Phiên bản in ấn của chủ đề

Nháy vào đây để xem chủ đề theo đúng định dạng gốc

Thực Dưỡng _ Tương cổ truyền Minh _ Cách làm tương cổ truyền

Gửi bởi: Thelast Jul 13 2007, 08:48 AM



Trong nhiều năm qua có nhiều người đã bảo Tương nhà tôi làm ra cho thêm đường và mì chính, vì họ không tin nếu biết cách làm thì đó chính là hương vị tự nhiên của tương cổ truyền làm bằng gạo nếp lứt, tuy vậy đôi khi cũng có người kêu tương nhà tôi không ngọt bằng các loại tương họ đã ăn, nhưng vài người nghe tôi giải thích như trên đâm ra biết cách nếm và ăn tương hơn trước. Kỳ nhất là cách nếm tương của những người tham lam, trong cách họ nếm tương là tôi biết liền, họ thọc ngón tay rất sâu vào chai tương thay vì chỉ cần cỡ một giọt (nếu bạn là người sành điệu nếm) và họ mút cả ngón tay, họ muốn tương trở thành như là một món xúp để có thể húp bao nhiêu tuỳ ý.

Gần đây tôi có được học lại cách làm mốc với chuyên gia trẻ Thực dưỡng Việt Nam - bạn Tuấn Tekka, hãy xem trong đường link sau:

Cách làm mốc tuyệt vời nhất:
http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=7311&st=0#entry32438

Cách làm mốc giống chuẩn - Koji:

Tuấn Tekka (Hoàng Thọ Tuấn), fb: Tâm Minh, mới chỉ có 27 tuổi - vốn là: Cháu học công nghệ sinh học, chuyên ngành vi sinh vật học, (đã tốt nghiệp 1 bằng đại học, nay đang học bác sĩ đa khoa trường y Thái Bình, năm cuối) mai ra trường y, cháu cũng định nghiên cứu thêm về vi sinh y học. (Cũng từng xuất gia gieo duyên theo hệ phái nguyên thuỷ). Nó chỉ là cử nhân khoa học bình thường thôi, khi cháu học gần năm cuối năm 2014 là khi cháu biết Thực dưỡng, khi học về Vi sinh và cơ chế sinh lý cháu không phục lắm vì nó chưa sâu sắc nên cháu muốn qua trường y học xem sao thì cũng là một cách nhìn mới, biết thêm cơ chế sinh lý học cơ thể và diễn tiến bệnh nên mọi thứ rõ ràng hơn. Chàng trai trẻ đầy hoài bão ước mơ này người Hà Tĩnh và có ý chí muốn mở một trung tâm Thực dưỡng to nhất Miền Bắc và làm món ăn cạnh tranh được với Ohsawa Food. fb: Tâm Minh, hãy theo dõi fb của bạn này học hỏi làm các món ăn như tamari, Amazake, koji, tương cổ truyền để nâng cấp hiểu biết của bạn về Thực dưỡng lên một tầm cao mới...có gì thắc mắc thì cứ hỏi trực tiếp nhé.

https://www.facebook.com/100037202471886/videos/249578179625596/

Quả thật trong xã hội hiện đại, những người sành ăn mà lại ăn chay là rất hiếm, vị giác của những người này quả thực tinh tế hơn những người quen ăn cá thịt, mì chính, đường, hoa quả bánh kẹo...nhiều lần. Tôi rất ít khi gặp được những người như vậy để được nghe họ đánh giá và góp ý về tương tôi làm ra, đại đa số dân chúng đánh giá theo cảm tính của người quen ăn cá thịt. Tuy vậy tương cổ truyền nhà làm vẫn càng ngày càng được bà con xa gần mến mộ là một bằng chứng cách làm tương của chúng tôi đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Ngoài ra cũng cần thông báo các tín hiệu của tương mới làm và tương đã để ngấu để người tiêu dùng biết cách chọn lựa: tương đã để ngấu mùi vị nhuần nhuyễn, không có vị sốc ngái của mốc. Thỉnh thoảng có người sành ăn tương nhà tôi kể là tương của nhà tôi để càng lâu ăn càng ngon, mặc dù đó là tương làm được 7-8 tháng rồi mới bán ra. ở Hà Nội hiện có một số gia đình mua tương nhà tôi về để dành lâu năm dùng làm một thứ thuốc công hiệu để giải cảm giải mệt khi trái nắng trở trời. Có gia đình đã để dành được loại tương 5 - 7 năm. Tương có cái lạ là càng để lâu càng ngấu và càng ngon. Màu ngả sẫm dần theo năm tháng. Nhiều người đã cho thêm đường và mì chính vào tương thật sự để đáp ứng khẩu vị người tiêu dùng, do vậy muốn chọn được tương ngon để dùng thì chỉ có cách là chọn mua tương ở một nơi tín nhiệm để dùng quanh năm, hoặc tự làm lấy.

Kinh nghiệm mua tương :
 Mua ở một địa chỉ tin cậy.
 Mua lại tương đã làm từ 8 tháng trở lên mới đảm bảo tốt cho sức khoẻ người ăn.
 Quan sát màu sắc: Tương mới ngả có màu vàng tươi, càng để lâu càng có màu nâu sẫm dần.
 Ngửi mùi tương thơm để thử tương.
 Pha tương với nước chè, nếu nước đục là tương có hoá chất.
 Để kiểm tra tất cả những điều trên thì mua tương về để 3 - 5 tháng thấy tốt hãy ăn.

Trên thị trường hiện nay có những loại tương rất loãng lại mới ngả, ăn vào không có lợi cho cơ thể. Có chị bạn mua tương Bần về để vài tuần mở nắp thấy bật hơi và lớp tương nổi trên cùng bị mốc xanh.

Lý do tại sao ta không nên ăn tương mới ngả vì nó rất âm qua quá trình lên men mốc, thời gian 8 tháng mới đủ để tương trở nên quân bình âm dương. Thiết nghĩ những người sản xuất tương không rành về âm dương cho nên mới có hiện tượng tương vừa ngả đã mang ra bán ngay trên thị trường. Tương mới ngả thường được cho ít muối nên có vị ngọt dễ ăn, nhưng nếu để lâu tương này sẽ chua ngay.

Tương muốn ngon còn cần phải chăm sóc thường xuyên cho đến khi đạt yêu cầu: Tức là sau khi trộn đều hai bán thành phẩm, mốc mật và nước đậu, với nước muối, đem khuấy kĩ, phơi nắng để ngấu tự nhiên, sáng sớm mở nắp chum tương khuấy kĩ, phơi nắng cả ngày. Độ khoảng từ 10 đến 15 ngày phơi được nắng thì có thể đậy kĩ, ăn quanh năm. Chú ý tránh con dĩn đẻ trứng vào chum tương, nhất là khi đang ngâm nước đậu, khi phơi tương nên bịt vải xô trên miệng nắp chum tương. Tương ngả xong, được gọi là đạt tiêu chuẩn nếu không có con bọ dĩn nào muốn bén mảng đến đẻ trứng, vì tương ngon vốn có chất kháng khuẩn mạnh.

Nhiệt độ ngả tương và làm ngấu thích hợp nhất là 30-35 độ C, cao hơn cũng không có tác dụng gì. Thời gian làm tương tốt nhất trong năm là tháng 4 - 5 Âm lịch. Cũng phải nói thêm rằng trong quá trình làm tương nếu để bẩn tương không thể thơm ngon được, cho nên mùi vị thơm ngon cũng là tiêu chuẩn để báo hiệu tương làm sạch sẽ.

g) Bảo quản:

Có hai yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quá trình bảo quản tương là:

-Quá trình chế biến:
Tương có thể bảo quản được nhiều năm nếu quá trình chế biến tốt. Hiện tượng bị váng nổi trên mặt chỉ có khi tương bị chua, do mốc bị nhiễm hoặc trong khi ủ tương nhiệt độ xuống quá thấp. hoặc do nước bị chua hỏng, đỗ rang chưa chín...

- Tương muốn giữ được lâu, các dụng cụ chứa phải thật sạch, luộc hoặc nhúng nước sôi, để khô, đậy kín để tránh ruồi bọ. Loại “hua” thường gặp là loại ấu trùng của Dĩn, thường hay tìm đến các chum tương để đẻ trứng ở đó (lúc ngâm nước đỗ). Tương nhà tôi ngả xong thường không có loài bọ nào bén mảng tới, đó là một điều lạ mà chúng tôi chứng kiến hơn chục năm nay. Điều này có thể là một trong những nguyên nhân mà tương nhà làm nổi tiếng chăng.

- Nói chung thường gặp mốc mọc trên thành chum, do là không lau sạch nước tương và cái còn bám dính vào thành trong khi khuấy để phơi trong những ngày đầu ngả tương.

Các sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất tương và các biện pháp xử lý:

- Mốc bị nhớt, chua, thiu là tương chua kém ngọt, mùi không tốt.

- Mốc ẩm, làm tương quá nát, kém ngọt.

- Mốc bị nhiễm các mốc đen và các loại mốc khác sẽ làm cho tương kém ngọt, chua, mầu sắc xấu, hương vị kém.

Nếu bạn có mốc giống thì không bao giờ bị như trên.

- Nếu bị nhiễm mốc đen hoặc đỏ v.v... lập tức nhặt ngay vùng đó ra khỏi mẹt mốc, hoặc vò kĩ, có thể mốc chuẩn vẫn bám vào mọc tốt. Vì vậy khi làm mốc phải theo dõi vài giờ một lần thăm nom, thấy có hiện tượng xấu là phải xử lý ngay. Nếu thấy có những sợi tơ dài trắng thì chắc chắn nó sẽ đen sau vài tiếng, vì vậy bốc ngay những vùng đó ra, sở dĩ có hiện tượng trên là do có chủng mốc lạ và xôi quá ẩm...Không nên dùng xôi đồ nát để làm mốc tương, phần bị nát có thể làm việc khác hay là để vào cái mẹt khác để dễ bề xử lý.

- Khâu ủ mốc: Thường hay gặp: khô cháy, rời rạc, chua nát, kém nhuyễn nhuyễn, nhớt, mùi kém, màu sắc kém.



Nguyên nhân: Chua nát là do ủ nước quá thừa làm cho khối mốc không đảm bảo nhiệt độ và sinh chua, kết quả tương chua và ít ngọt do mất đường.

- Mốc ủ cháy khét là do nhiệt độ ủ lớn hơn 60độ C, bị nhớt là do nhiễm vi khuẩn hoặc nấm men.

- Nước đậu: thường hay gặp hư hỏng do thối, chua, mùi không tốt (có thể do để lọt vào vài hột đậu rang còn sống).

Nước đậu để quá 7 ngày đêm sẽ bị thối, nên khi ngâm nước đậu được chưa kịp ngả tương thì phải cho 150 gam muối/lít để hãm ngay. Nước đậu thối còn do rang đậu không chín, hoặc chua là do rang đậu còn non, nước đậu có mùi không tốt còn do nhiệt độ ngâm qúa cao, tốt nhất là 25-28 độ C.

- Tương đã ngả thường gặp: Váng chua, mùi không tốt, kém ngọt, mầu sắc kém, có bọ, chua sình hơi (cái tương bị dềnh lên).

Trường hợp cái tương bị dềnh lên là phơi chưa đủ nắng và khuấy tương trước khi phơi nắng chưa kỹ.

Nói chung là do sự hư hỏng ở các khâu đã nói trên dẫn đến hư hỏng thành phẩm, đặc biệt là khâu vệ sinh, bảo quản không tốt.

Tương sình hơi có thể do hai nguyên nhân:

-Ngấu chưa chín đầy đủ.

-Nhiễm quá nhiều vi khuẩn kị khí sình hơi.

Trong trường hợp đầu chỉ cần phơi nắng gia nhiệt 38-40 độ C trong 1 tuần. Trong trường hợp sau cần kiểm tra lại số lượng vi khuẩn kị khí, nếu còn đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép thì gia nhiệt.


Sau đây là cách làm tương chuẩn nhất trong gần 40 năm của tôi... đã được thầy Tuấn duyệt và chỉnh sửa, các bạn có thể lấy đây là chuẩn mực bảo đảm cho việc thành công mỹ mãn của bạn.

Nếu thấy việc làm tương khó khăn, có thể đặt mốc Koji hay đặt mốc mật về chỉ việc rang đỗ ngâm đỗ và sau 7 ngày thì ngả tương...


Làm tương cổ truyền M, rất dễ học với thầy Tuấn (chuẩn)
Đảm bảo thành công mỹ mãn


Dụng cụ làm mốc tốt nhất?

- Cái mẹt, chõ đồ xôi (nên mua gạo nếp nương!) tốt hơn là có cái khay gỗ để làm được 1,5 kg gạo nếp (có thể đặt được loại khay gỗ đó ở fb “Tâm Minh” hay tự đặt bằng gỗ thông kích thước 25 x 35 x 7,5 độ dày của thành gỗ 13mm).

- Loại khăn để làm mốc cho dễ dàng có bán tại cửa hàng Gạo Lứt Ngọc Trâm: cần 2-3 cái cho 1 lần làm tương (1 cái khăn chuyên để đồ xôi, 2 cái để lót 2 khay gỗ).

- Nếu làm tương cổ truyền thì nên mua chum quế ở chợ Mơ hay chợ Hà Đông… hoặc đến thẳng vùng có chum là thị trấn Quế, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

- Bột đọt dứa và bột sung, bột đu đủ, tự làm hoặc mua sẵn. Thả vào chung khi ngả tương, đánh tan khi ngả tương cổ truyền: trộn lẫn hai nguyên liệu. (cách làm bột đọt dứa, bột đu đủ và bột quả sung xanh là các nguyên liệu phải hái cho tươi sau đó chế biến ngay vì trong nhựa các loại quả trên có rất nhiều enzyme phân giải đạm tạo vị ngọt umami (ngọt của thịt cá) cho tương, chúng tôi đã từng thấy có người ủ xác cá và đu đủ xanh để thành phân đạm bón cho cây trồng ?)

- Muốn làm tamari và miso ngon tham khảo và xem cách làm? bằng cách tìm trên mạng, gõ: http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=3753, phải có loại mốc đặc chủng làm miso hay tamari thì mới ổn, và phải làm theo lối của người Nhật mới tuyệt vời, làm xong ủ không cho không khí lọt vào thì mới ổn, khi có không khí vào thì các vi khuẩn sinh hơi phát triển làm tương bị nặng mùi - có mùi thum thủm).

** Nếu đã có khăn đồ xôi và khay gỗ làm đợt cũ thì phải sát trùng dụng cụ bằng cách cọ sạch khay gỗ bằng bàn chải và cho khăn đồ xôi và khăn ủ mốc vào chõ hấp sôi 30 phút để loại bỏ các chủng mốc tạp.


Khâu 1: Làm mốc Koji:

1. Chuẩn bị 1,5 kg gạo nếp phải vo sạch hết nước trắng đi để tránh đồ xôi xong làm các hạt gạo dính vào nhau mốc khó bám, ngâm nước 4 giờ sau đó cho vào chõ đồ xôi, sau khi nước sôi được 10 phút thì lấy đũa xâm vào khối xôi từ trên xuống dưới (xâm nhiều lỗ) sau đó đồ tiếp, khi xôi chín tới thì cho ra ngay và tãi ra mâm cho nguội, sau đó cho xôi vào bọc nilon và để vào ngăn mát tủ lạnh 15 giờ. Sau 15 giờ cho xôi vào chậu thau to và bóp tơi xôi. Nếu có được dụng cụ là cái bâu to đường kính 48cm (kiểu của Nhật) thì tốt nhất.

2. Chuẩn bị khoảng 30-40 gram bột mỳ lứt hoặc bột gạo lứt sau đó lọc bột qua rây cho mịn và trộn đều vào thau đựng xôi. (lượng bột mỳ phải vừa phải, chỉ đủ áo bề mặt gạo là được).

3. Lấy mốc giống và bóp tơi mốc giống ra sau đó rảy đều bề mặt xôi (2 gram mốc/1kg xôi). Gói mốc giống sau khi được lấy ra làm thử thì phải giữ bảo đảm vệ sinh và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, hay chỉ đơn giản là bỏ vào chỗ nào mát trong nhà.

4. Xếp khay gỗ ra và lót khăn cotton vào khay, sau đó cho xôi đã rảy mốc vào khay sao cho bề dày của khối xôi khoảng 1,5 đến 2cm, nếu bề dày khối mốc mỏng quá thì mốc nhanh già, dày quá thì mốc bị ngấu nát bên trong. Sau đó tấp vải lại (gập nhẹ các góc phủ lên bề mặt của xôi) và canh chừng mốc.

5. Sau khoảng thời gian trung bình là 20-22 giờ thì mốc đã bắt đầu lên, biểu hiện bằng mùi mốc thơm thoang thoảng như mùi dứa chín thì đem mốc ra bóp cho tơi nát và dàn đều gạo mốc lại như ban đầu và tấp khăn lại. Sau lần bóp mốc số 1 thì cứ 8 giờ thì đảo và bóp mốc 1 lần. nếu khôi mốc nhiệt độ cao quá thì bật quạt cho khối mốc nguội bớt đi tránh mốc tạp phát triển. Mốc để làm tương ngon nhất là mốc trưởng thành gần 36 giờ mùa hè (khoảng 40 giờ vào mùa đông).

6. Thế nào là “mốc được” = tức là mầu của nó vừa trắng tinh và mốc lên đều tất cả các góc của hạt xôi, tuyệt đối không để mốc chuyển sang mầu hơi vàng tạm được chứ xanh nhất… là mầu xanh sẫm, thì mốc đã bị già và mùi ngai ngái không còn ngon nữa, khi thấy mốc bị như vậy nên đổ bỏ mẻ mốc đó đi, phải để ý mốc từng ngày từng giờ… khi nào vừa lên hết thành mầu trắng thì làm mốc mật ngay lập tức; ngửi mùi đó có mùi thơm giữa dứa và tương, khá thơm…

7. Bóp mốc này với chút nước muối (tỉ lệ 2% muối vào nước so với nguyên liệu ban đầu), làm sao cho mốc hơi giống như gạo mới vo, rổi ủ lại vào cái gì đó (rá) cho róc nước xuống phía dưới, ủ đậy toàn bộ lại (bọc trong lớp vải hay là lớp bao tải cho ủ giữ được nhiệt, có khi nó khá nóng, có khi nó nóng lên 60 độ C), công đoạn này làm giống kiểu làm rượu nếp của các cụ ta xưa… làm vậy cho nguyên liệu tiếp tục chuyển hóa từ mốc đã lên đều sang thứ mốc mật ngọt lịm, có mùi phảng phất như là mùi rượu nếp rất thơm. Chỉ ủ duy nhất 2 ngày đêm, không được ủ lâu hơn. Nếu có cái thùng xốp xử lý được loại nhiệt luôn giữ 60 độ thì chỉ mất 8-9 tiếng là được. Cho ra loại mốc ngọt như mật, làm cho kiến bâu đầy!

8. Bỏ mốc mật ra và trộn thêm muối tỉ lệ: 1 kg mốc mật cho vào 170 gam muối, có thể bỏ nhiều hơn chút nếu thấy nó quá ngọt... hàng ngày phơi mốc mật - phơi 3 nắng thì đậy kỹ lại (có thể để trong bóng râm không cần phơi, nếu đang giữa hè).
Nếu để loại mốc này sau 8 tháng bạn sẽ có một loại misô gạo ngọt (có thể đặt tên là TƯƠNG MẬT) dùng để làm ngon ngọt thức ăn, phết lên món nướng, chiên rán...
Nếu cảm thấy e ngại thiếu chất thì mua cám gạo rang sẵn trộn với mốc mật...
Nếu cứ để nguyên liệu như thế ta có tương ngọt - gọi là mốc mật, để 8 tháng sau thì ăn được.

Nếu sau khi làm xong mốc mật, ngả ngay tương có được không? - Được.

Lưu ý: Muốn làm miso và tamari thì phải để ủ tương làm sao không khí không lọt vào được và không cần phơi nắng, nhiệt độ thích hợp nhất để làm miso là 15- 25 độ C. Nên học hỏi kỹ với thầy Tuấn fb “Tâm Minh” rồi hãy làm hoặc đợi chúng tôi ra được sách hướng dẫn tỉ mỉ đã nhé?

Khâu thứ 2: Ngâm đậu nành
Đem rang đậu nành cho chín thật già (không được để cháy) rồi bỏ vỏ xay nhỏ, đun nước đậu sôi lên và để trong chum (tốt nhất là chum quế) canh đúng 7 ngày 7 đêm tuy nhiên khi nào nếm nước đậu thấy nó bắt đầu bớt chua ngả sang nhạt rồi hơi ngọt thì mới được nhé: 7 ngày 7 đêm chỉ là con số ước lệ, có lần trời nóng quá thì thấy ít hơn 7 ngày đêm đã thấy nước đỗ đạt chuẩn, có lần 7 ngày rưỡi…, khi nước đậu đã đạt rồi thì ngả hai nguyên liệu vào nhau.

Khi ngả nhớ cho tỉ lệ toàn bộ tương tỉ lệ muối như sau: 1 lít tương 170-180 gam muối tùy xem muối của bạn mặn hay không mặn, chỉ nên sử dụng muối sống sạch là được, làm sao khi ngả xong nếm thấy quá mặn là ổn, thấy mặn "đắng" là ổn, vài ngày và vài tuần sau tương sẽ ngọt lịm... ngày nào cũng phải quấy đều và phơi nắng... Có thể đặt được loại đỗ mà họ đã rang đạt tiêu chuẩn để làm tương. Nhiệt độ thích hợp để làm mốc là 28 - 32 độ, có thể để vào thùng xốp và gia cố nhiệt trong những ngày đông giá… thời tiết tự nhiên thích hợp nhất để làm tương là tháng 4-5 âm lịch hàng năm! Chúng tôi có thể ngả tương quanh năm vì đã vững tay nghề…
Tỉ lệ trung bình: 10 lít nước, 1 kg đậu nành, 3 kg gạo nếp... và tổng toàn bộ cho tới khi ngả tương tỉ lệ muối là 170-180 gam cho 1 lít tương, (nhớ trừ lượng muối để hãm mốc mật).

Khâu thứ 3: ngả tương

Sau 7 ngày đêm ngâm nước đỗ đã đạt chuẩn (nếm thấy vị nhạt và hơi ngọt) bạn ngả hai bán sản phẩm với nhau và bỏ muối vừa đủ.
Mốc mật thì có thể để lâu bao nhiêu tùy ý… còn nước đỗ thì khoảng 7 ngày đêm. Khi ngả tương cần làm sẵn bột đọt dứa (+ bột sung + bột đu đủ) để bỏ vào trong khi ngả 2 nguyên liệu trộn lẫn với nhau. Đọt dứa là phần có mầu xanh bị người ta bỏ đi phía trên quả dứa, lấy về bỏ hết lá có gai phía ngoài bên trong có phần lõi to ngang hơn quả nhót … thái mỏng phơi khô, giã nhỏ. Thầy “Tuấn Tekka” có fb tên là “ Tâm Minh” khuyên nên trộn lẫn cả bột sung và bột đu đủ, thì tương sẽ ngon ngọt nhất?

Tham khảo: tra vào mục Làm miso của Nhật…. làm tương kiểu Nhật Bản để có thêm nhiều kinh nghiệm. Gõ vào google: rồi gõ tiếp : “Video làm xì dầu (tamari) rất hay” để xem thêm.

Để tương có vị ngon ngọt nhất; nên bỏ thêm bột đọt dứa + bột sung+ bột đu đủ vào khi ngả tương sẽ nhanh được ăn hơn (bột này có bán)… … Tìm thêm thông tin trên website: thucduong.vn. Lưu ý: bạn nào làm tương thành công liên hệ với chúng tôi, chúng tôi cần tương chất lượng tốt để bán ở nhà! ĐT: 024.38534225. Cần gì thắc mắc tra vào mạng thucduong.vn mục: “Cách làm tương cổ truyền”.
Hiện cửa hàng có loại tương cổ truyền và các loại tương miso, tamari của Nhật và của Việt Nam rất ngon. Ngon hơn thể có siêu gia vị Haimi1, Haimi2… có cả Natto sổi và Tempeh thay thế thịt cá rất tốt cho sức khỏe.


Hiện nay chúng tôi đang có loại bột của 3 thứ: đọt dứa, sung, đu đủ ... các bạn có thể mua về để gia tăng độ ngọt của vị umami của tương... hoặc có thể tự làm lấy.

Gửi bởi: Thelast Jul 13 2007, 08:50 AM

Một Số Món Ăn Chế Biến Từ Tương:

Đã từ lâu trong bữa ăn gia đình của người Việt Nam, tương được xem như một thứ gia vị chủ yếu: “Tương cà là gia bản”, “Không có tương thì trai đàn cúng vái không thành”, “Không có tương thì không ăn”... là những câu phương ngôn từ ngàn đời. Dưới đây tôi giới thiệu một số món ăn dùng tương có thể dùng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày:

Tương là một thức ăn bổ dưỡng và lành đến mức gái đẻ cũng ăn được, vì vậy bạn có thể dùng thường xuyên mà không phải lo lắng gì.

27) Tương chanh:

Vắt vài giọt chanh vào bát tương. Dùng với món các món rán, rau muống luộc. Ăn rất tốt vào mùa hè.

28) Tương gừng:

Thái gừng thành sợi chỉ, trộn lẫn vào tương. Dùng rất tốt trong mùa đông.

29) Tương củ cải trắng:

Làm món này như làm món tương gừng, nghĩa là mài nhỏ củ cải tươi, hoà lẫn với tương, dùng với các món rán vì củ cải làm tiêu hoá dầu mỡ rất tốt.

30) Nước chấm hỗn hợp:

Cho cả tỏi, chanh, đường, ớt, dấm hoa quả, hạt tiêu. Giã nhỏ mọi thứ, cho tương vào sau cùng. Dùng với các món ăn trong bữa tiệc...

31) Tương sốt hành:

Cho dầu ăn vào chảo, phi hành thơm, cho tương vào thì bắc ngay ra vì để lâu tương mất enzym là thứ trợ giúp tiêu hoá rất tốt. Ăn trực tiếp với cơm, có thể để dành 5 - 7 ngày.

32) Nước tương:

Lọc tương qua vải ta được 1 thứ nước tương dùng thay nước chấm ngon tuyệt. Nếu bạn không dùng bất cứ thứ gì có mì chính, nhất là bột canh trên thị trường (chứa 30-40% mì chính) mà tự chế biến lấy bột canh, hay dùng bột canh ở nơi bán thức ăn dưỡng sinh tin cậy thì bạn ăn những món ăn được chế biến theo sách này hướng dẫn, mới thấy hết được cái tuyệt ngon của nó.

33) Tương ăn với bánh cuốn, bún, bánh da chần:

Cho dầu ăn, phi hành thơm, cho thêm đường, ớt, nước sôi, tương, bắc ra cho thêm hạt tiêu, chanh, ăn với rau thơm.

34) Xốt tương cà chua:

Phi dầu hành thơm, cho cà chua đun một lát cho nhừ, bắc ra cho tương vào, sau cho thêm vài sợi gừng thái chỉ. Đây là món có thể dùng để chấm rau luộc, ăn với ra sống. Có một lần đi hành hương cùng 40 người lên Yên Tử vào mùa đông, tôi làm món xốt tương cà chua này để chấm rau xà lách. Nhiều người tấm tắc nói : “Cả đời tôi chưa được ăn món nào ngon như vậy!”. Tương lần đó cũng chính là tương do tôi làm, trong đó có thành phần gạo nếp lứt với đỗ tương mà tôi đã chỉ dẫn cách làm ở trên. Để có cảm giác ngon miệng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng không thể phủ nhận sự ngon lành của món xốt tương cà chua.

35) Xốt tương bơ vừng:

Làm như món xốt tương hành, cho thêm bơ vừng trước khi cho tương. Bơ vừng là một món ăn rất bổ hoàn toàn từ vừng (xem cách làm chương sau)

36) Dầm cà:

Chiết từ tương ra một thứ nước tương là loại nước chấm hảo hạng, dùng để dầm cà, có thể cho thêm ớt, tỏi... Đây là món hơi âm dành cho người dương tạng.

37) Xu hào, cà rốt, củ cải héo dầm tương:

Làm như món thứ 36, nhưng những thứ này phải phơi tái, héo bớt nước, hoặc muối nén vài hôm trước khi dầm. Ăn với cháo gạo lứt rất ngon và bổ dưỡng.

38) Canh dưa chua:

Dưa muối, hành, dầu ăn, cà chua, tương. Đun dầu cho hành phi thơm, cho cà chua vào đảo kĩ cho nhừ, cho dưa chua đảo tiếp một lát đem cho tương vừa ăn bắc ra làm món xào kho hoặc cho nước đun nhừ làm món canh chua. Món này không nên ăn thường xuyên vì hơi âm.

39) Rau muống nấu canh tương gừng.

Xào rau muống với chút muối và dầu ăn cho kĩ, cho thêm nước vừa ăn, trước khi bắc ra cho tương và gừng đập dập thái nhỏ. Món này ăn vào mùa đông thích hợp.

Ngoài những món ăn kể trên, bạn có thể dùng tương làm gia vị cho vào gần như hầu hết các món ăn như:

40) Lạc dầm tương:

Cho lạc rang dầm 15 phút trong tương, hoặc để qua đêm, món này có thể để cả tháng.

41) Củ sen xào tương:

Thái mỏng củ sen, rửa sạch bùn, xào với dầu phi hành thơm, cho gia vị chay và tương và nhớ cho chút gừng. Món này rất tốt cho những người yếu phổi và cần tẩm bổ.

42) Củ cải kho tương: có thể rán qua củ cải hoặc không, rồi mới cho tương.

43) Xu hào kho tương: như trên. Có thể cho cà rốt...

44) Rau cải xoong nấu canh cà chua với tương:

Cà chua chưng với dầu ăn cho nhừ, cho tương và nước đun sôi, cho cải xoong vào, sôi thì bắc ngay ra.

45) Nấm xào tương:

Phi hành dầu thơm, cho nấm, gừng, tương vào, cho rau thơm tuỳ thích. Món ăn này khá âm hợp với người dương tạng hoặc người ăn quá nhiều thịt hay những người nóng tính.

46) Mướp đắng kho tương:

Rán qua mướp đắng rồi đổ tương vào vừa ăn, đun tiếp cho mềm.

47) Đậu phụ hấp tương gừng:

Mua đậu về ép ráo hết nước chua rồi giã nhuyễn với hành tây, trộn tương, gừng thái chỉ, và dầu ăn hoặc bơ vừng, đem hấp chín.

48) Mì căn xào sả ớt:

Bột mì loại tốt : 1kg. Nửa quả chanh. 2 bát ăn cơm nước lã. 1 chút muối. Hoà tan chanh, nước và muối, đổ bột mì vào và nhồi kĩ trong vòng nửa tiếng. Lấy một miếng khăn ẩm phủ khối bột trong vòng 1 tiếng mùa hè hoặc 2-3 tiếng mùa đông. Sau đó xả khối bột này như vò quần áo, lọc ra được từ 3 - 4 lạng mì căn. Cho số mì căn này cuộn vào khăn đem luộc 40 phút, vớt ra cho vào nước lạnh. Từ chỗ mì căn này ta có thể xé ra thành từng miếng nhỏ đem ướp sả, ớt, nước tương, chút đường rồi đem xào săn.

Đặc biệt: với loại mì căn đã luộc chín bạn có thể làm rất nhiều món ăn khác tuỳ thích. Nhất là khi bột còn sống chưa luộc bạn có thể giã loại bột đó với gia vị và dầu ăn rồi đem gói như gói giò lụa, luộc 8 tiếng trên bếp như luộc bánh chưng, được một loại giò mì căn gần giống như giò lụa thường, rất ngon. Cách khác: Bạn đem mì căn sống giã với gia vị rồi hấp xong chiên (rán) thành món chả quế chấm với nước tương cho hạt tiêu, cũng rất thú vị. Tuy nhiên vì cách lấy mì căn không có tính chất dưỡng sinh (vì xả bớt bột, ăn không còn toàn vẹn), nên chúng tôi không khuyến khích những dạng món ăn như vậy.

49) Nấm hương chấm tương gừng chanh:

Rửa sạch nấm hương, ngâm nước và luộc, bỏ vài hạt muối. Chuẩn bị tương gừng, lá chanh. Nấm hương luộc nóng chấm tương đã gia giảm như vậy ăn gần giống món ốc nhồi luộc. Món này rất âm. Chỉ hợp với người tạng dương hoặc thỉnh thoảng mới ăn một lần.

50) Đậu phụ ướp gia vị rồi rán vàng:

Đậu phụ mua về ép bớt nước chua rồi ướp các loại gia vị ưa thích như ướp bột canh Diệu Minh, Miso, ngũ vị hương, húng lìu, sả, v,v... trong nửa tiếng rồi đem rán vàng. Mỗi lần ướp một vài loại gia vị rồi tự tìm ra công thức ướp rán ngon nhất theo kinh nghiệm riêng của mình.

51) Calathầu:

Củ cải lựa củ to mua về rửa sạch phơi 1, 2 nắng rồi muối 2 ngày đêm phơi tiếp cho héo bớt rồi dầm vào nước tương lâu năm. Tha hồ để lâu. Mỗi lần ăn lấy ra thái nhỏ tuỳ ý. Nếu thấy mặn có thể cho chút đường đen hoặc mật ong ướp trước khi ăn vài tiếng.

Trích từ "108 món ăn chay đại bổ dưỡng"

Gửi bởi: huynhdoan2000 Mar 14 2008, 06:58 AM

TƯƠNG ĐẬU NÀNH
Nguyên liệu :
-- Nếp
-- Đậu nành
-- Muối ăn trắng
Cách làm tương :
Nguyên tắc chế ra tương [đặc hay lỏng] là…” làm cho bột trong gạo thành đường gluco nhờ thứ men ở trong mốc gây ra, đường gluco ấy hợp với bột đậu và muối…sẽ thành ra tương”
Công việc như sau:
-- Làm mốc
-- Muối mốc (chấp mốc mật, trộn mốc hoa cau với nước muối tỉ lệ 3% muối so với tỉ lệ gạo ban đầu)
-- Rang đậu
-- Ngâm đậu
-- Ngả tương

1/ LÀM MỐC :
Nên lựa gạo nếp để làm mốc tốt hơn gạo tẻ [gạo tẻ cũng được nhưng biến đổi ra đường chậm hơn].Gạo nếp nấu xôi dễ nhừ, tinh bột biến thể ra đường mau chóng.
Gạo vo nước sạch, đổ vào nồi chỏ, nấu xôi . Khi xôi đã chín nhừ, thì bỏ ra nong nia để 1 đêm cho nguội. Đoạn đổ xôi vào 1 cái rá [rỗ] đặt trên 1 chậu nước[ xôi ngập trong nước], lấy tay bóp xôi cho tan vỡ các cục và xới đảo các hạt gạo của xôi lên cho rời nhau ra..Xôi bóp xong để cho thật ráo nước.
Khi xôi đã ráo nước rồi thì cho vào thúng, lấy lá nhãn hoặc lá sen hay lá khoai nước mà đậy lên trên xôi để ủ xôi.Dưới đáy thùng xôi rải một lượt lá nhãn. Trên xôi và lá nhãn đậy chùm kín một lần bao bố hay chăn mền. Phải đặt thùng vào chỗ sạch sẽ, không ẩm thấp, trên tấm ván, không được để xuống mặt đất.
Ngày thứ nhất, sau khi ủ độ 12 giờ…mốc đã bắt đầu dậy và cuối ngày thứ năm đã ủ mốc xong. Sau ba ngày thử mở ra xem , thấy xôi đã bốc men thì lấy đủa bếp mà đảo xới lên một lượt cho đều, đoạn thay lá nhãn khô héo bằng lá tươi mới. Tuỳ theo nhiệt độ của trời nóng lạnh, đến hết ngày thứ năm, sang ngày thứ sáu là mốc đã lên hết. Bỏ lá nhãn trên mặt ra,lúc ấy mốc phải vàng, mùi thơm, vị ngọt.
2/ MUỐI MỐC :
Khi được mốc rồi thì trộn muối vào mốc, đảo mốc lên cho đều. Số muối bỏ vào mốc là 1 phần 6 số mốc.
Thí dụ có 12 chén mốc thì cho vào 2 chén muối .Sau khi trộn đều muối với mốc rồi, đem đổ vào chậu sành lớn, trên miệng chậu phải bịt vải màn rồi phơi ra nắng. Khi phơi phải đảo mốc một lần. Phơi luôn mốc trong 10 ngày. Trong thời gian ấy phải ngâm đậu.
3/ RANG ĐẬU :
Chọn thứ đậu nào có hột đều nhau để khi rang được chín đều. Vo đậu trong nước cho sạch, loại bỏ hết cát sạn, rồi ngâm đậu vào nước lạnh độ 1 giờ cho nở. Đem vớt đậu vào rỗ, và để cho khô ráo rồi lấy chão [gang hoặc đồng] mà rang đậu trên lửa nhỏ. Mỗi lần rang một ít đậu mà thôi [chừng nửa chén]. Lấy đũa quấy luôn luôn cho đều tay để đậu chín đều và khỏi cháy. Khi thấy đậu vàng đều, mùi rất thơm và thật dòn là được. Phải cần 1 số đậu rang bằng một nửa số mốc. Ví dụ có 10kg mốc thì phải cho có 5 kg đậu rang. Rang xong lấy cối đá mà giã cho nhỏ, hoặc dùng thuyền tán thuốc mà tán thành bột. Rây bột ấy cho thật mịn.
4/ NGÂM ĐẬU :
Lấy nước lã đun sôi để nguội, lấy bột đậu đã rây nhỏ mà trộn vào nước để ngâm. Cứ 1kg bột đậu thì pha vào 7,5 lít đến 8 lít nước. Nước bột ấy để vào chum[ hoặc lu sành] đặt ở nơi mát mẻ, không được phơi ra nắng. Lấy vải mùng bịt miệng chum cho ruồi, nhặng khỏi đẻ trứng vào. Hai hôm sau, có màng trắng nổi lên mặt nước; nếu thấy màng xanh lẫn vào và nổi lên thì vớt bò màng xanh đi; lại phải lau chung quanh miệng chum cho sạch hết màng bám vào. Ngâm bột đậu trong 5 hay 6 ngày có thể ngả tương được. Lúc đó nước đậu phải thơm, ngon và có mùi tương rồi.
5/ NGẢ TƯƠNG :
Cho mốc vào chum [lu] có nước bột đậu gọi là ngả tương.
Ngả tương làm như sau: Lấy tô múc một ít mốc đổ vào cái rá bằng tre để trên một cái chậu; múc nước ngâm đậu mà đổ vào mốc. Lấy cạnh cái chén mà xát mạnh cho mốc nhừ ra. Khi xát bột mốc chảy xuống chậu, còn rất ít lõi [bả] ở lại trên rá…thì bỏ đi. Lấy tô đong muối cho vào mốc. Cứ 22 tô tương thì 4 tô muối, nhớ trừ số muối đã cho vào mốc lúc muối mốc. Bột mốc và muối đã đổ vào chum [hoặc lu] xong rồi thì quấy cho thật đều, rồi lấy vải mùng bịt kín miệng chum, đậy vung nắp lên rồi để chum ngoài sân, chỗ mát mẻ. Mỗi sáng mở vung ra mà quấy tương một lần. Quấy tương luôn trong 20 ngày thì được tương. Khi lấy tương ra ăn nên nhớ là phải cẩn thận, không được để rớt tương lên vải bịt miệng chum, vì như vậy tương sẽ bị dơ bẩn mà thành ra chua, thối, nếu giữ được sạch sẽ thì tương lúc nào cũng ngọt, thơm và để được lâu. Theo phương pháp trên thì dùng 10kg đậu nành, 20kg gạo nếp, 19kg muối sẽ làm được 124 lít tương loãng.

NGUYỄN CÔNG HUÂN
[Tiểu công nghệ thực phẩm,NXB TP HCM,1985]

Gửi bởi: BAS Mar 14 2008, 11:58 AM

Đậu nành âm, còn muối thì dương, cần thời gian để chúng hòa hợp với nhau thành một sản phẩm quân bình hơn, cho nên làm tương phải để ít nhất 8 tháng cho tương ngấu mới được lấy ra ăn mà không sợ hại cho sức khỏe

Chưa kể phương pháp làm tương đã có trên web rồi bomb_ie.gif

Nếu muốn đóng góp cho website, cậu thử tìm những tài liệu giá trị hơn như Hoàng Đế Nội Kinh, Nam Hoa Kinh, các tài liệu về y học cổ truyền khác hoặc nhận gõ lại những tài liệu Thực dưỡng cậu có mà trên web chưa đăng như chị Hasua đang làm cũng được thumbsup.gif

Gửi bởi: huynhdoan2000 Mar 25 2008, 07:23 AM

Nếu muốn đóng góp cho website, cậu thử tìm những tài liệu giá trị hơn như Hoàng Đế Nội Kinh, Nam Hoa Kinh, các tài liệu về y học cổ truyền khác hoặc nhận gõ lại những tài liệu Thực dưỡng cậu có mà trên web chưa đăng như chị Hasua đang làm cũng được
Chào sư huynh,
Đệ thấy bài viết làm tương cổ truyền hay quá...Nhưng đệ thì "đọc không hiểu gì cả" [có làm lần nào đâu mà hiểu!!!].Vả lại, có mấy món nghe tên lạ hoắc...không biết khi làm tương mà thiếu mấy món đó có làm sao không?!
Rồi tình cờ đọc trong cuốn "sách dạy nghề" của ks Nguyễn Công Huân thấy có bài nói về cách làm tương...Dễ làm và dễ hiểu!!!!Đệ post lên đây để coi như là "Cho người mới tập làm"...Làm thành công thì xem lại bài viết phía bên trên mà "nâng cấp"
các sách về thuốc [Tây,bắc,nam] đệ có nhiều lắm...Hoàng đế nội kinh đệ có....Nam Hoa kinh thì...đệ không có...[có lẽ đó là sách bên phái Tiên Gia...Ohsawa có thể là "hiện thân" của Lão Tử???]

Có nhiều tài liệu về y học cổ truyền hay lắm, nhưng đệ sợ "không" đúng chủ trương của trang web gạo lứt muối mè..nên không dám gõ bài mà post!!mà đệ thấy rồi...theo Ohsawa thì...thấy mấy cái môn thuốc đó..."không cần thiết"...chỉ mắc công tốn tiền!!!
Đệ đang "sưu tầm" các cách dạy trồng rau [như Mè,Bí đỏ,cà rốt,...]rồi đệ post lên ở phần canh tác...

Gửi bởi: BAS Mar 25 2008, 10:35 AM

Ai bảo các tài liệu về y học cổ truyền không có giá trị, thực dưỡng là từ tinh hoa của y học cổ truyền mà ra.

Các tài liệu về y học cổ truyền như Hoàng Đế Nội Kinh rất đáng tin cậy, chỉ có mấy ông lang băm là không đáng tin whistling.gif

Trong phần phụ lục 7 nguyên tắc cơ bản của Thực Dưỡng của Herman Aihara còn có bài giới thiệu Đạo Đức Kinh, Kinh Dịch và Hoàng Đế Nội Kinh là những cuốn sách nên đọc nếu muốn hiểu sâu sắc về Thực Dưỡng. Tiên sinh Ohsawa cũng rất đề cao 3 quyển sách này, có một lần tiên sinh còn kể chuyện ông đã mời thầy thuốc đến bắt mạch cho mình khi ốm khi ông đã là bậc thầy về Thực Dưỡng, trong các học trò của tiên sinh, ít nhất có ông Michio Kushi và ông Herman Aihara biết bắt mạch, còn tôi thì cho rằng mảng thuốc Nam của nước ta cũng có nhiều điều đáng tìm hiểu

Gửi bởi: huynhdoan2000 Apr 10 2008, 06:53 AM

Ai bảo các tài liệu về y học cổ truyền không có giá trị, thực dưỡng là từ tinh hoa của y học cổ truyền mà ra.
Chào sư huynh...
Y học cổ truyền rất là phong phú!!! Cứ thử vô nhà sách thì thấy "búa xua"!!!Cuốn nào cuốn nấy "tự giới thiệu" đầy "lạc quan"!!!Theo đệ nghĩ...những bài thuốc của y học cổ truyền..."chưa đủ sức" thuyết phục lắm...Nó có tánh cách "mặc ưa"??? Đồng thời 1 chứng bệnh mà...ông thì bày cách này, ông thì bày cách khác!!!Còn cái này mới là quan trọng...là "mắc tiền" quá!!!
........................................................................ Huynh cho đệ hỏi...
Anh hai của đệ có làm tương hột để ăn
Ành dạy sơ sơ là...
--Đậu nành đãi vỏ,tách đôi, nấu chín,trãi ra nong nia
--Mua bột bắp có bán ngoài chợ, đem về rang vàng,rồi rãi lên đậu
--Đậy vải mùng tránh côn trùng,và phơi trong mát
--vài bữa sau là lên mốc ,ảnh nói mốc trắng là tốt [vàng tạm được]
--Sau đó nấu nước muối.v.v...
tại sao không thấy ảnh "cấy meo" gì cả??? cách làm theo ảnh dạy là đậu nành +bột bắp sẽ tự lên mốc...
Sư huynh ơi, có thể làm tương theo cách ảnh dạy không? Đệ thích lắm!!Quá đơn giản!!

Gửi bởi: huynhdoan2000 Apr 18 2008, 08:20 PM

cách làm tương tàu Lấy đậu nành để nguyên hột nấu chín rồi rắc bột mì lên áo cho bột vừa ướt [1 kí lô đậu nành thì chừng vài trăm gờ-ram bột mì thứ làm bánh mì chứ không phải bột khoai mì],rãi lên nia đậy lại đem để chỗ kín gió.
Đợi lối 1 tuần lễ móc sẽ mọc lên -- nếu trời ẫm ĩ móc mọc chậm, nên để thêm một hai hôm.Sau thời gian nói trên, mới để đậu vô khạp rồi lấy nước muối [1 lít nước thì 200 gờ-ram muối] đổ vô cho vừa ngập tới mặt đậu.Đậy nắp khạp lại,rồi đem phơi nắng 3 tháng mới ăn được.
Trích trong “Những nghề ít vốn” của kỹ sư Lâm Văn Vãng

Gửi bởi: Diệu Minh Apr 18 2008, 10:43 PM

QUOTE(huynhdoan2000 @ Apr 18 2008, 08:20 PM) *
cách làm tương tàu Lấy đậu nành để nguyên hột nấu chín rồi rắc bột mì lên áo cho bột vừa ướt [1 kí lô đậu nành thì chừng vài trăm gờ-ram bột mì thứ làm bánh mì chứ không phải bột khoai mì],rãi lên nia đậy lại đem để chỗ kín gió.
Đợi lối 1 tuần lễ móc sẽ mọc lên -- nếu trời ẫm ĩ móc mọc chậm, nên để thêm một hai hôm.Sau thời gian nói trên, mới để đậu vô khạp rồi lấy nước muối [1 lít nước thì 200 gờ-ram muối] đổ vô cho vừa ngập tới mặt đậu.Đậy nắp khạp lại,rồi đem phơi nắng 3 tháng mới ăn được.
Trích trong “Những nghề ít vốn” của kỹ sư Lâm Văn Vãng


Đây chính là cách làm tương Misô của Nhật và còn gọi là Mìn sì của Tầu, cần rắc loại mốc giống nữa là tuyệt vời, vì sao? vì rắc vào thì nó lên chỉ có chủng đó và nó sẽ ngon nhất, mốc giống mua ở đây nè:

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=600

Không có gì khó, nhưng cần phải để tương này 8 tháng và bỏ vào bột đọt dứa thì ngon hết chê nước cốt ở phía dưới chính là tamari.

Muốn ngon thượng đẳng thì bỏ vào cả đỗ đỏ nữa nhé.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Sep 1 2008, 07:47 AM

Chào sư phụ
Sư phụ cho đệ tử hỏi vài việc:
-- Khi ủ mốc nếu thấy có mấy con "dòi" nhỏ nhỏ trắng trắng là..mốc đó phải bỏ đi? Hay còn xài được? Có phải là do ủ quá lâu?
-- Khi nói là "đậy kín" đem phơi nắng là nói..đậy kỹ kín hơi hay chỉ đậy sơ sơ không cho vật lạ lọt vào nhưng không khí vẫn ra vào??

Gửi bởi: Diệu Minh Sep 1 2008, 08:43 AM

Tuỳ xem mức độ bạn tiếc của tới đâu hay là chấp nhận "ăn bẩn" tới mức nào, chứ tớ thì đem cho lợn ăn để học bài lần sau tránh bị lại như thế nữa, có thể do gạo nếp đồ xôi bị quá ẩm, khi lên mốc chuyển hoá quá nhanh nó làm thành quá ngọt nên ruồi bu vào đẻ trứng... có giòi con nghĩa là thứ mình làm ra có nhiều dinh dưỡng - bằng chứng hùng hồn để khỏi lo ăn tương thiếu chất; nếu không đủ bổ dưỡng lũ ngu ngốc giòi bọ không bao giờ tới đẻ trứng... tụi này không biết có Phật tính không mà sao cũng giỏi và thông minh thế không biết? hay là tụi nó chỉ thấy có mùi thối là lập tức đẻ trứng vô nhỉ?

Hay là mẹt mốc để ở nơi nào gần toilet, cống rãnh?

Làm tương ở chùa là tốt nhất vì không gian chùa vừa rộng vừa sạch về từ trường nữa....

May tương misô nhà mình có một cơ sở rất rộng thoáng để làm, âu cũng là phước báu của tất cả.

Tương muốn ngon ngọt tuyệt đỉnh nên đun sôi phổ tai và thả vào tương, muốn ngọt nữa thì thả vào cả nấm đông cô hay là nấm hương...




Gửi bởi: huynhdoan2000 Sep 1 2008, 09:38 PM

Tuỳ xem mức độ bạn tiếc của tới đâu hay là chấp nhận "ăn bẩn" tới mức nào, chứ tớ thì đem cho lợn ăn để học bài lần sau tránh bị lại như thế nữa,
Chào sư phụ...
Tất nhiên là đệ tử không ăn rồi!! Đệ tử muốn coi cái gì "tạo" ra tương!! Bởi vậy mấy ông Tây y thường nói ...ăn tương hột dễ bị ung thư? Giờ mới biết...gặp mấy "ông và bà" làm tương ẩu tả...giòi tửa mặc kệ, ai ăn mặc ai...bà bán vẫn bán!!!
Mà sư phụ ơi, hình như mấy hũ mắm của bên "phái ăn mặn"...giòi bò lúc nhúc??? Họ còn nói, không có giòi ăn không ngon?!
có thể do gạo nếp đồ xôi bị quá ẩm, khi lên mốc chuyển hoá quá nhanh nó làm thành quá ngọt nên ruồi bu vào đẻ trứng... có giòi con nghĩa là thứ mình làm ra có nhiều dinh dưỡng - bằng chứng hùng hồn để khỏi lo ăn tương thiếu chất; nếu không đủ bổ dưỡng lũ ngu ngốc giòi bọ không bao giờ tới đẻ trứng... tụi này không biết có Phật tính không mà sao cũng giỏi và thông minh thế không biết? hay là tụi nó chỉ thấy có mùi thối là lập tức đẻ trứng vô nhỉ?
Theo đệ tử thì có lẽ do..."mùi thối" nên tụi nó đẻ trứng chắc!
Hay là mẹt mốc để ở nơi nào gần toilet, cống rãnh?
Nhà chỗ đệ tử ở...rộng rãi thoáng mát. Đồng quê thoáng mát, không có "mùi người"...sư phụ khỏi lo!
Làm tương ở chùa là tốt nhất vì không gian chùa vừa rộng vừa sạch về từ trường nữa....
Mấy chùa ở gần nhà đệ tử không có làm tương.
May tương misô nhà mình có một cơ sở rất rộng thoáng để làm, âu cũng là phước báu của tất cả.
Đệ tử sẽ quảng cáo cho sư phụ...Mấy món sư phụ gửi vô...ăn ngon thật!!Mà không dám ăn "nhiều"...ăn cà lí nhí...Chắc ăn lâu "hết" quá!! Sư phụ biết sao không? Vì nó quá "dương", quá kiềm dương!!!Hiệu quả trung hòa acid rất tuyệt...Nhưng chỉ cần ăn "quá" một tí là...hậu quả còn thảm khốc hơn khi ta ăn "quá" những thứ tạo acid...
Tương muốn ngon ngọt tuyệt đỉnh nên đun sôi phổ tai và thả vào tương, muốn ngọt nữa thì thả vào cả nấm đông cô hay là nấm hương...
Sư phụ nói cái nầy thì...đệ tử "mù tịt"!!!
Đó là sư phụ nói khi "làm"tương haylà sư phụ nói khi đang "ăn" tương?
Còn câu hỏi hũ tương đã làm xong, nắp đậy kín hơi hay là nên đậy cho có không khí lọt vào? Xin sư phụ chỉ dạy..

Gửi bởi: Diệu Minh Sep 9 2008, 04:58 PM

La khi nga tuong ay chu.
Ok?
Con khi da phoi nang du:chung 10 -15 nang to, thi co the day ky chum tuong de ngau tu nhien, khi day dau ban co day ky co nao thi tuong van cu ho vi sao? vi toi phan tu con co ke ho nua la; co gi tuyet doi dau, nhung nen day ky de khong co bo vao de trung la on.
Tuong co truyen tu no da co chat khang sinh khang khuan tot tu nhien khong can phai them bot cai gi vao nua; no la moi truong de luu giu do ngon cua rau cu ngam tuong rat tot ma khong can nho toi bat cu mot loai hoa chat nao.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Oct 5 2008, 06:25 AM


La khi nga tuong ay chu.
Ok?
Con khi da phoi nang du:chung 10 -15 nang to, thi co the day ky chum tuong de ngau tu nhien, khi day dau ban co day ky co nao thi tuong van cu ho vi sao? vi toi phan tu con co ke ho nua la; co gi tuyet doi dau, nhung nen day ky de khong co bo vao de trung la on.
Tuong co truyen tu no da co chat khang sinh khang khuan tot tu nhien khong can phai them bot cai gi vao nua; no la moi truong de luu giu do ngon cua rau cu ngam tuong rat tot ma khong can nho toi bat cu mot loai hoa chat nao.

Sư phụ ôi,...
Gặp thằng dốt trất như đệ tử mà...sư phụ viết "tiếng Tây" là...đệ tử pótay!! Không hiểu gì cả!
Xin sư phụ dịch dùm câu nầy coi:
"khi day dau ban co day ky co nao thi tuong van cu ho vi sao? vi toi phan tu con co ke ho nua la; co gi tuyet doi dau, nhung nen day ky de khong co bo vao de trung la on"
........................................................................

Hôm qua lục lại mấy tờ báo Khoa học và đời sống cũ xưa, gặp bài Cách làm Tương của kỹ sư Phạm Đình Trị...đọc khá dễ hiểu, ai đọc cũng có thể tự làm được...nay xin post ra đây cho các bác tham khảo...[haha...mỗi bài quanh đi quẫn lại cũng có bấy nhiêu đó, nhưng cách dùng từ có khác nhau, đọc bài nầy không hiểu thì đọc bài kia, biết đâu đọc bài kia lại hiểu bài nầy...]

CÁCH LÀM TƯƠNG TÀU

Nguyên liệu : 10 kg đậu nành, 8 kg bột mì hoặc bột nếp, bột bắp,…rang cho chín như bột bánh in, 6kg muối ăn.
Đầu tiên rang đậu nành cho vàng, dòn và thơm [tránh không để cháy]. Sau đó nấu với nước trong vài giờ cho đến khi thật mềm đều.
-- Gạn lấy nước cho vào 1 vại, cho cả 6 kg muối vào và cho thêm nước cho đủ 30 lít. Đậy kỹ vại lại để riêng.
-- Phần hạt đậu nành đã nấu mềm sẽ trải ra 1 cái nia, trộn tất cả với 8 kg bột mì hoặc bột nếp, bột bắp…đã rang chín như bột bánh in [để làm cho bột trở nên tơi xốp và biến từng phần thành Dextrin để chuyển hóa thành đường].
-- Đậy lên trên một lớp lá như lá khoai mì, lá mít, lá sung, lá nhãn, v.v…[lá có nhiều lông càng tốt để giữ ẩm giữ nhiệt không đọng nước]. Đậy lên trên bằng 1 cái nia.
Sau 3 – 4 ngày sẽ hình thành 1 lớp mốc đỏ vàng [ Aspergyllus Flavus]. Nếu mốc bị đen là do ẩm độ quá cao, không tốt. Trong khi ủ mốc nếu có được một ít mốc đỏ vàng đã làm tương thành công các đợt trước chừa lại phơi khô tán nhỏ để dành rắc lên ủ cho các lần sau sẽ đạt được kết quả tốt nhất, mới không bị mốc đen, phẩm chất xấu.
Nấm mốc có tác dụng tiết ra 1 phân hóa tố [men tan] dễ biến tinh bột thành đường, protein thành Aminoacid [amino-acid]có vị ngọt thịt tan trong nước.
Khi các sợi mốc đỏ vàng đã hình thành đều khắp tạo thành 1 mạng lưới chằng chịt bọc lấy các hạt đậu nành và bản thân các hạt đậu nành cũng được mềm thêm vì mốc, ta chuyển sang giai đoạn hãm mốc và ủ chè bằng cách cho tất cả vào 1 cái chậu tráng men hoặc sành, nhựa, rưới lên đó 1 lít nước đậu đã cho muối để riêng nói trên, dùng tay bóp vọt thật kỹ và nhào thành một khối nhão như chè, đậy lên bằng 1 miếng vải màn để tránh ruồi nhặng và phơi ra nắng trong vài ngày để lợi dụng nhiệt độ và phân hóa tố với nồng độ đậm đặc của mốc tiếp tục hòa tan bột thành đường và hòa tan protein đậu nành thành AminoAcid. Lúc nầy mốc bị hãm vì nước muối làm cho nó không phát triển được nữa mà chỉ riêng phân hóa tố của nó phát huy tác dụng.
Sau 3 ngày ủ chè đã có vị ngọt và có mùi thơm của tương rất rõ rệt. Ta đổ tất cả chè đã ủ nầy vào vại nước đậu đã pha muối nói trên. Quấy đều. Đậy kỹ miệng vại bằng 1 miếng vải màn để tránh ruồi nhặng, bên trên đậy lên 1 cái nón lá để che mưa. Phơi vại tương ra nắng trong nhiều ngày. Sau 15 ngày ta có thể gạn lấy ra được khoảng 20 lít nước tương loại 1. Sau đó cho thêm 10 lít nước cùng với 1,5 kg muối quấy đều và phơi ra nắng. Sau 20 ngày ta lại gạn lấy ra 10 lít nước tương loại 2. Phần tương hột còn lại được pha trộn thêm với một ít mật đường để có một độ ngọt dịu thích hợp để bán ra với danh nghĩa Tương hột [ hay tương Tàu]

CÁCH LÀM TƯƠNG TA [ tương bần]

Nguyên liệu : 1 kg đậu nành
1 kg gạo nếp [ nếp lức càng tốt]
1 kg muối ăn.

Gạo nếp nấu thành cơm nếp thật dẻo và ráo nước.
-- Trải cơm nếp ra 1 cái nia. Phủ lên trên 1 ít lá khoai mì, lá mít, lá nhãn v.v…đậy bằng 1 cái nia khác.
-- Sau 3 ngày sẽ được 1 lớp mốc đỏ vàng phủ khắp đan chằng chịt thành 1 khối bọc quanh các hạt cơm nếp. Nếm thử thấy có vị ngọt.
Đậu nành được rang lên cho vàng thơm dòn sau đó xay nhuyễn, nấu với nước cho đến thật mềm. Gạn để riêng phần nước. Trộn nước nấu đậu nầy với 1 kg muối ăn và pha thêm nước cho đủ 5 lít.
Phần xác đậu, sau khi gạn sẽ trộn chung với mốc đã hình thành, cho tất cả vào 1 cái chậu tráng men hoặc chậu sành, nhựa, rưới với 1/4 lít nước muối đã pha trên... dùng tay bóp nhuyễn, nhào trộn đều thành 1 khối đồng nhất như chè, đậy lên bằng 1 miếng vải màn, đưa ra phơi nắng để ủ chè trong 3 ngày, lợi dụng nấm mốc biến protein đậu nành thành Aminoacid và tiếp tục phân giải thêm cơm nếp thành đường.
Sau 3 ngày ủ chè, ta lại trộn tất cả với nước đậu pha muối để riêng trong vại nói trên, quấy đều và phơi ra nắng. Đậy nắp vại bằng một miếng vải màn để tránh ruồi nhặng. Đậy lên 1 chiếc nón lá để che mưa. Càng để lâu tương càng ngon, với thời gian vô định.
Sau 10 ngày, tương có thể bắt đầu ăn được trực tiếp không cần qua giai đoạn chế biến nào khác. Rất ngọt thơm ngon, dễ tiêu.
k/s Phạm Đình Trị [báo KH và ĐS]


Gửi bởi: Diệu Minh Nov 14 2008, 07:26 PM

khi đậy nắp, dầu bạn có đậy kỹ cỡ nào thì tương vẫn cứ hở, vì sao? vì tới phần tử còn có kẽ hở nữa là; có gì tuyệt đối đâu, nhưng không nên đậy kỹ để không có bọ vào đẻ trứng là ổn".

Gửi bởi: huynhdoan2000 Dec 2 2008, 07:44 AM


khi đậy nắp, dầu bạn có đậy kỹ cỡ nào thì tương vẫn cứ hở, vì sao? vì tới phần tử còn có kẽ hở nữa là; có gì tuyệt đối đâu, nhưng không nên đậy kỹ để không có bọ vào đẻ trứng là ổn".
Chào sư phụ...
cái câu "nhưng không nên đậy kỹ để không có bọ vào đẻ trứng là ổn"..??? Sư phụ phải nói là "nên" đậy kỹ chứ??!!
Đệ tử có nghe người bạn nói...người ta còn dùng bao mủ bịt kín miệng hủ tương...Vả lại mấy hủ tương bán trong siêu thị đã " đóng gói" kín mít, không có không khí lọt vào...thế mới giữ lâu được...
..........................................................................
Lại một cách làm tương nữa [haha...đệ tử sưu tầm tùm lum!! Bởi vì không có bài nào đọc mà "hiểu" rõ cả...Phải nhờ nhiều bài gom lại mới "tạm" hiểu...Đệ tử mà viết bài thì "khỏi chê"...Vì đệ tử viết theo kiểu người mới học [viết theo kiểu làm trò chứ không viết theo kiểu làm thầy]...haha...bây giờ thì đệ tử chưa làm "pháp sư" nổi đâu! Phải chờ thôi...]
Trang 77 sách Tự học nghề thông dụng, báo Tây Ninh 1984...

LÀM TƯƠNG [TƯƠNG TÀU]
Lựa đậu thật sạch đổ vô chảo rang. Dùng đủa rang cho thật đều. Đậu vàng đổ vào soong cho nước ngập, nấu đến khi bóp mềm hạt đậu mới được.
Đậu chín mềm đổ ra rỗ cho ráo nước rồi trộn với bột mì [cũng đem rang cho chín]. Cứ 1 kg đậu trộn với 0kg520 bột mì.
Để đậu nguội rãi lên trên 1 cái nia có lót 1 lớp vải mùn. Dùng vải đậy ủ phía trên, độ 3 hôm sau đậu lên mốc vàng tươi là tốt, mốc đen không tốt.
Đem phơi sơ cho mốc héo rồi đổ vô keo. Nấu 0kg500 muối với 3 lít nước để nguội đổ vào rồi đem phơi nắng.
Khoảng 2 tháng sau, nấu 0kg500 đường thùng với 1 lít nước trộn vào keo tương.
Để thêm một tháng nữa,tức là từ ngày làm đến ngày tương ngon là 3 tháng trở lên.
Cũng như chao, để càng lâu tương càng ngon.
Khi tương đã thật ngon rồi, ta chắt lấy nước tương y. Lấy tiêu chuẩn 1kg đậu + 3 lít nước muối [0kg520 muối] + 1 lít nước đường thắng [0kg500 đường] ta sẽ được 4 lít nước tương y [nước cốt] ăn rất ngon và bổ có phần hơn"ma-gi" của nước ngoài là khác. Bán rất cao giá,hoặc để pha với nước 2 để có độ đạm trung bình.
Ta tiếp tục nấu thêm nước muối và đường thắng, y như cân lượng ban đầu đổ vào tương [4 lít], để thêm 1 tháng nữa, chắt ra bớt 2 lít [nước nhì]. Còn lại 2 lít trong tương để tương sền sệt dễ tiêu thụ hơn.
Tóm lại, 1kg đậu nành cho ta
-- 4 lít nước tương y, nước cốt thật ngon.
-- 2 lít nước nhì, tương đối độ đạm có thể pha chung lại để được 6 lít nước tương số 1 ngoài thị trường bán.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jan 7 2009, 07:24 AM

Báo cáo các bác...hổm rày tiểu đệ vô trang web Google.com.vn gõ từ khoá "cách làm nước tương"...và tiểu đệ cũng thu thập thêm một mớ ....

"Pà con ơi tôi mới học được cánh làm nước tương chay ở trên thiền viện Trúc Lâm Yên Tử và Tôi đã làm rồi, vì mình tự làm bảo đảm không độc hại và không có chất 3-mpcd lại ngon đảm bảo ăn khỏe re.Các bạn thử làm xem

nguyên liệu:
đậu tương 1kg
muối 0.4kg

cách làm
đậu tương nhặt bỏ những hột bị mọt rồi đem rang vàng rồi để nguội
lấy không 3 lít nước đun sôi cùng với muối rồi để nguội
đậu tương để nguội đem bỏ vào hũ rồi đổ nước muối đun sôi để nguội vào đậy nắp kỹ hàng ngày đem phơi dưới nắng để nước tưong được thơm va ngon độ khoảng 3 tháng có thể chắt nước tương ra dùng ta lai đun nước sôi với muối để nguội đổ vào
Lưu ý nếu ngâm nước tương càng lâu càng tốt độ khoảng 1 năm thì càng tốt .Nếu ngâm 1 năm thì cho nhiều nước và muối lên bảo về chất lượng và độ màu như nước tương bình thường "

cái nầy coi bộ dễ à....
................................................................................
.......


Gửi bởi: DIEUHANG Jan 7 2009, 10:37 AM

QUOTE(huynhdoan2000 @ Jan 7 2009, 07:24 AM) *
Báo cáo các bác...hổm rày tiểu đệ vô trang web Google.com.vn gõ từ khoá "cách làm nước tương"...và tiểu đệ cũng thu thập thêm một mớ ....

"Pà con ơi tôi mới học được cánh làm nước tương chay ở trên thiền viện Trúc Lâm Yên Tử và Tôi đã làm rồi, vì mình tự làm bảo đảm không độc hại và không có chất 3-mpcd lại ngon đảm bảo ăn khỏe re.Các bạn thử làm xem

nguyên liệu:
đậu tương 1kg
muối 0.4kg

cách làm
đậu tương nhặt bỏ những hột bị mọt rồi đem rang vàng rồi để nguội
lấy không 3 lít nước đun sôi cùng với muối rồi để nguội
đậu tương để nguội đem bỏ vào hũ rồi đổ nước muối đun sôi để nguội vào đậy nắp kỹ hàng ngày đem phơi dưới nắng để nước tưong được thơm va ngon độ khoảng 3 tháng có thể chắt nước tương ra dùng ta lai đun nước sôi với muối để nguội đổ vào
Lưu ý nếu ngâm nước tương càng lâu càng tốt độ khoảng 1 năm thì càng tốt .Nếu ngâm 1 năm thì cho nhiều nước và muối lên bảo về chất lượng và độ màu như nước tương bình thường "

cái nầy coi bộ dễ à....
................................................................................
.......


Bác huynhdoan ơi! đơn giản vậy kia à, thế không cần mốc mà cũng cho ra nuớc tương à??? Bác có đanh sót không đấy
Tôi có người bạn về thăm quê mang vào biếu 5l nước tương (mua của hàng xóm tự làm để ăn). tôi không biết nguyên liệu gồm những gì. Tôi chỉ nhìn thấy là đậu tương rang hơi cháy và nuớc muối thôi. ăn thử thì thấy rất mặn mùi vị của muối chứ không có mùi thơm đặc trưng của nước tương, ngoài ra tôi chẳng nhìn thấy thứ gì khác ở trong đó cả.
Không biết họ làm đã lâu chưa, tôi đoán là mới làm nên tôi chưa ăn và để tiếp 8 tháng sau xem thế nào. Không biết có phải họ làm giống như công thức mà bac đã sưu tầm không, để rồi xem thanks.gif

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jan 12 2009, 07:08 PM


Bác huynhdoan ơi! đơn giản vậy kia à, thế không cần mốc mà cũng cho ra nuớc tương à??? Bác có đanh sót không đấy
Tôi có người bạn về thăm quê mang vào biếu 5l nước tương (mua của hàng xóm tự làm để ăn). tôi không biết nguyên liệu gồm những gì. Tôi chỉ nhìn thấy là đậu tương rang hơi cháy và nuớc muối thôi. ăn thử thì thấy rất mặn mùi vị của muối chứ không có mùi thơm đặc trưng của nước tương, ngoài ra tôi chẳng nhìn thấy thứ gì khác ở trong đó cả.
Không biết họ làm đã lâu chưa, tôi đoán là mới làm nên tôi chưa ăn và để tiếp 8 tháng sau xem thế nào. Không biết có phải họ làm giống như công thức mà bac đã sưu tầm không, để rồi xem thanks.gif


Chào cô Diệu Hằng...
Đệ copy y chang phần bài viết trong trang web...Đệ không có gõ chữ lại...
cả tháng nay đệ nghiên cứu sưu tầm về cách làm tương dữ lắm...
cách làm tương ở bên ngoài thì "không" hợp với TD lắm!! Do có sử dụng đường....Không sao, nếu ta làm thì ta không dùng đường....Cái khó nhất khi làm tưong là..."ủ mốc"...Hình như là phải ủ trong phòng kín???Nhiệt độ không được chênh lệch....??
...........................................................................
Một cách làm tương nữa, đệ sưu tầm được...[Đệ sưu tầm tất cả các cách làm tương...đọc kỹ những đoạn "khác nhau"....Nhở những đoạn khác nhau nầy mà có khi giúp ta hiểu rõ hơn khi đọc các bài khác...

--PHƯƠNG PHÁP LÀM NƯỚC TƯƠNG - TƯƠNG HỘT THỦ CÔNG by Hồng Mai :

Công thức chế biến nước tương của nhà Chùa mà tôi có dịp được một người bạn Phật Tử làm công quả cho nhà chùa hướng dẫn .
Nước tương làm thủ công tại nhà rất an toàn vệ sinh,đảm bảo tỉ lệ độ đạm cao ,lại thơm vô cùng .
- Nếu bạn chỉ xịt chút nước tương ăn với cơm không cũng đủ là ngon .
Ngày xưa người Sản Xuất nước tương không chạy theo lợi nhuận nên nước tương làm ra rất ngon, hương vị đặc trưng thơm đậu nành .
Ngày nay xã hội không quan tâm đến sức khoẻ cho mọi người nên nước tương làm ra chỉ toàn hoá chất độc hại và hương vị khác hẳn nước tương của ngày xưa .
Mùa hè rất thích hợp cho việc làm nước tương ,sau khi cho đậu nành vào khạp sành cần phơi nắng vài tháng theo đúng qui trình thủ công để phân giải protein trong hạt đậu thành các axit amin tự do, lúc này ta đem phơi nắng để lợi dụng nhiệt độ của ánh nắng làm tăng hoạt tính enzim xúc tiến quá trình phân giải protein càng nhanh, sản phẩm sẽ chóng ngọt và nhanh sẫm màu .
Cuối Mùa Xuân là tôi đã hoàn tất xong giai đoạn đầu làm nước tương và bây giờ thì đang ủ trong một cái thùng lớn với nắp đậy ,bên ngoài thùng phủ thêm một lớp nilong được dán chặt với băng keo để ngăn ngừa bụi bặm khi phơi nắng ngoài trời vài tháng .
Trong quá trình ủ đậu nành không nên mở nắp cho đến khi ra thành phẩm
Thông thường các nhà kinh doanh nước tương thủ công ngày xưa sẽ dùng nước tương cốt đậm đặc chất đạm của đợt ủ đậu nành đầu tiên ,pha chế thêm với nước dưà tươi và thơm trái sên với đường mật,sau đó qua vài công đoạn nhỏ nữa họ sẽ có một loại nước tương thơm ngon tuyệt vời gọi là " Nước Tương hảo hạng ".
Tuy nhiên đó vẫn chưa gọi là thuộc dạng " Thượng hảo hạng " như chúng ta làm tại nhà ăn ,bạn sẽ phân biệt được ngay dù rằng chưa dùng thử qua nhưng bạn cũng đủ để nhận định qua phương cách làm nước Tương Thủ Công sau đây :
- vì đây là tôi chế biến tại nhà nên chỉ theo một công thức nhỏ đủ dùng,tuy nhiên khi ra thành phẩm thì cũng ăn được cả năm trời cho đến mùa hè sau làm tiếp

Nguyên Vật Liệu chuẩn bị :
- 1 khạp sành hay thùng nhựa vừa có nắp đậy
- đậu nành 1 kg loại tốt
- thính gạo rang 150 gr
- muối 750 gr
- nước 5 lít

Thực hiện :
- Đậu nành vo rữa cho thật sạch,cho vào thau ngâm trong vòng 6 tiếng hoặc qua đêm, bên trên thau nhớ đậy kỹ ngăn ngừa bụi và muỗi mòng rớt vào .
- cho đậu và cả nước ngâm đậu vào nồi + thêm ít nước vào nấu chín , không cần mềm nhừ .
- đổ đậu ra một cái rổ , bên dưới hứng một cái thau để đựng nước đậu nành .
- đậu nành để cho nguội sờ còn hơi ấm tay thì cho bột thính gạo rang vào trộn đều

- đem ủ đậu nơi chổ kín gió cho đậu lên men ,tuỳ thời tiết nắng nóng có khi chỉ ủ đậu 1 ngày là được nhưng thông thường là 2 ngày
- nước đậu nành cho vào nồi , thêm vào một lượng nước nữa vào cho đủ 5 lít nấu chung với muối cho sôi lên, nhớ hớt bọt dơ cho sạch sẽ , sau đó để nước muối nguội hoàn toàn rồi cho vào hủ, khạp chứa sẵn để đó .
- khi đậu nành ủ đã lên men thì bắt đầu cho vào hủ, khạp cùng nước muối đã chuẩn bị sẵn vào với nhau
- đậy kỹ nắp ,bên ngoài nắp nên bọc thêm một lớp nylong và dán băng keo chung quanh để ngăn ngừa bụi bặm .
- Bưng hủ, khạp chứa đậu ra ngoài sân nơi có nắng tốt chiếu vào thường xuyên và phơi sương, phơi nắng trong suốt cả mùa hè là chúng ta sẽ thu được giai đoạn đầu nước cốt của tương xì dầu đậm đặc .
- lấy ra một nữa nước cốt khoảng 1 lít ( trong thời gian ủ đậu thì nước muối rút bớt một phần ) phần nước tương cốt còn lại trong khạp thì chúng ta nấu thêm 3 lít nước với 3 lon sữa bò muối để nguội châm thêm vào ủ tiếp vài tháng sẽ có nước tương ngon loại hạng hai .
- - Sau hai lần ủ đậu và thu được cốt nước tương , phần xác đậu nành còn lại , lúc đó chúng ta mới cho vào 200g đường mật trộn đều và đậy kỹ dùng ăn dần .
* Đây gọi là tương hột dùng chế biến nhiều trong các món ăn ngon .
- Chúng ta ăn nước Tương đến đâu thì chế biến vừa đủ , còn lại nước cốt trong khạp phải bảo quản đủ độ mặn và sạch sẽ thì mới để được lâu không bị mốc .
* Với một lít nước tương cốt, chúng ta sẽ pha chế như sau :
- Thơm trái chín gọt vỏ băm nhỏ sên với 150g đường mật , sau đó cho vào nồi nấu chung cùng nước tương cốt cho sôi, sau cùng nêm vào 1 muỗng canh bột ngọt , để nguội lọc qua rây với cùng một lớp vải sạch ,vắt bỏ xác thơm .
bây giờ chúng ta đã có nước tương thơm ngon bảo đảm độ đạm và dinh dưỡng, lại rất vệ sinh .
* Tuy nhiên để tạo màu đẹp cho nước tương thì khi nấu nước tương, chúng ta cho thêm 50ml nước màu dừa vào để tạo màu .
- Tôi thì không có sẵn nước màu nên pha vào nồi nước tương một chai nhỏ nước tương hiệu Maggi loại 100ml , khuấy đều và cho thành phẩm nước tương như sau đây
Mọi người nhìn xem nhé ! bên trái của quí vị là dĩa nước tương Maggi và bên phải là dĩa nước tương thủ công , cái nào ngon ????
-Xin thưa : nước tương làm thủ công tại nhà rất là ngon, trên cả tuyệt vời mọi người ạ ! hương vị thơm mùi đậu nành đặc trưng của nó, vị lại ngọt ngào ,không mặn chát như những loại nước tương trên thị trường hiện nay .
- Buổi trưa hôm nay tui làm thử chén cơm trắng với nước tương ,dầm thêm chút ớt tỏi vào, công nhận quá tuyệt !!! tui đã cảm nhận được điều người ta nói " Nước tương ngon ăn với cơm không cũng ngon " .
- Cơm tối nay lại đang suy nghĩ về món bún tươi ăn kèm xì dầu tỏi ớt và đậu hủ chiên đây ! đơn giản và ngon quá mọi ngườì nhỉ ? hy vọng mọi người chúng ta sẽ trổ tài làm nước tương vào mùa hè tới và mọi nhà đều có nước tương sạch để ăn .
Cách thức làm nước Tương thủ công từ nhà chùa truyền dạy, chúng ta ăn nước tương ngon nên có lòng cảm ân đến các vị và ông bà của chúng ta đã lưu truyền công thức cách làm này mọi người nhé !

Gửi bởi: nguyendonphuc Feb 4 2009, 01:40 PM

QUOTE(huynhdoan2000 @ Jan 12 2009, 07:08 PM) *
Bác huynhdoan ơi! đơn giản vậy kia à, thế không cần mốc mà cũng cho ra nuớc tương à??? Bác có đanh sót không đấy
Tôi có người bạn về thăm quê mang vào biếu 5l nước tương (mua của hàng xóm tự làm để ăn). tôi không biết nguyên liệu gồm những gì. Tôi chỉ nhìn thấy là đậu tương rang hơi cháy và nuớc muối thôi. ăn thử thì thấy rất mặn mùi vị của muối chứ không có mùi thơm đặc trưng của nước tương, ngoài ra tôi chẳng nhìn thấy thứ gì khác ở trong đó cả.
Không biết họ làm đã lâu chưa, tôi đoán là mới làm nên tôi chưa ăn và để tiếp 8 tháng sau xem thế nào. Không biết có phải họ làm giống như công thức mà bac đã sưu tầm không, để rồi xem thanks.gif


Chào cô Diệu Hằng...
Đệ copy y chang phần bài viết trong trang web...Đệ không có gõ chữ lại...
cả tháng nay đệ nghiên cứu sưu tầm về cách làm tương dữ lắm...
cách làm tương ở bên ngoài thì "không" hợp với TD lắm!! Do có sử dụng đường....Không sao, nếu ta làm thì ta không dùng đường....Cái khó nhất khi làm tưong là..."ủ mốc"...Hình như là phải ủ trong phòng kín???Nhiệt độ không được chênh lệch....??
...........................................................................
Một cách làm tương nữa, đệ sưu tầm được...[Đệ sưu tầm tất cả các cách làm tương...đọc kỹ những đoạn "khác nhau"....Nhở những đoạn khác nhau nầy mà có khi giúp ta hiểu rõ hơn khi đọc các bài khác...

--PHƯƠNG PHÁP LÀM NƯỚC TƯƠNG - TƯƠNG HỘT THỦ CÔNG by Hồng Mai :

Công thức chế biến nước tương của nhà Chùa mà tôi có dịp được một người bạn Phật Tử làm công quả cho nhà chùa hướng dẫn .
Nước tương làm thủ công tại nhà rất an toàn vệ sinh,đảm bảo tỉ lệ độ đạm cao ,lại thơm vô cùng .
- Nếu bạn chỉ xịt chút nước tương ăn với cơm không cũng đủ là ngon .
Ngày xưa người Sản Xuất nước tương không chạy theo lợi nhuận nên nước tương làm ra rất ngon, hương vị đặc trưng thơm đậu nành .
Ngày nay xã hội không quan tâm đến sức khoẻ cho mọi người nên nước tương làm ra chỉ toàn hoá chất độc hại và hương vị khác hẳn nước tương của ngày xưa .
Mùa hè rất thích hợp cho việc làm nước tương ,sau khi cho đậu nành vào khạp sành cần phơi nắng vài tháng theo đúng qui trình thủ công để phân giải protein trong hạt đậu thành các axit amin tự do, lúc này ta đem phơi nắng để lợi dụng nhiệt độ của ánh nắng làm tăng hoạt tính enzim xúc tiến quá trình phân giải protein càng nhanh, sản phẩm sẽ chóng ngọt và nhanh sẫm màu .
Cuối Mùa Xuân là tôi đã hoàn tất xong giai đoạn đầu làm nước tương và bây giờ thì đang ủ trong một cái thùng lớn với nắp đậy ,bên ngoài thùng phủ thêm một lớp nilong được dán chặt với băng keo để ngăn ngừa bụi bặm khi phơi nắng ngoài trời vài tháng .
Trong quá trình ủ đậu nành không nên mở nắp cho đến khi ra thành phẩm
Thông thường các nhà kinh doanh nước tương thủ công ngày xưa sẽ dùng nước tương cốt đậm đặc chất đạm của đợt ủ đậu nành đầu tiên ,pha chế thêm với nước dưà tươi và thơm trái sên với đường mật,sau đó qua vài công đoạn nhỏ nữa họ sẽ có một loại nước tương thơm ngon tuyệt vời gọi là " Nước Tương hảo hạng ".
Tuy nhiên đó vẫn chưa gọi là thuộc dạng " Thượng hảo hạng " như chúng ta làm tại nhà ăn ,bạn sẽ phân biệt được ngay dù rằng chưa dùng thử qua nhưng bạn cũng đủ để nhận định qua phương cách làm nước Tương Thủ Công sau đây :
- vì đây là tôi chế biến tại nhà nên chỉ theo một công thức nhỏ đủ dùng,tuy nhiên khi ra thành phẩm thì cũng ăn được cả năm trời cho đến mùa hè sau làm tiếp

Nguyên Vật Liệu chuẩn bị :
- 1 khạp sành hay thùng nhựa vừa có nắp đậy
- đậu nành 1 kg loại tốt
- thính gạo rang 150 gr
- muối 750 gr
- nước 5 lít

Thực hiện :
- Đậu nành vo rữa cho thật sạch,cho vào thau ngâm trong vòng 6 tiếng hoặc qua đêm, bên trên thau nhớ đậy kỹ ngăn ngừa bụi và muỗi mòng rớt vào .
- cho đậu và cả nước ngâm đậu vào nồi + thêm ít nước vào nấu chín , không cần mềm nhừ .
- đổ đậu ra một cái rổ , bên dưới hứng một cái thau để đựng nước đậu nành .
- đậu nành để cho nguội sờ còn hơi ấm tay thì cho bột thính gạo rang vào trộn đều

- đem ủ đậu nơi chổ kín gió cho đậu lên men ,tuỳ thời tiết nắng nóng có khi chỉ ủ đậu 1 ngày là được nhưng thông thường là 2 ngày
- nước đậu nành cho vào nồi , thêm vào một lượng nước nữa vào cho đủ 5 lít nấu chung với muối cho sôi lên, nhớ hớt bọt dơ cho sạch sẽ , sau đó để nước muối nguội hoàn toàn rồi cho vào hủ, khạp chứa sẵn để đó .
- khi đậu nành ủ đã lên men thì bắt đầu cho vào hủ, khạp cùng nước muối đã chuẩn bị sẵn vào với nhau
- đậy kỹ nắp ,bên ngoài nắp nên bọc thêm một lớp nylong và dán băng keo chung quanh để ngăn ngừa bụi bặm .
- Bưng hủ, khạp chứa đậu ra ngoài sân nơi có nắng tốt chiếu vào thường xuyên và phơi sương, phơi nắng trong suốt cả mùa hè là chúng ta sẽ thu được giai đoạn đầu nước cốt của tương xì dầu đậm đặc .
- lấy ra một nữa nước cốt khoảng 1 lít ( trong thời gian ủ đậu thì nước muối rút bớt một phần ) phần nước tương cốt còn lại trong khạp thì chúng ta nấu thêm 3 lít nước với 3 lon sữa bò muối để nguội châm thêm vào ủ tiếp vài tháng sẽ có nước tương ngon loại hạng hai .
- - Sau hai lần ủ đậu và thu được cốt nước tương , phần xác đậu nành còn lại , lúc đó chúng ta mới cho vào 200g đường mật trộn đều và đậy kỹ dùng ăn dần .
* Đây gọi là tương hột dùng chế biến nhiều trong các món ăn ngon .
- Chúng ta ăn nước Tương đến đâu thì chế biến vừa đủ , còn lại nước cốt trong khạp phải bảo quản đủ độ mặn và sạch sẽ thì mới để được lâu không bị mốc .
* Với một lít nước tương cốt, chúng ta sẽ pha chế như sau :
- Thơm trái chín gọt vỏ băm nhỏ sên với 150g đường mật , sau đó cho vào nồi nấu chung cùng nước tương cốt cho sôi, sau cùng nêm vào 1 muỗng canh bột ngọt , để nguội lọc qua rây với cùng một lớp vải sạch ,vắt bỏ xác thơm .
bây giờ chúng ta đã có nước tương thơm ngon bảo đảm độ đạm và dinh dưỡng, lại rất vệ sinh .
* Tuy nhiên để tạo màu đẹp cho nước tương thì khi nấu nước tương, chúng ta cho thêm 50ml nước màu dừa vào để tạo màu .
- Tôi thì không có sẵn nước màu nên pha vào nồi nước tương một chai nhỏ nước tương hiệu Maggi loại 100ml , khuấy đều và cho thành phẩm nước tương như sau đây
Mọi người nhìn xem nhé ! bên trái của quí vị là dĩa nước tương Maggi và bên phải là dĩa nước tương thủ công , cái nào ngon ????
-Xin thưa : nước tương làm thủ công tại nhà rất là ngon, trên cả tuyệt vời mọi người ạ ! hương vị thơm mùi đậu nành đặc trưng của nó, vị lại ngọt ngào ,không mặn chát như những loại nước tương trên thị trường hiện nay .
- Buổi trưa hôm nay tui làm thử chén cơm trắng với nước tương ,dầm thêm chút ớt tỏi vào, công nhận quá tuyệt !!! tui đã cảm nhận được điều người ta nói " Nước tương ngon ăn với cơm không cũng ngon " .
- Cơm tối nay lại đang suy nghĩ về món bún tươi ăn kèm xì dầu tỏi ớt và đậu hủ chiên đây ! đơn giản và ngon quá mọi ngườì nhỉ ? hy vọng mọi người chúng ta sẽ trổ tài làm nước tương vào mùa hè tới và mọi nhà đều có nước tương sạch để ăn .
Cách thức làm nước Tương thủ công từ nhà chùa truyền dạy, chúng ta ăn nước tương ngon nên có lòng cảm ân đến các vị và ông bà của chúng ta đã lưu truyền công thức cách làm này mọi người nhé !


Gửi bởi: nguyendonphuc Feb 4 2009, 01:56 PM

Còn đây nữa mới moi được trên mạng về các bác coi thử có giúp được gì hôk thumbsup.gif
TƯƠNG ĐẬU NÀNH
Nguyên liệu :
-- Nếp
-- Đậu nành
-- Muối ăn trắng
Cách làm tương :
Nguyên tắc chế ra tương [đặc hay lỏng] là…” làm cho bột trong gạo thành đường gluco nhờ thứ men ở trong mốc gây ra, đường gluco ấy hợp với bột đậu và muối…sẽ thành ra tương”
Công việc như sau:
-- Làm mốc
-- Muối mốc
-- Rang đậu
-- Ngâm đậu
-- Ngả tương

1/ LÀM MỐC :
Nên lựa gạo nếp để làm mốc tốt hơn gạo tẻ [gạo tẻ cũng được nhưng biến đổi ra đường chậm hơn].Gạo nếp nấu xôi dễ nhừ, tinh bột biến thể ra đường mau chóng.
Gạo vo nước sạch, đổ vào nồi chỏ, nấu xôi . Khi xôi đã chín nhừ, thì bỏ ra nong nia để 1 đêm cho nguội. Đoạn đổ xôi vào 1 cái rá [rỗ] đặt trên 1 chậu nước[ xôi ngập trong nước], lấy tay bóp xôi cho tan vỡ các cục và xới đảo các hạt gạo của xôi lên cho rời nhau ra..Xôi bóp xong để cho thật ráo nước.
Khi xôi đã ráo nước rồi thì cho vào thúng, lấy lá nhãn hoặc lá sen hay lá khoai nước mà đậy lên trên xôi để ủ xôi.Dưới đáy thùng xôi rải một lượt lá nhãn. Trên xôi và lá nhãn đậy chùm kín một lần bao bố hay chăn mền. Phải đặt thùng vào chỗ sạch sẽ, không ẩm thấp, trên tấm ván, không được để xuống mặt đất.
Ngày thứ nhất, sau khi ủ độ 12 giờ…mốc đã bắt đầu dậy và cuối ngày thứ năm đã ủ mốc xong. Sau ba ngày thử mở ra xem , thấy xôi đã bốc men thì lấy đủa bếp mà đảo xới lên một lượt cho đều, đoạn thay lá nhãn khô héo bằng lá tươi mới. Tuỳ theo nhiệt độ của trời nóng lạnh, đến hết ngày thứ năm, sang ngày thứ sáu là mốc đã lên hết. Bỏ lá nhãn trên mặt ra,lúc ấy mốc phải vàng, mùi thơm, vị ngọt.
2/ MUỐI MỐC :
Khi được mốc rồi thì trộn muối vào mốc, đảo mốc lên cho đều. Số muối bỏ vào mốc là 1 phần 6 số mốc.
Thí dụ có 12 chén mốc thì cho vào 2 chén muối .Sau khi trộn đều muối với mốc rồi, đem đổ vào chậu sành lớn, trên miệng chậu phải bịt vải màn rồi phơi ra nắng. Khi phơi phải đảo mốc một lần. Phơi luôn mốc trong 10 ngày. Trong thời gian ấy phải ngâm đậu.
3/ RANG ĐẬU :
Chọn thứ đậu nào có hột đều nhau để khi rang được chín đều. Vo đậu trong nước cho sạch, loại bỏ hết cát sạn, rồi ngâm đậu vào nước lạnh độ 1 giờ cho nở. Đem vớt đậu vào rỗ, và để cho khô ráo rồi lấy chão [gang hoặc đồng] mà rang đậu trên lửa nhỏ. Mỗi lần rang một ít đậu mà thôi [chừng nửa chén]. Lấy đũa quấy luôn luôn cho đều tay để đậu chín đều và khỏi cháy. Khi thấy đậu vàng đều, mùi rất thơm và thật dòn là được. Phải cần 1 số đậu rang bằng một nửa số mốc. Ví dụ có 10kg mốc thì phải cho có 5 kg đậu rang. Rang xong lấy cối đá mà giã cho nhỏ, hoặc dùng thuyền tán thuốc mà tán thành bột. Rây bột ấy cho thật mịn.
4/ NGÂM ĐẬU :
Lấy nước lã đun sôi để nguội, lấy bột đậu đã rây nhỏ mà trộn vào nước để ngâm. Cứ 1kg bột đậu thì pha vào 7,5 lít đến 8 lít nước. Nước bột ấy để vào chum[ hoặc lu sành] đặt ở nơi mát mẻ, không được phơi ra nắng. Lấy vải mùng bịt miệng chum cho ruồi, nhặng khỏi đẻ trứng vào. Hai hôm sau, có màng trắng nổi lên mặt nước; nếu thấy màng xanh lẫn vào và nổi lên thì vớt bò màng xanh đi; lại phải lau chung quanh miệng chum cho sạch hết màng bám vào. Ngâm bột đậu trong 5 hay 6 ngày có thể ngả tương được. Lúc đó nước đậu phải thơm, ngon và có mùi tương rồi.
5/ NGẢ TƯƠNG :
Cho mốc vào chum [lu] có nước bột đậu gọi là ngả tương.
Ngả tương làm như sau: Lấy tô múc một ít mốc đổ vào cái rá bằng tre để trên một cái chậu; múc nước ngâm đậu mà đổ vào mốc. Lấy cạnh cái chén mà xát mạnh cho mốc nhừ ra. Khi xát bột mốc chảy xuống chậu, còn rất ít lõi [bả] ở lại trên rá…thì bỏ đi. Lấy tô đong muối cho vào mốc. Cứ 22 tô tương thì 4 tô muối, nhớ trừ số muối đã cho vào mốc lúc muối mốc. Bột mốc và muối đã đổ vào chum [hoặc lu] xong rồi thì quấy cho thật đều, rồi lấy vải mùng bịt kín miệng chum, đậy vung nắp lên rồi để chum ngoài sân, chỗ mát mẻ. Mỗi sáng mở vung ra mà quấy tương một lần. Quấy tương luôn trong 20 ngày thì được tương. Khi lấy tương ra ăn nên nhớ là phải cẩn thận, không được để rớt tương lên vải bịt miệng chum, vì như vậy tương sẽ bị dơ bẩn mà thành ra chua, thối, nếu giữ được sạch sẽ thì tương lúc nào cũng ngọt, thơm và để được lâu. Theo phương pháp trên thì dùng 10kg đậu nành, 20kg gạo nếp, 19kg muối sẽ làm được 124 lít tương loãng.

NGUYỄN CÔNG HUÂN
[Tiểu công nghệ thực phẩm,NXB TP HCM,1985][/i][/i][/b]

Gửi bởi: huynhdoan2000 Feb 6 2009, 08:19 AM

Chào sư phụ...
sư phụ ôi, hổm rày đệ tử bị cái vụ "ủ mốc" nó hành hạ ngày đêm!!!
Xin sư phụ chỉ dạy cho đệ tử cách ủ mốc làm tương cổ truyền [bằng lá nhãn,...]
-- Đệ tử nấu gạo nếp "nhão nhẹt", không được khô hạt! thế nấu bằng gạo lứt thường để ủ ...được không?
-- ủ vào cái nong nia, phủ lá nhãn, đem đặt trên cái tủ? Đặt ở đâu cho "ngon"?? Có phải đặt trong buồng tối không?
-- 3 ngày sau nó nổi "mốc" đen thui!!! đem đổ bỏ...
Thấy trong sách dạy khi ủ được mốc thì đem muối mốc và ban ngày đem phơi nắng...không thấy nói tới ban đêm...đem đi đâu?? Đem vô nhà hay để đại ngoài trời cho nó hứng sương??



Gửi bởi: huynhdoan2000 Feb 10 2009, 07:04 AM



--PHƯƠNG PHÁP LÀM NƯỚC TƯƠNG - TƯƠNG HỘT THỦ CÔNG by Hồng Mai :

Công thức chế biến nước tương của nhà Chùa mà tôi có dịp được một người bạn Phật Tử làm công quả cho nhà chùa hướng dẫn .
Nước tương làm thủ công tại nhà rất an toàn vệ sinh,đảm bảo tỉ lệ độ đạm cao ,lại thơm vô cùng .
- Nếu bạn chỉ xịt chút nước tương ăn với cơm không cũng đủ là ngon .
Ngày xưa người Sản Xuất nước tương không chạy theo lợi nhuận nên nước tương làm ra rất ngon, hương vị đặc trưng thơm đậu nành .
Ngày nay xã hội không quan tâm đến sức khoẻ cho mọi người nên nước tương làm ra chỉ toàn hoá chất độc hại và hương vị khác hẳn nước tương của ngày xưa .
Mùa hè rất thích hợp cho việc làm nước tương ,sau khi cho đậu nành vào khạp sành cần phơi nắng vài tháng theo đúng qui trình thủ công để phân giải protein trong hạt đậu thành các axit amin tự do, lúc này ta đem phơi nắng để lợi dụng nhiệt độ của ánh nắng làm tăng hoạt tính enzim xúc tiến quá trình phân giải protein càng nhanh, sản phẩm sẽ chóng ngọt và nhanh sẫm màu .
Cuối Mùa Xuân là tôi đã hoàn tất xong giai đoạn đầu làm nước tương và bây giờ thì đang ủ trong một cái thùng lớn với nắp đậy ,bên ngoài thùng phủ thêm một lớp nilong được dán chặt với băng keo để ngăn ngừa bụi bặm khi phơi nắng ngoài trời vài tháng .
Trong quá trình ủ đậu nành không nên mở nắp cho đến khi ra thành phẩm
Thông thường các nhà kinh doanh nước tương thủ công ngày xưa sẽ dùng nước tương cốt đậm đặc chất đạm của đợt ủ đậu nành đầu tiên ,pha chế thêm với nước dưà tươi và thơm trái sên với đường mật,sau đó qua vài công đoạn nhỏ nữa họ sẽ có một loại nước tương thơm ngon tuyệt vời gọi là " Nước Tương hảo hạng ".
Tuy nhiên đó vẫn chưa gọi là thuộc dạng " Thượng hảo hạng " như chúng ta làm tại nhà ăn ,bạn sẽ phân biệt được ngay dù rằng chưa dùng thử qua nhưng bạn cũng đủ để nhận định qua phương cách làm nước Tương Thủ Công sau đây :
- vì đây là tôi chế biến tại nhà nên chỉ theo một công thức nhỏ đủ dùng,tuy nhiên khi ra thành phẩm thì cũng ăn được cả năm trời cho đến mùa hè sau làm tiếp

Nguyên Vật Liệu chuẩn bị :
- 1 khạp sành hay thùng nhựa vừa có nắp đậy
- đậu nành 1 kg loại tốt
- thính gạo rang 150 gr
- muối 750 gr
- nước 5 lít

Thực hiện :
- Đậu nành vo rữa cho thật sạch,cho vào thau ngâm trong vòng 6 tiếng hoặc qua đêm, bên trên thau nhớ đậy kỹ ngăn ngừa bụi và muỗi mòng rớt vào .
- cho đậu và cả nước ngâm đậu vào nồi + thêm ít nước vào nấu chín , không cần mềm nhừ .
- đổ đậu ra một cái rổ , bên dưới hứng một cái thau để đựng nước đậu nành .
- đậu nành để cho nguội sờ còn hơi ấm tay thì cho bột thính gạo rang vào trộn đều

- đem ủ đậu nơi chổ kín gió cho đậu lên men ,tuỳ thời tiết nắng nóng có khi chỉ ủ đậu 1 ngày là được nhưng thông thường là 2 ngày
- nước đậu nành cho vào nồi , thêm vào một lượng nước nữa vào cho đủ 5 lít nấu chung với muối cho sôi lên, nhớ hớt bọt dơ cho sạch sẽ , sau đó để nước muối nguội hoàn toàn rồi cho vào hủ, khạp chứa sẵn để đó .
- khi đậu nành ủ đã lên men thì bắt đầu cho vào hủ, khạp cùng nước muối đã chuẩn bị sẵn vào với nhau
- đậy kỹ nắp ,bên ngoài nắp nên bọc thêm một lớp nylong và dán băng keo chung quanh để ngăn ngừa bụi bặm .
- Bưng hủ, khạp chứa đậu ra ngoài sân nơi có nắng tốt chiếu vào thường xuyên và phơi sương, phơi nắng trong suốt cả mùa hè là chúng ta sẽ thu được giai đoạn đầu nước cốt của tương xì dầu đậm đặc .
- lấy ra một nữa nước cốt khoảng 1 lít ( trong thời gian ủ đậu thì nước muối rút bớt một phần ) phần nước tương cốt còn lại trong khạp thì chúng ta nấu thêm 3 lít nước với 3 lon sữa bò muối để nguội châm thêm vào ủ tiếp vài tháng sẽ có nước tương ngon loại hạng hai .
- - Sau hai lần ủ đậu và thu được cốt nước tương , phần xác đậu nành còn lại , lúc đó chúng ta mới cho vào 200g đường mật trộn đều và đậy kỹ dùng ăn dần .
* Đây gọi là tương hột dùng chế biến nhiều trong các món ăn ngon .
- Chúng ta ăn nước Tương đến đâu thì chế biến vừa đủ , còn lại nước cốt trong khạp phải bảo quản đủ độ mặn và sạch sẽ thì mới để được lâu không bị mốc .
* Với một lít nước tương cốt, chúng ta sẽ pha chế như sau :
- Thơm trái chín gọt vỏ băm nhỏ sên với 150g đường mật , sau đó cho vào nồi nấu chung cùng nước tương cốt cho sôi, sau cùng nêm vào 1 muỗng canh bột ngọt (Ai đưa cả cái đoạn này lên trang web chống hóa chất thế này nhỉ??????)để nguội lọc qua rây với cùng một lớp vải sạch ,vắt bỏ xác thơm .
bây giờ chúng ta đã có nước tương thơm ngon bảo đảm độ đạm và dinh dưỡng, lại rất vệ sinh .
* Tuy nhiên để tạo màu đẹp cho nước tương thì khi nấu nước tương, chúng ta cho thêm 50ml nước màu dừa vào để tạo màu .
- Tôi thì không có sẵn nước màu nên pha vào nồi nước tương một chai nhỏ nước tương hiệu Maggi loại 100ml , khuấy đều và cho thành phẩm nước tương như sau đây
Mọi người nhìn xem nhé ! bên trái của quí vị là dĩa nước tương Maggi và bên phải là dĩa nước tương thủ công , cái nào ngon ????
-Xin thưa : nước tương làm thủ công tại nhà rất là ngon, trên cả tuyệt vời mọi người ạ ! hương vị thơm mùi đậu nành đặc trưng của nó, vị lại ngọt ngào ,không mặn chát như những loại nước tương trên thị trường hiện nay .
- Buổi trưa hôm nay tui làm thử chén cơm trắng với nước tương ,dầm thêm chút ớt tỏi vào, công nhận quá tuyệt !!! tui đã cảm nhận được điều người ta nói " Nước tương ngon ăn với cơm không cũng ngon " .
- Cơm tối nay lại đang suy nghĩ về món bún tươi ăn kèm xì dầu tỏi ớt và đậu hủ chiên đây ! đơn giản và ngon quá mọi ngườì nhỉ ? hy vọng mọi người chúng ta sẽ trổ tài làm nước tương vào mùa hè tới và mọi nhà đều có nước tương sạch để ăn .
Cách thức làm nước Tương thủ công từ nhà chùa truyền dạy, chúng ta ăn nước tương ngon nên có lòng cảm ân đến các vị và ông bà của chúng ta đã lưu truyền công thức cách làm này mọi người nhé !


NgọcMaNi xin thưa cùng mọi người được rõ ràng như thế này :
- Công thức làm Nước Tương này là do từ Nhà Chùa hướng dẫn phương cách làm
- còn công thức chuẩn xác trên là của một người dân Nam Đàn chuyên môn làm tương Cự Đà và họ cũng làm nước tương Thủ công đã truyền đạt một cách tỉ mỉ
- công việc phải đem đậu nành phơi nắng để phân giải chất protein ...... là do một kỹ sư về Nông nghiệp giảng giải vì sao ? làm thế nào để tương có độ ngọt và nhanh chóng sẩm màu .
- Tất cả các hướng dẫn của mọi người kể trên ,NMN có ghi chép cẩn thận và đã 2 lần thực hiện .
NMN chuẩn bị mọi công đoạn làm Nước tương từ trong cuối mùa xuân ,để cho kịp đem đậu phơi nắng trong suốt mùa hè.
- NMN đã có nghĩ đến vấn đề chia sẻ với mọi người nên đã chụp hình các tiến trình giai đoạn cho dễ hiểu hơn .Sau đó mới có bài viết này để chia sẻ với mọi người trong tình cảnh chung nước Tương có hoá chất độc hại như hiện nay .
* Vấn đề sis QH hỏi thì NMN xin thưa :
- đây là công thức chuẩn xác để làm nước Tương .
Lượng nước cũng như muối và đậu phải hài hoà , không non , không già như vậy nước đậu sẽ không bị chua hay thối .
- Nếu sis muốn làm nhiều thì phải nhân số lượng lên , thùng đựng phải lớn hơn và tăng lượng nước và muối chứ không thể 2-3 kg đậu trong cùng 5 lít nước muối ,khi đậu nở sẽ rất đặc, làm sao có nước cốt của đậu nành ??? kiểu này chỉ có làm Tương hột loại " Thượng hảo hạng " mà thôi .
- đường mật là loại đường làm từ mật mía , sis có thể mua can sugar trong các chợ Mỹ đều có bán , sản phẩm của Mễ .
* Sis Jane : Thông thường những người dân quê làm thủ công nước tương mà NMN thấy, thì họ dùng gạo rang rồi xay nhuyễn mịn ra chứ không có mua ,còn NMN chỉ làm một ít đủ ăn trong nhà nên đi mua thính gạo cho tiện lợi chứ không có tự làm tại nhà, và loại thính gạo rang NMN mua là nhãn hiệu " Quê Hương đặc biệt " và khi trộn vào đậu nành mùi rất là thơm , và dĩ nhiên thính gạo này thì bày bán nhiều ở các chợ Á Đông , nếu sis sợ thính gạo làm bán sẵn không tốt thì tự làm thính gạo rang tại nhà cũng mau thôi, vì lượng không nhiều , vài phút siêng năng là xong .
- Còn vấn đề ủ đậu thì như NMN đã trình bày ở trên là dùng thính gạo trộn đều vào đậu nành khi còn hơi ấm ấm , chứ không có sử dụng " men " hay " nấm "
Theo NMN nghĩ qua câu hỏi của chị , thì chị đã lầm lẫn giữa cách làm Tương Cự Đà và Nước Tương rồi đó :
- Làm Tương Cự Đà hay Tương bần người ta mới cấy nấm từ gạo nếp và khi trộn vào đậu nành thì phải mốc phải màu cam là tốt nhất , ban ngày thì ủ nơi chổ mát và tối , còn ban đêm thì mang ra ngoài trời để phơi sương , giọt sương rơi trên nong đậu sẽ cho ra mẽ tương rất ngon ngọt ,sương rơi phải nhẹ và đặc biệt là không có sương muối .
- NMN cũng đang làm tương cự đà tại nhà để ăn ,thành phẩm hiện tại thì chưa ra lò, nhưng khoảng tháng 9 hay tháng 10 này , NMN sẽ có bài viết cụ thể cách làm loại tương này cho mọi người hiểu rỏ hơn và có thể làm ăn tại nhà dể dàng . Hiện tại thì thùng thương Cự đà của NMN làm ra màu rất đẹp , màu vàng và mùi thơm nhẹ của Tương đã bắt đầu rồi, thỉnh thoảng phải mỡ ra để thăm chừng và khuấy đều tương , xem chừng tương đã ngấu hay chưa ?
Hy vọng NMN trả lời và mọi người hài lòng. Tất cả những gì NMN viết ra chia sẻ không phải do mình tự suy nghỉ mà là đúc kết kinh nghiệm của những người trong nghề hướng dẫn , dĩ nhiên họ không nghĩ mình quan tâm muốn học lóm đến nghề làm tương như thế đâu, họ nghĩ mình tò mò cho nên nói ra những công thức và giảng giải sự hiểu biết của họ ,nhờ đó mình mới học lóm được nghề làm nước Tương , Tương hột , Tương Cự đà và vì vậy mới có chuyện để nói bây giờ nè ! cho nên NMN mới nói rằng : " Xin mọi người hãy cảm ân các vị và ông bà chúng ta đã truyền đạt lại kinh nghiệm quí báu này của họ và bây giờ chúng ta có được nước Tương ngon ăn trong gia đình phải biết cảm ơn công đức của tất cả mọi người "

Gửi bởi: huynhdoan2000 Feb 10 2009, 07:10 AM

Đệ sư tầm trên Web...

Tháng rồi nghe tin tức nói là cuối tuần thời tiết sẻ có nắng, nên CN ngâm một hơi 2 kg đậu nành để làm tương đậu nành, lấy một phần ra để kho, có thể để được 1 tuần trong tủ lạnh, ăn với cơm nguội và rau cải là hết xẩy

- 300 gr.đậu nành ngâm nở, nấu chín
- 1 trái ớt Đà Lạt màu đỏ cắc cụt nhỏ cho 1/4 lit dầu ăn chiên lửa vừa vừa cho ra màu, sau đó cho gừng sợi, hành lá vào cho thơm. Cho đậu nành vào xào cho sôi vài lần, nêm muối, tiêu cho hơi mặn măn. Sis có thể cho ớt khô vào nếu thích ăn cay, xong cho thêm vài muổng dầu mè cho đậu sôi là tăt' lửa, để thật nguội cho vào keo, và để vào tủ lạnh được một tuần, ăn với cơm nguội củng ngon lắm

CN lấy tương đậu nành đó xào thêm tí ớt đà lạt, nâm
trắng và bắp non

Kỳ nầy CN muốn có màu đỏ cho đẹp nên kg có dùng nước tương và nấm đông cô


Hi HL, mình ngâm đậu nành một đêm hoặc hơn 5 tiếng, yes CN an chay rất đơn giản, thích chế biến nhiều món

sis, CN đang làm theo cách của Má cua sis chỉ, nên chưa biết kết quả

CN thì làm cách hơi khác một tí để tránh hôi mùi ủ đậu trong nhà, tiện và gọn gàng hơn

- 1 kg đậu nành một đêm, đêm nấu chín, cho đậu thật nguội và ráo nuớc, để dành nước đậu riêng trong nồi khác cho 1 kg muối vào nấu tan

- rang 1/2 kg bột mì chín, rải vào đậu cho dính đều, cho vaò keo lớn có loại nấp đậy kín hơi, chia làm 2 phần cho vào keo để khoản 3-4 tuỳ theo nắng ít nhiều để ngay cửa sổ có nhiều nắng

- sau khi đậu lên men có mùi, CN nấu thêm nước sôi, nhắm khoản nước ngập hơn đậu gấp đôi là ok,

- cho 100 gram đường thắng thành màu, xong cho nươc' đậu nành đả nấu vơi nước muôi pha đều, cho vaò 2 cái keo.

- để lại cửa sổ phơi nắng tiếp khoản 2 tháng .... CN sẻ cho sis biết thêm

- CN mới làm khoản 2 tuần thôi, nên kg biêt tương đậu sẻ ra sao, để mai CN chụp hình tải lên cho sis coi


Gửi bởi: Diệu Minh Feb 10 2009, 02:53 PM

Làm tương kiểu gì lạ vậy?

Đàn ông sức khỏe kỳ dị như thế mà còn đi ca ngợi đỗ nành.

Phải gửi tiền ra địa chỉ:

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=600&st=0#entry2040

và họ gửi mốc vào rồi hãy làm, để mốc ở phần ngăn mát tủ lạnh ấy.

làm miso kiểu gì mà không thèm có mốc giống như thế ăn sao nổi? để nó thối như mùi nước cống ngầm ấy à?

Nên rang đỗ nành lên rồi hãy nấu ninh, khi nấu ăn nhớ nấu với phổ tai và nước tương với gừng nữa....

Gửi bởi: huynhdoan2000 Feb 19 2009, 08:09 AM




Phải gửi tiền ra địa chỉ:

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=600&st=0#entry2040

và họ gửi mốc vào rồi hãy làm, để mốc ở phần ngăn mát tủ lạnh ấy.


Sư phụ cho hỏi
-- Phải mua bao nhiêu tiền họ mới chịu gửi vô?
-- Làm ở nhà ăn chỉ một hai hủ dung tích 5 lít là...ăn nguyên năm rồi
-- Không biết mốc giống có để lâu được vài năm không??
-- Cơ sở Chung Tuấn Anh [Lê Hồng Phong] có bán mốc giống không?
.....................................................................
Sư phụ ôi, đệ tử nghe nói lấy trái bắp ăn hột xong, bỏ vào một gốc nào đó, sau vài ngày thì lên mốc hoa cau vàng, cạo mốc nầy làm mốc giống chế biến tương???


Gửi bởi: Diệu Minh Feb 19 2009, 08:48 AM

Gọi điện mà hỏi họ chứ?

Còn ăn kiểu như thế thì làm tương làm gì?

Mua một lần chục chai tương cổ truyền ăn dần cả năm là việc đáng làm.

Có người khôn ngoan mua nhà tớ về cả chục chai tương, tamari... rồi để ăn dần.

Sao mà khôn thế.

Còn loại mốc vàng đỏ ấy có nghe nói tới nhưng làm sao bằng loại mốc mà nhà nước đã gìn giữ?

Còn mốc giống thì không để được lâu vì nó cũng là loại âm, tuy nhiên nếu môi trường tốt thì không cần mốc giống.

Ví dụ: để tạo ra một môi trường tốt là điều khá khó khăn: nếu năm nào cũng làm tương nhiều và dùng loại mốc đó thì phải 2 năm sau mới tạo ra một trường "bụi mốc" quanh nhà, quanh làng... quanh vùng... và lúc đó thì có thể không cần dùng mốc giống... tuy nhiên công sức để làm tương phải bỏ ra rất nhiều, dại gì mà không mua mốc giống????

Nếu mua một gói giá 5000 VND, thì phải chuyển tiền cho họ và họ sẽ ra bưu điện chuyển mốc cho mình, vị chi cũng chỉ vài chục ngàn thôi chứ làm gì nhiều nhỉ?

Nếu họ biết cách làm việc thì người đặt mốc giống sẽ nhàn ơi là nhàn và tốn ít tiền lắm lắm.

Có thế mới phát triển nghề làm tương được chứ?

Và mỗi vùng nên có một người biết cách làm tương này để giúp cho bà con quanh vùng khỏi phải mua những thứ chất lượng kém về ăn...

Cách này làm cho VN nhà nhà làm tương được đấy...

Nhà này hết tương lâu rồi mà không làm sao biết nguồn tương nào tín nhiệm mà lấy về bán hay giới thiệu cho bà con ở các tỉnh Miền Bắc - cái chính là còn thời gian nữa (sau 8 tháng).

Cho nên tớ chỉ mong nhà nhà làm tương... để tớ khỏi phải làm nhiều bao nhiêu cũng không đáp ứng đủ...

Gửi bởi: huynhdoan2000 Feb 20 2009, 08:10 AM

Gọi điện mà hỏi họ chứ?
Chào sư phụ...
cái chuyện nầy thì đệ tử không dám...Gọi cho họ...có mà nghe chửi thì có!!! Tưởng mua vài trăm ngàn...ai ngờ có vài chục ngàn??? Mà đệ tử thì có buôn bán gì đâu!! Chỉ muốn "mình làm mình ăn"...mới thích chứ!!

Còn ăn kiểu như thế thì làm tương làm gì?
Làm được tương thì mới chứng tỏ người đó đã "tiến bộ" trên con đường Td !!!

Mua một lần chục chai tương cổ truyền ăn dần cả năm là việc đáng làm.

Có người khôn ngoan mua nhà tớ về cả chục chai tương, tamari... rồi để ăn dần.

Sao mà khôn thế.


Làm tương là lợi dụng lúc rãnh rỗi mà làm...Ăn thêm tương là...lâu lâu đổi khẩu vị...
Người được ở gần sư phụ là rất có duyên với TD...Còn người ở xa...chỉ sợ Tam thái tử trở thành Tamari???
Người ăn TD thì có nhiều nhưng người có "tâm TD" thì rất ít!!! Thời buổi kinh tế khó khăn...cũng khó trách ai!! kể cả đệ tử...sữa máy ...chém ai được thì cứ chém!!
vấn đề mắc mỏ không sợ...chỉ sợ giả mạo...sợ 3MCPD...

Bữa nào đệ tử đi TP một chuyến ghé Chung Tuấn Anh mua vài chai tương do sư phụ làm. Nhưng cái mộng làm được tương thì phải làm cho được...
Gần tới mua hè rồi...thời điểm làm tương sắp bắt đầu...
Mà sư phụ ôi, hình như cách ủ đậu nành để làm natto... cũng có thể dùng cách đó ủ mốc tương, phải không? Cho mốc vào tủ đó mà ủ, giữ nhiệt độ 34 độ...


Còn mốc giống thì không để được lâu vì nó cũng là loại âm, tuy nhiên nếu môi trường tốt thì không cần mốc giống.

Ví dụ: để tạo ra một môi trường tốt là điều khá khó khăn: nếu năm nào cũng làm tương nhiều và dùng loại mốc đó thì phải 2 năm sau mới tạo ra một trường "bụi mốc" quanh nhà, quanh làng... quanh vùng... và lúc đó thì có thể không cần dùng mốc giống... tuy nhiên công sức để làm tương phải bỏ ra rất nhiều, dại gì mà không mua mốc giống????


Có thằng bạn chỉ đệ tử là...vào trường đại học Nông lâm...bộ môn vi sinh...mà xin mốc...

Nếu mua một gói giá 5000 VND, thì phải chuyển tiền cho họ và họ sẽ ra bưu điện chuyển mốc cho mình, vị chi cũng chỉ vài chục ngàn thôi chứ làm gì nhiều nhỉ?
Sợ họ không chịu !! Có mấy ngàn...tốn công của họ...Còn mua nhiều thì...làm bao nhiêu...bỏ đi cũng tiếc...




Nhà này hết tương lâu rồi mà không làm sao biết nguồn tương nào tín nhiệm mà lấy về bán hay giới thiệu cho bà con ở các tỉnh Miền Bắc - cái chính là còn thời gian nữa (sau 8 tháng).

Đệ tử biết trước mà...Tamari bây giờ sợ là tam thái tử cải trang...

Cho nên tớ chỉ mong nhà nhà làm tương... để tớ khỏi phải làm nhiều bao nhiêu cũng không đáp ứng đủ...
Nói sư phụ đừng giận nhe...Đệ tử mà làm được tương rồi thì...cả xóm đều sẽ làm được..bởi cái miệng bô bô của đệ tử...
Nhưng sư phụ đừng lo...........hàng của thầy lúc nào cũng hơn hàng của trò..
Ví như nhổ răng mà gặp thầy thì phước lớn, còn gặp trò thì...nó nhổ rớt nguyên cái hàm ra!!!

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 20 2009, 09:00 AM

Sao lại gặp một người lười và lạ thế nhỉ?
Khi nào định làm tương tớ sẽ gửi phát nhanh cho 1 gói, dễ mà.

Đồ gạo nếp như đồ xôi, đồ hơi lâu hơn chút, ngâm từ đêm hôm trước, chỉ cần nhiệt độ môi trường và có hai cái nia to, úp lên nhau để cho khỏi bị những thứ chung quanh rơi vào... hay là đậy lá nhãn...

Có mốc giống chấm chấm vào bề mặt làm cực kỳ dễ dàng, khi có mốc giống thì hòa tí nước sạch rồi chấm bôi trên nong, rồi mới đặt xôi lên trên sau đó chấm chấm lần nữa lên bề mặt của xôi...Ok, để mà quan sát từng ngày... thơm lừng làng nước, cậu nên làm tương mà bán chắc là đắt hàng vì là người có cái TÂM lớn như vậy cũng quí hiếm lắm.

Nên làm tương để còn xúi bà con chung quanh làm cùng, cùng làm cùng ăn... mỗi nhà làm một chum... nó mới đủ để sống vui.

Chum làm tương tốt nhất là chum Quế hay là cóng 200 lít của Móng Cái.

Những cái chum vại của Miền Nam đều kém vì phẩm chất đất và cách nung đốt...

Có muốn tớ cho cậu một cái chum như vậy?

Tớ sẽ cho đóng bằng thùng gỗ.... thử một lần xem sao.

Tớ sẽ bầy cho cậu cách làm tương ngon nhất.

Biết đâu sau này cậu sẽ cung cấp tương cho tớ bán?

Tớ chưa tìm được người tâm huyết làm tương... tớ chưa ưng ai.

Cũng cần phải khích lệ những người hữu duyên như cậu.

Bao giờ làm xong sau 8 tháng gửi ra tớ thẩm định cho nha.

Có rất nhiều loại gạo không phải loại gạo nào làm tương cũng ngon; nếu có loại gạo nếp lứt đỏ tớ sẽ gửi cho cậu làm tương nhé.

Chúc vui.

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 20 2009, 11:35 PM

Địa chỉ mua chum Quế (gốc ở Hà Nam) các loại từ 15 - 20 lít cho tới 50 - 60 lít...;Chum Móng Cái loại 200 lít:

Cửa hàng QUANG THỦY:

Chuyên bán hàng sành sứ: bán xỉ (buôn) bán lẻ - giá cả phải chăng đã có uy tín.

Điện thoại chợ Mơ - Hà Nội

ĐT chợ: 04. 36270170; Nhà riêng: 04.38646602; Xuân Quang: 091 2276 332
Nguyễn Thủy: 094 3309 469

Bạn nào cần mua xin liên hệ với cơ sở trên nha.

Đề nghị luôn xem lại từ đầu vì chúng tôi liên tục chình thông tin cho chuẩn; vì sao? vì trí tuệ của tôi nó như một loại hoa không chịu nở, lâu lâu nó mới "nở 1 cánh" cho nên cứ sau một thời gian công phu Thiền thì cách làm tương hay bất cứ gì tôi làm đều có điều cái tiến, sáng kiến cho tốt hơn, và phương pháp chia sẻ cúng dễ hiểu hơn.

Cầu chúc bạn thành công.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Feb 22 2009, 08:17 AM


Sao lại gặp một người lười và lạ thế nhỉ?
Khi nào định làm tương tớ sẽ gửi phát nhanh cho 1 gói, dễ mà.


Chào sư phụ...
Lười thì không! Nhưng ngu thì có! Đệ tử mày mò sưu tầm cũng như thực hành đã bốn năm lần...mà không lần nào thành công!! Tuy không thành công nhưng cũng đã tích luỹ nhiều kinh nghiệm...
Sư phụ ôi, sư phụ gửi bán cho đệ tử vài gói đủ làm 10 kí đậu nành nhé...và sư phụ nhớ gửi bán luôn cho đệ tử 1 cuốn sách photo nấu ăn TD bằng tiếng Anh...
Sư phụ gửi chuyển phát nhanh đi....Để coi có nhanh không?! Bao nhiêu tiền sư phụ báo cho biết nhé, đệ tử sẽ chuyển khoản..Số tài khoản của sư phụ là số cũ , phải không?
Địa chỉ nhận của đệ tử là
Trần Quốc Thắng
325/13 đường Bạch Đằng, P.15,Q. Bình thạnh, TP HCM.

Đồ gạo nếp như đồ xôi, đồ hơi lâu hơn chút, ngâm từ đêm hôm trước, chỉ cần nhiệt độ môi trường và có hai cái nia to, úp lên nhau để cho khỏi bị những thứ chung quanh rơi vào... hay là đậy lá nhãn...
Đệ tử "mắc mướu" chỗ nầy!!!! Đồ xôi...mà đồ xôi cho hạt xôi rời rạc ra như xôi vò hay là đồ xôi dính vào nhau, nhão nhẹt?? Muốn xôi rời rạc ra phải làm sao? Chứ xôi mà nhão thì...khi ủ sẽ bị mốc đen!!

Có mốc giống chấm chấm vào bề mặt làm cực kỳ dễ dàng, khi có mốc giống thì hòa tí nước sạch rồi chấm bôi trên nong,
Câu nầy đệ tử hiểu!

rồi mới đặt xôi lên trên sau đó chấm chấm lần nữa...Ok

hic...câu nầy thì "tối tăm"...sư phụ nói chấm chấm lần nữa...mà là chấm vào đâu? Chấm lên mặt cái nia úp lên trên hay là chấm vào hạt xôi? Hạt xôi có chấm mốc không? Hay chỉ chấm mốc vào 2 bề mặt của 2 cái nia?

Sư phụ ôi, hai cái nia úp lại rồi...phải để ở đâu? Có phải là treo tòn ten ở một chỗ nào tối tăm trong nhà và 12 tiếng đồng hồ lại mở ra, trộn trộn không?

cậu nên làm tương mà bán chắc là đắt hàng vì là người có cái TÂM lớn như vậy cũng quí hiếm lắm.
Đệ tử quyết tâm làm cho được tương...Sau nầy chắc đệ tử sẽ bán TD...[không ai mua thì mình ăn, ai mua thì mình bán...đôi đàng đều lợi. Các món Kiềm dương rất quý...y như sư phụ nói!]
Làm được tương thì...đệ tử cũng ráng tự mình trồng đậu nành xem sao!

Chum làm tương tốt nhất là chum Quế hay là cóng 200 lít của Móng Cái.

Những cái chum vại của Miền Nam đều kém vì phẩm chất đất và cách nung đốt...

Có muốn tớ cho cậu một cái chum như vậy?

Đừng! Sư phụ đừng cho! tiền máy bay chịu làm sao thấu!

Tớ sẽ cho đóng bằng thùng gỗ.... thử một lần xem sao.
cái nầy coi bộ khả thi...nếu sư phụ làm thành công thì thông báo nhé...

Tớ sẽ bầy cho cậu cách làm tương ngon nhất.
Mua tương của sư phụ cho chắc...

Biết đâu sau này cậu sẽ cung cấp tương cho tớ bán?

Tớ chưa tìm được người tâm huyết làm tương... tớ chưa ưng ai.

Cũng cần phải khích lệ những người hữu duyên như cậu.

Bao giờ làm xong sau 8 tháng gửi ra tớ thẩm định cho nha.


Làm được tương ngon là đệ tử sẽ mở cửa hàng bán TD liền...tất nhiên làm đại lý cho sư phụ...y như bạn Chung Tuấn Anh...

Đệ tử có yêu cầu nầy...
Sư phụ dạy cho đệ tử cách làm tương của sư phụ [kêu là tương Cự Đà?? hay Nam Đàn??]...sư phụ chụp hình từng công đoạn...từ nguyên vật liệu, các thao tác,...rồi sư phụ in ra giấy và gửi cho đệ tử [y như học hàm thụ], đệ tử sẽ trả chi phí cho sư phụ...Sư phụ nhận dạy không?

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 22 2009, 01:49 PM

Có người tâm huyết nối mạch rồi,

Sẽ dạy miễn phí để làm phước gieo duyên cho bá tánh nữa.

Ok, sẽ gửi từng thứ tới cái địa chỉ ở SG rồi tới mà mang về nhé.

Tuần sau sẽ đi thử gửi cái chum loại bé thử xem sao... gửi cái bé rủi có vỡ cũng không xót ruột!

Mai thì gọi điện đặt mốc giống. Chỗ bán mốc cũng gần nhà tớ.

Bao giờ có tương thì gửi ngược ra đây bán dùm, sẽ làm đại lý cho cậu.

Vì sao?

Vì không có thể phát triển sản xuất cho kịp, người tiêu thụ thì nhiều mà người làm tử tế không có, nay có người chịu làm là Thực dưỡng nước nhà lên ngôi. Nếu đổi cái nghề đàn ca sáo nhị sang làm Thực dưỡng thì cũng tốt, ông thầy tớ bảo địa ngục toàn là ca kỹ...

Chờ thì sẽ có đủ thứ cần thiết.
Đây là cái ảnh chụp cách đây hơn 15 năm, một ngày tớ làm 60 kg gạo, ngâm, đồ xôi, tãi ra mẹt và để lên mốc.

Chấm mốc vào mẹt rồi chấm mốc lên bề mặt của xôi, còn cái mẹt kia là chỉ để đậy cho khỏi bụi và gián chuột...
khi nào đi ngủ hãy đậy thật kỹ, ngủ dậy nhớ để hở nong ra cho thoáng.

Làm xong để ở nơi ẩm và tối cho mốc lên nhanh.


Gửi bởi: hasua Feb 24 2009, 02:17 PM

QUOTE(Diệu Minh @ Feb 20 2009, 11:35 PM) *
Địa chỉ mua chum Quế (gốc ở Hà Nam) các loại từ 15 - 20 lít cho tới 50 - 60 lít...;Chum Móng Cái loại 200 lít:

Cửa hàng QUANG THỦY:

Chuyên bán hàng sành sứ: bán xỉ (buôn) bán lẻ - giá cả phải chăng đã có uy tín.

Điện thoại chợ Mơ - Hà Nội

ĐT chợ: 04. 36270170; Nhà riêng: 04.38646602; Xuân Quang: 091 2276 332
Nguyễn Thủy: 094 3309 469

Bạn nào cần mua xin liên hệ với cơ sở trên nha.


Hi hi, cám ơn vì những thông tin chị đã nêu ra (cho em) nhé. Đúng cái em đang tìm. thanks.gif

Gửi bởi: huynhdoan2000 Feb 25 2009, 06:23 AM


Có người tâm huyết nối mạch rồi,

Sẽ dạy miễn phí để làm phước gieo duyên cho bá tánh nữa.

Ok, sẽ gửi từng thứ tới cái địa chỉ ở SG rồi tới mà mang về nhé.

Tuần sau sẽ đi thử gửi cái chum loại bé thử xem sao... gửi cái bé rủi có vỡ cũng không xót ruột!

Mai thì gọi điện đặt mốc giống. Chỗ bán mốc cũng gần nhà tớ.

Bao giờ có tương thì gửi ngược ra đây bán dùm, sẽ làm đại lý cho cậu.

Vì sao?

Vì không có thể phát triển sản xuất cho kịp, người tiêu thụ thì nhiều mà người làm tử tế không có, nay có người chịu làm là Thực dưỡng nước nhà lên ngôi. Nếu đổi cái nghề đàn ca sáo nhị sang làm Thực dưỡng thì cũng tốt, ông thầy tớ bảo địa ngục toàn là ca kỹ...

Chờ thì sẽ có đủ thứ cần thiết.
Đây là cái ảnh chụp cách đây hơn 15 năm, một ngày tớ làm 60 kg gạo, ngâm, đồ xôi, tãi ra mẹt và để lên mốc.

Chấm mốc vào mẹt rồi chấm mốc lên bề mặt của xôi, còn cái mẹt kia là chỉ để đậy cho khỏi bụi và gián chuột...
khi nào đi ngủ hãy đậy thật kỹ, ngủ dậy nhớ để hở nong ra cho thoáng.

Làm xong để ở nơi ẩm và tối cho mốc lên nhanh.


Chào sư phụ...

Sư phụ nói như thế thì...chắc sau nầy đệ tử sẽ trở thành nhà sản xuất tương quá??
Năm nay, đệ tử sẽ cố gắng học làm tương do sư phụ chỉ dạy...Sau nầy có thành công đệ tử sẽ gửi ra cho sư phụ...
Sư phụ ôi...kiểu tương sư phụ dạy [Cự Đà]...đệ tử chưa làm được....chứ mấy kiểu làm tương khác thì đệ tử "cũng" đã khá hiểu rồi...Đệ tử có làm thử 3 kiểu
-- Đậu nành rang + nước muối [không ủ]
-- Đậu nành nấu + bột bắp ủ 3 ngày + nước muối đậu
-- Đậu nành nấu + thính gạo rang làm mốc rồi ủ 3 ngày+ nước muối đậu...
Để sau vài tháng coi ra sao...nếu thành công thì đệ tử sẽ báo cáo cho các bác sau nầy biết mà làm
Nhưng chắc là mấy loại tương đó không "ngọt ngào" và "bổ dưỡng" bằng tương của sư phụ đâu!! Tương sư phụ ăn một lần là nhớ mãi!!!
Đệ tử trông chờ tin sư phụ đấy!!!
Mà sư phụ suy nghĩ kỹ đi nhé!! cái nghề gì mà qua tay đệ tử thì...cả bàng dân thiên hạ đều biết đấy!!! Đệ tử không bao giờ dấu nghề...vì sao? Nghề hay dạy cho người thì con cháu thông minh!!

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 26 2009, 06:54 AM

Hèn chi mà bé Ngọc nó thông minh...

Họ báo nửa tháng nữa mới có mốc giống...

Còn chuyện chum vại, để tớ tới thảo luận với họ và bảo họ làm sẵn cái thẻ tài khoản... và bảo họ cách check - hiện nay Vietcombank có dịch vụ tự động báo tin khi có biến chuyển về tiền (thu chi nó đều báo ngay lập tức)... các bạn cứ gửi tiền vào ngân hàng và gọi điện báo địa chỉ rồi chum sẽ "bò lăn" vào tận cửa nhà quí vị... như thế gọi là bán hàng qua...???

Hiện nay rất nhiều nơi họ làm như thế rồi, nhà này cũng vậy... lúc nào cũng đóng hàng các kỉểu... còn cái cuộc đời và sanh mạng của mình "đóng hàng" gửi lên Tam Bảo và các vị thầy...

Sau này nếu họ có uy tín và chất lượng và tử tế thật... họ sẽ "có đức mặc sức mà ăn" ăn ở có ĐỨC tự dưng có người sẽ làm cho mình giầu dễ dàng mà không cần phải "ra tay" gì hết... cứ "ở đó" mà HƯỞNG lộc trời ban cho những con người sống "CHÁNH NGHIỆP"
Miền Nam có nhiều nắng nếu biết làm tương chắc khí hậu sẽ tốt hơn ở Miền Bắc;

Tuy nhiên chất lượng gạo nếp, chum vại đều kém thua với Miền Bắc....
Hai miền mà hợp tác chắc sẽ tốt hơn về mọi mặt....

Không có gì "ngon ngọt" cho bằng làm lớp áo đậu phụ ninh nhừ bằng bột mì rang... tốt hơn là dùng bột mì lứt rang... cách khác theo tớ có khi dùng bột bắp nếp (bột ngô nếp, có khi nổ bỏng ngô nếp rồi xay mịn rắc lên, năm nay thử làm xem sao, vẫn phải có mốc giống nó mới chuyển hoá... thành tương... còn cách trên chỉ là "giả tương" và như thế chắc sẽ thường có mùi "nước mắm"???)

Sau khi ngả tương bỏ bột đọt dứa vào, giờ cậu hãy bỏ đọt dứa vào đi nhé.

Sau 3 tháng thì bỏ thêm phổ tai và nấm đông cô nếu muốn nó ngon ngọt không ai bì kịp... tương nhà tớ làm ra được mọi người yêu thích tới độ... có lúc tớ ăn tương nhà làm cũng thấy sao ngon thế không biết nữa.

Hiện nay bác Hưng gửi một loại gọi là bột nêm Thực dưỡng... bỏ vào bất kỳ cái gì cũng như thức ăn bỏ mì chính... làm từ kombu - phổ tai và sittake - nấm đông cô


Gửi bởi: huynhdoan2000 Feb 28 2009, 07:53 AM


Hèn chi mà bé Ngọc nó thông minh...
Chào sư phụ...
Kinh nói không sai!!

Họ báo nửa tháng nữa mới có mốc giống...
Như vậy là ta đã bị lệ thuộc...
Một Việt kiều ở Mỹ có dạy như sau:
-- Nếu chưa có mốc giống, lấy lõi ngô bắp luộc đã ăn hết hạt non, để nơi ẩm thoáng và mát. Mấy hôm sẽ mọc mốc màu da cam, màu vàng,hay màu trắng, hay màu xám, màu xanh,màu đen [xếp theo thứ tự tốt đến xấu].Tôi [là nói ông Việt kiều] thử làm ở Mỹ thì không được, vì quên không phun nước...
Cái nầy thì đệ tử có biết...Lúc trước ăn bắp, quăng cùi bắp vô góc kẹt nào đó ngoài sân...Ít bữa sau thấy mọc mốc hoa cau....

-- Cạo lấy mốc nầy, để khô dần làm mốc giống cho lần sau...

Còn chuyện chum vại, để tớ tới thảo luận với họ và bảo họ làm sẵn cái thẻ tài khoản... và bảo họ cách check - hiện nay Vietcombank có dịch vụ tự động báo tin khi có biến chuyển về tiền (thu chi nó đều báo ngay lập tức)... các bạn cứ gửi tiền vào ngân hàng và gọi điện báo địa chỉ rồi chum sẽ "bò lăn" vào tận cửa nhà quí vị... như thế gọi là bán hàng qua...???

Bán hàng qua mạng...rất tiện lợi!!! Hổm nay đệ tử thường mua sách qua mạng...cũng tiện!! Nếu có dịch vụ chuyển "lu khạp" qua mạng thì thật là tiện ... Tuy nhiên để coi chi phí thế nào...

Hiện nay rất nhiều nơi họ làm như thế rồi, nhà này cũng vậy... lúc nào cũng đóng hàng các kỉểu... còn cái cuộc đời và sanh mạng của mình "đóng hàng" gửi lên Tam Bảo và các vị thầy...
haha...sư phụ đã " thủ" sẵn cho mình một tương lai tốt đẹp...Đệ tử cũng ráng trang bị cho mình một cõi đi về...[Tịnh Độ]...

Sau này nếu họ có uy tín và chất lượng và tử tế thật... họ sẽ "có đức mặc sức mà ăn" ăn ở có ĐỨC tự dưng có người sẽ làm cho mình giầu dễ dàng mà không cần phải "ra tay" gì hết... cứ "ở đó" mà HƯỞNG lộc trời ban cho những con người sống "CHÁNH NGHIỆP"

Nhưng nếu cái miệng ăn "bá nạp" thì...tổn phước như chơi!! Thức ăn quyết định số phận bạn mà!!
Miền Nam có nhiều nắng nếu biết làm tương chắc khí hậu sẽ tốt hơn ở Miền Bắc;

Tuy nhiên chất lượng gạo nếp, chum vại đều kém thua với Miền Bắc....
Hai miền mà hợp tác chắc sẽ tốt hơn về mọi mặt....


Miền Nam cái gì cũng Âm hết...Con người cũng thường Âm luôn...

Không có gì "ngon ngọt" cho bằng làm lớp áo đậu phụ ninh nhừ bằng bột mì rang... tốt hơn là dùng bột mì lứt rang... cách khác theo tớ có khi dùng bột bắp nếp (bột ngô nếp, có khi nổ bỏng ngô nếp rồi xay mịn rắc lên, năm nay thử làm xem sao, vẫn phải có mốc giống nó mới chuyển hoá... thành tương... còn cách trên chỉ là "giả tương" và như thế chắc sẽ thường có mùi "nước mắm"???)

Bước đầu chưa có mốc giống thì...dùng bột bắp làm mốc vậy [ Ngoài chợ bán một bịt bột bắp là 5.000vnd]...Mình làm mình ăn thì bảo đảm không có hoá chất, không có đường,...
Sau khi ngả tương bỏ bột đọt dứa vào, giờ cậu hãy bỏ đọt dứa vào đi nhé.
Sư phụ ôi, dứa là gì? Có phải là trái khóm ở miền Nam không? Bỏ đọt dứa vào có làm hư hủ tương không? Hay là khi nào múc tương ra ăn mới bỏ bột dứa vô??

Sau 3 tháng thì bỏ thêm phổ tai và nấm đông cô nếu muốn nó ngon ngọt không ai bì kịp... tương nhà tớ làm ra được mọi người yêu thích tới độ... có lúc tớ ăn tương nhà làm cũng thấy sao ngon thế không biết nữa.
Chỉ sợ thêm thứ lạ vào làm hư "enzim"????????????????????

Hiện nay bác Hưng gửi một loại gọi là bột nêm Thực dưỡng... bỏ vào bất kỳ cái gì cũng như thức ăn bỏ mì chính... làm từ kombu - phổ tai và sittake - nấm đông cô
Giá cả trên trời làm sao dám rớ??
Đồ ăn TD thì rất hay nhưng người nghèo không rớ tới nổi...Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người không muốn ăn TD...


Gửi bởi: huynhdoan2000 Feb 28 2009, 07:59 AM


Một cách làm tương có dạy trong sách...


TƯƠNG TA
Vài lít nếp vút sạch, ngâm 1 đêm sáng vớt, để vô chõ xôi, hoặc nấu chín hơi khô đừng nhão rồi xới ra nia, sửa cho mỏng đều, trên mặt đậy lá tranh cho kín, ngoài đậy thêm tấm mê đệm. Để ủ 3 đêm, trở bên dưới lên trên rồi ủ lại 3 đêm nữa đem phơi nắng cho thật khô, bẻ bột nếp giòn là được.
Đậu nành lựa hột lép và sâu bỏ ra rồi lấy 2 phần nếp, 1 phần đậu nành đem rang cho vàng, vút cho sạch, nấu cho nhiều nước, cho chín mềm đậu, để vào khạp đậy kín.
Để 3 ngày rồi rang muối hột, lường 1 chén cơm để vô khạp đậu trộn đều, còn dư bao nhiêu muối rang giã nhỏ rồi lường 1 chén muối, 3 chén nếp mốc khô để chung vào khạp đậu trộn đều, đậy kín, để ngoài nắng phơi 1 tháng dùng được.
Sách dạy nấu ăn chay, bà Nguyễn Phan Long.

haha...bảo đảm đệ "type" đúng y chang, không sai một chữ...bài nầy có ai làm ơn giảng giải dùm cho đệ hiểu cái coi!!! Xin cảm tạ!! Văn nghĩa gì mà lạ lùng, rối nùi??? Không hiểu đầu đuôi gì cả!! Sao mà làm được?
Cũng đở khổ là...hiểu biết thêm chút đỉnh về cách làm mốc...Kệ, có còn hơn không!!!

Gửi bởi: huynhdoan2000 Feb 28 2009, 08:04 AM

HOW TO MAKE SOY SAUCE
First, u have to prepare a soybean koji.
- Steam 500 g soybean (soaked in water 1 night) at 121 oC for 40 min.
- Cool it down.
- Prepare 500 g wheat by roasting and grinding.
- Mix steamed soybean with 500 g of ground roasted wheat in a bamboo tray.
- Inoculate with 1% Aspergillus oryzae (for soy sauce making, this mould should have a long mycelium).
- Mix well. and cover with a thin cloth.
- Incubate at room temperature (~ 30 oC) for 56 Hr.
- Every 12 Hr, should mix it bcoz this mould will grow up ,which provide this soybean koji have a high temperature.
- After 56 Hr, put this soybean koji and follow with a brine water (21% NaCl) into a glass or porcelain vase. and incubate it at 25-30 oC for 2-6 months. This mixture we call " Moromi".
- First week, u should mix this moromi everyday 1 time. After that just mix it every 3 days 1 time... until 40 days. and after 40days, juust mix it 10 days 1 time.
- After fermentation, this moromi will be filtered and boiled for 10 min.
- Filter again to separate the precipitate. So, u will get a soy sauce extract.
- Mix with water and add some MSG, salt.
- Pack in a bottle.

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 28 2009, 01:37 PM



Chọn quả dứa (thơm) hơi ương ương, hay chín cũng được.

Bẻ cái phần có lá phía trên quả dứa nè, rồi bóc hết lá xanh, ta có cái lõi của nó to hơn ngón tay cái, bằng ngón chân cái...



thái mỏng phơi khô rồi tán bột, khi nào ngả tương thì bỏ vô, hay là ngả một thời gian bỏ vào sau cũng được.



Tỉ lệ: 10 lít nước tương cần cho 5 - 10 đọt dứa.

Hiểu chưa? Nếu chưa hiểu thì cứ hỏi.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Mar 3 2009, 08:19 PM




Tỉ lệ: 10 lít nước tương cần cho 5 - 10 đọt dứa.

Hiểu chưa? Nếu chưa hiểu thì cứ hỏi.


Chào sư phụ....
Sư phụ dạy như thế là quá rành rồi!! Sau nầy bé Ngọc chắc làm quan đấy!!!
Sư phụ ôi,...làm tương chủ yếu là "ủ mốc"...
Sư phụ làm ơn dạy kỹ giùm ...
-- Nia ủ mốc...đem đặt vào đâu? Chỗ tối hay chỗ sáng?
-- Ban ngày và ban đêm cũng đặt một chỗ hay phải khiêng ra khiêng vô?
-- Nghe nói cứ cách 12 tiếng đồng hồ thì đảo mốc một lần?

Gửi bởi: huynhdoan2000 Mar 5 2009, 07:44 PM

Chào các bác...
Trong khi chở đợi đệ học nghề làm tương theo kiểu "dùng mốc Aspergillus Orizae"...Đệ có thử làm tương cách đơn giản hơn...nay xin "truyền nghề" cho các hậu học...haha...đệ không chịu trách nhiệm đâu nhé...Đê có làm rồi, ăn hết rồi, đang làm thêm...Tương gì mà nó "mặn" như muối!!! Làm khoảng 1 tháng là có thể ăn...Tất nhiên do trong sách dạy, chứ đệ không có tự "chế" ra đâu...Anh của đệ cũng có làm như thế và ăn "phà phà"....Dùng tương nầy nấu tàu hủ, mì căn, v.v...rất ngon....Tương múc ra dùng thì cho xào với dầu ...

Nguyên liệu:

-- Nửa kí đậu nành [loại bỏ các tạp chất, đất đá, hột lép]
-- Một bịt bột bắp , khối lượng 150g [ra chợ mua, khoảng 5.000vnd, bột bắp thứ dùng nấu súp]
-- 2 lít nước
-- nửa kí muối [muốn bớt mặn thì 400g thôi...nên nhớ công thức là "một lít nước pha từ 200g muối trở lên"...]

cách làm:

-- Đậu nành đem phơi nắng cho ấm [vài tiếng], rồi đem vô, bỏ vào cối đá xay khô, xay từng nắm nhỏ ...cho bể ra [ bể làm 2 hay bể làm tư...thây kệ nó, vô tư...]
-- Nếu không có cối đá thì...khỏi xay ...cứ đem ngâm luôn
-- Ngâm nước đậu nành [bao nhiêu nước cũng được, cho ngập cao cao vì nó nở bự đấy...], ngâm một đêm
-- Bữa sau đổ bỏ nước ra...và bắt đầu "đãi vỏ" [tức bỏ vỏ lụa]...Cho nước khác vào ngập cao...lấy tay "quậy" tròn...rồi nghiêng nghiêng chắt bỏ nước ra [như vo cơm], lúc chắt nước ra thì vỏ đậu nành vì nhẹ hơn nên ra nhiều hơn...Đổ nước vào tiếp, quậy tròn, nghiêng chắt ra, v.v..làm nhiều lần cảm thấy gần hết vỏ đậu thì thôi...Còn chút đỉnh không sao! Ăn nhằm gì!!!
-- Riêng đậu "chưa xay"mà đem ngâm thì...bữa sau phải dùng hai tay chà xát vào đậu cho mạnh, cho tróc vỏ ra , quậy tròn, nghiêng chắt nước ra v.v...làm nhiều lân như thế... hơi cực khổ một chút...nếu mà còn vỏ chút đỉnh ...thây kệ...Bất quá thời gian "ăn" hơi lâu một tí...Vì đãi vỏ thì mau ăn, còn nguyên vỏ thì lâu 1 tí...
-- Trút đậu ra rổ cho ráo nước...
-- Đến giai đoạn nấu đậu cho mềm rục [ nếu còn cứng cũng được, lâu ăn 1 chút]...Trước hết lường 2 lít nước...rồi cho đậu vào nồi, đổ nước mới lường vô [một hoặc cả hai lít nước cũng được, miễn vừa ngập mặt đậu ], còn bao nhiêu để nước đó...
-- Coi bộ nấu nồi áp suất mau hơn, nấu nồi thường cũng được, miễn mềm thì thôi...
-- Vớt đậu ra rổ cho ráo
-- Nước đậu còn lại trong nồi,bỏ thêm nước còn lại ở ngoài [cộng lại gần gần 2 lít, do bị hao hụt khi nấu]...trút 400g muối vào nấu sôi
-- Nước đậu nấu sôi,Vớt cặn,để nguội, đổ ra hủ thuỷ tinh [giống hủ chao loại lớn, mua 18.000vnd loại ba lít] nhớ lót vải màng khi đổ vào để lọc bỏ cặn bả...Vặn nắp đậy chặt lại, để qua một bên...
-- Bột bắp bỏ vào chảo rang hơi vàng vàng...
-- Lấy cái diệm [ giống cái thau, nhưng làm bằng đất láng men, mua ngoài chợ 25.000vnd]...rãi một lớp mỏng đậu, rãi bột bắp rang áo lên, rồi rãi một lớp đậu, rồi rãi một lớp bột bắp lên..v.v...cho hết số đậu đã nấu mềm và số bột bắp đã rang...Hái lá chuối [lá khoai mì, lá nhãn,...đậy lên trên.
-- Dùng tấm vải mùng xếp làm tư, đậy cái diệm lại, đem đặt trên cao, chỗ nào kín khuất trong nhà, dùng cái thúng úp lại...
-- Khoảng ba ngày đến bảy ngày thì "lên men", nếu có mốc thì là mốc màu trắng...mùi cơm rượu hay mùi mắm đậu...Không nên ủ lâu..sợ có giòi??? Đệ để khoảng 3 ngày đêm, miễn có mùi men là được, không cần mốc trắng..haha..đêm dài lắm mộng...Sợ giòi quá!!!
-- Trút hết số đậu+bột đã ủ...vào hủ thuỷ tinh nước đậu trước đó...
-- Quậy kỹ, đậy nắp chặt lại
-- Đem phơi nắng ban ngày, ban đêm đem vô [ sợ bị ăn cắp...]
-- Cứ mỗi sáng sớm, quậy 1 phút, rồi đậy nắp chặt lại, đem phơi nắng
-- Quậy liên tục 10 ngày mỗi sáng...
-- Sau đó làm biếng...để trong nhà...cách hai ba bữa đem phơi một lần
-- Khi thấy nước trong hủ trở nên màu "nâu sậm" là...sắp ăn được...Để 1 tháng hãy ăn...càng để lâu thì càng...bớt mặn...

Gửi bởi: Diệu Minh Mar 14 2009, 05:50 AM

Trong các sách về Thực dưỡng mà tôi đã đọc có đoạn nói rằng đỗ nành rất âm và cực kỳ khó tiêu dầu nấu, rang hay hầm kỹ trừ phi nó được làm thành tương chao... cho nên Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... đều có các kiểu loại tương đều dùng các chủng loại mốc để chuyển hoá đạm đỗ nành thành một thứ đạm mà hệ thống tiêu hoá có thể hấp thu.

Chỉ có những người không biết tới điều này mới ra sức mà quảng cáo cho các kiểu loại tương như trên.

Có lẽ "tương" kiểu trên phải đặt một thứ tên khác như là "Đỗ nành ninh ướp nước muối lâu ngày" chẳng hạn... một nhóm người tu ăn chay trường... họ còn làm 1 thứ "nước mắm" theo kiểu tương tự ngửi thối như mùi nước cống thối - loại nước mắm thối đó... mà họ còn vô chai và nhãn mác đẹp đẽ.... khộng hiểu "ông nào" ăn lắm tiền mà đồng ý cho bày bán loại nước mắm đó trên thị trường????? lại còn đồng ý có đạm bao nhiêu phần trăm ở trong nữa?

Còn những người thích ăn loại nước mắm đó họ là ai? chỉ là nạn nhân của chế độ chay thiếu đạm mà ra... tôi nếm thử thấy nó vừa mặn vừa thối khắm chả có vị gì gọi là ngon....?

Thiếu gì thức ăn ngon bổ mà lại phải dùng loại đó nhỉ?

Tamari ngon thơm biết bao nhiêu...bạn hãy làm thành công loại tamari...

Cũng như miso... tôi không hiểu bí mật nào làm cho miso nhà tôi không hề bị váng mốc dầu để tơ hơ ra không khí lâu ngày?

Trước đây thì miso có bị như thế, dầu miso có bị váng mốc bề mặt như thế cũng không hề làm sao nhưng cái cảm giác nó được "giải phóng" khỏi những trạng thái tâm xấu... trong khi Miso Hàn Quốc, Nhật bản đều bị mốc nếu để lâu ra ngoài không khí...miso thực ra hơi giống như dưa chua...rất dễ bị váng bề mặt... tuy nhiên có thể thời gian, nắng, và mốc mật ... đã làm cho miso không thể nào thành ra... váng bề mặt...đây là bí quyết làm miso không bị váng bề mặt?
Nếu đúng như thế ... đợi vài năm nữa trắc nghiệm xem có đúng 100% không thì mình sẽ tuyên bố phát minh này và bán bản quyền này ??? bao nhiêu tiền một người nhỉ????

Hi, sẽ cúng ngay cho các bạn... đây nè... cho nhiều mốc mật vào chum miso nó sẽ làm cho Miso ngon ngọt hấp dẫn vô cùng và không làm miso lên mốc bề mặt... vì sao tôi biết điều này? vì tôi để cả chum 200 lít mốc mật năm này qua tháng nọ tức là để vài năm... nó chả hề lên mốc mà con trở thành một "loại tương" cực ngon miệng nhưng thành phần đạm hơi ít... do vậy khi tôi hỏi ý kiến bà Diệu Hạnh và anh Nguyễn Minh Thái là có nên làm loại tương khoái khẩu hết chỗ nói đó để "dụ khỉ" những người khó tính hám ngọt "ngoài thị trường" không? thì cả 2 đều bảo KHÔNG; điều này giống như Phật giáo nguyên thuỷ... họ dứt khoát không chịu hạ mình dủ khỉ chúng sinh bằng đủ thứ phương tiện để cho mọi người quên KHỔ để hiển thánh...

Khổ rất là tốt vì nhờ nó mình mới có cái để luyện tâm... và biết đường thoát khổ, nếu chỉ thích SƯỚNG thì sẽ dễ bị lừa...
Vì sao có nhiều người bị lừa như thế?

Vì họ thích SƯỚNG, họ không chịu học âm và dương ...SƯỚNG chằng qua chỉ là ngược lại của KHỔ...nó chỉ là hai mặt của một đồng tiền

Vì năm nào tôi cũng "cải tiến cải lùi" miso cho nên ngẫu nhiên NÓ được như thế chăng?

Cũng có thể do để lâu ngày, 3 - 4 năm... nhà tôi có chum miso nhỏ đã được 10 năm, chắc chỉ để làm quà cho các bạn Thực dưỡng hữu duyên, khi nào gửi chum cho Huynhdoan sẽ gửi cho 1 lọ nhá.

Bay giờ ai mà làm thành công tamari sẽ là VUA CHÚA của ngành Thực dưỡng... chả muốn cũng được tôn vinh...

Tại sao bạn lại không là nhà sản xuất tương giỏi để giúp đỡ mọi người?

Gửi bởi: huynhdoan2000 Mar 16 2009, 06:58 AM

Trong các sách về Thực dưỡng mà tôi đã đọc có đoạn nói rằng đỗ nành rất âm và cực kỳ khó tiêu dầu nấu, rang hay hầm kỹ trừ phi nó được làm thành tương chao

Chào sư phụ...
Chân lý lần lần hé mở...Đậu nành rất bổ dưỡng [tương đương thịt cá ], nhưng cũng là rất Âm!!
Người tu hành ăn chay trường thường ăn các sản phẩm chế biến từ đậu nành như đậu phụ,tàu hũ ky, chả lụa chay, tương loãng, tương đặc,chao...Ngặt là ...các món nầy chế biến nhanh [dưới 3 tháng]...nên Bổ thì Bổ, mà là Bổ Âm!!! Lâu ngày Âm thịnh Dương suy!!!

Có lẽ "tương" kiểu trên phải đặt một thứ tên khác như là "Đỗ nành ninh ướp nước muối lâu ngày" chẳng hạn... một nhóm người tu ăn chay trường... họ còn làm 1 thứ "nước mắm" theo kiểu tương tự ngửi thối như mùi nước cống thối - loại nước mắm thối đó... mà họ còn vô chai và nhãn mác đẹp đẽ.... khộng hiểu "ông nào" ăn lắm tiền mà đồng ý cho bày bán loại nước mắm đó trên thị trường????? lại còn đồng ý có đạm bao nhiêu phần trăm ở trong nữa?

Còn những người thích ăn loại nước mắm đó họ là ai? chỉ là nạn nhân của chế độ chay thiếu đạm mà ra... tôi nếm thử thấy nó vừa mặn vừa thối khắm chả có vị gì gọi là ngon....?


Vị giác của sư phụ đã tinh luyện rồi!! nếm thức ăn là biết lợi hay hại ...
Người bình thưòng...cơ thể "đầy" tạp chất tùm lum trong người...nên dù có ăn thứ gì "thối" cũng...chả ăn nhằm gì cả!!
Sư phụ nói câu ..."chế độ chay thiếu đạm"...thật là thấm thía!! Phải tự mình giúp mình thôi, sau đó giúp cho người [giúp cho người ăn chay!! Mấy cha ăn mặn...khuyên bảo họ ăn tương, họ chửi vô đầu đấy!!]

Tamari ngon thơm biết bao nhiêu...bạn hãy làm thành công loại tamari...


haha..Tamari bây giờ đã thành "Thánh" rồi!! Trời nắng nực, uống nước trà bancha pha tamari là...bá phát!!! Tuy nhiên tamari có giá thành "không" thích hợp với người nghèo...Chỉ dạy cho người cách làm...cũng là một việc bố thí [bố thí pháp]...Đệ tử đã có quyết tâm làm tương rồi...Ngày nào làm thành công Tương...thì mới mong ...hết bệnh!!! Bác sĩ nào, thầy lang nào cũng nói...ăn chay thiếu "chất"...Họ nói cũng đúng! Trước thời sư phụ...có ai mà biết Tương có bao nhiêu đạm?? Từ ngày sư phụ thành lập trang web nầy...thì vấn đề Tương đã sáng tỏ...
Làm được một hũ tương đầy đủ độ đạm...ăn quanh năm...Khỏi lo vấn đề ăn uống thiếu chất nữa...

Hi, sẽ cúng ngay cho các bạn... đây nè... cho nhiều mốc mật vào chum miso nó sẽ làm cho Miso ngon ngọt hấp dẫn vô cùng và không làm miso lên mốc bề mặt... vì sao tôi biết điều này? vì tôi để cả chum 200 lít mốc mật năm này qua tháng nọ tức là để vài năm... nó chả hề lên mốc mà con trở thành một "loại tương" cực ngon miệng nhưng thành phần đạm hơi ít.
Ủ được mốc Aspergillus Oryzae [mốc màu vàng hoa cau] đã là việc "trần ai lai khổ", bây giờ lại thêm một bước nữa là ủ thành "Mốc mật"....nếu sư phụ không chỉ dạy rõ ràng thì chúng đệ tử cũng "pótay"!!!

Khổ rất là tốt vì nhờ nó mình mới có cái để luyện tâm... và biết đường thoát khổ, nếu chỉ thích SƯỚNG thì sẽ dễ bị lừa...
Vì sao có nhiều người bị lừa như thế?

Vì họ thích SƯỚNG, họ không chịu học âm và dương ...SƯỚNG chằng qua chỉ là ngược lại của KHỔ...nó chỉ là hai mặt của một đồng tiền


Đệ tử biết rồi sư phụ ôi...Sự việc đến với mình đều có lý do...Có thể mình quá kiêu ngạo nên...thằng "nhồi máu cơ tim" chạy đến...nhắc nhỡ mình!! Có thể mình sắp vào Đạo...nên thằng "ung thư" chạy đến...Tất cả đếu đến với mình...do vì mình..đang "cần" có nó ...để "hoàn thiện"...Còn hoàn thiện được hay không là tại mình!!

Cũng có thể do để lâu ngày, 3 - 4 năm... nhà tôi có chum miso nhỏ đã được 10 năm, chắc chỉ để làm quà cho các bạn Thực dưỡng hữu duyên, khi nào gửi chum cho Huynhdoan sẽ gửi cho 1 lọ nhá.

Cám ơn sư phụ trước đấy!! haha...thật ra miso chỉ "bổ" một phần...Phần lớn là do "thần lực" của sư phụ!! Đồ gì do sư phụ làm ra là...Tốt!! Người thân tâm trong sạch thì làm thức ăn gì cũng trong sạch...
Đệ góp ý với các bác cái nầy....các bác có đọc sách TD thì thấy..."nổ" dữ lắm!! nào là thần dược v.v...Điều nầy "chỉ" đúng với người chịu ăn TD trên 49 ngày...Cỏn...bày dạy cho mấy cha ăn mặn...thì "trấm trất"!! Như denti trị đau răng, trà củ sen trị ho v.v...haha...mấy khứa ăn mặn...trong người "đầy" tạp chất, đầy trọc khí,...mấy cái thứ của TD ...chả ăn nhầm gì đâu!!

Bay giờ ai mà làm thành công tamari sẽ là VUA CHÚA của ngành Thực dưỡng... chả muốn cũng được tôn vinh...
Kêu là VUA tương!!! Trong các vua tương thì...có sư phụ rồi...
Đệ tử chỉ mong được làm "tri phủ tương" cũng là quí lắm rồi!!!
................................................................................
.........
BÁO CÁO SƯ PHỤ VÀ CÁC BÁC...
ĐỆ ĐÃ Ủ THÀNH CÔNG MỐC "ASPERGILLUS ORYZAE" BẰNG CÙI BẮP!!!

Thôi rồi, cơ hội trở thành "tri phủ tương" không còn xa...
Cách lai tạo mốc aspergillus oryzae...[haha...đừng quá tin cái loa mồm của đệ nhé!! Đệ không chịu trách nhiệm những gì mình nói...các bác kiểm chứng lại!!]

-- Ra chợ mua 5 ngàn đồng 3 trái bắp nấu chín sẵn...
-- Về nhà...ra chỗ nào kín đáo...lột vỏ bắp bỏ ra, cầm trái bắp mà ăn hột...Ăn coi chừng thằng nào thấy nó la chết!!! "Ê, ăn TD mà dám ăn Âm hả!!!" Mắc cở chết!!! Vì theo tổ thì...sau khi ăn TD được 8 năm mới được ăn Âm!!
-- Ăn xong, lau miệng,...lấy 3 cái cùi bắp vô nhà mà chế biến...
-- Lấy cái diệm [ là cái thau sành]...lót lá chuối bên dưới [vài mãnh]...để 3 cái cùi bắp lên, rồi lấy cũng lá chuối phũ lên
-- Đem đặt cái diệm chỗ nào trong nhà [không đặt dưới đất...kẽo...ủ thành kiến!!!]
-- Úp cái thúng lên...
-- ủ năm mười ngày gì đó...mở ra coi...
-- Tùm lum nấm mốc...đen có, trắng có, hoa cau vàng có...Hoa cau vàng chính là aspergillus oryzae dùng làm tương...[không biết có đúng không nhỉ?? cái naỳ do một Việt kiều Mỹ bày dạy tren web...]
-- Từ nay khỏi liên hệ gì với Trung tâm Vi sinh nữa cả!!! Chờ mua một gói mốc giống muốn ngủ gục!! Theo tớ biết, mấy tay đại gia làm tương đã đặt mua hết số mốc giống của Trung tâm Vi sinh...Làm gì có dư mà bán lẻ một hai gói...[ cái này là do miệng của một người bạn đang giảng dạy Vi sinh vật cảnh...nói với đệ]

Gửi bởi: Diệu Minh Mar 17 2009, 08:11 PM

Tại cái miệng cậu ăn nhá vào bắp mà làm cho nó thành ra đủ thứ mầu mốc như thế...

Đúng ra có thể làm như sau:
Gọt hết lớp hạt bắp rồi cẩn thận để vào ... thứ như thế nhưng thay vì cho lá chuối hãy cho lá nhãn... trên và dưới... chắc chắn nó sẽ ra đều một thứ chủng loại mốc.... cần tìm?

Trong lá nhãn có loại mốc đó đấy.

Trung tâm vi sinh vật học họ lưu giữ mốc giống ttrong ống thạch nghiêng, tớ đã được nhìn tận mắt.. khi nào cần họ chấm chút rồi gây ra cả mẹt mốc... hết mẹt này tới mẹt khác không có sức mà mua...vả lại vừa qua tớ có quá nhiều công việc quên việc mua mốc giống vả lại họ bảo 1 tuần nữa mới có nên quên luôn... nay nhớ rồi sẽ hỏi mua ngay...
Chớ tí... sau khi có mốc rồi cậu có thể bảo quản lưu giữ và làm mốc giống mà bán cũng được mà... hi... nhưng phải đợi tớ mách cách cho để nó lên chỉ duy nhất một chủng loại... nhá.

Có định trở thành một cái trung tâm mốc giống nữa không đấy?

Loại bán gói lẻ là mốc cấp 3, mốc cấp 2 trong lọ thuỷ tinh tam giác, tớ thường mua mốc cấp hai này về làm vì nó khoẻ hơn cấp 3.
Mốc cấp 1 là trong ống thạch nghiêng...

Xem ra anh chàng này không có tính kiên nhẫn chờ đợi giống mình trước đây quá...
Vừa gọi điện thoại cho giám đốc trung tâm vi sinh ứng dụng : 0979767368, - Thịnh cho biết phân xưởng làm mốc bị mất điện 1 tuần và cuối tuần sau mới có mốc, tớ dặn khi nào có thì nhắn tin vào di động cho tớ rồi, vậy phải chờ thôi vì khí hậu miền bắc chửa có ai làm tương lúc này cả cậu à.

Cuối tuần này tớ đi tu tích cực 8 ngày chủ nhật tuần sau nữa mới về, như thế đầu tháng 4 mới có mốc đấy, he he.. chờ dài cổ nhá... kể cả chum vại gì nữa cũng vậy... rán đợi nghe cưng.

Sau này khi có mốc giống làm tương cậu sẽ thấy NÓ khác hẳn hơn cái cách ai đó chỉ bày...đây là cách tốt nhất trên trái đất đấy.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Mar 17 2009, 09:51 PM


Tại cái miệng cậu ăn nhá vào bắp mà làm cho nó thành ra đủ thứ mầu mốc như thế...

Chào sư phụ...
Chắc vậy quá!!!
Đúng ra có thể làm như sau:
Gọt hết lớp hạt bắp rồi cẩn thận để vào ... thứ như thế nhưng thay vì cho lá chuối hãy cho lá nhãn... trên và dưới... chắc chắn nó sẽ ra đều một thứ chủng loại mốc.... cần tìm?

Trong lá nhãn có loại mốc đó đấy.


Đệ tử vừa mua 2 cây nhãn về trồng...để vài năm sau...khỏi đi "ăn trộm" lá nhãn...Mặt mũi nào mà đi xin hoài???Lâu lâu Lén lén ban đêm...bẻ một mớ lá...

Chớ tí... sau khi có mốc rồi cậu có thể bảo quản lưu giữ và làm mốc giống mà bán cũng được mà... hi... nhưng phải đợi tớ mách cách cho để nó lên chỉ duy nhất một chủng loại... nhá.

Có định trở thành một cái trung tâm mốc giống nữa không đấy?

Có chớ!! Đệ tử muốn làm trung tâm mốc giống luôn...tất cả sau nầy đều FREE...
Hạnh phúc thay khi thấy các chúng sanh hạnh phúc!!!





Cuối tuần này tớ đi tu tích cực 8 ngày chủ nhật tuần sau nữa mới về, như thế đầu tháng 4 mới có mốc đấy, he he.. chờ dài cổ nhá... kể cả chum vại gì nữa cũng vậy... rán đợi nghe cưng.
Thôi rồi...sư phụ lại đi tu nữa rồi...Sao mà sư phụ lại khoái đi tu như thế nhỉ!!! Chắc quyết tâm lìa xa cõi Ta bà ...

Sau này khi có mốc giống làm tương cậu sẽ thấy NÓ khác hẳn hơn cái cách ai đó chỉ bày...đây là cách tốt nhất trên trái đất đấy.

Chỉ đến lúc đó...đệ tử mới ăn chay "đủ" chất!!!

Gửi bởi: hoa cỏ may Mar 17 2009, 11:10 PM

QUOTE(huynhdoan2000 @ Mar 15 2009, 11:58 AM) *
-- Ra chợ mua 5 ngàn đồng 3 trái bắp nấu chín sẵn...
-- Về nhà...ra chỗ nào kín đáo...lột vỏ bắp bỏ ra, cầm trái bắp mà ăn hột...Ăn coi chừng thằng nào thấy nó la chết!!! "Ê, ăn TD mà dám ăn Âm hả!!!" Mắc cở chết!!! Vì theo tổ thì...sau khi ăn TD được 8 năm mới được ăn Âm!!
-- Ăn xong, lau miệng,...lấy 3 cái cùi bắp vô nhà mà chế biến...
-- Lấy cái diệm [ là cái thau sành]...lót lá chuối bên dưới [vài mãnh]...để 3 cái cùi bắp lên, rồi lấy cũng lá chuối phũ lên
-- Đem đặt cái diệm chỗ nào trong nhà [không đặt dưới đất...kẽo...ủ thành kiến!!!]
-- Úp cái thúng lên...
-- ủ năm mười ngày gì đó...mở ra coi...
-- Tùm lum nấm mốc...đen có, trắng có, hoa cau vàng có...Hoa cau vàng chính là aspergillus oryzae dùng làm tương...[không biết có đúng không nhỉ?? cái naỳ do một Việt kiều Mỹ bày dạy tren web...]
-- Từ nay khỏi liên hệ gì với Trung tâm Vi sinh nữa cả!!! Chờ mua một gói mốc giống muốn ngủ gục!! Theo tớ biết, mấy tay đại gia làm tương đã đặt mua hết số mốc giống của Trung tâm Vi sinh...Làm gì có dư mà bán lẻ một hai gói...[ cái này là do miệng của một người bạn đang giảng dạy Vi sinh vật cảnh...nói với đệ]


Èo anh huynhdoan làm mốc ghê quá .

Gửi bởi: huynhdoan2000 Mar 19 2009, 09:27 PM


Èo anh huynhdoan làm mốc ghê quá .

haha...làm thì làm...đố mà dám ăn!! Đệ làm cho biết "cội nguồn ăn cơ"...Đệ đang chờ sư phụ chỉ dạy...
à, miễn làm được mốc hoa cau...thì đệ sẽ rắt rãi rác chung quanh nhà...tạo ra môi trường "làm tương"...


Gửi bởi: huynhdoan2000 Mar 22 2009, 09:07 PM



Báo cáo các bác...Đệ đã bước đầu ủ được "mốc đỏ hường" [chắc là mốc hoa cau quá!!]
Đang làm thí nghiệm thêm...
Quá trình làm như sau:

-- Nếp ngâm một đêm, sáng vớt ra để ráo
-- Cho vào nồi chỏ hấp thành xôi [trong lúc hấp thì mở nắp xới xôi cho rời ra vài lần, hấp khoảng 30 phút]
-- Lấy xôi trải ra mâm để nguội 1 đêm
-- Ngày sau, bỏ xôi nguội vào cái rổ lưới, ngâm cái rổ xôi vào thau nước cho ngập, lây tay bóp cho xôi bời rời ra
-- lấy rổ ra để cho xôi ráo nước
-- Mốc vàng có từ bắp khi ủ...khều ra cho rớt vào cái chén nhỏ...chế nước ít ít vào...
-- lấy tay chấm nước mốc..trét trét vào giáp vòng cái mặt xịa [ giống như vẽ bùa!!!]
-- Trải xôi lên cái xịa
-- tiếp theo lấy cái đủa, chấm nước mốc...thấm thấm vào các hạt xôi cho đều khắp
-- Xong xuôi lấy cái xịa khác úp lên [cái xịa đậy lên trên thì không chấm nước mốc]
-- Lấy vải màn bao phủ giáp vòng 2 cái xịa cho côn trùng không chun vào
-- Đặt 2 cái xịa úp vào nhau nầy vào chỗ nào đó...không để dưới đất...Cái khâu đặt nầy cũng khá quan trọng...Người ta đã "dấu" nghề ở chỗ nầy!! Đệ thì đặt đại một chỗ cao khuất trong nhà
-- Vài bữa sau mở ra xem....mốc màu hồng quá đẹp!!! Đều khắp mặt trên...Chỗ nầy cũng là "dấu nghề"...Sách dạy sau 3 ngày thì đảo mốc...cho đều...Ngặt một cái là... đảo mốc [tức bóp xôi mốc cho rời ra, trôn trạo...] đảo xong thì tiếp tục ủ vài ngày nữa...Lúc ta đảo thì...hạt xôi bị khô??? Có ủ nữa thì...mốc không mọc thêm nữa???
-- Trong sách dạy...độ ẩm và nhiệt độ phải vào khoảng nào đó thì mốc mới mọc tốt...
-- Như vậy...để đảm bảo độ ẩm thì...ta phải thăm chừng xôi ủ mốc...sư phụ dạy 12 tiếng thăm mốc ủ một lần...nếu thấy mốc mọc đều thì...đảo mốc liền...để còn độ ẩm!! Ta để lâu quá thì...xôi chỉ mọc mốc bên trên và...bên dưới đã "cứng"...
-- Về nhiệt độ thì...cao quá hay thấp quá [áp thấp nhiệt đới]...mốc cũng khó phát triển??
-- Cái thúng úp lên...cũng là giải pháp hay...Bên trong cái thúng...nhiệt độ ít thay đổi
-- Thôi thì mua 2 cái thúng [24 ngàn một cái]...để xịa ủ mốc lên thúng, dùng thúng kia úp lên...
.......................................................
Đệ đang thí nghiệm tiếp...sẽ báo cáo cập nhật với các bác...

Gửi bởi: huynhdoan2000 Mar 25 2009, 08:24 PM

Báo cáo các bác...
Hôm qua tiểu đệ lon ton đi chợ, thấy bà bán gạo có bán loại gạo gì đen thui!!! Hỏi ra thì đó là nếp than, 15.000vnd một kí. Đệ mua 1 kí về...ủ mốc làm tương...Trong sách dạy dùng nếp than làm tương tốt hơn gạo hoặc nếp thường...
Hổm nay đệ "ủ" không biết là bao nhiêu kí nếp??? ủ xong đem "quăng"...chưa thành công gì cả!! Ấy vậy mà sao đệ cũng cứ "ủ" hoài...Có thất bại mới mong thành công...
................................................................................
.........................................
Chào sư phụ...
Đệ tử đã nhận được cái chum Quế rồi!! Cám ơn sư phụ...Sư phụ khỏi "dana" tiền làm chi...Đệ tử sẽ thanh toán lại cho sư phụ...Chỉ xin sư phụ "dana" pp làm tương là đệ tử vui rồi...

Gửi bởi: Diệu Minh Mar 30 2009, 07:50 PM

Đúng là không được để cái mẹt cái nong làm mốc đặt trên nền đất... phải để nó cách xa mặt đất một quãng mà.
Gọi đó là một bí quyết cũng được mà; bà nội tớ làm tương ngon lắm bà làm như thế tức là treo cái mẹt lơ lửng trong một căn buồng đóng cửa kín mít... sau vài ngày nó có mùi rượu thơm...

Khí hậu trong nam nóng lắm, cho nên làm sao giữ nếp đã đồ xôi có đủ độ ẩm để lên mốc là một bí quyết nhà nghề tớ sắp nói đây... hãy niệm Phật và nhớ ơn Phật và cầu nguyện đi ... nào nói đây nè:
Hi

Nói nhé:
hi...
Nhắm mắt lại tí đi, để cho tâm bớt tò mò háo hức khỏi hại hệ thống thần kinh đi nè:
Cụp ánh mắt lại một lát, để dưỡng thần, rồi đọc tiếp...

A men:

Sau khi đồ xôi, hay có thể nấu cơm nếp... bạn hãy tấp cái đống xôi đó lại đừng có tãi ngay ra thì hơi nước nó sẽ đi hết và hạt xôi sẽ bị mất nước và khô đi nhanh hơn sự lên mốc ... cho nên sau khi xôi đã chín mềm... bạn có thể đổ nước lạnh vào thành nồi để cho xôi hạ nhiệt độ nhanh không bốc hơi nóng đi...đây chỉ là một sự gợi ý vì tôi chưa làm tương ở cái khi hậu của bạn bao giờ... chỉ phán đoán thế thôi, còn làm thế nào để xôi mềm ẩm thì đó là việc của bạn, còn cái việc vảy nước vào là tối kỵ vì việc đó dễ làm cho xôi bị nhiễm mốc không chuẩn đấy (biết đâu móng tay của bạn có ghét của con bò mà bạn vừa mới vuốt ve nó?)... tuy nhiên bạn vẩy nước mốc vào hạt gạo đã bị khô đi thì được, ....

Tóm lại bạn phải động cái não của bạn để sao cho hạt xôi vừa mềm lại giữ được độ mềm ẩm đó lâu chút thì mốc nó mới có "đất lành" để mọc, rõ chưa ?????
Chưa rõ thì cứ hỏi nhá

Gửi bởi: hoa cỏ may Mar 30 2009, 11:14 PM

Oài , chị cầu nguyện câu A mem của thiên chúa giáo nữa ạ ?Chi tu theo nhiều tôn giáo thế có bị rút phép ông công k ?

Gửi bởi: huynhdoan2000 Mar 31 2009, 06:51 AM


Đúng là không được để cái mẹt cái nong làm mốc đặt trên nền đất... phải để nó cách xa mặt đất một quãng mà.
Gọi đó là một bí quyết cũng được mà; bà nội tớ làm tương ngon lắm bà làm như thế tức là treo cái mẹt lơ lửng trong một căn buồng đóng cửa kín mít... sau vài ngày nó có mùi rượu thơm...


Chào sư phụ...
Sư phụ nói thế thì đệ tử cũng đã hiểu sơ sơ về cách đặt cái xịa ủ mốc rồi...Đệ tử thấy trên mạng, người nước ngoài [Hàn quốc] có mô tả cách làm tương, có hình chụp treo mấy cái xịa chồng lên nhau để ủ mốc...

Khí hậu trong nam nóng lắm, cho nên làm sao giữ nếp đã đồ xôi có đủ độ ẩm để lên mốc là một bí quyết nhà nghề tớ sắp nói đây...

Sư phụ dạy chí phải... ủ chưa thấy gì [mốc meo...] mà hạt xôi nó..."cứng" như đá...hết lên mốc, chỉ lên mốc le que lúc đầu [3 ngày đầu]...

hãy niệm Phật và nhớ ơn Phật và cầu nguyện đi ...
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni...Sau nầy thầy Thanh Từ dạy...đem chữ Phật kế chữ Nam Mô...Một cải tiến mới...


Nhắm mắt lại tí đi, để cho tâm bớt tò mò háo hức khỏi hại hệ thống thần kinh đi nè:
Bây giờ tuy thân xác chưa "mạnh" nhưng tinh thần sung mãn dữ lắm rồi...ham nghiên cứu học hỏi tùm lum...Sách vở mua búa xua...Tự nhiên lại sanh tật mua mấy cuốn sách bói??




Sau khi đồ xôi, hay có thể nấu cơm nếp... bạn hãy tấp cái đống xôi đó lại đừng có tãi ngay ra thì hơi nước nó sẽ đi hết và hạt xôi sẽ bị mất nước và khô đi nhanh hơn sự lên mốc ... cho nên sau khi xôi đã chín mềm... bạn có thể đổ nước lạnh vào thành nồi để cho xôi hạ nhiệt độ nhanh không bốc hơi nóng đi...đây chỉ là một sự gợi ý vì tôi chưa làm tương ở cái khi hậu của bạn bao giờ... chỉ phán đoán thế thôi, còn làm thế nào để xôi mềm ẩm thì đó là việc của bạn, còn cái việc vảy nước vào là tối kỵ vì việc đó dễ làm cho xôi bị nhiễm mốc không chuẩn đấy (biết đâu móng tay của bạn có ghét của con bò mà bạn vừa mới vuốt ve nó?)... tuy nhiên bạn vẩy nước mốc vào hạt gạo đã bị khô đi thì được, ....

Tóm lại bạn phải động cái não của bạn để sao cho hạt xôi vừa mềm lại giữ được độ mềm ẩm đó lâu chút thì mốc nó mới có "đất lành" để mọc, rõ chưa ?????

Sư phụ ôi...
Nói như sư phụ thì...nhiệt độ trong phòng ủ mốc cũng là quan trọng?? Thế đệ tử đem xịa mốc vào phòng máy lạnh được không? Mốc mọc nổi không?
Sư phụ ủ mốc nhanh nhất là mấy ngày? và chậm nhất là mấy ngày? Kinh nghiệm của sư phụ đấy!
Mốc ủ...rủi nó "cứng" quá...thì tiếp tục làm tương được không? Hay là bỏ?
Mốc sư phụ ủ xong thì...nó cứng hay mềm? Sư phụ có cái hình chụp nào...hình Mốc tương đã ủ đạt...post lên cho đệ tử tham khảo với!
Đệ tử gửi mua Mốc người ta đã ủ xong về làm tương, có được không? Chủ yếu tham khảo...

................................................................................
.......................................
Đệ tử có ý nầy
-- Vì khí hậu trong nam quá nóng...[trưa mấy thằng nhậu đổ mồ hôi...vậy mà sao mấy khứa đó vẫn nhậu ào ào?? Muốn chứng tỏ nam nhi tánh chăng?]...nên tranh thủ rắc Aspergillus cho nhiều, cho mau lên mốc...
-- Làm sao trong vòng 3 ngày là mốc mọc xong!! Hay mốc cần thời gian mới mọc??
-- À, quên, nếu đệ tử nấu xôi cho nhão thật nhão, cho lâu khô...để ủ mốc, có được không?
-- Sư phụ cho biết, khi muối mốc...trong 10 ngày thì...mốc nó mềm hay cứng??
-- ...........................................


Gửi bởi: Diệu Minh Mar 31 2009, 09:23 AM

Sau 3 ngày mốc mới mọc đều, và khi mốc mọc trắng thì còn phải bóp tơi mốc một lần nữa rồi sau đó mới tới khâu khác, như vậy mốc mới mọc lên tất cả bề mặt của hạt gạo;
Chỉ cần nấu xôi mềm là được, muốn giữ được độ mềm ẩm lâu ngày thì phải đậy lá mát lên trên, đậy làm sao vừa kín lại vừa thoáng cho nên các cụ đậy lá nhãn là phải, làm thế nó cũng giữ độ ẩm nữa... có thể đậy cái mẹt lên trên, nhiệt độ ở miền bắc làm tương tốt nhất là vào đầu mùa hè đêm mưa ngày nắng là vì thế, các cụ bảo làm tương vào tháng 4,5 âm lịch là vì như vậy; bạn có thể vẩy nước lên mẹt mốc... nhưng theo tôi thì khi xôi khô queo thì khó mà làm cho nó trương nở ra mà lên mốc tiếp, thử ngâm mấy thằng khô cứng cạnh mép mẹt mốc vào thứ nước có nước mốc hoà lẫn xem sao, sau đó vớt lên để ráo cho lên mốc tiếp... tớ đã từng làm thế thấy chúng vẫn lên mốc tốt lắm.

Nhiệt độ lên mốc tốt là 28 - 32 độ C mà... trời phải thoáng mát, có thể mua cái máy phun sương mát của tầu bỏ vào cái gian nhà kín sáng để cho nó luôn giữ độ ẩm; tớ mới mua 1 cái về cho con gái để ở tầng 3 cho mát...có lẽ dùng nó giải quyết khâu nóng ẩm được đấy, định làm ăn nhớn và lâu dài thì nên mua một cái đâu cỡ 250 - 300.000 VND. Nếu định làm thử thí nghiệm thì mượn nhà nào có vài ngày xem sao????

Gửi bởi: huynhdoan2000 Apr 1 2009, 06:36 AM


Sau 3 ngày mốc mới mọc đều, và khi mốc mọc trắng thì còn phải bóp tơi mốc một lần nữa rồi sau đó mới tới khâu khác, như vậy mốc mới mọc lên tất cả bề mặt của hạt gạo;

Chào sư phụ...
Làm theo sư phụ dạy...Lấy mốc pha với một ít nước trong cái đĩa nhỏ [khoảng một muỗng cà phê nước, mốc thì dùng kim khựi mấy cái mốc vàng vàng có trên cùi bắp để lâu...]. Pha xong thì lấy tay thấm nước mốc đó thoa giáp vòng trên xịa [cái nầy chắc ngoài sư phụ gọi là cái mẹt! Người bắc nói nhiều cái người nam hiểu không được...]...Thoa sơ sơ ...Sau đó đổ xôi lên trải mỏng ra...Tiếp dùng đầu đũa chấm nước mốc mà thoa lên dài dài các hạt xôi....Xong lấy cái xịa khác úp lên...Đặt lên một chỗ cao nào đó trong nhà...Rồi lấy cái thúng úp lên...Sau 3 ngày thì...mốc đỏ hồng mọc lên đều...Nhưng lúc này hạt xôi đã cứng cứng...Đảo mốc lên...ủ tiếp thì...mấy ngày sau không thấy mốc lên nữa mà chỉ là mốc cũ trước đó...xôi thì cứng như đá...
Thế mốc cứng đó phải bỏ đi???
Rồi nếu mốc đã mọc đều...còn mềm...Tới cái khâu muối mốc phơi nắng 10 ngày [theo sách Nguyễn Công Huân] thì...mốc sẽ cứng như đá?? Thế có ngã tương được không?

Xin sư phụ cho biết...mốc dùng ngã tương...nó mềm hay cứng?



Nhiệt độ lên mốc tốt là 28 - 32 độ C mà... trời phải thoáng mát, có thể mua cái máy phun sương mát của tầu bỏ vào cái gian nhà kín sáng để cho nó luôn giữ độ ẩm; tớ mới mua 1 cái về cho con gái để ở tầng 3 cho mát...có lẽ dùng nó giải quyết khâu nóng ẩm được đấy, định làm ăn nhớn và lâu dài thì nên mua một cái đâu cỡ 250 - 300.000 VND. Nếu định làm thử thí nghiệm thì mượn nhà nào có vài ngày xem sao????

Đúng là trời định !!!
Ở nhà của đệ tử có cái quạt đứng...có chức năng phun sương...Bỏ xó cả năm không xài...Thôi rồi..."cốt" của nó là sau nầy dùng làm tương??!! Sư phụ ôi, nếu thế thì sáng sớm mở thúng, mở xịa ra phun cho nó vài phút hả?

Sư phụ biết không...khi đệ tử nói với người nhà là ...một xị tương tamari giá 75 ngàn thì...một người bảo...nếu thế thì làm tương tamari bán...chắc sẽ làm tỉ phú đấy!!...haha...cái lu sư phụ gửi vô...chứa không biết là bao nhiêu xị tương... Cái lu 60 lít, tính ra là 240 xị..giá 75 ngàn một xị thì nguyên cái lu...bán được 18 triệu...Một trăm cái lu thì...1 tỷ 8...
Thế có tiền nhiều để làm gì nhỉ? Cũng ngày một lon gạo lứt...Có ăn cái gì khác được đâu? Cái số kham khổ là phải kham khổ thôi!! Thôi, đệ tử không cần làm ăn gì lớn đâu...Chỉ mong học được bí quyết làm tương, sau nầy phỗ biến giúp người ăn chay có thêm "đạm" cho mập...

Hi...nói tới cái lu...cũng có nhiều điều kỳ diệu!!
Khi đệ tử điện lên người nhà ở TP thì...ai nấy kinh ngạc bật cười..Trời đất, ổng mua lu tận ngoài Hà Nội...chứ trong Nam nầy...lu hũ thiếu cha gì!!
Ít ngày sau, cái lu tới nhà ở TP...mấy bà xóm giềng trố mắt ngạc nhiên!! cái nhà thì đâu có lớn lắm đâu...mà để cái lu...chật chỗ muốn chết...Thấy trên lu có ghi số điện thoại...rồi ai nấy tin dị đoan...đổ xô đi mua giấy số...Ấy thế mà chiều đó nhiều người trúng số [ từ một triệu đến năm triệu!!]...
Tới cái khâu chuyển về quê?? Làm sao nhỉ? Không lẽ mướn taxi chở về? 800 ngàn đấy!!Còn chở bằng Honda thì...sợ CA thổi phạt!!
Đúng lúc, mẹ của đệ tử bệnh nặng...Bác sĩ bảo chuẩn bị...Đệ tử phải điện người nhà ở TP về gấp...Thế là trên đó mướn một chiếc xe về...[bảy tám người]...và cái lu cũng tự "theo" về...Khi về nhà xong thì...ngày sau...bà mẹ "khoẻ" lại!!! haha...

Đệ tử đã chuyển khoản cho sư phụ tiền cái lu rồi đấy...Sư phụ nhớ chỉ bảo cho đệ tử chuẩn bị từ từ...Mua mấy trăm kí đậu? mấy trăm kí muối? Làm sao cho đầy cái lu thì thôi...nếu làm thành công thì qua năm sau đệ tử mua lu thêm...Lần nầy, đệ tử sẽ mua giấy số đấy...haha...điều kỳ diệu của cái lu...Thật ra là do cái thần lực của sư phụ mà thôi...

Gửi bởi: hasua Apr 1 2009, 08:55 AM

QUOTE(huynhdoan2000 @ Apr 1 2009, 06:36 AM) *
Sư phụ biết không...khi đệ tử nói với người nhà là ...một xị tương tamari giá 75 ngàn thì...một người bảo...nếu thế thì làm tương tamari bán...chắc sẽ làm tỉ phú đấy!!...haha...cái lu sư phụ gửi vô...chứa không biết là bao nhiêu xị tương... Cái lu 60 lít, tính ra là 240 xị..giá 75 ngàn một xị thì nguyên cái lu...bán được 18 triệu...Một trăm cái lu thì...1 tỷ 8...


Anh làm em chết vì cười đây này.

QUOTE

Hi...nói tới cái lu...cũng có nhiều điều kỳ diệu!!
Khi đệ tử điện lên người nhà ở TP thì...ai nấy kinh ngạc bật cười..Trời đất, ổng mua lu tận ngoài Hà Nội...chứ trong Nam nầy...lu hũ thiếu cha gì!!
Trong Nam mua ở đâu anh ơi? Anh hỏi giùm em được không? Em đang kiếm địa chỉ nào gần TP, mua 1 cái lu đựng nước khoảng 200 lít.

QUOTE

Đúng lúc, mẹ của đệ tử bệnh nặng...Bác sĩ bảo chuẩn bị...Đệ tử phải điện người nhà ở TP về gấp...Thế là trên đó mướn một chiếc xe về...[bảy tám người]...và cái lu cũng tự "theo" về...Khi về nhà xong thì...ngày sau...bà mẹ "khoẻ" lại!!! haha...


Bà bị sao vậy anh? Bây giờ bà hết bệnh, khỏe lại rồi hay là vẫn còn bệnh? Cầu mong bà chóng bình phục ạ.

Gửi bởi: Vien Linh Apr 1 2009, 02:18 PM

Khi nào thì HUYNH ĐOAN mua đủ 100 cái lu nhỉ
VL mua 80000/lit tamari mà cũng đã thở ra rồi, nhưng có người bảo mua tương càng đắc càng mau hết bệnh,biết sao không ?tiếc tiền quá lo hết bệnh cho rồi
Nè cho hỏi nhỏ, cái lu mua của ai mà linh thế ,chỉ cho VL với ,linh thế này thì làm tương tầm bậy có khi cũng ngon ,Nếu ngữi chưa ăn mà hết bịnh thì tăng giá nhé, gấp 10 lần thì ...18...tỷ....như chơi
Chào nhé

Gửi bởi: Diệu Minh Apr 1 2009, 05:40 PM

Huynhdoan ơi hỡi huynhdoan
Làm gì mà tính với tình dữ ghê...

Tính toán quá chỉ tổ lìa xa hiện thực... lạc vào cõi tưởng.

Nè có quyển "Miso - thức ăn lý tưởng cho nhân loại" (400 món ăn từ Miso) chưa?

Nếu chưa thì tớ gửi phát nhanh cho 1 quyển; phải có quyển này thì mới đi xa trên con đường Thực dưỡng được.

Cho lại địa chỉ số nhà tên tuổi nhé.

KHi đảo mốc bóp mốc cho tơi để nó lên tiếp cho hết cả mọi bề mặt, nếu cảm thấy dễ bị khô thì có thể vẩy nước mốc vào đó, vẩy nhiều ít thì nên vẩy thứ nước sạch hơi âm ấm là tốt hơn, vì mốc cần nhiệt độ thích hợp để lên mà. Như thế có nước thì mốc dễ lên đều không cần phải lo gì... sau khoảng 5 ngày nó lên hết rồi thì bóp mốc với nước muối loãng, gần như là vo gạo ấy; nhúng mốc vào nước rồi vớt ra như là vo gạo; vớt cái loại mốc vo gạo này bỏ vào cái thúng dưới để cái thau hứng nước chảy xuống rồi ủ kín tất cả vào cái bao tải... sau 2 ngày đêm mở ra nó đã khá ngấu nát và ngọt lừ...kiến tới bu rồi... bỏ thêm muối và phơi ra nắng, loại mốc này gọi là mốc mật có thể để vài năm và thực ra nó đã là một loại miso ngọt sau 8 tháng... để đó đi làm nước đỗ... được rồi hai đứa đó ngả vào nhau - trộn lẫn.

Nếu dừng lại ở khâu mốc mật bạn bỏ thêm muối theo tỉ lệ 1 kg mốc 170 gam muối... cứ để phơi vài nắng rồi đậy kỹ lại để đó sang năm ăn ngọt đừ...
Loại này không bao giờ bị mốc... ăn ngon nhưng thiếu đạm...

Ăn nó ngọt như mật ấy, những loại tương nổi tiếng ở Miền Bắc như tương Cự đà, tương Bần, tương Nam đàn...là do mốc mật làm cho nó ngon tới mức như thế ... cũng còn do nước và tay người làm, còn do độ vệ sinh và thân thể từ trường của người làm... tôi tin chắc tương mà ngon nổi tiếng thành tên tuổi chắc phải có tay tiên do người ở cõi trên làm thì nó mới ngon tới mức như thế...

Gửi bởi: huynhdoan2000 Apr 3 2009, 07:17 AM


Anh làm em chết vì cười đây này.

hasua biết sao không? Khi nghe nói huynh học làm tương và biết được huynh mua chai tương tamari giá 75 ngàn thì...thằng bạn mới "thốt" ra lời như thế...Nó nói làm tương bán được như vậy thì mau giàu...Nó nhìn cái lu sư phụ gửi vô...nó nói..."anh làm nguyên cái lu tương thì...ăn cả đời!!!" và nghe huynh nói làm tương bán kiếm tiền "tỷ" thì nó cười khà khà..." Anh làm.. ai mà mua!! Nước tương gì mà mặn như muối!!"
Thôi rồi, cái mộng làm tỷ phú tiêu tan...Đúng là cái số nghèo thì...trước sau cũng không giàu đâu...Thôi kệ...Không mua 100 cái lu thì thế nào cũng mua vài chục cái...sắp hàng trước sân cho đủ bài bản ....


Trong Nam mua ở đâu anh ơi? Anh hỏi giùm em được không? Em đang kiếm địa chỉ nào gần TP, mua 1 cái lu đựng nước khoảng 200 lít.

Mấy cái chỗ bán kiểng, bán chậu...dặn nó mua về giùm!! Nhưng chắc là không bằng ở "ngoải" đâu!!
Bà bị sao vậy anh? Bây giờ bà hết bệnh, khỏe lại rồi hay là vẫn còn bệnh? Cầu mong bà chóng bình phục ạ.
Mẹ của huynh năm nay 88 tuổi, một người mẹ vĩ đại, nuôi hàng chục đứa con nên người, biết bao gian khó, có đứa sinh ra mới được 10 ngày, mẹ phải đi ra ngoài buôn bán kiếm tiền...Nhìn mẹ nằm thoi thóp...huynh thấy thương mẹ lắm và...rất xấu hỗ vì..làm con không biết báo đáp công ơn ... Hiện nay bà nằm được tiếp nước biển, nước đạm hằng ngày...Tới đâu thì tới...
"Cầu mong cha mẹ sống đời với con" ...câu ca dao thật thấm thía...


Gửi bởi: huynhdoan2000 Apr 3 2009, 07:47 AM


Khi nào thì HUYNH ĐOAN mua đủ 100 cái lu nhỉ
Đệ không mua 100 cái đâu...Chắc mua chừng vài chục cái thôi...Nhìn cái lu thấy cũng "ngon" lắm!! các mối rò rỉ đều được trám keo...
VL mua 80000/lit tamari mà cũng đã thở ra rồi, nhưng có người bảo mua tương càng đắc càng mau hết bệnh,biết sao không ?tiếc tiền quá lo hết bệnh cho rồi
Cô VL nói "đúng" đấy!!! Ngoài việc trị liệu bằng "vật lý" [ăn uống, tập thể dục,..] còn phải để ý đến yếu tố "tâm lý"...Quyển "Nội lực tự sinh" của thầy Thái Khắc Lễ là một quyển sách trị liệu tâm lý rất hay...Làm gì làm...thủ đoạn gì cũng được....miễn gieo vào "tiềm thức" của một người ý tưởng.."tôi mạnh khoẻ"...thì trước sau gì người đó cũng tự hết bệnh!!! Trái lại ...nếu có tư tưởng "còn bệnh" thì...bệnh lâu hết...
Đệ nhiều khi nằm ngẫm nghĩ lại...Thật ra mình hết bệnh hay không là do mình...
Nè cho hỏi nhỏ, cái lu mua của ai mà linh thế ,chỉ cho VL với ,linh thế này thì làm tương tầm bậy có khi cũng ngon ,Nếu ngữi chưa ăn mà hết bịnh thì tăng giá nhé, gấp 10 lần thì ...18...tỷ....như chơi

Cái lu là do sư phụ mua giùm đấy!! haha...sư phụ mà rớ vô cái gì thì cái đó có điều kì diệu...
Nhà nào bỏ hoang lâu ngày, bị ma quỷ ám chướng...chỉ cần mời sư phụ hoặc thầy Tuệ Hãi bước vô bước ra là..."êm" liền!!!

Đến bây giờ thì...đối với đệ...Tiền tỷ cũng không bằng sự "giác ngộ" về cách nấu ăn TD!! Không bệnh hoạn quý hơn rất nhiều tiền tỷ đấy!!
haha...vì sao? Bộ chê tiền hả??...Không phải là chê...nhưng chỉ cần không bệnh là...dễ đi làm kiếm tiền...
Lúc xưa, tổ sư đâu có lo kiếm tiền nhiều!! Khi ngài chỉ cho một ông tỉ phú ăn uống hết bệnh thì...lúc đó tổ sư đi đâu đi [khắp thế giới..], có người bao tiêu...

Gửi bởi: huynhdoan2000 Apr 3 2009, 08:18 AM


Huynhdoan ơi hỡi huynhdoan
Làm gì mà tính với tình dữ ghê...

Tính toán quá chỉ tổ lìa xa hiện thực... lạc vào cõi tưởng.

Chào sư phụ...
Hi...lâu lâu đệ tử giải "stress" vậy mà!!!

Nè có quyển "Miso - thức ăn lý tưởng cho nhân loại" (400 món ăn từ Miso) chưa?

Nếu chưa thì tớ gửi phát nhanh cho 1 quyển; phải có quyển này thì mới đi xa trên con đường Thực dưỡng được.


Đệ tử chưa có!! Sư phụ gửi vô dùm, với lại sư phụ gửi thêm cuốn photocopy nấu ăn TD bằng tiếng Anh ...cám ơn sư phụ!!
Năm quyển sách gối đầu giường của học trò GS OHSAWA là:
-- Zen macrobiotics
-- Axit và Kiềm
-- Nấu ăn TD
-- Nội lực tự sinh
-- Nhịn ăn
.......................................................................
Đây là link download sách Zen Macrobiotic [Anh Việt] và Axit Kiềm [Anh Việt]

http://www.mediafire.com/?sharekey=6c3c5758b1e523f0d2db6fb9a8902bda

Đệ tử đã ý thức được từ lâu lắm rồi...Nhứt mè, nhì tương...Đệ tử cố gắng học làm tương cho được...Tương mình làm mới "đủ" độ đạm...
Hèn chi, lúc xưa ăn chay, ăn tương mua ngoài chợ,...xương cốt, răng...từ từ suy yếu...do tương bán ngoài chợ...không có "đạm"...Hiện tại đệ tử đang dùng tương tamari của sư phụ gửi vô bán...

Cho lại địa chỉ số nhà tên tuổi nhé.

Trần Quốc Thắng 325/13 đường Bạch Đằng, P.15, Q.Bình Thạnh, TP HCM

mở ra nó đã khá ngấu nát và ngọt lừ...kiến tới bu rồi...
Sư phụ giảng tới đây là đệ tử đã hiểu sơ sơ rồi...
Mấy cái mốc của đệ tử ủ...chả có con gì bò lại cả!! Khô khốc như đá...
Khi ủ mốc lâu [như phơi nắng...] thì tất nhiên mốc phải cứng rồi!!
Như vậy, mốc mềm hay cứng là do phương pháp làm tương có khác nhau...Vừa được mốc thì ngã tương liền...là mốc nầy phải mềm...Còn tiếp tục muối, phơi mốc...thì mốc phải cứng lại thôi...
Đệ tử nói như thế có đúng không? thưa sư phụ!


Nếu dừng lại ở khâu mốc mật bạn bỏ thêm muối theo tỉ lệ 1 kg mốc 170 gam muối... cứ để phơi vài nắng rồi đậy kỹ lại để đó sang năm ăn ngọt đừ...
Loại này không bao giờ bị mốc... ăn ngon nhưng thiếu đạm...

Thế để tới sang năm thì...khối mốc đó cứng hay mềm??

Ăn nó ngọt như mật ấy, những loại tương nổi tiếng ở Miền Bắc như tương Cự đà, tương Bần, tương Nam đàn...là do mốc mật làm cho nó ngon tới mức như thế ... cũng còn do nước và tay người làm, còn do độ vệ sinh và thân thể từ trường của người làm... tôi tin chắc tương mà ngon nổi tiếng thành tên tuổi chắc phải có tay tiên do người ở cõi trên làm thì nó mới ngon tới mức như thế...

Sư phụ ôi
Đệ tử đặt sư phụ ủ cho một khối mốc, rồi gửi vô cho đệ tử, đệ tử làm nốt các công đoạn sau... Chứ cái lu sư phụ gửi vô mà để đệ tử làm...sợ không thành...uổng lắm!!! Đệ tử làm ít ít chứa trong mấy cái hũ thuỷ tinh vài ba lít...Hẹn sang năm, đệ tử sẽ làm tương nhiều...sau khi đã học thành công...

Gửi bởi: hasua Apr 3 2009, 09:57 AM

Anh Huynhdoan đã học làm tương thì phải chịu khó học luôn làm mốc chứ ai lại nhờ gửi mốc mật vào thì còn gọi gì làm tương nữa.

Anh đã nhận được quyển sách em gửi chưa? Em gửi chuyển phát nhanh cách đây 1 tuần rồi đấy.

Gửi bởi: Diệu Minh Apr 5 2009, 09:57 AM

Hôm nay gửi hai quyển sách chuyển phát nhanh cho cậu vào đc Thắng,

Sẽ bán mốc mật cho cậu đủ dùng để làm miso và tương cổ truyền...
Ở Miền Bắc có một chợ chuyên bán mốc giống về cho người ta ngả tương đấy, gọi là chợ Phủ lỗ... sau này có thể chuyển kiểu này vào cho cậu cho tới khi cậu bảo: thôi ạ, đã đủ rồi ạ.

Tay nghề của người làm mốc ở HN đã 15 năm, đảm bảo cho cậu thành công ngay lập tức.

Tuy nhiên nếu mua loại mốc đã lên hoa cau về ủ mốc mật thì tốt hơn cho người làm, và thêm việc cho người mua.

Cậu ở xa tớ sẽ làm thành sản phẩm mốc mật nhé.

Ưu tiên số 1 đấy, chuyện này chưa có trong lịch sử đâu đấy.

Chúc vui an lành.

Sách có rồi đoạn nào hay thì dịch và gửi lên mạng mình nhé
Ai lại mạng nấu ăn mà nhà có nhiều sách dạy nấu ăn như thế mà lại chả có ai chịu dịch đưa tin lên mạng cả...

Quyển này Hà nó khen hết lời...
Cả hai quyển gửi lần này đều rất hay...
Bây giờ hãy xác định dùng chum đó làm miso hay tương cổ truyền?

Nước cốt dưới đáy của chum miso mới là tamari, như thế chí ít sau 8 tháng mới dùng được; chắc sẽ thơm ngon lắm lắm.

Nếu định làm miso thì đi đặt bột mì chín đi, nhờ lò bánh mỳ làm cho chín lên mầu như mầu vỏ bánh mỳ để làm lớp áo cho miso;

đã gửi phát nhanh mốc tương sang ngày thứ 3,4 rồi theo địa chỉ Cai Lậy, đã nhận được mốc giống cấp 2 chưa nhỉ?
Cầu chúc mọi sự an vui.

Gửi bởi: Vien Linh Apr 5 2009, 06:43 PM

Bạn DM cho VL hỏi : Mốc mật là mốc gì ? DM có thể sơ lược về ưu nhược so với mốc khác không? Xin cám ơn

Gửi bởi: Diệu Minh Apr 6 2009, 07:01 PM

QUOTE(Vien Linh @ Apr 5 2009, 06:43 PM) *
Bạn DM cho VL hỏi : Mốc mật là mốc gì ? DM có thể sơ lược về ưu nhược so với mốc khác không? Xin cám ơn


Sau khi mốc đã lên đều sau 4,5 ngày; trong những ngày đó phải đợi mốc lên trắng đều và hơi có mầu ngả sang vàng thì bóp tơi một lần cho mốc lên đều khắp bề mặt của hạt xôi... sau những ngày này mốc ngả sang mầu vàng hoa cau rồi sau đó hơi xanh xanh... lúc này cần bóp tơi mốc với nước muối gần như là dạng vo gạo... rồi ủ loại mốc với nước muối nhạt (tỉ lệ nước muối 2 -3 % so với nguyên liệu ban đầu); có thể vẩy nước muối cho đều hay là thả vào chậu nước muối loãng rồi lại vớt ra để ráo.... sau đó hứng cái chậu ở dưới và cho toàn bộ khối mốc đã vun ủ vào trong thúng hay rá... bọc kỹ lại trong dụng cụ thiên nhiên và thoáng...có thể cho vào cót, thúng, bao tải vải... hay là nilon... phía ngoài... sau 2 ngày đêm như thế (cách này hơi giống cách ủ cơm rượu hay còn gọi là làm rượu nếp của miền Bắc, cơm rượu là gọi theo cách miền Nam), ta bỏ mốc mật ra để vào chum và cho thêm muối vào tỉ lệ như là làm tương: 1,7 kg muối cho 10 kg mốc mật... mốc này cứ để đó sau 8 tháng có thể thành một loại tương gạo rất ngon ngọt... đây là một công đoạn.... tương ngọt hay không nhờ vào khâu mốc mật này... có thể làm sẵn sang năm mới ngả tương càng tốtm càng để lâu càng tốt; nếu không loại mốc mật này có thể thả ngay vào chum nước đỗ đã để được 7 ngày đêm, gọ là ngả tương...

Có những người họ căn ke ngày giờ và khi đó họ có thể đã làm xong nước đỗ.... quá trỉnh làm nước đỗ để ngả tương cũng khá công phu... đây là một công đoạn khác của quá trình làm tương Việt.

Làm miso thì an nhàn hơn thế rất nhiều... nhưng tương của ta có sự hấp dẫn riêng mà không tương nào có được.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Apr 6 2009, 08:42 PM


Anh Huynhdoan đã học làm tương thì phải chịu khó học luôn làm mốc chứ ai lại nhờ gửi mốc mật vào thì còn gọi gì làm tương nữa.

Chào hasua...
Ý của huynh là...phải có cái "đối chứng"...Ủ mốc làm sao mà giống y như "ngoải" gửi vô...thì mới gọi là đạt...

Anh đã nhận được quyển sách em gửi chưa? Em gửi chuyển phát nhanh cách đây 1 tuần rồi đấy.

Huynh nhận được rồi...Cám ơn hasua... Quyển sách tổng hợp nhiều thứ...Kêu là "bá nạp"!! Kể cũng hay...Rất thích hợp cho người "mới vô"...Đọc lung tung cho khỏi "ngán"...
Huynh có biết ở bên nước Anh...các tờ báo lá cải [tức loại báo bàn nói tào lao về các ngôi sao điện ảnh v.v...] được người ta mua nhiều hơn là các tờ báo uy tín...

Gửi bởi: huynhdoan2000 Apr 6 2009, 09:37 PM





Sẽ bán mốc mật cho cậu đủ dùng để làm miso và tương cổ truyền...

Chào sư phụ...
Đệ tử mới học nên...cũng cần thực hành công đoạn cuối...cho có kinh nghiệm, cũng như "phấn khởi"...[ Chứ mỗi lần ủ là mỗi lần đổ bỏ!!...]
Ở Miền Bắc có một chợ chuyên bán mốc giống về cho người ta ngả tương đấy, gọi là chợ Phủ lỗ... sau này có thể chuyển kiểu này vào cho cậu cho tới khi cậu bảo: thôi ạ, đã đủ rồi ạ.

Tay nghề của người làm mốc ở HN đã 15 năm, đảm bảo cho cậu thành công ngay lập tức.

Mấy chỗ nầy...trừ ra sư phụ mua giùm..chứ đệ tử không dám gửi mua trực tiếp đâu!! Có trời mới biết...mốc đó là gì???

Tuy nhiên nếu mua loại mốc đã lên hoa cau về ủ mốc mật thì tốt hơn cho người làm, và thêm việc cho người mua.

Cậu ở xa tớ sẽ làm thành sản phẩm mốc mật nhé.

Sư phụ gửi cái gì cũng được...



Sách có rồi đoạn nào hay thì dịch và gửi lên mạng mình nhé
Ai lại mạng nấu ăn mà nhà có nhiều sách dạy nấu ăn như thế mà lại chả có ai chịu dịch đưa tin lên mạng cả...

Quyển này Hà nó khen hết lời..
Cả hai quyển gửi lần này đều rất hay...

Đệ tử thì chưa đủ trình độ đâu...Phải đợi một thời gian đệ tử sưu tầm các từ chuyên môn của ngành TD...Tuy nhiên sách nấu ăn thì...chắc cũng không khó lắm...
Bây giờ hãy xác định dùng chum đó làm miso hay tương cổ truyền?
Làm tương cổ truyền sư phụ ôi...

Nước cốt dưới đáy của chum miso mới là tamari, như thế chí ít sau 8 tháng mới dùng được; chắc sẽ thơm ngon lắm lắm.
Người ăn được tương từ 8 tháng trở lên...mới mong có sức khoẻ...

Nếu định làm miso thì đi đặt bột mì chín đi, nhờ lò bánh mỳ làm cho chín lên mầu như mầu vỏ bánh mỳ để làm lớp áo cho miso;
Sư phụ dạy đệ tử làm tương cổ truyền...Làm trong cái lu đó thì phải chuẩn bị bao nhiêu vật liệu?

đã gửi phát nhanh mốc tương sang ngày thứ 3,4 rồi theo địa chỉ Cai Lậy, đã nhận được mốc giống cấp 2 chưa nhỉ?

Chưa nhận được! Chừng nào nhận được đệ tử sẽ báo cáo...

sư phụ gửi 2 thứ hả??

-- Mốc tương...là cơm nếp đã lên mốc??
-- Mốc giống là...một loại bột sư phụ đặt mua ở Trung tâm Vi sinh??

Mốc tương sang ngày thứ 3,4...bước kế tiếp là làm sao, sư phụ mách bảo dùm...
Đê tử đọc trong sách có nói...nếu làm tương bần thì...mốc nầy chế nước đậu [đậu nành đã rang, đãi vỏ, rang vàng, xay nhuyễn và nấu chín, lược lấy nước và xác riêng]...Sau đó đem phơi nắng 2 ngày và...ngả tương....
Còn sư phụ dạy là ...bước kế tiếp là ủ mốc mật??

Sau khi mốc đã lên đều sau 4,5 ngày; trong những ngày đó phải đợi mốc lên trắng đều và hơi có mầu ngả sang vàng thì bóp tơi một lần cho mốc lên đều khắp bề mặt của hạt xôi... sau những ngày này mốc ngả sang mầu vàng hoa cau rồi sau đó hơi xanh xanh...

Sư phụ giảng kỹ dùm...Đệ tử đang "mắc mướu" chỗ nầy...
-- Sau 4,5 ngày...mốc lên đều?? nhưng mốc có màu gì??
-- Mốc đệ tử đang ủ thì...sau 3 hoặc 4 ngày...mốc có màu hường hường...Đệ tử đảo mốc lên...ủ tiếp...sau 3,4 ngày nữa thì...tùm lum...đen có, hường có, trắng có, vàng có?? vậy là sao xin sư phụ mách bảo??
-- Về mùi thì...sau 3 ngày giống giống mùi rượu...Nhưng sau 7,8 ngày thì...phân biệt không nổi...búa xua quá!! sư phụ ôi, ủ mốc lâu ngày quá thì...mốc có bị hư không??
Có những người họ căn ke ngày giờ và khi đó họ có thể đã làm xong nước đỗ.... quá trỉnh làm nước đỗ để ngả tương cũng khá công phu... đây là một công đoạn khác của quá trình làm tương Việt.

cái này trong sách kêu là..."mốc thiêu,đậu thối"...nhưng khi kết hợp lại thì...tạo nên sự kỳ diệu...Bởi vậy, tổ sư căn dặn sau 8 tháng trở lên mới ăn tương được ...là đúng!!!

Gửi bởi: Diệu Minh Apr 6 2009, 10:01 PM

Thôi trả lời sau; giờ ra bưu điện hỏi rằng có cái thư chuyển phát nhanh từ ngày 3/4/09 mã vạch: EA 12 290367 1 VN nay sao chưa tới????
người gửi: Phạm Thị Ngọc Trâm ở HN... hỏi ngay đi kẻo mốc nằm trong túi nilon sẽ bị ....già và hư đi do thời tiết nóng?

Nhận được bỏ vào ngăn mát của tủ lạnh nhé.

Nên đọc sách về Miso ngay đi, đã gửi chuyển phát nhanh 2 quyển này vào địa chỉ của Thắng ở SG rồi đấy

Mốc giống là gì? đây là mốc cấp 2, mốc họ bỏ vào túi nhỏ bán lẻ là mốc cấp 3 sức sống của nó yếu hơn mốc cấp 2.

Mốc cấp 1 là còn ở trong ống thạch nghiêng cơm tớ nghĩ thế và chưa hỏi kỹ chắc vậy quá.

Mốc đó họ cấy trên trấu...và ta chỉ cần bôi bôi chút chút là nó mọc lên cả đám cả bầy...nó có thể bay lơ lửng trong không gian.... hiện khi gửi vào là nó mọc trên đám vỏ trấu, không hiểu họ phun gì vào vỏ trấu mà nó mọc kiếp thế.

Mỗi năm tớ chỉ mua 1 lần 1 cái bình tam giác chừng 15.000VND cách đây mấy năm, để dùng cho cả 1 năm làm tương.

Nay chắc họ phải bầy trò ra để bán lẻ nhiều lên để cho thu nhập thì mới sống nổi cả một cái trung tâm vi sinh nay là công ty cổ phần vi sinh...

Họ quí cái công đức của tớ với toàn VN tới mức họ mang mốc này tới tận nhà cho tớ đấy... giờ mình mới hay mình là ân nhân của rất nhiều ngành nghề... họ sống được nhờ vào cái tài viết sách và quảng cáo của mình... mình chả thấy có "công đức" gì nhưng nhiều người thọ ân đó của mình cũng như mình thọ biết bao ân của các bạn đạo hữu khắp bốn phương tám hướng, cha mẹ thầy tổ... trả bao giờ cho hết nợ đời mà còn tự hào tự đắc cái nỗi gì...

Lạ nhất là gìơ đây làm lâu năm quen nhau tới mức cứ réo cái tên của tớ là họ lại vui vẻ như là biết nhau từ lâu lắm rồi.... thấm thoắt đã tới hơn 20 năm...thế mà gìơ này mình vẫn chưa giác ngộ? hi hi...


Gửi bởi: Diệu Minh Apr 6 2009, 10:17 PM

ôi giời ơi làm nhiều lần thất bại như thế mốc ở khu vực đó tùm lum lên thế thì tớ ngại cái mốc giống này vào "môi trường" ô nhiễm đó lắm lắm

Khi nhận được mốc cậu nên sang làm mốc nhờ nhà hàng xóm nào cách xa nhà cậu ra và nhà đó đảm bảo vệ sinh ...

Nếu không cái bầu khí mốc thập cẩm nhà cậu nó vốn đã được cậu kích phát tùm lum lên rồi nó sà vào mẹt mốc... dầu cậu có cấy mốc giống vào thì cũng phải "chịu thua" vì bọn kia nó lơ lửng đầy trong không gian quanh nhà của cậu rồi... cậu phải làm nhờ ở nhà hàng xóm xa, khi thành công vang dội, tha hồ cho cậu mang về nhà và bóp mốc cho bụi bay tùm lum quanh nhà...sau một vài mùa làm tương... khu vực nhà cậu sẽ luôn có bào tử mốc tương bay lơ lửng (mắt thường không nhìn thấy được) trong không gian... từ đó tạo ra cái TRƯỜNG năng lượng của tương...dần dần mới thành làng tương... gì gì đó...

Mốc đầu tiên lên mầu trắng, sau ngả vàng chanh, sau thì màu hơi xanh vàng... là được...
từ từ nhá.

KHi nhận mốc rồi thì có thể làm thử nửa kg gạo nếp... hay là mua xôi nếp ngoài chợ về làm thử cũng được mà...

Từ cái lần thử đầu tiên sau này dám nghĩ dám làm tiếp tục...

Gửi bởi: huynhdoan2000 Apr 7 2009, 07:13 PM

Chào sư phụ...
Báo cáo với sư phụ...sáng nay mở web, thấy tin nhắn của sư phụ, đệ tử "vọt" liền ra bưu điện và...đã đem về 1 gói "Bào tử làm tương" của trung tâm vi sinh...
Thành thật cám ơn sư phụ...
Thế là tha hồ mà ủ mốc, khỏi cần ăn bắp lấy cùi...

ôi giời ơi làm nhiều lần thất bại như thế mốc ở khu vực đó tùm lum lên thế thì tớ ngại cái mốc giống này vào "môi trường" ô nhiễm đó lắm lắm

Khi nhận được mốc cậu nên sang làm mốc nhờ nhà hàng xóm nào cách xa nhà cậu ra và nhà đó đảm bảo vệ sinh ...

Sư phụ nói cũng có lý...Nhưng trước khi sang nhà hàng xóm [chắc vô chùa quá, mấy nhà hàng xóm ăn thịt chó, uống nước mắm không hà, chả có người nào ăn chay cả!!!]...đệ tử thử ủ bằng mốc nầy trước cái đã...
Sư phụ biết không, lúc đệ tử ủ mốc, 3 ngày đầu thấy màn hồng hồng là thấy "khoái" rồi, đệ tử đảo mốc, thay lá khác [ lá chuối] với ý nghĩ là lá chuối tươi sẽ làm xịa mốc "mát mẽ"...nhưng sau đó 3, 4 ngày nữa thì...đủ thứ màu!!! Còn trước nữa thì...không có thay lá, vẫn đảo mốc,mốc vẫn hồng hồng, nhưng "hết" phát triển, vì nếp cứng như đá!!...Do đó, đệ tử nghi ngờ do thay lá khác nên...mốc lạ xuất hiện???
nhà cậu nó vốn đã được cậu kích phát tùm lum lên rồi nó sà vào mẹt mốc... dầu cậu có cấy mốc giống vào thì cũng phải "chịu thua" vì bọn kia nó lơ lửng đầy trong không gian quanh nhà của cậu rồi... cậu phải làm nhờ ở nhà hàng xóm xa, khi thành công vang dội, tha hồ cho cậu mang về nhà và bóp mốc cho bụi bay tùm lum quanh nhà...sau một vài mùa làm tương... khu vực nhà cậu sẽ luôn có bào tử mốc tương bay lơ lửng (mắt thường không nhìn thấy được) trong không gian... từ đó tạo ra cái TRƯỜNG năng lượng của tương...dần dần mới thành làng tương... gì gì đó...
Đệ tử sẽ ghi nhớ lời sư phụ dạy...

Mốc đầu tiên lên mầu trắng, sau ngả vàng chanh, sau thì màu hơi xanh vàng... là được...
từ từ nhá.

Sư phụ ôi, như vậy là tổng cộng 5,6 ngày?! nếu "rủi" để lâu quá [hơn 7,8 ngày...do công chuyện...] thì...có khi nào mốc đang vàng...trở thành đen không??
Màu mốc cuối cùng là xanh vàng...tức là màu của gói bào tử mà sư phụ gửi vô, có phải không?

KHi nhận mốc rồi thì có thể làm thử nửa kg gạo nếp... hay là mua xôi nếp ngoài chợ về làm thử cũng được mà...
Đệ tử đã làm thử với gói bào tử đó rồi...vài ngày sau sẽ báo cáo...
Sư phụ ôi, sư phụ có tấm hình chụp nào hình của khối mốc đã "xong", và có thể "ngả tương"...post cho đệ tử xem ...cám ơn sư phụ nhiều, trăm nghe không bằng một thấy...


Gửi bởi: Diệu Minh Apr 7 2009, 07:42 PM

Quên không dặn,
Chỉ lấy cái que sạch gắp tí mốc ra mà làm chứ đừng có mà đổ hết ra làm nhé.

Gói đó đủ làm cho cả vài tạ gạo nếp đấy.

Tuy nhiên là vì làm lần đầu thì có thể lấy nhiều nhiều một tí để làm môi trường nó tốt ngay lập tức...
Khi nào mốc lên tốt và cuối cùng nó sẽ có mầu như gói mốc đó đấy, nhưng đừng để mốc già như thế mới ngả mốc mật, có thể ngả lúc nó có mầu non hơn.

Nhớ giữ ẩm mẹt mốc và đừng có mà đậy lá tùm lum, trong lá có nhiều bào tử mốc lạ mất đi cái uy của mốc giống cấp 2...

Nè hỏi Thắng ở SG đã nhận 2 quyển sách phát nhanh chưa?

Trong đó có quyển Miso hay tới mức...có những người đọc xong muốn bỏ nghề cũ để làm ngay nghề mới... sách do đệ tử của thiền làm ở trung tâm thiền... thật là tuyệt vời nếu cậu đọc xong chắc bỏ nghề đàn hát đi làm miso cho bá tánh quá xá.

Ơ cái ảnh mẹt mốc làm xong tới đưa lên mạng nhiều lần rồi mà:


Gửi bởi: Diệu Minh Apr 7 2009, 08:05 PM

Tớ chụp cái ảnh này cách đây 20 năm, ngày đó tớ đã tiên tri rằng có lúc cần tới những ảnh đó và nay hãy còn mấy tấm hình, mai tớ lại gửi phát nhanh cho cậu hẳn một cái cho cậu thêm duyên lành mà trở thành nhà kiện tướng làm tương ngon nhất Việt Nam cho bá tánh nhờ với nhé.

Tớ tin những người đàn hát là những người cõi tiên... và chắc khi làm tương họ sẽ có "nàng tiên tương" gia hộ vào cánh tay để làm cho ngon... chắc cậu này có dakini quá ... cầu chúc cho cậu thành công lớn trong đời nhé.

Mai gửi cho cái ảnh chụp những mẹt mốc tương tớ làm cách đây 20 năm, thật là duyên kỳ ngộ...
Cái ảnh gửi đó phía dưới ảnh bị lấm nước làm cho ảnh bị tối ở phần sát mép dưới ảnh... mất chừng hơn 1cm, cậu nhìn rõ mầu của mốc sẽ thấy không khác gì mốc giống gửi vào và nó lên điều như thế đấy.

Những cái mẹt ở gần đó là để đậy lên phía trên vừa vệ sinh vừa giữ nhiệt và giữ ẩm tối nữa...

Sau từng ấy năm tới vẫn ở cái phòng nhỏ phía trong cái mẹt, sống ở đây từ 1972... và ở cái đất này tớ đã nhìn thấy một linh ảnh một người thế giới khác phái nữ người từ thế kỷ trước mặc áo dài... có hào quang quanh người mắt đen nhìn sâu vào mắt tớ ngày đó tớ chưa thi tốt nghiệp đại học... tớ ngồi thiền ở đây gặp nhiều điều tuyệt vời thần diệu... gìơ muốn đi sâu vào công phu mà vẫn phải lặn lội với những người như cậu thật là cực chẳng đã...

Gửi bởi: huynhdoan2000 Apr 9 2009, 07:11 AM


Quên không dặn,
Chỉ lấy cái que sạch gắp tí mốc ra mà làm chứ đừng có mà đổ hết ra làm nhé.

Chào sư phụ...
Đệ tử biết điều nầy...Đệ tử chỉ nghiêng đổ ra một tí xíu...Đệ tử thấy trong toa có ghi là ..."gói nầy xài cho 50k gạo"...Như vậy khi làm thử nửa kí thì...nhắm chừng chia cái gói đó ra 100 phần, và...lấy một phần.
Phần lấy ra, bỏ vô cái đĩa nhỏxíu, đổ vào một tí nước, pha loãng và...lấy tay thấm nước đó trét trét giáp vòng cái xịa...Trải cơm nếp lên, dàn đều ra...và rắc nước mốc còn lại lên mặt nếp...Xong xuôi, đem đặt cái xịa lên một cái thúng nằm ngửa, phủ vải màn lên, rồi lấy cái thúng thứ 2 úp lên cái xịa...Hai cái thúng đệ tử ..."tưởng tượng" là cái phòng ủ ...
Sư phụ ôi, ba ngày sau mới đảo mốc hả??

Gói đó đủ làm cho cả vài tạ gạo nếp đấy.
Gói đó đệ tử bỏ vào ngăn mát tủ lạnh...Thế cái gói đó có thể bảo quản được bao lâu? Mấy ngày?

Tuy nhiên là vì làm lần đầu thì có thể lấy nhiều nhiều một tí để làm môi trường nó tốt ngay lập tức...
Khi nào mốc lên tốt và cuối cùng nó sẽ có mầu như gói mốc đó đấy, nhưng đừng để mốc già như thế mới ngả mốc mật, có thể ngả lúc nó có mầu non hơn.

Nhớ giữ ẩm mẹt mốc và đừng có mà đậy lá tùm lum, trong lá có nhiều bào tử mốc lạ mất đi cái uy của mốc giống cấp 2...


Sư phụ dạy cái gì đệ tử cũng "print" ra giấy cả, để theo đó mà làm...

Nè hỏi Thắng ở SG đã nhận 2 quyển sách phát nhanh chưa?

Trong đó có quyển Miso hay tới mức...có những người đọc xong muốn bỏ nghề cũ để làm ngay nghề mới... sách do đệ tử của thiền làm ở trung tâm thiền... thật là tuyệt vời nếu cậu đọc xong chắc bỏ nghề đàn hát đi làm miso cho bá tánh quá xá.


Đệ tử đang "ghiền" mấy con vi khuẩn Aspergillus...Để vài ngày nữa...vái trời cho nó "suông sẻ" ...cho phấn khởi cái coi!! các chuyện khác tính sau...Chắc phải mua cái kính hiển vi quá!!! Để xem mấy con vi sinh nầy...đúng là "nó" hay không? Như vậy, sản phẩm làm ra mới đạt chất lượng...
Hi..nếu đệ tử mà làm tương đạt khoảng 60, 70% tương của sư phụ...thì dám quay qua nghề làm tương luôn lắm!!! Tương sư phụ làm...ăn có vị ngọt, đầy đủ độ đạm,...còn tương của đệ tử làm thử hổm rày...mặn như muối, ăn vô đau bụng!!! Phải là như vậy mới...biết thế nào là tương ngon! Còn tương ngoài chợ bán thì...ngọt như đường, chất lượng không biết ra sao??
Đời bây giờ sao người ta "khoái" đàn ca quá!!! Đám tiệc gì cũng chơi nhạc [chủ yếu nhậu , quậy, đánh lộn...nó mới vui???] .Sư phụ biết không...chỉ cần ngồi lì chịu "trận" [mỏi lưng, điếc tai, buồn ngủ,...] thì qua bữa sau ...bỏ túi vài trăm ngàn [khoảng năm sáu trăm gì đó...]
Tuy nhiên khi tuổi lớn rồi, không thể đi đàn mãi được [lúc đó muốn đàn nữa thì đi đám ma, đánh ọt...]...vì vậy đệ tử mới học làm tương...

Ơ cái ảnh mẹt mốc làm xong tới đưa lên mạng nhiều lần rồi mà:
Sư phụ ôi, cái ảnh nầy là...nếp làm mốc hay đậu nành làm mốc...mà vàng tươi vậy??
Sư phụ ủ khơi khơi như vậy...không màn mùng gì cả sao??
Đệ tử bắt chước ủ như vậy được không?? Cũng làm hai ba cái xịa, chất chồng lên nhau từng ngăn từng ngăn...khỏi màn mùng...và trang bị cái máy "phun sương"??

Tớ chụp cái ảnh này cách đây 20 năm, ngày đó tớ đã tiên tri rằng có lúc cần tới những ảnh đó và nay hãy còn mấy tấm hình, mai tớ lại gửi phát nhanh cho cậu hẳn một cái cho cậu thêm duyên lành mà trở thành nhà kiện tướng làm tương ngon nhất Việt Nam cho bá tánh nhờ với nhé.

Cám ơn sư phụ...
Giống như tổ A Nan...được đức Phật trực tiếp dạy bảo...nhưng...các tổ khác lại "chứng quả"!!!

Sau từng ấy năm tới vẫn ở cái phòng nhỏ phía trong cái mẹt, sống ở đây từ 1972... và ở cái đất này tớ đã nhìn thấy một linh ảnh một người thế giới khác phái nữ người từ thế kỷ trước mặc áo dài... có hào quang quanh người mắt đen nhìn sâu vào mắt tớ ngày đó tớ chưa thi tốt nghiệp đại học... tớ ngồi thiền ở đây gặp nhiều điều tuyệt vời thần diệu...

Chắc là công chúa Ngọc Hân quá!!! Vợ vua Quang Trung...
Sư phụ ngồi Thiền gặp nhiều sự nhiệm mầu...Còn đệ tử...ngồi Thiền thì...mỏi cổ, suy nghĩ tùm lum...Còn khi ngủ thì chiêm bao mộng mị...không khi nào thấy Thần tiên gì cái coi...toàn là...hầm bà lằn...Đệ tử phải chờ 8 năm sau mới được...Sư phụ thì quá lâu rồi...đệ tử rất ngưỡng mộ...[y hệt Tế Điên ni!!! Phong thái khác lạ...Nữ tánh mất ráo, giờ đã hiển lộ nam nhi tánh...Chúc mừng! chúc mừng! Trong kinh kêu là chuyển nữ thành nam!!]

gìơ muốn đi sâu vào công phu mà vẫn phải lặn lội với những người như cậu thật là cực chẳng đã...

haha...sự đời phải trả cho đời...Sư phụ đeo bên mình thì làm sao mà giải thoát?!
Trong nam nầy...thầy Tuệ Hãi...giống như tổ sư OHSAWA tái hiện...rất nhiều người theo...mà sao...đệ tử lại theo sư phụ người bắc nhỉ??
................................................................................
............................
À, quên...sư phụ ôi, trong sách nói độ ẩm không khí 90% là sao? lấy cái gì đo mà biết?

Gửi bởi: huynhdoan2000 Apr 11 2009, 05:31 AM

Chào sư phụ...
Đã nhận được sách rồi...bữa nay có người mang về...Cám ơn sư phụ nhiều!
........................................
Báo cáo sư phụ...
Đúng 3 đêm ủ mốc ...Đêm hôm nầy mở ra xem...
Thấy một lớp mốc màu "xanh xậm" [y như gói bào tử của Trung Tâm Vi Sinh]...phủ tương đối đều khắp cái xịa [ủ thử nửa kí nếp]...Tuy nhiên có vài chỗ có "màn đen"...Thôi rồi, y chang mấy lần trước...Quan sát kỹ thì...cái chỗ kéo màn đen..là nếp chỗ đó còn ướt , rất nhão! các hột nếp xung quanh rìa thì...cứng ngắt, không lên mốc...
Trong sách của ks Nguyễn Công Huân [Sách dạy những nghề dễ làm, mấy trăm nghề...] có dạy..
-- nếp đồ xôi xong...trải ra rỗ để cho nguội qua một đêm...Điều nầy chắc là để cho nếp...mất đi "chất dính"...
-- Qua ngày sau, lấy cái rỗ ngâm vô thau nước, cho ngập mặt nếp, dùng tay bóp nếp cho rời ra từng hột...và chắc cũng là cho nếp "ướt" lại...Sau đó lấy cái rỗ nếp ra, để cho nếp ráo...và...trải ra xịa...ủ mốc..
Như vậy, kỹ thuật nấu nếp [xôi] cho rời từng hạt, mà vẫn còn độ ẩm là rất quan trọng?!
.................................
Mấy chỗ kéo màn đen là...nếp còn quá ẩm, các vi sinh khác có dịp phát triển, hay là...chỗ ủ mốc của đệ tử đã bị "phát tán" vi rút tùm lum nhỉ??
.............................................
Thôi thì vầy...Chỗ nào kéo màn đen thì lược bỏ, các hạt nếp bị cứng thì gạt bỏ...phần nào xài được thì cứ xài...Sư phụ thấy có được không?
Sư phụ có thể gửi cho đệ tử "khối mốc" đã ủ xong...chỉ chờ ngả tương [gửi ít ít thôi] cho đệ tử lấy làm mẫu?
Đệ tử sẽ thanh toán tất cả chi phí hổm rày cho sư phụ...
Hic...Nhìn thấy nếp lên mốc...thật là "ớn" quá!! Không biết làm xong có dám ăn không nhỉ??
Chừng nào làm "giống" như sư phụ làm...mới dám ăn!! Cái thằng mới học thì...thành quả không tin tưởng nổi đâu!! haha...bởi vậy mấy hũ tương làm trước đó, bỏ đại ngoài sân...Chả có thằng ăn trộm nào chạy vô rinh đi!! Đố mà nó dám ăn??
..........................................................
À, còn chuyện nầy cũng xin báo cáo sư phụ...Lúc rải mốc [TTVS]...còn dư, đệ tử rải vô mấy cái cùi bắp, đậy vải lại để đó...Cũng đúng 3 ngày sau thì...mốc hoa cau [đỏ vàng] mọc búa xua!!! Công nhận bào tử của TTVS mạnh thiệt!!
Hình như bào tử của TTVS là trấu ...Chỗ ở của đệ tử có nhiều máy chà gạo...để đệ tử mua vài bao trấu...gây "mốc" xem sao??

Gửi bởi: Diệu Minh Apr 11 2009, 08:48 AM

Như vậy, kỹ thuật nấu nếp [xôi] cho rời từng hạt, mà vẫn còn độ ẩm là rất quan trọng?!
.................................


Đúng như thế,
Cho nên mới phải phun sương ngoài không khí xung quanh mẹt mốc để cho mốc khỏi bay hơi và hơi nước 90% tương đương với việc vừa mưa xong... khi đó hơi nước đầy trong không khí...

Như vậy, khi muốn làm tương, thì phải xem xét kỹ chỗ nào xôi bị nát thì đem làm cháo mà ăn chứ khó có thể làm mốc được đâu đấy.

Đừng tiếc của nhé, tớ bị nhiều lần cho nên có lần bà làm mốc mà tớ trao truyền công nghệ đó tiếc của cứ làm và tương bị chua... phải đổ đi? Không đổ đi mà để vài năm sau dùng... vì thời gian làm cho mọi vật dương lên hết cả, và làm mất hẳn vị chua đi từ bao giờ không rõ. Nhớ thời gian đầu làm còn non tay đổ đi cả mấy chum tương to tướng... sau không sài tới mà để lâu năm... lâu năm lấy nước dùng ngâm củ cải... thành calathầu ngon lắm lắm... tuy nhiên đó là thời gian đầu, còn bây giờ thì điệu nghệ cả rồi.


Gửi bởi: huynhdoan2000 Apr 11 2009, 09:45 PM

Chào sư phụ...
Chiều nay 2 quyển sách đã về tới nhà đệ tử...
Mới xem sơ sơ quyển "Sách về miso"...đúng như sư phụ nói...hay quá!!! Xem đến đoạn chót thì...còn cuốn 2 nữa???Chừng nào có cuốn 2 , sư phụ nhớ gửi cho đệ tử nhé!! tất cả chi phí đệ tử sẽ thanh toán hết...
báo cáo các bác...quyển "Sách về Miso", giá bìa 45.000nd...là một quyển sách "không thể thiếu" cho các thần dân GLMM...Nhiều bí quyết làm tương [tất nhiên là tương Miso rồi], nhiều hình vẽ minh hoạ, đều đựoc trình bày trong sách...[haha..."trúng tủ" của đệ!! bấy lâu nhọc sức kiếm đông tây...ngày nay rõ thiệt mầy!...]
Tại sao ta cần làm tương??
Trong sách nói, mỗi sáng thay vì uống 1 ly cà phê, ta nên ăn một chén súp Miso...là ngày đó khỏi lo thiếu chất...
Đệ nói câu nầy, các bác có "cự" thì chịu...
Người ăn TD mà không biết làm tương thì...khó tiến xa, khó cứu độ người khác!! Bảo người ta ăn muối mè thì khó, chứ bảo người ta ăn tương thì dễ hơn!! Nhờ chất lượng của tương đầy đủ độ đạm,có kiềm tính cao...nó sẽ "trung hoà" các thức ăn tạo axit...Ăn tầm bậy tầm bạ mà có tương kèm theo cũng...đỡ!! haha...bí quyết đấy!! Đâu thử bữa nào các bác mua bánh chuối về ăn [là Âm], các bác chan nước tương tamari vô [Dương thứ dữ]ăn kèm...thì...chả sao cả!!
..................................
báo cáo sư phụ...đệ tử đang ngâm nếp...tiếp tục ủ đợt 2...Đợt đầu đã lược bỏ bớt số mốc...và đã "muối" mốc rồi...Chủ yếu là thí nghiệm!! Hy vọng nhờ đọc quyển sách về Miso sẽ đem lại nhiều điều bổ ích...

Gửi bởi: huynhdoan2000 Apr 15 2009, 11:08 AM

Chào sư phụ...
Hôm nay, đệ tử đã nhận được mấy bức hình và đĩa MP3 Quán Tâm của sư phụ gửi vô...Cảm ơn sư phụ!! Thế còn cái gói ni lon chứa đựng "cái gì" vậy?? Đó là thuốc uống hay mốc làm tương??
................................................................................
...................................................
Báo cáo sư phụ...Mẻ mốc đầu tiên [dùng bào tử của TTVS]...đệ tử "cảm nhận" được vài điều
-- Đúng là nó "ngọt", có hiện tượng mấy con kiến bén mãng tới?
-- Xôi nếp ủ lâu ngày thì nó cứng! Nhưng nếu nó được "lên men" thì...nó lại mềm rất lâu?Bởi vì...xôi nếp đang ở trong tình trạng "thối rửa"....?? Đệ tử nói thế có đúng không?
-- Sư phụ ôi, muối mốc là trộn thêm muối vào mốc...nhưng có chế nước cho ngập không? Hay là trôn khô như trộn muối mè?
................................................................................
.......
Đệ tử muối mốc theo ks Phạm Đình Trị...trộn xác đậu đã rang và nấu mềm, trộn vào khối mốc đã ủ 5 ngày, tưới vào một phần tư nước muối đậu...nhào trộn kỹ và đem phơi nắng...Phơi được vài ngày, hửi thử thì cũng "cảm thấy" có mùi đấy!! Không phải mùi hôi đâu...Và đệ thử đã ngả tương, cho vào hũ thuỷ tinh, đem phơi nắng ngoài sân..Hổm nay tổng cộng là đã làm 5 hũ...Mỗi hũ làm theo cách khác nhau...Đang ủ mốc tiếp...Cứ làm hoài hoài...để rút kinh nghiệm...PP làm tương của sư phụ dạy trong sách Thiền Ăn thì làm sau cùng...Đệ tử sẽ dùng cái lu đó! Hỗm nay, cái lu nằm chình ình trước một bên cửa nhà...haha...để luôn đó...Bị người nhà la quá!! Đệ tử liền "tán"dốc...
-- cái lu "kỳ diệu"...đem lại mọi điều hên...

Gửi bởi: hasua Apr 15 2009, 03:17 PM

QUOTE(huynhdoan2000 @ Apr 3 2009, 07:47 AM) *
Đệ không mua 100 cái đâu...Chắc mua chừng vài chục cái thôi...Nhìn cái lu thấy cũng "ngon" lắm!! các mối rò rỉ đều được trám keo...


Huynh Đoàn ơi, không phải là các mối rò rỉ đều được trám keo đâu anh ơi. Đấy là thủy tinh từ trong đất hoặc từ nắp lò nung chảy xuống đấy. Chum Quế nổi tiếng, mua mấy trăm ngàn mà rò rỉ thì còn gì là uy tín nữa ạ.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Apr 15 2009, 09:23 PM


Huynh Đoàn ơi, không phải là các mối rò rỉ đều được trám keo đâu anh ơi. Đấy là thủy tinh từ trong đất hoặc từ nắp lò nung chảy xuống đấy. Chum Quế nổi tiếng, mua mấy trăm ngàn mà rò rỉ thì còn gì là uy tín nữa ạ.

Chào hasua...
À, thì ra là vậy!! thế có cần lấy dao cạo nó ra không?
Hi, nhìn cái lu cũng...thú vị ....Nó nằm ở phưong trời nào không biết...để rồi...đến ngày giờ đã điểm...nó nằm chình ình ở đây!! Thằng nào tới nhà cũng...nhìn cái lu chăm chú!! huynh chưa có gỡ mấy miếng cây ra...[chưa đến giờ G...]
Thật là lý duyên sinh kỳ diệu...Khi nhân duyên hội đủ...thì ...đủ!!!

Cái nầy sinh, cái kia sinh. Cái nầy diệt, cái kia diệt.

Thế hasua có thích làm tương không?
Nên làm nhé...tương mình làm thì...ăn mới khoẻ, mới mập! Nhớ mua một cái lu...
Huynh bây giờ nhờ sư phụ chỉ dạy...cũng đã "lờ mờ" hiểu ra vấn đề rồi...Huynh sẽ làm một bản thuyết minh về cách làm tương sau khi đã thu lượm được nhiều kinh nghiệm.


Gửi bởi: hasua Apr 16 2009, 10:07 AM

QUOTE(huynhdoan2000 @ Apr 15 2009, 09:23 PM) *
À, thì ra là vậy!! thế có cần lấy dao cạo nó ra không?

Không cần đâu anh, không ảnh hưởng gì cả. Anh chỉ lấy những cục nào dính nhẹ ở trong đáy chum ra thôi.

QUOTE
Thế hasua có thích làm tương không?
Nên làm nhé...tương mình làm thì...ăn mới khoẻ, mới mập! Nhớ mua một cái lu...

Em có 1 cái rồi anh ơi, em cũng đang đọc sách làm tương và miso. Nhưng em thì không thử nghiệm nhiều như anh đâu. Em chờ nghiên cứu & học hỏi xong rồi là làm luôn 1 chum to đấy. (Hi hi, nói nhỏ thôi kẻo mọi người nghe thấy, xấu hổ.)

Bao giờ thì anh trở thành "lâu năm" anh ơi? whistling.gif

Gửi bởi: DIEUHANG Apr 16 2009, 01:53 PM

Em có 1 cái rồi anh ơi, em cũng đang đọc sách làm tương và miso. Nhưng em thì không thử nghiệm nhiều như anh đâu. Em chờ nghiên cứu & học hỏi xong rồi là làm luôn 1 chum to đấy. (Hi hi, nói nhỏ thôi kẻo mọi người nghe thấy, xấu hổ.)

Bao giờ thì anh trở thành "lâu năm" anh ơi?


Hihihi... Các bạn đang hô hào, rủ nhau làm tương vui thế. Thế mới là dân TD ''xịn'' chứ, mình thì chưa được rồi nhưng các bạn hãy làm đi cho mình nhờ với. Mình với các bạn HS va HD dầu sao '' cự ly'' cũng gần hơn so với chị Trâm, chắc sắp được nhờ to rối. Ráng lên đi nhé. Chúc các bạn thành công(lúc nào thành công nhớ hô hoán to lên cho mọi người chạy đến nếm thử, chấm điểm nhé). DH đang làm việc mệt mỏi thấy bầu không khí của các bạn vui quá nên vội nhảy vào thư giãn tý, lại phải nhảy ra đây.
Chào nhé

Gửi bởi: Diệu Minh Apr 16 2009, 10:49 PM

Chỉ có người nào làm tương mới thực sự biết chân trọng tương????

Có lần một sư cô tới quán chay của tớ (ngày còn làm quán), tới giờ ăn mà việc tùm lum...tớ nhờ sư cô đổ dùm tương ra các bát cho mọi người chấm thức ăn... sư cô đổ mỗi bát một oẵng nước tương... trông mà sót cả ruột...

Cho nên làm lấy tương phải học cả hạnh xả bỏ... nếu không, "đứa nào mà đụng vào tương CỦA BÀ thì biết tay bà đấy"...

Học cả cách có thể thì nên đổ tương làm hỏng cho heo nó ăn với chứ...

Và nếu có làm được tương ngon cũng luôn nhớ là do duyên chứ chả có gì do mình hết cả đâu.

Có lần cái lò bánh mỳ gần nhà tớ họ bỏ nghề không làm... tớ tặc lưỡi là không có bột mì cũng chả sao... năm đó không dùng bột mì làm miso, thế là nước tamari trong thòng thõng trông mầu của nó không đẹp và vị của nó không ngon....

Từ đó tớ mới hết kiêu ngạo tương của TÔI ngon lắm và Tôi làm dương ngon lắm...

DUYÊN cả ấy mà.

Văn tức là người... đọc văn có thể suy ra người... ra các chất người trong văn phong.

Và dầu họ là ai không quan trọng bằng việc quán sát tâm mình phản ứng ra sao với ngoại cảnh.

Có người nói không sai tí gì về lý sự tương đối mà vẫn sai với chân lý tuyệt đối... lý sự chỉ có ở thế giới đối đãi nhị nguyên... sư KHánh Hỷ giảng rất hay về điều này.


Gửi bởi: huynhdoan2000 Apr 17 2009, 10:40 AM


Em có 1 cái rồi anh ơi, em cũng đang đọc sách làm tương và miso. Nhưng em thì không thử nghiệm nhiều như anh đâu. Em chờ nghiên cứu & học hỏi xong rồi là làm luôn 1 chum to đấy.

Chào hasua...
Sở dĩ huynh "nghiên cứu" tùm lum là vì...Có quá nhiều phương pháp làm tương...
Nguyên liệu thì chỉ gồm có :
-- Đậu nành [để nguyên hột hoặc đãi vỏ , nấu chín mềm hoặc rang vàng nấu chín, không xay hoặc xay nhỏ hoặc xay nhuyễn]
-- nếp,gạo nấu xôi
-- Bột mì,bột bắp rang vàng
-- Muối
-- Nước
-- Mốc [koji] của TTVS, hoặc tự ủ [hên xui may rủi]
Cách làm thì có nhiều kiểu , mỗi kiểu có đặc trưng riêng,...Cách dễ nhất có lẻ là đậu nành rang vàng rồi ngâm nước muối...Huynh đang thu thập kinh nghiệm ...Tuy nhiên, tương ủ mốc thì...làm xong [để lâu 8 tháng]...phải đem đi xét nghiệm!!! Vì..mốc là vi khuẩn?? là cực Âm!! Phải chờ cho nó thành Dương?!!
haha...hổm rày ăn tương của huynh tự làm [chưa được 2 tháng]...nó "vật" quá!! Không biết là do qúa mặn [tương để lâu thi dịu][mặn hại thận] hay là do mốc chưa biến thành dương??
Công nhận có mốc của TTVS do sư phụ mua giùm gửi vô...coi bộ ủ mốc dễ quá!! Khỏi sợ mốc kéo màn đen!!
Người không có mua được mốc thì tự làm mốc bằng cùi bắp non...Đặt cùi bắp ở chỗ nào mát...Sau vài ngày thấy có mốc đỏ, đen tùm lum...Cứ khựi mốc đỏ bỏ vào cái chén nhỏ, pha tí nước...Mua bắp non ăn tiếp rồi lấy cùi, đặt vào chỗ cũ, rưới nước mốc đỏ vô...Sau vài ngày thì...cùi bắp đợt sau nầy, mốc mọc toàn là màu đỏ...Nhờ có mốc "mồi" nên dễ ra mốc đỏ hơn!! Tức là phải ủ 2 lần...Rồi từ đó sắp sau...hễ ủ mốc làm tương [bằng xôi nếp] được rồi thì trích ra một ít, phơi khô bỏ vào keo để dành [muốn xay nhuyễn thì xay, còn không để nguyên]..Có làm tương nữa thì lấy cái đó ngâm nước ..rưới vô...
Quan trọng là...không biết làm xong có ăn được không???

...Làm tương bằng các hũ thuỷ tinh [loại 5 lít]...làm từng đợt, ghi ngày tháng vào,.. hũ thuỷ tinh dễ quan sát , dễ phơi nắng ...cái nào làm bị hư thì không phải bỏ hết...cái nào tới ngày tháng thì mở ra ăn trước..Làm nhiều hũ thì...ăn không hết...để riết nó thành 3 năm...






Gửi bởi: huynhdoan2000 Apr 17 2009, 11:17 AM


Chỉ có người nào làm tương mới thực sự biết chân trọng tương????


Chào sư phụ...
Sư phụ dạy chí phải....Cũng như ngoài đời có câu :" Chỉ có người làm ra đồng tiền, mới biết quý trọng đồng tiền"..
Đệ tử bổ sung thêm câu nói của sư phụ
" Chỉ có người nào làm tương , rồi ăn tương của mình làm ...là có nhiều chất bổ mà thôi!" Vì sao? Vì thành quả mình đạt được khiến mình "khoan khoái" trong người, điều nầy cũng là yếu tố tâm lý giúp món ăn có tương thêm nhiều sự bổ dưỡng.

Có lần một sư cô tới quán chay của tớ (ngày còn làm quán), tới giờ ăn mà việc tùm lum...tớ nhờ sư cô đổ dùm tương ra các bát cho mọi người chấm thức ăn... sư cô đổ mỗi bát một oẵng nước tương... trông mà sót cả ruột...

Cho nên làm lấy tương phải học cả hạnh xả bỏ... nếu không, "đứa nào mà đụng vào tương CỦA BÀ thì biết tay bà đấy"...


haha... sao bây giờ đệ tử giống sư phụ quá!! Đứa nào mó máy tới hũ tương của đệ tử là chết với ÔNG !!!! ý là chưa làm nên chuyện gì mà còn như vậy??

Đệ tử chưa thể học hạnh xả bỏ đựoc đâu!! Hũ tương mình làm ra, trông ngày trông tháng cho tới 8 tháng...thế mà có kẻ phá hư...thì làm sao để yên??

Và nếu có làm được tương ngon cũng luôn nhớ là do duyên chứ chả có gì do mình hết cả đâu.
Sư phụ nói cũng phải...Cái gì cũng mua hết...chỉ cần một cái mua "trật bài bản" là nguyên hũ tương sẽ dở liền...

Có lần cái lò bánh mỳ gần nhà tớ họ bỏ nghề không làm... tớ tặc lưỡi là không có bột mì cũng chả sao... năm đó không dùng bột mì làm miso, thế là nước tamari trong thòng thõng trông mầu của nó không đẹp và vị của nó không ngon....

Từ đó tớ mới hết kiêu ngạo tương của TÔI ngon lắm và Tôi làm dương ngon lắm...

DUYÊN cả ấy mà.


Duyên có thể tự tạo được mà!!! Nếu duyên không thể tự tạo...[tất cả do thưọng đế an bày] thì...đời sống sẽ vô nghĩa!!!

Văn tức là người... đọc văn có thể suy ra người... ra các chất người trong văn phong.

Và dầu họ là ai không quan trọng bằng việc quán sát tâm mình phản ứng ra sao với ngoại cảnh.


Đệ tử có kinh nghiệm nầy [đọc trong bài văn AnTri Ngư Lạc]...khi mình xét đoán một ngươì nào đó là xấu ác...thì chắc chắn là cái tâm của mình nó đã "xấu ác"...nên thấy người khác xấu ác!! Y như đeo kính đen thì thấy toàn là màu đen! Chưa chắc người ta là xấu ác!
Trong Phật pháp có bài viết ...Bị người ta đánh đập vẫn nghĩ người ta tốt! Bị người ta giết chết thì lại cám ơn người ta...nhờ vậy mới giải thoát cõi đời nầy!!
Nhất cử nhất động đều có bài chú cầu nguyện cho tất cả chúng sanh an lành...Tóm lại , khi mình có ý "chê" một người nào đó thì...mình đã sai lệch...Đối với Phật pháp thì...mọi sự mọi vật là trọn lành...Nhìn một đống rác mà mình khởi ý niệm "ghê tởm" là...mình chưa hiểu Phật pháp lắm...[

Có người nói không sai tí gì về lý sự tương đối mà vẫn sai với chân lý tuyệt đối... lý sự chỉ có ở thế giới đối đãi nhị nguyên... sư KHánh Hỷ giảng rất hay về điều này.

Đệ tử chưa đủ căn cơ...


Gửi bởi: DIEUHANG Apr 17 2009, 01:37 PM

...khi mình xét đoán một ngươì nào đó là xấu ác...thì chắc chắn là cái tâm của mình nó đã "xấu ác"...

Hay nhỉ! để DH save câu này vào bộ nhớ. cám ơn HD nhé!

Gửi bởi: Diệu Minh Apr 19 2009, 06:59 PM

Vừa phát hiện ra cách làm tương khi thời tiết quá nóng và làm cho không khí bị khô như sau:
Nhúng những mẹt làm tương vào nước...nhất là cái mẹt để đậy lên phía trên cũng nên nhúng nước; như vậy hơi nước của hai cái mẹt này giúp khối xôi không bị bay nước làm khô mặt xôi thì không thể nào lên mốc mạnh được và không lên mốc thì đồng nghĩa là tương không thể nào ngọt ngào hấp dẫn được...

Gửi bởi: huynhdoan2000 Apr 19 2009, 08:13 PM


Vừa phát hiện ra cách làm tương khi thời tiết quá nóng và làm cho không khí bị khô như sau:
Nhúng những mẹt làm tương vào nước...nhất là cái mẹt để đậy lên phía trên cũng nên nhúng nước; như vậy hơi nước của hai cái mẹt này giúp khối xôi không bị bay nước làm khô mặt xôi thì không thể nào lên mốc mạnh được và không lên mốc thì đồng nghĩa là tương không thể nào ngọt ngào hấp dẫn được...


Chào sư phụ...
Sư phụ nói cái nầy chí lý ....
Hi...quầng riết rồi... cách làm tương đã từ từ vén màn bí mật.Ở dưới chỗ đệ tử...người biết làm tương chỉ có người Tàu ...Cho vàng họ cũng không chỉ dạy đâu...Người Tàu với người Bắc [??] rất kín đáo...Thà cho vàng hơn là dẫn đàng đi buôn...
Còn người Nam thì...dắt đi nhậu là...khai ráo hết!!!
................................................................................
...............................
Sư phụ ôi...cái hũ tương mới "ngã" được vài ngày...đã đem đổ rồi!!! Đệ tử đem phơi nắng...đặt dưói đất sân xi măng...Ấy vậy mà mấy trăm con kiến bu vô, té vào hũ tương!!!
Sự việc là sao??
-- Do mốc mới ngã...quá ngọt??
-- Hay là muối pha không đúng??
Đệ tử đọc trong sách thì...5 lít nước, một kí muối...1 lít nước lấy theo tiêu chuẩn là 200g muối...cũng tương đối đúng đi...Trong sách bác Huỳnh Văn Ba thì...quậy muối sao cho...còn lại một ít muối dưới đáy...hay đặt hột cơm vào mà cơm nổi thì...nước muối đã pha đúng...
Đệ tử làm thử nửa kí đậu, nửa kí nếp, nửa kí muối, 2lít 5 nước...Đong trước 2 lít rưỡi nước...Rang đậu xong, đổ nước vào nấu...Phải đổ gần 2 lít nước mới nấu được...Còn lại nửa lít nước...Nấu đậu, lọc nước ra, cộng với nửa lít nước còn lại lúc nãy thì...chỉ được một lít nước...Đệ tử phải thêm một lít rưỡi nước khác vào cho đủ 2 lít rưởi nước theo công thức, rồi pha nửa kí muối vào...Đệ tử đã quên là...trong đậu rang đã "hút" gần 1 lít rưởi nước...Tổng cộng mẽ tương tính ra là đã sử dụng 4 lít nước...Theo lẽ số muối pha vào phải là 800g muối mới đúng!! Đằng nầy chỉ pha có 500g muối...nên mẽ tương "không" đủ sức?? Khiến kiến bò vào?? các hũ khác đâu có con nào bén mãng đến?? Hay là tại...ủ mốc TTVS khiến mốc "ngọt" ??? Xin sư phụ chỉ dạy giùm...

Gửi bởi: DIEUHANG Apr 19 2009, 09:56 PM

Chào Huynh Doan!
Hình như là khí hậu trong nam này làm tương khó hơn ngoài bắc đấy bác ạ. DH có gặp mẹ cô bạn quê Thái Nguyên vào đây thường tự làm tương cho gia đình ăn. Bác ấy nói khí hậu trong này làm tương dễ bị hỏng. Bác ấy khi còn ở ngoài bắc là tay làm tương sành điệu, thế mà khi vào nam ban đầu Bác ấy phải đổ mất nhiều mẻ tương mới thành công và cho đến bây giờ kinh nghiệm làm tương với khí hậu tronng nam này đã nhiều năm rồi nhưng thỉnh thoảng có đôi lần bác ấy vẫn phải đổ đi đấy. Có lẽ do khí hậu trong này nóng quá khó làm mốc hay sao ấy. Bác Phù Chí Thuận làm tương và miso khá ngon, bác ấy nói làm tương ngon hay không còn do nước ở đó nữa, chỉ cần pha trà uống là biết nước đó ngon hay không liền.
Nói vậy thôi chứ bác đừng nản chí nhé, có công học hỏi có ngày nên tương, biết đâu sau này bác là người làm tương ngon nhất vùng miền nam việt nam này biggrin.gif . Chúc bác thành công, mỹ mãn.

Gửi bởi: Diệu Minh Apr 20 2009, 08:19 AM

Kiến nó hám ngọt, vậy do ngọt ngào quá đấy mà, còn việc có ngọt thật hay không sao lại không bỏ vào miệng mà nếm nhỉ?
Nếm xong rồi có thể nhổ bỏ đi mà.

Còn kiến bâu thì vớt nó đi là được, đổ bỏ đi phí thế?

Lần sau nhớ cho một công thức là cứ bao nhiêu kg nguyên liệu thì cứ thế mà cân ra 1,7 muối tức là gần tương đương với cách của bác Ba, cách của bác Ba mặn hơn...

Tương mới ngả có khi đã ngọt lịm rồi để 1 - 3 tháng thì nó ngon không thể tả và để lâu hơn... ngon nữa...

Tuy nhiên nếu bỏ nhiều muối tới 200 gam cho 1 lít thì khi ngả cảm thấy mặn là chủ yếu... sau vài ngày nó ngọt dần vì đỗ nó hút muối... và mốc mật nó cũng hút bớt muối để trung hoà sản phẩm....

Tớ đang làm tương ở ngay trong nhà tớ... ai muốn tới học thì học.

Tớ là người tu cho nên nó cũng khác người ... rằng tớ là con gái của Đức Phật - Đức Phật là người không có cánh tay nắm chặt, trước khi ngài tịch diệt ngài còn hỏi là các con có gì cần hỏi nữa không?

Vì theo Phật nên tớ không còn cái chất BẮC kỳ giấu nghề nữa... nó đã được Phật tính hoá... he he

Có người bảo tớ dấu cái bí quyết đọt dứa đi, nhưng tớ không giấu vì tớ muốn mọi người đều được hạnh phúc ...
Vả lại có phải ai sinh ra cũng muốn làm tương đâu mà sợ mất nghề...mất nghề này có nghề khác lo gì nhỉ? múc nước lên nước mạch lập tức chảy ngay về là qui luật của vũ trụ mà... tớ đã giúp vô tư cho một người làm tương nổi tiếng ở Thanh Hoá, tương của họ được treo bảng vàng danh dự bán cực chạy ở phía nam (nhóm đệ tử của Thanh Hải, lâu ngày tớ quên tên của họ, họ có bà con với nhà thơ nhân văn chống cộng là nhà thơ Hữu Loan)... mà họ cũng không hề biết ơn tớ được một tí ti gì ... họ có chum tương ế mấy năm họ còn muốn bán rẻ cho tớ... he he...

Nói cho cả nhà nghe nhé: tương ngon là sự kết tinh của duyên... dầu bạn làm tương điệu nghệ, bớt đi một duyên là đủ toi rồi, 10 năm làm tương đủ để tự tin chứ gì? người làm tương cho tớ bỗng dưng một ngày nổi hứng sáng kiến (vì ngu mà sáng kiến thành ra tối kiến) cho nên người ngu nên yên tâm răm rắm làm theo người trí thì mau tới bến bờ giác ngộ hơn, cho nên theo Phật cũng có hai hạng người là người đi theo tín - chánh tín người đi theo con đường trí tuệ là con đường của KHÔNG TIN; chị ta ủ mốc mật những 4 ngày mà không hỏi ý kiến tớ, trong sách và theo kinh nghiệm người ta chỉ ủ có 2 ngày đêm là đủ chị ta ủ 4 ngày đêm bảo là để cho nó ngấu nát nhừ... thế là tương hết kỳ ngọt nhất thì phải ướp ngay muối và phơi nắng để giữ nó lại ở MỨC đó.... thế là hết ngọt không ai cản nó lệch... biến dịch sang chua loét, phải đổ đi cả đám và mất cả uy tín làm tương của tớ đi một thời gian... cho nên phải có chánh kiến làm tương mới ngon được, vì làm tương là phải sành về thời vị, sành về âm dương và sự cân bằng hoàn hảo của Đức Phật... Ngài tuyên bố: con đường của ta là con đường trung đạo...Nếu bạn tham gia một khoá tu tích cực, chắc chắn tương của bạn làm sẽ ngon hơn.. vì trí bạn sáng tâm bạn yên và bạn có nhiều năng lượng tỉnh thức hơn... và thầy tôi tu đắc đạo ở ngoài chợ là một nhân duyên điển hình...ngài tu từ tấm bé (13 tuổi) sau đó ngài tiếp tục tu... cho tới khi giác ngộ... thầy của ngài bảo con hãy xuất gia để làm lợi ích cho nhiều người...

Trong đáy sâu tớ nghĩ đây là con đường giải thoát cho chính tớ vì nếu không dầu có chết người ta vẫn nghĩ tớ mang theo bí mật làm tương về bên kia thế giới ????????????????????
ha ha....

Tớ đang làm tương ở nhà, để cái mẹt chình ình gần như giữa nhà... chả có vấn đề gì cả, cũng không cần phòng tố vì hai cái mẹt đậy lên nhau cũng đủ tổi rồi...
Vừa làm sáng qua sáng nay mở ra đã lên mốc đều khắp...

Tớ làm bằng gạo nếp cẩm (nếp thang) sát dối, cám của nó sẽ được rang lên vào bỏ vào tương khi ngả tương...

Làm như thế thì khâu làm đồ sôi sẽ nhẹ nhàng hơn... Nếu muốn bạn có thể hấp chín cám và rắc vào mẹt mốc cho lên mốc cùng chung....

Gửi bởi: huynhdoan2000 Apr 20 2009, 08:55 PM



Hình như là khí hậu trong nam này làm tương khó hơn ngoài bắc đấy bác ạ. DH có gặp mẹ cô bạn quê Thái Nguyên vào đây thường tự làm tương cho gia đình ăn. Bác ấy nói khí hậu trong này làm tương dễ bị hỏng. Bác ấy khi còn ở ngoài bắc là tay làm tương sành điệu, thế mà khi vào nam ban đầu Bác ấy phải đổ mất nhiều mẻ tương mới thành công và cho đến bây giờ kinh nghiệm làm tương với khí hậu tronng nam này đã nhiều năm rồi nhưng thỉnh thoảng có đôi lần bác ấy vẫn phải đổ đi đấy. Có lẽ do khí hậu trong này nóng quá khó làm mốc hay sao ấy. Bác Phù Chí Thuận làm tương và miso khá ngon, bác ấy nói làm tương ngon hay không còn do nước ở đó nữa, chỉ cần pha trà uống là biết nước đó ngon hay không liền.
Nói vậy thôi chứ bác đừng nản chí nhé, có công học hỏi có ngày nên tương, biết đâu sau này bác là người làm tương ngon nhất vùng miền nam việt nam này


Chào cô Diệu Hằng...

Làm tương...chung qui cũng vì...cái miệng nó "thèm" đủ thứ!!! Ngày nào cũng muối mè...riết rồi chán quá! haha...phải ăn thêm tương mới "đúng" là macrobiotíc!!
Bảo đảm ăn một món muối mè không thôi thì...không thể mập nổi!! Phải ăn tương mới mong lên cân!! Vì sao?? Vì...vì...ăn tương "thấy" ngon hơn ăn muối mè...Mà ngon thì...ăn nhiều được...

Đệ không có nản chí đâu...Mỗi lần làm có chút ít [nửa kí]...dầu có hư cũng nhằm nhò gì...Mỗi lần hư là mỗi lần rút ra được một bài học.. Học nghề nên...bị "vật"...Có bị vật thì...sau nầy ...mọi việc trong tầm tay!!! Nho gọi là [hi...nho nầy chắc là nho chùm...]
Bổn học minh liễu, vô sự bất biện!!

Đệ mà làm tương thành công thì thế nào cũng đem biếu tặng các cô các bác trên diễn đàn nầy...Bán ai mà mua!!Nhưng đệ không chịu trách nhiệm đâu nhé! Ai ăn có gì ráng chịu! Tất nhiên, làm xong thì gửi ra cho sư phụ "ấn chứng"...rồi mới gửi tặng! Thử hỏi làm một lu, lại thêm mấy hũ lủ khủ...ăn làm sao hết? Không đem biếu tặng thì...lấy lu hũ đâu mà làm tiếp?
Ngoài sư phụ thì tháng 4,5 âl mới làm tương...Còn đệ thì 10 ngày làm 1 hũ...Phải làm ở bất cứ hoàn cảnh nào, thời tiết nào...mới mong làm "tri phủ" tương!! [Sư phụ là vua, còn đệ là tri phủ]

Gửi bởi: huynhdoan2000 Apr 20 2009, 09:46 PM


Kiến nó hám ngọt, vậy do ngọt ngào quá đấy mà, còn việc có ngọt thật hay không sao lại không bỏ vào miệng mà nếm nhỉ?
Nếm xong rồi có thể nhổ bỏ đi mà.


Chào sư phụ...
Lúc chưa ngả tương...còn phơi nắng khối mốc...thì đã có mấy lũ kiến bén mãng đến rồi...Phải kê cái hũ lên ghế cao mà phơi nắng...
Ngả tương xong đem phơi nắng...những tưởng có nước muối mặn...không có con gì bén mãng đến...y như mấy hũ kia [không có dùng xôi làm mốc]...Thế mà...lũ kiến lại ngang nhiên chun vô rồi..."phê" quá hay sao mà...té rớt luôn trong đó!! Hi...phải tụng mấy biến chú vãng sanh cho chúng nó siêu thăng...vì...tại mình mà nó chết! Và rồi phải...đổ bỏ...

Còn kiến bâu thì vớt nó đi là được, đổ bỏ đi phí thế?

Sư phụ nói đã trễ rồi!! Ai mà biết! Đọc trong sách bảo là...phải "vô trùng"...nên đệ tử sợ...

Lần sau nhớ cho một công thức là cứ bao nhiêu kg nguyên liệu thì cứ thế mà cân ra 1,7 muối tức là gần tương đương với cách của bác Ba, cách của bác Ba mặn hơn...


Sư phụ nói là 1 kg nguyên liệu thì dùng 1,7 kí muối????

Tương mới ngả có khi đã ngọt lịm rồi để 1 - 3 tháng thì nó ngon không thể tả và để lâu hơn... ngon nữa...

Tuy nhiên nếu bỏ nhiều muối tới 200 gam cho 1 lít thì khi ngả cảm thấy mặn là chủ yếu... sau vài ngày nó ngọt dần vì đỗ nó hút muối... và mốc mật nó cũng hút bớt muối để trung hoà sản phẩm....

Cám ơn sư phụ mách nước...

Tớ đang làm tương ở ngay trong nhà tớ... ai muốn tới học thì học.

May mắn thay cho những người ở gần sư phụ...Nhưng mà họ đâu có "ngu" mà học...Cứ lại nhà sư phụ mà mua...Tương ngon là một lẽ, lẽ khác là "tay tiên" của sư phụ làm ...vừa Duy vật vừa Duy tâm...tương đó là hoàn hảo nhất!!


Vả lại có phải ai sinh ra cũng muốn làm tương đâu mà sợ mất nghề...

Điều nầy đệ tử biết...Họ ăn nước mắm không hà...Ăn tương họ sợ bị người đời mai mỉa là..."Bộ mầy muốn tu hả?? Hứ!! Tu hú thì có..."

tớ đã giúp vô tư cho một người làm tương nổi tiếng ở Thanh Hoá, tương của họ được treo bảng vàng danh dự bán cực chạy ở phía nam (nhóm đệ tử của Thanh Hải, lâu ngày tớ quên tên của họ, họ có bà con với nhà thơ nhân văn chống cộng là nhà thơ Hữu Loan)... mà họ cũng không hề biết ơn tớ được một tí ti gì ... họ có chum tương ế mấy năm họ còn muốn bán rẻ cho tớ... he he...

Sư phụ ôi...có câu....TA LÀ CÁI TA ĐANG ĂN...chắc người đó ăn cái gì đó nên...tánh họ là vậy chăng?...Không biết cái câu nầy do ai nói?? Nguy hiểm vô cùng!!! haha...gặp mấy thằng ăn thịt heo mà nói nó là heo ...nó đập cho mà "phù mỏ"!!!

cho nên người ngu nên yên tâm răm rắm làm theo người trí thì mau tới bến bờ giác ngộ hơn

Sư phụ dạy sao thì đệ tử làm vậy...

, cho nên theo Phật cũng có hai hạng người là người đi theo tín - chánh tín người đi theo con đường trí tuệ là con đường của KHÔNG TIN;
Sư phụ nói câu nầy...đệ tử không hiểu gì cả!! Chữ nghĩa lủng củng...Pótay!!!
chị ta ủ mốc mật những 4 ngày mà không hỏi ý kiến tớ, trong sách và theo kinh nghiệm người ta chỉ ủ có 2 ngày đêm là đủ chị ta ủ 4 ngày đêm bảo là để cho nó ngấu nát nhừ... thế là tương hết kỳ ngọt nhất thì phải ướp ngay muối và phơi nắng để giữ nó lại ở MỨC đó.... thế là hết ngọt không ai cản nó lệch... biến dịch sang chua loét, phải đổ đi cả đám và mất cả uy tín làm tương của tớ đi một thời gian..

Kinh nghiệm nầy coi bộ hay quá!! Cám ơn sư phụ. Hi...sư phụ không giống "bắc kỳ" chút nào...Khai ráo hết!!! Đúng là phúc cho đệ tử và những người sau nầy...

Nếu bạn tham gia một khoá tu tích cực, chắc chắn tương của bạn làm sẽ ngon hơn.. vì trí bạn sáng tâm bạn yên và bạn có nhiều năng lượng tỉnh thức hơn...


Mong là như vậy...Tất cả tuỳ duyên...Y như cái lu "kỳ diệu"...haha...người ta trúng số mấy chục triệu cũng vì nó đấy....

và thầy tôi tu đắc đạo ở ngoài chợ là một nhân duyên điển hình...ngài tu từ tấm bé (13 tuổi) sau đó ngài tiếp tục tu... cho tới khi giác ngộ... thầy của ngài bảo con hãy xuất gia để làm lợi ích cho nhiều người...

Sư phụ ôi, thế 2 cái hình "Sư bà" ghi chữ Thái...mà sư phụ EMS [chuyển phát nhanh] cho đệ tử ...là ai vậy?? Người Việt hay người Thái?? Nhìn gương mặt của 2 sư bà...đệ tử sao thấy "quen quen" quá!!

Sư phụ chưa trả lời đệ tử về hai cái gói "thuốc"???Nó là cái gì vậy, hỡi sư phụ!!

Trong đáy sâu tớ nghĩ đây là con đường giải thoát cho chính tớ vì nếu không dầu có chết người ta vẫn nghĩ tớ mang theo bí mật làm tương về bên kia thế giới ????????????????????
ha ha....

Sư phụ có dạy cho cháu Ngọc không?

Tớ đang làm tương ở nhà, để cái mẹt chình ình gần như giữa nhà... chả có vấn đề gì cả, cũng không cần phòng tố vì hai cái mẹt đậy lên nhau cũng đủ tổi rồi...
Vừa làm sáng qua sáng nay mở ra đã lên mốc đều khắp...

Mốc của TTVS coi bộ mạnh ghê!
Đệ tử thì hai cái xịa úp lên nhau và...đặt vào giữa hai cái thúng úp vào nhau!! Khỏi cần phòng ốc gì cả...Trong đó tối thui...nhiệt độ trong đó cũng không thay đổi gì nhiều so với bên ngoài.

Tớ làm bằng gạo nếp cẩm (nếp thang) sát dối, cám của nó sẽ được rang lên vào bỏ vào tương khi ngả tương...
Như vậy phải mua lúa nếp than, rồi đem chà...Lúa thì khó mua, còn gạo nếp than thì dễ mua [ nhậu như quỷ sứ thì làm sao mà không có nếp than??Gạo huyết rồng thì khó kiếm mua chứ nếp than...cả đống!!]

Làm như thế thì khâu làm đồ sôi sẽ nhẹ nhàng hơn... Nếu muốn bạn có thể hấp chín cám và rắc vào mẹt mốc cho lên mốc cùng chung....

Cám ơn sư phụ cung cấp "information"....

Gửi bởi: huynhdoan2000 Apr 22 2009, 09:05 PM

Đệ sưu tầm trên web....
................................................................................
..........................

Kính thưa Giáo sư Nguyễn Lân Dũng,



Tôi đã đọc bài báo Nước tương và tương của Giáo sư có đoạn viết :

"Nếu bà con chịu khó về Viện nghiên cứu thực phẩm (Bộ Công nghiệp) hay về Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học (ĐH Quốc gia HN) để nhận các gói bào tử nấm Aspergillus oryzae thì mới có thể yên tâm được. Để tình trạng lên men tự nhiên như hiện nay thật đáng lo ngại."

Và tôi đã có một số thắc mắc về nấm Aspergillus oryzae. Được http://vietsciences.free.fr@gmail.com hướng dẫn nên tôi mạo muội viết thư đến email vanhop93@yahooo.com để được Giáo sư trả lời và hướng dẫn trực tiếp. Nếu được sự hướng dẫn từ Giáo sư quả là một vinh dự lớn cho tôi. Tôi xin trình bày cụ thể như sau :

Gia đình tôi ở Hồ Chí Minh và mẹ tôi hay đi chùa Hoằng Pháp để tham gia các khóa tu Phật thất tại chùa. Chị em tôi thường hay góp tiền để mẹ tôi làm tương hột để cúng dường các khóa tu này. Nhưng vì việc gom góp tiền không được thường xuyên nên việc cúng dường cũng bấp bênh tương tự. Rồi sự việc nước tương đen có chất 3-MCPD làm hoang mang những người Phật tử ăn chay. Do đó tôi nảy sinh ra ý tưởng sẽ sản xuất tương hột theo phương pháp cổ truyền để vừa kinh doanh (không cần doanh số và lợi nhuận nhiều) vừa để việc cúng dường được liên tục. Tôi làm với tiêu chí: "Sạch sẽ, an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng". Và tôi đang ở giai đoạn :"thí nghiệm".

Nhưng mọi chuyện thật không đơn giản như mình nghĩ, khi đọc bài báo của Giáo sư tôi thật sự cảm thấy hoang mang vì lo lắng biết đâu trong mốc của mình cũng có những loại nấm lạ và độc hại thì vô tình tôi đã "đầu độc" một số lượng lớn (hơn 10.000 người), những người đã tin cậy và sử dụng nước tương mà tôi dành hết tâm sức làm ra.

Thưa Giáo sư, vì lý do đó tôi đang tìm mua loại nấm Aspergillus oryzae mà Giáo sư đã đề cập để việc sản xuất là an toàn nhất. Thế nhưng hiện nay tôi vẫn chưa biết mua nó ở đâu và mua như thế nào ? Tại Hồ Chí Minh có bán loại nấm này không ? Sau khi mua có thể cấy ghép không hay phải thường xuyên liên hệ với nơi cung cấp và giá thành của nó là như thế nào ?

Ngoài ra tôi cũng có một câu hỏi ngoài lề và mong Giáo sư tiện thể giải đáp. Thực sự, tôi rất hoang mang, tôi đã cố gắng cực kỳ vệ sinh ở mọi khâu như chùi rửa vật dụng, tay chân và cả nguyên liệu, tất tần tật ở mức độ mà tôi có thể làm được thế nhưng không hiểu tại sao khi quá trình ủ đậu lại thường hay xuất hiện những em bé tí ti ( con giòi ), tôi sợ con này lắm nhưng nó cứ xuất hiện hoài. Không lẽ tôi lại cứ phải đổ tất cả mọi thứ đi khi có sự xuất hiện của nó ? Thưa Giáo sư, con vật này có độc hại không ạ ? Và tại sao chúng lại cứ xuất hiện. Và có cách nào để nó không thể nhập cư vào được không ạ ? Tôi đã làm đủ mọi cách nhưng không được và gần như bị ám ảnh về nó.

Xin Giáo sư hãy vui lòng dành ra một chút thời gian quí báu của Giáo sư để việc làm tương của tôi được hoàn thành như tâm nguyện.

Thực sự tôi cũng không biết phải cám ơn Giáo sư như thế nào đây. Chỉ biết nói rằng, xin chân thành cám ơn ông nhiều lắm.

Chân thành cám ơn và chúc Giáo sư có nhiều sức khỏe, vui vẻ để tiếp tục cống hiến cho khoa học.


Trân trọng kính chào Giáo sư.



TRẢ LỜI BẠN ĐỌC:

Nấm sợi Aspergillus oryzae được sử dụng rộng rãi tại Nhật Bản trong công nghệ sản xuất rượu Sake.

Công trình nghiên cứu về Sake đã mở đầu cho sự phát triển của Công nghệ sinh học ở Nhật Bản. Xem bài Jokichi Takamine đã đăng trên trang Web http://vietsciences.free.fr. Nấm sợi Aspergillus orysae có hình thái, màu sắc gần giống với nấm sợi Aspergillus flavus, nhưng A.oryzae không sản sinh độc tố gây ung thư như nấm sợi A. flavus.

Mặt khác Nấm sợi A. oryzae lại có hoạt tính cao về các enzyme Amylase và Proteinase. Khi làm tương theo phương pháp cổ truyền vì để cho bào tử mốc rơi tự do vào xôi nếp nên có hai bất lợi:

- Một là, khó có được chủng có hoạt tính enzym cao chiếm ưu thế.

- Hai là bị nhiễm nhiều tạp nấm, trong đó rất có thể có A.flavus. Để kiểm tra Aflatoxin phải dùng phương pháp Sắc ký bản mỏng. Aflatoxin phát màu huỳnh quang tím sáng dưới ánh đèn tử ngoại.

Để sản xuất tương an toàn chỉ cần giặt sạch nong nia, khử trùng phòng bằng cách xông hơi lưu huỳnh rồi để cho hết mùi lưu huỳnh hãy bày các nong xôi nếp ra. Mở các gói bào tử A.oryzae do các cơ quan khoa học cung cấp và rắc đều trên xôi.

Ủ lại như quy trình cổ truyền và tiếp tục các bước khác. Gói bào tử này giá không đáng kể và chỉ cần dùng vài lần thôi, khi đó trong không khí phòng ủ mốc đã có sẵn rất nhiều bào tử của nấm này rồi và khi làm các lần sau không cần cấy thêm bào tử nấm sợi A. oryzae thì nấm sợi này vẫn mọc rất nhanh, rất đều, tạo ra tương có chất lượng ngon và an toàn.



GS.Nguyễn Lân Dũng

Tổng thư ký Hội Vi sinh vật học VN



Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học (thuộc ĐHQG Hà Nội) là nơi lưu giữ nguồn gen vi sinh

vật cho cả nước. Khi có nhu cầu Viện sẽ sản xuất ra các gói bào tử cung cấp cho mọi công dân muốn làm tương sạch và có chất lượng cao.

Xin liên hệ với TS. Dương Văn Hợp- Viện trưởng -qua thư điện tử: vanhop93@yahoo.com hay điện thoại: 0912307638 hay 047547695.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Apr 22 2009, 09:15 PM


Chào các bác....
về vấn đề màu của mốc thì...trong sách của bà Diệu Hạnh [ Nghệ thuật nấu ăn vui khoẻ] có nói rõ rồi...

-- Màu vàng , màu đỏ cam và màu hoa cau [xanh lục] là tốt!!
-- Màu đỏ cam thì đệ thấy "có" trên cùi bắp
-- Màu hoa cau ban đầu đệ tưởng là màu đỏ vàng gì gì đó chứ...Nay đã rõ luôn rồi..Màu hoa cau là màu xanh lục...Bạn nhìn màu xanh của cây lúa ra sao thì màu hoa cau là "giống giống" như vậy, nhưng sẩm màu hơn...
-- Màu đen thì không tốt rồi
-- Còn màu trắng thì..."chưa ngả ngủ" lắm??? Có thể trở thành "đen" hay "xanh"??

Gửi bởi: huynhdoan2000 Apr 24 2009, 08:00 PM

Chào các bác...[lúc rày chắc sư phụ đang "phát triển" tâm linh...]

Bữa nay đệ xin "góp nhặt cát đá" thêm một ít...
-- Ngả tương xong [tức là trộn chung tất cả lại vô một hũ]...phải đem phơi nắng!! Ráng làm sao phơi được trên 10 ngày...mới "yên tâm"...
-- Ngả tương xong mà gặp trời không nắng, nắng ít, mưa nhiều...là hũ tương dễ bị hư...Lúc rày miền Nam đang bước vào mùa mưa...nắng liên tục 10 ngày là...khó kiếm...Không nên làm nhiều....
-- Phơi nắng hũ tương thì dùng vải mùng bó miệng cột lại mà phơi , đậy thêm cái nón lá che mưa...Không nên vặn nắp hũ tương kín lại...Vì còn để cho hơi nước trong hũ tương bay ra...giúp nước tương mặn lên ở giai đoạn đầu...Chiều đem vô nhà vặn nắp kín lại...
-- Phơi được trên 10 ngày...lúc này không còn con kiến nào bu lại cả...Muốn đặt hũ tương trong nhà hay ngoài sân đều được, vặn nắp kín lại, che thêm nón là nếu bỏ ngoài sân...Coi chừng mấy thằng trộm đạo nhé!!! Nó chẳng ăn tương gì đâu...mà nó "lấy" cho bõ ghét!!!haha...
-- Mổi sáng sớm nhớ quậy hũ tương vài chục vòng...
-- nếu dùng cái lu sành mà phơi nắng thì...lấy miếng kiếng trong..đặt lên nắp lu [hơi hở hở cho nắng vào và hơi nước bay ra]
-- Đại kỵ có con gì chun vào hũ tương, và đại kỵ nước mưa rớt vào...

................................................................................
.
Sư phụ ôi
Bữa nay bắt đầu làm Miso ...Đọc trong trang web sư phụ hướng dẫn...Đệ tử có "thắc mắc" là
-- Đậu nành rang vàng
-- Xay, đãi vỏ, nấu ninh mềm...

Sao kỳ quái thế??? Đậu rang vàng rồi...làm sao đãi vỏ được? Có chăng là như vầy
-- Xay đậu bể hai trước...rồi ngâm năm sáu tiếng, rồi mới đãi vỏ, rồi mới đem rang vàng, rồi mới nấu ninh nhừ. Thế mới làm được chứ...Rang rồi mới đãi vỏ là...làm sao?? Đệ tử không hiểu...Có làm thử mà..."trớt quớt"!!
-- Tuy nhiên , theo đệ tử sưu tầm thì...Muốn đãi vỏ hay không đãi vỏ...đều được cả...Ý của sư phụ là "vỏ đậu nành" có thể có độc??

Gửi bởi: huynhdoan2000 Apr 28 2009, 08:21 AM

Chào các bác...
Một vấn đề nảy sinh...Đó là số lượng nước + muối trong công thức làm tương
Sư phụ đã chỉ dạy rõ ràng...
10 lít nước phải pha 1,7 kí muối [ nếu rang muối nhạt đi thì pha nhiều hơn, là 1,8k]
Thôi thì chúng ta cứ lấy tròn....1 lít nước pha 200gr muối biển...

Vấn đề ở đây là
Ví dụ một công thức là
-- 1 kí đậu nành
-- 1 kí gạo nếp
-- 1 kí muối...theo số kí muối nầy thì...phải dùng 5 lít nước rồi!!! 200gr muối là 1 lít...
Trong chỉ dẫn thì đậu nành rang vàng, xay nhuyễn, nấu với nước cho mềm...vớt đậu ra, phần nước đậu lọc ra...được bao nhiêu thì pha thêm nước khác cho đủ 5 lít...Có thể tạm coi là đúng đi...Nhưng...Xác đậu với nếp ủ mốc...tính ra ...cũng "to"...Bỏ vào chung một hũ có 5 lít nước muối thì...sợ rằng 1 kí muối là...không đủ?? ...Tương sẽ nhạt hơn?? Không khéo...tương sẽ "thiếu" mặn và...sẽ "chua" và...sẽ hư??
Bản thân đậu nấu với nước thì...nó cũng "hút" thêm mấy lít nước [ 1kí đậu]...Chính vì vậy khi ngả tương với 5 lít nước + 1 kí muối theo công thức...là...nước hữu dư mà muối bất túc??
Tương thà hơi mặn chớ tương nhạt thì...dễ hư...
Có công thức đo lường bao nhiêu bát mốc thì phải dùng bao nhiêu bát muối...[ks Nguyễn Công Huân]...cách nầy có thể chính xác hơn...Nhưng phải dùng bao nhiêu lít nước??
Nếm thử độ mặn thì...chắc cú!! Nhưng sợ...ngộ độc quá!! Mốc không hà!!!
Thôi thì chờ một thời gian nghiên cứu...đệ sẽ báo cáo từ từ...Chỉ mong ai cũng làm được một hũ tương...rôì chế biến các món ăn...cho mập lên...Ốm là cái gì đó..."thiếu" quân bình...Chằng hay ho gì đâu...

Gửi bởi: Diệu Minh May 1 2009, 10:12 AM

Tính kg hay tính lít là phải tính tổng sản phẩm cuối cùng tức là có đủ thứ ở trong ấy chứ.

Rang đậu lên rồi xay vỡ đôi, rồi có cái quạt thổi vỏ cho bay đi còn lại cái nhân... hay là lấy cái mẹt đem xẩy xẩy cho bay vỏ...

Đun sôi nước đậu đó rồi để ngâm 7 ngày 7 đêm...

Sao anh chàng này hay nghĩ ra tùm lum những suy đoán rất chi là lằng nhằng ... đọc thôi cũng đủ thấy rối rồi.

Gửi bởi: huynhdoan2000 May 11 2009, 08:32 AM


Tính kg hay tính lít là phải tính tổng sản phẩm cuối cùng tức là có đủ thứ ở trong ấy chứ.
Chào sư phụ...
Mẫu thân của đệ tử đã từ trần được một tuần...Muôn đời ghi nhớ công ơn cha mẹ!!
................................................................................
.........................................................
Sư phụ dạy như thế thì đệ tử còn hơi "chưa thông"???
Đệ tử trình bày ra đây xin sư phụ xem thử...
Trong công thức có ghi
-- 3 kí đỗ nành
-- 1,8 kí muối
-- 500 gam bột mì
-- 10 lít nước
Như vậy, sau khi đã chuẩn bị tất cả như thế...Đỗ nành rang vàng...bỏ vô nồi nấu...3 kí đỗ nành muốn nấu thì phải lấy khoảng 5 lít nước...nấu chín xong, lọc riêng phần đậu và nước...Phần nước đậu lọc xong ...chắc chỉ còn khoảng 2 lít [ 3 lít kia bị đậu hút hết rồi...]. Đem 2 lít nước đậu nầy phơi nắng [ngày phơi, đêm đậy kỹ] từ 7 ngày trở lại ?
Đậu vớt ra cho ráo...trút ra xịa, rắc 500 gam bột mì đã rang vàng , trộn thêm mốc giống và đem ủ..Khoảng 3 ngày là mốc mọc phủ kín hết [Màu mốc là hoa cau, tức màu xanh của trái cau ăn trầu]...
Sư phụ ôi
-- Có phải là ta đong đo cho đầy đủ nguyên vật liệu...rồi "chỉ" được phép lấy vật liệu trong đó mà làm? Ví dụ nấu đậu thì cũng lấy trong vòng 10 lít nước đã lường sẵn?
-- lúc nấu đậu, ta lấy 5 lít hay là lấy hết luôn 10 lít mà nấu??
-- ủ mốc thì khoảng 3 ngày là xong [do nhờ có mốc của TTVS]...nhưng ngâm nước đậu thì chưa đủ 7 ngày...Thế cho ngả tương luôn có được không?
-- Nếu phải chờ nước đậu "lên men" [ khoảng 7 ngày] thì...số đậu mốc đã ủ 3 ngày phải làm sao? Cứ tiếp tục ủ ? Chứ từ 4 ngày trở đi...hình như mốc không mọc thêm mà "nó" từ từ khô cứng lại!! Phải làm như thế nào? Chứ nếu không có mốc giống của TTVS thì...từ 7, 8 ngày đến mười mấy ngày, mốc mới "trỗ"...mà có trỗ cũng "búa xua" màu...Công nhận có gói mốc thì làm tương coi bộ dễ quá!! Một hai hũ mới làm có 1 tháng nên chưa dám ăn!! Đợi khoảng 3 tháng...đệ tử nhá nhá ăn thử xem sao....



Rang đậu lên rồi xay vỡ đôi, rồi có cái quạt thổi vỏ cho bay đi còn lại cái nhân... hay là lấy cái mẹt đem xẩy xẩy cho bay vỏ...
Sư phụ dạy như thế thì đệ tử hiều rồi...Lúc trước đệ tử có vê lúa...Đặt cái quạt máy cho nó thổi.Lấy thúng xúc lúa vào, rồi trút ra tấm đệm từ từ trước gió. Lúa nặng rơi xuống đệm, còn lúa nhẹ hoặc rơm rác thì bị gió thổi bay. Lấy mẹt xẩy xẩy thì đệ tử có thấy mấy bà trong nhà máy xay lúa ...xẩy xẩy cho thóc [lúa] bay ra khỏi mẹt gạo...
Nhưng cái vụ xay bể hai thì...pótay!!! Đệ tử không làm được! Bỏ đậu vô cối đá xay mà xay...Một là nó không quay được [do không có nước..], còn nếu có quay được [dùng sức mạnh] thì..."nguyên" hột đậu rớt ra chứ không bể hai...hoặc nếu có bể thì... bể nát!!!! Bỏ vô máy xay sinh tố thì...cũng là bể nát!! Bởi vậy nghe nói xay bể hai là đệ tử...vô phương làm!!
Xin sư phụ dạy phải mua cái máy gì mà xay bể hai được??Hay là mua cái búa rồi đập từ hột?Chứ ngâm cho mềm rồi dùng tay bóp cho vỏ rời ra thì đệ tử có làm được! Nhưng ở đây là đậu đã rang nên không thể dùng phương pháp đó?!!



Đun sôi nước đậu đó rồi để ngâm 7 ngày 7 đêm...

ý sư phụ nói là đem 3 kí đậu nành đã rang vàng, xay bể hai, bỏ vỏ...cho vào nồi, thêm nước 10 lít mà nấu chín nhừ rồi...vớt đậu riêng ra...Còn lại nước đậu để ngâm đó, 7 ngày 7 đêm...chưa cho muối vào...??

Sao anh chàng này hay nghĩ ra tùm lum những suy đoán rất chi là lằng nhằng ... đọc thôi cũng đủ thấy rối rồi.

Sư phụ ôi, chả phải là quấy rối đâu...mà quả thật, trong quá trình thực hành...nó "phát sinh" ra tùm lum...Đệ tử không biết đường đâu mà gở...Hổm nay nhờ sư phụ tận tình chỉ dạy, lại thêm đệ tử sưu tầm trên mạng, mua sách đọc,....đến giờ đệ tử cũng đã biết nhiều lắm rồi...Sang năm đệ tử sẽ là người làm tương mới ra lò...Nhớ ơn sư phụ lắm...
Giờ nầy đệ tử mới hiểu...vì sao người ta chỉ ăn rau muống chấm nước tương mà vẫn khoẻ!! Thì ra là do nước tương làm đúng kỹ thuật, đầy đủ độ đạm,...Còn người ăn chay trường mua nước tương bên ngoài ăn...riết rồi...bệnh!! Tương được xếp vào bảng Kiềm Dương...Dùng trung hoà các món quá Âm của người ăn chay trường thông thường [không ăn gạo lứt]...
................................................................................
..................................................
Sư phụ ôi, cho đệ tử hỏi riêng câu nầy...
Phải tụng kinh gì để cầu nguyện cho người mất? Sư phụ nói theo pháp của sư phụ nhé! cám ơn sư phụ!

Gửi bởi: Vien Linh May 11 2009, 08:50 AM

Mẫu thân của đệ tử đã từ trần được một tuần...Muôn đời ghi nhớ công ơn cha mẹ!!

Bạn HUYNHDOAN kính mến; Cho phép tôi được thành kính chia buồn cùng bạn ; Xin thắp dùm cho VL nén Tâm hương và Xin Tâm thành cầu chúc Hương Hồn bác gái được siêu sinh tịnh cảnh;

VL

Gửi bởi: DIEUHANG May 11 2009, 10:41 AM

Mẫu thân của đệ tử đã từ trần được một tuần...Muôn đời ghi nhớ công ơn cha mẹ!!
Đọc đến đây mới biết lý do bác tự nhiên ''vắng bóng'' trên diễn đàn mấy ngày hôm nay.
DH cũng giống như anh VL xin gởi lời thành kính chia buồn cùng bác và gia đình. Xin cầu nguyện cho hương linh bác gái được nhanh siêu sanh tịnh độ. NAM MO A DI DA PHẬT!!!!

DH hôm trước đi chùa được sư ông cho một cuốn kinh cầu an và một cuốn kinh cầu siêu (rất mỏng, mỗi bài chỉ mấy trang thôi) đã được dịch ra tiếng việt(DH không thích đọc kinh tiếng hán vì không hiểu, đến ngày giỗ của ông bà nội ngoại và Ba DH. DH thường nghỉ làm ở nhà đọc kinh cầu siêu và mua cá về sau khi tụng kinh phóng sanh rồi mang đi thả). Bác có cần không DH sẽ gởi cho bác? Nếu bác tu TỊNH ĐỘ thì niệm A DI DA PHAT thật nhiều để nguyện cầu cho hương linh bác gái phải không ạ.
Vô thường là qui luật rồi chẳng có ai sống mãi. Báo hiếu ơn nghĩa sinh thành thì giờ này ta chỉ biết biến đau thương thành lời nguyện cầu cho Hương linh của bác gái nhanh siêu thoát phải không bác.
Chúc bác an lành

Gửi bởi: Diệu Minh May 11 2009, 11:03 AM

Giữ tâm thanh tịnh để khỏi làm "rối" trí người đã khuất rồi làm thật nhiều việc phúc thiện rồi hồi hướng phước báu của những việc đó cho những người đã quá vãng. Đó là những thứ tôi biết và tôi tin, và tôi sẽ làm cho cha mẹ tôi... ngay từ bây giờ, quá khứ và tương lai...

Thứ 2 nhà này có loại bột thơm cực dương dùng đốt lên cho căn nhà mà có người vừa khuất cho nó bớt âm khí đi thì tốt, sao không bảo để gửi?

Bột đó đốt lên còn trừ được cả tà... toàn những thứ của đông y tạo mùi cực dương: nào là trầm, ... bài thuốc bí truyền môn phái tu Vô Vi họ trao truyền cho tớ để giúp người chứ không phải để lòe người kiếm tiền, từ đó tớ toàn mua để dùng làm phước...

Khi nào nhà ẩm thấp quá cũng nên đốt lên như đốt trầm vào quãng từ 5 -6 giờ chiều đưa cái bát khói đó để khắp di chuyển khắp mọi nơi trong nhà...

Dành nhiều thời gian trầm tư mặc tưởng để nhớ tới bà và cầu nguyện cho bà...

Trên một ngôi chùa người ta còn đưa tên của người khuất để nhờ đại chúng hồi hướng nhớ tới cầu nguyện cho...

Chia sẻ tin buồn với Huynhdoan nha.

Công thức đó là để cho 10 lít tương... là tôi đọc trong sách và chép ra...ví dụ tôi làm 200 lít tương, khi ngâm nước đậu (dĩ nhiên là cả cái chứ) tôi phải để chừa một khoảng trống để bỏ lọt vô 50 - 60 kg mốc mật và muối nữa chứ... do vậy tỉ lệ muối là để cho vào 10 kg hay 10 lít thành phẩm còn làm 10 lít tương thì phải dùng chừng 6,5 lít nước đỗ mà thôi, và chỉ có 1 kg đỗ thôi mà...

Còn đỗ muốn làm dập đôi?

Lấy cái thớt đặt vào cái mẹt và lấy cái chai thủy tinh dài, đặt đỗ ở dưới (đỗ rang xong ủ lại thì vẫn còn ròn dễ vỡ đôi lắm), và đè tay lăn lên, lập tức nó vỡ làm đôi... lúc đó phải khéo tay ấn sao cho vừa vỡ đôi chứ không đè cả khối thịt lẫn xương và máu tủy cùng phân và nước tiểu ... thức ăn chưa tiêu... (32 thể trược) lên thì nó cũng nát bấy ra đấy....

Ok?


Gửi bởi: Diệu Minh May 11 2009, 11:04 AM

Giữ tâm thanh tịnh để khỏi làm "rối" trí người đã khuất rồi làm thật nhiều việc phúc thiện rồi hồi hướng phước báu của những việc đó cho những người đã quá vãng. Đó là những thứ tôi biết và tôi tin, và tôi sẽ làm cho cha mẹ tôi... ngay từ bây giờ, quá khứ và tương lai...

Thứ 2 nhà này có loại bột thơm cực dương dùng đốt lên cho căn nhà mà có người vừa khuất cho nó bớt âm khí đi thì tốt, sao không bảo để gửi?

Bột đó đốt lên còn trừ được cả tà... toàn những thứ của đông y tạo mùi cực dương: nào là trầm, ... bài thuốc bí truyền môn phái tu Vô Vi họ trao truyền cho tớ để giúp người chứ không phải để lòe người kiếm tiền, từ đó tớ toàn mua để dùng làm phước...

Khi nào nhà ẩm thấp quá cũng nên đốt lên như đốt trầm vào quãng từ 5 -6 giờ chiều đưa cái bát khói đó để khắp di chuyển khắp mọi nơi trong nhà...

Dành nhiều thời gian trầm tư mặc tưởng để nhớ tới bà và cầu nguyện cho bà...

Trên một ngôi chùa người ta còn đưa tên của người khuất để nhờ đại chúng hồi hướng nhớ tới cầu nguyện cho...

Chia sẻ tin buồn với Huynhdoan nha.

Công thức đó là để cho 10 lít tương... là tôi đọc trong sách và chép ra...ví dụ tôi làm 200 lít tương, khi ngâm nước đậu (dĩ nhiên là cả cái chứ) tôi phải để chừa một khoảng trống để bỏ lọt vô 50 - 60 kg mốc mật và muối nữa chứ... do vậy tỉ lệ muối là để cho vào 10 kg hay 10 lít thành phẩm còn làm 10 lít tương thì phải dùng chừng 6,5 lít nước đỗ mà thôi, và chỉ có 1 kg đỗ thôi mà...

Còn đỗ muốn làm dập đôi?

Lấy cái thớt đặt vào cái mẹt và lấy cái chai thủy tinh dài, đặt đỗ ở dưới (đỗ rang xong ủ lại thì vẫn còn ròn dễ vỡ đôi lắm), và đè tay lăn lên, lập tức nó vỡ làm đôi... lúc đó phải khéo tay ấn sao cho vừa vỡ đôi chứ không đè cả khối thịt lẫn xương và máu tủy cùng phân và nước tiểu ... thức ăn chưa tiêu... (32 thể trược) lên thì nó cũng nát bấy ra đấy....

Ok?


Gửi bởi: hasua May 11 2009, 01:55 PM

QUOTE(huynhdoan2000 @ May 11 2009, 08:32 AM) *
Mẫu thân của đệ tử đã từ trần được một tuần...Muôn đời ghi nhớ công ơn cha mẹ!!
................................................................................
.........................................................
Phải tụng kinh gì để cầu nguyện cho người mất? Sư phụ nói theo pháp của sư phụ nhé! cám ơn sư phụ!


Xin chia buồn cùng anh HuynhDoan. Cầu mong linh hồn bà được siêu thoát.

Anh nên cúng chay, đừng cúng mặn, làm nhiều việc phước thiện, đọc kinh, niệm Phật ...(tùy theo pháp của anh) & hồi hướng công đức cho bà.


Gửi bởi: huynhdoan2000 May 15 2009, 08:10 AM


Xin chia buồn cùng anh HuynhDoan. Cầu mong linh hồn bà được siêu thoát.
Chào hasua...
Huynh là người diễm phúc được chứng kiến giây phút cuối cùng của cha và mẹ lúc từ trần...Huynh ngồi xếp bằng bên mẹ...gõ mõ niệm Phật...được hơn 30 phút thì...ngực mẹ đã ngưng chuyển động!! Miệng của mẹ khép lại!! Huynh đã mường tượng là mẹ đã ra đi...Huynh gõ mõ mạnh lên, niệm Phật lớn lên...Cả nhà xúm lại, ráp nhau niệm Phật...Vừa niệm Phật vừa nhìn gương mặt hiền từ của mẹ...Huynh trào nước mắt và niệm không ra hơi....Mẹ thân yêu, người con con bất hiếu nầy từ đây không còn nhìn thấy mẹ nữa rồi...

Anh nên cúng chay, đừng cúng mặn, làm nhiều việc phước thiện, đọc kinh, niệm Phật ...(tùy theo pháp của anh) & hồi hướng công đức cho bà.

Cả nhà của huynh đều làm chay, miễn phúng điếu, rước thầy về tụng niệm...Hasua biết không, mấy vị khách đến viếng tang...thấy mà lắc đầu...Thầy gì mà nhiều quá vậy...đợi tụng kinh biết chừng nào mà cúng cho mẹ của huynh!!!! Hết đợt thầy ở chùa nầy thì đến thầy ở chùa khác đến tụng kinh...Kinh đọc có khác nhau...tuỳ theo môn phái của chùa...

Huynh muốn biết pháp môn độ người chết của sư phụ [theo bên Miến ...] nên mới hỏi sư phụ đấy...

Gửi bởi: huynhdoan2000 May 15 2009, 08:27 AM



Bạn HUYNHDOAN kính mến; Cho phép tôi được thành kính chia buồn cùng bạn ; Xin thắp dùm cho VL nén Tâm hương và Xin Tâm thành cầu chúc Hương Hồn bác gái được siêu sinh tịnh cảnh;

VL


Chào bác VL...

Cám ơn bác ....Đệ nếu có nói gì sai quấy trước đây ,bác bỏ quá cho nhé!! Nếu bác thật sự là Đại Đức trong chùa thì đệ xin sám hối...Đệ nghi bác là Đại Đức quá!!! Vì muốn pháp âm tuyên lưu nên hiện thân vào đây...Hạnh phúc thay!!!


Gửi bởi: hasua May 15 2009, 08:28 AM

Như vậy là mẹ anh quá có phước rồi đấy ạ, được cả nhà trợ niệm thì còn gì bằng. Biết rằng mọi chuyện là vô thường, tất cả đã được sắp đặt trước nhưng khó có thể nói nỗi buồn nào hơn nỗi buồn nào đúng không anh? Em tin chắc rằng bà đã được vãng sanh Tây phương cực lạc rồi anh ạ.

Em cũng đang trong trạng thái chờ đợi đây anh ạ. Mẹ em đang bị bệnh tai biến mạch máu não, đang nằm viện, em ở xa chỉ có thể niệm Phật hồi hướng cho bà. Được ở bên cạnh cha mẹ lúc lâm chung là điều em mơ ước đấy anh ạ. Ước gì cha mẹ em tin vào Phật pháp.

Gửi bởi: huynhdoan2000 May 15 2009, 08:38 AM



DH hôm trước đi chùa được sư ông cho một cuốn kinh cầu an và một cuốn kinh cầu siêu (rất mỏng, mỗi bài chỉ mấy trang thôi) đã được dịch ra tiếng việt(DH không thích đọc kinh tiếng hán vì không hiểu, đến ngày giỗ của ông bà nội ngoại và Ba DH. DH thường nghỉ làm ở nhà đọc kinh cầu siêu và mua cá về sau khi tụng kinh phóng sanh rồi mang đi thả).

Chào cô DH...
Thầy Thanh Từ có dạy...người đọc kinh mà không hiểu nghĩa kinh thì khó mà có sự lợi ích...nên thấy có dịch một số kinh tụng ra tiếng Việt...Cám ơn công đức của thầy!!
Khi xưa tổ Huệ Đăng đã dịch một số kinh tụng ra tiếng Việt...Trứ danh nhất là kinh Vu Lan...Quá hay!!!
Còn đệ thì thích đọc kinh Hán Việt hơn...vì đệ hiểu sơ sơ...Tiếng Hán Việt rất rõ ràng [theo đệ thôi!]...Còn tiếng Việt thì...nhiều khi dịch ít chữ quá nên...chỉ sợ ta hiểu sai lệch....Người tụng kinh tiếng Việt phải nghiên cứu thêm kẽo hiểu sai...Tiếng Việt mình có nhiều chữ có nhiều nghĩa ..
Vô thường là qui luật rồi chẳng có ai sống mãi. Báo hiếu ơn nghĩa sinh thành thì giờ này ta chỉ biết biến đau thương thành lời nguyện cầu cho Hương linh của bác gái nhanh siêu thoát phải không bác.

Chỉ trách mình lúc cha mẹ còn sống ...không quan tâm đến!!...Thôi thì người bất hiếu sau nầy..con cháu sẽ bất hiếu lại thôi!! Đành chấp nhận vậy!!

Gửi bởi: mai phuong May 15 2009, 08:44 AM

Chao anh Huynhdoan

Xin chia buon voi anh nhe. Cau mong linh hon me anh som duoc sieu thoat.

Neu Mai Phuong ma o mien Nam chac da to to theo lam de tu cua anh roi.

Gửi bởi: Diệu Minh May 15 2009, 11:25 AM

Theo các sách đã đọc của Tây Tạng, người chết vẫn còn lưu luyến căn nhà và những người thân, họ có thể đọc ý nghĩ của người khác rất rõ và lấy làm buồn khi người thân quay lưng với họ mau lẹ như thế...

Tuy nhiên theo Phật giáo nguyên thủy sau khi tâm cận tử đã tắt thì đã có tâm tục sinh (tâm đi đầu thai) có liền ngay, chỉ một búng tay là đã Ở cảnh giới nào rồi, và người còn sống mà quá bịn rịn là làm cho người nhà khó đi tới các cảnh giới thanh nhẹ được... giống như là đi công chuyện bị trẻ con níu áo vậy; tình cảm tham ái nặng nề của con người vô hình đã làm vong linh bị trì kéo tới những miền nặng nề...

Cho nên tôi thấy khi có người thân mất người Miến hay Thái thường thiêu xác... mỗi tỉnh của Thái Lan đều có nhà làm lễ an táng trước khi thiêu rất to đẹp tiện nghi... rất là tuyệt...

Và trong 49 ngày thì họ luôn luôn coi như người thân vẫn còn sống và họ đều để một mâm cơm lên mời như là bình thường không có chuyện gì xảy ra...

Bạn tôi tu nguyên thủy, nhưng khi có bố mất thì làm đủ thứ theo cả bắc tông và nguyên thủy... chủ yếu an ủi người còn sống.

Đúng lúc quan tài đưa vào lò lửa điện đỏ lòm, tất cả khóc to lên... bà mẹ muốn ngất, mắt tôi cũng dớm lệ vì ảnh hưởng bầu không khí chung.

Thấy thế cô bạn (đạt trình độ tâm linh: tuệ sinh diệt) nói nhỏ vào tai tôi:
- Em chào bố em từ lâu rồi (tức là chào từ biệt).

Lúc đó tôi mới ớ ra cái trình độ tâm linh của tôi khi đụng việc nó vẫn còn nhiều cảm xúc tới mức nào...

Bạn tôi rất là bình an và bản lĩnh, chăm sóc cha qua đêm ở bệnh viện mà sau đó tới chỗ tôi cô không "mang theo" cái không khí trước đó theo mình...cô rất trầm tĩnh, và xả cực nhanh. Cô đã làm đủ mọi chuyện tốt nhất cho cha của cô và không hề hối hận đã ăn ở không phải với cha mình.

Cuộc chia tay như là cuộc chia tay thân hữu đi tới miền tốt đẹp....

Sau khi cha mất hơn tháng cô lên tới 2,3 kg trông khỏe hẳn ra...

Người cha của cô cũng tuyệt vời: biết bệnh ung thư của mình hết phương chữa... tự nguyện nhịn ăn tới ngày thứ 9 (?) thì ông cụ ra đi...

Tôi đã chứng kiến rất gần cái bệnh, cái đau và cái chết của cha người bạn... Phật giáo Tây Tạng khuyến cáo hay tham dự cái không khí của người sắp chết và thiền trong lúc đó sẽ chứng kiến những chuyện tâm linh... Tây Tạng rất sành điệu với những chuyện như vậy... mỗi truyền thống lại khác nhau nhiều ít: Bắc tông, Nguyên Thủy; Mật tông... cha người bạn của tôi dầu ở đất bắc... cũng được diễm phúc của con gái biết tu... hết đoàn các vị thầy này đến các đoàn khác tới đọc kinh cho gia đình... nếu nhà bạn có người theo đạo Phật hay theo bất cứ đạo nào... khi trong nhà có người chết... bạn mới thấy bầu khí nó khác hẳn với những gia đình không có ai theo đạo...

Tôi không có nhiều kiến thức về chuyện này.

Nếu bà cụ mà hợp tần số với huynhdoan thì chắc bà còn phù hộ cho huynhdoan nhiều nữa đấy. Cha mẹ của cô bạn thân của tôi đã ra đi từ nhiều năm nay... (hơn chục năm) tôi thấy gia đình anh chị em trong nhà bạn tôi sống rất hạnh phúc an lành tốt đẹp. Tôi tin vong linh cha mẹ có sự phò trợ cho con cháu... tôi cũng tin vào chuyện đó với dòng họ nội ngoại nhà tôi...một số vị sư bảo tôi khi thiền và khi xả thiền hãy hồi hướng phước báu cho tổ tiên nội ngoại hai bên nữa...

Từ ngày tôi tu theo nguyên thủy, đôi khi kiến thức của tôi về những chuyện này nó có vẻ như bị lẫn lộn; có sư cô tới hỏi thầy tôi về việc 49 ngày linh hồn mới đi đầu thai... thầy tôi phủ định thông tin đó và bảo chỉ một búng tay là đã đi đầu thai rồi...

Cho nên người Miến đã làm nhiều điều thiện nhân danh người chết để hồi hướng phước báu cho họ... tôi thích điều đó hơn vì nó có lợi cho tất cả... và nó rất là thực tế thực dụng.

Hôm nay tôi ăn số 7 và thiền định, xin hồi hướng phần phước báu mà tôi đã trong sạch làm đây, xin là món duyên lành giúp cho bà mẹ của Huynhdoan thêm phần tiến hóa tới nơi an lành mát mẻ.

Lâu lắm mới có cơ hội ăn số 7...

Gửi bởi: huynhdoan2000 May 15 2009, 02:02 PM

Chao anh Huynhdoan

Xin chia buon voi anh nhe. Cau mong linh hon me anh som duoc sieu thoat.

Neu Mai Phuong ma o mien Nam chac da to to theo lam de tu cua anh roi.


Cám ơn Mai Phương...

Theo các sách đã đọc của Tây Tạng, người chết vẫn còn lưu luyến căn nhà và những người thân, họ có thể đọc ý nghĩ của người khác rất rõ và lấy làm buồn khi người thân quay lưng với họ mau lẹ như thế...
Chào sư phụ...
Vừa chôn xong là có một số con cháu xin "xả tang"...Vì trong công việc mưu sinh hằng ngày, có một số người rất "kỵ" những người đang có tang vào nhà, vào xưởng... Thôi thì...phải tuỳ theo thế tục...Nếu thân mẫu còn sống thì người cũng rất muốn con cháu làm ăn tốt lành...

Tuy nhiên theo Phật giáo nguyên thủy sau khi tâm cận tử đã tắt thì đã có tâm tục sinh (tâm đi đầu thai) có liền ngay, chỉ một búng tay là đã Ở cảnh giới nào rồi, và người còn sống mà quá bịn rịn là làm cho người nhà khó đi tới các cảnh giới thanh nhẹ được... giống như là đi công chuyện bị trẻ con níu áo vậy; tình cảm tham ái nặng nề của con người vô hình đã làm vong linh bị trì kéo tới những miền nặng nề...

Cho nên tôi thấy khi có người thân mất người Miến hay Thái thường thiêu xác... mỗi tỉnh của Thái Lan đều có nhà làm lễ an táng trước khi thiêu rất to đẹp tiện nghi... rất là tuyệt...

Và trong 49 ngày thì họ luôn luôn coi như người thân vẫn còn sống và họ đều để một mâm cơm lên mời như là bình thường không có chuyện gì xảy ra...


Sư phụ giảng rất hay!!!

Bạn tôi tu nguyên thủy, nhưng khi có bố mất thì làm đủ thứ theo cả bắc tông và nguyên thủy... chủ yếu an ủi người còn sống.

Đúng lúc quan tài đưa vào lò lửa điện đỏ lòm, tất cả khóc to lên... bà mẹ muốn ngất, mắt tôi cũng dớm lệ vì ảnh hưởng bầu không khí chung.

Thấy thế cô bạn (đạt trình độ tâm linh: tuệ sinh diệt) nói nhỏ vào tai tôi:
- Em chào bố em từ lâu rồi (tức là chào từ biệt).

Lúc đó tôi mới ớ ra cái trình độ tâm linh của tôi khi đụng việc nó vẫn còn nhiều cảm xúc tới mức nào...

Bạn tôi rất là bình an và bản lĩnh, chăm sóc cha qua đêm ở bệnh viện mà sau đó tới chỗ tôi cô không "mang theo" cái không khí trước đó theo mình...cô rất trầm tĩnh, và xả cực nhanh. Cô đã làm đủ mọi chuyện tốt nhất cho cha của cô và không hề hối hận đã ăn ở không phải với cha mình.

Cuộc chia tay như là cuộc chia tay thân hữu đi tới miền tốt đẹp....


Bạn của sư phụ nói và làm cũng phải...Người tu lâu có khác người thường...Biết là cha mẹ già ra đi là chuyện bình thường...nhưng làm như có một sợi dây vô hình nào đó ràng buộc...khiến cho người con...đúng lúc nào đó bật khóc lên...y như một đứa bé khóc lên vì vắng mẹ...

Sau khi cha mất hơn tháng cô lên tới 2,3 kg trông khỏe hẳn ra...

Đệ tử cũng vậy...lên gần 3 kí!!! Khoẻ thì không thấy...thấy "ngầy ngật"...chỉ muốn ăn rồi ngủ...

Người cha của cô cũng tuyệt vời: biết bệnh ung thư của mình hết phương chữa... tự nguyện nhịn ăn tới ngày thứ 9 (?) thì ông cụ ra đi...
Mẹ của đệ tử thì khác...Thấy bà không ăn ...trong nhà mời bác sĩ đến vô nước biển, thọc ống vào mồm đổ sửa...Có lúc mẹ rên...đau quá!! Vì có một mình nên đệ tử không thể khuyên dẹp bỏ các thứ đó đi, cho mẹ an lành mà ra đi...Còn bị la ..."Bộ mầy muốn giết má hả!!"



hãy hồi hướng phước báu cho tổ tiên nội ngoại hai bên nữa...
Sư phụ nói đệ tử mới nhận ra...thì ra lâu nay đệ tử chỉ hồi hướng bên nội, bên ngoại không biết tới!! Thậm chí mả ông bà ngoại cũng không biết luôn!!! Thật là đáng trách!!! Đệ tử phải sửa sai thôi...

Từ ngày tôi tu theo nguyên thủy, đôi khi kiến thức của tôi về những chuyện này nó có vẻ như bị lẫn lộn; có sư cô tới hỏi thầy tôi về việc 49 ngày linh hồn mới đi đầu thai... thầy tôi phủ định thông tin đó và bảo chỉ một búng tay là đã đi đầu thai rồi...
Đệ tử thì tin là 49 ngày...Phải tin như vậy mới có đủ thời gian làm việc phước đức hồi hướng cho mẹ...

Cho nên người Miến đã làm nhiều điều thiện nhân danh người chết để hồi hướng phước báu cho họ... tôi thích điều đó hơn vì nó có lợi cho tất cả... và nó rất là thực tế thực dụng.

Trong tất cả phước đức, chỉ có trai tăng là có nhiều phước hơn cả...

Hôm nay tôi ăn số 7 và thiền định, xin hồi hướng phần phước báu mà tôi đã trong sạch làm đây, xin là món duyên lành giúp cho bà mẹ của Huynhdoan thêm phần tiến hóa tới nơi an lành mát mẻ.
Sư phụ nói như thế thì...đúng là do nhân duyên phước báu đời trước, nên đời nầy đệ tử mới gặp sư phụ, cũng cám ơn luôn cái bệnh [bao tử, thoái hoá cột sống,...] ...Thay mặt vong linh mẫu thân cám ơn sư phụ...

Lâu lắm mới có cơ hội ăn số 7...

Từ nào đến giờ...đệ tử chưa ăn số 7 lần nào...số 6 là chót bái rồi...
................................................................................
...............
Các bác kính....
Xin các bác tha thứ cho chủ đề bị lạc...Đệ chỉ biết có sao thì nói vậy...


Gửi bởi: DIEUHANG May 15 2009, 06:25 PM

Xin các bác tha thứ cho chủ đề bị lạc...Đệ chỉ biết có sao thì nói vậy
Bác HuynhDoan kính!
DH thấy chẳng có gì là lạc đề cả, diễn đàn càng thêm phong phú càng có thêm nhiều điều để người như DH biết thêm trong cuộc sống.

Huynh là người diễm phúc được chứng kiến giây phút cuối cùng của cha và mẹ lúc từ trần...Huynh ngồi xếp bằng bên mẹ...gõ mõ niệm Phật...được hơn 30 phút thì...ngực mẹ đã ngưng chuyển động!! Miệng của mẹ khép lại!! Huynh đã mường tượng là mẹ đã ra đi...Huynh gõ mõ mạnh lên, niệm Phật lớn lên...Cả nhà xúm lại, ráp nhau niệm Phật...Vừa niệm Phật vừa nhìn gương mặt hiền từ của mẹ...Huynh trào nước mắt và niệm không ra hơi....Mẹ thân yêu, người con con bất hiếu nầy từ đây không còn nhìn thấy mẹ nữa rồi...
DH thực sự xúc động trào nước mắt với chi tiết này. Xúc động trước tấm lòng thành của người con đã biết biến đau thương thành hành động để làm một việc tốt nhất cho mẫu thân trong giờ phút lâm chung. Bà chắc chắn sẽ ra đi một cách nhẹ nhàng thanh thản trước những lời niệm Phật chí thành của con cháu, bà thật là có phước.
DH cũng sẽ học tập bác và làm như thế với tình huống như thế cho tương lai.
Trong 49 ngày này bác ráng dành nhiều thời gian niệm Phật hồi hướng cho bà nhé, chắc bà đang mỉm cười bên cạnh bác và con cháu mình.

Thầy Thanh Từ có dạy...người đọc kinh mà không hiểu nghĩa kinh thì khó mà có sự lợi ích
Đây là vấn đề rất khó cho những người mù nghĩa hán như DH, Kinh thì hầu như đều hán văn, dịch ra tiếng việt quá ít.
Còn đệ thì thích đọc kinh Hán Việt hơn...vì đệ hiểu sơ sơ...Tiếng Hán Việt rất rõ ràng [theo đệ thôi!]...Còn tiếng Việt thì...nhiều khi dịch ít chữ quá nên...chỉ sợ ta hiểu sai lệch....Người tụng kinh tiếng Việt phải nghiên cứu thêm kẽo hiểu sai...Tiếng Việt mình có nhiều chữ có nhiều nghĩa ..
Bác nói đúng, đọc kinh theo hán việt nhanh thuộc và hiểu nghĩa được sâu hơn, còn khi dịch ra sẽ dài dòng mà vẫn khó diễn đạt hết tính sâu sắc của ý kinh. DH không hiểu tiếng hán việt cũng là một thiệt thòi lớn bác ạ

Chúc bác an lành

Gửi bởi: Diệu Minh May 15 2009, 08:25 PM

Nhà này có quyển "Sách Tây Tạng về người chết" - Bardo Thodo, một quyển sách quí cho những ai quan tâm tới chuyện cận tử nghiệp và việc giải thoát hay dẫn dắt những thần thức của người thân qua đời.

http://tuvien.com/chet_va_tai_sinh/show.php?get=1&id=82nguoitaytang01

Mời bạn đọc nó nhé.

Gửi bởi: huynhdoan2000 May 16 2009, 07:36 AM


Chào sư phụ...
Xin sư phụ dạy rõ cho đệ tử một lần nữa...Đệ tử "mù mờ" quá....Về cái chuyện muối và nước!!

Sư phụ bảo là ...sau khi quấy đảo đều bạn có tổng khối lượng là 10 kí hay 10 lít...nếu chẳng may nguyên liệu sau khi trộn mà nhiều hơn hay ít hơn 10 kí thì cứ theo tỉ lệ : 10 lít [hay kí] cho 1,8 kí muối.
Đến đây có thể hiểu...dùng cân mà cân hoặc dùng lon mà đong rồi chiếu theo tỉ lệ mà cân hoặc đong muối...Nhưng nếu không có đong muối trước thì làm sao có muối mà nấu nước muối để quấy trộn???
Theo công thức làm tamari của sư phụ phổ biến :
-- 3 kg đổ nành
-- 1,8 kg muối
-- 500 gam bột mì
-- 10 lít nước
-- 1 kg mốc mật [ không có cũng được, có càng ngon ngọt]
-- Mốc giống
-- Bột đọt dứa [vài thìa]

Bây giờ đệ tử cân đong y như công thức [nhưng bỏ 1 kí mốc mật ra]...rồi có nấu đậu,có ngâm gì gì đó...chỉ dùng trong vòng 10 lít đó và 1,8 kg muối...Có phải vậy không?
Hôm qua đệ tử có thử lấy một muỗng tương đã làm được 1 tháng, đem xào dầu ăn thử...Thấy mặn quá!!! Mùi vị thì chưa thấy...Bởi vậy cái khâu dùng muối coi bộ cũng phức tạp...Ít quá thì tương mau hư, còn mặn quá thì...hại Thận hoặc áp huyết cao ??

Gửi bởi: Diệu Minh May 18 2009, 02:07 PM

Tương để lâu năm vị của nó nhạt dần,
Nếu thấy mặn quá có thể hạ lượng muối xuống 1,7 hay 1,6 làm tương tốt cũng không dễ hư đâu...

Khi muốn bỏ muối vào tương, muối đó cần được rang lên, khi khoắng cho nó tan trong nước tương?
Làm sao để có muối sạch?

Có thể lấy nước ngâm đậu sau 7 ngày đem lựa phần nước đậu không có bã để hòa nước muối và lọc ra những phần cát sạn còn sót lại phía dưới cặn...

Gửi bởi: huynhdoan2000 May 19 2009, 04:40 AM


Tương để lâu năm vị của nó nhạt dần,
Nếu thấy mặn quá có thể hạ lượng muối xuống 1,7 hay 1,6 làm tương tốt cũng không dễ hư đâu...

Chào sư phụ...
Sư phụ ôi, nếu "lỡ" bỏ muối quá mặn thì...có làm hư tương không?? Có làm mất hết chất đạm...???
................................................................................
........
Có câu nầy xin sư phụ giải đáp cho...
-- Như đệ tử ủ mốc bằng cơm nếp...nếp lên mốc 2 phần ba, còn 1 phần ba thì chưa lên...
-- Thế nếu đem ngả tương...phần cơm nếp chưa lên mốc...có làm "hư" tương không??
Cám ơn sư phụ...

Gửi bởi: huynhdoan2000 May 29 2009, 07:01 AM



Sư phụ ôi, nếu "lỡ" bỏ muối quá mặn thì...có làm hư tương không?? Có làm mất hết chất đạm...???

Chào các bác...

Mộng của đệ là làm cho được tương...cũng như rất mong các môn đồ TD hậu lai cũng sẽ làm được một hũ tương trong nhà, ăn quanh năm...Muối mè và tương [đặc gọi là miso, lõng gọi là tamari] là 2 món gia vị chánh ăn kèm với cơm lứt....
................................................................................
........

Theo đệ suy luận .....tương quá mặn thì tương sẽ không bao giờ hư!! Nhưng....ăn dễ bị bệnh,nếu lỡ ăn nhiều...
Hàng loạt chuyện xảy ra như...khát nước rồi uống nước nhiều, thèm ăn đồ ngọt [cơ thể khiến như thế để "trung hoà"], huyết áp tăng đột ngột,...và như vậy là cơ thể đã bị Âm hoá bất ngờ, nếu gặp thời tiết lạnh, lại thêm tắm lạnh cái nữa là...phải bệnh thôi!!!!

-- Như đệ tử ủ mốc bằng cơm nếp...nếp lên mốc 2 phần ba, còn 1 phần ba thì chưa lên...
-- Thế nếu đem ngả tương...phần cơm nếp chưa lên mốc...có làm "hư" tương không??


Đệ có kinh nghiệm sơ sơ rồi...
-- hễ miễn có mọc mốc...dù chỉ một phần, ta vẫn ngả tương được...Có điều hương vị tương sẽ không bằng mốc mọc đều khắp...[ Bởi vậy khi ủ mốc nên thăm thường xuyên, để trộn đều. Người xưa dùng lá mà ủ nên...sợ đảo tới đảo lui sẽ làm mốc hết lên. Còn bây giờ có mốc giống của TTVS thì...càng đảo, nó càng mọc đều...
-- Hoặc là khi ngả tương, ta bỏ bớt chỗ nào mốc chưa mọc....
.........................................................................
Vấn đề cân đong muối...theo sư phụ nói thì phải tính theo số kí thành phẩm cuối cùng [tức là sau khi ủ mốc, trộn chung...].
-- 1,8 kí muối cho 10 kí thành phẩm.
-- Chỉ có điều là...không biết 10 kí thành phẩm là đã có tính nước đổ vào chưa???
-- nếu đệ không lầm thì...10 kí thành phẩm là bao gồm luôn nếp+đậu+ nước
-- Như vậy khi nấu nước với muối , ta dùng muối ít lại...Rồi sau khi cân đong thành phẩm sau cùng, ta hãy trộn muối thêm cho đủ theo công thức??

Y như trên đệ đã nói...Muối ít tương hư, muối nhiều đã không ngon mà còn ăn vào dễ bị bệnh!!!




Gửi bởi: huynhdoan2000 Jun 4 2009, 09:26 PM

Chào các bác...
Đệ vừa sưu tầm được trên Web...
........................................
Giá trị dinh dưỡng của Tương sạch, Chao sạch, Xì dầu sạch, Miso cung cấp sinh tố B12 cho người ăn chay

Một trong những vấn đề được đặt ra với những người ăn chay là làm cách nào để cung cấp cho cơ thể Vitamin B12, mà sự thiếu sẽ gây ra những rối loạn về thần kinh, thiếu máu loại pernicious anemia, kém trí nhớ..

Ăn chay rất có lợi cho sức khỏe, ngừa được nhiều chứng bệnh liên hệ đến tim-mạch như cao cholesterol .. đó là điều được mọi người chấp nhận.. nhưng ăn chay như thế nào để bảo vệ được sức khỏe cũng là điều đáng quan tâm.

Những người ăn chay loại Vegetarian tức là chỉ không ăn thịt mà vẫn ăn những thực phẩm khác nguồn gốc từ động vật , thì cơ thể vẫn vẫn được cung cấp đầy đủ B12 . Những người ăn chay kiểu lacto vegetarian (có ăn thêm các thưc phẩm từ sữa như bơ, phó mát...) hay lacto-ovo vegetarian (ăn thêm trứng, và thực phẩm từ sữa) .cũng có đủ B12 đem vào cơ thể từ trứng và sữa..

Những người ăn chay, hoàn toàn không ăn thực phẩm gốc từ động vật hay vegan, quả thật có những vấn đề với B12 vì Vitamin này không có trong thực vật thông thường ! Tuy nhiên, các nhà dinh dưỡng Phương Tây, sau khi nghiên cứu cách thức ăn uống của các tu sĩ Phật giáo tại Trung Hoa, Nhật..đã tìm thấy những điều bất ngờ lý thú..vì các vị tu sĩ này tuy hoàn toàn không ăn những thực phẩm gốc động vật, kể cả sữa..trứng.. nhưng vẫn không bị các triệu chứng bệnh do thiếu B12.. và lý do được giải thích là do ở Tương, Chao, Miso,Xì dầu.. là những thực phẩm được chế tạo bằng cách lên men từ đậu nành, gạo..
Nhu cầu B12 hàng ngày cho người trường thành theo FAO/WHO là 2 microgram., ( Handbook on Human Nutritional Requirements-WHO Geneva 1974) . Theo Food and Nutrition Board USA, nhu cầu này là 3 microgram. (dựa vào giả thiết cho rằng khi ăn một chế độ có 3 microgram B12, ít nhất 50% lượng này sẽ được cơ thể sử dụng) Nhu cầu trung bình theo USRDA lại là 6 micro gram và với phụ nữ có thai và cho con bú là 8 microgram.( RDA= Recommended Dietary Allowances là lượng trung bình cần thiết nên đưa vào cơ thể hàng ngày do National Research Council xác định để một người Mỹ mạnh khỏe không bị các triệu chứng gây ro do ở suy thiếu chất này.

Một đặc điểm khác của Vitamin B12 là tuy thuộc nhóm Vitamin tan trong nước ( nhóm này thường không được tồn trữ trong cơ thể) nhưng Gan có một hệ thống rất hữu hiệu để trữ B12 thường với số lượng đủ dùng được đến...1000 ngày ! Do đó cho dù chúng ta ngưng hoàn toàn ăn uống những thực phẩm có chứa B12 ..các triệu chứng thiếu B12..chỉ bắt đầu xuất hiện ít nhất là sau đó 3 năm. Ngoài ra còn có một hệ thống tái hấp thu nơi ruột..khiến B12, đã sử dụng, sau khi từ mật qua đường tiêu hóa, lại được hấp thu trở lại..để dùng lại..

Một số các nguồn (không thuộc động vật) được ghi nhận là có chứa B-12 như Tempeh, Tảo vi sinh (Spirulina, Chlorella), Miso, Tamari và các rau biển (Nori, Arame, Kombu, Wakame..) : số lượng tuy không cao,có những phản ứng hóa học của B12 nhưng chưa hẳn đã có tác dụng sinh học kiểu B12.

Vitamin B12 và các thực phẩm lên men từ đậu nành

Thực phẩm lên men từ đậu nành đã được dùng tại Á châu nhất là Trung Hoa, Việt Nam, Nhật. Cao ly và Indonesia từ hàng chục thế kỷ. Những tu sĩ Phật giáo đã nhờ những thực phẩm này để cung cấp đủ B12 cho cơ thể..

Những thực phẩm rất quen thuộc với chúng ta như Tương, Chao..Xì dầu (Nước tương)..có những liên hệ rất mật thiết với Miso, Shoyu (của Nhật), Tempeh (Indonesia)..Jang (Đại hàn)

Tại Việt Nam , chiang được gọi là Tương. Bài viết đầu tiên mô tả về tương và cách sản xuất tương do Ông Bùi quang Chiêu viết tại Bắc Việt vào năm 1905 : Ông Chiêu mô tả hai loại tương chính, làm bằng hạt đậu nành rang chín và cơm nếp hay hạt ngô (Bắp). Loại tương làm với cơm nếp được tả như sau : "...Cơm nếp được trải mỏng trên khay, ủ bằng lá chuối, 2-3 ngày đến khi có mốc . Rang chín hạt đậu nành, xay thành bột, đồ sôi, và đổ trong chum/vại ; để 7 ngày đến khi đậu có vị ngọt do tự thủy giải.Sau đó thêm 6 phần mốc cơm nếp trộn với 5 phần đậu, để lên men trong từ 15-30 ngày, quậy đều mỗi sáng sớm, đậy kín ban đêm.." Tương có thể có hai dạng còn hột hay thật mịn.. Tương còn hột hay Tương bần là loại tương thông dụng, còn tương mịn hay Tương Cự đà chỉ được làm tại làng Cự đà (Bắc Việt).

Tại Nhật, Chiang liên hệ rất mật thiết với Miso, một thực phẩm thuộc loại "quốc túy" của Nhật. Chiang đã theo các tu sĩ Phật giáo đến Nhật từ đời Nhà Đường. Miso đã được nghiên cứu khá kỹ lưỡng, theo các phương pháp hóa học tân tiến của Phương Tây từ thời Minh Trị , do các nhà khoa học Đức.. Từ thập niên 60 , các chủng men được thuần hóa, nhất là Aspergillus orizae.. cách chế tạo Miso được "tân tiến hóa" bằng cách dùng các chủng men tạo acid lactic, alcohol.. như Pediococcus halophilus, Saccharomyces rouxii, các loài Torulopsis..
Miso được sản xuất bằng các phương pháp công nghiệp hiện đại, men được nuôi trong những môi trường khoa học..và dĩ nhiên là thành phẩm công nghiệp trở thành..khác hơn với miso cổ truyền. Các chất phụ gia được thêm vào thành phẩm như chất bảo quản, chất tạo màu.., MSG.. chất ngọt..

Có 3 loại Miso chính, phân loại theo hạt mễ cốc dùng lên men :
- Miso lên men từ hại gạo (Rice miso) , chiếm 81 % , gồm 6 loại khác nhau.
- Miso lên men từ hạt lúa mạch (Barley miso) , chiếm 11 %, có 2 loại.
- Miso lên men từ đậu nành (Soy miso), 8 %, cũng có 2 loại ( đây là những Miso rất giống với tương VN, Miso đậu nành loại mịn (light-yellow miso) , nhất là Shinshu Miso có thể..thay thế Tương Cự đà !)

Trên thị trường có 5 loại Chao Tàu chính :

Chao trắng lên men ngâm rượu (Wine-fermented Tofu= Pai toufu-ru). Tỷ lệ rượu và muối trong nước ngâm thay đổi tùy Nhà sản xuất, thường khoảng 10% rượu và từ 12-15 % muối. Tại Đài Loan và Trung Hoa có 5 thứ chao ngâm rượu, thêm vào gia vị như Chao ngâm rượu có ớt (La-chiao fou-ru) ; có mè (Mayu-la toufu-ru), có ngũ vị hương..
Chao ngâm nước muối (brine fermented), giống loại trên, nhưng không có rượu.
Chao đỏ (Red fermented Tofu= Hung toufu-ru, nanru) Chao được ngâm trong rượu , có thêm gạo đỏ : Gạo đỏ được chế tạo bằng cách lên men gạo trắng với Hồng khúc (Monascus purpureus), sau đó gạo đỏ được nghiền nát và cho vào nước ngâm ( nên chú ý Monascus purpureus là men chế tạo Cholestin, được dùng để trị cholesterol..cao trong máu)
Chao nặng mùi (Redolent Fermented tofu= Ch�ou toufu), Loại chao để lâu, có mùi rất nặng.
Chao ngâm tương =Chiang-tofu..

Xì dầu hay nước tương , hoặc Tàu vị yểu là tên được dùng để gọi chung các loại nước chấm làm từ đậu nành. Tuy nhiên cần phân biệt giữa loại làm bằng cách lên men đậu nành tự nhiên mà người Nhật gọi là Shoyu với loại tổng hợp (không lên men) bằng thủy giải các protein thực vật, thêm màu, và vị.. (Đa số (70%) xì dầu sản xuất tại Trung Hoa, và tại Hoa Kỳ là xì dầu tổng hợp).
Shoyu được chế tạo bằng cách dùng đậu nành và lúa mì rang chín (tỷ lệ bằng nhau), lên men bằng Aspergillus sojae..Thời gian lên men có thể kéo dài từ 12 đến 18 tháng.. Tại Nhật còn có loại Tamari Shoyu, chỉ dùng đậu nành, hoặc rất ít lúa mì ( từ 0-10%). Shoyu được ghi nhận là xuất hiện tại Nhật trong khoảng thời gian 1561-1661. Tại Nhật có 3300 cơ sở sản xuất khoảng 350 triệu gallon shoyu mỗi năm, riêng Hãng Kikkoman sản xuất khoảng 30 % tổng sản lượng shoyu.

DS Trần Việt Hưng
BS Trần Quang Tuấn Anh BS (Pharm), MPH, ND



Gửi bởi: Diệu Minh Jun 5 2009, 08:19 AM

1,7 - 1, 8 kg muối cho 10 lít nước tương thành phẩm ấy chứ.
Nghĩa là có đủ thứ ở trong rồi

Tamari do tiên sinh Ohsawa đặt ra cho nó khác với tương - Shoyu của Nhật thông thường vì cách làm có khác nhau chút; tamari của tiên sinh rất chi là dương, đem bỏ vào nước nó cứ ở dưới hoài, nó có đức tính khiêm nhường...?
Nhưng nếu cứ ăn "khiêm nhường" thì có ngày bụng nó sẽ bị nặng = nặng bụng! Người thì vẫn gầy (do hết tham âm lại tham dương - gốc tham chưa bỏ tẹo nào...!!!!!!!) mà bụng dưới thì lại to?

Thấy mọi thứ trong ruột nó muốn tuột xuống dưới ??? âm cũng chết, dương cũng chết, quân bình thì cũng chết nhưng là chết bình thường khoẻ hơn...

Hoan hô, đã có mốc mật để bán:

1. Loại vừa làm bằng gạo nếp sạch chùa Hương thì giá 30.000 đ/1kg.
2. Loại gạo nếp cẩm đã để 1 năm: giá 40.000 đ/ 1kg
3. Loại nếp nương đã để 1 năm giá: 35.000đ/ 1kg.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jun 5 2009, 09:31 PM


1,7 - 1, 8 kg muối cho 10 lít nước tương thành phẩm ấy chứ.
Nghĩa là có đủ thứ ở trong rồi


Chào sư phụ...
Sư phụ ôi, cho đệ tử hỏi "kỹ" một lần nữa...

"10 lít nước tương thành phẩm" là 10 lít nước tương đã...lọc ra...Còn cái xác bỏ ra, không tính ??
Hay là "10 lít nước tương thành phẩm" nầy là...đang có đủ thứ ...như mốc,đậu,muối, nước??Nếu như vậy thì khi lọc ra nước tương loãng...ta chỉ được khoảng 5 lít!! Còn lại là 5 lít xác tương?? Có phải ý của sư phụ là vậy không??

Sư phụ biết không, khi đọc các công thức về cách làm tương, tác giả thường bảo là ...1 lít nước phải pha khoảng 200 gram muối...Nhưng các tác giả đã "quên" ...không tính số gạo nếp và số đậu nành [tức là Mốc đã thành phẩm]??????
Có tác giả thì tính theo số mốc [nếp+đậu] đã ủ được...như được 12 bát mốc thì 4 bát muối v.v...nhưng tác giả "quên" là số nước phải pha vào?????

Tóm lại, đệ tử cứ "thắc mắc" mãi...3 vế ...là Mốc [tức đủ thứ], Muối, và Nước????
-- Muối tính theo Nước thì ...Mốc phải là bao nhiêu??
-- Còn Muối mà tính theo Mốc [có đủ thứ]...thì Nước là bao nhiêu???

Sao đệ tử "ngu dốt" cái vụ nầy quá!!!

Tamari do tiên sinh Ohsawa đặt ra cho nó khác với tương - Shoyu của Nhật thông thường vì cách làm có khác nhau chút; tamari của tiên sinh rất chi là dương, đem bỏ vào nước nó cứ ở dưới hoài, nó có đức tính khiêm nhường...?
Nhưng nếu cứ ăn "khiêm nhường" thì có ngày bụng nó sẽ bị nặng = nặng bụng! Người thì vẫn gầy (do hết tham âm lại tham dương - gốc tham chưa bỏ tẹo nào...!!!!!!!) mà bụng dưới thì lại to?


Cái nầy mới nghe sư phụ nói đấy!! Để thời gian coi ra sao??

Thấy mọi thứ trong ruột nó muốn tuột xuống dưới ??? âm cũng chết, dương cũng chết, quân bình thì cũng chết nhưng là chết bình thường khoẻ hơn...

Bởi vậy...đệ tử cứ gặp mấy "khứa" cứ một câu nói...Thà chết thì chết chứ ăn gạo lứt muối mè không nổi!!!! Lúc rày đệ tử "nản" lắm!!! Không muốn khuyên ai ăn GLMM làm chi nữa...Ôi, kệ...ai làm sao thì làm....

Hoan hô, đã có mốc mật để bán:

1. Loại vừa làm bằng gạo nếp sạch chùa Hương thì giá 30.000 đ/1kg.
2. Loại gạo nếp cẩm đã để 1 năm: giá 40.000 đ/ 1kg
3. Loại nếp nương đã để 1 năm giá: 35.000đ/ 1kg.


Sư phụ chưa tính tiền gửi??? Chứ bữa hổm gửi sách cho sư phụ, "nó" cân 600 gr, và chi phí là 44.000vnđ...."Nó" còn bảo...nếu gửi không tới được thì...đem về...cũng phải nộp 44.000vnđ để lấy về!!! Không thôi...nó tiêu huỷ!! Có trời mà biết...nó có "chịu" đem tới chỗ không??

Sư phụ ôi, khi mua 1 kg mốc mật thì...phải cần bao nhiêu muối và lít nước???


Gửi bởi: huynhdoan2000 Jun 10 2009, 07:06 AM

Chào các bác...
Hổm rày đệ tìm đọc thêm các sách nói về cách làm tương...Tuy là cách làm tương có "giống giống" nhau...Nhưng mỗi bài viết có cách viết mỗi khác, và các cái khác nầy chính là những cái "kinh nghiệm" của riêng mỗi tác giả...
Trang 214, sách "Sách dạy những nghề dễ làm", Nguyễn Công Huân ,1974...

--" Đun nước sôi đổ muối vào. Số muối là 20% toàn thể đậu và bột. Số nước là 1 lít rưỡi đối với 1 kí lô đậu và bột. Nước đun sôi cho muối vào quấy tan, để thật nguội rồi đổ vào chậu, dùng đũa khuấy đều."

Đọc đoạn văn nầy , có mấy ý như sau :
-- Không nấu nước chung với muối, mà nấu nước sôi trước, rồi mới cho muối vào mà khấy tan.
-- Số muối là 20% toàn thể đậu và bột...Điều nầy có nghĩa là...trong lúc ủ mốc, nấu đậu, v.v...ta chưa biết phải dùng muối là bao nhiêu?? Phải đợi trộn xong mốc với bột đậu...và phải dùng ly hay lon mà đong lường rồi mới tính ra số muối phải dùng...20% tức là "5 tương 1 muối"...
-- Nước là 1 lít rưỡi đối với 1 kí lô đậu và bột...Như vậy phải dùng cân mà cân!! Tùm lum quá!! Không biết nên dùng lon hay dùng kí mà tính nữa???? Một lít rưỡi nước đây là nói làm tương hột...Chứ làm tương nước thì...nhiều nước hơn.

Trang 218, cũng sách trên,...

" Cứ đong 10 bát tương đậu cả nước lẫn cái thì 2 bát muối ăn"

Thôi thì đến đây đã rõ...
-- Làm gì thì cứ làm..như ủ mốc, nấu đậu, thêm nước muối, ngả tương, v.v...Xong xuôi rồi mới tính tới muối...lấy lon hoặc bát mà đong lường "thành phẩm"...Cứ 10 lon tương thành phẩm thì 2 lon muối...
-- Trong quá trình ủ , nấu...nếu có dùng muối thì ráng nhớ số lượng muối đã dùng...để sau nầy khấu trừ lại...
-- Làm sao làm...Số muối luôn là 20%...Tức 5 tương 1 muối
-- Nói theo sư phụ thì 10 lít tương [hay 10 kí tương...tính vậy có ổn không??] thì dùng 1,7 hoặc 1,8 kí muối

Gửi bởi: Diệu Minh Jun 10 2009, 07:24 AM

Tính tổng sản phẩm là 10 lít là có 1,7 - 1,8 kg muối ấy.

Năm nay tớ sẽ xay cái gọi là "mốc mật" của năm ngoái ra bán ngay tại nhà với cái tên mới do tớ đặt ra:

Miso nếp lứt (bao gồm 100 nếp lứt: nếp cẩm và nếp cái): chao ôi ngon lắm, dùng để bỏ vào thức ăn cho thêm ngon, chứ con cái khâu đạm thì phải ăn miso kia nó mới đủ...

Người Nhật họ có tới 28 loại miso, người mình mới chỉ có duy nhất TƯƠNG cổ truyền... sao không bắt chước Nhật sáng tạo ra món tương mới cho bá tánh được nhờ nhỉ?

Hoan hô cái đầu "của ta" (?)

Sẽ gửi ngay cái gọi là "mốc mật" đó cho Huynhdoan nếm nghe: loại vừa làm mấy tháng từ nếp cẩm sát dối và loại 2 năm.
Tớ sẽ "tung" ra thị trường Thực dưỡng món ăn "khoái khẩu hết chỗ chê" này trong vòng ít bữa nữa (chỉ vài tuần).

Tiền "lãi" đó để trợ duyên cho những người Thực dưỡng ra nước ngoài học thiền" về mở trường THIỀN ĂN!

Biến VN trở thành cái NÔI của phong trào gạo lứt của thế giới - là "cái bếp" của nhân loại...OK?

Năm nay sẽ làm cả miso đỗ đen, tại bãi giữa trồng được ít đỗ đen: người Tầu gọi là mìn sì và tầu sì... tức là một dạng của miso ấy mà.

Tầu sì hình như làm từ đỗ đen, năm nay sẽ làm thử ngay trong nay mai.

Đã nhận được quyển sách của Huynhdoan, cảm ơn nhiều...

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jun 10 2009, 07:48 AM

Cung cấp thêm cho các bác một bài viết...

LÀM TƯƠNG TÀU

Nguyên liệu :
-- Đậu nành 10 kg
-- Bột mì 5 kg
-- Muối ăn 5 kg

Dùng 10 kg đậu nành nguyên hột ngâm 12 giờ cho trương nước [ ngâm nước nóng] , sau đó đem nấu cho thật chín mềm với 15 lít nước. Nước nấu đậu để thành 1 vại riêng cùng với 0,5 kg muối để không bị lên men thối.
Đậu nấu xong được để vào rá to cho ráo nước, sau đó mới trộn đều với lượng bột mì đã được rang vàng như thính để làm bột áo khi đậu hãy còn nóng 70 độ C. Dùng loại mốc vàng cam đã lấy được từ các lần ủ trước trộn đều vào các lần ủ sau để cấy giống mốc mà mình mong muốn, như vậy sẽ dễ thành công hơn. Tất cả trải đều ra trên 1 chiếc nia bên dưới có lót lá khoai mì hay lá sung, lá chuối khô. Cần bảo đảm sao cho khi trộn xong bột áo nguyên liệu không bị ẩm ướt mà phải thoáng ráo. Bên trên phủ lên một lớp vải xô để giữ ẩm không làm ứ đọng nước. Trên cùng, dùng 1 chiếc nia khác đậy lên. Sau 3 – 5 ngày, sẽ thấy mốc vàng cam [gọi là mốc điều] phát triển mạnh rộng khắp. Đó là loại mốc tốt. Khi thấy mẻ nào có mốc tốt thì nên lấy ra 1 bát để dành cấy cho các lần ủ sau.

Làm tương thành công tốt hay không là do có tạo được mốc tốt hay không. Mốc màu vàng cam là loại mốc tốt nhất. Nếu gặp mốc đen là mốc xấu thì sẽ cho tương phẩm chất kém.
Sau khi mốc phát triển đều khắp và chằng chịt đến mức tối đa [khoảng 4 ngày từ khi bắt đầu ủ], ta tiến hành hãm mốc bằng cách dùng muối bột nhào trộn vào lượng đỗ tương đã ủ mốc trên với 2 kg muối để diệt mốc không cho chúng tiếp tục phát triển nữa, trong khi đó các enzim của chúng vẫn tiếp tục hoạt động làm mềm và phân giải nguyên liệu thành amino axit và thành đường.

Ủ nhiệt :

Bằng cách phơi nắng trong 10 ngày, lợi dụng nhiệt độ cao của ánh nắng mặt trời và nồng độ enzim cao khi chưa pha nước muối làm cho nguyên liệu nhanh chóng biến thành đường và aminoaxit, chóng ngọt và nhanh chóng sẫm màu.
Đậy bằng 1 miếng vải xô và che mưa bằng 1 chiếc nón lá.

Chan nước muối :

Sau 10 ngày ủ nhiệt với nồng độ enzim cao, ta lại chan nước muối bằng cách dùng toàn bộ số nước nấu đậu đã cất trong 1 khạp riêng và cũng đã chua. Gia thêm 2,5 kg muối và thêm nước sôi vào cho đủ 15 lít, rồi cho tất cả vào quấy với nhau trong 1 chiếc khạp lớn có dung tích 30 lít. Tiếp tục phơi nắng, đậy bằng 1 miếng vải xô đặt ngay ngoài trời để phơi nhiệt. Sau 1 tháng có thể gạn lấy ra khoảng 12 lít nước tương loại 1 rất ngon để dùng [ khoảng 15 g đạm trên lít].
Bổ sung thêm 1 lít mật đường + 14 lít nước sôi và 3 kg muối cho vào vại, tiếp tục phơi nắng. Sau 1 tháng nữa ta lại gạn lấy ra 12 lít nước tương loại 2 [ khoảng 10g đạm trên lít]
Còn lại cuối cùng là xác tương hột, còn gọi là tương tàu khoảng 15 kg, được chế biến bằng cách gia thêm với 2 kg mật đường ngào vào và được đóng gói bán ra thị trường dùng làm nước chấm và là một thức ăn rất được ưa chuộng với giá bán mỗi kg tương hột đắt gấp 1,5 lần giá đậu nành.

“380 phương thức điều chế và ứng dụng hoá học trong sản xuất và đời sống”
Phạm Đình Trị , 1988

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jun 10 2009, 08:36 AM


Mìn-sỳ [ tương tàu]

Sau đây là một lối nữa để làm tương tàu mìn-sỳ, dùng bột mì thay cho bột gạo. Một điểm nữa là nước cốt ở tương ra dùng làm nước chấm sáng-sấu.

Đem đậu rửa nước lạnh, đãi cho sạch rồi đổ vào vại mà ngâm 6 giờ cho mềm. Cho đậu vào nồi, chảo, thùng đặt lên lò than, củi mà nấu cho đậu chín nhừ.
Vớt đậu ra rổ, thúng cho ráo nước và nguội. Bỏ nồi ra lửa rồi để nước luộc đậu lại cho nguội, sau nầy dùng nước ấy để ngả tương. Đoạn để đậu lên nong, nia, chiếu, phên, rải thành lượt mỏng mà phơi nắng cho hột đậu se lại.
Đậu nành ở nong, nia sau khi đã phơi se lại rồi thì rải thành lớp mỏng 2,3 phân và mang vào trong nhà, để chỗ rợp, mát, thoáng hơi. Lấy bột mì rắc một lượt mỏng lên lớp đậu trên nong.Rắc bột xong thì, lại lấy đậu rắc lên một lớp, đoạn lại rắc bột, cứ như vậy độ 3 giờ 3 lượt đậu nành và 3 lượt bột.
Dùng bao bố [bao tải] hoặc chiếu mà phủ lên trên nong đậu để cho đậu lên meo [mốc].
Sau hai hôm, đem đảo đậu cho trộn bột lên, ở dưới lên trên, đậu ở trên xuống dưới. Nếu thấy đậu khô thì lấy nước lạnh sạch mà vẩy hoặc phun lên. Vẩy nước xong lại lấy bao bố mà ủ kín cho lên meo.
Năm ngày sau, bỏ bao bố ra, lấy tay cầm đậu, nếu thấy nhẹ, khô,xốp ấy là đậu đã được, có thể ngả tương ngay. Nếu thấy đậu còn ướt, mốc còn nặng thì đợi 1,2 hôm nữa mới ngả tương được.
Ngả tương :

Súc đậu vào vại hay chum, chậu, lấy tay bóp mốc cho rời ra. Đoạn lấy nước luộc đậu trước mà đổ vào chum mốc.Lấy vải mùng bịt kín miệng chum cho ruồi khỏi đẻ trứng vào, rồi đem phơi nắng độ 2 giờ.

Ngả tương như sau :

Đong vào chum sạch 10 phần đậu mốc thì hai hay ba phần muối trắng, tuỳ theo muốn làm mặn hay lạt. Dùng que cây mà quấy cho đều, rồi lấy vải mùng bịt miệng chum và trên cùng là nắp chum.
Để như vậy 1 hay 2 tháng đậu mốc, nước sẽ ngấu và thành tương.
Gạn nước cốt ở tương ra, lọc trong ấy là nước sáng-sấu. Bã đậu còn lại là tương tàu hay mìn-sỳ.

Trang 218,219 sách "Sách dạy những nghề dễ làm", Nguyễn Công Huân,1974.
................................................................................
............
Đọc xong đoạn văn trên, có mấy ý như sau;

--Bột mì không thấy có rang vàng.
--Cái chỗ 3 giờ 3 lượt đậu,3 lượt bột...chắc là làm một giờ một lần?? Cho nó hưởng thêm không khí??? Hay là nhà sách in dư ?? Cái chỗ 3 giờ ấy???
-- Không thấy dùng mốc giống
--Đoạn cuối ngả tương...không thấy bảo là đem phơi nắng???

Gửi bởi: Diệu Minh Jun 10 2009, 02:40 PM

QUOTE(huynhdoan2000 @ Jun 10 2009, 08:36 AM) *
Mìn-sỳ [ tương tàu]

Sau đây là một lối nữa để làm tương tàu mìn-sỳ, dùng bột mì thay cho bột gạo. Một điểm nữa là nước cốt ở tương ra dùng làm nước chấm sáng-sấu.

Đem đậu rửa nước lạnh, đãi cho sạch rồi đổ vào vại mà ngâm 6 giờ cho mềm. Cho đậu vào nồi, chảo, thùng đặt lên lò than, củi mà nấu cho đậu chín nhừ.
Vớt đậu ra rổ, thúng cho ráo nước và nguội. Bỏ nồi ra lửa rồi để nước luộc đậu lại cho nguội, sau nầy dùng nước ấy để ngả tương. Đoạn để đậu lên nong, nia, chiếu, phên, rải thành lượt mỏng mà phơi nắng cho hột đậu se lại.
Đậu nành ở nong, nia sau khi đã phơi se lại rồi thì rải thành lớp mỏng 2,3 phân và mang vào trong nhà, để chỗ rợp, mát, thoáng hơi. Lấy bột mì rắc một lượt mỏng lên lớp đậu trên nong.Rắc bột xong thì, lại lấy đậu rắc lên một lớp, đoạn lại rắc bột, cứ như vậy độ 3 giờ 3 lượt đậu nành và 3 lượt bột.
Dùng bao bố [bao tải] hoặc chiếu mà phủ lên trên nong đậu để cho đậu lên meo [mốc].
Sau hai hôm, đem đảo đậu cho trộn bột lên, ở dưới lên trên, đậu ở trên xuống dưới. Nếu thấy đậu khô thì lấy nước lạnh sạch mà vẩy hoặc phun lên. Vẩy nước xong lại lấy bao bố mà ủ kín cho lên meo.
Năm ngày sau, bỏ bao bố ra, lấy tay cầm đậu, nếu thấy nhẹ, khô,xốp ấy là đậu đã được, có thể ngả tương ngay. Nếu thấy đậu còn ướt, mốc còn nặng thì đợi 1,2 hôm nữa mới ngả tương được.
Ngả tương :

Súc đậu vào vại hay chum, chậu, lấy tay bóp mốc cho rời ra. Đoạn lấy nước luộc đậu trước mà đổ vào chum mốc.Lấy vải mùng bịt kín miệng chum cho ruồi khỏi đẻ trứng vào, rồi đem phơi nắng độ 2 giờ.

Ngả tương như sau :

Đong vào chum sạch 10 phần đậu mốc thì hai hay ba phần muối trắng, tuỳ theo muốn làm mặn hay lạt. Dùng que cây mà quấy cho đều, rồi lấy vải mùng bịt miệng chum và trên cùng là nắp chum.
Để như vậy 1 hay 2 tháng đậu mốc, nước sẽ ngấu và thành tương.
Gạn nước cốt ở tương ra, lọc trong ấy là nước sáng-sấu. Bã đậu còn lại là tương tàu hay mìn-sỳ.

Trang 218,219 sách "Sách dạy những nghề dễ làm", Nguyễn Công Huân,1974.
................................................................................
............
Đọc xong đoạn văn trên, có mấy ý như sau;

--Bột mì không thấy có rang vàng.
--Cái chỗ 3 giờ 3 lượt đậu,3 lượt bột...chắc là làm một giờ một lần?? Cho nó hưởng thêm không khí??? Hay là nhà sách in dư ?? Cái chỗ 3 giờ ấy???
-- Không thấy dùng mốc giống
--Đoạn cuối ngả tương...không thấy bảo là đem phơi nắng???


Bột mì rang vàng đấy, có lần làm bột mì sống rồi, kinh lắm...
Phải cho mốc giống thì nó mới ngon và thành đạt.

Thế loại làm từ đỗ đen gọi là gì?

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jun 12 2009, 05:29 AM


Bột mì rang vàng đấy, có lần làm bột mì sống rồi, kinh lắm...
Phải cho mốc giống thì nó mới ngon và thành đạt.


Chào sư phụ...
Cám ơn sư phụ đã cung cấp thông tin...Nhiều tác giả viết sách thì có nhiều cách khác nhau...

Thế loại làm từ đỗ đen gọi là gì?

Cái này đệ chưa nghe nói hoặc chưa được đọc tới...
Đệ tử nghĩ chắc là...Misô đỗ đen quá!!
Đậu đỏ thì thấy có làm chung với đậu nành...là làm Misô...
..................................................................
Sư phụ ôi...
Mấy hũ tương làm bằng gạo nếp ủ mốc [làm tương cổ truyền]...đã ngả tương và phơi nắng được hơn nửa tháng...bấy giờ "nó" kéo màn trắng phía trên???
Đệ tử đã phạm phải sai sót gì??? làm sao khắc phục? hay là bỏ?
các hũ tương đặc làm bằng đậu nành và bột mì...thì không có hiện tượng đó!!
.....
-- Phơi thiếu nắng?
-- Bỏ muối không đủ?
-- Quấy tương làm dính vào vách??
-- Ủ mốc nếp chưa tới? hay quá ngày??
Hèn chi sư phụ bảo làm misô nhẹ nhàng hơn làm tương cổ truyền...

Gửi bởi: Diệu Minh Jun 12 2009, 08:28 AM

Bị âm rồi, cho thêm muối vào mốc mật sau khi ủ 2 ngày, có cho không hay là cứ thế mang ra phơi nắng?

Sau khi ủ mốc mật mà chưa ngả tương ngay thì phải bỏ muối theo tỉ lệ 1.7 vào khối nguyên liệu và đem phơi nắng chứ?

Gửi bởi: UPani Jun 12 2009, 06:23 PM

Tamari ở đây gọi là tương. Ở quê mình chỉ có tương Bần được gọi là tương, còn cái kia gọi là Ma-ri.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jun 14 2009, 06:36 AM

Bị âm rồi, cho thêm muối vào mốc mật sau khi ủ 2 ngày, có cho không hay là cứ thế mang ra phơi nắng?

Sau khi ủ mốc mật mà chưa ngả tương ngay thì phải bỏ muối theo tỉ lệ 1.7 vào khối nguyên liệu và đem phơi nắng chứ?


Chào sư phụ...

Xin báo cáo với sư phụ...
Khi nếp đã ủ [ 3,4 ngày], đã được mốc đều khắp...Đậu nành đem rang, rồi xay nhỏ sau đó nấu chín mềm...Lọc nước ra để riêng...Xác đậu thì trộn với nếp mốc...bỏ vào chậu sành đem phơi nắng vài ba bữa!! Không có cho muối, chỉ có pha chút đỉnh nước muối [1 phần tư lít nước muối 20%] rưới vào...theo sách nào đó chỉ dẫn ấy mà !!!
Sư phụ nói thế thì chắc là đệ đã không pha muối vào khối "chè" nầy rồi!!! Tạm thời, đệ hớt mấy cái màn váng trắng ra...quậy kỹ, phơi nắng lại...Qua mấy ngày sau...đỡ đỡ...không thấy kết màn nữa...

Gửi bởi: Diệu Minh Jun 14 2009, 08:58 AM

Sao tớ bảo một đàng Huynhdoan làm tương một nẻo thế nhỉ?

Sau khi san xôi ra mẹt để dày khoảng 3,4 cam, sau 3, 4 ngày khi nó lên mốc đều thì phải vảy nước muối 5% so với nguyên liệu ban đầu rồi ủ lại như là làm rượu nếp (cơm rượu) trong 2 ngày đêm, khối mốc mật sau 2 ngày này nó đã trở nên quánh đặc ngấu nát nhừ ngọt lịm và kiến tới bâu... sau đó bỏ thêm muối cho đủ tỉ lệ 1,7 - 1 (1,7 gam - 1 kg) rồi phơi để đó

Sau đó thì làm nước đậu, bỏ cả cái lẫn nước vào cái lu sạch để 7 ngày đêm rồi mới trộn hai bán sản phẩm vào nhau gọi là ngả tương...

Sao làm cái kiểu gì đọc được từ trong sách lấy cái đậu trộn với mốc????
Tớ có đọc cách này nhưng chưa bao giờ làm vì thấy nó cách rách... và lủng củng, tớ không làm theo cách đó đâu...

Cậu nhớ sai rồi.

ÔI giời ơi là giời sao Huynhdoan âm như thế? côca côla như thế?

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jun 15 2009, 05:51 AM


Sao tớ bảo một đàng Huynhdoan làm tương một nẻo thế nhỉ?

Sau khi san xôi ra mẹt để dày khoảng 3,4 cam, sau 3, 4 ngày khi nó lên mốc đều thì phải vảy nước muối 5% so với nguyên liệu ban đầu rồi ủ lại như là làm rượu nếp (cơm rượu) trong 2 ngày đêm, khối mốc mật sau 2 ngày này nó đã trở nên quánh đặc ngấu nát nhừ ngọt lịm và kiến tới bâu... sau đó bỏ thêm muối cho đủ tỉ lệ 1,7 - 1 (1,7 gam - 1 kg) rồi phơi để đó


Chào sư phụ...
Đệ tử đầu óc ngu dốt, khi đọc bài viết nào mà không "hiểu" thì...kiếm bài viết khác. Rồi thấy bài viết nào...mà hiều chút đỉnh thì...thực hành thử!!
Đệ tử tự hỏi...
-- Người viết bài cách làm tương...có "dấu nghề" không? Tại sao làm theo như vậy mà...không thành công??
-- Hoặc có thể họ viết ra cho những người thông thái, căn tánh lanh lợi, đọc một hiểu mười?? Khổ nổi, đệ tử lại là "Dummy"....nên...hiểu không nổi!! [Dummy là từ tiếng Anh...hiểu theo tiếng Việt là... "vỡ lòng", "đơn giản", .v.v...Nếu bạn muốn học cái gì đó...mà chưa có căn bản thì tìm mua sách có tựa là Dummy...Những loại sách nầy rất...dễ hiểu...tất nhiên là sách tiếng Anh và không chuyên sâu lắm.]
-- Hoặc giả...do nhà xuất bản...mắt nhắm mắt mở...in sai chữ, sai số,...
-- Hoặc...cách diễn đạt bằng tiếng Việt...chưa "tới"??? Nhiều người tiếng Anh rất giỏi...nhưng kiếm từ tiếng Việt tương đương lại...kiếm không ra!
-- Hoặc là bài viết thiếu chi tiết...gây "lúng túng" cho người đọc....Ví dụ...sách bảo...ban ngày đem phơi nắng...mà lại không nói gì về ban đêm?? Ban đêm đem vô hay cứ để phơi sương???

Đúng ra...ta không nên đòi hỏi nhiều làm chi...Mộng của đệ tử là...Cố làm sao cho thành nghề làm tương [ Sư phụ là vua tương, còn đệ tử thì...tri phủ tương...cũng quí lắm!!] Và đệ tử hy vọng...những ai khi đọc xong chủ đề nầy...đều làm được tương!! Dốt nát như đệ tử mà còn làm được thì...mọi người đều làm được!!
................................
Sư phụ ôi...mấy ngày nay đọc sách "Thiền ăn" của sư phụ, ở phần làm tương...Quá hay!! Sư phụ quả là không có dấu nghề!! Chỉ bảo rất tường tận! Từ lúc đầu...do bài viết quá dài, quá chi tiết nên đệ tử tạm thời bỏ qua...Kiếm các bài khác dễ hơn và làm thử! Đến giờ thì...cũng đã thông thạo nhiều điều...nên đọc lại bài viết của sư phụ...thấy hay quá!! Tất nhiên...về sau nầy thì...đệ tử chỉ làm tương theo cách của sư phụ giảng dạy...
......................
bỏ thêm muối cho đủ tỉ lệ 1,7 - 1 (1,7 gam - 1 kg)

Sư phụ viết như vầy thì đệ tử pótay!!!
Có phải ý của sư phụ là 170g muối trên 1kg mốc???


Sao làm cái kiểu gì đọc được từ trong sách lấy cái đậu trộn với mốc????
Tớ có đọc cách này nhưng chưa bao giờ làm vì thấy nó cách rách... và lủng củng, tớ không làm theo cách đó đâu...


Đệ tử nghĩ...chắc có lẽ tác giả đã đơn giản hoá cách làm tương cho mọi người đều làm được.
Đấy là cách của ks Phạm Đình Trị dạy đấy.
Mà sư phụ ôi!!
Sau nhiều tháng ngày miệt mài nghiên cứu...đệ tử thấy...cách làm tương rất phong phú!!! Có thể làm theo cách nào cũng được...ví dụ như...đậu nành bỏ vỏ hoặc không bỏ vỏ, rang đậu rồi nấu hoặc nấu mà không rang, nước muối chan vào khối mốc nhiều ít tuỳ mình nhưng phải theo tỷ lệ như sư phụ nói 1 lít nước là 170gr muối...[lấy 200gr cho dễ nhớ.Mặn hay lạt là do mình, nhưng phải từ 170gr muối cho 1 lít nước trở lên]. Tuy nhiên, phải cho muối vào khối mốc đã ủ xong trước [ cũng theo tỉ lệ 1k mốc là 200gr muối], rồi sau đó, chan nước muối vào khi ngả tương...Nước thì phải đun sôi để nguội...Không thôi thì pha muối vào theo tỉ lệ rồi đun sôi để nguội .v.v...
Đệ tử sẽ làm đề án tốt nghiệp về cách làm tương trình cho sư phụ chấm điểm!

ÔI giời ơi là giời sao Huynhdoan âm như thế? côca côla như thế?

Biết làm sao bây giờ??? Đệ tử còn 1 năm rưỡi nữa mới đủ thời hạn 3 năm...mới dương nổi!!! Vái cho đệ tử đừng bị ma vương [Âm] nó lôi kéo????


Gửi bởi: huynhdoan2000 Jun 15 2009, 06:39 AM

Trang 115, sách "380 phương thức điều chế...", tác giả Phạm Đình Trị, 1988...có đoạn văn như sau...

-- Nói đến men là nói đến vi sinh vật, nấm mốc, qua vai trò tiết ra các men, gọi là phân hoá tố [enzym,diastaz]. Chính các phân hoá tố mới là tác nhân lên men, dù không có mặt của vi sinh vật thì enzym vẫn gây sự lên men. Vi sinh vật, nấm mốc chỉ là nhân tố sản sinh ra các phân hoá tố. Tầm quan trọng của chúng [visinh vật] là ở chỗ có chu kỳ sinh sản ngắn, tức vài mươi giây đến vài mươi phút 1 tế bào sẽ phân ra thành 2 tế bào và như vậy chỉ sau vài giờ chúng đã được nhân lên gấp từ hàng chục vạn đến hàng triệu lần [ theo cấp số nhân].
...............

Các bác ôi...vậy là rõ rồi!!! Chúng ta ủ mốc tức là chúng ta "tìm cách sản sinh ra một số vi sinh vật, sau đó tự nó đẻ ra hàng triệu con và chúng nó sẽ tiết ra enzym...Các enzym sẽ biến bột thành đường, đậu thành axit amino, v.v..."
Khi muối mốc...tức là dùng muối...để"giết chết" hàng triệu con vi sinh vật nầy...nhưng các enzym đã tiết ra từ vi sinh vật thì vẫn còn tiếp tục phân giải ra đường, axit amin,....

Bởi vì đệ không "muối mốc" nên các vi sinh vật vẫn còn sống...nên khi ngả tương...tuy là có chan nước muối vào...nhưng một số vi sinh vật vẫn còn "cầm cự" sống...và nó đã "đóng váng" trên mặt tương??? Tức là nó đã đẻ ra hàng triệu con vi sinh vật khác trên mặt tương???
................................................

Trang 116, cũng là sách trên đã dẫn...có đoạn văn như sau [ bài "Làm men rượu"]...

--Dùng 1 chiếc nia với 1 lớp trấu dày khoảng 3 cm, đặt các viên bánh men mới nằm lên bên trên mặt trấu. Khi đã đặt hết bánh men lên nia, ta phủ lên trên cũng 1 lớp trấu dày 3 cm , đem phơi trực tiếp ra ánh nắng mặt trời. Ý nghĩa của việc phủ trấu là tạo điều kiện cho các bánh men tiếp xúc với men saccharomyces orizae trong vỏ trấu, đồng thời trấu còn có tác dụng ngăn cản các bức xạ tử ngoại từ ánh nắng mặt trời chiếu thẳng có thể tiêu diệt nấm men, vẫn tạo được điều kiện thoáng cho nấm men tiếp tục phát triển trong quá trình phơi sấy với nhiệt độ không quá 65 độ C. Nếu trời mưa có thể đặt trên các lò sấy để sấy, nhờ có lớp trấu bảo vệ làm lớp đệm không để nhiệt độ tăng vọt lên cao được.
.....
Đọc bài văn nầy...có thể "hiểu" được ý nghĩa của cách làm mốc mật??



Gửi bởi: Diệu Minh Jun 15 2009, 08:39 AM

Ha, cậu suy diễn mà người ta không cùng đọc sách kiểu như cậu họ chằng biết cậu nói gì?

Đó là họ làm loại men rượu nếp... sao lại lôi vào cả phần làm tương?

Họ sẽ càng thấy cậu râu ông nọ cắm cằm bà kia...
Và kiểu suy diễn như thế e chưa ổn?

Nếu muối có thể "làm chết" vi sinh vật? thì nắng có thể làm chết chúng nhiều hơn... sao nắng lại không "giết" được chúng? rõ suy diễn phi logic.

Thôi cái đám kiến thức của cậu đi, làm đúng qui trình đã học, đã đọc trong sách của tớ thì cậu đã có hũ tương ngon lành rồi.

Đây là cái lỗi của việc đa thư loạn cách làm tương!


Gửi bởi: huynhdoan2000 Jun 18 2009, 05:43 AM


Ha, cậu suy diễn mà người ta không cùng đọc sách kiểu như cậu họ chằng biết cậu nói gì?

Đó là họ làm loại men rượu nếp... sao lại lôi vào cả phần làm tương?

Họ sẽ càng thấy cậu râu ông nọ cắm cằm bà kia...
Và kiểu suy diễn như thế e chưa ổn?


Chào sư phụ...

Tánh của đệ tử hay "thắc mắc"...Tại sao lại vậy, lại vậy?? Lấy ví dụ...ủ mốc có ý nghĩa gì? Không ủ có được không? Hoặc ủ không hết số nếp mà đem ngả tương ...có sao không? Ôi thôi...đủ thứ...
Đệ tử hành nghề sửa chữa điện tử...Khi sửa một máy nào đó...thì trước hết là kiếm sơ đồ...Có sơ đồ rồi thì...phải "hiểu" cho được nguyên lý vận chuyển của cái máy đó...Khi đã tìm hiểu xong thì...Đúng là
Sở học minh liễu, tại ý sở vi!!! [Bổn học đã xong thì tuỳ ý mình làm!]
Bây giờ giả sử mua đồ thay không có...thì ta vẫn kiếm mạch khác có nguyên lý như vậy...cưa ra...ráp vào máy này mà "thay thế" tạm...

................................................................................
...
Đệ tử tìm đọc tất cả các tài liệu, bài viết nói về tương [kể cả tiếng Anh...để đó chứ chưa đọc nổi]...
Mỗi một bài viết....đều có cách viết "khác" nhau chút đỉnh!! Cái "khác" chút đỉnh đó...chính là cái đệ tử cần...
Bây giờ đệ tử mới hiểu ...."mốc" là gì? Enzym là gì?? Mốc là vi sinh vật, enzym là một chất do vi sinh vật tiết ra...Chất nầy sẽ "biến đổi" bột, đậu..v.v...Khi tương bị đóng váng...tức là đã có vi sinh vật phát triển trên bề mặt của tương! Do nước mưa ngấm vào? Do không lau chùi bề vách của hũ tương? Do đồ quấy bị dơ? v.v...
Còn tại sao người ta dùng trấu mà ủ ? Sao không dùng thứ khác? V.v.v...Dùng trấu là do trong vỏ trấu có men [men có nghĩa là vi sinh vật đấy!] saccharomyces orizae...Khi hiểu như vậy rồi thì ...ủ mốc mật "nên" dùng trấu!! Giống như khi xưa người ta ủ mốc bằng lá nhãn...

Nếu muối có thể "làm chết" vi sinh vật? thì nắng có thể làm chết chúng nhiều hơn... sao nắng lại không "giết" được chúng? rõ suy diễn phi logic.


Lúc rày thời tiết hay bị áp thấp nhiệt đới!! mấy hũ tương làm vào lúc nầy...sao "hiêu" quá!!!
Sư phụ ôi...thế nếu ngày nào không nắng...mà tương mới ngả...phải cần nắng, thế đệ tử dùng bóng đèn tròn bỏ vào hũ tương mà ủ đở vài ngày...đợi nắng, có được không?

Thôi cái đám kiến thức của cậu đi, làm đúng qui trình đã học, đã đọc trong sách của tớ thì cậu đã có hũ tương ngon lành rồi.

Mộng của đệ tử là nối nghiệp của sư phụ!! Năm nay thì làm búa xua theo đủ thứ sách vở...Chủ yếu là rút kinh nghiệm...Khi làm chẳng cần phải là ăn được! Có hư cũng tốt...vì nó giúp mình có kinh nghiệm...Hổm rày mỗi lần làm chỉ làm nửa kí hoặc một kí...Không có dám làm nhiều...

Bây giờ là bắt đầu theo sách của sư phụ chỉ dẫn...
Sư phụ ôi...nước ngâm đậu...mới 3 ngày thì "thơm" mùi chao diệm!!! Nhưng đến 7 ngày...sao mà..."thúi" quá vậy!! Có phải là vậy không? Có phơi nắng không?

Đây là cái lỗi của việc đa thư loạn cách làm tương!


Đúng là "Đa thư loạn mục"....Sách vở ở nhà đệ tử lên đến gần cả ngàn cuốn [nhỏ lớn]...


Gửi bởi: Diệu Minh Jun 18 2009, 08:43 AM

Khi ngâm nước đậu nhớ bôi tí mốc lên vành ngấn nước... để cho trong khi chuyển hóa thì nó sẽ sản sinh ra hệ vi sinh vật tốt cho việc thành tương... cứ tiếp tục đi

170 gam muối - 1 kg thành phẩm là tỉ lệ nên luôn nhớ.

Đúng 7 ngày đêm thì phối hai nguyên liệu lại, thời tiết sẽ không có ảnh hưởng gì nếu quá trình làm mốc và ngâm nước đậu tốt đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, có lần tớ ngả tương vào đầu mùa đông ở nhà tớ vẫn ok, chả sao, không nắng thì chỉ kém chút thơm... để 8 tháng vẫn ngọt lịm, khi nào có nắng thì phơi, chả làm sao đâu mà phải sợ tới mức định đưa cả bóng đèn vào chum tương như thế...

Chúc sớm thành công.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jun 19 2009, 04:46 AM


Khi ngâm nước đậu nhớ bôi tí mốc lên vành ngấn nước... để cho trong khi chuyển hóa thì nó sẽ sản sinh ra hệ vi sinh vật tốt cho việc thành tương... cứ tiếp tục đi

Chào sư phụ...

Mấy cái vụ nầy...đúng là "gia truyền"...Nếu sư phụ không dạy thì...chắc cũng không ai tiết lộ...
Như vậy khi ủ được mốc [khoảng 5 ngày đêm], lấy ra một ít mốc để riêng,...chắc bỏ vào tủ lạnh quá!! Để dành bôi vào vách hũ ngâm đậu...Trong mốc đã ủ được ...có sẵn các vi sinh vật Aspergillus...Các vi sinh vật khác lạ...nếu lãng vãng đến thì sẽ bị thằng Asper...nầy...đè bẹp...

Sư phụ ôi, bây giờ đệ tử muốn "gây giống" cho năm sau thì...lấy ra một bát mốc đã ủ được [5 ngày]...rồi đem phơi nắng...Sau đó, bảo quản trong tủ lạnh 6 tháng...thế có được không? Năm sau có làm tương thì ...đem bát mốc nầy...giả cho nhỏ ra...mà rắc vào nếp để ủ mốc?? Khỏi lệ thuộc vào TTVS...

Theo đệ tử nghĩ thì...nắng không làm "chết" mấy con vi sinh đâu...Chỉ làm cho nó ..."ngưng" phát triển?? Chỉ khi nào có muối, lại thêm phơi nắng,...mới làm chết vi sinh??



170 gam muối - 1 kg thành phẩm là tỉ lệ nên luôn nhớ.

Sư phụ nói thế thì...đệ tử phải đi mua cái cân khác. Cái cân ở nhà chỉ cân có 2 kí tối đa...Chỉ đem cái hũ lên cân...cũng chạy mút kim!!! Phải mua cái cân 10 kí quá...Cân cái hũ "bá nạp" xong rồi trừ số kí của cái hũ ra...mới biết được số kí thành phẩm đang có...Và sau đó, mới cân muối...trộn vào...
Thế đem phơi nắng...nó "nhót" lại...thì mình có ...châm thêm nước cho đủ liều lượng ban đầu không??

Đúng 7 ngày đêm thì phối hai nguyên liệu lại, thời tiết sẽ không có ảnh hưởng gì nếu quá trình làm mốc và ngâm nước đậu tốt đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, có lần tớ ngả tương vào đầu mùa đông ở nhà tớ vẫn ok, chả sao, không nắng thì chỉ kém chút thơm... để 8 tháng vẫn ngọt lịm, khi nào có nắng thì phơi, chả làm sao đâu mà phải sợ tới mức định đưa cả bóng đèn vào chum tương như thế...


Sư phụ càng giảng dạy, đệ tử càng ngày càng thông ra...Mong sao...sang năm "tốt nghiệp" sơ cấp.... Đệ tử nghĩ rồi...Dù có làm được tương [ chắc là không ngon!! Đậu nếp ở đây..."không đạt tiêu chuẩn"...], đệ tử cũng phải mua tương của sư phụ làm...để dành ăn mà có cái so sánh...

Cái vụ bóng đèn là do...đệ tử đọc bài làm natto mà suy luận ra...

Gửi bởi: Diệu Minh Jun 19 2009, 10:47 AM

Ở trung tâm vi sinh, họ giữ mốc trong môi trường ống thạch nghiêng... và họ lo cho dân còn hơn là bồ tát, vậy đừng quá lo cho tương lai của mốc.

Chỉ phơi tương trong nắng chừng 10 nắng là đậy kín lại để ngấu 8 tháng... khỏi phải lo cạn nước tương nghe.

Phơi nhiều làm gì?

Chỉ tổ các bụi bẩn bên ngoài lại lọt vào chum tương mà thôi.

Tương nó đỏng đảnh và cực kỳ nhạy cảm, tâm tính của bạn tác động ảnh hưởng trực tiếp lên tương...

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jun 20 2009, 06:40 AM


Ở trung tâm vi sinh, họ giữ mốc trong môi trường ống thạch nghiêng... và họ lo cho dân còn hơn là bồ tát, vậy đừng quá lo cho tương lai của mốc.

Chào sư phụ...
Sư phụ nói thế thì đệ tử yên tâm rồi...Vái cho họ ăn cơm lứt muối mè...để luôn có sức khoẻ mà giúp cho chúng sanh ...

Tương nó đỏng đảnh và cực kỳ nhạy cảm, tâm tính của bạn tác động ảnh hưởng trực tiếp lên tương...



Kể cũng ngộ !!! Sư phụ nói , đệ tử mới biết!!!! Hèn chi...đồ vật trong nhà không sợ mất...mà sợ mất mấy hũ tương bỏ ngoài sân???
......................................................................
Sư phụ ôi, có mấy đoạn văn trong bài cách làm tương [sách Thiền ăn của sư phụ]...đệ tử chưa "hiểu" lắm...Xin sư phụ dạy cho...

-- Nấu nứơc sôi, đang sôi thì đổ vào khạp đựng bột đậu để ngâm hay là chờ nước nguội mới đổ vào???
-- Mốc ủ xong là 5 ngày?? Hột nếp xanh chành... Đem pha nước muối theo tỉ lệ trong sách dạy và bỏ vào cái bao mũ ni lông, cột chặt lại, vùi vào thùng trấu??? Đem thùng trấu phơi nắng hoặc đặt gần lò bếp cho nóng hay ...?? Ban đêm đặt bóng đèn?? Để duy trì nhiệt độ 60 độ?? Làm như vậy 2 hoặc 3 ngày...thành mốc mật!!
-- Sau khi ủ mốc mật xong, có muối mốc và phơi nắng không? Mấy ngày nữa?
.........................

Gửi bởi: Diệu Minh Jun 21 2009, 04:05 PM

KHi ủ mốc mật không cần thêm cái gì, trừ phi định làm quanh năm vào cả những ngày lạnh 10 độ thì mới cần "gia thêm nhiệt", tự khối mốc sẽ sinh nhiệt mà.
Chỉ cần để vào góc nhà sạch sẽ.

Qua 2 ngày đêm đem ra bỏ vào lu thêm muối tỉ lệ sao cho 1,7 - 1; rồi phơi 2,3 nắng xong có thể đậy kỹ lại ... có thể để cho tới sang năm dùng để làm tương... hay cứ để nguyên thế sau 8 tháng đem ra mà dùng gọi nó là tương ngọt cũng được.

Tớ định bụng năm nay sẽ "tung" ra thị trường loại tương ngọt này có pha thêm hạt đỗ tương trong món miso...

Chắc mọi người sẽ thích lắm lắm...

Chúng sinh rất háo ngọt ????


Gửi bởi: huynhdoan2000 Jun 22 2009, 04:35 AM


KHi ủ mốc mật không cần thêm cái gì, trừ phi định làm quanh năm vào cả những ngày lạnh 10 độ thì mới cần "gia thêm nhiệt", tự khối mốc sẽ sinh nhiệt mà.
Chỉ cần để vào góc nhà sạch sẽ.

Qua 2 ngày đêm đem ra bỏ vào lu thêm muối tỉ lệ sao cho 1,7 - 1; rồi phơi 2,3 nắng xong có thể đậy kỹ lại ... có thể để cho tới sang năm dùng để làm tương... hay cứ để nguyên thế sau 8 tháng đem ra mà dùng gọi nó là tương ngọt cũng được.


Chào sư phụ...

Đệ tử tính ủ mốc mật như sau
-- Sau khi ủ lên mốc thông thường [dùng mốc giống của TTVS] là 5 ngày...Đem mốc gói kỹ lại bằng tấm vải mùng...Dùng 2 cái thúng đổ đầy trấu úp lại với nhau...Để khối mốc ỡ giữa. Sở dĩ dùng vải mùng là do muốn khối mốc tiếp xúc với mốc saccharomyces [có trong trấu]...Chứ nếu bỏ vào bọc nylon thì bị kín hơi!!...Đặt 2 cái thúng đó vào một nơi ...Theo lời sư phụ nói thì...tự khối mốc sinh nhiệt....Thôi, để đệ tử đi mua rượu và sẵn hỏi bà bán rượu cách ủ rượu luôn...bà này quen...Hi...hỏi người lạ thì...họ đưa cho 10 ngàn và chỉ chỗ khác cho mình tới mà hỏi!!!!
-- Cái vụ nước sôi hay nước nguội đổ vào bột đậu là...do đệ tử đọc trong nhiều sách...Sư phụ thì bảo nước sôi, còn bà Diệu Hạnh thì nước sôi để nguội...Các sách khác thì...Nước và bột đậu thì nấu một lượt cho sôi và để nguội...Mỗi cách chắc là có một tác dụng nào đó...Chỉ sợ nước sôi giết chết ráo các vi sinh vật cần thiết??? Hay là nước sôi...có tác dụng "tẩy độc"???

Tớ định bụng năm nay sẽ "tung" ra thị trường loại tương ngọt này có pha thêm hạt đỗ tương trong món miso...

Sư phụ làm sao cho...nếu ai muốn ăn ngọt thì ăn liền , còn ai muốn dùng để ngả tương thì ngả!! Thế có được không??
Sư phụ ôi, khối mốc mật đó để 8 tháng mới ăn được...nhưng nó đâu phải là tương?? Nó là...cơm rượu khô, phải không?? Sư phụ cho đệ tử hỏi...Mốc ủ xong [khoảng 10 ngày]...nó là một khối nhão!!! Nhưng sau 8 tháng...nó còn nhão không? Hay cứng như đá?

Kể cũng ngộ!! Cơm nếp nấu xong thành xôi...Khi không đem ủ mốc thì...vài ngày sau, nó cứng ngắt...Còn ủ lên mốc thì...nó bở rệu...10 ngày sau cũng mềm xèo...Chắc là do các vi sinh vật sinh sôi nảy nở...rồi chúng tiết ra các enzym...chuyển hoá tùm lum...


Chúng sinh rất háo ngọt ????



Người ăn ngọt thường xuyên...có bệnh chết cũng vài ba chục năm..Còn kẻ ăn chua quá hay mặn quá...chắc vài năm!! Do mặn quá là cực dương, còn chua quá là cực âm?? Nói theo khoa học thì...chua là axit còn mặn là bazơ...



Gửi bởi: Diệu Minh Jun 22 2009, 06:34 AM

Miễn là nước đã đun sôi, đổ ngay khi còn nóng hay đổ vào bôt đậu sau khi để nguội là còn tùy vào người xử lý tình huống, tớ nấu nước sôi làm một lúc 200 lít, làm gì có chỗ đựng nước cho nguội hẳn, chỉ cho vào cái thau nhôm cho nó tản nhiệt nhanh và đổ ngay vào khối bột đậu đã bỏ và chum... như thế thuận tiện hơn... vấn đề là để 7 ngày thì quá trình sinh hóa sẽ diễn ra và làm cho nước đỗ ngâm có mùi tương nè, có hệ thống vi sinh vật kháng sinh bảo vệ tương này... chính NÓ sẽ làm cho tương ra tương...

Mốc đã làm xong, phải vẩy nước muối loãng vào, lấy tay vun lại và đập đập vào nhau cho nó dính sát lại với nhau và bọc khối mốc đó .... đem ủ lại, vì mỗi lần tớ làm 50 - 60 kg xôi nên tớ bỏ hết vào các bồ, rồi bên dưới kê cái thau cho chảy nước mật ra, chung quanh có thể lấy cái chiếu sạch quấn lại để giữ nhiệt...hay là lấy bao tải thoáng cuốn lại... mốc sẽ chuyển hóa thành đường 100% nếu biết cách ủ kín và lại đảm bảo thoáng... nếu không thì mốc mật mà kém ngọt thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của tương.

Nếu để giữa khối trấu thì tốt, nhưng cũng không cần theo cách này...cách đó chỉ hợp với làm vài chục lít nhà làm lấy để ăn, làm nhiều không dễ làm được.... còn tùy xem có cần thiết không... nếu có thể thì làm như vậy cũng tốt lắm.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jun 23 2009, 05:47 AM


Miễn là nước đã đun sôi, đổ ngay khi còn nóng hay đổ vào bôt đậu sau khi để nguội là còn tùy vào người xử lý tình huống, tớ nấu nước sôi làm một lúc 200 lít, làm gì có chỗ đựng nước cho nguội hẳn, chỉ cho vào cái thau nhôm cho nó tản nhiệt nhanh và đổ ngay vào khối bột đậu đã bỏ và chum... như thế thuận tiện hơn... vấn đề là để 7 ngày thì quá trình sinh hóa sẽ diễn ra và làm cho nước đỗ ngâm có mùi tương nè, có hệ thống vi sinh vật kháng sinh bảo vệ tương này... chính NÓ sẽ làm cho tương ra tương...

Chào sư phụ...
Như vậy là đã rõ!! Nóng hay nguội gì cũng OK...
Tuy nhiên, đệ tử vì đang làm 2 hũ theo 2 kiểu...nước nóng và nước để nguội...có nhận xét như sau...
-- Nước để nguội rồi trút vào hũ bột đậu...Đậu nó mát mẽ!!! Nên chỉ 3 ngày là..."thơm phứt" mùi chao diệm [thứ chao bán ngoài chợ vào những ngày răm và ba mươi]...đến 7 ngày...nó "thúi" khủng khiếp!!! Ngả tương xong...phơi nắng gần cả tuần...mà cái mùi thúi vẫn còn??? Không biết có bị hư không???
-- Nước đang sôi thì trút vào hũ bột đậu...Đậu nó la làng!!! Nóng quá, nóng quá!! Biết làm sao??? Để đến nay là 4 ngày...kê mũi hửi...thì thấy "thơm"...nó không "bay mùi" dữ dội như thằng nước nguội...Đứng kế bên cũng không thơm...Còn thằng trước...chỉ mở nắp [đâu dám không để nắp...Bị la chết!!]...mở xong rồi đậy lại...mà cả nhà đều "biết"...Phải la một vài câu rồi bịt mũi lại...

Mốc đã làm xong, phải vẩy nước muối loãng vào, lấy tay vun lại và đập đập vào nhau cho nó dính sát lại với nhau và bọc khối mốc đó .... đem ủ lại, vì mỗi lần tớ làm 50 - 60 kg xôi nên tớ bỏ hết vào các bồ, rồi bên dưới kê cái thau cho chảy nước mật ra, chung quanh có thể lấy cái chiếu sạch quấn lại để giữ nhiệt...hay là lấy bao tải thoáng cuốn lại... mốc sẽ chuyển hóa thành đường 100% nếu biết cách ủ kín và lại đảm bảo thoáng... nếu không thì mốc mật mà kém ngọt thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của tương.

Sư phụ dạy như thế thì đệ tử hiểu rồi...Thế nhưng...nước mật chảy xuống...để xài hay đổ bỏ???
Ủ như vậy 2 ngày, rồi đem phơi nắng bao nhiêu ngày?? Hay là khỏi phơi cũng được??

Nếu để giữa khối trấu thì tốt, nhưng cũng không cần theo cách này...cách đó chỉ hợp với làm vài chục lít nhà làm lấy để ăn, làm nhiều không dễ làm được.... còn tùy xem có cần thiết không... nếu có thể thì làm như vậy cũng tốt lắm.

Đệ tử không có đầu óc kinh doanh đâu...Học để tự mình làm...tự mình "làm chủ sinh mạng mình"!!!! Sau nầy, có dịp, vẫn mua tương của sư phụ ăn cho khoẻ...Vua làm thì khác với tri phủ làm mà!!!!
Mua phải mua tận gốc, mua ở đại lý...sao mà..."làm sao đâu"???? Năm trước, lúc mới bắt đầu tập ăn...mua món gì cũng..."ngon", rất chất lượng...Còn bây giờ...Sao mà "làm sao đâu"???
Bột sắn dây?? Trà ban cha?? tamari???Ô mai???
Sư phụ ôi...bây giờ ở quê..người ta đều biết đến GLMM rồi...Cầu vượt quá cung...nên..."làm sao đâu" á!!!! Gạo lứt huyết rồng thì đang lên giá từng tháng...[Ở đây thì 14 ngàn một kí]

Người kinh doanh TD mà giàu lên thì...có "trái" ý tổ sư không?? Đệ tử cũng muốn kinh doanh TD lắm !!!
Chết ai mà không sợ?? Ai bày cái gì mà khỏi chết thì...bán nhà, bán vợ, đợ con cũng làm!!! [haha.. cũng may là bà xả của mấy ông đó...thây kệ ổng!! Chết cho rãnh nợ, ở đó mà đòi bán nhà...]



Gửi bởi: huynhdoan2000 Jun 25 2009, 05:01 AM


Chào sư phụ...

Hôm qua. kiểm lại mấy hũ tương...khoảng mười hũ...Hũ thì...5 tháng, hũ thì 4, 3, 2, 1 tháng...
Sao tự nhiên đệ tử phát hiện...có vài hũ "đóng váng" trắng ở mặt trên!!!

Sư phụ ôi, có phải do mở ra mở vô quậy nên...mốc bay vô? Hay là do đặt gần chỗ thường ủ mốc nên bị "nhiễm"?? Nếu nói do thiếu muối , thiếu nắng thì không phải rồi...Trước đó đâu mà có?
Đệ tử có nghe sư phụ nói là..."có một màn mốc" bao phủ để bảo vệ tương?? Thực ra là tương để lâu...sẽ có màn hay không??
Chứ hũ tương đệ tử làm theo "Thường Chiếu"...không có ủ iếc gì cả...chỉ đậu với nước muối...đến nay đã 5 tháng...không bị đóng váng ...
Tính ra, ủ mốc coi bộ...đủ chuyện trên đời!! Quả thật, làm được tương ngon, không mốc meo...đúng là "tay tiên"!!!

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jun 26 2009, 07:28 AM

Chào sư phụ và các bác...
Bắt đầu từ bây giờ là đệ...chuyển sang làm tương cổ truyền theo như sư phụ dạy..Mới vừa ngả xong một hũ...trước mắt thấy "có lý"!!! Nước đậu ngày 7 ngày không "thúi" mà "thơm"...Mốc ủ muối 10 ngày...nhuyễn ngấu...
Đệ đang tiếp tục làm một hũ mới...Sẽ có bài báo cáo chi tiết...Mong rằng các bác ai cũng làm được cho mình một hũ tương để "lâu" đúng chuẩn!!
.........................................................
À, còn cái hũ tương có mùi thúi...bây giờ...cũng đã bớt thúi nhiều rồi!! Đang để nghiên cứu tiếp...Các hũ tương đóng váng trắng...tạm thời vớt váng ra bỏ, và đặt ngoài nắng [không quậy chi nữa]...Chúng nó đã "ngấu" rồi...tức là lớp dưới là bột đậu, lớp trên là nước "tương"?? Có màu nâu, y như nước tương Tam Thái Tử...
..............................................................................

Đệ sưu tầm trên web...

DÙNG HOÁ CHẤT ĐỂ LÀM NƯỚC TƯƠNG.

Để có được một mẻ nước tương, các cơ sơ sản xuất thường dùng bánh dầu nấu với acid clohydric, sút hoặc soda ash công nghiệp. Trong quá trình sản xuất, acid clohydric phản ứng với hàm lượng lipit có trong thực phẩm có thể sinh ra độc tố gây ảnh hưởng sức khỏe cho con người.

Theo bác sĩ Trần Văn Ký, phụ trách chuyên môn văn phòng phía Nam, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN, từ năm 2001 khi còn công tác tại Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, ông đã trực tiếp đi thanh kiểm tra và chứng kiến việc SX nước tương ở một số cơ sở (CS).

Trừ một số ít CS lớn kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu, phụ gia, chất bảo quản..., đa số không biết rõ nguồn gốc các sản phẩm này thế nào; không thực hiện kiểm nghiệm đầu vào, mua nguyên liệu, phụ gia, chất bảo quản trôi nổi.

Tại một CSSX nước tương ở quận Gò Vấp, TP.HCM, “dây chuyền” SX đặt tại nhà riêng của chủ CS. Mặt bằng để SX chỉ rộng khoảng 20m2 với một lò nấu nước tương đúc bằng ximăng, được đặt cạnh nhà vệ sinh.

Bên trong lò có hai khạp sành rất lớn, dung tích khoảng 200 lít dùng để nấu nước tương. Xung quanh lò để ngổn ngang rất nhiều thùng phuy bằng nhựa, lu, khạp bằng sành cùng nhiều vật dụng linh tinh khác. Trong số này có một thùng phuy để một thứ nước đen sì, sền sệt, nổi váng dầu không được che đậy. Dù chỉ là một CS nhỏ với hai công nhân, nhưng theo chủ CS, mỗi tháng họ xuất bán ra thị trường hơn 10.000 lít nước tương.

Xác bánh dầu và hóa chất công nghiệp

Chủ một CSSX nước tương ở quận Gò Vấp - đề nghị không nêu tên - cho biết: “Để SX nước tương, chúng tôi đến khu vực “bọng dầu” thuộc địa bàn huyện Hóc Môn mua nguyên liệu.

Nguyên liệu là bã đậu phộng hoặc bã đậu nành (còn gọi là bánh dầu) đã được các công ty SX dầu ăn ép lấy hết dầu, bỏ đi. Một ký bánh dầu giá dao động 4.000-5.000đ tùy thời điểm và tùy loại. Để SX ra 200 lít nước tương, chỉ cần lấy gần 100kg bánh dầu đem nấu với khoảng 75kg hóa chất acid clohydric (HCl). Sau đó để nguội rồi cho tiếp khoảng 33kg xút (NaOH) hoặc soda ash (Na2CO3).

Qua giai đoạn này, sản phẩm được đem lược bỏ xác, chỉ lấy nước trong và đem nấu lại lần hai. Trong lần nấu này sẽ cho thêm đường, bột ngọt, muối hột, phẩm màu, chất bảo quản (chống mốc), hương liệu nước tương cho dậy mùi thơm... là hoàn thành công đoạn SX cho ra thành phẩm.

Cũng theo chủ CS này, liều lượng các phụ gia, hóa chất... được “nêm, nếm” thế nào là “bí quyết” riêng của mỗi CS nhưng thường dựa theo kinh nghiệm. “Quy trình” từ khi SX cho đến khi ra sản phẩm, tùy nấu một mẻ nhiều hay ít mà chỉ mất hai hoặc ba ngày!

Còn theo một CSSX nước tương, hóa chất dùng để SX nước tương được mua ở nhà máy hóa chất Biên Hòa, Đồng Nai hoặc chợ Kim Biên. “Mỗi lần đi Biên Hòa, chúng tôi mua hẳn 1 tấn acid clohydric để giá rẻ hơn (chỉ khoảng 1.500đ/kg). Nếu mua ở chợ Kim Biên giá cao hơn 500-1.000đ/kg. Xút hoặc soda ash cũng chỉ khoảng 4.000-6.000đ/kg, tùy loại” - chủ CS nói.

Theo bác sĩ Ký, đến nay đa số CSSX nước tương vẫn dùng hóa chất công nghiệp để SX, như acid clohydric để thủy phân bánh dầu, rồi trung hòa bằng xút và soda ash. Giá hóa chất dùng trong công nghiệp rẻ hơn nhiều lần so với hóa chất dùng trong thực phẩm.

Các hóa chất công nghiệp luôn có hàm lượng tạp chất rất cao và chứa nhiều loại độc chất mà người ta khó và chưa phát hiện chúng. Còn giá của các loại hóa chất thực phẩm rất đắt, đòi hỏi độ tinh khiết cao và an toàn nên hiện nay muốn mua những hóa chất thực phẩm này cũng ít có nơi bán.

Có lẽ vì vậy, nhiều CSSX đã chạy theo lợi nhuận mà “quên” sức khỏe người tiêu dùng. Trong khi đó chất lượng nước tương của những CSSX này chưa được cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ ngay từ đầu vào.

Chưa kể trong quá trình SX có thể sinh ra độc tố gây ảnh hưởng sức khỏe cho con người là 3-Monochloropropane-1,2-diol (3-MCPD) do phản ứng của acid clohydric với hàm lượng lipit có trong thực phẩm. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh khi có mặt 3-MCPD với hàm lượng quá cao sẽ tạo thành 1,3-DCP là chất gây đột biến gen ở người.

(theo Tuổi Trẻ)

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jul 6 2009, 06:35 AM

các bác ôi,
Hũ tương "thúi" đệ đã đổ bỏ rồi...Hú hồn hú vía!!
Cũng tại vì...để nước đậu quá lâu , cũng khoảng bảy tám ngày gì đó, mà lại ngâm nứơc muối để nguội?? Chứ lúc mới ngâm 3 ngày...nó có mùi thơm [mùi mắm đậu]...rất là "thèm"...Phải lúc đó mà đem ngả tương thì ngon rồi!!!
Có cần gì phải để 7 ngày không??
À, còn điều nầy nữa...trong quá trình ngâm nước đậu...các bác coi chừng có "giòi"!!!

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jul 6 2009, 08:23 PM

Các bác ôi, đệ vừa tìm ra được cách đãi vỏ đậu nành sau khi rang vàng...
Thú thực, khi làm tương mà bảo đãi vỏ đậu...đệ thấy "nản" làm sao!!! Bởi vậy, cách làm tương nào mà nấu luôn khỏi đãi vỏ ...thì đệ mới "khoái" làm...
Sau nầy, từ từ tiến lên ...nhất quyết học nghề của sư phụ...nên phải tìm cách "đãi vỏ"...
Sư phụ có bảo...lấy cái chai lăn lăn trên hạt đậu, sẽ làm tróc vỏ ra...Đệ có làm thử rồi...Cũng được! Mà lâu lắc quá!! Trợt tới trợt lui...
................................................................................
....
Đệ vừa mới làm như sau :
-- Rang đậu nành cho vàng
-- Chạy ra chợ mua cái cối đá xay bằng môtơ điện của TQ, loại nhỏ [ khoảng bảy tám trăm ngàn vnd gì đó...]
-- Bỏ đậu rang vào mà xay khô...nhớ là bỏ từ từ năm ba hột lai rai...Đừng đổ một cái ào nhé...Không khéo sẽ làm xê dịch hai cái cối đá trong đó...do mấy con ốc kềm giữ cối đá bị lõng...
-- Đậu sẽ bị xay nát ra làm hai làm tư gì gì đó...kèm theo các vỏ lụa cũng tróc ra nằm chung lẫn lộn....
-- Mở quạt cho quạt thổi gió...
-- Lấy số đậu vừa xay khô nát...mà "vê" trước gió...Một số lớn vỏ đậu sẽ bay ra xa...Số đậu chắc hột thì nằm ở gần...
-- Bỏ số đậu vừa vê xong [ nhưng chưa sạch hết vỏ]...vào cái thau...Quay quay cái thau trước quạt...hoặc cà tưng cà tưng cái thau trước quạt...Vỏ đậu do nhẹ nên...dễ bị gió cuốn bay...Làm một hồi thì...OK !!!

Gửi bởi: Diệu Minh Jul 9 2009, 09:41 PM

Nhà tớ cũng làm như thế, nhưng đây là tớ bày cho tất cả làm theo cách cổ truyền tức là làm theo cách KHÓ KHỔ nhất, tức là ở trên núi cao không có điện cũng có thể làm được, còn như cách của cậu làm là đúng thế đấy,
Nhớ là khi bỏ vào máy quay bằng điện nó có những cỡ nhỏ to...theo cái cỡ mà mình ưng ý, khi đã thấy ưng rồi thì cứ để ở cái mức đó mà xay tiếp, có thể nó sẽ to ra nguyên cả hạt, nếu xiết quá thì nó lại nhỏ min ra thành bột cũng không được.

Nghĩa là nó phải vừa vặn...

Hôm nay sau nhiều thành công vẻ vang và thất bại cay đắng (vì sao cay đắng? sẽ giải thích sau) vì cái nghiệp làm tương...
Tớ kết luận: một người phải rất giỏi và am hiểu âm dương, am hiểu nhiều thứ, và có mức độ cân bằng về tinh thần.. tóm lại có trí phán đoán tốt...đúng như thầy Tuệ Hải nói phải là người ăn gạo lứt 10 năm trở lên thì mới làm tamari ngon được, mới làm tương ngon được.
Còn người nào làm ngon ngay lập tức cũng phài là người am hiểu và có tay nấu ăn, tay làm tương và cũng phải có trí phán đoán tốt ngay lập tức... để vì thế mà giữ được cách làm ngon...

Muốn làm tương ngon khó nhât khâu làm mốc... khi nào thì mốc ĐƯỢC??????????????????

Chỗ này mà qua được, mà được 10 điểm thì THẮNG... và chỗ đó là điểm 'đắc đạo" của mốc, là số đo 3 vòng của MỐC, là cái tâm cái đức, cái tài của người làm tương được chân truyền hay không là ở CHỖ này... để có một hũ tương ngon còn phải hội tụ nhiều điều may mắn, phải vượt qua nhiều chặng khó khăn, và phải trả giá đắt... như tôi chẳng hạn, vì tôi huấn luyện cho một người làm tương...mà người đó lại không phải là người Thực dưỡng, và mỗi khi họ nổi hứng sáng kiến là y như rằng nó trật đường ray ngay lập tức, vì sao?

- Cái chuẩn: của môt nồi cơm ngon: không sống, không khê, không khô không nát... thì nó là cái gì? chả phải NÓ là quân bình không?

- Cái chuẩn: của vò dưa muối khéo: không khú không nhạt muối, không mặt, không quá xanh, không quá vàng vì dễ bị quá chua khó ăn nổi..

- Cái chuẩn của làm bánh mỳ: cũng kiểu như thế: non lửa thì bánh sống già lửa thì bánh cháy...

Bạn phải tìm cho ra cái CHUẨN của mọi vấn đề, đó là đắc cái đạo sống vui ở đời...

- Cái chuẩn của rang đậu: rang non thì tương chua thối, rang già thì tương hỏng, bạn cũng phải rang đậu cho khéo...

- Cái chuẩn của đồ xôi: một bà đồ xôi khéo là bà đầu bếp giỏi... nếu non thì xôi sống, nếu tăng thêm thời gian thì xôi nát... xoo nát thì không thể làm tương được...

Và cuối cùng của mọi cái điểm tuyệt đối đó cộng với nhau lại... bạn mới có thể có cái vại tương ngon.

Như là thi đại học ấy:
3 môn phải đạt tuyệt đối thì mới là THỦ KHOA hay là thủ cả quốc gia... thì TƯƠNG CỔ TRUYỀN cũng y chang.

Cầu mong cho bạn nhảy từ đỉnh ngọn sóng này sang đỉnh ngọn sóng kia để đi chơi trong cõi vô thường đầy dẫy si mê và lầm lạc này.

Ở đâu có âm ở đó có dương,
Hà hà, ghét của nào trời trao của đó, chung quanh tôi toàn là ????????????????

He he, lâu lâu mới gặp được người tài đức, mà có gặp ít thời gian thì lại phải xa nhau, để lại phải sống chung với ????? hà hà... hà hà...

thdabay.gif

ÂN ÁI THÌ BIỆT LY
OÁN THÙ THÌ GẶP GỠ...

Đức Phật đã nói trước rồi mà.

Một số phận vinh quang và cay đắng... rất là đắng... hi hi...

Càng cao danh vọng càng dầy gian nan...

Các bạn hãy làm lấy tương mà ăn, rất là dễ làm... và đừng quá lo lắng và sợ hãi... cùng lắm là mất thêm tiền và thời gian... mà thời gian của chúng ta có rất là ít, rất là ít...

Chả mấy mà tóc đã bạc... mà vẫn còn lận đận...

Hãy làm lấy tương và quyết phải làm bằng được tương ngon mà ăn...
Người làm tương cho tôi đã SÁNG KIẾN bằng cách để cho mốc lên quá già, kết quả là một năm sau mốc mật của tôi vẫn còn mùi ngái của mốc, và vẫn còn ánh xanh của mốc bị già quá... mốc phải là mầu hoa cau... phải vàng vàng và hơi có ánh xanh thì phải chấp ngay mốc mật, để quá cái độ đó đi... bạn sẽ có chum tương giảm ngọt đi rất là nhiều... rất là nhiều...

Mỗi khi chị ta SÁNG kiến điều gì mới mẻ, chị ta không bao giờ thảo luận với tôi... chị ấy quá dương - một người đàn bà ăn mặn và kiêu ngạo...tôi đang phài phái người có tâm có đức về đó để kịp thời sử lý "cái vụ" này... tìm mãi, ưu tư mãi tôi mới giải được bài toán khó, lâu nay tôi cứ thắc mắc là sao mốc mật không ngon ngọt như trước?????

Chị làm tương cho tôi thay vì chỉ nên là TAY và CHÂN của "Cái đầu" chỉ huy... là TÔI thì chị ta tự ý sáng kiến... mỗi lần chị ấy sáng kiến cái gì thì k bao giờ bảo cho tôi biết và kết quả là tôi cứ thấy không ổn, điều gì không ổn, không như thời gian đầu...

Các cặp tình nhân cũng thế... sau đó mọi thứ đều biến dịch... tại sao?

Và tôi đã tìm ra nguyên nhân, và khi tìm ra nguyên nhân thi tôi có thể trở thành người dạy làm tương giỏi (được tiếng khen ho hen chả còn).

Cái gì cũng phải có cái chuẩn mực của nó chứ... và tôi đã bao lần đổ đi cả mẻ tương rất là nhiều lít và rất là nhiều tiền của chỉ vì những cái tay cái chân xung phong lên làm cái đầu...

Người khôn ở với kẻ ngu bực mình.

Trí phán đoán của người đàn bà ăn mặn, của con người nói chung sẽ bị cùn nhụt theo năm tháng và chỉ có một số rất ít càng về già họ lại càng anh minh ra... trong đó có các bậc thầy ở Miến mà tôi nhận thấy...

Phải biết cách nuôi dưỡng cái tâm XẢ cực mạnh.

Gửi bởi: Diệu Minh Jul 9 2009, 09:46 PM

Nếu gặp phải trường hợp mốc bị để quá già tức là lên quá xanh thi phải làm thế nào?
- Nên dùng nước muối gần như vo rửa bớt đi rồi mới chấp mốc mật.
Không nên có ý định "lấy" những thứ nước mốc đó, mốc chỉ là chất xúc tác, và vì thế nó cũng phải có mức độ nhất định ...

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jul 10 2009, 06:07 AM


Nhà tớ cũng làm như thế, nhưng đây là tớ bày cho tất cả làm theo cách cổ truyền tức là làm theo cách KHÓ KHỔ nhất, tức là ở trên núi cao không có điện cũng có thể làm được, còn như cách của cậu làm là đúng thế đấy,
Nhớ là khi bỏ vào máy quay bằng điện nó có những cỡ nhỏ to...theo cái cỡ mà mình ưng ý, khi đã thấy ưng rồi thì cứ để ở cái mức đó mà xay tiếp, có thể nó sẽ to ra nguyên cả hạt, nếu xiết quá thì nó lại nhỏ min ra thành bột cũng không được.

Nghĩa là nó phải vừa vặn...


Chào sư phụ...
Xay bằng máy, hạt đậu văng ra rất "dữ dội"!!! Phải lấy cái bao trùm cái miệng để hứng...
Bữa nay đệ tử quan sát cái máy xay...quả thật, nó có đồ chỉnh to nhỏ...Mới xay lần đầu, nó văng cái cối đá ra...nằm lắc lẽo trong đó, có tiếng "cạ cạ" khủng khiếp mà chẳng biết là gì?? Thì ra có mấy con ốc xiết cái cối đá cứng lại...Bác nào mới mua thì nhớ dùng cái tua-vít mà xiết vô nhé, cho nó kềm chắc cái cối đá ...[ Có hai cái cối đá lận, cái trên và cái dưới, cái dưới thì quay còn cái trên thì nằm yên...]


Tớ kết luận: một người phải rất giỏi và am hiểu âm dương, am hiểu nhiều thứ, và có mức độ cân bằng về tinh thần.. tóm lại có trí phán đoán tốt...đúng như thầy Tuệ Hải nói phải là người ăn gạo lứt 10 năm trở lên thì mới làm tamari ngon được, mới làm tương ngon được.

Nếu nói như thế thì...coi bộ khó à!! Vì sao? Vì phần lớn người ăn cơm lứt chỉ có vài tháng là "OUT"....
Đệ tử thì suy luận như vầy ...
Người học làm tương...làm xuyên suốt...phải đến mười năm sau mới làm được tương ngon!!!
Chứ bây giờ không học làm thì...10 năm sau mà học làm thì cũng trớt quớt!!! Trí phán đoán cao không có nghĩa là tay chân khéo????????????

Còn người nào làm ngon ngay lập tức cũng phài là người am hiểu và có tay nấu ăn, tay làm tương và cũng phải có trí phán đoán tốt ngay lập tức... để vì thế mà giữ được cách làm ngon...

Điển hình là sư huynh BAS...Một nhân tài trẻ kiệt xuất của ngành TD...


Muốn làm tương ngon khó nhât khâu làm mốc... khi nào thì mốc ĐƯỢC??????????????????

Đệ tử muốn "điên" cái đầu về mấy con "vi sinh" này!!!

Chỗ này mà qua được, mà được 10 điểm thì THẮNG... và chỗ đó là điểm 'đắc đạo" của mốc, là số đo 3 vòng của MỐC, là cái tâm cái đức, cái tài của người làm tương được chân truyền hay không là ở CHỖ này... để có một hũ tương ngon còn phải hội tụ nhiều điều may mắn, phải vượt qua nhiều chặng khó khăn, và phải trả giá đắt... như tôi chẳng hạn, vì tôi huấn luyện cho một người làm tương...mà người đó lại không phải là người Thực dưỡng, và mỗi khi họ nổi hứng sáng kiến là y như rằng nó trật đường ray ngay lập tức, vì sao?

Sư phụ ôi, phải là như vậy!!! Nếu không có những vụ "trật đường rầy" thì...chơn lý sẽ không sáng tỏ!!
Trong sách Thiền ăn của sư phụ dạy làm tương...Những cách thức sư phụ dạy khắc phục khi tương làm bị "dở chứng"...như đóng váng, chua, v.v...Đó là những điều rất hay, những điều "trật đường rầy" của hành giả....Chứ nếu chỉ dạy suông cách thức làm tương thì...hành giả học khó thành!! Do mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau...Thế nào cũng có lúc làm tương bị trật đường rầy ...[Người bắc gọi là "ray" còn người nam gọi là "rầy"...]



- Cái chuẩn của rang đậu: rang non thì tương chua thối, rang già thì tương hỏng, bạn cũng phải rang đậu cho khéo...

- Cái chuẩn của đồ xôi: một bà đồ xôi khéo là bà đầu bếp giỏi... nếu non thì xôi sống, nếu tăng thêm thời gian thì xôi nát... xôi nát thì không thể làm tương được...

Và cuối cùng của mọi cái điểm tuyệt đối đó cộng với nhau lại... bạn mới có thể có cái vại tương ngon.


Phải chấp nhận thôi!! Muốn học một nghề phải tốn thời gian và tiền bạc!! Khi bổn học đã minh thì tuỳ ý dụng thủ...


Cầu mong cho bạn nhảy từ đỉnh ngọn sóng này sang đỉnh ngọn sóng kia để đi chơi trong cõi vô thường đầy dẫy si mê và lầm lạc này.
Hi...hình như tổ sư không nói câu nầy!!! Mà nói ngược lại là..."Cõi đời kỳ diệu"!!!
Sư phụ ôi...trong kinh [Hoa Nghiêm] có nói
Nhược nhân dục liễu tri
Tam thế nhất thiết Phật
Ưng quán pháp giới tánh
Nhất thiết Duy Tâm tạo...

Người đã "thành tựu" tâm của Phật thì...ngoài tâm sẽ là cảnh Phật!! Chánh báo ra sao thì y báo sẽ như vậy...
Khi ta "thấy" mọi người si mê, lầm lạc...hình như đó là cái "tâm" của ta mà!!! Người mang mắt kính đen...thấy mọi thứ đều đen!!

Ở đâu có âm ở đó có dương,


Điều nầy chỉ đúng ỡ cỏi nầy!!! Trên mặt trăng thì khác???

Hà hà, ghét của nào trời trao của đó, chung quanh tôi toàn là ????????????????
Có phải sư phụ nói...chung quanh tôi toàn là "tàu lau" ???
Cái vụ ghét của nào trời trao của đó....hổm rày, đệ tử ghét "trúng số độc đắc" lắm!! Nhất là trúng 1 tỷ rưởi...Ghét dữ lắm!!! haha...Mong rằng câu nầy đúng!! Đặng ra hà nội chơi...



ÂN ÁI THÌ BIỆT LY
OÁN THÙ THÌ GẶP GỠ...


Có cách hoá giải đấy...gặp người mình yêu...chửi cho nó tái mặt [ rồi sau năn nỉ], còn gặp thằng oán thù...rủ nó đi uống cà phê....



Các bạn hãy làm lấy tương mà ăn, rất là dễ làm... và đừng quá lo lắng và sợ hãi... cùng lắm là mất thêm tiền và thời gian... mà thời gian của chúng ta có rất là ít, rất là ít...

Chả mấy mà tóc đã bạc... mà vẫn còn lận đận...


Sư phụ nói cũng phải...
"Sự trục nhãn tiền quá, lão tòng đầu thượng lai" [ việc theo trước mắt qua, già trên đầu mà đến]

Người làm tương cho tôi đã SÁNG KIẾN bằng cách để cho mốc lên quá già, kết quả là một năm sau mốc mật của tôi vẫn còn mùi ngái của mốc, và vẫn còn ánh xanh của mốc bị già quá... mốc phải là mầu hoa cau... phải vàng vàng và hơi có ánh xanh thì phải chấp ngay mốc mật, để quá cái độ đó đi... bạn sẽ có chum tương giảm ngọt đi rất là nhiều... rất là nhiều...

Thì ra là vậy!! Sư phụ lâu lâu chỉ dạy vài chiêu, đệ tử lãnh hội sâu sắc đấy...Vì đã có trải qua...


Người khôn ở với kẻ ngu bực mình.

Phải biết cách nuôi dưỡng cái tâm XẢ cực mạnh.

Khi tâm Xả cực mạnh thì...câu trên không còn đúng nữa...

Nếu gặp phải trường hợp mốc bị để quá già tức là lên quá xanh thi phải làm thế nào?
- Nên dùng nước muối gần như vo rửa bớt đi rồi mới chấp mốc mật.
Không nên có ý định "lấy" những thứ nước mốc đó, mốc chỉ là chất xúc tác, và vì thế nó cũng phải có mức độ nhất định ...


Cám ơn sư phụ chỉ dạy...
càng học làm tương...thì...mấy hũ tương làm trước đây...chắc phải "bỏ" quá!!! Trật bài bản ráo trọi!!

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jul 13 2009, 05:26 AM


Chào sư phụ...

Sư phụ ôi, ngâm nước đậu 7 ngày là..."để yên" không quậy hay là mỗi sáng vẫn phải quậy một lần??

Gửi bởi: Diệu Minh Jul 13 2009, 07:38 PM

QUOTE(huynhdoan2000 @ Jul 13 2009, 05:26 AM) *
Chào sư phụ...

Sư phụ ôi, ngâm nước đậu 7 ngày là..."để yên" không quậy hay là mỗi sáng vẫn phải quậy một lần??


Gần như không phải động tới chi hết, thích thì quậy cũng không sao...
Tớ vừa cho đổ đi 30 cân mốc đỗ tương để "dạy" cho những người làm tương cho tới một bài học. Nếu không đạt tiêu chuẩm là phải bỏ đi...

Không được tiếc của, tiếc cái sức khoẻ ấy.

Năm nay tớ làm lấy một số phần làm tương ở nhà tớ, rất là tuyệt, vừa "ngả" miso đỗ đen ngày hôm trước, hôm sáu đã thấy ngọt còn hơn cả bột ngọt. Năm nay quyết làm lấy miso đỗ đen nhà trồng ở Bãi giữa xem sao.

Nếu Huynhdoan mà làm miso từ khi có mốc thì nay tính ra đã được vài tháng, chắc sắp được ăn rồi.

Làm miso đi,
Làm Miso rất là dễ: đỗ tương rang lên, đun mềm, vớt ra trộn bột mì rang bóp tơi lẫn với mốc rồi trộn đều, sang ngày thứ 3 là đã ngả được miso rồi, năm nay tới bỏ luôn nước khoáng Kim bôi và muối hầm vào...đỡ phải đun nước... qua ngày hôm sau thấy nếm nước ngọt kỳ lạ, tiếc không có không gian rộng để thoả thích làm tương cho mọi người ăn. Rất thích làm tương, vừa ngả 200 lít, thứ 5 này ngả 200 lít nữa... vừa ngả có mấy ngày mà nếm nước đã thấy ngon thế, bỏ bột đọt dứa vào chắc là nhanh ăn hơn, mốc mật của năm ngoái mà.

Lúc nào mình cũng thích làm việc, làm tương... hầu như làm gì mình cũng thích hết, ô mà không, vì là có ý thức, cho nên làm gì cũng thích chả nề hà việc gì...lạ thật khi thấy có cực kỳ nhiều người ngại việc thế...

Gửi bởi: Diệu Minh Jul 13 2009, 09:08 PM



Mầu mốc như thế này là đạt tiêu chuẩn, nó chỉ vừa chuyển từ trắng sang hơi vàng như mầu hoa cau (mầu hoa cau thì hơi non hơn một tí). Mẹt mốc này được quan sát vào lúc 7 giờ sáng, có lẽ lúc 5 giờ sáng thì VỪA tầm hơn. Thấy thế tôi liền tìm cách nhanh nhất để "ngả" nó ngay để phanh cái loại mốc này giúp quá trình hình thành miso là lúc nó chuyển hóa chậm chậm trong nước muối, nhiệt độ... và thời gian, bạn cũng có thể bỏ vào ít đọt dứa ngay khi thả vào nước muối.
Bạn cũng có thể còn nhìn thấy mầu của hạt đỗ đen chứ?

Mẹt mốc đỗ đen này chỉ cần phủ bột mỳ chín trộn với mốc giống lên hôm nay thì ngày kia đã thành ra như thế này và bạn có thể thả nó vào nước muối (nước đun sôi để nguội bỏ muối hầm vào theo tỉ lệ cuối cùng là 1 lít sản phẩm thì 170 gam muối.

Khi phủ bột xong tôi đậy hai cái mẹt vào nhau, để bảo đảm vệ sinh, với cái mẹt cỡ như thế này, nhà nào cũng có thể làm ngay một vại thủy tinh tương miso vừa để nhà dùng vừa để "ngắm" làm cảnh...

Thật là dễ dàng làm sao!!!!!!!!!

Cải ảnh phía dưới là sau khi tôi cúi mặt vào chum tương mới ngả để thẩm định mùi ... mặc dầu mùi của nó rất là thơm nhưng không hiểu sao tôi đã "thục" cả mặt vào chum tương... thấy lạ quá bèn tự tìm máy ảnh và tự chụp lại cái ảnh gây cười cho chính mình...

Lần đầu tiên tôi bị như thế, có lẽ mình lẩm cẩm rồi chăng? ha ha...

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jul 14 2009, 09:07 PM



Tớ vừa cho đổ đi 30 cân mốc đỗ tương để "dạy" cho những người làm tương cho tới một bài học. Nếu không đạt tiêu chuẩm là phải bỏ đi...

Không được tiếc của, tiếc cái sức khoẻ ấy.


Chào sư phụ...
Chắc đệ tử cũng chuẩn bị đổ bỏ một số hủ tương quá!!!
Tương làm có hũ cũng vài ba tháng rồi, thấy nước có màu nâu sẩm...giống "tương" quá!! Thế mà trên mặt lại kéo "màn trắng"????
Không biết là do dở nắp ra vô, hay do đậy nắp quá "kín hơi", hay là do đậy nắp không kín v.v...mà lại bị "đóng váng"!!!! Hay là do ủ mốc quá "nhiều", quá "lâu" ngày????
Mới làm thấy "ngon" quá!!! Thế mà sau hai ba tháng lại bị..."đóng váng"...
Đệ tử thấy hình như mấy hũ tương mà đệ tử làm [theo sách khác]...đó là ủ được mốc là ngả tương ngay, không có "muối mốc" phơi nắng!!! Thấy dễ bị đóng váng??? Còn làm theo cách của sư phụ thì...mới làm gần đây, chưa được hũ nào hai ba tháng ..nên chưa biết ra sao??
Sư phụ ôi, có người nói là...hũ tương nào để lâu cũng đóng váng, cứ để yên vậy, khi nào ăn thì vớt lớp đóng váng trên bỏ ra, múc phần bên dưới...????????????
Tương sư phụ làm để lâu có bị như vậy không??



Nếu Huynhdoan mà làm miso từ khi có mốc thì nay tính ra đã được vài tháng, chắc sắp được ăn rồi.


Đệ tử trước hết lo học làm tương cổ truyền [ủ nếp trước]...chưa tính làm miso...Nhưng chắc chắn là sẽ làm miso...vì cái lu của sư phụ gửi vô...đến giờ còn nẳm trong cũi...chưa đụng tới!!
Sư phụ ôi, thế làm với cái lu đó thì phải mua bao nhiêu kí đậu nành??

Làm miso đi,
Làm Miso rất là dễ: đỗ tương rang lên, đun mềm, vớt ra trộn bột mì rang bóp tơi lẫn với mốc rồi trộn đều, sang ngày thứ 3 là đã ngả được miso rồi,


Đỗ tương rang lên, đun mềm....thế có đãi vỏ không??

năm nay tới bỏ luôn nước khoáng Kim bôi và muối hầm vào...đỡ phải đun nước...


Có phải ý của sư phụ là ...mua nước khoáng Kim bôi , pha muối hầm...khỏi đun sôi??

qua ngày hôm sau thấy nếm nước ngọt kỳ lạ, tiếc không có không gian rộng để thoả thích làm tương cho mọi người ăn. Rất thích làm tương, vừa ngả 200 lít, thứ 5 này ngả 200 lít nữa... vừa ngả có mấy ngày mà nếm nước đã thấy ngon thế, bỏ bột đọt dứa vào chắc là nhanh ăn hơn, mốc mật của năm ngoái mà.

Sư phụ nói về mốc mật...làm đệ tử thắc mắc!! Làm miso phải có mốc mật hả??? Mốc mật là nếp ủ ra...Làm miso đâu thấy có sách nào nói là dùng nếp đâu?? Có phải là do sư phụ chế biến không?

Lúc nào mình cũng thích làm việc, làm tương... hầu như làm gì mình cũng thích hết, ô mà không, vì là có ý thức, cho nên làm gì cũng thích chả nề hà việc gì...lạ thật khi thấy có cực kỳ nhiều người ngại việc thế...


Thích làm tương, khoái làm tương...vì...đó là một nghệ thuật!!! Làm với sự say mê...Sư phụ ôi, Thiền đã "nhiễm" vào tương rồi....

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jul 14 2009, 09:23 PM



Mầu mốc như thế này là đạt tiêu chuẩn, nó chỉ vừa chuyển từ trắng sang hơi vàng như mầu hoa cau (mầu hoa cau thì hơi non hơn một tí).

Nghe sư phụ nói thế ....thì đệ tử đã hơi "quá đà"...Theo lẽ ủ từ 2 đến 3 ngày là sẽ từ màu trắng chuyển qua vàng....Đằng nầy đệ tử "đảo trộn", để 5 ngày...ôi thôi, mốc mọc dầy đặc, màu xanh chành....Bởi vậy lúc ngả tương, rồi đem phơi nắng, lúc nào lớp trên mặt cũng có màu xanh dầy cộm ở trên...Sau vài tháng, mọc mốc [ kêu là đóng váng] trên mặt?? Không biết có phải vậy không??


Bạn cũng có thể còn nhìn thấy mầu của hạt đỗ đen chứ?

Sư phụ làm hai loại đậu là đậu nành và đậu đen, phải không?

Mẹt mốc đỗ đen này chỉ cần phủ bột mỳ chín trộn với mốc giống lên hôm nay thì ngày kia đã thành ra như thế này và bạn có thể thả nó vào nước muối (nước đun sôi để nguội bỏ muối hầm vào theo tỉ lệ cuối cùng là 1 lít sản phẩm thì 170 gam muối.

Khi phủ bột xong tôi đậy hai cái mẹt vào nhau, để bảo đảm vệ sinh, với cái mẹt cỡ như thế này, nhà nào cũng có thể làm ngay một vại thủy tinh tương miso vừa để nhà dùng vừa để "ngắm" làm cảnh...

Thật là dễ dàng làm sao!!!!!!!!!


Đến lúc nầy thì đệ tử quả là ...thấy làm tương cũng dễ...Có điều là ngon hay không mà thôi!!
Đệ tử "mắc mướu" cái vụ pha muối???
1 lít nước pha 170gr muối...1 lít nước chắc là 1 kí nước, phải không sư phụ? Thật ra, nên dùng kí hay là dùng lít??

Cải ảnh phía dưới là sau khi tôi cúi mặt vào chum tương mới ngả để thẩm định mùi ... mặc dầu mùi của nó rất là thơm nhưng không hiểu sao tôi đã "thục" cả mặt vào chum tương... thấy lạ quá bèn tự tìm máy ảnh và tự chụp lại cái ảnh gây cười cho chính mình...

Lần đầu tiên tôi bị như thế, có lẽ mình lẩm cẩm rồi chăng? ha ha...


Bái sư phụ tam bái!!!!!!!!!!!!!!
Sư phụ đã đạt đến trình độ "vô sanh pháp nhẫn"!!!!!!!!!!

Gửi bởi: Vien Linh Jul 20 2009, 03:53 PM

Một giai thoại về tương đậu nành lưu truyền ở các chùa tại Hoài Nhơn. Bình Định


Nghề làm tương đậu nành ở Hoài Nhơn và nhất là vùng Tam Quan đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Tương là một loại nước chấm thường dùng vào các bữa cơm chay, vì vậy ở các chùa chiền lớn có nhiều tăng chúng thì việc dùng tương và làm tương là một khâu quan trọng, có kỹ thuật để chế biến liên tục trong vườn chùa.

Có một giai thoại về tương đậu nành lưu truyền ở các chùa . Một hôm, đại sư Huyền Tịnh, người khai sơn Lạc Sơn Tự (Hoài Nhơn) trao cho cư sĩ Du một phong thư và một cái ngỗng sành, sai đem ra chùa Phước Sơn ở Thiết Đính (Bồng Sơn) trình thư cho hòa thượng Tường Quang, trong thư viết vỏn vẹn có bài thơ "Xin tương" 4 câu:



Nghe tương hòa thượng chắc là ngon

Xin gởi cho tôi một ngỗng tròn

Ăn đặng biết ơn ngài đặt để

Ngày sau nhớ hỏi "Hết hay còn"


Hòa thượng vừa gọi đệ tử lấy tương cho vào ngỗng, vừa ngâm bài thơ "Xin tương" rồi họa lại như sau:


Mừng nay ngài đã thấm tương ngon

Nhân tốt giờ đây kết quả tròn

Nào của lão tăng, mà của Phật

Ăn rồi ủ lấy ắt thường còn



Hòa thượng viết bài họa xong, liền trao ngỗng tương cho cư sĩ Du mang về. Hai bài thơ lời bình dị nhưng ý súc tích, có pha màu dí dỏm nên đọc lên nghe khá vui. Ở bài xướng chỉ thuần ý xin tương, nhưng câu kết khá dí dỏm vì hàm ý không chỉ phải xin một lần mà còn muốn xin nhiều lần. Ở bài họa ngay câu đầu đã nhuốm màu sắc triết lý, tác giả không chỉ nói chuyện ăn ngon, mà nhân chuyện này muốn nói đến trình độ tu chứng của người xin tương. "Thấm tương ngon" tức thấm mùi đạo, nói thuật ngữ thiền học là đã "đăng đường = lên thiền", "đã nhập thất = vào nhà". Từ đó chuyển ý sang câu 2: Công phu tu trì giờ đã có kết quả, nhằm giải thích chữ "mừng" đứng ở đầu câu 1, thượng hô hạ ứng như thế là khéo. Câu 3 mới đọc tưởng tác giả khiêm tốn, mà nói thế, nhưng ngẫm kỹ cũng là lời dạy nữa của bậc đạo sư. Tương được làm bởi gạo, đậu, muối, của đàn na tín thí cúng dường cho tam bảo, tức là của Phật. Câu 3 bài xướng viết "ăn đặng biết ơn ngài đặt để". "Đặt để" là nói tới quá trình nấu cơm, nấu đậu, ủ men làm thành tương. Biết ơn người làm tương rồi cho tương. Ở bài họa nói nguyên liệu làm nên tương là do đàn na tín thí cúng cho tam bảo, chớ cảm ơn lão tăng mà nên biết ơn họ (câu 3). Nhưng ăn lần này rồi thì hãy tự làm lấy mà dùng, lão tăng không dám lạm phát mà ngài cũng nhưng nên lạm dụng của thập phương (câu 4). Nếu được tương được dùng để ví với chánh pháp mà vị đạo sư trao cho đệ tử thì ở đây còn hàm ý: chánh pháp chỉ trao một lần, hành giả tự triển khai mà tùy nghi diệu dụng.

Hai bài thơ đều có thiền vị, đạo vị. Ngẫu nhiên mà văn học thiền có được 2 bài thơ hay. Chỉ tiếc ngoài 2 bài thơ này, chưa thấy có gì thêm nữa....

....( Trần xuân Toàn )

VL thấy giai thoại này hay hay nên chép vào trang làm tương nầy cho vui , Hy vọng sẽ có người đến mua tương của chúng ta mà chỉ trả bằng thơ chứ ko bằng tiền

Gửi bởi: Vien Linh Jul 30 2009, 10:12 AM




Em là bạn của mọi người
Nên em gieo những nụ cười vô tư

Trần gian : em thật - người hư ?
Cảm lòng...mấy chữ ...bây chừ ...tặng em

VL

----------------------------------------------------------------------------------------
( Kính người xưa ... riêng cảm mấy vần ..cho hôm nay )

Nghe thơ ...chưa nếm ...đã thêm ngon

Tương của người xưa ...quá... quá tròn

Tròn Đạo , tròn đời ...tròn xướng hoạ

Tương ấy ... nghìn thu ... ắt mãi còn

VL

Gửi bởi: Vien Linh Aug 4 2009, 05:33 PM

Nếm tương bằng thơ

Nghe thơ ...chưa nếm ...đã thêm ngon

Tương của người xưa ...quá... quá tròn

Tròn Đạo , tròn đời ...tròn xướng hoạ

Tương ấy ... nghìn thu ... ắt mãi còn



Sư nghèo xin tương

Quan trọng là ai nói dở ngon

Đói lòng ...dù méo cũng nên tròn

Miễn gọi là tương...là được tất

Cơm rau ...rất sợ nếu ...không còn

VL

Gửi bởi: Vien Linh Aug 4 2009, 07:55 PM

VL xin tương

[Diêu Minh có bát ngát tương ngon

Xin gửi cho tôi một hủ tròn ( khoảng 200 L )

Vì bởi lần xin là lần khó

Ba năm khỏi hỏi hết hay còn]


VL

Gửi bởi: huynhdoan2000 Aug 4 2009, 09:19 PM

Chào các bác....
Đệ vừa đọc trong một phụ bản KHPT [tháng 7/1981]...có tựa là "Kỹ thuật sản xuất các loại nước chấm" [...bị mọt cắn mất hết một góc sách!!]...Trang 22 có đoạn như sau :

HỎI: Tương và nước chấm thường bị đóng 1 lớp váng trắng, tức là đóng mốc ...do nguyên nhân nào, và có thể sử dụng được không?

ĐÁP : Tương và nước chấm không đóng chai kỹ, hoặc không được hấp thanh trùng, hay không cho thêm chất chống mốc, hoặc có cho chất chống mốc nhưng không đủ liều lượng rất dễ sinh ra một lớp váng trắng, thường gọi là bị đóng mốc. Khi bị mốc váng, nước chấm giảm tất cả chỉ tiêu chất lượng, trừ nồng độ muối ăn, hương thơm của sản phẩm dần dần mất đi, các tạp khuẩn phát triển ngày càng mạnh, sinh ra mùi mốc đặc biệt, thậm chí còn có mùi hăng, xốc , thối, rất khó ngửi, vị ngọt đạm mất đi, vị chua xuất hiện.
Nguyên nhân chính làm cho nước chấm bị nhiễm là do :
-- Bào tử nấm từ không khí rơi vào sản phẩm, hoặc :
-- Các dụng cụ chứa không được sạch, đã bị ô nhiễm trước, những nấm men nước chấm có thể sinh màng, lúc đầu trên mặt dung dịch hiện lên các điểm màu xám, dần dần phát triển rộng khắp bề mặt........[bị mọt cắn khúc nầy]....
Lớp váng mỏng trắng xám dễ bị đánh tan là do các nấm men Oidium, Geotrichum tạo thành...Còn màng dày, dai và có màu vàng, xanh, đen lẫn lộn là do nấm mốc.
-- Nấm men và nấm mốc tạp phát triển còn do chất lượng của nước chấm.
Nước chấm có đạm thấp và độ muối ăn cũng thấp thì còn dễ tạo điều kiện cho các vi sinh vật, tạp khuẩn phát triển.
-- Nếu nước chấm bị đóng mốc , lọc và đun nóng lại gần nhiệt độ sôi, chỉ có thể sử dụng ngay, nhưng không thể bảo quản được nữa.
-- Trường hợp nước chấm bị chua có thể do nhiễm vi khuẩn lactic hoặc acetic, đem đun nóng lại đến 70 -- 80 độ C có thể diệt được các loại nầy, nhưng cũng phải sử dụng ngay, không bảo quản được. Nên nhớ là đun nóng quá 80 độ C , chất đạm trong nước chấm sẽ bị kết tủa.

..........................................................

Đọc bài nầy...đệ đã hiểu là...nước tương mà nấu sôi thì...làm giảm chất "bổ"...
Còn nước tương mà bị đóng váng...cũng là mất chất "bổ" bớt...Phải hâm nóng lại , không cho sôi, và...phải ăn ngay, không để lâu được...
..............................
Đệ thường nghĩ là...Mình làm tương xong [trên 8 tháng] thì...khi ăn đem nấu lại mà ăn...Té ra...không nên nấu...sẽ làm mất chất bổ!!!! Bởi vậy, khi làm tương..cố gắng làm cho "sạch"...Sau nầy chỉ việc múc ra ăn mà khỏi phải nấu...Nếu có nấu thì....đợi mấy món kia sôi chín trước...rồi hãy chế nước tương vô sau cùng...và bắt nồi xuống liền, không để cho tương bị quá "nóng" [trên 80 độ]

Gửi bởi: huynhdoan2000 Aug 5 2009, 06:17 AM

TƯƠNG NAM ĐÀN [NGHỆ TĨNH]

Miền trung Việt Nam, vùng Nghệ Tĩnh, có loại nước chấm nổi tiếng sản xuất tại Nam Đàn, nhân dân rất ưa thích và sử dụng rất rộng rãi, và gọi tên tắt là tương Nam Đàn.
Tương Nam Đàn chế biến theo kỹ thuật đặc biệt và dùng bắp [ngô] làm mốc, thay vì làm bằng nếp như tương Bắc.
Sau đây, xin chỉ dẫn phương pháp làm tương Nam Đàn theo kinh nghiệm của bà con ở vùng đó.
Nguyên liệu :
[ số lượng ước chừng cho sản xuất trong gia đình]
-- Đậu nành 2 kg.
-- Bắp [ngô] 2 kg.
-- Muối 3 kg500 .
-- Nước tốt 20 lít.
Tiến hành chế biến : [các bác chú ý, chỗ có nhiều chấm là do sách bị mọt ăn mất chữ]
1/ Cách gây mốc :
Lấy bắp hạt vò nước kỹ, lựa bỏ hạt xấu, tạp chất, rồi để ráo. Khi bắp ráo ……....bằng chảo gang………..bắp cho chín vàng ……….bắp còn nóng đổ ngay vào thau nước lạnh đã chuẩn bị sẵn, ngâm bắp trong 1 giờ rồi vớt ra, để cho thật ráo nước. Đổ bắp vào thúng có lót xung quanh một lớp lá chuối tươi, bên trên phủ kín bằng một lớp lá nhãn. Đặt thúng bắp vào chỗ thoáng, mát để ủ mốc. Thỉnh thoảng, dỡ lớp lá nhãn ra, khuấy, đảo bắp hạt để mốc lên đều.
Tuỳ thời tiết, nóng hoặc lạnh, ủ mốc trong thời gian từ 3, 4 ngày [trời nắng tốt] hoặc có thể lên đến 8, 9 ngày [nếu trời xấu, mưa]. Khi mốc lên đều và có màu trắng ngà, ngửi mốc có mùi thơm ngọt là được.
Như thế là mốc đã sẵn sàng dùng để ngã tương ngay nếu nước đậu được chuẩn bị kịp thời.
Nếu chưa có nước đậu, lấy mốc bóp tơi ra, bỏ vào cối giã nhỏ, rây lấy bột __ Tải bột ra nia, phơi khô, để cho nguội hẳn, cho vào túi nylon [polietilen] cất giữ ở nơi thoáng mát, hoặc vào lọ, hũ có nắp đậy kín, chờ đợi “ngã tương”.
2/ Giai đoạn chuẩn bị nước đậu :

Rang đậu nành:

Đậu nành mua về, lựa lại cho kỹ, lượm bỏ những hạt đậu đen, thúi, lựa hạt lớn cùng cỡ để riêng, hạt nhỏ để riêng để khi rang, hạt nhỏ khỏi bị cháy. Dùng nước tốt, tức là nước sạch vo kỹ đậu, làm sạch đậu, xong ngâm đậu khoảng ba tiếng đồng hồ cho đậu hút ẩm, trương nở, như vậy lúc rang, đậu chín đều cả ngoài lẫn trong. Rang đậu nên dùng chảo đất là tốt nhất, lý do dễ hiểu: chảo đất độ nóng vừa phải, dễ rang. Mỗi mẻ rang chỉ vài chén ăn cơm, độ bốn chén là được. Dùng than đốt lên lửa hồng, vừa rang vừa điều chỉnh lửa cho vừa nóng, nóng quá cháy đen đậu. Vừa rang vừa luôn tay khuấy đãi, trộn đều hạt đậu cho đến khi lấy tay vê hạt đậu thấy giòn và vỡ tan trên tay là được. Đậu đã chín đều, nhắc chảo xuống, tiếp tục trộn thêm vài phút rồi để nguội, đậu vừa nguội đem xay ngay cho vỡ đôi vỡ ba hột đậu, rồi sàng sảy cho sạch vỏ. Như vậy là ta đã chuẩn bị xong giai đoạn rang đậu.

Giai đoạn nấu tương và làm nước đậu :

Kinh nghiệm của nhân dân là trước lúc nấu tương phải chùi rửa dụng cụ cho thật sạch, rửa xong, phơi khô rồi úp xuống đất [sân đất] để đất hút hết mùi riêng trong dụng cụ. Sau đó, lật trở lên, chùi rửa một lần nữa các dụng cụ [ chum, vại] rồi phơi khô. Tiếp đó, đổ nước sạch vào chum [được nước mưa càng hay] để độ 3 hoặc 4 hôm cho nước lắng cặn. Sau đó chiết bớt một nửa phần nước đã lóng sạch vào nồi, hay chảo, đoạn đổ đậu nành đã rang xong vào, và đem nấu. Đun sôi kỹ khoảng 2, 3 tiếng đồng hồ [mùa nóng] hoặc lâu hơn nữa 4 đến 5 tiếng đồng hồ [mùa lạnh hoặc mùa mưa]. Nấu như vậy cho đến khi đậu chín bở ra là được.
Trong khi đun đậu, chuẩn bị sẵn chum vại với một nửa phần nước sạch đã lắng, đem vần ra sân hoặc nơi nào có nắng nhiều suốt ngày. Đậu đã nấu chín xong đem ra đổ ngay vào chum, lấy vải màn bịt miệng chum kín lại [đậy 1 lớp vải cũng đủ], trên cùng dùng nón lá cũ, hoặc lấy lá chằm che phủ kín lên, nên khuấy trộn tương cho đều, lau sạch miệng chum, đậy kỹ lại và để phơi nắng. Làm liên tục như vậy độ một tuần lễ hoặc 8 hay 10 ngày. Đó là ta đã chuẩn bị xong nước đậu.
3/ Giai đoạn “ngã tương”:
Nước đậu đã chuẩn bị xong, nếu ta đã làm xong mốc như đã ghi ở phần 1, thì đem mốc bỏ vào chum nước đậu và số lượng muối cần thiết. Nếu có điều kiện nên rang muối trước khi bỏ chung với mốc vào chum nước đậu. Khuấy trộn cho kỹ, cho đều tay để hoà tan muối, mốc vào nước đậu. Muốn thử độ mặn của tương, có thể dùng một quả trứng gà rửa thật sạch, thả vào chum, nếu trứng nổi lên như chum cao [nổi lên một tý] là được. Nếu trứng càng nổi nhiều, là tương mặn, trứng không nổi lên là tương lạt, chưa đủ độ mặn, có thể bỏ thêm muối vào. Sau đó, lau sạch miệng chum, bịt kín lại bằng vải màn, ngoài dùng lá chuối phơi héo phủ kín lại, dùng một chậu sành hoặc nắp chum lau rửa sạch úp lại. Để nguyên chum ngoài trời, phơi nắng một thời gian khoảng chừng mười ngày, mở nắp, dỡ lá chuối, vải màn ra, sẽ thấy “cái tương” nổi lên mặt một ít, có màu vàng là được. Thường thưòng, nếu “cái” nổi lên nhiều là tương mặn,…………cái tương cũng nổi…….tương lạt lắm đó vì thiếu……….rang thêm muối đổ vào. Nếu ta đã thử kỹ độ mặn bằng trứng từ lúc đầu, khi vừa pha trộn nước đậu với muối, mốc thì chắc chắn sẽ có tương mặn vừa ăn.
Sau đó, khi nếm thử tương đã vừa ăn, nên lấy đất sét nhồi với trấu trét kỹ nắp đậy chum lại, và tiếp tục để chum phơi nắng ngoài trời thêm một thời gian độ 3 hoặc 4 tuần lễ nữa, là ta có thành phẩm nước chấm ăn rất ngon bổ, hạp khẩu vị.

Phụ bản KHPT , tháng 7 ---1981.
……………………………………………………

Các bác kính…đọc bài nầy chúng ta cũng rút ra được một số “chiêu thức” như cách rang đậu….Đệ đâu có để ý tới cái vụ hột nhỏ, hột lớn…Ở đây tác giả bảo lựa riêng ra và rang riêng cho “đều”…Hay thật!!! Rồi cách dùng hột gà thử độ mặn v.v…
Quả thật…sách là kiến thức, bây giờ không cần, đến lúc có chuyện thì cần đến !!!

Gửi bởi: huynhdoan2000 Aug 20 2009, 06:49 AM

Các bác kính...
Đúng như sư phụ dạy...ủ mốc một thời gian thì xung quanh chỗ ủ đó...có không khí "mốc"...
Lúc rày đệ ủ mốc coi bộ "dễ dàng" lắm...Không còn thấy xuất hiện mốc "lạ" [ví dụ mốc đen v.v...]...Ủ là lên!!!
Ủ mốc cần độ "ẩm"...các bác mua cái đồ bóp hơi nước [10.000vnd]...Nếu thấy cái nia [xịa] quá khô thì ...phun nước lên [phun bên ngoài], giữ ẩm,....
Còn lúc muốn ủ thêm mốc mật thì...pha muối, phun lên mốc....

Gửi bởi: Diệu Minh Aug 23 2009, 08:24 PM

Không nên làm tương vào hũ bằng thủy tinh; nên làm vào hũ bằng sành vì nó có độ thoáng hơn là hũ bằng thủy tinh; nếu làm vào hũ bằng thủy tinh thì làm chơi vui và để nhìn ngắm mà thôi.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Aug 24 2009, 05:53 AM


Không nên làm tương vào hũ bằng thủy tinh; nên làm vào hũ bằng sành vì nó có độ thoáng hơn là hũ bằng thủy tinh; nếu làm vào hũ bằng thủy tinh thì làm chơi vui và để nhìn ngắm mà thôi.

Cám ơn sư phụ chỉ bảo...
Vì là mới học, nên cũng "khoái" quan sát các tiến trình xảy ra trong tương...
Một thời gian [vài tháng], khi thấy tương nằm "im" thì...đệ tử sẽ chuyển qua hũ sành!
À, đệ tử xin hỏi sư phụ câu nầy:
-- Tương làm một tháng, tương làm hai tháng...trút vô chung một cái lu, được không??
-- Tương nước, tương đặc...trút vô chung một hũ, được không??

Gửi bởi: Diệu Minh Aug 24 2009, 05:17 PM

Được mà

Gửi bởi: huynhdoan2000 Aug 27 2009, 06:47 AM


Được mà

Bây giờ thì đệ tử đã hiểu...Vì tương có thể để lâu năm, nên tuy là có nhiều hũ được làm cách nhau vài tháng...vẫn có thể trôn chung lại...và để lâu tiếp...Lấy ví dụ, một hũ tương mới làm được một tháng trộn với hũ tương làm được ba tháng...chúng ta phải tính cái hũ trộn đó...chỉ mới có 1 tháng!! phải chờ thêm 7 tháng nữa mới được ăn!
..............................
Sư phụ cho đệ tử hỏi thêm câu nầy..
-- Cái hũ tương trên mặt có lớp xanh [màu xanh của mốc mật...vì quên chắt nước bỏ đi trong lúc ủ mốc mật]...mặc dù đã vớt bỏ lớp xanh nhiều lần...rồi cũng vẫn có lớp xanh bên trên mặt tương...Tương như thế, để 8 tháng sau có thể ăn được không, tức là khi ăn thì hớt bỏ lớp trên, chỉ lấy bên dưới?


Gửi bởi: Diệu Minh Aug 27 2009, 09:09 AM

Đừng bỏ đi lớp đó mà hớt bỏ ra một hũ, để lâu năm được mà, nhưng cũng phải kiểm tra xem mùi và vị nữa; nhà này có khi thấy nó xanh mãi mới chuyển hoá...

Lần sau khi nào mốc hơi vàng chưa chuyển sang xanh thì làm ngay mốc mật, làm như thế mốc sẽ chuyển thành đường ngọt nhất, để quá thời gian ủ mốc lý tưởng mà mầu nó ngả sang xanh là chất lượng mốc mật kém ngọt đi nhiều đấy và phải vò như là vo gạo rồi hãy chấp mốc mật.

Bỏ riêng lớp mầu xanh ở bề mặt vào một hũ khác rồi quán sát nhé, đừng bỏ đi, nhà tớ thì cứ để cả năm và nó sẽ chuyển hoá mầu vàng nâu...

Gửi bởi: huynhdoan2000 Sep 1 2009, 04:35 AM


để quá thời gian ủ mốc lý tưởng mà mầu nó ngả sang xanh là chất lượng mốc mật kém ngọt đi nhiều đấy và phải vò như là vo gạo rồi hãy chấp mốc mật.

Sư phụ ôi, "phải vò như là vo gạo" là sao? Có phải đổ nước vào mốc rồi lấy tay bóp bóp cho ra nước màu xanh, rồi đổ nước xanh đó bỏ...phải không??

Bỏ riêng lớp mầu xanh ở bề mặt vào một hũ khác rồi quán sát nhé, đừng bỏ đi, nhà tớ thì cứ để cả năm và nó sẽ chuyển hoá mầu vàng nâu...


Khi chuyển hóa ra mầu vàng nâu, có ăn được không?
Sư phụ bảo kiểm tra mùi và vị...
Thế mùi ra sao? và vị ra sao? mới là ăn được? Sư phụ dạy dùm...

Gửi bởi: Diệu Minh Sep 5 2009, 06:40 AM

Đúng như thế đấy.

Từ nay nhà tớ luôn có sẵn các gói mốc làm tương, để ai cần có ngay đáp ứng; nhà tớ đã có phòng trống để có thể làm mốc ở nhà được rồi; mấy năm trước phải đi nhờ người làm...

Nay mình có thể chủ động... ước mơ đã thành sự thật.

Tớ sẽ đặt người làm xôi và tớ chỉ việc làm mốc... như thế ở giữa thành phố mà vẫn có tương ngon để sài...

Muốn biết khi nào ăn được chỉ cần nếm và ngửi, tốt nhất là tớ sẽ đi kiểm tra ngay ở y tế, xem có chất 3-MCPD không?
Kiểm tra những gần 1 triệu đấy nhưng mà để bảo đảm an toàn, an ninh...

Vì sao lại phải có cái kiểu kiểm tra này?

Trước đây tớ đã thường hay kiểm tra rồi, nay làm lần nữa xem thế nào, vì sao?
Vì mốc mật là của năm ngoái và năm nay mới ngả chưa được 8 tháng, bỏ đọt dứa vào mới có 2,3 tháng mà nếm đã thấy ngon lắm lắm rồi... cho nên phải kiểm tra cho chắc ăn, vì trong các sách của Td thì đều bảo là sau 8 tháng mới dùng nhưng cách làm này của mình đã được cải tiến... cho nên mọi thứ nó biến dịch mà.

Và cái chính là thấy đỗ tương đã mủn ra rồi...

Ngả 2 chum, 1 chum sau khi ngả thì ngọt ngay, chum kia mặn đắng... cái chum ngọt ngay chuyển hóa nhanh thành chua, chum kia chuyển thành ngọt... mọi thứ đều biến dịch...

Chưa biết phải làm sao với chum chua đây vì bỏ thêm muối nó vẫn hơi chua và không ngon, chắc phải để lâu năm lên và lọc lấy nước để dầm rau củ...

Để lâu năm những chum tương chua nó sẽ hết vị chua và trở nên ngon ngọt hơn... và lấy nước đó mà dầm rau củ thì rất ngon, còn những loại tương ngon rồi mà dầm rau củ thì cực ngon, ngon lịm người, hết thèm mì chính ... vì chính nó có vị ngon ngọt của mì chính ... lạ thật...


Gửi bởi: huynhdoan2000 Sep 6 2009, 05:36 AM

Sư phụ ôi, "phải vò như là vo gạo" là sao? Có phải đổ nước vào mốc rồi lấy tay bóp bóp cho ra nước màu xanh, rồi đổ nước xanh đó bỏ...phải không??


Đúng như thế đấy.


Chào sư phụ...
Sư phụ nói như thế thì đệ tử đã tạm 'hiểu" rồi!!! Khi đã mọc mốc xanh dày đặc [tức để ủ hơi quá ngày]...hãy bỏ bớt lớp mốc xanh đó ra...Bản thân các hột xôi cũng đã "nhiễm" mốc rồi...Lớp mốc xanh dầy đặc bên ngoài là ..."dư thừa"...Hãy bỏ đi!! Lần sau kinh nghiệm...khi thấy mốc đã vàng, sắp chuyển qua xanh xanh thì...ủ mốc mật liền...Còn làm biếng thì...hãy muối mốc, đem phơi nắng 10 ngày...

Từ nay nhà tớ luôn có sẵn các gói mốc làm tương, để ai cần có ngay đáp ứng; nhà tớ đã có phòng trống để có thể làm mốc ở nhà được rồi; mấy năm trước phải đi nhờ người làm...
Nay mình có thể chủ động... ước mơ đã thành sự thật.

Thế bé Ngọc có học làm tương không?? Sư phụ mà không truyền nghề thì sợ sau nầy, bé ăn nước mắm đấy!!

Trước đây tớ đã thường hay kiểm tra rồi, nay làm lần nữa xem thế nào, vì sao?
Vì mốc mật là của năm ngoái và năm nay mới ngả chưa được 8 tháng, bỏ đọt dứa vào mới có 2,3 tháng mà nếm đã thấy ngon lắm lắm rồi... cho nên phải kiểm tra cho chắc ăn, vì trong các sách của Td thì đều bảo là sau 8 tháng mới dùng nhưng cách làm này của mình đã được cải tiến... cho nên mọi thứ nó biến dịch mà.

Và cái chính là thấy đỗ tương đã mủn ra rồi...


Sư phụ ôi, càng ngày TD càng lan ra cộng đồng nhiều lắm!!! Thời buổi kinh tế suy thoái...Khó mà có nhiều tiền để đi bệnh viện trị bệnh....Ăn TD để trị bệnh là thích hợp...Mà ăn TD thì phải có muối mè, hoặc tương...Tương mà để cả năm thì...không đủ cung cấp cho người ăn TD...Nếu sư phụ rút ngắn được, còn vài tháng thì quá hay!!!

Ngả 2 chum, 1 chum sau khi ngả thì ngọt ngay, chum kia mặn đắng... cái chum ngọt ngay chuyển hóa nhanh thành chua, chum kia chuyển thành ngọt... mọi thứ đều biến dịch...


Giờ nầy đệ tử mới biết...Thôi chẳng thà...ngay từ đầu...bỏ muối cho hơi dư một tí, cho chắc...
À, mà sư phụ ôi, tại chúng ta "ngâm" nước đậu...nên mới có hiện tượng tương bị "chua" chăng??? Chứ các cách làm tương khác thì...không có "ngâm" nước đậu....

Chưa biết phải làm sao với chum chua đây vì bỏ thêm muối nó vẫn hơi chua và không ngon, chắc phải để lâu năm lên và lọc lấy nước để dầm rau củ...


Đệ tử nghe có người đào đất chôn hũ tương xuống...

Để lâu năm những chum tương chua nó sẽ hết vị chua và trở nên ngon ngọt hơn... và lấy nước đó mà dầm rau củ thì rất ngon, còn những loại tương ngon rồi mà dầm rau củ thì cực ngon, ngon lịm người, hết thèm mì chính ... vì chính nó có vị ngon ngọt của mì chính ... lạ thật...



Lúc đệ tử ra siêu thị mua đồ, có mua một hũ tương Bần, tương nầy có quảng cáo là không sử dụng hóa chất...ăn thấy ngọt...Đệ tử nhớ lại. lúc trước sư phụ có gửi vô một hũ tương cổ truyền [ăn xong nhớ mãi...]...ăn cũng có vị ngọt...
Tương bần mua ngoài siêu thị thì...không tin tưởng nổi!!! Nó bỏ đường hay bột ngọt thì làm sao biết??


Gửi bởi: KinhThanh Sep 9 2009, 06:41 PM

chào cô Trâm , anh huynhdoan2000 và các bạn

KT đọc mục làm tương cổ truyền ....nói thật là KT muốn làm tương lắm lắm

nhưng KT chưa đủ duyên , vì KT sông´ ở nước ngoài ,không có đủ điều kiện làm tương ..không có mốc giống , lu sành sứ , thực phẩm sạch .v.v.v..

có lẽ KT đi mua thực phẩm của BIO về làm tương ( nếu có )

KT định làm tương theo cách của anh huynhdoan2000 đã coppy ở đâu đó như sau :

nguyên liệu:
đậu tương 1kg
muối 0.4kg

cách làm
đậu tương nhặt bỏ những hột bị mọt rồi đem rang vàng rồi để nguội
lấy không 3 lít nước đun sôi cùng với muối rồi để nguội
đậu tương để nguội đem bỏ vào hũ rồi đổ nước muối đun sôi để nguội vào đậy nắp kỹ hàng ngày đem phơi dưới nắng để nước tưong được thơm va ngon độ khoảng 3 tháng có thể chắt nước tương ra dùng ta lai đun nước sôi với muối để nguội đổ vào
Lưu ý nếu ngâm nước tương càng lâu càng tốt độ khoảng 1 năm thì càng tốt .Nếu ngâm 1 năm thì cho nhiều nước và muối lên bảo về chất lượng và độ màu như nước tương bình thường "

KT sẽ cho Đậu Nành và nước muối vào lọ thủy tinh ( không có lu sành sứ )

KT sẽ làm theo cách trên , nhưng .. cho thêm Đọt Dứa hay nấm Hương hay Đông cô hay hạt Đậu Đỏ hay Tỏi ... ( như cô Trâm tư vấn ) sẽ làm cho Tương ngon như có Bột Ngọt .....sau 8 tháng có thể ăn được ?

cô Trâm thấy KT suy nghĩ vậy có làm được không ?

mong cô Trâm tư vấn cho ý kiến , chỉ dậy cách làm tương không ủ Mốc ( sợ mốc sinh bệnh ),không Mốc giống ,không Mốc Mật

cám ơn cô Trâm và anh huynhdoan2000

----------KinhThành------------

chúc các bạn làm tương thành công

Gửi bởi: huynhdoan2000 Sep 10 2009, 09:07 AM


chào cô Trâm , anh huynhdoan2000 và các bạn

KT đọc mục làm tương cổ truyền ....nói thật là KT muốn làm tương lắm lắm


Thôi rồi...tớ đã kiếm được người "truyền pháp" rồi !!! haha..tớ "đắc pháp" ở sư phụ...nay phải kiếm người "thọ pháp" tiếp theo...cho pháp môn Tương được phát triển ...

nhưng KT chưa đủ duyên , vì KT sông´ ở nước ngoài ,không có đủ điều kiện làm tương ..không có mốc giống , lu sành sứ , thực phẩm sạch .v.v.v..

có lẽ KT đi mua thực phẩm của BIO về làm tương ( nếu có )


Bây giờ duyên lành của bạn đã tới rồi đó!!!

KT định làm tương theo cách của anh huynhdoan2000 đã coppy ở đâu đó như sau :

nguyên liệu:
đậu tương 1kg
muối 0.4kg

cách làm
đậu tương nhặt bỏ những hột bị mọt rồi đem rang vàng rồi để nguội
lấy không 3 lít nước đun sôi cùng với muối rồi để nguội
đậu tương để nguội đem bỏ vào hũ rồi đổ nước muối đun sôi để nguội vào đậy nắp kỹ hàng ngày đem phơi dưới nắng để nước tưong được thơm va ngon độ khoảng 3 tháng có thể chắt nước tương ra dùng ta lai đun nước sôi với muối để nguội đổ vào
Lưu ý nếu ngâm nước tương càng lâu càng tốt độ khoảng 1 năm thì càng tốt .Nếu ngâm 1 năm thì cho nhiều nước và muối lên bảo về chất lượng và độ màu như nước tương bình thường "

Đây là bài pháp đầu tiên mà bạn phải học!! Cứ làm đi và bỏ nó lăn lốc đâu đó...Thời gian sẽ qua rất mau...


KT sẽ làm theo cách trên , nhưng .. cho thêm Đọt Dứa hay nấm Hương hay Đông cô hay hạt Đậu Đỏ hay Tỏi ... ( như cô Trâm tư vấn ) sẽ làm cho Tương ngon như có Bột Ngọt .....sau 8 tháng có thể ăn được ?

Không bỏ cái gì vô hết!!! Cứ để đó, 1 năm sau, dùng ngâm bất cứ cái gì bạn muốn ăn...Tỏi tương, củ cải dầm tương,....


mong cô Trâm tư vấn cho ý kiến , chỉ dậy cách làm tương không ủ Mốc ( sợ mốc sinh bệnh ),không Mốc giống ,không Mốc Mật

Cách làm tương không dùng "mốc" là cách làm tương Bắc của tác giả Hồng Mai...Có đăng ở các trang trước...bạn dùng "thính gạo rang" trộn với đậu nấu chín mà "ủ"...Không cần ủ lâu ngày..chỉ hai ba ngày...thấy có "mùi thơm" là...ngả tương...Ủ lâu sợ sanh mốc "lạ"...
Đậu nấu chín, gạo rang làm thính, dụng cụ ủ sạch sẽ, khăn đậy sạch sẽ...chẳng có gì phải lo sợ!! Thậm chí mới ủ hai ba ngày, bạn "nếm" thử cũng chả sao...

Tuy nhiên, sau khi học làm mấy thứ đó xong...bạn phải học qua cách làm tương bằng mốc...Tương làm bằng mốc đúng kỹ thuật...sẽ là nguồn đạm có chất lượng...y như ăn thịt cá...Bạn chẳng thấy người ta chỉ ăn rau muống chấm nước tương mà sống mạnh khỏe phà phà đó sao??
chúc các bạn làm tương thành công

Bạn thử nghĩ mà xem...Mình tự làm , mình ăn...mà còn "run" [không biết có sao không??]...Suy ra , đi mua ăn còn "chết" tươi!!! Mình làm mình ăn, chả có gì phải lo sợ...Nếu kỹ thì...đợi thức ăn gần chín, ta cho tương vào...trộn đều cho nóng rồi bắc xuống bếp...Nấu lâu chỉ sợ mất "en-zim" hiếm quý mà thôi...


Gửi bởi: KinhThanh Sep 10 2009, 09:49 PM

KT cám ơn anh huynhdoan2000 đã góp ý chia sẽ chỉ báo

KT đọc bài của ông nào đó hỏi ông nào đó ( trong mục làm tương này ) ủ mốc làm tương , nhưng mốc ấy là mốc sinh bệnh ?? nên ông làm tương phải hỏi mua mốc giống ở Hà Nội , như anh huynhdoan2000 nhờ cô Trâm gửi vào ấy

bây giờ thấy anh khuyên dùng gạo rang lên làm thính gạo ủ với đậu nành , cho lên mốc.. rồi ủ thành tương ...

KT có suy nghĩ thế này .... lúc anh làm tương dùng thính gạo ủ mốc ..rồi ủ cho thành tương ...anh gửi mốc ấy đến nơi kiễm nghiệm ,xem mốc ấy tốt xấu thế nào ? sau đấy mới khuyên người khác làm theo

nói chung em sợ ... chưa giám làm theo cách anh nói

chờ cô Trâm tư vấn cho y kiến chỉ bảo xem thế nào

đọc 9 trang làm tương ...KT nhức đầu không nhớ hết các cách làm ...lúc đầu ăn cơm trắng +muối mè ..cảm thấy bình thường ,thiếu chất...sau đấy ăn xì dầu Maggi ,nghĩ là tốt hơn của loại Viêt Nam cho Bột Ngọt vào ...ăn vào thấy dạ dầy co thắt đau nhói nhói ...đọc kỹ lại thành phần có gì trong Maggi

ôi....thôi.....Maggi ở Đức này cũng cho Bột Ngọt vào .....vậy là quay lai cơm trắng +muối mè + ít rau luộc + trà BCAnh

ít bưa sau thấy gạo đỏ chà trắng + ăn với muối mè ... công nhận ăn có chất hơn gạo trắng ,vì họ không chà hết cái chấm mầm gạo ,chỉ chà nhẹ tróc lớp lức gạo ( gạo của Ytaly ) 500g - 0,80 € euro

cách đây 2,3 ngày gì đấy KT nhìn thấy , mua gạo của Bio xem thế nào 500g - 1 € euro .... lần này gắp đúng loại gạo lức , vui mừng như trúng số , nhưng là gạo lức trắng ...ăn vào .. mới cảm nhận được gạo lức khác xa gạo chà trắng đến mức nào

ăn vào cảm giác thiếu chất như lúc trước biến đi đâu mất ....người cảm thấy đủ chất ..không muốn ăn gì thêm hết ( hiện tại cảm thấy vậy )

phải cám ơn ,tri ân ngài 0hsawa ..gạo lức quá tuyệt vời

không cám ơn cô Trâm và các bạn ..quả là thiếu sót

nhờ cô Trâm mở web ,chia sẽ và các bạn đóng góp thêm kiến thức ... KT mới học hỏi được ít nhiều kiến thức ...v.v...và KT gặp bạn bè đều có ý muốn giới thiệu cho các bạn ấy đọc sách Axit-kiềm , TrườngSinh-đạoThiền ở web download miễn phí của anh huynhdoan2000 chia sẽ ..sau đấy đến với web thucduong.vn của cô Trâm ( hiện tại giới thiệu được vài bạn )

KT không biết nói gì hơn ... cám ơn ...cám ơn ..cám ơn tất cả , tất cả ..tất cả thiên nhiên vũ trụ

--------KinhThành---------

Gửi bởi: huynhdoan2000 Sep 11 2009, 08:03 AM


bây giờ thấy anh khuyên dùng gạo rang lên làm thính gạo ủ với đậu nành , cho lên mốc.. rồi ủ thành tương ...


Đây là cách làm tương của tác giả Hồng Mai...có đăng nhiều trên các trang ẩm thực và các trang Phật giáo...Tác giả có làm rồi và thành công...

KT có suy nghĩ thế này .... lúc anh làm tương dùng thính gạo ủ mốc ..rồi ủ cho thành tương ...anh gửi mốc ấy đến nơi kiễm nghiệm ,xem mốc ấy tốt xấu thế nào ? sau đấy mới khuyên người khác làm theo

Tớ cũng đã có làm rồi, từ Tết lận, bây giờ gần 8 tháng, đang đem vào nhà và đang ăn đấy...Mặn lắm!! Nhưng cũng dễ ăn!! Mấy người khác lại chơi, có hửi mùi và nói..."ừ...giống mùi tương "...Mà chả có thằng nào "dám" xin ăn cả?? Cũng phải thôi...Chúng ta là dân GLMM nên...ăn vô tư, khỏi cần thêm đường...Còn bọn nó ...phải "Tam thái tử" hay gì gì đó ngọt ngọt...mới chịu ăn.

nói chung em sợ ... chưa giám làm theo cách anh nói

Y trang tâm trạng của tớ lúc mới học làm tương...Sợ đủ thứ...Không dám hửi, không dám nếm...Bây giờ thì khác rôi...vẫn hửi, vẫn nếm để "điều chỉnh" hũ tương cho hợp qui cách...Cho dù là mới làm có vài ngày...Chả có sợ gì cả!!



đọc 9 trang làm tương ...KT nhức đầu không nhớ hết các cách làm


Cách làm thì nhiều...nhưng cái chính là chỉ có 2 cách tốt nhất, bổ nhất. Đó là
-- làm Miso
-- và làm tương cổ truyền [nếp + đậu nành, có ủ mốc]
Tất cả do sư phụ hướng dẫn...


phải cám ơn ,tri ân ngài 0hsawa ..gạo lức quá tuyệt vời


Tớ thì đang "rầu" đây!!! Nắm bắt cái "tuyệt vời" nầy, bọn tư thương kiếm cách "thu mua" tại ruộng trồng lúa lứt [đưa tiền trước, còn 1 tháng thu hoạch thì cho ghe lên nằm chờ...]...Giá cả thì đang lên hàng ngày...Trong khi gạo trắng xuống..."nó" vẫn cứ lên...


Gửi bởi: KinhThanh Sep 11 2009, 06:21 PM

chào anh huynhdoan2000 và các bạn

cám ơn anh chia sẽ với KT

đọc các bài làm thức ăn Thực Dưỡng ...cũng như cách làm tương ..KT có suy nghĩ ..

những ai ăn TD , theo TD ,có tâm huyết với TD ...hãy tập trung lại thảo luận bàn bạc ,có kế hoạch ... kiếm nơi không bị ô nhiêm , sản xuất thực phẩm TD , đăng ký bản quyền , thương hiệu ... tung ra thị trường ,cạnh tranh với thực phẩm ăn mặn ...

vì sao KT có suy nghĩ ăn chay hay TD cạnh tranh với ăn mặn .. Vì biết cách ăn chay ,ăn TD vẫn đũ chất không kém ăn mặn ,còn tốt hơn ăn mặn nhiều nhiều

KT đọc sách TD có nói muốn chữa bệnh cho ai đó ,,trước hết phải nâng sức khỏe bệnh nhân lên , rồi tiếp theo vừa chữa bệnh vừa nâng sức khỏe bệnh nhân ...

Việt Nam mình bây giờ hội nhập với thế giới , đi theo cách sản xuất ăn mặn của Phương Tây , rồi vì lợi lộc ,các nhà sản xuất sử dụng phụ gia thực phẩm nguy hại cho sức khỏe con người ...

cho nên muốn chữa thân bệnh ,tâm bệnh của người dân Việt Nam ... trước hết phải có thực phẩm TD cho họ ăn , kèm theo sách TD giới thiệu hay khuyến mãi .. rồi quảng cáo những điều tốt ,những điều có lợi cho người sử dụng ...

muốn trị thân bệnh ,tâm bệnh và cạnh tranh với thực phẩm ăn mặn , sử dụng phụ gia thực phẩm ....chúng ta phải sản xuất , thực phẩm ăn ngon như thực phẩm có sử dụng phụ gia thực phẩm Bột Ngọt ...trước hết chúng ta phải cân bằng gia vị ăn mặn ,ăn TD ( thậm chí gia vị TD còn ngon hơn ăn mặn ,,như cô Trâm làm tương ấy )

giá cả ,kế họach kinh doanh thế nào đây ?

trước hết chúng ta chịu khó ít lợi lộc ,thiệt thòi 1 thời gian đầu , phải nghĩ đến các tần lớp trong xã hội , người nghèo khó.. vì sao ?

vì tâm lý người sử dụng tham giá thấp , không đủ kinh tế mua giá cao ....lúc đầu chúng ta tung ra thị trừơng giá cả có lợi lộc ,nhưng chúng ta gạch bỏ giá ấy đi , đề vào 1 giá thứ 2 khác có lợi lộc ít hơn ( lý do sản phẩm mới khai trương ) thậm chí rẽ hơn giá ăn mặn hoặc giá tương đương nhau ( trong lúc TD có chất lượng lại an toàn thực phẩm )

vậy bạn sẽ mua thực phẩm nào ?? bạn đó , chưa nói đến người khác ...sau đấy trở lại giá gốc sản phẩm ...chúng ta phải có lợi lốc ,, lấy lợi lộc ấy trả lương ,trả công cho người làm ... không lẽ làm từ thiện mãi sao ... con người đâu sống 1 mình , còn có gia đình nữa

chưa nói đến vấn đề chiến thuật kinh doanh ..ví như mua 10 chai nước tương + thêm 1 chai ..v.v.v các sản phẩm khác tương tự

thêm 1 chiến thuật khác ..như là 1 tháng ,có 1 hay 2 hay 3 ngày gì đấy giảm giá 10 hay 20 % giá 1 sản phẩm ....v.v.. chúng ta phải học hỏi chiến thuật kinh doanh

chúng ta có thương hiệu ,bản quyền ..vậy bây giờ phân phối sản phẩm thế nào ?

chúng ta không nên phân phối cho các đại lý nhỏ rải rác ..vì sao ?

vì làm vậy sản phẩm sẽ co nguy cơ bị người khác làm giả mạo ....

cơ sở sản xuất nên phân bố thế nào trên đất nước VIETNAM ?

tùy theo tiềm lực kinh tế TD chúng ta ...lúc đầu có thể 3 cơ sở BAC ; TRUNG NAM ...có kinh tế cao thì rải rác đều trên nước VIETNAM ..có thể là 6 hay 8 hay 10 cơ sở ....

nói chung là có rất nhiều điều phát sinh trong lúc kinh doanh ... quang trọng nhất vẫn là bán sản phẩm tại cơ sở ,không phân phối các đại lý nhỏ ..người tiêu dùng đến tận cơ sở mua hay điện thoại đặc hàng ..tránh tình tranh mua sản phẩm ngoài thị trương ,hàng tốt xấu lẫn lôn ....chúng ta không chịu trách nhiệm ,khi sản phẩm ấy không thuật cơ sở của ta

chúng ta quảng cáo truyền hình ,báo chí , phát tờ rơi cho nhân dân.. người mua ,người bán tại cơ sở ..mua ngoài thị trường chúng ta không chịu trách nhiệm sản phẩm ...lúc ấy người nào tham lam tự làm hàng giả mạo bán ( các bạn nghĩ thế nào ? họ tồn tại được bao lâu ? ) và người nào mua hàng giả mạo , họ tự chịu lấy trách nhiệm

1 là kinh tế chung TD của chúng ta

2 là có nơi để sản xuất thực phẩm sạch

các cơ sơ sản xuất , vừa có môi trường sạch , không bị lũ lụt ,có nguồn nước sạch, có lối đi ,đường đi càng thuận tiện càng tốt

quang trọng là các bạn có chịu hợp lại, gom lại hay không ..hay là mạnh ai nấy làm , lúc ấy càng khó kiểm soát hàng giả mạo , hàng TD

nhưng ...làm chung hay làm riêng ..tất cả vì bản thân và vì con người nói chung

đoàn kết ,đoàn kết ,đại đoàn kết sorcerer.gif thành công ,thành công ,đại thành công sorcerer.gif

KT có viết thiếu hay sai chính tả hay câu cú ..mong các bạn bỏ qua

chỉ cần các bạn hiểu được ý của KT nói gì là tốt lắm rồi

KT cám ơn tất cả







Gửi bởi: huynhdoan2000 Sep 12 2009, 07:08 AM


đọc các bài làm thức ăn Thực Dưỡng ...cũng như cách làm tương ..KT có suy nghĩ ..

những ai ăn TD , theo TD ,có tâm huyết với TD ...hãy tập trung lại thảo luận bàn bạc ,có kế hoạch ... kiếm nơi không bị ô nhiêm , sản xuất thực phẩm TD , đăng ký bản quyền , thương hiệu ... tung ra thị trường ,cạnh tranh với thực phẩm ăn mặn ...


Chào bạn KT...
Hình như những điều bạn nói, đã có người làm rồi....Bác NAT,Sư phụ, cô Phương Lan, thầy TH, ...Đây là những nơi bán thức ăn TD nổi tiếng và uy tín của VN...



cho nên muốn chữa thân bệnh ,tâm bệnh của người dân Việt Nam ... trước hết phải có thực phẩm TD cho họ ăn , kèm theo sách TD giới thiệu hay khuyến mãi .. rồi quảng cáo những điều tốt ,những điều có lợi cho người sử dụng ...

các điểm lẽ bán TD bây giờ...có đủ hết [thực phẩm kèm băng đĩa]

................................................................................
......


Gửi bởi: KinhThanh Sep 15 2009, 01:45 AM

chào anh huynhdoan2000 và các bạn

các cơ sơ ấy có đăng ký thương hiệu hay chất lượng được công nhận không anh ?

có lẽ thương hiệu hay chất lượng được công nhận ,vẫn tốt hơn ...nhưng

cũng có nhiều mặc hàng thực phẩm có thương hiệu ,chất lượng được công nhận ..nhưng thực phẩm ấy có sử dụng phụ gia thực phẩm hay hóa chất

thật là nguy hại cho những ai không hiểu biết ...kể cả hiếu biết ..nhưng không có thực phẩm ,đành phải ăn

ôi................các bạn oi......

hãy giới thiệu PP TD đến với người thân bạn bè ,các mối quan hệ ..v.v.v...càng nhiều càng tốt nha

còn KT bây giờ ..đang đối mặt với gia đinh , 5 người , 2 vợ chông cô chú và papa

hôm chủ nhật tuần vừa rồi ..KT đi chơi với gia đình rồi ca hát karaoke ,nấu ăn .. dạo trước Sinh Nhật KT cả nhà biết KT ăn chay ..nên lần này có nấu món chay rau bí xào tỏi + đậu lạc ...nhưng lại cho Bột Ngọt vào mới khổ cho KT ..làm KT đêm ngũ cứ loay hoay ( vì sao ) các bạn sẽ hiểu lúc đọc hết phần chia sẽ của KT

cũng đành gắp vài miếng rau + với 1 bát cơm trắng ăn cho qua bữa

cả nhà ai cũng nói KT ăn uống gì mà nhanh ốm ,hỏi xem bí quyết ăn thế nào ..ai cũng lo lắng ..vì nhìn KT ốm mặt nhìn trắng tái tái ( thời tiết lanh , ăn thiếu chất ..nên phải vậy thôi ) chưa nói đến chuyện tế nhị là thứ 6 tuân ấy cơ thể khỏe mạnh ,thừa chất hay sao đó đêm ngũ bị phát dục ..cho nên đến chủ Nhật nhìn thấy vậy ...với lại mình ăn TD đâu thể bồi bổ tùy tiện

cuối bữa ăn cả nhà đem chuyện ăn chay của KT ra nói , 2 tuần trước Sinh Nhật còn thấy mập ,khỏe ,,2 tuân sau nhịn hốc hác , như người bệnh mới dậy , rồi nói chuyện phải lo lắng cho sức khỏe , nhìn óm yếu thế không tốt , ăn không có thịt làm sao có sức khỏe

KT cũng đồng ý kiến với cả nhà là người ốm hơn trước , sức mạnh cơ bắp kém hơn trước ..nhưng hệ thống miễn dịch hay sức đề kháng cơ thể khỏe hơn ,,cụ thể là không còn triệu chứng viêm mũi họng ..vì bên này thời tiết thay đổi, lạnh ..KT lúc trước hay bị viêm nhiễm mũi họng ..cụ thể là đầu năm cho đến lúc ăn theo PP TD là hay bị viêm nhiễm mũi họng ..phải uống Aspirin

KT cũng nói ..đâu phải KT không biết ăn mặn , KT tìm hiểu nhu dinh dưỡng cơ thể cần những gì , liều lượng bao nhiêu cho từng lứa tuổi , cho từng công việc ,nặng nhẹ ...v.v.v các chất ..v.v.v vitamin..v..vv.

từ lúc ăn PP TD không bị viêm nữa ...cả nhà ai cũng nghe vậy ..nhưng vẫn nói ..rồi 1 câu hỏi đưa ra, nhà co 4 nguoi , 3 nguoi biểu quyết ăn có thịt , KT ăn chay ...vậy KT nghĩ sao , chưa nói là cả nhà ai cũng lớn hơn KT ,kinh nghiệm sống ..v.v.v.( hihiiii...các bạn trả lời thế nào ? ) rồi nói trên mạng không phải cái gì cũng đúng thế này ,thế kia ...ăn rồi suốt ngày trên mạng học hỏi bậy bạ sinh bệnh , người ăn chay là máy người di tu ăn rồi gõ mõ tụng kinh ,đọc kinh ...nên họ ăn chay ...KT không đi tu phải ăn uống có sức khỏe cơ bắp , để làm việc , vận động ,thể thao..v.v.v.cả nhà không ai đi tu , KT đi tu làm gì.....v.v.v.

rồi ông chú đọc trên mạng chuyện có mấy cô gái bị bệnh ám ảnh hay tâm bệnh là người hao gay da bọc xương ..nhưng vẫn nói không ốm ..đến lúc vào bệnh việm , các cô gái ấy muốn ăn ..nhưng thức ăn nôn ra ..rồi đưa thức ăn vào bung cũng nôn ra ...v.v.v.

KT nói những người đó bị tâm bệnh ,ăn uống không có kiến thức khoa hoc

Trả lời câu hỏi trên ..KT nói muốn trao đổi 1 vấn đề gì đấy phải sét 2 mặt của 1 vấn đề ,từ lý thuyết qua thực hành ,kiểm nghiệm bản thân , KT đọc sách ăn mặn chuyển qua ăn chay , trong lúc cả nhà ăn mặn không đọc sách ăn TD ..làm sao hiểu được

ông chú còn nói 1 cái đầu không thể bằng 2 cái đậu .. đúng ...nhưng ... 2 cái đầu phải cùng 1 hướng , 1 mặt của vấn đề ...2 cái đầu 2 mặt của 1 vấn đề không giải quyết được vấn đề ...KT nói ...cuối tuần này KT sẽ cùng cả nhà nói về vấn đè ăn chay của KT và sách Axit và Kiềm , mọi người sẽ hiểu vì sao KT ăn chay ( hihhiii đúng với tâm ý của KT )

vui thì vui đấy ...nhưng

quyết sách dài quá ,,cà nhà làm sao đọc hết trong vòng 2 đến 3 giờ đồng hồ

phải soạn bài sao đây ? ......bạn đóng góp ý kiến giúp KT 1 tay với nha ....bây giờ đến cuối tuần ...ôi.....có nên lo không nhĩ ? hihihiii

hay là đến buổi lôi sách ra cho cả nhà cùng đọc ?

aaaa quên ..chưa nói hết ..... muốn biết 1 người phái Nam khỏe mạnh , người đó biểu thế nào ? ( bạn trả lời thế nào ? )

KT nói thế này với cả nhà ...người Nam khỏe mạnh ,biểu hiện là đêm ngũ phát dục ...KT từ lúc ăn theo PP TD phát dục 3 hay 4 lần gì đó ....rồi đá qua vấn đề cường dương bổ thận ....

vậy là cả nhà tò mò hỏi thế này ,thế kia ..làm sao cương dương bổ thận ..hiihihihi ( ở đây KT cười , lúc nói chuyện với cả nhà không cười , không hiểu vì sao ,có lẽ lúc ấy KT nói chuyện theo kiểu chia sẽ nghiêm túc ,không đùa )

nói chuyện qua lại cả buổi ...đến lúc nói đến vấn đề cường dương bổ thận là ...... hahahaa...bởi vậy ai dính vào dục là khổ lắm lắm , không thoát ra được lục đạo luân hồi ..hôm bưa nằm ngủ mơ mộng đấu tranh giữa dục và không dục , sau đấy 1 giấc mơ hiện ra... từ giấc mơ ấy KT nghĩ rộng ra ..kT có giác ngộ 1 ít về dục và thấy nó gây ra bao nổi khô cho con người cũng vì dục tham ,sân ,si ,chiếm hữu..v.v.v

hiện tại KT có ý nghĩ ..sẽ không lập gia đinh ..nếu có chắc sẽ không sinh con hay quan hệ , tốt nhất là không lập gia đình

có lập gia đinh KT mong muốn gặp 1 ai đó giống như trong các câu chuyện nói về các đệ tử của Phật ..có nói đến 2 người cầu đạo mà vì gia đình nên phải lấy nhau ,nhưng 2 người trong sạch , sau đấy cả 2 thành đạo quả

KT không giám mong thành đạo quả , chỉ mong gặp được người cùng có suy nghĩ , cùng hướng đi ... trong cuộc sống có thể giúp đỡ nhau lúc khó khăn ...v.vv... bạn nghĩ sao ? bạn có muốn vậy không

thời buổi này chắc không có ..hihihi......KT quá mơ mộng ...hihihiii

có ý nghĩ như vậy là còn mắc cái bệnh cô đơn đấy ...hihihihihi...

...................
cô Trâm mấy hôm nay bận gì ấy ,không thấy vào mục làm tương chỉ bảo giúp KT cách làm tương không mốc giống ,có thể cho thêm gì vào và làm các bước thế nào

nếu làm như cách coppy anh huyhdoan2000 thì chất đạm của đậu nành không phân giải ,không dễ hấp thụ chăng ?

có lẽ lúc ấy ăn nước tương riêng ,ăn xác riêng hay ăn chung luôn nhỉ ?

ôi... chờ đến 8 tháng .. phải học cách kiên nhẫn ,chờ đợi




Gửi bởi: Diệu Minh Sep 15 2009, 07:30 AM

Gửi mốc giống một gói con con ấy ra nước ngoài? đâu có khó khăn gì đâu nhỉ? và cũng không tốn tiền gì nhiều đâu?

Cô đơn ? toàn thế giới đều như thế, nhưng mỗi người cư xử mỗi cách khác nhau với vấn đề này... vào trường thiền 10 ngày là hiểu ra ngay con đường hạnh phúc... vào đó tôi mới hay là tôi "bị lừa" do sống ở một thế giới thiếu thông tin chân chính...

A xít và Kiềm hay là bất cứ quyển nào, hãy gạch chân những đoạn cần thiết và quan trọng, nhập tâm và nói lại... và nên đưa ra cái bảng bánh xe bốn bánh: a xít dương - a xít âm; kiềm dương, và kiềm âm... kết luận của tiên sinh Ohsawa là thừa a xít bao giờ cũng làm cho cơ thể viêm nhiễm... do vậy khi nhịn ăn mới hết viêm nhanh chóng nhất...

Đừng chống đối với dục, hãy quan sát và học hiểu tiến trình đó, có lần tớ cũng "bị" và nó chỉ diễn ra trong vài giây hay vài phút... nó chỉ là những đợt sóng năng lượng... như là chu kỳ mặt trăng ấy... thế mà không hiểu không ai bảo... nên "sa chân vào cùm" của ái dục... nó vừa là đầu mối của giải thoát ra khỏi luân hồi và vừa là cửa địa đạo vào đó không có đường ra...

Bây giờ nhìn những người bạn tu trẻ không bị dục xui bậy, đang tu hành tinh tấn mới thấy mình bị chướng ngại... tuy nhiên một người phụ nữ có con họ sẽ có thêm nhiều sự kham nhẫn hơn trước đó cực kỳ nhiều...

KimThanh là nam hay là nữ đấy?

Gửi bởi: KinhThanh Sep 15 2009, 10:01 PM

chào cô Trâm và các bạn

may quá ..nhắc đến cô là cô hồi âm liền ..hihihii ( KinhThành cám ơn cô Trâm )

dạ , Kinh Thành là Nam , sinh năm 6-8-1982 tây lịch , lúc 6gio 55 phút ...cô Trâm xem bói Tử Vi cho KT luôn nha ..hihihiii ..không khéo bữa nào nhờ cô chuẩn đoán bệnh tam bạch của KT luôn quá ...hihihii

Tử Vi nói KT có nhiều tính xấu lắm lắm ..phải khai trừ bớt mới đỡ chút chút ..các cung đều xấu ,,chỉ có cung Phu Thê đỡ chút chút ,cung Phúc Đức cũng đỡ

KT cũng có suy nghĩ ..chắc lọc những đoạn trong sách có ý trực tiếp ,ngắn gọn ,dễ hiểu ...KT không có sách giấy ..sử dụng sách điện tử ,phóng to chữ trên màng hình máy tính cho cả nhà đọc

còn việc cô nói gửi gói Mốc giống ra nước ngoài không khó ...nhưng KT chỉ ngại ở Đức này họ kiểm tra Mốc giống ..sợ thế này thế kia ..họ trả lui cho cô , làm phiền cô thêm ..1 phần vì .. KT sẽ nhắn tin chia sẽ với cô sau vậy

vấn đề dục và kinh nghiệm sống của ai đó ... như cô Trâm ..chắc chắn là cô có nhiều kiên nhẫn ,chiu cực ,chịu khổ hơn ai đó chưa trãi nghiệm cuộc sống đầy khó khăn ..trong quá trình tu tập ..ít nhiều gì cũng gặp khó khăn ..nhưng lúc đã vược qua thì vững vàng ,chắc chắn ..lúc đắc quả vị thì chính những trải nghiệm của bản thân nó giúp ích cho người tu tập ..vì người tu tập có nhiều kinh nghiêm ,vốn sống để lôi nó ra kiểm chứng

ai đó chưa có kinh nghiệm ,chưa trải nghiệm ... lúc đắc quả vị không biết lý thuyết hay là thực hành ?? ít hay nhiều gì phải có cái gì đó ở trong thân tâm ,lôi ra phân tich mỗ sẽ ,kiễm nghiệm ,kiễm chứng

KT không am hiểu gì về giáo lý ..chỉ nói theo kiểu phỏng đoán ... đến lúc 1 ai hỏi 1 vấn đề cụ thể là gì ... lúc ấy ..hihhiii KT không biết , KT đi hỏi Thầy ..hihihiii

đúng là tai bay vạ gió ..vì cái đầu ,cái miệng ( xem ra Tử Vi nói đúng rồi ) bịt miệng lai ..hihihiii

..........

vấn đề làm tương không mốc giống , cô Trâm tư vấn cho y kiến giúp KT với

đọc các bài trước .. hình như lúc ngã tương mới cho Đọt Dứa hay nấm Hương hay hạt đậu đỏ ,...v.vv. như cô nói chăng ?
sẽ làm tương ngon như bỏ Bột Ngọt vào ?

nhưng làm như cách anhhuynhdoan coppy , đậu nành + nước muối thì hiện tượng ngã tương có không cô ?

KT nghĩ là ..không ngã tương và không có mùi thơm đặc thù của tương ?

nếu làm đậu nành với nước muối ngâm vậy 2,3 tháng rồi cho đọt dứa hay nấm hương ,hay đậu đỏ , hay gia vị thực dưỡng ..không biết nước tương có ngon như bỏ Bột ngọt ..hay là hỏng luôn hủ tương ...hihihiii...toàn là đoán mò

KT muốn học hỏi kinh nghiệm của cô , không biết cô đã làm Đậu Nành+ nước muối lần nào chưa ...chắc chắn không ngon bằng loại có mốc giống ,mốc mật

cô có làm kiểu cám gạo ủ với đậu nành làm mốc chưa ? mốc ấy tốt hay mốc gây bệnh ?

cô có lấy mốc ấy đi kiễm tra không ? hay cô biết thông tin gì về loại mốc cám gạo ủ với đậu nành không ?

ôi....cái gì cũng cô ...cũng cô ... cô nhiều công việc lo toan thực phẩm thực dưỡng ... làm mấy rồi cũng không đủ cho mấy cái miệng ăn ..ăn ...suốt ngày ăn

đúng là sống trong bể khổ ...nhưng trong cái khổ có cái vui ...trong cái vui ,có cái hanh phúc ..trong hanh phúc gặp chánh giác ..trong chánh giác có chánh niệm ..trong chánh niệm có an lạc ..trong an lạc ..sẽ là gì đây ??

ôi....KT oi.........là KT ..

không biết còn bày đặc chữ với nghĩa

toàn là nói thôi , không thấy làm gì hết ...đúng là lý ..lý sự mà

cám ơn cô Trâm ..KT sẽ xem lại sach Axit-Kiềm ....ôi...chưa gì phải đứng vị thế trên bục giảng rồi ..huhuhuu... chân tay lạnh ,run cầm cập

Gửi bởi: huynhdoan2000 Sep 17 2009, 04:37 AM




nhưng làm như cách anhhuynhdoan coppy , đậu nành + nước muối thì hiện tượng ngã tương có không cô ?


"Đậu nành rang + nước muối" để một thời gian thì..."ngấu" , tức là ...nước trở nên màu nâu sậm [gần như màu đen], còn hột đậu thì mềm nhũng muốn nát...
"Ngả tương" là...sau khi ủ mốc mật [trên 10 ngày] và ngâm nước đậu [không muối] khoảng 7 ngày...rồi đổ tất cả vô cái lu, châm thêm muối...


nếu làm đậu nành với nước muối ngâm vậy 2,3 tháng rồi cho đọt dứa hay nấm hương ,hay đậu đỏ , hay gia vị thực dưỡng ..không biết nước tương có ngon như bỏ Bột ngọt ..hay là hỏng luôn hủ tương ...hihihiii...toàn là đoán mò


Tương cần thật mặn...Khi ăn thì ta "chế biến" lại...Cái ta cần là...các axit amin quý , có trong tương, ...còn muốn ngọt thì dễ ợt mà!!

KT muốn học hỏi kinh nghiệm của cô , không biết cô đã làm Đậu Nành+ nước muối lần nào chưa ...chắc chắn không ngon bằng loại có mốc giống ,mốc mật

Tất nhiên tương cấp thấp thì không bằng cấp cao...Nhưng vẫn có chuyện xài ...


đúng là sống trong bể khổ ...nhưng trong cái khổ có cái vui ...trong cái vui ,có cái hanh phúc ..trong hanh phúc gặp chánh giác ..trong chánh giác có chánh niệm ..trong chánh niệm có an lạc ..trong an lạc ..sẽ là gì đây ??


là xuống địa ngục !!! Vì đã tới điểm "cực"...Vật cùng tắc biến!! Người mà vướng vào nhị nguyên Âm Dương, sướng khổ,...thì không bao giờ giải thoát ...nếu có sanh Tiên rồi thì cũng từ từ "chuyển hệ" xuống địa ngục...

ôi....KT oi.........là KT ..

không biết còn bày đặc chữ với nghĩa


Không biết đây có phải là "bản sao" của tớ không nhỉ??

................................................................................
....................................
Chào sư phụ...
Sư phụ ôi...
Nhìn mấy hũ tương của đệ tử làm...nếm thử...Ngon thì "chưa" thấy, nhưng quá "mặn"...Mặn cũng phải...vì lâu lâu cứ thêm muối vào...
Bỗng tự nhiên, đệ tử phát hiện một điều... Chúng nó là Kiềm Dương đấy...

Gửi bởi: QuangThanh Sep 17 2009, 11:40 AM

QUOTE(Diệu Minh @ Sep 15 2009, 07:30 AM) *
Gửi mốc giống một gói con con ấy ra nước ngoài? đâu có khó khăn gì đâu nhỉ? và cũng không tốn tiền gì nhiều đâu?

Cô đơn ? toàn thế giới đều như thế, nhưng mỗi người cư xử mỗi cách khác nhau với vấn đề này... vào trường thiền 10 ngày là hiểu ra ngay con đường hạnh phúc... vào đó tôi mới hay là tôi "bị lừa" do sống ở một thế giới thiếu thông tin chân chính...

A xít và Kiềm hay là bất cứ quyển nào, hãy gạch chân những đoạn cần thiết và quan trọng, nhập tâm và nói lại... và nên đưa ra cái bảng bánh xe bốn bánh: a xít dương - a xít âm; kiềm dương, và kiềm âm... kết luận của tiên sinh Ohsawa là thừa a xít bao giờ cũng làm cho cơ thể viêm nhiễm... do vậy khi nhịn ăn mới hết viêm nhanh chóng nhất...

Đừng chống đối với dục, hãy quan sát và học hiểu tiến trình đó, có lần tớ cũng "bị" và nó chỉ diễn ra trong vài giây hay vài phút... nó chỉ là những đợt sóng năng lượng... như là chu kỳ mặt trăng ấy... thế mà không hiểu không ai bảo... nên "sa chân vào cùm" của ái dục... nó vừa là đầu mối của giải thoát ra khỏi luân hồi và vừa là cửa địa đạo vào đó không có đường ra...

Bây giờ nhìn những người bạn tu trẻ không bị dục xui bậy, đang tu hành tinh tấn mới thấy mình bị chướng ngại... tuy nhiên một người phụ nữ có con họ sẽ có thêm nhiều sự kham nhẫn hơn trước đó cực kỳ nhiều...

KimThanh là nam hay là nữ đấy?


Cô Trâm,
Nếu gởi qua Mỹ thì tốn chừng bao nhiêu? Cô Trâm có gởi sang đây chưa, xin cho biết. Cám ơn nhiều

Gửi bởi: KinhThanh Sep 18 2009, 02:44 AM

chào anh huynhdoan2000 và các bạn

cám ơn anh đã giải bày cho em biết ..hiện tượng ngấu hay ngã tương ...

nói vậy là KT có thể làm tương đậu nành + nước muối ... 8 tháng sau nó chuyển hóa axit amin dễ hấp thụ + đọt dứa hay tỏi hay nấm hương hay đậu đỏ .v.vv.. để vài tháng + làm nước tương có vị ngọt ngọt như cho thêm bột ngọt chăng ??

có lẽ cách này chưa ai làm ??

nếu làm sớm cách đây 1 tháng ..mới có ánh nắng ..hiện giờ thời tiết chuyển lạnh rồi ,,ngoài trời dưới 20 độ C , không biết làm bây giờ có được không anh huynhdoan2000 ?

nhà có lò nướng...chắc cho hũ tương vào lò , bật nhiệt độ 30 đến 50 độ C , 1 ngày 4 đến 6 giờ đồng hồ ... bật lò 30 phút ..tắt lò 30 phút .. cứ vậy 6 giờ 1 ngày ...khoảng bao nhiêu ngày thì để nguyên vậy anh huynhdoan2000 ??

2 lọ thủy tinh mơ muối ,chắc cũng phải làm vậy luôn quá ?? không có ánh nắng cho vào lò nướng được không cô Trâm ??

Gửi bởi: Diệu Minh Sep 19 2009, 05:55 AM

Gui phat nhanh cho Huynhdoan may quyen sach moi ma chua thay hoi am, gui may ngay roi day?

Gửi bởi: huynhdoan2000 Sep 19 2009, 06:53 AM


Gui phat nhanh cho Huynhdoan may quyen sach moi ma chua thay hoi am, gui may ngay roi day?

Chào sư phụ...
Đệ tử mới nhận được trưa ngày hôm qua. Sư phụ ôi, duyên đến thì đã đến!!

Sáng bữa đó, đệ tử đi Mỹ Tho...Lại chỗ bán GLMM ở bến phà cũ...mua mấy món TD...Bà chủ nói...thầy TH đang giảng tại Mỹ Tho, chùa Phật Ân...Đệ tử nói..."tôi theo cô Ngọc Trâm ở Bắc"...
Đệ tử cũng có lại chỗ bán sách cũ và mua được quyển "Suối nguồn tươi trẻ" [ Năm thức tập đơn giản của Tây Tạng...]...Xem mấy cái hình luyện tập trong đó...thôi rồi!! Đúng y chang cái mà đệ tử tìm kiếm để luyện tập cho xương sống...

Âu cũng là duyên lành...

Gửi bởi: huynhdoan2000 Sep 19 2009, 07:11 AM



nói vậy là KT có thể làm tương đậu nành + nước muối ... 8 tháng sau nó chuyển hóa axit amin dễ hấp thụ + đọt dứa hay tỏi hay nấm hương hay đậu đỏ .v.vv.. để vài tháng + làm nước tương có vị ngọt ngọt như cho thêm bột ngọt chăng ??


Được ! Nhưng bạn nên chiết ra hũ nhỏ mà làm...
Sau 8 tháng thì tương đã "bất khả xâm phạm"...cái gì lọt vào đó cũng chả sao cả...Mặn thấy mẹ thì... có con vi trùng nào sống nổi??

nếu làm sớm cách đây 1 tháng ..mới có ánh nắng ..hiện giờ thời tiết chuyển lạnh rồi ,,ngoài trời dưới 20 độ C , không biết làm bây giờ có được không anh huynhdoan2000 ?

Nóng lạnh gì cũng làm được!!! Vì...ta để cả năm mà!! Với lại, nếu thêm muối cho "dư" một tí thì...OK!! Ngon hay không ngon...ta chỉ cần chế biến lúc ăn...như tương + bơ mè...Ngon thấy bà cố tổ !!!

nhà có lò nướng...chắc cho hũ tương vào lò , bật nhiệt độ 30 đến 50 độ C , 1 ngày 4 đến 6 giờ đồng hồ ... bật lò 30 phút ..tắt lò 30 phút .. cứ vậy 6 giờ 1 ngày ...khoảng bao nhiêu ngày thì để nguyên vậy anh huynhdoan2000 ??

Không cần làm như vậy... Bên ngoài trời lạnh nhưng bên trong...mấy hột đậu nó đè ép nhau.. đến "nghẹt thở"...nó nóng dữ lắm đấy...

2 lọ thủy tinh mơ muối ,chắc cũng phải làm vậy luôn quá ?? không có ánh nắng cho vào lò nướng được không cô Trâm ??

Pó tay cái vụ mơ muối!!! Trong sách nói...mơ muối để lâu ...nhai hột rốp rốp...Còn mơ muối bán ở cửa hàng TD thì...nhai bể răng ráo trọi!! Có mua về, nên để thêm 2 năm nữa rồi hãy ăn...Trong nam nầy...chả biết có ai trồng được cây mơ không nhỉ?? Sao mà toàn là ở Bắc không vậy? Tự ái quá!!
Mấy bữa trước nghe thầy TH giảng...bảo làm chanh muối...haha...cái vụ nầy coi bộ khả thi!! Nhà tớ có hũ chanh muối được năm sáu năm...bây giờ đem ra ...cắt thành miếng nhỏ...sáng ngậm, chiều ngậm...Hay quá!! Đỡ tốn tiền gì đâu mà lại hiệu quả hơn ô mai muối...mới có mấy tháng mà đã bán ra ào ào...Y như tamari...làm không kịp riết rồi...Tam thái tử cũng là tamari ???
............................................
À, bạn KT thân mến...
Khi bạn làm tương bằng cách ủ mốc thì mới quan tâm đến "quậy, phơi"...Tuy nhiên, nếu trong quá trình chế biến mà dùng muối "dư" một tí thì...vô tư!! Một năm sau mới ăn...mọi việc đều tốt cả... Chỉ có ai muốn ăn liền sau vài tháng...nên mới "quậy, phơi" liên tục cho ...mau ngấu!!

Gửi bởi: KinhThanh Sep 21 2009, 02:03 AM

chào anh huynhdoan và các bạn

cám ơn anh huynhdoan2000 happy.gif

em chưa biết làm Chanh muối thế nào ? tỉ lệ bao nhiêu ?

đọc cách anh viết bài , thấy vui vui ..đỡ buồn vì có người chia sẽ nói chuyện ..hihihii..

anh nhìn thấy quả mơ dùng làm mơ muối chưa ?

em qua bên mục làm mơ muối , sẽ đưa lên hình ảnh quả mơ người Nhật dùng quả ấy làm mơ muối

Gửi bởi: huynhdoan2000 Sep 21 2009, 06:46 AM



em chưa biết làm Chanh muối thế nào ? tỉ lệ bao nhiêu ?

Chanh thì trong nam nầy nhiều lắm...Còn "xí muội" [chắc là quả ô mai mà mấy ông Đông y ngâm đường quá?? Mấy ổng "khoái" đường hơn khoái muối...] thì cũng thấy bán tràn lan...Chỉ duy có ô mai TD là được bán trong tiệm TD...Ăn hột bể răng ráo trọi...chứng tỏ nó chưa đủ thời gian...Nên mua về rồi để năm mười năm gì đó mà ăn....
Thầy TH có dạy cách làm chanh muối...để tớ "duyệt" lại xem...hình như có ngâm sơ sơ nước nóng hay gì gì đó...

anh nhìn thấy quả mơ dùng làm mơ muối chưa ?
Cái vụ nầy tớ dốt lắm...Thấy hình thì thấy, nhưng ra ngoài đời...dù có gặp cũng không biết là nó...Sao mà tớ thấy "thằng nào cũng như thằng nấy" !!! Nội cái vụ khoai sọ mà cũng "mê mê mờ mờ"...

em qua bên mục làm mơ muối , sẽ đưa lên hình ảnh quả mơ người Nhật dùng quả ấy làm mơ muối

Mình làm được mơ muối thì mỗi ngày mới dám ăn vài ba quả...Còn mua thì...một quả ăn ba ngày...Phải tiết kiệm chứ!! Nó "quý" cũng như vàng...

Gửi bởi: KinhThanh Sep 22 2009, 03:54 PM

đúng đấy anh huynhdoan2000

quý lắm ..vì ngâm và phơi năng ...chờ mấy năm ...trông ngày trông đêm ...như làm tương

không quý trọng nó không được

KinhThành làm 2 lọ thủy tinh Mơ muối 20-8-2009 ..ít nhất 8 tháng sau mới dùng được

chờ lâu dài cổ 8 tháng ... đem Mơ muối làm quà cho ban bè ... quý lắm

chủ đề Mơ muối ..nhầm địa chỉ rồi anh ...sẽ có người phàn nàn

stop Mơ muối ở đây anh

---------
em vẫn chưa làm tương đậu nành + nước muối

dạo này suy nghĩ về mục đích ,hướng đi tiếp theo của KT

1 là ở nước ngoài , 2 là về VN làm kinh tế TD nuôi sống cái thân này

Gửi bởi: huynhdoan2000 Sep 22 2009, 08:58 PM



quý lắm ..vì ngâm và phơi năng ...chờ mấy năm ...trông ngày trông đêm ...như làm tương

không quý trọng nó không được


Nhiều khi suy nghĩ lại...các món TD của mình làm...để lâu cả năm trời...dù bán có giá cao...nhưng mình lại không muốn bán!!



em vẫn chưa làm tương đậu nành + nước muối

Vừa rồi, một thằng bạn của tớ đã tham khảo ý kiến của tớ và đã bắt tay làm tương.
Anh ta mua vài trái bắp ăn hết hột, rồi đem ủ mốc...Chỉ có một phần của một trái bắp là lên mốc hồng. Các trái kia thì mốc đen...Anh ta mua tiếp vài trái nữa, ăn hết hột và ủ tiếp...Lần hai nầy, anh ta lấy mốc hồng rắc lên các trái bắp [đã hết hột] và ủ...kết quả...mốc lên "quá trời"...màu hồng ngon lành...[Cạo ra để vào chén]
Việc kế tiếp là anh ta nấu đậu nành cho mềm , vớt ra để nguội [ không đãi vỏ gì cả] , xong rồi đổ đậu vào cái nia ,trộn mốc hồng vào...đậy lại và ủ...
Vài bữa sau, anh ta nói...thấy đậu lên mốc trắng dầy đặc...anh ta "hoảng hồn"...đem ngả tương ngay [tức cho vào hũ , cho nước và muối vào, quậy , phơi nắng,..]...Khi anh ta kể lại thì tôi bảo...Ban đầu thì mọc mốc trắng, sau đó một ngày nó sẽ từ màu trắng chuyển qua màu...??? Tùy theo chất lượng mốc...Màu trắng chỉ là màu chuyển tiếp...chưa rõ là sẽ "xấu" hay "tốt"...Bạn đã gấp rút ngả tương...Thôi thì thây kệ!! Cũng chả sao!! 8 tháng sau mới ăn mà.Tôi hỏi thêm...thế lúc đó hửi mùi có thơm không? Anh ta bảo là có mùi thơm lắm...
Tương ta làm, dù có cà ạch cà đụi...không ngon ngọt , nhưng vẫn đảm bảo chất lượng...

................................................................................
...............................................

Trang 79, sách Tự học nghề thông dụng...[báo tây Ninh]...có bài làm tương ta...cũng khá lạ. Xin ghi ra đây cho các bác tham khảo.

TƯƠNG TA
CÁCH LÀM 2 --

Nấu xôi cho chín dẽo. Rãi ra nia dày 2 phân, phủ lên trên mặt một lớp lá chuối [đã lau sạch],đem để chỗ kín gió 4 - 5 hôm, mốc vàng mọc đều, đem nếp đãi nước sạch vài bận, rồi đổ vào một cái rỗ.
Đặt rỗ xôi vào chậu nước, ếm chặt vào thúng [rỗ], đừng để cho rỗ nổi lên trên mặt nước.
Lấy đệm phủ kín, để gần bếp độ 4 - 5 ngày là được.
Đậu nành [ đậu làm tương] nấu chín, phơi khô, cho vào cối đá giả trợt vỏ, sẩy sạch, bỏ vào khạp ngâm với nước sạch, đậy nắp kín, đem phơi nắng.
Để 5 - 6 ngày , đậu mềm, nước đậu nếm thấy ngọt thì đem trộn.
Trộn xôi ủ với đậu nành và thêm muối.
-- 1 xôi : 2 đậu
-- 10 tương : 1 muối
Đợi 1 tháng trở đi, ăn mới được.
..................................................

Đọc bài nầy, chúng ta thấy đoạn đầu giống giống như sư phụ đã dạy...Ủ lên mốc xong thì..."rửa mốc"..cho sạch..

Nhưng tới đoạn tiếp...kêu là ủ mốc mật thì...trong sách dạy...đem "ngâm" nước ???????? Còn sư phụ thì dạy là...."rắc" một phần nước lên mốc mà thôi...Đậy đệm, đặt gần bếp...cũng dễ hiểu...
Ngâm nước đậu cũng dễ hiểu...
....Hi...nước đậu ngâm năm sáu ngày...làm gì mà ngọt??? tớ có nếm thử sau khi ngâm 7 ngày...thơm thì có thơm chút đỉnh...chứ nếm thì ..."chua" ??? pótay...



Gửi bởi: KinhThanh Sep 23 2009, 10:48 PM

làm ..mà chưa có sư phụ hay kinh nghiệm... khổ lắm

em sẽ làm Đậu Nành + nước muối ...không biết có nên chọn ngày lành tháng tốt không nữa ..hahhahaa

làm việc gì cũng chọn ngày lành tháng tốt .. nhức đầu thêm ..hihihiii

không biết anh có sách ..xem bói chỉ tay không ?

đường vận mạng ở khoảng giữa 2 đường trí đạo và sanh đạo ..tương ứng vào khoảng độ tuổi nào của Nam hay Nu ?
-------------
trang web anh giới thiệu download sách TD miễn phí ở mục Làm Tương này ..mới đưa lên 1 sách NghethuatnauanVuikhoe

nhờ có trang web anh giới thiệu này em hiểu biết về ăn uống cân bằng TD ,cũng như các bài viết trong web này

cám ơn anh huynhdoan2000 và các bạn nhiều lắm


Gửi bởi: huynhdoan2000 Sep 24 2009, 06:06 AM




em sẽ làm Đậu Nành + nước muối ...không biết có nên chọn ngày lành tháng tốt không nữa ..hahhahaa

Dễ lắm !!!
Thế nầy nhé...
-- Đậu nành chỉ rửa sạch [nhớ loại bỏ mấy cục đá ra...hic...bỏ đá vô cho nặng kí ???]
-- Phơi khô rồi đem rang vàng
-- Làm bao nhiêu kí cũng được...tùy theo cái hũ có chứa hết không!
-- Thông thường đậu chiếm phân nữa hũ...[ để còn thêm nước nữa chứ!]
-- Rang xong bỏ đậu vào hũ
-- Lấy nước đổ vào hũ [ mua nước lọc bán sẵn cho mau, khỏi nấu chín]
-- Bỏ muối vào [ muối TD càng tốt mà hơi "hao"...15.000vnd một kí. Tớ thì mua muối bọt ngoài chợ , 4.000vnd một kí mà làm...Cái số tớ là "ăn uống kham khổ"...phải vậy thôi...]
-- Một lít nước [cũng gọi là 1 kí nước...1 lít nước cân nặng một kí...] theo công thức là 200gram muối...Bạn đong bao nhiêu lít nước thì cân bao nhiêu grm muối...Sau đó, xem lại bạn đã xài bao nhiêu kí đậu?? Cứ một kí đậu thì...200gram muối...Nói theo sư phụ thì...ta cân tất cả "thành phẩm" [gồm đậu, nước]...được bao nhiêu kí , rồi bỏ muối vào theo tỷ lệ 1/5 [năm tương một muối]
-- Quậy kỹ, đem phơi nắng [ cho mau ngấu...còn không phơi cũng được...8 tháng mới ăn mà...đem cất chỗ nào đó...Chỉ lưu ý...muối hơi nhiều một tí ...để khỏi lên mốc...Còn không thôi thì theo dõi thường xuyên...nếu có kéo màn trắng hay là "cái tương" nhô cao lên thì...cứ rắc muối vào quậy...Có nắng thì...mấy con "mốc" cũng bị kị dữ lắm! Muối với nắng là hai tác nhân loại bỏ mốc kí sinh...]
-- 8 tháng sau....cái tương nằm ở dưới, nước tương nằm ở trên...Còn mới làm thì...cái tương nằm ở trên, còn nước tương nằm ở dưới. Còn màu sắc đậu thì bắt đầu vàng, rồi đỏ ,rồi đen.
-- Nói 8 tháng chứ...mới hai ba tháng...tớ cũng lén lén múc vô ăn...Mặn quá...Muốn lên "tăng xông" luôn...


làm việc gì cũng chọn ngày lành tháng tốt .. nhức đầu thêm ..

Đó là với mấy người thường...Còn đồ đệ của tổ sư...khỏi cần coi ngày...Người ăn theo TD đã hòa nhập vào vô song nguyên lý rồi...

không biết anh có sách ..xem bói chỉ tay không ?

đường vận mạng ở khoảng giữa 2 đường trí đạo và sanh đạo ..tương ứng vào khoảng độ tuổi nào của Nam hay Nu ?
-------------


Lúc trước tớ có làm thấy bói đấy!! Sau đó, sách bị mối mọt ăn...đem cho tất cả!
Bây giờ, từ ngày theo TD Âm Dương...đang mua sách bói lại từ từ...Chắc phải làm thầy bói lại...Kiếm tiền mua TD ăn chứ!!
Ở VN bây giờ ..."thoáng" lắm!! Sách bói tùm lum...Bạn nhớ tìm mua mấy quyển của tác giả Kỳ Anh [Đà nẵng]...Văn nghĩa rõ ràng...Mà tác giả lại là người biết TD...

trang web anh giới thiệu download sách TD miễn phí ở mục Làm Tương này ..mới đưa lên 1 sách NghethuatnauanVuikhoe


Tớ đã phạm sai lầm...khi đưa tác phẩm của người khác lên mạng...Kêu là vi phạm bản quyền...Cũng may là tớ không có lấy tiền...Nhưng về mặt khác thì...tớ đang quảng cáo cho sản phẩm đó!! Ví dụ, mua quyển sách NTNĂVK là 25.000vnd...Coi trên mạng, rồi mướn in ra, mắc gấp đôi...mà xấu xí...Coi rồi thấy hay...Phải tìm mua 'origin' mới được!!!
Hic...hổm rày máy scan của tớ bị hư rồi...không còn cách nào "vi phạm bản quyền" nữa...

nhờ có trang web anh giới thiệu này em hiểu biết về ăn uống cân bằng TD ,cũng như các bài viết trong web này

Chúc mừng bạn...

Nên nhớ phải tự mình nấu ăn nhé!! Nó là cách học thực hành Âm Dương...Thường xuyên học hỏi, từ sách vở đến bạn bè...Đến lúc nào đó [vài năm sau]...chúng ta sẽ tự tại...Muốn sao cũng được...
Như tớ đây...bữa nay muốn "xổ"...thì ăn vài quả trái cây...Còn muốn "bón" thì...ăn gạo rang, cốm rang,...đúng như ý muốn!! Quả là tự tại...
Muốn mập ư? Chỉ trong vòng vài ngày là lên kí liền...Ăn nhiều, uống nhiều, nhai gạo rang cho bón...Thử hỏi...Ăn vô mà không "ra" thì...làm sao mà không mập?? haha...tớ đâu có ngu!
Nhớ phải học cho được cách làm tương nhé!! Tương mình làm sẽ là "thịt" đấy!! Tốt cho đường ruột...Tương mua thì...khó biết lắm!!



Gửi bởi: vantrung Sep 24 2009, 09:53 AM

GÓP Ý CÁCH LÀM TƯƠNG ĐƠN GIẢN CỦA BẠN H. DOAN
-Cách làm của bạn rất dễ, ít tốn công sức nhưng tương thành phẩm mặn và không ngon bằng tương bán ở các CSTD…
-Theo chúng tôi, khi bị mốc ,nên vớt bỏ mốc trắng rổi quậy đều vì phần tương ở đáy mặn hơn phần tương ở phía trên. 1 tuần quậy từ 1 tới 3 lần. Không nên thêm muối ( muối làm cho tương mặn thêm). Phơi nắng được càng tốt.
-Để tương khoảng 1 năm thì không cần quậy mà tương không mốc. Ta có thể để 3 năm dùng làm thuốc, tốt cho BN.
-Muốn cho tương bớt mặn, ăn ngon, ta lấy tỏi lột vỏ (ngâm nước muối trước khi lột thì lột vỏ tỏi rất dễ và không bị sưng tay), xay nhuyễn cho vào tương tỉ lệ 1 tỏi và 3 tương với nước. Người ta thường cho tỏi vào khi tương được 6 tháng. Tương tỏi tốt cho bệnh tim mạch. Theo chúng tôi ,nên cho tỏi từ đầu thì tương sẽ ăn được trong thời gian ngắn hơn.
24/9/2009
NVT

[size="3"][/size]

Gửi bởi: huynhdoan2000 Sep 25 2009, 06:14 AM

GÓP Ý CÁCH LÀM TƯƠNG ĐƠN GIẢN CỦA BẠN H. DOAN
-Cách làm của bạn rất dễ, ít tốn công sức nhưng tương thành phẩm mặn và không ngon bằng tương bán ở các CSTD…
-Theo chúng tôi, khi bị mốc ,nên vớt bỏ mốc trắng rổi quậy đều vì phần tương ở đáy mặn hơn phần tương ở phía trên. 1 tuần quậy từ 1 tới 3 lần. Không nên thêm muối ( muối làm cho tương mặn thêm). Phơi nắng được càng tốt.


Chào bác VT...
Lúc đầu, đệ cũng làm y như bác nói...Vớt bỏ mốc trắng ra...Ít ngày sau thì...mốc trắng mọc lại!!! Vớt riết rồi...muốn hết hũ tương...
Khi tương bị "mốc" là do nó đang "ngọt" ??? Thêm muối vào là đúng! Chỉ có điều là...ta thêm muối hơi nhiều nên...mặn!

Đệ kinh nghiệm...khi dùng mốc chuẩn [mốc của trung tâm vi sinh] mà ủ mốc tương...sau khi ngả tương...làm như mấy con mốc này "sung mãn" lắm...nên cứ hòm hòm ...mọc ra hoài??!!
Phải phơi nắng, quậy, thêm muối...mới trị được lũ chúng nó...Nhất là làm tương vào mùa mưa...mốc sung lắm...không dùng muối thẳng tay thì...khó trị được.
Còn làm tương kiểu chùa Thường Chiếu [đậu + muối] thì...không sợ con mốc nào cả...Đây là cách làm tương theo kiểu làm biếng nhất...Ngon thì chắc không bằng mấy cách ủ mốc rồi...Tuy nhiên, có còn hơn không...
-Để tương khoảng 1 năm thì không cần quậy mà tương không mốc. Ta có thể để 3 năm dùng làm thuốc, tốt cho BN.

Đến lúc nầy...lấy cái muỗng đang ăn cơm...chọt vào hũ tương...cũng không sợ nổi mốc! Tương đã bất khả xâm phạm. Còn tương ngoài chợ...lỡ đang ăn cơm mà chọt cái muỗng cơm vào hũ tương...thì vài ngày sau nó nổi mốc trắng...


Muốn cho tương bớt mặn, ăn ngon, ta lấy tỏi lột vỏ (ngâm nước muối trước khi lột thì lột vỏ tỏi rất dễ và không bị sưng tay), xay nhuyễn cho vào tương tỉ lệ 1 tỏi và 3 tương với nước. Người ta thường cho tỏi vào khi tương được 6 tháng. Tương tỏi tốt cho bệnh tim mạch. Theo chúng tôi ,nên cho tỏi từ đầu thì tương sẽ ăn được trong thời gian ngắn hơn.-

Cám ơn bác đã cung cấp thông tin...Bác không nói...nhiều người dám bỏ đường hay bột ngọt vào cho ngon quá?

Kể cũng khổ !!!
Trong Phật giáo thì...cử ăn các món : Hành,Hẹ, Tỏi, Nén, Hưng cừ ...kêu là ngũ huân...Người ăn mấy món nầy...dâm dục dữ lắm!!. Tụng kinh không linh nghiệm...vì miệng hôi! Tụng kinh là muốn kiếp sau được làm "vua"...mà tụng có linh nghiệm đâu??

Gửi bởi: KinhThanh Sep 25 2009, 05:49 PM

cám ơn anh huynhdoan

em sống ở nước ngoài ..không có muối thiên nhiên ...chỉ có muối tinh chế

em mua loại muối nhiều tiền nhất 500g 1€ euro ( có lẽ muối này tốt nhất có thể )

--------------------------------
bài viết làm tương dễ nhất , anh coppy tỉ lệ thế này :

1 kg đậu nành
3 L nước
400 g muối

tổng hợp lại :

đậu + nước : 4 kg
muối : 400 g

--------------------------
-- Một lít nước [cũng gọi là 1 kí nước...1 lít nước cân nặng một kí...] theo công thức là 200gram muối...Bạn đong bao nhiêu lít nước thì cân bao nhiêu grm muối...Sau đó, xem lại bạn đã xài bao nhiêu kí đậu?? Cứ một kí đậu thì...200gram muối...Nói theo sư phụ thì...ta cân tất cả "thành phẩm" [gồm đậu, nước]...được bao nhiêu kí , rồi bỏ muối vào theo tỷ lệ 1/5 [năm tương một muối]

nói như anh ( theo cô Trâm )

đậu + nước : 5
muối : 1

tỉ lệ này : có sử dụng Mốc giống + gạo nếp ..làm cho nước tương ngon ngọt + phải cho thêm muối .v.v.v.

--------------------
hôm qua em rang Đậu nành ( chưa có kinh nghiệm ) lúc bóc võ ,thấy đậu bị đen đen ..rang hơi già quá ...đem bỏ đi 1 kg

3 lit nước + 400g muối : nấu sôi , quây vài cái ...đem ra ngoài trời cho nhanh nguội ... 1 lúc sau nhìn vào nồi nước muối ..muối chưa tan hết

--kiểu gì thì kiểu Đậu cũng hút nước muối ...

-- lần sau em rang đậu sơ sơ + cho vào nồi nước muối + nấu cho chín đậu + để nguội lạnh + cho vào lọ thủy tinh

----------
bây giờ em phân vân ..sẽ làm tỉ lệ bao nhiêu đây ???

---------
em để ý ăn Hành .. nó kích thích phát dục ...thấy kinh sợ
tỏi ..em chưa để ý
hẹ ..chưa ăn , chưa biết
nén ..chưa ăn ,chưa biết
Hưng cừ ..chưa biết

Gửi bởi: KinhThanh Sep 25 2009, 10:16 PM

chào anh huynhdoan và các bạn

hôm nay em đi siêu thị mua gạo lức trắng ,,tìm không thấy Đậu Nành ..thấy 1 loại đậu tróc võ màu vàng ,nhìn có nét gì đó hơi giống Đậu Nành , em mua về ..ăn sống 2 loại xem sao

2 loại khác nhau ..tra từ điển ..không phải đậu nành ..mà đậu Hà Lan tróc võ màu vàng

tự nhiên nãy ra suy nghĩ ... làm xì dầu thập cẩm các loại đậu

hiện tại nhà có : đậu đỏ + đậu nành + đậu Hà Lan + đậu Lăng

có lẽ kiếm ..5 loại đậu bồi bổ ngũ tạng .. làm 1 hủ xì dầu quá

không biết ăn vào có bị gì không ?

bạn nào am hiểu Âm Dương , Ngũ Hành ... tư vấn giúp KinhThành với nha..hihihii

cám ơn bạn trước

Gửi bởi: huynhdoan2000 Sep 29 2009, 08:04 PM



bây giờ em phân vân ..sẽ làm tỉ lệ bao nhiêu đây ???


Có lẽ chúng ta phải "tự mày mò"...Mới làm, làm ít ít, thí nghiệm thử...Sau 8 tháng thì sẽ có kết quả...Bước qua năm thứ hai thì làm tương có "hiệu quả" hơn.

Ban đầu cứ phỏng phỏng là năm tương một muối! Tức... muối khoảng một phần năm của thành phẩm tương...Sau một thời gian thì...đậu nó hút muối nên...nước "ngọt" dần, sanh ra mốc trắng...Ta cứ thêm muối vào, quậy , phơi,...Làm như vậy, cho thành phẩm tương có thời gian ...phân giải ra chất bổ ...Chứ nếu ngay từ đầu ta làm theo công thức ba tương một muối thì...sẽ ít chất bổ hơn...mặc dầu không bao giờ bị mốc..

Tớ làm hơn mười hũ tương...hũ thì 8 tháng, hũ thì một tháng, hũ thì vài ba tháng, v.v...Mỗi kiểu làm có khác nhau...Nên chưa tổng kết được...Hũ 8 tháng thì làm theo tác giả Hồng Mai [không có dùng mốc giống của TTVS, chỉ dùng "thính gạo rang"...Đang ăn! Mặn quá!! Mấy hũ tương làm theo lời dạy của sư phụ thì chưa đủ ngày tháng...chưa ăn...

Tớ "phát hiện" ra một điều...[hi...làm tương mà cũng "ngộ đạo" nữa chứ ?????]...Đó là...
-- Tương do tự mình làm...ăn "thấy" ngon [mặn thây kệ bà nó...không mặn thì nó lên mốc!]
-- Chính do cái "tâm" thấy ngon...nên...ăn chắc là có kết quả!!...Thì ra là thế!! Tương mua ăn sẽ không có cái "tâm" nầy...




Gửi bởi: Diệu Minh Sep 29 2009, 08:27 PM

Muốn làm kiểu gì thì làm cũng nên có cái mốc giống bỏ vào cho nó lên men hóa giải cái khó tiêu của đỗ nành, nếu lười thì chỉ bỏ vào cùng đậu đỗ chín và muối nước, khỏi lên men lên mốc... nhưng vẫn phải bỏ mốc giống vào chung và quậy đều...

Tớ đang chuẩn bị là các cơ sở Td đều có mốc giống tương mà bán, tớ hỏi họ và đặt trung tâm làm mốc để làm rồi và sẽ TUNG ra các điểm Td như là chỗ Lan, chỗ tớ... có những gói nhỏ như thế chỉ cần bỏ vào ngăn lạnh là ổn, tha hồ để dành.. có NÓ rồi tha hồ mà nhân giống... nhưng phải là điều kiện lý tưởng để các đứa mốc khác nó không đột nhập vào lũ mốc giống của chúng ta!!!!!!!!!!!!

Nhà sản xuất họ đã biết cái ý đồ của tớ và đồng ý thực hiện rồi mà, sao lại cứ làm tương né mốc như thế nhỉ?
Tiên sinh đã chả bảo: đỗ nành rất là khó tiêu dầu rang lên hay hầm kỹ còn gì?

Gửi bởi: KinhThanh Sep 30 2009, 06:48 PM

cám ơn cô Trâm ,anh huyhdoan2000 và các bạn

nói như tiên sinh ...KT sẽ làm nước tương thập cẩm các loại đậu ( trừ đậu nành ra ) vì đậu nành khó tiêu lại Âm nhất trong các loại đậu

như làm món bột kokkoh ..ăn riêng 1 loại đậu chỉ có các chất chừng ấy thôi ..nhưng có nhiều loại đậu cộng lại ,lúc ăn vào lại phát sinh thêm các chất bổ khác ( có khi phát sinh chất không tốt ?? )

con dao 2 lưỡi ??

lúc làm tương thập cẩm các chất có sinh ra thêm chất gì không , hay là muối mặn làm stop các loại đậu đỗ ...phải có mốc giống để phân giải các chất rồi các chất công lại phát sinh thêm các chất khác ?????????

chỉ là phỏng đoán thôi
--------------------
KT quyết định làm tương thập cẩm các loại đậu đỗ không mốc giống ,mốc mật ( có mốc giống ,mốc mật càng thú vị )

hihihii..

chắc mình bị điên .. tự biên tự diễn tự cười ..1 mình
------------------
chúc các bạn làm thành công món tương tư học tự làm

--------KinhThành----------

Gửi bởi: huynhdoan2000 Sep 30 2009, 09:29 PM


Muốn làm kiểu gì thì làm cũng nên có cái mốc giống bỏ vào cho nó lên men hóa giải cái khó tiêu của đỗ nành, nếu lười thì chỉ bỏ vào cùng đậu đỗ chín và muối nước, khỏi lên men lên mốc... nhưng vẫn phải bỏ mốc giống vào chung và quậy đều...

Chào sư phụ...
Cám ơn sư phụ dạy thêm một chiêu mới...giúp cho mấy "khứa làm biếng" có tương mà ăn...
Các bạn cứ mạnh dạn mà làm...Tương do mình làm...nó ..."bổ" lắm!!! Do mình biết là mình làm ...sạch sẽ...Tương mua sẽ không có cái "biết" đó đâu...

Tớ đang chuẩn bị là các cơ sở Td đều có mốc giống tương mà bán, tớ hỏi họ và đặt trung tâm làm mốc để làm rồi và sẽ TUNG ra các điểm Td như là chỗ Lan, chỗ tớ... có những gói nhỏ như thế chỉ cần bỏ vào ngăn lạnh là ổn, tha hồ để dành.. có NÓ rồi tha hồ mà nhân giống...

Hoan hô sư phụ !!! Khoảng 3 năm nữa có chưa??
Sư phụ biết không...mấy thằng cha bác sĩ khám bệnh cho người quen của đệ tử...bảo với người quen là...không nên ăn chao ,tương...sẽ bị ung thư, do có mốc??
Đúng là pótay với mấy ông bác sĩ nầy!!!

nhưng phải là điều kiện lý tưởng để các đứa mốc khác nó không đột nhập vào lũ mốc giống của chúng ta!!!!!!!!!!!!


haha...mốc nó phát triển như "quỷ sứ"!!! Làm vài lần là cái nhà đó...toàn là mốc thứ đó không!!! Chả có con mốc nào khác xen vô...

Nhà sản xuất họ đã biết cái ý đồ của tớ và đồng ý thực hiện rồi mà, sao lại cứ làm tương né mốc như thế nhỉ?

Đây là tâm lý của mấy khứa "giàu"...sợ chết dữ lắm!! Kiến cắn còn đi chích ngừa...
Thấy mốc ...như thấy "quỷ sứ"....


Gửi bởi: huynhdoan2000 Sep 30 2009, 09:38 PM



nói như tiên sinh ...KT sẽ làm nước tương thập cẩm các loại đậu ( trừ đậu nành ra ) vì đậu nành khó tiêu lại Âm nhất trong các loại đậu


OK...coi như là "đậu dầm tương" đi! Củ cải còn dầm tương được mà...

như làm món bột kokkoh ..ăn riêng 1 loại đậu chỉ có các chất chừng ấy thôi ..nhưng có nhiều loại đậu cộng lại ,lúc ăn vào lại phát sinh thêm các chất bổ khác ( có khi phát sinh chất không tốt ?? )

con dao 2 lưỡi ??


Bởi vậy, thầy TH có dạy...khi ăn ra [không phải GLMM] thì...chỉ nên ăn một món...Sau vài giờ, ăn món khác...
Còn trộn chung thì...phải tự mình "kinh nghiệm"...

lúc làm tương thập cẩm các chất có sinh ra thêm chất gì không , hay là muối mặn làm stop các loại đậu đỗ ...phải có mốc giống để phân giải các chất rồi các chất công lại phát sinh thêm các chất khác ?????????

chỉ là phỏng đoán thôi


Chắc phải có quá!!! Ối mà...người ăn GLMM lâu năm...thuốc chuột còn uống được, nói gì mấy cái lẽ tẽ đó????????????
--------------------


chắc mình bị điên .. tự biên tự diễn tự cười ..1 mình


Kêu là... Âm đang phát xuất ra đấy!!
------------------

Gửi bởi: Diệu Minh Sep 30 2009, 10:15 PM

Tương là danh từ được đặt ra dành cho những sản phẩm lên men lên mốc theo kiểu truyền thống ở phương Đông (Việt Nam), đằng này đậu rang lên và nhúng vào nước muối mà kêu là tương là sao? hi hi, là tự biên tự diễn và tự lừa mình đó là TƯƠNG !!!!!!!!!!!!!!!?????

Đã thế lại còn làm từ thứ mốc mầu đỏ cam từ lõi ngô? có vẻ nó cứ thế nào ý ???? sao lại dứt khoát quay lưng lại với mốc giống có bán sẵn và bán rẻ như bèo thế nhỉ?

Ưa thích sự dễ dàng cho thấy tâm sinh lý đang bị âm và bạc nhược rồi đó, trong khi tiên sinh có khẩu hiệu: Càng khó khăn càng vui thú!

Làm gì cũng phải lần mò cho tới tận cội nguồn, chưa tới mà đã đâm ngang là sao? hi hi, lại còn rủ nhau kết bè để đi ngang cho nó có bạn nữa chứ, làm gì cũng phải làm tới nơi ... tới lúc thành công mỹ mãn... đó là đức tính của một đấng nam nhi... hãy tinh tấn tới chỗ làm cho được tương cổ truyền thơm ngon.... nức mũi ...!

Gửi bởi: huynhdoan2000 Oct 1 2009, 06:29 AM

Tương là danh từ được đặt ra dành cho những sản phẩm lên men lên mốc theo kiểu truyền thống ở phương Đông (Việt Nam), đằng này đậu rang lên và nhúng vào nước muối mà kêu là tương là sao? hi hi, là tự biên tự diễn và tự lừa mình đó là TƯƠNG !!!!!!!!!!!!!!!?????

Sư phụ biết không...Trong mấy quyển sách dạy nấu ăn ngoài đời...còn dạy là lấy nước dừa, hay khóm gì gì đó...rồi chan muối với nước màu vô làm tương nữa đó???

Đã thế lại còn làm từ thứ mốc mầu đỏ cam từ lõi ngô? có vẻ nó cứ thế nào ý ???? sao lại dứt khoát quay lưng lại với mốc giống có bán sẵn và bán rẻ như bèo thế nhỉ?

Mọi việc trông chờ sư phụ cung cấp "mốc giống" ỏ các điểm bán TD...
Sư phụ thì nói "rẻ", "dễ mua",....nghe mà ham...Vậy mà...không biết làm sao mua? Mua ở đâu? Mua trên mạng một hai gói lẻ tẻ...ai mà bán??

Ưa thích sự dễ dàng cho thấy tâm sinh lý đang bị âm và bạc nhược rồi đó, trong khi tiên sinh có khẩu hiệu: Càng khó khăn càng vui thú!

Sư phụ nói nghe cũng phải...
Tuy nhiên, bắt đầu làm mà bị "khựng" thì...dễ dàng bỏ cuộc!!!
Lúc mới bắt đầu ăn TD, đệ tử ăn theo số 11 trước...[cái nầy là do đệ tử phát minh đấy!!!hihi...]...Từ từ...thấy "khoái"...mới chuyển qua số 6...
Kẻ sơ cơ cần phải "dụ khỉ" mới thành tựu về sau...

Làm gì cũng phải lần mò cho tới tận cội nguồn, chưa tới mà đã đâm ngang là sao? hi hi, lại còn rủ nhau kết bè để đi ngang cho nó có bạn nữa chứ, làm gì cũng phải làm tới nơi ... tới lúc thành công mỹ mãn... đó là đức tính của một đấng nam nhi... hãy tinh tấn tới chỗ làm cho được tương cổ truyền thơm ngon.... nức mũi ...!

Ráng kết bè để "truyền pháp" cho kẻ kế thừa...để thoát nợ đấy mà!!!
Người ăn GLMM phải "độ" cho được ít nhất một người...có thế mới mong trả ân thầy tổ.
Năm nay, đệ tử làm bằng hũ...Sang năm sẽ làm bằng lu...Rồi...lần lần...mua ăn cho khỏe!!!

Gửi bởi: KinhThanh Oct 3 2009, 08:39 PM

chào cô Trâm , anh huynhdoan2000 và các bạn

hôm qua KT rang 1 kg 4 loại đỗ đậu : hạt đậu màu xanh , màu vàng Hà Lan , hạt đậu trắng , hạt đậu đỏ

nồi nước 3 L + 400 g muối sôi lên +cho tất cả 4 loại đậu đổ vào nấu chín

chờ lâu muốn oải ...nước muối sôi , hạ nhỏ lữa .. để vậy gần 2 giờ ..nhìn đậu chưa nỡ hết ..tắt bếp luôn ...1 hồi sau ..bật bếp lên lại .. hạ nhỏ lữa .. từ lúc nước muối sôi ..đến 22gio hơn mới tắt bếp đi ngũ

sáng nay ..xem lai cách làm tương ..thấy 1 kg + 3L nước ..ít quá ..... cho thêm 1 L + 120 g muối vào ..nấu sôi nước ..chờ nguội lạnh cho vào nơi chứa đựng

chiều qua đói bụng nếm thử 1 ít xem có mặn lắm không ... nó Dương ..chay xuống dưới chân ... 1 lúc sau kèm theo cảm giác ngứa dưới chân ... không biết là vì lý do gì ??

muối tinh chế ..nên bị ngứa chân ??

các loại đậu có vấn đề gì ?? hóa chất bảo quản chăng ??

lúc trước KT đi kiếm cây Ngưu bàng đào lên đem về dùng .. lúc uống nước Ngưu Bàng có ăn 1 trái Táo ... 1 lúc sau 2 đùi bả chân nó ngứa .. tay cứ chà tới lui 2 đùi bả phía trước ..cả đêm cứ ngứa ngứa chà chà vào quần

sáng dậy thấy 2 đùi bả trước nổi phồng lên như bị bỏng ,như bị tạt Axit....KT nghĩ là vì trái Táo hay vì cây ấy không phải cây ngưu bàng ?? nước không có màu xanh .....sợ quá .....đem vất bỏ hết rễ cây ấy

lên mạng xem lại hình ảnh ... thấy nó không giống cây Ngưu Bàng ở Anh hay Đức lắm

bây giờ cơ thể KT nó nhạy bén rồi hay sao đó .. ăn gì có vấn đề là nó thể hiện ra liền
---------
hôm rồi xem truyền hình Đức khai thác chế biến muối ..mới biết là ở Đức người ta khai thác muối ,giống như khai thác than đá

có 1 vùng nước biển gần bờ..theo thời gian ..ánh nắng mặt trời làm nước bốc hơi ,muối trên mặt chìm xuống dưới đấy ..cứ như vậy ..nó hình thành 1 khói lượng muối và tạp chát rất lớn .. nhìn người ta khai thác muối ,sau đấy xã bỏ các tạp chất

nhìn từ xa ..như 1 ngọn núi ..phía trên nhìn toàn màu trắng ,xe đẩy các tạp chất để làm thông đường đi lên xuống

họ khai thác theo kiểu ..giống như chơi Cờ Vây ..sếp cờ vây trắng đên sen kể nhau , chiều ngang ,chiều dọc ...họ khai thác màu đen ..màu trắng để nguyên ...cứ như vậy giống như mê cung ...ai lạc vào đấy không biết đường là bị lạc trong ấy

quy trình lấy muối ..thấy họ lấy mô hình .. 1 cái nồi chứa gần đầy nước , thả tạp chất có muối vào ...tiếp theo cho thêm cái gì nó sủi bọt ..như nước uống có gas ....sau đấy tạp chất ở trên , muối ở dưới ..

1 cách khác .. thấy họ có mô hình .. 1 cái máy bằng điện có 2 cực .. họ thả tạp chất muối vào cái máy 2 cực ấy .... tạp chất muối chạy từ trên xuống ..nó tách ra làm 2 , 1 bên muối ,1 bên tạp chất ..rồi thông qua các cộng đoạn khác ..vv.v...

nhìn chung cách làm ấy ..không thể có muối thiên nhiên được ...chưa kể muối đóng hộp có chữ E... kèm theo các con số ..đồ hộp có chữ E các con số là có phụ gia bảo quản . KT mua muối chọn loại không có chữ E và nhiều tiền nhất .. mới mong không bị dính phụ gia ,hóa chất
--------
lúc trước ở VN , KT có xem truyền hình nói về muối

làm muối kiều như các ô vuông hay hình chữ nhật ,, các mùa nắng ..lúc thông qua chế biến .. các chất khoán bị hao hụt

1 kiểu khác .. của nước ngoài , không nhớ nước nào .. họ làm 1 đường ống dài từ nơi sản xuất thông ra ngoài biển ... máy hút nước biển qua hệ thống lọc chất bẩn ..tiếp tục vào nơi sản xuất ... thông qua 1 cái máy .. hình như giống như cái máy phạt ..các cánh quạt ấy quay tít ..nước bắn tung téo vào 1 nơi ... sau đó nó thành muối trắng tinh như tuyết ..

truyền hình phóng vấn 1 quán ăn .. đầu bếp nói ..muối hột làm từ cái máy có các cánh quạt quay tít ,có nhiều chất hơn và mặn hơn ... món ăn ngon hơn ..khách hàn họ nói ngon hơn trước lúc dùng muối ấy
-----------------

VN mình giáp với biển .. không học hỏi cách sản xuất muối sạch thiên nhiên ... thật là phí phậm tài nguyên ưu đải

KT chỉ mong ngành TD phát triển đủ mạnh ,có các thực phẩm sạch thiên nhiên cung cấp cho người dân ... trông chờ các nhà máy sản xuất ăn mặn , ăn chay sủ dụng phụ gia ,hóa chất ..thay đổi 180 độ qua thực phẩm sạch thiên nhiên ..chỉ là mơ mộng ?????????

ôi..... cuộc chiến thực phẩm phụ gia , hóa chất .......thực phẩm sạch thiên nhiên

Gửi bởi: huynhdoan2000 Oct 5 2009, 05:45 AM



chiều qua đói bụng nếm thử 1 ít xem có mặn lắm không ... nó Dương ..chay xuống dưới chân ... 1 lúc sau kèm theo cảm giác ngứa dưới chân ... không biết là vì lý do gì ??


Tớ thì ít khi nào ngứa ngái...Tớ khoái ...mình mẩy nổi mụt, gải cho "đả ngứa" !!!! Vì khi bạn ngứa ngái, chứng tỏ bạn "Dương" !!! Chứ mấy thằng Âm thì...mặc hai ba lớp áo...làm gì có ngứa mà gải??



bây giờ cơ thể KT nó nhạy bén rồi hay sao đó .. ăn gì có vấn đề là nó thể hiện ra liền

Cơ thể bạn đang ở vào một "trung điểm"...Có thể nghiêng qua bất cứ bên nào...Lấy giấy ra, ghi lại các món ăn ...khiến bị "hành xác"...Lần sau thì tránh ăn, hoặc có ăn thì thử ăn thêm món gì đó kèm theo để trung hòa...Rồi ghi vô giấy...
---------


VN mình giáp với biển .. không học hỏi cách sản xuất muối sạch thiên nhiên ... thật là phí phậm tài nguyên ưu đải

Cũng chả nhầm nhò gì đâu!!! Có ai ăn một ngày một chén muối đâu?? Chỉ ăn một ngày vài chục gr muối [ hai ba muỗng cà phê]...thì hóa chất , phụ gia gì gì đó...có ăn nhằm gì...Biết bao ông cụ, bà cụ sống khỏe mạnh cả trăm tuổi...vẫn ăn muối bán ngoài chợ bình thường...
Mà sống lâu để làm gì??????Vì tiền? Vì ăn? Vì gái?...

KT chỉ mong ngành TD phát triển đủ mạnh ,có các thực phẩm sạch thiên nhiên cung cấp cho người dân ... trông chờ các nhà máy sản xuất ăn mặn , ăn chay sủ dụng phụ gia ,hóa chất ..thay đổi 180 độ qua thực phẩm sạch thiên nhiên ..chỉ là mơ mộng ?????????

Đang có đấy!! Lúc rày, cháo gạo lứt muối mè trong siêu thị, bán chạy như tôm tươi!!! Bánh làm bằng gạo lứt cũng thế, bán chạy lắm...Người dân cũng như nhà sản xuất đã biết đến sản phẩm BIO rồi...

ôi..... cuộc chiến thực phẩm phụ gia , hóa chất .......thực phẩm sạch thiên nhiên

Vi trùng, hóa chất...chẳng quan trọng!! Quan trọng là tình trạng sức khỏe...[tỉ số K/Na]...

Gửi bởi: Diệu Minh Oct 5 2009, 01:08 PM

Chiều mai sẽ có người của công ty giống mốc mang mốc giống tới cho mình, nghe lời Huynhdoan phen này quyết làm một việc tức là gửi giống mốc tới cho các điểm Td và kèm theo 1 tờ giấy bảo cách làm tỉ mỉ...

Làm tương rất dễ


Khâu 1: Làm mốc, mốc mật

1. Đặt bà hàng xôi đầu ngõ, bao nhiêu xôi đồ sẵn... mua loại xôi lạc, bỏ hết những hạt lạc ra và tãi ra mẹt và bôi mốc vào mẹt trước khi tãi ra... trấu là nguyên liệu để mốc giống lên, trấu này có thể ăn được nên các bạn không lo ngại gì... sau khi ngả tương là nó "mủn" ra liền... nếu đặt được xôi chỉ có gạo nếp trắng thì tốt, hoặc đặt được loại nếp lứt thì càng tốt hơn. (nếu lười hơn, bạn có thể lấy ngay bát cơm nguội để làm…), tóm lại bạn có thể làm mốc từ ngô, đậu nành, đỗ đỏ, đỗ đen, lúa mì, lúa mạch…
2. Lần đầu tiên chỉ nên làm thử 5000 đ xôi thôi, làm một lần là rút được kinh nghiệm, gói mốc giống sau khi được lấy ra làm thử thì phải giữ bảo đảm vệ sinh và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, hay chỉ đơn giản là bỏ vào chỗ nào mát trong nhà. Trước khi tãi xôi thì bôi mốc lên trên mặt mẹt, đậy một cái rá hoặc mẹt nữa lên cho tối ... và làm sao phải có độ thoáng.
3. Ngày nào cũng phải xem xét và sau 3 - 5 ngày thì mốc lên đều, nếu thấy mầu trắng bắt đầu ngả sang mầu vàng rồi chớm xanh như là hoa cau là được. Nếu thấy mốc hơi khô thì phải vảy nước hay là có cái bình xịt nước bơm bằng tay mà họ bán ở siêu thị, dùng để xịt cho phong lan? Không được dùng loại xôi bị nát.
4. Sau khi thấy mốc “được” thì vẩy nước muối loãng vào nguyên liệu cho nó hơi ướt và ủ lại như làm rượu nếp, tấp lại một đống rồi ủ bằng khăn vải, bọc kín lại nhưng vẫn có độ thoáng, ủ nhiều lớp cho dày để nó giữ hơi nóng làm ngấu thành phẩm... để phần đáy cho nước chảy ra cái bát - hứng cái bát ở đưới ... ủ hai ngày đêm rồi bỏ ra ... đem bỏ thêm muối vào tỉ lệ 1000 gam nguyên liệu thì bỏ vào 200 gam muối.
5. Thế nào là “mốc được” = tức là mầu của nó vừa chuyển từ trắng sang vàng giống mầu hoa cau, tuyệt đối không để mốc chuyển sang mầu xanh nhất là mầu xanh sẫm, phải để ý mốc từng ngày từng giờ… khi nào vừa từ trắng chuyển sang vàng thì sử lý làm mốc mật ngay lập tức; nếu không mầu mốc xanh sẽ làm cho toàn bộ tương vừa kém ngon ngọt lại có mùi cài cài khó ngửi …
6. Bóp mốc này với chút nước muối (tỉ lệ 2% muối vào nước so với nguyên liệu ban đầu), làm sao cho mốc hơi giống như gạo mới vo, rổi ủ lại vào cái gì đó (rá) cho róc nước xuống phía dưới, ủ đậy toàn bộ lại (bọc trong lớp vải hay là lớp bao tải cho ủ giữ được nhiệt, có khi nó khá nóng) cho nguyên liệu tiếp tục chuyển hóa từ mốc đã lên đều sang thứ mốc mật ngọt lịm, có mùi phảng phất như là mùi rượu rất thơm. Chỉ ủ duy nhất 2 ngày đêm, không được ủ lâu hơn.
7. Bỏ mốc mật ra và trộn thêm muối tỉ lệ: 1 kg mốc mật cho vào 200 gam muối, có thể bỏ nhiều hơn nếu thấy nó quá ngọt... hàng ngày phơi mốc mật - phơi 10 nắng thì đậy kỹ lại.
(nếu để loại mốc này sau 8 tháng bạn sẽ có một loại misô ngọt dùng để làm ngon ngọt thức ăn tuyệt hảo…)

Nếu cảm thấy e ngại thiếu chất thì mua cám gạo rang sẵn, bỏ vào nguyên liệu để làm mốc mật...
Nếu có thể đặt bà bán xôi đồ cho gạo nếp lứt thì tốt nhất, nhờ bà làm là bà làm ngay... có thể bà làm xôi như sau: bà làm bán cho mọi người buổi sáng thì chiều về bà đồ xôi cho mình chẳng hạn; hay là nhờ người bán rượu nếp bán rong, họ cũng có "tay nghề" đồ xôi rất cừ... tôi đã nhờ được một người và họ luôn sẵn sàng làm theo đơn đặt hàng của tôi...
Lần đầu tiên chỉ nên làm thử 5000 VND xôi thôi, làm một lần là rút được kinh nghiệm, gói mốc giống sau khi được lấy ra làm thử thì phải giữ bảo đảm vệ sinh và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, hay chỉ đơn giản là bỏ vào chỗ nào mát trong nhà.
Nếu cứ để nguyên liệu như thế ta có tương ngọt - gọi là mốc mật, để 8 tháng sau thì ăn được.
Nếu sau khi làm xong mốc mật, ngả ngay tương có được không? - Được.

Khâu thứ 2: Ngâm đậu nành

Đem rang đậu nành cho chín thật già (không được để cháy) rồi bỏ vỏ xay nhỏ, đun nước đậu sôi lên và để trong chum (tốt nhất là chum quế) đúng 7 ngày 7 đêm, rồi ngả hai nguyên liệu vào nhau. Khi ngả nhớ cho tỉ lệ toàn bộ tương tỉ lệ muối như sau: 1 lít tương 180 - 200 gam muối tùy xem muối của bạn mặn hay không mặn, thường thì muối hầm lên không mặn như muối sống... làm sau sau khi ngả xong nếm thấy quá mặn là ổn, thấy mặn "đắng" là ổn, vài ngày và vài tuần sau sẽ ngọt lịm... ngày nào cũng phải quấy đều và phơi nắng... nếu làm 5000đ xôi thì chỉ rang 50 gam đỗ nành ((sau này ngả chừng khoảng nửa lít tương!), làm như thế hơi giống trò chơi của trẻ con nhưng nó “vừa” với sức của người mới bắt đầu… làm được một lần là vững “tay nghề” có ngay kinh nghiệm quí để làm những lần sau. Có thể đặt được loại đỗ mà họ đã rang đạt tiêu chuẩn để làm tương.
Nhiệt độ thích hợp để làm mốc là 28 - 32 độ, có thể để vào thùng xốp và gia cố nhiệt trong những ngày đông giá…

Tỉ lệ trung bình:

10 lít nước, 1 kg đậu nành, 3 kg gạo nếp... và tổng toàn bộ cho tới khi ngả tương tỉ lệ muối là 180 - 200 gam cho 1 lít tương.

Khâu thứ 3: ngả tương
Sau 7 ngày đêm ngâm nước đỗ bạn ngả hai bán sản phẩm với nhau và bỏ muối vừa đủ.
Mốc mật thì có thể để lâu bao nhiêu tùy ý… còn nước đỗ thì tối thiểu và tối đa là 7 ngày đêm thôi nhá.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Oct 6 2009, 09:38 PM


Chiều mai sẽ có người của công ty giống mốc mang mốc giống tới cho mình, nghe lời Huynhdoan phen này quyết làm một việc tức là gửi giống mốc tới cho các điểm Td và kèm theo 1 tờ giấy bảo cách làm tỉ mỉ...


Chào sư phụ...

Nếu vậy thì đệ tử đại diện cho mấy kẻ hậu sanh xin cám ơn sư phụ trước...
Sư phụ ôi, tự làm thì chưa chắc ngon đâu, nhưng...
-- Tự làm thì được ăn "nước nhất", độ đạm cao, tương đương với ăn thịt cá
-- Tự làm thì...sẽ được cái "tâm" thích thú

Sư phụ mà dạy làm tương thì danh tiếng Tương của sư phụ càng nổi như cồn...



Xin cố gắng tự làm lấy và hạn chế hỏi là tốt nhất.

Sư phụ đã dạy cặn kẻ rồi, còn gì đâu mà hỏi?
Nhưng riêng đệ tử còn vài chục câu hỏi...hổm nay chưa hỏi...
-- Sư phụ ôi, làm tương đủ 8 tháng, đem đi đâu để xét nghiệm?


Gửi bởi: Diệu Minh Oct 7 2009, 12:38 PM

Nếu làm bất cứ loại tương nào mà thấy có hiện tượng váng bề mặt thì giã giập tỏi ra và rắc lên bề mặt... kể cả lũ dĩn dòi gì đó đều bảo nhau "biến" hết, mới hay giá trị của tỏi...

Chả cần mang đi đâu kiểm tra, cần mang ra độ thực cho mình...

Nếu thấy quá mặn thì dầm rau củ héo vào... sẽ giảm ngay sự mặn và rau củ thì lại quá ngon.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Oct 8 2009, 09:29 PM

Nếu làm bất cứ loại tương nào mà thấy có hiện tượng váng bề mặt thì giã giập tỏi ra và rắc lên bề mặt... kể cả lũ dĩn dòi gì đó đều bảo nhau "biến" hết, mới hay giá trị của tỏi...

Chào sư phụ,...

vậy mà hổm nay sư phụ không nói trước...làm đệ tử toàn là cho muối thêm vào hoài...

Chả cần mang đi đâu kiểm tra, cần mang ra độ thực cho mình...


Chắc vậy rồi!! Phải tự mình ăn trước...Nếu lỡ có gì thì không liên lụy đến người khác...

Nếu thấy quá mặn thì dầm rau củ héo vào... sẽ giảm ngay sự mặn và rau củ thì lại quá ngon.

Sư phụ ôi, lấy ra một bát tương rồi dầm rau củ héo vào bát, hay là dầm vô nguyên một hũ bự??

Sư phụ dạy mấy chiêu nầy...hay quá!!! Đúng là, không thầy đố mầy làm nên!
..................................................................

Sư phụ ôi, lược lấy nước nhất ra ăn, thêm vào nước nhì...Nước nhì phải để bao nhiêu lâu mới ăn được?

Gửi bởi: huynhdoan2000 Oct 11 2009, 08:16 PM

Hôm kia, đệ phát hiện thấy hũ tương làm gần 8 tháng...có hiện tượng nổi váng trắng??
Nghe lời sư phụ, đệ lấy năm sáu tép tỏi, giả dập ra, bỏ vào hũ tương....Hôm nay xem lại thì...quả thật, nước tương không còn nổi váng trắng, mà trái lại rất trong [tất nhiên nước màu đen]....

Gửi bởi: KinhThanh Oct 12 2009, 12:00 AM


chúc mừng anh huynhdoan2000

anh có tương ăn ..em cũng vui lây

cô Trâm đi Miến tu tập rồi anh

không biết máy tháng mời về

--------
hủ nước muối + 4 loại đậu của em , không biết có cần chờ đến 8 tháng hay không ?

theo lý thuyết đậu đỗ Nành khó tiêu hóa , nên cần có thời gian và mốc giống phân huy chất đạm cho đễ tiêu hóa

còn các loại đậu đỗ khác thì tiêu hóa dễ hơn ....theo suy nghĩ của em ..có lẽ 3 tháng là dùng được chăng ?

hihiii .. toàn là đoán mò thôi

phải nhờ cao nhân .. tư vấn chỉ bảo giúp thôi

cao nhân nào giúp được .. xin bỏ chút gian chỉ giúp cho KT ,cũng như các bạn khác

KT cám ơn trước

Gửi bởi: huynhdoan2000 Oct 13 2009, 07:33 AM


hủ nước muối + 4 loại đậu của em , không biết có cần chờ đến 8 tháng hay không ?

theo lý thuyết đậu đỗ Nành khó tiêu hóa , nên cần có thời gian và mốc giống phân huy chất đạm cho đễ tiêu hóa

còn các loại đậu đỗ khác thì tiêu hóa dễ hơn ....theo suy nghĩ của em ..có lẽ 3 tháng là dùng được chăng ?


Sư phụ có nói...người khỏe mạnh thì 3 tháng sau.... tương ăn được...

..............................................
Đây là bài viết...."Ủ nước mắm bằng đậu nành"...các bạn tham khảo...

Vật liệu:
- 1 kg đậu nành (mua đậu mới có màu trắng thì nước mới thơm)
- 7 lon sữa bò muối hột hay muối bọt
- 7 lít nước (21 lon sữa bò nước)
Cách làm:
Đợt 1:
- Đậu nành: rửa sạch, ngâm hơn 6 tiếng hay một đêm cho nở, nấu không cần mềm nhiều (mềm quá nước sẽ đục ko đẹp ko ngon), bóc tróc vỏ là được, đổ lên rá có thau ở dưới để hứng nước dậu.
- Để đậu lên rá, rổ hay thau, lấy lá chuối đậy lên, hay đổ đậu vào nồi đậy nắp lại, ủ 2 ngày 2 đêm (hay đổ vào hũ, khạp làm nước mắm đậy nắp cũng được) nghe mùi thúi.
- Lấy nước đậu nành lường 7 lít nếu thiếu lường thêm nước lạnh. Đổ 7 lon muối vào nấu sôi, lược kỹ, lóng trong, để nguội, đổ vào khạp trước.
- Chờ 2 ngày đêm lấy đậu đã ủ đổ ra khạp nước muối quậy đều, phơi ngoài nắng, không cần mở nắp. Trên 2 tháng ăn được. Để 3-6 tháng càng ngon.
Đợt 2:
- Nước mắm đã tới, rút ra 6 lít ăn, để lại 1 lít nước cốt (trên thực tế bị hao bớt ko còn đủ 7 lít, do dó khi nấu nước muối nên lường thêm nước để trừ hao).
- Nấu 6 lít nước + 6 lon muối, đổ vào hủ nước mắm, phơi nắng trên hai tháng.
Nước mắm để ăn sống:
- Nước mắm làm xong lấy ra, nấu với đường và bột ngọt cho dịu dể ăn sống.
- 1 lít nước mắm nguyên chất nấu với 100g đường cát và 100g bột ngọt.
- Nấu thêm với mắt thơm hoặc trái thơm xắt từng lát càng ngon. Muốn cho nước mắm thơm ngon nên xào thơm trước cho thấm rồi sẽ nấu sau.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Oct 22 2009, 09:52 PM


Sư phụ ôi...cái hũ tương [ đậu rang + nước muối]...gần 10 tháng...Tuần trước có bỏ tỏi vào...thấy "trong" quá...Tưởng tốt rồi...Ai ngờ hôm nay xem lại...thì có váng trắng??? Vậy là...bỏ tỏi vào hũ tương...cũng chẳng có linh nghiệm gì??...Đệ tử vớt váng, vớt tỏi ...quăng ra ngoài...và thêm muối hầm vào và quậy...Để coi ra sao??
Tỏi ăn ..."hôi" quá!! Trong kinh Phật cấm ăn ...hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ...Ăn tỏi..tụng kinh không linh nghiệm gì đâu!!

Gửi bởi: Diệu Minh Oct 28 2009, 04:39 AM

Chúng ta chỉ nên coi tỏi là thứ thuốc, thực tế nó không làm cho ta khoái khẩu gì vì nó hôi mù...


Mấy bữa nay tôi lại làm tương bằng cách dễ dàng; chỉ cần có nửa cân xôi nếp...

Và tôi cũng đã chỉ bầy cho mọi người chỗ bắt đầu:
- Có thể là bát cơm nguội
- Có thể là nắm xôi
- Có thể là bát cơm lứt ăn không hết...



Chỉ cần tãi ra mẹt và vẩy tí mốc lên là Ok, dầu thời tiết có hơi se lạnh cũng không thành vấn đề gì nhiều... mốc giống là quan trọng lắm...


Gửi bởi: huynhdoan2000 Oct 28 2009, 01:22 PM


Mấy bữa nay tôi lại làm tương bằng cách dễ dàng; chỉ cần có nửa cân xôi nếp...

Và tôi cũng đã chỉ bầy cho mọi người chỗ bắt đầu:
- Có thể là bát cơm nguội
- Có thể là nắm xôi
- Có thể là bát cơm lứt ăn không hết...

Chỉ cần tãi ra mẹt và vẩy tí mốc lên là Ok, dầu thời tiết có hơi se lạnh cũng không thành vấn đề gì nhiều... mốc giống là quan trọng lắm...



Chào sư phụ...

Riết rồi tự mình làm tương và mình ăn...Người khác thấy...chả ai dám ăn cả!!!
Mấy ông bác sĩ bảo...không nên ăn tương chao , dễ bị ung thư...do vì ăn đồ "mốc meo" !!!
Thôi thì để thời gian sau ...mọi việc sẽ sáng tỏ...

Sư phụ có gửi mốc giống vô TP HCM chưa?

Gửi bởi: Diệu Minh Oct 29 2009, 10:46 AM

Gửi vào 198/58 Đoàn Văn Bơ rồi nhưng chưa gửi kèm theo cách làm... chỉ cần 1 tờ kèm theo...

Nè, hàng ngày bạn phải tiếp xúc với vô vàn tỉ tỉ vân vân các loại vi trùng vi khuẩn mắt bạn không kịp nhìn thấy thì bạn đã nhìn sang thứ khác rồi... và bạn ăn các loại món ăn "lên men" bằng các loại vi trùng vi khuẩn trong móng tay bẩn (tôi nhìn thấy có bà dạy nấu ăn trên ti vi có móng tay đen kịt... thế mà chả ai nói gì, thấy mà ghê quá)... nếu làm món ăn bằng các loại móng tay như thế và cầm vào đồ ăn với loại bàn tay bẩn như vậy... rồi hít thở... rồi ăn thức ăn có hóa chất?????

Sao thời nay ai nói gần mặt mình cũng thấy phả ra mùi hôi thối tới cỡ đó ????
hay là cái mũi mình thính quá xá????

Thử quẹt cái ngón tay trỏ và giữa lưỡi và đưa lên mũi ngửi xem mùi nó thế nào? đó là cửa ngõ để định ra bạn khỏe hay sắp ốm tới nơi...

Sau khi để dành 8 tháng sau? ăn vào miệng ngon nhớ đời...

Nếu bạn nhìn thấy người ta làm mắm, và giết mổ nuôi động vật bạn sẽ nôn ọe ọe và muốn ra ngay khỏi luân hồi nữa chứ không chỉ ngồi đó mà chê bai... tuy nhiên mọi thứ là do duyên.

Có một "bà" đệ tử ngài TL, bà là bác sĩ và đang học đông y...dứt khoát cãi tôi là tương cũng là vi trùng vi khuẩn cũng là sát sinh bao nhiêu là vi sinh vật... bà dứt khoát không ăn miso, và bà kể là bà bị rất là nhiều bệnh...
Cuối cùng tôi nói: mốc tương thuộc hệ thực vật... và lúc đó bà mới đồng ý..
Tôi bảo: muối bạn ăn là ở dưới biển, và biển thì chứa bao xác động vật và người chết ??????

Mọi thứ đều biến dịch, người cãi ta và cười chê ta... coi thường ta... một ngày họ sẽ bật lại cực kia cho quân bình âm dương theo luật tự nhiên của vũ trụ... đó là vì sao có lúc ta bị người này chê và người kia khen...
Nhớ lại so với cách đây 30 năm thì số người khen tôi ngày càng nhiêu hơn là chê, và tôi thì lại trưởng thành nhờ chê hơn là nhờ khen... tuy nhiên khen cũng quí, nó như là thuốc bổ và chê thì như là thuốc bệnh... he he...

Không ai dám ăn?
Ngạo ngôn, vô khối người thích ăn tương càng ngày càng nhiều...

Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định.

Lọc lấy nước tương mà dầm rau củ héo ??? ăn ngon miễn chê... các cụ gọi là rất đưa cơm mà lại có đạm ở trong, khỏ lo thiếu đạm.

Các cụ xưa có câu: không có tương thì không ăn (y như tụi trẻ bây giờ không có cá thịt chắc cũng "không ăn" quá!!!!!!!!!) nghĩa là tương các cụ xưa ngon tuyệt vời...làm trọng tâm của bữa ăn vì là nguồn cung cấp đạm...

Tôi ngờ ngợ người ăn số 7 có khả năng thiếu đạm nếu trước đó họ vốn đã "thiếu chất" rồi.

Gửi bởi: Diệu Minh Oct 29 2009, 10:57 AM

Còn có câu khác:

Không có tương thì trai đàn cúng vái không thành

Thế hóa ra thánh thần cũng khoái ăn tương ????

"Ăn" tương xong thì mới chịu chứng - chịu phù hộ cho con cho cháu à ?????

He he, nghĩa là tương ngày xửa ngày xưa giá trị thế nào ?????

Chắc phải có nhiều người chết vì các loại thịt nữa thì người ta mới bắt đầu "CHỊU" quay về với TƯƠNG?

Ghê quá...

Gửi bởi: huynhdoan2000 Oct 30 2009, 11:09 PM

Chào sư phụ...

Sư phụ ôi, người ta càng chê chừng nào, mình càng ăn "hung" chừng nấy!!!

Năm nay, chỉ là bắt đầu làm mười mấy hũ nhỏ nhỏ, sang năm đệ tử làm vài lu cho đả tay!!! Cái lu của sư phụ gửi vô, sang năm là sử dụng đấy! Chắc làm miso cho nhẹ công. Nhìn cái lu thấy "ngộ" quá!! Mầy từ bắc mà vào nam...

Đệ tử làm thì chắc không ngon rồi...Tri phủ thì làm sao so sánh với vua được?? Tuy nhiên. tương của đệ tử làm ra là bảo đảm chất lượng...Không pha chế gì cả. Toàn là nước nhất...
Làm nhiều quá...không biết để làm gì nữa??? Ăn đâu có bao nhiêu...

Có ai xin không nhỉ?

Gửi bởi: KinhThanh Oct 31 2009, 09:51 AM


Có ai xin không nhỉ?
[/quote]

chào anh huynhdoan , cô Trâm ...

em KinhThanh sẽ ăn uống tương của anh huynhdoan ... nếu có duyên ..hihihiii

cách đây không lâu ...KT đã mua được tương có tên là KIKKOMAN Sojasauce của Japan , sử dụng thực phẩm tự nhiên ,thiên nhiên

ăn tương vào cảm nhận khác liền ,,, chất đạm đầy đủ , rất dương ,, cho nước tương vào ly nước , nước tương màu đen chìm ở dưới đấy ly nước , phải quậy quậy lúc ấy nước tương mới hòa tan đều với nước

tác dụng chữa bệnh ..thì khỏi nói .. ngồi lâu oải cái lưng ,cái cổ .. ăn tương ,uống nước tương ... phục hồi sức khỏe rất nhanh

nhưng ..loại tương KIKKOMAN của Japan này có vị ngọt ngọt như Bột Ngọt ..ăn vào thấy giống giống rong biển Nori ..cảm giác ngọt ngọt khác với Phụ gia thực phẩm Bột Ngọt ,mì chính

loại tương của Japan này mua 1 chai nhỏ nhỏ 150ml , 2 € euro ,,, 1 bữa ăn .. ăn 1 đến 2 thìa cafe nước tương + muối mè + đậu đỏ + gạo lức + 1 ít rong biển Nori ...là cảm thấy đầy đủ chất , phục hồi sức khỏe

kinh nghiệm của KT .. 1 bữa ăn TD mà không có Đậu Đỏ , mè --- là thiếu sót trầm trọng

1 ngày không ăn Đậu Đỏ ... ngày hôm ấy Thận khí yếu kém ngay
1 ngày không có Mè .. Gan ,Thận khí lực yếu kém

nước tương đậu nành thì khỏi nói rồi ... nó quá tuyệt vời đối với người ăn Chay ,vừa là thức ăn ,vừa là thuốc

nhìn chung tất cả thực phẩm vừa là thức ăn uống ,vừa là thuốc

mùa Đông lạnh lẽo .. các bạn giữ gìn sức khỏe

Kinh Thành

Gửi bởi: Diệu Minh Nov 1 2009, 01:45 AM

KIKKOMAN Sojasauce của Japan

Loại nè không phải là của dân Td Nhật làm đâu đấy, hy vọng họ không cho hóa chất và làm quá 8 tháng?

Ở HN có bán nhưng nhà này không dám ăn!

Làm tương kỵ nhất là để mốc quá già tức là quá xanh thì sau này sẽ có một hũ tương có mùi cài cài ngái ngái khó ngửi và không biết là ăn có sao không nhỉ????? rất là phản cảm!

Cho nên phải quan sát vài tiếng 1 lần, 1 tiếng 1 lần lúc mốc đã lên mầu trắng...và vừa ngả vàng hơi ánh xanh như là hoa cau thì phải sử lý ngay lập tức... ủ mốc mật xong sẽ có ngay mầu vàng và vài ngày sau nó sẽ từ vàng ngả ra nâu cực đẹp!

Làm miso hay bị váng mốc bề mặt, phải bỏ mốc mật nhiều vào hũ miso và phải phơi có lẽ cả ngàn nắng (3 năm) thì may ra NÓ mới không còn bị mốc váng?!

Gửi bởi: huynhdoan2000 Nov 1 2009, 11:26 PM



Làm tương kỵ nhất là để mốc quá già tức là quá xanh thì sau này sẽ có một hũ tương có mùi cài cài ngái ngái khó ngửi và không biết là ăn có sao không nhỉ????? rất là phản cảm!

Chào sư phụ...
Cái vụ nầy thì đệ tử bị rồi...Ủ mốc hơi lâu...nên mốc ngả sang màu xanh ! Sau đó ngả tương...cái màu xanh "kỹ niệm" vẫn còn...dù mỗi ngày mỗi vớt ra !!! Riết rồi...thây kệ nó...Tính sau.
Đúng là cái mùi ngái ngái khó ngửi...Chờ cho nó "chín tháng mười ngày" thì ăn thử coi...Tất nhiên, cái màu xanh thì nằm trên, vớt bỏ ra...múc cái bên dưới mà ăn, ai ngu dại gì mà ăn cái lớp mốc xanh đó...


Làm miso hay bị váng mốc bề mặt, phải bỏ mốc mật nhiều vào hũ miso và phải phơi có lẽ cả ngàn nắng (3 năm) thì may ra NÓ mới không còn bị mốc váng?!

Sư phụ ôi, có phải ý của sư phụ là...Sau khi làm miso được vài tháng rồi thì...bỏ mốc mật [ủ xôi] nằm phủ lên trên mặt miso...để làm cái bình phong tránh mốc?? Hay là bỏ mốc mật vô...quậy chung cho tan ra ??

Gửi bởi: Diệu Minh Nov 27 2009, 05:47 AM

Nên phơi miso khi nó nắng và một trong những bí quyết để không còn bị lớp váng mốc trắng là bỏ nhiều mốc mật làm đạt tiêu chuẩn, trộn đều mọi thành phần và phơi... phơi... phơi nắng to ấy....


khongdat24: co cho chau hoi: "neu minh lam tuong ma bi chua thi lam sao cho giam bot chua vay co?"
Tin nhắn sau cùng nhận ngày 11/27 lúc 12:20 PM
Tram Ham Ngu Si: bỏ thêm muối và tiếp tục phơi nắng
Tram Ham Ngu Si: để thật lâu
Tram Ham Ngu Si: có khi phải để 2 năm
Tram Ham Ngu Si: ngày nào cũng phải nếm
Tram Ham Ngu Si: thấy ngọt quá là phải bỏ ngay thêm muối
Tram Ham Ngu Si: vì ngọt là biểu hiện chuẩn bị chua nếu không có muối mặn'

Gửi bởi: huynhdoan2000 Nov 27 2009, 01:11 PM


Nên phơi miso khi nó nắng và một trong những bí quyết để không còn bị lớp váng mốc trắng là bỏ nhiều mốc mật làm đạt tiêu chuẩn, trộn đều mọi thành phần và phơi... phơi... phơi nắng to ấy....


Chào sư phụ...
Sư phụ ôi...ví dụ hũ tương làm được 3 tháng...nay bỏ mốc mật mới làm được có 1 tháng ...Có được không? Hoặc tương làm 6 tháng, bỏ mốc mật 1 tháng...có được không?

Hổm nay, đệ tử cũng có mua một vài quyển sách dạy làm tương...Nếu so với những gì sư phụ dạy thì...sư phụ dạy quá rõ ràng cặn kẽ...Đúng là những ai đọc được topic nầy là rất "hữu duyên"...

Đệ tử có mua được 2 gói mốc làm tương chỗ cô Lan [nhờ người mua giùm]...Ôi, như vậy là mọi người đã có thể làm được tương...Tất cả cũng nhờ sư phụ !



Gửi bởi: Diệu Minh Nov 27 2009, 02:30 PM

Nhờ có kỳ công học hỏi của Huynhdoan đó... chắc không có những câu hỏi của đệ tử và những kẻ ngoại đạo chọc ngoáy...chắc chúng ta không thể nào biết Đức Phật của chúng ta kỳ diệu như thế nào... nè tớ không so tớ với Đức Phật đâu đấy nhé, hi.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Dec 2 2009, 01:38 AM

Trang 22 --24 trong quyển :" cách làm tương chao nước chấm", Nguyễn Cảnh Cửu, Nguyễn Chung...có dạy cách tự tạo ra mốc để làm tương...

................................................................................
....

a/ Tìm mốc tương để gầy giống :

Vốn biết mốc tương có nhiều trên lá nhãn, lá sen, lá khoai nước, v.v...chúng tôi hấp gạo và ủ gạo với các lá nầy.
Sau 2 ngày gạo bắt đầu mọc mốc trắng, đổi thành màu vàng rồi màu vàng xanh có lẫn lộn vài đám mốc đỏ, mốc xám.
Lấy một ít mốc xanh cấy vào môi trường "bột bắp xu xoa" hoặc "khoai tây xu xoa" đựng trong các hộp pétri.
Vài hôm sau, tơ mốc nẩy nở lan tràn trên hộp. Với những dụng cụ đã khử trùng sạch sẽ, lựa những đám mốc xanh tốt cấy vào những ống nghiệm có chứa sẵn những môi trường như nhau.
Làm như thế vài lần thì tuyển chọn được một giống mốc tương thuần túy.

b/ Sản xuất mốc giống :

Sau một thời gian 9 - 10 ngày mốc tương tăng trưởng đều đặn, xanh thẳm trong ống nghiệm. Mốc nầy có thể dùng để ủ tương, nhưng không đủ số lượng để cấp phát, hoặc ủ nhiều đậu, ta phải sản xuất ra mốc giống.
Ngâm gạo và để gạo trong lò hấp 120 độ trong 30 phút. Gạo hấp nầy không khô, không nhão dùng làm môi trường cho mốc tương sinh trưởng.
Chờ gạo bớt nóng, mới cho mốc vào gạo trộn đều và ủ cho lên mốc.
Đến ngày thứ hai, nhiệt độ từ 32 độ C tăng lên 40 độ C ; những khuẩn ty trăng trắng bắt đầu mọc loang loáng trên hột gạo.
Đến ngày thứ tư, ngày thứ năm, nhiệt độ từ 40 độ C xuống lần còn 38 độ C, các hột gạo lên mốc đều màu vàng rồi ngả thành màu vàng xanh.
Đến ngày thứ năm, đem tràng gạo phơi khô. Những hạt gạo lên mốc gọi là mốc giống được gói thành từng gói nhỏ để tiện việc phân phối và có thể để dành được 2 - 3 tháng.

Số ngày ủ , Nhiệt độ , Màu sắc , Hương vị

Ngày thứ 2 , 32 độ C , Mốc trắng , Mùi thơm ngọt
Ngày thứ 3 , 37 - 38 độ C , Hơi vàng , Mùi thơm ngọt
Ngày thứ 4 , 39 - 40 độ C , Vàng đều , Mùi thơm ngọt
Ngày thứ 5 , 38 độ C , Vàng hơi xanh , Bớt thơm

................................................................................
.............

Vậy là chúng ta có thể "tự" làm ra mốc giống...
-- mua 5 ngàn xôi đậu
-- ăn hết mấy hột đậu, chừa nếp lại
-- lấy cái rỗ lót lá nhãn [vài chục lá], trải nếp lên, đấp lên trên vài chục lá nhãn. Lấy khăn đậy lại. Đem vào chỗ kín gió, cho nằm trên mặt đất...Cứ để đó
-- Vài ba ngày sau thăm chừng, coi mốc mọc lên chưa...
-- Nhớ là mốc từ trắng, ngả qua vàng và khi ngả qua xanh hơi vàng...là "chính" nó đấy! Mốc đen, mốc xám, mốc đỏ là không phải "hắn"
-- Khựi mấy mẫu bột xanh ra...cho vô chén nhỏ với chút nước, nếu làm liền...Chỉ một tí là đủ để ta ủ 1kg đậu
-- Muốn để lâu thì lấy chỗ nếp có mốc màu xanh [xanh lá cây]...đem phơi nắng, rồi bỏ vô bịt mủ, cho vô tủ lạnh...
-- Khi xài thì...lấy nếp mốc đó ngâm nước...Thoa thoa giáp vòng nia, thoa lên mặt đậu v.v...
........................................

Không biết có phải vậy không nữa ???
Chạy đi mua cho mau...

Gửi bởi: Diệu Minh Dec 2 2009, 02:17 AM

Tại sao khi có gói mốc trong tay rồi mà vẫn còn chạy lòng vòng?
Chắc chắn mốc tương chính là loại mốc có sẵn trong lá nhãn... nhưng mà bạn không thể nào TẠO ra được loại mốc tối ưu này 100% trong bối cảnh hiện tại...

Tại sao có các vị "bồ tát" có tấm lòng tới mức như thế (công ty mốc giống) làm sẵn mốc cho chúng ta dùng mà chúng ta vẫn không chịu dừng cái ý thích "tự làm lấy" như thế?

Có bảo đảm loại mốc đó nó lên 100% mốc hoa cau? nếu bạn bất khả kháng thì bạn cứ thử xem nhé.

Khi có mốc mật bạn có thể bỏ vào chum tương của bạn (miso) bất cứ lúc nào, trộn đều... miễn sau hai thứ đó có tổng thời gian 8 tháng trở lên là có thể xài được rồi.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Dec 3 2009, 12:34 AM

Tại sao khi có gói mốc trong tay rồi mà vẫn còn chạy lòng vòng?
Chắc chắn mốc tương chính là loại mốc có sẵn trong lá nhãn... nhưng mà bạn không thể nào TẠO ra được loại mốc tối ưu này 100% trong bối cảnh hiện tại...

Tại sao có các vị "bồ tát" có tấm lòng tới mức như thế (công ty mốc giống) làm sẵn mốc cho chúng ta dùng mà chúng ta vẫn không chịu dừng cái ý thích "tự làm lấy" như thế?


Chào sư phụ...

Tất nhiên là đệ tử không tự làm mốc giống nữa đâu...Mua thoải mái...Nhưng vì tánh ham nghiên cứu nên đệ tử ..."nghiên cứu" cho tới...cái cách thức mà người ta làm ra mốc giống...

Có bảo đảm loại mốc đó nó lên 100% mốc hoa cau? nếu bạn bất khả kháng thì bạn cứ thử xem nhé.

Chắc không bảo đảm rồi...Chính trong sách cũng có nói...Làm tương theo kiểu ủ lá nhãn...bấp bênh lắm !!!
Bây giờ, nhà của đệ tử...dầy đặc mấy con vi sinh Aspergillus Oryza...Ủ là lên !!! Sư phụ dạy rất đúng !!! Người mới bắt đầu làm...thì sử dụng mốc cho nhiều một tí...[ Làm có dư, có thừa...đem rắc búa xua quanh nhà...]Làm vài lần thì mốc nó mọc lơ lửng trong không khí tùm lum...Các lần sau nữa, dễ thành công hơn....

Khi có mốc mật bạn có thể bỏ vào chum tương của bạn (miso) bất cứ lúc nào, trộn đều... miễn sau hai thứ đó có tổng thời gian 8 tháng trở lên là có thể xài được rồi.

Cám ơn sư phụ chỉ dạy...
Nhưng nếu hũ tương trên 8 tháng...có thể bỏ mốc mật vào được không?
Đệ tử thì nghĩ như vậy...

Giả sử ta làm mốc mật được 15 ngày...Bây giờ ta đem bỏ vào hũ miso 4 tháng...thì ta phải tính hũ miso đó...mới có 15 ngày !!! Phải đợi đến 8 tháng sau mới nên ăn !! Có phải vậy không hỡi sư phụ??

................................................................................
....

Sư phụ ôi....Hũ tương mới làm sau nầy , được khoảng 10 ngày...đệ tử nếm thử...thấy "ngon" ghê !!!

Gửi bởi: Diệu Minh Dec 3 2009, 01:16 AM

Phải tính từ cái ngày làm mới nhất ấy chứ.

Ví dụ: miso 4 tháng, mốc 1 tháng, thì 7 tháng sau mới được dùng đó là cho những người khỏe mạnh, những người có bệnh phải dùng loại 2 -3 năm

Ví dụ khác: mốc mật 7 tháng, miso vừa làm... thế là phải để 8 tháng mới được dùng...

Tớ cũng cho vào thử xem thế nào...kết quả là cái "chum" bằng thủy tinh bị nóng lạnh (thời tiết ở HN hà khắc như thế đấy) ban ngày ban đêm lệch nhau đương đêm nổ cái bùm ...hoảng cả người hóa ra nổ hũ tương, bắn tung tóe tùm lum từ tầng 3 cho tới tầng 1, chả kịp tiếc công sức, mà hình ảnh về nó đã đưa lên mạng từ mấy tháng trước nữa... xem qua vỏ thủy tinh trong mới ghê cho sự biến hóa của men mốc, nghĩa là nó cực kỳ âm...nó cứ nổi phều lên, dềnh lên luôn luôn, cho nên các cụ bảo phải đảo khuấy tương hàng ngày trước mặt trời mọc rồi đem phơi là vậy.

Mọi thứ đều vô thường, nay có mai không... làm tương thì thấy rõ hơn cả.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Dec 8 2009, 12:08 AM


Phải tính từ cái ngày làm mới nhất ấy chứ.

Ví dụ: miso 4 tháng, mốc 1 tháng, thì 7 tháng sau mới được dùng đó là cho những người khỏe mạnh, những người có bệnh phải dùng loại 2 -3 năm

Ví dụ khác: mốc mật 7 tháng, miso vừa làm... thế là phải để 8 tháng mới được dùng...


Chào sư phụ...
Vậy là đã rõ ...Phải tính theo "thằng" ít ngày tháng nhất....rồi cộng thêm sao cho đủ 8 tháng trở lên...

Bữa hổm, có người đem TV đến sửa...Nó là dân Bắc , vào nam lập nghiệp bằng máy chà lúa nhỏ lẽ. Nó ở gần nhà đệ tử. Nó thấy mấy hũ tương đang phơi ngoài sân...Nó nói...nhớ quê nhà quá !! Nó còn nói...ở "ngoải', nhà nào cũng làm tương, ăn với rau muống...Tương làm một tháng là có ăn rồi...Vậy mà có ai bị bệnh gì đâu?? Tính ra người miền Bắc ăn cơm + tương + rau muống...cũng gần giống như ăn TD ??!!

Tớ cũng cho vào thử xem thế nào...kết quả là cái "chum" bằng thủy tinh bị nóng lạnh (thời tiết ở HN hà khắc như thế đấy) ban ngày ban đêm lệch nhau đương đêm nổ cái bùm ...hoảng cả người hóa ra nổ hũ tương, bắn tung tóe tùm lum từ tầng 3 cho tới tầng 1, chả kịp tiếc công sức, mà hình ảnh về nó đã đưa lên mạng từ mấy tháng trước nữa... xem qua vỏ thủy tinh trong mới ghê cho sự biến hóa của men mốc, nghĩa là nó cực kỳ âm...nó cứ nổi phều lên, dềnh lên luôn luôn, cho nên các cụ bảo phải đảo khuấy tương hàng ngày trước mặt trời mọc rồi đem phơi là vậy.


Úi giời...hũ tương mà nổ hả ??? Đệ tử mới nghe lần đầu!! Chán mấy cha sản xuất hũ lắm !! Vì muốn lợi nhuận nhiều...một mặt tăng giá bán, một mặt làm mỏng đi ...???

Mọi thứ đều vô thường, nay có mai không... làm tương thì thấy rõ hơn cả.


Chính xác !!! Có một cái "Thường"...mà sao không ai nghĩ tới nhỉ?? Đó là cái "Chân Tâm" của con người !! Ai cũng có...nhưng hình như không có ai biết gì về nó ??? Thậm chí coi như nó là không có ??? Chết là hết !!! Sao thế nhỉ ?? Do đâu mà ra như thế?? Do tiền, do quyền, do sắc, do ăn uống nó "che khuất"...v.v...???? Cho đến lúc tắt hơi...vẫn chả biết cái Chân Tâm của mình là gì ?? Nó không hề có bao giờ ???


Gửi bởi: Diệu Minh Dec 8 2009, 01:24 AM

Có một cái "Thường"...mà sao không ai nghĩ tới nhỉ??

Đây là chỗ mê lầm của những người theo truyền thống đại thừa, đại thừa tự ý ngầm hiểu với nhau là có cái chân thường cho nên mới nhấn vào : thường, lạc, ngã, tịnh.

Còn theo Đức Phật có 9 ân thì chỉ có: vô thường, vô ngã, bất toại nguyện mà thôi.

Đức Phật khi nhập Niết Bàn rồi có "trở lại" nữa đâu mà thường hằng với chân thường?

Trước đây tớ cũng bắt đầu nghĩ và tư duy như thế và thời gian sau đó may mắn biết tới Theravada = tìm quyển Kinh vô ngã tướng do ngài Mahashi giảng mà đọc.

Sư Hộ Giới nói: có nhiều Đức Phật: nào là A di đà Phật, nào là Di lạc tôn Phật.... và những vị Phật của quá khứ... nhưng chỉ nên tôn vinh và "chọn" vị Phật có 9 Ân Đức để noi theo và nương nhờ mà thôi.

Nghe cũng có lý ... có rất nhiều thứ bột giặt trên đời...sau khi xem xét và dùng qua, thì có thể chọn một loại nào đó mà dùng suốt đời và khi không có "loại đó" thì dùng loại nào cũng được... Khi không có loại xe nào thì bất cứ loại nào cũng "nhảy lên đi" nhưng tới một bãi xe đậu cả mấy chục cái ở bến thì chọn cái nào ngon nhất mà ngồi chứ?

Chỉ có Đức Phật là quí báu, đáng cho chúng ta phải nương theo...!

Gửi bởi: huynhdoan2000 Dec 9 2009, 12:03 AM

Có một cái "Thường"...mà sao không ai nghĩ tới nhỉ??

Đây là chỗ mê lầm của những người theo truyền thống đại thừa, đại thừa tự ý ngầm hiểu với nhau là có cái chân thường cho nên mới nhấn vào : thường, lạc, ngã, tịnh.

Còn theo Đức Phật có 9 ân thì chỉ có: vô thường, vô ngã, bất toại nguyện mà thôi.

Đức Phật khi nhập Niết Bàn rồi có "trở lại" nữa đâu mà thường hằng với chân thường?


Chào sư phụ...

Sư phụ ôi, sắc tướng thì hoại nhưng tâm tướng thì không! Đời là vô thường, vô ngã, bất toại nguyện...Chính vì vậy, đức Phật dạy cho chúng ta biết và chứng cái "Thường" , cái "Ngã", cái "Toại Nguyện"...!!!???

Trước đây tớ cũng bắt đầu nghĩ và tư duy như thế và thời gian sau đó may mắn biết tới Theravada = tìm quyển Kinh vô ngã tướng do ngài Mahashi giảng mà đọc.

Để đệ tử vô Đại Tạng kinh kiếm quyển kinh nầy xem sao...Trong Đại Tạng kinh, quyển kinh nào cũng có...Chỉ có điều là chữ Hán...Mong sao cho VN có Đại tạng kinh tiếng Việt.

Sư Hộ Giới nói: có nhiều Đức Phật: nào là A di đà Phật, nào là Di lạc tôn Phật.... và những vị Phật của quá khứ... nhưng chỉ nên tôn vinh và "chọn" vị Phật có 9 Ân Đức để noi theo và nương nhờ mà thôi.

Nghe cũng có lý ... có rất nhiều thứ bột giặt trên đời...sau khi xem xét và dùng qua, thì có thể chọn một loại nào đó mà dùng suốt đời và khi không có "loại đó" thì dùng loại nào cũng được... Khi không có loại xe nào thì bất cứ loại nào cũng "nhảy lên đi" nhưng tới một bãi xe đậu cả mấy chục cái ở bến thì chọn cái nào ngon nhất mà ngồi chứ?

Chỉ có Đức Phật là quí báu, đáng cho chúng ta phải nương theo...!


Chúng sanh thường hay niệm các vị Phật khác mà quên đức Phật Thích Ca...Một vị Phật có thật và đã hiện hữu ở trái đất nầy...

Gửi bởi: huynhdoan2000 Dec 9 2009, 01:04 PM

Đang lang thang đi tìm kinh sách trong trang web Đại tạng kinh VN thì bắt gặp bài viết nầy...Xin copy vô đây cho các bác tham khảo. Càng nhiều thông tin càng tốt...Hễ gặp bài viết nào mà dạy cách làm tương, đệ đọc trong đó, nếu thấy có chi tiết "mới lạ" [không có trong các bài cũ] thì đệ copy liền...Bởi vì những chi tiết mới lạ...biết đâu..."giải tỏa" thắc mắc của chúng ta ....

Nghề Làm Tương ở Làng Bần

Nguyễn Hữu Thức

Không biết tự bao giờ người dân ở Hưng Yên đã lưu truyền câu tục ngữ: tương Bần, lụa Lác, vải Đồng Than, ba thứ đặc sản nổi tiếng của đất xứ Đông. Tương Bần ở Bần Yên Nhân, Mĩ Hào, Hưng Yên. Lụa Lác, vải Đồng Than ở Yên Mĩ (Hưng Yên). Thực ra nghề làm tương đã có từ lâu đời và tương là món nước chấm chứa nhiều dinh dưỡng vốn rất quen thuộc với người nông dân Việt Nam. Ca dao có câu: Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương. Tục ngữ đúc kết: Tương cà là gia bản. Hầu hết các hộ nông dân ở châu thổ Bắc Bộ đều biết làm tương. Tương không thể thiếu trong món cá kho tương, rô rán chấm nước tương, rau chấm tương, tương gừng tái dê… Có điều, cũng là làm tương nhưng làm thế nào để có tương ngon thì không phải nơi nào cũng làm được. Những làng quê làm tương có tiếng ở Bắc Bộ không phải nhiều. Tỉnh Hà Đông xưa có tương Cự Đà và đất xứ Đông mới thấy nổi danh tương Bần.
Tương Bần được người dân lưu truyền từ vùng này sang vùng khác, từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Có người bảo rằng: tương Bần từng là đặc sản tiến vua. Có lúc, nghề tương của làng Bần tưởng như bị mất. Thế rồi giờ đây, nghề làm tương có điều kiện phát triển, trở thành sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.
Nghề làm tương phát đạt trong cơ chế thị trường là vậy nhưng hỏi ngọn ngành ai là tổ nghề, ai là người đầu tiên đem nghề này về làng thì người làng không ai còn nhớ. Các cụ già làng cho biết rằng, vào đầu thế kỷ XX, làng Bần thuần nông, nghèo lắm, nhà nào vào mùa hoa mướp cũng làm một vài chum tương dùng làm nước chấm trong sinh hoạt ăn uống của gia đình. Sau đó, nhờ có đường quốc lộ số 5 chạy cạnh làng Bần, một số người làng ra bám mặt đường, mở cửa hàng, hình thành phố Bần vào những năm 35 - 40 của thế kỷ trước. Ở làng Bần lúc bấy giờ có cụ bà Thân Thị Lựu khéo tay làm tương. Cụ mạnh dạn làm tương và đưa sản phẩm ra bán ở quán lấy tên hiệu là Cự Lẫm. Ai ngờ cái quán tương đầu tiên ở cạnh đường số 5 ấy lại là một sự mở màn cho việc đưa tương làng Bần hội nhập với thị trường cả nước. Sau nhà sản xuất hiệu Cự Lẫm có thêm nhà sản xuất tương hiệu Dân Sinh. Khách thập phương qua lại mua tương về ăn thấy ngon và lời đồn, tiếng thơm vang đến Hà Nội. Thế rồi thương hiệu tương Cự Lẫm bỗng chốc nổi tiếng khắp vùng và sản phẩm tương Cự Lẫm được Hà Nội ưa chuộng, cạnh tranh với tương Cự Đà (Hà Đông) nằm kề Hà Nội. Kế thừa truyền thống nghề tương của cha ông, người làng Bần luôn bảo nhau giữ gìn chữ tín. Và họ đã không làm phụ lòng khách mến mộ sản phẩm tương của làng.
Quy trình làm tương Bần
Lao động chính của nghề làm tương Bần là phụ nữ. Đàn ông giúp các bà ở các khâu xay đậu, quấy tương, đong tương, mang tương đi bán. Các bà mới là người thông thạo các công đoạn kỹ thuật làm mốc, ủ mật, ngâm đỗ, ngả tương…
Làm tương ở làng Bần trải qua các bước như sau:
Chọn nguyên liệu:
Gạo nếp: Xưa kia dân làng thường chọn gạo nếp cái ré hoặc nếp cái hoa vàng (loại nếp khi hạt chín có ra thêm nhành hoa màu vàng), được trồng ở trong vùng. Ngày nay nếp ré, nếp cái hoa vàng đã thoái hóa, người làm tương chọn loại gạo nếp sẵn có ở các chợ quê. Nếp phải đều hạt, không lẫn gạo tẻ, không xát trắng quá. Xưa kia gạo nếp giã dập 600 chày là được. Đỗ tương: Loại đỗ tương quê, còn gọi là đỗ tương ré trồng nhiều ở đất bãi ven sông, hạt nhỏ, tròn có màu vàng xen lẫn màu mận chín, vỏ mỏng, cùi dày, rang chín ăn bùi và thơm béo. Muối: Lựa muối hạt trắng tinh, đem về nhà để một thời gian cho chảy nước chát mới mang ra dùng.
Dụng cụ làm tương gồm: Cối xay đá để xay vỡ vụn hạt đỗ tương sau khi đã rang chín; Nồi đồng và chõ để thổi xôi; Chảo gang để rang đỗ, là chảo lớn đường kính đến 100cm, thành chảo cao để đỗ không bắn ra ngoài; Nong, nia để tãi cơm và ủ mốc; Vải màn để đắp cơm; Chum sành để ngả tương. Ở làng Bần có các loại chum 30lít, 50 lít, 80 lít, to nhất là 100lít. Chum bằng đất sét nặng mới chịu được nước mặn và phơi giữa nắng hè không bị nứt vỡ. Loại chum này được sản xuất ở lò gốm thuộc tỉnh Thái Bình và chum ở làng Thổ Hà (Bắc Ninh); Chậu: chậu nhôm, chậu sành, chậu nhựa dùng để đãi gạo, đỗ và lọc nước muối; Quấy tương, còn gọi là trang tương: dụng cụ bằng gỗ cán dài, có lưỡi gỗ hình bán nguyệt dài 15cm, rộng 6 đến 8 cm cắm ở đầu cán dùng để quấy tương trong chum. Dụng cụ quấy tương phải bằng gỗ mới chịu được mặn, không nứt vỡ. Quấy tương còn là công cụ đảo đỗ tương khi cho đỗ vào chảo rang.
Các công đoạn làm tương:
Làm mốc: Chọn gạo nếp tốt, đều hạt, không lẫn tẻ, cho vào chậu nước khoảng 6 giờ thì vớt ra, đợi nước sôi mới cho gạo vào chõ để đồ thành xôi mốc, có thể đồ xôi bằng xoong nhôm lớn, đường kính miệng 60cm, đáy nồi để giá nhôm 3 chân có lỗ thủng tròn, trên đặt vỉ đan bằng nan tre, lại đặt 2 sợi dây thừng gấp đôi trên mặt vỉ để khi xôi chín thì kéo xôi ra (kể từ khi hơi nước sôi ở nồi thông lên miệng chõ gạo chừng 25 - 30 phút thì được xôi chín tới). Đồ xôi chín nát quá, tương sẽ bị đen. Xôi sống thì tương bị chua. Xôi chín tới mang dỡ tơi ra nia, dày khoảng 2-3cm. Nếu làm mốc vào mùa nóng, tãi xôi đến lúc nguội hẳn thì phủ vải màn kín lên mặt cơm xôi. Làm mốc vào mùa lạnh, tãi xôi khi còn âm ấm tay thì phủ vải lên cơm xôi và cho xếp nia lên giá đặt nia mốc.
Phủ vải màn làm mốc là một sáng tạo của người làng Bần. Trước kia họ ủ mốc bằng cành lá nhãn hoặc lá mướp. Hơi nước ở cơm xôi bốc lên ngưng thành hạt và nhỏ xuống. Chỗ nào bị nước nhỏ, xôi nát, mốc bị đen ảnh hưởng đến chất lượng của tương. Phủ vải màn hơi mốc thoát ngay, không bị đọng giọt nước nên mốc lên đều hơn. Ủ hai ngày đêm thì cơm xôi xuất hiện nấm mốc tơ trắng, cậy mốc ra đảo cho mốc rời từng hạt và tãi đều ra nia, phủ vải màn ủ tiếp. Trời nóng ủ thoáng. Gặp trời lạnh phủ thêm bao tải để giữ nhiệt. Giai đoạn này gọi là xoa mốc. Sau xoa mốc, tùy vào nhiệt độ nóng hay lạnh (dân gian gọi là tùy theo chiều trời) đến 3 hoặc 4 ngày sau nấm mốc phát triển, ta mở vải ra xem thấy mốc lên đều, ngả màu hoa cau, hoặc hoa thiên lý thì hạ nia dùng nậy mốc (hay gọi là xẻng nậy mốc) bậy, lấy mốc ra bóp nhỏ trộn đều chuẩn bị muối mốc. Mốc hỏng có màu đen, màu đỏ nếu ép cho vào ngả tương, chất lượng tương sẽ kém. Xoa mốc là việc vất vả nhất trong các công đoạn làm tương. Mùa nắng nóng, mốc lên nhanh, khô cứng, bụi mốc dày, mỗi lần xoa đảo bụi bay khắp nhà làm nhiệt độ trong phòng tăng lên. Trước cảnh xoa mốc, đảo mốc bằng tay vất vả và năng suất không cao trong công nghệ làm tương cổ truyền, năm 2001, anh Lê Đình Đạt đã sáng tạo ra máy đảo mốc. Máy là một bộ phận khung sắt hình chữ nhật cài thêm các răng sắt gắn vào trục của mô tơ điện. Khi mô tơ điện chạy, khung sắt và răng sắt đánh tơi mốc ra. Đơn giản là vậy nhưng anh Đạt phải mày mò thử nghiệm trên 1 năm mới có một khung sắt chuẩn để khi mô tơ quay khung sắt không làm nát mốc, không đẩy mốc ra ngoài khuôn và không làm mốc bị dồn vào một chỗ dẫn tới kẹt cứng khung sắt. Từ khi có máy đánh mốc, năng suất xoa mốc mỗi giờ bằng 4 người làm thủ công, giải phóng một phần sức lao động ở khâu nặng nhọc nhất của công nghệ làm tương cổ truyền. Năm 1997, Trung tâm ứng dụng và tiến bộ khoa học, Sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Hải Dương đã thực hiện dự án ứng dụng công nghệ mốc trung gian vào sản xuất để nâng cao chất lượng đặc sản tương Bần, ứng dụng ở 11 hộ nông dân đạt kết quả tốt. Khi ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mốc trung gian thì thời gian lên mốc nhanh từ 2-3 ngày so với sản xuất theo công nghệ cổ truyền. Mùa đông sử dụng mốc trung gian thì mốc lên nhanh, đều, đẹp cho chất lượng tương khá tốt.
Ngâm đỗ: Đồng thời với thổi cơm xôi là cho đỗ tương vào chảo rang. Rang đỗ phải nhỏ lửa, quấy đều, đỗ chín vừa tầm, vỏ ngoài vẫn giữ được màu trắng nhưng cùi đỗ thì chín vàng, tỏa mùi thơm. Nếu đỗ rang già quá thì cùi đen, màu tương sẽ bị đen. Nếu rang non quá thì cùi trắng, tương dễ bị thối. Rang đỗ xong thì cho vào cối đá xay nát đỗ ra, ngày hôm sau cho vào chum sành, đổ nước vào ngâm. So với công nghệ làm tương cổ truyền, hiện nay việc rang đỗ và xay đỗ đã được cải tiến. Ngày xưa rang đỗ bằng chảo gang, mỗi mẻ 5 ca (khoảng 7,5kg), người rang phải đảo liên tục trong thời gian một giờ. Ngày nay, do cải tiến kỹ thuật rang đỗ bằng kiểu lò bánh mì, mỗi lần cho vào lò 4 đến 5 khay, rang được khoảng trên dưới 30kg đỗ trong vòng một giờ. Cách rang này đảm bảo đỗ chín đều và năng suất lao động tăng 4 đến 5 lần so với rang thủ công. Xay đỗ được cơ khí hóa, nếu như trước đó nhà sản xuất tương phải dùng cối đá để xay (thường là quay bằng tay), mỗi giờ chỉ xay được từ 1-5kg, thì ngày nay nhờ việc xay bằng máy (mô tơ điện) năng suất xay đỗ tăng từ 10 đến 15 lần. Loại máy xay này giống như máy xay bột trẻ em, hầu như nhà nào cũng sử dụng. Để sản xuất 1 lít nước tương cần có 0,2kg đỗ. Nước là yếu tố quan trọng góp phần vào chất lượng của tương làng Bần. Người làng Bần sử dụng nước mưa đã được tích trữ vài tháng và nguồn nước ngầm ở làng, trong như nước mưa và không có mùi vị, để làm tương. Xưa dân làng lấy nước ở giếng Đanh. Bây giờ bà con làm giếng khoan bơm tay, nước từ giếng khoan lấy lên vẫn trong và không có mùi vị nhưng được lọc qua bể cát để khử tạp chất. Chum nước đỗ tương phải để chỗ râm mát, nhiệt độ vừa phải, không để nóng quá nước tương mau ngả mùi thiu. Ở làng Bần có câu Cha thiu mẹ thối, nghĩa là xôi mốc phải hơi thiu, nước đỗ phải hơi thối thì làm tương mới ngon.
Muối mốc (ủ mật): Mốc ủ 7 ngày ngả màu hoa cau, hoa thiên lý thì mang ra bóp nhỏ, vẩy nước tương trong (nước ngâm đỗ chưa có muối) trộn đều khi nào mốc nắm cơm chim đặt cạnh mà không dính vào nhau là được. Bốc mốc trộn nước tương cho vào thúng ủ kín 3 đến 4 ngày tùy vào thời tiết nóng hay lạnh để cho mốc ra nước mật.
Lọc nước muối: Muối trắng tinh cho vào chậu đổ nước mưa hay nước ngầm vào quấy đều để đất cát lắng xuống đáy, váng nổi lên mặt nước và lọc nước muối trong ra một chậu khác.
Ngả tương: Cho nước muối vào chum trước, tiếp là nước tương cùng bột đậu, sau cùng cho mốc đã được muối vào chum và cho quấy tương vào đánh tan mốc hoà với tương đỗ, nước muối. Công thức chế biến cho 1 lít tương được mỗi chủ sản xuất gia giảm đỗ, gạo và muối khác nhau. Chủ sản xuất tương ở làng Bần với thương hiệu Triệu Sơn có công thức như sau: 1 lít tương bao gồm 4 lạng gạo, 2 lạng đỗ, 1,4 đến 1,6 lạng muối. Một công thức khác: 30kg gạo nếp, 15kg đỗ tương, 15-16kg muối, trong 100 lít nước. Muối cho mặn quá thì tương mất vị ngọt, cho nhạt tương dễ chua, không để được lâu.
Đánh tương: Ngả tương xong buổi sáng mở nắp chum dùng quấy tương đánh đều từ dưới lên và phơi nắng cho đến tối thì úp nắp chum, sáng hôm sau lại làm thế. Tránh quấy khi nước tương đang bị nắng nóng sẽ dễ làm chua tương. Đánh mốc liên tục khoảng một tháng để cho bay hết hơi mốc, cái tương chìm xuống, nước cốt tương nổi lên là được. Tương phơi nắng 3 tháng cho ngấu mới lấy ra ăn, khi đó từ 100 lít tương chỉ còn 80 lít. Thời gian làm tương ở làng Bần từ tháng 3 âm lịch đến tháng 10 âm lịch. Tương ngon nhất là làm vào tháng 6 âm lịch. Dân gian có câu Tháng sáu máu rồng. Đánh giá chất lượng của tương Bần, trước hết nhìn vào màu tương. Tương đạt chuẩn màu vàng sẫm như mật ong, hoặc màu cánh gián. Tương rót ra sánh đặc không có mùi ngái, dậy lên mùi thơm. Nếm tương có cảm giác bùi béo, đậm, ngọt mặn là tương tốt, để được lâu.
Bảo quản tương: Tương đạt chuẩn để lưu từ năm này sang năm khác, cho nên việc bảo quản tương đặt ra nghiêm ngặt. Sau thời kỳ đánh tương từ 2 đến 3 tháng, cái tương đã chìm hết thì đậy nắp tương kín miệng quanh nắp trát bổi gồm bùn trộn với rơm khô cho kín miệng để một năm sau mới lấy ra ăn. Mùa xuân múc tương xong phải lau sạch và bôi ớt quanh miệng chum, phủ một lần vải trước lúc úp nắp để chống các loại bọ tìm kẽ nứt đẻ trứng sinh giòi bọ trong tương. Mùa hè phải thận trọng múc tương khi trời có mưa. Tương rất kỵ nước mưa, sơ suất vài giọt mưa rơi vào là làm thối chum tương ngay ít ngày sau đó. Chớ có nhúng ngón tay có mồ hôi vào vại tương dễ làm thay đổi chất lượng của tương.
Đóng gói: Ngày xưa các hộ sản xuất cho tương vào chum nhỏ hay thùng gỗ ghép quẩy tương đi bán rong ở các chợ hoặc rao bán ở các làng. Ai mua thì đong tương vào chai thủy tinh để bán. Ngày nay tương Bần được đóng vào chai nhựa loại 1 lít, 2 lít, 3 lít hoặc cho vào can nhựa 5 lít, 10 lít. Mỗi cơ sở sản xuất đặt ra một thương hiệu, in nhãn quảng cáo chất lượng tương, địa chỉ sản xuất, số điện thoại liên hệ và dán vào chai tương, can tương. Nút tương cũng được gắn kín bằng đai nilông bảo vệ.
Tương Bần trong cơ chế thị trường
Phải đến những năm đầu của thập kỷ chín mươi, khi đất nước ta mở cửa phát triển kinh tế thị trường thì tương Bần mới thực sự có chỗ đứng. Xu hướng chuộng dùng ẩm thực dân tộc trong đó có món tương và lợi thế làng Bần nằm bên quốc lộ số 5 đã tạo môi trường thuận lợi cho phát triển nghề làm tương truyền thống theo hướng sản xuất hàng hóa.
Tính đến tháng 5-2003, làng Bần đã có tới 31 cơ sở hộ gia đình đầu tư sản xuất tương bán ra thị trường. Trải dài dọc quốc lộ 5 khoảng 2km thuộc thị trấn Bần có tới hơn 200 đại lý bán buôn và bán lẻ. Từ năm 1994 đến nay, mỗi năm làng Bần Yên Nhân tiêu thụ trên 3000 tấn gạo nếp, trên 1000 tấn đậu tương để chế biến tương, thu lãi khoảng 1,5 tỉ đồng từ nghề làm tương, giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động và dịch vụ nghề tương. Tương Bần đã được xuất sang các nước Đức, Nga, Tiệp Khắc, Pháp, Hàn Quốc, Mỹ… và có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Giá 1 lít tương nhà sản xuất tính với các đại lý là 3.500 - 4000đ, các đại lý bán cho người tiêu dùng từ 5000 đến 6000đ. Tương đặt vào loại ngon giá 7000đ đến 8000đ/lít. Cơ sở sản xuất tương có tiếng ở làng là Minh Quất, Triệu Sơn, Nguyễn Thị Liên, Hường Đạt…
Nguồn: Văn Hoá Nghệ Thuật


Gửi bởi: huynhdoan2000 Dec 13 2009, 06:38 AM

Chào sư phụ...
Sư phụ ôi, lúc rày thời tiết lạnh...chắc là khó ủ mốc ???
Đệ tử hỏi sư phụ cái nầy...
-- Khi ủ mốc mà rủi lỡ...trôn mốc của TTVS ít quá...Khiến cho mốc lên ít...Dù có trộn đều cũng không lên mốc nhiều được...nếu cứ tiếp tục để lâu ngày, hy vọng mốc sẽ mọc ra...Nhưng nếu mốc vẫn không mọc ra nổi thì...phải làm sao?? Càng để lâu ngày thì đậu ủ sẽ khô cứng...Có thể phun thêm nước vào khối đậu ủ cho mềm và phun thêm mốc của TTVS cho nó "ủ" lại từ đầu không??

Gửi bởi: Diệu Minh Dec 13 2009, 08:50 PM

Khi mốc đã mọc lên thì chắc là nó sẽ xanh rất là nhanh, nếu trộn thêm vào cũng được nhưng mà loại cũ nó đã xanh rồi thì làm sao đây? mà xanh là vị của nó không những kém ngọt mà mùi của nó lại gây khó chịu: mùi nó cài cài ấy...

Cho nên bỏ tất cả lại với nhau và cho muối vào nhiều nhiều lên, đợi mẻ nào được nhiều mốc tốt thì trộn vô sau.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Dec 14 2009, 06:31 AM


Khi mốc đã mọc lên thì chắc là nó sẽ xanh rất là nhanh, nếu trộn thêm vào cũng được nhưng mà loại cũ nó đã xanh rồi thì làm sao đây? mà xanh là vị của nó không những kém ngọt mà mùi của nó lại gây khó chịu: mùi nó cài cài ấy...

Chào sư phụ...

Sư phụ nói chí lý...Mốc mà để lên xanh thì...sau nầy ngã tương có mùi kỳ kỳ lắm...Đệ tử có 1 hũ , lỡ ủ mốc lên "quá" xanh...đến nay...lúc nào cũng có một màn xanh nằm ở trên. Các hũ khác thì không có. Cái màn xanh, khi hửi vô mũi, nó khó chịu lắm !!! Tuy nhiên, đệ tử vẫn "kệ bà nó"...Cứ để đó vài ba năm coi ra sao !!!
Sư phụ ôi, trong sách có nói...khi ủ xong mốc [mốc hoa cau, hơi vàng vàng xanh xanh...] thì đem ra nắng phơi một nắng cho "diệt" mốc...rồi ngả tương sau!...Đệ tử thấy hình như là đúng !!! Phần lớn người ta thấy mốc đã lên xong, thì vội ngả tương, không có phơi ! Vì vậy sau nầy...có khi...mốc vẫn còn phát sinh trên mặt tương ???

Còn như làm tương cổ truyền, do mốc mật làm xong, đem phơi nắng 10 ngày rồi mới ngả tương chung với nước đậu [đã ngâm 7 ngày đêm]...thì hũ tương đó sau nầy...hình như OK !! Đệ tử nhớ có lần sư phụ dạy...sau khi ủ lên mốc xong...dùng nước...rửa bớt mốc xanh ....
Điều nầy có nghĩa là...khi khối đậu [hoặc nếp] đã lên mốc...Tức là đã có "biến chuyển"...thì phần mốc dư nằm bên ngoài, không còn nhiệm vụ gì nữa...cần phải "rửa bớt" hoặc phơi nắng cho chết mốc..rồi sau đó mới ngả tương...

Thằng chủ máy chà lúa nhỏ...ở gần nhà đệ tử nó nói...Tương phải để ở ngoài nắng mới không đóng váng trắng...Nhà nó ở ngoài Bắc...nên nó biết... Nó nói ở ngoài nó... ăn cơm chỉ cần rau muống với nước tương là đủ dinh dưỡng !! Không ai ăn nước mắm cả.

Cho nên bỏ tất cả lại với nhau và cho muối vào nhiều nhiều lên, đợi mẻ nào được nhiều mốc tốt thì trộn vô sau.


Cám ơn sư phụ đã "bày mưu"...Nếu sư phụ không nói...chắc đệ tử...quăng xuống sông quá !! Sư phụ đúng là Khổng Minh Gia Cát Lượng...
Đệ tử hỏi cái nầy, xin sư phụ dạy cho...

Ủ mốc lâu nhất là bao nhiêu ngày ?? Có sách nói 10 ngày ??? Còn mau thì 2 ngày...cái này thì đệ tử biết... Nếu sau 10 ngày mà mốc không lên đều [lên lẻ tẻ] thì...trộn muối để đó...Đợi làm mẻ sau thấy lên tốt thì trộn vô ...

Quả thật...ủ mốc vào lúc nầy ...do thời tiết lạnh nên...mốc nó không "ưa" ??

Gửi bởi: huynhdoan2000 Dec 17 2009, 09:39 PM

Đọc lại 2 bài viết của sư phụ dạy về cách làm miso...
-- Một cách thì Rang đậu, đãi vỏ, xay nhỏ...rồi nấu chín, rồi trộn bột mì rang, rồi thoa mốc giống của TTVS , rồi ủ ba bốn ngày...
-- Một cách thì Rang đậu, đãi vỏ, xay nhỏ...nhưng không nấu , chỉ trộn bột mì rang vàng và đổ nước khoáng Kim Bôi vừa đủ cho ngập rôi thoa mốc giống, rồi ủ v.v...

Cách thứ hai coi bộ dễ "lên" mốc hơn...
Cách thứ nhất thì...chắc là do nấu chín nên chất dầu tươm ra...khiến mốc khó lên ???

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jan 11 2010, 11:07 PM

Chào sư phụ...
Thấm thoát mà đã gần một năm "làm tương"...
Đệ tử có chiết một hũ tương [8 tháng], chia ra đựng trong nhiều hũ nhỏ đặng ăn dần...
Bốn năm hũ nhỏ...để năm ba ngày...có 2 hũ "lên mốc" trắng trắng ???
Úi giời !!! Để trong hũ lớn thì không bị gì cả, thế mà chiết nhỏ ra, lại có hũ "bị" mốc !!! Đúng là làm tương ăn cho được ngon là cả một nghệ thuật !!
Đệ tử lôi mấy hũ lớn hũ nhỏ , đem ra ngoài sân bỏ đó, ngày phơi nắng, đêm hứng sương...Tất nhiên đệ tử đậy kín nắp lại..Ấy vậy mà "không sao" cả ....Thật đúng là ...Tương ưa nắng...
...................................

Thời gian trôi qua quá nhanh !!! Các bác kính...Các bác hãy tự làm cho mình một vài hũ tương...Bỏ lây lất...thấm thoát mà có ăn...Chỉ cần mua rau muống ăn thêm là đủ "dinh dưỡng" !!! Công nhận "rau muống, nước tương" + cơm lứt cũng có thể gọi là "TD của VN" ????

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jan 15 2010, 12:06 AM

Thời tiết lạnh quá thì mốc không mọc ??? Thời tiết nóng quá thì mốc không lên ?? Nóng hoặc lạnh làm "suy yếu" mốc ??

Trong không khí phải có độ ẩm tức là có hơi nước...thì mốc mới lên...

Ở nơi sáng quá [ tức có ánh nắng] thì mốc cũng không lên ??

Ủ mốc ở nơi : không lạnh, không nóng, không sáng, có độ ẩm cần thiết hoặc tự tạo bằng cách phun hơi nước, có nhiệt độ thích hợp,...

Trái lại, khi bảo quản tương thì phải khác với khi ủ mốc chăng???

Gửi bởi: tranngocduong36 Jan 18 2010, 11:22 AM

SAO RAC ROI THE NHI, CANG DOC TOI CANG KHG HIEU GI CA TUY THAM TAM VAN MUON LAM MOT HU TUONG CO TRUYEN CUA VIETNAM
NEU CAC BAN DUC KET DE CO MOT CACH LAM DUY NHAT THI QUA TUYET VOI CHO NHUNG NGUOI MUON HOC HOI NHU TOI, XIN CAM ON

Gửi bởi: tranngocduong36 Jan 18 2010, 11:34 AM

QUOTE(huynhdoan2000 @ Dec 3 2009, 12:34 AM) *
Tại sao khi có gói mốc trong tay rồi mà vẫn còn chạy lòng vòng?
Chắc chắn mốc tương chính là loại mốc có sẵn trong lá nhãn... nhưng mà bạn không thể nào TẠO ra được loại mốc tối ưu này 100% trong bối cảnh hiện tại...

Tại sao có các vị "bồ tát" có tấm lòng tới mức như thế (công ty mốc giống) làm sẵn mốc cho chúng ta dùng mà chúng ta vẫn không chịu dừng cái ý thích "tự làm lấy" như thế?


Chào sư phụ...

Tất nhiên là đệ tử không tự làm mốc giống nữa đâu...Mua thoải mái...Nhưng vì tánh ham nghiên cứu nên đệ tử ..."nghiên cứu" cho tới...cái cách thức mà người ta làm ra mốc giống...

Có bảo đảm loại mốc đó nó lên 100% mốc hoa cau? nếu bạn bất khả kháng thì bạn cứ thử xem nhé.

Chắc không bảo đảm rồi...Chính trong sách cũng có nói...Làm tương theo kiểu ủ lá nhãn...bấp bênh lắm !!!
Bây giờ, nhà của đệ tử...dầy đặc mấy con vi sinh Aspergillus Oryza...Ủ là lên !!! Sư phụ dạy rất đúng !!! Người mới bắt đầu làm...thì sử dụng mốc cho nhiều một tí...[ Làm có dư, có thừa...đem rắc búa xua quanh nhà...]Làm vài lần thì mốc nó mọc lơ lửng trong không khí tùm lum...Các lần sau nữa, dễ thành công hơn....

Khi có mốc mật bạn có thể bỏ vào chum tương của bạn (miso) bất cứ lúc nào, trộn đều... miễn sau hai thứ đó có tổng thời gian 8 tháng trở lên là có thể xài được rồi.

Cám ơn sư phụ chỉ dạy...
Nhưng nếu hũ tương trên 8 tháng...có thể bỏ mốc mật vào được không?
Đệ tử thì nghĩ như vậy...

Giả sử ta làm mốc mật được 15 ngày...Bây giờ ta đem bỏ vào hũ miso 4 tháng...thì ta phải tính hũ miso đó...mới có 15 ngày !!! Phải đợi đến 8 tháng sau mới nên ăn !! Có phải vậy không hỡi sư phụ?? AI CHI CACH LAM MOC MAT KHONG,
XIN CHI CACH LAM MOC MAT DI CAC BAN, CO NHIEU DIEU TOI CHUA HIEU GI MON MOI NGUOI NOI RO HON CHO MOI NGUOI HOC HOI, XIN CAM ON
................................................................................
....

Sư phụ ôi....Hũ tương mới làm sau nầy , được khoảng 10 ngày...đệ tử nếm thử...thấy "ngon" ghê !!!


Gửi bởi: Diệu Minh Jan 18 2010, 10:18 PM

Khâu 1: Làm mốc, mốc mật

1. Đặt bà hàng xôi đầu ngõ, bao nhiêu xôi đồ sẵn... mua loại xôi lạc, bỏ hết những hạt lạc ra và tãi ra mẹt và bôi mốc vào mẹt trước khi tãi ra... trấu là nguyên liệu để mốc giống lên, trấu này có thể ăn được nên các bạn không lo ngại gì... sau khi ngả tương là nó "mủn" ra liền... nếu đặt được xôi chỉ có gạo nếp trắng thì tốt, hoặc đặt được loại nếp lứt thì càng tốt hơn. (nếu lười hơn, bạn có thể lấy ngay bát cơm nguội để làm…), tóm lại bạn có thể làm mốc từ ngô, đậu nành, đỗ đỏ, đỗ đen, lúa mì, lúa mạch…
2. Lần đầu tiên chỉ nên làm thử 5000 đ xôi thôi, làm một lần là rút được kinh nghiệm, gói mốc giống sau khi được lấy ra làm thử thì phải giữ bảo đảm vệ sinh và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, hay chỉ đơn giản là bỏ vào chỗ nào mát trong nhà. Trước khi tãi xôi thì bôi mốc lên trên mặt mẹt, đậy một cái rá hoặc mẹt nữa lên cho tối ... và làm sao phải có độ thoáng.
3. Ngày nào cũng phải xem xét và sau 3 - 5 ngày thì mốc lên đều, nếu thấy mầu trắng bắt đầu ngả sang mầu vàng rồi chớm xanh như là hoa cau là được. Nếu thấy mốc hơi khô thì phải vảy nước hay là có cái bình xịt nước bơm bằng tay mà họ bán ở siêu thị, dùng để xịt cho phong lan? Không được dùng loại xôi bị nát.
4. Sau khi thấy mốc “được” thì vẩy nước muối loãng vào nguyên liệu cho nó hơi ướt và ủ lại như làm rượu nếp, tấp lại một đống rồi ủ bằng khăn vải, bọc kín lại nhưng vẫn có độ thoáng, ủ nhiều lớp cho dày để nó giữ hơi nóng làm ngấu thành phẩm... để phần đáy cho nước chảy ra cái bát - hứng cái bát ở đưới ... ủ hai ngày đêm rồi bỏ ra ... đem bỏ thêm muối vào tỉ lệ 1000 gam nguyên liệu thì bỏ vào 200 gam muối.
5. Thế nào là “mốc được” = tức là mầu của nó vừa chuyển từ trắng sang vàng giống mầu hoa cau, tuyệt đối không để mốc chuyển sang mầu xanh nhất là mầu xanh sẫm, phải để ý mốc từng ngày từng giờ… khi nào vừa từ trắng chuyển sang vàng thì sử lý làm mốc mật ngay lập tức; nếu không mầu mốc xanh sẽ làm cho toàn bộ tương vừa kém ngon ngọt lại có mùi cài cài khó ngửi …
6. Bóp mốc này với chút nước muối (tỉ lệ 2% muối vào nước so với nguyên liệu ban đầu), làm sao cho mốc hơi giống như gạo mới vo, rổi ủ lại vào cái gì đó (rá) cho róc nước xuống phía dưới, ủ đậy toàn bộ lại (bọc trong lớp vải hay là lớp bao tải cho ủ giữ được nhiệt, có khi nó khá nóng) cho nguyên liệu tiếp tục chuyển hóa từ mốc đã lên đều sang thứ mốc mật ngọt lịm, có mùi phảng phất như là mùi rượu rất thơm. Chỉ ủ duy nhất 2 ngày đêm, không được ủ lâu hơn.
7. Bỏ mốc mật ra và trộn thêm muối tỉ lệ: 1 kg mốc mật cho vào 200 gam muối, có thể bỏ nhiều hơn nếu thấy nó quá ngọt... hàng ngày phơi mốc mật - phơi 10 nắng thì đậy kỹ lại.
Nếu có thể đặt bà bán xôi đồ cho gạo nếp lứt thì tốt nhất, nhờ bà làm là bà làm ngay... có thể bà làm xôi như sau: bà làm bán cho mọi người buổi sáng thì chiều về bà đồ xôi cho mình chẳng hạn; hay là nhờ người bán rượu nếp bán rong, họ cũng có "tay nghề" đồ xôi rất cừ... tôi đã nhờ được một người và họ luôn sẵn sàng làm theo đơn đặt hàng của tôi...
Lần đầu tiên chỉ nên làm thử 5000 VND xôi thôi, làm một lần là rút được kinh nghiệm, gói mốc giống sau khi được lấy ra làm thử thì phải giữ bảo đảm vệ sinh và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, hay chỉ đơn giản là bỏ vào chỗ nào mát trong nhà.
Nếu cứ để nguyên liệu như thế ta có tương ngọt - gọi là mốc mật, để 8 tháng sau thì ăn được.
Nếu sau khi làm xong mốc mật, ngả ngay tương có được không? - Được.
Khâu thứ 2: Ngâm đậu nành
Đem rang đậu nành cho chín thật già (không được để cháy) rồi bỏ vỏ xay nhỏ, đun nước đậu sôi lên và để trong chum (tốt nhất là chum quế) đúng 7 ngày 7 đêm, rồi ngả hai nguyên liệu vào nhau. Khi ngả nhớ cho tỉ lệ toàn bộ tương tỉ lệ muối như sau: 1 lít tương 180 - 200 gam muối tùy xem muối của bạn mặn hay không mặn, thường thì muối hầm lên không mặn như muối sống... làm sau sau khi ngả xong nếm thấy quá mặn là ổn, thấy mặn "đắng" là ổn, vài ngày và vài tuần sau sẽ ngọt lịm... ngày nào cũng phải quấy đều và phơi nắng... nếu làm 5000đ xôi thì chỉ rang 50 gam đỗ nành ((sau này ngả chừng khoảng nửa lít tương!), làm như thế hơi giống trò chơi của trẻ con nhưng nó “vừa” với sức của người mới bắt đầu… làm được một lần là vững “tay nghề” có ngay kinh nghiệm quí để làm những lần sau. Có thể đặt được loại đỗ mà họ đã rang đạt tiêu chuẩn để làm tương.
Nhiệt độ thích hợp để làm mốc là 28 - 32 độ, có thể để vào thùng xốp và gia cố nhiệt trong những ngày đông giá…
Tỉ lệ trung bình:
10 lít nước, 1 kg đậu nành, 3 kg gạo nếp... và tổng toàn bộ cho tới khi ngả tương tỉ lệ muối là 180 - 200 gam cho 1 lít tương.
Khâu thứ 3: ngả tương
Sau 7 ngày đêm ngâm nước đỗ bạn ngả hai bán sản phẩm với nhau và bỏ muối vừa đủ.
+
Mốc mật thì có thể để lâu bao nhiêu tùy ý… còn nước đỗ thì tối thiểu và tối đa là 7 ngày đêm thôi nhá.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jan 19 2010, 07:36 AM


SAO RAC ROI THE NHI, CANG DOC TOI CANG KHG HIEU GI CA TUY THAM TAM VAN MUON LAM MOT HU TUONG CO TRUYEN CUA VIETNAM
NEU CAC BAN DUC KET DE CO MOT CACH LAM DUY NHAT THI QUA TUYET VOI CHO NHUNG NGUOI MUON HOC HOI NHU TOI, XIN CAM ON


Mới học là như vậy đấy !!! Sao kỳ quá !! Sao rắc rối quá !! Sao khó hiểu quá !! V.v.v..
Bạn yên tâm !! Làm ăn ngon, bán được thì...đúng là rắc rối..Còn làm để tự mình ăn được [ cung cấp đạm cho mình] thì cũng dễ thôi...
Sư phụ có dạy rồi đấy !!!
Hãy cố lên !!
Bác nào muốn ăn TD lâu dài nên tự mình làm cho mình vài hũ tương...Mình làm mình ăn là "chính xác" nhất !!!
Tương nó sẽ "dương hóa" tất cả các món Âm !!!
Cái miệng giảng thao thao bất tuyệt về TD mà không biết làm tương thì...người đó chưa đáng tin cậy !! Người đó chưa đủ trình độ thao tác "Âm Dương", chưa nắm được bí quyết nấu ăn TD !! PP Ohsawa chỉ có mấy món gốc là gạo lứt, muối, mè, tương, nước, lửa.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Feb 14 2010, 10:07 PM


Chào các bác,...
Thỉnh thoảng mà đã đến thời gian một năm từ khi đệ bắt đầu học làm tương. Bây giờ đã có những hũ tương tự làm ...ăn lai rai...Tất nhiên là đệ ăn hũ tương nào làm 8 tháng trở lên...Nhìn mười mấy hũ tương phơi trước sân...không biết phải làm sao ?? Do mới tập làm, không có kinh nghiệm, mà cũng do hay bị "nổi mốc", lúc đó không biết đem ra ngoài nắng, nên phải thêm muối để diệt mốc...Hũ nào hũ nấy...hễ thấy mốc trắng hơi hơi là thêm muối vô tội vạ...Kết quả, thật là xấu hỗ !!! Hửi thì có mùi tương, còn ăn thì mặn chát !! Không ngon lành gì cả !
Sáng ngày khuấy bột gạo lứt ăn lót dạ, đệ bỏ tương vào bột mà khuấy ăn . Ăn trực tiếp thì mặn quá..
Tuy nhiên, khi bỏ tỏi vào ngâm tương, để vài tuần thì...tình cờ đệ lấy bánh mì chấm với nước tương ngâm tỏi...úi giời ôi, haha...cũng ngon lắm !!!
Đệ mua một hũ bơ mè và trộn bơ mè với tương của mình làm...Giống như miso trộn bơ mè....Khi ăn thấy cũng có lý lắm !!!
À, thì ra dù tương làm có mặn , nhưng cũng có cách làm ăn ngon !!
Lúc rày, coi bộ đệ muốn "bón" ?? Ăn búa xua...mà không xổ như xưa, trái lại còn bị bón nữa chứ ?! Bụng bây giờ cũng ít đau ...Hay là do ăn tương tự làm...quá dương ???
Công nhận, khi bị bón, cân thấy lên kí ?? Có bữa đệ cân thử, thấy mình được 50 kí !! Nhưng khi đi cầu xong , vô cân lại, còn có 48 kí mấy ...Bởi vậy, thấy lên cân chớ vội mừng, chẳng qua đi cầu không được nên thấy lên cân....
.........................................................
Năm nay [2010], đệ bắt đầu tiếp tục làm tương lại...Rút kinh nghiệm năm rồi...

Gửi bởi: huynhdoan2000 Feb 24 2010, 07:36 AM


Chào các bác...
Tình cờ vào trang web "tri thức việt" thấy có bài nói về tương cũng hay, có nhiều thông tin mới..Xin copy qua đây cho chúng ta tham khảo thêm...

Tương
Tương là một loại nước chấm dân dã phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, đặc biệt là ở miền đồng bằng Bắc Bộ. Từ lâu tương đã gắn liền với đời sống người dân nơi đây và hầu hết các hộ nông dân ở đây đều biết làm tương.
Tuy là món ăn đạm bạc nhưng tương lại giàu đạm, nhiều dinh dưỡng và dễ ăn. Tương chủ yếu được làm từ gạo nếp và đỗ tương (miền Nam gọi là đậu nành), nước và muối. Mỗi địa phương đều có cách làm tương riêng. Về cơ bản, chế biến tương gồm những công đoạn sau:
Ủ mốc:
Gạo nếp nấu thành cơm, đem trải đều thành lớp vừa phải ra nia hoặc mẹt, phủ lên trên một lớp vải xô sạch, và đậy một chiếc nia lên trên cho thoáng. Nếu có mốc của đợt ủ trước thì trộn vào cùng cho quá trình lên mốc được nhanh. Nếu làm đợt đầu thì sau khi đậy để cho mốc phát triển tự nhiên. Để mốc vào nơi kín gió, râm mát, tránh ánh sáng. Sau 3 – 4 ngày mốc sẽ có màu như hoa cau là mốc tốt. Sau một tuần mốc đã có các sợi phát triển chằng chịt và có mùi thơm của rượu.
Rang, ngâm đỗ:
Đỗ tương (đậu nành) rang lên cho có mùi thơm rồi xay nhỏ hoặc giã cho vỡ nhỏ (tùy theo từng địa phương mà độ nhỏ khác nhau) sau đó đem ngâm nước khoảng một tuần cho mềm, trong thời gian ngâm cho thêm chút muối tùy lượng nước để giữ đỗ không bị hỏng. Ngâm đỗ trong khoảng từ 8-10 ngày.
Ngả tương:
Khi nước đỗ đã được, ta cho tất cả lượng mốc (đã được bóp vụn) vào nước đậu, khuấy đều dùng nước đun sôi để nguội điều chỉnh cho vừa đủ. Lượng muối cho vào phải nếm, tránh quá mặn hoặc quá nhạt. Dùng vải xô sạch bịt kín và đậy nắp hũ tương và đem phơi nắng cho tương chóng ngấu. Thỉnh thoảng mở hũ tương, theo dõi và khuấy đều rồi đậy lại như cũ.
Sau khi ngả tương 25 – 30 ngày là tương ngấu và ăn rất ngon, ngọt, màu vàng nâu rất hấp dẫn. Lưu ý là tương phải được nắng thì mới có màu hơi nâu, hoặc vàng (tùy vào bí quyết riêng của từng địa phương), vị thơm. Không được nắng tương sẽ bị thâm, vị không thơm, ngon. Tương để càng lâu và càng được nắng thì càng ngon.
Tương Bần
Tương Bần, tương làng Bần, hay tương Bần Yên Nhân là tên gọi một loại tương được sản xuất tại thị trấn Bần Yên Nhân, Mỹ Hào, Hưng Yên. Loại tương này được đánh giá là một trong những loại tương ngon của Việt Nam, mang đậm đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Nguyên liệu để làm tương cơ bản chỉ có đỗ tương (đậu nành), gạo nếp, muối, nước. Cách làm tương Bần cũng không khác gì các nơi khác. Thế nhưng, sở dĩ tương Bần ngon nổi tiếng bởi mỗi một công đoạn trong quá trình làm tương đều được chăm chút tỉ mỉ. Ngay từ khâu chọn nguyên liệu đã được người làm tương chú trọng. Đỗ tương được chọn phải là loại đỗ tương được trồng trên đất Hưng Yên, hạt nhỏ và đều nhau; gạo nếp phải là gạo nếp cái hoa vàng, khi nấu không vo kỹ mà chỉ xát nhẹ để gạo giữ được lớp vỏ cám bên ngoài góp phần làm tương ngọt thêm; muối được dùng là loại muối trắng tinh của Thanh Hóa, Nghệ An. Đặc biệt nước ngâm đỗ phải là nước mưa, nước giếng đá thật trong, thật sạch, tuyệt đối không dùng nước máy. Làng Bần có một cái giếng duy nhất dùng để lấy nước làm tương, không được dùng vào việc tắm, rửa khác.
Sau khi đã chọn được nguyên liệu vừa ý, công đoạn rang đỗ cũng được chú ý. Đỗ phải rang với cát, tay đảo đều, lửa nhỏ để cho hạt đỗ chín đều từ ngoài vào trong, ánh lên sắc vàng và bốc mùi thơm lựng.
Sau khi rang, cho đỗ vào ngâm nước đúng 7 ngày đêm, nếu ít hơn 7 ngày tương sẽ chua mà nhiều hơn thì tương sẽ úng. Trong thời gian ngâm, thông thường hạt đỗ tương phải 3 lần nổi 3 lần chìm thì mới bảo đảm lúc thành tương, hạt đỗ nát ngấu. Thứ nước đỗ đó lại được đem ủ với mốc, bóp nhuyễn cho hai thứ quyện với nhau, tăng vị đậm đà cho tương bằng nước muối đã được lọc sạch rồi bỏ tất cả hỗn hợp ấy vào chum phơi nắng. Sau một vài tháng, mốc bay hết mùi, nước cạn, tương bắt đầu ngấu và có mùi thơm ngậy, sánh màu cánh gián.
Tương Bần có từ khoảng cuối thế kỷ 19, khi đó nó còn được dùng để tiến vua. Hiện giờ nó đã trở thành một trong những món ăn đặc sản của Việt Nam.

Tương Cự Đà

Tương của làng Cự Đà xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay đả sáp nhập vàoHà Nội) đã nổi tiếng thơm ngon và đi vào ca dao như một thương hiệu: "Tương Cự Đà, cà làng Đám".
Tương Cự Đà được làm từ các nguyên liệu: gạo nếp, đỗ tương, nước mưa và muối trắng. Quá trình chế biến được làm thủ công bởi bàn tay của những nghệ nhân khéo léo và không hề thêm một chất phụ gia nào, chính vì vậy, mà tương vẫn giữ được một mùi vị truyền thống, thơm ngon, tinh khiết, không thể lẫn với tương của bất kỳ một địa danh nào khác.
Để làm được tương, người ta chọn thứ gạo nếp thơm, mẩy hạt, đem nấu thành xôi, để vài ngày cho lên mốc và sau đó đem ủ với lá nhãn trong thời gian khoảng nửa tháng. Còn đỗ tương, phải chọn loại vàng, đều hạt, rang chín, nghiền nhỏ, nấu cùng nước mưa rồi đổ vào chum để khoảng hai mươi đến ba mươi ngày. Khi nước đậu dậy mùi thơm ngậy, người ta cho xôi mốc đã ủ vào và đem xay lại một lần nữa cho thật nhuyễn.
Nếu như tương Bần hay tương của các vùng quê khác khi ăn vẫn còn nhìn thấy từng mảnh đỗ hay hạt nếp thì tương Cự Đà lại nhuyễn như một loại nước cốt, đây là dấu hiệu để người sành ăn nhận biết nét riêng trong tương Cự Đà. Muối trắng không trực tiếp rắc lên xôi hay nước đỗ mà đun với nước mưa, để nguội, lọc bỏ cặn mới nêm vào tương.
Tương làm xong được trữ trong chum, để càng lâu hay phơi càng "được nắng" thì càng "ngấu", ăn càng ngon. Tương "ngấu" trở thành thứ nước chấm thơm ngon, hay đem kho cá, rim thịt... tùy thuộc vào món ăn và sở thích của từng người

Tương Nam Đàn
Cùng với tương Bần và tương Cự Đà, tương Nam Đàn (tương có nguồn gốc ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là loại tương ngon nổi tiếng, được nhiều người biết đến.
Tuy thế, khác với hai loại tương vừa kể, tương Nam Đàn là loại tương mảnh, hạt đỗ khi thành tương chỉ vỡ thành từng mảnh chứ không nát. Tương Nam Đàn có màu vàng sánh, vị ngọt.
Về quy trình chế biến, tương Nam Đàn không khác nhiều lắm các loại tương cùng loại. Cái khác chính ở việc lựa chọn nguyên liệu và sự tỉ mỉ trong chế biến của người làm tương ở Nam Đàn.
Điểm đặc biệt chính là tương Nam Đàn, ngoài thứ tương được làm từ mốc nếp thông thường còn có loại tương được làm từ mốc ngô (bắp). Chọn ngô non luộc, tẽ hạt để ăn, còn để lõi lại, giữ nơi mát ẩm vài ngày sẽ mọc mốc phủ dày. Nếu mốc màu da cam thì tốt nhất. Mốc màu trắng thì tạm đươc. Mốc màu đen hoặc xanh là hỏng. Cạo lấy mốc da cam này làm giống, rắc lên cơm để nguội (cơm nóng làm chết mốc) để mốc mọc đều.
Đỗ tương đem rang xong, để nguội đem xiết vỡ thành 2-3 mảnh (chứ không xay nhỏ như tương Bần, tương Cự Đà) rồi đem nấu chín với nước, cho thêm chút muối vừa phải để giữ đậu không bị hỏng, để từ 8-10 ngày. Sau đó cho mốc đã bóp nhuyễn và muối vào khuấy đều. Lượng muối cho vào phải thật vừa để tương không mặn quá, hay nhạt quá sẽ kém ngon. Người dân Nam Đàn sau nhiều năm kinh nghiệm đã đúc kết rằng: "Năm tương một muối thì ngon. Nhiều tương ít muối đổ vườn mất thôi".
Tương ngon ngọt là tương làm bằng mốc nếp, nhiều đậu, phơi được nắng. Đây là loại tương đặc biệt người Nam Đàn làm riêng một chum, dùng khi có khách hay trong những ngày giỗ tết. Còn loại tương được làm từ mốc ngô, ít đậu hơn thì dùng hàng ngày

Tương tàu

Tương tàu là một loại tương phổ biến của người miền Nam. Nguyên liệu chính cũng là đậu nành (người miền Bắc gọi là đỗ tương) để lên men.
Làm tương tàu khá đơn giản. Nguyên liệu chỉ cần có đậu nành, bột bắp (ngô) hoặc bột mì rang chín, muối.
Đậu nành ngâm qua đêm xong lột hết vỏ, đem nấu cho mềm rồi vớt đậu nành ra để ráo (giữ lại nước nấu đậu nành). Sau đó trộn đều bột bắp đã rang chín với đậu. Cho hỗn hợp trên vào hũ, đậy nắp rồi đem phơi nắng khoảng 2-3 ngày thì đậu sẽ lên men.
Tiếp đó, lấy nước đậu nành nấu lên chung với muối - cứ 1 lít nước thì khoàng gần 180 - 190 g muối nấu lên, chờ khi đậu nành lên men thì bắt đầu cho nước muối vào hũ và tiếp tục phơi ra nắng khoảng 1 tuần thì ăn được. Khi ăn đến đâu thì mới bắt đầu cho đường đến đó.






Gửi bởi: huynhdoan2000 Feb 28 2010, 08:38 AM

Chào các bác...
Đệ được sư phụ dạy làm tương, tuy học chưa thành công lắm nhưng cũng muốn chia sẽ với các bác...Đệ muốn ai ăn TD cũng đều tự làm tương để ăn....Mình làm thì..."ô-li-gin" hơn !! Cái gì cũng sạch...Nói ít các bác hiểu nhiều ...Maggi có thể thành Tamari đấy !!

Tương là một loại nước chấm dân dã phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, đặc biệt là ở miền đồng bằng Bắc Bộ. Từ lâu tương đã gắn liền với đời sống người dân nơi đây và hầu hết các hộ nông dân ở đây đều biết làm tương.

Kể cũng hay !! Ăn rau muống chấm nước tương mà mấy cha bắc kỳ khỏe mạnh gớm !!!

Tuy là món ăn đạm bạc nhưng tương lại giàu đạm, nhiều dinh dưỡng và dễ ăn. Tương chủ yếu được làm từ gạo nếp và đỗ tương (miền Nam gọi là đậu nành), nước và muối. Mỗi địa phương đều có cách làm tương riêng.

Điều nầy nói lên là...có thể làm tương đủ cách thức...Vô tư !!! Miễn trên 8 tháng là OK...

Về cơ bản, chế biến tương gồm những công đoạn sau:
Ủ mốc:
Gạo nếp nấu thành cơm, đem trải đều thành lớp vừa phải ra nia hoặc mẹt, phủ lên trên một lớp vải xô sạch, và đậy một chiếc nia lên trên cho thoáng. Nếu có mốc của đợt ủ trước thì trộn vào cùng cho quá trình lên mốc được nhanh. Nếu làm đợt đầu thì sau khi đậy để cho mốc phát triển tự nhiên. Để mốc vào nơi kín gió, râm mát, tránh ánh sáng. Sau 3 – 4 ngày mốc sẽ có màu như hoa cau là mốc tốt. Sau một tuần mốc đã có các sợi phát triển chằng chịt và có mùi thơm của rượu.


Các bác phải mua cái xửng hấp nhỏ, cái cân 2 kg [ hoặc hơn], và mua cái hũ thủy tinh 10 lít...

Theo công thức của sư phụ thì mua 3 kí nếp, 1 kí đậu nành...Thôi, trước mắt mua 1 kí nếp thôi.
-- Vo nếp như vo cơm cho sạch bụi . Lượm sạn nếu có .Ngâm nếp 12 tiếng [ hoặc hơn cũng được]...Vớt ra cho ráo...
-- Đổ 4 lít nước vào nồi dưới,
-- nồi trên lót vải màn [vải mùng]
-- Đổ nếp vừa vớt ráo, đổ vào nồi trên
-- đậy nắp, bất lửa nấu
-- khoảng 20 phút, mở nắp dùng đủa bếp khuấy đảo, rồi đậy lại
-- nấu thêm 30 phút nữa...là xong. Tắt lửa. Hao gas quá !! kệ ...làm phải chịu hao !!
-- Đổ nếp chín ra cái mâm, trải đều ra...Dùng vải màn đậy lại...Bỏ đó cho thật nguội . trong sách nói là bỏ đó 1 đêm hay 12 tiếng [Ối, bao nhiêu cũng được, miễn nguội là được...]
-- Tiếp tục...lại đổ nếp từ mâm vào cái rỗ có lỗ nhỏ. Đem cái rổ nhỏ có nếp...đặt vào cái thau nước đầy...Nếp sẽ bị ngập trong nước. Lấy tay bóp bóp nếp cho hột nếp rời ra...Xong, kéo cái rổ lên, để cho nước rõ xuống cho nếp ráo...
-- lấy 2 cái nia ra...[ không có thì chạy ra chợ mua]. Mua loại nia 1 thước đường kính nhé !Không có lỗ, tức nia khít rịt...
-- lấy bịt mốc giống làm tương ra [ chạy vô chỗ cô Lan, Đoàn văn Bơ mà mua]
-- lấy cái chén nhỏ, đổ vào một chút mốc giống...khoảng nửa muỗng cà phê...bạn cứ tính, một bịt mốc làm cho 30 kí nếp [ hay 50 kí gì đó...hỏi cô Lan]...tức phải chia bịt ra làm 30 phần [hay 50 phần]...
-- thêm vài muỗng cà phê nước lã, quậy cho mốc giống tan trong nước...
-- lấy nước mốc nầy chấm tay thoa lên khắp mặt nia...
-- Đổ nếp vào nia mới thoa mốc, trải đều nếp ra , khoảng hai ba phân,....
-- Tiếp tục lấy tay chấm nước mốc thoa lên khắp hết mặt nếp...còn bao nhiêu, trút ráo vào nếp cho xong...Thoa thoa hoài biết chừng nào xong ?
-- Lấy một miếng vải mùng đậy lên cái nia cho tránh bụi bậm, lấy cái nia kia úp lên trên...
-- Đem vào chỗ khuất, không gió, không sáng, không nắng mà đặt. Nhớ đặt cao lên...Để dưới đất dơ lắm...
-- Khoảng 2 ngày, mở nắp nia ra xem, nếu thấy mốc mọc lên thì thọt bàn tay vào bịt mủ [ cho sạch], bóp bóp hột nếp , đảo lên xuống cho đều...tức cho mốc mọc đều...Đậy vải, đậy nia lại...bỏ đó.
-- Qua ngày thứ 3 hay thứ 4...nếu thấy mốc hơi xanh lá cây là được...
-- nếu mới có 3 ngày mà lên mốc xanh thì...thôi, không ủ nữa...Mốc từ vàng mà qua xanh xanh là tốt nhất...Để xanh chành thì...cũng kệ!! do không thăm chừng...
-- nếu xanh quá đậm thì đổ nước vô ít ít, bóp bóp cho mềm, rồi chắt bớt nước xanh ra.,..Còn làm biếng thì thây kệ nó...
-- Trút khối mốc đã ủ xong vô một cái Việm sành [ ra chợ hỏi mua...nhớ nói là cái việm nhé!!]
-- lấy muối bọt cân 200 gr, đổ vào việm, bóp tay cho muối trộn vào mốc...nhớ chọt tay vô bịt nilon nhé...Trộn cho đều...
-- Đậy vải màn lại...
-- Đem ra nắng phơi...Có thể dùng cái kiếng trong, đậy lên trên, nhớ cho hở hở [ sợ mưa bất tử]
-- Qua ngày sau, quậy một lần...rồi...thây kệ cha nó...bỏ cho trời đất canh giữ...

Rang, ngâm đỗ:
Đỗ tương (đậu nành) rang lên cho có mùi thơm rồi xay nhỏ hoặc giã cho vỡ nhỏ (tùy theo từng địa phương mà độ nhỏ khác nhau) sau đó đem ngâm nước khoảng một tuần cho mềm, trong thời gian ngâm cho thêm chút muối tùy lượng nước để giữ đỗ không bị hỏng. Ngâm đỗ trong khoảng từ 8-10 ngày.


Đỗ tương mua 1 kí [ hay nửa kí cũng được], lượm cho sạch cát sạn, hột lép...Đem vo cho sạch bụi. Phơi ráo một nắng. Đem rang trên bếp gas cho vàng.
Sư phụ dạy đãi vỏ...khỏi cần đải....Rang xong, bỏ vô cối xay sinh tố [ cái cối xay thịt] mà xay cho nhỏ...Trút bột xay vào hũ thủy tinh ...
-- Chay ra chợ mua một bình nước lọc [ 20 lít]. Đổ khoảng 5 lít nước vào hũ...[ khỏi nấu hao gas]
-- Đậy vải màn, cột dây lại, đậy nắp sơ sơ cho hở hở...Đặt hũ vào chỗ mát...Khỏi quậy gì cả...
-- Đúng 7 ngày, 7 đêm [ thường là ban đầu thơm thơm, sau 7 ngày hình như hơi "thối" ??]

Ngả tương:
Khi nước đỗ đã được, ta cho tất cả lượng mốc (đã được bóp vụn) vào nước đậu, khuấy đều dùng nước đun sôi để nguội điều chỉnh cho vừa đủ. Lượng muối cho vào phải nếm, tránh quá mặn hoặc quá nhạt. Dùng vải xô sạch bịt kín và đậy nắp hũ tương và đem phơi nắng cho tương chóng ngấu. Thỉnh thoảng mở hũ tương, theo dõi và khuấy đều rồi đậy lại như cũ.


-- trút việm mốc vào hũ
-- cân muối hột trộn vào...Cách tính như sau...Cứ 1 kí thành phẩm là 200 gr muối.
-- Cái hũ có 1 kí đậu và 5 lít nước...Như vậy, bạn cân 1k2 muối vào là xong !!!
-- Quậy đều
-- Đậy vải màn, đem ra nắng phơi. Nhớ mua cái tô bự, úp lên vải màn...sợ mưa bất tử...
-- Trong vòng 10 ngày, ngày nào, sáng cũng ra quậy...Rồi, bỏ luôn...Lâu lâu quậy một lần...Quậy hoài chán thấy bà !!! nhưng nếu thấy có váng trắng thì thêm chút muối vô [ 50gr], liên tục quậy vài bữa...
-- Có thể nếm thử [ không chết đâu mà sợ]...nếu thấy chưa "mặn" lắm thì cứ thêm muối nhiều vô...Mỗi lần thêm 50gr thôi...Mặn quá lên tăn-sông...

Sau khi ngả tương 25 – 30 ngày là tương ngấu và ăn rất ngon, ngọt, màu vàng nâu rất hấp dẫn. Lưu ý là tương phải được nắng thì mới có màu hơi nâu, hoặc vàng (tùy vào bí quyết riêng của từng địa phương), vị thơm. Không được nắng tương sẽ bị thâm, vị không thơm, ngon. Tương để càng lâu và càng được nắng thì càng ngon.

Phải 8 tháng trở lên mới ăn !!

................................................................................
.......

Đệ không chịu trách nhiệm về bài viết của mình...Ai làm theo, ăn có gì ráng chịu...như béo phì, dư đạm...đứng trách đệ không nói trước !!! Ăn rất sung mà lại rẽ mạt !!! haha....


Gửi bởi: Diệu Minh Feb 28 2010, 09:25 AM

Tớ làm mạnh tay và làm như là bỏ đi không cộng tác làm ăn với gia đình mà họ làm tương cho nhà này gần 20 năm... theo sự chỉ đạo kỹ thuật của mình... thế là sang năm nay, ông chồng mới chịu lún (dứt khoát không nuôi gà) và làm theo đúng chỉ đạo, cậu con rể đã nhảy vào làm theo sự chỉ đạo kỹ thuật của mình. Lớp trẻ đã tỉnh ra, bỏ nghề cũ, nhảy vào làm nghề mới...

Như thế, năm ngoái không làm tương và miso, những vẫn có bán vì là loại cũ của năm trước nữa; năm nay mọi sự lại hanh thông rồi ... mừng quá các bạn ơi.

Dân họ cứ khoái miso của nhà này mà lại không khoái miso Nhật của bác Hưng đặt của công ty Muso gửi về mới khốn cho mình...
Thế là mọi sự lại hanh thông rồi nè.

Tương biết cách làm thì ngon lành lắm, hấp dẫn lắm...

vừa rồi mình vắt vài giọt chanh và chi tí tương ớt: sao mà ngon!

Ăn thế thì mới thoát được các sự hấp dẫn của thịt cá; vì giải quyết được cái khâu đạm... cơ thể rất cần đạm, không ăn đủ là NÓ đòi hỏi và làm cho mình thèm ăn...

Gửi bởi: huynhdoan2000 Mar 5 2010, 08:40 PM




Dân họ cứ khoái miso của nhà này mà lại không khoái miso Nhật của bác Hưng đặt của công ty Muso gửi về mới khốn cho mình...
Thế là mọi sự lại hanh thông rồi nè.


Sư phụ bây giờ nổi tiếng lắm rồi...

Tương biết cách làm thì ngon lành lắm, hấp dẫn lắm...

Không biết cách cũng không sao...Cứ để cho lâu...Rồi khi ăn...trộn thêm mấy món khác...Cũng ngon phà phà...
Ví dụ, tương mặn quá ...Múc riêng ra một ít, pha bơ mè vào...haha...ăn nó ngọt ngọt....Ngon thấy mẹ !!!

vừa rồi mình vắt vài giọt chanh và chi tí tương ớt: sao mà ngon!

Đúng thế !!! các bác hãy mau mau làm tương...Ăn muối mè...riết rồi ngán!!! Phải chuyển qua ăn xen kẻ với tương...

Ăn thế thì mới thoát được các sự hấp dẫn của thịt cá; vì giải quyết được cái khâu đạm... cơ thể rất cần đạm, không ăn đủ là NÓ đòi hỏi và làm cho mình thèm ăn...

Sư phụ ôi, ăn tương nhiều, dư đạm...có bị ung thư không ??? Chứ lúc rày, đệ tử ăn tương của mình làm...ăn dữ lắm...


Gửi bởi: Diệu Minh Mar 5 2010, 10:06 PM

Cứ dư đạm là bị viêm nhiễm, tiên sinh Ohsawa cho một tín hiệu đèn đỏ như thế nhé.

Chả thấy những người hay nhịn ăn họ mắc những bệnh viêm nhiễm hay là có đờm, mủ, dớt dãi... đều là do dư đạm.

Con nhà nghèo đâu có đau ốm gì đâu?

Hôm nay có chị bạn tới ăn cơm chiều cùng hai mẹ con, ăn xong mà như là chưa ăn, người cứ nhẹ hễu!


Gửi bởi: huynhdoan2000 Mar 7 2010, 05:48 AM


Cứ dư đạm là bị viêm nhiễm, tiên sinh Ohsawa cho một tín hiệu đèn đỏ như thế nhé.

Chả thấy những người hay nhịn ăn họ mắc những bệnh viêm nhiễm hay là có đờm, mủ, dớt dãi...


Chào sư phụ...

Sao mà đệ tử "khoái" viêm sưng v.v... Sư phụ biết không, khi trên da nổi mục nầy mục nọ...gải "đả ngứa" lắm...Tắm lạnh phà phà...mát gì đâu !!!
Còn khi da mịn màng trắng nỏn...chả khoái tí nào !!! Sợ lạnh ...Phải tắm nóng...
Đệ tử tóm lại là khoái bệnh Dương..như bón, nỗi nhọt v.v...

Con nhà nghèo đâu có đau ốm gì đâu?

Âu cũng là luật bù trừ của tạo hóa !!! Nghèo thì tiền đâu mà "dám" bệnh chứ ?
Mấy đứa con nít bỏ bù la bù lếch dưới đất, ăn đất cát tùm lum...vậy mà...không thấy nó bệnh !!

Hôm nay có chị bạn tới ăn cơm chiều cùng hai mẹ con, ăn xong mà như là chưa ăn, người cứ nhẹ hễu!

Ai nhẹ hễu ?? Sư phụ hay người bạn đó ??
..................................................

Sư phụ ôi,
Bữa ghé cô Lan Đoàn văn Bơ...mua bịt ngưu bàng khô về...đến nay, đệ tử đã tập làm tekka...
Thì ra...tekka là một thứ tương ...Trong tương có ngưu bàng, củ sen, cà rốt, củ cải trắng, gừng...thêm dầu mè để bảo quản lâu...

Tekka mắc tiền cũng phải...


Gửi bởi: huynhdoan2000 Apr 27 2010, 09:26 PM

Chào sư phụ...

Sư phụ ôi, mấy hũ tương của đệ tử để ngoài nắng...Riết rồi ...hình như ...nước nó "teo" lại hay sao đó...Chỉ thấy "cái tương"...

Nếu thêm nước vào cho nó "loãng" lại như lúc đầu...thì...nước nầy có pha muối không ??
Thông thường, nước bốc hơi, nhưng muối đâu có "bốc" !! Nếu ta thêm nước pha muối...thành ra...quá mặn chăng ??

Gửi bởi: huynhdoan2000 May 26 2010, 06:33 AM

Chào các bác....

Đệ xin báo cáo một số nhân xét về cách làm tương....
-- Làm tương thì phải ủ mốc...Tương làm xong thì phải "tránh" mốc....
-- Điều kiện để mốc lên...sẽ trái ngược với điều kiện bảo quản tương...
-- Tương làm "đúng" thì...để như vậy hoài mà không thấy kéo màn trắng...[ tức lên mốc gì đó....]
-- Tương lâu lâu coi lại thấy kéo màn trắng...thì là tương còn chuyển hoá [ chưa đủ ngày tháng] hoặc cách bảo quản chưa đúng...
-- Khi thấy kéo màn trắng....dùng muỗng vớt ra bỏ...và thêm muối vào và quậy....Không cần sợ mặn...vì...muối mặn đến độ nào đó ...sẽ bão hoà....Muối có bỏ thêm vào thì nó sẽ nằm chìm bên dưới...Còn độ mặn như thế là cùng...
-- Về cách bảo quản thì....thường là do ta làm có phân nửa hủ...nên còn nhiều khoảng trống bên trên, lúc quậy thì tương dính lên trên...tương dính nầy có khi chưa hút đủ độ mặn...nên sẽ sanh ra mốc...Phải làm cho đầy hủ hoặc thường xuyên lau chùi sạch sẽ phần bên trên hũ...Dùng giấy súc...
-- Có thể đập vài chục tép tỏi bỏ vào hũ tương....
-- Hoặc đổ dầu mè lên trên hũ tương....Đây là cách hữu hiệu nhất....
-- Khi thấy hũ tương không còn lên mốc nữa thì có thể "niêm phong" kín...Để vài ba chục năm sau mà ăn....hi hi...

Gửi bởi: marhaba May 27 2010, 07:34 AM

QUOTE(huynhdoan2000 @ May 25 2010, 04:33 PM) *
Chào các bác....

Đệ xin báo cáo một số nhân xét về cách làm tương....
-- Làm tương thì phải ủ mốc...Tương làm xong thì phải "tránh" mốc....
-- Điều kiện để mốc lên...sẽ trái ngược với điều kiện bảo quản tương...
-- Tương làm "đúng" thì...để như vậy hoài mà không thấy kéo màn trắng...[ tức lên mốc gì đó....]
-- Tương lâu lâu coi lại thấy kéo màn trắng...thì là tương còn chuyển hoá [ chưa đủ ngày tháng] hoặc cách bảo quản chưa đúng...
-- Khi thấy kéo màn trắng....dùng muỗng vớt ra bỏ...và thêm muối vào và quậy....Không cần sợ mặn...vì...muối mặn đến độ nào đó ...sẽ bão hoà....Muối có bỏ thêm vào thì nó sẽ nằm chìm bên dưới...Còn độ mặn như thế là cùng...
-- Về cách bảo quản thì....thường là do ta làm có phân nửa hủ...nên còn nhiều khoảng trống bên trên, lúc quậy thì tương dính lên trên...tương dính nầy có khi chưa hút đủ độ mặn...nên sẽ sanh ra mốc...Phải làm cho đầy hủ hoặc thường xuyên lau chùi sạch sẽ phần bên trên hũ...Dùng giấy súc...
-- Có thể đập vài chục tép tỏi bỏ vào hũ tương....
-- Hoặc đổ dầu mè lên trên hũ tương....Đây là cách hữu hiệu nhất....
-- Khi thấy hũ tương không còn lên mốc nữa thì có thể "niêm phong" kín...Để vài ba chục năm sau mà ăn....hi hi...


Tương của huynh làm ra có màu gì?

Đệ mua tương miso của 1 cs TD thì màu đen thui, mặn, xác lợn cợn. Sau 1 thời gian 1-2 tháng thì có mùi hôi như mắm ruốc vậy smile.gif. Tiếc tiền cũng ráng ăn hết!

Đệ còn có duyên ăn tương miso của Nhật - màu vàng nhạt, vị lạt hơn, nhuyễn nhừ, ăn ngon hơn, để lâu cũng ko hư, có lọai màu đỏ sậm hơn nhưng mặn hơn màu vàng 1 chút - thấy công thức cũng y chang - ko biết khác nhau điểm nào (họ ghi white hoặc red). Còn có lọai màu đỏ sậm hơn nữa của cty Nhật khác thì có vị the the đầu lưỡi, ăn ngon hơn nữa.

Gửi bởi: huynhdoan2000 May 27 2010, 09:26 PM


Tương của huynh làm ra có màu gì?

Hột đậu nành ...nếu nấu thì có màu vàng....nếu rang thì có màu nâu và từ từ đen thui....
Còn nước tương thì dù nấu hay rang thì sẽ từ từ nâu và...đen ....
Nếu để lâu năm thì...hột hay nước, nấu hay rang đều ...đen thui !!

Đệ mua tương miso của 1 cs TD thì màu đen thui, mặn, xác lợn cợn. Sau 1 thời gian 1-2 tháng thì có mùi hôi như mắm ruốc vậy smile.gif. Tiếc tiền cũng ráng ăn hết!

Xác lợn cợn là do xay nhuyễn....
Lúc đầu ăn không hôi....Sau đó thấy hôi...là ...bạn phải coi lại "phong thuỷ" của ngôi nhà ?? Có thể ...không khí chung quanh nhà...đầy ..."mốc" ?? Có nuôi heo hay nuôi chó không ?

Nói vui chơi...bạn ăn miso thì múc ra chén nhỏ...Miso còn lại, chế miếng dầu mè lên để tránh mốc...

Đệ còn có duyên ăn tương miso của Nhật - màu vàng nhạt, vị lạt hơn, nhuyễn nhừ, ăn ngon hơn, để lâu cũng ko hư, có lọai màu đỏ sậm hơn nhưng mặn hơn màu vàng 1 chút - thấy công thức cũng y chang - ko biết khác nhau điểm nào (họ ghi white hoặc red). Còn có lọai màu đỏ sậm hơn nữa của cty Nhật khác thì có vị the the đầu lưỡi, ăn ngon hơn nữa.

Đỏ hay vàng...chắc là do rang hay nấu....Do có thêm đậu đỏ hay gì gì đó....
Thân thổ bất nhị...Tự làm tự ăn ....chắc cú hơn !!


Gửi bởi: huynhdoan2000 Jul 11 2010, 09:44 PM

Các bác kính,
Thắm thoát mà đã có những hũ tương hơn một năm ...
Kết quả ra sao nhỉ ??
-- Tất nhiên là ..." thiếu" độ ngọt !! Ngon và thơm thì cũng có chút đỉnh...Do vì đệ mới học làm nên...không có kinh nghiệm...Với lại, trong quá trình phơi tương, bị mấy con mốc "vật"...nên cứ bỏ muối tới tấp....Người xưa có câu : " năm tương, một muối"...Đệ thì ...năm tương hai muối..Mặn lắm các bác ôi...Nhưng vì "sĩ diện"...cứ để vậy mà ăn, không thèm thêm đường...Ai ăn thử cũng...lắc đầu...Cũng chẳng dám đem cho ai...Sợ họ không ăn mà quăng cho chó ăn...Tội nghiệp công lao lắm các bác ôi...
-- Phân tích nguyên nhân khiến tương bị quá mặn, đệ thấy có mấy điều xảy ra ...
a/ Trong quá trình phơi tương bỏ ngoài trời ...chả biết sao mà..."mốc" cứ mọc...dù ...mặn thấy mẹ ??? Thế là...cứ thêm muối...
b/ Để ngoài nắng , nước cứ bốc hơi, nên tương từ từ mặn lên...
...............................................................................

Đệ có một số kinh nghiệm xin chia sẻ với các bác...
-- Tương mới làm trong vòng hai ba tháng thì....chịu khó thăm nom...Phơi nắng, quậy , v.v...Chủ yếu trị mốc...
-- Dùng vải mùng đậy lên, cột dây chặt lại...Úp cái nón lá hay cái tô đất v.v...lên trên...Để tránh mấy con vật lạ bò vào hũ tương và tránh bị nước mưa rớt vào...Khi quậy thì mở ra....
-- Phía trên vách hũ tương phải giữ cho sạch sẽ...nếu cần thiết thì...trút qua cái hũ mới sạch...
-- Tương đã "đạt" [ sau ba tháng...], không còn bị lên mốc nữa...thì đậy nắp kín lại, trét keo trét đất hay là bó bao mũ v.v...Không đụng tới nó nữa...khoảng năm mười năm gì đó...mở ra ăn...
-- Đến lúc nầy, không để ngoài nắng nữa...mà để vào chỗ thoáng, mát, sáng...Sợ mất nước bị mặn...
-- Công thức năm tương một muối nên theo đúng...Chỉ cần lưu ý trị mốc...như phơi nắng, quậy thường xuyên, thêm tỏi bằm nát bỏ vào, v.v...Nên cố tránh việc thêm muối...Ráng sao ba tháng trở lên là tạm ổn...Lúc đó, bít kín lại...

..........................................................

-- Làm tương theo kiểu Thiền viện Thường Chiếu...không có ủ mốc...thì sau một năm...hột đậu nành còn nguyên, cứng, mặc dù đã trở qua màu đen...Lấy nước tương mà sử dụng...cũng tàm tạm...Không ngon và ...chắc là không bổ bằng có ủ mốc...
-- Làm tương theo kiểu có ủ mốc thì...phải canh màu mốc...vừa từ trắng ngả qua vàng hơi hơi là...ngả tương liền ...Để mốc màu xanh lá cây thì sau nầy...mùi mốc vẫn còn ...không ngon !!!
-- Trường hợp mốc đã qua màu xanh thì...sử lý như sau...
a/ Khoan ngả tương liền, mà đem mốc phơi nắng cho héo bớt...[ phơi một hai nắng cũng được]
b/ hoặc là dùng nước rửa lên mốc cho tan bớt màu xanh...để hơi ráo rồi ngả tương
-- Nhiều khi ta thấy mốc đã lên ...nhưng các bạn hãy lưu ý...rất có thể mốc mọc không đều...Hột có hột không...Vì vậy khi ủ mốc, chịu khó mỗi ngày mỗi thăm dò, trộn đảo...để mốc mọc đều...

...............................................

Môi trường ủ mốc cũng khá quan trọng...như độ mềm của hạt đậu [ hay hạt gạo nếp], độ sáng, nhiệt độ trong phòng, độ ẩm của không khí,....v.v...

Gửi bởi: Diệu Minh Jul 11 2010, 10:00 PM

Nhìn thấy mốc đừng có sợ, chẳng qua là khâu ủ mốc có vấn đề, sau khi ủ mốc mật hai ngày đêm thì làm gì còn mốc nào mọc?
Vì chính khi ủ kín, nhiệt độ có khi lên tới 40 - 50 độ thì làm sao mà con mốc được?
Và khi phơi tương, phơi 10 - 15 nắng to là đủ sau đó đậy lại.

Còn nắng như ở Hà Nội vừa qua có đợt nắng nóng 45- 47 độ thì tuyệt, chỉ cần 3 nắng đó là đủ để đậy lại ngay, để trong bóng râm càng tốt.
Khi ăn nhớ thêm chút nước rau luộc vào, và loại tương đó ngâm rau củ phơi héo héo vào (chả cần bỏ thêm muối), ví dụ người Nhật rất khoái món cùi dưa hấu thái nhơ nhỡ rồi phơi nắng dầm tương... chắc ngon lắm!

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jul 12 2010, 09:06 PM


Nhìn thấy mốc đừng có sợ, chẳng qua là khâu ủ mốc có vấn đề

Chào sư phụ...

Đệ tử thì chưa có kinh nghiệm...
Đệ tử có nhận xét là...khi ủ mốc, đệ tử ít có thăm nom, ...đáng lẽ mỗi ngày mỗi thăm nom, hoặc mỗi 6 giờ thăm nom một lần...Đệ tử thì có khi 2 ngày mới mở ra thăm coi mốc mọc chưa...Chính vì vậy...Khi thấy mốc mọc dày đặc [ chưa chuyển qua màu xanh...] , quýnh quáng lo ngã tương ngay...Thành ra...suy nghĩ lại là đậu hoặc nếp chưa chắc gì đã lên mốc 100 phần trăm !!! Chắc khoảng sáu bảy mươi phần trăm mốc đã mọc...Thôi thì thây kệ...Rút kinh nghiệm lần sau....

Cái kỳ lạ là...mặc dù nếm tương mặn dữ lắm....thế mà trên mặt tương vẫn kéo mốc trắng ??? Mốc này ...theo đệ tử nghĩ...chắc là do vách hũ tương dơ ?? Hoặc do đậy không kỹ, có con này con nọ chun vô..sanh ra mốc ??

sau khi ủ mốc mật hai ngày đêm thì làm gì còn mốc nào mọc?

Làm tương miso...ủ đậu nành nấu chín với bột mì...chứ không phải làm tương cổ truyền...Thế không hiểu có cần ủ mốc mật không ??

Vì chính khi ủ kín, nhiệt độ có khi lên tới 40 - 50 độ thì làm sao mà con mốc được?
Và khi phơi tương, phơi 10 - 15 nắng to là đủ sau đó đậy lại.


Đệ tử hiểu rồi ....

Còn nắng như ở Hà Nội vừa qua có đợt nắng nóng 45- 47 độ thì tuyệt, chỉ cần 3 nắng đó là đủ để đậy lại ngay, để trong bóng râm càng tốt.

Có lẽ nên đặt hũ tương ở nơi mát mát, ...đặt ngoài nắng mà dùng loại hũ thuỷ tinh...nghe nói tương bị tia tử ngoại của ánh nắng ...làm cho tương không tốt ?? Trên chùa thì đựng tương trong lu hũ sành, đặt ngoài nắng....Chắc không sao...Còn ai làm tương bằng hũ thuỷ tinh thì nên lưu ý ...


Khi ăn nhớ thêm chút nước rau luộc vào, và loại tương đó ngâm rau củ phơi héo héo vào (chả cần bỏ thêm muối), ví dụ người Nhật rất khoái món cùi dưa hấu thái nhơ nhỡ rồi phơi nắng dầm tương... chắc ngon lắm!


Đệ tử biết rồi...Tương mặn chát...cũng có chuyện xài...Dùng nó để bảo quản rau cải cũng khá hay...Ngâm vài ba ngày, vớt rau cải ra nấu ăn...Phần nước tương vẫn còn đó...dùng ngâm tiếp...Hay !!! Đúng là chẳng bỏ cái gì...
Đệ tử có kinh nghiệm nầy...
Lần trước, đệ tử phơi nắng đậu hũ cho teo cứng lại rồi ngâm tương [ làm pho mát theo thầy TH...]. Tương lần đó là đệ tử mua ở bà bán TD...Kết quả khi ăn, đậu hũ mềm, ăn ngon...
Lần sau, đệ tử cũng làm như vậy, nhưng dùng tương theo cách làm của chùa Thường Chiếu [ không có ủ mốc]....Ngâm cả tháng, lấy đậu hũ ra ăn....Cứng như đá !!! Tuy nhiên, đem nấu lại thì mới mềm...
Thì ra , tương ủ mốc và tương không ủ mốc...có khác nhau !!!

Gửi bởi: Diệu Minh Jul 12 2010, 09:26 PM

Phải tạo ra một môi trường làm mốc tốt, có lẽ phải mất một thời gian?

Như thế tức là môi trường làm mốc chưa đạt hay là tại nước?

Ở đây chúng tớ làm mốc, mơ cũng không ra váng hay mốc bề mặt, nhất là năm nay lại có những đợt nóng 45 - 47 độ nữa...

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jul 23 2010, 09:03 PM

Các bác kính !!

Tình cờ lang thang trên "mạng", đệ thấy có bài viết dạy cách làm tương hột , sử dụng men ngọt [ thứ làm cơm rượu...] làm mốc . Đệ xin phép "copy" qua đây để cho các bác tham khảo...
Tính ra đến nay, có mấy cách làm tương sử dụng mốc như sau :
-- Làm tương không cần ủ mốc, ... [ kiểu Thường Chiếu]
-- Dùng lá nhãn đậy cho lên mốc
-- Dùng "thính gạo rang" làm mốc
-- Dùng men ngọt làm mốc
-- Dùng cùi bắp ủ cho lên mốc
-- Dùng mốc giống của Trung tâm vi sinh...Cái nầy là chắc cú nhất !!!
................................................

Tương Hột

I. Vật liệu & Nguyên liệu:

1 cái khạp
1 cái nia để ủ đậu
1 miếng vải the
1 cái nồi để nấu đậu, nếu có nồi Low Cook thì càng tốt


1kg đậu nành tốt
1/2 kg muối hột
3 viên men làm cơm rượu (có bán ở các chợ VN)
1 kg đường vàng (nếu làm tương thường, còn làm tương Oshawa thì khỏi)
1 chén bột mì
1/2 ánh gừng ngon

II. Thực hiện:

1. Nấu đậu: Đậu lựa sạch sẽ, rửa vài nước, không cần phải ngâm đậu, bỏ vào nồi nước kha khá nấu đến khi nào thử hột đậu mềm "lụm" là được. Trút đậu ra rỗ, nước còn lại lường đúng 2.5 lít; nếu thiếu thì thêm nước sôi vào nấu tiếp, nếu dư nấu thêm cho cạn bớt.

2. Nấu nước muối: Cho 1/2 kg muối vào 2.5 lít nước nấu đậu, đun sôi, vớt bọt lóng cặn đổ vào khạp đậy nắp lại đem cất. (Khạp và nắp phải rửa sạch và phơi khô).

3. Ủ đậu:
_Rang bột mì cho vàng
_Men phơi nắng, giã nhuyễn, trộn vào bột mì rang
_Cho đậu ra nia, trộn bột mì + men vào đậu, trộn qua lại cho đến khi hạt đậu đươc bao bọc hay "áo" bởi hỗn bột mì và men. Dùng vải the đậy lại, nếu có lá nhãn đậy lại càng tốt.
_Để nia đậu nơi thoáng khí 3 ngày 3 đêm; tuy nhiên nếu 2 ngày 2 đêm thấy đậu lên mốc vàng đều cũng được. (nếu mốc đỏ hoặc đen là mốc độc, có lẽ vì vi khuẩn trong không khí không tốt, nên bỏ).

4. Ngâm đậu vào nước muối:Đem nia đậu trút vào khạp nước muối khuấy đều đem ra nắng phơi. Ban ngày phơi nắng, ban đêm đậy lại. Nhớ đừng cho 1 giọt nước mưa hay sương vào, sẽ làm hư tương.

* Nếu làm tương theo kiểu Oshawa thì đến giai đoạn này là xong. Nếu làm tương thường theo kiểu cổ truyền phải thêm một giai đoạn nữa:

5. Vô đường:
Đường thắn cho "tới"; muốn biết đường tới chưa ta nhỏ một giọt nước đường vào một tô nước lạnh, nếu thấy giọt nước đường đóng cứng là đường đã "tới".
Khi nước đường tới, đem hết khạp đậu cho vào nồi nước đường, nấu sôi vài dạo, hớt bọt. Gừng xắt lát, hoặc đập dập cho vào; chờ tương nguôi trút lại vào khạp, đem phơi vài ngày là dùng được. Tuy nhiên phơi nắng càng lâu thì tương càng đậm đà, thơm ngon và có màu vàng đẹp.

* LƯU Ý:
_Sau khi trút đậu vào nấu trong nồi, khạp và nắp phải đem rửa sạch và phơi khô trước khi cho đậu vào trở lại
_Tương phơi trong dung dịch nước muối đúng 1 tháng là vô đương. Nếu làm theo Oshawa thì không vô đường, phơi nắng 7-8 tháng là dùng được; nếu tương cạn nước thì đun sôi nước để nguội châm vào
_Trong lúc phơi, mỗi ngày dùng đủa dài trộn tương lên xuống cho đều


Gửi bởi: marhaba Aug 6 2010, 07:57 AM

Cách làm tương bằng men làm cơm rượu có vẻ dễ ha. Huynh thử chưa?

Gửi bởi: Diệu Minh Aug 6 2010, 08:18 AM

QUOTE(huynhdoan2000 @ Apr 27 2010, 09:26 PM) *
Chào sư phụ...

Sư phụ ôi, mấy hũ tương của đệ tử để ngoài nắng...Riết rồi ...hình như ...nước nó "teo" lại hay sao đó...Chỉ thấy "cái tương"...

Nếu thêm nước vào cho nó "loãng" lại như lúc đầu...thì...nước nầy có pha muối không ??
Thông thường, nước bốc hơi, nhưng muối đâu có "bốc" !! Nếu ta thêm nước pha muối...thành ra...quá mặn chăng ??


Một khi đã ngả tương rồi thì nên quên khâu bỏ thêm nước vào... cho nó loãng!!!!!!!!!!! vì nếu thế rất dễ tương bị thối, hay là váng kháng...vì sao?
Hình như tương làm xong nó trở nên khó tính khó nết ... khó chiều...
Nếu tương mà "mặn quá" thì nên trộn thêm rau củ, nhất là loại như củ cải, vỏ dưa hấu, xu hào, dưa leo,... tất cả những rau củ nào "ăn sống được" thì nên phơi 1 nắng rồi dầm hay trộn với loại tương mặn đó... như thế cả hai cùng ngon... hay là đem tương đó ra mà bỏ thêm nước rau luộc vào nè, bỏ thêm chanh, ớt... hay bất cứ gì "mình thích" vào rồi xem nó còn quá là khó ăn không?

Đôi khi tâm trí nó lừa phỉnh mình, "không cho" mình ăn những thứ "mình thích" thành ra con người trở nên "khó đăm đăm" và khó khăn cả với mọi người, hi...

Gửi bởi: Diệu Minh Aug 6 2010, 09:09 AM

QUOTE(huynhdoan2000 @ Jul 23 2010, 09:03 PM) *
Các bác kính !!

Tình cờ lang thang trên "mạng", đệ thấy có bài viết dạy cách làm tương hột, sử dụng men ngọt [ thứ làm cơm rượu...] làm mốc. Đệ xin phép "copy" qua đây để cho các bác tham khảo...
Tính ra đến nay, có mấy cách làm tương sử dụng mốc như sau :
-- Làm tương không cần ủ mốc, ... [ kiểu Thường Chiếu]
-- Dùng lá nhãn đậy cho lên mốc
-- Dùng "thính gạo rang" làm mốc
-- Dùng men ngọt làm mốc
-- Dùng cùi bắp ủ cho lên mốc
-- Dùng mốc giống của Trung tâm vi sinh...Cái nầy là chắc cú nhất !!!
................................................

Tương Hột

I. Vật liệu & Nguyên liệu:

1 cái khạp
1 cái nia để ủ đậu
1 miếng vải the
1 cái nồi để nấu đậu, nếu có nồi Low Cook thì càng tốt
1kg đậu nành tốt
1/2 kg muối hột
3 viên men làm cơm rượu (có bán ở các chợ VN)
1 kg đường vàng (nếu làm tương thường, còn làm tương Oshawa thì khỏi)
1 chén bột mì
1/2 ánh gừng ngon

II. Thực hiện:

1. Nấu đậu: Đậu lựa sạch sẽ, rửa vài nước, không cần phải ngâm đậu, bỏ vào nồi nước kha khá nấu đến khi nào thử hột đậu mềm "lụm" là được. Trút đậu ra rỗ, nước còn lại lường đúng 2.5 lít; nếu thiếu thì thêm nước sôi vào nấu tiếp, nếu dư nấu thêm cho cạn bớt.

2. Nấu nước muối: Cho 1/2 kg muối vào 2.5 lít nước nấu đậu, đun sôi, vớt bọt lóng cặn đổ vào khạp đậy nắp lại đem cất. (Khạp và nắp phải rửa sạch và phơi khô).

3. Ủ đậu:
_Rang bột mì cho vàng
_Men phơi nắng, giã nhuyễn, trộn vào bột mì rang
_Cho đậu ra nia, trộn bột mì + men vào đậu, trộn qua lại cho đến khi hạt đậu đươc bao bọc hay "áo" bởi hỗn bột mì và men. Dùng vải the đậy lại, nếu có lá nhãn đậy lại càng tốt.
_Để nia đậu nơi thoáng khí 3 ngày 3 đêm; tuy nhiên nếu 2 ngày 2 đêm thấy đậu lên mốc vàng đều cũng được. (nếu mốc đỏ hoặc đen là mốc độc, có lẽ vì vi khuẩn trong không khí không tốt, nên bỏ).

4. Ngâm đậu vào nước muối:Đem nia đậu trút vào khạp nước muối khuấy đều đem ra nắng phơi. Ban ngày phơi nắng, ban đêm đậy lại. Nhớ đừng cho 1 giọt nước mưa hay sương vào, sẽ làm hư tương.

* Nếu làm tương theo kiểu Oshawa thì đến giai đoạn này là xong. Nếu làm tương thường theo kiểu cổ truyền phải thêm một giai đoạn nữa:

5. Vô đường:
Đường thắn cho "tới"; muốn biết đường tới chưa ta nhỏ một giọt nước đường vào một tô nước lạnh, nếu thấy giọt nước đường đóng cứng là đường đã "tới".
Khi nước đường tới, đem hết khạp đậu cho vào nồi nước đường, nấu sôi vài dạo, hớt bọt. Gừng xắt lát, hoặc đập dập cho vào; chờ tương nguôi trút lại vào khạp, đem phơi vài ngày là dùng được. Tuy nhiên phơi nắng càng lâu thì tương càng đậm đà, thơm ngon và có màu vàng đẹp.

* LƯU Ý:
_Sau khi trút đậu vào nấu trong nồi, khạp và nắp phải đem rửa sạch và phơi khô trước khi cho đậu vào trở lại
_Tương phơi trong dung dịch nước muối đúng 1 tháng là vô đương. Nếu làm theo Oshawa thì không vô đường, phơi nắng 7-8 tháng là dùng được; nếu tương cạn nước thì đun sôi nước để nguội châm vào
_Trong lúc phơi, mỗi ngày dùng đủa dài trộn tương lên xuống cho đều


Tại sao bạn lại phơi nắng cho nó kiệt nước đi như thế?
Tại sao lại châm nước vô để phơi tiếp?
Sau khi ngả tương, chỉ cần phơi nắng to chừng 10 nắng là đủ rồi, cần kỹ thì phơi thêm tổng cộng là 15 nắng...rồi đậy kỹ lại, bịt ngay miệng lại để đó là ổn... để 8 tháng trở lên cho tương hết hẳn cái âm và hết quá trình phản ứng hóa học mạnh mẽ.... đó là lý do tương phải đựng vào chum sành, không thể đựng vào những "thứ khác" như là hũ bằng thủy tinh!!!!!!!!!!!

Gửi bởi: marhaba Aug 10 2010, 07:48 AM

Sưu tầm thêm các cách làm tương:

Cách làm Tương hột Tân Biên
http://nauanchay.blogspot.com/2009/04/cach-lam-tuong-hot-tan-bien.html

Cách làm Tương Bắc
http://nauanchay.blogspot.com/2009/04/tuong-bac-homemade.html
(cùng tác giả PHƯƠNG PHÁP LÀM NƯỚC TƯƠNG - TƯƠNG HỘT THỦ CÔNG by Hồng Mai - http://nauanchay.blogspot.com/2009/01/phng-php-lm-nc-tng-sch-tng-ht-sch-ti-nh.html)

Tương Bắc + Làng tương bên bờ sông Nhuệ + TƯƠNG NAM ĐÀN
http://nauanchay.blogspot.com/2009/04/tuong-bac-lang-tuong-ben-bo-song-nhue.html

Ai biết chỉ mình cách làm tương hột đi và tương làm để lâu không bị mốc meo?
http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20090621204208AASgc4h

Chống mốc cho nước tương:
Nhỏ lên bề mặt của nước tương một ít dầu thực vật, nó sẽ làm cách ly nước tương với không khí bên ngoài và ngăn cản khả năng sinh trưởng của vi khuẩn.
Có thể thả vào nước tương một vài nhánh tỏi, mấy quả ớt hay vài cọng hành hoặc một ít muối ăn hoặc vài giọt rượu trắng, chúng cũng có khả năng chống mốc cho nước tương.
Cho nước tương vào soong đun sôi hoặc đun cách thủy để diệt khuẩn. Sau đó cho vào đồ đựng, đậy kín lại, có thể để trong thời gian dài mà không bị mốc.
Tránh đựng nước tương trong đồ đựng còn đọng nước, những chỗ có nhiệt độ cao hay gần bếp. Thả vào hũ nước tương một túi nhỏ có chứa một ít hạt cải, có thể bảo quản nước tương

Gửi bởi: Diệu Minh Aug 10 2010, 09:15 AM

Jul 11 2010, 09:44 PM
IP: 123.28.186.48 | Bài viết #249 |


Hội viên năng động


Nhóm: Members
Bài viết: 983
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203

Cảnh cáo: (0%)

Các bác kính,
Thắm thoát mà đã có những hũ tương hơn một năm ...
Kết quả ra sao nhỉ ??
-- Tất nhiên là ..." thiếu" độ ngọt !! Ngon và thơm thì cũng có chút đỉnh...Do vì đệ mới học làm nên...không có kinh nghiệm...Với lại, trong quá trình phơi tương, bị mấy con mốc "vật"...nên cứ bỏ muối tới tấp....Người xưa có câu : " năm tương, một muối"...Đệ thì ...năm tương hai muối..Mặn lắm các bác ôi...Nhưng vì "sĩ diện"...cứ để vậy mà ăn, không thèm thêm đường...Ai ăn thử cũng...lắc đầu...Cũng chẳng dám đem cho ai...Sợ họ không ăn mà quăng cho chó ăn...Tội nghiệp công lao lắm các bác ôi...
-- Phân tích nguyên nhân khiến tương bị quá mặn, đệ thấy có mấy điều xảy ra ...
a/ Trong quá trình phơi tương bỏ ngoài trời ...chả biết sao mà..."mốc" cứ mọc...dù ...mặn thấy mẹ ??? Thế là...cứ thêm muối...
b/ Để ngoài nắng , nước cứ bốc hơi, nên tương từ từ mặn lên...
...............................................................................



Muốn tương nhạt đi vì kiểu làm của huynhdoan đã làm cho nó trở nên quá mặn thì nên làm thêm ngay một đợt mốc mới... ủ mốc mật rồi bỏ lẫn, trộn đều, sau 8 tháng lấy ra ăn có mà ngon... thấy cả ông trời! ăn rồi lại phải lấy ra ăn thêm!

Nếu cần mốc giống thì tớ gửi cho một gói làm tha hồ...
Tớ mua 1 gói mốc, nhờ bà hàng xôi đồ cho 90.000 đ/ 1 mẻ, dặn bà ấy không bỏ muối và đồ chín tới vì lần đầu quên không dặn bà ấy vừa bỏ muối (cho xôi ngon) vừa nấu lâu nên nó trở nên quá mềm... đợt làm tương đó lại để cho chị Huyền "sờ mó" vào... cho nên không đạt tiêu chuẩn mấy... cho nên mốc mật nó không được ngọt và mầu không được đẹp... chỉ là như thế thôi bạn ạ. Không hiểu sao chị Huyền đã làm tương, miso cho nhà này 3,4 lần thì chưa lần nào mốc lên đều đẹp... mẹ mình trước đây cũng lấy toàn bộ nguyên liệu và cũng làm đúng công thức mà mình làm... cùng ở trong một ngôi nhà... thế mà cuối cùng sau nhiều lần LÀM tương... bà đành phải thừa nhận: làm tương phải có "tay" làm tương... chắc người nào làm tương ngon thì bàn tay của họ mà dùng để chữa lành bệnh chắc cũng tốt?
Bà Limma có đôi bàn tay như thế... tôi cũng có đôi bàn tay như vậy (nhưng có cảm giác là không được "dương" như bàn tay của bà Limma!): đặt vào ai là người đó hết bệnh... ông thầy bói Miến còn bảo tôi là bệnh nhân tới nhà tôi mà tôi mời nước họ, trước khi đó lấy ngón tay ngoắng vào nước... họ uống sẽ khỏi bệnh... tôi thấy điều đó hơi ghê ghê và chợt nhớ tới bài "tàn hương nước thải" của nhà thánh!!!!!!!!!!!! Hóa ra mình là người có đôi bàn tay được chư thiên hộ độ và "sử dụng" ?

Có thể còn do tôi "quá dương" cho nên người bệnh "âm" ?

Tay tôi ngày trước rất là "âm" nào là ẩm ướt ...nào là lạnh vào mùa đông... nay những tướng xấu đó HẾT rồi các bác ạ, tôi đã được đổi đời nhờ gạo lứt...

Mắt tôi trước đây hơi tam bạch, nay cũng hết lâu rồi..

Nhưng tôi vẫn tin là có người có tay làm tương, không phải ai cũng làm tương được, không phải ai cũng muối dưa được... họ cũng phải có "tay" muối dưa...

Không gian nhà bạn, bản thân bạn còn chứa nhiều âm khí và vi trùng vô ích, tai hại... đây là điều làm ảnh hưởng tới chất lượng mốc và tương...

Một người bạn Td Hà Nội vừa từ trong SG đi ra HN... (tức là trở về nhà)... nói với tôi về giá trị của thực phẩm, ví dụ cô ấy làm bột kokkoh cho trẻ con ăn, vì cô ấy NGHĨ là trẻ con rất dương cho nên ăn bột Kokkoh phải làm thế nào cho nó quân bình và hơi âm tí để cho trẻ con ăn...

Nhưng cô ấy không hiểu là nếu trẻ quá dương: phải nhìn mặt nó mới biết nó dương chừng nào hay là đít xanh lè vì trong khi mang thai bà mẹ đã ăn quá nhiều đồ âm...
Không thể nói suông một câu là trẻ con quá dương được. Vợ chồng anh Nguyện chị Thi có cô con gái trông giống hệt cậu con trai vì khi mang thai bà mẹ ăn quá nhiều mía cho nên đít và lưng người nó xanh lè, trong khi mắt lại một mí và một mắt to một mắt nhỏ... tướng hệt con trai, tôi đã đưa ảnh cô bé này lên mạng... bà mẹ lại cho uống sữa bột kokkoh tự chế... tôi nếm thử chai sữa... ôi mặn, tối đó hai mẹ con ngủ ở Bãi giữa, cả đêm cún khóc lóc khó chịu...chắc muốn uống nước giải khát!!!!!!!!! lúc đó tôi nói ngay: do chiều em cho nó ăn sữa mặn quá đấy...

Nếu bạn có bột Kokkoh mà quên không hạ thổ sau khi rang thì sau đó có thể lấy nước rau củ mà "pha" với bột cho dùng...
Hay đơn giản bạn làm bột các loại ngũ cốc sống... mà nấu lên, hay là bạn nấu cháo...

Chúng ta có nhiều cách để thực hiện một mục đích chứ không chỉ có duy nhất MỘT CÁCH...

Tôi biết ngay là cách tư duy của cô gái đã bị ảnh hưởng của một người Td "tầm cỡ" trong đó... vì mỗi người có một "Cách thức" làm việc tư duy...khác nhau... và tư tưởng của một người nào đó mà MẠNH mẽ thì có ảnh hưởng sang người khác...

Ví dụ: chỉ cần nói chuyện một lúc hay là nghe người ta nói... tôi có thể biết ngay người đó đang là đệ tử của ai...
Chỉ cần biết cách của một người làm Thực dưỡng tôi biết ngay người này ảnh hưởng bởi ai...

Vì sao? Vì họ chưa có gì sáng tạo, họ mới chỉ lặp lại những gì mà "người chủ" của họ đưa ra... cho nên mới có câu:giỏ nhà ai qoai nhà nấy.

Bạn phải nhìn phân con bạn và nhớ lại xem bạn đã "ăn gì" khi mang thai.. nhìn tướng mạo cháu bé... thì bạn mới nhận xét con bạn là dương hay âm, nó là bé trai hay bé gái...

Có một người Td trong nam thích quan trọng hóa quá đáng cái ăn.... và cách làm... cách sản xuất... tôi đã từng nghe và "biết cái kiểu" đó... nay một người bạn Td HN từ trong đó ra... lại thấy cái cách "ăn nói" và quan trọng hóa vấn đề giống hệt "ông tổ", hi hi...

Các bạn là người may mắn lắm... vì không phải gặp một vị "sư phụ" như thế ... vì sao? vì vị đó là mẫu người ăn thịt uống rượu!

Và vì thế mọi chuyện đều trở nên "quan trọng thái quá".... chỉ có cái chết là đáng quan tâm thực sự vì ai cũng phải chết. Và nếu cho vấn đề gì quan trọng thì nên đặt vấn đề sinh tử lên hàng đầu... bạn dự định điều gì đó cho 7 - 10 năm hay 20 năm... nhưng bạn quên đi mất cái chết có thể tới với bạn và tôi bất cứ lúc nào...



Gửi bởi: huynhdoan2000 Aug 31 2010, 10:20 PM

Chào các bác...

Nhân dịp đệ lục lại một quyển tập cũ , thấy có bài Tương Nam Đàn, trong đó có nhiều chi tiết hay hay...xin post lên cho các bác tham khảo....

TƯƠNG NAM ĐÀN

Tương ở Nam Đàn [ Nghệ Tĩnh] ngon nổi tiếng, là loại nước chấm được nhân dân ưa thích và sử dụng rộng rãi.
Chúng tôi xin giới thiệu cách làm tương ngô theo kinh nghiệm của bà con Nam Đàn.
Nguyên liệu :
-- Đậu nành 2 kg
-- Ngô 2 kg
-- Muối 3,4 kg
-- Nước lã 20 lít

1.CÁCH RANG ĐẬU:
Nhặt bỏ những hạt đậu thối, đen. Hạt đậu nhỏ để riêng, hạt lớn để riêng để lúc rang mỗi thứ một mẻ, hạt đậu nhỏ khỏi cháy. Vò kỹ, sạch, để một hồi lâu cho đậu ẩm, trương nở mới rang, thì đậu chín đều cả ngoài lẫn trong. Nên dùng chảo đất để rang đỗ là tốt nhất, vì chảo đất độ nóng vừa phải. Một mẻ chỉ rang vài bát cơm đỗ là vừa. Lửa để rang phải là lửa hồng, vừa rang vừa điều chỉnh độ nóng cho vừa phải. Rang cho đến lúc lấy tay vê hạt đậu thấy giòn và vỡ tan trên tay là được. Để nguội, đem đậu xay cho vỡ đôi, vỡ ba ra, sàng sảy hết vỏ, để riêng.

2. CÁCH LÀM MỐC :
Nếu mốc làm bằng ngô hạt thì vò kỹ, để ráo. Chuẩn bị một nồi nước lã để bên cạnh. Khi ngô ẩm, ráo nước thì rang vàng, giòn đều, đổ ngay vào nồi nước lã bên cạnh, ngâm khoảng 1 giờ thì vớt ra, để ráo nước, Bỏ ngô vào thúng ủ kín, xung quanh có lót một lớp lá chuối tươi, bên trên phủ kín một lớp lá nhãn hay lá ráng [ nhưng lá nhãn là tốt nhất]. Đặt mốc vào chỗ thoáng, mát để ủ. Thỉnh thoảng xốc trộn mốc để mốc lên đều. Tuỳ trời nóng, lạnh mà mốc có thể ủ trong 3 – 4 ngày hoặc có lúc lên đến 8 -9 ngày. Khi mốc lên đều và có màu trắng ngà, ngửi mốc thấy mùi thơm ngọt là được. Mốc ủ xong nếu đã có nước đậu thì ngã tương ngay. Nếu chưa có nước đậu thì bóp tơi mốc, rồi đổ vào cối giã nhỏ, rây lấy bột. Tãi bột ra nong phơi khô, để nguội, cho vào túi pô-ly-ê-ty-len cất giữ ở nơi thoáng mát.

Nếu mốc làm bằng ngô xay thì phải đãi kỹ ngô, ngâm vào nước từ 5 – 6 giờ cho ngô mềm, đồ chín. Xới ngô ra rá nắm thành từng nắm bằng quả trứng vịt, rồi bỏ vào thúng ủ mốc như cách ủ ngô hạt [ nhớ nắm chặt để mốc lên dễ dàng].
Hàng ngày trở mốc từ trên xuống dưới, dưới lên trên. Nhớ để thúng ủ mốc ở nơi cao ráo, thoáng mát, tránh chuột bọ.
Ủ xong đưa mốc giã nhỏ, phơi khô và cất giữ giống như trên.

3. CÁCH NẤU TƯƠNG :

Trước lúc nấu phải chùi rửa dụng cụ để đựng cho thật sạch. Theo kinh nghiệm của bà con thì dụng cụ rửa xong, phơi khô rồi lật úp xuống đất để không khí dưới đất hút hết mùi trong dụng cụ. Lật chum lên, chùi rửa một lần nữa, phơi khô. Múc nước lã đổ vào chum [ tốt nhất là nước mưa] để 3 – 4 hôm cho nước lắng cặn.
Múc một nửa nước đã lắng cho vào chảo hay nồi rồi đổ đậu vào đun sôi khoảng 2 giờ rưỡi [ về mùa hè]. Mùa đông đun cả buổi, đun đến lúc đậu bỡ ra là được. Bắc chảo xuống và đổ đậu vào chảo nước để sẵn bên cạnh [ một nửa số nước đã lắng], để nguội.

4. NGẢ TƯƠNG :

Vần chum ra ngoài nắng to rồi đổ nước đậu ở chảo vào chum. Lấy vải màn bịt kín miệng chum [ chỉ một lớp vải màn], trên cùng đậy nón lá đã cũ để che mưa, nắng. Mỗi sáng dậy dùng đũa cả đánh kỹ nước đậu, xong lau sạch miệng chum lại, đậy kỹ để ngoài trời khoảng 8 – 9 ngày. Đến ngày thứ 9 thì đưa muối và nước đã chuẩn bị sẵn đổ vào chum đánh kỹ cho tan hết muối [ nếu có điều kiện thì rang muối lên càng tốt].
Lấy 1 quả trứng gà rửa thật sạch thả vào chum tương, nếu trứng nổi lên như chụm cau là được [ chỉ nổi một tý]. Nếu trứng càng nổi nhiều là tương mặn, chưa nổi là tương nhạt . Lau sạch miệng chum, bít kín bằng vải màn, ngoài phủ kín bằng lá chuối tươi phơi héo, rồi lấy 1 chiếc chậu sành lau sạch úp lại để ngoài trời. Khoảng 10 ngày sau mở ra xem lại, thấy “cái” tương nổi lên mặt một ít có màu vàng, dẹp là được. Nếu “cái” nổi lên nhiều là tương mặn. Tương có vị chua [tức là tương nhạt] thì phải rang muối đổ thêm vào.
Khi tương đã đủ độ mặn thì lấy đất sét nhồi với trấu thóc vít kín xung quanh chậu và chum lại. Để ngoài trời khoảng 1 tháng thì tương ăn mới ngon. Gáo, muôi để múc tương phải thật sạch sẽ. Lấy xong nhớ đậy kín, không cho ruồi nhặng, bụi bặm bám vào, chum tương sẽ hỏng,
Quan trọng nhất là phải bảo đảm kỹ thuật và bảo đảm vệ sinh thì tương mới bảo đảm để ăn được quanh năm.

THUỲ LINH .

Gửi bởi: huynhdoan2000 Oct 10 2010, 06:30 AM

Đệ mới làm thêm một hũ tương nữa...

Vì sợ mặn nên đệ tính toán kỹ lưỡng...Cứ 5 phần thành phẩm [ tức là đậu, nếp, nước...] thì 1 phần muối...Các bác nào không hiểu thì cứ cân nguyên cái hũ, rồi trừ bì cái hũ ra...Coi còn bao nhiêu kí...Ví dụ còn 5 kí...Các bác cứ cân 1 kí muối bỏ vô...

Có điều đệ chưa "thông" lắm về cái vụ muối ??? Bản thân muối có nước ở trong đó...thế thì khi nước tan ra...cái chất mặn đã "đủ" chưa ?? Muối dùng làm tương là muối gì ?? Muối biển sống ? Muối rang ??
Đệ bắt chước trong sách dạy, lấy hột gà rửa sạch, cho vào hũ và thêm muối vào ...sao cho phân nửa hột gà nổi trên mặt nước là được [ sách nói như vậy]

Đệ đem phơi nắng...Phơi cũng gần 20 ngày mà..."làm sao đâu" ??? Tương lõng lẽo...Cứ muốn "đóng váng" trắng hoài...Phải quậy thường xuyên...
Sao kỳ vậy ?
Muối thì đệ đã tính chính xác rồi mà...Phơi nắng thì thường xuyên ...Không biết có phải là do trời thường hay mưa không ? [Tháng 7 mưa ngâu tầm tã, mưa suốt tháng, nắng ít,...]
Đệ thấy "đóng váng" hoài...đệ liền thêm muối vào...Kết quả, qua bữa sau thì thấy tương "đặc" lại [ kêu là "cái tương"], nổi lên trên...

À, thì ra nếu phơi tương trong vòng mười ngày mà thấy "cái tương" nổi lên trên...tức là đã đủ mặn...Tóm lại, căn cứ vào "cái tương" nổi lên...thì biết là ta đã dùng muối đủ chưa...
Không thể chỉ dùng công thức 5/1 hoặc hột gà mà xác định....

Còn chuyện "đóng váng" ???
Biết bao chuyện phải bàn...
Có điều...hình như khi hũ tương đã " đủ" thời gian thì...không còn đóng váng gì cả...Dù là đóng váng trên vách hũ tương....
Còn tương chưa "tới" thì...đóng váng tùm lum...Không ở trên tương cũng ở trên vách hũ...

Gửi bởi: Diệu Minh Oct 10 2010, 07:16 AM

Đúng rồi đấy. tả như thế là đã có kinh nghiệm rồi đấy.
Có thể do cả tại trời mưa "nuôi" loại mốc làm váng trắng!!!!!!!!!!!

Có thể bỏ ngay 250 gam muối ngay từ đầu, và chỉ cần phơi 10 - 15 nắng to... Như thế tương không bị cạn nước nhiều mà sinh mặn quá đáng...


Gửi bởi: huynhdoan2000 Oct 12 2010, 07:17 AM

Sư phụ ôi,

Tương nó bị đóng váng trắng ở bên trên...Phải làm sao ? Vớt ra bỏ lớp đó ? Hay là ...thây kệ nó, quậy, thêm muối, phơi nắng tiếp...cho mấy thằng "mốc" đó...chết ráo trong hũ tương...?? Vì chúng ta đâu có ăn liền đâu mà sợ...Một năm sau thì...không còn đóng váng trắng nữa...thoải mái mà ăn ?

Đệ tử có thắc mắc nầy...Khi hũ tương mới làm có một hai tháng...Khi thấy đóng váng trắng [ hoặc vàng]...chắc là do tương còn đang chuyển hoá...Cứ để vậy năm ba tháng sau ...mở ra coi lại thì...không còn thấy "mốc" gì cả...Lúc đó tương đã thành ???

Tương nó chuyển hoá theo thời gian...Hiện tượng còn nổi "mốc" ...đó là do còn đang chuyển hoá...Chứ không phải là "mốc" gây bệnh ??

Xin sư phụ chỉ dạy cho :

-- Trường hợp nào tương còn nổi mốc là còn đang chuyển hoá ?
-- Trường hợp nào tương thấy nổi mốc là chất độc gây bệnh ?

Gửi bởi: Diệu Minh Oct 12 2010, 07:59 AM

Có những loại váng trắng, gặp mấy cái nắng to là nó đã đi đằng nào!!!!!!!!!

Tớ không thạo mấy cái vụ váng trắng vì tớ gần như chưa gặp... kinh nghiệm là cứ phơi... và cho tới khi "đủ tuổi"???? thì váng trắng biến đi đâu??? chả biết.... thời gian đầu làm tương, phản ứng hóa học xảy ra liên tiếp và mãnh liệt...sau đó thời gian làm cho tương nó "bình an" ... khi đó dùng mới ỔN.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Oct 13 2010, 06:05 AM

QUOTE(Diệu Minh @ Oct 12 2010, 07:59 AM) *
Có những loại váng trắng, gặp mấy cái nắng to là nó đã đi đằng nào!!!!!!!!!

Tớ không thạo mấy cái vụ váng trắng vì tớ gần như chưa gặp... kinh nghiệm là cứ phơi... và cho tới khi "đủ tuổi"???? thì váng trắng biến đi đâu??? chả biết.... thời gian đầu làm tương, phản ứng hóa học xảy ra liên tiếp và mãnh liệt...sau đó thời gian làm cho tương nó "bình an" ... khi đó dùng mới ỔN.


Vậy là nơi chốn làm tương của sư phụ đã quá tốt ....

Đệ tử cũng nhận thấy...đến lúc nào đó [ khoảng 1 năm]...chả còn con gián hay con mốc nào bén mảng vào bên trong hũ tương...Lúc đó, lớp tương bên trên dày cộm lên, sẫm màu nâu...Lớp dưới cùng là lớp nước...Mưa gió chả ăn nhầm gì cả...Không thấy váng trắng , mốc meo ...

Về cái vụ phơi nắng....chắc có lẽ dùng hủ tương bằng thuỷ tinh coi bộ hay hơn...Chứ dùng cái hũ sành thì...nắng làm sao lọt vô ???

Sư phụ ôi...Ăn thì ít, làm thì nhiều...nếu để năm mười năm thì có còn ăn được không ?? Theo kinh nghiệm của sư phụ ...tương để bao lâu là "quá đát" ???

Gửi bởi: huynhdoan2000 Nov 2 2010, 08:40 PM

Một tư liệu làm tương nữa...

CHẾ BIẾN TƯƠNG TỪ ĐẬU MÈO XÁM


Từ lâu, nguyên liệu chính dùng để chế biến tương là : đậu tương [Glycine max Merr] ,đậu rựa [ Canavablaensiformis DC] còn gọi là đậu mèo trắng hay đậu mèo ngồi...

Nhân dân các vùng miền núi Cao Bằng, Lạng Sơn còn dùng đậu mèo xám để chế biến tương có hương vị thơm ngon. Đậu mèo xám còn gọi là đậu dao, đậu móng chó hay đậu mèo nằm, tên khoa học là Mucuna utilis Wall . Ở nước ta, có nhiều địa phương trồng loại nầy như Hà Sơn Bình, Sơn La, Vĩnh Phú... nhưng nơi trồng nhiều nhất là Cao Bằng và Lạng Sơn.

Cách chế biến

Khoảng tháng 11 - 12 dương lịch , khi lá lụi hết , trên cây còn trơ lại các trùm quả đậu già thì hái về đập vỏ lấy hạt. Hạt đậu mèo xám có chứa một lượng a-xit độc người và gia súc, ăn có thể bị say. Vì vậy trước khi làm tương, cần luộc chín kỹ hạt, vớt ra phơi khô, xay hoặc giả thành bột mịn, đổ vào chum vại ngâm với nước muối có nồng độ vừa phải với thời gian càng lâu càng tốt.
Nấu cơm nếp và gây mốc tương bằng cách : sau khi sới cơm ra nong, nia, rá và khi còn hơi ấm, lấy lá nhãn phủ lên trên, ủ vài hôm thì thấy có mốc mọc trắng hồng. Khi mốc mọc hết, bỏ lá nhãn ra phơi nắng một thời gian. Khi thấy lớp mốc lụi hết, thì đem giã thành bột nhỏ bỏ vào chum cùng với bột đậu, rồi bịt kín miệng chum. Sau vài ngày có thể ăn được nhưng càng để lâu tương có hương vị càng thơm ngon.

Đậu mèo xám là loại cây dễ trồng, sức sống khoẻ, ít bị sâu bệnh, không kén đất, cho năng suất cao [ mỗi cây có thể thu được từ 2 - 10kg hạt]. Đồng bào tỉnh Lạng Sơn còn trồng tận dụng ở quanh bờ rào, cho dây leo lên cây khác hoặc leo lên các tảng đá, vách đá vôi, vừa không tốn đất, tốn công chăm sóc mà thu hoạch hàng năm đủ dùng cho gia đình.
Hoàng Nguyệt [ KH và ĐS]
.................................................

Đọc bài trên ta thấy có mấy ý :
-- Dùng đậu mèo xám làm tương...Hi..cái nầy mới biết !!
-- Cơm nếp ủ ra mốc, đem phơi nắng...cho mốc "tiêu" hết...rồi mới đem vô xay ...
-- Làm có vài ngày là ăn được ...???


Gửi bởi: huynhdoan2000 Nov 11 2010, 05:51 AM

Chào các bác...

Đệ vừa phát hiện ra một việc...

Số là, đệ đặt mấy cái hũ tương ở ngoài sân cho ánh sáng và nắng chiếu rọi vào...để "trị" mấy thằng "mốc" !
Đúng là mấy cái thằng mốc là "kẻ thù" truyền kiếp của mấy nàng tương !! Đây là nói tương làm chưa được 1 năm...nên mốc cứ bám hoài ! Tức đóng váng trắng bên trên...Chịu khó vớt ra bỏ ! Mốc bám lớp trên, chứ bên dưới chả có sao cả ! Mặn thấy mẹ thì mốc làm gì sống nổi...Chẳng qua "liếm láp" bên trên. Tương để lâu đến lúc nào đó [ làm đúng kỹ thuật và trên 1 năm] thì...không còn mốc meo gì cả ! Tương đã "bất khả xâm phạm" [?]. Mười mấy hũ tương đệ cho nằm sát nhau...Một số hũ thì lâu lâu nổi "mốc"..Còn một số hũ thì...bề mặt tương bên trên đã cô đặt lại...không thấy nổi mốc.

Việc mà đệ phát hiện là...mặc dù để mấy hũ tương ngoài sân, nhưng khi trời mưa, cái sân xi măng của đệ cũng bám "rong"...Đi không để ý là...té ! À, thì ra...cái môi trường sân của đệ ...cũng đủ thứ vi khuẩn, mốc meo !!! Chắc cũng do cây cối, cỏ rác xung quanh phát tán virus quá !!! Thôi rồi, môi trường đặt hũ tương cũng quan trọng !!! Có một số nơi, đặt mấy cái lu tương ngoài trời...Miễn làm sao ở dưới mặt đầt không có "rong" là tốt !! Quả thật, trời mưa sanh ra đủ thứ chuyện rắc rối ...Trời nắng thì không sao cả...Nắng "bể" đầu, trong người càng khoẻ !! Mưa là có chuyện !! Áp thấp nhiệt đới càng...nguy hiểm !! hi...

Đệ đang nghiên cứu đưa mấy cái hũ tương lên nóc nhà ?? Nếu có thể, đưa lên trên mấy cây cột điện của điện lực...để có môi trường "không" virus !!! haha...sao mà đệ có nhiều "phát minh" quá nhỉ !!!

Các bác ở nhà lầu thì...OK !! Đặt mấy cái hũ tương kế cửa sổ là chắc cú ...Tương tự làm sẽ cung cấp đầy đủ đạm cho các bác ăn ...cho mập !!
............................................
Mấy bữa trước có thằng bạn ...nói với đệ rằng :
" Nếu đem tương nầy vô kính hiển vi mà rọi...thì có...vô số con vi trùng??? Nhưng vi trùng nầy là có ích cho đường ruột".

Nó nói câu trước...đệ "nổi nóng" !!! Nhưng nghe câu sau...tạm tha thứ cho nó !

Gửi bởi: Diệu Minh Nov 11 2011, 10:42 PM

Bí mật của việc đồ xôi "ngon" cũng quyết định tới chất lượng của tương.
Muốn xôi "ngon" nhất:
- Ngâm và đồ xôi bình thường, tới khi nào "cảm giác" là xôi chín vừa tới thì có thể vẩy thêm nước lạnh vào xôi hay là bắc ra khỏi bếp và gần như là vo lại xôi trong nước lạnh... rồi đồ lại lần 2.
- Cũng có thể gần được, thì để nguội... rồi khi nào ăn lại thì đồ lại, nhiều người nói xôi đồ lại lần 2 ngon là như thế.

Từ nay, bạn đồ xôi kiểu này để làm tương ắt tương sẽ ngon ngọt hơn vì nếp mà chín kiểu đó sẽ cho mốc nhiều và đều, giúp quá trình chuyển hóa đường tốt hơn!

Gửi bởi: anhtrang12 Nov 12 2011, 02:56 PM

Co Tram oi ! Chau thay tren video day lam mon sup miso nguoi ta hay cho miso mau trang va do vao do co. Khong biet mui vi the nao a? Miso chau mua nha co co mau den neu an dac thi thay thich nhung cho vao nau sup hay canh thi cam giac kho an lam a( chau cung chang hieu tai sao) .Chau doc thay noi miso trang va do thoi gian de ngan hon so voi miso mau den.Co dung khong a?Nha co co an miso do hay trang khong a?Gia bao nhieu ha co?

Gửi bởi: Diệu Minh Nov 12 2011, 06:08 PM

QUOTE(anhtrang12 @ Nov 12 2011, 02:56 PM) *
Co Tram oi ! Chau thay tren video day lam mon sup miso nguoi ta hay cho miso mau trang va do vao do co. Khong biet mui vi the nao a? Miso chau mua nha co co mau den neu an dac thi thay thich nhung cho vao nau sup hay canh thi cam giac kho an lam a( chau cung chang hieu tai sao) .Chau doc thay noi miso trang va do thoi gian de ngan hon so voi miso mau den.Co dung khong a?Nha co co an miso do hay trang khong a?Gia bao nhieu ha co?



Nhà cô sử dụng cả hai,
Khi nào ăn phở thì sử dụng cả Organic Hatcho Miso.

Gửi bởi: anhtrang12 Nov 22 2011, 09:56 AM

khi minh dung miso thi co nen chu y den lieu luong khong a?Nen dung bao nhieu la hop ly a?

Gửi bởi: lamhuu Apr 10 2012, 04:41 AM

Mình đang làm tương (theo cách chỉ dùng đậu, rang vàng, nấu mềm, ủ mốc sau đó ngâm nước muối tương phơi nắng) và có một số thắc mắc sau, bạn nào biết mong chỉ giúp
1. Khi ủ mốc mình thấy lên toàn mốc trắng, sợi dài chứ không phải mốc vàng đỏ. Không biết loại mốc này có tốt không? Mình dùng lá chuối để đậy và để ý thấy như sau chổ nào lá tiếp xúc với đậu thì mốc mọc vừa quanh hạt đậu, còn hở lên một chút thì mốc mọc thành sợi dài. Không biết khi đậy lá nên để lá tiếp xúc luôn với đậu hay cho hở ra một chút.
2. Sau khi vô nước tương, phơi nắng. Nếu thấy tương hơi mặn mình có thể nấu thêm nước sôi để nguội pha thêm cho loãng được không? Và ngược lại, nếu thấy tương nhạt thì có thể cho thêm muối vào và khuấy đều?
3. Dùng chai lọ thủy tinh, đồ sành sứ để làm tương thì rất tốt, tuy nhiên hơi nhiều tiền, cồng kềnh và dễ vở mà mình thì lại có nhiều chai nhựa loại trong suốt, loại này người ta bán giá cũng khá rẻ so với chai thủy tinh (lọ thủy tinh 10lít giá 80 nghìn, lọ nhựa 25 nghìn). Cho hỏi dùng loại chai nhựa trong suốt đó có tạm ổn không? (mình sợ khi để ngoài nắng thì nhựa không tốt) Mình có thể dùng lọ thủy tinh, khạp sành sứ phơi tương độ 10-15 ngày sau đó cho vào lọ nhựa và để vào trong mát (nơi vẫn có ánh sang mạnh nhưng nắng không chiếu vào)?
Cảm ơn mọi người nhiều!

Gửi bởi: sweetcandy Apr 27 2012, 12:04 PM

Cô Diệu Minh cho con hỏi sách về Miso mua ở đâu ạ? Xin cám ơn smile.gif

Gửi bởi: KinhThanh Aug 19 2012, 02:39 AM

Bạn làm nước tương cổ truyền hay các cách làm tương khác ..v..v...

Đậu Nành
Muối thiên nhiên nguyên hạt
Mấm mốc
Gạo nếp hoặc lúa mì

Bạn ăn rồi , cảm nhận rồi ...có thấy thiếu thiếu gì không ?

KinhThanh thấy có ..thiếu thiếu gì đó

Bạn có cảm thấy thiếu thiếu gì không nhỉ ?

hay là chỉ có 1 mình KinhThanh cảm thấy ..thiếu thiếu nó

Gửi bởi: KinhThanh Sep 3 2012, 04:04 AM

cái cảm giác thiếu thiếu lúc ăn nước tương mà KT ..cảm nhận ..là thiếu i-ốt
không riêng gì nước tương ...thực phẩm nào sử dụng muối thiên nhiên 100% ...ăn vào là có cái cảm giác ấy ...phải ăn ít rong biển ..thì nó mới hết cái cảm giác ...đó
lúc thiếu nó ...giọng nói sẽ khác ..so với lúc không thiếu
lúc trước KT có nghe mp3 phỏng vấn những người già ,lớn tuổi ăn Thực Dưỡng để chữa bệnh ...không hiểu vì đâu mà giọng nói của họ tương tự KT đến vậy ... lúc ăn muối nhiên thiên 100% , không ăn thêm rong biển , bổ xung i-ốt...giọng nói nghe có vẻ thều thào thế nào ấy

lúc muốn nước Volvic pH 7.0 ...cho thêm 1 đến 2 gram muối để pH tăng lên 7.3 đến 7.4 , giọng nói bị thều thào y như bị thiếu i-ốt
nhưng lúc ăn ít rong biển , thì nó chuyên đổi liền

cho nên lúc ai đó làm nước Tương hay Tamari , cho thêm rong biển vào vừa có i-ốt , lại có thêm vị ngon riêng của rong biển

ai đó làm nước tương , thử cho thêm rong biển xem sao ...

Gửi bởi: Diệu Minh Sep 3 2012, 07:42 AM

lúc muốn nước Volvic pH 7.0 ...cho thêm 1 đến 2 gram muối để pH tăng lên 7.3 đến 7.4 , giọng nói bị thều thào y như bị thiếu i-ốt
nhưng lúc ăn THÊM ít rong biển , thì nó chuyên đổi liền


Người Nhật thực dưỡng cũng đều cho rong biển vào tương của họ mà, cho nên món Natto miso của họ mới ngon tới mức như thế chứ,
còn cô Trâm thì đã cho rong biển phổ tai vào tương cổ truyền từ nhiều năm trước, hi, vì thế tương nhà cô mới ngon thế, nhưng giờ cô không làm tương cổ truyền nữa rồi, hy vọng ai đó làm đúng tốt thì cô chỉ bán thôi...

Gửi bởi: KinhThanh Sep 16 2012, 05:48 AM

như vậy là bạn đọc đã có ...thông tin đầy đủ ...để làm Nước Tương hay Miso ...ngon ở mức ấy ( ???... )

bạn phải ăn vài loại rong biển ...sau đấy hãy chọn loại nào bạn cần ,bạn muốn ....nứơc tương sẽ khác khác

ví như : rong biển Nori dùng để cuốn Sushi ...nó có vị như bột ngọt , lợ lợ

rong biển Wakame khô đóng gói ..thì hơi mặn mặn ,nhưng có vị lợ lợ như nước biển ...nó khác với muối mặn

ăn 1 loại Nori khô cuốn Sushi và Wakame khô ...thì Nori có vị bột ngọt lợ lợ nhiều hơn

các loại rong biển khác kinhthanh chưa có duyên thử qua ....nhưng ...ai đã có duyên sử dụng nước tương của cô Phạm Thị Ngọc Trâm làm thì ...hi hi ....cố gắng làm cho được như vậy

theo thực phẩm Ngũ Hành ...kinhthanh cảm nhận ĐẬU NÀNH tương ứng với TIM ,hành Hỏa

Ngũ Đậu ..đậu đỏ hạt nhỏ tương ứng với hành Hỏa ,nhưng hiện tại kinhthanh chưa có duyên ăn nó , để cảm nhận năng lượng của nó có đúng với thuyết Ngũ Đậu hay không

hiện tại kinhthanh ăn Ngũ hành :
Lúa Mì ( đậu xanh )
Đậu Nành
Gạo ( đậu lạc , hạt điều )
Bắp ( đậu trắng hạt nhỏ )
Kê ( đậu đen )

chưa có đậu đỏ hạt nhỏ Adzuki ...nên chưa cảm nhận được năng lượng của Ngũ Đậu ...nhưng ...ăn thiếu Đậu Nành ..trước ngực bị thiếu năng lượng , mất cân đối

như vậy thuyết Ngũ Đậu của Cảm Xạ Học ...kinhthanh cảm nhận có lẽ chưa chính xác , lúc xác định Đậu Nành thuộc Thổ ( mặc dù nó có màu vàng so với 4 loại kia )

kinhthanh ăn đậu Nành bình thường không tiêu hóa được ...nhưng ..hiện tại có loại Đậu Phụ Lactose , loại này ăn vào là tiêu hóa dễ dàng ...năng lượng trước ngực cảm nhận rất rõ ...ăn thiếu hay không ăn là ... cơ thể phản ứng , nó đòi ăn hành Hỏa , không có Tofu ( đâu phụ Lactose ) thì phải mua quả Mơ Aprikosen ăn vào thì mới dễ chịu

không ăn hành Hỏa là ...Tim , trước ngực nó bị 4 hành kia chèn ép , bắt nát ..nó bị yếu thế , tội nghiệp nó lắm

Gửi bởi: thành viên mới May 27 2014, 11:39 AM

Cô Diệu Minh ơi, cháu cũng đang mày mò học làm tương và tập ủ mốc. Cháu chưa có chỗ mua mốc giống nên tự ủ lấy.
Hiện cháu đang làm tương ta và muốn ủ nó thành mốc mật. Xôi nếp cháu ủ đựơc hai ngày rồi, tình trạng hiện giờ thì nó đã mềm, ngấu, có mùi cơm rượu và phủ một lớp mốc trắng ( cháu đã đảo mốc). Tuy nhiên vẫn lấm chấm một chút mốc đen.
Cháu muốn hỏi cô, bây giờ cháu đã vẩy nước muối loãng vào dc chưa? ( cháu sợ thêm thời gian thì cái bọn mốc ko tốt nó bám càng leo nhanh)?
Tỉ lệ nước muối 2% mà cô nói có phải là nước 98, còn muối 2 ko ạ?
Cháu mới làm thử nửa cân gạo nếp thui. Chưa dám làm nhiều. Mong cô chỉ thêm cho cháu.

Gửi bởi: Diệu Minh Jun 3 2014, 01:07 PM

Cô ơi, nửa tháng này con mày mò làm tương nhưng chưa có kinh nghiệm nên thực sự mong cô chỉ thêm.
Bình thường còn cũng ko định làm vì mẹ chồng con làm cho rồi nhưng như con đã nói ở quê chồng con, ngả tương xong vài hôm là ăn ngay. Con vốn dĩ chỉ định làm một vò nhỏ nhỏ cho vui nhưng bắt tay vào tìm hiểu về tương mới thấy thế giới tương thật phong phú và bản thân cứ muốn thử hết.
Con đã đọc gần hết 28 trang của top Làm tương cổ truyền với những kinh nghiệm của cô nhưng khi làm con có một số điểm vẫn không được như ý.
Vò tương đầu tiên con ủ mốc theo hướng dẫn mẹ chồng con, ủ mốc bằng ngô. Con thấy lên nhiều loại mốc, nhưng phần đa là mốc hoa cau.Con bỏ hết mốc đen, chỉ lấy phầnhoa cau và ngả dc vò tương thơm, ko bị đóng váng.
Con muốn chuểyn qua làm tương nếp nhưng đã bị thất bại từ khâu ủ mốc. Không hiểu sao, con nấu gạo nếp lứt vừa phải, mang ủ, chỉ 1,5 ngày là mốc xuất hiện, mốc sợi trắng, kéo dài. Gạo nếp mềm và có mùi cơm rượu, thậm chí để đến 2 ngày nó còn nhũn ra như cơm rượu. Ngang qua phòng để mốc toàn là mùi cơm rượu. Rất thơm nhưng ko ngả màu hoa cau dc, và nếp bị nhão. Con không biết có phải do nhiệt độ nóng quá, hay mốc chưa đủ thời gian. Cái nữa là con thăm mốc liên tục, cứ vài giờ một lần( vì con rất sốt ruột, thấy nó mà lên đẹp làcon vui sướng lắm).
Hay vì con ko có giống mốc chuẩn?
Con ở Thanh Hóa cũng ko có điều kiện ra HN mua giống, cũng ko biết trong này có giống ko?
Con đành chuyển cách khác để nuôi một em giống hoa cau, là ủ mố ngô như lần đầu rồigiữ phần hoa cau sấy khô, bảo quản,vậy có dc ko cô?


Có mốc chuẩn càng tốt nếu không lấy mấy cành lá nhãn sạch phủ lên mẹt mốc...
Mốc như thế cũng tốt rồi, đem bỏ muối và gia nhiệt ngoài nắng vào và phơi nắng là tạm ổn,
Loại đó cũng ngọt ngon rồi, chỉ tội mầu của nó không ngả vàng nhanh mà thôi.


Gửi bởi: Thu Trang Jun 3 2014, 08:28 PM


Có mốc chuẩn càng tốt nếu không lấy mấy cành lá nhãn sạch phủ lên mẹt mốc...
Mốc như thế cũng tốt rồi, đem bỏ muối và gia nhiệt ngoài nắng vào và phơi nắng là tạm ổn,
Loại đó cũng ngọt ngon rồi, chỉ tội mầu của nó không ngả vàng nhanh mà thôi.


[/quote]
Vì ko yên tâm phần mốc và sợ nhiễm độc, con bỏ mất 3/4 số mốc ủ sáng nay rồi ạ.
Con cảm ơn cô rất nhiều!

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 25 2016, 12:18 PM

Làm tương rất dễ (chuẩn)

Khâu 1: Làm mốc, mốc mật

1. Đặt bà hàng xôi đầu ngõ, bao nhiêu xôi đồ sẵn... mua loại xôi lạc, bỏ hết những hạt lạc ra và tãi ra mẹt và bôi mốc vào mẹt trước khi tãi ra... trấu là nguyên liệu để mốc giống lên, trấu này có thể ăn được nên các bạn không lo ngại gì... sau khi ngả tương là nó "mủn" ra liền... nếu đặt được xôi chỉ có gạo nếp trắng thì tốt, hoặc đặt được loại nếp lứt thì càng tốt hơn. (nếu lười hơn, bạn có thể lấy ngay bát cơm nguội để làm…), tóm lại bạn có thể làm mốc từ ngô, đậu nành, đỗ đỏ, đỗ đen, lúa mì, lúa mạch… phải làm thí nghiệm thành công rõ ràng rồi mới làm nhiều… phải làm vài lần để HIỂU BIẾT thế nào là mốc đạt chuẩn, mốc quá già hay quá non… rồi mới có thể NHẬN ra thế nào là đã OK… tóm lại, lần đầu chỉ nên làm khoảng ½ kg gạo nếp, làm thành công hãy tự tin làm nhiều hơn!

2. Lần đầu tiên chỉ nên làm thử 5000 đ xôi thôi, làm một lần là rút được kinh nghiệm, gói mốc giống sau khi được lấy ra làm thử thì phải giữ bảo đảm vệ sinh và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, hay chỉ đơn giản là bỏ vào chỗ nào mát trong nhà. Trước khi tãi xôi thì bôi mốc lên trên mặt mẹt, đậy một cái rá hoặc mẹt nữa lên cho tối ... và làm sao phải có độ thoáng.

3. Ngày nào cũng phải xem xét và sau 3 - 5 ngày thì mốc lên đều, nếu thấy mầu trắng bắt đầu ngả sang mầu vàng rồi chớm xanh như là hoa cau là được. Nếu thấy mốc hơi khô thì phải vảy nước hay là có cái bình xịt nước bơm bằng tay mà họ bán ở siêu thị, dùng để xịt cho phong lan? Không được dùng loại xôi bị nát.

4. Sau khi thấy mốc “được” thì vẩy nước muối loãng vào nguyên liệu cho nó hơi ướt và ủ lại như làm rượu nếp, tấp lại một đống rồi ủ bằng khăn vải, bọc kín lại nhưng vẫn có độ thoáng, ủ nhiều lớp cho dày để nó giữ hơi nóng làm ngấu thành phẩm... để phần đáy cho nước chảy ra cái bát - hứng cái bát ở đưới ... ủ hai ngày đêm rồi bỏ ra ... đem bỏ thêm muối vào tỉ lệ 1000 gam nguyên liệu thì bỏ vào 200 gam muối.

5. Thế nào là “mốc được” = tức là mầu của nó vừa chuyển từ trắng sang vàng giống mầu hoa cau, tuyệt đối không để mốc chuyển sang mầu xanh nhất là mầu xanh sẫm, phải để ý mốc từng ngày từng giờ… khi nào vừa từ trắng chuyển sang vàng thì sử lý làm mốc mật ngay lập tức; nếu không mầu mốc xanh sẽ làm cho toàn bộtương vừa kém ngon ngọt lại có mùi cài cài khó ngửi …

6. Bóp mốc này với chút nước muối (tỉ lệ 2% muối vào nước so với nguyên liệu ban đầu), làm sao cho mốc hơi giống như gạo mới vo, rổi ủ lại vào cái gì đó (rá) cho róc nước xuống phía dưới, ủ đậy toàn bộ lại (bọc trong lớp vải hay là lớp bao tải cho ủ giữ được nhiệt, có khi nó khá nóng) cho nguyên liệu tiếp tục chuyển hóa từ mốc đã lên đều sang thứ mốc mật ngọt lịm, có mùi phảng phất như là mùi rượu rất thơm. Chỉ ủ duy nhất 2 ngày đêm, không được ủ lâu hơn.

7. Bỏ mốc mật ra và trộn thêm muối tỉ lệ: 1 kg mốc mật cho vào 200 gam muối, có thể bỏ nhiều hơn nếu thấy nó quá ngọt... hàng ngày phơi mốc mật - phơi 10 nắng thì đậy kỹ lại.
(nếu để loại mốc này sau 8 tháng bạn sẽ có một loại misô ngọt dùng để làm ngon ngọt thức ăn tuyệt hảo…)

Nếu cảm thấy e ngại thiếu chất thì mua cám gạo rang sẵn, bỏ vào nguyên liệu để làm mốc mật...
Nếu có thể đặt bà bán xôi đồ cho gạo nếp lứt thì tốt nhất, nhờ bà làm là bà làm ngay... có thể bà làm xôi như sau: bà làm bán cho mọi người buổi sáng thì chiều về bà đồ xôi cho mình chẳng hạn; hay là nhờ người bán rượu nếp bán rong, họ cũng có "tay nghề" đồ xôi rất cừ... tôi đã nhờ được một người và họ luôn sẵn sàng làmtheo đơn đặt hàng của tôi...

Lần đầu tiên chỉ nên làm thử 5000 VND xôi thôi, làm một lần là rút được kinh nghiệm, gói mốc giống sau khi được lấy ra làm thử thì phải giữ bảo đảm vệ sinh và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, hay chỉ đơn giản là bỏ vào chỗ nào mát trong nhà.

Nếu cứ để nguyên liệu như thế ta có tương ngọt - gọi là mốc mật, để 8 tháng sau thì ăn được.
Nếu sau khi làm xong mốc mật, ngả ngay tương có được không? - Được.

Dụng cụ làm mốc tốt nhất?
- Cái mẹt
- Chõ đồ xôi (nên mua gạo nếp nương!)
- Loại khăn để làm mốc cho dễ dàng
- Bột mì rang chin, trộn đều với mốc rồi rắc lên xôi lúc xôi giảm nhiệt còn 40 độ C rồi phủ khăn lên…
- Nếu làm tương cổ truyên thì nên mua chum quế ở chợ Mơ hay chợ Hà Đông
- Nếu làm miso thì nên có những túi nilon chuyên dụng…
Khâu thứ 2: Ngâm đậu nành

Đem rang đậu nành cho chín thật già (không được để cháy) rồi bỏ vỏ xay nhỏ, đun nước đậu sôi lên và để trong chum (tốt nhất là chum quế) đúng 7 ngày 7 đêm, rồi ngả hai nguyên liệu vào nhau. Khi ngả nhớ cho tỉ lệ toàn bộ tương tỉ lệ muối như sau: 1 lít tương 180 - 200 gam muối tùy xem muối của bạn mặn hay không mặn, thường thì muối hầm lên không mặn như muối sống... làm sau sau khi ngả xong nếm thấy quá mặn là ổn, thấy mặn "đắng" là ổn, vài ngày và vài tuần sau sẽ ngọt lịm... ngày nào cũng phải quấy đều và phơi nắng... nếu làm 5000đ xôi thì chỉ rang 50 gam đỗ nành ((sau này ngả chừng khoảng nửa lít tương!), làm như thế hơi giống trò chơi của trẻ con nhưng nó “vừa” với sức của người mới bắt đầu… làm được một lần là vững “tay nghề” có ngay kinh nghiệm quí để làm những lần sau. Có thể đặt được loại đỗ mà họ đã rang đạt tiêu chuẩn để làm tương.

Nhiệt độ thích hợp để làm mốc là 28 - 32 độ, có thể để vào thùng xốp và gia cố nhiệt trong những ngày đông giá…

Tỉ lệ trung bình:
10 lít nước, 1 kg đậu nành, 3 kg gạo nếp... và tổng toàn bộ cho tới khi ngả tương tỉ lệ muối là 180 - 200 gam cho 1 lít tương.

Khâu thứ 3: ngả tương
Sau 7 ngày đêm ngâm nước đỗ bạn ngả hai bán sản phẩm với nhau và bỏ muối vừa đủ.
Mốc mật thì có thể để lâu bao nhiêu tùy ý… còn nước đỗ thì tối thiểu và tối đa là 7 ngày đêm thôi nhá.
Nhất là tra vào mục Làm miso của Nhật…. làm tương kiểu Nhật Bản để có thêm nhiều kinh nghiệm
Gõ vào google: rồi gõ tiếp : “Video làm xì dầu (tamari) rất hay”
Để tương có vị ngon ngọt nhất; nên bỏ thêm bột đọt dứa vào khi ngả tương sẽ nhanh được ăn hơn…
Chúng tôi thường có bột đọt dứa… Tìm thêm thông tin trên website: thucduong.vn
Lưu ý: bạn nào làm tương thành công liên hệ với chúng tôi, chúng tôi cần tương chất lượng tốt để bán ở nhà! ĐT: 04 38534225

Hiện chúng tôi đang cần bột đọt dứa (số lượng ít thôi) bạn nào có thể làm và cung cấp cho chúng tôi được nhỉ?

Gửi bởi: Diệu Minh Jun 28 2017, 07:28 AM



Khi ngả tương mà cháu cho thêm bột đọt dứa vào thì còn ngon hơn nhiều nữa! Cháu biết điều đó chưa? Tương sẽ nhanh có vị ngọt của mì chính ấy. Trong đọt dứa có men protea giúp chuyển hoá đạm ... cô đ 1 cao nhân mách bảo từ 30 năm trước... nên tương c cô làm ngon nức tiếng 1 thời! Sau đó không có không gian thích hợp... (nhà nhà cứ cao tầng dần che lấp ánh sáng mặt trời! Nên cô đành phải "bỏ nghề" ... 1989, 1980 cô kí gửi bán tương tại chùa Quán Sứ chai thuỷ tinh 65 xưa.... tuấn bán hết khoảng 80 chai... "may" có vị nào ở đó xúc xiểm (làm gì tương cổ truyền mà nổi tiếng đ bằng tương bần???) thế là họ k chịu nhập tương c cô về bán nữa!
Họ bán "Tương bần"... cô là ng rất có trình độ làm tương vì cô học từ bà nội, từ các cụ già và đọc nhiều sách về kỹ thuật làm tương... rất chịu khó học hỏi... cô nói v họ: cứ nhập cả 2 loại về bán, bà con phán xét!???không! Dứt khoát không??? Ha ha, cuộc đời càng phũ phàng v cô thì đường đạo của cô càng hanh thông! Nhờ cái "khốn nạn" đó ... cô vẫn "thừa năng lượng" nên cô quay sang làm việc khác và chỉ bán tương tại cửa hàng TD nhà cô c đủ nổi đình nổi đám một thời... phải nói chuyên môn c cô về làm tương: các qui trình... và sự am hiểu tường tận về làm tg c cô không một ng TD nào tại VN có thể sánh bằng???? Cho đến một ngày cô té ngửa ra cách làm miso và tamari của ng Nhật??? Nó có khác v cách mà chính cô đã nhúng tay vào phổ biến cách làm: thứ nhất là phải để ngấu ở nhiệt độ 5-25 độ. Thứ 2 là phải không đ để lọt tí không khí nào vào... những điều tâm sự này nên ghi nhớ nhé nháu. Nếu cháu định một ngày làm lấy miso hay tamari thì phải mua bằng đ loại mốc giống c người Nhật: hoá ra có nhiều loại mốc giống phết...

Gửi bởi: Dieuhuongnd Aug 9 2017, 02:08 PM

QUOTE(Diệu Minh @ Jun 28 2017, 07:28 AM) *
Khi ngả tương mà cháu cho thêm bột đọt dứa vào thì còn ngon hơn nhiều nữa! Cháu biết điều đó chưa? Tương sẽ nhanh có vị ngọt của mì chính ấy. Trong đọt dứa có men protea giúp chuyển hoá đạm ... cô đ 1 cao nhân mách bảo từ 30 năm trước... nên tương c cô làm ngon nức tiếng 1 thời! Sau đó không có không gian thích hợp... (nhà nhà cứ cao tầng dần che lấp ánh sáng mặt trời! Nên cô đành phải "bỏ nghề" ... 1989, 1980 cô kí gửi bán tương tại chùa Quán Sứ chai thuỷ tinh 65 xưa.... tuấn bán hết khoảng 80 chai... "may" có vị nào ở đó xúc xiểm (làm gì tương cổ truyền mà nổi tiếng đ bằng tương bần???) thế là họ k chịu nhập tương c cô về bán nữa!
Họ bán "Tương bần"... cô là ng rất có trình độ làm tương vì cô học từ bà nội, từ các cụ già và đọc nhiều sách về kỹ thuật làm tương... rất chịu khó học hỏi... cô nói v họ: cứ nhập cả 2 loại về bán, bà con phán xét!???không! Dứt khoát không??? Ha ha, cuộc đời càng phũ phàng v cô thì đường đạo của cô càng hanh thông! Nhờ cái "khốn nạn" đó ... cô vẫn "thừa năng lượng" nên cô quay sang làm việc khác và chỉ bán tương tại cửa hàng TD nhà cô c đủ nổi đình nổi đám một thời... phải nói chuyên môn c cô về làm tương: các qui trình... và sự am hiểu tường tận về làm tg c cô không một ng TD nào tại VN có thể sánh bằng???? Cho đến một ngày cô té ngửa ra cách làm miso và tamari của ng Nhật??? Nó có khác v cách mà chính cô đã nhúng tay vào phổ biến cách làm: thứ nhất là phải để ngấu ở nhiệt độ 5-25 độ. Thứ 2 là phải không đ để lọt tí không khí nào vào... những điều tâm sự này nên ghi nhớ nhé nháu. Nếu cháu định một ngày làm lấy miso hay tamari thì phải mua bằng đ loại mốc giống c người Nhật: hoá ra có nhiều loại mốc giống phết...


Gửi bởi: Diệu Minh May 12 2020, 04:50 PM

cách làm mốc tuyệt vời nhất:
http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=7311&st=0#entry32438

Gửi bởi: Diệu Minh May 20 2020, 04:02 AM

Nhiều năm trước tôi chưa có kinh nghiệm chín chắn về việc nuôi và ủ Koji nên cách phổ biến cũng không giúp được người làm tương bao nhiêu? nay có bạn fb: Tâm Minh nên việc làm mốc trở nên dễ dàng và chắc chắn thành công lớn hơn...

Gửi bởi: Diệu Minh May 20 2020, 04:02 AM

https://www.facebook.com/profile.php?id=100037202471886

Gửi bởi: Diệu Minh May 24 2020, 09:17 PM

Cập nhật thông tin quí báu mới nhất, tổng hợp được tất cả các yếu tố làm tương nhất định thành công:

Làm tương cổ truyền M, rất dễ học với thầy Tuấn (chuẩn)
Đảm bảo thành công mỹ mãn


Dụng cụ làm mốc tốt nhất?

- Cái mẹt, chõ đồ xôi (nên mua gạo nếp nương!) tốt hơn là có cái khay gỗ để làm được 1,5 kg gạo nếp (có thể đặt được loại khay gỗ đó ở fb “Tâm Minh” hay tự đặt bằng gỗ thông kích thước 25 x 35 x 7,5 độ dày của thành gỗ 13mm).

- Loại khăn để làm mốc cho dễ dàng có bán tại cửa hàng Gạo Lứt Ngọc Trâm: cần 2-3 cái cho 1 lần làm tương (1 cái khăn chuyên để đồ xôi, 2 cái để lót 2 khay gỗ).

- Nếu làm tương cổ truyền thì nên mua chum quế ở chợ Mơ hay chợ Hà Đông… hoặc đến thẳng vùng có chum là thị trấn Quế, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

- Bột đọt dứa và bột sung, bột đu đủ, tự làm hoặc mua sẵn. Thả vào chung khi ngả tương, đánh tan khi ngả tương cổ truyền: trộn lẫn hai nguyên liệu. (cách làm bột đọt dứa, bột đu đủ và bột quả sung xanh là các nguyên liệu phải hái cho tươi sau đó chế biến ngay vì trong nhựa các loại quả trên có rất nhiều enzyme phân giải đạm tạo vị ngọt umami (ngọt của thịt cá) cho tương, chúng tôi đã từng thấy có người ủ xác cá và đu đủ xanh để thành phân đạm bón cho cây trồng ?)

- Muốn làm tamari và miso ngon tham khảo và xem cách làm? bằng cách tìm trên mạng, gõ: http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=3753, phải có loại mốc đặc chủng làm miso hay tamari thì mới ổn, và phải làm theo lối của người Nhật mới tuyệt vời, làm xong ủ không cho không khí lọt vào thì mới ổn, khi có không khí vào thì các vi khuẩn sinh hơi phát triển làm tương bị nặng mùi - có mùi thum thủm).

** Nếu đã có khăn đồ xôi và khay gỗ làm đợt cũ thì phải sát trùng dụng cụ bằng cách cọ sạch khay gỗ bằng bàn chải và cho khăn đồ xôi và khăn ủ mốc vào chõ hấp sôi 30 phút để loại bỏ các chủng mốc tạp.


Khâu 1: Làm mốc Koji:

1. Chuẩn bị 1,5 kg gạo nếp phải vo sạch hết nước trắng đi để tránh đồ xôi xong làm các hạt gạo dính vào nhau mốc khó bám, ngâm nước 4 giờ sau đó cho vào chõ đồ xôi, sau khi nước sôi được 10 phút thì lấy đũa xâm vào khối xôi từ trên xuống dưới (xâm nhiều lỗ) sau đó đồ tiếp, khi xôi chín tới thì cho ra ngay và tãi ra mâm cho nguội, sau đó cho xôi vào bọc nilon và để vào ngăn mát tủ lạnh 15 giờ. Sau 15 giờ cho xôi vào chậu thau to và bóp tơi xôi. Nếu có được dụng cụ là cái bâu to đường kính 48cm (kiểu của Nhật) thì tốt nhất.

2. Chuẩn bị khoảng 30-40 gram bột mỳ lứt hoặc bột gạo lứt sau đó lọc bột qua rây cho mịn và trộn đều vào thau đựng xôi. (lượng bột mỳ phải vừa phải, chỉ đủ áo bề mặt gạo là được).

3. Lấy mốc giống và bóp tơi mốc giống ra sau đó rảy đều bề mặt xôi (2 gram mốc/1kg xôi). Gói mốc giống sau khi được lấy ra làm thử thì phải giữ bảo đảm vệ sinh và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, hay chỉ đơn giản là bỏ vào chỗ nào mát trong nhà.

4. Xếp khay gỗ ra và lót khăn cotton vào khay, sau đó cho xôi đã rảy mốc vào khay sao cho bề dày của khối xôi khoảng 1,5 đến 2cm, nếu bề dày khối mốc mỏng quá thì mốc nhanh già, dày quá thì mốc bị ngấu nát bên trong. Sau đó tấp vải lại (gập nhẹ các góc phủ lên bề mặt của xôi) và canh chừng mốc.

5. Sau khoảng thời gian trung bình là 20-22 giờ thì mốc đã bắt đầu lên, biểu hiện bằng mùi mốc thơm thoang thoảng như mùi dứa chín thì đem mốc ra bóp cho tơi nát và dàn đều gạo mốc lại như ban đầu và tấp khăn lại. Sau lần bóp mốc số 1 thì cứ 8 giờ thì đảo và bóp mốc 1 lần. nếu khôi mốc nhiệt độ cao quá thì bật quạt cho khối mốc nguội bớt đi tránh mốc tạp phát triển. Mốc để làm tương ngon nhất là mốc trưởng thành gần 36 giờ mùa hè (khoảng 40 giờ vào mùa đông).

6. Thế nào là “mốc được” = tức là mầu của nó vừa trắng tinh và mốc lên đều tất cả các góc của hạt xôi, tuyệt đối không để mốc chuyển sang mầu hơi vàng tạm được chứ xanh nhất… là mầu xanh sẫm, thì mốc đã bị già và mùi ngai ngái không còn ngon nữa, khi thấy mốc bị như vậy nên đổ bỏ mẻ mốc đó đi, phải để ý mốc từng ngày từng giờ… khi nào vừa lên hết thành mầu trắng thì làm mốc mật ngay lập tức; ngửi mùi đó có mùi thơm giữa dứa và tương, khá thơm…

7. Bóp mốc này với chút nước muối (tỉ lệ 2% muối vào nước so với nguyên liệu ban đầu), làm sao cho mốc hơi giống như gạo mới vo, rổi ủ lại vào cái gì đó (rá) cho róc nước xuống phía dưới, ủ đậy toàn bộ lại (bọc trong lớp vải hay là lớp bao tải cho ủ giữ được nhiệt, có khi nó khá nóng, có khi nó nóng lên 60 độ C), công đoạn này làm giống kiểu làm rượu nếp của các cụ ta xưa… làm vậy cho nguyên liệu tiếp tục chuyển hóa từ mốc đã lên đều sang thứ mốc mật ngọt lịm, có mùi phảng phất như là mùi rượu nếp rất thơm. Chỉ ủ duy nhất 2 ngày đêm, không được ủ lâu hơn. Nếu có cái thùng xốp xử lý được loại nhiệt luôn giữ 60 độ thì chỉ mất 8-9 tiếng là được. Cho ra loại mốc ngọt như mật, làm cho kiến bâu đầy!

8. Bỏ mốc mật ra và trộn thêm muối tỉ lệ: 1 kg mốc mật cho vào 170 gam muối, có thể bỏ nhiều hơn chút nếu thấy nó quá ngọt... hàng ngày phơi mốc mật - phơi 3 nắng thì đậy kỹ lại (có thể để trong bóng râm không cần phơi, nếu đang giữa hè).
Nếu để loại mốc này sau 8 tháng bạn sẽ có một loại misô gạo ngọt (có thể đặt tên là TƯƠNG MẬT) dùng để làm ngon ngọt thức ăn, phết lên món nướng, chiên rán...
Nếu cảm thấy e ngại thiếu chất thì mua cám gạo rang sẵn trộn với mốc mật...
Nếu cứ để nguyên liệu như thế ta có tương ngọt - gọi là mốc mật, để 8 tháng sau thì ăn được.

Nếu sau khi làm xong mốc mật, ngả ngay tương có được không? - Được.

Lưu ý: Muốn làm miso và tamari thì phải để ủ tương làm sao không khí không lọt vào được và không cần phơi nắng, nhiệt độ thích hợp nhất để làm miso là 15- 25 độ C. Nên học hỏi kỹ với thầy Tuấn fb “Tâm Minh” rồi hãy làm hoặc đợi chúng tôi ra được sách hướng dẫn tỉ mỉ đã nhé?

Khâu thứ 2: Ngâm đậu nành
Đem rang đậu nành cho chín thật già (không được để cháy) rồi bỏ vỏ xay nhỏ, đun nước đậu sôi lên và để trong chum (tốt nhất là chum quế) canh đúng 7 ngày 7 đêm tuy nhiên khi nào nếm nước đậu thấy nó bắt đầu bớt chua ngả sang nhạt rồi hơi ngọt thì mới được nhé: 7 ngày 7 đêm chỉ là con số ước lệ, có lần trời nóng quá thì thấy ít hơn 7 ngày đêm đã thấy nước đỗ đạt chuẩn, có lần 7 ngày rưỡi…, khi nước đậu đã đạt rồi thì ngả hai nguyên liệu vào nhau.

Khi ngả nhớ cho tỉ lệ toàn bộ tương tỉ lệ muối như sau: 1 lít tương 170-180 gam muối tùy xem muối của bạn mặn hay không mặn, chỉ nên sử dụng muối sống sạch là được, làm sao khi ngả xong nếm thấy quá mặn là ổn, thấy mặn "đắng" là ổn, vài ngày và vài tuần sau tương sẽ ngọt lịm... ngày nào cũng phải quấy đều và phơi nắng... Có thể đặt được loại đỗ mà họ đã rang đạt tiêu chuẩn để làm tương. Nhiệt độ thích hợp để làm mốc là 28 - 32 độ, có thể để vào thùng xốp và gia cố nhiệt trong những ngày đông giá… thời tiết tự nhiên thích hợp nhất để làm tương là tháng 4-5 âm lịch hàng năm! Chúng tôi có thể ngả tương quanh năm vì đã vững tay nghề…
Tỉ lệ trung bình: 10 lít nước, 1 kg đậu nành, 3 kg gạo nếp... và tổng toàn bộ cho tới khi ngả tương tỉ lệ muối là 170-180 gam cho 1 lít tương, (nhớ trừ lượng muối để hãm mốc mật).

Khâu thứ 3: ngả tương

Sau 7 ngày đêm ngâm nước đỗ đã đạt chuẩn (nếm thấy vị nhạt và hơi ngọt) bạn ngả hai bán sản phẩm với nhau và bỏ muối vừa đủ.
Mốc mật thì có thể để lâu bao nhiêu tùy ý… còn nước đỗ thì khoảng 7 ngày đêm. Khi ngả tương cần làm sẵn bột đọt dứa (+ bột sung + bột đu đủ) để bỏ vào trong khi ngả 2 nguyên liệu trộn lẫn với nhau. Đọt dứa là phần có mầu xanh bị người ta bỏ đi phía trên quả dứa, lấy về bỏ hết lá có gai phía ngoài bên trong có phần lõi to ngang hơn quả nhót … thái mỏng phơi khô, giã nhỏ. Thầy “Tuấn Tekka” có fb tên là “ Tâm Minh” khuyên nên trộn lẫn cả bột sung và bột đu đủ, thì tương sẽ ngon ngọt nhất?

Tham khảo: tra vào mục Làm miso của Nhật…. làm tương kiểu Nhật Bản để có thêm nhiều kinh nghiệm. Gõ vào google: rồi gõ tiếp : “Video làm xì dầu (tamari) rất hay” để xem thêm.

Để tương có vị ngon ngọt nhất; nên bỏ thêm bột đọt dứa + bột sung+ bột đu đủ vào khi ngả tương sẽ nhanh được ăn hơn (bột này có bán)… … Tìm thêm thông tin trên website: thucduong.vn. Lưu ý: bạn nào làm tương thành công liên hệ với chúng tôi, chúng tôi cần tương chất lượng tốt để bán ở nhà! ĐT: 024.38534225. Cần gì thắc mắc tra vào mạng thucduong.vn mục: “Cách làm tương cổ truyền”.
Hiện cửa hàng có loại tương cổ truyền và các loại tương miso, tamari của Nhật và của Việt Nam rất ngon. Ngon hơn thể có siêu gia vị Haimi1, Haimi2… có cả Natto sổi và Tempeh thay thế thịt cá rất tốt cho sức khỏe.


Hiện nay chúng tôi đang có loại bột của 3 thứ: đọt dứa, sung, đu đủ ... các bạn có thể mua về để gia tăng độ ngọt của vị umami của tương... hoặc có thể tự làm lấy.

Gửi bởi: Diệu Minh Sep 15 2020, 12:53 PM

https://www.facebook.com/100037202471886/videos/328589755057771

Gửi bởi: Diệu Minh Oct 10 2020, 08:50 PM

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=7322

Gửi bởi: Diệu Minh May 26 2021, 12:52 PM

Kinh nghiệm làm tương của Ngọc Trâm
1/ Lắng nghe tâm
Mình
2/ để ý quan sát mốc và làm tg như nuôi con mọn
3/ ngửi nếm nước đỗ phải đúng chuẩn rồi thì bất kể là giờ nào cũng phải ngả ngay!
4/ Chốt chính là chum làm tương ngâm đỗ phải sạch TINH thơm tho!

Cho nên phải để que đảo và muối ngay gần đó, cân nữa

Làm sau khi dứt kinh khoảng 3-5 ngày,
Làm mốc giữa hai kỳ kinh!

Gửi bởi: Diệu Minh May 28 2021, 07:55 AM

https://www.facebook.com/1958976021050064/posts/3000574300223559/?d=n


Gửi bởi: Diệu Minh May 28 2021, 07:56 AM

Dụng cụ, nguyên liệu, những người thầy hướng dẫn làm TƯƠNG lý tưởng nhất Việt Nam:
1/ cần MỘT VỊ THẦY GIỎI cả lý thuyết và Thực hành: hay nhất là học với thầy Tuấn Tekka và c Trâm với gần 40 năm kinh nghiệm làm tương đã nổi tiếng từ rất lâu tại Việt Nam và thế giới!
C Trâm có bà nội làm tương ngon nổi tiếng và sống gần bà nội cả tuổi thơ ấu...
Thầy Tuấn học đại học vi sinh đã tốt nghiệp, rất giỏi về làm các món ăn Thực dưỡng căn bản nhất... lại chuẩn bị đậu 1 bằng bác sĩ Đa Khoa... đã tạm dừng học lên học hàm tiến sĩ y sinh để giúp cho việc đào tạo thế hệ Thực Dưỡng trẻ nước nhà giỏi Đạo và Đời...
Vào đường link sau để đăng kí học làm các món lên men với thầy Tuấn:

https://www.facebook.com/100037202471886/posts/482875412962537/?d=n

Sau đây là những thứ cần có hoặc không cần nếu bạn đã có sẵn!
2/ mốc giống của công ty vi sinh
3/ khăn đồ xôi và sử dụng làm mốc luôn thay phải phủ lá nhãn như xưa!
4/ bột đọt dứa M
5/ que đảo xào để cậy mốc, rang đỗ và khuấy tương!
6/ mốc koji giống Nhật để làm amazake và nhiều món khác!
7/ tài liệu hướng dẫn làm tương
8/ mẹt nia đường kính gần 80 cm mua 2 cái, có thể mua loại nhỏ hơn! Loại này dàn được 5 kg gạo nếp đã nấu thành xôi
9/ đỗ tương nhỏ hạt (1 kg đỗ cho 10 lít tương).
10/ gạo nếp nương (tuỳ mình làm bao nhiêu % gạo nếp xát trắng bao nhiêu nếp nương) hễ làm 10 lít tương cần 1 kg đỗ và 3 kg gạo nếp!
11/ muối sạch 1,7kg cho 10 lít tương! Gói muối visalco 450g/1 gói!
12/ Nếp nương hoặc gạo be lạnh (lứt đỏ) cho sản phẩm tương ngọt nhất! Ngọt sâu!
13/ có thể đặt khay làm mốc bằng gỗ! Nhờ thầy Tuấn đặt!
14/ chum quế là loại chum sành làm tương tốt nhất (mua tại huyện Quế Võ Hà Nam) có thể đặt họ ship đến!? Sẽ cho số điện thoại của họ...
15/ trõ đồ xôi liền đáy!
16/nên có ánh nắng làm tương mới thơm ngon, nếu không làm vẫn ngon thơm với hướng dẫn của thầy Tuấn Tekka!
Còn bổ xung tiếp sau nhé.
Xem thêm:
http://Http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=386
#dungculamtuong

Gửi bởi: Diệu Minh May 29 2021, 03:09 PM

Dụng cụ, nguyên liệu, những người thầy hướng dẫn làm TƯƠNG lý tưởng nhất Việt Nam:
1/ cần MỘT VỊ THẦY GIỎI cả lý thuyết và Thực hành: hay nhất là học với thầy Tuấn Tekka và c Trâm với gần 40 năm kinh nghiệm làm tương đã nổi tiếng từ rất lâu tại Việt Nam và thế giới!
C Trâm có bà nội làm tương ngon nổi tiếng và sống gần bà nội cả tuổi thơ ấu...
Thầy Tuấn học đại học vi sinh đã tốt nghiệp, rất giỏi về làm các món ăn Thực dưỡng căn bản nhất... lại chuẩn bị đậu 1 bằng bác sĩ Đa Khoa... đã tạm dừng học lên học hàm tiến sĩ y sinh để giúp cho việc đào tạo thế hệ Thực Dưỡng trẻ nước nhà giỏi Đạo và Đời...
Vào đường link sau để đăng kí học làm các món lên men với thầy Tuấn:

https://www.facebook.com/100037202471886/posts/482875412962537/?d=n

Sau đây là những thứ cần có hoặc không cần nếu bạn đã có sẵn!
2/ mốc giống của công ty vi sinh
3/ khăn đồ xôi và sử dụng làm mốc luôn thay phải phủ lá nhãn như xưa!
4/ bột đọt dứa M (nếu theo học lớp thầy sẽ hướng dẫn cách làm).
5/ que đảo xào để cậy mốc, rang đỗ và khuấy tương! (Có thể không cần mua)
6/ mốc koji giống Nhật để làm amazake và nhiều món khác!
7/ tài liệu hướng dẫn làm tương
8/ mẹt nia đường kính gần 80 cm mua 2 cái, có thể mua loại nhỏ hơn! Loại này dàn được 5 kg gạo nếp đã nấu thành xôi
9/ đỗ tương nhỏ hạt (1 kg đỗ cho 10 lít tương).
10/ gạo nếp nương (tuỳ mình làm bao nhiêu % gạo nếp xát trắng bao nhiêu nếp nương) hễ làm 10 lít tương cần 1 kg đỗ và 3 kg gạo nếp!
11/ muối sạch 1,7kg cho 10 lít tương! Gói muối visalco 450g/1 gói!
12/ Nếp nương hoặc gạo be lạnh (lứt đỏ) cho sản phẩm tương ngọt nhất! Ngọt sâu!
13/ có thể đặt khay làm mốc bằng gỗ! Nhờ thầy Tuấn đặt! (Có thể không cần nếu nhà có mẹt, nia)
14/ chum quế là loại chum sành làm tương tốt nhất (mua tại huyện Quế Võ Hà Nam) có thể đặt họ ship đến!? Hỏi thầy Tuấn hướng dẫn
mua chum!? Nếu không có thể làm vào hũ thuỷ tinh, loại 5 lít, đặt trong nhà, trong bóng râm! Mua loại thuỷ tinh tốt!
15/ trõ đồ xôi liền đáy!
16/ nước khoáng Kim Bôi là nhất!
17/ bột mì lứt
18/ nên có ánh nắng làm tương mới thơm ngon, nếu không làm vẫn ngon thơm với hướng dẫn của thầy Tuấn Tekka! Nếu nhà không có ánh nắng thì để trong nhà cũng được! Để chỗ có nhiều ánh sáng nhất và để nơi khô ráo!
Còn bổ xung tiếp sau nhé.
Xem thêm:
http://Http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=386
#dungculamtuong

Gửi bởi: Diệu Minh Aug 15 2021, 04:14 PM

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=7397&st=0#entry32775

Gửi bởi: Diệu Minh Nov 17 2022, 04:30 AM

Cô thân v HỌ bằng sự biết ơn… họ nói hết bí quyết cho cô dặn đi dặn lại chum ngâm đỗ phải sạch… mà cô quên không hd người làm tg … rồi chính cô quên không nghĩ nó cần sạch hơn nữa…? Chuyện sạch MỨC nào giờ chỉ mỗi cô biết??? Ngâm 1 ngày đêm sau khi bỏ hết ra cũng chưa ổn! Nếu có 1 hạt đỗ sống lẫn vào … tức là độ CHÍN chưa già thôi cũng ĐỦ làm nước ngâm có mùi nặng như thối… bài học đắt giá … và phải cẩn trọng biết ơn cung kính tương… ngạo mạn TÔI làm tương ngon là nó lại HẠ xuống không ngon như những chum cẩn trọng chánh niệm biết ơn!
Bạn đã gửi
Dạy ng khác là để KHÔNG quên kiến thức
Bạn đã gửi
Là để tri ân người hd mình
Bạn đã gửi
Mình đã học đ những cốt tuỷ tinh tuý không mất xu teng nào
Bạn đã gửi
Nên mình thành ng gánh nợ đó suốt cuộc đời
Bạn đã gửi
Có vậy mình mới có thể làm đ tương ngon
Bạn đã gửi
Tương là nước nó rất nhạy cảm

Gửi bởi: Diệu Minh Jun 21 2023, 08:27 AM

Chi tiết đắt giá:

Hôm nay tìm ra đ cách của các cụ xưa (thấy có nói tới điều này): khi đồ xôi được già nửa thời gian? Mở nắp lấy đũa chọc vuông góc 5-7 lỗ xuống đáy!
Bạn Cường thì để sẵn mấy chiếc đũa cắm sẵn rồi cùng rút ra đúng thời điểm vàng này?
Kết quả: đổ xôi ra TÌM không thấy chỗ nào bị nát!
Chi tiết đắt giá

Sản xuất bởi Invision Power Board (http://www.invisionboard.com)
© Invision Power Services (http://www.invisionpower.com)