IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

3 Trang V  < 1 2 3  
Reply to this topicStart new topic
> Bài tập khí công cực kỳ đơn giản nhưng dễ tập, hiệu quả cao
thucduong1911
bài Sep 4 2012, 09:40 AM
Bài viết #21


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 35
Gia nhập vào: 12-December 11
Thành viên thứ.: 93,894



Hình như bạn và cả cô Dieu Minh có vẻ có nhiều tư tưởng môn phái. Xin lỗi nếu tôi hiểu sai. Có vẻ bạn cho rằng tôi là người theo Yoga, đánh giá cao Yoga và đánh giá thấp Thực dưỡng. Xin nói thật là tôi không theo Yoga cũng không theo Thực dưỡng. Tôi áp dụng PP thực dưỡng đơn giản thôi, uống nước gạo lức rang thay nước lã, ăn cơm gạo lức muối mè. Như vậy tôi là người Thực dưỡng? Tôi không nghĩ vậy.

Quan điểm tôi là Đạo, hay Chân lý, hay Chân Như, hay gì gì đó nhiều cách gọi của nhiều tôn giáo chỉ là một, tùy theo người sáng lập ra tôn giáo ngộ đạo mà cách diễn giải khác nhau. Tôi hoàn toàn không có tư tưởng bè phái. Đúng trên lập trường trung lập thì tôi cho rằng Yoga cao hơn Thực dưỡng. Cao hơn chỗ nào thì còn tùy vào cách nhìn nhận của mỗi người.

Cách nghĩ của tôi rất đơn giản. Bạn bỏ ra bao nhiêu công sức thì bạn thu vào bấy nhiêu thành quả. Nếu bạn ăn theo PP số 6 thì bạn sẽ được lợi của PP số 6. Nếu bạn ăn theo PP số 7 thì bạn sẽ được lợi ích của PP số 7. Tôi nói vậy có đúng không. Và ở đây có ai cho rẳng người Yogi bỏ ra công sức ít hơn người ăn PP số 7. Tất nhiên lợi ích họ đạt được cao hơn? Đó chỉ là cách ví dụ không chính xác xin đừng vin vào mà bắt bẻ.

Để trả lời câu hỏi của bạn về cái gọi là PP bí truyền, điều kiện đặc biệt? Chẳng có gì bí truyền và đặc biệt cả. Tất cả là những gì tầm thường ai cũng biết nhưng không ai bỏ sức làm. Đó là Yama và Niyama, đó là Giới trong Giới Định Tuệ, đó Mười điều răn của Chúa, đó là Đạo đức mà ta được dạy.

Tôi không phải Yogi, tôi không giữ được giới, tôi xấu xa và đầy khuyết điểm, nhưng tôi tôn trọng và nếu có thể tôi thành kính quì bái trước những người Yogi. Vì họ giữ Giới. Theo tôi giữ Giới là căn bản của mọi tôn giáo, mọi cách tu. Thực dưỡng mà các bạn coi như thần thánh là gì vậy, chỉ là giữ giới thôi, là giữ giới ăn uống theo âm dương.

Giới như cái nền nhà, nhưng cái nền thôi thì chưa thành cái nhà. Yoga có 2 bậc đầu có thể coi là giới và 6 bậc tiếp theo để tu hành. Thực dưỡng thì chỉ có giới, mà cái giới của Thực dưỡng cũng chưa hoàn chỉnh.

Xin nói thêm vài lời để các bạn có tư tưởng bè phái lại cho rằng theo PR cho Yoga. Sao tôi toàn nói về Yoga vậy, là vì tôi nghiên cứu nhiều về môn này, nên tôi nói, cón nếu tôi lấy đạo Hồi ra nói thì tôi có biết gì về kinh Coran đâu mà nói.

Quan điểm của tôi thì cái tạm gọi là cao thấp là thế này:


Chân lý - Chân như - Đạo - Thượng đế - Cái duy nhất - Cái có sẵn
l
l
Tôn giáo - Phật - Đạo - Yoga - Thiên chúa - Do các bậc ngộ đạo truyền dạy
l
l
Pháp môn - Thiền - Hatha - Raja - Tịnh độ - Nhánh nhỏ của tôn giáo
l
l
Bài tập cụ thể - Asana - Pranayama - Đạo dẫn - Giới điều - Thực dưỡng - Một phần nhỏ của Pháp môn



Tôn giáo là một tổ hợp các Pháp môn, các Pháp môn là tổ hợp các bài tập. Thực dưỡng là một bài tập. Hết.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
marhaba
bài Sep 5 2012, 07:05 AM
Bài viết #22


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 532
Gia nhập vào: 13-August 09
Thành viên thứ.: 4,316



Vì bạn nói rằng "Yoga thì không thể áp dụng trong điều kiện bình thường" nên marhaba mới thắc mắc là điều kiện gì để áp dụng yoga?

Nếu bạn nói rằng đó là "Tất cả là những gì tầm thường ai cũng biết nhưng không ai bỏ sức làm. Đó là Yama và Niyama, đó là Giới trong Giới Định Tuệ, đó Mười điều răn của Chúa, đó là Đạo đức mà ta được dạy." thì marhaba đã nói là khi ăn theo TD thì cũng tự nhiên sẽ có các điều đó. Và marhaba thấy rằng ăn theo TD thì dễ đạt điều đó hơn là người tập yoga mà ăn tùm lum, đó là 1 trong những lý do cản trở họ không làm Yama và Niyama được, chứ không phải "Tất cả là những gì tầm thường ai cũng biết nhưng không ai bỏ sức làm"

nhưng tôi tôn trọng và nếu có thể tôi thành kính quì bái trước những người Yogi. Vì họ giữ Giới. Theo tôi giữ Giới là căn bản của mọi tôn giáo, mọi cách tu. Thực dưỡng mà các bạn coi như thần thánh là gì vậy, chỉ là giữ giới thôi, là giữ giới ăn uống theo âm dương.

Ăn theo TD thì chả có gì là thần thánh, nhưng không có nó thì người tu rất khó bước lên bậc cao hơn vì họ rất dễ phá giới. Như vậy TD rất quan trọng đối với người tu. Người không học cấp tiểu học mà đòi nhảy lên đại học thì hơi bị khó!

Marhaba chưa có nghiên cứu TD hay yoga gì sâu sa, nên chỉ thấy được các điều trên thôi và thấy rằng TD, yoga hay đạo Phật đều có thể kết hợp với nhau, không có cái gì hơn cái gì mà tùy theo hoàn cảnh thôi.
Nếu bạn cho rằng yoga hơn TD thì chẳng sao (nhưng xin đừng "phát biểu hùng hồn" quá những điều mà mình chưa làm được kiểu như "Một người tập Yoga tức là một Yogi hay Yogini chân chính thực hành Yama và Niyama thì tuyệt đối cao hơn PP Ohsawa"), thì cũng có người khác (như bác Trung chẳng hạn) coi TD hơn yoga hay đạo Phật. Bạn coi TD chỉ là phương tiện để giúp giữ giới để tiến cao hơn trong lĩnh vực yoga cũng tốt thôi, còn như bác Trung thì chỉ chú trọng thực hành TD duy nhất để tiến cao hơn. Mỗi người có 1 chỗ đứng khác nhau thì nhìn vấn đề ở góc cạnh khác nhau và chọn con đường tu khác nhau vậy thôi.

Và marhaba thấy rằng cái gì cao siêu quá mà mình không có khả năng với tới thì cũng bằng 0. Một người đang đói nhăn răng mà GS Ngô Bảo Châu có tới dạy toán cho thì cũng không coi trọng bằng người cho mình 1 chén cơm!

PS: Ngoài ra, nếu marhaba nhớ không lầm thì theo ông Ohsawa thì TD cũng là "đạo", chứ không chỉ giới hạn ở chỗ ăn uống âm dương cho hết bệnh.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
thucduong1911
bài Sep 5 2012, 10:02 AM
Bài viết #23


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 35
Gia nhập vào: 12-December 11
Thành viên thứ.: 93,894



Nếu bạn nói rằng đó là "Tất cả là những gì tầm thường ai cũng biết nhưng không ai bỏ sức làm. Đó là Yama và Niyama, đó là Giới trong Giới Định Tuệ, đó Mười điều răn của Chúa, đó là Đạo đức mà ta được dạy." thì marhaba đã nói là khi ăn theo TD thì cũng tự nhiên sẽ có các điều đó. Và marhaba thấy rằng ăn theo TD thì dễ đạt điều đó hơn là người tập yoga mà ăn tùm lum, đó là 1 trong những lý do cản trở họ không làm Yama và Niyama được, chứ không phải "Tất cả là những gì tầm thường ai cũng biết nhưng không ai bỏ sức làm"

Mình xin nói lại là trong Yama và Niyama đã có bao hàm cả TD bên trong, tức là người thực hành Yama và Niyama sẽ giữ giới TD + nhiều giới khác.

Người đã làm được Yama và Niyama thì đã có giữ giới TD. Nhưng người TD chưa và có thể sẽ không bao giờ giữ giới khác, đa số là vậy.

Ăn theo TD thì chả có gì là thần thánh, nhưng không có nó thì người tu rất khó bước lên bậc cao hơn vì họ rất dễ phá giới. Như vậy TD rất quan trọng đối với người tu. Người không học cấp tiểu học mà đòi nhảy lên đại học thì hơi bị khó!

Vâng nếu cho TD là bậc tiểu học thì sau khi học xong tiểu học ta cần học tiếp trung học. Tức là ngoài TD ta cần áp dụng thêm các pháp khác. Tôi không đồng ý với quan điểm TD thôi là đủ không cần gì khác. TD là điều kiện cần nhưng không phải điều kiện đủ.

Đức Phật hoàn hảo đến độ Ma Vương đi theo 7 năm không bắt được một lỗi. Mà khi ngài truyền đạo còn phải dùng tới 37 phép trợ đạo để giáo hóa. Thì ông Ohsawa tài năng đến bậc nào mà chỉ 1 phép TD bao quát cả vũ trụ vậy.

Ngoài ra, nếu marhaba nhớ không lầm thì theo ông Ohsawa thì TD cũng là "đạo", chứ không chỉ giới hạn ở chỗ ăn uống âm dương cho hết bệnh.

Cái gọi là đạo cũng không quá quan trọng, không phải ông Ohsawa gọi là đạo thì nó là đạo. Đạo kiểu này nhiều lắm, Hiệp khí đạo, Nhu đạo, Kiếm đạo, Trà đạo, Không thủ đạo... Bạn cũng chú ý dân Nhật đặc biệt thích từ đạo cái gì họ cũng cho từ đạo vô được cả. Xin lỗi nhưng đáng buồn là vậy.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
ledai
bài Nov 7 2012, 11:36 PM
Bài viết #24


Member
**

Nhóm: Members
Bài viết: 11
Gia nhập vào: 22-January 10
Thành viên thứ.: 7,880



các bạn không để ý là một khi cái đầu nó sáng thì tự dưng mọi chuyện được giải quyết à , một khi dòng năng lượng trong cơ thể trở nên trong sạch rung động hài hòa thì tự dưng nó sẽ bắt được tần số với các tầng năng lượng cao cấp tương ứng đó là lý do Osawa tiên sinh không chỉ bảo dài dòng mà chỉ "buộc" tuân thủ cái cơ bản nhất ĂN .đâu phải tiên sinh không biết Yoga hay các tôn giáo mà thời đại ngày nay nói chuyện cao siêu với những cái đầu mít đặc thì như nước đổ lá môn -"phải làm cho họ khỏe mạnh trước đã "-cái này tiên sinh đã nói rất rõ trong các bài giảng của người . Một điều rất rõ ràng là người ăn theo thực dưỡng một thời gian tự dưng muốn học hỏi theo các phương pháp Yoga,khí công,thiền.. hoặc trở nên "ngoan đạo" hơn nếu như đã có đạo từ trước vậy tại sao phải phân biệt môn phái này hay môn phái nọ. ăn là một tư thế đi đứng nằm ngồi nói chuyện đều là tư thế các Asanan là tư thế -ngồi thiền , cầu nguyện cũng là 1 tư thế -cơ thể chúng ta là dòng năng lượng thay đổi chuyển biến từ tư thế này sang tư thế khác do chịu tác động của các dòng năng lượng vũ trụ nếu nương theo đúng thì luôn hài hòa xuyên suốt ngược lại thì đương nhiên sẽ có vấn đề -lồi thì bạt cho phẳng ,lõm thì đấp cho bằng ,khúc khủy thì uốn cho ngay ,lung tung thì vừa đe vừa đập vừa uốn vừa nắn , vậy bạn đang ở tình trạng nào cần phải điều chỉnh bao nhiêu thì có sẵn đây thực dưỡng Yoga khí công.....hay mỗi thứ một chút . Nói thì nhiều nhưng tựu chung là có cần phải phân biệt phương pháp này pp kia tôn giáo này tôn giáo kia không hay quan trọng là mình thiếu bao nhiêu , ô nhiễm bao nhiêu mà liệu cơm gắp mắm đây. Cứ tự mình nhào vô mà trải nghiệm tất rồi mới biết cái nào khớp với mình chứ!
Go to the top of the page
 
+Quote Post

3 Trang V  < 1 2 3
Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th April 2024 - 12:55 AM