IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

2 Trang V  < 1 2  
Reply to this topicStart new topic
> Đồ ăn sống, một loại thức ăn Thực dưỡng, David Briscoe
justmevn
bài Apr 18 2011, 10:22 PM
Bài viết #11


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 840
Gia nhập vào: 5-September 09
Từ: Sài gòn
Thành viên thứ.: 4,720



Chương 1

Làm thế nào để xác định chế độ ăn tự nhiên của chúng ta


Câu hỏi đầu tiên chúng ta cần đặt ra trước khi đi sâu hơn, trước khi nói về thực phẩm tươi sống hay thực phẩm nấu, là câu hỏi sau: Các loại thực phẩm nào là dành riêng cho cơ thể người xét về mặt sinh học?

Câu hỏi này cũng có thể đặt ra theo một cách khác: Đâu là chế độ ăn tự nhiên của chúng ta với tư cách là con người?

Cách tiếp cận sinh học

Các nhà dinh dưỡng học sẽ xác định chế độ ăn của chúng ta theo các phép thử khác nhau, phân tích hóa học và nghiên cứu được thực hiện trong các phòng thí nghiệm, và rồi xác định thành phần chính xác các dưỡng chất mà chúng ta cần. Sau đó họ sẽ rút ra một công thức với bao nhiêu thiếc mà một người cần mỗi ngày, bao nhiêu canxi, và các thứ khác cũng thế. Cuối cùng một người đi theo cách tiếp cận sinh hóa về dưỡng chất này thành ra sẽ ăn uống tuân theo các biểu đồ. Họ ăn loại thực phẩm này để có canxi, thực phẩm kia để lấy sắt, họ cẩn thận canh chừng mình đưa vào lượng như thế này loại thực phẩm bổ sung đó, trong khi tiêu thụ các loại thuốc viên, thuốc bột khác để yên tâm là đã nhận được mọi thứ họ “cần”. Điều đó dẫn tới cái ý tưởng về “chế độ ăn cân bằng”, chế độ mà không một con vật nào trong tự nhiên đi theo.

Còn hơn thế nữa, các nhà nghiên cứu khác nhau không đồng thuận với nhau về số lượng chính xác các dưỡng chất cần có và lấy chúng từ đâu. Thành ra, dinh dưỡng trở nên quá phức tạp đến nỗi nó khiến cho tất cả mọi người phải tự hỏi, “Làm thế nào chúng ta biết phải ăn cái gì?” Như thể việc ăn, một hành động tự nhiên nhất, là một cái gì đó quá rắc rối mà chỉ một chuyên gia có bằng cấp nhất định mới có thể bảo cho chúng ta cách thực hiện, dựa trên nghiên cứu được thực hiện trong phòng thí nghiệm.

Cứ mỗi khi có ai đó nói với tôi “Dinh dưỡng thật quá phức tạp”, thì tôi trả lời, “Với các con vật hoang dã thì chúng đâu có thấy thế.” Tôi nhắc họ nhớ rằng các con thú hoang không nghĩ về dinh dưỡng là thứ gì đó phức tạp. Chúng đơn giản hóa vấn đề bằng cách chỉ ăn các thức ăn tươi sống, tự nhiên được thiết kế sẵn về mặt sinh học dành cho chúng.

Các cuộc thử nghiệm và phân tích trong phòng thí nghiệm sẽ không bao giờ có thể xác định được chính xác cái gì chúng ta nên ăn, bởi cách tiếp cận với dinh dưỡng như thế là một sự rời xa hoàn toàn với con đường tự nhiên. Điều mà các nhà vệ sinh tự nhiên trong quá khứ đã làm là thay vào đó sử dụng cách tiếp cận sinh học. Trong cách tiếp cận này, chúng ta gắng xác định vị trí của loài người trong tự nhiên ở lĩnh vực chế độ ăn. Chúng ta cố gắng xác định liệu chúng ta là loài ăn thịt, ăn cỏ, ăn tạp hay đơn giản là ăn hoa quả. Một khi chúng ta hình dung được bản chất chế độ ăn của mình, chuyện xác định các thực phẩm nào cấu thành nên nguồn nuôi dưỡng tốt nhất cho con người sẽ trở nên dễ dàng.

Cách tiếp cận hợp lý với dinh dưỡng, cách mà tôi tuân theo trong cuốn sách này, là như sau:

1) Trước tiên, xác định chế độ ăn tự nhiên của chúng ta: Các thực phẩm nào mà chúng ta được thiết kế ra để ăn về mặt sinh học?
2) Thứ hai, để tâm tới tất cả các yếu tố có thể xen vào con đường đi tới dinh dưỡng tối ưu. Đảm bảo ngủ đủ, tham gia các hoạt động thể chất, tránh các thói quen không lành mạnh (cà phê, ma túy, rượu, thuốc men, v.v…)
3) Thứ ba, ăn các loại thức ăn gần với tự nhiên hết mức có thể. Điều này có nghĩa là ăn các thực phẩm tươi sống, không chế biến, không điều vị, toàn phần.

Cách tiếp cận luận lý

Tác giả và nhà nghiên cứu Herbert Shelton mô tả cách mà người đi trước của mình, Tiến sĩ Densmore, đã gắng xác định chế độ ăn tự nhiên của chúng ta:

Trong những nỗ lực của mình để thiết lập, với sự thỏa mãn hoàn toàn của mình, chế độ ăn bình thường của con người, Tiến sĩ Emmet Densmore đã theo đuổi một loạt các lý lẽ mà chúng ta có thể xem xét để rút ra lợi ích. Trước tiên ông ấy để ý rằng động vật ở trạng thái tự nhiên của chúng sống dựa vào các thực phẩm được sản xuất tự phát bởi tự nhiên, mà không đòi hỏi phải có sự canh tác. Con người, trái lại, ông ấy ghi, sống dựa trên các thực phẩm được sản xuất bằng việc canh tác. Con người không sống nhờ vào các sản phẩm tự phát của tự nhiên, mà sống một cách nhân tạo.

Cái ý nghĩ sau đó đến với ông ấy là, nếu tự nhiên đã cung cấp thực phẩm tự nhiên cho tất cả các động vật thấp hơn con người, thì có lẽ Người cũng cung cấp một loại thực phẩm tiêu chuẩn cho họ. Ông giả thiết rằng tự nhiên đã sản xuất thức ăn thông thường đối với con người cũng như cỏ đối với loài ăn cỏ, hoặc như thịt đối với loài ăn thịt. Đây là một giả thiết chắc chắn không phải là không hợp lý, mà dựa trên các nguyên lý về tính thống nhất của tự nhiên. Nó dựa trên sự kiện rằng con người, cũng như loài sư tử hay loài hươu nai, đều là con của tự nhiên và rằng, giống như những con thú này, các nhu cầu của họ đều được tìm thấy trong tự nhiên. Nếu con người, giống như các động vật khác trong tự nhiên, được chỉ định cho một loại thức ăn nhất định, thì đâu là thức ăn đó hay loại thức ăn đó là gì? Cái gì, nói cách khác, là thức ăn thông thường của con người? Ông đã tìm kiếm các câu trả lời theo nhiều hướng. Các nhà khoa học đồng ý với nhau rằng quê hương khởi thủy của loài người là ở một nơi có khí hậu ấm áp, hoặc là ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Không có công cụ trong tay, cũng không có lửa, anh ta hẳn phải sống ở khu vực của trái đất nơi mà các sản phẩm tự sinh của tự nhiên có thể được anh ta kiếm được chỉ với các “công cụ” mà anh ta được trang bị về mặt lý sinh và có thể ăn mà không cần sự chuẩn bị nhân tạo.

“Nếu con người đầu tiên sống ở khí hậu ấm áp,” ông ấy lý luận, “và nếu giống như các động vật khác, anh ta sinh sống dựa vào các thực phẩm được sản xuất tự phát bởi tự nhiên, thì các thực phẩm này phải là những loại mọc hoang dã trong một khí hậu như thế, khá chắc chắn những loại thực phẩm đó giờ vẫn còn được sản xuất tự phát trong các vị trí đới khí hậu như vậy. Các khu rừng ở phía nam, như vẫn hay được biết đến, có dư thừa các loại trái ngọt và quả hạch (nut).”

Chỉ cần nhìn qua loạt các lý lẽ này cũng sẽ dẫn thẳng tới việc hoa trái của cây cối là thực đơn thông thường của con người.

Herbert Shelton, trong Tổng quan về Vệ sinh, tháng 7 năm 1971


Chúng ta hãy thêm vào khám phá thú vị này của Shelton sự kiện rằng các quả hạch (nut) chỉ sẵn có ở một giai đoạn trong năm trong các vùng khí hậu ấm áp. Và chúng sẵn có ở dưới dạng tươi sống chứ không ở dạng khô. Cũng thêm rằng, rau và các thực phẩm thực vật phong phú dư thừa suốt cả năm và chắc hẳn đã được tiêu thụ bởi loài người kể từ khi họ có mặt trên hành tinh này.

Chúng ta hãy xem xét sự kiện rằng, kể từ khởi đầu của nền nông nghiệp, con người đã canh tác – và ăn – các đồ ăn không nhất thiết được thiết kế ra cho con người ăn, đáng chú ý là các hạt cốc. Điều đó cũng có nghĩa rằng chúng ta đã dừng việc hái lượm các loại hoa trái hoang từng là phần lớn nhất tạo nên thực đơn của chúng ta (tức là, chúng ta đã ăn ít chúng đi). Bởi điều này, nếu bạn đi lang thang trong hầu hết các khu rừng nhiệt đới của thế giới, bạn sẽ ngạc nhiên mà thấy rằng ở đó làm sao lại có ít thức ăn để ăn như vậy!

Dù vậy, cũng có một số nơi, một sự phong phú vô cùng các loại hoa trái kỳ diệu nhất vẫn còn mọc hoang. Những nơi này là các khu rừng ở Đông Nam Á, nơi một số loại vượn lớn sinh sống. Khi các con vật thích một loại quả, hay bất cứ loại thức ăn tự nhiên nào khác, chúng ăn nó và mang các hạt giống đã nuốt vào trong bụng thải ra ở nơi khác, do vậy lan rộng các giống loài của loại quả chúng thích ăn. Vì thế mà chúng tạo ra, sau hàng trăm năm, môi trường thức ăn phù hợp nhất đối với chúng. Do sở thích vị giác của chúng ta vẫn còn rất gần với của chúng, nên chỉ ở duy nhất các khu vực nơi mà các động vật linh trưởng sinh sống chúng ta mới tìm thấy một sự dư thừa các loại hoa trái hoang (mà chúng ta) ăn được.


Đâu là vị trí của chúng ta trong tự nhiên?

Mọi đặc tính về giải phẫu, lý sinh và phôi thai học của con người rõ ràng đặt nó vào lớp động vật ăn hoa quả. Số lượng và cấu trúc của răng, độ dài và cấu trúc của đường tiêu hóa, vị trí của mắt, đặc tính của móng tay, chức năng của bộ da, tính chất của nước bọt, kích thước tương đối của lá gan, số lượng và vị trí của tuyến sữa, vị trí và cấu trúc của cơ quan sinh dục, tính chất của nhau thai và nhiều yếu tố khác, tất cả đều chỉ ra bằng chứng cho sự kiện rằng con người là một loài ăn hoa quả xét về mặt thể tạng.

Do không có loài nào chỉ đơn thuần ăn hoa quả, tất cả các loài ăn quả tự do ăn các loại lá xanh và các bộ phận khác của cây cối, nên con người có thể, cũng vậy, mà không hề vi phạm bản chất thể tạng của mình, ăn một phần cây xanh trong khẩu phần. Các bộ phận của cây cối sở hữu những lợi thế nhất định, như đã được chỉ ra trước đây, mà hoa quả thiếu hụt. Các cuộc thử nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng việc thêm rau xanh vào chế độ ăn hoa quả và quả hạch (nut) cải thiện được chế độ ăn đó.

Shelton, Orthotrophy


Tự nhiên không phải là vô trật tự. Khi chúng ta nhìn vào các loài vật khác nhau trong tự nhiên, chúng ta có thể thấy rằng mỗi loài trong số chúng được thiết kế để ăn một chế độ ăn nhất định – sinh sôi nảy nở với các thức ăn nhất định. Chế độ ăn của các con vật thường giới hạn chỉ trong một số ít thể loại thức ăn mà thôi. Và những thức ăn này là những thứ mà chúng được thiết kế để xử lý được tốt nhất.

Hãy nhìn một chút vào bộ răng của chúng ta. Điều được thừa nhận rộng rãi bởi các nhà sinh vật học là thể thức và hình dạng của bộ răng đóng một vai trò quan trọng to lớn khi phân loại các loài động vật. Thậm chí các động vật linh trưởng, mà chế độ ăn chủ yếu là hoa quả và rau xanh với một lượng nhỏ sản phẩm từ động vật, có bộ răng còn thích hợp hơn của chúng ta trong việc ăn thịt.

Nhưng hãy mở miệng của con chó hay con mèo nhà bạn và để ý tới những chiếc răng nanh dài của chúng. Chúng có dạng hình nón và sắc nhọn. Những chiếc răng nanh này có thể khóa vào nhau, ở mỗi bên của miệng. Giờ hãy nhìn vào răng nanh của chính bạn. Chúng khó có thể nói là đủ sắc để cắn vào một quả táo! Ngay cả khi bạn thử cắn chính ngón tay mình với những chiếc răng nanh này, tôi đảm bảo rằng bạn sẽ không thể tự làm đứt tay và chảy máu mình. Giờ, đừng để con chó của bạn làm điều đó với bạn nhé!

Hàm răng của bạn có thể thực hiện các chuyển động hai bên (trái và phải), là kiểu chuyển động có ích cho việc nhai hoa quả và rau. Nhưng con mèo nhà bạn thì không thể di chuyển hàm dưới của nó sang bên phải. Hàm răng của nó hoạt động tuyệt vời khi cắn vào thịt, xé thịt ra và nuốt trọn. Còn răng của chúng ta hoạt động tuyệt vời khi nhai trái cây và rau.

Các loài ăn thịt có các axit dịch vị dạ dày mạnh mẽ đến mức chúng có thể tiêu hóa cả xương. Chúng nuốt thịt mà thậm chí còn không thèm nhai, rồi tiêu hóa nó. Các dịch vị axit dạ dày của bản thân chúng ta thì lại rất yếu nếu đem so sánh. Nếu bạn không nhai chỉ một hạt hạnh nhân nhỏ hay một hạt hướng dương, điều gì sẽ xảy ra? Bạn biết chuyện gì sẽ xảy ra rồi đấy. Nó đi thẳng qua (vào sao ra vậy – ND), mà không được tiêu hóa một chút nào hết.

Chỉ cần nhìn vào đôi bàn tay bạn mà xem. Đôi bàn tay đó được dành cho việc nắm và bóc vỏ quả. Các loài ăn thịt và ăn cỏ chỉ có thể sử dụng miệng của chúng để ăn. Ngay cả các loài ăn tạp như lợn/heo, mà nhà sinh học hiện đại của chúng ta muốn phân cùng loại với con người, cũng nuốt toàn bộ hoa quả - với vỏ và mọi thứ. Chúng không có tay cần đến để bóc vỏ một quả cam. Nhưng bây giờ hãy nhìn vào các động vật linh trưởng – thật kỳ diệu khi xem chúng ăn bởi lẽ chúng quá giống với chúng ta. Chúng có tay với 5 ngón, giống như chúng ta, và sử dụng chúng để nắm và bóc vỏ quả. Chúng sẽ bóc chuối và cam y hệt chúng ta. Các con tinh tinh thậm chí sẽ sử dụng một hòn đá để làm vỡ toác các quả hạnh (nut). Đây là một trong hàng tá các quan sát mà chúng ta có thể thực hiện để phân biệt các loại động vật khác nhau trên trái đất và thử tìm xem vị trí mà con người vừa khớp.

Các nhà sinh vật hiện đại muốn tin rằng con người là loài ăn tạp, giống như lợn. Thế có nghĩa là, chúng ta được cho là có thể ăn mọi thứ: hoa quả, rau, thịt, cá, hạt, cỏ - bất kể thứ gì. Tuy nhiên, đó không phải là điều mà các nhà lý sinh vĩ đại của thế kỷ vừa qua đã khám phá ra. Các nhà lý sinh đã phân loại con người là loài ăn hoa quả. Loài ăn hoa quả là gì? Một loài ăn quả đơn giản là một động vật ăn hầu hết là quả và rau xanh, giống như các động vật linh trưởng.

Chế độ ăn của các loài linh trưởng

Chúng ta hãy nhìn kỹ hơn chế độ ăn của các loài linh trưởng.

Gorilla – Các con gorilla núi chủ yếu ăn lá xanh (95%), một phần là vì chúng không tìm thấy nhiều các thứ khác trong điều kiện tự nhiên quanh mình. Chúng thi thoảng ăn hoa quả khi vào mùa. Theo Tiến sĩ George Schaller, một nhà nghiên cứu rất nghiêm túc và một nhà linh trưởng học trong lĩnh vực này, và Dian Fossey, một nhà linh trưởng học vĩ đại khác, chúng không ăn bất cứ sản phẩm động vật nào. Trong các cuộc thử nghiệm được tiến hành tại vườn thú San Diego, các con gorilla được cho chọn lựa những hoa quả và lá xanh. Các kết quả rất thú vị. Các con gorilla trong thử nghiệm thành ra chỉ ăn quả trong quãng thời gian 3 tháng của cuộc thử nghiệm.

Tinh tinh (Chimpanzee) – Các con tinh tinh ăn hầu hết là hoa quả, một số lá xanh, quả hạnh và thỉnh thoảng ăn thịt. Sản phẩm từ động vật chiếm nhỏ hơn 5% thực đơn của chúng.

Đười ươi (Orangutan) – Các con đười ươi ăn hầu hết là hoa quả, một số lá xanh, và một số quả hạnh. Khi hoa quả hiếm hay không sẵn có, chúng ăn nhiều lá xanh và một số côn trùng. Các sản phẩm từ động vật chiếm một lượng nhỏ trong chế độ ăn của chúng. Các con vật này thích ăn một số lượng phong phú các loại quả ngon ngọt, chẳng hạn như chôm chôm, trái sung dại và mít. Chúng đặc biệt thích ăn sầu riêng.

Tinh tinh lùn (Bonobo) – Các con tinh tinh lùn là loại động vật gần gũi nhất với con người. Chúng giống một cách kỳ lạ với chúng ta trong nhiều khía cạnh. Tinh tinh lùn giờ được nhìn nhận như một động vật riêng biệt so với loài tinh tinh. Trong khi tinh tinh có thể là một loài có bản chất hiếu chiến, thì tinh tinh lùn lại điềm đạm hơn và giải tỏa các xung đột một cách khác hẳn (có thể kể ra là bằng việc giao hoan!). Chế độ ăn của chúng cũng gần với chế độ ăn lý tưởng của chúng ta: các con tinh tinh lùn ăn hầu hết là hoa quả cùng với một loại thực vật nhất định tương tự với mía đường, cũng như các loại lá xanh phong phú khác nhau, các mầm non và chồi. Chúng xem ra không ăn một chút quả hạch nào. Chúng ăn một số côn trùng, có thể là cá nhỏ và các động vật nhỏ, nhưng chúng không được mục kích thấy đi săn giống như các con tinh tinh. Các sản phẩm từ động vật có mặt ít hơn 1% trong khẩu phần ăn của chúng.

Rõ ràng chúng ta có những sự tương đồng với chúng, vì thế chế độ ăn tự nhiên của chúng ta cũng nên có những sự tương đồng, nhưng chúng ta không giống một cách chính xác với chúng, vì thế chế độ ăn của chúng ta không thể rập khuôn y hệt của chúng. Để ý rằng khi các con tinh tinh ăn thịt, chúng có thể dồn đuổi con vật đó với tay không và ăn nó tươi sống ngay khi vừa giết. Ai trong số các độc giả của tôi có thể làm y như thế?

Làm thế nào để học từ các con vật

Cách tìm ra chế độ ăn lý tưởng
Mosséri trích dẫn một nhà vệ sinh khác:

Trong những năm tôi ở Trung Mỹ và ở Cuba, tôi đã có cơ hội quan sát phản ứng của các con khỉ khi được đưa cho một loại thức ăn mà chúng chưa từng ăn trước đây. Một cách bản năng, chúng sử dụng ba giác quan để biết liệu thức ăn đó có độc hay không.

. Thị giác
. Khứu giác
. Vị giác

Trước tiên chúng chăm chú nhìn vào thức ăn mới đó. Nếu nó qua được cuộc kiểm tra đầu tiên của thị giác này, chúng tiếp tục cuộc kiểm nghiệm với khứu giác sắc bén của chúng. Chúng đưa mũi lại gần loại thức ăn mới này và ngửi thật kỹ lưỡng. Nếu chúng thấy nó có một mùi dễ chịu, nó sẽ qua được phần kiểm tra này. Cuối cùng, chúng liếm thức ăn đó và nếm một miếng nhỏ. Nếu thích vị của thức ăn đó, chúng bắt đầu ăn nó một cách cẩn trọng.

Trong toàn bộ quá trình này, con vật xử sự theo Luật phổ quát của Khoa ăn uống; đó là, chúng thấy loại thức ăn mới là:

. Dễ chịu/thú vị với việc nhìn
. Dễ chịu/thú vị với việc ngửi
. Dễ chịu/thú vị với việc nếm

Khi nó được ăn vào:

. Trong trạng thái tươi sống
. Không có sự kết hợp (không ăn nhiều loại một lúc – ND)
. Không điều vị (thêm thắt các vị khác – ND)

Luật này được biết tới với tất cả các con vật, những kẻ tuân theo nó… tất cả chỉ trừ con người.

Theofilio de la Torre
Như được trích dẫn bởi Mosseri trong cuốn La Nourriture Idéale – Dinh dưỡng lý tưởng


Với mô tả này của de la Torre, một nhà vệ sinh tự nhiên của thế kỷ 19, chúng ta hãy bổ sung thêm rằng qua tiến trình văn minh hóa, loài người chúng ta đã đánh mất đi nhiều phần bản năng của mình. Chúng ta không thể dựa hoàn toàn vào nó một cách hoàn toàn (sai lầm của “chế độ ăn theo bản năng”). Tất cả mọi người, hơn hoặc kém, đều có một bản năng thui chột. Vì lý do này, nhiều tác giả đã quan sát trẻ con để có thể có những đầu mối về những gì sẽ là chế độ ăn của chúng ta.

Bản năng của trẻ con

T.C Fry thích dựa vào bản năng nguyên sơ của trẻ con để xác định chế độ ăn tự nhiên của chúng ta hơn. Ông ấy hình dung ra một chiếc bàn chất tất cả các loại thức ăn: hoa quả, rau, những con thỏ còn sống, cá, quả hạch, hạt nhỏ, v.v… và hỏi: một đứa bé sẽ chọn cái gì? Đây là cách đã dẫn ông ấy tới việc tin rằng chế độ ăn tự nhiên của chúng ta là một chế độ hoa quả, bởi vì một đứa bé sẽ ưu tiên chọn hoa quả so với tất cả các thức ăn tươi sống, tự nhiên khác.

Tiến sĩ Shelton, trong bài viết mà tôi đã trích dẫn ở phần mở đầu, cũng mô tả cách Tiến sĩ Densmore, một nhà nghiên cứu ở thế kỷ trước, đi đến các minh chứng xa hơn rằng hoa quả và quả hạch là các thức ăn tự nhiên của con người.

Ông ta tiếp đó ghi rằng các thức ăn này không cần phụ gia nào, chất làm ngọt, điều vị hay các sự sửa soạn nào, để khêu gợi các giác quan về mùi và vị của con người. “Nếu các món ăn được bày ra trước một bữa tiệc,” ông ta nói, “những thức mà đã được chuẩn bị bởi các đầu bếp thành thục nhất, và là sản phẩm của những sáng chế và sửa soạn tinh tế nhất, được đặt bên cạnh một phần thức ăn gồm hoa quả ngọt và quả hạch như được tạo ra bởi tự nhiên, không thêm thắt hay thay đổi gì, mọi đứa bé và hầu hết đàn ông và đàn bà sẽ xem hoa quả và quả hạch khá ngang bằng nếu không nói là hơn hẳn về mặt tuyệt diệu của vị so với hầu hết các món ăn tìm tòi ra (recherché – nguyên bản tiếng Pháp - ND).

Chúng ta cũng hãy thêm vào rằng rau xanh tạo thành một phần quan trọng của chế độ ăn và cũng thu hút trong trạng thái tự nhiên của chúng, mặc dù không nhiều được như hoa quả.

Việc xác định chế độ ăn tự nhiên với phương pháp này là một vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, chúng ta có thể dựa vào các quan sát về sinh học của chúng ta và các hiểu biết được tích lũy trong suốt hai trăm năm qua của các nhà vệ sinh học để tuyên bố rằng chế độ ăn lý tưởng của chúng ta phải chính yếu, nếu không nói là hoàn toàn, tạo nên từ trái cây và rau tươi, với các lượng nhỏ quả hạch (nut) và hạt nhỏ (seed). Một bàn luận về các thức ăn khác có thể đứng thích hợp ở đâu trong chế độ ăn này sẽ được nói tới trong cuốn sách này.

Nhắc lại lần nữa, cách tiếp cận hợp lý với vấn đề dinh dưỡng, cách mà tôi đi theo trong cuốn sách này, là cách sau đây:

1) Trước tiên, xác định chế độ ăn tự nhiên của chúng ta: Các thực phẩm nào mà chúng ta được thiết kế ra để ăn về mặt sinh học?
2) Thứ hai, để tâm tới tất cả các yếu tố có thể xen vào con đường đi tới dinh dưỡng tối ưu. Đảm bảo ngủ đủ, tham gia các hoạt động thể chất, tránh các thói quen độc hại (uống cà phê, dùng ma túy, tiêu dùng rượu, các loại thuốc men, v.v…)
3) Thứ ba, ăn các loại thức ăn gần với tự nhiên hết mức có thể. Điều này có nghĩa là ăn các thực phẩm tươi sống, không chế biến, không điều vị, toàn phần.


--------------------
There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
justmevn
bài Apr 18 2011, 10:30 PM
Bài viết #12


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 840
Gia nhập vào: 5-September 09
Từ: Sài gòn
Thành viên thứ.: 4,720



Chương 2

Chất béo


Nhu cầu về chất béo của chúng ta

Chất béo vẫn luôn là một đối tượng trong các bàn luận về chế độ ăn. Chất béo tốt cho bạn? Hay là xấu? Chúng ta có nên ăn một chế độ ít béo, hay chỉ sử dụng các “chất béo tốt”? Tôi sẽ đưa ra cho bạn một số chỉ dẫn về việc tiêu thụ chất béo trong chương này, do đây là một trong những khái niệm quan trọng nhất phải hiểu biết để có thể thành công với chế độ ăn tươi sống (hay bất cứ chế độ ăn nào, về vấn đề này).

Trước tiên, phải hiểu rằng cơ thể của bạn không cần các thực phẩm béo để có thể tích trữ mỡ cho cơ thể. Nó có thể tạo ra mỡ của chính nó từ các thực phẩm không có chất béo mà bạn tiêu thụ. Một chế độ ăn tự nhiên bao gồm hoa quả và rau, với một ít quả hạch và hạt nhỏ hoặc trái bơ (lê tàu), là đủ để cung cấp các axit béo thiết yếu.

Tất cả các thực phẩm thực vật không tinh chế, bao gồm hoa quả và rau, có chứa một tỉ lệ phần trăm chất béo nhất định, đủ để đáp ứng nhu cầu của bạn. Thậm chí rau xanh cũng có chứa các axit béo thiết yếu. Ngay cả hoa quả cũng vậy, có chứa một lượng nhỏ chất béo. Thêm một lượng nhỏ trái bơ và quả hạch và hạt nhỏ sẽ đảm bảo cung cấp tất cả các axit béo thiết yếu mà bạn cần. Hoàn toàn không cần phải thêm dầu ăn vào thực đơn, do nó là một dạng chất béo có cấu trúc đã bị đứt gãy và quá đậm đặc.

Do bởi cấu trúc phức tạp của chúng, các thực phẩm béo là những loại thức ăn khó tiêu hóa nhất. Người ta đã chỉ ra rằng chỉ một giọt dầu cũng làm chậm quá trình tiêu hóa tới 2 tiếng đồng hồ.

Người ta chỉ ra rằng việc tiêu thụ quá nhiều chất béo, từ các nguồn động vật hay thực vật, góp phần gây ra các vấn đề về sức khỏe sau đây:

- Tiểu đường
- Nhiễm nấm Candida
- Mệt mỏi kinh niên
- Thiếu năng lượng
- Hạ đường huyết
- Và nhiều nữa

Điểm cần phải hiểu ở đây là quá nhiều chất béo, ngay cả từ các nguồn tự nhiên như trái bơ, các loại quả hạch và hạt nhỏ, sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe. Lý do chính tại sao nhiều người ăn chế độ tươi sống lại thất bại là ở chỗ họ thành ra ăn một chế độ ăn rất nhiều chất béo mà thậm chí còn không nhận ra điều đó, hoặc do nghĩ rằng nó thực sự là một điều tốt bởi họ ăn những “chất béo tốt”.

Các nguyên nhân mà người ta thành ra lại ăn nhiều chất béo khi theo chế độ ăn tươi sống thật dễ hiểu.

1) Chúng ta quen với việc ăn các thức ăn đậm đặc. Chế độ ăn tiêu chuẩn của người Mỹ xét về calorie có tới 45% là chất béo, trong khi hầu hết các tổ chức về sức khỏe khuyến nghị một lượng chất béo đưa vào thấp hơn 25%. Ngay cả những người ăn chay (vegetarian) và thuần chay (vegan) cũng ăn một chế độ ăn có mức chất béo cao.

2) Chất béo là nguồn calorie đậm đặc. Chúng ta quen với việc ăn các thực phẩm đậm đặc chẳng hạn như mì sợi, dầu ăn, bơ, bánh mì, v.v. Ở chế ăn tươi sống, về thực tế thì không có một thực phẩm đậm đặc nào khác ngoài các thực phẩm béo. Do vậy, người ta thường thấy bản thân bù đắp cho sự thiếu năng lượng đưa vào của mình bằng việc ăn các thực phẩm béo đậm đặc.

3) Thay thế duy nhất cho chất béo là hoa quả. Trong một chế độ thực phẩm tươi sống, về cơ bản có hai loại thức ăn cung cấp calorie (năng lượng): hoa quả và chất béo. Rau củ thì cung cấp calorie quá thấp nên không thể tồn tại được nếu chỉ ăn rau. Để có được 2000 calorie, là vừa vặn đủ để đáp ứng nhu cầu của hầu hết mọi người, bạn sẽ cần phải ăn 20 bắp rau diếp cuộn! Với chế độ ăn tươi sống, bạn không ăn các thực phẩm tinh bột (bánh mì, mì sợi, v.v.), là các nguồn chính yếu đường phức trong chế độ ăn tiêu chuẩn bình thường. Vì thế cách thay thế duy nhất để có đủ calorie ngoài việc ăn quá nhiều chất béo chỉ có cách là ăn nhiều hoa quả.

4) Chúng ta không ăn đủ lượng hoa quả. Vấn đề thật dễ hiểu khi bạn nhận ra cần bao nhiêu hoa quả để thực sự cho bạn đủ năng lượng hoạt động trong ngày. Một quả chuối sẽ cung cấp từ 100 tới 140 calorie, tùy thuộc vào kích cỡ. Vì thế nếu bạn cần 2000 calorie, bạn sẽ cần phải từ 15 đến 20 quả chuối một ngày để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của bạn. Do người ta không ăn đủ lượng hoa quả và không học cách để ăn cho đủ, cuối cùng họ đi tới việc bù đắp bằng cách ăn nhiều thêm các thực phẩm béo đậm đặc, chẳng hạn trái bơ, sầu riêng, dầu ăn, quả hạch và các hạt nhỏ.

Bạn phải lấy năng lượng (nhiên liệu) từ một nơi nào đó. Chất béo là một nguồn cung cấp calorie đậm đặc, nhưng nó cũng lấy mất rất nhiều năng lượng để tiêu hóa. Chúng ta cũng biết rằng ăn vào quá nhiều chất béo sẽ dẫn tới một số vấn đề về sức khỏe. Trái lại, hoa quả lại dễ tiêu hóa, cung cấp năng lượng nhanh chóng, và là loại thức ăn tạo kiềm. Tiến sĩ Doug Graham nói thẳng thắn:

Chế độ SAD (Standard American Diet – Chế độ ăn tiêu chuẩn của người Mỹ) xét trung bình, chứa khoảng 42% chất béo. Nhiều người theo chế độ ăn này ăn vượt quá 50%, thậm chí là 60%, tổng lượng calorie của mình dưới dạng chất béo. Họ đã học được cách thỏa mãn sự ngon miệng của mình bằng chất béo. Tuy nhiên đây không phải là điều mà cơ thể lý sinh của chúng ta được thiết kế dựa vào để sinh trưởng. Một chế độ ăn chiếm phần lớn các carbohydrate đơn giản tìm thấy trong hoa quả đáp ứng gần gũi hơn với các nhu cầu lý sinh của chúng ta. Nhưng khi đi theo con đường thực phẩm tươi sống, hầu hết mọi người vẫn tiếp tục tiêu thụ một chế độ ăn nhiều béo. Khi họ ăn nhiều rau hơn, họ thấy đói hơn và thậm chí ăn nhiều béo hơn nữa để thỏa mãn bản thân. Sự thiếu hụt carbohydrate đơn giản càng dồn lại với hầu hết mọi bữa ăn.

Khi những người theo chế độ tươi sống trong tương lai đi chệch khỏi con đường tươi sống của mình, hầu như họ sẽ luôn thấy mình ăn các loại carbohydrate phức nấu chín. Cho tới khi nào họ học được cách tiêu thụ một lượng cao các hoa quả ngọt để thỏa mãn nhu cầu về carbohydrate của mình thì họ mới không thất bại trong các nỗ lực với chế độ tươi sống để có được sức khỏe của mình.

Thực đơn tươi sống nhiều béo là một công thức dành cho thất bại, cả về sức khỏe và về việc giữ vững chế độ ăn tươi sống toàn phần. Việc sử dụng thực đơn nhiều hoa quả là phương pháp lý tưởng, hợp logic và lành mạnh để đạt được một chế độ ăn ít béo, nhiều carbohydrate mà mọi nhà thực hành về vấn đề sức khỏe trên hành tinh này khuyến nghị.

Tiến sĩ Doug Graham


Mắc nghiện chất béo?

Chúng ta có thể thấy rằng hầu hết những người ăn thực phẩm tươi sống bị lôi kéo tới việc ăn quá lượng thực phẩm béo như quả hạch và các hạt nhỏ bởi lẽ họ không ăn đủ hoa quả để đáp ứng các nhu cầu về năng lượng của họ, và bởi vì họ đã quen với việc ăn các bữa ăn béo, nấu nướng, nặng nề khó tiêu. Họ có thể sẽ có các vấn đề về “thải độc” không bao giờ chấm dứt (xem Chương 7). Họ cảm thấy mệt mỏi mọi lúc và đổ lỗi cho việc thải độc. Tới một điểm nào đó, họ sẽ được thuyết phục rằng các thực phẩm chức năng sẽ sửa chữa được vấn đề này. Vậy liệu họ có thực sự lớn mạnh?

Tại sao không nhìn trung thực vào chế độ ăn của họ? Một số người ăn 5 trái bơ một ngày. Chỉ một trái bơ thường cũng nặng 300 gram (phần thịt quả), có nghĩa là 1500 gram thịt trái bơ. Với 18% chất béo, thế có nghĩa là 279 gram chất béo, tương đương với hơn một tách (cup) dầu ăn. Hậu quả sẽ ra sao nếu bạn ngồi xuống bàn ăn và uống 16 muỗng canh (hay 48 muỗng trà) dầu ăn?

Bao nhiêu chất béo là tốt nhất?

Đông đảo các tổ chức về sức khỏe trên thế giới – những tổ chức đã tồn tại từ lâu, không phải chỉ những tổ chức khuyến khích các mốt thời thượng mới nhất – khuyến nghị lượng chất béo đưa vào dưới 25%. Họ khuyến nghị mức đó là bởi hầu hết mọi người ăn trên 45% tổng lượng calorie của mình dưới dạng chất béo. Cắt giảm một nửa lượng chất béo đưa vào đã là một vấn đề lớn đối với hầu hết mọi người rồi, vì thế mà họ đi đến với con số 25%.

Tuy vậy, hầu hết các chuyên gia tiến bộ về sức khỏe, những người đã hoạt động lâu trong nghề và vẫn đang khuyến khích đề cử cùng một chương trình năm này sang năm khác, khuyến nghị lượng chất béo đưa vào tầm chừng 15% hoặc ít hơn. Tiến sĩ Graham, một người đứng đầu của phong trào thực phẩm tươi sống đóng đô ở Florida, khuyến nghị 10% hoặc ít hơn.

Điều này phù hợp với nghiên cứu mới nhất được thực hiện trên một số lượng lớn người, chẳng hạn như dự án China Study – Nghiên cứu Trung Hoa. Nghiên cứu Trung Hoa là một chương trình nghiên cứu về dinh dưỡng rộng lớn nhất từng được thực hiện (xin xem cuốn sách cùng tên). Kết luận của nó là chế độ ăn thực vật, ít béo là chế độ ăn tốt nhất. Tổng lượng calorie tới từ chất béo trong chế độ ăn như thế nhỏ hơn 15%.

Những loài linh trưởng tất cả đều ăn một chế độ ăn ít béo. Nghiên cứu gần đây cũng chỉ rằng các tổ tiên của chúng ta cũng ăn một chế độ ăn ít béo.

Bạn tiêu thụ bao nhiêu chất béo?

Chúng ta biết rằng những người ăn theo chế độ SAD tiêu thụ trên 45% tổng lượng calorie của họ từ chất béo. Nhưng nghiên cứu được thực hiện trên những người ăn theo chế độ tươi sống cũng chỉ ra rằng hầu hết người ta lấy trên 65% lượng calorie của họ từ chất béo! Một số thậm chí còn đạt tới con số 80%! Vậy còn có bất cứ thắc mắc nào không về việc tại sao người ta lại gặp phải quá nhiều vấn đề với chế độ ăn này?

Nếu bạn muốn tìm ra bao nhiêu chất béo mà bạn thực sự tiêu thụ, bạn nên phân tích thực đơn của mình với một công cụ chính xác. Tôi đảm bảo rằng bạn sẽ thấy rằng lượng chất béo đưa vào của mình cao hơn nhiều so với hình dung của bạn.

Để tìm xem bao nhiêu chất béo bạn đã ăn, hãy tới trang www.fitday.com. Tạo một tài khoản (miễn phí), và sau đó nhập vào cơ sở dữ liệu của họ các thức ăn mà bạn đã ăn ngày hôm qua, lấy ví dụ như thế. Đừng quên đề cập tới tất cả các loại dầu có thể có trong nước rưới salad, và các dạng chất béo “giấu mình” khác. Tôi đảm bảo rằng hầu hết các độc giả của tôi sẽ ngạc nhiên khi họ thấy rằng chế độ ăn “ít béo” của họ thực ra lại là khá nhiều chất béo!

Cũng phải đề cập tới việc những công cụ như công cụ này không thể chính xác hoàn toàn, do giá trị calorie của các sản phẩm thay đổi tùy thuộc theo kích thước, mức độ chín (của hoa quả), chất lượng, v.v. Tuy nhiên, nó cho bạn một phân tích cơ bản đủ dùng cho mục đích của chúng ta.

Trong thực hành

Trừ phi bạn dị ứng với chúng, tôi không khuyến nghị bạn tránh dùng trái bơ và các quả hạch. Bạn có thể ăn chúng thường xuyên mà vẫn có lợi ích. Các chỉ dẫn sau sẽ giúp cho bạn:

Lý tưởng là giới hạn lượng tiêu thụ chất béo của bạn xuống dưới 15% lượng calorie. Trong thực hành, điều đó có nghĩa là:

. Ăn đủ hoa quả để đáp ứng các nhu cầu về calorie của bạn (có nghĩa là rất nhiều, theo các tiêu chuẩn của hầu hết mọi người!)
. Tránh dùng dầu ăn (bao gồm cả dầu olive, dầu hạt lanh, bơ dừa, v.v.)
. Ăn không nhiều hơn một nửa trái bơ một ngày
. Ăn không nhiều hơn hai ounce (60 gram) quả hạch hoặc hạt nhỏ một ngày. Thay thế vào đó, bạn có thể dùng hai hoặc bốn muỗng canh (tablespoon) bơ quả hạch tươi.
. Ăn trái bơ hoặc quả hạch vào các ngày riêng biệt
. Chỉ ăn đồ béo một lần trong một ngày
. Đừng ngày nào trong tuần cũng ăn thức béo

Một số chỉ dẫn thêm

. Tránh dùng kết hợp quả ngọt với chất béo. Nếu bạn chỉ ăn một quả táo, nó sẽ được tiêu hóa khá nhanh và sớm rời khỏi dạ dày. Nhưng ăn một trái bơ vào cùng lúc đó thì việc tiêu hóa sẽ bị kéo dài ra. Quả ngọt đó sẽ có thời gian để lên men và tạo ra axit. Điều tương tự xảy ra khi bạn trộn quả hạch với quả sấy khô – một sự kết hợp tồi tệ sẽ dẫn tới thối rữa và lên men, trừ phi nó được tiêu thụ với lượng rất nhỏ, chẳng hạn như khi bạn ăn 5 quả hạnh nhân với 5 trái chà là khô.
. Bạn có thể tránh ăn chất béo hoàn toàn trong nhiều tuần vào những khi thời tiết nóng bức, khi cơ thể đòi hỏi những thức ăn giàu nước, chẳng hạn cà chua, dưa chuột/dưa leo, các loại dưa (melon: bao gồm cả các loại bầu bí), đào, v.v


--------------------
There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
justmevn
bài Apr 22 2011, 01:21 PM
Bài viết #13


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 840
Gia nhập vào: 5-September 09
Từ: Sài gòn
Thành viên thứ.: 4,720



Chương 3
Protein


Mọi người đều biết rằng chúng ta cần có một lượng protein nhất định để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, như một kết quả của tuyên truyền, nhiều người xem việc tiêu thụ hàng ngày các thực phẩm giàu protein như thịt và các sản phẩm từ sữa là rất có ích lợi.

Nỗi sợ lớn nhất của người mới ăn chay hay ăn thực phẩm tươi sống là sợ thiếu protein. Những người ăn chay thay thế protein từ thịt bằng đậu phụ/đậu hũ, phó mát, các loại đậu đỗ và các sản phẩm thay thế thịt, trong khi những người ăn tươi sống thích ăn các quả hạch và hạt nhỏ hơn (mà thực ra lại chứa nhiều chất béo hơn là protein).

Quan điểm của các chuyên gia về vấn đề nhu cầu protein hàng ngày của chúng ta biến thiên đáng ngạc nhiên – từ 25 cho tới 200 gram một ngày! Con số trung bình là một gram cho mỗi kg thể trọng.

Cá nhân tôi nghĩ rằng thật không chính xác khi đánh giá nhu cầu protein của chúng ta bằng thể trọng hay số gram tiêu thụ. Sẽ chính xác hơn nếu đánh giá nó theo thành phần phần trăm tổng lượng calorie.

Thế thì, câu hỏi là, chúng ta cần bao nhiêu protein?

Hầu hết mọi người tin rằng chúng ra cần ăn thật nhiều protein để duy trì được sức khỏe. Ít nhất, họ nghĩ rằng những người ăn chay nên ăn các thực phẩm chứa protein đậm đặc như các loại đậu đỗ, đậu phụ/đậu hũ, và tương tự. Khái niệm này, rằng protein là dưỡng chất khó tìm đối với một người ăn chay, thật khác xa với sự thật.

Đây là thực tế: cho tới khi nào bạn còn ăn đủ lượng calorie, thì gần như là không thể có chuyện thiếu hụt protein, ngay cả với một chế độ ăn rất giới hạn.
Lấy ví dụ, giai đoạn nào trong tuổi đời của con người mà trong đó chúng ta đòi hỏi nhiều protein nhất do bởi tốc độ tăng trưởng nhanh đến không ngờ của mình? Đó là thời thơ ấu, đúng không nào? Và thành phần protein của sữa mẹ, loại thức ăn duy nhất mà một đứa bé nên tiêu thụ khi nó cần protein nhất cho sự tăng trưởng của bản thân là gì? Chỉ có 6%.

Thế đấy. Tự nhiên ấn định rằng con người không cần nhiều hơn 6% tổng lượng calorie từ protein, ngay cả trong các giai đoạn tăng trưởng cường độ cao nhất của họ.
Với điều đã được nói ở trên, chúng ta hãy nhìn xem thành phần protein của một số thực phẩm tươi sống.

Thành phần protein của hoa quả

Chuối: 4%
Đu đủ: 7%
Đào: 7%
Trái bơ (lê tàu): 9%
Dưa hấu: 7%

Thành phần protein trung bình của hoa quả: 5%

Thành phần protein của rau

Cà chua: 17%
Dưa chuột/dưa leo: 21%
Rau diếp cuộn: 59%
Cần tây: 25%

Thành phần protein trung bình của rau: 20%

Thành phần protein của quả hạch và hạt nhỏ:

Hạnh nhân: 15%
Bơ mè/vừng (tahini): 12%
Hạt hướng dương: 15%
Hạt bí ngô: 17%

Thành phần protein trung bình của quả hạch và hạt nhỏ: 15%

- Thành phần protein trung bình của chế độ ăn tươi sống ít béo: 7-8%
- Thành phần protein trung bình của sữa người: 6%


Một số người sống với lượng rất nhỏ protein

Trong một chuyến thám hiểm sâu trong khu vực New Guinea, các nhà nghiên cứu Hipsley và Clements của Sidney đã phát hiện ra một bộ lạc thổ dân sống ở vùng núi thuộc đỉnh Hagen mà chế độ ăn bao gồm chủ yếu là các thực vật nhất định, 80% đến 90% chế độ ăn của họ là khoai lang. Phần còn lại bao gồm hầu hết là các chồi non, mía đường, rau xanh, chuối, lõi dừa và nhiều loại quả hạch… Dân số ở đây, bao gồm cả trẻ em và thiếu niên, rõ ràng là có sức khỏe rất tốt, trong khi vẫn làm công việc thể chất nặng nhọc.

Giáo sư H.A.P Oomen… đã khám phá ra rằng lượng tiêu thụ protein hàng ngày của họ là 9,92 gram (dựa vào sự kiện là khoai lang chỉ chứa khoảng 0,5 tới 1,5% là protein). Trong khi đó họ thải ra trong phân khoảng nhiều hơn 15 lần lượng protein họ đưa vào qua chế độ ăn của mình, khoảng giữa 1,4 và 2 kg khoai lang một ngày. Kết luận logic là protein được tổng hợp trong cơ thể theo một tiến trình chưa được biết đến.

Albert Mosséri
La Nourriture Idéal – Dinh dưỡng lý tưởng


Có các nền văn hóa khác ở đó người ta sống với chế độ ăn dựa trên củ và nhận được một lượng trung bình nhỏ hơn 5% tổng lượng calorie từ protein, trong khi vẫn duy trì được sức khỏe tuyệt vời. Tổ chức Sức khỏe thế giới (WHO) chứng minh rằng, xem xét tới sự kiện rằng cơ thể người sử dụng lại hầu hết protein của nó cho nhu cầu của chính nó, 5% là thừa đủ. Tuy nhiên, hầu hết những người ăn chay vẫn sợ sệt việc không có đủ protein. Ngay khi họ cảm thấy thiếu năng lượng, họ liền tự nghĩ, “Có thể nào là thiếu protein hay không?”

Bạn lấy protein ở đâu?

Như chúng ta đã thấy, có vô số protein ở trong các thực phẩm tươi sống. Ngay như hoa quả cũng chứa ít nhất là 5% tổng lượng calorie của chúng là protein. Chỉ cần bạn ăn đủ để đáp ứng nhu cầu calorie của mình (chúng ta sẽ bàn luận điều này nhiều hơn ở phần sau của cuốn sách này), và bạn ăn một lượng phong phú các loại thức ăn, thì hoàn toàn không cần phải sợ thiếu bất cứ protein nào.

Một chế độ tươi sống gồm hoa quả và rau xanh, ngay cả nếu nó không bao gồm nhiều quả hạch và hạt nhỏ, cũng cung cấp khoảng 7-10% là protein một ngày. Như thế là còn nhiều hơn so với lượng mà WHO nói là an toàn. Và còn nhiều protein hơn lượng có trong sữa mẹ nữa.

Bất chấp các sự kiện này, nhiều tác giả lại khuyến nghị ăn quá nhiều protein. Quá nhiều protein thực ra không lành mạnh gì, cũng giống như quá nhiều chất béo vậy.

Về chủ đề này còn có nhiều điều có thể nói đến và trong chương này tôi chỉ mới cho bạn một tổng quan mà thôi. Thông tin thêm về protein sẽ có trong khóa dạy của tôi How to End Confusion About Nutrition – Làm thế nào để chấm dứt sự mù mờ về dinh dưỡng, hiện có trên www.fredericpatenaude.com/starterkit.html


--------------------
There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
justmevn
bài Apr 22 2011, 08:49 PM
Bài viết #14


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 840
Gia nhập vào: 5-September 09
Từ: Sài gòn
Thành viên thứ.: 4,720



Chương 4
Quả hạch và hạt nhỏ


Chế độ ăn của các loài linh trưởng, hay Làm thế nào để biết phải ăn cái gì

Các tác giả đầu tiên viết về việc ăn thực phẩm tươi sống và phép Vệ sinh Tự nhiên đã cố gắng tìm ra đâu là chế độ ăn lý tưởng của loài người. Để tìm được lời giải cho câu đố này, họ đã nghiên cứu chế độ ăn của các loài linh trưởng, được khoa học tuyên bố là “các họ hàng gần gũi nhất” của chúng ta, từ đó hy vọng tìm kiếm trong chế độ của các tạo vật lông lá này thực đơn thích hợp nhất cho con người mong rằng sẽ tương hợp với các luật tắc của Tự nhiên (với chữ cái T in hoa!).

Nhưng xét tới sự kiện là các loài vượn lớn đang ngày càng hiếm thấy, và chi phí cùng những khó khăn của việc đi lại là rất cao, việc tới thăm chúng ở sâu trong rừng là một giải pháp không thực tiễn. Thay vào đó, họ đã khảo sát một số ít nghiên cứu trong vườn thú có vào lúc đó.

Đâu đó trong những cuốn sách này, ai đó đã nói rằng các loài linh trưởng sống nhờ vào hoa quả, rau, quả hạch và các hạt nhỏ. Lời xác nhận này không làm những nhà ăn tươi sống đó của chúng ta ngạc nhiên. Chẳng phải những loại thức ăn này dễ chịu nhất với khẩu vị khi được ăn ở trạng thái tươi sống hay sao? Tất cả những loại thức ăn còn lại (hạt cốc, các sản phẩm từ sữa, thịt, v.v.) phải được điều vị và nấu nướng lên mới thích hợp để ăn. Trái lại, hoa quả, rau, quả hạch và các hạt nhỏ có thể ăn ngon lành mà không cần bất cứ chất điều vị hay việc nấu nướng nào.

Sử dụng lý luận này, những người ăn chay, các nhà vệ sinh tự nhiên và những người ăn tươi sống trước đây đã tuyên bố ở mọi nơi rằng hoa quả, rau, quả hạch và hạt nhỏ, được tiêu thụ ở trạng thái tươi sống của chúng, làm nên chế độ ăn tự nhiên của con người.

Nhưng kể từ đó nhiều thứ đã thay đổi làm rối bức tranh. Chúng ta đã học được rằng các con gorilla ăn hầu hết là lá xanh, hầu như không ăn hoa quả, quả hạch hay các hạt nhỏ. Các con đười ươi, trái lại, lại ăn hầu hết là hoa quả, rất ít quả hạch và một ít lá xanh. Và rồi còn có những con tinh tinh lùn ăn 80% là hoa quả và hầu như không ăn quả hạch và các hạt nhỏ.

Các vấn đề từ việc tiêu thụ thừa lượng quả hạch

Một số tác giả đã bắt đầu đặt câu hỏi với giá trị của các quả hạch trong chế độ ăn tươi sống. Họ làm điều này không phải với lý do khoa học, nhưng là sau khi để ý thấy các vấn đề mà việc ăn quá nhiều quả hạch đem lại, trên bản thân họ và những bệnh nhân của họ.

Nhưng vẫn luôn có những người thích ăn nhiều quả hạch, đặc biệt bởi chúng là những thức ăn giàu protein duy nhất trong chế độ ăn chay tươi sống. Do bởi việc thiếu hụt protein làm chúng ta lo sợ, chúng ta làm yên lòng mình bằng việc tiêu thụ các quả hạch hàng ngày, không nhận ra rằng các quả hạch thậm chí không đậm đặc về protein; chúng đậm đặc chất béo thì đúng hơn.

Herbert Shelton và các nhà ăn thực phẩm tươi sống khác khuyến nghị khoảng 100 tới 120 gram quả hạch một ngày, như thế là khoảng một vốc đầy hạnh nhân (chừng 50-70 hạt). Điều này sẽ mang lại việc tiêu thụ chất béo tổng trong ngày tới khoảng 50-60% tổng lượng calorie. Thế là quá nhiều so với điều được khuyến nghị. Thêm vào đó chỉ ít người là có khả năng tiêu hóa được lượng quả hạch này mỗi ngày. Nhà vệ sinh tự nhiên người Pháp, Albert Mosséri, đã viết:

Tôi đã quan sát thấy các vấn đề không đếm xuể và thậm chí những nạn tai nghiêm trọng khi đi theo việc tiêu thụ các quả hạch kiểu đó: các vấn đề về gan, rối loạn da liễu, chóng mặt, mệt mỏi, giảm năng lực tiêu hóa, nhiễm trùng đường tiểu, đi tiểu ra mủ, khai khắm và tiểu nhiều, giảm thị lực, cận thị, nhạy cảm với cái lạnh, nhạy cảm với tắm nắng và ánh sáng, đầu óc mù mờ, thường đầy hơi, v.v. Tôi hiểu ra ngay lập tức, rằng Shelton, với tất cả sự thiên tài và với tất cả sự yêu mến và kính trọng mà tôi dành cho ông nhiều năm, đã phạm phải trong vấn đề này một lỗi lầm nghiêm trọng.

La Nourriture Idéale – Dinh dưỡng lý tưởng


Tuân theo những chỉ dẫn được đưa ra ở chương 2 thì có thể ăn quả hạch mà không rơi vào những vấn đề này.

Trong tự nhiên

Những người ăn thực phẩm tươi sống thích nói về cái gì là tự nhiên với lại cái gì không phải. Thế thì đâu là vị trí của quả hạch trong chế độ ăn tự nhiên của con người? Điều đầu tiên mà tôi nhận ra khi nghĩ lại là quả hạch là một loại thức ăn có theo mùa. Chúng không phải tươi cả năm, mà chỉ hai hoặc ba tháng trong năm. Rồi tôi thấy rằng có một sự khác nhau lớn giữa quả hạch tươi và quả hạch khô. Các quả hạch khô đã mất lượng nước tự nhiên của chúng và làm bạn no hơn bởi độ đậm đặc chất béo và protein của chúng là cao hơn. Nhưng có tự nhiên hay không khi ăn các quả hạch theo kiểu này?

Khi tôi ở Tây Ban Nha tôi đã có cơ may được thưởng thức hạnh nhân tươi hái thẳng từ trên cây xuống. Đúng là một bữa tiệc cực kỳ thỏa mãn – giòn, mịn, và vẫn còn nước, nhưng với một lượng béo nhất định. Tôi đã nghĩ, “Ôi trời, đây mới là cách chúng ta nên ăn quả hạch.” Đem so sánh, những quả hạch chúng ta tìm thấy ở các cửa hàng thức phẩm dành cho sức khỏe đã được làm khô (thường là ở nhiệt độ cao), đông lạnh tại các kho của nhà phân phối, rồi được lưu trữ nhiều tháng liền. Chúng không còn tươi gì nữa.

Những người thích so sánh chúng ta với các động vật ăn hoa quả khác sẽ thấy thú vị khi nghiên cứu chế độ ăn của các loài vượn. Hầu hết chúng sống chủ yếu dựa trên hoa quả và lá xanh, ăn quả hạch khi chúng vào mùa trong một ít tháng trong năm. Các con gorilla không ăn bất cứ quả hạch nào và là loài mạnh nhất trong tất cả. Các con đười ươi hiếm khi ăn quả hạch, và chỉ khi có thể tìm thấy chúng. Tinh tinh lùn hiếm hoi mới ăn quả hạch.

Nhu cầu của trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai

Trẻ em đang lớn có những nhu cầu khác so với người trưởng thành. Các khuyến nghị của tôi là như sau: bạn có thể bao gồm một số quả hạch vào chế độ ăn của trẻ, trước tiên là dưới dạng các loại sữa quả hạch. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi nên bú sữa mẹ. Điều này đặc biệt quan trọng trong sáu tháng đầu. Các loại sữa từ quả hạch không có đủ canxi và không thể thay thế cho sữa mẹ. Nếu vì một vài lý do nào đó mà người mẹ không để cho bú, đứa bé nên được cho uống sữa động vật, tốt hơn cả là sữa dê, lý tưởng là sữa tươi.

Trẻ nhỏ có thể dùng một chút quả hạch ngay khi chúng có thể nhai tốt. Chúng cũng có thể được cho ăn các loại bơ quả hạch tươi. Điều cũng quan trọng nữa là trẻ em được cho ăn đủ lượng hoa quả để đáp ứng nhu cầu năng lượng của chúng, và đủ lượng rau lá xanh mỗi ngày để đảm bảo chúng có được tất cả những khoáng chất cần thiết.

Các loại rau lá xanh chứa một lượng dồi dào các khoáng chất. Trẻ nhỏ nên dùng các loại sinh tố xanh (xem phụ lục), salad, và salad xay nhuyễn.

Sẽ có ích lợi khi ăn quả hạch với số lượng nhỏ, tùy thuộc vào mỗi người. Lượng tối đa nên ở khoảng 1-2 ounce (30-60 gram), khoảng 15-30 quả hạnh nhân nhỏ. Những vận động viên và người có thể chất khỏe mạnh có thể ăn nhiều hơn một chút. Cuối cùng thì bạn sẽ có thể tự điều chỉnh chuyện này thôi. Chúng ta không cần phải ăn quả hạch và các hạt nhỏ mỗi ngày. Ăn trái bơ và quả hạch vào những ngày khác biệt thì tốt hơn.

SÁCH ĐẶC BIỆT TẶNG THÊM: Nếu bạn tới trang www.rawsecretsbook.com và nhấn chuột vào “Free Book Bonuses”, tôi sẽ trao cho bạn các thông tin thêm về cách cho trẻ nhỏ ăn với chế độ thực phẩm tươi sống, cũng như một cuộc phỏng vấn rất thú vị với một bà mẹ đã nuôi lớn những đứa con cực kỳ khỏe mạnh với chế độ ăn tươi sống, và hé lộ tất cả những bí mật của cô ấy. (trang này không còn hoạt động, chuyển sang http://fredericpatenaude.com - ND)


--------------------
There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
justmevn
bài Apr 24 2011, 07:06 PM
Bài viết #15


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 840
Gia nhập vào: 5-September 09
Từ: Sài gòn
Thành viên thứ.: 4,720



Chương 5 sẽ nói về vấn đề sức khỏe răng miệng


--------------------
There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
evelynn197
bài Mar 12 2012, 10:35 PM
Bài viết #16


Newbie
*

Nhóm: Members
Bài viết: 6
Gia nhập vào: 17-May 11
Từ: tp HCM
Thành viên thứ.: 93,796



Bằng chứng sống về raw food: cụ bà 70 tuổi trẻ như gái 30
http://vnexpress.net/gl/doi-song/cau-chuye...ung-nhu-gai-30/

Bản thân mình từ ngày thêm thêm rau trái sống vào khẩu phần, giảm bớt lượng tinh bột thì thấy sức khỏe tốt lên rõ rệt. Trước đó mình ăn nhiều rau xanh và củ quả, nhưng toàn là đồ nấu chín, không dám đụng đến một thứ trái cây nào luôn, vì sợ Âm.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

2 Trang V  < 1 2
Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 08:04 PM