IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> 4 mùa - Tứ Khí và Ngũ Vị
KinhThanh
bài Mar 10 2011, 08:58 PM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 405
Gia nhập vào: 29-July 09
Thành viên thứ.: 4,110



Tài liệu trích trong sách Hoàng Đế Nội Kinh

Thầy thuốc đời xưa, nghĩ cho loài người bịnh hoạn, là do thời tiết thay đổi. Bởi con người không biết cách sử dụng, tác dụng tự nhiên của trời đất mà sinh bịnh. Sách Nội Kinh nói:

Nghịch khí mùa Xuân, thì Kinh Thiếu Dương không lên được, mà khí tạng Gan sanh biến.
Nghịch khí mùa Hạ, thì Kinh Thái Dương không trưởng thành được, mà khí tạng Tâm trống trải.
Nghịch khí mùa Thu, thì Kinh Thái Âm chẳng hấp thu được, mà bịnh lá Phổi nám, sưng.
Nghịch khí mùa Đông, thì Kinh Thiếu Âm chẳng bể tàng được, mà khí tạng Thận riêng bịnh chìm ngấm.

Bốn mùa Âm Dương, ấy là căn bản của muôn vật. Bổi vậy ông Thánh Nhơn, mùa Xuân, mùa Hạ thì nuôi khí Dương, mùa Thu, mùa Đông thì nuôi khí Âm, thuận theo căn bản. Cho nên cùng muôn vật nổi chìm ở trong ngôi nhà sinh trưởng. Trái trấp ở Can thì sát phạt ở Bổn, mà chân khí bại hoại vậy. Cho là quá trình sanh trưởng phát triển, dĩ chí tử diệt, đều do sự thúc đẩy của bốn mùa; hương pháp dưỡng sanh là phải thuận theo thứ lớp của thời tiết, và ôm lấy gốc Can ( Xuân, Hạ dưỡng Dương; Thu, Đông dưỡng Âm). Nghịch với thời tiết thì tật bịnh phát sanh.

Ba tháng mùa Xuân, ấy là mùa dưỡng khí sanh sôi bày bố khắp nơi ( phát trần ) trời đất đều sanh, muôn vật đều tốt, đêm ngũ dậy sớm,rảo bước nơi sân thềm, bao trùm tóc lại, hình dáng chậm rải. Khiến cho phần chí sống động; tha mà không giết, cho mà không lấy, thưởng mà không phạt. Âý là đáp ứng với khi mùa Xuân, làm theo Đọa Dưỡng Sanh vậy. Trái lại thì thương tổn tạng Gan.

Mùa Hạ (mùa Hè) mắc bịnh Hàn Biến (1), là vì phụng dưỡng cho Đạo Trưởng kém, 3 tháng mùa Hạ, thì cỏ cây rậm tốt, khí trời đất giao nhau, muôn vật đơm bông kết trái. Đêm ngũ dậy sớm, không chán ngày dài, khiến cho phần chí không phẩn nộ, khiến cho hoa đẹp thêm xinh, khiến cho phần khí được bài tiết, tình thương nới rộng ra ngoài. Âý là đáp ứng với khí mùa Hạ, làm theo Đạo Dưỡng Trưởng vậy. Trái lại thì thương tổn tạng Tâm.

Mùa Thu thì bịnh Giai Ngược (2), đến tiết Đông Chí thì bịnh nặng thêm. Mùa Thu 3 tháng, ấy là muôn vật đã thành hình trạng mà bình định ( dung bình ). Khi trời khẩn cấp, khí đất an ninh để hòa hưởn sự hình hại của mùa Thu. Thu liểm thần khí, khiến cho khí mùa Thu bình hòa, không để cho phần chi giong ruổi ra ngoài, khiến cho hơi phổi trong trẻo. Âý là đáp ứng với khí mùa Thu, làm theo Đạo Dưỡng Thu vậy. Trái lại thì thương tổn tạng Phổi.

Mùa Đông thì bịnh Tôn Tiết (3). là vì phụng dưỡng đạo Tàng Kém. vì là mùa bế tàng, nước đong lại thành nước đá, đất nức nẻ, không nên làm nhiều loạn khí Dương, ngủ sớm thức trể, phải chờ có ánh nắng mới thức. Khiến cho phần chí dưởng ẩn núp, dưởng cất giấu, dưởng có ý riêng, dưởng mình có sở đắc, tránh lạnh gần ấm, đừng để da thịt trầy trụa, khiến cho phần khí bị hao hớt. Âý là đáp ứng với khí mùa Đông, làm theo Đạo Dưỡng Tàng vậy. Trái lại thì thương tổn tạng Thận. Qua mùa Xuân thì mắc bịnh Nuy Khuyết(4), là vì phụng dưỡng Đạo Sanh Kém.
-----------------------------------------------------
Tài liệu tìm thấy trên mạng ( không nhớ ở web nào )

Nếu mở một cuốn sách về ẩm thực phương đông, chúng ta sẽ thấy nói đến “tứ khí”, “ngũ vị”, đến “thăng giáng phù trầm”, “quy kinh”... Mới nghe, có vẻ rất mơ hồ và thần bí, song đó cũng là một cách tiếp cận rất khoa học. Theo y học cổ truyền, mỗi loại thức ăn đều có những tính chất riêng, được người xưa chia ra “tứ khí” và “ngũ vị”.

Tứ khí: Là nóng, lạnh, ấm, mát. Nóng và ấm là dương. Lạnh và mát là âm. Trong số các thức ăn hằng ngày, như các loại thịt thì: thịt dê có tính nóng (nhiệt), thịt chó có tính ấm (ôn), còn thịt vịt có tính mát (lương).

Điều lý thú là đối với các thứ rau quả có thể thông qua màu sắc mà biết được đặc tính nóng lạnh của chúng. Các thứ rau quả có màu sắc nhạt phần nhiều là lạnh và mát, các thứ thẫm màu thường là ấm, nóng.

Củ cải, lê, chuối tiêu có tính mát, còn táo, đậu đen, đậu đỏ có tính ấm. Đối với thủy sản thì đại đa số những thứ có vỏ cứng như cua, ốc, rùa,... thường có tính lạnh hoặc mát; các thứ như lươn, tôm, cá trắm,... có tính ấm hoặc nóng.

Thức ăn có thể nuôi sống người và có thể hại người, cho nên cần chủ động lợi dụng các đặc tính về hàn nhiệt của thức ăn để điều chỉnh lại sự cân bằng của âm dương trong cơ thể. Người ta, tuy có béo gầy, cao thấp khác nhau, song để tiến hành bồi bổ, có thể chia ra 2 loại lớn đó là: “âm hư” và “dương hư”. Từ đó có thể đề xuất ra cách vận dụng cụ thể trong thực tế như sau:

Người âm hư: Thường thấy lòng bàn chân, bàn tay nóng, trong người bứt rứt không yên, miệng khô, chất lưỡi đỏ, mạch đập nhanh, đại tiện táo... Người thuộc tạng này nên ăn các thứ như: mộc nhĩ, hạt sen, bí đao, dưa chuột, đậu phụ, chuối tiêu, dưa hấu, thịt vịt, thịt ngỗng, trứng gà, cá diếc, cá trắm đen, ếch, v.v... Những thứ như tỏi, ớt, thịt dê không nên dùng; thịt bò, thịt chó, quả nhãn, quả vải không nên dùng nhiều.

Người dương hư: nét mặt xanh nhợt, sợ lạnh, tiểu tiện trong dài, đại tiện nhão nát, mạch trầm tế (mạch chìm sâu và nhỏ yếu), chất lưỡi nhạt,... Người thuộc tạng này nên ăn các thức ăn hỗ trợ dương khí như: thịt dê, thịt chim sẻ... nên ăn hoa quả như: đào, hạnh, vải, nhãn, mít, dứa,... không nên dùng quá nhiều những thứ thịt, cá và rau quả có tính lạnh.

Ngũ vị: Là kết quả khí hóa của âm dương, “ngũ vị” là 5 thứ vị: cay - ngọt - chua - đắng - mặn (tân - cam - toan - khổ - hàm). Nói chi tiết thì phải kể đến cả vị nhạt (đạm), song nó thường được xếp cùng vị ngọt, cho nên thường chỉ nói đến 5 vị.

Ngũ vị liên quan đến thành phần, tác dụng dinh dưỡng và tác dụng điều trị của thức ăn. Thành phần khác nhau thì vị sẽ khác nhau, giá trị dinh dưỡng và tác dụng điều trị cũng sẽ khác. Điều hòa ngũ vị không những là điều hòa sự quân bình về âm dương trong nội bộ cơ thể, mà còn là sự cân bằng giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.

Một năm có 4 mùa, phải điều hòa ngũ vị sao cho cơ thể hòa hợp được với khí 4 mùa trong trời đất. Cụ thể là :

mùa Xuân cần hạn chế vị chua và tăng thêm vị ngọt
mùa Hạ nên ăn ít các thứ đắng, mặn và ăn nhiều các thứ cay ấm
mùa Thu cần “giảm cay tăng chua”
mùa Đông thì nên hạn chế vị mặn và tăng cường vị đắng.

Sự điều tiết ngũ vị trong 4 mùa cũng không ngoài mục đích là làm cho âm dương và ngũ hành trong cơ thể vận hành đồng bộ phù hợp với tứ khí 4 mùa trong trời đất. Thuận theo trời đất mà điều hòa thân thể cũng là bí quyết lớn nhất của thuật dưỡng sinh phương đông. Có sinh hoạt “đồng bộ” với “nhịp điệu của thiên nhiên” thì mọi sự mới tốt lành. Đối với việc ẩm thực, lại càng cần triệt để tuân theo quy luật tổng quát đó.

Theo Lương y Nguyễn Thanh Hằng
------------------------------------------

2 tài liệu tham khảo trên , nói về Âm Dương có khác với thuyết Âm Dương của Thực Dưỡng hay không ?? bạn phải cân nhắc mà hiểu ý quên lời của tác giả viết bài trên

bản thân KT chưa hiểu hết vấn đề , nên rất mong các bác đi trước chỉ bảo thêm , như màu sắc phù hợp với từng bộ phận cơ thể hay ngũ vị phù hợp với từng bộ phận cơ thể

KT có ghi lại vắn tắt như sau : đúng hay không ? mong các bác chỉnh xữa ,chỉ bảo thêm

vị đắng - màu đỏ - tương ứng với Tim
vị chua - màu xanh - tương ứng với Can (Gan) ( Tiên Thiên phái Nữ )
vị cay - màu trắng - tương ứng với Phế ( phổi )
vị mặn - màu đen - tương ứng với Thận ( Tiên Thiên phái Nam )
vị ngọt - màu vàng - tương ứng với Tỳ ( tiêu hóa ) ( Hậu Thiên )

KT cảm thấy hệ tiêu hóa có vẻ phức tạp ????
ví như : ruột non ,,, ruột già ,,, đại tràng ,,, trực tràng ...gì nữa thì KT không am hiểu

thực phẩm nào tương ứng với bộ phận ấy ??

-còn nhiều vấn đề KT chưa am hiểu , rất mong các bác chỉ bảo thêm

KT cám ơn trước ạ
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 27th April 2024 - 02:12 AM