 4 2007, 10:16 AM
Bài viết #9


Member
**

Nhóm: Members
Bài viết: 21
Gia nhập vào: 10-August 07
Thành viên thứ.: 40



QUOTE(~Mini Chan~ @ Sep 12 2007, 07:46 AM) *
bunny.gif Tiên sinh Ohsawa có một trung tâm đặt tên (tạm dịch ra tiếng Việt) là trung tâm TOÀN KHÔNG (ông Trần Ngọc Tài dịch), - Ignoramusting Center.

Nếu ta không biết gì... thì làm sao có tranh luận và cãi nhau?
Hi hi banana.gif

Hãy trở nên vô nhận biết trước thực tại... hãy mở tròn xoe mắt ra với cái đang là... bạn đâu đã biết NÓ, vậy tại sao lại không tròn xoe con mắt chứ ???????

Bây giờ tôi mới hiểu điều mà tiên sinh Ohsawa đã từng nói: Bạn phải nhảy nhót trên các mái nhà nữa ấy chứ...?!


Đâu, cãi nhau ở đâu đấy. Chẹp ..... Tôi rất thích cãi nhau . Không có ai để cãi nhau, cứ cãi nhau ông ổng trong đầu,dzống ông dì trong kiếm hiệp Kim dung đánh 2 tay với nhau, bùn wá
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 10th May 2024 - 11:20 PM