IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Đi tu thiền tại trung tâm Boonkanjanaram., Bài viết của chị Bạch Thị Tâm
khatkhaohon
bài Jan 15 2009, 07:27 PM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 111
Gia nhập vào: 9-September 07
Thành viên thứ.: 51



Đi tu thiền tại trung tâm Boonkanjanaram.


Mới đây, duyên lành đưa chúng tôi, một nhóm phật tử Hà nội, tới tu thiền tại trung tâm thiền Boonkanjanaram gần Pattaya, cách thủ đô Bangkok của Thái Lan 150 km về phía đông nam. Trung tâm này được thành lập vào năm 1963, tu tập theo pháp môn quán thân của thiền sư Achan Naeb, một nữ thiền sư cư sĩ nổi tiếng của Thái Lan.

Achan Naeb sinh năm 1897, là con gái của một tỉnh trưởng. Năm 34 tuổi, bà bất chợt có kinh nghiệm sâu sắc về vô ngã qua tánh thấy, điều đó khiến bà tìm thầy học đạo với một thiền sư người Miến điện. Sau 4 tháng tu tập, bà đã thành tựu. Sau đó bà đi học kinh điển và đặc biệt là nghiên cứu vi diệu pháp và trở thành một chuyên gia hàng đầu về vi diệu pháp. Bà đã dậy thiền cho rất nhiều thế hệ xuất gia cũng như cư sĩ người Thái lan và người nước ngoài, và mất năm 1983 ở tuổi 86.

Pháp môn tu tập của bà là niệm thân – quan sát tứ oai nghi (đi, đứng, nằm ngồi) cùng các oai nghi phụ. Theo quan điểm của bà, ở thời hiện tại, do con người sống trong xã hội vật chất nên đều thuộc tuýp tham ái mạnh và tuệ yếu, nên niệm thân là pháp môn thích hợp nhất. Trong pháp môn của bà, có ba yếu tố được nhấn mạnh: sự hay biết (tinh tấn - chánh niệm- tỉnh giác) trong giây phút hiện tại, tác ý chân chánh, và thực hành tự nhiên. Đối tượng của sự hay biết là các oai nghi, bao gồm các oai nghi chính - đi, đứng, nằm, ngồi - và các oai nghi phụ. Tác ý chân chánh là việc biết nguyên nhân đúng của việc thay đổi oai nghi, hay các sinh hoạt hàng ngày như ăn, uống, tắm, đi vệ sinh... là nhằm chữa khổ, tác dụng là để duy trì chánh kiến, ngăn ngừa tham ái hay sân hận khởi sanh .Thực hành tự nhiên là đi, đứng, nằm, ngồi, sinh hoạt như ta vẫn làm thường ngày, không ép thời gian biểu, không làm chậm các vận động, không buộc đi hay ngồi trong những tư thế không tự nhiên. Lý do của ba điểm nhấn này là sở dĩ thực tại vẫn luôn mang ba đặc tánh vô thường, khổ, vô ngã, bất kể chúng ta ở trong tư thế nào, đang ngồi thiền hay không ngồi thiền. Điều duy nhất ngăn cản ta thấy được ba đặc tánh ấy là do phiền não (kilesa) khiến chúng ta không có mặt được trong giây phút hiện tại và duy trì được sát na định. Tác ý chân chánh giúp ngăn ngừa phiền não khởi sanh, kể cả những phiền não vi tế như sự ham muốn thấy pháp, hay cảm giác sai lầm là “tôi, ta” đang hành thiền. Khi phiền não không có mặt, sát na định sẽ được hình thành và khi đủ mạnh, thực tánh của danh và sắc sẽ biểu lộ.

Những thiền sinh khi đến thực hành ở trung tâm được ở trong từng cốc riêng khép kín, làm theo lối nhà sàn bằng gỗ truyền thống của người Thái. Mỗi cốc được trang bị những tiện nghi tối thiểu để sinh hoạt, có đường thiền hành bao quanh. Hàng ngày, thức ăn được mang đến cốc hai lần vào lúc 7h và 10h30. Tuy nhiên việc ăn vào giờ nào hoàn toàn do thiền sinh tự quyết định, trừ phi là người xuất gia và phải ăn trước ngọ. Việc tu tập cũng hoàn toàn mang tính tự giác, không hề có sự gò ép về thời gian, tuy nhiên, một kỷ luật quan trọng phải tuân thủ là không được nói chuyện, trừ khi đi trình pháp hàng ngày.

Bà Vitoon, vị thiền sư hiện nay của trung tâm vốn là phiên dịch tiếng anh của ông Chưa, vị thiền sư cư sĩ thay thế Achan Naeb sau khi bà qua đời. Ông Chưa là một đệ tử lâu năm của Achan Naeb và theo lời bà Vitoon, là người đã thành tựu. Trong thời gian hướng dẫn thiền của mình, những lời dậy của ông đã được ghi chép bởi một thiền sinh người Mỹ tên là Frank Tullius, và trở thành cơ sở cho cuốn Vipassana Bhavana (Minh sát tu tập) đã được Tỳ kheo Pháp Thông dịch sang tiếng việt. Ông Chưa mất ở tuổi 102, và hiện nay con gái của ông là người điều hành trung tâm thiền. Bà Vitoon cho chúng tôi biết, nhiều thiền sinh phương tây tu tập tại trung tâm đã chứng ngộ, và bà thường đưa kinh nghiệm tu tập của họ như một sự khích lệ các thiền sinh nỗ lực để hướng tới mục đích tối hậu của người Phật tử là chấm dứt khổ đau.

Nhận xét chủ quan của chúng tôi qua thời gian tu tập tại trung tâm thì đây là một pháp môn rất hiệu quả do sự chặt chẽ và sáng rõ của pháp hành. Việc tự kiểm tra pháp hành đối với thiền sinh cũng rất đơn giản nhờ công thức bình dị mà vô cùng hữu ích: “Biết được oai nghi và cái gì (sắc) đang ở trong oai nghi đó là đang thực hành đúng”. Đó là công thức nhằm đảm bảo hành giả có được sự cân bằng giữa chánh niệm và tỉnh giác để có chánh định, một điều kiện tiên quyết để tuệ minh sát được nảy nở . Chính vì vậy, ít có nguy cơ đi lạc đường trong phương pháp thực hành này. Có lẽ điều kiện quan trọng nhất để thực hành có hiệu quả theo pháp môn này là có niềm tin và sự kiên trì để luôn tuân thủ tất cả các nguyên tắc thực hành bất kể điều gì đang xảy ra. Tuy nhiên, đây cũng là cái khó nhất vì phiền não thường đấu tranh để đòi chỗ đứng, trong khi các nguyên tắc thực hành này không có sự thỏa hiệp với chúng. Xét cho cùng thì đây cũng là bước cản lớn nhất đối với mọi hành giả trong bất cứ pháp môn nào...

Một nhận xét nữa là pháp môn này cũng giúp cho các hành giả có xu hướng định thái quá có nhiều tỉnh giác hơn và có được chánh định, do việc quan sát toàn bộ oai nghi đòi hỏi sự tỉnh giác cao hơn là việc quan sát từng chi tiết (chẳng hạn như phồng xẹp, hay từng cử động) - mà lợi thế là dễ dàng phát triển chánh niệm hơn là quan sát toàn bộ oai nghi. Do vậy, các hành giả chưa quen định tâm có thể hơi chật vật, nhưng thực ra đó không phải là một vấn đề thực sự nếu người hành giả có được thái độ đúng là không cố tìm kiếm sự định tâm, mà chỉ đơn giản nhận biết sự phóng tâm và lập tức quay trở về với sự quan sát oai nghi hiện tại. Sự tỉnh giác trong giây phút hiện tại sẽ tự nhiên được hình thành khi vắng mặt phiền não.

Cách thực hành tự nhiên cũng khắc phục được nhiều thái độ sai mà thiền sinh thường mắc phải, xóa bỏ mầu sắc huyền bí của sự thực hành và đưa thực tại trở về với đúng bản chất của nó: mọi lúc, mọi nơi và luôn luôn là như thế. Thực ra, chúng tôi cho rằng, pháp môn nào được thực hành đúng cách thì cũng sẽ đưa đến điểm này, bởi lẽ thực tại tối hậu đâu có phân biệt pháp môn, quốc tịch hay truyền thống.

Theo thiển ý của chúng tôi, mỗi pháp môn thực hành tứ niệm xứ đều có thế mạnh riêng, tùy thuộc căn cơ và giai đoạn tu tập của hành giả. Trung tâm thiền Boonkanjanaram theo phương pháp của bà Achan Naeb là một trong những địa chỉ tốt để chúng ta thực hành bát chánh đạo, đối với cả thiền sinh mới và thiền sinh đã có kinh nghiệm muốn bổ xung thêm cho pháp hành của mình.

Để đến được thiền viện, bạn có thể đi máy bay tới Bangkok, và từ sân bay Bangkok, bắt xe bus đi thẳng Pattaya (khoảng 150 baht). Từ bến xe bus Pattaya, bạn có thể thuê một chiếc xe song taew đến trung tâm thiền, thời gian khoảng 20 phút. Nếu bạn đi bằng đường bộ từ Hà nội để tiết kiệm chi phí, bạn nên đến Bến xe nước ngầm tại Pháp Vân trước 19h và bắt xe bus đi Viêng chăn (giá vé 220.000đ-250.000đ). Khi tới bến xe Viêng chăn (vào buổi chiều ngày hôm sau), bạn đi tuktuk đến bến xe trung tâm cách đó khoảng 9km, và mua vé đi Nongkhai (Thái lan), chuyến muộn nhất là 18h, thời gian đi khoảng 1h-h30 kể cả thời gian làm thủ tục tại cửa khẩu Lào- Thái. Tại bến xe Nongkhai, bạn hỏi mua vé đi Pattaya (tuyến Nongkhai- Rayong), giá vé là 506 baht. Khi tới nơi, thuê xe song taew về trung tâm. Vì ở Thái Lan không dùng tiền đô-la trong các giao dịch, vì vậy tốt nhất là bạn nên đổi tiền baht thái trước khi khởi hành. Tại Viêng chăn, tiền baht được sử dụng rộng rãi, và đôi lúc, tiền việt cũng được chấp nhận.

Vì trung tâm thiền Bookanjaranam là một tổ chức phi lợi nhuận nên người cư sĩ phải đóng tiền chi phí là 250 baht/ ngày (khoảng 125.000đ), tu nữ là 200 baht/ ngày, và miễn phí với chư tăng.

Trung tâm nằm ở gần biển, nên khí hậu rất tốt, thoáng và nhiều gió. Mùa đẹp nhất là từ tháng 11 đến tháng 02. Từ tháng 3 đến tháng 5 là mùa hè, thời gian còn lại là mùa mưa.
Dưới đây là địa chỉ, số điện thoại để liên lạc với trung tâm trước khi bạn đi để đặt chỗ, và bản đồ chỉ dẫn cách đến trung tâm.


Boonkanjanaram Meditation Center 386/27 Moo 12, Boonkanjanaram Soi 1
Sukhumvit K.M.150
Nong Prue, Bang Lamung
Pattaya, Chonburi
Thailand 20260
E-mail :boonkanmeditation@yahoo.com
Website:
http://www.meditationboonkan.org/

1/ Bà Pakasiri Jantrupon, giám đốc điều hành
(6638) 756 352 di động (668) 6142 2379


2/ Bà Vitoon Voravises, thiền sư
(6638) 756 907


--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jan 22 2009, 08:31 PM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Sadhu! Lành thay!

Cô Lý bảo in cho cô 1 bản để cô copy rủ anh Kim và nhóm bạn của anh ấy đi tới đó.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 01:27 AM