IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

3 Trang V  < 1 2 3 >  
Reply to this topicStart new topic
> Bệnh viêm gan, Bệnh viêm gan
Luong Trung Hung
bài Nov 21 2009, 08:30 PM
Bài viết #11


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 587
Gia nhập vào: 16-June 07
Từ: 16 York St, Emu Plains NSW 2750 Australia
Thành viên thứ.: 32



QUOTE(duongsinh2008 @ Nov 21 2009, 04:58 PM) *
Ý kiến của bạn mình sẽ tiếp thu.
Hôm qua mình mới lên chùa Long Hương, các Thầy trên chùa cho mình uống thêm thang thuốc gan gồm:
-Tả diệp 10g uống trong 5 ngày ( xổ độc )
- Thuốc uống 1 tháng gồm : Cây ô rô 50g, mần chầu 30g, chó đẻ 20g và bồ công anh 10g. Uống mỗi ngày, nước đầu sắc còn 8 phân uống trước 6h sáng, nước còn lại nấu thành 1/2lit uống cả ngày.
Mình áp dụng thang thứ 2 trước vì thuốc xổ độc chưa có điều kiện uống do mình phải đi làm. Hôm nay uống ngày đầu tiên, thấy ăn ngon hơn mấy hôm trước, không biết có phải tác dụng của thuốc hay không.
Mình định uống thêm PHSL nhưng không biết cùng 1 lúc uống nhiều thứ quá nên uống thế nào, vì mình còn đang sử dụng Bimine 1 , khoảng hơn 1 tháng nửa mới hết 1 đợt 3 tháng.
Mình có ăn thêm rau và trái cây, cố gắng học hỏi các tiền bối trong diễn đàn, theo dõi phân, nước tiểu mỗi ngày để điều chỉnh, mình kiên quyết sẽ theo TD.
Cám ơn sự chia sẻ của bạn và các Cô Bác trên diễn đàn!


Theo tôi biết thì thuốc xổ Phan Tả Diệp chỉ là loại thuốc xổ, mà thuốc xổ thì làm cho ruột co thắt để tất cả các thức ăn chưa tiêu hóa hay đang tiêu hóa bị ruột ngưng hấp thụ và chính các nhu động ruột này làm cho tất cả các thức ăn này bị đi tiêu ra ngoài. Khi ta ăn trúng các loại khuẩn như dịch tả hay các loại khuẩn có hại với lượng lớn thì cơ thể cũng sẽ tiêu chảy y như uống thuốc Phan Tả Diệp.
Ngày xưa các vị thầy Đông Y tài giỏi cũng có ý hướng dùng thuốc xổ với mục đích là xua đuổi hàng trăm ngàn loại khuẩn cộng sinh trong đường ruột vì nghỉ rằng làm như vậy để tạo điều kiện cho các loại khuẩn tốt sinh sôi nẩy nở sau này.......thế nhưng thực tế dùng thuốc xổ có nhiều cái "lợi bất cập hại" như :
1) Nếu bệnh nhân quá yếu, thuốc xổ làm cho họ.....đi luôn (nghĩa là tử vong; một đi không trở lại).
2) Chưa chắc đã đẩy được khuẩn xấu ra khỏi cơ thể (vì khuẩn xấu sống dai và bám chặc thành ruột; chưa kể là ngay sau đó, khuẩn xấu sẽ sinh sôi nẩy nở trở lại rất nhanh và rất nhiều!)
3) Chưa chắc tạo được khuẩn tốt, vì khuẩn tốt rất yếu; và sau khi đẩy bằng thuốc xổ thì họ lại không cho dùng tiếp loại khuẩn tốt với lượng lớn áp đảo (một ít khuẩn tốt có trong miso, nhưng không đủ).
Vì những kinh nghiệm "lợi bất cập hại" nên ngay cả các vị thầy Đông Y tài giỏi cũng rất ít khi dùng thuốc xổ; và chỉ dùng trong những trường hợp rất là đặc biệt ví dụ như đã dùng hết tất cả các phương thuốc mà không hiệu quả thì họ dùng thuốc xổ như biện pháp cuối cùng cầu may!

Ngày hôm nay, với sự tiến bộ vượt bực và dưới ánh sáng khoa học, với các phương pháp có kiểm chứng, thí nghiệm, theo dõi, thống kê.......thì người ta dùng viên nang 25 tỷ vi khuẩn (Alive Probiotic) hay các loại viên khác có cùng công dụng thì thấy là điều mong muốn để đẩy vi khuẩn xấu bằng vi khuẩn tốt có hiệu quả : tất cả các bệnh nhiễm trùng đường ruột trước đây [kể cả tiêu chảy thông thường hay tiêu chảy cấp tính (dịch tả) ] Bác sĩ thường hay dùng trụ, kháng sinh, hóa chất.....để tiêu diệt vi trùng với mong muốn làm ngưng tiêu chảy.....thì hôm nay các Bác sĩ giỏi (có cập nhật kiến thức) chỉ cần dùng viên nang 25 tỷ vi khuẩn hay các loại tương tự thì sẽ đạt ngay điều mong muốn, cùng lúc tránh được các di hại do trụ, kháng sinh, hóa chất......
Đây chính là việc làm 1 công 2 việc (hay 1 mũi tên bắn được 2 chim) : đuổi được vi khuẩn xấu cùng lúc có ngay số lượng lớn và nhiều vi khuẩn tốt thay thế ngay trong ruột.

Theo ý kiến cá nhân của tôi thì hôm nay mà dùng Phan Tả Diệp hay Tả Diệp là .......lợi bất cập hại; và ngay cả nếu không dùng viên nang 25 tỷ vi khuẩn thì nếu bạn kiên trì dùng miso (loại tốt) với lượng lớn hơn bình thường vẫn sẽ đạt được kết quả tốt hơn rất nhiều sau một thời gian mà vẫn không lo ngại những bất lợi do thuốc xổ gây nên như tổn thương thành ruột, xáo trộn tiêu hóa, đảo lộn biến dưỡng.......cản trở tiến trình lành bệnh của bạn.

Về thuốc bổ gan mà bạn đang dùng tôi không biết đích xác những ưu và khuyết điểm của nó vì chưa được kiểm chứng, theo dõi, thí nghiệm, thống kê........trong khi thuốc PHSL đã có (kiểm chứng, theo dõi, thống kê...); hơn nữa PHSL được nghiên cứu và sáng chế bởi một nhóm Bác Sĩ Đông Y của viện Đại Học Y Khoa Thượng Hải (Trung Quốc) và sau đó là viện Đại Học Sydney, Úc (phân khoa Đông Y); sau khi thí nghiệm thành công lại được Bộ Y Tế của Úc chấp thuận với số đăng ký AUSTL 131577. Thuốc PHSL đã có mặt từ những năm trước năm 1930 tại Trung Quốc, sau đó khi qua đến Úc thì phải kiểm soát dưới các nguyên tắc sản xuất nghiêm nhặt GMP (Good Manufacturing Practice), trên mỗi hộp thuốc phải kê khai thành phần của từng loại dược thảo với phân lượng bằng miligram......qua nhiều lần cải biên và hiện nay thuốc PHSL là sản phẩm thuộc Thế Hệ Thứ Ba (3rd Generation)........nó đã có mặt trên thị trường hàng thế kỷ ! Được nhiều triệu người sử dụng có kết quả !

Tôi chỉ ghi lại ý kiến cá nhân, còn quyết định là của chính bạn. Tôi chỉ khuyên bạn là không nên dùng quá nhiều thuốc cùng lúc.......bạn nên hỏi thêm nhiều ý kiến khác nhau......nhưng đừng áp dụng cùng lúc các ý kiến này......mà chính bạn cân nhắc từng ý kiến một......và sau đó tự mình ghi chép ra từng ưu, khuyết điểm của từng ý kiến.......vì trong nhân gian, người ta thường nói : "nhiều thầy, thúi ma"

Go to the top of the page
 
+Quote Post
duongsinh2008
bài Nov 22 2009, 12:53 AM
Bài viết #12


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 89
Gia nhập vào: 10-October 09
Thành viên thứ.: 5,336



QUOTE(Luong Trung Hung @ Nov 21 2009, 08:30 PM) *
Theo tôi biết thì thuốc xổ Phan Tả Diệp chỉ là loại thuốc xổ, mà thuốc xổ thì làm cho ruột co thắt để tất cả các thức ăn chưa tiêu hóa hay đang tiêu hóa bị ruột ngưng hấp thụ và chính các nhu động ruột này làm cho tất cả các thức ăn này bị đi tiêu ra ngoài. Khi ta ăn trúng các loại khuẩn như dịch tả hay các loại khuẩn có hại với lượng lớn thì cơ thể cũng sẽ tiêu chảy y như uống thuốc Phan Tả Diệp.
Ngày xưa các vị thầy Đông Y tài giỏi cũng có ý hướng dùng thuốc xổ với mục đích là xua đuổi hàng trăm ngàn loại khuẩn cộng sinh trong đường ruột vì nghỉ rằng làm như vậy để tạo điều kiện cho các loại khuẩn tốt sinh sôi nẩy nở sau này.......thế nhưng thực tế dùng thuốc xổ có nhiều cái "lợi bất cập hại" như :
1) Nếu bệnh nhân quá yếu, thuốc xổ làm cho họ.....đi luôn (nghĩa là tử vong; một đi không trở lại).
2) Chưa chắc đã đẩy được khuẩn xấu ra khỏi cơ thể (vì khuẩn xấu sống dai và bám chặc thành ruột; chưa kể là ngay sau đó, khuẩn xấu sẽ sinh sôi nẩy nở trở lại rất nhanh và rất nhiều!)
3) Chưa chắc tạo được khuẩn tốt, vì khuẩn tốt rất yếu; và sau khi đẩy bằng thuốc xổ thì họ lại không cho dùng tiếp loại khuẩn tốt với lượng lớn áp đảo (một ít khuẩn tốt có trong miso, nhưng không đủ).
Vì những kinh nghiệm "lợi bất cập hại" nên ngay cả các vị thầy Đông Y tài giỏi cũng rất ít khi dùng thuốc xổ; và chỉ dùng trong những trường hợp rất là đặc biệt ví dụ như đã dùng hết tất cả các phương thuốc mà không hiệu quả thì họ dùng thuốc xổ như biện pháp cuối cùng cầu may!

Ngày hôm nay, với sự tiến bộ vượt bực và dưới ánh sáng khoa học, với các phương pháp có kiểm chứng, thí nghiệm, theo dõi, thống kê.......thì người ta dùng viên nang 25 tỷ vi khuẩn (Alive Probiotic) hay các loại viên khác có cùng công dụng thì thấy là điều mong muốn để đẩy vi khuẩn xấu bằng vi khuẩn tốt có hiệu quả : tất cả các bệnh nhiễm trùng đường ruột trước đây [kể cả tiêu chảy thông thường hay tiêu chảy cấp tính (dịch tả) ] Bác sĩ thường hay dùng trụ, kháng sinh, hóa chất.....để tiêu diệt vi trùng với mong muốn làm ngưng tiêu chảy.....thì hôm nay các Bác sĩ giỏi (có cập nhật kiến thức) chỉ cần dùng viên nang 25 tỷ vi khuẩn hay các loại tương tự thì sẽ đạt ngay điều mong muốn, cùng lúc tránh được các di hại do trụ, kháng sinh, hóa chất......
Đây chính là việc làm 1 công 2 việc (hay 1 mũi tên bắn được 2 chim) : đuổi được vi khuẩn xấu cùng lúc có ngay số lượng lớn và nhiều vi khuẩn tốt thay thế ngay trong ruột.

Theo ý kiến cá nhân của tôi thì hôm nay mà dùng Phan Tả Diệp hay Tả Diệp là .......lợi bất cập hại; và ngay cả nếu không dùng viên nang 25 tỷ vi khuẩn thì nếu bạn kiên trì dùng miso (loại tốt) với lượng lớn hơn bình thường vẫn sẽ đạt được kết quả tốt hơn rất nhiều sau một thời gian mà vẫn không lo ngại những bất lợi do thuốc xổ gây nên như tổn thương thành ruột, xáo trộn tiêu hóa, đảo lộn biến dưỡng.......cản trở tiến trình lành bệnh của bạn.

Về thuốc bổ gan mà bạn đang dùng tôi không biết đích xác những ưu và khuyết điểm của nó vì chưa được kiểm chứng, theo dõi, thí nghiệm, thống kê........trong khi thuốc PHSL đã có (kiểm chứng, theo dõi, thống kê...); hơn nữa PHSL được nghiên cứu và sáng chế bởi một nhóm Bác Sĩ Đông Y của viện Đại Học Y Khoa Thượng Hải (Trung Quốc) và sau đó là viện Đại Học Sydney, Úc (phân khoa Đông Y); sau khi thí nghiệm thành công lại được Bộ Y Tế của Úc chấp thuận với số đăng ký AUSTL 131577. Thuốc PHSL đã có mặt từ những năm trước năm 1930 tại Trung Quốc, sau đó khi qua đến Úc thì phải kiểm soát dưới các nguyên tắc sản xuất nghiêm nhặt GMP (Good Manufacturing Practice), trên mỗi hộp thuốc phải kê khai thành phần của từng loại dược thảo với phân lượng bằng miligram......qua nhiều lần cải biên và hiện nay thuốc PHSL là sản phẩm thuộc Thế Hệ Thứ Ba (3rd Generation)........nó đã có mặt trên thị trường hàng thế kỷ ! Được nhiều triệu người sử dụng có kết quả !

Tôi chỉ ghi lại ý kiến cá nhân, còn quyết định là của chính bạn. Tôi chỉ khuyên bạn là không nên dùng quá nhiều thuốc cùng lúc.......bạn nên hỏi thêm nhiều ý kiến khác nhau......nhưng đừng áp dụng cùng lúc các ý kiến này......mà chính bạn cân nhắc từng ý kiến một......và sau đó tự mình ghi chép ra từng ưu, khuyết điểm của từng ý kiến.......vì trong nhân gian, người ta thường nói : "nhiều thầy, thúi ma"

Cháu rất cám ơn Bác Hưng đã phân tích rất cặn kẽ giúp cháu.
Cháu có tìm trên mạng vài thông tin về các thứ thuốc Thầy cho cháu:
1. Phan Tả Diệp
PHAN TẢ DIỆP
http://www.baophuyen.com.vn/portals/0/quan.../PHANTADIEP.HTM
( Folium Sennae)

Phan tả diệp là lá phơi hay sấy khô của cây Phan tả diệp lá hẹp Cassia Angustifolia Vahl hay cây Phan tả diệp lá nhọn Cassia Acutifolia đều thuộc họ Vang ( Cassalpiniaceae), được dùng làm thuốc từ thế kỷ 9 tại các nước Ả rập, đến thời kỳ cận đại mới truyền vào Trung quốc, có ghi trong sách Trung quốc Dược học đại tự điển, xuất bản năm 1935 cây Phan tả diệp mọc hoang và được trồng tại các nước nhiệt đới châu Phi, Aán độ ( Tây bắc và nam), vùng Ai cập và dọc lưu vực sông nil, Ở Trung quốc có đem giống về trồng ở đảo Vân nam. Ở nước ta chưa phát hiện cây này nên còn phải nhập của nước ngoài.

Tính vị qui kinh:

Phan tả diệp, vị ngọt đắng, tính hàn, qui kinh Đại tràng.

Theo các sách thuốc cổ:

* Sách Aåm phiến tân tham: đắng mát.
* Sách Dược điển của nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa (xb 1985): vị ngọt đắng, tính hàn, qui kinh Đại tràng.

Thành phần chủ yếu:

Sennoside A,B và C,D; rhein; chrysophanol, chrysophanic acid, loe-emodin, emodin glucoside.

Tác dụng dược lý:

A.Theo Y học cổ truyền:

Phan tả diệp có tác dụng tả hạ thanh nhiệt. Chủ trị các chứng thực tích, tiện bí, làm sạch đường ruột trước phẫu thuật.

Trích đoạn Y văn cổ:

* Sách Aåm phiến tân tham: "tả nhiệt lợi trường phủ, thông đại tiện".
* Sách Hiện đại thực dụng Trung dược: " Phan tả diệp dùng ít, vị đắng có tác dụng kiện vị, giúp cho tiêu hóa. Uống liều lượng thích hợp tác dụng xổ nhẹ, muốn xổ mạnh uống 4 - 6g thuốc ngâm kiệt sau mấy giờ có hiệu quả".

B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

Thành phần thuốc xổ là thuốc antraglucoside ( Anthraquinone glycoside) mà chủ yếu là sennoside. Ngoài ra, nước ngâm kiệt của thuốc có tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da. Dùng liều cao tẩy mạn phân lỏng đau bụng, nếu liều cao nữa, có thể gây đau bụng dữ dội, nôn mửa trong 3 - 4 giờ. Tác dụng kéo dài 1 - 2 ngày, sau đó không bị táo lại.

Ứng dụng lâm sàng:

1.Trị tắt ruột: Khoa ngoại Bệnh viện trực thuộc Y học viện Quí dương dùng Phan tả diệp trị 106 ca tắt ruột ( 83 ca đơn thuần, 23 ca nghẽn nhẹ). Cách trị: trước hết truyền dịch rồi dùng ống xông bao tử hạ áp hút dịch vị cùng thức ăn trong bao tử, bơm vào nước thuốc Phan tả diệp. Liều người lớn 15 - 30g, sau khi uống thuốc 2 - 4giờ thụt ruột. Kết quả thành công không cần phẫu thuật, số tắt ruột nghẽn sớm dùng phẫu thuật là chỉ định ( Thông báo Trung tây y kết hợp trị đau bụng cấp 1976,2:38).

2.Trị viêm tụy cấp, viêm túi mật, sỏi túi mật và xuất huyết tiêu hóa: Mỗi lần uống 4 viên nang nhựa ( mỗi viên có 0,25g thuốc sống) ngày uống 3 lần, trong 24 giờ nếu chưa đại tiện cho uống thêm 1 lần. Trị viêm tụy cấp 100 ca trong đó 49 ca có phối hợp viêm túi mật, sỏi mật, giun chui ống mật, kết quả toàn bộ đều khỏi, các tiêu chuẩn kiểm tra được cải thiện rõ tốt hơn nhóm trị bằng thuốc tây. Trị viêm túi mật, sỏi mật tái phát 20 ca, ngoài truyền dịch ra chỉ uống Phan tả diệp đều không khống chế được triệu chứng lâm sàng. Đau bụng giảm đau 4 ± 1,6 ngày. Trị xuất huyết dạ dày tá tràng 346 ca, đều có nôn máu hoặc phân đen. Chỉ dùng Phan tả diệp uống ( tùy tình hình cụ thể truyền dịch hoặc máu), có kết quả 94,2%, số ngày cầm máu trung bình: 2,680 ± 0,12 ngày. ( Kim nghiệp Thành và cộng sự, Tạp chí Trung y 1986, 11:56).

3.Trị táo bón: Mỗi ngày dùng Phan tả diệp khô 3 - 6g, nặng có thể dùng 10g, dùng nước sôi hãm uống. Theo dõi 137 ca kết quả 95,1% đối với các loại táo bón đều có kết quả ( bao gồm người cao tuổi, cao huyết áp, sau sanh, sau phẫu thuật.) ( Nhâm Nghĩa, Tờ Trung dược thông báo 1987,7:51).

* Phan tả diệp 6g, Chỉ thực 6g, Hậu phác 9g, sắc uống. Trị táo bón do nhiệt tích.
* Phan tả diệp 4 - 6g, Đại hoàng 9g, Trần bì 4g, Hoàng liên 3g, Đinh hương, Sinh khương đều 3g, sắc uống. Trị táo do thực tích.

4.Giúp chức năng ruột hồi phục nhanh sau phẫu thuật: dùng Phan tả diệp 4g, hãm nước sôi uống. Theo dõi 276 ca kết quả tốt. Thường uống 1 liều trong vòng 24 giờ trung tiện và tiểu được, đạt 95,6% ( Vương thời Vận, Báo Thầy thuốc nông thôn Trung quốc 1988,1:36).

5.Trị rối loạn tiêu hóa bụng đầy: Phan tả diệp 2g, Binh lang, Đại hoàng đều 3g, Sơn tra 10g, sắc uống.

6.Dùng thay thụt ruột trước khi mổ vùng hậu môn: chiều hôm trước phẫu thuật nhịn ăn, 3 giờ chiều hãm nước sôi Phan tả diệp 10g uống, kết quả đạt 98% ( Thôi ngọc Trân, Học báo Trung y học viện Liêu ninh 1984, tr 71).

Liều lượng thường dùng:

* Dùng Nhuận tràng: 1,5 - 3g, tẩy xổ 5 -10g hãm nước sôi uống, thuốc thang cho vào sau.
* Chú ý: người cơ thể yếu, phụ nữ có thai, thờ kỳ kinh nguyệt, đang cho con bú, dùng thận trọng. Dùng quá liều có thể gây đau bụng, buồn nôn, nôn.

Go to the top of the page
 
+Quote Post
duongsinh2008
bài Nov 22 2009, 12:59 AM
Bài viết #13


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 89
Gia nhập vào: 10-October 09
Thành viên thứ.: 5,336



Cỏ mần chầu ( mần trầu )
http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/suckh...5795/index.html
Cỏ mần trầu thanh nhiệt, mát gan

Cỏ mần trầu hay còn gọi là thanh tâm thảo, có họ Lúa, dễ nhầm với cỏ chân vịt. Cỏ mần trầu có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, giải độc, hạ sốt, mát gan, lợi tiểu, ra mồ hôi, kích thích tiêu hoá, đun nước gội đầu ngăn rụng tóc và sạch gàu.

Chữa bệnh tăng huyết áp: Cỏ mần trầu cả cây 500g, rửa sạch, băm nhỏ, giã nát. Thêm vào 1 bát nước đun sôi để nguội, bóp, lọc lấy nước cốt.

Thêm ít đường cho dễ uống. Uống trong ngày, chia làm 2 lần sáng - tối (trước khi đi ngủ).

Chữa sốt cao, co giật, hôn mê: Cỏ mần trầu tươi 120g, sắc với 600ml nước sạch, còn lại 400ml. Uống làm nhiều lần trong 12 giờ.

Chữa phong nhiệt, ghẻ lở, mẩn ngứa: Cỏ mần trầu tươi giã nát, vắt lấy nước cốt uống.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
duongsinh2008
bài Nov 22 2009, 01:04 AM
Bài viết #14


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 89
Gia nhập vào: 10-October 09
Thành viên thứ.: 5,336



Cây chó đẻ
http://www.suckhoe360.com/Song-khoe/Nhung-...de-rang-cua.php
Tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ răng cưa
In E-mail
17/01/2007

Cây chó đẻ
Cây chó đẻ
Ảnh: Ucdavis.com
Loại cây này còn có tên là diệp hạ châu, cam kiềm, kiềm vườn, diệp hòe thái, lão nha châu, trân châu thảo..., tên khoa học là Phyllanthus. Từ xưa, người dân của nhiều nước trên thế giới đã sử dụng nó trong việc trị nhiều bệnh như viêm gan, vàng da, lậu, lở loét, sỏi mật, cảm cúm, thống phong...


Theo các nghiên cứu hiện đại, cây diệp hạ châu chứa một số enzyme và hoạt chất có tác dụng chữa viêm gan như phyllanthine, hypophyllanthine, alkaloids và flavonoids... Một nghiên cứu cho thấy, 50% yếu tố lây truyền của virus viêm gan B trong máu đã mất đi sau 30 ngày sử dụng loại cây này (với liều 900 mg/ngày). Trong thời gian nghiên cứu, không có bất kỳ sự tương tác nào giữa diệp hạ châu với các thuốc khác.


Theo một nghiên cứu tiến hành năm 1995, cây thuốc này có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp tâm thu ở người không bị tiểu đường và giảm đáng kể đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.


Từ 2.000 năm nay, y học cổ truyền của nhiều dân tộc đã sử dụng diệp hạ châu chữa vàng da, lậu, tiểu đường, u xơ tuyến tiền liệt, hen, sốt, khối u, đau đớn kéo dài, táo bón, viêm phế quản, ho, viêm âm đạo, khó tiêu, viêm đại tràng... Nó còn được đắp tại chỗ chữa các bệnh ngoài da như lở loét, sưng nề, ngứa ngáy...


Người Peru tin rằng diệp hạ châu có tác dụng kích thích bài tiết nước mật, tăng cường chức năng gan và dùng nó để điều trị sỏi mật, sỏi thận. Họ xé vụn cây thuốc, đun sôi (như cách sắc thuốc của Việt Nam), cho thêm chút nước chanh, chia uống 4 lần trong ngày. Nó cũng được dùng chữa viêm bàng quang, vàng da phù, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh. Người Brazil, Haiti cũng dùng cây thuốc này để chữa các bệnh tương tự.


Tại các vùng khác ở Nam Mỹ, diệp hạ châu được sử dụng rộng rãi để trị viêm gan B, viêm túi mật, thận, thống phong, sốt rét, thương hàn, cúm, cảm lạnh, kiết lỵ, đau dạ dày, mụn nhọt, lở loét, ung độc. Nó còn được sử dụng như một thuốc giảm đau, kích thích ngon miệng, kích thích trung tiện, tẩy giun, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ...


Tại nhiều nước châu Á (như Ấn Độ, Malaixia...), người dân cũng dùng diệp hạ châu để chữa viêm gan, vàng da, hen, lao, kiết lỵ, lậu, viêm phế quản, viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai.


BS Quách Tuấn Vinh, Sức Khỏe & Đời Sống
Go to the top of the page
 
+Quote Post
duongsinh2008
bài Nov 22 2009, 01:07 AM
Bài viết #15


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 89
Gia nhập vào: 10-October 09
Thành viên thứ.: 5,336



Cây ô rô: Thuốc nhuận gan, giảm đau
http://suckhoedoisong.vn/7706p0c60/cay-o-r...an-giam-dau.htm
Cây ô rô.

Ô rô (Acanthus ilicifolius L.) thuộc họ ô rô (Acanthaceae). Tên khác là ô rô gai, ô rô nước, ắc ó, lão thử lặc, là một cây nhỏ, cao 0,5-1,5m. Thân tròn nhẵn, màu lục nhạt, có lấm tấm đen. Lá mọc đối, không cuống, phiến cứng, hình mác, dài 15-20cm, rộng 4-8cm, gốc tròn, đầu nhọn sắc. Cây mọc hoang chủ yếu thành từng đám lớn bên bờ các kênh rạch và trên đất lầy thụt ở cửa sông thông ra biển; rải rác ở các ao hồ và vùng đồng chiêm trũng.

Nhiều bộ phận của cây ô rô được dùng làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian:

Cả cây thu hái quanh năm, cắt rễ để riêng, rửa sạch, thái ngắn, phơi hoặc sấy khô. Dược liệu có vị mặn, hơi chua, đắng, tính hàn, không độc.

Chữa đau gan, vàng da, trúng độc: Lấy 500g ô rô phối hợp với 500g vỏ cây quao nước, cắt nhỏ, sao vàng, cho vào thùng nhôm. Đổ vào 3 lít nước, nấu còn 1 lít. Lọc lấy nước thứ nhất. Tiếp tục đun với 2 lít nước nữa cho đến khi được 500ml. Lọc lấy nước thứ hai. Trộn hai nước lại, cho 400g đường trắng vào. Cô đặc còn một lít. Đổ 40ml rượu có hòa 1g acid benzoic. Ngày uống hai lần, mỗi lần một thìa canh. Thuốc đã được sản xuất dưới dạng biệt dược gọi là Ô rô-quao, có bán ở thị trường đông dược các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Chữa ho đờm, hen suyễn: Ô rô 30g, thái nhỏ, ninh nhỏ lửa với thịt lợn nạc 60-120g và nước 500ml cho sôi kỹ đến khi còn 150ml. Uống làm 2 lần trong ngày.

Rễ: Cạo sạch lớp vỏ ngoài, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô, khi dùng để sống hoặc sao vàng, sao cháy. Dược liệu có vị mặn, đắng, tính hàn, có tác dụng giảm đau, lợi thủy, trừ thấp, chống viêm.

Chữa thấp khớp, đau lưng, nhức xương, tê bại: Rễ ô rô 30g, canh châu 20g, rễ cây kim vàng 8g, quế chi 4g. Tất cả thái nhỏ, tẩm rượu, sao vàng, sắc với nước, uống làm hai lần vào lúc đói.

Chữa nước tiểu vàng, táo bón: Rễ ô rô 30g, vừng đen 20g, lá muồng trâu 18g. Vừng giã nát, hai vị kia thái nhỏ, rồi trộn đều sắc uống trong ngày.

Chữa rong huyết: Rễ ô rô 30g, thái nhỏ, sao với giấm cho cháy đen, bồ hoàng 20g sao cháy tồn tính; hoa kinh giới 18g, sao cháy tồn tính; sắc uống ngày 1 thang. Dùng nhiều ngày.

Chữa ứ huyết: Rễ ô rô 30g, lá tràm 20g, sắc uống.

Hoa: Thu hái khi mới nở. Lấy 20g, tẩm mật ong hoặc mật mía rồi sao đến khô. Sắc uống làm hai lần trong ngày, chữa ho gà.

Lá và búp non: Thu hái vào mùa xuân hạ, rửa sạch, lấy 50g, giã nát, thêm nước, gạn uông, bã đắp chữa rắn cắn.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
duongsinh2008
bài Nov 22 2009, 01:27 AM
Bài viết #16


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 89
Gia nhập vào: 10-October 09
Thành viên thứ.: 5,336



BỒ CÔNG ANH
http://www.yhoccotruyen.htmedsoft.com/baoc...s/BoCongAnh.htm
Tên thuốc: Herba Taraxaci

Tên khoa học: Lacluca indica L.

Họ Cúc (Asteraceae)

Bồ công anh Trung Quốc có hai loại là:

- Taraxacum officinale Wigg và

- Taraxacum mongolicum Hand Mazt cũng họ Cúc.

Bộ phận dùng: Bồ công anh Việt Nam dùng toàn thân bỏ gốc rễ. Bồ công anh Trung Quốc dùng toàn thân và gốc rễ.

Tính vị: vị đắng, ngọt, tính hàn.

Quy kinh: Vào kinh Vị, Tiểu trường và Đại trường.

Tác dụng: giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, tán kết.

Chủ trị: ung nhọt, ghẻ lở, đau vú, tràng nhạc, đinh độc, nhiệt lậu, Tỳ Vị có hoả uất.

- Nhọt, hậu bối: Dùng Bồ công anh với Tử hoa địa đinh, Nguyệt quí hoa và Kim ngân hoa.

- Vàng do thấp nhiệt: Dùng Bồ công anh với Nhân trần cao.

- Nước tiểu đục: Dùng Bồ công anh với Kim tiền thảo và Bạch mao căn.

Liều dùng: Ngày dùng 8 - 16g, có thể đến 30g.

Cách bào chế: Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, cắt ngắn 3 - 5 cm, phơi khô dùng.

- Nấu cao: rửa sạch, phơi khô, nấu thành cao đặc, dùng uống kết hợp với dán ngoài trong các trường hợp viêm nhọt (1m = l0g).

Dùng tươi: rửa sạch, giã nhỏ cho vào một ít muối đắp vào chỗ bị viêm nhọt, hoặc giã nhỏ hoà một ít nước chín, vắt lấy nước uống.

Bồ công anh dùng thứ mới, tốt hơn để lâu ngày.

Bảo quản: phơi thật khô bỏ vào bao tải, để nơi cao ráo, thường xuyên phơi, bị ẩm rất mau mục và mốc.

Chú ý: dùng quá liều Bồ công anh có thể gây tiêu chảy nhẹ.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
duongsinh2008
bài Nov 22 2009, 01:34 AM
Bài viết #17


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 89
Gia nhập vào: 10-October 09
Thành viên thứ.: 5,336



Thầy có dặn cháu uống thuốc nước đầu phải uống từ 5-6h sáng, vì uống giờ này thuốc sẽ vào gan tốt nhất ( theo âm dương ). Nước thứ 2 uống cả ngày khi khát.
Cháu cũng đang cân nhắc có nên dùng Phan Tả Diệp hay không vì khi bắt đầu ăn TD cháu có uống 1 đợt 25 tỉ khuẩn mua chổ anh Tuấn Anh đường Lê Hồng Phong. Cháu không biết thuốc 25 tỉ khuẩn này có giống với thuốc Lactomin không Bác? Cháu thấy khi trị rối loạn tiêu hóa các bs cũng hay cho sử dụng lactomin.
http://www.thuoc-suckhoe.com/tudien/baiviet/Antidi017.htm
Lactomin

Rexgene Biotech [Austrapharm VN]

Phân nhóm: Hệ tiêu hóa - Thuốc Trị Tiêu Chảy

Thành Phần: Mỗi viên Lactomin chứa Micro-encapsulated Lactic acid bacteria (vi khuẩn Lactic được bảo vệ bằng lớp bao film gồm L. acidophilus, B. longum, S. feacalis) 250 mg , vegetable cream powder 66 mg, microcrystaline Cellulose 40 mg, Fructose oligosaccharide 40 mg, Mg stearate 4 mg. Mỗi gói Lactomin Plus chứa Micro-encapsulated Lactic acid bacteria (L. acidophilus, B. longum, S. faecalis) 300 mg , vegetable cream powder 2,085 mg, Fructose oligosaccharide 600 mg , yohurt powder flavor 15 mg.

Chỉ Định: Tiêu chảy. Viêm ruột cấp tính & mạn tính. Trạng thái cân bằng vi khuẩn đường ruột bị phá vỡ do sử dụng kháng sinh, thực phẩm đóng hộp, thuốc (táo bón, trướng bụng, tiêu chảy...). Rối loạn tiêu hóa, sự thối rữa trong ruột. Nguồn dinh dưỡng hữu dụng cho hoạt động của hệ tiêu hóa & sức khoẻ.

Liều Dùng: Uống trong vòng 30 phút sau bữa ăn. Người lớn: 1-2 viên (hoặc gói)/ngày; Tiêu chảy 2-4 viên (gói)/ngày; Táo bón 3 viên (gói)/ngày. Trẻ em: dùng nửa liều người lớn hoặc nhiều hơn (khi cần thiết).

Chống Chỉ Định: Quá mẫn cảm với thành phần thuốc.

Thận Trọng: Bệnh nhân đang được điều trị.

Phản Ứng Có Hại: Hiếm khi: buồn nôn, nôn.

Tương Tác Thuốc: Không dùng cùng lúc với tetracycline.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
duongsinh2008
bài Nov 22 2009, 01:39 AM
Bài viết #18


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 89
Gia nhập vào: 10-October 09
Thành viên thứ.: 5,336



Cháu sẽ uống thang thuốc trên chùa cho, riêng Phan Tả Diệp chắc là cháu sẽ không uống.
Nhờ Bác hướng dẫn dùm cháu, thuốc Bimine 1 cũng là thảo dược nên cháu sử dụng đồng thời với các loại thuốc nam này chắc không sao phải không Bác. Theo Bác nói dùng nhiều thuốc cùng 1 lúc không tốt nên có lẽ sau đợt điều trị này cháu mới sử dụng PHSL để nâng cao sức khỏe.
Cháu rất cám ơn sự chỉ dẫn thật tận tình của Bác, và xin lỗi Bác vì bài trả lời của cháu quá dài vì mục đích của cháu cũng muốn nếu có ai cùng bệnh với cháu có thêm tài liệu tham khảo ạ.
Cám ơn Bác và chúc Bác cuối tuần vui vẻ!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Luong Trung Hung
bài Nov 22 2009, 03:06 AM
Bài viết #19


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 587
Gia nhập vào: 16-June 07
Từ: 16 York St, Emu Plains NSW 2750 Australia
Thành viên thứ.: 32



[quote name='duongsinh2008' date='Nov 22 2009, 02:39 AM' post='9532']
Cháu sẽ uống thang thuốc trên chùa cho, riêng Phan Tả Diệp chắc là cháu sẽ không uống.
Nhờ Bác hướng dẫn dùm cháu, thuốc Bimine 1 cũng là thảo dược nên cháu sử dụng đ�#8220;ng thời với các loại thuốc nam này chắc không sao phải không Bác. Theo Bác nói dùng nhiều thuốc cùng 1 lúc không tốt nên có lẽ sau đợt điều trị này cháu mới sử dụng PHSL để nâng cao sức khỏe.
Cháu rất cám ơn sự chỉ dẫn thật tận tình của Bác, và xin lỗi Bác vì bài trả lời của cháu quá dài và mục đích của cháu cũng muốn nếu có ai cùng bệnh với cháu có thêm tài liệu tham khảo ạ.
Cám ơn Bác và chúc Bác cuối tuần vui vẻ!


Về câu hỏi của bạn liên quan đến 1 loại thuốc chứa vi khuẩn hữu ích cho ruột có tên Lactomin : tôi không biết rõ loại thuốc này và cũng chưa dùng thử. Tuy nhiên có 1 loại thuốc cũng chứa vi khuẩn hữu ích hiệu khác mà cô Trâm có nói đến trong phần cuối của bài viết "Đại Họa Lạm Dụng Tân Dược"; nếu tiện, bạn nên đọc qua hay xem thẳng từ đường nối sau :
http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=2225

Tất cả thuốc của G & W Australia P/L đều làm bằng thảo dược organic, có loại thêm khoáng chất (như GlucoPia trị Tiểu Đường, Joint Essentials dùng để bồi sụn và dưỡng khớp).......nên không kỵ các loại thuốc khác đang dùng NHƯNG sở dĩ tôi khuyên bạn không nên dùng nhiều loại thuốc khác nhau cùng lúc là vì nếu chúng tương tác lẫn nhau (interactive) có thể :
1) Làm giảm hiệu lực của thuốc.
2) Làm lệch khuynh hướng cân bằng âm dương mà thuốc tạo ra.

Chúc bạn an khang & toại nguyện
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Bean
bài Nov 22 2009, 01:43 PM
Bài viết #20


Member
**

Nhóm: Members
Bài viết: 10
Gia nhập vào: 1-June 09
Thành viên thứ.: 3,541



...vì mục đích của cháu cũng muốn nếu có ai cùng bệnh với cháu có thêm tài liệu tham khảo ạ.


Tham khảo thêm :

http://video.yahoo.com/watch/2077607/6529022

Go to the top of the page
 
+Quote Post

3 Trang V  < 1 2 3 >
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 06:36 PM