IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

5 Trang V   1 2 3 > »   
Reply to this topicStart new topic
> Bài học từ cá hồi
Thelast
bài Apr 20 2007, 03:56 PM
Bài viết #1


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



1. Đừng bao giờ bận tâm đến những điều không quan trọng

Tháng giêng, năm 1961


Tạp chí “Thời báo” ở Mỹ đã viết:

Mối bận tâm là gì?
Là chẳng có tiền.
Có tiền là gì?
Là chẳng bận tâm.


Khi lần đầu tới Mỹ, có một câu nói gây nhiều ấn tượng với tôi là “Đừng bao giờ bận tâm” - Nó làm tôi không thể hiểu nổi. Sau khi sống ở đây 10 năm, cuối cùng tôi nhận ra là nó bao trùm lên ý nghĩ của phần đông dân Mỹ. Đấy là đất nước của “không bao giờ bận tâm”.

Động lực thúc đẩy mạnh mẽ nhất trong đời sống Mỹ là vấn đề cái được gọi là đồng tiền - có nhiều người may mắn sau khi nhập cư ở đây đã kiếm được nhiều tiền và tận hưởng cuộc sống với nó - Do sự giầu có cực kỳ về tài sản phần đông họ phán xét sự việc theo giác quan và tình cảm. Do mọi người đều ứng xử thông qua cảm quan và các điều kiện tiền lệ mà đồng tiền cùng sự mạo hiểm đã tạo nên những người hùng ở đất nước này.

Điều đó dẫn đến kết quả là phải làm thế nào để kiếm ra tiền và làm thế nào để tạo dựng một đời sống sung túc thoải mái, và những điều này đã trở thành những mục đích chính của nền giáo dục.

Trái lại “vô sản” là một khái niệm đặc trưng của người phương Đông cổ, nền giáo dục của họ ngay từ đầu đã nhắm vào việc vươn tới điều phân định cao nhất đó là “satori” (giác ngộ) thông qua sự hiểu biết về trật tự vũ trụ - Tư tưởng này thống trị cho đến khi nền văn minh Tây phương kéo theo vật chất và khoa học công nghệ thâm nhập vào.

Chín mươi năm về trước, người Nhật thường dùng những bảng gỗ có tranh in rất đẹp để bọc hàng xuất khẩu thực phẩm như giấy in để bọc. Người châu Âuthực sự đã ngạc nhiên bởi họ rất trân trọng những tờ giấy bọc hàng hoá. Người Nhật lại có một thái độ khác về mọi giá trị, không phải do thiếu nhận thức nghệ thuật, mà do họ biết thế giới là vô thường, nay trẻ mai già, cái đẹp dần đi xa. Đó là lý do họ gọi những bức tranh gỗ bọc hàng của họ là những bức tranh về một cuộc đời trôi nổi. Với họ mọi thứ vật chất tuy đẹp đẽ nhưng không phải là tài sản.

Cùng thời đó ở Pháp Pasteur đã phát minh ra công nghệ lên men rượu và bia (1877), theo đó phương pháp của ông được mang tên phương pháp Pasteur, mà thực ra kỹ thuật này đã từng được sử dụng hàng trăm năm trước đó ở Nhật để tạo ra rượu nếp (sake) - Người sáng chế bị lãng quên - không có tên tuổi, vì sao vậy?

Cách đây không xa lắm bác sĩ người Anh Fleming phát hiện ra kháng sinh penicilin trong phòng thí nghiệm của mình và chứng tỏ rằng nó có thể tiêu diệt vi trùng. Từ đó người ta đã bắt đầu sản xuất penicilin. Nó được gọi là thứ dược phẩm kỳ lạ và đã gây nhiều ảnh hưởng đến mức có hàng tá dược phẩm khác trong họ kháng sinh được sản xuất từ nó. Nhưng người ta đâu có biết rằng ở Nhật Bản chính loại penicilin này đã được dùng khi ướp cá khô vậy mà không ai biết đến tên người đã nghĩ ra nó. Vì sao vậy?

Lý do rất đơn giản - Người phương Đông xa xưa không quan tâm đến những phát minh vật chất mặc dù nó có tính chất hữu hiệu. Họ chỉ quan tâm về quan niệm sống - trạng thái tinh thần cao nhất, để đạt giác ngộ trong các Thiền viện, họ chỉ cảm phục những ai giảng dạy về Đạo, phương pháp Thiền, đến con đường giải thoát, hay niết bàn.

Hai quan điểm khác biệt đã dẫn đến hai chiều hướng văn minh khác nhau: Văn minh phương Tây và văn minh phương Đông.

Trong khi khoa học nghiên cứu vật chất và đạt đến mức “không còn vấn đề gì” còn tôn giáo nói về tư tưởng và đạt tới trạng thái “Tâm không”.

Người phương Tây sẽ không chấp nhận “tâm không” và không bao giờ chịu xóa bỏ các cuộc thử bom hạt nhân. Người phương Đông theo sự hiểu biết về trật tự vũ trụ của mình thì chỉ nói: “Mọi thứ có bắt đầu thì có kết thúc” - văn minh có bắt đầu thì sẽ có kết thúc, vấn đề là sớm hay muộn. Đừng bận tâm! chân lý của chúng ta về sự sống đích thực trong vô tận sẽ sống mãi.

Những nhà tư tưởng phương Tây mang tính chất phá hủy, phân tích, chắc chắn phải học từ tâm trí phương Đông có tính cách xây dựng, tổng quan - cho một thế giới bấp bênh bên bờ tự phá hủy. Sự sống có thể biến mất trong một tia chớp.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Apr 20 2007, 04:02 PM
Bài viết #2


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



2. Lời chào từ các vị lãnh đạo
Tháng 3 năm 1961, thành phố Niu-Oóc


Có một cảm giác kỳ lạ mà tôi rất trân trọng khi được đón tiếp hoan nghênh trong những chuyến đi châu Âunhư một lãnh tụ của phong trào Ohsawa - Tôi được các bạn tin cậy, nhưng tôi sợ rằng tôi không thể đảm đương được trách nhiệm lớn lao này bằng sự thông minh và trạng thái tâm thức cao đẹp trước yêu cầu của công việc. Tôi lo mình sẽ làm điều gì đó làm chậm lại hoặc ngáng trở sự phát triển của phong trào Ohsawa - một phong trào mang tính cách mạng chân thực nhất, cao cấp nhất trên mọi lĩnh vực: khoa học, kinh tế, giáo dục, tôn giáo, y học và chính trị - Tôi nghĩ lãnh tụ của phong trào Ohsawa phải là một con người kiệt xuất, mà tôi lại không phải là con người như vậy.

Tôi chỉ thấy một con đường cộng tác cùng làm việc, mỗii người trong chúng ta cộng tác cùng những người khác và làm những điều tốt đẹp nhất chúng ta có thể làm để hợp tác chung sức trong công việc to lớn này cho phong trào Ohsawa. Tôi là một người không có gì đặc biệt, cùng sự cộng tác và giúp đỡ của các bạn có lẽ chúng ta sẽ tiến lên.

Với lý do này, tôi mong có sự ủng hộ và phê bình của tất cả các bạn theo phương cách làm cho mọi công việc của phong trào được sắp đặt và tổ chức. Các bạn hãy phát biểu với sự cởi mở, hãy nói cho chúng tôi biết những sai lầm mà chúng tôi đã phạm phải, và hãy bảo chúng tôi cách khắc phục sửa chữa - Hãy làm cho phong trào và mọi thành viên có được lợi ích từ sự đóng góp của bạn. Nó có thể hơn là của chúng tôi - Dù sao chúng tôi luôn cần sự giúp đỡ của các bạn - Hãy tiếp xúc với bất cứ ai hoặc tất cả chúng tôi để đóng góp và phê bình - Chúng tôi sẽ tiếp thu mọi ý kiến của các bạn.

Tháng 9 - 1952, một chàng trai Nhật đến San Francisco - Anh ta độc thân, không có bạn bè và người thân, chỉ có thể nói bập bõm vài câu tiếng Anh - Nhưng thế cũng đủ, anh ta tỏ ra rất hạnh phúc trong trạng thái như vậy, anh ta không hề lo lắng gì về tương lai - có thể cảm nhận sự hạnh phúc và tự do này qua bữa ăn của anh ta và khái niệm về vòng xoắn trôn ốc của trật tự vũ trụ.

Tám năm sau anh ta chuyển sang sống trong cộng đồng người Hà Lan và rời bỏ New York vào 9 -1960. Anh ta cưới vợ người Hà Lan và sinh được hai đứa con. Nhiều người bạn đã xa anh ta, nhưng anh ta cũng có những người bạn châu Âumới - Điều gì đã xảy ra với chàng trai này sau đó? Người chỉ mới đến San Francisco vài năm trước? Cha mẹ anh ta, vợ anh ta và cả hai đứa con anh ta đều đã chết.

Chàng trai đã hạnh phúc nhớ lại những ký ức của 8 năm qua. Kỷ niệm đã gây sự xúc động.

Ký ức ư? Ký ức là cái gì? Ký ức là phi thời gian, phi không gian - Ký ức có thể gợi nhớ lại bất cứ lúc nào, nơi nào - già và trẻ, cũ và mới đều là một - Ký ức có ở mọi nơi dù ở Nhật Mỹ hay châu Âu. Cơ cấu cơ học của ký ức mới kỳ diệu làm sao - chúng ta sống trong đại dương ký ức, ký ức tồn tại mọi lúc mọi nơi, thông suốt và hiện diện vô biên. “Thượng đế đã sáng tạo ra loài người trong sự tưởng tượng riêng của Ngài”. Chúng ta đọc, và tưởng tượng là ký ức. Con người hình thành và phát triển trong bụng mẹ nương theo sự tưởng tượng này - và có thể nói rằng, con người có ký ức có hoạch định sẵn cho sự phát triển. Nhưng mọi thứ đều có ký ức - từ cây cỏ, sỏi đá đất nước cho đến động vật, từ nguyên tử cho đến hành tinh - hết thảy đều có ký ức. Nhưng cái gọi là ký ức và sự ghi nhớ thông qua giáo dục và kinh nghiệm thì không phải là ký ức - đấy chỉ là sự vọng chiếu, một ảo ảnh. Đó chỉ là một kiểu dạng gợi nhớ vọng lại và nó phụ thuộc vào cảm tính, và tri giác. Nó khác nhau ở từng người tuỳ thuộc vào khả năng, sự rèn luyện và trí óc thông minh... Nó không phải là ký ức thực sự. Chúng ta càng sống lâu trong ký ức, trong Alạiza thức, chúng ta càng khoẻ mạnh, hạnh phúc và tự do. Gợi nhớ lại Alạiza thức, sống trong ký ức là sống trong hạnh phúc. Hành động thông qua ký ức thì được tự do. Sống trong Alạiza thức thì mạnh khoẻ.

Tôi đã làm gì ở châu Âu? Trong vòng 5 tháng tôi đã gặp gỡ nhiều bạn Thực Dưỡng, đến nhiều nhà hàng Thực Dưỡng tuyệt đẹp ở Bỉ, Pháp, ý, Đức, Thuỵ sĩ và Anh quốc. Nhà máy Thực Dưỡng Lima sản xuất 3 tấn mỳ ống và mỳ sợi lứt mỗi ngày - Viện điều dưỡng Cerez đầy ắp những bệnh nhân “bệnh viện trả về”. Những nhà ăn Au Riz Dore và Longue Vie ngày càng làm cho con người mạnh khoẻ và hạnh phúc hơn. Tham quan tiến trình rầm rộ này ở châu Âumà có thể tin tưởng rằng Thực Dưỡng sẽ còn phát triển ở Mỹ Quốc. Nhưng điều này chưa phải là điều mà tôi nhận ra từ châu Âu.

Sau khi tôi tìm hiểu ở Trung Hoa, một thiền sư thời xưa ở Nhật đã nói: “Điều mà tôi học được ở Trung Hoa là mắt nằm ngang và mũi nằm dọc”. Và đây cũng là điều mà tôi nhận được sau 5 tháng ở Âu châu.

Người Mỹ và người Âu viết tên và địa chỉ của họ bắt đầu từ bản thân cho tới quốc gia. Người Nhật trái lại viết từ quốc gia cho tới bản thân:

Kiểu phương Tây ---------------------- Kiểu Nhật

Tên: Herman Aihara ---------------------- Nước Nhật

Đường 96, quận 44 ---------------------- TP. Tokyo, quận Katushika

TP. New York ---------------------- Đường Tateishi

Nước Mỹ ---------------------- Số nhà 341

Trái đất (điều này cần viết cho tương lai) Tên: Herman Aihara

Nó đến từ sự khác nhau trong suy nghĩ - phương Tây nghĩ tới bản thân trước, đến từng phần, từ đơn nguyên đi tới tổng thể - Đó là lý do vì sao khoa học phương Tây kết cục luôn gặp sự rắm rối khi nó hướng đích chân lý nằm trong một tương lại bất tận. Tư tưởng phương Đông thì trái lại - Nó bắt đầu từ tổng thể, từ cái phi cá nhân, từ chân lý và phóng chiếu soi rọi cho từng cá nhân, từng đơn nguyên, mảnh phần - có nghĩa là theo chiều hướng suy giảm, buông xả - tư tưởng phương Đông nắm câu trả lời trước sau đó ứng dụng nó cho từng trường hợp cụ thể.

Mỗi phương pháp luận đều có lợi thế và bất cập của riêng nó - Nếu cả hai phương pháp luận được kết hợp và thấu hiểu, thì một nền khoa học mới và một nền văn minh mới sẽ ra đời - chỉ có sự kết hợp như vậy mới giải quyết nổi cơn khủng hoảng nhân loại của chúng ta.

Đó là những điều tôi nhận được sau chuyến đi châu Âu.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Apr 20 2007, 04:03 PM
Bài viết #3


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



3. tri ân năm 1964
Tháng 11, năm 1964


Đói rét là động lực tạo nên ấm áp và no đủ.

Từ sự nghèo nàn chúng ta mới có thể trở nên giầu có.

Ốm đau thúc giục chúng ta tìm kiếm sức khỏe.

Sức khoẻ và sự giầu sang khi sinh ra vốn không phải của ta, chúng là món quà mà cha mẹ cho ta.

Vì thế sớm muộn rồi chúng sẽ biến mất.

Ta phải tự thiết lập sự sống và tài sản của riêng mình.

Nếu ta hiểu toàn bộ điều này ta sẽ không có kẻ thù và sống không căm hận. Từ đó kẻ thù đã biến đổi ta, họ làm cho ta có thêm sức mạnh của lòng khoan dung.

Vì lý do đó kẻ thù xứng đáng được ta cảm ơn và tôn kính.

Đây là đời sống chân thật của loài người.

Liệu có một người nào như vậy trên trái đất hôm nay? Vâng có - đó là ta - Ta tri ân tất cả trong hiện sinh.

Ta không còn căm thù, ta không còn kẻ thù.

Ta dang tay ôm hôn tất cả.

Ngay lúc này đây ta là tổng thể.

Hãy tri ân sự ốm đau, nghèo nàn, yếu đuối, độc đoán và sự ngạo mạn của ta.

Thông qua chúng, ta có một sự biến đổi lớn thành vui khoẻ, mạnh mẽ, giầu có, sang trọng, khiêm nhường và ôm hôn tất cả.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Apr 20 2007, 04:08 PM
Bài viết #4


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



4. Bề mặt và bề lưng

Trật tự của vũ trụ được diễn đạt qua 7 định luật. Một trong các định luật đó là: Cái gì có bề mặt thì có bề lưng - vậy đâu là mối quan hệ giữa luật này của trật tự vũ trụ với hai phẩm tính đối nghịch là âm và dương?

Đầu tiên luật này nói rằng nếu bề mặt mà dương thì bề lưng mang tính âm. Nói cách khác bề mặt và bề lưng không chỉ khác nhau mà còn đối ngược nhau và đỗi xứng với nhau.

ở Phương Đông xa xưa: Bề mặt và bề lưng gọi là jitsu và So jitsu, có nghĩa là cái tự nhiên ở bên trong hay cái hồn nhiên chân thật hay còn gọi là bản chất. So là mặt trước có nghĩa là cái bề ngoài - cái biểu hiện.

Mặt trước và mặt sau của trái tim

Trái tim có 4 ngăn - đâu là trật tự âm dương của bốn ngăn này - Tâm nhĩ trái và phải - Tâm thất phải và trái?

Tâm thất trái đầy máu đi nuôi toàn cơ thể nó phải dương nhất. Trong thực tế các thành cơ của tâm thất trái dầy nhất - phần âm nhất của tim là tâm nhĩ phải. Bởi nó có vị trí đối lập với tâm thất trái. Các nhóm cơ vòng của nó mỏng - Tiếp tục tâm thất phải thì dương hơn tâm nhĩ trái bởi nó cung cấp máu đi xa hơn. Như vậy, trật tự là:

Âm nhất là tâm nhĩ phải
Âm là tâm nhĩ trái
Dương là tâm thất phải
Dương nhất là tâm thất trái.

Kiểm tra kỹ trật tự này bạn sẽ nhận ra hai điểm:

1. Trật tự của dòng máu chảy là âm - dương - âm - dương bởi vì nó bắt đầu từ tâm nhĩ phải (âm) và cuối cùng lại chảy vào tâm thất trái - dương.
2. Xét về tổng thể bên trái dương hơn bên phải - Đây là điều chắc chắn vì máu mang ôxi (âm) đi vào phần trái của trái tim và máu mang khí CO2 (dương) đi từ phần trái của trái tim.

Theo quan điểm triết học phương Đông thì điều trên là tương phản vì nó nói là phải là dương còn trái là âm. Lý do là trái tim (mang tính dương) nằm phía bên trái của cơ thể. Điều này có thể được giải thích như sau:

Phía bên phải tim về bản chất là bên trái bởi vì nó chứa máu mang tính dương - Và kết cục, kết cấu tự nhiên của nó dần trở nên dương. Nói cách khác trật tự âm dương của trái tim bị đảo ngược khi chúng ta quan sát nó lúc máu đi ra hay đi về trái tim. Chúng ta luôn thấy điều này với tim và máu. Đây là cái gọi là bề ngoài hay bề mặt hay còn gọi là biểu hiện.

Bề lưng - Dương -------------------- Bề mặt- Âm
(không có máu) -------------------- (có máu)

Phần bên trái quả tim -------------------- Dương -------------------- Âm
Phần bên phải quả tim -------------------- Âm -------------------- Dương

Dương và âm của nguyên tử hydro

Nguyên tử hydro âm hay dương?

Thuyết biến động nguyên tử chỉ cho chúng ta thấy rằng tất cả các thành phần biến đổi từ hydro qua một đường xoắn trôn ốc từ bên ngoài bề mặt và chuyển dời theo hướng về phía trung tâm.

Hay nói cách khác theo đường xoắn hướng tâm.

Có thể nói rằng mọi thứ đều khởi đầu từ âm và kết thúc ở dương theo đường xoắn trôn ốc. Từ quan điểm này hydro phải là âm nhất. Nhưng George Ohsawa lại định nghĩa hydro như một nhân tố dương theo sự phân tích phổ của nó - Chúng ta có thể giải thích sự mâu thuẫn này như thế nào?

Sự bắt đầu của quỹ đạo vòng xoắn hướng tâm đáp ứng cho tất cả mọi điện tử trong vật lý hiện đại. Các điểm khác nhau của quỹ đạo này như những phân tử của các thành phần khác nhau. Năng lượng do điện tử giải phóng khi nó đạt đến điểm cuối quỹ đạo thì biến đổi thành proton.

Do đó proton (hạt nhân) mang tính dương và hút các điện tử để tạo nên hydro - Do sự khác nhau về âm dương giữa điện tử và hạt nhân rất lớn, chúng có cấu trúc tổ hợp rất rắn chắc và vững bền và tạo nên nguyên tố hydro mang tính dương - Do dương hút âm nên để nhanh chóng tạo ra hydro thì chúng càng tạo ra khoảng không gian hút và đạt tới trạng thái hơi - mang tính âm - như vậy chúng ta thấy trạng thái hơi của hydro mang tính âm - mang tính bề ngoài, biểu hiện bề mặt.

Về thực chất bên trong (cấu trúc tự nhiên của hydro) mang tính dương.

Dương và âm ((bản chất và biểu hiện) của mùa hè

Mùa hè luôn luôn nóng - bên trong của nó là dương - Thực vật cỏ cây phát triển và tạo ra bóng mát mang tính âm.

Bề mặt và bề lưng của con người và động vật

Con người đứng thẳng - mặt trước của họ âm - mặt sau lưng thì dương. Động vật bò ngang: Mặt trước của nó dương - mặt sau lưng thì âm.

Bản chất và biểu hiện của con người

Một người giầu thì giầu ở bề mặt, nhưng bản chất thì nghèo. Do anh ta nghèo bên trong nên anh ta cần vơ vét mọi thứ để mong có được sự bảo đảm an toàn.

Một người nghèo là nghèo ở bên ngoài nhưng về thực chất bên trong anh ta rất giầu. Do đó anh ta không cần tích cóp và vơ vét bất cứ thứ gì và anh ta cho đi mọi thứ nên anh ta trông rất nghèo.

Người trông hạnh phúc giầu sang nhưng thực chất bên trong là bất hạnh bởi vì cái vẻ bề ngoài hạnh phúc của anh ta đã biến thành bất hạnh - Nếu bạn muốn luôn luôn hạnh phúc vào mọi thời điểm thì cả bề ngoài và bên trong của bạn đều phải hạnh phúc. Để có hạnh phúc bên trong bạn phải có sự bất hạnh bên ngoài. Nói cách khác, hãy luôn cố gắng giải quyết những vấn đề phức tạp nhất của nội tâm.

Người bất hạnh bề ngoài nhưng thực chất bên trong anh ta rất hạnh phúc bởi vì cái bất hạnh bên ngoài đó tự nó đã biến đổi thành cái hạnh phúc ở bên trong - Chỉ có một chân lý cho điều này thôi. Nó đã là chuẩn mực rồi - chuẩn mực tâm lý sinh ra từ chuẩn mực triết học - Động vật hy sinh thân thể - một công việc khó nhọc và bền bỉ nhất thì nó đã đánh đổi lại việc tự xây dựng tiến hóa cho bản thân. Chúng ta ăn rau cỏ, thực vật và hoa quả để bản thân tiến hóa dần thành người - Tiến trình này đòi hỏi nhiều tính nhẫn nại ở chúng ta hơn so với khi ta ăn thịt cá... Với người ăn thịt, họ không có nhu cầu biến đổi để phát triển tiến hoá, do đó họ không có đủ nhẫn nại để phát triển.

Nếu bạn có đủ sự nhẫn nại, bạn sẽ thấy không có điều bất hạnh trên trái đất này bởi vì sớm muộn bất hạnh sẽ biến chuyển thành vinh hạnh, chỉ có những sự khác nhau nho nhỏ như là những bài tập toán học thôi - Những vấn đề phức tạp, những vấn nạn càng cho ta nhiều lạc hạnh một khi ta đã giải quyết được chúng.

Chúng sinh, con người, động vật cây cỏ, khí trời, đất nước, ánh sáng, bóng tối tuy khác nhau về biểu hiện bề ngoài nhưng về cái tâm bên trong thì là một bản chất - chúng ta gọi nó là tâm bất nhị hay vô hạn.

Bề mặt và bề lưng trong dịch học

Bát quái trong dịch học chỉ rõ bản chất và hiện tượng - các gạch trên của quẻ bát quái là bề mặt và phần gạch dưới là bề lưng. Thí dụ bát quái số 11 có tên “Tai - peace” gồm: Cách gạch trên mang tính tiếp nhận - càn - đất còn các gạch dưới mang tính thiết lập - khôn - trời. Nó biểu hiện ra bề mặt là âm và bề lưng là dương - Đó là lý do vì sao bát quái có thể ứng dụng cho vạn vật bởi bề lưng luôn dương (tích cực) và bề mặt luôn âm (thụ động) - Âm xuất hiện ở vị trí âm (phần trên) còn dương xuất tượng ở vị trí dưới. Như vậy bát quái chỉ ra rằng mọi vật đều nằm theo một trật tự chuẩn mực.

Nếu dùng bát quái để mô tả cho một gia đình có hai vợ chồng. Người chồng nằm ở phần trong mang tính dương và người vợ ở phần bên ngoài mang tính âm. Khi người chồng cực dương, mạnh mẽ, cứng rắn và can đảm còn người vợ dịu dàng, mềm yếu và mảnh khảnh thanh nhã - thì gia đình sẽ hạnh phúc và mạnh khoẻ.

Một gia đình có thể ví như một cái cây có cái gốc vững chắc - cái gốc dương tính nằm ở dưới đất và dinh dưỡng cho hoa lá nằm ở trên. Nếu cái gốc không vững chắc mạnh khoẻ - Cái cây không thể lớn và đâm hoa kết trái, nhưng chúng ta thường không nhìn thấy cái gốc. Như vậy cái gốc là cái lỗi bên trong của cái cây. Bông hoa là biểu hiện bên ngoài và có sức cuốn hút vào cây. Đây là điều đầu tiên mà chúng ta thấy cái cây ở vẻ bên ngoài. Nếu bông hoa cũng sần sùi, tối thẫm, to chắc như cái gốc - chúng ta sẽ thấy bông hoa không có giá trị. Còn cái gốc nếu mềm yếu mảnh khảnh như bông hoa thì cái cây sẽ chết.

Như vậy nếu bề lưng dương và bề mặt âm thì chúng ta đã có một trật tự đúng. Bát quái chia làm 64 quẻ phán xét mọi hiện tượng ở Trung Hoa và Nhật Bản.

Bản chất và biểu hiện trong di truyền

Chúng ta phát triển 3 tỉ lần trong bụng mẹ, trong mỗi lần chúng ta đều được nôi nấng duy nhất bằng khí huyết người mẹ. Sau khi sinh chúng ta phát triển 12 kỳ - Như thế tính di truyền của chúng ta được hình thành và chiếm ưu thế trong thời kỳ ở trong bào thai và nó được gọi là sự di truyền mang tính thừa hưởng. Nó giống như cái gốc của cái cây - sự di truyền này mang tính cơ bản, lưng sự di truyền nằm ở đằng sau, bên trong.

Nếu sự di truyền cơ sở này mà dương chúng ta hút các yếu tố âm sau khi sinh và thu được các yếu tố di truyền âm ở bề ngoài và biểu hiện - Đây là sự di truyền ngoại hình của con người - để làm sáng tỏ có thể ví dụ: Người đàn bà dương hơn một đứa bé trai khi sinh. Cho nên cô ta có xu hướng muốn ăn các đồ âm sau khi sinh và trở nên nữ tính khi sinh đẻ. Nhưng thực ra cô ta có nền tảng dương bên trong nên tất nhiên cô ta thích ở nhà, vững chắc, kiên nhẫn, chín chắn, tình cảm và nhạy cảm. Cô ta thu nhận được nữ tính và sự mềm mỏng của mình. Điều này sau này sẽ trở thành bề ngoài của cô ta. Như thế người đàn bà về biểu hiện rất âm nhưng nội tâm bên trong thì rất dương.

Bé trai thì khác hẳn. Nó âm hơn đứa bé gái khi sinh nên nó có xu hướng muốn ăn đồ dương và bổ sung nam tính khi sinh ra. Như vậy về mặt triết học đàn ông bên ngoài dương nhưng bên trong thì âm.

Mọi thứ đều thay đổi - đó là luật của tự nhiên - có một số thứ thay đổi nhanh chóng, có một số thứ thay đổi chậm chạp. Trong 10 ngày tế bào máu của chúng ta thay mới hoàn toàn nhưng tế bào của da phải mất hàng năm. Chúng ta có thể quan sát thấy máu chảy là yếu tố mang tính bề mặt của di truyền cơ thể vật lý.

Chúng ta có thể thay đổi máu thế nào? Bằng cách thay đổi các thức ăn hàng ngày bạn sẽ thay đổi được máu. Sự thay đổi là biểu hiện của sự đau ốm, sự thay đổi là biểu hiện bên ngoài của bệnh tật - sự chữa bệnh thực sự chỉ đến sau khi tất cả các tế bào được đổi mới - đó mới là cái gốc.

Chúng ta biến đổi các tế bào âm sang dương thế nào? Bằng cách ăn các thực phẩm dương là chưa đủ, sự thay đổi này là sự thay đổi máu dưới điều kiện bên trong là dương còn bên ngoài là âm.

Có một điều mà nhiều nhà Thực Dưỡng đã bị nhầm và nhiều khi bảo thủ huênh hoang tự đắc, quả quyết hồ đồ, bị náo loạn, sống bất hạnh, mất đi lòng biết ơn trân trọng, sống độc đoán, ác tâm khi căn bệnh của mình biến mất. Đó là do các tế bào cơ thể họ mà họ đã tạo ra trước đây theo phương pháp Thực Dưỡng sau nhiều năm vẫn không hề dương lên. Với tôi, đều này xuất hiện là do sự thiếu hụt các chất trong bữa ăn, có nghĩa nó là kết quả của sự mất cân bằng giữa bên trong và bên ngoài.

Chúng ta cần làm cho bên trong phải dương chứ không phải bên ngoài. Một người có thể rất lịch sự nhẹ nhàng mỉm cười, trân trọng và dễ chịu ở bên ngoài nhưng bên trong anh ta phải thật mạnh mẽ, ổn định, kiên trì, nhẫn nại và can đảm. Điều này là rất khó. Nhưng nếu sống thiếu trật tự này thì chúng ta không thể có hạnh phúc thực sự.

Tất nhiên các tế bào của chúng ta biến đổi từ từ - Đây là một tiến trình chậm chạp - nhưng chúng ta lại muốn các tế bào nhanh chóng dương lên, vậy phải làm sao?

1. Ngoài việc dùng đồ ăn dương - chúng ta phải tích cực hoạt động, làm mọi việc nặng nhọc cơ bắp, làm cho người khác, để cho mình luôn bận rộn.

2. Bao quanh mình những nhân tố âm và đặt mình sống trong những hoàn cảnh âm - ăn ít - mặc ít - sống trong không khí mát và hơi lạnh - cố tìm ra những điều kiện sống khó khăn nếu bạn chưa có nó ở quanh mình - nhảy vào những môi trường và những hoàn cảnh làm cho bạn phải đối đầu với những thách thức lớn - Bạn có thể gặp nhiều vấn đề rắc rối bây giờ, nhưng hãy coi mình như đang hạnh phúc và đang được sống trong những điều kiện sống hạnh phúc.

3. Hãy mở mắt và ngắm nhìn chậm rãi, nhìn trời đất, hoa lá, chim cá, muông thú, cây cỏ, vật nuôi,... nhìn chúng theo cách như một bản hòa ca, một bài thơ, một bức tranh, một tiểu thuyết, một bản nhạc, một chuyến du hành và hòa vào chúng một cách không chủ định, cảm tính. Nó sẽ làm bạn tách ra được khỏi bản ngã của mình. Cảm giác này ở Nhật Bản gọi là “haiku” (đọc là “Hai - cư “) một nghệ thuật để tiếp cận trạng thái cao nhất của trí phán đoán.

Bề mặt và bề trong của Thực Dưỡng

Mục đích của Thực Dưỡng là có một đời sống hạnh phúc. Có hai kiểu người Thực Dưỡng và có hai kiểu hạnh phúc mà họ có thể hướng tới.

Dù là bên ngoài hay bên trong, cả hai đều hướng về một đời sống hạnh phúc. Kiểu hạnh phúc bên ngoài là dấu hiệu, là biểu hiện. Kiểu hạnh phúc bên trong là cốt lõi và lâu bền. Nhiều người đón nhận dấu hiệu biểu hiện, bên ngoài nên khi các căn bệnh đi khỏi, họ thôi ăn chế độ Thực Dưỡng. Điều này giống như dùng Thực Dưỡng như thuốc phiện chữa bệnh - Những người như vậy không duy trì Thực Dưỡng lâu dài được.

Một trong những sinh viên của tôi đã hỏi vì sao Ohsawa duy trì Thực Dưỡng suốt 50 năm cho bản thân mình. Tôi trả lời vì Ohsawa rất ốm yếu nên phải theo đuổi Thực Dưỡng - Ông đã tâm đắc và chấp nhận chế độ ăn uống theo nguyên tắc trật tự vũ trụ và ông muốn giúp đỡ những người khác bằng cách giảng dạy những nguyên tắc này - Nếu không tâm đắc mà chỉ cố gắng làm theo các nguyên tắc, bạn sẽ không có hạnh phúc - hạnh phúc thực sự là sự tâm đắc - Vì nó chúng ta có sức khoẻ, thiếu nó chúng ta cảm thấy khó tri ân khi chúng ta ốm đau. Tất cả chúng ta đều cần học cách biết tri ân.

ở Nhật có hàng nghìn người tham gia Thực Dưỡng. Ông Ohsawa đã viết 300 quyển sách khác nhau, nhưng không có quyển nào có ở cửa hàng sách cũ. Phần lớn người ta dùng sách để chữa bệnh theo kiểu đối chứng trị liệu.

Làm thế nào để biết tri ân?

1. Cần phải giáo dục khi còn trẻ, do bố mẹ dạy dỗ.
2. Khi gặp khó khăn, hãy cố gắng vượt qua và biết chấp nhận khó khăn, con người sẽ biết cách tri ân.

Biểu hiện và bản chất của hạnh phúc

Chúng ta oán trách vi rút, vi trùng, than trách thiếu tiền cùng những bất hạnh trong đời sống xã hội. Có hai loại khó khăn - khó khăn cốt lõi là thuộc về bản thân bạn. Và khó khăn biểu hiện là phần bên ngoài tác động vào. Khi bạn vượt qua khó khăn bên ngoài bạn có hạnh phúc bên ngoài - Khi bạn vượt qua khó khăn bên trong bạn có hạnh phúc bên trong. Hạnh phúc bên ngoài không do bạn tự tạo nên, nên nó không mang lại sự tri ân từ tâm khảm bạn. Chỉ có hạnh phúc bên trong mới mang lại sự tri ân. Khi bạn vượt qua khó khăn bên ngoài, hạnh phúc sẽ đến ở vỏ bề ngoài và chỉ mang tính biểu hiện.

Khoa học và y học mang đến loại hạnh phúc bên ngoài, vì nó chỉ chữa trị được bệnh tật bề ngoài. Hạnh phúc bề ngoài dùng thuốc và các máy móc chữa bệnh là hạnh phúc nhận từ những người khác.

Chúng ta cần đạt tới hạnh phúc bên trong chứ không phải hạnh phúc bên ngoài. Nó là niềm hạnh phúc tự thân, chân thật và vĩnh cửu.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Apr 20 2007, 04:11 PM
Bài viết #5


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



5. Xã luận
Tháng 7 năm 1968


Ngày nay không chỉ nước Mỹ mà cả thế giới đang ngày càng điên đảo và mất ổn định. Khi mô tả hai trường hợp bị kịch mới đây ở San Francisco ngày 14-7-1968, Irving Bengelsdorf nói rằng thật là nghịch lý khi tập đoàn Ford và Rockefeller muốn hợp tác trong chương trình của viện nghiên cứu lúa thế giới ở Phillipin để tìm ra loại lúa có sản lượng nhằm giảm đói ở các nước nghèo châu á thì không lực Mỹ lại tàn phá đất trồng lúa bằng cách phun thuốc diệt cỏ chứa thạch tín xuống các cánh đồng nam Việt Nam.

Dân miền bắc và miền nam Việt Nam chỉ có khoảng vài chục triệu và được xem là một nước nghèo và là quốc gia kém phát triển và còn bị đói kém. Miền nam Việt Nam có thể sản xuất và xuất khẩu hàng triệu tấn gạo mỗi năm, vậy mà năm 1964 do sự thù địch chiến tranh, nhiều cánh đồng lúa bị bỏ hoang hoặc bị vô hiệu hóa ở miền Nam. Mỹ hàng năm nhập khẩu từ nam Việt Nam 600 tấn gạo - không ai có thể ước đoán được những tại hại lâu dài với cỏ cây, thực vật sau khi kẻ thù đã rải các chất độc hóa học.

Vì sao người Mỹ gây đói cho người dân vô tội ở Việt Nam? một đất nước phát triển nghĩa là mất đi sự duy ý chí? Không, nó có nghĩa là càng duy ý chí hơn. Theo Benegelsdoft trong cái nhìn xa hơn về tương lai, trong bài phát biểu trước quốc hội đã cực lực phản đối các nhà khoa học đã đề nghị chi 60.000 đô la cho viện nghiên cứu Trung Tây ở thành phố Kansas cho việc tìm ra các hiệu ứng khi rải các thuốc diệt cây cỏ ở nam Việt Nam. Cùng bài phát biểu của Benegelsdoft, giáo sư sinh học Athurt W Galtron ở Yale cũng nói nhiều về tác hại của thuốc diệt cây cỏ với môi trường sinh thái.

Một ví dụ khác về duy ý chí trong nền văn minh hiện đại là cuộc chiến tranh sinh thái. Thời báo Time tháng 6 - 1968 đã nói rằng tiềm năng của chiến tranh sinh hóa trôi dài từ Mỹ tới Đài Loan.

Đáng chú trọng nhất là các nhà khoa học Liên Xô. Nhiều cuốn sách đã nói về chiến tranh hóa học, sinh học. Trong tác phẩm “Một thế giới phi hòa bình đang đến” của 60 nhà khoa học và học giả từ 60 nước khác nhau đã đề cập đến toàn thể nhân loại có thể ngất ngư với vài cân thuốc gây ảo giác LSD trộn trong thức ăn. Trong bài báo “Quả bom thời sinh học” của tờ Thế Giới, nhà khoa học Anh Quốc Gordon Rattray Taylor đã đề cập đến chiến tranh di truyền học. Một dân tộc có thể bị làm suy yếu đi một cách lâu dài bằng cách đầu độc gây tiêm nhiễm cho họ bằng các loại vi rút gây bệnh trong phòng thí nghiệm mang lại những hậu quả di truyền huỷ hoại thể chất.

Trong tương lai sẽ không còn chỗ nào là an toàn trên trái đất. Chúng ta chỉ còn hai sự lựa chọn:

1. Hoặc là chạy trốn lên sao Hoả hoặc các hành tinh khác.
2. Ngừng lại nền văn minh hiện tại và thay thế nó bằng một thứ khác. Chạy trốn khỏi trái đất thì bất khả thi. Loài người sẽ lặp đi lặp lại sự bất hạnh - Trong những trạng thái cao đẹp của tâm thức còn bị che phủ, thì một tâm thức thấp kém luôn cảm thấy sợ hãi và phân chia toán loạn (theo Wilhelm Reich).

Nhiều nhà xã hội học đã bàn luận đến việc đưa ra một mô hình xã hội mới. Tomas Moore, Robert Owen, Các Mác, Lê nin, Saclơ Fourier, Saint - Simon, Mohandas Gandhi, Mao Trạch Đông là những người nổi tiếng về cải cách xã hội - nước Nga hiện đại, nước Mỹ, Trung Quốc và ấn Độ là kết quả của những biến dạng xã hội như vậy. Dù sao thì tất cả các quốc gia phát triển đều gia tăng sự sợ hãi, bệnh tật, bất an, tội phạm, xung đột sắc tộc tôn giáo, nghèo đói, giết người, tội phạm, chia rẽ, căm thù. Nhiều nhà khoa học và học giả đã cố gắng tìm cách giải quyết những vấn nạn này.

Trong bài “Chiều hướng phát triển của Nhân loại”, Ashley Montagu đã nói: trong thời nay chướng ngại lớn nhất trên con đường phát triển của nhân loại không phải là bom nguyên tử, bom hạt nhân hay bất kỳ mối trở ngại bên ngoài nào mà sự mất trật tự bên trong chính con người. Con người không đòi hỏi những lễ giáo siêu nhiên cho tình yêu. Tình yêu là một nhân tố của tự nhiên. Và nó là một nhân tố quan trọng bậc nhất trong tự nhiên. Tình yêu là nhân tố tự nhiên nhất của tôn giáo cho sự hình thành nhân loại. Một người được giáo dục để biết yêu quí tôn trọng sự phát triển nhân loại sẽ không thể nhìn thế giới là gì khác ngoài sự yêu thương. Người mất ổn định sẽ hờ hững với thiên nhiên, với tự nhiên của mình, hiện tượng này xảy ra với người sống trong nền văn minh phương Tây. Với phần đông mọi người bị như người phương Tây, tình yêu và sự điên rồ không chỉ là sự bất hòa mà còn là sự mâu thuẫn không thể hòa giải của hạnh kiểm, tư cách mà trái lại trong thực tế, sự điên rồ không chỉ đối kháng với cơ sở tự nhiên của con người mà nó còn gây hại cho sự tự nhiên của họ.

Montagu đã nói rằng tình yêu là một nhân tố của tự nhiên nhưng nó không đủ sức mạnh để hóa giải sự điên rồ hiện tại và sự mất trật tự trên thế giới. Vì sao? Bởi vì ông đã nhân cách hóa tình yêu theo cảm tính cùng những sự luyến ái. Thực ra, cảm xúc tình yêu tự thân trên gương mặt chúng ta sẽ gây sự căm ghét ở những kẻ khác. Giáo Sư Ohsawa nói rằng đây là thứ tình yêu đồng nghĩa với sự căm ghét. Bạn biến thành thù. Nếu chúng ta còn sống trong thế giới của tình yêu cảm xúc và cảm tính, thì sự điên rồ của thế giới sẽ không bao giờ giảm.

Làm thế nào để kiến tạo một tình yêu siêu nhiên? Theo tôi, tất cả mọi người đều có sẵn tình yêu siêu nhiên nhưng chúng bị che lấp bởi cảm tính và tình cảm. Những thứ này ở mức thấp hơn nhưng mạnh mẽ và hoạt náo hơn tình yêu siêu nhiên. Do đó công việc của chúng ta là nhặt ra tình yêu siêu nhiên trong đống tình cảm thấp kém bằng cách làm trong sạch sự nhận biết và phân biệt chúng - sự phân biệt phán xét càng rõ ràng được kiến tạo do sự rèn luyện trí phán đoán của tinh thần, điều mà nhiều trường phái tôn giáo đã làm.

Dù sao tất cả mọi chiều hướng của tinh thần và phán đoán đều dựa trên thực phẩm - Bữa ăn cần phải được xem xét cẩn trọng, vì chúng tạo ra tư tưởng và trí phán đoán - Đó là lý do vì sao nhiều tôn giáo đề cập đến vấn đề ăn uống.

Theo nhận xét kinh nghiệm của chúng tôi và những người khác, thịt là loại thức thực phẩm kích động gây nên sự điên cuồng. Đó là lý do giải thích vì sao có nhiều kẻ cuồng loạn như vậy ở đất nước Mỹ. Nơi mà khẩu phần thịt cho từng người cao nhất trên thế giới.

Theo các công bố một người Mỹ ăn 75 kg ngũ cốc, 50 kg rau và gần một tạ thịt trong năm 1962 - các loại thịt của các loại gia súc đã chết đang chết, bị bệnh và đang gây bệnh, theo thông báo của Ralph Nader trên tạp chí Playboy tháng 10 - 1968, điều ông ta nói đã gây sốc giống như tác phẩm “Trong rừng” của Upton Sinclair năm 1906 vậy. Nadre nói rằng quyển “Trong rừng” viết năm 1906 đã đưa ra những cuộc điều tra liên bang về việc làm của các lò sát sinh. Ngày nay các điều kiện kiểm tra thịt công nghiệp càng tồi tệ hơn. Người tiêu dùng không có điều kiện để tin vào những cảm nhận đó vì đã có các bác sĩ hóa học cùng các lò ướp lạnh che dấu các khiếm khuyết. Người Mỹ thường ăn phải một số lượng lớn các loại thịt kém phẩm chất. ăn những loại thịt như vậy không chỉ gây bệnh tật cá nhân mà còn ảnh hưởng tới cộng đồng nó làm cho con người phát triển náo loạn, hỗn độn, gây ra những tội phạm điên cuồng và chồng chất sợ hãi.

Thực phẩm ngày nay gây nên sự mất đi vĩnh viễn các sơ đồ của các nhà tìm kiếm hòa bình và các nhà kiến trúc tương lai. Nếu không thay đổi tập quán ăn uống này, nước Mỹ và các quốc gia tương tự khác không thể kiếm được chỗ nào an toàn trong vũ trụ rộng lớn. Con người có thể bị diệt chủng. ăn những thực phẩm như vậy không giúp chúng ta tìm được tình yêu siêu nhiên.

Ăn uống đúng cách không phải luôn mang đến tình yêu siêu nhiên. Chúng ta có chiều hướng trở nên thiếu thận trọng, căm hận, điên rồ, và chỉ trích mọi thứ ngay cả khi ăn uống đúng cách - Chúng ta cần khiêm tốn thừa nhận sự yếu kém của mình - chỉ khi nào chịu nhận sự tiểu nhân, sự bé nhỏ của mình, sự độc đoán của mình, cùng tình yêu theo cảm tính của mình thì chúng ta mới có thể chấp nhận sự tiểu nhân và độc đoán của kẻ khác. Lúc đó chúng ta mới có thể tha thứ cho họ và tình yêu siêu nhiên mới nảy nở ra. Chúng ta không bao giờ có thể đạt được tình yêu siêu nhiên một cách dễ dàng nếu chúng ta không tuân theo nguyên tắc ăn uống đúng đắn và tự phán xét lại mình (cầu nguyện sám hối bản thân). Theo giáo sư Ohsawa viết trong quyển “Thời đại nguyên tử”: “Chỉ có nền giáo dục sinh học và vật lý sinh học về sự thiết lập của vũ trụ vô tận mới giúp loài người được bảo vệ khỏi những căn bệnh trầm kha - Tâm thức thấp kém sản sinh ra tất cả các loại bệnh tật trong đó có cả chiến tranh hạt nhân.”

Lời khuyên chân thành của tôi đến các bạn là: sau khi bạn đã ổn định được căn bệnh của mình, bạn nên cố gắng phát triển tình yêu của bạn lên mức cao hơn thông qua một cảm nhận khiêm tốn khi xem xét lại sự tiểu nhân, bủn xỉn, tính độc đoán của bạn cùng tình cảm theo kiểu luyến ái của bạn. Hãy phóng chiếu niềm vui, sự hân hoan, cởi mở và phóng khoáng ra mọi người. Càng nhanh và càng sớm càng tốt. Sau đó chúng ta sẽ chỉ cho mọi người thấy phương cách sống Thực Dưỡng đem lại hòa bình cho thế giới, một sự hòa bình sẽ kết thúc mọi kiểu cách mạng xã hội thông qua cuộc cách mạng bản thân. Ngày nay chúng ta có một cuộc cách mạng ở mức cao hơn để tạo dựng một trật tự trường tồn cho con người. Đây là sự phức tạp khó khăn lớn nhất mà nhân loại vấp phải. Như vậy nó sẽ mang đến niềm vui lớn nhất, cùng nhau vui để tạo dựng một việc làm đáng kính trọng.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Apr 20 2007, 04:19 PM
Bài viết #6


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



6. Thực phẩm đúng đắn cho con người
Tháng 8 năm 1968


Vòng xoáy của nước khởi đầu một cách chậm chạp từ bề mặt của nó. Sau đó nhanh dần và hướng dần về trung tâm. Trái đất liên tục biến đổi giống như vòng xoáy này của nước.

Khoảng 200 năm trước, phố Wall ở New York còn là những bãi cỏ và bò còn đi dạo trên đường. Ngày nay trong thế kỷ 20, tia mặt trời bị che khuất bởi những đám mây rác trên bầu trời làm cho không thể chiếu xuống vỉa hè được.

Trong cuốn “Phương cách sống của con người chúng ta” của nhà xuất bản Washington Square, William E. Woodward viết rằng không còn đồng tiền Mỹ nào còn lưu lại từ thời thực dân Anh kiểu mới từ 300 năm trước. Chủ nghĩa thực dân đã thay thế việc trả lương bằng hàng hoá. Ngày nay đồng đô la Mỹ là đồng tiền chuẩn của nền kinh tế hiện đại.

Thực phẩm là những yếu tố còn lại sau cùng để thay đổi thế giới. Trong một thời gian dài, lương thực và rau quả được trồng nhờ nước, mặt trời và nhiều công sức lao động. Đây là một yếu tố để việc trồng trọt trở nên một sự việc vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Trong hàng nghìn năm ngũ cốc đã là thức ăn cơ bản của con người, thứ thực phẩm đã phân biệt con người với dã nhân.

Trái đất đã đổi trục của nó và chịu ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu để từ từ tạo nên một bức tranh mới. Những vùng đất trước đây dùng để trồng trọt nay đã biến thành đất chăn nuôi gia súc - những hạt giống cây cùng các sản phẩm thức ăn từ sữa đã dần dần chiếm chỗ. Sự phát triển này là giai đoạn lớn thứ hai trong lịch sử nhân loại. Từ đó có hai loại người xuất hiện: Loại người ăn lương thực rau cỏ, và loại người ăn thịt. Hai loại người này khác nhau về thể chất và tinh thần bởi họ dùng hai loại thực phẩm khác nhau. Hai kiểu tư tưởng được hình thành kéo theo hai nền văn minh: Phương Đông và phương Tây.

Hàng nghìn năm đã trôi qua. Rồi một ngày một người phương Tây cái gọi là một nhà khoa học phát hiện ra rằng thức ăn động vật là một thực phẩm quan trọng nhất cho con người - ở các nước phương Tây công nghiệp chế biến thịt trở nên đồ sộ nhất, hàng năm Mỹ chi 2 tỉ đô la cho ăn thịt bao gồm cả các sản phẩm từ sữa bởi phân nửa khẩu phần ăn của mỗi người là thịt.

Nhu cầu về thịt ngày càng tăng cùng việc gia tăng các trang trại có hàng tỉ con gà và trâu bò gia súc. Việc tăng gia súc yêu cầu diện tích lớn hơn là để trồng trọt rau cỏ và ngũ cốc và nhiều bãi cỏ bị chiếm cứ và bị khô cằn do nhu cầu gia tăng của việc tiêu dùng thịt. Nhiều trang trại bị thiếu đất chăn nuôi. Việc này gọi là chăn nuôi gia súc, nó mang tính tận dụng tối đa và nó khởi đầu từ Anh, nơi mà nhiều cánh đồng cỏ để chăn nuôi gia súc bị thiếu nghiêm trọng trước nhu cầu cao về thịt.

Trong cuốn sách thông tin “Các nhà máy thực phẩm động vật”. Ruth Harrison đã nói đến những kỹ thuật chế biến của các trang trại. Nữ tác giả đã làm sáng tỏ một vấn đề quan trọng ngày nay: “Chất lượng các sản phẩm thịt như thế nào? Ai lại có quyền chế biến điều trị bệnh tật cho gia súc sống một cách độc quyền như các nhà máy sản xuất thịt? Trong các trang trại hiện đại, theo bà Harrison gia súc không còn được thong dong trên đồng cỏ kiếm ăn nữa. Những viễn cảnh ngoạn mục về các đồng cỏ có đàn gia súc đã bị thay thế bởi các nhà máy hoặc các toà nhà trong đó động vật được nuôi trong các chuồng phun đầy thuốc trừ côn trùng, sâu bọ - Việc chăn nuôi thật phản sinh học, gia súc không có hoàn cảnh sống thật. Chúng đơn thuần được sản xuất như những sản phẩm vô tri cung cấp đạm. Đó là lý do vì sao mà các sản phẩm thịt ngày nay lại trở nên kém chất lượng như thế.

Bà Harrison đã đưa ra câu hỏi: “Làm sao những gia súc được nuôi trong những điều kiện như vậy lại có thể an toàn và được chấp nhận là nguồn thực phẩm cho con người ?”. Người ta có thể nghĩ rằng, tôi không lo vì tôi không ăn loại thịt này - Nhưng bạn hãy nhớ rằng chúng ta không sống tách biệt. Những người quanh ta hầu hết đều ăn thịt. Người Mỹ trung bình tiêu thụ 1/2 khẩu phần ăn là thịt. Rõ ràng là nếu chất lượng thịt kém và xấu, thì họ phải chịu sự tra tấn của thịt đối với thể chất và tinh thần - Hơn thế, liệu chúng có gây nên các chứng điên cuồng, phạm pháp, náo loạn, và sự suy giảm sức khoẻ nói chung?

Và điều cuối cùng mà bàn Harrison quan tâm là những người ăn các sản phẩm không phải là thịt: Bà đề nghị 3 điểm.

1. Đảm bảo thực phẩm an toàn khỏi các loại đất trồng trọt được bán các loại thuốc tăng trưởng mà chưa biết được ảnh hưởng về sau của chúng.
2. Cung cấp cho người tiêu dùng các thông tin khi lựa chọn thực phẩm.
3. Nâng cao chất lượng thực phẩm.

Vấn đề thứ nhất và thứ hai thuộc về pháp luật.
Vấn đề thứ ba thuộc về giáo dục.

Chúng ta biết trong lịch sử loài người, pháp luật đem lại hạnh phúc cho con người thông qua các luật chi tiết cho cuộc sống. Vậy ba vấn đề của bà Harrison thâu tóm lại trong hai câu hỏi:

1. Thực phẩm chính cho con người là gì ?
2. Làm cách nào chúng ta có thể tìm ra thực phẩm chính đáng và không để mùi vị của chúng lừa dối con người ?

Chúng ta bàn về vấn đề thứ nhất. Lý thuyết phẩm chất dinh dưỡng thực phẩm được bào cãi tranh luận bởi nhiều tác giả.

Trong bài phỏng vấn với bác sĩ Frederick Stare (Viện trưởng Viện sinh dưỡng Havard) đăng tải trên báo Vogue 6 -1967 mang tựa đề: “Một người bác sĩ huỷ hoại những thức ăn thần thoại duy trì sức khoẻ”, giáo sư Stare nói rằng những chất bảo quản chống độc hại không hề được sử dụng trừ khi phải bảo đảm an toàn. Ông còn bác bỏ sự buộc tội chính các chất bảo quản là độc hại và cho rằng cần phải dùng chúng vì hầu hết các sản phẩm sữa sẽ bị hỏng nếu thiếu chất bảo quản. Về thuốc diệt khuẩn giáo sư Stare nói rằng theo sự hiểu biết của ông không hề có một tài liệu nào nói về thuốc diệt khuẩn và các hóa chất trong thực phẩm lại gây bệnh tật, ngay cả việc đau bụng.”

Bản tin liên đoàn sức khỏe quốc gia ra số 8 - 1967 bác bỏ nhận định này của bác sĩ Stare và Lãnh đạo viện nghiên cứu ung thư quốc gia ông W.C.Heuper đã không đồng ý với nhận định cho rằng hầu hết các hóa chất cho thêm vào có tác dụng phụ gia và vi khuẩn sinh ra trong thức ăn và nhiều thử nghiệm về các chất gây ung thư không được thực hiện cẩn thận. Ông tiết lộ rằng luật pháp hiện tại yêu cầu kể cả nhà sản xuất, kể cả người tiêu dùng, kể cả trung tâm kiểm nghiệm thực phẩm FDA không được tiến hành các thử nghiệm về tác nhân gây ung thư trước khi các hóa chất phụ gia được chấp nhận (Theo tờ tin tức y học thế giới số 10 tháng 2 -1967).

Về vấn đề đất trồng trọt, bác sĩ Stare nói trên tờ Vogue rằng nếu chúng ta so sánh 3 củ cà rốt - một củ mọc trên đất trồng trọt mầu mỡ có quy hoạch, một củ cà rốt trong siêu thị trồng ở nông trường canh tác đặc biệt, và củ cà rốt bứt ở bên đường đi thì sẽ thấy phẩm chất chúng hoàn toàn khác nhau. Theo ông củ cà rốt trồng ở đất mầu bình thường không thể có phẩm chất cao và mang lại hiệu quả bằng loại chăm bón nhân tạo cho số lượng và kích cỡ củ lớn.

Ngược lại quan điểm này trên bản tin liên đoàn sức khoẻ quốc gia, bác sĩ Homer Hopkins chỉ ra rằng phát biểu phụ thuộc vào quan điểm cho rằng dinh dưỡng của cây trồng không chịu ảnh hưởng lớn của đất trồng là không thể chấp nhận và theo các kết quả nghiên cứu khoa học của ông thì hoàn toàn trái lại. Ông nói: “Trung tâm kiểm nghiệm thực phẩm đã lúng túng từ chối điều này cho đến khi liên đoàn sức khoẻ quốc gia công bố nó”.

Rõ ràng là những cuộc tranh cãi như vậy vể phẩm chất của thức ăn sẽ không bao giờ kết thúc nếu chúng ta còn dùng cảm tính, lý trí và khoa học phân tích để lý giải. Thực phẩm tốt với người này lại không tốt với người khác. Thực phẩm hữu ích về mùa hè thì lại vô ích về mùa đông. Hơn thế một số người ăn một loại thức ăn rất có lợi cho sức khỏe, người khác ăn thì lại ốm đau bệnh tật.

Con người là sản phẩm của thế giới thực vật. Thế giới thực vật là sản phẩm của đất đai, khí hậu và môi trường sinh thái. Như thế việc trồng trọt và ăn uống các thực phẩm trồng ngay tại vùng mình ở sẽ cho ta sự chăm sóc nuôi dưỡng có lợi cho sức khoẻ, cho ta một đời sống hạnh phúc theo điều kiện thời tiết và khí hậu của ta. Điều kiện đầu tiên của hạnh phúc là sống hòa điệu với các điều kiện sống của môi trường và điều này được xác định trên cơ sở chúng ta ăn các loại thực phẩm ở vùng sinh thái nơi mình đang sống. Nó sẽ hướng ta đến sự khoẻ mạnh và Thực Dưỡng là nguyên tắc này. Nó làm ta có thể hấp thu được các chất có trong nó bởi vì các chất hóa học tự nhiên của môi trường đất đai được thực phẩm biến đổi thành sản phẩm thiên nhiên phù hợp với môi trường. Sự biến đổi đó làm chúng ta giảm được việc phải hấp thụ các chất gây bệnh.

Điều mà bà Ruth Harrison nói về chất lượng thực phẩm cũng tương đương với nguyên tắc của Thực Dưỡng - Dù sao việc coi ngũ cốc là thức ăn chính của con người đã bị mất đi tầm quan trọng của nó - Không thể từ bỏ các thức ăn động vật, bà nói lên tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng thịt, chứ không phải là nâng cao chất lượng bữa ăn cho con người. Theo tôi đây là một thiếu sót trong công việc của bà.

Như đã nói từ đầu, việc chăn nuôi gia súc tăng trọng bắt đầu do sự thiếu đất đai. Điều này có thể được giải quyết nhờ việc tuân thủ một chế độ ăn uống coi ngũ cốc là thực phẩm chính trong bữa ăn của chúng ta và không còn cách nào khác.

Việc này còn đơn giản và dễ dàng hơn là biến đổi sa mạc Sahara thành mảnh đất mầu mỡ để cung cấp thực phẩm nhiều hơn cho dân số thế giới.

Xem quyển “cải tạo sa mạc Sahara” của Richard Baker ấn hành bởi nhà xuất bản Luterworth - London - Với chúng ta chăn nuôi động vật, gia súc tăng trọng phải được xem như việc thông báo về một thế giới mới và chúng được coi như sứ giả thông báo sự xuất hiện của một loại thực phẩm chính đáng cho sức lực con người, đó là ngũ cốc.

Vấn đề thứ hai là vấn đề phức tạp nhất ngay cả với nhiều người đã thực hành macrobiotic trong nhiều năm - Cảm nhận cuốn hút chúng ta là ta hài lòng với sự thích thú ngắn ngủi, với những khoái khẩu ngắn ngủi. Nó giống như việc chúng ta cầu nguyện và đọc thần chú cho người chết sau chứng nghiệm tình dục của họ. Con người làm mọi thứ chỉ cần được cảm giác thoả mãn dù cho nó chỉ là cảm giác trong có vài giây lát. Do đó hầu hết những bài giảng về sự nguy hiểm của nhu cầu đòi hỏi thoả mãn ngắn ngủi đều bị khước từ.

Chỉ khi nào chính chúng ta chứng nghiệm sự ốm đau bất hạnh và bị nô lệ thì bấy giờ chúng ta mới chịu học bài. Dù sao lúc đó chúng ta cũng học được một điều và điều đó Lão Tử gọi là Vô Vi: Bất ngôn chi giáo - Dạy mà không giảng.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Apr 20 2007, 04:41 PM
Bài viết #7


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



7. Vô Vi
Tháng 8 năm 1968


Vô vi là một trong những tư tưởng nổi tiếng nhất của Lão Tử - Nó nổi tiếng đến mức hầu như những người hiểu biết ở Nhật và Trung Hoa đều biết nó - Thậm chí trong nhiều phòng khách của nhiều đình chùa Nhật Bản hoặc ở tại nhà người ta đều treo hai chữ Vô Vi.

Từ Vô Vi xuất hiện ở chương 2 “Đạo Đức Kinh” - Vô có nghĩa là mô tả sự thụ động và vi là động từ tương đương với sự hành động, hay làm một việc gì đó trong tiếng Anh. Dù sao từ Vô Vi - không làm gì hay là “bất động” cũng chưa nói rõ hết tư tưởng của Lão Tử.

Heinrich Wallnofer và Anna Von Rottauscher, tác giả cuốn “Y học dân gian Trung Hoa” đã nói trong quyển sách của họ rằng đầu mối tư tưởng xuyên suốt sự thần bí của Lão Tử là hai chữ Vô Vi, “làm mà không làm”, “không làm mà làm” qua đó ông muốn nói không phải là “không làm gì cả”. Theo tư tưởng của ông, con người là bất động và ở dạng thụ động nằm im trước thuở trời đất sinh ra, hay là trước khi có đạo vậy. Con người có thể làm những công việc nhỏ hàng ngày và không nên nhúng tay giải quyết các việc quá sức mình.

Sự giải thích này vẫn chưa đầy đủ và thông suốt. Theo sự hiểu biết của phần đông người Nhật thì vô vi có nghĩa là: Bạn cần làm mọi việc đơn thuần và giản dị như bạn không phải là người chủ định làm. Bạn dạy như là không dạy, dạy dỗ thông qua hành động của bạn chứ không phải bằng lời nói. Bạn chữa bệnh mà không chú tâm chữa bệnh mà để cho bệnh tự nó khỏi. Nói cách khác nếu bạn chữa bệnh cho ai đó mà không để cho họ hiểu vì sao họ bị bệnh, họ sẽ không học được nguyên nhân gây bệnh là vì đâu và rồi sớm muộn họ sẽ lại bị bệnh trở lại. Như thế mọi sự cố gắng của bạn là phí. Còn nếu bạn thay việc chữa cho họ bằng việc chỉ cho họ nguyên nhân của căn bệnh đó và chỉ cho họ cách họ tự chữa trị cho mình khỏi bệnh thì họ không những chữa khỏi bệnh cho mình hiện tại mà không bao giờ mắc lại bệnh nữa. Đây là sự chữa bệnh thực sự. Bằng cách đó bạn đang chữa bệnh chứ không phải trị bệnh. Nói cách khác bạn không làm gì bên ngoài mà bạn cải tạo cái gốc bên trong. Bên ngoài là cái biểu hiện - còn bên trong là cái bản chất của tự nhiên.

Từ cách nhìn theo nguyên lý thống nhất, Vô Vi thể hiện ở ý nghĩa sâu xa nhất. Để giải thích từ này cần phải hiểu ý nghĩa của một trong 7 nguyên tắc của trật tự vũ trụ. Đó là không có gì trên thế gian là tồn tại mãi đến cùng. Mọi thứ đều biến đổi đảo ngược cái đẹp biến thành cái xấu. Tốt hóa tồi, phi vật chất (năng lượng) biến đổi thành vật chất. Sự thanh thản biến thành không thanh thản thoải mái và như vậy một người thông thái có tâm thức cao được tự do khỏi ham muốn sống xa hoa, nổi tiếng và quyền lực - một người như vậy sau khi đã hoàn thành một điểm gì đó không khen ngợi việc làm đó, không bám dính chấp vào nó và cũng không trói buộc vào phương pháp thực hiện nó. Khi hoàn thành công việc từng phần người đó không bao giờ nhụt chí và chán nản.

Tất cả mọi sự hoàn thiện trong thế giới này đều là phù phiếm và ngẫu nhiên. Nhận biết được rằng tất cả mọi hiện tượng trong thế giới này đều là vô thường thoảng qua, chốc lát là đã có một cảm nhận vô vi. Trong lịch sử thơ ca của loài người các nhà thơ La Mã Aztec, Mayan, Mông Cổ... đã mô tả rất sâu về sự tự nhiên của các hiện tượng này.

Chúng ta càng thành công, chúng ta càng dễ thất vọng và ngã quị nếu chúng ta không biết quy luật của sự thay đổi.

Thảm kịch của John F.Kenedy là một ví dụ.

Có một ví dụ khác như George Eastman người thiết lập đế chế uy quyền. Mặc dù có danh tiếng và giầu có cuối cùng ông ta kết thúc cuộc đời bằng việc tự tử. Thật bất hạnh.

Giáo sư Robert Oppenheimer một học giả đáng kính và là người chế tạo bom nguyên tử sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ 2 rốt cuộc chịu 3 năm tra tấn đau đớn tinh thần sau khi bom nguyên tử nổ. Cơn đau đớn tinh thần gây sự thống khổ cho suốt cuộc đời ông ta. Tất nhiên ông ta đã chết để lại một cái tên ghi vào thiên sử của một người chế tạo ra bom nguyên tử giết 314 848 mạng người vô tội. Ông ta đã từng có danh giá và được coi là con người xuất chúng và được coi là một nhà khoa học vĩ đại nhất, mặc dù ông ta kiến tạo và phát minh rất nhiều, nhưng ông sống thật bất hạnh.

Cũng thế, Thomas Edison người phát minh hơn 1200 sáng kiến, luôn tin rằng sáng chế của ông làm cho con người hạnh phúc. Danh giá và của cải của ông còn hơn cả tổng thống đất nước. Nhưng những năm cuối đời ông vô cùng thất vọng vì những sáng chế của mình không hề đem lại hạnh phúc cho con người.

Mahatma Gandhi ở ấn Độ đã giành toàn bộ cuộc đời mình để giải phóng ấn Độ khỏi ách thực dân của chính phủ Anh - ông thực sự suy sụp thất vọng khi nhận ra rằng người ấn Độ không cần tự do mà cũng chẳng cần độc lập.

Alfret Nobel, nhà công nghiệp Thuỵ Điển đã nghĩ ra việc trao giải Nobel là một ví dụ khác. Tờ tin tức khoa học đã mô tả ông như một người bất hạnh nhất. Sau khi tích luỹ một đống tài sản từ các phát minh về kíp mìn và thuốc súng không khói ông ta bị rày vò khủng khiếp. Viết vào di chúc một năm trước khi chết vào tháng 10 năm 1896 ông muốn tài sản to lớn của mình dùng vào việc thiết lập trao 5 loại giải thưởng lớn. Bài báo viết tiếp: “Alfret Nobel rất vội vã, khác lạ và phức tạp khó hiểu. Ông bị ốm đau trong suốt thời trẻ. Ông không lấy vợ. Ông oán hận người cha khiếp đảm của mình, dù cha ông là một tỉ phú nhờ phát minh. Ông có một số người bạn không có gia đình thực sự, và có lần ông nói rằng tiểu sử của ông nên bắt đầu từ đoạn II. Nỗi khổ của Alfret Nobel có thể được chấm dứt ngay khi sinh nếu không nhờ một bác sĩ nhân đạo kéo dài tiếng khóc chào đời của Alfret Nobel”

Hãy nhận thức, sau đó vì hạnh phúc và vì sức khoẻ, chúng ta quay lại xem xét nỗi thỗng khổ, bất hạnh và bệnh tật của mình.

Chúng ta không bám víu vào thế giới phù du này mà chúng ta dấn thân mình vào cái một vĩnh hằng, cái được gọi là con đường, là Đạo hay Vô Vi theo lời dạy của Lão Tử.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Apr 20 2007, 04:48 PM
Bài viết #8


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



8. Biến chuyển tâm lý
Tháng 6, năm 1971


Khi chúng ta có thể biến chuyển thế giới thực vật sang thế giới động vật, các tế bào, hệ thần kinh, các hooc môn, và các cơ quan đều phát triển. Nếu các hệ thống này duy trì một trạng thái thường xuyên tốt đẹp, chúng ta có sức khoẻ. Nói cách khác, sức khoẻ không là cái gì khác ngoài sự duy trì tốt đẹp thường xuyên của các tổ chức cơ quan con người, của sự tiến hóa trao đổi chất và máu huyết lưu thông ngay cả ở trạng thái điều kiện sống ở xích đạo... sự bền bỉ thể chất này là nền tảng của sự biến chuyển cơ thể và sinh học.

Nhưng đó chỉ là ban đầu vì khả năng biến chuyển thể chất và sinh học chưa đủ để khẳng định về sức khoẻ - con người cần có biến chuyển các cảm xúc, tình cảm và cảm tính. Biến chuyển mọi sự căm thù và độc tài thành tình yêu và sự chân thành. Sự biến chuyển này được đạt tới thông qua tất cả các trạng thái phán đoán siêu thức của chúng ta. Vậy trí phán đoán nào bao trùm sự biến chuyển sinh học và thể chất? Đó là trí phán đoán máy móc, mù quáng - mức thấp nhất, khi trí phán đoán mù quáng trở nên rõ ràng và chính xác dần chúng ta sẽ có sức khoẻ và dần biểu lộ trí phán đoán siêu nhiên. Trí phán đoán thấp kém và siêu nhiên là mặt trước và mặt sau của cùng cái Một thống nhất. Thực Dưỡng có thể coi là một con đường của sự sống làm cho trí phán đoán bậc thấp trở nên mạnh mẽ và rõ ràng - Khi chúng ta có một trí phán đoán mù quáng mạnh mẽ theo bản năng chúng ta sẽ biểu lộ dần trí phán đoán siêu nhiên vốn có sẵn trong ta.

Chúng ta càng sống lâu, chúng ta càng thiết lập sự thay đổi lớn lao về thể chất và sinh học, nhưng sự biến đổi về cảm tính là rất khó - Vì sao? Có lẽ với tôi là do trí phán đoán bậc thấp còn chưa đủ rõ ràng.

Chúng ta làm thế nào để gia tăng trí phán đoán bậc thấp? Hãy cố giữ các hiệu quả của cuộc sống bạn ở mức cao bằng cách nhận ít và cho nhiều - Chúng ta làm thế nào để biểu lộ trí phán đoán cao cấp. Hãy rèn luyện sự biến chuyển cảm xúc của bạn càng nhiều càng tốt.

Sau đây là vài lời khuyên để bạn biến chuyển cảm xúc: có một người đàn bà rất phiền muộn rằng người ta không thích cô ta vì cô ta rất năng nổ, cởi mở, hào hiệp và làm việc cật lực. Người ta bảo rằng cô ta quá dương, làm sao để cô ta thoát khỏi sự chỉ trích? ý kiến của tôi với những người như vậy nên để những người khác giúp đỡ mình - bằng cách đó bạn có thể tránh khỏi phiền phức. Có một phàn nàn khác mà tôi nghe được ở trong trại hè của chúng ta có sự căm ghét. Tôi cũng có vấn đề như vậy. Nhiều người đến nhà tôi và họ rất lười biếng. Vợ tôi là Cornellia phải mất một thời gian dài mới chấp nhận sự lười biếng của họ. Cô ghét họ và phàn nàn với tôi. Nhưng tôi bảo vợ tôi, họ lười là họ mang cái tính lười đến nhà ta để trục xuất những vận đen khỏi nhà ta. Việc trục xuất những vận đen thường xuyên như vậy sẽ đem lại hạnh phúc cho ngôi nhà.

Dịch học đã nói với chúng ta rằng đừng bao giờ cố gắng làm một cái gì hoàn thiện, hoàn mỹ mãn cả. Sự hoàn thiện mỹ mãn sẽ dẫn đến tiếp theo một sự đổ vỡ. Khi tôi khuyên một người nên đi giảng dạy. Anh ta bảo tôi: “Tôi không có khả năng dạy. Tôi có nhiều khuyết điểm, tội lỗi”. Tôi bảo anh ta: “Đây chính là cơ hội để anh giảng dạy. Hãy nói về những khuyết điểm của mình, những sai lầm của mình” con người học bài học từ những sai lầm của bạn nhiều hơn là từ những thành công của bạn.

Bất cứ khi nào bạn có vấn đề trục trặc với ai đó, đừng đi phàn nàn với người khác ngoài người đó. Hãy nói thẳng với họ trong mọi trường hợp. Khi nói chuyện trực tiếp nên tìm cách làm cho sáng tỏ những hiểu nhầm giữa các bạn, các thành kiến chỉ trích nhau. Nếu nói chuyện căng thẳng có nghĩa là bạn không thu được hiệu quả.

Nếu có ai không tán thành bạn, có nghĩa là bạn có thể đã sai. Nếu bạn hiểu kỹ điều này và đồng ý với nó, bạn sẽ không có vấn đề với mọi người.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Apr 23 2007, 08:03 PM
Bài viết #9


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



9. Tôn giáo bắt đầu ra sao?
Tháng 6 - 1971


Tôi và một người bạn đã từng tranh luận trên Ti Vi - Khi đó có nhiều vấn đề nóng hổi đã xảy ra. Tôi đã được báo trước là sẽ có nhiều câu hỏi hóc búa qua telephon. Tôi không lo lắng mà mong có nhiều thử thách.

Sau vài câu hỏi - Có một câu hỏi khó với chúng tôi là chúng tôi được lợi ích gì từ Thực Dưỡng? Câu hỏi này làm tôi hơi sửng sốt vì tôi đã sống theo Thực Dưỡng rất lâu và hầu như quên mất việc mình sống theo Thực Dưỡng.

ăn uống theo Thực Dưỡng giống như không khí, ánh sáng, nước đối với con người, nếu thiếu nó chúng ta không thể sống. Rất khó có thể nói chúng ta thu được lợi ích gì từ khí trời, nước và ánh sáng. Tôi thấy thật là ngốc nếu như hỏi ai đó xem họ có vui thích không khi có nhiều không khí, ánh sáng và nước - Câu hỏi này không thể trả lời - Nên câu trả lời của tôi sẽ không xác đáng. Với công chúng thì câu trả lời là quan trọng nhất vì với họ, họ phải được lợi ích gì từ việc ăn uống theo nó. Trong xã hội hiện đại con người có thói quen so sánh việc họ phải chịu đựng và việc họ thu được - họ luôn luôn muốn bỏ ra ít mà thu về nhiều.

Họ cố làm sao cho ra càng ít và nhận về càng nhiều.

Một sai lầm lớn của con người nói chung là họ phải được hứa hẹn nhận được cái gì từ sự cố gắng của họ. Trong chính trị, các ứng cử viên hứa hẹn với các cử tri. Trong giáo dục nhà trường hứa hẹn cho học sinh một tương lai. Trong y học bác sĩ hứa sẽ chữa khỏi cho bệnh nhân. Còn trong tôn giáo thày tu hứa hẹn đức tin sẽ mang lại hạnh phúc cuộc đời. Nói cách khác mỗi tôn giáo đều hứa hẹn cho tín đồ một hiệu quả xác thực thông qua các thực tế của tôn giáo đó.

Tôi sẽ nói vì sao tôn giáo khởi đầu từ điểm này.

ở Trung Hoa xưa nghệ thuật cải lão rất phát triển. Nó gọi là Sendo cách làm trẻ hóa con người. Nó xuất phát từ Sennin - từ người miền núi. Chữ Sen gồm chữ sơn (núi) và chữ nhân (người) như vậy chữ sennin có nghĩa là người miền núi và đối lập với người ở thung lũng (Zoku).

Chữ sen và zoku có thể được hiểu rõ nhờ triết học âm dương. Từ đó theo quan điểm âm dương thì thung lũng là đóng kín, giới hạn - Nó đồng nghĩa với sự mất tự do, có ở người có trí phán đoán thấp mà kết quả của nó là sự sợ hãi, bất an, tranh chấp, thường hay ốm đau. Trái lại đỉnh núi có tính cởi mở và có tính vô định, không gò bó. Người ở trên đỉnh núi có nghĩa là người tự do có trí phán đoán cao cấp để nhìn xuyên thấu thời gian và không gian. Người đó biết nguyên nhân của mọi kết quả. Người đó không cần tranh giành, sợ hãi, điên cuồng, ốm đau và bất hạnh.

Thuật cải lão - Từ Sendo bao gồm 5 nghệ thuật. Đầu tiên là hành động vào bên trong - đó là những bài tập về thân thể làm thân thể mạnh khoẻ và mềm dẻo - thứ hai là nghệ thuật ăn uống. Người Trung Hoa đưa ra một số lớn các món ăn cần thiết trồng ở địa phương - tránh những thực phẩm gây ảo giác cho vị giác, kích động ham muốn và kích thích - thuật thứ ba là cách hít thở không khí của sự sống - Nó có nghĩa là việc hít thở cho chúng ta sức sống. Thở là một nghệ thuật quan trọng tạo nên sự trẻ hóa cho cơ thể.

Ba thuật trên là những thuật mang tính vật lý.

Nghệ thuật thứ tư là thiền định ở bên trong cơ thể. Người Trung Hoa tin rằng cơ thể chúng ta, các cơ quan và các cơ bắp của chúng ta được 36.000 vị tì kheo (Thần). Nơi các vị ngồi là các huyệt đạo châm cứu gọi là Kyu - huyệt vị - Khi các vị ngồi đúng ngôi vị, chúng ta mạnh khoẻ. Đớn đau xảy ra khi các vị rời khỏi chỗ, bất cứ loại thuốc hay kiểu luyện tập nào đều vô dụng khi không làm cho các vị này ngồi đúng chỗ. Để giữ được điều đó, người Trung Hoa đưa ra việc nhận biết về các hành động, hành vi, về cơ cấu và chức năng của mỗi huyệt vị. Y học Trung Hoa và sự suy luận huy hoàng của nó phát triển nhờ sự thiền định này.

Nghệ thuật thứ năm là hiểu và nhận biết về vị thần cai quản chính soái. Vị tổng chỉ huy điều kiển 36.000 vị trên cơ thể. Sự điều khiển này không chỉ xảy ra với chúng ta mà còn với tất cả vạn vật. Nó là trật tự với mọi hiện tượng. Như vậy nhận biết và hiểu rõ luật sống theo trật tự trong cuộc sống hàng ngày (không phải sự hiểu biết được thu nhặt) là mục đích cuối cùng của thuật cải lão Sendo: Trở thành người giải thoát.

Lão Tử gọi quy luật này là Đạo, là Thượng Đế. Nó là trật tự và luật của tất cả mọi hiện tượng. Nó không thể nhìn thấy. Như thế nó là ảo, không thấy được, phi vật chất. Cái bao phủ lên vạn vật, mà có thể thấy được nó là yu - cái có thể thấy được. Cuộc sống và vật chất là biểu hiện của Đạo. ốm đau và tai hoạ là kết quả của Đạo. Trang Tử đã phát triển triết lý của Lão Tử: “Tất cả các hiện tượng đều là tương đối và chúng biến đổi - Không có gì là tuyệt đối và nằm im, bất động. Đẹp và xấu, phải và trái, to và nhỏ, dài và ngắn, tất cả đều là những hiện tượng đối lập nhưng đều biến chuyển - Luật - cái nguyên tắc, cái trật tự của mọi thứ đối ngẫu thay đổi và biến hóa sang nhau gọi là Đạo.

Một khi con người hiểu rằng cơ thể và tư tưởng của anh ta là biểu hiện của Đạo thì lúc đó anh ta hiểu được anh ta chính là Đạo. Nó là sự hợp nhất của con người với Đạo. Người đó sẽ được tự do và bất tử - Người đó sẽ không phải chịu đựng lửa nước và gió - Người đó có thể nhìn vượt qua không gian và thời gian. Người đó có thể bay và thay đổi hình dạng bản thân mình.

Đây là mục đích tối hậu của thuật cải lão Sendo.

Bình thường ý nghĩa người giải thoát bị hiểu nhầm do những người ở thung lũng - họ cố hiểu những kỳ diệu, công năng thần kỳ mang tính sức mạnh có trong một cơ thể vật lý giới hạn mà không chịu hiểu ý nghĩa đích thực của Đạo. Đó là trật tự âm dương. Sự hiểu lầm đó được lan truyền qua các lãnh tụ tinh thần - họ hứa hẹn những sức mạnh huyền bí của Đạo qua việc bạn phải nộp tiền cho họ.

Nhưng đây chỉ là bước đầu của Đạo. Đạo Lão hứa hẹn nhận biết siêu cảm nhận, sức mạnh từ xa, khả năng nhìn rõ từng phần và toàn bộ tương lai, khả năng đọc tư tưởng người khác, khả năng hiện diện ở nhiều nơi cùng một lúc, khả năng biến đổi bản thân thành người khác, khả năng độn thổ và khinh công, làm bất động người khác. Tôn Ngộ Không đã bắt đầu học 72 phép thuật này và cuối cùng trở thành một vị Phật. Những phép thuật này chỉ là những quyền năng bé, sơ khởi của Đạo. Người nào chỉ tin vào điều họ thấy sẽ bị những quyền năng này hứa hẹn. Và kết quả Đạo giáo phát triển và Chân Đạo thì bị bỏ lại.

Bốn nghệ thuật đầu là để có sự nhận biết về trí phán đoán siêu nhiên. Nhận biết về Đạo trong cuộc sống hàng ngày. Nó đòi hỏi tính nhẫn nại thực sự và khả năng chịu đựng sự chán nản khi thực hành. Sự tham lam và ham muốn của con người đã làm biến đổi bài học nguyên thuỷ. Cơ thể và tinh thần sẽ từ chối việc luyện tập. Phần đông các tôn giáo đều xuống dốc và muốn đi theo con đường dễ chịu, đơn giản.

Thực Dưỡng có thể trở thành tôn giáo nếu chúng ta đưa ra một sự hứa hẹn thần thông theo cảm tính.

Sau buổi xuất hiện trên truyền hình, chúng tôi ra về đến sân bay, người phỏng vấn nói với chúng tôi: “Các ngài đừng đề phòng và thủ thế quá như vậy - nên nhớ rằng các ngài đang buôn bán đồ Thực Dưỡng”. Anh ta muốn chúng tôi hứa hẹn nhiều kết quả thần kỳ nếu ai đó chịu ăn gạo lứt.

Khi chúng tôi đề cập đến việc chữa bệnh bằng Thực Dưỡng nhất là bệnh ung thư, chúng tôi quên hẳn Thực Dưỡng là điều kỳ diệu. Nó chẳng có gì là kỳ diệu bởi vì Thực Dưỡng chỉ là biểu hiện bề ngoài của sự sống giống ánh sáng, không khí và nước. Thực Dưỡng chỉ là biểu hiện của vũ trụ tổng thể hay của đấng duy nhất, đấng sáng thế. Dưới bàn tay của đấng sáng thế thì không có gì là kỳ diệu cả. Khi chúng ta thấy sự khỏi bệnh kỳ diệu nhờ Thực Dưỡng, chúng ta quên khuấy mất rằng chúng ta là người đang kiến tạo nên một cuộc sống đầy những điều huyền diệu của vũ trụ.

Có một dạng buôn bán lừa đảo khác trong phong trào Thực Dưỡng. Có thể gọi đó là một kiểu mê ngủ. Ohsawa định nghĩa hạnh phúc như sau: “Hạnh phúc là sự nhận biết vô hạn về tất cả các kiểu mê ngủ của bạn”. Sau đó một vài người hứa hẹn với bạn sẽ có sự nhận biết này nếu Thực Dưỡng được nghiên cứu xem xét.

Nhiều người ham học trẻ tuổi đã mang theo cuộc đời họ một hoài bão và giấc mơ lớn để được hạnh phúc. Thông thường các hứa hẹn này làm cho cuộc sống hàng ngày của họ trở nên khốn khổ, bất hạnh, khó chịu bởi vì chúng quá to lớn so với sức lực của họ.

Đừng ngốn ngấu Thực Dưỡng để thực hiện một giấc mơ lớn. Đừng dẫn đường cho cuộc đời của bạn bởi một mục đích trong tương lai. Sự mê ngủ của bạn cần phải được nhận ra ngay trong giây phút này - hiện tại - trong đời sống hàng ngày - Đừng trộn nó lẫn lộn với các dự định tương lai - vì chúng được sinh đẻ ra từ những huyễn mộng hàng ngày. Với một giấc mơ vĩ đại về tương lai thì hiện tại sẽ chẳng có được một kế hoạch gì.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Apr 23 2007, 08:04 PM
Bài viết #10


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



10. Việc đốn cây thông đỏ (gỗ đỏ)
Tháng 4 - 1972


Kể từ khi người ra công bố sẽ chặt các cây gỗ đỏ tại vùng đất của chúng tôi ở Mirimichi tôi đã nhận được nhiều bức thư từ các bạn bè và các thành viên của phong trào Thực Dưỡng phản đối điều này.

Sau khi nhận được những lá thư, ban lãnh đạo đã bàn bạc và thảo luận với nhiều người khác - đã có kết luận về việc điều tra này.

Những luận điểm chống lại việc đốn cây gỗ đỏ cùng các loại cây khác sẽ được xem xét từ hai quan điểm. Một quan điểm xuất phát từ con người và một quan điểm từ phía cây cối.

Đứng trên quan điểm con người: thì con người không thể không đốn cây để dùng vào các việc cần thiết theo nhu cầu giống như việc gặt lúa và thu hoạch rau quả làm thực phẩm. Dù sao việc đốn cây quá mức sẽ làm cho đất mất sự mầu mỡ, thiếu ô xy và gây nên nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến môi trường.. Như vậy chúng ta phải tìm được điểm cân bằng giữa việc khai thác gỗ và không khai thác. Đây chính là điều chúng ta muốn làm.

Khi một cây gỗ đỏ bị đốn, một cây mới sẽ nảy mầm mạnh mẽ từ gốc hơn là tự trưởng thành. Điều này xảy ra ở Mirimichi, nơi có nhiều cây gỗ đỏ mọc ở miền đông và miền bắc của vùng đất. Các cây cối dày đặc đến mức động vật cũng khó đi qua. Tỷ lệ cây gỗ đỏ là 10% so với các loại cây khác trong vùng. Chúng ta chỉ đốn các cây gỗ đỏ và các cây linh sam có đường kính trên 10 cm. Loại này chỉ chiếm 3%. Như thế việc đốn cây sẽ không ảnh hưởng đến đất và môi trường.

Những cây thông đỏ già nhất đã được trên 60 tuổi. Như thế việc đốn gỗ đã xảy ra từ 60 năm trước. Có khoảng 15 cây gỗ đỏ - lớn bị cháy gốc - chúng đã được 30 năm tuổi - vậy cháy rừng đã gây hại cho những cây trên 30 năm tuổi. Việc cháy rừng có thể lại xảy ra vào mùa hè nóng nực vì các cây trồng rất xít nhau. Việc lựa chọn cách đốn cây sẽ làm giảm những tại hoạ, làm giảm những cây quí hoặc sẽ làm cho rừng dễ bị cháy hơn.

Cũng vậy việc cắt các cây mọc dày đặc sẽ làm cho ánh sáng mặt trời toả xuống nhiều hơn và khuyến khích người dân ở đây làm vườn ở vùng gần dân cư. Việc này sẽ giúp cho các loại thực vật mùa đông nhờ việc giảm bớt độ ẩm và độ lạnh, làm cho cây bé khó phát triển do các cây to ngăn cản ánh sáng mặt trời.

Xét từ quan điểm cây cối: Cây cối mọc thưa sẽ làm cho cây cối mọc tốt hơn vì vùng đất sẽ được cung cấp nhiều nước không khí và ánh sáng mặt trời hơn. Nếu không chặt bớt cây, chúng sẽ bị mọc dày quá tải và cây con sẽ bị chết. Sau khi đốn bớt, rừng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.

Đây là sự hiểu biết về rừng. Con người sẽ gặp rắc rối nếu chỉ xét về mặt kinh tế mà không xét về mặt thực vật.

Nhiều người Mỹ coi cây thông đỏ như những cây linh thiêng và bảo quản nó với một niềm tin tôn giáo. Thái độ này gây nên cảm giác khi một cái cây nguyên sinh bị đốn trong các cây có hàng trăm năm tuổi thì sẽ bị hăm doạ tại một số vùng đất. Nhưng với tôi như vậy là giống với việc tôn thờ con bò ở ấn Độ, ở Calcutta nếu một con bò đi trên đường phố tất cả các phương tiện giao thông phải dừng lại vì con người tin rằng con bò không thể đi sau bất cứ cái gì. Đây là một thái độ quá khích gây nên từ sự hiểu nhầm về việc tôn thờ bò.

ở Nhật, hạt lúa được xem như một ngũ cốc được tôn thờ thiêng liêng. Cho nên người ta thường mở các lễ hội dân tộc vào mỗi khi gặt hái vụ mùa đầu tiên. Mặc dù họ không ngần ngại gặt lúa, nấu và ăn nó. Hạt gạo thực sự có giá trị khi ăn nó - Cũng vậy một cái cây có giá trị khi con người dùng nó vào một mục đích hữu ích. Nói khác đi, sự cạnh tranh trong số các cây sẽ giết chết các cây yếu trước khi chúng được con người sử dụng. Đây không phải là phương cách đúng đắn cho việc trồng cây.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

5 Trang V   1 2 3 > » 
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 19th April 2024 - 09:40 PM