IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Bài Kinh Nhật Tụng của người Phật tử Miến Điện, Ngọc Trâm sửa chính tả so với bản gốc đánh máy sơ s
Diệu Minh
bài Apr 17 2020, 11:30 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Rất biết ơn và tán thán công đức của nhóm dịch và gửi thông tin cho mọi người và lên mạng để cho mọi sự được hanh thông, tri ân và hồi hướng phước này đến các quí vị mong các quí vị luôn được hạnh phúc an vui và tinh tấn, sadhu!

Nhà mình có quyển này (pho tô hơi mờ từ nhiều năm thấy rất quí giá và thỉnh thoảng mang ra tụng đọc, nhờ có covid nay chăm chỉ tụng đọc hơn và thấy được vô cùng nhiều lợi lạc nên tìm trên mạng thử xem ai ngờ là CÓ SẴN từ bao giờ, nên tải về sắp xếp lại về mặt chính tả và trình bày dễ hiểu, hy vọng sẽ in ra tặng mấy người bạn lớn tuổi có thể không cần đeo kính để đọc hàng ngày tăng trường công đức và trấn an cho các vị bô lão trong thời covid hoành hành khắp hành tinh.

Sau khi xem lại bản đã chỉnh sửa và chuẩn bị đăng lên ở đây, tôi rà soát lại lần nữa vẫn thấy có 5-7 lỗi nhỏ nhí về mặt trình bày; tôi là người làm sách có chuyên môn lâu năm (30 năm) nên mới nhận ra lỗi nhi nhí đó để sách Kinh được đẹp đẽ và hoản hảo nhất có thế, (người không có chuyên môn thì khó có thể nhận ra được) mà khi rà soát lại vẫn phát hiện lỗi như vậy, mong quí độc giả xem xét lượng thứ cho.

Bạn nào cần bản pdf không cần chỉnh sửa nữa để in ra đọc hàng ngày thì gửi yêu cầu vào macrobiotic2001@gmail.com. Mặt khác tôi sẽ xem có cách nào hữu hiệu hơn, nếu copy từ bản hoàn chỉnh này các bạn lại phải sắp xếp lại mất công.


Cẩm Nang Tụng Niệm Của Phật Tử Miến Điện

Nhóm Long Chenpa



CẨM NANG TỤNG NIỆM CỦA PHẬT TỬ



NGUYÊN TÁC:

HAND BOOK OF BUDDHIST RECITATION

Published by Dhammikarama Temple Sunday School


Bản dịch việt ngữ
Nhóm Long Chenpa


MƯỜI MỘT MAHA PARITTA SUTTA

Trong các loại Kinh bảo hộ, quan trọng nhất là tuyển tập mười một Minh Hộ Kinh (Paritta Sutta). Những Paritta Sutta này được tụng niệm một mình hoặc tập thể nhiều người. Một số hoặc tất cả những Kinh (sutta) này được tụng niệm như một phần của những sùng mộ thông thường của Phật tử, nhằm chống lại những hiểm nguy và tai hoạ, dù chúng tự nhiên hay siêu nhiên. Phòng tránh những biến cố không hay đang diễn ra và vô hiệu hoá các rủi ro từng xảy ra là hai mục đích chính của việc tụng niệm trong những dịp đặc biệt.
Một điều quan trọng cần phải lưu ý là mỗi Paritta Sutta có một chức năng đặc trưng, mặc dù bất cứ paritta nào cũng có thể được tụng niệm như một biện pháp bảo hộ thông thường. Do đó, ví dụ như Angulimala paritta phải được tụng trong trường hợp sinh khó; Khandha paritta đề phòng việc rắn cắn và nhiễm độc; Vatta paritta nhằm dập tắt ngọn lửa hung dữ; Mora paritta nhằm giải thoát một người khỏi ngục tù; Bojjhanga paritta nhằm chữa trị các bệnh nhân bị bệnh nguy kịch v.v..

Do đó, các Maha- paritta Sutta trở nên không thể thiếu được trong hệ thống bảo hộ của Phật giáo Miến Điện. Nếu không có các nghi thức này thì không thể đương đầu với các cuộc khủng hoảng. Hầu hết các cuộc khủng hoảng khó giải quyết được nói rằng đã được tháo gỡ bằng những cách này. Các tu sĩ Miến Điện chịu trách nhiệm về việc cử hành các nghi thức tụng niệm này nhân danh các cư sĩ. Không thể tưởng tượng được nếu như một tu sĩ của ngôi chùa Phật giáo lại từ chối cử hành nghi lễ Paritta khi Phật tử của ông ta yêu cầu.

Tất cả mười một Paritta Sutta được quy định trong chương trình tu học Truyền thống Miến Điện và những học giả trẻ, những người mới nhập đạo, người mới tu và những người trợ lễ (Kyaungtha, Pothudaw, Koyin và Upazin) được rèn luyện để ghi nhớ chúng một cách trực tiếp từ nguyên bản Pali. Tất cả những bản văn này được chuyển dịch sang ngôn ngữ bản địa Miến Điện, và mỗi người Miến Điện trưởng thành được coi như đã hiểu tất cả hoặc một số Kinh này khi các nhà tu lớn tuổi tụng niệm chúng bằng tiếng Pali nhân danh những gia chủ trong các buổi lễ của làng. Những thực hành tôn giáo này vẫn còn hợp thời trong xã hội Phật giáo Miến Điện hiện nay.


NỘI DUNG
– LỜI NÓI ĐẦU
– CÁCH PHÁT ÂM
– TI- SARANA (Quy y tam bảo)
– PANCA- SILA (Xin thọ ngũ giới)
– SỰ THỰC HÀNH CỦA ĐẠO PHẬT
– ĐẠO CỨU KHỔ
– MƯỜI MỘT MAHA PARITTA SUTTA
– XUẤT XỨ NGUYÊN BẢN
– BẢN MÔ TẢ LỊCH SỬ BAN ĐẦU
– PARITTA NHƯ THIỀN ĐỊNH BHAVANA (Thiền quán)
– TỤNG NIỆM VÀ THỰC HÀNH
– MAHA PARITTA PALI (Đại minh hộ kinh)
1. MA GALA SUTTA (Hạnh phúc kinh)
2. RATANA SUTTA (Kinh tam bảo)
3. METTA SUTTA (Kinh từ bi)
4. KHANDRA PARITTA SUTTA (Uẩn minh hộ kinh)
5. MORA SUTTA (Khổng tước minh hộ kinh)
6. VATTA SUTTA( Kinh sự xác quyết của chim cút)
7. DHAJÂGG SUTTA (Tràng đảng minh hộ kinh)
8. ATANATIYA SUTTA (A trá nẵng chi minh hộ kinh)
9. ANGULLIMALA SUTTA (Hoạt động chân lý của Angulimala tôn kính)
10. BOJJHANGA SUTTA (Kinh thất giác chi)
11. PUBBANHA SUTTA (Kinh buổi sáng tốt lành)


LỜI NÓI ĐẦU

Thật là một niềm vui hết sức to lớn và một trách nhiệm tràn đầy sung sướng khi chúng tôi được viết vài dòng cho QUYỂN KINH TỤNG này. Trường Dhammikarama (Miến điện) Buddhist Temple Dhamma Sunday đã được thành lập khoảng 47 năm qua vào tháng 9 năm 1973. Từ lúc ban đầu, Trường Sunday Dhamma đã sử dụng nhiều sách giáo lý và kinh tụng khác nhau do những nơi khác in ấn và xuất bản. Việc trường Sunday ấn loát và xuất bản quyển KINH TỤNG của mình lần đầu tiên thật sự là một thay đổi đáng hoan nghênh. KINH TỤNG này bao gồm mười một Sutta quan trọng và được tuyển chọn.
Mười một kinh (Sutta) được tuyển chọn này rất phổ biến và được sử dụng thường xuyên, không chỉ ở Miến điện mà còn ở những nơi khác trong mọi lễ hội Phật giáo, khẩn cầu những sự Ban phước và Gia hộ. Cùng với việc Trường Sunday Dhamma thuộc chùa Phật giáo Dhammikarama (Miến điện) xuất bản quyển kinh này, hy vọng rằng nhu cầu lâu dài của một quyển KINH TỤNG lý tưởng sẽ được hoàn tất. Lược sử tóm tắt trước mỗi Kinh thuật lại mục đích và hoàn cảnh dẫn đến việc sử dụng nó, chắc chắn sẽ làm tăng sự lợi ích của KINH TỤNG này. Chúng tôi hy vọng rằng sách sẽ được sử dụng rộng rãi bởi những nhóm nghiên cứu phật pháp và các Trường Sunday Dhamma, cũng như bởi những cư sĩ, đáp ứng nhu cầu trì tụng hàng ngày theo nhóm hay cá nhân của họ. Mong ước nhiệt thành của soạn giả là những người sử dụng KINH TỤNG này sẽ tìm thấy sự an bình và niềm an ủi trong việc thực hành tụng niệm của họ.
Trường Dhamma Sunday thuộc Chùa Phật giáo Dhammikarama (Miến điện), Burma Lane, Penang- Malaysia; vô cùng hạnh phúc và may mắn được bước một bước dài trong việc đảm nhận chi phí việc ấn loát và xuất bản quyển KINH TỤNG hữu ích này, không chỉ để sử dụng trong Trường mà còn phân phối rộng rãi cho tất cả. Chúng tôi cũng đặc biết hoan nghênh những sự đóng góp rộng rãi và cầu chúc tốt lành của các ân nhân mà nếu không có sự hỗ trợ đầy thiện chí đó thì việc ấn loát và xuất bản quyển sách này có thể không thành hiện thực. Cầu mong tất cả những vị ấy được hưởng thụ sức khoẻ, sự Thịnh vượng và trí tuệ cho đến khi họ nhập Niết bàn - Sự hạnh phúc Trường cửu và An bình viên mãn.
TRƯỜNG DHAMMA SUNDAY
CHÙA PHẬT GIÁO DHAMMIKARAMA (MIẾN ĐIỆN)

QUY Y TAM BẢO

Con quy y Phật, là nơi nương tựa của con.
Con quy y Pháp- Giáo lý của Ngài, là nơi nương tựa của con.
Con quy y Tăng- Thánh chúng của Ngài, là nơi nương tựa của con.
Lần thứ hai, con quy y Phật, là nơi nương tựa của con.
Lần thứ hai, con quy y Pháp- Giáo lý của Ngài, là nơi nương tựa của con.
Lần thứ hai, con quy y Tăng- Thánh chúng của Ngài là nơi nương tựa của con.
Lần thứ ba, con quy y Phật, là nơi nương tựa của con.
Lần thứ ba, con quy y Pháp- Giáo lý của Ngài, là nơi nương tựa của con
Lần thứ ba, con quy y Tăng- Thánh chúng của Ngài, là nơi nương tựa của con.

XIN THỌ NGŨ GIỚI

Con cam kết tuân giữ giới luật không sát sinh.
Con cam kết tuân giữ giới luật không lấy những gì không được cho.
Con cam kết tuân giữ giới luật không tà dâm.
Con cam kết tuân giữ giới luật không nói lời dối trá.
Con cam kết tuân giữ giới luật không uống rượu gây sự say sưa và sao nhãng.
Con cam kết suốt đời tuân theo năm giới luật này (niệm ba lần)

SỰ THỰC HÀNH CỦA ĐẠO PHẬT

Để giải thích một số đoạn khó hiểu trong bản dịch, mở đầu của mỗi bản KINH (SUTTA) đều có một đoạn diễn giải ngắn gọn về lịch sử ra đời của mỗi bản Kinh này. Đoạn diễn giải ấy có thể được xem như lời giới thiệu và giải thích cho mỗi Kinh.

Không thoả mãn khi được xem như một công việc mang tính kỹ thuật, chính vì thế bản nghiên cứu này dựa trên khía cạnh tôn giáo của Đạo Phật ở Miến điện cùng với 11 MINH HỘ KINH (PARITTA SUTTA).

Ở đây chúng tôi không có ý định bàn cãi về các loại định nghĩa quan trọng khác nhau về thuật ngữ “Phật Giáo”. Người đọc có thể đã từng hiểu rằng Phật giáo thì hoàn toàn trùm chứa, trong lành, đầy ý nghĩa, phổ biến và là một triết học mang ý nghĩa nhân văn xã hội, mặc dù đôi lúc tuỳ theo văn cảnh, nó mang tính chân triết học, thần học, đạo đức học, tâm lý học, lịch sử, thần bí và TÔN GIÁO.

Với tính chất của một bản nghiên cứu, cuốn sách này là một nỗ lực nhằm vạch ra một cách ngắn gọn vị trí tôn giáo của Đạo Phật ở Miến Điện và nhằm hiển lộ những bản Đại Minh Hộ Kinh (MAHAPARITTA) trong Phật giáo, chúng là những lời cầu nguyện sự thịnh vượng và an lành của các Phật tử không chỉ ở Miến Điện mà ở khắp mọi nơi.

Mặc dù hoàn toàn miễn cưỡng khi tuyên bố rằng Đạo Phật là một Tôn giáo; tuy nhiên, phải thừa nhận rằng có nhiều yếu tố tôn giáo trọng yếu được trân trọng trong đức tin này, đặc biệt là Đạo Phật ở Miến Điện, là tổ chức thường khẳng định rằng đây là hình thức nguyên thuỷ của Truyền thống Phật giáo cổ xưa.

Thành thật mà nói, sinh hoạt hàng ngày của một Phật tử Miến Điện có vẻ mang rất nhiều tính chất tôn giáo như trong các tôn giáo lớn khác trên thế giới. Những đoạn văn sau đây có thể cho ta thấy Đạo phật ở Miến Điện mang ý nghĩa tôn giáo nhiều tới mức độ nào.

Phật giáo là một ý thức hệ. Nó là một tôn giáo của sự giải thoát, dứt khoát và vì vậy còn được gọi là Phật giáo Niết bàn.

Ngoài ra, nó là một tôn giáo của sự giải thoát cận kề và vì thế có thể được xếp loại là Phật giáo giải nghiệp.

Nó cũng có thể tiêu biểu cho một tôn giáo của những hy vọng thiên niên kỷ, vì sự giải thoát nội tại và sắp xẩy ra, sự thụ hưởng một thế giới tốt đẹp hơn như một sự kiện sảy ra trong lịch sử gọi là Phật giáo bí truyền (Mật giáo).

Hoàn toàn hiển nhiên rằng Phật giáo cũng có một hệ thống tu viện tồn tại lâu dài. Những cấu trúc tuyển chọn, đặc tính mang tính chuẩn tắc, xã hội của nó và thậm chí địa vị của tu sĩ ở xã hội Miến Điện có thể hoàn toàn được coi như những thành phần của một thế giới tôn giáo.

Đôi khi Phật giáo cũng có thể được coi như một hệ thống nghi lễ, được cung cấp nhiều loại nghi thức và trình tự hành lễ khác nhau là những đặc tính hiển nhiên của một tôn giáo tiêu biểu.

Đặc biết hơn, Phật giáo có những hiện tượng chống lại cái xấu, điều này cũng chỉ rõ đây là một tôn giáo của sự che chở (bảo hộ) kỳ diệu.

ĐẠO PHẬT CỨU KHỔ

Trong tất cả những đặc tính tôn giáo của Đạo Phật ở Miến Điện đã được đề cập ở trên, mục này nhằm nói thêm về giá trị cứu khổ - là những hiện tượng tôn giáo của sự che chở kỳ diệu này.

Cứu khổ là một thuật ngữ kỹ thuật xuất phát từ tiếng Hy lạp, nó có nghĩa là bất kỳ bùa hộ mạng hoặc từ lực nào chống lại những ảnh hưởng xấu. Vì thế cứu khổ chỉ sự ngăn chặn cái ác, hoặc liên quan đến sự giải nạn.

Ở đây nhằm vào mục đích thảo luận trên lý thuyết, chúng ta hãy coi Phật giáo cứu khổ là một trong những giai đoạn đặc biệt của niềm tin trong truyền thống của Miến điện, và sự bàn luận sẽ được bao gồm trong phạm vi của sự tiếp cận cứu khổ, thậm chí khi chúng ta đề cập đến những Đại minh hô kinh (Mahaparitta Sutta).

Đạo Phật cứu khổ liên quan đến những vấn đề trong cuộc đời như: bệnh tật và sức khoẻ, hạn hán và mưa gió, tai ương và an bình, sự nguy hiểm và an toàn.
Những mục đích liên quan ở đây cũng được coi như có thể đạt được nhờ những hoạt động huyền bí đặc biệt, chúng nhanh chóng phát sinh năng lực hoặc cầu khẩn sự trợ giúp của những thế lực siêu nhiên. Đối với Đạo Phật cứu khổ thì tôn giáo là một toàn thể (sự sùng kính, lễ nghi, giới luật, kinh điển của nó v.v...) được sử dụng như biện pháp bảo vệ chống lại những nguy hiểm của đời sống hiện tại. Thế gian (Loka) dưới cái nhìn của người Miến Điện thì nguy hiểm bởi ma quỷ, tinh linh, xấu ác. Những tinh linh xấu khác hiện hữu khắp nơi, con người thường xuyên ở trong hiểm hoạ bị ám hại mà không tiên đoán trước được. Vì vậy, Đạo Phật là một nơi nương tựa chống lại mọi hiểm nguy này. Nhờ phương tiện của Phật giáo mà người ta có được sự an toàn. Đạo Phật trội vượt như nơi ẩn náu của người dân Miến Điện. Phần lớn nghi lễ Phật giáo Miến Điện là sự giải nạn và chúng được thực hiện để giải thoát tín đồ khỏi một tai hoạ mà họ có thể phải chịu đựng hoặc cứu vớt người sùng đạo khỏi nguy hiểm đang xảy ra. Có những nguyên nhân, cơ hội của những tai hoạ và hiểm nguy này đó là:

1. Nghiệp tự nhiên và
2. Những nguồn nghiệp lực siêu nhiên.

Do bởi các lý do của Nghiệp tự nhiên mà những bệnh tật rủi ro, phiền não, và những đau khổ khác hình thành. Ví dụ như các tai nạn, tù tội, bệnh tật, chó cắn, hạn hán, sự mất mát của cải, sự nói xấu và những cãi vã hay tranh cãi không thể tránh khỏi là kết quả của những nguồn nghiệp tự nhiên. Những vấn đề sắp xẩy ra và then chốt như vậy được các Phật tử Miến Điện giải quyết bằng nhiều cách khác nhau. Bệnh tật được điều trị bằng y tế, những hệ thống đất đai và tưới tiêu được cải thiện và xây dựng để đem lại sự bảo hộ chống lại nạn đói và sự hạn hán; những biện pháp chính trị, xã hội và luật pháp được áp dụng để giúp đỡ những người phạm pháp. Tuy nhiên những giải pháp này đôi khi không hiệu quả. Nếu những vấn đề này không thể được giải quyết hiệu quả bằng những kỹ thuật thông thường như thế thì Phật tử Miến Điện thường phải sử dụng đến những nghi lễ giải nạn của Phật giáo hoặc các nghi lễ huyền bí của Đạo Phật.

Khi những tai hoạ và nguy hiểm không bị khuất phục bởi những kỹ thuật thông thường, thì các nguyên nhân của những sự việc này được quy do những lý do thuộc nghiệp siêu nhiên, chẳng hạn như ma thuật, những tinh linh, ảnh hưởng của hành tinh, bùa mê và vận rủi.

Ảnh hưởng của chiêm tinh học trên đời sống hằng ngày của một người Miến Điện thì thật to lớn. Những người Bà la môn - Các Ponnah, như họ được gọi thế - là những có vấn chiêm tinh cha truyền con nối cho những gia đình Miến Điện. Những phản chiếu của hành tinh trên định mệnh của cá nhân và quốc gia được xem xét với sự đặc biệt quan tâm dù xấu hay tốt. Những hoạt động cần thiết tức thời được thực hiện để tránh ảnh hưởng đó trong lúc còn thời gian khi mà những dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng xấu của hành tinh được phát hiện.
Điểm xấu và điểm tốt cũng được quốc gia hoặc cá nhân giải thích nghiêm chỉnh và những phòng ngừa hiệu quả được nhanh chóng thực hiện. Trong những trường hợp như vậy việc sử dụng kinh chú của Đạo Phật để bảo vệ chống lại những nguy hiểm đã đề cập ở trên được thực hiện. Tín đồ Miến Điện phải tụng niệm thần chú của Phật giáo nhiều chuỗi mỗi ngày.
Việc xây dựng chùa chiền, cầu, đường; thả cá hay bất kỳ thứ con vật còn sống nào từ tay người bán cá hay đồ tể, hoặc ít nhất mé nhánh và tưới nước cho cây Bồ Đề, tất cả những điều này được làm để phòng tránh những thảm hoạ hay nguy hiểm sắp xẩy đến. Đôi khi Chín Đức Phật hay hình ảnh Dakkhinasakha của Đức Phật được dâng cúng và thể hiện sự kính trọng nhờ sự giúp đỡ của những tu sĩ Phật giáo để tránh những tai ương được báo trước.
Việc quấn y vàng quanh hình tượng Đức Phật hay một tu sĩ đáng kính mà Phật tử rất thường làm được coi là đem lại hiệu quả to lớn như sự bảo hộ chống lại những thế lực siêu nhiên xấu ác. Do vậy, phương sách cuối cùng để tránh đau khổ là thọ giới làm một nhà sư Phật giáo để có thể đắp y vàng tu sĩ, thậm chí trong nhất thời. Một vị tu sĩ như vậy được gọi là Dullabha Rahan.

Những bài kệ bảo hộ của Đạo Phật trong phương thức truyền miệng được gọi là Gatha (Kệ) hay Mantra (chú), sự tụng niệm mantra được tin rằng sẽ đem lại kết quả mong muốn nhờ phát triển sự bảo hộ hiệu quả hoặc bằng cách thúc bách sự trợ giúp của các thánh thần siêu nhân. Các Paritta hay Rakkhana là những bài nguyện nguyên thuỷ cầu sự thịnh vượng, an lành và hạnh phúc của tín đồ Phật giáo ở Miến Điện, nhưng dần dần các Paritta Gatha trở thành thần chú của Phật giáo. Paritta là một thuật ngữ kỹ thuật bắt nguồn từ gốc TA - ( RAKKHATTI) có nghĩa là sự cứu hộ, bảo vệ hay canh chừng; với tiếp đầu ngữ PARI - toàn khắp (SAMANTATO), có nghĩa từ mọi hướng. Do đó, các Paritta có thể được diễn giải là những bùa bảo hộ của Phật giáo hoặc Mantra Raksha của Phật giáo. MAHA có nghĩa là lớn, cao, vĩ đại, hùng mạnh, và dồi dào. Do đó tuyển tập vĩ đại gồm những thần chú Phật giáo ở Miến Điện thường được gọi là MAHA PARITTA SUTTA (Đại minh hộ kinh).


MƯỜI MỘT MAHA PARITTA SUTTA

Trong các loại Kinh bảo hộ, quan trọng nhất là tuyển tập mười một Minh Hộ Kinh (Paritta Sutta). Những Paritta Sutta này được tụng niệm một mình hoặc tập thể nhiều người. Một số hoặc tất cả những Kinh (sutta) này được tụng niệm như một phần của những sùng mộ thông thường của Phật tử, nhằm chống lại những hiểm nguy và tai hoạ, dù chúng tự nhiên hay siêu nhiên. Phòng tránh những biến cố không hay đang diễn ra và vô hiệu hoá các rủi ro từng xảy ra là hai mục đích chính của việc tụng niệm trong những dịp đặc biệt.

Một điều quan trọng cần phải lưu ý là mỗi Paritta Sutta có một chức năng đặc trưng, mặc dù bất cứ paritta nào cũng có thể được tụng niệm như một biện pháp bảo hộ thông thường. Do đó, ví dụ như Angulimala paritta phải được tụng trong trường hợp sinh khó; Khandha paritta đề phòng việc rắn cắn và nhiễm độc; Vatta paritta nhằm dập tắt ngọn lửa hung dữ; Mora paritta nhằm giải thoát một người khỏi ngục tù; Bojjhanga paritta nhằm chữa trị các bệnh nhân bị bệnh nguy kịch v.v…

Do đó, các Maha - paritta Sutta trở nên không thể thiếu được trong hệ thống bảo hộ của Phật giáo Miến Điện. Nếu không có các nghi thức này thì không thể đương đầu với các cuộc khủng hoảng. Hầu hết các cuộc khủng hoảng khó giải quyết được nói rằng đã được tháo gỡ bằng những cách này. Các tu sĩ Miến Điện chịu trách nhiệm về việc cử hành các nghi thức tụng niệm này nhân danh các cư sĩ. Không thể tưởng tượng được nếu như một tu sĩ của ngôi chùa Phật giáo lại từ chối cử hành nghi lễ Paritta khi Phật tử của ông ta yêu cầu.

Tất cả mười một Paritta Sutta được quy định trong chương trình tu học Truyền thống Miến Điện và những học giả trẻ, những người mới nhập đạo, người mới tu và những người trợ lễ (Kyaungtha, Pothudaw, Koyin và Upazin) được rèn luyện để ghi nhớ chúng một cách trực tiếp từ nguyên bản Pali. Tất cả những bản văn này được chuyển dịch sang ngôn ngữ bản địa Miến Điện, và mỗi người Miến Điện trưởng thành được coi như đã hiểu tất cả hoặc một số Kinh này khi các nhà tu lớn tuổi tụng niệm chúng bằng tiếng Pali nhân danh những gia chủ trong các buổi lễ của làng. Những thực hành tôn giáo này vẫn còn hợp thời trong xã hội Phật giáo Miến Điện hiện nay.

XUẤT XỨ CỦA NGUYÊN BẢN

Các Phật tử Miến Điện tỏ lòng tôn kính mười một Mahaparitta Sutta này y như họ tôn kính Tam Tạng Kinh (Tipitaka Pali). Mặc dù sau này có nhiều sự dẫn giải và thêm thắt trong việc soạn thảo Paritta bởi những bậc hiền triết uyên bác thời xưa, tất cả những Sutta này đều chủ yếu được đặt nền trên những kinh điển.

1. Kinh Hạnh Phúc (Mangala sutta) đặt nền trên Tiểu bộ tập (Khudda- kapatha) và các bản văn Kinh tập (Sutta- nipata) trong Tiểu A Hàm (Khuddaka nikaya).

2. Tứ yết xuất bảo kinh (Ratana sutta) đặt nền trên Tiểu Bộ Tập (Khudda- kapatha) và bản văn Kinh Tập (Sutta- nipata) trong Tiểu A Hàm.

3. Kinh Từ Bi (Metta sutta) đặt nền trên Tiểu Bộ Tập và bản văn Kinh Tập trong Tiểu A Hàm.

4. Kinh Ngũ Uẩn (Khandha sutta) được dựa trên Tiểu phẩm thuộc Luật Tạng (Vinaya pitaka Culavagga), những bản văn Bổn sanh truyện (Jataka) và Tăng nhứt A Hàm (Anguttaranikaya).

5. Khổng Tước Kinh (Mora sutta) dựa trên Bổn sanh truyện trong Tiểu A Hàm.

6. Luân Hồi Kinh (Vatta sutta) dựa trên Bổn sanh truyện và sở Hành Tạng ( Cariyapitaka) trong Tiểu A Hàm.

7. Tràng Đảng Minh Hộ Kinh (Dhajagga sutta) dựa trên Tương Ưng A Hàm (Samyutta nikaya), bản văn Tương Ưng Sakka (Sakka Samyutha).

8. A Sá Nang Chi (Atanatiya sutta) dựa trên bản văn Pathikavagga thuộc trường Bộ Kinh ( Digha- nikaya- Pathikavagga) và bản văn Kinh Pháp Cú trong Tiểu A Hàm.

9. Ương Quật Ma La Kinh (Angulimala sutta, Vô Não Kinh) dựa trên bản văn Majjhimapannasa trong Trung A Hàm (Majjhima nikaya- Majjhimapannasa).

10. Kinh Thất Giác Chi (Bojjhanga sutta) dựa trên bản Tương Ưng A Hàm Đại Phẩm (Samyutha nikaya Mahavagga Samyutta).

Pubbanha sutta dựa trên Tiểu Bộ Tập (Khuddaka patha), bản văn kinh tập (Sutta- nipata) trong các bản Tiểu A Hàm (Khuddaka nikaya) và Tăng nhứt A Hàm (Anguttara nikaya).

BẢN MÔ TẢ LỊCH SỬ BAN ĐẦU

Có bằng chứng cho thấy các Paritta đã được tụng niệm ngay từ thời tiền – Pagant sớm nhất ở Miến Điện. Theo lịch sử. Tín ngưỡng Phật giáo (Sasana- vamsa), Trưởng lão Sona và Trưởng lão Uttara đến Miến Điện, Suvannabhumi, như các nhà truyền giáo Đạo Phật, hay tối thiểu như Dharma- mahamatras được vua Asoka (A dục) phải đi truyền bá Phật Pháp.

Các ngài tụng niệm Kinh Phạm Võng (Brahmajala Sutta) như Paritta để bảo vệ trẻ em trong xứ khỏi nạn Đạm Tinh quỷ (Passacas) thường ăn thịt trẻ sơ sinh trong xứ đó. Những ma quỷ này bị trục xuất ra biển nhờ năng lực của Paritta. Do vậy từ đó trở đi xứ Miến Điện có tục lệ mời các tu sĩ tới tụng niệm các Minh Hộ Kinh (Paritta sutta) trong nhà có trẻ sơ sinh.
Trong những ngày đầu Pagan, các thần chú Paritta cũng được sử dụng như phương tiện tẩy sạch hành động tội lỗi. Người ta tin rằng mọi sự sai quấy, tội lỗi có thể được diệt trừ nếu người phạm tội tụng niệm một Paritta thích hợp, hoặc có thể nhờ một vị tu sĩ tụng niệm cho mình, rải nước Paritta trên thân họ để hoàn tất sự bảo vệ.

Ta viện dẫn một ví dụ khác, Vua Kyansitha xứ Pagan xây một cung điện mới trong thành phố và cử hành những nghi lễ phức tạp bằng việc tụng trì các Paritta Sutta. Vào năm 1102 sau công nguyên, Biên niên sử Cung Điện Thuỷ Tinh (Glass Palacel) cho biết dưới sự chủ toạ của Trưởng lão Shin Arahan, 4.108 tu sĩ đã tụng niệm những Paritta, rót nước thiêng Paritta chung quanh cung điện mới xây và rải cát Paritta khắp mọi vị trí. Những sợi chỉ Paritta cũng được buộc chung quanh các dinh thự cũng như trên chân tay của người dân để bảo vệ họ khỏi những nguy hiểm vô cớ trong cung điện mới. Kể từ đó, thành tích mang chất lịch sử này đã khiến mọi người đặc biệt chú ý đến tầm quan trọng của việc các nhà sư tụng niệm paritta như một nghi lễ thiết yếu được các hoàng cung ở Miến Điện tuân theo.

Ngay cả đến bây giờ cũng vậy, mỗi gia đình Phật tử Miến Điện đều theo đuổi sự thực hành những nghi lễ tương tự theo cách này. Thông thường thì một ngôi đình được sử dụng để tụng Paritta được xây dựng và một bình nước, một bình bông với lá táo đỏ (Thabye) và một số loại hoa khác, một cuộn chỉ và một bình cát sạch được sắp đặt gọn gàng trước bàn thờ Phật. Sau đó, sợi chỉ được kéo từ phía trong của ngôi đình này, khúc cuối được quấn quanh bình nước và cột vào những bản kinh viết tay trên lá cọ hoặc bàn thờ Phật. Đôi khi các nhà sư đang tụng niệm cầm đoạn cuối của sợi chỉ. Họ cầm sợi chỉ được kéo dài rồi chuyển cho cử toạ đứng trước bàn thờ Phật. Họ phải giữ sợi chỉ này trong lúc các nhà sư cùng niệm các Paritta.

Khi buổi lễ hoàn tất, người ta tin rằng chất nước bình thường bây giờ đã trở thành nước cam lồ; sợi dây chỉ và cát bình thường đã trở nên linh thiêng, những lá táo đỏ và những bông hoa cũng trở thành vật được ban phước.

Sau đó, nước cam lồ, sợi chỉ thiêng, cát và bông paritta được chia cho những người dự lễ. Nước cam lồ dùng để rắc lên mọi người và những ngôi nhà, cát và hoa linh thiêng được tung rải trên khắp khu vực đó, còn sợi dây chỉ thiêng thì đeo quanh cổ hoặc cổ tay. Những tuân thủ này được coi như năng lực bảo hộ tượng trưng của các Paritta.

Do đó trong Phật giáo Miến Điện, việc được nghe tụng Pháp, giáo lý của Đức Phật để ngăn ngừa những nguy hiểm, phòng tránh ảnh hưởng của chúng sinh ác hại, được bảo vệ và thoát khỏi ma quỷ, và để tăng tiến sức khoẻ, thịnh vượng và hạnh phúc đã trở thành một thực hành đầy vinh dự. Không lễ lạc hay cuộc hội họp nào dù mang tính tôn giáo hay xã hội có thể hoàn tất mà không có nghi lễ Paritta Sutta. Những lễ Quán đảnh và thọ giới không thể kết thúc mà không có mục nghe tụng Paritta. Ngôi đình được xây dựng đặc biệt cho những mục đích này được gọi là “Paritta Mandapa”; có nghĩa là Ngôi Đền để nghe tụng Paritta.

Trong quyển sách những câu hỏi của Vua Mi Lan Đa (Milida) (thế kỷ thứ nhất sau công nguyên) có đề cập tới sáu Paritta sau: Ratana Khandha, Mora, Dhajagga, Atanatiya và Angulimala Paritta. Sự ích lợi của chúng bị nghi ngờ. Vấn đề khó xử phải đối phó là liệu Paritta được đức Phật Quang Vinh truyền bá có giúp người ta thoát khỏi cái chết không, và nếu như thế thì nó đã đi ngược lại với lời dạy của đức Phật rằng một người không thể thoát khỏi cái chết, và nếu lời dạy này đúng thì các paritta này không mang lại lợi ích.
Trong thực tế thì các Minh Hộ Kinh (Paritta Sutta), ví dụ Kinh Ngũ Uẩn (Khandha) đã được Đức Phật Quang Vinh ấn định trong các bản văn về Luật (Vinaya), như sự bảo vệ hay trông chừng cho bản thân ta, để dùng cho tăng đoàn.

Nói chung, cách thức tụng niệm chứa đựng sự biểu lộ tình thương yêu đối với tất cả các sinh loài, một lời cầu nguyện cho hạnh phúc của mọi chúng sanh. Cách biểu lộ đặc biệt của tình thương yêu này không chỉ là ngôn từ hoa mỹ. Nó thấm đẫm những năng lực tâm linh và cảm xúc một cách cao độ.

Sự xác quyết vào chân lý (saccakiriya) cũng là một khía cạnh của công việc được gán cho các Paritta Sutta. Chính sự kiện chân lý bảo hộ người sùng kính Pháp cho thấy niềm tin Phật giáo nơi việc tụng niệm những Paritta Sutta này. Thật ra, sự tụng niệm paritta là một hình thức tuyên xưng chân lý làm phát sinh năng lực bảo hộ và giải thoát.

Là hoàn toàn tự nhiên khi bám víu vào bất cứ phương tiện nào suy lường được là có thể hữu ích cho việc giải thoát, nhất là vào lúc cực kỳ nguy hiểm. Do vậy, những nghi thức paritta vẫn còn phổ biến ở khắp nơi như một lời kêu cầu giúp đỡ trong những lúc bị tai hoạ, bệnh tật, hay khó khăn.

Các paritta, hay những pháp bảo hộ màu nhiệm này không mâu thuẫn mà hài hoà với giáo lý của Đức Phật. Các nhân tố gây tai hại được ban phước với những lời chúc tốt lành và tràn ngập tình yêu chan chứa. Ngay cả những tinh linh và thú vật đầy ác tâm nhất được coi như có khuynh hướng chịu những sự bất hạnh trong suốt quá trình tiến hoá lâu đời của chúng cũng có thể được chữa lành và làm an dịu bằng năng lực hữu hiệu của tình thương bị mẫn. Chính quan niệm của Phật tử về một trật tự đạo đức chi phối vũ trụ đã biện hộ cho họ việc thực hành paritta của họ.

Chúng ta hãy xem xét trường hợp của một bệnh nhân, các biện pháp chữa trị thông thường của bác sĩ cũng cần thiết như một cách chữa bệnh bằng niềm tin. Những phương pháp khác cũng có thể ích lợi khi Nghiệp của bệnh nhân ấy trong đời này chưa cạn kiệt. Việc tụng niệm Paritta một cách tha thiết như một sự hợp lực của tư tưởng (năng lực tâm linh) có thể trở thành một phương thuốc hữu hiệu không kém các phương pháp chữa trị vật chất trong y khoa. Chúng được dùng để đọc ra các nhân tố có lợi cho bệnh nhân và giúp họ tránh xa những gì có hại.

Các Paritta có nhiều năng lực để cầu nguyện. Trong các Paritta này, những năng lực và vinh quang phi thường của Đức Phật, chân lý của Pháp và Phẩm hạnh của tất cả các vị thánh (A La Hán) được gọi lại trong tâm ta vì thế đem lại sức mạnh. Trái tim tràn đầy từ bị ái bao la đã biến thù thành bạn, nỗi sợ hãi thành lòng dũng cảm và sự thù hận thành tình thương yêu.

Tuy nhiên, thật sự mà nói, các Paritta không phải là sự bảo hộ dành cho tất cả mọi người. Cũng giống như thuốc men hay thực phẩm có thể giúp cho người ta sống còn, nhưng sẽ giết chết những ai lạm dụng quá nhiều, do đó ngay cả các phương thuốc hay thực phẩm làm hồi sinh cũng có thể trở thành thuốc độc nếu ta quá ham mê chúng. Vì thế cũng có ba lý do khiến Paritta thất bại trong việc bảo hộ một số người, đó là sự cản trở của Nghiệp (Kammakkaya, Tận Nghiệp) và kết quả của những hành vi xấu xa (Akusala vipaka) cũng như sự không tin tưởng (Assaddha). Khi ấy Paritta vốn là một sự bảo hộ đối với một số người sẽ mất năng lực của nó bởi những hành vi xấu ác do chính những người phạm tội đó thực hiện. Thay vì giúp đỡ, việc tụng niệm đôi khi cũng hoàn toàn vô tác dụng đối với những người không tin tưởng. Chính vì thế các Paritta phải được tụng niệm hoặc được lắng nghe hết sức tôn kính và hoàn toàn tin tưởng.

——————–
PARITTA NHƯ THIỀN ĐỊNH BHAVANA (THIỀN QUÁN)

Theo Phật giáo, sự tụng niệm các Paritta Sutta là hoạt động thiền quán tưởng (Bhavana) của Phật tử. Nó là sự nhớ lại những vinh quang và phẩm hạnh của Phật, Pháp, Tăng và (Anussati Kammathana, tuỳ niệm Nghiệp xứ) những thực hành thiền định được Đức Phật quy định trong Kinh điển Luận Tạng (Abhidhamma pitaka). Chính vì thế, đây là một hoạt động sinh công đức lợi lạc được nêu trong Kinh Bảo Hộ Tối thượng (Mahamangala Sutta) bao gồm:

1. Lắng nghe giáo pháp (Kalena Dhamma Savana)
2. Thảo luận về giáo pháp (Kalena dhammasakaccha)
3. Tự truy xét bản thân (Attasammpanidhi)
4. Chánh niệm trong giáo pháp (Appamado ca Dhammesu) và những việc khác.

Những tác động này giúp người sùng mộ được hưởng hạnh phúc ở mọi nơi, luôn thành công và an lành. Những hành động đáng khen ngợi đã làm nhờ các phương tiện của Paritta Kamma sẽ chắc chắn đem lại phước lành cho những người sùng mộ nhiệt thành (Kusala Kamma Vipako). Vì thế việc tụng niệm Paritta Sutta không chỉ nhằm né tránh và khắc phục những hiểm nguy và tai hoạ trong đời này mà còn diệt trừ mọi điều bất tịnh cản trở con đường đi tới giác ngộ - tới cõi Niết Bàn.
——————–

TỤNG NIỆM VÀ THỰC HÀNH

Đối với một Phật tử, nếu chỉ tụng niệm Pháp Paritta thôi thì sẽ không đủ để có thể đạt được tất cả các ý định và mục tiêu của một cuộc sống hạnh phúc; đó chỉ là một hành vi thuộc khẩu nghiệp tốt (Vacikamma, khẩu nghiệp) của một người sùng mộ. Người ấy cũng phải hết sức nỗ lực về mặt thân (Kayakamma, Thân Nghiệp) nhằm đạt được mục đích hoạch định. Một Phật tử chánh phải tư duy đúng đắn (Manokamma, Ý nghiệp) và trù liệu chính xác những gì ưu tiên phải làm về những hoạt động thuộc khẩu rồi thực hiện chúng một cách kiên nhẫn. Sự giải thoát bằng cách làm việc, cầu nguyện và tin tưởng là nét đặc trưng quan trọng gồm ba mũi nhọn phát triển bản thân họ để có đủ phẩm tính hầu đạt được thành công thế gian trong đời này và đại lạc siêu phàm về sau. Một Phật tử phải khép mình vào kỷ luật để tịnh hoá sự suy nghĩ, đạo đức và quan điểm của mình về cuộc đời. Do đó, để đạt được Niết bàn thì việc tụng niệm các Kinh (sutta), các thuyết giảng và Pháp ngữ của Đức Phật chỉ là một phần chứ không phải là toàn bộ nhiệm vụ thiết yếu mà Phật tử phải hoàn thành trong việc tìm cầu giác ngộ của mình.

Tụng nhiều chẳng thực hành,
Đâu hưởng phần lợi ích của một đời tu tập.
Chẳng khác kẻ chăn bò, chỉ đếm bò người khác.

Kinh pháp cú: phẩm song yếu: 19
Tụng trăm kệ vô nghĩa,
chẳng bằng câu Chân nghĩa,
nghe song tâm liền tịnh.

Kinh pháp cú: Phẩm Ngàn: 102
Thực ra, Giáo huấn của Đức Phật, hay Giáo Pháp là những nguyên lý hướng dẫn để Phật tử thực hiện công việc hàng ngày của họ một cách đúng đắn. Tuy nhiên, nếu không có sự thực hành hay làm việc thực tế, thì hoàn toàn chẳng thành tựu được điều gì.
Chính các ông phải hết sức nỗ lực;
Như lai chỉ là người dẫn đường;
Nhờ thiền định, những ai bắt đầu trên con đường này sẽ thoát khỏi sự trói buộc của Ma Vương.

Kinh Pháp cú: Phẩm Đạo: 276
Chớ để Lời Phật vuột mất;
chớ để Phút giây này vụt qua!
Bỏ lỡ phút giây này,
Sẽ khóc than đau đớn. Tr 403

Katiyana, hãy thức dậy, tỉnh thức
An toạ chân xếp bằng.
Chờ đẩy ngập hồn trầm,
Luôn tỉnh thức cảnh giác.
Đứa con nói phóng lãng,
Chớ để cho tử thần
dễ dàng hạ gục người
vì tự mình mê đắm. Tr 411

Như thế, ở đây nó là lời đề nghị quý báu để chúng ta tư duy đúng đắn, nói lời chân thật và làm việc siêng năng để đạt được bất kỳ mục đích nào có thể được vì lợi ích của cá nhân cũng như hạnh phúc của toàn thể nhân loại.

Nào, giờ đây chúng ta hãy tụng niệm Kinh Tình Thương (Metta Paritta Sutta), và sẽ thực hành yêu thương mỗi người và tất cả; để tất cả chúng sinh đều có thể sống hạnh phúc trong đời này và đời sau đó đạt được Hạnh phúc Tối thượng, Niết Bàn.
Cầu mong tất cả quý vị thoát khỏi nguy hiểm,
Và thụ hưởng đời sống hàng ngày trong hạnh phúc!

BAN BIÊN TẬP CHÙA PHẬT GIÁO DHAMMIKARAMA (MIẾN ĐIỆN)
——————–


MAHA PARITTA PALI ĐẠI MINH HỘ KINH

Xin dâng lòng tôn kính lên Ngài, Đức Phật Toàn năng, Tối Quý, và Tự Giác Ngộ Tối Thượng. Lời khẩn cầu hay Cầu nguyện.

1. Chư Thiên, các Ngài đang an trú trong
Các vùng phụ cận của mười ngàn thế giới,
cầu mong các Ngài quang lâm tới đây,
và lắng nghe Thánh Giáo của Đức Thế Tôn, có thể làm phát sinh
hỷ lạc linh thánh và sự giải thoát viên mãn.

2. Ô, chư Thiên, giờ đây chính là lúc nghe giáo pháp.

3. Xin kính dâng lòng sùng lắng kính của chúng con lên
Ngài, Đức Phật Toàn tri, Tôn quý và Tự Giác Ngộ Tối Thượng.

4. Những người đạt được tâm an định,
những người quy y nơi Tam Bảo thiêng liêng, ở đây
trong thế gian này và những cõi giới khác;
Các Thần linh ở thế gian và
Các cõi trời, luôn bận tâm
Gom góp và tích luỹ công đức.
Chư Thiên và các Thiên vương
Đang an trú trên Núi Tu Di vương giả,
ngọn núi vàng tráng lệ.
và cầu mong tất cả những bậc đức độ
cùng đến đây để lắng nghe những
lời tôn quý của Đấng Hiền Minh Vĩ Đại,
là nền tảng của sự hài lòng và
an lạc.

5. Chư vị Quỷ, Thần và
Trời Phạm Thiên trong mọi thế giới,
Xin hoan hỷ với bất kỳ hành vi tán thán nào
Chúng con đã làm đối với tất cả quý vị bằng sự hoàn toàn mãn nguyện và
Thành công to lớn.

6. Hoan hỷ trong việc chia sẻ
Phần thưởng này, cầu mong tất cả được thuận lợi và
sống hoà hợp với giáo lý của Ngài.
7. Cầu mong thế giới luôn hưởng được sự giàu có
Thế gian cũng như tâm linh.
Cầu mong chư Thiên luôn luôn bảo vệ
Lãnh thổ cũng như thế giới.

8. Cầu mong tất cả quý vị và những môn đồ của quý vị
được hạnh phúc,
cầu mong quý vị cùng tất cả quyến thuộc
được hoan hỷ và không đau khổ.

9. Cầu mong quý vị có thể được bảo vệ thoát khỏi
những nguy hiểm của những kẻ bạo ngược, những kẻ trộm cướp,
địch thủ, những phi nhân, lửa,
lũ lụt, ma quỷ, gốc cây, gai góc,
những hành tinh xấu, dịch bệnh, kẻ phạm luật,
người theo dị giáo, những kẻ nghịch đạo, và những
hiểm nguy từ voi, ngựa,
bò, chó, rắn độc, bọ cạp,
rắn đầu đồng, beo gấu, linh cẩu,
heo rừng, trâu dữ, mọi loài dã thú,
yêu tinh, ma quỷ v.v... và những nguy hiểm từ những sự sợ hãi, bệnh tật và tai ách khác nhau.


1. HẠNH PHÚC KINH (MANGALA SUTTA)

Tụng ngày chủ nhật

Đôi khi Kinh Hạnh Phúc (Mangala Sutta) được Phật tử rất quý trọng như Mahamangala Sutta - Kinh Đại Cát tường.

Người ta nói rằng, Đức Phật đã thuyết giảng những sự cát tường thật sự lý tưởng ra sao cho một vị thần nào đó khẩn cầu giải nghĩa. Cuối cùng Đức Phật mô tả tỉ mỉ 38 điều cát tường được gọi là siêu việt nhất. Đây là Kinh đầu tiên và nổi tiếng nhất trong mười một Minh Hộ Kinh (paritta sutta) được ấn định trong Phật giáo. 15 câu kệ tiếp bằng tiếng pali được ghi nhớ và tụng niệm không chỉ để bảo vệ tránh khỏi những sự nguy hiểm mà còn là phương tiện nhằm thành tựu mỹ mãn mọi mục đích khó khăn trong phạm vi công việc thế gian và chứng ngộ xuất thế gian.

Bài này cũng thường được các tu sĩ tụng niệm ngay sau khi họ được tôn kính và phục vụ chính thức hay không chính thức bởi những cư sĩ. Những Phật tử sùng mộ tin rằng khi lắng nghe tụng niệm bài Kinh những điều cát tường này, họ sẽ không bị thất bại trong mọi lãnh vực và đi lại khắp nơi đều được bình an - bây giờ và mãi mãi - từ lúc này cho đến vĩnh cửu.

Bản Kinh này gồm 15 bài kệ, là một nguồn cảm hứng kiệt xuất vô tận của những Phật tử sùng mộ. Nó gây hứng khởi khuyến khích đạo đức của xã hội và đưa ra những nguyên lý hướng dẫn mà mọi Phật tử đều có thể tuân theo vào những giai đoạn khác nhau của sinh hoạt hàng ngày của họ.

MANGALA - SUTTA : HẠNH PHÚC KINH

Dẫn nhập

a. Ý nghĩa của thuật ngữ “Cát tường” đã được chư thiên và con người nghiên cứu trong 12 năm; tuy nhiên họ không thể xác định được thực nghĩa của chúng. Vì thế Kinh 38 điều cát tường giảng rõ vấn đề này.
b. Những gì có thể tiệt trừ mọi tội lỗi và điều xấu, được Đức Phật Tối thượng giảng rõ vì lợi ích và hạnh phúc của toàn thế giới. Xin hãy đến đây! Giờ đây chúng ta hãy tụng niệm Kinh Những Điều Cát Tường
c. Chính tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Thế Tôn đang an trụ gần thành Xá Vệ (Savathi) tại rừng Kỳ Thọ (Jeta) trong sự hoan hỷ của ông Cấp Cô Độc (Anathapindika). Khi ấy một vị thần mà hào quang rực rỡ sáng ngời toàn bộ rừng Kỳ Thọ, tới thăm Đức Thế Tôn vào lúc nửa khuya. Ông cung kính đảnh lễ Đức Thế Tôn và đứng nép sang một bên. Và khi đứng như vậy, ông bạch với Đức Thế Tôn theo vần điệu của thi kệ:

1. Nhiều vị trời và người khao khát hạnh phúc từng suy xét về những điều Cát tường. Cầu mong Đức Phật giải nghĩa cho con những điều Cát tường tối thượng thực sự là gì ?

2. Không nên kết giao với kẻ ngu mà hãy kết giao với người trí; và tôn kính những ai đáng kính - đây là cát tường tối thượng.

3. Ngụ cư nơi thích hợp; được phú cho những công đức được tích tập trong quá khứ, và tự củng cố mình trong chánh hạnh - đây là cát tường tối thượng.

4. Có tri kiến uyên bác; thiện xảo trong các khoa học; tu tập nghiêm túc trong giới luật và nói lời hoà nhã - đây là cát tường tối thượng.

5. Phụng sự cha mẹ; Giúp đỡ vợ con.

6. Rộng lượng bố thí; hành xử đúng giới luật giúp đỡ thân quyến của quý vị và thực hiện những hành vi không lầm lỗi - đây là cát tường tối thượng.

7. Tránh làm điều ác; tự chế không phạm tội; Tự kềm chế không uống rượu và tinh tấn trong giới luật - đây là cát tường tối thượng.

8. Sùng kính; khiêm tốn; bằng lòng biết ơn những người tử tế và giúp đỡ mình; nhận thức giáo pháp đúng lúc - đây là cát tường tối thượng.

9. Kiên nhẫn; biết vâng lời; thăm viếng các tu sĩ; luận bàn Giáo pháp đúng lúc - đây là cát tường tối thượng.

10. Thực hành hạnh xả ly; thạnh tịnh; nhận ra các chân lý cao quý; chứng ngộ Niết bàn - đây là cát tường tối thượng.

11. Tâm bất động khi tiếp xúc với bát phong (những thăng trầm) của đời sống (những thay đổi thuộc thế gian); thoát khỏi âu lo xao xuyến; thanh tịnh không ô nhiễm; và hoàn toàn an lành - đây là cát tường tối thượng.

12. Những người thực hành các điều cát tường này luôn luôn thành công khắp mọi nơi, và đạt được hỷ lạc (hạnh phúc) khắp chốn. Với họ đây là những điều cát tường tối thượng.
Mangala Sutta, Kinh những điều Cát tường kết thúc tại đây.

Còn tiếp....


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 01:31 AM