IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Triết âm dương trong thuật trường sinh
Diệu Minh
bài May 11 2012, 07:47 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Thay lời tựa

Người xưa thường dạy “ăn được ngủ được là tien đề tỏ hai chuyện then chốt cho một cuộc sống trăm năm”

Sanh, lão, bệnh, tử là bốn đoạn đường mà ai ai cũng phải trải qua: nhưng chỉ có bệnh mới gây nên sự khổ: nếu xác thân vô bẹnh thì con người sẽ hưởng được cảnh sanh thuận, tử an và lão vui. Cho nên chúng ta phải suy nghĩ và cần để ý: ăn để sống khoẻ chớ không phải sống để chỉ ăn ngon.

Thuật ăn đề sống vô bệnh” nếu được áp dụng theo Luật Âm - Dương” như giáo sư Oshawa đã ghi trong quyển sách này thì mọi người đều có thể hưởng được sự an lành của thân thể, sự thư thai của trí óc và thoát khỏi sự đau khổ của già nua bệnh tật.( Lão và bệnh)
Luật Âm - Dương ở đây đã được giảng giải rõ ràng và rốt áo cũng như sự liên quan mật thiết giữa vũ trụ và con người tuỳ theo luật động tịnh, biến đổi. Kinh Dịch được trình bày theo một khía cạnh mới hợp với tư tưởng hiện đại đang ca tụng khoa học. Khoa dinh dưỡng cổ truyền được đem ra ánh sáng của thế hệ nguyên tử hầu giúp cho nhân loại khỏi bị cái guồng máy ăn uống phản luật thiên nhiên gia tăng đau khổ.
“Trời đánh tránh bữa ăn” do người đời thường nói có thâm ý khuyên dạy con người nên trong bữa cơm. Bữa ăn dầu sang trọng hay đơn giản phải có thì giờ để nhai để thấm, để nuốt. Nhai hàng trăm lần thì phải mất thì giờ, nhưng chính đó mới là cái bí quyết ăn theo luật Âm - Dương của giáo sư Ohsawa”.
Ngoài sự ăn uống thuộc về sinh lý và vật lý, còn một điều hệ trọng nhất, trên địa hạt tinh thần cũng như tâm trạng, là phải có một nếp sống đúng theo luật “Âm - Dương” đúng theo “chân khái niệm” và “nguyên - lý - thái - cực”. Những lụât ấy cũng như những nguyên lý ấy, khi đã thấu đạt và sống được, thì con người đã ứng dụng cái triết lý y - học mà tác giả như một cái Đạo hay là Y - Đạo vậy.
Chính cái nếp sống mới là mục đích của giáo sư Oshawa vi nó đưa con nguơi đờ́n nơi tự tay cởi mở những dõy ràng buụ̣c đờ̉ đờ́n chụ̃ giải thoát vụ tọ̃n,đờ́n sự cụng bằng tuyợ̀t đụ́i và đờ́n nơi hạnh phúc trường tụ̀n dịch giả đã cụ́ tõm dịch quyờ̉n sách này cụ́t trả ơn cho tác giả và đem cái hay của sách để gieo khắp bốn phương hầu tạo nên một cái “nhà băng vũ trụ” tại quê nhà như giáo sư Oshawa hằng nói, để con người của thế hệ mai sau có thể tự ý rút cái vốn có sẵn để kinh doanh việc riêng.
Và chính cái thế hệ vô bệnh mới đáng gọi là hạnh phúc, an vui và nước giàu dân mạnh.

Viết tại Huế, ngày 15 tháng 12 năm 1962
Liễu Quán


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
macrobiotic
bài May 11 2012, 09:10 PM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 212
Gia nhập vào: 15-March 07
Thành viên thứ.: 11



Tựa

Tôi viết quyển sách này tại Phi - Châu xích đạo Pháp, trong khi chờ Bác sĩ A.Schweitzer trở về (từ đầu tháng 11 đến cúôi tháp chạp 1955, ở dưỡng đường của ông ở Lambaresné của hội truyền - giáo Tin - Lành tại nhà xưa của bác sĩ Scheweitzer (đã cất vào năm 1913). Thỉnh thoảng tôi ngắm xem phong cảnh của xứ đẹp đẽ này và sông lớn Ogouné mà trên giòng lượn bao thuyền độc mộc cỏn con cùng có cây xanh tươi vùng phụ cận.

Tôn - chỉ sách này gồm mấy điểm sau đây:

1. Trình bày nguyên - lý Thái - cực biện - chứng pháp, đại đồng, giản dị và thực -tế của khoa học và triết lý cùng là của các tôn giáo lớn nhất và của các nền văn minh á đông.

2. Đặc điểm của nguyên lý về mặt sinh vật, sinh lý, y học, giáo dục, xã hội và luận lý;

3. Nhất là về y học của nó;

4. Và là căn nguyên của nguồn giải thoát vô tận cùng sự an lạc vĩnh cửu.

Nguyên lý Thái cực của Đông phương vốn vô cùng đơn giản và thực tế, mọi người có thể hiểu và thực hiện hàng ngày. Nó là luận lý biện chứng pháp đại đồng. Nó là chân khái niệm và tổ - chức của đời và của vũ trụ, là một la bàn phổ thông rất dễ dùng.

Phương hướng đường đời theo cái la bàn này là đức tin và đức tin theo đây trái với đức tin ta thường hiểu “tôi tin vì phi lý” (1). ở nội tâm nó là một minh thức thấy tinh vi tất cả qua thời gian và không gian vô tận, còn bên ngoài, nó là tình bác - ái đại đồng bao hàm các sự mâu thuẫn để làm thế nào chúng nó bổ túc và dung hoà lẫn nhau, cùng phân phát nguồn hoan hỷ cho mọi người một cách thường xuyên. Đức tin đã dời non đến cạnh bể và chính chân lý đem đến cho quí bạn tất cả niềm giải thoát vô tận nguồn hạnh phúc trường tồn và điều công bằng tuyệt đối.

Sau khi xuất bản quyền sách thứ nhất của tôi bằng pháp văn (Le Prrincipe Unique de la Science et de la Philosophie d’Extrême- Orien” chez Vrin à Paris, được 26 năm qua) tôi vẫn làm việc theo một đường lối. Nhưng tôi từ giả luôn Nhật Bản vào cuối năm lục tuần của tôi (tháng 10-1953) để viếng các bạn hữu cùng các bậc vĩ nhân ở khắp thế giới mà họ sẽ hiểu Nguyên lý Thái Cực, một biện chứng pháp thực dụng.

Tôi mong rằng người ta sẽ hiểu nó như nghệ thuật cắm hoa (xem quyển “Le livre des Fleurs” chez Plon à Paris), y học Trung Hoa (“L’Acupancture” chez Frascois) và thuyết vũ sĩ đạo (xem quyển “Livre de judo”, Sekai Seihu, Tokyo) mà tôi nhập nội vào Âu châu cách 35 năm nay.

Sở dĩ tôi không phổ cập trước tiên nguyên lý Thái Cực chỉ vì nó rất khó lĩnh hội đối với đại chúng Tây Phương.

Cho đến ngày cùng đời sống của tôi, tôi sẽ chu du luôn cùng hiền thê tôi và người sẽ có dịp trình bày với qui bạn những thức ăn trường sinh chữa tất cả các bệnh. Chúng tôi sẵn sàng phục vụ quí bạn. Quí bạn hãy gửi cho tôi các câu hỏi và các câu phản đối, tôi sẽ trả lời nhanh chóng nhất cho quí bạn

G.OHSAWA
Tại Hội truyền giáo Tin lành Andéndé
Ngày 18-1-1956



--------------------
Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
macrobiotic
bài May 11 2012, 09:13 PM
Bài viết #3


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 212
Gia nhập vào: 15-March 07
Thành viên thứ.: 11



Triết âm - dương trong thuật trường sinh
*******
Sách luận về tư duy tuyệt đối

Âm và dương
Siêu hình và hữu hình


Nguyên lý Thái Cực vốn được xác định nhưng sự phiên dịch và giải thích có thể siêu hình và hữu hình.

Khi sơ khai vũ trụ, có trên 4000 năm nay, nguyên lý Thái cực vốn là một biện chứng pháp vật lý. Sau lại, các nhà bình chú và các nhà siêu hình học như đức Khổng tử, làm cho phức tạp thêm về nghĩa lý rồi đến lượt các y sĩ. Đó là nguyên do gây nên sự hỗn hợp và mơ hồ bao trùm cái triết lý và khoa y học Đông phương, ngoài ra người á đông là giống dân được gọi là giống “tinh thần”, giống “siêu hình” hay là “nguyên cổ”. Họ nói một thứ tiếng hoàn toàn đặc biệt và sống trong thế giới vô tận, trường tồn và tuyệt đối. Vì vậy tiếng nói của h ọ không xác định, mơ hồ, rất đổi thâm - thuý về ý nghĩa và thường kém sự rõ ràng. Riêng tiếng Tầu và Nhật (loại tiếng đặc sắc Đông phương hơn cả) thì thiếu mất cương yếu và thời gian, về số mực và số giống nam nữ. Kỳ thực, theo lối dạy của tôi, quí bạn có thể học Nhật ngữ phổ thông trong 4 giờ để biết một cách tinh thông và đầy đủ. Nó là một thứ tiếng theo tôi biết, dễ dàng nhất trong thế giới. Khi sơ khai cách đây trên 4000 năm trời được xem là tượng trưng lớn nhất thuộc Âm và đất được coi là biểu tượng lớn nhất thuộc Dương.

Trời là không gian vô tận, là sự bành trướng vô cùng, được đặt như hình ảnh lớn nhất của Âm và là một ly tâm lực, trái với trời là đất tức Dương. Nhưng sau lại các nhà siêu hình học chỉ định trời (khoảng thiên không) là nguồn phát sinh ra mọi hiện tượng và vạn vật ở thế gian, là tinh lực bất khả kháng, là thần minh tối cao, nên đặt trời vào hàng Dương. Đây là kiến điểm siêu hình vậy.

Về phạm vi tác dụng trời có thể gọi là Dương vì là nguồn xuất phát lớn nhất. Còn về vật lý, trời là không gian vô tận, có thể gọi là Âm vì là nguồn thụ động chí tuyến lớn nhất.

Y học Tầu đã phân loại tiểu - trường, bàng - quang, đởm bào, đại - trường v.v... vào hàng Dương. Còn tim, thận, lá lách v.v.. vào hàng Âm. Đây là lối liệt kê siêu hình dựa vào tác dụng của cơ quan, nhưng về vật lý thì trái ngược lại: vì tất cả tạng phủ nào rõng đều thuộc Âm, các tạng phủ nào đầy, chắc và nặng tức thuộc Dương.

Hiện nay chúng ta sống ở thế kỷ khoa học và vật chất. Như vậy việc hay hơn là chúng ta nên dùng một phân loại vật lý và tân kỳ, và thống nhất thuật ngữ để phổ thông. Nguyên lý Thái cực hầu cho nó xuyên nhập chẳng những vào các khoa vạn - vật học, không riêng gì y học mà luôn cả trong các ngành văn hoá, và cần nhất để xây dựng những tư tưởng căn bản cho một chính thể thế giới.

Download đầy đủ cuốn sách tại đây


--------------------
Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Depad
bài Mar 7 2014, 04:40 AM
Bài viết #4


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 677
Gia nhập vào: 16-May 13
Từ: Nha Trang - Khánh Hòa
Thành viên thứ.: 94,101



Cô Diệu Minh cho cháu xin quyển sách này ạ ... Link của cô cho không còn nữa ... Xin cám ơn cô nhiều
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 04:28 AM