IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Thiền là gì?, Sư Thư nhắc nhở trong khi hành thiền
Diệu Minh
bài Apr 26 2020, 02:28 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Để thiết lập cái thấy biết ĐÚNG: xây dựng chánh kiến.
Cần:
Bài pháp tối nay gây cho con một sự xúc động nên cho phép con gửi cả nhà những ghi chép của con về bài pháp này ạ.
Trong bài pháp này, Sư Thư nói phần 1 là mối liên hệ giữa giữa thái độ, cảm xúc và suy nghĩ khi quan sát đối tượng và sự ảnh hưởng qua lại giữa thái độ, cảm xúc và suy nghĩ như thế nào vào vì sao chúng ta cần có thái độ đúng khi hành thiền. Phần 2 chính là chánh kiến: nền tảng cơ bản của chánh kiến là phân biệt rõ ràng là thiện và bất thiện. Sau đây là bài giảng của Sư, (con ghi lại không hoàn toàn đầy đủ lắm ạ):

…Chánh niệm là khả năng tiếp nhận đối tượng. Chánh niệm càng sắc bén, càng mạnh mẽ thì nó càng tiếp nhận được nhiều đối tượng một cách tự nhiên. Phát triển định tâm là người ta tập trung vào một đối tượng. Phát triển chánh niệm, sự hay biết tức là khả năng ghi nhận được nhiều đối tượng. Chính vì vậy, cũng không nhất thiết phải tập trung quá lâu trên một đối tượng. Người ta có thể lấy một đối tượng làm đối tượng chính như hơi thở, sự phồng xẹp. Và trong khi ghi nhận hơi thở, các đối tượng khác xen vào, chúng ta vẫn có sự hay biết một cách tự nhiên. Và như vậy, cũng có nghĩa là không cố ý loại trừ bất kỳ đối tượng nào, và cũng không lựa chọn bất kỳ đối tượng nào. Hơi thở là một đối tượng tương đối trung lập. Và nhiều người đã làm quen với hơi thở, cũng không sao cả. Bất kỳ một đối tượng nào cũng đều giúp chúng ta phát triển được chánh niệm, phát triển được sự hay biết. Tố chất cần thiết ở đây là chánh niệm, không phải là đối tượng. Tuy nhiên cũng nhờ có đối tượng, người ta phát triển được chánh niệm, phát triển được sự hay biết.
Khi tâm quân bình, điều đó có nghĩa là một trạng thái của tâm xả đi cùng với sự hiểu biết. Khi các đối tượng đều trở nên trung lập. Và khi tâm không còn ở trạng thái quân bình, nó có xu hướng nắm giữ hay loại trừ với đối tượng quan sát. Điều đó có nghĩa là trạng thái phản ứng của tâm là đối tượng được ưu tiên để ghi nhận.

Khi có cái đau, tâm sẽ phản ứng. Mà bất cứ khi nào, tâm có phản ứng thì hay ghi nhận trạng thái phản ứng đó. Cảm giác khi có phản ứng sẽ như thế nào? Và cùng với các cảm giác, các suy nghĩ sẽ sanh khởi liên quan đến đối tượng chúng ta quan sát. Hãy để ý xem khi có cảm giác như vậy thì suy nghĩ sinh khởi sẽ như thế nào? Cảm giác khi có phản ứng sẽ ảnh hưởng tới suy nghĩ ra sao? Và suy nghĩ tác động trở lại đối với cảm giác như thế nào? Luôn luôn là sự tác động qua lại giữa cảm giác, suy nghĩ và thái độ. Thái độ thay đổi thì suy nghĩ cũng thay đổi. Suy nghĩ thay đổi cũng làm cảm giác thay đổi. Và cảm giác thay đổi cũng làm chúng ta thay đổi về suy nghĩ. Và khi trạng thái tâm không còn phản ứng, quay trở lại quan sát lại đối tượng, người ta sẽ thấy thế nào? Cũng không cần thiết ngay cùng một lúc, chúng ta phải tìm hiểu quá nhiều, nhưng có thể bắt đầu khía cạnh liên quan đến cảm giác, liên quan đến suy nghĩ, liên quan đến thái độ. Và sự thay đổi của một trong các nhân tố này sẽ tác động ra sao tới sự quan sát? Và khi trạng thái tâm quân bình trở lại, người ta sẽ thấy cái đau như thế nào? Với một trạng thái tâm quân bình, sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của đối tượng, bản chất được gọi là đau. Và tương tự như vậy, chúng ta có thể ghi nhận bất kỳ đối tượng nào, khi chúng ta có những nỗi buồn, có những cơn sân, có sự tham đắm. Bất luận các đối tượng nào làm cho tâm có phản ứng, người ta có thể xem xét tìm hiểu theo cách như thế này. Cũng không nên dồn dập một lúc nhiều quá, sẽ làm tâm bị rối. Hãy bắt đầu với nhân tố nào rõ ràng. Nhiều người thiên về cảm xúc, nhiều người thiên về suy nghĩ. Và rồi luôn luôn ở đó, là liên quan đến thái độ. ĐIều đó có nghĩa là chúng ta đang sử dụng yếu tố của trạch pháp. Có một sự tỉnh giác ở đó: để chúng ta biết được đâu là điều lợi ích, đâu là điều không lợi ích, đâu là điều thích hợp, đâu là điều không thích hợp, đâu là điều cần thiết, đâu là điều không cần thiết.

Và khi đặt ra được một câu hỏi cũng không nhất thiết là phải có ngày một câu trả lời hay một đáp án. Đáp án nằm trong tiến trình. Câu hỏi với tự cách là đường dẫn để duy trì tiến trình. Mà đáp án chính là tiền trình. Đáp án là tiến trình quan sát. Và cũng với câu hỏi như vậy, định hướng trong sự quán sát, giúp cho sự hiểu biết hay trí tuệ sinh khởi và cũng có nghĩa là đáp án. Và nếu chưa có ngay được đáp án, cũng không sao cả. Vấn đề người ta vẫn duy trình được 1 tiến trình quan sát đúng.
Một thiện tâm sanh khởi bao giờ cũng bắt đầu với một thái độ chân chánh- có chánh niệm, có sự hay biết ở đó. Và có một sự hướng tâm chân chánh như lý tác ý đến đối tượng đúng. Như vậy thiện tâm ở đây cũng có nghĩa là đi cùng với thái độ chân chánh, đi cùng với chánh niệm. Và có sự hướng tâm một cách đúng đắn, chân chánh. Nếu như thiếu đi các yếu tố này, chúng ta nghĩ là đúng, là thiện nhưng kỳ thật nó là bất thiện. Không có thái độ chân chánh ở đó, không có sự quan sát một cách đúng đắn, không hướng tâm đến một đối tượng đúng, cũng có nghĩa là bất thiện.
Và một vấn đề cơ bản của chánh kiến là phân biệt được đâu là thiện, và đâu là bất thiện. Làm điều thiện với một trạng thái tâm bức xúc, phản ứng thì ngay đó đã là bất thiện.
Xét về mặt thế gian, nhiều khi nó không sai. Nhưng xét dưới góc độ của việc hành thiền, thì đó là trạng thái của bất thiện. Chúng ta làm ra tiền, chúng ta muốn ăn như thế nào là quyền của chúng ta. Không có ai đánh giá, không có ai chỉ trích. Nhưng mà nếu chúng ta ăn tham, chúng ta tham đắm. Mặc dù đều là những thứ do mồ hôi, công sức mình làm ra, nhưng với một cách tham đắm, một cách tham lam, thì đó là bất thiện. Vậy một cách rất cơ bản, để xác lập được chánh kiến một cách vững vàng, đó là phân biệt được đâu là thiện, đâu là bất thiện.

Khi hai người đang nói chuyện với nhau, người ta hay đề cập tới người thứ ba. Và người ta thích nói về người thứ ba khi người đó không có mặt ở đó. Và rất nhiều những trạng thái tâm bất thiện sẽ sanh khởi trong những lúc như vậy. Khi người ta có một sự hiểu biết, khi người ta có một chánh kiến một cách vững vàng, không bao giờ chúng ta đề cập, nói xấu người thứ ba khi người đó không có mặt. Đó chính là liên quan đến khẩu nghiệp. Một trong những cái rất khó quan sát và cũng rất dễ thất niệm. Và nếu có phải nói tới người thứ ba, bao giờ người ta cũng tìm ra những điểm mạnh, điểm tốt, điểm hay thay vì tìm ra những yếu điểm, nhược điểm của người đó. Và cũng chính từ người thứ ba, sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy cũng chỉ vì chúng ta hay đề cập và hay nói tới người thứ ba một cách không có chánh niệm.
Như vậy nền tảng rất cơ bản của chánh kiến đó là phân biệt được một cách rõ ràng đâu là thiện đâu là bất thiện. Bản chất tâm của chúng ta như nước chảy chỗ trũng. Nếu tâm không nghĩ thiện và không làm thiện, điều đó cũng đồng nghĩa trạng thái của nó là bất thiện. Và nếu chúng ta đã xác định được những gì là thiện thì đừng e dè, đừng chậm trễ, đừng thối lui, đừng bao giờ thối thất đối với các thiện pháp.
Và hơn hết cả, để phát triển được các thiện tâm, đó cũng chính là có một thái độ chân chánh, phát triển được chánh niệm. Hướng Tâm đến đối tượng đúng hay nói cách khác là có như lý tác ý. Hay chúng ta hướng tâm một cách chân chính. Và khi tâm được định hướng đúng, thì nó có khả năng đâm thủng được vô minh.
Và như vậy cũng có nghĩa là đây là các tiền đề, các điều kiện, các nhân duyên để sự hiểu biết, trí tuệ sinh khởi. Bản chất những gì là thiện, bao giờ cũng là an lành. Cảm giác hay cảm thọ của các thiện tâm là cảm giác an lành.

Ghi chép: Do Binh (tên trên skype)
Mùa covid nên may có được sự lợi ích khi sinh hoạt chung trong nhóm:

Quan sát thân tâm trong đời sống hằng ngày có gì khác biệt so với trong khoá thiền miên mật?

Để trả lời câu hỏi đó, chúng tôi đã mời sư Thư chia sẻ kinh nghiệm cũng như các vấn đề trong thiền tập.

Từ ngày 10/4, sẽ bắt đầu chuỗi chia sẻ Online thực hành quan sát thân tâm trong cuộc sống hàng ngày.
Sáng: 5h-6h cùng hành thiền và nghe nhắc nhở.
Sáng : 9am -10am
Tối: 8pm-9pm

Đối tượng: thiền sinh và tất cả những người quan tâm đến hành thiền

Đăng ký tham gia: vui lòng ấn link:
Zalo ( nhận lịch và xem record)
https://zalo.me/g/ctcrlf750
Skype (tương tác trực tiếp giờ giảng pháp)
https://join.skype.com/VZ4m9pIKgvhw

Mọi khó khăn về kỹ thuật vui lòng liên lạc mr. Bình 09.02.27.83.07.

Tối mai 7h30 ( ngày 9/4) xin mời mọi người vào group skype để thử máy ạ.

Xin chân thành cảm ơn!


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 04:53 PM