IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Ngài Ajahn Mun (Acariya Mun) dạy về chánh niệm khi Ăn, Biết tu khi ăn mau đắc đạo nhất? chuẩn ạ!
Diệu Minh
bài Feb 4 2020, 08:24 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Biết tu khi ăn mau đắc đạo nhất


Đối với thiền sư Acharn Mun – Ajahn Mun (đọc là Achan Măn), hoặc Acariya Mun - một vị thiền sư nổi tiếng nhất Thái Lan là thầy của thiền sư nổi tiếng thế giới: Ajahn Chah với quyển “mặt hồ tĩnh lặng” đã in ở Việt Nam, cũng được các bậc thầy huyền môn dạy đạo trong khi công phu thiền định về vấn đề ẩm thực, trích trong quyển tiểu sử của ngài như sau: trang 47 quyển "Phra Acharn Mun" chương Thời Pháp của chư vị đệ tử A la hán:

“Trong khi độ thực (ăn) luôn luôn quan niệm bản chất (ô trược) của thức ăn. Không bao giờ để cho hương vị của thức ăn trở thành độc dược đầu độc tâm mình. Cơ thể có được chất dinh dưỡng của vật thực bồi bổ sức khoẻ sau khi ta nuốt vào, mà không có quán niệm thì trong lúc ấy tâm bị cướp đi phần tiến bộ, do bởi hương vị ngon ngọt ấy. Đó là cắt đứt tiến bộ của mình bằng cách nuôi dưỡng thân mà làm hại tâm. Tất cả những điều ấy xảy ra vì thiếu niệm. Trong tất cả những dưỡng nuôi trên thế gian, dưỡng nuôi tâm là tối thượng. Tâm là một kho tàng vô giá, tâm được dưỡng nuôi đầy đủ là một cái tâm kiên cố vững chắc trong Giáo Pháp.”

Tôi rất lưu ý chi tiết ngài được dạy trực tiếp từ trong khi đang thiền, kinh nghiệm này tôi cũng trải qua nên rất nhớ đoạn này khi đọc về ngài. Khi đạt được công phu sâu và các đan điền thượng cách đỉnh đầu mấy cm mở ra, bạn có thể được dạy trực tiếp từ các vị thầy tâm linh vô hình ở những cảnh giới cao.

Theo như quyển “Bàn tay ánh sáng” của bà Barbara Ann, chúng ta luôn có vài vị thầy vô hình và những bị thầy hữu hình hỗ trợ cho sự tiến hóa tâm linh của mỗi người, Phật giáo nguyên thủy gọi là chư thiên hộ trì Chánh Pháp, chư thiên hộ trì người hành Pháp, Pháp hộ trì người hành Pháp.

Có những người trước khi ăn thì còn thấy nét thánh thiện mà sau khi ăn xong một bữa ăn nom đã thành ra kẻ phàm phu tục tử… Nói như vậy không phải để chúng ta tìm thức ăn dở để ăn, không phải nấu món ăn hổ lốn để nuốt... chúng ta phải trở nên nhạy cảm và không bị đắm nhiễm vào ngon và dở để tiến tu, để biết cách tu khi ăn, đây mới là mục đích tối hậu của chúng ta: trực nhận chân lý xuyên qua ngon và dở... chỉ bằng cách phản ứng với thức ăn Thực dưỡng chúng ta có thể biết được sự phát triển tâm linh thực sự của thiên hạ, dầu người đó là ai! Tôi thấy các vị thiền sư ăn gì các ngài cũng tiếp nhận với thái độ nhẹ như không??? đó là do tâm các ngài rất vững chắc trong dukkha, anatta, anicca ... có vị thiền sư hỏi chúng tôi: ăn gạo lứt thì có hết dukkha không? tất nhiên là không! dầu chúng ta thoát được đại dịch này, may mắn thoát được bệnh tật và khổ nạn tai nạn lần này và lần kia... nhưng chúng ta không thoát được dukkha - bất toại nguyện... vì thế giáo Pháp cao quí chính xác của Đức Phật mới là cái ta cần trau dồi. Cũng không cần quan tâm sự cân bằng nhiều quá, nên ưu tiên cho trí tuệ, khi có trí tuệ sự cân bằng sẽ xảy ra.

Tiên sinh Ohsawa cũng có nói: phương pháp của tôi cân bằng với phương pháp thiền, là ý nghĩa này.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 4 2020, 09:26 AM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Trích đoạn nói về tu khi ăn của ngài Acariya Mun dạy trong quyển mới in gần đây nhất:

"Con đường tu tập của ngài Acariya Mun";

Trang 16,17:

Ứng xử đúng mực, thu thúc (thu thúc lục căn). Không được nhìn ngó chỗ nọ chỗ kia và khắp mọi nơi, là biểu hiện của người thất niệm, mà phải nhìn một cách có kiểm soát, yên lặng, có niệm trong mọi chuyển động của mình. Đồng thời, tâm của họ phải suy nghĩ về bất kỳ Pháp gì là thói quen tu tập và phát triển của họ. Khất thực luôn được coi là nhiệm cụ rất quan trọng đối với các tỳ kheo khổ hạnh đi theo con đường của ngài Ajaan Mun không bao giờ được bỏ qua, ngoại trừ khi không ăn không nhất thiết phải đi....

Trước khi ăn, họ phải niệm "patisankha yoniso" làm nền tảng, với sự khéo léo phù hợp với mức độ niệm và tuệ cơ bản của mỗi người. Cần phải làm như vậy ít nhất trong một phút trước khi ăn một cách từ tốn và khiêm nhường trong khi có niệm cả về mình lẫn bình bát. Thức ăn trong bát rất đa dạng theo hình thức, tính chất và mầu sắc. Khi tất cả thức ăn ở trong bát, ta cảm giác gì về nó? Ta phải chờ và xem trò lừa bịp giả dối của tâm thể hiện thế nào khi ăn. Cần thiết lập niệm và tuệ để chờ và ghi nhận và thẩm tra cả cái đói có thể được tạo ra một cách không tự nhiên, là công việc của ái dục (mắt nảy lửa và tâm của khỉ), cái tâm lừa đảo có thể nghĩ rằng nếu thức ăn được trộn khác đi thì vị của nó sẽ thay đổi theo như thế nào. Bằng cách quán tưởng như vậy, tâm sẽ trở nên chán ghét, ghê tởm, trở nên mất hứng thú và không còn khao khát muốn ăn. Điều này đi ngược lại xu hướng tự nhiên của người thực hành Pháp này với mục đích sửa chữa mình bằng mọi cách để loại trừ mọi sự không thanh tịnh trong tâm.

Phương pháp thẩm tra hay quán tưởng mà mỗi người sử dụng tuỳ vào việc người ấy khéo léo về mặt nào. Có thể là ở việc quán tưởng sự nhờm gớm, hoặc quán tưởng các yếu tố vật chất hay bất kỳ cách nào khác để loại trừ ô nhiễm, ái dục và sự quên mất mình. Do đó đều là những cách tu tập không đúng đắn khi ăn đối với từng người, phù hợp với sự khéo léo và khả năng của mình. Khi ăn phải đặt nhiệm vụ là luôn có niệm trong từng quá trình bằng cách quan sát tác động qua lại giữa tâm (citta) và thức ăn được đưa vào đang tiếp xúc với các bộ phận vị giác nhạy cảm và thân (dhatu - khandha) khi nhai và nuốt.


Ta không được để tâm tuột khỏi tầm kiểm soát và bị thu hút bởi vị của các loại thức ăn khác nhau - tức là quên mình. Vì có một loại đói do phản ứng vật lý của cơ thể yếu đi và cần cái gì đó để bù đắp dưỡng chất cần thiết, và cũng có một loại đói nữa do sức mạnh thống trị của ái dục (tanha) - sự bấn loạn của tâm đi tìm khoái lạc. Loại đầu được coi là trạng thái bình thường của các uẩn, thậm chí vị A-la-hán cũng có như tất cả những người khác. Nhưng ta luôn phải cẩn thận và cảnh giác đối với loại thứ hai và phải kiểm soát nó. Nếu ta xao lãng, để nó đi đường nó không kiềm chế, nó sẽ huỷ hoại ta. Vì đó là loại ham muốn nằm dưới quyền kiểm soát của ái dục tràn ngập mọi thứ, mọi nơi, và không bao giờ thoả mãn cả.

còn tiếp...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 4 2020, 10:42 AM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



còn nữa, đang gõ tiếp rồi sẽ dán lên đây tiếp nhé.

Có một người bạn đạo nói: cơm lứt ăn không dễ, nhưng nếu ăn được cơm lứt thì dễ tu; chúng ta ăn cơm lứt mà không tu tập thực là lãng phí


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 10 2020, 10:26 AM
Bài viết #4


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Trích tiếp:

Người tu hành cần luôn chú tâm với niệm và tuệ để canh chừng quá trình ăn mỗi khi ăn, nhờ vậy tâm có thể quen với việc kiểm tra và kiểm soát bản thân trong nhiều tình huống khác nhau khi đứng, đi, ngồi, nằm, ăn và tất cả các hoạt động khác, kể cả các hoạt động quanh chùa như khi quét sân… Đó là những yếu tố chính trong công việc tu hành của họ. Vì nếu không có niệm và tuệ trong tâm, làm gì thì họ cũng chỉ thành những con rối đang diễn mà đối với chúng việc làm của họ không có nghĩa lý gì – vì họ không nhận biết được bản thân.

Sau khi ăn, cần rửa và lau khô bình bát. Nếu có nắng phải phơi một lúc trước khi cất vào đúng chỗ. Sau đó họ quay sang các việc như thiền đi, thiền ngồi, hay các việc khác. Sau khi ăn, thường đi thiền tốt hơn ngồi thiền, vì hoạt động này giúp thoát khỏi được trạng thái buồn ngủ tốt hơn các phương pháp khác. Nhưng ngày nào nhịn ăn, có thể hành thiền bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ tư thế nào mà ít khi bị buồn ngủ.

Vì vậy, những ai hợp với cách tu tập này, thường thích nhịn ăn một ngày, có khi 2 hay 3 ngày, có khi đến 19020 ngày hay cả tháng, nhiều vị hoàn toàn không ăn mà chỉ uống nước. Tuy vậy sau khi nhịn ăn vài ngày, đa số mọi người cũng uống một ít ovaltin (nếu có), đủ cho cơ thể khỏi yếu. Họ không uống hàng ngày, mà chỉ những ngày họ thấy rất mệt và yếu.
Thời ngài Ajaan Mun làm thầy, không hề có thắc mắc về sữa, ovaltin, đường trắng, ca cao, cà phê hay những thứ tương tự như thế… thời đó khác bây giờ, giờ thì cái gì cũng nhiều đến mức đã thành dư thừa hơn là đói kém và thiếu thốn. Có lẽ vì thế mà các Tỳ kheo hành thiền Khổ hạnh thấy rất khó có thể theo con đường của ngài Ajaan Mun. Họ than phiền công khai rằng tâm không thể gom tụ và định tĩnh được. Nó luôn bấn loạn. Tâm như vậy vào mọi lúc và gần như mọi nơi. Nhưng thực ra, làm sao có thể trông đợi nó an tĩnh được (và ở đây, xin độc giả thứ lỗi khi tôi viết xuống đây sự thật của vấn đề); buổi sáng họ đi khất thực và quay về với bình bát đầy thức ăn mặn và ngọt, thỉnh thoảng còn xách thêm cả tô thức ăn dư, khi quay về hội trường, đồ đựng thức ăn được xếp thành nhiều hàng. Nhưng không có cách gì để tránh nhận được vật thực – vì toàn các tín chủ muốn tạo phước báu bằng các việc thiện và họ đã cố gắng đến từ khắp mọi nơi xa gần để xin phước báu từ các Tỳ kheo Hành thiền Khổ hạnh với những nụ cười và nét mặt hân hoan. Dù có dâng cúng nhiều bao nhiêu đi chẳng nữa, họ cũng ngại ngần gì nhờ sức mạnh của đức tin dẫn đường cho mọi cố gắng.


(nguyên nhân do thức ăn, NT)

Thế là đủ phiền toái lắm rồi, nhưng đến buổi trưa, hay buổi chiều tối, lại có nước đá, nước cam, nước ngọt, ca cao, cà phê, nước mía, đường, cái gì cũng nhiều đến mức không sao dùng hết được, chỉ còn cách đầu hàng – chìm nghỉm với nhau!

Do vậy, vị Tỳ kheo Khổ hạnh đó rất giầu nhưng hành thiền không ra sao. Họ lờ đờ và mệt mỏi, như con thuyền bị chất nặng chỉ chực chìm mà còn chưa rời bến. Do vậy những ai nhắm vào “bến bờ” Niết Bàn thường rất cẩn thận, cảnh giác và nghiêm ngặt với bản thân mình và không chỉ nghĩ đến cái miệng và dạ dày của mình, hay việc đó khó khăn và vất vả đến thế nào, vì họ quyết tâm chiến đấu chống lại những chướng ngại trên đường tu tập. Họ không thể bất cẩn với các việc, hay với thức ăn, tứ vật dụng và các vật khác mà họ được dâng cúng. Kể cả khi có nhiều họ cũng chỉ nhận ít thôi, biết lượng thế nào là đủ.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Apr 2 2020, 12:43 PM
Bài viết #5


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



trang 16:

Cần phải làm điều này ít nhất vài phút: trước khi ăn, các chư tăng phải niệm Patisankha Yoniso làm nền tảng, với sự khéo léo phù hợp với mức độ niệm và tuệ cơ bản của mỗi người. Cần phải làm như vậy ít nhất trong 1 phút trước khi ăn một cách từ tốn và khiêm nhường trong khi có niệm cả về mình lẫn bình bát... khi tất cả thức ăn đã trong bình bát, ta có cảm giác gì về nó? ta phải chờ và xem trò lừa bịp giả dối của tâm thể hiện thế nào khi ăn. Cần thiết lập niệm và tuệ để chờ và ghi nhận và thẩm tra cả cái đói có thể được tạo ra một cách không tự nhiên, là công việc của ái dục (mắt nảy lửa và tâm của khỉ), cái tâm lừa đảo có thể nghĩ rằng nếu thức ăn được trộn khác đi thì vị của nó sẽ thay đổi như thế nào. Bằng cách quán tưởng như vậy, tâm sẽ trở nên chán ghét, ghê tởm, trở nên mất hứng thú và không còn khao khát muốn ăn. Điều này đi ngược lại xu hướng tự nhiên của người thực hành pháp này với mục đích sửa chữa mình bằng mọi cách để loại trừ mọi sự không thanh tịnh trong tâm.

... CÁCH tu tập đúng đắn khi ăn đối với từng người, phù hợp với sự khéo léo và khả năng của mình. Khi ăn phải đặt nhiệm vụ là luôn có niệm trong từng quá trình bằng cách quan sát tác động qua lại giữa tâm (citta) và thức ăn được đưa vào đang tiếp xúc với các bộ phận vị giác nhạy cảm và thân khi nhai và nuốt.

Ta không được để tâm tuột khỏi tầm kiểm soát và bị thu hút bởi vị của các loại thức ăn khác nhau - tức là quên mình. Vì có một loại đói do phản ứng vật lý của cơ thể yếu đi và cần cái gì đó để bù đắp dưỡng chất cần thiết, và cũng có một loại đói nữa do sức mạnh thống trị của ái dục (tanha) - sự bấn loạn của tâm đi tìm khoái lạc. Loại đầu được coi là trạng thái bình thường của các uẩn, thậm chí vị A la hán cũng có như những người khác. Nhưng ta luôn phải cẩn thận và cảnh giác đối với loại thứ 2 và phải kiểm soát nó. Nếu ta sao lãng, để nó đi đường nó không kiềm chế, nó sẽ huỷ hoại ta. Vì đó là loại ham muốn nằm dưới quyền kiểm soát của ái dục tràn ngập mọi thứ, mọi nơi, và không bao giờ thoả mãn cả.

Người tu hành cần luôn chú tâm với niệm và tuệ để canh chừng quá trình ăn mỗi khi ăn, nhờ vậy tâm sẽ có thể quen với việc kiểm tra và kiểm soát bản thân trong nhiều tình huống khác nhau khi đứng, đi, ngồi, nằm, ăn và tất cả các hoạt động khác...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Apr 3 2020, 09:48 AM
Bài viết #6


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



trang 19:

...
Những người không nằm (ngủ) cũng tương tự như những người tiết chế lượng ăn hay người nhịn ăn hoàn toàn, vì đó là những phương pháp dẫn tới sự tĩnh lặng và hạnh phúc trong tâm. Những ai hợp với việc nhịn ăn, khi nhịn ăn càng lâu, tâm họ càng trở nên tĩnh lặng và rõ ràng, và nền tảng của họ tăng trưởng từ từ và trở nên vi tế hơn. Khi đó sẽ đạt được định nhanh hơn và dễ chịu hơn bình thường, và khi ra khỏi định để suy nghĩ và nghiên cứu theo cách của tuệ thì tâm họ sẽ thành thạo, lanh lợi, táo bạo và thẩm tra cái gì cũng đều rõ ràng thấu suốt như tâm mong muốn. Như cái đói và cái mệt, thay vì là một vấn đề và là sự dày vò đối với thân và tâm, lại trở thành một biện pháp trơn tru và thoải mái để họ tiến bộ mỗi khi tiết chế lượng ăn hay nhịn ăn.

Những ai có bản chất phù hợp với cách này sẽ luô phấn đầu và tu tập bằng cách nhịn ăn, hài lòng với việc có ít, như cách đã nói ở trên, kể cả khi họ ở giữa vô số kể tứ vật dụng....


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 05:23 PM