IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Ý nghĩa sâu xa của tụng kinh và cầu nguyện khi ăn
Diệu Minh
bài Feb 26 2007, 11:14 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,919
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Ý nghĩa sâu xa của tụng kinh và cầu nguyện khi ăn
Mỗi buổi sáng, sau khi đi khất thực về, các nhà sư vào trai phòng ngồi thành hai dãy bàn. Họ chắp tay cung kính đọc kinh trước khi vào bữa. Đây là những bài kinh chúc lành bằng tiếng Pali nhắc lại những lời dạy của Đức Phật, trở về với thời kỳ Phật còn hiện tiền. Thiện nam tín nữ thuần thành đem thực phẩm đến dâng cúng cho chư tăng ngồi yên lặng thành khẩn khi các nhà sư tụng kinh. Sau đó chư tăng dùng cơm trong yên lặng chánh niệm.
Một vị khách Tây phương, còn mới mẻ với nếp sống và truyền thống trong tu viện, hỏi Achaan Chah ý nghĩa của việc tụng kinh:
- Phải chăng những nghi lễ này có một ý nghĩa sâu xa bên trong?
Achaan Chah trả lời:
- Vâng, rất có ý nghĩa. Đặc biệt đối với nhà sư đang đói bụng mà phải tụng kinh như thế này trước khi được ăn bữa cơm độc nhất trong ngày. Bài kinh bằng tiếng Pali có nghĩa là “cám ơn”. Họ nói: “Rất cám ơn!”.
Lời bình: trong khi ăn tôi (Ngọc Trâm) nhận thấy rằng trong một ngày khi ăn là lúc cả thân và tâm đều “há” ra để “nuốt” thức ăn – năng lượng vào người. Nhai kỹ trong khi ăn được lợi điểm là tạo điều kiện cho cánh cửa của tâm phát lộ ở bề mặt của lưỡi trong “vi diệu pháp toát yếu”giải thích nó giống một cái lá sen phủ trùm lên bề mặt của lưỡi, nhai kỹ tạo điều kiện thuận lợi cho prana trong thức ăn ngấm dễ dàng vào cơ thể. Đối với bộ môn yoga thức ăn chẳng qua chỉ là prana - một dạng năng lượng vũ trụ. Kinh Phật cũng mô tả rất rõ điều này và có chỉ dẫn kỹ rằng chỉ sau 30 - 5 phút là “khí” của thức ăn đã “phủ trùm” cơ thể tạo nên “sắc”. Nhà Phật định nghĩa thân tâm chỉ là danh và sắc.
Sắc là thân, danh là tâm. Sắc thân này do 4 yếu tố sanh khởi: sắc do vật thực sanh, sắc do thời tiết sanh, sắc do nghiệp sanh, sắc do tâm sanh.
Sắc do vật thực sanh: vì thế có câu “ăn gì ra nấy” là vậy. Khí sắc của người ăn chay và người ăn mặn có khác nhau. Có những môn phái ăn chay mà thiếu chánh kiến - thiếu thấy biết đúng, phương pháp tu không có trình độ khoa học tâm linh…tôi nhận thấy khí sắc những người tu theo môn phái này như bị bùn ám, dù họ có trắng đi nữa thì tôi cũng thấy chỉ có là như vậy. Nhìn những người tu theo môn phái đó là có thể biết liền. Nhất là họ nói vài lời là biết ngay “con nhà ai”, vì con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.
Và những người này họ ăn nói hơi hơi giống nhau vì thường nghe băng của sư phụ nên cách ăn nói cũng bị “ảnh hưởng”. Anh Bình - một người bạn Thực dưỡng lâu năm kể với tôi bị vài người của môn phái đó lôi kéo rủ rê tu theo, anh Bình kể là thấy cách họ ăn nói giống nhau. Có thể do khí sắc của những người tu theo môn phái đó bị ảnh hưởng của mảng thức ăn chay Đài loan sang không? Chắc chắn là có, vì vi phạm luật vũ trụ: thân thổ bất nhị. Họ đã ăn thức ăn hoá chất từ xa mang tới, và nhiều người trong số họ kể cả các chủ quán chay đang phải “chạy ngầm” đi chữa bệnh… vậy thì thiền của họ và ăn chay của họ thiếu hiệu quả thực sự sâu sắc. Nó chỉ giải quyết được lớp vỏ nông cạn. Vì bất cứ trạng thái hạnh phúc nào, bất cứ cảm giác hạnh phúc nào đều sinh ra tham ái và kiêu ngạo. Những pháp môn tu nào mà cứ khoe ra là “tức khắc khai ngộ, một đời giải thoát”, thì đều phải xem lại cội nguồn…Thầy tôi còn cho một chỉ dẫn: nếu cảm giác tự hào trong tâm mà có thì trí tuệ không nảy sinh.. .. tôi nhớ một nhận xét của một chị bạn về một dòng phái tu mới có ở Việt Nam và trên thế giới: họ rất là tốt, rất là tốt, rất là tốt,(nhắc tới 3 lần), nhưng không thông minh.
Ngài Achaan Chah nói: bạn sẽ thấy thế giới giống như tất cả cùng ngồi trên các cỗ xe khác nhau và đi chung về một hướng. Những người vô ngã như Ngài là rất hiếm, những người mắc tâm bệnh, bệnh bản ngã môn phái bây giờ tăng hơn trước. Trước đây chưa ai biết tới tâm linh mấy thì ít người mắc bệnh tâm linh. Nay có nhiều người biết tới tâm linh thì lại có vài bệnh tâm linh mới xuất hiện, khó chữa trị hơn phần thân bệnh, đó là bệnh kiêu ngạo mà tiên sinh Ohsawa đã nói tới.
Anh Nguyễn Minh Thái - một người Thực dưỡng lâu năm ở Đà Nẵng, nói với tôi từ 1996 khi ra Hà Nội: sau này anh sợ nhất là chiến tranh tôn giáo, và tôi là người hay bị nhiều hòn tên mũi đạn “tâm linh” - tức là người tôi nhạy cảm hơn nên chỉ cần bạn suy nghĩ gì đó về tôi trong đầu là tôi có thể thấy “bỏng rát” liền…hơn là bạn đấm tôi một cái vậy, ý nghĩ của bạn là một loại năng lượng. Bạn có thể hại người chỉ bằng một suy nghĩ sân hận trong đầu bạn…sân hận là một loại năng lượng có sức công phá mạnh chẳng khác bom nguyên tử… vì thế khi càng trở nên nhạy cảm bạn càng phải giữ giới luật tinh nghiêm để cho những năng lượng tiêu cực trở nên những năng lượng tích cực: từ, bi, hỷ, xả…Khi biết điều đó tôi thường coi tâm tôi trong những lúc bị “ăn đòn” thì thấy nó không bao giờ phản kháng lại… vì thế mà người tôi lấy lại năng lượng rất nhanh. Và “đối phương” như “đánh vào khoảng trống” vậy. Chúa Jesus nói: “người ta tát bạn má trái, bạn đưa má phải ra” là lấy lòng nhân ái để hoá giải hận thù là vậy, không phải lời Chúa nói bạn hiểu theo nghĩa đen thô thiển, nó còn đúng cả với những chuyện tâm linh vi tế.
Có những lúc tôi thấy rất rõ là trái tim tôi đã câu thông được với trái tim thầy tôi, ở Việt Nam mà có lúc tôi nhớ tới thầy tôi và trái tim tôi đập những nhịp đập nhẹ và sâu đầy cái năng lực dịu dàng nhân ái mà minh triết. Không có ai giúp tôi có được cái năng lực đó và đánh thức được trái tim tôi sâu sắc như vậy. Một lần nhớ tới thầy tôi và tâm tôi nhớ liền tới Đức Phật, như thầy tôi là trạm trung chuyển vậy, khi trình pháp kinh nghiệm này thầy tôi bảo: cô hay tưởng tượng thì nhớ niệm ân Đức Phật hàng ngày…
Khi tôi quán tưởng tượng Phật, hai ngày sau tôi “thấy” tượng Phật không ở ngoài nữa mà nó ở trong giữa óc tôi. Tôi “cứ để vậy” và không biết phải làm sao. Chiều tới tôi nghĩ ra: vào được thì phải ra được và tôi “gửi” tượng Phật nhỏ xíu đó ra khỏi óc và đẩy nó ra vô cùng… tôi chỉ quan sát hiện tượng và được một thực chứng về sức mạnh của tưởng khi đã đến lúc nó hoạt động và nó được kích hoạt trong thiền sâu nên nó “nghĩ sao ra vậy” liền…
Từ đó pháp hành của tôi cứ tiếp tục và miên mật học bài và trả bài với bao truân chuyên và đắng cay. Dần dần có vô số thứ nó đến với tôi, nhiều tới mức tôi ước gì mình ngu như trước. Thầy tôi hỏi: một ngày thấy nhiều điều mới hay thấy một điều với bao góc độ khác nhau. Tôi trả lời thấy một vấn đề ở những góc độ khác nhau. Từ đó tôi biết rằng tôi mới chính thức được gọi là tu Vipassana. “vi” là thấy “passana” là bằng nhiều cách.
Xin nói tiếp về vấn đề khí sắc môn phái:
Nếu nó giải quyết được gốc rễ của vấn đề thì khí sắc của “tập đoàn” đó đã khác đi… thầy tôi cho một thông điệp: bất cứ gì xảy ra trên thân và tâm thì đều phải xem lại thái độ của mình có gì sai.
Tiên sinh Ohsawa có bài: nhịn ăn và cầu nguyện sám hối, cho những bất như ý trên thân và tâm.
Khi tôi rủ một người bạn sang Miến điện tu thiền, mãi sau cô này mới khai thật là lúc đầu cũng tưởng là tôi dụ khỉ đi như thế để kiếm trác lợi lộc. Rồi cô mới khai ra, xin lỗi tôi vì cô đã bị “méo mó nghề nghiệp” suy bụng ta ra bụng người. Cô ấy bảo là: “bệnh nghề nghiệp”…
Trong khoa nhân tướng học, xem được khí sắc là đã là nhà nhân tướng khá giỏi. Có lần tôi vào thành phố Hồ Chí Minh, hồi đó tôi tu theo pháp thiền Vô Vi, thấy tôi, chú Hồ Văn Em, một vị huynh trưởng có trái tim dịu hiền như Bồ Tát bảo tôi: trông mặt đã có điển. Điển là “một dạng năng lượng khí vi tế”…chỉ nhìn mặt là biết liền. Thầy tôi ở Miến cũng vậy, không đợi thiền sinh trình pháp thầy mới biết. Nhìn qua là thầy biết ngay ai bị kẹt Pháp liền…
Có lần tôi hỏi thầy tôi, vì trong 27 thái độ đúng trong khi hành thiền của Ngài có câu: bây giờ tâm đang ở đâu? ở trong hay ở ngoài?
Ôi chao, tâm còn chưa biết nó là gì mà lại còn hỏi như vậy, thấy thế tôi hỏi thầy tôi: Thưa thầy thế nào là tâm ở trong thế nào là tâm ở ngoài ạ?
Thầy nhận xét luôn để tất cả lưu ý: đây là một câu hỏi rất quan trọng đối với người tu.
Ngài trả lời bằng một câu hỏi: khi cô ăn cơm thì tâm ở trong hay ở ngoài? Tôi trả lời liền không suy nghĩ: vừa ở trong vừa ở ngoài ạ! Thầy tôi làm thinh không nói gì.
Thầy tôi đá động đến bao nhiêu là “đề tài ăn” với tôi làm cho tôi tinh tấn thêm lên trong pháp hành. Có một sư cô rất là tinh tấn, sau 7,8 tháng cô hỏi thầy tôi: làm thế nào để tinh tấn hơn? thầy tôi bảo: cô tinh tấn thế đủ rồi, cần trí tuệ. Mỗi khi trí tuệ cô này nảy sinh là thầy tôi biết liền qua việc trình pháp và thầy có thái độ giống như tiếng reo lên của bà mẹ nuôi con đến ngày thấy con mọc cái răng đầu tiên vậy…
Sau này thầy nói tiếng Anh với một vị sư, về tôi: cô này hết tà kiến là cô ấy đi nhanh lắm.
Lại nói thêm về khí sắc do thời tiết sanh: tôi có một anh bạn thơ từ khi còn là giáo viên mới ra trường, anh này nói cho tôi một kinh nghiệm hay: phụ nữ đẹp nhất là khi trời sắp có giông bão, lúc đó khí sắc của phái nữ đẹp nhất, mà ai cũng thế chứ không giêng ai. Tôi quan sát từ ngày đó và thấy điều đó luôn đúng. Sau này đọc Kinh Phật dạy là khí sắc do 4 nguyên nhân sanh khởi như vậy là tôi hiểu và tin liền ngay…
Có khi khí sắc đang bình thường,nếu nổi một cơn sân lên là khí sắc hắc ám liền ngay…
Có lần tôi ngồi nói chuyện đạo với 2 người bạn ở một thiền đường, tôi quan sát khí sắc của hai người kia và của tôi, tôi nhìn vào hai cánh tay tôi.
Tôi thẩm định xem có phải khi nói chuyện đạo lý, cơ thể nó được cộng hưởng năng lượng điện từ vì “đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu” nên tay tôi nó sáng trưng lên như vậy không? Vì tâm tôi lúc đó nó rất là khoan khoái thoải mái và thư giãn như là được “ăn” vậy. Sau này tôi mới hay, tai ta được nghe pháp là tâm ta nó sướng vui, niềm vui của sự hiểu biết là niềm vui sướng lớn nhất.
Những người yêu nhau cũng vậy. Có khi trông nàng đang ủ ê, thế mà chàng đến thì lập tức nàng trở nên chói trang, sáng tươi rạng rỡ, là vậy. Cái tâm tạo tác, cái khí tạo tác….
Tiên sinh Ohsawa biết chỗ này, nên sách của ông đã kể lại: Có những người chồng chết vợ hết bệnh và ngược lại. Nếu các bạn không đồng cộng hưởng về một hướng là các bạn sẽ như “ngựa buộc đuôi vào nhau” vậy.
Sau nhiều năm học đạo học đời. Tôi nhận thấy năng lượng của Tam bảo là năng lượng khoẻ mạnh và tinh sạch mạnh mẽ nhất trần gian.
Giáo Pháp của Đức Phật có một khả năng giải trừ sâu sắc những khó khăn vi tế trên thân và tâm vậy.
Rất tiếc là giáo pháp này “nằm trong tay”những người “đại diện cho Phật” nhưng lại chưa là các thánh tăng (họ mới chỉ là phàm tăng) nên vì thế mà hàng rào này đã cản ánh sáng của Tam bảo thứ thiệt tới với những người hữu duyên, làm cho nhiều môn phái ngoại đạo tìm cách nói xấu đạo Phật một cách hợp tình hợp lý …
Trong phòng trình pháp của thầy tôi, tôi nhìn các sư cô và chư tăng ai cũng sáng tươi đẹp lóng lánh như những cô tiên, là vì tâm thức của họ lúc đó được “no điển lành”.
Tôi như là bông hoa hướng dương, luôn hướng về Tam bảo và lấy đó làm điểm tựa đời tôi, vì tam bảo thực là ngay trong bản thân mình.
Từ những vấn đề nêu trên, việc ứng dụng thiền của thầy tôi trong khi ăn tạo thành Thiền ăn để giải quyết vấn đề ẩm thực cho “sức khoẻ giải thoát” (tôi gọi là “sức khoẻ giải thoát” là vì có hai loại sức khoẻ, một dùng cho việc phụng sự và sống vui, một dùng cho dục vọng thấp kém dẫn dắt con người vào luân hồi…) là điều cần thiết cho tất cả.
Có những quảng cáo cho sức khoẻ, nhưng không có những khuyến cáo cho việc sử dụng sức khoẻ vào mục đích gì? Sức khoẻ cũng như tiền nếu không biết sài thì cũng trở nên bị trói buộc và đau khổ ….sợ dây xích nào dù bằng vàng cũng chỉ là dây xích.
Tôi có mấy người bạn, khi họ ốm yếu thì không ai màng, khi họ tập khí công hay yoga, thiền, họ có được sức khoẻ họ mong muốn thì họ lại xa lầy vào gia đình sinh con cái và đánh mất sức khoẻ và bị thêm bao trói buộc mới…đôi khi họ rên lên và thường thì họ giấu nhẹm, nhưng tôi biết rõ.
Có người bảo tôi: như thế ít nhất họ được hưởng lạc thú thế gian? Nhưng thế nào là lạc thú thế gian? Bạn có thể hưởng mọi lạc thú mà không bị dính mắc, cuộc sống có nhiều thứ lạc thú lắm, mà bạn mới chỉ biết có vài thứ lạc thú mà bạn lại chưa từng được nếm trải… lạc cao cấp nhất là thứ lạc xả. Lạc của tâm xả đó tôi mới thấy nó ở thầy tôi. Những người hữu duyên khắp nơi tới thầy tôi để học tập một tấm gương để thấy tận nơi một trạng thái xả mạnh đến thế nào.
Thấy chúng tôi nhiệt tình với gạo lứt, thầy tôi ủng hộ nhưng chỉ dặn: đừng để bị dính.
Với chìa khoá âm và dương trong tay, chúng ta hay tự mình tìm ra cách thức tốt nhất cho chính mình. Vì phần đông con người chỉ ưa thêm mà không ưa bớt.
Pháp môn thiền ăn khuyến cáo muốn ngon ăn, muốn có sức khoẻ thực sự, trước tiên, nguyên tắc đầu tiên: chỉ ăn khi thấy đói. Khi đó mỗi bữa ăn trở thành lễ hội tâm linh cho thân thể, toàn bộ các tế bào gieo vui nhảy múa trong bạn…
Tôi hy vọng nhận được sự đóng góp ý kiến cho Thiền ăn trở thành của tất cả mọi người, để tất cả mọi người đều biết cách ứng dụng vào làm cho mọi sinh hoạt của ta trở nên hoàn thiện.





Bảy giai đoạn của bệnh tật
7. Bệnh tinh thần: kiêu căng, ngạo mạn.
6. Bệnh tâm lý: nóng nảy.
5. Bệnh về tạng phủ: các cơ quan trong cơ thể.
4. Bệnh về thần kinh: mê tẩu thần kinh cuồng, giao cảm thần kinh cuồng.
3. Bệnh về huyết: quá thặng dương hay thặng âm.
2. Bệnh đau nhức: trí phán đoán thấp kém.
1. Bệnh mệt mỏi: đời sống vô trật tự.
Bạn hãy tự khám phá ra xem mình thuộc giai đoạn bệnh nào?
Nhiều người hiện nay còn chưa biết tới 7 điều kiện sức khỏe của Ohsawa, mà họ "định ước" sức khỏe người khác qua tiêu chuẩn gầy và béo. Trong khi tiên sinh không cho đó là tiêu chuẩn sức khoẻ.
Thời gian tôi sống ở trong núi rừng chùa Hương, tôi quan sát thấy thổ dân ở đó người nào người nấy có vẻ "qoắt queo" mà ai cũng có thể gánh vác nặng, leo núi rất dẻo dai và khỏe khắn... trông họ như là cỏ dại. Ở một thời gian tuy ngắn, nhìn người dân Việt cần cù lao động quen mắt sau đó trở về thành phố nhìn phụ nữ, đàn ông ...thấy ai cũng mỡ màng, có da có thịt và lại mũm mĩm láng bóng như là rau bón phân hóa học, nhưng thực ra tôi thấy thanh niên Việt bây giờ giống người Hàn Quốc, Nhật,...và phởn phơ thế mà lại không khỏe tí nào. Người nào tinh mắt sẽ thấy ngay. "cỏ dại bao giờ cũng mọc mạnh hơn cây trồng".
Ông Nguyễn Đức Chỉnh - một người Thực dưỡng lâu năm ở Hà Nội vốn trước kia có nuôi vịt. Ông kể là sau khi đọc quyển "Khoa học ăn chay" nên cả nhà ông chuyển hóa về hướng ăn chay, ngẫm nghĩ ông nhớ lại là lũ vịt ngày nào cũng được đập ốc ra cho ăn thì lại tịt đẻ, bọn nào ăn toàn thóc thì lại mắn đẻ. Tôi liền thấy ra được phữ phương Tây ăn nhiều thịt cũng tịt đẻ và phụ nữ phương Đông hay ăn thóc gạo cũng mắn đẻ, là vậy.
Tôi cũng quan sát thấy những người đàn ông nào ăn thịt cá nhiều thường sinh con gái và nếu họ ăn nghiêng về ngũ cốc thì lại sinh con trai.
Anh Tuấn - một người chay trường theo Thực dưỡng ở Hà Nội, bị u dạ dày, bệnh ổn định, sinh cậu con trai, anh cười kể lại là bạn anh toàn sinh con gái, riêng anh sinh con trai.
Cha tôi đi một vòng Olempic về cũng sinh ra tôi là gái, trong khi ba anh em trai của bố tôi đều toàn sinh con trai. Bác cả nhà tôi sinh 7 cậu con trai liền, không sinh con gái. Dòng nội nhà tôi chỉ có duy nhất tôi là gái.
Nhiều người không hiểu, họ sợ ăn chay thì tịt dục.
Tiên sinh Ohsawa nói rằng một người Thực dưỡng chân chính có thể sinh hoạt tình dục một ngày một lần cho đến năm 60 tuổi.
Ohso nói rằng: không có một vị minh sư nào èo uột cả.
Thầy tôi (Ngài thiền sư Miến) khi nghe thiền sinh trình pháp về kinh nghiệm dục, ngài còn nói điều đó không có gì là xấu cả, đó là nguồn nuôi dưỡng trí tuệ.
Tôi nghĩ rằng: luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hoàn hư, luyện hư hợp đạo...cso giá trị tâm linh sâu sắc vì nó rất khoa học.
Ngày nay có ai biết đến, hay tin được câu của các cụ: "ngũ cốc sinh tinh" không nhỉ?
Có ai bảo thịt cá sinh tinh bao giờ đâu?
Tôi kể cho một cậu bạn trẻ về chuyện này, nó cãi tôi là hôm nào nó ăn mặn là thấy dục khởi lên rất nhanh. Nhưng tôi bảo: bạo phát bạo tàn, đúng không? nó bảo: "ờ, có khả năng là đúng?
Bà Lima (vợ của tiên sinh Ohsawa)) nói rằng tình dục của phụ nữ ăn mặn không "nồng nàn" và khỏe mạnh bằng phụ nữ Thực dưỡng. Và một phụ nữ ăn chay thì không hòa hợp được với một người đàn ông ăn mặn và ngược lại, trừ phi thức ăn của hai người có những điểm tương đồng... vì đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Thức ăn tạo nên năng lượng và các sự rung động... Hai cái đàn để cạnh nhau, khẽ chạm vào dây bên này thì dây bên kia tự cộng hưởng ngân lên mà không cần rờ đụng vào... vì thế nếu tâm lực và trí lực bạn đủ mạnh thì bạn sẽ dễ dàng thực hiện những hoài bão của mình... và có những người đồng cộng hưởng với âm thanh và tần số của bạn. Tiên sinh Ohsawa dạy cách thức tốt nhất là chịu đựng được đói khát và nóng lạnh. Hai điều đó hun đúc sức khỏe thể chất và tinh thần làm cho con người vững mạnh cả thân lẫn tâm.
Đó cũng là điều tại sao thể lực của người miền bắc tốt hơn người miền nam vì khí hậu miền bắc có 4 mùa rõ rệt.
Tôi thường nhớ câu ông Trần Ngọc Tài nói: người Thực dưỡng có nhiều cơ may liễu ngộ Phật pháp là đúng đắn, có cơ sở khoa học.
Hằng ngày chịu khó nhai cơm sẽ tác động lên bó cơ trán, rung chạm đến dây thần kinh số 7 kích động não, khởi phát suy tư chân chánh (yonisomanasikara)... nên sáng suốt dần ra là đúng.

Con đường Thực dưỡng chính thực là con đường tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ... không đi từ ngoài vào mà đi từ trong ra. Không làm cách mạng bên ngoài mà làm cách mạng dòng máu... làm điều mà Đức Phật nói: thẳng một vạn binh không bằng thắng chính mình.
Tiên sinh Ohsawa bảo là trước khi muốn hiểu ý Phật, ý tổ , ý Chúa... thì phải rửa tội cho dòng máu của mình trước, làm cho tâm linh mình thánh thiện trước. Khi có sẵn dòng máu trong lành quân bình rồi thì mới hiểu được tổ tiên của mình...
Bên thiên Chúa giáo có những tháng chay, tuần chay cũng là cùng ý này.



--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 10:42 PM