IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Canh tác thiên nhiên Yoshikazu Kawaguchi, ông Yoshikazu Kawaguchi đệ tử của ông Masanobu Fukuoka
KinhThanh
bài Oct 5 2014, 09:04 PM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 405
Gia nhập vào: 29-July 09
Thành viên thứ.: 4,110



Phỏng vấn ông Yoshikazu Kawaguchi (học viên của ông Masanobu Fukuoka)

-Để bắt đầu xin ông giải thích phương pháp canh tác tự nhiên mà ông đang áp dụng ?

Điểm cơ bản của việc áp dụng đặt biệt này là không bao giờ cày cấy, không cần xới đất. Chúng tôi không cần phân bón. Chúng tôi không cần mang bắt cứ gì từ một nơi khác. Cỏ và côn trùng không phải là kẻ thù. Hơn nữa, nguyên tắc quang trọng nhất là chúng tôi trồng hoa màu theo môi trường. Ở nơi ấm áp hay khí hậu ấm áp, chúng tôi trồng cây thích nhiệt độ ấm, còn ở nơi lạnh chúng tôi trồng cây thích khí hậu lạnh. Tóm lại chúng tôi trồng cây theo khí hậu hay đặt điểm của vùng đất nào đó. Rồi mỗi vùng phù hợp với mỗi loài cây, do đó chúng ta nên theo và chấp nhận nó. Chúng ta nên để sự sống của cây nào đó như nó vốn như vậy. Chúng ta để cho đất càng nguyên sơ càng tốt, nhưng chúng ta phải giúp một chút khi cần để hoa màu phát triển tốt. Đó là phương cách canh tác tự nhiên.

-Thì ra là vậy. Vậy ý ông là cây trồng có thể mọc khỏe mạnh mà không cần phân bón và thuốc trừ sâu, phải không ?

Đúng vậy, chính xác. Cây trồng sẽ phát triển rất khỏe mạnh mà không cần những thứ đó. Ngày nay trong nông nghiệp những thứ đó khác xa với những gì là phương pháp canh tác đúng. Nó không màng thế giới thiên nhiên, và ngược lại với quy luật tự nhiên, và tạo gánh nặng cho môi trường của chúng ta. Do vậy, phương pháp canh tác này không bao giờ dùng nguồn tài nguyên hữu hạn của địa cầu hay ô nhiễm nguồn nước. Đất Mẹ, hay không khí, mọi thứ đó đều vô giá với môi trường chúng ta. Phương pháp này là như vậy.

-Thì ra là vậy. Tôi hiểu có hai loại côn trùng hữu ích và có hại cho nông nghiệp. Nhưng theo quý vị, không có sự khác biệt giữa hai loài này, và thậm chí loài gọi là côn trùng "có hại" tồn tại bởi vì nó phải như vậy. Tôi nói đúng không ?

Toàn bộ sự cân bằng sẽ bị đảo lộn nếu con người chúng ta vì lý do nào đó xác định những loài khác nhau là kẻ thù hay côn trùng có hại theo lợi ích của chúng ta và giới hạn họ. Tốt nhất với họ là hãy để họ yên ở nơi của họ. Nếu chúng ta làm nông nghiệp theo phương cách tự nhiên, thì sâu lúa hóa ra không có hại. Nhân tiện, thực tế có một trường hợp khi lúa thật sự hỏng bởi những con sâu lúa này. Trừ khi con số sâu lúa gia tăng đáng sợ, thì lúa đã bị ăn hết toàn bộ. Đây không phải vì nó là côn trùng có hại, mà chúng ta sai lầm trong phương trồng bị phá hoại. Nhưng bất kể sự khác biệt giữa côn trùng có hại và hữu ích mọi sự sống đều giữ nguyên, vì vậy tòan bộ sự cân bằng được duy trì. Phương pháp canh tác tự nhiên không cần bất kỳ kỹ thuật đặt biệt nào. Chúng ta có thể tìm thứ gì đó tự nhiên cần, chúng ra đơn giản giúp đỡ một tay. Rồi chúng ta có thể tiếp tục nhận được sự bảo hộ từ thiên nhiên.

- Ý ông là loài vật, thực vật và con người nên chung sống như một qua sự tương tác lẫn nhau? có phải vậy không ?

Đó là cách thế giới tự nhiên này được tạo, vì vậy sự tồn tại qua sự tin tưởng là bí quyết. Nhiều loài sinh vật đã và đang sống. Và cũng có nhiều loài được sinh ra. Thế nên, sinh tử đang quay vòng và đây là thế giới của sự sống. Sự sống trong tương lai và trong quá khứ chung sống và mang theo trong sự sống tồn tại ở đây và bây giờ. Đó là cách nó hoạt động. Chúng ta phải nhận ra điều đó. Thí dụ, lúa không thể sống một mình trên đồng lúa. Và tương tự như vậy con người không thể tồn tại đơn lẽ trên Địa Cầu. Do vậy, nhiều sự sống, nhiều thực động vật tồn tại trên đồng lúa theo mùa. Tốt nhất chúng ta để thiên nhiên chăm sóc mọi sự. Và không lý tưởng nếu thứ gì đó bị mất đi vì lợi ích của con người bởi vì họ là một. Nhưng họ là cá nhân và khác biệt cùng một lúc. Hiểu được điều này rất quang trọng.
Nhân tiện chúng ta xem cỏ là kẻ thù, bởi vì chúng ta thấy lúa quý bị cỏ lấn át dưới chân chúng ta. Lúa chắc chắn bị cỏ che lấp. Cỏ phát triển nhanh hơn và khỏe hơn lúa gạo. Khi chúng ta so sánh một cây lúa với một cây cỏ, cỏ khẻo hơn, bởi vì cỏ mùa hè. Một số cỏ mọc từng đám và chiếm chỗ để phát triển. Nếu trường hợp như vậy lúa gạo chắc chắn bị che mất. Nói chung giữa các cây. Cây sẽ bị cỏ che lấp khi cây còn bé. Trong trường hợp như vậy nông dân sẽ chăm sóc tốt cây mạ non. Giống như là cha mẹ chăm sóc tốt cho con thơ. Tương tự nông dân sẽ giúp đỡ cây con tới một mức độ nhất định cho đến khi cây có thể phát triển độc lập. Nông dân sẽ nhổ cỏ từ dưới cây mạ nhưng chỉ khi cỏ mọc ở khu vực đó. Qúy vị không nên nhổ tất cả cỏ trên đồng lúa. Nhổ cỏ chỉ khu vực đó sẽ bảo vệ cây mạ và giúp đỡ cây để cây không bị cỏ che lấp. Giai đoạn gieo mạ tương tự giai đoạn trẻ thơ của con người. Cho nên cây mạ sẽ được trồng lúc cây non, nhưng chúng ta trồng cây mạ ở đồng lúa. Và mất khoảng một tháng cho cây mạ trổ đông. Nếu cỏ mùa hè mọc ở giai đoạn này, cây lúa sẽ bị che lấp. Khi đó, nông dân sẽ cắt cỏ và trải trên đồng lúa với cỏ đã cắt. Sau đó cây lúa sẽ phát triển nhanh thành cây lúa đồng sau một tháng. Tuổi thọ của cây lúa là nữa năm, vì vậy cây phát triển rất nhanh. Cây nhanh chóng mọc lên thân cây. Thậm chí sau khi cây đã lớn có nhiều cỏ ở dưới. Rất nhiều cỏ ở dưới. Nhiều cỏ cho phép nhiều con trùng nhỏ sinh sống. Khi nhiều côn trùng nhỏ sinh sống ở đó, họ sẽ. Do đó, họ sẽ khiến cây phát triển mạnh. Đây là chu kỳ sống.
Chung ta suy nghĩ cỏ có thể hấp thụ những dưỡng chất cho cây lúa và do vậy thu hoạch thóc lúa có thể ít hơn. Tuy nhiên, không đúng trong thế giới thiên nhiên. Khi lúa phát triển và nhiều cỏ phát triển ở khu vực lúa, đất trở nên màu mở. Chúng ta có thể thấy điều này khi nhìn mọi vật từ phạm vi rộng hơn. Mọi sinh vật hít thở và thu thập những gì cần thiết từ không khí tạo nên cơ thể. Lúa cũng nuôi dưỡng cơ thể. Và dĩ nhiên cỏ cũng nuôi dưỡng cơ thể. Và cỏ B cũng nuôi dưỡng cơ thể cho đời sống của cỏ. Mọi thực vật quang hợp sử dụng năng lượng mặt trời. Cây phát triển và để sự sống biến thành thực vật mới sau nữa năm, nhờ đó đất trở nên màu mỡ, Đây là cách thiên nhiên vận hành. Trên ruộng đồng bỏ hoang, những sinh vật đã từng sống chất đồng và mỗi nữa năm, tạo thành nhiều tầng sinh vật chết. Tương tự với các khu rừng núi thiên nhiên. Nhiều tầng sinh vật chết trở thành nền tảng nuôi dưỡng sinh vật của thế hệ kế tiếp. Nhưng một khi chúng ta canh tát đất, điều này sẽ không còn. Nếu chúng ta không canh tác và để nó tự nhiên, đắt trồng trở nên ngày càng màu mỡ năm nay qua năm khác, và trở thành căn bản nuôi dưỡng sự sống của thế hệ tương lai.
Nói chung, sản lượng cây trồng thu hoạch theo phương pháp canh tác tự nhiên không nhiều hơn cũng không ít hơn. Nhân đây, "tấn" là đơn vị được sử dụng để tính sản lượng gạo. Khi tôi sư dụng phân bón hóa học, tôi thu sản lượng khoảng 60 kg gạo nguyên cám trên một tấn nghĩa là 600 kg hay 10 bao gạo nhiều nhất và khoảng 8 bao gạo ít nhất. Do đó tôi thu được khoảng 600 kg đến 500 kg một năm. Khi chúng ta áp dụng phương pháp canh tác tự nhiên, sản lượng sẽ ít hơn khoảng 20% hay gần như ngang bằng, theo ướng tính của tôi. Nếu không chăm sóc cây trồng, chúng ta có thể thu được ít hơn vậy.
Đây là cánh đồng lúa chúng tôi không cày cấy trong 30 năm qua. Ở đây chúng tôi không dùng phân bón hay hóa chất nông nghiệp và chúng tôi đã trồng chủ yếu là cây lúa, với yến mạch và lúa mì làm vụ mùa thứ yếu, mọi thứ càng tự nhiên càng tốt. Cỏ mùa đông, nhất là cỏ đồng, đang mọc xanh tốt. Không có vụ mùa đông trồng, nhưng bên dưới, đất rất màu mỡ và phì nhiêu, đang trở thành môi trường tốt cho việc trồng cây. Tôi muốn cô quan sát phần đất chúng tôi không cày cấy trong 30 năm trông như thế nào. Cô có thể dễ dàng vào đây. Không có gì mọc ở đây cả, nhưng xin cô để ý bước đi bởi vì nhiều chỗ có lỗ hổng. Đây là rơm từ cây lúa chúng tôi trồng năm ngoái. Cô thấy, bên dưới cổ mùa hè, sinh vật phân hủy chất hữu cơ thường sống ở đây đã tích tụ lại mỗi nữa năm một lần. Tầng lớp càng thấp thì càng màu mỡ.

- Anh đã gieo gì trên luốn đất?

Tôi đang chăm sóc luống đất trồng lúa. Với trường hợp lúa gạo, chúng tôi nuôi hạt giống trên luốn đất gieo hạt 1/3 trong 6 tháng, rồi chúng tôi trồng lại khi cây giống còn non. Chúng tôi nhổ sạch cỏ dại và chuẩn bị luống đất trồng để chỉ có hạt giống lúa mọc ở đó. Do đó, sức mạnh của đất trở nêm suy yếu. Chúng tôi không hề làm việc này khi gieo hạt lúa trên cánh đồng đầy cỏ. Khi chúng tôi đào những cây khác lên và lấy những hạt cỏ dại khác từ luống đất, sẽ tạo ra những lỗ trũng trên luống đất trồng. Vì sức mạnh của đất trở nên suy yếu, chúng tôi lấp lại hố đất đó đó bằng cám gạo thu hoạch năm trước. Chúng tôi rắc và lấp đầy hố bằng vỏ trấu hoặc lấp đầy bằng bột hạt cải dầu hoặc cám lúa mì mọc trên cánh đồng. Cám lúa mì được gọi là "fusuma." Hoặc chúng tôi rắc vỏ trấu của nhiều loại hạt. Khi những thứ này mục nát, nó nuôi dưỡng lúa phát triển mạnh mẽ. Một số cây trồng cần nhiều thứ này, một số khác không cần nhiều, và sự khác biệt tùy thuộc vào cây trồng. Chúng tôi đào rãnh cách nhau bốn mét, và để nước chảy xuống khi trồng lúa mì, bởi vì lúa mì không thích có nước gần đó. Khi trồng lúa, chúng tôi đóng cống vào và nước được giữ lại. Cây lúa thích ẩm ướt. Đặc tính của lúa đối lập với nhau. Cho nên, để tạo hai việc trái ngược trên cánh đồng lúa, trước tiên chúng tôi đào rãnh chuẩn bị luống đất và trồng cây giống, trồng ở đây trên cánh đồng lúa, tiếp tục gieo hạt và thu hoạch liên tiếp. Đặc tính của cánh đồng lúa là như vậy. Trên cánh đồng này cây lúa đang ở giữa giai đoạn cây giống non và nó đang phát triển như vậy. Chúng tôi để cho cây giống phát triển ở đây được 1/3 giai đoạn, hoặc khoảng 2 tháng. Rồi chúng tôi trồng cây giống trên cánh đồng này. Những cây cỏ này đã già và đang sắp chết. Nhưng chúng vẫn còn sống. Cây mạ giống được trồng ngay ngắn ở đó từng cây một.

- Ở Nhật, lúa gạo được trồng ở cánh đồng ngập nước thu hoạc 6 tháng 1 lần. Theo kinh nghiệm, ông Kawaguchi đã phát hiện rằng cây lúa thật ra trong giai đoạn phát triển cây lúa cần ít nước hơn nhiều so với quan niệm của đa số nông gia.

Dĩ nhiên cần có sự ẩm ướt. Cho nên 2 tháng đầu trong 6 tháng, không có nước, và chỉ 3 tháng trong 4 tháng theo sau cây lúa ngập nước. Vì vậy 1 tháng trong giai đoạn cuối, cây lúa không cần nhiều nước.

-Tất cả chúng ta thừa nhận khi trồng rau, mỗi chúng ta cần cung cấp rất nhiều nước cho cây. Tuy nhiên theo ông Kawaguchi, đây trường hợp này không như vậy. Nếu có cỏ trên cánh đồng, có đủ độ ẩm được giữ lại cho rau cải phát triển.

Một khi chúng ta bắt đầu tưới cây, rau sẽ không phát triển tốt nếu thiếu nước. Tuy nhiên, đất sẽ không khô, bởi vì có cỏ ở dưới. Và vì chúng ta không xới, đất sẽ không bị khô. Cỏ khô hoặc sinh vật có lần tích tụ ở dưới, nên đất sẽ không khô. Vì vậy, chúng ta không cần phải tưới nước ngay cả sau khi gieo hạt, bởi vì sẽ có lượng mưa vừa đủ và đất dù sao sẽ được ẩm ước. Cho nên việc tưới nước không phải là điều chủ yếu. Tuy nhiên, khi chúng ta gieo hạt muộn hơn thông thường và muốn cho hạt nẩy mầm sớm hơn, hoạc khi thời tiết nắng nóng kéo dài trong nhiều ngày, chúng ta sẽ tưới nước chỉ một lần, hoặc trước khi trồng lại cây giống, chúng ta sẽ tưới đủ nước. Chúng ta tưới nước tùy theo thời tiết và theo độ khô của đất. Nhưng trên cơ bản, không cần tưới nước. Như vậy tốt hơn nhiều.
Ở đây chúng ta trộn các loại. Tùy thuộc vào sự quan hệ giữa cây cỏ với mưa, ánh nắng, nhiệt độ..v..v. một số cây thích hợp với nơi này còn cây khác thì không. Đây là hoa cúc và hành lá và đây là cà chua. Sato xanh hay cải thảo thì ở đây. Đây là củ cải. Đây là cà rốt. Nhiều loại rau cải được trồng lẫn với nhau. Chúng tôi gọi là "konshoku." Khi chúng ta trồng nhiều loại cây lẫn lộn với nhau như vậy, đất bên dưới sẽ khiến cho cây phát triển mạnh mẽ nhờ tình trạng của đất và nhờ cây cỏ mọc ở đó. Sự tổn thất từ lúc trồng trọt liên tục có thể không còn nữa. Vì vậy chúng tôi trồng nhiều loại cây cùng 1 lúc. Trong thời gian ngắn, có thể trồng nhiều loại cây tùy vào khí hậu mà không cần lo lắng nhiều.

đây là video của cuộc phổng vấn và các video khác có ông hướng dẫn...
http://www.youtube.com/watch?v=ayO2b2lh8-E...D8A&index=8
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Oct 6 2014, 07:51 AM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,233
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=5342


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 25th May 2024 - 05:41 AM