IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Tía tô và các món ăn từ tía tô
Diệu Minh
bài May 6 2012, 12:04 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5





Lá tía tô (Beefsteak Plant - Perilla frute - Scens): Cây tía tô họ bạc hà, thân mọc phát triển rất nhanh. Với màu, mùi, và mau phát triển cho chúng ta biết nó là loại cây âm. Từ lâu, lá tía tô được dùng trong chế biến mơ muối. Ngoài việc tạo ra màu và mùi nó có tác dụng bảo quản. Tía tô có chứa aldehyt perilla, theo tài liệu, dùng bảo quản thực phẩm tổng hợp rất tốt. Lá tía tô rất giàu diệp lục tố, vitamin A, B2, C, calcium, chất sắt và phospho. Nó còn chứa axít linoleic có khả năng làm phân huỷ cholesterol.
* Tác dụng dược tính của tía tô: Lá tía tô được dùng trong y học dược thảo cổ truyền trong các trường hợp sau:
- Làm dịu hệ thống thần kinh.
- Thông tiểu.
- Giúp hệ thống tiêu hoá hoạt động tốt.
- Hỗ trợ khi bị cảm lạnh và ho.
- Nước ép lá tía tô sống hữu ích trong vài trường hợp da bị nhiễm nấm, da sần sùi (đặc biệt cho Trichophytosis ở da đầu và râu).
- Cách dùng tía tô: lá tía tô tươi có thể dùng như rau trộn hoặc để trang trí với xúp miso. Ngâm lá tía tô để thêm vào lúc nấu cơm, nó làm tăng sự ngon ăn của bạn.
120. Tía tô làm gia vị: Nướng lá tía tô với mơ muối cho khô lại trong lò nướng và xay chúng thành bột. Loại gia vị này có giá trị thương mại dùng rắc lên cơm, hoặc cho vào trong cơm vắt.
121. Trà tía tô: Ngâm lá tía tô trong nước, nấu uống như trà. Dùng khi trúng độc thức ăn, đặc biệt là trúng độc cá.
* Các chế phẩm với mơ muối: Giấm mơ muối (Ume Su): để làm giấm mơ muối, dùng trái xanh tươi, rửa qua rồi cho vào thùng với lá tía tô và muối, đừng dùng mơ đã khô. Đè lên trên bằng một vật nặng. Do mơ còn tươi, nước mơ tươm ra do muối và sức ép và mơ được nhúng chìm trong nước mơ. Chất lượng giấm này còn cao hơn các loại giấm thường.



Ăn tía tô, chữa hơn mười bệnh

Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại làm cho xuất mồ hôi, thuộc các trường hợp bệnh do cảm lạnh, cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.

Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens Britt, họ hoa môi (Lamiaceae) là cây thảo, cao 0,5-1m. Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám.

Tía tô (shiso) trong tiếng Nhật có nghĩa là “cây tím làm hồi sinh” và được dân tộc này sử dụng từ rất lâu. Tía tô có tính ấm, vị cay, không độc, hương vị là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và the mát sát khuẩn. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến, đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Trường hợp không có thì dùng thay thế cho nhau cũng được.

Theo tạp chí Newly revised Makino's new illustrated flora of Japan thì tinh dầu chiết xuất từ lá tía tô bằng cách chưng cất hơi nước bao gồm một loạt các hợp chất hóa học, có thể thay đổi tùy thuộc vào loài. Dầu tía tô được sử dụng như một loại dầu ăn có giá trị nhiều hơn cho lợi ích y học so với hương vị của nó. Nhiều nhất, chiếm khoảng 50-60% dầu, là perillaldehyde tạo nên mùi thơm và hương vị của tía tô, được sử dụng như một chất ngọt nhân tạo ở Nhật. Dầu ép từ tía tô chứa 40% dầu bão hòa đa (60% acid linolénic, 15% A.linoléic, 15% A.oléic).
Trong ẩm thực, tía tô do có tính chống dị ứng nên được sử dụng chung với cua hay hải sản. Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại làm cho xuất mồ hôi, thuộc các trường hợp bệnh do cảm lạnh, cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, tía tô được dùng như một vị thuốc để tạo hưng phấn, trị cảm, nhức mỏi, ho suyễn. Hạt chứa tinh dầu có tính bốc hơi, giúp bảo quản và khử trùng thức ăn. Khi trái gió trở trời, tô cháo giải cảm thật nóng, thật cay, thơm mùi rau tía tô tỏ ra rất hiệu quả.

Ngoài nấu cháo hoặc xông hơi giải cảm thì tía tô còn được sử dụng trong các trường hợp như: chữa ho, hen, đàm suyễn tức ngực, khó thở; chữa thương hàn, ho suyễn; người lớn tuổi hay thở suyễn, đuối hơi; trẻ em ho nhiều thở gấp, mặt tím tái; người già ho nhiều đờm đặc, khó thở (viêm phế quản mãn tính); rối loạn tiêu hóa; ngộ độc thức ăn; táo bón ở người già suy nhược...

Do cây tía tô phát triển tốt trong môi trường nắng và ẩm nên nhiều người đã dùng tía tô làm cây kiểng trang trí.


Tác giả: DHT - Sưu tầm

http://handico6.com.vn/detail/an-tia-to-ch...-muoi-benh.html


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
KinhThanh
bài Jul 8 2012, 05:35 PM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 405
Gia nhập vào: 29-July 09
Thành viên thứ.: 4,110



Dieu Minh:

Tớ chả phát minh ra món sung muối
là do sung, vả có hai loại enzym quí thì phải tìm cách mà ăn nó, làm sung muối kiểu này, Ngọc nó khoái ăn tới mức, chả phải bảo nó mà nó cứ tự lấy ra và ăn với cơm, ngon đáo để các bạn ơi...

justmevn:
Quả sung, quả vả thì phải hỏi người miền Trung, nhất là người Quảng Trị, Huế. Họ muối vả ngon.

KT là người sinh ra ở QT, lớn lên ở Huế ..nhưng ít khi ăn Sung , Vả ,lại càng không biết gì về nó

cô DM nói Sung , Vả có 2 loại enzym quí , phải tìm cách bổ xung nó ...nhưng enzym này lúc muối nó , hay nấu chín nó ...enzym có chết không ? có mất đi không ?

anh justmevn trả lời giúp KT với nha ...có lẽ enzym bị mất đi , nó tương tự như enzym ở trạng thái nẩy nầm gạo lức ??

nếu để nó ở trong môi trường nhiệt độ trên 45°c thì enzym chết ??


Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 03:23 AM