IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Sự chữa lành không có mặt nhà trị liệu, Therapy without a therapist - Jeff Foster
justmevn
bài Nov 22 2013, 03:13 PM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 840
Gia nhập vào: 5-September 09
Từ: Sài gòn
Thành viên thứ.: 4,720



“Physician, heal thyself!”

- Luke 4:23




If, as traditional and contemporary nondual teachings suggest, the separate self is merely an ‘illusion’ of thought and perception, and we are in essence the wide open space in which life unfolds, a space which is inseparable from that very unfolding, then what place does ‘therapy’ have in our lives? Can an illusory self really heal another illusory self? Can an open space be healed by ‘another’ open space? Who, exactly, is going to do this healing? And who, exactly, is going to be healed?

While I was training as a therapist, I learned about all kinds of theories and techniques – absorbed so many how to’s – how to listen, how to be congruent, how to interpret the client’s words and body language, how to self-disclose appropriately. There is so much research out there, so many ways of defining therapy, so many people with so many ideas about how to help people, and this is all wonderful – life seems to delight in this variety of perspectives. But I was shocked that despite all of the training I received, despite all of the knowledge and skills that I was required to take on, the question ‘What is true healing?’ was never really looked into in great depth. As trainee therapists, we were learning how to heal, how to interact with clients, but never did we really stop to contemplate the true meaning of healing. We were learning how to be therapists, how to inhabit our roles, how to ‘do’ therapy, but never did we stop to ask the most fundamental question – is healing even possible? Once, in class, I raised my hand and asked, ‘Isn’t there a kind of arrogance in assuming that we know how to help another human being? Doesn’t it assume some kind of separation?’, and I was told ‘that’s a philosophical question, and this is a therapy programme’. Know your place, trainee therapist.

As therapists, as healers, we are the ones who are supposed to know how to help people, how to improve their mental health, their well-being, their quality of life. But what does it really mean to help someone? Are we trying to help the clients have better experiences? Do we want them to be happier? To be more like ‘us’? Are we trying to take away their pain? Or maybe we are simply trying to take away our own pain? Maybe in trying to heal others we are really trying to heal ourselves? More crucially, is therapy in the true sense of the word even possible? I would imagine that these are the questions every honest therapist encounters in the end. And there are no easy answers.

The word “therapy” has its roots in the word “therapeia”, which is the Greek word for ‘healing’ – and ‘healing’ simply means ‘making whole’. Therapy = healing = moving towards wholeness. But what is this ‘wholeness’ that therapy claims to be able to lead us towards? Where is it? Is it really something to be found in the future? Can one person really lead another person towards it? Or is wholeness actually present, here and now, in the midst of every present moment experience, as the nondual teachings suggest? Again, I would say that all honest therapists must face these questions in the end – questions that actually threaten to undermine their very identity as therapists.

I would like to propose that true therapy, therapy in the true sense of the word, has nothing to do with fixing a separate self. Any therapy that tries to fix a separate self will simply perpetuate the illusion at the root of all our suffering. True therapy has nothing to do with ‘helping’ a person in the way we tend to use the word. It has nothing to do with fixing a broken ‘me’ and turning it into a happier, more productive, more ‘normal’, more adapted ‘me’. It has nothing to do with reaching wholeness in the future, with making wholeness into a future goal.

True therapy is more of a rediscovery: that this broken, incomplete, separate ‘me’ is not who you really are, and that in fact you are not a ‘self’ at all, but the wide open space of awareness in which all thoughts, sensations, feelings, sounds, smells, arise and pass. You are not a separate person looking out at the world, but the wide open space in which the world appears and disappears, an open space which is ultimately inseparable from that very world. True therapy, therefore, is not about working towards a future wholeness – it is the rediscovery of that very wholeness in the midst of every present moment experience. It is about life as it already is, not life as it could be or should be. It is about this moment. It is about the place where we really meet – here and now, a place where therapist and client are radically equal, a place that we could call ‘love’.

The metaphor of the wave and the ocean is very useful here. The experience of being a separate individual, a person in the world, is the experience of being a seeker – a separate wave in the ocean. Every individual is a seeker – the therapist and the client alike. And this wave, experiencing itself as separate from the ocean, seeks the ocean. The core experience of being a seeker is the experience of lack, of incompleteness, of homesickness, of feeling as though you are always looking for something you cannot find, something you cannot name. The wave spends its life, in a million different ways, seeking this unnameable wholeness. “I am incomplete, but one day I will be complete,” it says to itself. “One day I will find what I’m looking for – love, success, greatness, enlightenment, healing – and then I’ll be complete.”

In reality, of course, there is no separation from the ocean in the first place. The wave is already the ocean, the ocean appearing as a wave, and so wholeness is already present. The completeness we seek is actually already here, in this present moment experience, and it’s because we don’t see this completeness that we seek it in the future. All suffering begins here, in the rejection, on some level, of this present moment. The entire search rests on an astounding illusion of time.

This realisation totally transforms our relationship with the one we call ‘client’. Seen from this perspective, no client is never really broken, damaged, or lost – they are always already whole, even in their experience of being broken, incomplete, separate, even in their pain, their fear, their distress, their devastation. The goal of true therapy, then, is not to fix the client, not to move them from ‘negative’ to ‘positive’ experiences, not to turn their pain into pleasure, their depression into joy, not to lead them towards what they think they are looking for, not to ‘do therapy’ on them, but to expose, without compromise, the root assumptions underlying their experience of separation, their experience of brokenness, their incompleteness, their seeking. True therapy does not add to the illusion of separation – it shatters it, it wakes you up. It does not remove pain, it points to the wholeness in pain. It does not get rid of fear, it illuminates the wholeness in the fear. In this sense, the point of therapy is the point of all authentic spirituality: to wake you up from the dream of separation, the dream that you are a separate person on a journey towards a future completeness. True therapy wakes the client from their dream of ‘client’, and wakes the therapist from their dream of ‘therapist’. And make no mistake, the therapist needs waking up as much as the client. When it comes to waking up, no qualification, certificate, degree, or any number of letters after your name, can help you.

Wholeness, seen in this way, is not something that ‘happens’ one day, it is not something that we ‘work towards’, alone or together; it is not a distant goal, it is that which is already present. Life itself – what you really are, beyond your image of yourself – is already whole, already healed in the true sense of the word. And so in true therapy, we do not aim to heal a separate person, because there is no such thing – we simply get back in touch with that which is already healed. Therapy is a beautiful paradox when seen from this perspective.

So, what does this mean in practice? It means that the client’s position of “I’m broken, please fix me,” becomes “I am open to the discovery of wholeness within my present experience of brokenness.” And the therapist’s position of “you’re broken, I’m going to fix you” becomes “I see that there’s nobody there who is fundamentally broken, but I also acknowledge your present experience of brokenness. I acknowledge your pain, your fear, your sadness, your struggle, your suffering, but I do not for one moment assume that there is anyone there separate from me who needs to be fixed in any way. I honour your dream, and I see it as a dream. Of course, I am open to exploring your experience with you, and I’m open to rediscovering that which is already whole, within that experience. I see clearly that wholeness is already there in all the aspects of your experience that you are currently at war with, in everything you are running away from, in every thought, sensation, feeling that seems unacceptable to you right now. So let’s shine light on the various forms of seeking in your experience, let’s expose the subtle and not-so-subtle ways in which you are at war with this moment, and in that light, in that exposure, let’s discover together the ever-present healing that you are, that I am.

I’m not here to cure you. In that sense I’m not really a ‘therapist’ at all, that’s just a role being played in this moment. I hold that role very, very lightly. Really I’m simply here to go on an adventure with you. An adventure with myself, because it’s all the same mind, it’s all the same seeker, in the end. We are explorers of experience, already healed, shining light on that which is looking for healing, coming to see that this search is not necessary. We do not deny the search, but we do not fuel it either. We do not deny the dream, but we are not here to indulge it either. We simply come together like this to see through illusion.”

The therapist recognizes that, ultimately, he or she is not really a ‘therapist’ at all. As the open space, the vastness in which all thoughts, sensations, feelings and sounds come and go, there is no fixed identity, and no role can define you. A ‘therapist’ cannot heal a ‘client’, because both ‘therapist’ and ‘client’ are simply temporary roles being played out presently in this open awareness – and these roles are not who we really are. And so we hold these roles very, very lightly.

‘I’ cannot heal ‘you’, because healing is the space in which the dualistic split of ‘I’ and ‘you’ arises in the first place. And so there is no longer any burden on the therapist to ‘heal the client’. I remember during my therapy training how my fellow trainees would exhaust themselves by carrying the belief that they were personally responsible for their clients’ healing. And oh, the panic that would ensue when clients didn’t show up! When you are identified as a ‘therapist’, the non-appearance of your client threatens your identity. But seen from this new perspective, the burden of healing no longer rests upon anyone’s shoulders, and the client no longer poses a threat to the therapist’s identity. In other words, the therapist knows that healing is already present, before the client even begins to speak. The therapy session then simply becomes a dance within wholeness. It not about fixing the client, it is not about proving yourself as a therapist, it is about dancing with each other as the ever-present healing shines. We dance, together, in wholeness.

The client may go to therapy to get healed – and in therapy, he or she may come to realize that no healing is necessary, because who they really are is already healed (whole), and always has been. Even throughout all the traumatic experiences of his or her life, there was something there that was already whole, and was never damaged or even traumatized by those experiences. Experiences may be traumatic, but nobody, ultimately, is traumatized. What you are cannot be damaged, cannot be broken, cannot be destroyed, cannot die. Life is already healed, and on some level, even the most ‘damaged’ client knows this. And so, in therapy, we do not speak to the ‘damaged self’ – we speak to that which already knows that they are not that. We speak to that which is already healed.

Any therapy that does not recognize the already-healed nature of life will simply fuel the seeking, keep the client dependent on the therapist (and vice versa), keep both client and therapist trapped in the dream of separation, and make true healing an ever-receding goal. Any therapist who does not recognize that a ‘therapist’ (in the sense of ‘one who can heal another’) is not who he or she really is, will simply keep the client trapped in their dream of ‘client’ (as in, ‘one who is waiting for healing, one who is broken’).

But the therapist who recognizes that they are not really a ‘therapist’ at all, that they are simply the open space in which ‘therapist’ arises, that they, as open space, are equal to that in which ‘client’ arises, that they, as open space, are already healed, just as their ‘client’ is already healed – this therapist is no longer hiding behind their role as therapist. They are no longer using their professional identity to defend themselves from true, authentic, intimate relationship. They are no longer afraid to confront even the most ‘damaged self’, because they do not see this self as ‘other’. And so they are free to dive, head first, fearlessly, into the client’s pain, which is their own pain. We meet in our mutual brokenness, and we call that love.

‘Therapist’ and ‘client’ fall away, to reveal total intimacy. This, I would say, is what therapy is really about – going beyond the roles, the games, the beliefs and ideologies that apparently separate us, and meeting, truly meeting, in intimacy, in nakedness. The therapist strips off their ‘therapist’ clothes, metaphorically speaking, and stands naked in front of their client. They do not pretend to ‘know’ how to help the client, for in this nakedness, they are just as vulnerable, as helpless, as open to life as the client is. They meet the client in this not-knowing. Underneath all the roles, the games, the social norms, the pretend-play of ‘therapist’ and ‘client’, this not-knowing shines, always. It is where everything begins, and where everything ends.

A true therapist admits that they do not know, and they meet the client there. They do not know, and their client does not know, and there, right there, is the intimacy. And from that place of intimacy, they begin to explore. The exploration is then a dance within intimacy. It is not the attempt to reach intimacy, in time, through exploration – for the very exploration happens within the intimacy. And so it is not an exploration that is coming from seeking. It is coming from fascination.

In fascination, we explore the nature of seeking together. In fascination, we shine light upon the workings of the mind (thought). We look at ways in which you (I) run away from certain experiences. How we run away from feeling certain feelings. How we have become lost in the shoulds and the shouldn'ts. How we’ve been seeking love when love is already here. How we’ve been looking for intimacy when intimacy is already here. How we’ve been clinging onto false images of ourselves, when in fact we are simply the space in which all these images appear. Everything, literally everything – the whole world – can appear in this intimacy, and therapy is the space in which we can shine light on all of it. Literally all of it. The world comes to meet us in therapy, and nothing is hidden. Everything is allowed in this space. Everything is lit up here. Everything is enlightened here.

The space of therapy is the space that we are. So in the end, therapy is not something that happens in a room, sometimes, between two or more people. It is not something that happens when a therapist and a client get together and start talking about life’s problems. Therapy is not something that we do – it’s what we already are. And this is always available to be discovered.

It looks like two people are making this discovery together, when in the end, it’s the very idea of ‘two people’ that falls away in this discovery. In this intimacy, who heals whom? The therapist heals the client? Well, it might be as true to say that the client heals the therapist. The client destroys the therapist, in fascination, in love. It’s total humility in the presence of another human being. It’s seeing – really seeing who and what is in front of you. And being seen in return. Being exposed. Being, exposed.

I was once talking to a woman who was about to leave her husband and move into an apartment on her own. She had never lived alone before and was terrified. She had been to therapist after therapist, all of whom had tried, in one way or another, to help her, to heal her, to make things more okay for her, to change her in some way. Nothing had worked, and her fears had grown to the point where life was becoming unliveable. She was telling me story after story about her fears, her worries, her anxieties over the future. She hadn’t slept in three months, she said. She wasn’t eating. She was becoming dependent on pills. She kept on repeating “I just don’t know what will happen to me. I just don’t know”, as she rocked back and forth in her chair. I sat there, listening to her, interested. I had no answers. I didn’t know what would happen to her either. I am as helpless as she is in the face of life. I couldn’t promise her that everything would be okay. I couldn’t promise her anything in fact. All my training as a therapist meant nothing in the face of this not knowing. No technique, no theory, no set of guidelines can last in the fire of not knowing. As open space, I live in not knowing, just as she does. I don’t know what will happen. Being a ‘therapist’ gives me no special insight into the mysteries of time.

I looked her in the eyes and simply said, in all honesty, “I don’t know either. I really don’t know.” She went quiet, slumped back in her chair, and we sat together in silence for the rest of the session. She didn’t turn up the following week for her session, or the next three sessions. My supervisor was worried, and tried to analyse everything away, but I simply trusted the experience. A month later my client returned. She seemed different. Somehow more alive, more in her body, more grounded, more rested. She told me how helpful our previous session had been, how something in her had deeply relaxed since then, how she had realised that not knowing was okay, and that she needed no answers, no support, no therapist. She just needed to plunge headfirst into life, without crutches, and experience everything. It was something she had never considered before – that she was okay as she was. For once in her life she had experienced being in the presence of someone who hadn’t been trying to fix her. For her, that seemed to be enough – for now.

I knew that I had done nothing. I had simply met her in the truth. I didn’t know. She didn’t know. I hadn’t pretended to know. I hadn’t even pretended to be a therapist! And yet there we met, naked, beyond our roles, in spite of our roles. Naked, in front of life. There, in not knowing. Alone, together. Whole. Healed.

In true therapy, the therapist does not heal the client. That is not possible. It would perhaps be more true to say that, in true therapy, the client heals the therapist. The therapist gets stripped of their false roles, their games, their defences, their ‘I know’ attitude, and learns to stand naked in front of another human being. The therapist dies, and there, true therapy can begin.

Let your client heal you. They won’t teach you this in your psychotherapy programme. Some may say you are mad. Some may say you are hopelessly naïve. Some may say you are simply a bad therapist. But when you discover who you really are, it all makes perfect sense.


--------------------
There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
justmevn
bài Nov 22 2013, 09:04 PM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 840
Gia nhập vào: 5-September 09
Từ: Sài gòn
Thành viên thứ.: 4,720



“Đại phu à, hãy chữa lành chính ngươi!”

- Luke 4:23



Nếu, như những lời dạy bất nhị truyền thống và đương đại chỉ ra, cái ngã riêng biệt đơn thuần chỉ là một “ảo tưởng” của ý nghĩ và nhận thức, và chúng ta về cốt tủy là khoảng không mở rộng trong đó cuộc sống mở ra, một không gian không thể tách rời khỏi chính cái đang mở ra đó, thì, “sự chữa trị” có vị trí nào trong cuộc sống của chúng ta đây? Liệu một cái ngã giả tạo có thể thực sự chữa lành cho một cái ngã giả tạo khác? Chính xác ở đây ai là người sẽ thực hiện việc chữa lành này? Và chính xác thì ai sẽ được chữa lành?



Trong thời gian tôi được đào tạo thành một nhà trị liệu, tôi đã học về tất cả các lý thuyết và kỹ thuật, hấp thụ rất nhiều cách phải làm thế nào – làm thế nào để lắng nghe, làm thế nào để cảm thông, làm thế nào để diễn dịch lời nói và ngôn ngữ cơ thể của khách hàng, làm thế nào để diễn đạt ý mình một cách thích hợp. Ngoài kia có rất nhiều nghiên cứu, có rất nhiều cách định nghĩa việc chữa trị, rất nhiều người với rất nhiều ý tưởng về việc làm thế nào để giúp đỡ con người, và tất cả những điều này đều tuyệt vời cả - cuộc sống dường như hoan hỉ với sự phong phú các cách nhìn này. Nhưng tôi sốc khi thấy rằng bất chấp tất cả sự đào tạo mà tôi nhận được, bất chấp tất cả những kiến thức và kỹ năng mà tôi được yêu cầu trang bị, cái câu hỏi “Sự chữa lành thực sự là gì?” chưa bao giờ thực sự được nhìn vào một cách sâu sắc. Với tư cách là những nhà trị liệu tập sự, chúng ta học cách chữa trị, cách tương tác với khách hàng, nhưng chưa bao giờ chúng ta thực sự dừng lại để chiêm nghiệm ý nghĩa thực sự của việc chữa lành. Chúng ta học cách để trở thành nhà trị liệu, làm thế nào để củng cố vai trò của chúng ta, cách để “thực hiện” việc chữa trị, nhưng chưa bao giờ chúng ta dừng lại để hỏi một câu hỏi căn bản nhất – liệu việc chữa lành là điều có thể? Có một lần, trong lớp học, tôi giơ tay và đặt câu hỏi, “Chẳng phải có một dạng cao ngạo ở đây trong việc giả định rằng chúng ta biết cách để giúp đỡ cho một con người khác? Chẳng phải điều đó giả định một sự chia tách nào đó?”, và tôi được bảo rằng “đó là một câu hỏi triết học, còn đây là chương trình trị liệu”. Hãy biết vị trí của mình đi, nhà trị liệu tập sự ạ.



Là những nhà trị liệu, những người chữa lành, chúng ta là những người được cho là biết cách làm thế nào giúp đỡ con người, làm thế nào để cải thiện sức khỏe tinh thần, sự khỏe mạnh, chất lượng cuộc sống của họ. Nhưng thực sự giúp người khác có nghĩa là như thế nào? Có phải chúng ta đang cố giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt hơn? Có phải chúng ta muốn họ hạnh phúc hơn? Để trở nên giống “chúng ta” hơn? Có phải chúng ta đang cố mang sự đau đớn của họ đi? Hoặc có thể là chúng ta đơn giản chỉ đang cố bỏ đi chính nỗi đau của chính mình? Có thể là trong việc cố chữa người khác, thực ra chúng ta đang cố chữa lành bản thân? Quan trọng hơn là, liệu sự chữa lành theo nghĩa thực sự nhất của từ đó là điều có thể? Tôi cho rằng đó là những câu hỏi mà mọi nhà trị liệu thành thật cuối cùng sẽ gặp phải. Và không có những câu trả lời dễ dàng.



Từ “therapy” (chữa trị) có gốc từ từ “therapeia”, là một từ Hy Lạp cho từ “healing” (chữa lành) – và “healing” đơn giản có nghĩa là “làm cho toàn bộ (lành lặn)”. Chữa trị = chữa lành = chuyển dịch về toàn thể. Nhưng cái “toàn thể” này mà việc chữa trị tuyên bố là có thể dẫn chúng ta tới là gì? Nó ở đâu? Có thực là nó là cái gì đó sẽ được tìm thấy trong tương lai? Một người có thể thực sự dẫn một người khác về phía nó? Hay là cái toàn thể thực ra đang hiện diện, ở đây và bây giờ, ở ngay giữa của mọi trải nghiệm trong khoảnh khắc hiện tại, như những lời dạy bất nhị chỉ ra? Một lần nữa, tôi sẽ nói rằng tất cả những nhà trị liệu thành thật cuối cùng rồi cũng sẽ phải đối diện với những câu hỏi này – những câu hỏi thực sự đe dọa làm sụp đổ chính cái định danh nhà trị liệu của họ.



Tôi muốn chỉ ra rằng việc chữa trị thực sự, việc chữa trị theo nghĩa thực của từ đó, chẳng có liên quan gì tới việc chữa chạy cho một cái ngã riêng biệt. Bất cứ sự chữa trị nào cố gắng sửa chữa cho một cái ngã riêng biệt sẽ chỉ đơn giản là củng cố thêm cái ảo tưởng nằm ở gốc rễ của tất cả những khổ sở của chúng ta. Việc chữa trị thực sự chẳng có gì liên quan tới sự “giúp đỡ” một người theo cái cách mà chúng ta có xu hướng khi sử dụng từ ngữ đó. Nó chẳng có gì liên quan với việc sửa chữa một “cái tôi” hỏng hóc và biến nó thành một “cái tôi” hạnh phúc hơn, năng động hơn, “bình thường” hơn, thích nghi hơn. Nó chẳng có gì liên quan tới việc chạm tới toàn thể trong tương lai, tới việc biến cái toàn thể thành một mục tiêu trong tương lai.



Việc chữa trị thực sự là một sự tái khám phá thì nhiều hơn: rằng sự hỏng hóc này, không hoàn thiện này, “cái tôi” riêng biệt này không phải là người mà bạn thực sự là, và rằng trong thực tế bạn không phải là một cái “ngã” chút nào, mà là khoảng không mở rộng của sự nhận biết trong đó mọi ý nghĩ, cảm thọ, cảm giác, âm thanh, mùi vị hiện lên rồi biến đi. Bạn không phải là một con người riêng biệt nhìn ra ngoài thế giới, mà là cái không gian mở rộng trong đó thế giới xuất hiện và biến mất, một không gian mở về rốt ráo không thể tách rời khỏi chính cái thế giới đó. Việc chữa trị thực sự, vì thế, không phải là về việc làm điều gì đó hướng về một cái toàn thể trong tương lai – nó là sự tái khám phá chính sự toàn vẹn đó ở trong mọi trải nghiệm ở khoảnh khắc hiện tại. Nó là về cuộc sống như nó vốn là rồi, không phải cuộc sống như nó có thể là hoặc đáng ra là. Đấy là về khoảnh khắc này. Đấy là về nơi mà chúng ta thực sự gặp nhau – tại đây và lúc này, một nơi mà nhà trị liệu và khách hàng là hoàn toàn bình đẳng, một nơi mà chúng ta có thể gọi là “tình yêu”.



Câu chuyện ẩn dụ về con sóng và đại dương rất có ích ở đây. Trải nghiệm làm một cá nhân riêng biệt, một con người trong thế giới này, là trải nghiệm làm một kẻ kiếm tìm – một con sóng riêng biệt trong đại dương. Mỗi cá nhân là một kẻ kiếm tìm – nhà trị liệu hay khách hàng cũng như nhau. Và con sóng này, trải nghiệm bản thân nó như là tách rời khỏi đại dương, đi tìm đại dương. Trải nghiệm căn bản của việc làm một kẻ tìm kiếm là trải nghiệm của sự thiếu thốn, của sự không hoàn thiện, của nỗi nhớ nhà, của cảm giác như thể bạn vẫn luôn tìm kiếm một thứ gì đó mà bạn không thể tìm thấy, thứ gì đó mà bạn không thể gọi tên. Con sóng dành cả đời nó, theo hàng triệu cách thức khác nhau, để tìm kiếm cái toàn thể không thể gọi tên này. “Tôi không hoàn thiện, nhưng có một ngày rồi tôi sẽ trở nên hoàn thiện,” nó nói với bản thân. “Một ngày nào đó tôi sẽ tìm thấy cái tôi đang tìm kiếm – tình yêu, thành công, sự vĩ đại, giác ngộ, sự chữa lành – và rồi tôi sẽ hoàn thiện.”



Trong thực tế, tất nhiên, không có sự chia cắt nào với đại dương ngay từ ban đầu. Con sóng là đại dương rồi, đại dương xuất hiện như là một con sóng, và vì thế toàn thể đã hiện diện rồi. Cái toàn thể mà chúng ta tìm kiếm thực sự đã ở đây rồi, ở trong trải nghiệm của khoảnh khắc hiện tại này, và chính bởi chúng ta không thấy được cái hoàn thiện này nên chúng ta tìm kiếm nó trong tương lai. Mọi khổ sở bắt đầu từ đây, trong sự chối bỏ, ở mức độ nào đó, thời khắc hiện tại này. Toàn bộ cuộc kiếm tìm nương vào một ảo tưởng phi thường về thời gian.



Việc nhận ra này hoàn toàn biến đổi mối quan hệ của chúng ta với cái người mà chúng ta gọi là “khách hàng”. Nhìn từ cách nhìn này, không khách hàng nào là thực sự hỏng hóc, hư hại hay mất mát gì cả - họ vẫn luôn lành lặn rồi, ngay cả trong trải nghiệm của họ về sự hỏng hóc, bất hoàn thiện, chia cắt, ngay cả trong sự đau đớn, nỗi sợ, chán nản, thất vọng của họ. Mục đích của việc chữa trị thực sự, vì thế, không phải là sửa chữa khách hàng, không phải là chuyển họ từ những trải nghiệm “tiêu cực” của họ sang những trải nghiệm “tích cực”, không phải là biến cơn đau của họ thành sự sung sướng, sự chán nản của họ thành sự vui sướng, không phải là dẫn họ về phía cái mà họ nghĩ là họ đang tìm kiếm, không phải là “làm trị liệu” trên người họ, mà là bóc trần, không khoan nhượng, những giả định gốc rễ nằm bên dưới trải nghiệm của họ về sự chia cắt, trải nghiệm về sự hư hỏng, sự bất hoàn thiện của họ, sự tìm kiếm của họ. Sự chữa trị thực sự không thêm vào cái ảo tưởng của sự chia cắt – nó không gạt bỏ nỗi sợ, nó thắp sáng cái toàn thể ngay trong nỗi sợ. Theo nghĩa này, mục đích của việc chữa trị là mục đích của tất cả những gì thuộc về tâm linh đích thực: đánh thức bạn dậy khỏi giấc mơ của sự chia cắt, giấc mơ rằng bạn là một con người riêng biệt trên hành trình tiến về một sự hoàn hảo trong tương lai. Sự chữa trị thực sự đánh thức khách hàng dậy khỏi giấc mơ là một “khách hàng” (bệnh nhân) của họ, và đánh thức nhà trị liệu dậy khỏi giấc mơ là “nhà trị liệu” của mình. Và đừng có nhầm lẫn, nhà trị liệu cũng cần thức dậy nhiều như bệnh nhân vậy. Khi đi đến chuyện thức tỉnh thì không bằng cấp nào, giấy chứng nhận nào hay bất kỳ số những con chữ nào phía sau tên của bạn có thể giúp được bạn cả.



Cái toàn thể, nhìn theo cách này, không phải là cái gì đó “xảy ra” một ngày nào đó, nó không phải cái gì đó mà chúng ta “bỏ công để tiến tới”, một mình hay cùng với nhau; nó không phải là một mục tiêu xa xôi, nó là cái đang hiện diện rồi. Bản thân cuộc sống – cái mà bạn thực sự là, vượt trên hình ảnh bạn có về bản thân – là toàn vẹn rồi, được chữa lành rồi theo nghĩa thực của từ đó. Và vì thế trong sự chữa trị thực sự, chúng ta không nhắm tới việc chữa lành một con người riêng biệt, bởi lẽ chẳng có cái thứ nào như thế - chúng ta đơn thuần kết nối trở lại với cái được chữa lành rồi. Việc chữa trị là một sự mâu thuẫn đẹp đẽ khi được nhìn từ cách nhìn này.



Vậy thì, điều này có nghĩa là gì trong thực hành? Nó có nghĩa là vị trí của khách hàng “Tôi có hư hỏng gì đấy, xin hãy sửa chữa cho tôi” trở thành “Tôi cởi mở với sự khám phá cái toàn thể trong trải nghiệm hiện tại của tôi về sự hư hỏng.” Và vị trí của nhà trị liệu “anh có hư hỏng gì đó, tôi sẽ sửa chữa lại cho anh” trở thành “Tôi thấy rằng chẳng có ai ở đó là người về căn bản có hỏng hóc gì hết, nhưng tôi cũng thừa nhận trải nghiệm hiện tại về sự hư hỏng ở anh. Tôi thừa nhận sự đau đớn của anh, nỗi sợ hãi, nỗi buồn, sự gian nan, sự khổ sở của anh, nhưng không một khoảnh khắc nào mà tôi lại giả định rằng có bất cứ ai ở đó tách biệt với tôi cần được sửa chữa theo bất cứ cách nào. Tôi trân trọng giấc mơ của anh, và tôi thấy nó như một giấc mơ. Tất nhiên, tôi sẵn lòng khám phá trải nghiệm của anh cùng với anh, và tôi sẵn lòng tái khám phá cái đã toàn vẹn rồi, ngay trong trải nghiệm đó. Tôi thấy một cách rõ ràng rằng cái toàn thể đang ở đó rồi trong tất cả các khía cạnh của trải nghiệm mà anh đang chiến đấu chống lại, trong mọi thứ mà anh đang trốn chạy khỏi chúng, trong mọi ý nghĩ, cảm thọ, cảm giác dường như không thể chấp nhận được đối với anh ngay lúc này. Vì thế chúng ta hãy thắp ánh sáng soi tỏ những hình tướng khác nhau của sự kiếm tìm trong trải nghiệm của anh, hãy cùng bóc trần những phương cách vi tế và không mấy vi tế mà anh đang dùng để tuyên chiến với khoảnh khắc này, và trong ánh sáng đó, trong sự bóc trần đó, hãy khám phá cùng nhau sự chữa lành vẫn luôn hiện diện là cái mà anh là, cái mà tôi là.



Tôi không ở đây để cứu chữa cho anh. Theo nghĩa đó thì tôi không thực sự là một “nhà trị liệu” chút nào, đấy chỉ là một vai được diễn trong khoảnh khắc này. Tôi giữ cái vai đó rất, rất hờ. Thực sự tôi đơn giản là ở đây để đi cùng một chuyến du hành với anh. Một chuyến du hành với chính tôi, bởi tất cả đều là cùng một tâm trí, tất cả là cùng một kẻ tìm kiếm, về rốt cùng. Chúng ta là những nhà thám hiểm của trải nghiệm, đã được chữa lành rồi, chiếu sáng lên cái đang tìm kiếm sự chữa lành, đi đến thấy rằng cuộc tìm kiếm này là không cần thiết. Chúng ta không chối bỏ việc tìm kiếm, nhưng chúng ta cũng không tiếp nhiên liệu cho nó. Chúng ta không chối bỏ giấc mơ, nhưng chúng ta cũng không ở đây để ngụp lặn trong nó. Chúng ta đơn giản là đến cùng nhau như thế này để nhìn xuyên qua ảo tưởng.”



Người trị liệu nhận ra rằng, về rốt cùng, anh ta hoặc cô ta không thực sự là một “nhà trị liệu” chút nào. Là cái không gian mở, sự bao la trong đó mọi ý nghĩ, cảm thọ, cảm giác và âm thanh đến rồi đi, không có một danh tính cố định nào, không một vai diễn nào có thể định nghĩa được bạn. Một “nhà trị liệu” không thể chữa lành một “bệnh nhân”, bởi cả “nhà trị liệu” và “bệnh nhân” đơn giản chỉ là những vai tạm thời được diễn ra hiện thời trong sự nhận biết mở này – và những vai diễn này không phải là người mà chúng ta thực sự là. Và vì thế chúng ta giữ những vai này rất, rất hờ.



“Tôi” không thể chữa lành cho “anh”, bởi việc chữa lành là cái không gian trong đó sự chia hai của “tôi” và “anh” xuất hiện từ lúc đầu. Và vì thế sẽ không còn bất cứ gánh nặng nào đặt trên người trị liệu phải “chữa lành cho bệnh nhân”. Tôi nhớ trong khóa đào tạo của mình những bạn cùng học của tôi đã làm bản thân kiệt sức thế nào bởi việc mang niềm tin rằng họ chịu trách nhiệm một cách cá nhân đối với sự chữa lành của bệnh nhân của họ. Và nữa, sự hoảng loạn đảm bảo xảy ra khi các bệnh nhân không tới! Khi bạn đồng hóa mình với vai trò một “nhà trị liệu”, sự không xuất hiện của khách hàng của bạn đe dọa cái danh tính ấy. Nhưng nhìn từ cách nhìn mới này, gánh nặng phải chữa lành không còn đặt lên bất cứ vai của ai hết, và khách hàng không còn tạo ra một đe dọa nào tới danh tính của nhà trị liệu nữa. Nói một cách khác, nhà trị liệu biết rằng sự chữa lành đã hiện diện rồi, trước khi người khách hàng bắt đầu lên tiếng. Buổi chữa trị vì thế đơn thuần trở thành một điệu vũ bên trong cái toàn thể. Đấy không phải là về việc sửa chữa khách hàng, không phải là về việc chứng minh bản thân bạn là một nhà trị liệu, mà nó là về điệu vũ cùng nhau trong sự chiếu sáng của việc chữa lành vẫn luôn hiện diện. Chúng ta nhảy múa, cùng nhau, trong toàn thể.



Vị khách có thể đi tới buổi chữa trị để được chữa lành – và trong buổi chữa trị, anh ta hoặc cô ta có thể đi đến nhận ra rằng chẳng cần thiết một sự chữa lành nào, bởi vì con người thực của họ đã được chữa lành (lành lặn, nguyên vẹn) rồi, và vẫn luôn như vậy. Thậm chí trong suốt tất cả những trải nghiệm đau đớn trong đời anh ta hay cô ta, có một cái gì đó ở đó đã trọn vẹn rồi, và chưa bao giờ bị hư hại hay thậm chí là thấy đau đớn bởi những trải nghiệm đó. Những trải nghiệm có thể là đau đớn, nhưng rốt cục thì không ai bị đau đớn cả. Cái mà bạn là không thể bị hư hại, không thể bị hỏng hóc, không thể bị phá hủy, không thể chết. Cuộc sống được chữa lành rồi, và ở một mức độ nào đó, ngay cả người bệnh nhân bị “hư hại” nhất cũng biết điều này. Và vì thế, trong trị liệu, chúng ta không nói với “cái ngã bị hư hại” – chúng ta nói với cái đã biết rồi, rằng họ không phải là thứ đó. Chúng ta nói với cái đã được chữa lành rồi.



Bất cứ việc chữa trị nào mà không nhận ra bản chất đã lành lặn rồi của cuộc sống sẽ đơn thuần chỉ tiếp nhiên liệu cho sự tìm kiếm, giữ cho người khách hàng phụ thuộc vào nhà trị liệu (và ngược lại), giữ cho cả khách hàng và nhà trị liệu bị mắc kẹt trong giấc mơ của sự chia cắt, và khiến cho việc chữa lành thực sự trở thành một mục tiêu luôn lùi xa. Bất cứ nhà trị liệu nào không nhận ra rằng một “nhà trị liệu” (theo nghĩa “một người có thể chữa lành cho người khác”) thì không phải là người mà anh ta hay cô ta thực sự là, sẽ đơn thuần giữ khách hàng mắc bẫy trong giấc mơ “người bệnh” của họ (như trong “một người đang chờ đợi được chữa lành, người bị hỏng hóc”).


Nhưng người trị liệu nhận ra rằng họ không thực sự là một “nhà trị liệu” chút nào, rằng họ đơn giản là cái không gian mở trong đó “nhà trị liệu” xuất hiện, rằng họ, là không gian mở, bình đẳng với cái mà trong đó “người khách hàng” xuất hiện, rằng họ, với tư cách không gian mở, đã được chữa lành rồi, cũng như “khách hàng” của họ đã được chữa lành rồi – nhà trị liệu này không còn trốn đằng sau vai trò của mình như là một nhà trị liệu. Họ không còn sử dụng định danh nghề nghiệp của mình để phòng vệ bản thân khỏi mối liên hệ thực sự, đích thực, gần gụi. Họ không còn sợ phải đương đầu ngay cả với “cái ngã hư hại” nhất, bởi lẽ họ không thấy cái ngã này như một “người khác”. Và vì thế họ tự do để lao đầu, không hề sợ hãi, lặn xuống nỗi đau của khách hàng, mà cũng là sự đau đớn của chính họ. Chúng ta gặp nhau trong sự tan vỡ của nhau, và chúng ta gọi đó là tình yêu.



“Nhà trị liệu” và “khách hàng” rơi rụng đi, để hé lộ sự thân mật hoàn toàn. Điều này, tôi nói, là cái thực sự về sự chữa trị - vượt qua những vai diễn, những trò chơi, những tín điều và lý tưởng rõ ràng là chia cắt chúng ta, và gặp gỡ, gặp gỡ thực sự, trong sự gần gụi, trong sự trần trụi. Nhà trị liệu cởi bỏ bộ quần áo “nhà trị liệu” của họ, nói theo nghĩa bóng, và đứng trần trụi trước khách hàng của họ. Họ không giả vờ “biết” cách giúp cho vị khách hàng, bởi trong sự trần trụi này, họ cũng chỉ mỏng manh, yếu đuối, và mở rộng với cuộc sống hệt như người bệnh. Họ gặp gỡ khách hàng trong sự không biết này. Bên dưới tất cả những vai diễn, những trò chơi, những tiêu chuẩn xã hội, vai diễn giả vờ của “nhà trị liệu” và “bệnh nhân”, sự không biết này tỏa sáng, luôn luôn. Đó là nơi mọi thứ bắt đầu, và là nơi mọi thứ kết thúc.



Một nhà trị liệu thực sự sẽ thừa nhận rằng họ không biết, và họ gặp gỡ người bệnh ở đó. Họ không biết, và khách hàng của họ cũng không biết, và ở đó, ngay đó, là sự gần gụi. Và từ nơi thân mật gần gụi đó, họ bắt đầu khám phá. Sự khám phá này lúc đó là một điệu vũ bên trong sự gần gụi. Nó không phải là một nỗ lực để đạt tới sự gần gụi, theo thời gian, qua sự khám phá – bởi chính sự khám phá này xảy ra ở bên trong sự gần gụi. Và vì thế nó không phải là sự khám phá đến từ sự tìm kiếm. Nó đến từ sự thích thú.



Trong sự thích thú, chúng ta thám hiểm bản chất của sự tìm kiếm cùng với nhau. Trong sự thích thú, chúng ta chiếu ánh sáng lên công việc của tâm trí (ý nghĩ). Chúng ta nhìn vào những phương cách mà trong đó bạn (tôi) chạy trốn khỏi những trải nghiệm nhất định. Chúng ta chạy khỏi việc cảm nhận những cảm giác nhất định như thế nào. Chúng ta đã lạc lối trong những cái nên và không nên như thế nào. Chúng ta vẫn đang tìm kiếm tình yêu trong khi tình yêu ở đây rồi như thế nào. Chúng ta vẫn đang tìm kiếm sự thân mật trong khi nó đã ở đây rồi như thế nào. Chúng ta vẫn đang bám lấy những hình ảnh giả tạo về bản thân chúng ta như thế nào, trong khi trong thực tế chúng ta đơn giản là cái không gian trong đó tất cả những hình ảnh này xuất hiện. Tất cả mọi thứ, đúng thực là tất cả mọi thứ - toàn bộ thế giới này – có thể xuất hiện trong sự gần gụi này, và việc chữa trị là khoảng không trong đó chúng ta có thể chiếu ánh sáng lên tất cả những gì thuộc về nó. Thực sự là tất cả những gì thuộc về nó. Thế giới này đến để gặp gỡ chúng ta trong cuộc trị liệu, và chẳng có gì bị che giấu cả. Mọi thứ đều được phép trong không gian này. Mọi thứ đều được thắp sáng lên ở đây. Mọi thứ đều sáng lên ở đây.



Không gian của sự chữa trị là không gian mà chúng ta là. Vì thế rốt cuộc, việc chữa trị không phải là cái gì đó xảy ra trong một căn phòng, vào một lúc nào đó, giữa hai người hoặc nhiều hơn. Nó không phải là cái gì đó xảy ra khi một nhà trị liệu và một bệnh nhân lại cùng nhau và bắt đầu nói về những vấn đề của cuộc sống. Việc chữa trị không phải là cái gì đó mà chúng ta làm – nó là cái mà chúng ta đã là rồi. Và cái này luôn luôn có ở đó để được khám phá.



Trông thì có vẻ như hai người đang thực hiện cuộc khám phá này cùng nhau, trong khi rốt cục thì chính cái ý tưởng về “hai người” này là cái rơi rụng đi trong sự khám phá này. Trong sự gần gụi này thì ai là người chữa lành cho ai? Nhà trị liệu chữa lành cho người bệnh? Vâng, có thể cũng đúng như vậy khi nói rằng khách hàng chữa lành cho nhà trị liệu. Khách hàng phá hủy nhà trị liệu, trong thích thú, trong tình yêu. Đó là sự khiêm cung hoàn toàn trong sự hiện diện của một con người khác. Đó là sự thấy – thực sự thấy ai và cái gì đang đứng ở trước mặt bạn. Và tới lượt mình cũng được thấy lại. Được bóc trần. Hiện hữu, bóc trần.



Tôi có một lần nói chuyện với một người phụ nữ lúc đó sắp bỏ chồng và chuyển tới sống một mình ở một căn hộ. Cô ấy chưa bao giờ sống một mình trước đây và thấy hoảng sợ. Cô đi gặp hết nhà trị liệu này tới nhà trị liệu khác, tất cả họ đều cố gắng, theo cách này hay cách khác, để giúp cô ấy, để chữa lành cho cô, để khiến cho mọi chuyện ổn hơn đối với cô, để thay đổi cô theo một cách nào đấy. Chẳng có gì có tác dụng, và nỗi sợ của cô đã lớn tới mức cuộc sống trở nên không thể sống nổi. Cô kể cho tôi nghe hết chuyện này tới chuyện khác về những nỗi sợ hãi của cô, những lo lắng, những bồn chồn của cô về tương lai. Cô không ngủ trong ba tháng liền, cô nói. Cô cũng không ăn. Cô trở nên phụ thuộc vào các loại thuốc. Cô cứ lặp đi lặp lại mãi “Tôi chỉ là không biết điều gì sẽ xảy đến với tôi. Tôi chỉ không biết gì hết”, trong lúc vặn vẹo tới lui trong chiếc ghế cô ngồi. Tôi ngồi đó, lắng nghe cô, chăm chú. Tôi không có câu trả lời nào. Tôi cũng không biết điều gì sẽ xảy ra với cô nữa. Tôi thì cũng yếu đuối như cô khi đối mặt với cuộc sống. Tôi đã không thể hứa hẹn với cô rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn cả. Trong thực tế thì tôi đã không thể hứa với cô bất cứ điều gì. Tất cả sự đào tạo của tôi với tư cách một nhà trị liệu chẳng có ý nghĩa gì khi đối mặt với sự không biết này. Không kỹ thuật nào, không lý thuyết nào, không một tập hợp những chỉ dẫn nào có thể tồn tại trong ngọn lửa của sự không biết. Như khoảng không mở, tôi sống trong sự không biết, như cô ấy thôi. Tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Là một “nhà trị liệu” không cho tôi một cái thấu triệt sâu sắc đặc biệt nào với những bí ẩn của thời gian.



Tôi nhìn vào mắt cô và đơn giản chỉ nói, với tất cả sự thành thật, “Tôi cũng không biết. Tôi thực sự không biết.” Cô trở nên im lặng, ngả người trở lại chiếc ghế, và chúng ta ngồi cùng nhau trong im lặng đến hết buổi chữa trị. Không thấy cô trở lại tuần sau cho buổi chữa trị, cũng như ba buổi sau đó. Người sếp giám sát của tôi lo lắng, và cố phân tích tình hình, nhưng tôi chỉ đơn giản là đặt lòng tin vào trải nghiệm đó. Một tháng sau khách hàng của tôi quay lại. Trông cô có vẻ khác. Có gì đó sống động hơn, trong cơ thể của cô, điềm tĩnh hơn, yên ổn hơn. Cô nói với tôi rằng buổi chữa trước đó của chúng tôi có ích lợi như thế nào, rằng có gì đó trong cô thả lỏng sâu sắc kể từ đó như thế nào, rằng cô đã nhận ra rằng việc không biết thì cũng không sao cả như thế nào, và rằng cô đã không cần tới câu trả lời nào, không sự hỗ trợ nào, không một nhà trị liệu nào. Cô chỉ cần lao thẳng đầu vào cuộc sống, không lưỡng lự, và trải nghiệm mọi thứ. Đấy là điều mà cô chưa từng xem xét tới trước đây – rằng cô ổn thỏa như vốn thế. Một lần trong đời cô đã trải nghiệm việc ở trong sự hiện diện của một người nào đó người không cố gắng sửa chữa cô. Đối với cô, điều đó có vẻ là đủ - cho tới lúc này.



Tôi biết rằng tôi đã chẳng làm gì cả. Tôi chỉ đơn giản gặp gỡ cô trong sự thật. Tôi đã không biết. Cô ấy đã không biết. Tôi đã không giả bộ biết. Tôi thậm đã không giả làm một nhà trị liệu! Và thế là ở đó chúng tôi gặp nhau, trần trụi, vượt khỏi những vai diễn của chúng tôi, bất chấp những vai diễn của chúng tôi. Trần trụi, đứng trước cuộc sống. Ở đó, trong sự không biết. Một mình, cùng nhau. Nguyên vẹn. Lành lặn.



Trong sự chữa trị thực sự, nhà trị liệu không chữa lành cho bệnh nhân. Đó là điều không thể. Có lẽ sẽ đúng hơn nếu nói rằng, trong phép chữa trị thực sự, người bệnh chữa lành cho nhà trị liệu. Nhà trị liệu được lột bỏ vai trò giả tạo của mình, trò chơi của mình, sự phòng vệ của mình, thái độ “tôi biết” của mình, và học đứng trần trụi ở trước một con người khác. Nhà trị liệu chết đi, và ở đó, việc chữa trị thực sự có thể bắt đầu.



Hãy để khách hàng của bạn chữa lành cho bạn. Người ta sẽ không dạy cho bạn điều này trong chương trình học trị liệu tâm lý của bạn đâu. Một số người có thể sẽ nói rằng bạn điên rồi. Một số khác có thể nói rằng bạn ngây thơ hết thuốc chữa. Một số người có thể nói rằng đơn giản bạn là một nhà trị liệu tồi. Nhưng khi bạn khám phá ra con người bạn thực sự là, tất cả sẽ cực kỳ dễ hiểu.


--------------------
There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 25th April 2024 - 02:24 PM