IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

8 Trang V  < 1 2 3 4 5 > »   
Reply to this topicStart new topic
> Thai giáo quan trọng như thế nào?, Mang Thai và chăm sóc bé theo phương pháp Macrobiotic
Thelast
bài Jul 10 2007, 02:54 PM
Bài viết #21


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



11. Trở thành một tổ ấm

Trong một gia đình, sự việc xảy ra với một trong hai người đàn ông và đàn bà tạo nên một ảnh hưởng qua lại quan trọng. Có sự tập trung của các phần còn lại của xã hội cùng với cuộc sống gia đình bạn. Bạn cần phải tạo ra một không khí bình an và hạnh phúc cho chồng và con bạn - Tạo nên một gia đình mà ở đó cách sống thay đổi và bạn cùng chồng mình hiểu rằng đây là trách nhiệm xã hội rất sâu sắc. Nếu gia đình bạn và con cái chấp nhận sự thay đổi này cũng như mọi người trong xã hội chấp nhận nó, có nghĩa là bạn đã trở thành một người nghệ sĩ lớn. Cố tìm ra những nhu cầu của chồng con bạn bằng sự nhạy cảm để thỏa mãn các nhu cầu của họ. Tuy một gia đình như vậy sẽ không xảy ra vấn đề gì lớn. Khi bạn hài lòng với họ thì họ cũng sẽ hài lòng với bạn. Đây là một vòng tròn tương hỗ tạo nên hạnh phúc cho bạn.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 10 2007, 02:55 PM
Bài viết #22


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



12. Tình dục khi mang thai

Khi cả bạn và chồng bạn thực hiện ham muốn tình dục trong một sự hoà hợp thì nó sẽ ảnh hưởng lên cách ứng sử của các bạn với nhau. Sự ham muốn xảy ra với chồng bạn, với bạn và con bạn và nó như được kết thúc bởi một sự đón chào thân mật, tự nhiên của tình yêu. Cả vợ lẫn chồng được chứng kiến những cảm xúc thay đổi kỳ diệu khi bắt đầu có thai, và cả hai bạn đều cần sự hồi phục cùng cơ hội để tin tưởng, vui vẻ và nó ảnh hưởng tới tất cả các hành động bao gồm cả quan hệ tình dục của bạn.

Trong vòng 3-4 tuần đầu khi có thai, các bạn không nên giao hợp vì khả năng gây nên tai họa vỡ ối vào thời điểm này là rất lớn và có thể gây làm cho bào thai chết non và các biến chứng khác.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 12 2007, 02:28 PM
Bài viết #23


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



13. Những điều thường xảy ra khi mang thai

1. Cơn đau buổi sáng: ăn cơm lứt cùng muối vừng (vừng). Nhai kỹ 100 lần trong ít nhất 100 phút. Dùng Bainiku Ekisu (mơ muối dầm ra và đổ nước trà nóng vào) gồm hoa quả và rau xanh với trà bancha.

2. Táo bón: do ăn quá nhiều hoa quả hoặc thịt gây nên táo bón. Quân bình bằng chế độ ăn Thực Dưỡng. Dùng chủ yếu là lá rau, đậu phụ, củ cải trắng, cải bắp…

3. Mất ngủ: rửa mặt bằng nước nóng, giữ cho trán ấm, cho lá xanh vào dưới gối làm mát sau gáy. Trước khi đi ngủ ngâm chân nước nóng trong 20 phút (nước cần giữ nguyên độ nóng). ăn 1 thìa muối vừng trước khi ngủ cũng rất tốt.

4. Phù chân: Dùng củ gừng ép đắp, nằm cả ngày, nâng chân cao hơn đầu. Tranh minh họa ở dưới. Bỏ hoặc giảm ăn muối trong 2-3 ngày.

5. Vú bị nứt: ép hiba (lá củ cải trắng phơi khô) cùng với dầu vừng. Khi có thai, xoa nhẹ bằng khăn khô, mềm.

6. Vú bị nhiễm trùng, sưng: ép hiba, sau đó dán cao khoai sọ. Xem cuốn “Thiền Thực dưỡng” để xem chỉ dẫn ép và dán.

7. Giảm lượng nước căng trong cơ thể: uống nước củ cải theo cách số 2. Xem “Thiền Thực dưỡng”. Số 321. Giảm muối và quan sát xem lượng nước đưa vào cơ thể.

8. Chảy mủ (discharge) âm đạo: Xảy ra thường xuyên trong giai đoạn đầu khi mang thai và trong giai đoạn sau có thể có sự chảy mủ nhỏ, màu vàng xanh, nguyên nhân bởi sự gia tăng bài tiết trong thời gian mang thai (and in the latter part also you may have a thin, pale yellow discharge cause by the increased vaginal secretions during pregnancy). Rửa vùng này 1-2 lần mỗi ngày. Ngâm nước lá cải 1-2 lần mỗi ngày. Nếu không có tác dụng nên gặp bác sĩ

9. Co giật cơ: Cơ chân và cơ đùi thường xuyên bị co giật, có thể do:

A. Không đủ máu nuôi.
B. Sử dụng các cơ quá nhiều khi có thai.
C. Có thể kết hợp với sự thiếu hụt can-xi.
D. Do ăn nhiều đồ âm, đặc biệt như hoa quả…

Xoa chân, đùi, bắp chân và mông; đi bộ chân đất, duỗi chân về phía trước và đặt xuống chạm gót, động tác này giúp thư giãn cơ chân. Ăn thực phẩm nhiều can-xi và silic. Duy trì hoạt động, ngừng ăn đồ âm.

10. Bệnh trĩ (hemmorroids): Do thai nhi đè thẳng lên bụng. Tắm nước của cải ngày 2 lần. Đọc thêm “Thiền Thực dưỡng”, số 806 và 807.

11. Ngứa âm hộ và cơ thể: Trước đó dùng đồ âm quá nhiều. Ngâm nước lá cải ngày 1-2 lần. Cho một ít muối vào - Xem “Thiền Thực dưỡng”, số 813.

12. Giãn tĩnh mạch: Giảm lượng nước trong khẩu phần ăn, giảm hoa quả. Ngâm nước lá cải 1-2 lần mỗi ngày.

13. Những cơn đau lưng ở phía dưới thấp: Thường xảy ra chỗ trẻ nằm vào những tháng cuối. Khi đi bộ bị co rút ở phía dưới bụng dưới. Có thể do tư thế hoặc có vấn đề ở thận. Xem “Thiền Thực dưỡng”, số 319, 801, 802.

14. Tổng quan: Táo bón vào tháng thứ năm, chặt bụng (không quá căng) với quần áo vải bông để bảo vệ thai nhi. Tiếp tục công việc nội trợ hàng ngày; hoạt động quan trọng trong thời gian mang thai. Giữ cơ thể sạch sẽ; không tắm lâu do cơ thể bị âm hóa vì mất muối.

15. Dùng lá trà mâm xôi: (kinh nghiệm cổ của người Anh-điêng) được giới thiệu trong thời kỳ mang thai. Dùng 2 cốc nước sôi và 1 aoxơ (28,35g) lá trà. Ngâm trong 15 phút. Uống 2-3 lần một ngày. Việc này chuẩn bị cho cơ quan sinh sản làm việc khi mang thai và sinh đẻ. Bắt đầu dùng từ tháng thứ 5 khi mang thai.

Khi có vấn đề nào đó, hãy phòng chống bằng cách ăn uống dưỡng sinh đơn giản. Đừng đợi cho đến lúc nó trở thành một vấn đề lớn. Nên tham khảo bác sĩ hay những người có kinh nghiệm về kiến thức, sự chuẩn bị và kinh nghiệm. Nên nhận ra các vấn đề từ khi chưa trở thành nghiêm trọng và nguồn gốc của các nguy cơ với bạn và thai nhi. Biết được những gì đang xảy ra, bạn sẽ bớt sợ hãi và giảm bớt các tác nhân gây nên sự khó chịu cho mình. Khi không biết điều gì đang xảy ra thì đừng hành động. Hãy tìm sự giúp đỡ thích hợp.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 12 2007, 02:40 PM
Bài viết #24


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



14. Mục tiêu của Thực dưỡng

Tại Mỹ, hàng năm có khoảng 1/4 triệu trẻ nhỏ được sinh ra. Mỗi ngày 700 trẻ nhỏ được sinh ra (2 phút một trẻ nhỏ được sinh ra). Hàng năm có 500.000 bào thai bị chết trước khi sinh, 18.000 trẻ nhỏ khác chết trước một năm tuổi bởi các khuyết tật khi sinh. George Ohsawa viết:

“Sức khoẻ thật sự là cái do bạn tự tạo nên khi bị bệnh tật. Chỉ khi nào bạn tự chữa cho mình thì bạn mới thấy sự kỳ diệu thực sự của nó…”

“Mục tiêu của Thực Dưỡng là cung cấp những phương tiện nhằm kiến lập quan điểm vui sống. Mà theo đó, tất cả mọi sự kiêu ngạo, than phiền, sợ hãi, bất an, buồn chán và mọi sự chịu đựng đều biến mất, chỉ còn lại hạnh phúc, tình yêu, tự do và niềm tin. Trong trạng thái như vậy chỉ còn sự tri ân vô hạn”.

“Kim chỉ nam cuộc sống”


Mang thai là thời kỳ của niềm hân hoan, hạnh phúc và trách nhiệm vĩ đại cho bạn và chồng bạn. Đó là điều mà cả hai bạn tạo ra. Hiểu biết của bạn về Thực Dưỡng có thể góp phần tạo nên thời kỳ tưởng thưởng lớn nhất trong đời bạn - Thời kỳ của sự sáng tạo chân thực!

Đau đớn khi sinh là một triệu chứng bệnh tật, nó là một biểu hiện của một lối sống sai lầm với tự nhiên. Chế độ dinh dưỡng đúng đắn sẽ đem lại sức khoẻ hoàn hảo để tránh khỏi nỗi đau đó.

Bác sĩ William P. Dewees


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 12 2007, 02:42 PM
Bài viết #25


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



14. Mục tiêu của Thực dưỡng

Tại Mỹ, hàng năm có khoảng 1/4 triệu trẻ nhỏ được sinh ra. Mỗi ngày 700 trẻ nhỏ được sinh ra (2 phút một trẻ nhỏ được sinh ra). Hàng năm có 500.000 bào thai bị chết trước khi sinh, 18.000 trẻ nhỏ khác chết trước một năm tuổi bởi các khuyết tật khi sinh. George Ohsawa viết:

“Sức khoẻ thật sự là cái do bạn tự tạo nên khi bị bệnh tật. Chỉ khi nào bạn tự chữa cho mình thì bạn mới thấy sự kỳ diệu thực sự của nó…”

“Mục tiêu của Thực Dưỡng là cung cấp những phương tiện nhằm kiến lập quan điểm vui sống. Mà theo đó, tất cả mọi sự kiêu ngạo, than phiền, sợ hãi, bất an, buồn chán và mọi sự chịu đựng đều biến mất, chỉ còn lại hạnh phúc, tình yêu, tự do và niềm tin. Trong trạng thái như vậy chỉ còn sự tri ân vô hạn”.

“Kim chỉ nam cuộc sống”


Mang thai là thời kỳ của niềm hân hoan, hạnh phúc và trách nhiệm vĩ đại cho bạn và chồng bạn. Đó là điều mà cả hai bạn tạo ra. Hiểu biết của bạn về Thực Dưỡng có thể góp phần tạo nên thời kỳ tưởng thưởng lớn nhất trong đời bạn - Thời kỳ của sự sáng tạo chân thực!

Đau đớn khi sinh là một triệu chứng bệnh tật, nó là một biểu hiện của một lối sống sai lầm với tự nhiên. Chế độ dinh dưỡng đúng đắn sẽ đem lại sức khoẻ hoàn hảo để tránh khỏi nỗi đau đó.

Bác sĩ William P. Dewees


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 12 2007, 02:43 PM
Bài viết #26


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



15. chuẩn bị cho sinh nở

Con người du hành lên mặt trăng và khám phá tận cùng vũ trụ trong cuộc tìm kiếm câu trả lời cho bí ẩn của cuộc sống, nhưng một trong những bí ẩn vĩ đại nhất của sự tồn tại mà loài người vẫn chưa có câu trả lời: Tại sao đứa trẻ được sinh ra? Điều gì bắt đầu cơn đau đẻ? Tầm quan trọng lớn lao được đặt ra để chuẩn bị cho cơn đau đẻ và khi sinh. Có nhiều điều đến mức mà thỉnh thoảng một người phụ nữ thường cảm thấy có nhiều sự lo lắng về khả năng gặp gỡ với những nhu cầu về kinh nghiệm đau đẻ và sinh nở. Quan trọng là cần nhận ra rằng trong một năm hoặc nhiều thời gian trôi qua từ lúc thụ thai cho đến lúc người đàn bà mang thai. Mang thai có nhiều chu kỳ - đầu tiên là “khái niệm (sự thụ thai)” (conception) về một đứa trẻ. Điều này theo sau bởi một chu kỳ dài của “sự ấp ủ” (incubation) - thời kỳ sinh trưởng và phát triển của thai nhi. Chu kỳ tiếp theo, và ngắn nhất, là “đau đẻ và sinh đẻ”. Sau chu kỳ này phải mất 2-3 tháng để quay trở về trạng thái không-mang thai. Cần nhớ rằng có một năm cho sự thay đổi này, trong khi đó toàn bộ phải được thời gian trải ra và thực hiện vào một ngày, khi đó sự đau đớn khi sinh được trải nghiệm theo một tiến trình cơ thể không có sự sợ hãi trong sự xuất hiện của nó. Tuy đầu của phần này có liệt kê một số sách có thể giúp bạn nghiên cứu và phát triển sự hiểu biết về sinh đẻ và cách tốt nhất để bạn có thể chuẩn bị cho các trải nghiệm này.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 12 2007, 02:47 PM
Bài viết #27


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



16. Chuẩn bị sinh đẻ tại nhà hoặc tại bệnh viện phụ sản

Có nhiều gia đình Thực Dưỡng viết thư nói rằng họ muốn sinh đẻ ngay ở nhà họ. Khó có thể tìm ra một bác sĩ nào lại chấp nhận điều này. Rất khó tìm được các bảo mẫu chuyên môn và được phép để chuẩn bị cho việc sinh đẻ trong số các bà đỡ. Sau đây là một số điểm cần cân nhắc khi chọn việc sinh con tại nhà hay tại bệnh viện:

1. Hãy xem xét liệu có một dịch vụ thích hợp nào cho bạn trong cộng đồng để chuẩn bị cho bạn và việc sinh con của bạn hay không? Có các bác sĩ hay chuyên gia tương ứng để chuẩn bị cho bạn sinh con ở nhà hay không? Sức khoẻ của bạn trong thời kỳ mang thai có tốt không? Bạn có tìm hiểu và chuẩn bị cho việc sinh đẻ và cho cuộc sống của con bạn hay không? Chồng bạn đã chuẩn bị được chưa?

2. Cần phải có sự kiểm tra sức khoẻ định kỳ để biết chắc rằng mọi việc trôi chảy. Khi dự định sinh con tại nhà thì cần xem xét cơ thể để biết chắc rằng con bạn đã nằm đúng vị trí cần thiết để đẻ trong những tuần cuối.

3. Nếu cảm thấy ái ngại và không chắc chắn sẽ đẻ ở nhà với chồng và bác sĩ thì nên tham khảo thêm cuốn “Những cảm nhận chung khi sinh con”. Trong cuốn sách đó có chương “Sinh con tại nhà” nói về những điều khi sinh con ở nhà và ở cả những phần khác cũng nói.

Không nên cảm thấy rằng bạn nhất thiết phải sinh con tại nhà. Không nên đặt vấn đề sinh con tại nhà hoặc tại bệnh viện là đúng hay là sai. Chọn thời điểm, vị trí thích hợp với hoàn cảnh và sức khoẻ, cũng như sự chuẩn bị của bạn. Ngày nay có tới 90% trẻ em sinh ra khỏe mạnh an toàn và bạn có thể yên tâm, vui mừng hạnh phúc với việc sinh con dù tại nhà hay tại bệnh viện, nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng của bạn.

4. Hãy nói với bác sĩ về những sự quan tâm của bạn về thuốc men, và ứng dụng của sự gây mê trong bệnh viện. Các bác sĩ nói rằng phần lớn các bà mẹ sinh con ngày nay muốn sinh con không cần sự trợ giúp của sự gây mê cùng thuốc men và họ sẽ ủng hộ bạn nếu bạn quyết định điều này.

Bạn cần giải thích yêu cầu của bạn thường gây nên sự phân biệt giữa việc hiểu bạn của bác sĩ về trạng trạng thái của bạn về sức khoẻ bạn với các nhu cầu về sự chăm sóc bản thân bạn và con bạn. Các bác sĩ thường rất cần sự trao đổi này của bạn. Có nghĩa là bạn cần nói với họ bạn đã thực hành Thực Dưỡng được bao lâu, ở mức độ thế nào. Có nhiều bà vợ mang thai và chồng đã nói về Thực Dưỡng với các bác sĩ cùng những kết quả của nó với họ và họ đã trở thành bạn của nhau. Thường các bác sĩ chỉ quan tâm đến các bệnh nhân có vấn đề đối với Thực Dưỡng và bỏ lỡ cơ hội để học hỏi và gặp gỡ với những người áp dụng Thực Dưỡng có hiệu quả.

5. Khi bạn sinh con ở bệnh viện, tốt nhất là nên đến viện thăm quan trước khi đẻ. Hãy nói với các bác sĩ ở bệnh viện về những ý kiến của bạn như không muốn dùng các biện pháp trợ đẻ như dùng thuốc hay gây mê, để họ có thể chuẩn bị cho bạn. Nhiều bệnh viện đã trở nên quen thuộc với các nhu cầu này vào những năm gần đây. Khi nhập viện vào phòng đẻ, hãy nói cho họ biết về những yêu cầu là bạn rất muốn tìm ra những trở ngại cá nhân khi đến bệnh viện như việc bạn muốn ăn uống theo chế độ nào để được sự đồng ý của họ.

Nếu bạn không muốn con bạn phải tiếp nhận các loại thuốc hoặc các loại bữa ăn không như bạn mong muốn thì bạn nên nói cho phòng trợ tá biết để họ không làm những điều không được sự đồng ý của bạn. Điều này có nghĩa là bạn phải có những bàn bạc cụ thể với bác sĩ trước khi đẻ và bạn cần phải được sự chấp nhận của họ. Sau đó, bạn trao đổi về các trở ngại từ phía bệnh viện. Thường những công việc này làm bạn phải chờ trước khi nhận được sự ủng hộ của bệnh viện. Nên trước đó bạn nên viết thư hoặc đưa các trình bày theo danh sách các yêu cầu của bạn. Photo làm 3 bản: 1 bản cho phòng đẻ, 1 bản cho phòng hành chính, 1 bản cho phòng chăm sóc trẻ sơ sinh. Nhờ bác sĩ của bạn ký vào mỗi bản. Còn nếu bạn muốn lựa chọn sinh con tại nhà và đã có chuẩn bị tốt nhất đủ để nhận biết khi nào việc này có thể thì nên tìm hiểu thêm những người trợ giúp có kinh nghiệm hoặc đến bệnh viện. Có một quyển sách mà bạn có thể tham khảo là quyển “Sinh con nhanh” của bác sĩ Gregory White. Nó nói về các sự trợ giúp cần thiết khi sinh con. Sách trình bày sáng sủa, đơn giản với sự giải thích theo từng bước có trình tự mạch lạc. Nó nói về những chăm sóc cần thiết cho trẻ nhỏ, có một chương nói về mang thai, sinh đẻ tránh các bệnh tật và rủi ro. Có phần giới thiệu về những xử lý trong tình huống khẩn cấp. Có một quyển sách khác cũng có thể tham khảo cho việc sinh con tại nhà là quyển “Mang thai, sinh con và chăm sóc - Cẩm nang của các bà đỡ nông thôn”. Trong đó nó mô tả theo trình tự từng bước rõ ràng. Có một điểm trong cuốn sách này không nên thực hành với tất cả trường hợp. ở trang 50 có nói rằng có thể nâng trẻ con lên bằng cách nắm mắt cá chân và dốc ngược đầu nó xuống ngay sau lúc sinh. Bạn không nên làm điều này. Chỉ nên để đầu bé dốc xuống thấp hơn ngực và bụng mà thôi. Điều này làm cho đờm rãi trong miệng bé chảy ra. Xoa mặt nó trong khi làm việc này để trợ giúp cho đờm ra nhiều hơn, giúp cho không khí vào phổi được nhiều. Nếu nó không khóc ngay, vỗ nhẹ vào lưng nó một cái, vỗ nhẹ vào cổ nó theo chiều dọc từ ngực đến cằm. Điều này giúp cho đờm nhớt chảy ra. Không nên nâng đứa bé lên cao quá bụng mẹ nó trước khi thắt rốn vì nó sẽ làm cho máu của trẻ chảy ngược vào rốn mẹ làm giảm lượng máu và huyết cầu tố của trẻ.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 12 2007, 02:47 PM
Bài viết #28


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



17. Những gợi ý

1. Nên tham gia các lớp giáo dục về sinh con ở các viện trong thành phố hoặc trong nhà thờ.

2. Kỹ thuật thở và thư giãn cần được giới thiệu và áp dụng khi sinh. Nó sẽ trợ giúp rất nhiều cho bạn. Hãy tập thở và trao đổi với chồng bạn. Sử dụng việc thở này vào những thời điểm quan trọng nhất của việc sinh con. Rất nhiều người mẹ đã nhận thấy lợi ích của việc thở khi sinh.

3. Chuẩn bị tã lót trước khi sinh. Tham khảo phần phụ lục. Bạn có thể không cần thực hiện tất cả các mục trong danh sách này. Các bạn cuả bạn có thể cho bạn những thứ mà con họ đã dùng.

4. Bạn có thể thực hành những chỉ dẫn khi mang thai không có liên quan gì đến cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ chồng. Tình yêu và sự hiểu biết từ cộng đồng sẽ làm cho họ ủng hộ bạn. Đứa con khỏe mạnh của bạn là một bằng chứng có sức thuyết phục hơn bất kỳ một cuốn sách về Thực Dưỡng nào.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 12 2007, 02:52 PM
Bài viết #29


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



18. Những điều cần biết không có trong sách vở

1. Có thể có cảm giác co rút khi mang thai. Y học phương Tây gọi nó là Co rút Braxton Hicks, lấy tên người đã phát hiện ra nó. Đây là sự chuẩn bị của cơ thể trước khi mang thai. Và nó giúp đỡ cho việc nâng đỡ bào thai. Không phải tất cả mọi người mẹ đều cảm nhận ra điều này. Người đàn bà Thực Dưỡng thường cảm nhận được về hiện tượng này. Đừng từ chối nó khi đẻ. Họ khác nhau ở chỗ họ không có một mẫu để chỉ ra sự gia tăng của nó và họ cũng không thể theo dõi được chính xác thời điểm hay chu kỳ co rút. Bạn có thể cảm nhận thấy nó rõ hơn vào tháng thứ tư khi mang thai. Thai nhi ngày càng lớn thì biểu hiện này càng rõ.

2. Trong sách “Châm cứu và triết học phương Đông”, Oae Koann có mô tả điều này (chương 5). ở mặt trong cổ tay tính khoảng 3 thốn từ đầu cổ tay (theo hình). Châm cứu chỗ này biểu hiện sự xuất hiện của thai nhi cũng như làm giảm sự đau đớn của nó. Châm cứu được dùng ở một số người Thực Dưỡng. Họ nói rằng nó làm giảm sự đau đớn khi mang thai. Nếu có chồng hoặc bạn bè bên cạnh bạn có thể nhờ họ mát-xa, day ấn chỗ này liên tục khi đau đớn.

3. Đầu của trẻ sơ sinh thường có máu bám vào. Có khi toàn là máu bám vào đầu nó. Điều này không hay xảy ra. Khi sinh, đầu nhô ra trước chui qua đường ống hẹp của âm đạo làm cho bề mặt âm đạo bị rách và chảy máu. Đây là điều bình thường và không nguy hiểm. Đầu đứa trẻ bị dính máu và mức độ tuỳ thuộc vào mô mạch máu của mẹ nó như thế nào.

5. Nên uống nước lá quả mâm xôi khi bạn cảm thấy khát. Nên mang sẵn nước này với sự cho phép của bệnh viện.

6. Bất cứ lúc nào có thể nên xem những người đẻ trước. Tốt nhất là trước khi mang thai. Nếu bạn đã từng xem con mèo đẻ, điều này sẽ giúp cho bạn nhưng nhớ là sinh đẻ ở động vật khác với sinh đẻ ở con người. Chúng không có cấu trúc bộ phận sinh đẻ giống người, cũng như cấu trúc các cơ giữ, cơ cấu xương chậu như người. Do đó, quá trình sinh của chúng có khác. Chúng có chu kỳ mang thai ngắn hơn và chỉ có một vài sự co rút cơ cho mỗi lần sinh. Chúng không có các nhóm cơ vùng như là cơ cổ tử cung, cũng như chúng không có các vùng xương chậu nên chúng không thoả mãn được các nhu cầu sinh đẻ như ở con người.

7. Vào 3 tháng cuối khi sắp sinh, đầu trẻ có thể thúc ở bàng quang. Và bạn có thể thường xuyên đi tiểu. Khi bạn bắt đầu có thai, đầu đứa trẻ thúc vào thận làm bạn thường muốn đi tiểu. Điều này làm kích động bàng quang, khiến bạn nghĩ rằng thận có vấn đề, nhưng không phải vậy.

8. Nhiều người đàn bà Thực Dưỡng mang thai nhỏ hơn những người khác là do người đàn bà Thực Dưỡng không có những vòng bụng bị quá tải để giữ bụng và xương chậu, nên họ có nhiều khoảng trống để mang thai trong bụng hơn và bụng họ trông nhỏ hơn. Những đứa trẻ Thực Dưỡng thường nhỏ hơn những đứa trẻ thông thường. Chúng chỉ nặng 3-4,5 kg khi sinh. Đó là một tỷ lệ bình thường. Khi kiểm tra thai, chúng cũng nhỏ hơn vì chúng được chăm sóc tốt hơn. Bạn có thể đọc thêm cuốn “Những vấn đề chung khi sinh con”, mục “Các câu hỏi thường gặp về sinh con”.

9. Trước khi đẻ và sau khi đẻ, bạn có thể đi bộ và thư giãn. Đi bộ kích thích thai và làm cho cổ tử cung dãn nở. Đừng làm quá yêu cầu vì bạn cần giữ sức cho việc sinh đẻ.

10. Tư thế ngồi xổm được nhiều người đàn bà dùng. Họ cảm thấy dễ chịu hơn là nằm, hoặc ngả lưng.

11. Tiến trình chuyển dạ của thai có thể lâu để cho bào thai có thể dễ điều chỉnh thích hợp với các thay đổi xuất hiện bất ngờ khi sinh. Khoảng thời gian này cũng cho phép cơ thể bạn có thể điều chỉnh trước công việc sinh đẻ và điều chỉnh lại trạng thái bên trong sau khi đẻ. Cũng có khi việc sinh con diễn ra rất nhanh khiến cho cơ thể bạn không chuẩn bị kịp.

12. Bạn nên ngắm nhìn những đứa trẻ mới sinh trước khi bạn sinh. Điều này sẽ giúp cho bạn nhận ra một đứa trẻ mới sinh trông nó như thế nào. Một đứa trẻ mới sinh thì ẩm ướt, bị dính máu ở đầu và ở người, người nó bị phủ một lớp giống như là kem trên da, như một lá chắn bảo vệ nó trong môi trường ẩm ướt ở trong dạ con. Mặt và người nó rất đỏ cho đến khi nó bắt đầu khóc thì nó trắng dần ra.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 12 2007, 02:57 PM
Bài viết #30


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



19. Những thay đổi trong người sau khi sinh

1. Cơ thể chuyển từ trạng thái ẩm ướt sau một thời kỳ làm việc vất vả sang trạng thái khô ráo. Khi để nhiệt độ tăng cao, sau khi đẻ xong nhiệt hạ xuống và khô ráo dần.

2. Mất đi một lượng chất lỏng huyết tương dịch và nước lớn tích trữ trong bụng và bây giờ thay thế bằng một sự trống rỗng trong đó. Tất cả mọi thứ đều xẹp xuống.

3. Mất đi một lượng máu lớn trong ổ bụng. Nơi ổ bụng nằm tách hẳn ra so với ruột và các bộ khác. Số lượng này bị mất nhiều nhất vào ngày thứ nhất và thứ hai, rồi sau đó ít dần vào cuối tuần. Người đàn bà Thực Dưỡng bị mất máu và huyết tương ít hơn người khác.

4. Sau khi cơn đau xuất hiện, có sự co bóp dạ con, kiểm soát việc mở đóng mạch của thành tử cung, giúp cho việc ngăn chặn sự mất máu quá nhiều. Những cơn đau này kéo dài từ 2-4 ngày và mạnh hơn, liên tục hơn lần đẻ đầu tiên.

5. Sự run rẩy tay chân xuất hiện. Nhiệt độ cơ thể bạn xuống thấp đưa cơ thể bạn về trạng thái cân bằng sau khi cơ thể trải qua một thời kỳ làm việc nặng nhọc, nóng bức do việc sinh đẻ.

6. Bị mất các chất lỏng trong các tế bào do các hooc-môn thai gây nên. Các chất lỏng này cần thiết cho mẹ và con trong quá trình mang thai. Chúng không cần thiết nữa và chảy đi dưới dạng nước ối.

7. Phần đông bụng xẹp lại sau 4-6 tuần.

8. Sữa mẹ nguyên chất chảy ra, vào ngày thứ 3 sau khi sinh.

9. Cảm thấy sự mệt mỏi chán chường ở phần lớn bà mẹ sau khi sinh. Và điều này có thể tác động lên cả mẹ lẫn con. Điều này gây ra do việc mang thai mệt nhọc trong kỳ sinh đẻ. Nó làm cho cả mẹ lẫn con đều hay ngủ nhiều do sự mệt nhọc vừa qua. Nên nghỉ càng nhiều càng tốt sau khi sinh. Có thê dùng súp mi-sô mỗi sáng. Cố gắng ngáp ngày 1 hoặc 2 lần, trong vòng 15-30 phút. Nên ngồi thư giãn trên một chiéc ghế dễ chịu trong 15 phút hoặc hơn thế, nếu không thể thì nằm xuống và hãy chợp mắt.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

8 Trang V  < 1 2 3 4 5 > » 
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 23rd June 2024 - 07:17 PM