IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Bài Pháp cho người ốm bệnh?, Ngọc Trâm sưu tầm trong 40 năm
Diệu Minh
bài Jan 24 2020, 05:29 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Bài Pháp cho người ốm bệnh?
Ngọc Trâm sưu tầm trong 40 năm

Liều Thuốc Phật Pháp Dành cho các Thiền Sinh ngã bệnh

Tỳ khưu Thanissaro dịch từ tiếng Thái sang tiếng Anh, Mỹ Thanh dịch sang tiếng Việt


Bài nầy được tác giả ủy quyền cho phép in lại, soạn thảo lại, phát hành và phân phối dưới bất cứ hình thức nào. Đây là nguyện vọng của tác giả, tuy nhiên, sự in lại và phát hành cần được phổ biến rộng rãi và miễn phí cho dân chúng, và các ấn phẩm khác cũng đều nên ghi rõ như vậy .
Ngày 3, tháng 9 , năm 1965
Upasikia Kee Nanayon
I
Thông thường, tất cả chúng ta đều phải chịu cảnh bệnh hoạn, nhưng có một loại bệnh mà quý vị vẫn có thể làm việc được và không nhận thấy đó là căn bệnh. Đấy là trạng thái bình thường của con người trên thế gian nầy .
Tuy vậy, khi cơ thể ở trong trạng thái bình thường, nó vẫn có bệnh – đơn giản bởi vì đa số con người không nhận thấy sự kiện nầy, đó là hiện tượng tan hoại của thân và tâm, một cách liên tục, từ giây phút nầy sang giây phút khác .
Con người bị những suy nghĩ và các mối bận tâm làm cho khích động trong khi họ vẫn đủ mạnh mẽ để làm việc nầy việc kia : Đấy thật ra là sự tự mãn. Những người bệnh nằm liệt trên giường không có đối thủ. Người bệnh nằm liệt giường rất may mắn bởi vì họ có cơ hội để không làm gì hết chỉ để nghiền ngẫm đến cơn đau và sự mệt mỏi. Tâm thức của họ không thâu nhận bất cứ điều gì, không đi nơi nào hết. Họ có thể nghiền ngẫm cơn đau trong mọi lúc – và rồi buông bỏ cơn đau một khi nhận diện được nó ...
Quý vị không nhận thấy sự khác biệt hay sao? “Sự rỗng không” của tâm thức khi quý vị tham dự vào các hoạt động để “chơi” với cái rỗng không. Bắt chước sự rỗng không. Nó không phải là một vật thực sự. Nhưng để nghiền ngẫm sự bất nhất, sự căng thẳng, và vô ngã khi nó xuất hiện ngay nơi nội tại của quý vị trong lúc quý vị đang nằm đây, việc nầy rất có lợi cho quý vị. Chỉ cần đừng suy nghĩ rằng quý vị đang chịu đau đớn . Chỉ đơn giản nhìn vào hiện tượng tự nhiên của các sự kiện nơi thân và tâm, khi nó xuất hiện, và biến mất . Đó không phải là quý vị. Nó không thuộc về quý vị. Quý vị không thể điều khiển bất cứ cái gì .
Hãy nhìn rõ các sự kiện! Chính xác là chỗ nào mà quý vị điều khiển được chúng? Đối với tất cả mọi người trên trái đất nầy, đây là sự thật . Quý vị không phải là người duy nhất mà chuyện nầy xảy ra cho quý vị. Vậy bất cứ căn bệnh nào đang trong cơ thể quý vị, nó không quan trọng. Cái quan trọng là căn bệnh nơi tâm thức. Thông thường chúng ta không chú ý đến việc chúng ta có bệnh nơi tâm thức, thí dụ, căn bệnh của uế nhiễm, bám víu, mê đắm. Chúng ta chỉ chú ý đến căn bệnh nơi thân, lo sợ những căn bệnh hiểm nghèo có thể xảy ra cho thân. Nhưng không cần biết là chúng ta cố gắng bao nhiêu để ngăn ngừa lo sợ, khi thời cơ tới mọi việc vẫn xảy ra, không cần biết là quý vị xử dụng các loại thuốc nào để chữa trị cho thân, thuốc chỉ có thể làm trì hoãn tạm thời căn bệnh trong một thời gian. Kể cả những người trong quá khứ dù cho họ không bị bệnh nguy hiểm, họ cũng đã không còn ở lại bên cạnh chúng ta. Họ vẫn phải xa rời thân thể của họ vào giây phút cuối.
Vì vậy, khi quý vị nghiền ngẫm liên tục bằng cách nầy, nó giúp cho quý vị nhận thấy sự thật của tính chất bất nhất, căng thẳng, và vô ngã ngay chính nơi bản thân quý vị. Và từng bước từng bước, càng ngày quý vị càng hết còn ảo mộng đối với sự vật. Khi quý vị thử buông bỏ, ai đang ở đó? Có phải quý vị đang đau, hoặc đơn giản đó chỉ là sự kiện của Pháp (Dhamma)? Quý vị phải chiêm nghiệm điều nầy một cách cẩn thận để thấy rằng không phải quý vị đang đau. Căn bệnh không phải là căn bệnh của quý vị .
Đó là căn bệnh của thân, căn bệnh của cơ thể. Cuối cùng, những sự kiện cơ thể và tinh thần đều phải bị thay đổi, và căng thẳng; hãy trở nên vô ngã khi gặp thay đổi và căng thẳng. Nhưng quý vị cần phải chú tâm vào các sự kiện, quan sát và nghiền ngẫm các sự kiện đó cho đến khi chúng trở nên rõ ràng. Hãy làm cho sự hiểu biết nầy thật sáng tỏ, và ngay chính nơi đây là nơi mà quý vị đạt được giải thoát, xa rời tất cả đau khổ và căng thẳng.
Ngay chính nơi đó là nơi mà quý vị sẽ chấm dứt tất cả đau khổ và căng thẳng. Đối với các uẩn, chúng sẽ tiếp tục sinh, trụ, hoại, diệt, theo tiến trình tự nhiên của chúng. Khi các nguyên nhân và điều kiện không còn nữa, chúng sẽ chết và bị đưa vào hòm.
Một số người, khi họ mạnh khỏe và tự mãn, thình lình bị chết đi một cách bất ngờ và họ không biết chuyện gì đã xảy ra cho họ. Tâm thức của họ hoàn toàn quên bẵng việc gì đã xảy ra. Điều nầy còn tệ hơn là một người bị bệnh liệt giường nằm chiêm nghiệm cơn đau như một cách để chấm dứt ảo vọng. Vì vậy quý vị không cần phải sợ hãi cơn đau. Nếu cơn đau xuất hiện, hãy để yên nó – đừng để cho tâm thức bị đau theo. Và rồi hãy nhìn rõ – ngay lúc nầy – tâm thức có phải đã trống vắng cái “tôi” và “của tôi” hay không?
Hãy tiếp tục quan sát. Hãy quan sát cho đến khi tất cả mọi vật trở nên rõ ràng, và như vậy đã đủ. Quý vị không cần phải đi nơi nào khác để tìm hiểu thêm về bất cứ điều gì nữa. Khi quý vị có thể chữa lành bệnh, hoặc cơn đau giảm đi, điều nầy bình thường thôi. Khi cơn đau không thuyên giảm, điều nầy cũng bình thường. Nhưng khi trong lòng chỉ trống không, không có “tôi” và “của tôi”, sẽ không còn có cơn đau nào. Và nếu như cơn đau trở nên dữ dội hơn, đừng thèm suy nghĩ tới nó .
Hãy xem như quý vị rất may mắn. Nằm ở đây, chống chọi với căn bệnh, quý vị có cơ hội thực tập thiền định sâu sắc trong từng giây phút. Không quan trọng lắm dù quý vị ở bệnh viện hay ở nhà, hiện tại quý vị đang ở đây. Đừng để bất cứ một ý tưởng nào trong tâm thức về việc quý vị ở bệnh viện hay ở nhà. Hãy để cho tâm thức được trống rỗng, không còn các nhãn hiệu hay ý nghĩa gì nữa. Quý vị không cần phải đặt nhãn hiệu “ở đâu” cho chính mình .
Bởi vì các uẩn không ở đây cùng với quý vị. Các uẩn đều rỗng không và không có ai ở nơi đó. Chúng rỗng không, không có “tôi” hoặc “của tôi”. Khi tâm thức giống như vậy, nó không cần bất cứ điều gì. Nó không cần ở đây hoặc tới đàng kia hoặc bất cứ nơi nào khác cả. Đây mới thật là sự chấm dứt tuyệt đối của đau khổ và căng thẳng.
Tâm thức, khi nó không còn mê mải với mùi vị của lạc thú hoặc đau khổ, nó tự do ngay nơi chính nó, tùy thuộc vào bản chất riêng của nó. Nhưng tôi yêu cầu quý vị hãy quan sát cho thật kỹ lưỡng cái tư cách của tâm thức rỗng không, nó phải đúng với bản chất của riêng nó, không pha chế bất cứ ham muốn nào, không đòi hỏi lạc thú hoặc tống khứ cơn đau
Khi tâm thức trống không như bản chất tự nhiên của nó, nó không có chủ thể; không có nhãn hiệu. Không cần biết là những ý nghĩ gì xuất hiện, tâm thức nhìn thấy các ý nghĩ nầy là không thật, không có thực thể. Chỉ đơn thuần là cảm giác và rồi nó biến mất. Một cảm giác xuất hiện và biến mất, chỉ là vậy.
Do đó, quý vị phải quan sát hiện tượng khi nó xuất hiện và biến mất. Có nghĩa là, ngay hiện tại quý vị phải quan sát liên tục khi hiện tượng xuất hiện và khi nó biến mất.
Việc xuất hiện và biến mất, đấy là đặc tính của các uẩn, khi xuất hiện nó chỉ xuất hiện theo bản chất tự nhiên của nó – chỉ là tâm thức không tham gia, không bám víu vào đó. Đây là điểm chủ yếu mà quý vị có thể xử dụng.
Quý vị không thể ngăn ngừa lạc thú hay niềm đau, quý vị không thể kềm chế tâm thức khi nó đặt nhãn hiệu cho mọi vật và cấu tạo các ý nghĩ, nhưng quý vị có thể dùng cách khác để xử dụng chúng. Nếu tâm thức đặt nhãn hiệu cho niềm đau, cho rằng, “tôi đau”, quý vị có thể đọc nhãn hiệu một cách kỹ lưỡng, nghiền ngẫm nó cho đến khi quý vị thấy điều đó là sai lạc. Nếu nhãn hiệu là đúng, thì nó phải nói rằng cơn đau nầy không phải là tôi, nó rỗng không. Hoặc giả nếu có ý nghĩa “tôi đang đau đớn”, kiểu suy nghĩ nầy cũng sai luôn. Quý vị phải có cái nhìn khác với ý nghĩ, để nhận thấy rằng sự suy nghĩ là bất nhất, căng thẳng và nó không thuộc về quý vị.
Vì vậy, bất cứ gì xuất hiện, hãy tra xét cho kỹ và kể cả khi nó ở ngay trước mắt quý vị, cho dù nó là đúng, xin quý vị hãy buông bỏ nó. Quan trọng là đừng bám vào đó, và rồi tâm thức sẽ trở nên rỗng không như bản chất tự nhiên của nó. Nếu không có ý nghĩ nào xuất hiện làm bận lòng quý vị, có thể là quý vị đang mang một niềm đau to tác, hoặc tâm thức có thể đang phát triển tâm trạng bất thường, nhưng dù cho bất cứ cái gì đang xảy ra, quý vị hãy nhìn cho sâu, hãy nhìn kỹ cảm giác nơi tâm thức. Một khi quý vị nhận ra rằng tâm thức là rỗng không, và nếu như có bất cứ sự quấy rầy nào, bất cứ cảm giác khó chịu nào xuất hiện, quý vị nên biết rằng sự hiểu biết mang đến cái hiểu biết sai lệch ngay chính nơi nó. Ngay đây, sự hiểu biết đúng đắn sẽ liền có mặt để giải tán cái biết sai lệch.
Để giữ vững liên tục nền tảng hiểu biết nầy, quý vị trước tiên phải bắt đầu thực tập cách kềm chế tâm thức, đồng thời quý vị nên chú tâm và nghiền ngẫm hiện tượng về sự căng thẳng và niềm đau. Hãy siêng năng luyện tập điều nầy cho đến khi tâm thức có thể duy trì lập trường của nó trong cái rỗng không rõ ràng của tâm tư. Nếu quý vị có thể làm được điều nầy từ đầu đến cuối, sự phân tán cuối cùng của đau khổ sẽ xuất hiện ngay tại đây, ngay nơi tâm thức rỗng không.
Tuy nhiên quý vị phải tiếp tục thực tập không ngừng nghỉ. Khi đau khổ xuất hiện mặc kệ là nó dữ dội hay không, đừng đặt nhãn hiệu cho nó, hoặc cho nó bất cứ ý nghĩa nào. Kể cả khi lạc thú xuất hiện, cũng đừng đặt nhãn hiệu cho nó. Chỉ duy nhất là buông bỏ nó, và khi tâm thức cũng buông bỏ – buông xả tất cả bám víu hoặc mê đắm về “bản ngã” trong từng giây phút. Quý vị luôn luôn phải áp dụng tất cả chính niệm và năng lực để thực tập điều nầy.
Quý vị phải tự nhìn nhận rằng quý vị rất may mắn, quý vị đang nằm dưỡng bệnh, nghiền ngẫm về cơn đau, quý vị có được cơ hội để hoàn toàn phát triển con đường Đạo, đạt được sự thấu hiểu sâu sắc và rồi buông bỏ mọi thứ. Không ai có cơ hội tốt hơn quý vị. Người ta chạy lòng vòng, mắc lo chuyện làm ăn : Kể cả khi họ cho rằng tâm thức của họ hoàn toàn không bám víu, họ cũng vẫn thua cho quý vị. Một người nằm dưỡng bệnh có cơ hội phát triển sự thấu hiểu sâu sắc với mỗi hơi thở ra vào .
Đây là dấu hiệu quý vị không làm uổng phí sự ra đời làm người của mình, bởi vì quý vị đang thực tập những bài học của đức Phật, cho đến khi quý vị đạt được trí huệ nhìn xuyên suốt bản chất tự nhiên của mọi sự vật .
Bản chất tự nhiên của mọi vật, về phương diện bên ngoài, nói đến các hiện tượng của hiện tại, sự thay đổi của ngũ uẩn. Quý vị có thể giải đoán các mật mã cho đến khi quý vị chán chường, ngán ngẫm, và rồi buông bỏ. Khi tâm thức ở trạng thái nầy, bước kế tiếp là chiêm nghiệm nó một cách khéo léo để thấy rằng nó trống không, hoàn toàn trống rỗng tối đa – loại trống rỗng nầy rõ ràng đi sâu vào bản chất chân thật đang nằm sâu kín nơi mà không có một ý nghĩ nào được cấu tạo, không có sự xuất hiện, không có sự biến mất, hoàn toàn không có sự thay đổi.
Khi quý vị nhận thấy một cách đúng đắn bản chất thật của mọi vật về phương diện bên ngoài cho đến khi tất cả đều rõ ràng, tâm thức sẽ buông bỏ, buông xả hết. Khi ấy quý vị sẽ tự động nhận thấy rõ ràng bản chất tự nhiên nằm sâu ở bên trong – trống rỗng không có vòng tròn sinh tử, không có gì được cấu tạo cả .... Thái cực của cái rỗng không nhất , không có nhãn hiệu, không có ý nghĩa, không có bám víu và mê đắm. Tôi chỉ yêu cầu quý vị nhận biết rõ ràng điều nầy nơi tâm thức của quý vị .
Cái rỗng không bình thường của tâm thức rất hữu dụng ở một trình độ nào đó, nhưng đó không phải là tất cả. Cái trống rỗng chân thật hoàn toàn trống không cho đến khi nó đạt đến bản chất thật của mọi vật ở trình độ nội tại – một cái gì đó rất đáng giá để truy tầm, rất đáng giá để tìm hiểu ...
Đây là điều mà quý vị phải tự biết... Thật ra không có chữ nghĩa nào có thể diễn tả được nó ... nhưng chúng ta có thể nói về nó bằng cách chỉ dẫn, bởi vì việc có thể xảy ra là cuối cùng quý vị phải buông bỏ tất cả, đó gọi là phân tán không để lại dấu vết.
Nếu quý vị tiếp tục phát triển sự thấu hiểu sâu sắc mỗi ngày, mỗi giây phút như thế nầy, sự phân tán không để lại dấu vết của tâm thức sẽ tự xuất hiện. Tâm thức sẽ tự biết. Vì vậy đừng để tâm thức tự gây ra phiền não với những lo âu về niềm đau hay lạc thú. Hãy chuyên tâm không ngừng vào việc thấu hiểu tâm thức.
Quý vị có nhận thấy sự khác biệt khi quý vị mạnh khỏe chạy lòng vòng, suy nghĩ về việc nầy, việc kia, và những việc khác? ... Bởi vì đâu có gì là nguy hiểm khi ta có những niềm đau. Sự nguy hiểm nằm ở chỗ chúng ta ngu si đặt nhãn hiệu và ý nghĩa cho mọi vật. Thông thường đối với những người không có liên hệ, khi họ ngã bệnh và chết đi, con người thường suy nghĩ về bản chất phù du của cuộc sống, nhưng hiếm khi nào họ suy nghĩ về bản chất phù du của cuộc sống ngay nơi chính bản thân của họ. Hoặc giả họ suy nghĩ một chút rồi quên ngay, họ hoàn toàn chìm đắm trong công việc của riêng họ. Họ không mang những điều chân thật nầy vào nội tâm, để chiêm nghiệm về sự bất nhất đang xảy ra trong từng giây phút ngay nơi chính bản thân của họ.
Sự kiện họ vẫn có thể làm được việc nầy việc kia, suy nghĩ điều nầy điều nọ, nói nầy nói kia, làm cho họ mất hết phương hướng. Khi quý vị thực tập thiền minh sát, đây không phải là sự thực tập mà quý vị có thể làm trong vòng một, hai, tháng ẩn cư đặc biệt.
Đấy không phải là thực tập thật sự. Việc mà quý vị đang làm hiện nay không thể so sánh được, bởi vì ngay tại đây, quý vị có thể thực tập mỗi ngày, mỗi đêm, ngoại trừ khi quý vị đi ngủ. Đặc biệt nhất là khi niềm đau to tác, thiền định có thể giúp quý vị, bởi vì nó mang đến cho quý vị cơ hội để nhận biết một lần, tất cả đều thay đổi, không cố định, căng thẳng và đau khổ là như thế nào, như thế nào là sự bất lực của quý vị khi không thể kềm chế .
Quý vị phải khám phá ra ngay ở đây, ngay trước mặt quý vị, vì vậy đừng cố gắng trốn tránh niềm đau. Hãy thực tập sự thấu hiểu sâu sắc để nhận diện rõ ràng bản chất chân thật của đau khổ, bản chất chân thật của nó là (Dhamma) Pháp, và rồi hãy buông bỏ nó. Nếu quý vị làm theo, quý vị không thể nào sai lệch được. Đây là cách thức để giải thoát khỏi đau khổ.
Và đây là điều mà quý vị phải thực tập trước khi qua đời, không phải là việc mà quý vị chờ đợi cho đến khi chết hoặc sắp chết mới làm. Đây là việc mà quý vị phải tiếp tục “thấu hiểu” và thực hành liên tục. Khi cơn bệnh thuyên giảm, quý vị “thấu hiểu” nó. Khi cơn bệnh trở nặng, quý vị “thấu hiểu” nó. Nếu quý vị tiếp tục phát triển sự thấu hiểu như thế nầy, tâm thức sẽ khắc phục được sự si mê, ngu muội. Có nghĩa là, những sự việc như mê đắm và uế nhiễm không còn dám khiêu chiến với tâm thức như nó đã từng làm nữa...
Vì thế quý vị phải cố gắng hết khả năng của mình – tất cả chính niệm, tất cả năng lượng – bây giờ quý vị có cơ hội để thực tập phật Pháp. Hãy để kiếp sống nầy là kiếp sống cuối cùng. Đừng để bất cứ gì có thể làm cho quý vị bị tái sinh. Nếu quý vị tái sinh, mọi thứ sẽ trở lại y như hiện giờ. Những việc cũ cứ tiếp tục tái diễn mãi.
Một khi có sự sinh ra đời, tất nhiên phải có già đi, đau bệnh, và rồi chết, phù hợp với những uế nhiễm của quý vị, kinh nghiệm về những kết quả tốt và xấu đang được khuấy tung lên. Đây là vòng tròn đau khổ. Do đó, việc tốt nhất là đạt được sự giác ngộ, thoát khỏi vòng tái sinh. Quý vị đừng nên ham muốn bất cứ điều gì khác. Đừng mê đắm trong bất cứ việc gì, bởi vì những ham muốn của quý vị sẽ rơi vào sự bất nhất, căng thẳng và vô ngã. Sự ham muốn thật ra chỉ là một dạng của uế nhiễm và mê đắm.
Quý vị phải phân tán những điều nầy ngay nơi kẻ chủ mưu: sự ham muốn thật ra chẳng là gì cả, ham muốn nhục dục, ham muốn hiện hữu, hoặc ham muốn không hiện hữu – mầm mống tái sinh nằm sẵn nơi tâm chúng ta. Vì vậy hãy chú tâm và chiêm nghiệm đúng chỗ, để thấy rằng kể cả sự ham muốn cảm xúc cũng có thể mang lại sự tái sinh, quý vị có thể sắp đặt sự hiểu biết của quý vị ngay nơi tâm thức, tại nơi ý thức, và rồi chỉ cần nhận biết để buông bỏ. Đây là điều mà quý vị phải thực tập cho đến khi quý vị có thể làm chủ nó.
Sắp đặt sự hiểu biết ngay nơi tâm thức, buông bỏ cái biết ấy là việc làm rất ích lợi. Không có gì bị bế tắc, không có sự nắm giữ sự hiểu biết hoặc khái niệm. Nếu hiểu biết đó là đúng, quý vị buông bỏ nó. Nếu hiểu biết đó là sai, quý vị buông bỏ nó. Cái nầy gọi là biết buông bỏ sự hiểu biết và không để bị dính mắc. Loại hiểu biết nầy giữ cho tâm thức không dính mắc vào bất cứ cái gì khi nó xuất hiện. Một khi quý vị biết được điều gì đó, quý vị buông bỏ nó. Một khi quý vị biết được điều gì đó, quý vị buông bỏ nó. Tâm thức chỉ cần trống không - không có bất cứ dạng suy nghĩ hay ý tưởng nào, không có bất cứ ảo giác nào có thể làm ảnh hưởng đến tâm thức. Tâm thức nhanh chóng nhìn nhận rõ ràng sự vật và rồi buông bỏ nó, nhận biết và buông bỏ, không nắm giữ bất cứ cái gì. Tất cả chỉ còn lại sự rỗng không...
Quý vị đã nhìn thấy kết quả của sự thực tập, từng bước một, từ lúc chiêm nghiệm mọi vật và rồi buông bỏ mọi sự, buông bỏ kể cả ý nghĩ rằng quý vị đang đau đớn, rằng quý vị sắp tắt hơi. Cơn đau và cái chết là việc của các uẩn, đơn giản và trong sạch. Khi sự hiểu biết nầy chắc chắn và rõ ràng- rằng đây không phải là việc “của tôi”, không có “cái tôi” nào ở đây – chỉ là tâm thức trống không : một tâm thức trống không, không có bất cứ nhãn hiệu nào cho chính nó. Đây là bản chất tự nhiên của tâm thức, không có các mầm mống đặt nhãn hiệu cho cái nầy, cái kia. Bây giờ các mầm mống đó đã bị tiêu diệt.
Những mầm mống ấy bây giờ đã bị tiêu diệt bởi vì chúng ta chiêm nghiệm chúng. Chúng ta buông xả. Chúng ta sắp đặt sự hiểu biết của chúng ta ngay nơi tâm thức và rồi buông bỏ bất cứ sự hiểu biết nào khi nó xuất hiện, cho đến khi tâm thức trở nên rỗng không. Rõ ràng. Nơi nó và chính nó...
Khi quý vị nhận biết ý thức ngay nơi nội tại, nó xuất hiện và biến mất theo tiến trình tự nhiên của nó. Nó không có thực thể – đây là điều quý vị nhận biết khi quý vị nhìn vào Thức Giới (viññana-dhatu), trong sạch và đơn giản. Khi nó không tham dự vào các hiện tượng vật chất hay tinh thần, nó đơn giản nhận biết lấy nó – nhận biết, trong sạch và đơn giản. Đó gọi là tâm thức trong sạch và đơn giản, hoặc đặc tính trong sạch, đơn giản của ý thức, tự nơi nó, và tự buông bỏ. Khi quý vị được dạy rằng biết và buông bỏ cái biết, có nghĩa là nhận biết, ý thức và cảm giác được mọi việc và rồi tự động buông bỏ.
Đối với Thức Ngũ Uẩn (viññana-khandha), đó là ý thức gây phiền não. Mầm mống tạo ra các vấn đề nằm ngay ở loại ý thức nầy, nó chỉ muốn bám víu vào cái tự ngã. Mặc dù nó có thể buông bỏ sự đau đớn nơi thân, hoặc thông thường buông bỏ những dự kiện tinh thần và vật chất, nó vẫn luôn bám chặt vào tự ngã. Vì vậy khi quý vị được dạy rằng nhận biết sự buông bỏ cái biết, có nghĩa là buông bỏ loại ý thức nầy, cho đến khi ý thức chẳng còn tự đặt cho bất cứ nhãn hiệu gì. Khi đó nó trở nên trống không. Nếu quý vị hiểu được điều nầy, hoặc có thể giải quyết rõ ràng từ góc độ nầy nơi thân và tâm để không còn lại bất cứ thứ gì .
Cơn đau, sự đau khổ, căng thẳng – tất cả các mối âu lo của quý vị – hoàn toàn trở nên vô nghĩa. Không có tốt hoặc xấu hoặc bất cứ cái gì cả. Tính cách đối đãi sẽ không còn hiệu quả. Nếu quý vị hiểu được điều nầy – sự nhận biết buông bỏ cái biết, ý thức trong sạch và đơn giản – nó ngăn ngừa bất cứ sự thiết kế nào của tâm thức. Tính đối đãi tạo nên cái tốt và cái xấu: Thật sự cái tốt và cái xấu chẳng là gì cả. Chúng xuất hiện, và chỉ là như vậy; chúng phân tán, và chỉ là như vậy. Vì vậy, bây giờ chúng ta cần phải biết các vấn đề của tính đối đãi thiết lập tâm thức trong các vòng xoáy, thiết lập tâm thức hoặc ý thức trong những vòng tròn bất tận.
Khi quý vị nhận biết sự hiểu biết để buông bỏ cái biết ấy, ngay tại nơi ý thức, các đối đãi sẽ không còn có ý nghĩa nào nữa. Không còn sự bám víu vào các nhãn hiệu tốt và xấu, lạc thú & đau khổ, chân thật & giả dối, hoặc bất cứ cái gì. Quý vị chỉ tiếp tục buông bỏ... Kể cả sự hiểu biết về buông bỏ cái biết, không còn nhãn hiệu cho chính nó, rằng “tôi biết”, hoặc “tôi thấy”. Nhưng đây là một thứ nằm khá sâu nơi nội tại, quý vị phải cố gắng để nhìn nhận một cách rõ ràng và đúng đắn. Quý vị tiếp tục nhận xét một cách sắc sảo. Sự sắc sảo trong nhận định của quý vị : Rằng có một thứ rất quan trọng, chỉ có nó mới đưa đến sự Giác Ngộ. Sự hiểu biết của quý vị cần phải sắc sảo. Khéo léo.
Hãy chắc chắn rằng sự hiểu biết ấy là sắc sảo và khéo léo. Mặt khác sự hiểu biết của quý vị về bản chất chân thật của mọi vật – mặt ngoài hoặc mặt trong – sẽ không thật sự rõ ràng. Nó sẽ bị dính chặt vào các bậc sơ cấp của rỗng không, đặt nhãn hiệu và bám chặt vào đó rồi các vật ấy tiếp tục chồng chất lên nhau. Loại trống không đó không thể nào so sánh với loại nầy – sự nhận biết buông bỏ cái biết ngay tại nơi ý thức trong sạch và đơn giản. Hãy ráng làm sao cho sự hiểu biết loại nầy luôn luôn có mặt và phát triển liên tục. Nếu nhỡ quý vị lo ra trong một giây phút nào đó, hãy quay trở lại với hiểu biết nầy. Quý vị sẽ thấy rằng khi quý vị không bám chặt vào các nhãn hiệu và ý nghĩa, ý tưởng tốt và xấu sẽ tự dừng lại. Nó sẽ tự phân tán. Vì vậy khi đức Phật bảo chúng ta nên nhìn nhận thế giới nầy là rỗng không, và chúng ta cũng nhận thấy như vậy.
Cái rỗng không nằm ngay nơi tâm thức, nó không cho bất cứ ý nghĩa nào đối với sự vật, không thiết lập cái gì, không bám víu. Nó chỉ là rỗng không ngay nơi tâm thức nầy. Một khi quý vị nhận biết một cách chính xác về loại tâm thức rỗng không nầy, quý vị sẽ không còn bị bất cứ gì dẫn dắt. Nhưng nếu quý vị không thật sự chú tâm vào điều nầy, sự rỗng không nầy dù hiện hữu cũng chỉ rất hời hợt, và rồi quý vị lại thấy mình bị xao lãng bởi cái nầy cái kia, và làm hư hoại cái hiểu biết về sự rỗng không. Loại rỗng không nầy là loại rỗng không trong sự rối loạn. Quý vị vẫn bị rối trí bởi vì quý vị chưa chiêm nghiệm về các cấp bậc sâu sắc của rỗng không.
Quý vị chỉ chơi đùa với rỗng không, chỉ có vậy. Các cấp bậc sâu sắc của rỗng không cần quý vị phải chú tâm nhìn vào, xem xét kỹ lưỡng cho đến khi quý vị nhận thấy xuyên suốt, rõ ràng, bản chất chân thật của mọi vật trong hiện tượng xuất hiện và biến mất, đang hiện hữu trước mặt quý vị. Đây là loại tâm thức không tham dự, không dính chặt vào các ý nghĩa hoặc nhãn hiệu .
Nếu quý vị nhận thấy loại rỗng không nầy một cách chính xác, sẽ không còn vấn đề gì nữa, không còn nhãn hiệu cho bất cứ vật gì trong mớ hiện tượng tinh thần và thể chất. Khi thời điểm đến nó sẽ phân tán, không có gì phải thích thú, không có gì phải bực dọc, bởi vì đó là việc tự nhiên . Chỉ khi nào chúng ta bám vào nó và như vậy chúng ta mới đau khổ.
Phật Pháp (Dhamma) ngay tại nơi nầy, nơi thân và tâm, chỉ vì chúng ta không thấy nó mà thôi – hoặc chúng ta nhận thấy nó một cách sai lạc, bám víu vào nó và tự gây đau khổ. Nếu chúng ta nhìn vào mọi vật với con mắt của chính niệm và sự sáng suốt, có gì ở đó làm cho chúng ta đau khổ? Tại sao lại phải lo sợ về cơn đau và cái chết? Kể cả khi chúng ta lo sợ, chúng ta làm được gì ? Các hiện tượng tinh thần và thể chất phải đi con đường của nó – nó bất nhất, căng thẳng, và chúng ta không thể nào kềm chế được. Vì vậy tại sao chúng ta phải vươn tới và bám vào nó và cho rằng sự căng thẳng và đau đớn của nó thuộc về chúng ta? Nếu chúng ta hiểu rằng sự bám víu chỉ làm cho chúng ta đau khổ luôn luôn với mỗi hơi thở ra vào, vậy thì chúng ta chỉ có một cách duy nhất là buông bỏ nó và rồi chúng ta sẽ nhận thấy sự giải thoát khỏi đau khổ đang xuất hiện trước mắt chúng ta...
Vậy quý vị hãy tiếp tục chú ý vào sự hiểu biết, cách thức mà tôi đã trình bày qua, ngay nơi tâm thức. Nhưng quý vị đừng cho nó nhãn hiệu là “tâm thức” hoặc bất cứ cái gì. Hãy để mọi vật đúng ở bản thể của nó, trong cũng như ngoài, trong sạch và đơn giản. Như vậy đã đủ. Quý vị không cần cho ý nghĩa hay nhãn hiệu đối với bất cứ vật gì. Đấy là chấm dứt đau khổ... Khi cuối cùng mọi vật phân tán, nó phân tán ngay tại điểm của Thức Giới, không còn mầm mống để sinh ra bất cứ gì nữa. Nơi đó tất cả mọi vật đều chấm dứt, chẳng còn tái sinh tử hoặc bất cứ gì khác....
Thực tập là việc mà quý phải tự làm cho chính mình. Nếu quý vị nhận biết mọi vật một cách rõ ràng và chính xác với chính niệm và sự sáng suốt, đấy là quý vị đã có trong tay một dụng cụ sắc bén. Nếu tâm thức được huấn luyện để trở nên bén nhạy, với chính niệm và sự sáng suốt được xử dụng như công cụ để tự chiêm nghiệm, và rồi Tham, Sân, Si sẽ bị loại trừ và bị nhổ sạch gốc. Quý vị có thể nhận thấy tổng số mà quý vị đã thực tập qua: Tham, Sân, Si đã bị loại trừ phần nào chưa? Tâm thức không cần phải lo lắng về bất cứ điều gì, không cần phải tham dự vào bất cứ sự kiện nào. Hãy buông bỏ mọi thứ bên ngoài và rồi tiếp tục buông bỏ cho đến khi tâm thức tự buông bỏ . Khi quý vị làm được điều nầy, làm sao quý vị có thể không thấy được giá trị to tác của phật pháp?
Vì vậy tôi yêu cầu tâm thức hãy buông bỏ sự mê đắm, buông bỏ bất cứ ý nghĩa nào về tự ngã, hãy nhận biết rõ ràng cho đến khi quý vị nhận thấy không có gì ngoài Pháp. Hãy hiểu rằng đó chẳng là gì cả, chỉ là Pháp, hoàn toàn rõ rệt trước chính niệm của quý vị. Mong sao cho điều nầy xuất hiện trước mắt quý vị, xuất hiện với bản chất thật của nó, trong từng phút, từng giây.
II
Hãy lắng nghe Pháp, đây là điều rất hữu dụng khi tâm thức đạt đến cấp bậc căn bản của rỗng không. Giống như một loại thuốc gia tăng năng lượng, vì khi chúng ta bị bệnh, tất nhiên chúng ta sẽ bị cơn đau quấy rầy; nhưng nếu chúng ta không thèm để ý đến nó, nó chỉ là sự việc của cơ thể, không có sự tham dự của tâm thức. Hãy để ý việc nầy khi quý vị lắng nghe: Tâm thức phải buông bỏ cơn đau để lắng nghe những lời nầy, hãy để cơn đau làm việc của nó. Và rồi tâm thức sẽ trở nên trống không ....
Một khi tâm thức thành khẩn nhận thấy sự thật rằng tất cả mọi vật được tạo thành đều bất nhất, thay đổi, tâm thức sẽ phải buông bỏ sự bám víu. Vấn đề ở đây là chúng ta chưa thật sự nhận thấy điều nầy, hoặc chưa chiêm nghiệm khéo léo đầy đủ về điều nầy. Một khi chúng ta nhận diện rõ ràng, tâm thức luôn luôn sẵn sàng phát triển rỡ ràng. Sự hiểu biết rõ ràng làm cho tâm thức lập tức sáng rỡ. Vì vậy hãy tiếp tục quan sát mọi vật một cách cẩn thận. Kể cả khi quý vị không biết chi nhiều, chỉ cần nhận biết tâm thức đang hiện diện, duy trì sự cân bằng ở cấp bậc căn bản của rỗng không và trung tính. Và rồi nó sẽ không thể nào thiết lập và làm cho niềm đau lan rộng ra nơi cơ thể, và quý vị không cần phải bám vào đó.
Vì vậy hãy nhận biết cơn đau ngay ở cấp bậc nầy, nơi mà chỉ duy nhất là cảm giác của cơ thể. Nó có thể là cơn đau nơi cơ thể, nhưng đừng để tâm thức bị đau theo. Nếu quý vị để tâm thức cùng đau theo, mọi sự vật sẽ chồng chất lên nhau, lớp nầy đến lớp khác. Vì vậy bước đầu tiên để bảo vệ tâm thức, là buông bỏ mọi thứ, và rồi quay vào tận bên trong nhìn cho rõ phần sâu thẳm nội tại của chính niệm đang ở ngay tại đây. Quý vị không cần phải tham dự với những cơn đau bên ngoài. Nếu quý vị chỉ cần chịu đựng cơn đau, cơn đau có thể quá mạnh mẽ đối với sức chịu đựng của quý vị. Vì vậy hãy nhìn vào khía cạnh sâu thẳm của tâm thức, và rồi quý vị sẽ có thể buông bỏ hết mọi thứ sang một bên.
Bây giờ, nếu cơn đau là thứ mà quý vị có thể quan sát, hãy cố gắng quan sát nó. Tâm thức sẽ ở trạng thái trung tính, tịnh lặng với bản chất rỗng không nội tại của nó, nhìn cơn đau thay đổi và biến mất. Nhưng nếu cơn đau quá dữ dội, vậy thì hãy quay vào bên trong; bởi vì nếu như quý vị không thể chịu đựng nổi, thì ham muốn sẽ bắt đầu xuất hiện, muốn đuổi cơn đau đi chỗ khác và tìm lấy sự dễ chịu. Điều nầy sẽ tiếp tục chồng chất lên nhau, làm cho tâm thức bị rối loạn khủng khiếp.
Vì vậy hãy bắt đầu giải quyết vấn đề trước mắt. Nếu cơn đau bất ngờ xuất hiện dữ dội, lập tức hãy quay lại và chú tâm vào chính niệm nơi tâm thức. Quý vị không muốn có quan hệ nào đối với cơ thể, đối với những cơn đau nơi thân. Quý vị không nhìn vào cơn đau, không quan tâm tới nó. Chuyên chú vào điểm rỗng không nội tại. Cho đến khi quý vị có thể nhận thấy trạng thái trong sạch của tâm thức, biết rằng nó không liên quan chi đến cơn đau của cơ thể, và quý vị hãy tiếp tục quan sát cho rõ ràng.
Một khi điều nầy luôn rõ ràng, thì không quan trọng nữa khi có bất cứ cơn đau nào xuất hiện nơi cơ thể, đó chỉ đơn giản là việc của các dự kiện tinh thần và vật chất . Mặc dù tâm thức không tham dự . Nó để các sự kiện nầy sang một bên. Nó buông bỏ. Khi mà quý vị đã trở nên thuần thục trong thực tập nầy, đây là một năng khiếu hữu dụng cần có, bởi vì những sự việc quan trọng không nằm ở bên ngoài. Nó hoàn toàn nằm ngay nơi tâm thức nội tại. Nếu chúng ta hiểu được điều nầy một cách đúng đắn, chúng ta sẽ không phải chạy ra ngoài nắm bắt cái nầy cái kia. Chúng ta không phải bám vào bất cứ thứ gì – bởi vì nếu chúng ta bám víu vào, chúng ta chỉ tạo ra đau khổ vô ích cho chính bản thân.
Lợi ích của tâm thức nằm ở điểm mà nó không bám vào bất cứ vật gì, nó chẳng ham muốn bất cứ thứ gì. Đó là nơi mà phúc lợi của chúng ta hiện hữu – điểm mà tất cả đau khổ và căng thẳng phân tán ngay nơi tâm thức ... Nếu chúng ta không thực sự hiểu được các việc nầy, tâm thức sẽ không thể nào buông xả mọi thứ. Nó sẽ tiếp tục bám víu thật chặt vào các vật, bởi vì nó tìm thấy nhiều vị ngon ngọt ở các vật bên ngoài. Bất cứ gì bao gồm đau đớn và căng thẳng : Nó đều thích cả. Chúng ta phải chú tâm chiêm nghiệm và nhìn nhận, nhìn vào các ảo ảnh trong tâm thức, sự hiểu biết sai lệch và các ý nghĩ che phủ nó và làm cho chúng ta không thấy khía cạnh rỗng không của tâm thức và đó cũng chính là bản chất nội tại chân thật của nó.
Chú tâm chiêm nghiệm các ý tưởng xuất hiện và khi nó tạo ra những bám víu rắc rối với những đặc tính khủng khiếp phủ che tâm thức. Hãy nhìn rõ làm thế nào các dự kiện tinh thần – cảm giác, nhận thức và ý tưởng – ước định tâm thức, ước định thức giới cho đến khi tâm thức trở nên méo mó, dị dạng.
Đây là lý do tại sao việc quan trọng khẩn thiết là phải khám phá ra loại hiểu biết buông xả cái biết, thí dụ, biết rằng Thức Giới trong sạch và đơn giản khi tâm thức không bị các dự kiện tinh thần điều kiện hóa, hoặc tâm thức chưa điều kiện hóa các sự kiện tinh thần. Ngay đây là nơi mà mọi vật trở nên rất lý thú – nhất là, sự thành hình của các ý tưởng điều kiện hóa ý thức. Nó bắt nguồn từ sự si mê, đúng không? Bởi vì với sự không hiểu biết của chúng ta, hoặc sự hiểu biết sai lệch, nó có thể điều kiện hóa mọi vật.
Vì vậy, tôi yêu cầu quý vị hãy chú ý vào cái si mê, cái không hiểu biết nầy. Nếu quý vị biết những đặc điểm của cái không hiểu biết, cái hiểu biết tương tự, quý vị sẽ biết luôn các đặc điểm và trạng thái của các ý tưởng và làm thế nào để phân tán chúng. Điều nầy cần thiết một sự chiêm nghiệm chuẩn mức, khéo léo vì đó là cái rất tinh tế và sâu thẳm. Tuy vậy, không cần biết là nó tinh tế đến đâu, điều cần thiết là chúng ta phát triển chính niệm và sự sáng suốt đến điểm mà chúng ta phải chú ý đến nó. Nếu không, chúng ta sẽ không thể nào chấm dứt hoặc thoát khỏi sự căng thẳng.
Hoặc giả, nếu muốn, quý vị có thể làm như thế nầy: Chăm chú vào khía cạnh luôn luôn rỗng không của tâm thức. Nếu như bất cứ ý tưởng nào xuất hiện, hãy cảnh giác đến các đặc điểm của cảm xúc trần trụi khi các hình dạng bắt đầu tiếp xúc với mắt, hoặc tiếng động tiếp xúc với tai, v... v... Đây là cảm xúc trần trụi, và rồi nó sẽ biến mất trước khi nó có bất cứ ý niệm nào về “tốt” hoặc “xấu” . Nếu chỉ là cảm xúc trần trụi xuất hiện và rồi phân tán, vậy là không có đau khổ.
Hãy quan sát giây phút khi các hình dạng bắt đầu tiếp xúc với mắt. Nếu như quý vị không thích thú đối với những sự vật, sẽ không có cảm giác ưa thích hay chán ghét xuất hiện. Nhưng nếu quý vị bắt đầu cảm thấy thích thú hoặc cảm nhận ý nghĩa của sắc, thinh, hương, vị, xúc giác, quý vị sẽ nhận thấy rằng khi quý vị bắt đầu cho những vật nầy các ý niệm, tức thời sự bám víu liền có mặt .
Nếu quý vị dừng lại và nhìn theo hướng nầy, quý vị sẽ thấy rằng sự bám víu là một cái gì đó rất tinh tế, bởi vì đơn giản ta chỉ cần có chút ý niệm về nó, nó liền có mặt. Nếu quý vị nhìn vào sự việc nầy một cách hời hợt, quý vị sẽ không nhìn thấy đó là sự bám víu – mặc dù nó là sự bám víu, nhưng nó hiện hữu một cách rất là tinh tế. Một khi có ý niệm, nó liền biến thành sự bám víu. Điều nầy bắt buộc quý vị phải trở nên một người quan sát kỹ lưỡng – bởi vì đối với các sự tiếp xúc của mắt và tai mà chúng ta xem là bình thường, có rất nhiều trò quỷ quái xuất hiện cùng lúc, nghĩa là chúng ta không để ý đến đặc điểm của ý thức rằng nó có thể nhận biết mọi cảm giác cá nhân.
Chúng ta phải quan sát kỹ lưỡng nếu như muốn nhận biết những điều nầy. Nếu ở bậc nầy mà chúng ta không để tâm cảnh giác, mọi thứ sẽ bị dính chặt vào mê đắm. Những dính mắc nầy sẽ gửi bản báo cáo vào tâm thức, điều kiện hóa nó và chế biến ra đủ loại vấn đề để cho tâm thức, hoặc ý thức bị loạn động.
Vì vậy nếu chúng ta muốn nhìn vào nội tâm một cách rõ ràng, chúng ta phải quan sát rất kỹ lưỡng, bởi vì mọi vật bên trong rất là bén nhạy, tinh tế, và không dễ nắm bắt . Khi tâm thức dường như trống không và ở trạng thái trung tính : Khi ấy quý vị phải cẩn thận quan sát và kềm chế nó, để nhận thấy rõ ràng cảm giác khi có sự xúc chạm. Có sự xúc chạm, trong sạch và đơn giản, và rồi nó phân tán, và tâm thức vẫn rỗng không. Trung tính và rỗng không. Một khi quý vị nhận biết điều nầy, quý vị sẽ biết tâm thức đang ở trạng thái tự nhiên của nó khi nó không bị điều kiện hóa bởi sức mạnh của uế nhiễm, ham muốn và mê đắm. Chúng ta có thể xử dụng sự rỗng không của tâm thức như là nền tảng căn bản của sự so sánh, và nó sẽ giúp chúng ta rất nhiều ....
Cuối cùng, quý vị sẽ nhận thấy sự rỗng không trong tất cả những xúc chạm của các giác quan, như đức Phật đã dạy, chúng ta nên thấy thế gian là rỗng không. Có nghĩa là chúng ta quan sát các cảm giác trần trụi khi nó xuất hiện cũng như khi nó phân tán, nhận biết ý thức ở trạng thái tự nhiên của nó khi mà nó chẳng làm gì cả, ngoại trừ việc tiếp nhận sự xúc chạm. Nếu quý vị thấy được điều nầy, bước kế tiếp trong thực tập sẽ không khó khăn chút nào – bởi vì quý vị đã đặt sẵn nền móng trung tính ngay từ lúc đầu. Sự tiếp nhận các xúc chạm không còn khó hiểu : Tâm thức không còn giữ chặt hay nắm níu sự vật, không còn cảm giác ưa thích hay chán ghét. Nó chỉ đơn giản tịnh lặng và luôn luôn nhận biết rõ ràng trong từng phút giây tất cả những gì đang xảy ra xung quanh nó .
Nếu như kể cả khi quý vị chỉ làm được bấy nhiêu, quý vị sẽ nhận thấy rằng quý vị được nhiều lợi ích, không để cho sự việc bị rối rắm, không để cho nó bị biến dạng theo sự điều khiển của uế nhiễm, ham muốn và mê đắm. Chỉ cần bấy nhiêu cũng đủ dẹp bớt một số vấn đề. Và rồi khi quý vị chú tâm xa hơn để nhìn vào bản chất thật của các hiện tượng xuyên qua sự xúc chạm, quý vị sẽ nhận thấy rằng chỉ đơn giản là cảm giác trần trụi không có chi quý giá mà ta phải bám víu vào. Nếu quý vị nhìn với cặp mắt sáng suốt, với chính niệm, quý vị sẽ thấy rằng nó là rỗng không – kể cả khi thế gian đầy dẫy những sự vật. Cặp mắt nhìn thấy rất nhiều hình dạng, đôi tai nghe rất nhiều thinh âm, nhưng tâm thức không còn đặt tên cho mọi vật nữa. Cùng lúc, mọi vật tự nó đều không có ý nghĩa gì cả.
Cái quan trọng nhất là tâm thức. Tất cả vấn đề bắt nguồn từ tâm thức, nơi tâm thức các vấn đề được mang một ý nghĩa và rồi sự bám víu xuất hiện, tạo ra căng thẳng và đau khổ. Vì vậy quý vị phải quan sát cho đến khi quý vị nhận diện rõ ràng. Hãy nhìn ra bên ngoài cho đến khi quý vị thấy rõ con đường đi ra, và nhìn vào bên trong cho đến khi quý vị nhận thấy con đường đi vào, cho đến khi quý vị nhìn xuyên suốt sự bất nhất, căng thẳng, và vô ngã. Nhìn thấy mọi vật đúng ở trạng thái tự nhiên của nó, không mang bất cứ ý nghĩa hoặc sự mê đắm nào. Như vậy sẽ không có vấn đề gì. Tâm thức sẽ trở nên rỗng không – trong sạch và sáng rỡ - quý vị chẳng cần phải làm gì cả.
Bây giờ, vấn đề là nơi tâm thức đang sỡ hữu một số vi trùng si mê, hoặc ham muốn, làm cho sự vật xuất hiện dễ dàng, nghĩa là chúng ta không thể lơ đễnh. Ngay từ đầu, quý vị phải giám sát mọi sự một cách cẩn thận để nhận thấy sự mê đắm xuất hiện ngay khi có sự xúc chạm – thí dụ, khi có cảm giác đau đớn. Nếu quý vị không mang cho nó nhãn hiệu là nỗi đau của quý vị, mê đắm sẽ không hoành hành nhiều. Nhưng nếu quý vị đặt cho nó một ý niệm, tức thời sẽ có sự mong muốn đẩy lui nỗi đau sang chỗ khác hoặc thay vào đó là sự ưa thích.
Tất cả những thứ nầy, mặc dù chúng ta chưa đạt được bất cứ cái gì là chân thật vì nó phụ thuộc vào sự ham muốn. Sự vui thú mà chúng ta có được từ ham muốn không trường tồn. Nó lừa gạt chúng ta và rồi biến đổi ra một cái gì khác. Nỗi đau đớn lừa gạt chúng ta và rồi biến dạng. Nhưng những thay đổi nầy cứ tiếp tục chồng chất và trở nên rắc rối nơi tâm thức, và đây là điều để kềm giữ tâm thức ở trạng thái si mê : Tâm thức bị điều kiện hóa rất nhiều cách và rồi nó bị tối ám, nung nấu, nó bị lộn xộn, bị đánh lừa .
Tất cả mọi thứ đều bị nung nấu ở nơi đây... Đấy là tại sao yếu tố căn bản của hiểu biết là sự buông bỏ cái hiểu biết, nó là một dụng cụ rất quan trọng. Bất cứ việc gì xảy ra cho quý vị, chỉ cần biết buông bỏ cái hiểu biết là đủ để cho quý vị thực tập. Nó chăm sóc cho tất cả. Nếu quý vị để nó trượt đi, quý vị chỉ cần quay lại với sự hiểu biết ấy. Hãy nhìn xem nó đưa quý vị đi xa đến đâu, nó có thể giữ cho tâm thức ở trạng thái trung tính và rỗng không trong bao lâu .
Quý vị dần dà có thể nhận thấy điều nầy. Trong những giây phút mà tâm thức không tham dự nhiều vào sự việc, khi mà nó ở cấp bậc căn bản bình thường – rỗng không, tịnh lặng – hãy cẩn thận quan sát và phân tách nó. Đừng để nó ở trạng thái xao lãng, thờ ơ, hoặc mất thăng bằng. Nếu quý vị ở trạng thái xao lãng, và khi mà có bất cứ sự tiếp xúc nào ở các cánh cửa của giác quan, tức thì sẽ có sự mê đắm hoặc ham muốn xuất hiện ngay khi các cảm giác xuất hiện. Quý vị phải chú tâm quan sát các đổi thay, tính cách của tâm thức trong mỗi giây phút. Một khi chính niệm của quý vị vắng mặt – và của tất cả chúng ta – là bởi vì những dòng si mê quan trọng nhất vẫn còn hiện diện nơi tâm thức.
Bởi vì vậy chúng ta phải tiếp tục thực hành chính niệm, xét nghiệm, chú tâm, để cho chính niệm của chúng ta ngày càng được sáng tỏ. Làm cho tâm thức của quý vị chín muồi trong chính niệm và sáng suốt một cách liên tục ... Một khi chính niệm đủ chín muồi để quý vị nhận biết mọi vật một cách khéo léo, quý vị có thể làm phân tán những uế nhiễm ngay giây phút nó xuất hiện. Một khi quý vị bắt đầu cảm nhận sự ưa thích hay chán ghét, quý vị có thể đối diện với nó trước khi nó biến thành bất cứ vấn đề gì. Điều nầy làm cho sự việc trở nên dễ dàng hơn. Nếu quý vị buông thả các vấn đề và để nó điều kiện hóa tâm thức, làm cho tâm thức bị kích thích, trở nên u ám, và rối loạn đến mức mà nó biểu hiện ra lời nói và cử chỉ của quý vị, vậy là quý vị đang bị nhiễu loạn, quý vị đang rơi vào địa ngục ngay nơi cuộc sống nầy.
Thực tập phật pháp đòi hỏi chúng ta phải mưu trí, và thận trọng ngay nơi tâm thức. Uế nhiễm luôn luôn sẵn sàng tâng bốc chúng ta, làm đủ mọi cách để làm vừa lòng chúng ta. Nếu chúng ta không khéo léo gìn giữ chính niệm, nếu chúng ta không biết cách gìn giữ tâm thức dưới sự giám sát kỹ càng, chúng ta sẽ bị thất bại dưới tay uế nhiễm – bởi vì uế nhiễm thì vô số. Nhưng nếu chúng ta gìn giữ tâm thức với sự kiểm soát kỹ lưỡng, các uế nhiễm sẽ sợ chúng ta – sợ chính niệm và sự sáng suốt của chúng ta, sợ sự tỉnh thức của chúng ta. Hãy chú ý đến tâm thức khi nó ở trạng thái rỗng không, nhận biết mọi việc xung quanh, không chút bám víu vào bất cứ cái gì : Những uế nhiễm sẽ tìm chỗ ẩn núp, làm như là nó chưa bao giờ xuất hiện.
Nhưng khi chính niệm vắng mặt, dù chỉ một giây, uế nhiễm sẽ xuất hiện. Nó trổi dậy ngay tức thời. Nếu quý vị nhận biết nó ngay giây phút nó xuất hiện, nó sẽ tự phân tán ngay tức khắc. Đây là năng khiếu rất hữu dụng cần có. Nhưng nếu chúng ta để uế nhiễm hoành hành đến mức nó trở thành các vấn đề, nó sẽ rất khó mà phân tán. Đây là lúc mà quý vị phải chịu đựng cam go để đấu lại với nó, không được bỏ cuộc. Bất cứ việc gì xảy ra, hãy bắt đầu bằng sự chịu đựng – không chỉ đơn giản là chịu đựng nó, nhưng mà xét nghiệm nó, nhận diện rõ ràng bản chất của nó, nó thay đổi như thế nào, và nó phân tán như thế nào. Chúng ta chịu đựng mọi việc để chúng ta có thể nhận diện mánh khóe của nó một cách rõ ràng : cách mà nó xuất hiện, trụ lại, và tự phân tán. Nếu nó phân tán ngay trong lúc chúng ta đang xét nghiệm, và nhận thấy rõ ràng mánh khóe của nó, chúng ta có thể xem là chúng ta đã tiêu diệt được nó.
Điều nầy làm cho tâm thức ở trạng thái tự do, độc lập, rỗng không. Nếu quý vị có thể học tập để nhận thấy rõ ràng sự vật ngay giây phút nó xuất hiện – quý vị có thể xem đó là những giác ngộ nho nhỏ - chính niệm của quý vị sẽ tiếp tục sáng rõ, rỡ ràng, mạnh mẽ và càng lúc càng phát triển. Vì thế hãy cố gắng thực tập – những hiểu biết tức thời nho nhỏ nầy – cuối cùng khi mọi vật hòa hợp một cách đúng đắn, sẽ xuất hiện giây phút mà uế nhiễm và những nhánh của nó đều bị cắt đứt. Khi đó là – niết bàn. Không còn phải luân hồi sinh tử. Nhưng nếu quý vị chưa đạt đến điểm nầy, chỉ cần quý vị tiếp tục mài dao : phát triển chính niệm và sự sáng suốt của quý vị. Nếu chính niệm và sự sáng suốt bị cùn, nó sẽ không thể nào có thể cắt đứt bất cứ cái gì, tuy vậy bất cứ vật nào ở hình dạng nào, quý vị hãy tiếp tục cắt đứt nó từng chút một trong khả năng của quý vị ...
Tôi yêu cầu quý vị hãy ghi nhớ điều nầy : xét nghiệm và tìm hiểu mọi thứ nơi tâm thức cho đến khi quý vị đạt đến điểm mà mọi vật đều hoàn toàn sáng rỡ và quý vị có thể buông bỏ mọi thứ với nhận thức rằng không có gì nơi ngũ uẩn hoặc các hiện tượng nơi thân và tâm là tôi hoặc của tôi. Hãy cố gắng tập buông bỏ, chỉ như vậy là đủ. Mỗi giây phút mà quý vị được chăm sóc ở bệnh viện, hãy làm sao giữ vững chính niệm nơi tâm thức – sự hiểu biết sẽ tự buông bỏ lấy nó. Ngay đây các vấn đề của quý vị đều chấm dứt....
Muốn mau khỏi bệnh hơn, tìm đọc: Bộ não thứ hai của con người - khám phá bí mật để luôn luôn tràn đầy sinh khí.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jan 24 2020, 09:12 AM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Có 3 file:

1. Ngôi nhà thực sự của chúng ta của ngài Achjan Chaah:

https://youtu.be/Aa6HAdC-9NQ


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jan 30 2020, 06:57 PM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



2. Bài pháp của ngài Monle - sư Thư sưu tầm và đọc:

https://studio.youtube.com/video/ZXtXvztAKrg/edit

3. Bài pháp dược cho Thiền giả:

https://studio.youtube.com/video/lGcfniZdNes/edit


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Mar 2 2020, 07:33 PM
Bài viết #4


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



4/ Tử thư Tây Tạng, giọng nữ đọc:
Học về cái chết.

https://www.youtube.com/watch?v=aXOuLWfSsYo


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Mar 4 2020, 08:49 PM
Bài viết #5


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Giọng đọc nam:

https://www.youtube.com/watch?v=E3WB95ZJ61s...amp;app=desktop


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Apr 6 2020, 03:26 PM
Bài viết #6


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://thucduong.vn/forums/index.php?showt...amp;#entry32215


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Apr 6 2020, 03:27 PM
Bài viết #7


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Bài này trích trong:

https://phatphapbuddhadhamma.com/cam-nang-t...t-tu-mien-dien/

9. KINH THẤT GIÁC CHI

(KINH BẢY NHÂN TỐ CỦA SỰ GIÁC NGỘ)

Kinh này là thuyết giảng hợp nhất về ba sự kiện tương tự được kinh nghiệm bởi Tôn giả Đai Ca Diếp (Maka Kassapa), Tôn giả Mục Kiền liên (Moggallana) và chính Đức Phật. Cả ba vị này bị đau vì nhiễm bệnh nặng. Nhờ hiệu quả trong việc tụng niệm Kinh Thất Giác Chi (Bojjhanga Sutta) mỗi vị đều bình phục, không còn bị bệnh và đau đớn nữa.

Có lần, Đức Phật đang an trú tại thành vương xá (Rajagaha), trong rừng trúc (Trúc lâm) là nơi cung cấp thức ăn cho loài sóc đen. Vào lúc đó Tôn giả Đại Ca Diếp đang sống trong Động Pipphali phiền nhiễu bởi một cơn bệnh rất trầm trọng. Đức Phật gọi ngài lại và dạy bài Kinh Thất Giác Chi. Vào lúc cuối buổi thuyết giảng và truyền dạy, Trưởng lão Ca Diếp hồi phục và cơn bệnh biến mất. Đây là trường hợp thứ nhất.

Vào một dịp khác, Đức Thế Tôn ở cùng chỗ tại thành Vương Xá trong rừng Trúc, nơi cung cấp thức ăn cho loài sóc đen. Lúc đó Tôn giả Đại Mục Kiền Liên đang cư trú tại Linh Thứu Sơn (Gijjhakuta) và bị bệnh rất nặng. Vì thế Đức Phật gọi ngài lại và giảng cho ngài cũng bài Kinh Thất Giác Chi đó. Trưởng lão lắng nghe với sự tôn kính và nhờ đó được bình phục. Đây là trường hợp thứ hai.

Lần thứ ba, lúc Đức Phật đang an trú cũng tại Trúc Lâm trong thành Vương Xá thì bản thân ngài cũng bị phiền nhiễu bởi một căn bệnh rất đau đớn. Sau đó Trưởng lão Đại Thuần Đà (Maha Cunda) đến thăm và săn sóc ngài. Đức Phật yêu cầu Trưởng lão Đại Thuần Đà tụng Thất giác chi (Thất bồ đề phần) như chính Phật thường giảng dạy. Vì thế Trưởng lão Thuần Đà vâng lời và cầu nguyện.

Thất Giác Chi này được Đức Thế Tôn giảng dạy rõ ràng, được chứng minh và phát triển đầy đủ. Đó là:

1. Niệm (sự tỉnh giác),

2. Trạch Pháp (Nghiên cứu Giáo Pháp, thấu hiểu rõ ràng),

3. Tinh tấn,

4. Kinh an,

5. Hỷ,

6. Định

7. Xả

Thất Giác Chi này giúp ta hiểu thấu suốt, hoàn toàn chứng ngộ và đạt được niết bàn.

Sau đó, Đức Phật bình phục và không còn đau đớn. Cuối cùng, Đức Phật đã công nhận bài cầu nguyện này.

Ba trường hợp này được đưa ra để trình bày và giới thiệu năng lực chữa lành kỳ diệu của việc tụng niệm các Minh Hộ Kinh và thệ nguyện chân lý.

Vì thế các thầy thuốc Miến Điện đã thực hành và tụng niệm bài Kinh Thất Giác Chi này nhằm giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và khởi xướng những cách điều trị thành công này.

Trong thực tế thì những bài Kinh nguyên thuỷ được tìm thấy và giảng dạy bằng văn xuôi bởi Đức Phật, trong đại phẩm Tương Ưng (Mahavagga Samyutta) Pali. Tuy nhiên các tu sĩ Miến Điện ngày xưa là những chuyên gia về ngôn ngữ Pali đã soạn lời cầu nguyện kết hợp này thành thi kệ và được gọi là Thất Giác Chi Minh Hộ Kinh (Bojjhanga paritta sutta) gồm mười một đoạn kệ.
——————–

KINH THẤT GIÁC CHI
(KINH BẢY NHÂN TỐ CỦA GIÁC NGỘ)


Dẫn nhập

1. Bảy bài pháp này là những nhân tố của sự giác ngộ, chúng tiệt trừ mọi đau khổ của chúng sinh đang luân hồi trong giòng chảy chung nhất và là những nhân tố khuất phục đội quân của Thần Chết.

2. Khi chứng ngộ được bảy bài pháp này, những sinh linh đạt được cấp độ Bất tử, Vô úy, Bất sinh bất diệt, và vô bệnh: họ trở nên phi thường và thoát khỏi ba cõi luân hồi. Xin hãy đến đây! Chúng ta hãy tụng niệm giáo lý Thất Giác Chi (Những nhân tố của giác ngộ) này.

3. Có những tính chất như vậy và những đặc tính khác cùng vô vàn phẩm tính, đây chính là một thần chú chữa lành.

4. Những nhân tố của sự giác ngộ là Niệm, Trạch Pháp, Tinh Tấn, Hỷ, Khinh An và những nhân tố khác của sự Giác Ngộ.

5. Nhân tố Định và Xả. Tất cả bảy nhân tố này đã được Đấng Hoàn toàn Thấu Suốt giảng dạy rõ ràng, được thường xuyên nuôi dưỡng và phát triển bởi các bậc Hiền Minh.

6. Để thấu suốt sâu xa, để chứng ngộ trí tuệ và đạt được Niết bàn; Do xác quyết của Chân lý này, cầu mong quý vị được hạnh phúc miên viễn.

7. Một thời, Đức Phật thấy Tốn Giả Cá Diếp và Tôn giả Mục Kiền Liên đau đớn và bệnh tật nên Ngài dạy Thất Giác Chi (Bảy Nhân tố của Giác Ngộ)

8. Hai vị Trưởng lao cũng hoan hỷ về sự việc này; và ngày khi đó thoát khỏi bệnh tật. Do xác quyết của Chân ý này, cầu mong quý vị được hạnh phúc miên viễn.

9. Có lần ngay cả chính Đức Phật, bậc Pháp Vương cũng bị phiền nhiễu vì bệnh tật, nên Trưởng lão Thuần Đà được yêu cầu tụng niệm chính bài kinh đó với thẩm quyền thích đáng.

10. Do vậy, Đức Phật hoan hỷ ngồi dậy và khỏi bệnh. Do sự xác quyết của Chân lý này, cầu mong quý vị được hạnh phúc miên viễn.

11. Giống như những Bất tịnh, bị hủy hoại bởi tâm thức – Magga (Tâm đạo) không thể phát sinh trở lại được nữa, trong cùng cách thức ba vị Đại Hiền Minh tiệt trừ được những bệnh tật này. Do sự xác quyết của Chân lý này, cầu mong quý vị được hạnh phúc miên viễn.

Kết thúc Bojjhanga Sutta


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Apr 6 2020, 03:48 PM
Bài viết #8


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Thần Chú chữa bệnh của Phật tử Miến Điện, do chính Đức Phật thuyết giảng:
http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=7215
Trích trong:
https://phatphapbuddhadhamma.com/cam-nang-t...niem-cua-ph…/
Cần tìm thông tin quí giá cứ gõ thông tin đó rồi thêm đuôi thucduong.vn - là website đầu tiên có đăng bài về thực hành thiền đúng phương pháp của Đức Phật, theo dòng thiền truyền thống nguyên thuỷ tại Miến Điện và Thái Lan.
Tại Miến Điện và Thái Lan ai chưa vào dòng Thánh và không được thầy của mình lựa chọn thì không được đi hướng dẫn giảng dạy về thiền.
Ngay có tới 10 ngài Tam Tạng... mà chỉ có duy nhất ngài Tam Tạng 10 là có đi giảng dạy về Thiền là lý do này! Người chưa thấy PHÁP chưa đủ trình độ để có thể đi dạy Thiền...
Ngài Tejaniya sang Việt Nam thấy rất lạ là ở Việt Nam có rất nhiều người đi dạy thiền ??? thầy về Miến Điện và kể cho sư cô Minh ở đó và năm ngoái tôi sang SOM hành thiền cô ấy kể lại cho tôi nghe.
Tôi rất thích cách cung cấp thông tin và không khen chê như vậy và học cách của sư Thư khi đưa thông tin để KHÔNG dẫn tới mâu thuẫn nhau, là: đưa ra các dữ liệu, thông tin và không kết luận!
Sau này đọc nhiều bài báo tôi cũng thấy họ có cách đưa tin như vậy.
Có câu chuyện thời Đức Phật có nhà ông Phú Hộ, có cô con dâu lăng loàn muốn nhờ Đức Phật chuyển hoá thuyết Pháp... khi Đức Phật tới nhà cô ấy không ra nghe Pháp mà ngồi trong nhà nghe, Đức Phật cũng chỉ định nghĩa 7 loại vợ và cô ấy nhận ra cô ấy thuộc loại vợ nào và cô ấy sẽ phấn đấu trở thành người vợ như thế nào của chồng.... cách giáo dục con người của Đức Phật là NHẤT quả đất, tôi là một nhà giáo và có tư duy của một nhà giáo dục, rất lấy làm tiếc là loài người trên trái đất toàn mở trường giáo dục dạy nhau này nọ v.v... mà KHÔNG dạy cách dạy của Đức Phật??? Không dạy cách dạy của ÔNG BÀ: HỌC ĂN??? không dạy cách tư duy âm dương và tư duy theo giáo PHÁP sinh diệt không ngừng???
Vô Minh là gì: là biết rõ những điều không cần biết và điều cần biết thì lại KHÔNG BIẾT.

TIẾC CÁI THÂN THỂ của chúng sinh quá mấy trăm triệu thân tâm, toàn sử dụng vào những mục đích thấp, vật chất, sản xuất vũ khí, thi nhau khoe vũ khí này nọ, bắn lên trời bùm bùm hết quả đạn khủng này tới quả khác ra oai? nào là dân "của tôi", "đất nước của tôi", nào là "tao" (I) và mày (you) suốt đời... khi dịch tới thì chả có cả khẩu trang để sử dụng, cuống quít tít mù tranh nhau từ cái khẩu trang, bình thường thì khoe hết cái nọ tới cái kia toàn là vật chất??? có biết đâu tất cả đều hầu như sẽ đi luân hồi và nay đang cùng nhau thọ quả covid ???? quắn này đọc các báo chưa thấy tín hiệu tỉnh ngộ, mà chỉ mới đang chạy đua tìm vắc xin để dừng dịch lại??? nếu thoát dịch, tiếp tục sống như cũ hay kiểu MỚI đây, hỡi toàn nhân loại???


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 06:19 PM