Phiên bản in ấn của chủ đề

Nháy vào đây để xem chủ đề theo đúng định dạng gốc

Thực Dưỡng _ Thực phẩm & Nấu ăn _ Tía tô và các món ăn từ tía tô

Gửi bởi: Diệu Minh May 6 2012, 12:04 PM



Lá tía tô (Beefsteak Plant - Perilla frute - Scens): Cây tía tô họ bạc hà, thân mọc phát triển rất nhanh. Với màu, mùi, và mau phát triển cho chúng ta biết nó là loại cây âm. Từ lâu, lá tía tô được dùng trong chế biến mơ muối. Ngoài việc tạo ra màu và mùi nó có tác dụng bảo quản. Tía tô có chứa aldehyt perilla, theo tài liệu, dùng bảo quản thực phẩm tổng hợp rất tốt. Lá tía tô rất giàu diệp lục tố, vitamin A, B2, C, calcium, chất sắt và phospho. Nó còn chứa axít linoleic có khả năng làm phân huỷ cholesterol.
* Tác dụng dược tính của tía tô: Lá tía tô được dùng trong y học dược thảo cổ truyền trong các trường hợp sau:
- Làm dịu hệ thống thần kinh.
- Thông tiểu.
- Giúp hệ thống tiêu hoá hoạt động tốt.
- Hỗ trợ khi bị cảm lạnh và ho.
- Nước ép lá tía tô sống hữu ích trong vài trường hợp da bị nhiễm nấm, da sần sùi (đặc biệt cho Trichophytosis ở da đầu và râu).
- Cách dùng tía tô: lá tía tô tươi có thể dùng như rau trộn hoặc để trang trí với xúp miso. Ngâm lá tía tô để thêm vào lúc nấu cơm, nó làm tăng sự ngon ăn của bạn.
120. Tía tô làm gia vị: Nướng lá tía tô với mơ muối cho khô lại trong lò nướng và xay chúng thành bột. Loại gia vị này có giá trị thương mại dùng rắc lên cơm, hoặc cho vào trong cơm vắt.
121. Trà tía tô: Ngâm lá tía tô trong nước, nấu uống như trà. Dùng khi trúng độc thức ăn, đặc biệt là trúng độc cá.
* Các chế phẩm với mơ muối: Giấm mơ muối (Ume Su): để làm giấm mơ muối, dùng trái xanh tươi, rửa qua rồi cho vào thùng với lá tía tô và muối, đừng dùng mơ đã khô. Đè lên trên bằng một vật nặng. Do mơ còn tươi, nước mơ tươm ra do muối và sức ép và mơ được nhúng chìm trong nước mơ. Chất lượng giấm này còn cao hơn các loại giấm thường.



Ăn tía tô, chữa hơn mười bệnh

Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại làm cho xuất mồ hôi, thuộc các trường hợp bệnh do cảm lạnh, cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.

Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens Britt, họ hoa môi (Lamiaceae) là cây thảo, cao 0,5-1m. Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám.

Tía tô (shiso) trong tiếng Nhật có nghĩa là “cây tím làm hồi sinh” và được dân tộc này sử dụng từ rất lâu. Tía tô có tính ấm, vị cay, không độc, hương vị là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và the mát sát khuẩn. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến, đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Trường hợp không có thì dùng thay thế cho nhau cũng được.

Theo tạp chí Newly revised Makino's new illustrated flora of Japan thì tinh dầu chiết xuất từ lá tía tô bằng cách chưng cất hơi nước bao gồm một loạt các hợp chất hóa học, có thể thay đổi tùy thuộc vào loài. Dầu tía tô được sử dụng như một loại dầu ăn có giá trị nhiều hơn cho lợi ích y học so với hương vị của nó. Nhiều nhất, chiếm khoảng 50-60% dầu, là perillaldehyde tạo nên mùi thơm và hương vị của tía tô, được sử dụng như một chất ngọt nhân tạo ở Nhật. Dầu ép từ tía tô chứa 40% dầu bão hòa đa (60% acid linolénic, 15% A.linoléic, 15% A.oléic).
Trong ẩm thực, tía tô do có tính chống dị ứng nên được sử dụng chung với cua hay hải sản. Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại làm cho xuất mồ hôi, thuộc các trường hợp bệnh do cảm lạnh, cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, tía tô được dùng như một vị thuốc để tạo hưng phấn, trị cảm, nhức mỏi, ho suyễn. Hạt chứa tinh dầu có tính bốc hơi, giúp bảo quản và khử trùng thức ăn. Khi trái gió trở trời, tô cháo giải cảm thật nóng, thật cay, thơm mùi rau tía tô tỏ ra rất hiệu quả.

Ngoài nấu cháo hoặc xông hơi giải cảm thì tía tô còn được sử dụng trong các trường hợp như: chữa ho, hen, đàm suyễn tức ngực, khó thở; chữa thương hàn, ho suyễn; người lớn tuổi hay thở suyễn, đuối hơi; trẻ em ho nhiều thở gấp, mặt tím tái; người già ho nhiều đờm đặc, khó thở (viêm phế quản mãn tính); rối loạn tiêu hóa; ngộ độc thức ăn; táo bón ở người già suy nhược...

Do cây tía tô phát triển tốt trong môi trường nắng và ẩm nên nhiều người đã dùng tía tô làm cây kiểng trang trí.


Tác giả: DHT - Sưu tầm

http://handico6.com.vn/detail/an-tia-to-chua-hon-muoi-benh.html

Gửi bởi: Diệu Minh May 6 2012, 12:09 PM

Theo tài liệu cổ tía tô có vị cay, tính ôn, vào hai kinh phế và tỳ. Có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí khoan dung, giải uất, hoá đờm, an thai, giải độc do ăn cua cá. Tía tô có tác dụng chữa ngoại cảm phong hàn, nôn mửa, động thai, ngộ độc cua cá.
Thông thường tía tô có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa ho, giúp sự tiêu hoá, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo, còn có tác dụng chữa bị ngộ độc nôn mửa, đau bụng do ăn cua cá.
(Trích “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi, nxb KHKT 1986 trang 652).
Tác dụng dược tính của lá tía tô theo Thực dưỡng:
Lá tía tô được dùng trong y học dược thảo cổ truyền trong các trường hợp sau:
• Làm dịu hệ thống thần kinh.
• Thông tiểu
• Giúp hệ thống tiêu hoá hoạt động tốt
• Hỗ trợ khi bị cảm lạnh và ho
• Nước ép lá tía tô sống hữu ích trong vài trường hợp da bị nhiễm nấm, da sần sùi (đặc biệt cho Trichophytosis ở da đầu và râu)
• Cách dùng tía tô: lá tía tô tươi có thể dùng như rau trộn hoặc để trang trí với xúp miso.
Dùng lá tía tô để thêm vào cơm ăn, làm tăng sự ngon ăn của bạn.
Nướng lá tía tô với mận muối cho khô lại trong lò nướng và xay chúng thành bột. Loại gia vị này có giá trị thương mại dùng rắc chúng lên cơm, hoặc ăn với sắn luộc… hoặc cho vào cơm nắm hay làm món ăn sushi nổi tiếng của Nhật Bản…
(Theo “Y học thường thức trong gia đình”, nxb Phụ nữ, 1999, trang 122)
Phần lớn nữ giới bị thiếu máu.
Chữa bệnh thiếu máu não bằng nước ép lá tía tô
Khi thiếu máu, lượng oxi cung cấp cho cơ thể giảm. Do đó, người uể oải, hay mệt, hoa mắt, ù tai…
Nước ép lá tía tô trong trường hợp này có hiệu quả
Uống nước ép lá tía tô tốt cho chứng thiếu máu. Lá này có nhiều chất sắt, khoáng, lân, vitamin A. Ngoài ra có đầy đủ chất diệp lục. Những chất này chữa bệnh thiếu máu rất tốt.
Cách ép nước như sau: Chuẩn bị 30 lá tía tô, 1 quả táo, 50 gam cần tây loại cây to tướng. Xay những thứ đó thành nước ép lá tía tô. Nếu uống được nước ép lá tía tô đơn độc thì càng tốt, cho thêm vài thành phần nữa như trên để cho dễ uống mà thôi.
Theo quyển “75 Bí pháp tự làm lấy được – Đã từng có phương pháp chữa bệnh kỳ diệu như thế này chưa?” của nxb Y học, 1994 trang 74.
Kết luận: những người Thực dưỡng Hà Nội đã làm thành công món tía tô rắc cơm, món ăn “khoái khẩu” theo phong cách Nhật Bản. Mấy năm trước bạn Nguyễn Thanh Thuỷ đã mang một gói tía tô muối mơ của Nhật tới nhà cho tôi vì thế tôi đã được biết tới giá trị của món ăn đặc sản Nhật Bản này. Sau vài năm chúng tôi mới ý thức tới món ăn đầy hấp dẫn đó và hiện nay chúng tôi đã có “Tía tô rắc cơm” được sự ưu ái của người tiêu dùng, được làm từ tía tô nhà trồng ở Bãi giữa sông Hồng...


Tía tôi được sử dụng trong những nhà bếp Thực dưỡng một cách liên tục và phong phú...

http://forum.bacsi.com/cung-nuoi-day-be/meo-tri-rom-say-cho-con-bang-nuoc-cot-la-tia-to-165622.html

Gửi bởi: Diệu Minh May 6 2012, 12:18 PM

ước ép lá tía tô làm cho bạn có nhiều hồng cầu hơn trong máu.

Lần đi Thái Lan tu tập chúng tôi còn được biết tía tô luộc lên ăn rất là ngon.
Về nhà, sẵn một vườn tía tô ở bãi giữa, khai thác mang về vừa ăn vừa tuyên truyền bán cho bà con.
Hôm nay ăn tía tô luộc chấm với nước tương ngâm trám, tôi không ngờ là NÓ ngon miệng tới mức như thế.
Nghĩa là: với công phu tu tập tôi còn càng ngày càng được ăn nhiều miếng ngon hơn bao giờ hết, chân lý ở gần ta hơn ta tưởng.

Các bạn ơi... hãy ăn lá tía tô luộc!

Người Nhật Bản rất là nhạy cảm với tía tô, gần như gi gỉ gì gi họ cũng làm sao đưa tía tô được vào trong bữa ăn hàng ngày với rất nhiều cách thức độc đáo, ngon và thú vị....

Khi luộc lá tía tô, bạn bỏ thêm 1-2 miếng phổ tai.
Nước lá tía tô luộc? ngon thơm đặc biệt, cuối vị của nó có vị ngọt ngọt trong họng như là bạn ăn cam thảo...



http://lazyfattybhnguyen.blogspot.com/2011/10/tia-to.html

Gửi bởi: Diệu Minh May 6 2012, 12:25 PM

http://www.google.com.vn/search?hl=vi&cp=5&gs_id=x&xhr=t&q=t%C3%ADa+t%C3%B4&bav=on.2,or.r_gc.r_pw.r_qf.,cf.osb&biw=1152&bih=739&um=1&ie=UTF-8&tbm=isch&source=og&sa=N&tab=wi&ei=xwmmT4nMIO2NiAf2yZitAw


Gửi bởi: Diệu Minh May 7 2012, 05:42 PM

TÍA TÔ

Theo tài liệu cổ tía tô có vị cay, tính ôn, vào hai kinh phế và tỳ. Có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí khoan dung, giải uất, hoá đờm, an thai, giải độc do ăn cua cá. Thông thường tía tô có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa ho, giúp sự tiêu hoá, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo, còn có tác dụng chữa bị ngộ độc nôn mửa, đau bụng do ăn cua cá.
Tác dụng dược tính của lá tía tô theo Thực dưỡng:
Lá tía tô được dùng trong y học dược thảo cổ truyền trong các trường hợp sau:
• Làm dịu hệ thống thần kinh.
• Thông tiểu
• Giúp hệ thống tiêu hoá hoạt động tốt
• Hỗ trợ khi bị cảm lạnh và ho
• Nước ép lá tía tô sống hữu ích trong vài trường hợp da bị nhiễm nấm, da sần sùi (đặc biệt cho Trichophytosis ở da đầu..)
• Cách dùng tía tô: lá tía tô tươi có thể dùng như rau trộn hoặc để trang trí với xúp miso.
Dùng lá tía tô để thêm vào cơm ăn, làm tăng sự ngon ăn của bạn.
Phần lớn nữ giới bị thiếu máu, nên thường xử dụng tía tô rắc cơm và tía tô luộc với phổ tai rồi chấm tương ăn hàng ngày. Lá tía tô có vị ngọt hậu hơi the the và ngọt như là cam thảo… nước luộc lá tía tô rất là ngon, lá tía tô luộc chấm với nước tương ngâm trám có mùi vị ngon nhất!
Chữa bệnh thiếu máu não bằng nước ép lá tía tô
Khi thiếu máu, lượng oxi cung cấp cho cơ thể giảm. Do đó, người uể oải, hay mệt, hoa mắt, ù tai…Nước ép lá tía tô trong trường hợp này có hiệu quả.
Uống nước ép lá tía tô tốt cho chứng thiếu máu. Lá này có nhiều chất sắt, khoáng, lân, vitamin A. Ngoài ra có đầy đủ chất diệp lục. Những chất này chữa bệnh thiếu máu rất tốt.

Gửi bởi: Diệu Minh May 7 2012, 05:48 PM




Tía tô luộc bỏ thêm phổ tai, ăn rất là ngon.

Bà con ơi, hãy ăn tía tô luộc mà xem, rất là tuyệt nhé!

http://nihonmai.wordpress.com/2009/07/08/n%C6%B0%E1%BB%9Bc-tia-to/

Gửi bởi: Diệu Minh Jul 1 2012, 10:37 PM

Sử dụng lá tía tô để muối sung, muối dưa rất tốt, làm cho mầu của dưa trở nên rất đẹp:



Chúng tôi vừa làm thành công món sung muối lá tía tô lần sau sẽ cho thêm cả cám và phổ tai...

Gửi bởi: KinhThanh Jul 2 2012, 05:15 AM

Sung Muối + lá Tía Tô ???


Mận Muối ...nổi tiếng , bây giờ đến ...Sung Muối

Sung Muối có từ bao giờ ? Sung Muối do ai phát minh ra đầu tiên ?

có lẽ .. Sung Muối có suất xứ từ Việt Nam , do Phạm Thị Ngọc Trâm là người làm ra đầu tiên

nó có tác dụng và lợi ích trị bệnh hay bồi bổ gì cho cơ thể ?

Gửi bởi: justmevn Jul 2 2012, 03:57 PM

Quả sung, quả vả thì phải hỏi người miền Trung, nhất là người Quảng Trị, Huế. Họ muối vả ngon.

Gửi bởi: Diệu Minh Jul 2 2012, 06:40 PM

Sung muối là món ăn đồng quê nổi tiếng mà, nay cho thêm tía tô...
Mầu ở ngoài rất đẹp, không hiểu sao cái điện thoại nhà mình lại chụp thành mầu xỉn thế không biết
lấy cái máy ảnh củ của bác Hưng cho từ 2005 ra chụp thì máy hỏng rồi, có lẽ nó hỏng hẳn hết date sử dụng rồi phải mua máy mới à?

????

Đắn đo mãi, PHẢI mua máy mới à, quen sử dụng dòng máy đó thành ra bây giờ... lơ lửng... he he...
Tớ chả phát minh ra món sung muối
là do sung, vả có hai loại enzym quí thì phải tìm cách mà ăn nó, làm sung muối kiểu này, Ngọc nó khoái ăn tới mức, chả phải bảo nó mà nó cứ tự lấy ra và ăn với cơm, ngon đáo để các bạn ơi...

Tía tô nó chát chát ngọt ngọt... hèn chi mà muối lãn với mơ .... thành ra quả mơ muối kiểu Nhật nó mới ngon ngọt như thế chứ...

Chả lẽ bay vào Huế để ăn vả, nếm vả?


Gửi bởi: Diệu Minh Jul 2 2012, 06:46 PM


Sơ chế :
Luộc trái vả, gọt vỏ, thái mỏng, vắt ráo.
Bí quyết : cho vả vào khi nước thật sôi, khoảng 20 phút là chín mềm, vớt ra, xả nước lạnh thì trái vả rất đẹp.
Rang vàng đậu phộng, mè.
Rau răm lấy lá, rửa sạch, thái nhỏ.
Dưa hấu cắt dọc, lấy nửa trái, dùng muỗng múc hết phần đỏ (dùng làm sinh tố), sử dụng phần vỏ cứng làm vật đựng trang trí.
Ớt sừng tỉa hoa, ngâm nước lạnh cho nở cánh.


... trích đoạn cách làm món vả...

Gửi bởi: KinhThanh Jul 8 2012, 05:35 PM

Dieu Minh:

Tớ chả phát minh ra món sung muối
là do sung, vả có hai loại enzym quí thì phải tìm cách mà ăn nó, làm sung muối kiểu này, Ngọc nó khoái ăn tới mức, chả phải bảo nó mà nó cứ tự lấy ra và ăn với cơm, ngon đáo để các bạn ơi...

justmevn:
Quả sung, quả vả thì phải hỏi người miền Trung, nhất là người Quảng Trị, Huế. Họ muối vả ngon.

KT là người sinh ra ở QT, lớn lên ở Huế ..nhưng ít khi ăn Sung , Vả ,lại càng không biết gì về nó

cô DM nói Sung , Vả có 2 loại enzym quí , phải tìm cách bổ xung nó ...nhưng enzym này lúc muối nó , hay nấu chín nó ...enzym có chết không ? có mất đi không ?

anh justmevn trả lời giúp KT với nha ...có lẽ enzym bị mất đi , nó tương tự như enzym ở trạng thái nẩy nầm gạo lức ??

nếu để nó ở trong môi trường nhiệt độ trên 45°c thì enzym chết ??



Gửi bởi: Diệu Minh Aug 29 2012, 08:07 AM

Món ăn từ tía tô rất nổi tiếng gọi là TÍA TÔ RẮC CƠM, ăn rất hấp dẫn:
http://thucduong.vn/forums/lofiversion/index.php?t837.html

Gửi bởi: tusen Aug 30 2012, 09:19 AM

tía tô rac com ngon quá cô ơi , nhờ tía tô mà cháu ăn ngon và ngủ cũng ngon nữa. Ai bị bệnh tiêu hóa , đường ruột thì nên ăn loại này trước tiên , ăn trước 6h tối or trước lúc mặt trời lặn smile.gif

Chúc Vui

Gửi bởi: Diệu Minh Oct 4 2012, 09:08 PM

http://www.tapchilamdep.com/am-thuc/am-thuc-va-suc-khoe/Cong_dung_cua_Tia_To-60993.dep

Gửi bởi: Diệu Minh Mar 8 2020, 11:04 AM

Mới nhất, đăng ngày 8/3/2020:

TÍA TÔ tím, Tía tô xanh – Vừng ngà hooc

Theo tài liệu cổ tía tô tím đỏ có vị cay, tính ôn, vào hai kinh phế và tỳ. Có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí khoan dung, giải uất, hoá đờm, an thai, giải độc do ăn cua cá, chống oxy hóa. Có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa ho, hỗ trợ tiêu hoá, giảm đau, giảm viêm khớp, giải độc, chữa cảm mạo, chống nôn mửa, ung thư.
Trà tía tô, bột tía tô tía: tạo kiềm và làm êm dịu hệ thần kinh.

Lá tía tô tía được dùng trong y học dược thảo cổ truyền trong các trường hợp sau: Làm dịu hệ thống thần kinh, thông tiểu, giúp hệ thống tiêu hoá hoạt động tốt, hỗ trợ khi bị cảm lạnh và ho. Nước ép lá tía tô sống hữu ích trong vài trường hợp da bị nhiễm nấm, da sần sùi (đb cho Trichophytosis ở da đầu..)

Nữ giới thường bị thiếu máu, nên thường xử dụng tía tô rắc cơm và tía tô tươi thái nhỏ nấu canh với phổ tai và miso, tía tô luộc với phổ tai rồi chấm tương cổ truyền. Lá tía tô có vị ngọt hậu hơi the the và ngọt như là cam thảo, nước luộc lá tía tô chấm với nước tương ngâm trám có mùi vị ngon nhất!

Lớp muối ô mai cũng cung cấp một lượng lớn vòng đồng nhân tố Kreb (Krebs cycle co-factors). Sự chuyển đổi của cacbon hydrat thành năng lượng mà những nhân tố này đòi hỏi. Ô mai chứa lượng lớn a-xít xi-tric của nguồn thực phẩm tự nhiên. Sự chuyển đổi của ATP (Adenosene Tri-Phosphate) thành năng lượng a-xít xi-tríc đòi hỏi cũng như các chất điện phân. Đó là lý do tại sao khi ăn cơm với ô mai lại cung cấp năng lượng lớn hơn là ăn cơm không. Fred Pulver. Macrobiotics Today, March/April, 2002

Tía tô rắc cơm (Việt Nam, Nhật): rất tuyệt vời với trẻ biếng ăn, là món ăn rất quí với Thực dưỡng Nhật, trộn với cơm…

Khi thiếu máu, lượng oxi cung cấp cho cơ thể giảm. Do đó, người uể oải, hay mệt, hoa mắt, ù tai. Uống nước ép lá tía tô tốt cho chứng thiếu máu vì có nhiều chất sắt, khoáng, lân, vitamin A.

Đặc biệt hơn có lá tía tô xanh = lá vừng Ngà Hóp giầu omega 3, gần tết sẽ có hạt vừng loại này, ăn tốt cho trí não, trị trầm cảm và lo lắng, tốt cho phụ nữ mang thai, giảm hiếu động bốc đồng và hung hăng, giảm đau bụng kinh, cải thiện giấc ngủ, làm đẹp da, chống lão hóa và giảm nguy cơ bị mụn trứng cá.


Sản xuất bởi Invision Power Board (http://www.invisionboard.com)
© Invision Power Services (http://www.invisionpower.com)