IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

2 Trang V   1 2 >  
Reply to this topicStart new topic
> TẠI SAO VIỆC CHỦNG NGỪA PHÒNG BỆNH LẠI CÓ THỂ NGUY HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA BẠN - Fred Pulver
justmevn
bài Nov 6 2010, 11:35 PM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 840
Gia nhập vào: 5-September 09
Từ: Sài gòn
Thành viên thứ.: 4,720



Nhân tiện bác NVT post bài của Fred Pulver, tui cũng xin góp một bài của ông này về vấn đề chủng ngừa.

TẠI SAO VIỆC CHỦNG NGỪA PHÒNG BỆNH LẠI CÓ THỂ NGUY HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA BẠN


Một loại vắc-xin thì chứa các dạng suy yếu của các tác nhân gây bệnh. Lý thuyết chủng ngừa hiện đại dựa trên công trình của một bác sĩ nông thôn người Anh tên là Edward Jenner (1749-1823). Bác sĩ Jenner phát hiện ra rằng các nông dân hằng ngày tiếp xúc với bò nuôi thường phát bệnh đậu mùa (loại ở thú nuôi), nhưng khó có khi nào phát bệnh đậu mùa ở người, một tai họa đối với châu Âu đã giết hại phần lớn dân số mỗi lần phát dịch. Bác sĩ Jenner đã lấy mủ từ các vết đậu mùa thú nuôi trên cánh tay của một người vắt sữa trẻ tuổi và đưa nó vào các vết cắt trên cánh tay của một người thí nghiệm – người đã phát bệnh đậu mùa ở người dạng nhẹ. Khi người này phục hồi, bác sĩ Jenner nhận ra rằng mình đã khám phá ra một cách để ngăn chặn căn bệnh mang tính chất tàn phá này.
Y học hiện đại đẩy khái niệm này xa hơn bằng việc cách ly và làm suy giảm các vi sinh vật gây bệnh và nuôi cấy chúng vào chim, súc vật hay các mô của con người, hoặc trên trứng gà – là trung gian thường dùng nhất để nuôi cấy vắc-xin.
Có một vấn đề với phương pháp này là các phân tử prô-tê-in từ trung gian dùng để nuôi cấy vắc-xin chứa các loại khác lạ đối với cơ thể con người. Nếu chúng ta ăn thịt động vật hoặc một quả trứng, nó được tiêu hóa (phá vỡ) thành các a-mi-nô a-xít đơn giản hơn trước khi đi vào dòng máu. Quá trình tiêu hóa trong hầu hết các trường hợp đều biến đổi các phân tử prô-tê-in sao cho chúng không kích hoạt một phản ứng miễn dịch khi ta ăn chúng. Chuyện này lại không phải là trường hợp đối với vắc-xin, do chúng được tiêm thẳng không qua tiêu hóa vào dòng máu, tại đó chúng được tuần hoàn đi khắp cơ thể.
Khi cơ thể phát hiện ra sự hiện diện của các prô-tê-in khác lạ, một phản ứng miễn dịch được kích hoạt. các tế bào sát thủ (các tế bào máu trắng hay là các pha-gô-sai) liền đó được phái đi để xơi tái các tế bào chứa các prô-tê-in ngoại lai và các mảnh prô-tê-in. Quá trình này là con đường tự nhiên để bảo vệ cơ thể khỏi bị chết ngợp bởi các (vi) sinh vật xâm lăng rồi cuối cùng phải đầu hàng chúng.
Nếu cơ thể sống sót, nó cũng sản xuất ra các mẫu, được gọi là các kháng thể, được dự trữ để bảo vệ cơ thể khỏi các cuộc tấn công trong tương lai của các vi sinh vật có mã gen tương tự. Quá trình này được gọi là đáp ứng miễn dịch tự nhiên và tạo ra sự miễn nhiễm tự nhiên. Sự miễn nhiễm tự nhiên như thế được tạo ra bằng cách cho phép cơ thể chịu đựng thử thách của một phản ứng miễn dịch đầy đủ trước (một) bệnh tật.
Theo lý thuyết chủng ngừa, bằng cách cho cơ thể đối mặt với các mảnh prô-tê-in của các vi sinh vật gây bệnh mà một người đang tìm cách gây dựng tính miễn dịch với chúng, hệ thống miễn dịch được kích thích để tạo ra các kháng thể mà người đó lại khỏi phải chịu một phản ứng miễn dịch tự nhiên đầy đủ. Bằng cách đó, lý thuyết này cho rằng, người ta có thể hưởng được lợi ích của tính miễn dịch trước các rối loạn mà không phải chịu đựng việc bị ốm đau thực sự. Tuy nhiên, có hai vấn đề chính trong việc cố “đánh lừa” cơ thể chúng ta theo cách này.
Các vấn đề là như sau:
1) Qua việc tiêm vắc-xin, trong cơ thể sẽ có các mảnh prô-tê-in của các vi sinh vật gây bệnh trôi nổi khắp nơi. Các mảnh prô-tê-in này đã bị làm cho suy yếu đi nên chúng sẽ kích hoạt một đáp ứng miễn dịch nhẹ. Tuy nhiên, cơ thể không phải lúc nào cũng được kích thích đủ để tạo ra một phản ứng cấp kỳ một cách thích hợp để tạo ra các kháng thể trong khi cũng còn phải phá hủy các mảnh prô-tê-in lạ nữa. Do vậy các mảnh prô-tê-in lạ (không bị xơi tái hết) này được hấp thụ vào trong các tế bào của cơ thể. Các tế bào T (T-cell), phát hiện rằng chúng có ở đó, nhưng không thể tới gần một cách trực tiếp, sẽ tấn công các tế bào cơ thể đang chứa chấp chúng. Điều này có thể dẫn tới rối loạn tự-nhiễm, như chứng xơ cứng thần kinh, viêm khớp hay ung thư, mà về bản chất là các chứng suy thoái gây ra bởi việc cơ thể cố tiêu diệt các tế bào có chứa các mảnh prô-tê-in lạ. Việc chủng ngừa có thể khiến người ta bị sốt cấp độ thấp, có thể kéo dài suốt cuộc đời do hệ thống miễn dịch cố công bất thành trong cả một giai đoạn dài để thải bỏ khỏi cơ thể các mảnh prô-tê-in còn sót lại từ các lần chủng ngừa từ lúc bé. Cuối cùng thì hệ thống miễn dịch bị suy yếu hay bị tàn phá bởi cuộc chiến kéo dài này và kết quả là các chứng suy thoái làm rối trí y học ngày nay.
2) Một nguy hiểm khác của việc chủng ngừa là sự kiện các prô-tê-in ngoại lai từ trung gian nuôi cấy, mặc dù đáng lý ra phải được lọc sạch trong quá trình sản xuất vắc-xin, có thể vẫn còn tồn tại trong vắc-xin. Bằng việc tiêm chúng vào, cơ thể sẽ phải phơi mình trước các mảnh prô-tê-in khác lạ khác (không phải của vi sinh vật gây bệnh), bản thân chúng cũng có thể bám chặt vào các mô cơ thể. Hệ thống miễn dịch vì thế được kích hoạt gắng sức tiêu diệt chúng. Một cơn sốt cấp độ thấp và cấp tính không rõ nguồn cơn do đó diễn ra để tiếp sức cho việc thải chúng khỏi cơ thể. Tuy nhiên, một lần nữa, phản ứng cấp độ thấp này thường cho thấy đều không đủ hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề gây ra bởi việc tiêm các prô-tê-in lạ vào dòng máu. Phản ứng tự-miễn dịch kéo dài có thể dẫn tới kết quả cuối cùng là sự kiệt quệ (yếu đuối) và sự xuất hiện của nhiều chứng rối loạn mà y học hiện đại còn mù mờ chưa hóa giải được.
Cách tốt nhất để tránh bệnh tật nói chung là ăn uống đúng đắn, ngủ đủ, cố đừng lo lắng hay làm việc thái quá, có đủ không khí trong lành, ánh sáng mặt trời và nước sạch để xây dựng và duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Người ta cũng phải lấp đầy cuộc đời mình với các mối quan hệ yêu thương và vui hưởng một cuộc sống tinh thần dựa trên tình yêu thương. Thế thì khi người ta gặp phải các tác nhân vi sinh vật gây bệnh, hệ thống miễn nhiễm đã được kiện toàn đó của cơ thể sẽ bảo vệ cơ thể không phát các bệnh đe dọa tới tính mạng. Người ta có thể phải trải qua sự khó chịu, phiền toái khi hệ thống miễn dịch tấn công và đánh bại những kẻ xâm lăng, nhưng điều này sẽ chóng qua, để lại một cơ thể giờ đã miễn nhiễm tự nhiên với căn bệnh cụ thể đó và sẵn sàng để chiến đấu và vượt qua thành công bất kỳ sự đột biến (biến đổi) nào của căn bệnh trong tương lai.
Một vấn đề lớn mà thế giới ngày nay phải đối mặt là sự tăng nhanh số lượng người mà hệ thống miễn dịch đã bị suy yếu do các lối sống không lành mạnh, điều kiện sống không lành mạnh, khói, ô nhiễm không khí, nước và thiếu ánh sáng mặt trời, và thậm chí do bởi việc chủng ngừa, được phát minh ra để giúp người ta khỏi các chứng rối loạn (bệnh), nhưng trong trường hợp của những người mà hệ thống miễn dịch đã suy yếu sẵn, thực sự có thể chất thêm một thách thức, gánh nặng mà những người này chẳng hề cần đến.
Fred Pulver

Nguồn:
CODE
http://www.macrobiotic.org/vaccines.htm


--------------------
There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
vantrung
bài Nov 27 2010, 07:17 AM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,240
Gia nhập vào: 25-May 07
Từ: HCM
Thành viên thứ.: 30




Nguồn:
CODE
http://www.macrobiotic.org/vaccines.htm
[/quote]
VIỆC CHỦNG NGỪA CÓ LỢI ÍT NHƯNG GÂY HẠI NHIỀU
-Tiêm chủng cứu được nhiều người thoát khỏi dịch bệnh.
-Tuy nhiên, tiêm chủng vi phạm luật tuyển trạch tự nhiên ( kẻ mạnh thì tồn tại và kẻ yếu sẽ bị tiêu diệt), tạo ra thế hệ những người yếu đuối
-Những người bị tiêm chủng có hệ miễn dịch kém và có nguy cơ mắc các bệnh rối loạn miễn nhiễm: viêm khớp, ung thư, xơ cứng thần kinh...
-Các protein của các vi sinh vật tiêm chủng và các protein ngoại lai từ quá trình nuôi cấy lan tràn khắp cơ thể người bị tiêm chủng không bị tiêu diệt hết ,ẩn nấp trong các tế bào, tạo ra trận chiến kéo dài, cuối cùng làm suy yếu cơ thể...
-Cách hay nhất là ăn uống, sinh hoạt theo trật tự thiên nhiên thì thoát khỏi mọi dịch bệnh mà không cần tiêm chủng.
27/11/2010 NVT
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Luong Trung Hung
bài Dec 5 2010, 05:17 AM
Bài viết #3


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 587
Gia nhập vào: 16-June 07
Từ: 16 York St, Emu Plains NSW 2750 Australia
Thành viên thứ.: 32



Nhân đọc bài viết Tại Sao Việc Chủng Ngừa Phòng Bệnh Lại Có Thể Gây Nguy Hại Cho Sức Khõe Của Bạn - của tác giả Fred Pulver - nhắc nhớ cho tôi một kinh nghiệm đau thương mà suốt cuộc đời còn lại của tôi không dể gì quên được.
Tôi sẽ tự truyện mà không phê bình hay phản luận mà là trình bày sự ngu dốt của mình để qua đó người khác có thể học hỏi :

Tôi có các đứa con lần lượt được sinh ra vào các năm :
1) Lương Long Đức sinh năm 1969, hiện là Dược Sỉ tại Úc.
2) Lương Phụng Tiên sinh năm 1971, đã đổi tên là Tess và lấy họ chồng là Huỳnh (Tess Huynh), hiện là Bác Sĩ chuyên khoa về mắt (ophthalmologist) tại Úc.
3) Lương Long Hiển sinh năm 1972, hiện là Kỹ Sư Điện tại Úc.
4) Lương Long Khánh sinh năm 1973, hiện là thương gia trong ngành buôn bán lẽ.
5) Lương Long Như sinh năm 1975 và mất sau đó khoảng 6 tháng,cũng trong năm 1975.

Khi bà xã tôi vừa mang thai các đứa con : Đức, Tiên, Hiễn đều được tôi đích thân lên viện Pasteur Sài Gòn mua các loại thuốc chủng ngừa cho các bà mẹ vừa mang bầu gồm các loại ngừa : đậu mùa, ho gà, uốn ván, bạch hầu.....và đã được chủng ngừa rất đầy đủ trong các tháng thứ ba, tư và năm sau khi mang bầu. Khi mang thai cháu Khánh vào đầu năm 1973 thì đến tháng thứ ba, cái thai nó hành bà xã tôi dữ quá : làm cho bà xã tôi vừa đau đớn vô cùng, vừa ói mữa triền miên......chúng tôi đi khám các Bác Sĩ ở Cần Thơ và sau cùng là lên Sài Gòn tìm đến Bác Sĩ chuyên về Sản Khoa Trần Đình Đệ đều được cho biết là phải giải phẫu, bỏ cái thai thì mới cứu được mẹ vì cái thai đang đè trên đùm trứng làm cho đùm trứng sưng lên không chửa được và đây là nguyên nhân vật lý (đè) chứ không phải nguyên nhân khác (như nhiễm trùng chẳn hạn thì có thể dùng Trụ Kháng Sinh để chữa)......sau đó chúng tôi thử áp dụng GLMM số 7 và số 6 thì thấy bệnh giảm và hết cho đến khi sinh cháu Khánh......

Vui mừng khôn tả vì cứu được đứa con mà Tây Y đòi phải bỏ nó mới cứu được mẹ, tôi đã không áp dụng chích ngừa cho bà xã khi mang thai cháu Khánh mà trước đây tôi lại tin rằng đây là sự miễn dịch tự nhiên; sau này tôi mới hiểu rõ hơn là vì trước đây một năm bà xã tôi đã chích ngừa khi mang thai cháu Hiễn nên sự miễn dịch được tạo ra do chích ngừa một năm trước đó vẫn còn hiệu lực cho cháu Khánh.

Tôi cũng được đọc một tài liệu về sự Chủng Ngừa giống hệt bài viết Tại Sao Việc Chủng Ngừa Phòng Bệnh Lại Có Thể Nguy Hại Cho Sức Khõe Của Bạn của Fred Pulver; tôi tin tuyệt đối vào bài viết mà quên đi lời dạy của người xưa là "khi bạn đọc sách mà tin tuyệt đối vào sách thì thà bạn không đọc tốt hơn"; cho nên vào cuối năm 1974 khi bà xã tôi mang thai cháu Như, tôi không đồng ý cho bà xã tôi chích ngừa và tin tuyệt đối vào sự miễn dịch tự nhiên do thực dưỡng mang lại !
Tiếc thay khi cháu Như ra đời vào đầu năm 1975 thì cháu mắc bệnh bạch hầu, chúng tôi đã áp dụng thực dưỡng để chữa trị cho cháu nhưng không lành bệnh, đến chừng cháu được 6 tháng tuổi, chúng tôi mang cháu đến bệnh viện tư của Bác Sĩ Diêu ở Cần Thơ, sau vài hôm cháu trở nặng rồi chết, lúc đó Bác Sĩ Văn là con trai trưởng của Bác Sĩ Diêu không tìm ra bệnh.

Dù gì đi nữa thì niềm tin vào Thực Dưỡng của tôi là bất biến vì sự lợi ích lớn lao của nó; tuy nhiên cái sai lầm của tôi ở chổ này : niềm tin của tôi không phải là niềm tin của vợ con tôi, của thân nhân tôi, của người khác mà tôi đi truyền bá....mỗi người tiếp cận thực dưỡng tự học hỏi, tìm tòi và khi ứng dụng thì điều xãy ra cho chính mình không nhất thiết sẽ xãy ra cho người khác. Khi đọc sách thì đừng tin 100% mà nên tự kiểm nghiệm bản thân khi ứng dụng.

Tôi viết lại bài tự thuật này là một phần cho bài viết trước đây của tôi khi có người đặt câu hỏi có nên chích ngừa hay không trên trang web thực dưỡng này. Sẽ có người cho tôi là sai lầm khi đọc bài trước của tôi, sau đó đọc bài Tại Sao Việc Chủng Ngừa Phòng Bệnh Lại Có Thể Gây Nguy Hại Cho Sức Khõe Của Bạn của Fred Pulver mà không đọc bài này của tôi.

Tôi cũng tin rằng việc gì cũng có hai mặt trái và phải của nó, bất kỳ việc hữu ích nào cũng có cái bất lợi của nó, nếu bạn không lạm dụng việc chích ngửa thì việc chích ngừa không gây hậu quả nghiêm trọng; nếu bạn không lạm dụng bất kỳ Tây Y, Đông Y hay Thực Dưỡng thì bạn là người Thực Dưỡng chân chính, hữu ích cho chính mình, gia đình, xã hội và hơn hết là bạn không gây ra những cái chết không đáng chết cho người khác !
Go to the top of the page
 
+Quote Post
justmevn
bài Dec 5 2010, 04:53 PM
Bài viết #4


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 840
Gia nhập vào: 5-September 09
Từ: Sài gòn
Thành viên thứ.: 4,720



QUOTE(Luong Trung Hung @ Dec 5 2010, 05:17 AM) *
Nhân đọc bài viết Tại Sao Việc Chủng Ngừa Phòng Bệnh Lại Có Thể Gây Nguy Hại Cho Sức Khõe Của Bạn - của tác giả Fred Pulver - nhắc nhớ cho tôi một kinh nghiệm đau thương mà suốt cuộc đời còn lại của tôi không dể gì quên được.
Tôi sẽ tự truyện mà không phê bình hay phản luận mà là trình bày sự ngu dốt của mình để qua đó người khác có thể học hỏi :

Tôi có các đứa con lần lượt được sinh ra vào các năm :
1) Lương Long Đức sinh năm 1969, hiện là Dược Sỉ tại Úc.
2) Lương Phụng Tiên sinh năm 1971, đã đổi tên là Tess và lấy họ chồng là Huỳnh (Tess Huynh), hiện là Bác Sĩ chuyên khoa về mắt (ophthalmologist) tại Úc.
3) Lương Long Hiển sinh năm 1972, hiện là Kỹ Sư Điện tại Úc.
4) Lương Long Khánh sinh năm 1973, hiện là thương gia trong ngành buôn bán lẽ.
5) Lương Long Như sinh năm 1975 và mất sau đó khoảng 6 tháng,cũng trong năm 1975.

Khi bà xã tôi vừa mang thai các đứa con : Đức, Tiên, Hiễn đều được tôi đích thân lên viện Pasteur Sài Gòn mua các loại thuốc chủng ngừa cho các bà mẹ vừa mang bầu gồm các loại ngừa : đậu mùa, ho gà, uốn ván, bạch hầu.....và đã được chủng ngừa rất đầy đủ trong các tháng thứ ba, tư và năm sau khi mang bầu. Khi mang thai cháu Khánh vào đầu năm 1973 thì đến tháng thứ ba, cái thai nó hành bà xã tôi dữ quá : làm cho bà xã tôi vừa đau đớn vô cùng, vừa ói mữa triền miên......chúng tôi đi khám các Bác Sĩ ở Cần Thơ và sau cùng là lên Sài Gòn tìm đến Bác Sĩ chuyên về Sản Khoa Trần Đình Đệ đều được cho biết là phải giải phẫu, bỏ cái thai thì mới cứu được mẹ vì cái thai đang đè trên đùm trứng làm cho đùm trứng sưng lên không chửa được và đây là nguyên nhân vật lý (đè) chứ không phải nguyên nhân khác (như nhiễm trùng chẳn hạn thì có thể dùng Trụ Kháng Sinh để chữa)......sau đó chúng tôi thử áp dụng GLMM số 7 và số 6 thì thấy bệnh giảm và hết cho đến khi sinh cháu Khánh......

Vui mừng khôn tả vì cứu được đứa con mà Tây Y đòi phải bỏ nó mới cứu được mẹ, tôi đã không áp dụng chích ngừa cho bà xã khi mang thai cháu Khánh mà trước đây tôi lại tin rằng đây là sự miễn dịch tự nhiên; sau này tôi mới hiểu rõ hơn là vì trước đây một năm bà xã tôi đã chích ngừa khi mang thai cháu Hiễn nên sự miễn dịch được tạo ra do chích ngừa một năm trước đó vẫn còn hiệu lực cho cháu Khánh.

Tôi cũng được đọc một tài liệu về sự Chủng Ngừa giống hệt bài viết Tại Sao Việc Chủng Ngừa Phòng Bệnh Lại Có Thể Nguy Hại Cho Sức Khõe Của Bạn của Fred Pulver; tôi tin tuyệt đối vào bài viết mà quên đi lời dạy của người xưa là "khi bạn đọc sách mà tin tuyệt đối vào sách thì thà bạn không đọc tốt hơn"; cho nên vào cuối năm 1974 khi bà xã tôi mang thai cháu Như, tôi không đồng ý cho bà xã tôi chích ngừa và tin tuyệt đối vào sự miễn dịch tự nhiên do thực dưỡng mang lại !
Tiếc thay khi cháu Như ra đời vào đầu năm 1975 thì cháu mắc bệnh bạch hầu, chúng tôi đã áp dụng thực dưỡng để chữa trị cho cháu nhưng không lành bệnh, đến chừng cháu được 6 tháng tuổi, chúng tôi mang cháu đến bệnh viện tư của Bác Sĩ Diêu ở Cần Thơ, sau vài hôm cháu trở nặng rồi chết, lúc đó Bác Sĩ Văn là con trai trưởng của Bác Sĩ Diêu không tìm ra bệnh.

Dù gì đi nữa thì niềm tin vào Thực Dưỡng của tôi là bất biến vì sự lợi ích lớn lao của nó; tuy nhiên cái sai lầm của tôi ở chổ này : niềm tin của tôi không phải là niềm tin của vợ con tôi, của thân nhân tôi, của người khác mà tôi đi truyền bá....mỗi người tiếp cận thực dưỡng tự học hỏi, tìm tòi và khi ứng dụng thì điều xãy ra cho chính mình không nhất thiết sẽ xãy ra cho người khác. Khi đọc sách thì đừng tin 100% mà nên tự kiểm nghiệm bản thân khi ứng dụng.

Tôi viết lại bài tự thuật này là một phần cho bài viết trước đây của tôi khi có người đặt câu hỏi có nên chích ngừa hay không trên trang web thực dưỡng này. Sẽ có người cho tôi là sai lầm khi đọc bài trước của tôi, sau đó đọc bài Tại Sao Việc Chủng Ngừa Phòng Bệnh Lại Có Thể Gây Nguy Hại Cho Sức Khõe Của Bạn của Fred Pulver mà không đọc bài này của tôi.

Tôi cũng tin rằng việc gì cũng có hai mặt trái và phải của nó, bất kỳ việc hữu ích nào cũng có cái bất lợi của nó, nếu bạn không lạm dụng việc chích ngửa thì việc chích ngừa không gây hậu quả nghiêm trọng; nếu bạn không lạm dụng bất kỳ Tây Y, Đông Y hay Thực Dưỡng thì bạn là người Thực Dưỡng chân chính, hữu ích cho chính mình, gia đình, xã hội và hơn hết là bạn không gây ra những cái chết không đáng chết cho người khác !


Đúng, thế mới nói, vì lo sợ cái chết đến với một số người nào đó mà người ta đã làm suy yếu cả thế hệ, hay cả nhân loại bằng chương trình tiêm chủng rầm rộ. Bài viết của Fred Pulver cũng có từ "có thể", chứ không khẳng định là lúc nào cũng gây hại. Và người ta cần tuân thủ thực dưỡng để được khỏe mạnh hơn là dựa vào chủng ngừa. Còn khi người ta không tuân theo Thực dưỡng, thì việc tiêm chủng là có lợi, ở chỗ là đa số giữ được mạng sống (có một số thiểu số vì tiêm chủng mà chết thì cũng có, vắc-xin thì cũng có xác suất), còn có khỏe mạnh thì chả nói được.

Cứ như người Tây Tạng ấy, vừa mới đẻ hon hỏn đem ra suối nước lạnh ngắt để tắm. Đứa nào qua được thì là đứa khỏe mạnh, đứa nào không qua thì đành chịu, vì yếu đuối thì khó sống với điều kiện thời tiết, địa lý của Tây Tạng được.

Còn cái thứ ba nữa là phần số, duyên nợ. Cái này thì có người tin người không.


--------------------
There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
vantrung
bài Dec 8 2010, 06:16 AM
Bài viết #5


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,240
Gia nhập vào: 25-May 07
Từ: HCM
Thành viên thứ.: 30



QUOTE(justmevn @ Dec 5 2010, 04:53 PM) *
Đúng, thế mới nói, vì lo sợ cái chết đến với một số người nào đó mà người ta đã làm suy yếu cả thế hệ, hay cả nhân loại bằng chương trình tiêm chủng rầm rộ. Bài viết của Fred Pulver cũng có từ "có thể", chứ không khẳng định là lúc nào cũng gây hại. Và người ta cần tuân thủ thực dưỡng để được khỏe mạnh hơn là dựa vào chủng ngừa. Còn khi người ta không tuân theo Thực dưỡng, thì việc tiêm chủng là có lợi, ở chỗ là đa số giữ được mạng sống (có một số thiểu số vì tiêm chủng mà chết thì cũng có, vắc-xin thì cũng có xác suất), còn có khỏe mạnh thì chả nói được.

Cứ như người Tây Tạng ấy, vừa mới đẻ hon hỏn đem ra suối nước lạnh ngắt để tắm. Đứa nào qua được thì là đứa khỏe mạnh, đứa nào không qua thì đành chịu, vì yếu đuối thì khó sống với điều kiện thời tiết, địa lý của Tây Tạng được.

Còn cái thứ ba nữa là phần số, duyên nợ. Cái này thì có người tin người không.

TIÊM CHỦNG LÀM TRẺ SUY YẾU
Con tôi hồi 5 tháng tuổi (1988) được tiêm chủng (bạch hầu, uốn ván, sởi...) thì 3 ngày sau con tôi mắc bệnh sởi và mất 10 ngày mới hết bệnh.
2 đứa con sau này đều trốn tiêm chủng và uống vitamin A.
Hiện nay tuổi tiêm chủng của trẻ là 10 tháng tuổi.Sau khi được tiêm chủng (28/8/2010) thì cháu tôi đau bệnh liên tục (sốt, ho ,viêm họng...) và giảm cân trong khi trước đó thì cháu khỏe mạnh lên cân liên tục.
8/12/2010 NVT
Go to the top of the page
 
+Quote Post
marhaba
bài Dec 8 2010, 08:28 AM
Bài viết #6


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 532
Gia nhập vào: 13-August 09
Thành viên thứ.: 4,316



Theo cháu thì cũng tùy sức khỏe của từng cháu, môi trường sống... Như con cháu sau khi tiêm chủng thì ko bị gì hết. Mà lúc đó mẹ cháu ko ăn TD gì hết.

Khi tiêm chủng thì người ta cũng nói rõ là cũng có thể xảy ra phản ứng "sốc" mà. Sau đó mọi việc trở lại bình thường thôi. Như vậy cũng an tâm hơn là ko phòng ngừa gì hết - rồi khi có việc xảy ra thì lại phập phồng lo sợ...Nhưng cũng đừng lạm dụng quá mà ko tốt.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
LIOVI
bài Dec 8 2010, 06:15 PM
Bài viết #7


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 255
Gia nhập vào: 18-September 10
Thành viên thứ.: 30,437



QUOTE(marhaba @ Dec 8 2010, 08:28 AM) *
Theo cháu thì cũng tùy sức khỏe của từng cháu, môi trường sống... Như con cháu sau khi tiêm chủng thì ko bị gì hết. Mà lúc đó mẹ cháu ko ăn TD gì hết.

Khi tiêm chủng thì người ta cũng nói rõ là cũng có thể xảy ra phản ứng "sốc" mà. Sau đó mọi việc trở lại bình thường thôi. Như vậy cũng an tâm hơn là ko phòng ngừa gì hết - rồi khi có việc xảy ra thì lại phập phồng lo sợ...Nhưng cũng đừng lạm dụng quá mà ko tốt.


Rồi đây sẽ có hàng ngàn căn bệnh cần phải tim chủng ; sức đề kháng của con người có thể chịu nỗi không ? nếu chịu nỗi thì chẳng thể còn hơi sức nào làm những chuyện khác ...phải không ?

Một đất nước quân đội càng tinh nhuệ bao nhiêu ,,,thì đất nước ấy chưa hẳn là giàu mạnh . Nhân viên trật tự trị an càng nhiều bao nhiêu thì càng cho thấy sự tìm ẩn những đối kháng bấy nhiêu . Tôi thì nghĩ như thế !
Go to the top of the page
 
+Quote Post
marhaba
bài Dec 9 2010, 07:48 AM
Bài viết #8


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 532
Gia nhập vào: 13-August 09
Thành viên thứ.: 4,316



Sống ở thời điểm hiện tại thì tính ở thời điểm hiện tại thôi. Chứ lo cho sau này thì biết làm sao?

Giả sử bác đang sống ở 1 khu phố mà người ta bắt đầu có dịch sốt xuất huyết thì bác có lo phòng chống ko? Rồi chính quyền yêu cầu mọi người phải di tản phòng tránh dịch bệnh thì bác có đi ko? Chẳng lẽ nói tui ăn gạo lứt ko sợ bị bệnh nên ko di? smile.gif Rồi nếu có con cháu trong nhà thì giải quyết ntn?
Go to the top of the page
 
+Quote Post
LIOVI
bài Dec 9 2010, 09:26 PM
Bài viết #9


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 255
Gia nhập vào: 18-September 10
Thành viên thứ.: 30,437



QUOTE(marhaba @ Dec 9 2010, 07:48 AM) *
Sống ở thời điểm hiện tại thì tính ở thời điểm hiện tại thôi. Chứ lo cho sau này thì biết làm sao?

Giả sử bác đang sống ở 1 khu phố mà người ta bắt đầu có dịch sốt xuất huyết thì bác có lo phòng chống ko? Rồi chính quyền yêu cầu mọi người phải di tản phòng tránh dịch bệnh thì bác có đi ko? Chẳng lẽ nói tui ăn gạo lứt ko sợ bị bệnh nên ko di? smile.gif Rồi nếu có con cháu trong nhà thì giải quyết ntn?


Bạn chỉ biết hiện tại thì là quyền của bạn , Còn ai muốn nhìn xa , suy rộng ...là quyền của người ta ; Nhiều Tôn giáo khuyên nên lo cho kiếp sau nữa kia ...bởi tương lai là hiện tại sẽ đến và phải đến ...phải không ? Lo cho tương lai là phải lo ngay từ bây giờ , vì thời gian chỉ là ý niệm

Trâu bò chó mèo không tim phòng dịch sốt xuất huyết là bởi vì sao ? Tại sao chỉ có con người mới bị lây nhiễm HIV ? .v.v... những câu hỏi này hãy tự trả lời ....và xin đừng hỏi ai cả , Bởi thường hay hỏi là mất đi rất nhiều nổ lực trãi nghiệm của bản thân , mà chỉ có tự thân trãi nghiệm mới hiểu toàn triệt vấn đề ...kể cả vấn đề giải thoát . Phật Thích Ca có hỏi ai đâu , Chúa Jesus cũng thế . Cho nên những lời thánh nhân để lại cho đời thường là công án ...ví dụ như :" nhất bất sát sanh " ( không được sát hại sự sống )ta nên nhớ cho thực vật cũng là sự sống ...phải không ?
Go to the top of the page
 
+Quote Post
marhaba
bài Dec 10 2010, 07:18 AM
Bài viết #10


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 532
Gia nhập vào: 13-August 09
Thành viên thứ.: 4,316



À, bác nhắc tới vụ này thì cháu mới nhớ. Cháu đọc sách TD thấy nói tới mấy con vật trong thiên nhiên thì đâu cần bệnh viện, thầy thuốc gì...vì ta có thấy mấy con vật bị bệnh?

Còn cháu thì nghĩ như sau: bởi vì trí tuệ và khả năng của chúng thấp hơn con người thì làm sao làm bệnh viện, thầy thuốc được. Chỉ có vài lòai tinh khôn hơn thì biết kiếm lá thuốc mà tự chữa vài bệnh đơn giản thôi hoặc nhịn ăn.

Nếu con vật mà bị bệnh thì kém họat động, lờ đờ thì bị mấy con khác ăn thịt mất rồi hoặc bị thiên nhiên vùi dập rồi thì ta làm sao thấy được con vật bệnh smile.gif. Bác có xem chương trình thiên nhiên kỳ thú thì sẽ thấy con nào yếu ớt nhất trong đàn sẽ bị làm mồi cho thú dữ trước nhất. Chúng nó bị thịt trước khi lớn lên và bị bệnh, có khi đồng lọai chúng giết chúng trước tiên!

Chỉ có con người khôn ngoan hơn thì mới có bệnh viện, thầy thuốc, phương tiện để kéo dài mạng sống (đáng ra là đã chết), đến nỗi có người bệnh vô tri vô giác mà cũng phải giữ mạng dù người nhà có yêu cầu cho "đi" sớm.

Ngày xưa thì dân số ít - vì người chết vô số vì suy dinh dưỡng, bệnh tật...- dù sinh đẻ rất nhiều, nhưng chết non thì cũng rất nhiều (đặc biệt là con cả), người sống đến 60t thì được coi là thọ - dịch bệnh mà xảy ra thì chết cả làng mà ko ai biết.. Còn ngày nay thì dân số bùng nổ - dù mỗi nhà chỉ có 1-2 con, người sống thọ hơn 60 thì cũng rất nhiều - chứng tỏ là dinh dưỡng, chăm sóc y tế được tốt hơn.

Ở mấy nước phương Tây giàu có thì họ đều tiêm phòng bệnh cho các vật nuôi đó, còn nước nghèo thì chủ nuôi còn ko có tiền tiêm chủng cho chính họ thì lấy đâu ra tiền tiêm cho vật nuôi?

Cháu nghe kể ngày xưa, nhà nội nuôi vịt rất nhiều - sau 1 đêm bị dịch bệnh chết trắng đồng - bởi vì ko có ai tiêm chủng phòng bệnh hết, mà cũng ko ai biết bệnh gì. Nhà ai nuôi gà cũng vậy, trời trở lạnh thì bị rù mà chết hàng lọat.. Rồi người bị bệnh chết mà cũng ko ai biết bệnh gì (biết đâu là cúm gia cầm mà mãi sau này người ta mới biết)

Càng ngày càng phát triển thì người ta càng biết ra nhiều bệnh (mà trước đây ko biết) và phát minh ra chủng ngừa, nên số lượng chủng ngừa tăng theo thời gian thì đâu có gì lạ?

Bây giờ người ta hay ca thán về y đức.. mà biết đâu bây giờ cũng là thời mạt pháp của Phật giáo thì nói chi ngành y.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

2 Trang V   1 2 >
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 05:49 AM