IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Nước sinh hoạt Hà Nội không lọc hết độc tố
member
bài Apr 14 2014, 06:40 PM
Bài viết #1


Thành viên dự bị
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,632
Gia nhập vào: 11-February 11
Thành viên thứ.: 93,759




Nước sinh hoạt Hà Nội không lọc hết độc tố

Giá nước sinh hoạt tại Hà Nội tăng nhiều lần, nhưng theo nhiều chuyên gia, chất lượng dường như không thay đổi. Trong khi đó, nhiều loại chất độc hại trong nước với hàm lượng vượt nhiều lần mức cho phép chưa được chủ động loại bỏ; đường ống vỡ liên tục khiến hàng vạn hộ dân luôn nơm nớp lo lắng.

Để cung cấp nước sạch cho người dân, hàng loạt nhà máy xử lý nước được đầu tư xây dựng, nhưng đa phần vẫn áp dụng công nghệ lọc có hơn 100 năm nay. Trong nước có hàm lượng độc tố quá mức cho phép khiến người dân lo mắc bệnh hiểm nghèo.

Nhiều độc tố vượt mức cho phép nhiều lần

Trao đổi với PV, GS.TS Phạm Hùng Việt, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) cho biết: Các mẫu xét nghiệm cho thấy, nước đã qua xử lý vẫn có tỷ lệ nhiễm asen (thạch tín), mangan, clo dư… vượt nhiều lần tiêu chuẩn của cả Việt Nam và Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Dù ý thức đảm bảo chất lượng nước tại các nhà máy đã được nâng cao, như đào giếng sâu thay cho giếng nông, thay nước ngầm bằng nước mặt sông Đà…

“Tuy nhiên, chỉ riêng nước tại Nhà máy nước Ngọc Hà (quận Ba Đình, Hà Nội) đạt được tiêu chuẩn về asen (dưới 0,01mg/lít). Trong khi đó, vẫn nhiều nơi nhiễm asen nặng như Nhà máy nước Pháp Vân, Nam Dư, Yên Phụ, Lương Yên, khu vực Thanh Trì… chưa được chủ động xử lý”, GS Việt nói. Tuy vậy, các trung tâm nghiên cứu rất khó tiếp cận nhà máy lấy mẫu nước đã qua xử lý để xét nghiệm do sự hợp tác của các nhà máy nước chưa tốt. Chỉ khi người dân đem mẫu tới nhờ xét nghiệm, kết quả không ít mẫu nước có asen vượt nhiều lần tiêu chuẩn.


Người Hà Nội đối mặt nguy cơ nước kém an toàn.

Ngoài ra, nước sạch Hà Nội còn nhiễm nhiều loạt chất rắn như: Mangan, canxi, magie, bari… “Dù vậy, công nghệ xử lý hiện vẫn chưa có nhiều thay đổi so với thời Pháp: Dùng dàn phun mưa, lọc cát, khử trùng bằng clo. Cách này chủ yếu để loại sắt, qua đó may mắn loại được một phần asen (sắt hấp phụ asen trong quá trình ô xi hóa). Nước ta chưa áp dụng công nghệ chủ động loại bỏ các chất trên”, GS Việt nói.

Tuy vậy, cách lọc kể trên chỉ có tác dụng tốt với vùng nhiễm asen mức nhẹ, theo tỷ lệ 1- 7 (1 asen - 7 sắt), còn nhiễm asen nặng hơn sẽ không thể loại bỏ hết. Đặc biệt, GS Việt lo ngại phần clo còn dư sau khử trùng, khi gặp ô nhiễm hữu cơ lượng nhỏ (trong quá trình đưa nước tới các hộ dân) sẽ tạo những hợp chất nguy hại, như: Trihalometan, trihalogenmetan… “Những chất này dù lượng rất nhỏ, nhưng rất độc, giống thuốc sâu”, GS Việt khẳng định.


Công nhân vận hành trạm bơm Trúc Bạch.

PGS. TS Trần Hồng Côn, Giảng viên khoa Hóa học (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội - người thực hiện “bản đồ” các vùng nước nhiễm asen tại Hà Nội) khẳng định: Công nghệ lọc tại Hà Nội đang áp dụng đa phần đều đã có từ cách đây hơn 1 thế kỷ. Chỉ nhà máy nước mới xây dựng ít năm gần đây như Gia Lâm, Cao Đỉnh... có thêm công đoạn xử lý mangan.

“Asen thực chất chưa có một chủ định xử lý”, TS Côn nói. Theo ông, khi lấy nước tại hộ dân xét nghiệm, tỷ lệ asen thường không ổn định. Những năm 1998-2000, tỷ lệ asen cao hơn khoảng 30% so với tiêu chuẩn; khảo sát gần đây có giảm, nhưng có mẫu cao hơn gấp 8 lần tiêu chuẩn, phổ biến là gấp 2-5 lần. Do sau mỗi lần cát được rửa, lượng sắt kết tủa chưa nhiều, hạn chế khả năng hấp phụ asen, khi đó lượng asen trong nước thành phẩm tăng lên, và ngược lại.

TS Côn cũng đặc biệt nghi ngại việc dùng clo để khử trùng. “Tại các nước phát triển, họ không còn dùng clo để khử trùng nữa, thay bằng ôzôn, tia cực tím… Tuy nhiên, công nghệ này tốn kém, giá thành cao, nước ta còn khó khăn nên vẫn dùng clo”, TS Côn nói. Theo ông, dù biết nước xử lý chưa an toàn, nhưng không thể đóng cửa nhà máy được. Vơi nước mặt sông Đà, theo TS Côn, an toàn hơn nước ngầm vì ít nhiễm các loại kim loại nặng. Tuy nhiên, tình trạng khai thác vàng trái phép vẫn diễn ra nhiều ở khu vực thượng nguồn sông Đà, thủy ngân được dùng để tách vàng và đổ thẳng xuống sông. “Khi xét nghiệm nước mặt sông Đà, hàm lượng thủy ngân vượt từ 18-20 lần tiêu chuẩn cho phép. Nhưng tôi cũng không biết nhà máy xử lý thế nào”, TS Côn băn khoăn.

Lo phát tác bệnh hiểm nghèo

PGS.TS Nguyễn Khắc Hải, nguyên Viện trưởng Y học Lao động (nhiều năm nghiên cứu các bệnh do sử dụng nước nhiễm asen) cho biết: Năm 2006, nghiên cứu tại 8 tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam… Kết quả cho thấy, dù đã qua bể lọc cát, Hà Nội vẫn có 20% (số giếng khảo sát) nước không thể dùng vào việc gì do nhiễm asen quá cao, tiếp tới là Hà Tây (cũ) với 17%...

Nhóm nghiên cứu cũng thấy rằng, những vùng nước bị nhiễm asen, nhiều người dân có biểu hiện một số bệnh suy nhược thần kinh, rối loạn thần kinh ngoại vi (rối loạn mạch, rối loạn cảm giác); bệnh lý ngoài da liên quan tới asen (dày sừng, rối loạn sắc tố da ở tay, chân, lưng); rối loạn thai sản (sẩy thai, sinh con thiếu tháng, sinh con thiếu cân); rối loạn tiêu hóa…

Đặc biệt, nhóm phát hiện 60 trường hợp có biểu hiện bệnh mãn tính do asen, tổn thương da (tập trung nhiều nhất ở Hà Nội, Hà Tây, Nam Định). “Chủ yếu do người dân chưa ý thức được mối nguy hiểm của asen, không có biện pháp lọc asen. Nhiễm nặng có thể dẫn tới tiểu đường, ung thư da, phổi, bàng quang…”, TS Hải cảnh báo.

Hiện, ông tiếp tục nghiên cứu về khả năng bà mẹ mang thai dùng nước nhiễm asen có thể dẫn tới rối loạn gen, nhiễm sắc thể di truyền sang con.


Mô tả Một bệnh nhân bị dày sừng, rối loạn sắc tố da do dùng nước nhiễm asen (thạch tín). (Ảnh do PGS.TS Nguyễn Khắc Hải cung cấp)

Với các nước tiên tiến, nước máy có thể uống trực tiếp vẫn an toàn, nhưng Việt Nam chưa làm được như vậy do công nghệ lọc nước vẫn dùng công nghệ cũ. Cả TS Nguyễn Khắc Hải, TS Trần Hồng Côn và GS Phạm Hùng Việt đều khuyên người dân nên tự sắm máy lọc nhỏ cho hộ gia đình, và chính gia đình các ông cũng tự sắm máy lọc nước cho nhà mình.

Tuy vậy, TS Côn khuyên người dân nên cân nhắc khi sử dụng máy lọc nước. Do công nghệ này tạo ra sản phẩm gần như nước tinh khiết, khiến người dùng thiếu các yếu tố vi lượng và khoáng chất. Ở cơ thể người, 50% các chất vi lượng và khoáng chất được lấy từ nước, một phần có thể được bổ sung từ thức ăn hằng ngày nhưng vẫn không thể đủ cho cơ thể. “Đòi hỏi nước sạch là đúng, giá tăng thì phải tăng chất lượng.

Muốn vậy phải không còn độc quyền, tăng cạnh tranh để người dân có quyền lựa chọn nhà cung cấp. Hiện người dân không còn lựa chọn, dù có biết không an toàn vẫn phải dùng”, TS Côn nói.

Việc loại các chất hữu cơ có thể dùng than hoạt tính thay cho clo để an toàn hơn (như các nước vẫn làm), nhưng tốn kém. “Tôi tin các ngành chức năng biết, nhưng chưa làm được”, GS Việt nói.

(Theo Tiền Phong)

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/170369/nuo...het-doc-to.html


--------------------
Theo các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, giống như một số loại bụi khác có trong môi trường lao động, tất cả các dạng amiăng (tấm lợp amiăng dùng phổ biến ở VN) đều có thể gây ung thư và một số bệnh trầm trọng khác cho con người. Sợi amiăng có thể gây độc hại cho phổi sau 10-20 năm, gây ra một số các căn bệnh như bệnh phổi, ung thư màng phổi và ung thư phổi.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Apr 15 2014, 05:32 AM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Hoàn toàn đúng,
Nhà tôi cách đây 3 năm về trước, cái củ lọc tôi mua loại lọc "thủ công" của Hàn Quốc, thì cả năm cái củ lõi trắng không bị biến mầu, gần đây tôi thấy nó ngả mầu vàng bẩn nhanh chóng, tôi mua máy lọc nước của Mỹ, nhưng tình hình cũng không cải thiện nhiều.

Tôi và mẹ tôi đều có những biểu hiện về da, khá bất ngờ vì nó có vẻ "không muốn khỏi"?

Tôi bôi gì nó cũng không chịu khỏi và có vẻ muốn lan rộng nhanh, nó hơi đỏ và chỉ hơi ngứa... cuối cùng tôi bôi một loại thuốc đông y... và hiện nó như thế này: Có những lúc tôi KHÔNG BIẾT ĐI ĐÂU để có thể sống một cuộc sống tốt hơn?

Nghĩ tới một ngôi chùa "mới" tại Hà Giang thì tôi lại mới nghe được sự thật do người cúng đất kể là không biết sao nơi đó hay bị sấm sét rất mạnh, nó có thể làm cháy chập điện mỗi khi trời going bão....

Thế là đúng như Đức Phật dạy: không có một nơi nào bình yên trên thế giới Ta Bà: trần gian này cả??????

Tôi nghe kể chuyện về các vùng bình yên cao nguyên Tây Tạng, nhưng ngày nay nó đã thuộc về Trung Quốc và người Tây Tạng còn phải tự thiêu khi phải sống dưới chế độ hà khắc của Tầu???

Ngài Đạt Lai Lạt Ma phải sống lưu vong...

Tôi nhớ nhà thơ Vương Từ có lần nói từ mấy chục năm về trước, đại để: trái đất không có nơi nào có sự bình yên... mọi thứ đều vô thường...



--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
member
bài Apr 22 2014, 09:26 AM
Bài viết #3


Thành viên dự bị
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,632
Gia nhập vào: 11-February 11
Thành viên thứ.: 93,759



Dùng ống nước bằng đồng dễ gây ung thư

Ngày nay đa phần người dân đều dùng nước máy. Các nhà khoa học cảnh báo việc dùng ống dẫn nước bằng đồng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi ĐH Duke tại miền Bắc Carolina phát hiện, nồng độ đồng trong cơ thể ở mức cao có liên quan đến sự gia tăng khối u ác tính, ung thư vú, phổi và tuyến giáp.

Trong khi một số nghiên cứu khác khẳng định lượng đồng dư thừa trong cơ thể có thể gây ra ung thư, lần này các nhà khoa học còn cho rằng đồng là nguyên nhân gây ra ung thư liên quan đến đường hô hấp và làm tăng tốc độ phát bệnh. Hàm lượng đồng cao trong cơ thể kết hợp với chế độ ăn quá nhiều rau xanh và hải sản, cùng với bệnh Wilson (một loại bệnh di truyền gây ra bởi đồng) là nguyên nhân hình thành các khối u trong cơ thể.


Thiết bị dẫn nước uống bằng đồng làm gia tăng nguy cơ ung thư. (Ảnh minh họa: Naturalnews)

Thí nghiệm trên chuột cho thấy nước uống có chứa đồng kích thích sự phát triển của các khối u gây ra bởi đột biến gene BRAF. Gene BRAFcó liên quan đến việc phân chia tế bào. Nếu bị biến đổi, nó sẽ làm tăng đột biến các tế bào, đồng thời đột biến này cũng làm các tế bào đề kháng lại cơ chế tự hủy (tức là các tế bào không tự chết đi như thường lệ).

Giáo sư Christopher Counter cho biết đột biến gene BRAF là một loại ung thư dương tính giống như khối u ác tính, nó rất "đói" đồng. Ông và các đồng nghiệp nhận thấy điều đó bằng thí nghiệp ngăn chặn sự hấp thu đồng.

Một thí nghiệm lâm sàng đã được sử dụng nhằm kiểm tra tác dụng của các loại thuốc làm giảm lượng đồng trong việc điều trị u ác tính. Thí nghiệm này bước đầu đã cho kết quả khả quan trong việc ngăn chặn sự hình thành khối u và làm chậm quá trình phát triển bệnh ung thư.

Đồng là chất xúc tác ung thư

Phát hiện của nghiên cứu lần này về ảnh hưởng của kim loại đồng là rất quan trọng. Nó chứng tỏ sự phát triển của một số loại ung thư phụ thuộc vào sự hiện diện của kim loại thường được sử dụng trong quá trình dẫn truyền nước uống. Đồng đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra ung thư và còn là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển ung thư BRAF dương tính.

Những mối đe dọa gây đột biến gene khác là từ bụi phóng xạ (từ những vụ rò rỉ điện hạt nhân như ở Fukishima), chất gây ung thư trong phụ gia thực phẩm, chất thải công nghiệp và ô nhiễm hóa chất trong nguồn nước.

Uống nước máy cũng là một nguy cơ tại nhiều khu vực, không chỉ bị ảnh hưởng từ việc thẩm thấu đồng mà còn từ số lượng đáng kể của các chất phụ gia chứa fluoride. Cả hai đều có thể gây bệnh về não.

Nhiều năm trước đây, ống dẫn nước bằng chì đã được gỡ bỏ do những phát hiện của nghiên cứu chứng minh độc tính của chì. Qua nghiên cứu này, các nhà khoa học khuyến nghị nên loại bỏ các ống dẫn nước bằng đồng để giảm yếu tố nguy cơ gây ung thư.

http://www.khoahoc.com.vn/doisong/yhoc/suc-khoe/53269_dung-ong-nuoc-bang-dong-de-gay-ung-thu.aspx



--------------------
Theo các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, giống như một số loại bụi khác có trong môi trường lao động, tất cả các dạng amiăng (tấm lợp amiăng dùng phổ biến ở VN) đều có thể gây ung thư và một số bệnh trầm trọng khác cho con người. Sợi amiăng có thể gây độc hại cho phổi sau 10-20 năm, gây ra một số các căn bệnh như bệnh phổi, ung thư màng phổi và ung thư phổi.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 01:06 AM