IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

2 Trang V   1 2 >  
Reply to this topicStart new topic
> 4 thánh đế vận hành trong đời sống của tôi..., "cuộc đời là một hành trình tâm linh"
Daniel
bài May 29 2010, 03:56 PM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 34
Gia nhập vào: 9-September 09
Thành viên thứ.: 4,785



Bài pháp đầu tiên mà đức Phật giảng là bài kinh Chuyển Pháp Luân giảng về 4 sự thật cao cả;bài kinh làm rung động mười ngàn thế giới.

Nó cũng làm rung động cả cuộc đời tôi;không nhiều thì ít.Nó làm bật cả mớ hệ thống thế giới quan cũ của tôi về tất cả: khoa học;nhân sinh;tình cảm;kinh tế;xã hội... và dẫn tôi đến thế giới quan của Pháp(dhamma)

Hóa ra điều thâm sâu nhất chính là điều được nói đầu tiên.Tôi cảm nhận rằng toàn bộ tinh hoa Phật giáo nằm trong hai bài kinh là kinh Chuyển Pháp Luân và kinh Đại niệm xứ.

Kinh chuyển pháp luân mới nghe thì xem chừng có vẻ dễ hiểu nhưng chẳng dễ hiểu chút nào;đến giờ tôi vẫn chưa hiểu;vẫn hoài nghi;vẫn học hỏi qua từng giờ từng ngày học hỏi lý thuyết và qua khảo sát bốn chỗ thân;thọ;tâm và pháp.

Vị trí nó thuyết giảng đầu tiên của nó làm cho tôi có cảm giác sự việc diễn ra thế này: Đức Phật lúc đầu giảng chỉ thẳng thực tại;4 thánh đế nó gần chúng ta đến mức;nó xuất hiện ngay tại đây và ngay bây giờ! Lúc đó làm gì đã có những cái gọi là "16 tuệ minh sát" hay là chú giải;hậu chú giải;vi diệu pháp hay tam tạng kinh điển.

Giống như một người thầy giảng cho học sinh; lúc đầu chỉ thẳng: nó là thế này;nó đang hiện hữu ngay ở đây này;và ngay bây giờ.Sau đó người nào đã hiểu thì thôi;người nào không hiểu thì thầy tiếp tục giảng bằng những bài giảng khác;nhằm mục đích để hiểu cái ý bài giảng đầu đã không được học trò hiểu thấu đáo-cốt lõi của nó nằm trong bài giảng đầu-một cách trực tiếp.

Ngược lại với những người như ngài Sariputta;hay ngài Kondanna chứng ngộ ngay qua một câu thơ hay một bài pháp;tôi và hầu hết mọi người bây giờ đều may lắm mới được xếp vào hạng "văn cú tối vi" hay "ứng dẫn". Nên trong quá trình tu học gặp nhiều vấp váp là đương nhiên. Càng ngày tôi càng nhận ra ý nghĩa của những vấp váp của mình;những xung đột xung quanh;những bất mãn của mình với hoàn cảnh và mọi người... nó chính là chất liệu sống hiện tiền của quá trình thấu hiểu tứ đế.

Nếu bạn thích-nếu chúng ta có duyên;thì tôi sẽ kể cho bạn nghe những bất mãn;những xung đột;những vấp ngã;những băn khoăn.... của chính tôi đó trong cuộc sống thực tế và cũng chính là quá trình tu tập của tôi dưới đây - xin hãy lắng nghe!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Daniel
bài May 29 2010, 04:36 PM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 34
Gia nhập vào: 9-September 09
Thành viên thứ.: 4,785



Thổ lộ với bạn; nhiều lần khi đọc bài kinh Chuyển Pháp Luân về Tập Đế: "chính ái này đưa đến tái sinh;câu hữu với hỷ và tham;tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia tức là dục ái;hữu ái và phi hữu ái" tôi phát sinh rất nhiều thắc mắc và ...bất mãn. Đại loại như là "chữ hỷ thứ nhất với chữ hỷ thứ hai có giống nhau ko?"; tại sao lại không nói "vô minh" là tập đế mà lại nói 3 loại ái trong khi vô minh có vẻ là nguyên nhân sâu xa hơn? Tại sao không nói đơn giản là vô minh là nguyên nhân của khổ?Tại sao ái lại câu hữu với hỷ và tham;chẳng lẽ ái ko câu hữu với sân đc?Ái và tham nếu là giống nhau thì tại sao phải lặp lại?....

Thậm chí trước khi đến với kinh Phật;tôi chỉ nghe loáng thoáng là "tham sân si" gây nên khổ;cái cụm từ "tham sân si" đã trở nên phổ biến;cửa miệng đến mức cả người Phật tử lẫn người phi Phật tử đều có thể nghe qua và nói. Ớ lại thêm một cách định nghĩa tập đế nữa chăng? Thế sao không nói thế luôn cho nó phổ biến nhỉ?

Tôi thử tìm đến các bài giảng của các quý thầy về Tứ Diệu Đế;và nói thật-tôi thất vọng là phần nhiều.Chẳng hạn khi giảng về nguyên nhân của khổ: vị thầy đó không nói ý hiểu của chính mình;chứng nghiệm của chính mình;mà lại còn nói một cách sách vở rằng nguyên nhân của Khổ là "tham;sân;si;mạn;nghi". Tôi bỗng thấy ...tức giận trong lòng;thầm nghĩ một cách bất kính: "sao thầy không kể ra 10 phiền não hay 10 kiết sử ra luôn để minh họa khổ tập cho nó đẹp-nếu như thầy muốn nói như một con vẹt như vậy?"

Những thắc mắc đó;về sau tôi mới nhận ra rằng;có quan sát bốn chỗ thân thọ tâm pháp thì mới thực sự biết cái gì là nguyên nhân sinh khổ ngay lúc đó(khổ tập);chứ không phải nguyên nhân của khổ nằm trong các từ ngữ kia.Những cách phân loại như là kiết sử;lậu hoặc;phiền não;tham sân si... chỉ là những cách tập yếu hay phân tích ;những cách nhìn khác nhau về tập đế;được lý thuyết hóa lên cho phong phú thôi.Nếu mình có chánh niệm;mình lập tức nhận thấy khổ và nhân sanh khổ cùng sự sinh diệt của nó luôn.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài May 29 2010, 09:39 PM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,981
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Sadhu! sadhu! sadhu!


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Daniel
bài May 30 2010, 10:07 PM
Bài viết #4


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 34
Gia nhập vào: 9-September 09
Thành viên thứ.: 4,785



Hữu ái và phi hữu ái?

Cách đây không lâu;có một vị sư ở Vũng Tàu ra Hà Nội;tôi có dịp đảnh lễ và nói chuyện với sư.Vẻ hiền từ và điềm tĩnh;dễ gần và giản dị của sư làm tôi rất ấn tượng. Sau khi chào hỏi nhau vài câu chung chung;tôi có nói là tôi cũng có chí nguyện xuất gia (phải nói rằng gần đây tôi mới phát hiện ra rằng tôi có cảm giác "tự hào" và hoan hỷ khi khoe với người khác rằng trong tương lai không xa;tôi sẽ xuất gia-nhưng giờ cái niềm hoan hỷ ấy đã lắng bớt đi)

Sư mới hỏi là: "do nghĩ gì thấy gì mà chú ại có ý định như vậy?"

Tôi trả lời: "Con muốn đoạn trừ hoàn toàn tham sân si"

Sư nói: "Có thể nói sâu hơn một tí nữa đi"

-Vâng;là con muốn đoạn tận hoàn toàn khổ

Và nhân đó;sư giảng luôn về tứ diệu đế;về bát chánh đạo.Sư có viết một cuốn sách về bát chánh đạo thì phải;và trong khi giảng Sư lấy cuốn tài liệu đó ra;chỉ cho tôi những sơ đồ vẽ ra "cơ cấu" của bát chánh đạo;bát tà đạo và những hoạt động phức tạp của lục căn khi tương giao với lục trần...

Thực ra mà nói;tôi thường mệt với những bài giảng dài;tôi thường thích hỏi những câu mà chính mình đang băn khoăn;hoài nghi;còn những phần râu ria của bài giảng-tôi ko hứng thú lắm.


Đến một chỗ khi sư giảng đến hữu ái và phi hữu ái;tôi hỏi sư rằng thưa sư có phải hữu ái là sắc ái;còn phi hữu ái là vô sắc ái không ạ? Sư bảo ko phải. Sư giải thích phi hữu ái bao gồm từ dạng của những người tuyệt vọng muốn tự tử cho đến cái mong muốn tịch lặng hoàn toàn tham sân si;và ái "hủy diệt" này chỉ được mát dịu khi người ta chứng đắc quả A-la-hán-Sư nói vậy.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Daniel
bài May 30 2010, 10:42 PM
Bài viết #5


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 34
Gia nhập vào: 9-September 09
Thành viên thứ.: 4,785



Trước đây tôi rất không hài lòng(một loại tâm sân) vì sự giải thích dễ giãi 4 chân lý cao cả mà đức Phật đã vì lòng từ bi mà vận chuyển bánh xe pháp vĩ đại;họ giảng dạy bốn chân lý như giảng một bài học vỡ lòng về Phật giáo;mà đáng lý ra phải rất dè dặt khi giảng về nó;giảng sai nghĩa là đang xô bánh xe pháp đi lệch đường chứ không phải hỗ trợ vận chuyển pháp luân?

Kể cả truyền thống chú giải(atthakatha) cũng thế;khá dễ dãi khi chú thích kinh chuyển pháp luân.


Có vị giáo thọ sư thì chú thích :hữu ái là tham ái vào cõi sắc;phi hữu ái là tham ái vào cõi vô sắc (và hiển nhiên dục ái là tham ái ngũ dục hay vào cõi dục giới)

Có vị giáo thọ sư thì giải thích: dục ái là tham ái vào ngũ dục thuần túy(không có tà kiến đi kèm);hữu ái là tham ái vào 6 trần đi kèm thường kiến;phi hữu ái là tham ái 6 trần đi kèm đoạn kiến.

Có vị khác giải thích: dục ái là tham ái ngũ dục ;hữu ái là tham ái cõi thiền hữu sắc (do thường kiến);phi hữu ái là tham ái cõi thiền vô sắc (do đoạn kiến)


Sau đó có vị giáo thọ sư bác lại: nếu hữu ái và phi hữu ái chỉ là các ái đi kèm thường kiến hoặc đoạn kiến;thì các ái này vị Nhập Lưu cũng đã đoạn trừ(vì đã đoạn trừ mọi kiến lậu);và đến quả vị Bất Lai thì đoạn trừ nốt Dục ái;như vậy ba loại ái đã bị đoạn trừ trong vị Bất Lai;đoạn tận tập đế tức là hết khổ vì phiền não còn gì;nhưng thực tế thì vị bất lai vẫn còn khổ tâm vi tế vì 5 loại thượng phần kiết sử.Do vậy giả thiết trên là ko đúng.



Đó;cứ y cứ vào sách;kinh điển;các chú giải cổ xưa tôi thấy rất mệt;không thấy chân lý đâu;chỉ thấy các ý kiến thôi...(và con đường duy nhất để dập tắt mọi vấn đề là bốn niệm xứ)
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Daniel
bài Jun 2 2010, 01:42 PM
Bài viết #6


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 34
Gia nhập vào: 9-September 09
Thành viên thứ.: 4,785



Với tôi câu chuyện về "tập đế" trên còn nhiều thú vị lắm;xin kể tiếp nha!

Chính bởi vì tôi hay hỏi như thế;nên khi hỏi nhiều người tỏ ra không đồng tình với thái độ ...hay hỏi linh tinh của tôi.Tôi thấy cũng tội nghiệp tôi ghê;tôi chỉ nghe đức Phật nói rằng có nói chuyện thì hãy nói chuyện về Khổ;Khổ Tập;Khổ Diệt;Khổ Diệt Đạo...đừng nói những chuyện vô ích;không liên hệ đến mục đích;không phải là căn bản Phạm hạnh;không đưa đến yểm ly;thắng trí;giác ngộ... mà tôi lại còn không hiểu nữa thì tôi hỏi về 4 thánh đế thì có gì đâu nhỉ.

Cái chữ "tôi không biết" đôi khi người ta ngại nói ra?Hoặc sao không nói "theo ý hiểu của tôi thì";có mất gì đâu;ý kiến chỉ là ý kiến;chân lý là chân lý;đâu có sợ vọng ngữ khi nói ý kiến thực của mình?Nói sai là một chuyện;không chân thật lại là chuyện khác...

Một lần tôi mới hỏi một vị thầy;cũng nổi tiếng; đại ý câu hỏi là "phi hữu ái là gì và nó được diệt tận bởi hạng người nào;lúc nào?" nhận được câu trả lời như sau: "Phi hữu ái chính là tâm sân;tâm sân chỉ đoạn diệt khi chứng quả A na hàm.Con nên đặt câu hỏi thực hơn một tí.Những kiến thức này chỉ giúp con tăng trưởng lý thuyết về kinh điển thôi..."

Lạ nhỉ...kinh điển nói tâm sân là phi hữu ái ở chỗ nào?Thầy cũng không nói là "theo ý thầy" mà thầy khẳng định luôn như ...đúng rồi ấy.Căng nhỉ?Nếu thầy đúng rồi thì vị sư ở Vũng Tàu kia sai;vì sư nói là phi hữu ái chỉ đoạn diệt hoàn toàn ở vị A la hán. Như vậy là có ít nhất một người sai nhỉ.

Thật thú vị khi quan sát các màng lưới ý kiến sinh sinh diệt diệt!Người thích dựa dẫm thì thấy hoảng vì ko biết đâu mà lần;nhưng nếu quan sát sự sinh diệt thì có khác gì thư giãn ngắm những ngọn đèn nhấp nháy ban đêm đường Hà Nội?



Go to the top of the page
 
+Quote Post
Daniel
bài Jun 3 2010, 07:46 AM
Bài viết #7


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 34
Gia nhập vào: 9-September 09
Thành viên thứ.: 4,785



Ai bắt mình phải tin điều gì?

Trong tương ưng bộ có chép lại :Thế Tôn có nói rằng một người chứng quả Dự Lưu thì thành tựu lòng tin tuyệt đối vào Phật Pháp Tăng.Bạn có tin điều đó không?

Nếu chưa chứng đạo;câu trả lời thành thực sẽ là "tôi có phải bậc Dự Lưu đâu mà biết,mà kiểm chứng được điều đó"

Bạn có thấy ai nói như vậy không: "tôi tin rằng lửa thì nóng"?

Người ta tin vào những gì người ta nửa tin nửa ngờ;chứ những gì người ta thấy rõ;thì người ta chẳng đặt vấn đề tin hay nghi ngờ nữa.

Lòng tin có cả vị ngọt;lẫn vị đắng.

Không còn hoài nghi;nghi ngờ không phải vì "rất tin" mà là vì "thấy rõ".

Tôi vẫn còn cả hoài nghi lẫn niềm tin.Mỗi lần tôi cố tình lấy lấy hoài nghi để gặt bỏ niềm tin;tôi vẫn thấy niềm tin tiềm ẩn bên trong;còn nếu lấy niềm tin để đàn áp nghi ngờ thì nghi ngờ ngủ ngầm trong tôi-chỉ chờ dịp phá phách.

Với tôi chiến lược là mở lòng ra với cả hai;và đóng lại với cả hai: cả niềm tin và sự nghi ngờ.Mỗi cái đều có chức năng và tác dụng của nó (đương nhiên - cả tác hại).

"Nội tâm tôi có nghi biết nội tâm tôi có nghi;nội tâm tôi không có nghi biết nội tâm tôi không có nghi" (Đại niệm xứ kinh)

Bạn có nửa tin nửa ngờ về nghiệp;về tái sinh?

Nếu bạn là Phật tử;đã bao giờ bạn giải thích cho người khác những điều mà bạn nửa tin nửa ngờ về Phật giáo chưa;bạn có thấy sau đó cái tâm bạn có hơi một chút ngượng ngập vì bạn nói những điều mà chính bạn cũng chưa hiểu rõ;bạn còn lưỡng lự không?

Tệ hơn nữa;điều gì đã thúc đẩy chúng ta tranh luận về những điều mà chúng ta chưa hiểu?

Điều đó đã xảy ra với tôi.

Tiếng Pali sacca vừa có nghĩa là sự thật;mà lại vừa là chân thật.Tôi thấy rằng chỉ có bạn vừa chân thật lại vừa thấy chân thật;niềm tin của bạn mới chân chính.

Động lực nào khiến bạn tin một điều gì?Bạn có hiểu rõ ko?

Bạn có hiểu chính mình không?

Bạn sử dụng niềm tin và sự nghi ngờ của mình trong cuộc sống của mình như thế nào?

Mọi thắc mắc có cần phải trả lời ngay không?
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Daniel
bài Jun 4 2010, 08:29 AM
Bài viết #8


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 34
Gia nhập vào: 9-September 09
Thành viên thứ.: 4,785



Chúng ta quá nghiêm túc và quá đùa cợt?

Khi tập thiền;đôi khi tôi hay bị căng cứng cơ mặt;quai hàm và cơ ngực khi ngồi. Khi nằm hay đi thì dễ chịu hơn...

Khi học phổ thông;tôi thấy rằng trong những tiết học mà gặp phải giáo viên quá khó tính;học sinh trở nên "căng cứng".Thay vì thỉnh thoảng quay xuống nói chuyện rồi lại học tiếp thì phải ngồi im thin thít. Tôi còn tỏ ra ngồi ngoan hơn bản tính của chính mình. Mỗi khi đến trường;chúng tôi thích nhất là được ..thông báo nghỉ học.


Nghiêm trọng hóa;nghiêm túc quá có phải là tốt ko?

Tôi từng kể cho những người thân chuyện hoàng tử Siddhattha nhìn thấy 4 cảnh: người
già;người bệnh;người chết; và vị du sĩ...rồi sau đó động tâm mà xuất gia;tôi cũng không rõ lắm câu chuyện này có thật không?

Trong kinh đại bổn (mahapadana);trường bộ kinh;Thế Tôn có kể lại chuyện xuất gia của hoàng tử Vipassi do động tâm khi nhìn thấy bốn cảnh;nhưng không kể về mình như thế.Không biết khi kể chuyên lịch sử đức Phật;người ta có gán chuyện vị này cho vị kia không? Hay là thấy bốn cảnh rồi động tâm là truyền thống của chư Bồ tát?

Khi tôi kể chuyện đó cho bạn gái;bạn gái tôi đùa rằng "Sao lại thế nhỉ;sao anh ta thấy người già và người bệnh mà không giúp đỡ cụ già nhỉ"

Còn khi tôi kể chuyện hoàng tử bỏ trốn trong đêm đúng lúc vợ sinh con;mẹ tôi thốt lên một câu "vô trách nhiệm". Rồi thì "hay là Phật cũng hâm;cũng bất bình thường". Lòng tôi trào dâng lo lắng "báng bổ;báng bổ quá".


Nhưng xét ra trước đây thì tôi cũng chẳng hơn.Có những lúc tôi căm ghét tôn giáo.Có những lúc tôi muốn bốp vào mặt toàn thể các giáo chủ.

Nhưng xét ra thì sự nổi loạn không phải là tự do;không phải là giải thoát;đơn thuần chỉ là sân hận vì ko hiểu rõ chính mình.


Ngay cả trong giấc mơ;chúng ta cũng có thể không thoát khỏi sân hận và tham dục

Cuộc đời là những giấc mơ dài...







Go to the top of the page
 
+Quote Post
Daniel
bài Jun 7 2010, 08:55 AM
Bài viết #9


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 34
Gia nhập vào: 9-September 09
Thành viên thứ.: 4,785



"Mặc cảm giá trị sức lao động"

Tôi khá "tâm đắc" khi nghĩ ra cái cụm từ này;nó diễn tả cái mâu thuẫn sâu kín của nội tâm tôi với các giá trị của cuộc sống;cống hiến của mình trong cuộc sống đó.

Việt Anh có kể tôi nghe khi bố mẹ cậu sang Myanmar để bắt cậu về;bố mẹ cậu có hỏi cậu ấy "Tại sao lại không chịu lao động?Nếu chăm chỉ lao động sao lại đi ăn xin?" Việt Anh nói cậu ấy nghe buồn cười nhưng không biết trả lời thế nào.

Đức Phật cũng gặp trường hợp tương tự. Hình như là khi phụ vương thấy Đức Phật trở về với một đoàn khất thực;ông bỗng nổi giận;ông không chịu được cảnh người con đẳng cấp quý tộc của mình đi ăn xin. Theo như tôi đọc lúc đó là đức Phật trả lời rằng đó(khất thực) là truyền thống của chư Phật.

Dẫu sao vua Tịnh Phạn cũng không mắng mỏ đức Phật là lười lao động.Theo như kinh chép lại thì cuộc sống của Hoàng Tử khi còn ở cung là khá được "nuông chiều" với "3 tòa lâu đài 3 mùa".Đức vua không hề nghĩ rằng Hoàng Tử lười hoặc là muốn Hoàng Tử phải lao động quần quật;đức vua chỉ muốn ngài quay lại với công việc "Chính trị" và sống với phong thái quý tộc cho đúng nề nếp.

Người đặt vấn đề trực tiếp về chất vấn về lao động của Đức Phật không phải là vua cha mà là một người cày ruộng tên là Kasibhàradvàja.

Câu chuyện xảy ra tại Magadha.






Go to the top of the page
 
+Quote Post
Daniel
bài Jun 7 2010, 02:43 PM
Bài viết #10


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 34
Gia nhập vào: 9-September 09
Thành viên thứ.: 4,785



...Một thời Thế Tôn trú ở Magadha;tại núi Dakkhinàgini;trong một ngôi làng tên là Ekanàlà. Lúc bấy giờ đang là thời gieo mạ;Bà-la-môn Kasibhàradvàja đang làm việc với khoảng 500 lưỡi cày bên cạnh.

Như thường lệ Đức Phật đi khất thực và đến chỗ Bà la môn ấy;khi vị bà la môn thấy đức Phật đến khất thực;mới nói với đức Phật rằng:

-Này vị Sa môn; sao lại đi khất thực như thế? Ta phải cày cuốc;phải gieo mạ;sau khi cày cuốc gieo mạ ta mới ăn;sau khi lao động ta mới ăn. Có làm thì mới có ăn (không dưng ai dễ đem phần đến cho).Nếu ông muốn ăn hãy cày cuốc;hãy gieo mạ như ta đây!

-Này Bà la môn;ta cũng cày ta cũng gieo! Sau khi cày và sau khi gieo;ta ăn!

-Nhưng ta thấy ông làm gì có lưỡi cày?Có ách;có gậy thúc trâu bò;có trâu bò?

Đức Phật trả lời:

-Lòng tin là hột giống;nhiệt tâm là cơn mưa. Trí tuệ đối với ta;là ách và lưỡi cày.Xấu hổ là cán cày.Ý là sợi dây buộc.Và niệm đối với ta là gậy thúc.

Thân khẩu khéo phòng hộ.Biết tiết độ với món ăn.Với tinh cần tinh tấn;ta tự chịu trách nhiệm.Ta tự mình đem lại an ổn khỏi khổ ách.Chỗ nào ta đi tới-chỗ ấy không sầu muộn.Cày bừa là như vậy;được quả là bất tử.Sau cày bừa như vậy.Mọi khổ được giải thoát.




Go to the top of the page
 
+Quote Post

2 Trang V   1 2 >
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 19th April 2024 - 03:54 AM