IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

6 Trang V  « < 4 5 6  
Reply to this topicStart new topic
> BỆNH THẬN, Các loại bệnh về thận và chứng suy thận
Nguyen Thuy
bài Dec 20 2014, 11:34 PM
Bài viết #51


Newbie
*

Nhóm: Members
Bài viết: 5
Gia nhập vào: 20-December 14
Thành viên thứ.: 94,289



QUOTE(Diệu Minh @ Mar 26 2012, 02:23 PM) *

1. Không thích uống nước

Hầu hết đàn ông đều ít quan tâm đến việc uống nước, thậm chí nghĩ rằng nó không quan trọng, nhưng trên thực tế suy nghĩ này gây ra những thiệt hại đáng kể cho cơ thể. Xử lý chất thải của quá trình trao đổi chất là chức năng quan trọng của gan và thận. Thận là cơ bộ phận quan trọng nhất, là trung gian hòa giải của nước trong cơ thể, cân bằng điện giải, trao đổi chất, và các hoạt động sinh lý tạo ra bởi chất thải bên trong nước tiểu. Để đảm bảo các tính năng này, chúng cần đủ nước để phụ trợ.

Giải pháp: Nuôi dưỡng thói quen uống nhiều nước để pha loãng nước tiểu. Nước tiểu được bài tiết nhanh chóng không chỉ giúp ngăn ngừa sỏi mà còn “làm nhạt” nước tiểu khi ăn quá nhiều muối. Do đó bảo vệ thận.
--
Theo link của Diệu Minh post thì thói quen số 1 này đối với Thực Dưỡng khg khuyến khích thanks.gif
Go to the top of the page
 
+Quote Post
tusen
bài Dec 21 2014, 10:12 PM
Bài viết #52


Hạt Cát
***

Nhóm: Members
Bài viết: 824
Gia nhập vào: 10-May 10
Thành viên thứ.: 13,110



Xin hỏi, hồi trước bạn có hay uóng nước nhiều nước không??
Thận bạn, Tusen đoán, là bạn bị yếu thoi, dương hoá từ từ sẽ hết!


--------------------
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát

Vạn Tạ HỒng Ân

Nguyện cầu Hồng Ân gia hộ cho mọi người được bình an, hạnh phúc và may mắn!

Lòng tin nơi Vũ Trụ, tình yêu Vũ Trụ và niềm hy vọng nơi Vũ Trụ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Nguyen Thuy
bài Dec 22 2014, 09:15 PM
Bài viết #53


Newbie
*

Nhóm: Members
Bài viết: 5
Gia nhập vào: 20-December 14
Thành viên thứ.: 94,289



QUOTE(tusen @ Dec 21 2014, 10:12 PM) *
Xin hỏi, hồi trước bạn có hay uóng nước nhiều nước không??
Thận bạn, Tusen đoán, là bạn bị yếu thoi, dương hoá từ từ sẽ hết!

tks bạn, mình rất nhiều thói xấu từ ăn uống và luôn nghe lới BS uống khg dưới 2 lít nc /ngày nên ảnh hưởng thận là đúng rồi
wallbash.gif
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Luong Trung Hung
bài Aug 6 2015, 07:34 AM
Bài viết #54


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 587
Gia nhập vào: 16-June 07
Từ: 16 York St, Emu Plains NSW 2750 Australia
Thành viên thứ.: 32



QUOTE(Luong Trung Hung @ Nov 3 2009, 10:06 PM) *
Cám ơn anh Quang Thanh đã gữi cho đường link cho việc đánh máy có dấu chử Việt.
Về việc áp dụng thêm "Kangen water" ; đề nghị anh đọc thêm :
http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=2216

Nếu quý khách theo dõi bài viết của anh Quang Thanh trong tiêu đề bệnh Thận này thì biết là anh bị sưng thận, chữa trị bằng thuốc Tây nhưng không thấy hiệu quả, tìm cách áp dụng Thực Dưỡng và sau đó điện thoại cho tôi, tôi đề nghị anh dùng thêm Phục Hồi Sinh Lực (Age Reviver), anh làm theo, sau đó lành bệnh (mặc dù anh vẫn còn dùng thuốc Tây và 1 loại thuốc Đông y khác).
Mặc dù chính anh Quang Thanh viết bài và mới đây tình cờ tôi đọc bài viết do Anh Nguyễn văn Trung, anh bê nguyên bài viết về Thận của website này vào website Diệp Lục (cắt bỏ phần bài viết của anh Quang Thanh) và ngay dưới đó anh viết phê bình rằng tôi (Lương Trùng Hưng) là một người hoang tưởng, tưởng tượng để viết bài bán thuốc giá trên trời, lường gạt đồng bào.
Trước đây anh cũng làm trò xiếc, bưng bê nguyên bài viết Huyền thoại gạo lứt muối mè số 7 của tôi bên website bepthucduong.com và ngay phía dưới bài anh Nguyễn văn Trung phê bình, kết tội tôi rất nặng. Sau đó anh nghe được nhiều người đọc bài đó, phê bình anh là người xấu, anh vội xoá nguyên bài.
L.T.Hưng
Go to the top of the page
 
+Quote Post
HoaTraiTim
bài Nov 20 2015, 08:17 PM
Bài viết #55


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 526
Gia nhập vào: 10-September 08
Thành viên thứ.: 991



Thèm ăn gì vì thiếu thật hay giả?
Cách xử lý?
Tôi có ng bạn thường thích ăn mặn (vị mặn) áo của bạn í có mồ hôi muối, đàn ông đi tiểu đêm... Như thế là thận yếu thì cần ăn nhạt lại chứ k phải thiếu gì ăn nấy hẳn đã là tốt!
Càng thích ăn một cái gì đó bao giờ nó cũng xuất phát từ 2 nguyên nhân: bởi thiếu thật thì ta phải xử lý! Ví dụ thích ăn giò chay!? Nhưng giò làm từ gluten bột mì k tốt cho tiêu hoá lắm, chỉ ăn ít và thỉnh thoảng tuần 1-2 lần, mỗi lần 1-2 miếng! Nếu ăn quá nhiều cho "đã thèm" là bạn đã đi quá đà, cơ thể đói đạm! Trong tr hợp đó cần ăn bổ xung xúp miso, cần ăn natto sổi... K nên chỉ ăn nhiều giò!
Còn tâm trí của ta là loại chưa giác ngộ nên nó báo động giả mà thôi! Cần ăn nhạt lại cho khoẻ thận thì nó lại xúi ta "ăn mặn" đi cho đã thèm?
Phải luôn nghe ngóng cơ thể và điều tiết qua phân hàng ngày! Phân dính hậu môn là âm hay d, là a xít hay kiềm? Trơn hay dính? Cần phải lưu ý nó luôn! Nó đem lại buồn vui sướng khổ thực cho mình! Những thứ khác đôi khi là giả!
Một món ăn ngon là phải đi cầu ra "phân ngon"!
Từ bỏ những thứ mình ưa thích là con đ Thực dưỡng chân chính chứ k phải chỉ là thích gì ăn nấy, nhé?
Chanh Miến: dầu k thích cũng tập ăn chua vì nó thực tốt cho mình lúc này, chanh Miến k chua gắt gỏng và vỏ dày!


Go to the top of the page
 
+Quote Post
Depad
bài Oct 27 2016, 11:36 AM
Bài viết #56


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 677
Gia nhập vào: 16-May 13
Từ: Nha Trang - Khánh Hòa
Thành viên thứ.: 94,101



QUOTE(Diệu Minh @ Feb 26 2007, 11:22 AM) *
BỆNH THẬN

OoO

Có hai dạng bệnh thận suy, một dạng mãn tính và một dạng cấp tính. Ở dạng cấp tính triệu chứng ban đầu là đi tiểu ít và có hiện tượng sưng ở mặt nhất là ở vùng dưới mí mắt. Dần dần sau đó, triệu chứng càng nặng thêm, huyết áp trong máu lên cao hoạt giảm, tinh thần thay đổi, suy sụp hoặc nôn mửa, kém ăn, hay chóng mặt, lưng đau, có khi co giật hoặc hôn mê. Trong bệnh thận mãn tính tính cách suy yếu xảy ra bất thần cho tất cả các chức năng trong một thời gian ngắn và nghiêm trọng.

Có nhiều nguyên do gây bệnh suy thận: nhiễm độc máu, tim suy yếu, tổn thương cơ bắp. Nguyên nhân là các mạch máu cung cấp máu cho thận, do đó khi thận có sạn, khi trúng độc hoặc sử dụng quá nhiều thuốc viên, đặc biệt là thuốc kháng viêm, trụ sinh cũng là nguyên nhân làm thận suy yếu. Bệnh thận suy yếu mãn tính bởi tính chất mất khả năng đào thải nitrogen trong cơ thể của hầu hết các thực phẩm. Triệu chứng không xuất hiện cho đến khi thận mất đi 60% chức năng thanh lọc của nó. Gồm những triệu chứng như: ngứa da, thiếu máu, mệt nhọc, khó thở, hơi thở ngắn, cảm giác nóng ở cẳng chân và bàn chân, áp huyết tăng, không tiểu được, đau ở bụng, giảm khả năng tình dục. Bệnh nhân có thể có một hay cùng lúc nhiều triệu chứng nói trên.

Nguyên nhân bệnh thận mãn tính gồm: Uống quá nhiều thuốc viên, hoá chất, hoá chất bảo quản, tiểu đường, lưu thông máu không tốt, nhất là ở các mạch máu vùng xung quanh thận, cũng do uống quá nhiều nước, thực phẩm có hoá chất, ăn quá nhiều thức ăn động vật, nhiều muối.

Theo phương pháp Thực dưỡng của chúng tôi thì trong bệnh suy thận cấp và bệnh suy thận mãn tính được chia ra làm hai thể Âm và Dương.

Đối với bệnh suy thận Dương thì bệnh nhân thường tiêu thụ những sản phẩm quá dương như thực phẩm động vật hoặc dùng quá nhiều muối, nhiều hoá chất và thuốc viên. Việc này dẫn đến cao huyết áp và suy yếu thận.

Còn đối với bệnh suy thận Âm thì là do kết quả dùng quá nhiều những thực phẩm âm như uống quá nhiều chất lỏng, thức ăn nhiều đường, rượu và trái cây và kế đó là hoá chất và thuốc viên.

Lời Đề nghị chung:

Đối với dạng suy thận dương: tắm nước nóng hai đến ba lần mỗi ngày trong hai hay ba tuần lễ. Giảm ăn muối trong thời kỳ này.

Đối với dạng suy thận Âm : tránh không tắm nước nóng, tăng thêm dần dần từ chút muối trong khẩu phần ăn và tránh tình dục trong thời kỳ chữa bệnh.
Phương cách phòng trị bệnh:

1.Cho thận suy dương:

- Uống 1 tách nước trà củ cải Daikon hoặc Trà gạo 5 lần mỗi ngày cho đến khi hết viêm sưng.
- Để tăng lượng nước tiểu: uống 1 tách trà watermelon rind (một loại dưa hấu) 3 lần mỗi ngày trong một tuần lể, giúp làm sạch thận.

- Để cải thiện tình trạng thận bị teo: áp gừng mỗi ngày 20 phút theo sau đó là áp cao sọ (để trên 4 tiếng đồng hồ).

Áp gừng làm giảm sưng và cải thiện chức năng thận còn cao sọ giúp hút ra độc chất.

2.Cho thận suy âm:

- Để làm giảm sưng: uống 1 tách trà tai hồng (đài tai chóp trái hồng) 3 lần mỗi ngày cho đến khi hết sưng.

- Để tăng lượng nước tiểu: Dùng trong vòng 1 tuần lể: súp gạo lứt (brown rice broth) 1 tách ngày hai lần; xích tiểu đậu (đỗ đỏ) nấu với rong biển kombu (Phổ tai) mỗi ngày ½ tách. 1 tách trà củ cải daikon 2 lần mỗi ngày (hoặc 1 đến 2 miếng mochi gạo lứt (bánh dầy) với xích tiểu đậu mỗi ngày 1 lần).

Nếu đau đầu có thể ngâm mông với phái nữ hay ngâm chân với phái nam.

3. Cho cả hai loại Âm và Dương:

- Để giúp thận mạnh: Áp nước gừng lên vùng thận trong 20 phút mỗi ngày trong một tháng. Nếu thận còn yếu thì tiếp tục áp gừng thêm tháng nữa.

- Đi bộ trên cỏ vào lúc sáng sớm từ 5 đến 20 phút mỗi ngày rất hữu ích. Việc áp gừng kết hợp với đi bộ làm máu huyết lưu thông tốt và cung cấp oxy đầy đủ cho thận làm thận chóng khoẻ lại.

- Mỗi tuần tắm Sauna ( Far-Infared Sauna ) hai hay ba lần (với nhiệt độ khoảng 140 F ) trong 20 phút.
- Hoặc: tắm muối theo tỷ lệ 1/100 cũng giúp ích, mỗi tuần độ 2 hay 3 lần.
- Nếu bạn ở gần bờ biển, thì ngoài việc tắm Sauna, tắm muối bạn có thể kết hợp với tắm cát biển, như thế chất axit thặng dư sẻ được thải ra ngoài theo da và theo đó thận càng mau bình phục.

Lời Khuyên cho việc tiết thực:

- Thực hành ăn kiêng như sau trong vòng một tháng, cho đến khi tình hình được cải thiện. Sau đó nới rộng thức ăn ra theo cách ăn kiêng Dưỡng sinh.
1. Thực phẩm dùng cho bệnh thận suy thuộc dương:

• Thức ăn chính: Cơm gạo lứt , cơm gạo lứt xích tiểu đậu, nhai mỗi miếng cơm 200 lần. Trong trường hợp nghiêm trọng: dùng Kem gạo lứt đặc với củ cải daikon nạo.

• Thức ăn phụ : ( ¼ so với thức ăn chính ): Miso dầu mè , Hành tây, Nitsuke Okara, món tempura rau cải dùng với củ cải daikon nạo, xích tiểu đậu nấu với rong kombu và Bí đỏ mỗi ngày dùng 2/3 tách. Món nitsuke cà tím nấu với miso, dưa chuột nấu với súp kuzu (sắn dây), dưa cải dầm, Mù tạt xanh, Súp cá chép, watermelon syrup (nước một loại dưa hấu).

• Súp Miso: củ cải daikon, đậu phụ (tofu), cà tím, bắp cải Trung quốc, rau cải có lá xanh.

• Thức uống: Trà bancha, Bancha gạo lứt, trà gạo lứt, cà phê ngũ cốc, nước xích tiểu đậu nấu với rong kombu.

• Tránh dùng: tất cả những thực phẩm có nguồn gốc động vật (gồm cả nước súp thịt), trứng, chế phẩm từ sữa, thức ăn ngọt và nước uống có đường, gia vị cay.

2. Thực phẩm dùng cho thận suy thuộc Âm:

Thức ăn chính: Cơm gạo lứt (cơm lứt Ohsawa) hoặc bánh xích tiểu đậu dùng với muối mè, Trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, dùng Kem đặc gạo lứt với củ cải nạo. Dùng hai tách mỗi ngày. Nhớ nhai 200 lần mỗi miếng ăn.

Thức ăn phụ: ( 1/3 so với thức ăn chính ): Tekka miso, Miso dầu mè, Nitsuke Hiziki, nitsuke cà rốt ngưu bàng, Kombu tương cổ truyền, Tempura rau cải, Súp cá chép, Xích tiểu đậu nấu với rong kombu (mỗi ngày dùng tứ 1/3 đến ½ tách). Cải dầm miso.

Súp Miso: gồm rong wakame, kombu, củ hành, hành tây, bánh mochi (bánh dầy) gạo lứt.

Thức uống: Trà gạo lứt, Trà bancha gạo lứt, Trà bancha tương, trà kombu, trà Mu.

Tránh dùng: Tất cả thực phẩm động vật, cá, trai sò, chế phẩm từ sữa, kem lạnh, trứng, trái cây, thức ăn và thức uống có đường, nấm, dưa Melon, tất cả các loại đậu (ngoại trừ xích tiểu đậu), cà chua, khoai tây, cà tím, trà đen, salad hấp.

3.Thực phẩm dùng cho bệnh teo thận :

Thức ăn chính: Cơm gạo lứt, xích tiểu đậu. Cơm gạo lứt với lúa đại mạch (barley) với tỷ lệ 3/1 spaghetti mì lứt, bánh mochi nếp lứt (một loại bánh dày gạo nếp lứt).

Thức ăn phụ: (1/3 so với thức ăn chính), tương natto với hành tây, nitsuke Okara, rau cải (cà tím), món tempura dùng với củ cải nạo, xích tiểu đậu nấu với rong kombu, Súp cá chép, Tofu với súp kuzu, dưa cải dầm cám, bắp cải chua, salad hấp. Dùng ít muối hơn lệ thường.

Súp Miso: rong wakame, daikon, tofu, cà tím, shitake nấm sồi, bắp cải Trung quốc.

Thức uống: Trà gạo lứt, trà bancha gạo lứt, súp rau củ, kem đặc gạo lứt, cà phê ngũ cốc.

Tránh dùng: tất cả thức ăn có nguồn gốc động vật, cá, trứng, rượu, coca, cà phê, gia vị cay nóng, thức ăn đóng chai đóng hộp.

Tham khảo trang Thực dưỡng của Nhật nói về căn bệnh này:

Bệnh thận
Thận là nơi đào thải nước tiểu và chất thải được sản sinh trong quá trình hoạt động sinh sống của 60 nghìn tỷ tế bào trong cơ thể. Xin giới thiệu pp chăm sóc quả thận đang hoạt động một cách siêng năng không ngừng nghĩ.
Phương pháp trị bệnh thận bằng thực dưỡng:
Cơ thể con người được cấu thành từ khoản 60 nghìn tỷ tế bào, toàn bộ tế bào luôn hoạt động không ngừng nghĩ để duy trì sự sống.
Vì tế bào luôn tiêu thụ năng lượng để hoạt động liên tục cho nên chất thải cũng luôn được sản sinh.
Acid lactic, acid pyruvic, u- rê, ammoniac, axeton, …là những chất không thể giữ lại trong cơ thể được.
Vì thế những chất thải này đa phần được đào thải thông qua thận, nó biến thành nước tiểu và thải ra bên ngoài cơ thể.
Chức năng của thận cho dù chỉ yếu đi một chút thì chất thải cũng sẽ đào thải không sạch và tồn đọng trong cơ thể.
Chất thải lưu lại trong máu, nó sẽ tích lũy cả trong lẫn ngoài tế bào, khi đó chức năng của tế bào sẽ không thể hoạt động trọn vẹn được.
Cứ như thế thì chức năng của các cơ quan và nội tạng của toàn cơ thể sẽ cùng lúc bị suy yếu.
Và với đà như thế sẽ phát sinh triệu chứng viêm nhiễm, kéo theo phát sinh một số bộ phận sẽ bị hủy hoại.
Quả thận ngoài chức năng bài tiết nó còn đảm trách nhiều trách nhiệm quan trọng khác như: điều chỉnh huyết áp, nó còn liên quan mật thiết đến việc tạo hồng cầu và hoạt tính hóa vitamine D.
Có 2 trái thận nằm bên trái và phải sau lưng, phía trên có tuyến thượng thận.
Tuyến thượng thận cũng là cơ quan tiết niệu quan trọng, và cũng là nền tảng của sự trao đổi chất và hệ thống miễn dịch.
Nó có liên quan mật thiết đến hầu hết các hoạt động sinh sống, nó có tác dụng trao đổi đường, trao đổi đạm, trao đổi nước, control số lượng tế bào máu, có tác dụng lên chức năng cơ bắp, hệ tiêu hóa, hormone sinh dục.
Thận và tuyến thượng thận có mối tương quan mật thiết với nhau, từng chức năng đều bị chi phối ảnh hưởng lẫn nhau.
Chức năng của thận chỉ cần suy giảm một ít thì cũng sẽ xuất hiện các bệnh trạng như: mệt mỏi, sưng chân, ngứa ngoài da…
Nếu bị nặng hơn nữa thì khi ngủ dậy mặt bị sưng sưng, đau eo, đau ê ê ở lưng (ở vị trí của thận), cảm giác rất mệt mỏi.
Nếu nặng hơn nữa thì sẽ thấy ê ê phía sau đầu, ù tai, chóng mặt, sắc mặt tối, nước tiểu bất thường, mệt mỏi trầm trọng, giảm hăng hái.
Mọi hoạt động của quả thận chi phối rất lớn đến thể chất và tinh thần, và điều liên quan lớn nhất đến nó chính là sinh hoạt ăn uống.
Viêc hấp thu quá nhiều thức ăn động vật và thức ăn cực âm tạo gánh nặng cho thận và làm nó yếu đi.
Đặc biệt là thịt và cá khi đưa vào cơ thể sau khi xử lý và sử dụng làm phát sinh lượng lớn chất thải.
Khi thận phải thải nhiều chất thải thì làm cho tế bào mệt mỏi và chức năng bị giảm sút.
Ngoài ra, những loại trái cây miền nam chứa nhiều chất cực âm khi qua thận thì tế bào sẽ bị nới lỏng và chức năng suy yếu.
Nếu tình trạng như thế kéo dài liên tục thì hậu quả là thận và tuyến thượng thận sẽ suy giảm chức năng.
Thêm vào đó nếu nửa thân dưới bị lạnh thì cũng liên quan mật thiết đến việc thận và tuyến thượng thận suy giảm.
Đặc biệt là từ cổ chân xuống dưới nếu bị lạnh thì huyết quản sẽ co lại tạo nên phản xạ làm cho huyết quản của thận cũng co lại.
Nếu tình trạng này tiếp diễn thì việc lưu thông máu ở thận sẽ không tốt và làm cho chức năng thận yếu đi.
Chúng ta nên chú ý đến phòng máy lạnh trong mùa hè vì nó đặc biệt làm lạnh nửa thân dưới.
Không khí ấm sẽ bay lên phía trên phòng, còn không khí lạnh thì sẽ nằm phía dưới, do đó nó sẽ làm lạnh chân.
Cách ăn làm khỏe thận:
1, Tuân thủ căn bản của thực dưỡng.
2, Ăn 50% trở lên thức ăn chính.( 主食を50%以上摂る)
3, Ăn muối theo nhu cầu của cơ thể và chọn lựa muối phẩm chất tốt. Liều lượng thích hợp là khi cảm thấy vừa ngon miệng.
4, Uống nước vừa phải, đặc biệt uống ít nước đã gia nhiệt (水分は控えめ、特に加熱した水分は少量にする)
5, Ăn thật ít trong suốt buổi sáng.
6, Tránh ăn tối trễ.
7, Thức ăn chính nên nhai thật kỹ.
Thức ăn thúc tiến sự tuần hoàn máu:
Sắn dây, mè (vừng), nhân sâm, hành tây, quả óc chó, trái thông, bạch quả, bồ công anh, hạt hướng dương.
Thức ăn thúc tiến bài tiết chất thải:
Lúa mạch Hatomugi, ngưu bàng, hẹ, ngải cứu, lá củ cải trắng, lá nhân sâm, củ nhược ( khoai nưa dại, xà lục cốc, ma vu, xà đầu thảo-Amorphophallus konjac)
Thức ăn trung hòa, đào thải chất thải từ thức ăn động vật:
Củ cải trắng, củ cải tây(http://100.yahoo.co.jp/detail/%E3%82%AB%E3%83%96/),
Bí đao, khoai môn, nấm Nhật khô (nấm đông cô), khoai lang, khoai từ (củ từ?)?(http://www.e-gohan.com/ingredient/60.html), hành tây, hành lá dài, củ kiệu, hành lá.
Thức ăn nâng cao chức năng thận:
Khoai thiên nhiên, mè đen (vừng đen), củ sen, nhân sâm, nấm (http://ja.wikipedia.org/wiki/%E3%83%9E%E3%83%83%E3%82%B7%E3%83%A5%E3%83%AB%E3%83%BC%E3%83%A0), hạt sen, hẹ, quả óc chó, Rong biển phổ tai (kombu), wakame, hijiki, nori, miso đỏ, nước tương, mơ muối.
Điều nên tránh:
1,Tránh các thứ sản sinh nhiều lượng chất thải.
2,Tránh làm lạnh và giãn nở tế bào.
3,Tránh các thứ tạo gánh nặng cho thận.
Các thức ăn nên tránh:
1, Các thức ăn động vật: thịt, cá, sữa bò, trứng, các thức ăn chế biến từ thành phần động vật.
2, Trái cây cực âm: chuối, thơm, dưa các loại, cam, bưởi, hồng, nho, kiwi, lê.
3, Rau âm tính: ớt đà lạt, đậu bắp, ớt sừng, khoai tây, măng, bắp cải tím, cần tây, tỏi.
4, Gia vị: ớt, sansho (http://ja.wikipedia.org/wiki/%E3%82%B5%E3%83%B3%E3%82%B7%E3%83%A7%E3%82%A6), tiêu, mù tạt, washabi, cari.
5, Thức uống lạnh: juice, nước uống có gas, thức uống thể thao, thức uống bột.
6, Thức uống có cồn.
7, Các thứ khác: dấm, nước sốt cà chua, mayonnaise, sữa đậu nành, tàu hủ (đậu phụ), đậu phộng (lạc), bánh kem, bánh ngọt, bánh xốp, kem, sô cô la.
Khi dưới mắt có vết hằn, có hiện tượng sưng sưng, bọng nước là dấu hiệu của thận đang quá tải.
Theo đó xương và răng sẽ yếu đi, tóc bạc và tóc rụng sẽ tăng lên, ù tai, thính lực kém và dễ viêm tai giữa, tinh lực giảm sút, đi tiêu tiểu đều không tốt và bất thường, và sẽ xuất hiện hiện tượng sưng tấy.
Hơn nữa, nó là nguyên nhân gây lạnh, ảnh hưởng đến xúc cảm như ý thức không rõ ràng, tâm lý lo sợ, và sẽ thể hiện ra nét mặt.
Ngày nay, trong lúc nhiều người liên tục sử dụng nhiều đồ ngọt, trái cây, các loại thức uống ngọt hỗ trợ sức khỏe, ăn cơm hộp tiện lợi, thuốc bổ, mật ong thì số lượng bệnh trạng gọi là tình cảm up &down (thất thường) và đau lưng tăng lên.
Có lẽ là do hấp thu quá nhiều đường, hóa chất, dầu mỡ làm cho thận mệt mỏi và kiệt sức.

Cô Trâm và Bác Hưng cho cháu hỏi thận suy dùng pptd và canh dưỡng sinh kèm phsl age reviver thì thận có khả năng hồi phục không ạ.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài May 25 2017, 09:27 PM
Bài viết #57


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://tinhhoa.net/nhung-tuyet-chieu-duong...-bach-benh.html

Những tuyệt chiêu dưỡng thận trừ bách bệnh ai cũng nên biết mà áp dụng

Trung Y cho rằng thận là cái gốc của sinh mệnh, nếu thận khí đủ thì bách bệnh trừ, nếu thận hư thì sẽ gây ra bệnh tật trên thân thể. Vậy nên, trong rất nhiều phép trị bệnh, thì đều bắt đầu từ bổ thận.


Thận được xem là khởi nguồn của nguyên khí và có vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể con người (Ảnh: Emaze)
Theo quan niệm của Trung y, thận được coi là “gốc rễ Tiên thiên” (nguyên khí) của con người. Căn cứ vào nguồn gốc, khí hít thở vào phổi và khí hóa sinh khi ăn uống sẽ được gọi là “hậu thiên”. “Tiên thiên” là cách gọi dành cho loại khí chứa ở thận, bao gồm khí nguyên âm (thận âm) và khí nguyên dương (thận dương). Thận trái kiểm soát chức năng của lục phủ, thận phải cai quản sự vận hành của ngũ tạng.

Vì vậy, nếu muốn trường thọ, chúng ta phải coi việc dưỡng thận là ưu tiên hàng đầu.

Trên thực tế, thận cũng có những thay đổi theo tuổi, đặc biệt là từ độ tuổi 40. Do đó, bắt đầu bước qua tuổi tứ tuần, chúng ta phải chăm sóc cơ quan này một cách đặc biệt.

Dưới đây là những bí quyết dưỡng thận đã được các bác sĩ y học cổ truyền đúc kết và chia sẻ.

1. Bảo vệ tốt đôi chân

Kinh mạch của thận xuất phát từ bàn chân, nên sức khỏe của hai bộ phận này có liên quan trực tiếp với nhau. Trong khi đó, đôi chân lại rất dễ bị nhiễm lạnh.

Để giữ ấm cho chân, các bác sĩ khuyến khích mọi người đi tất, tránh đi chân trần ở những nơi ẩm ướt, khi ngủ cần giữ thói quen đắp kín chăn từ chân đến hết vai, càng không nên để hai chân đối diện với điều hòa hay quạt.

Bên cạnh đó, chân là nơi tập trung nhiều huyết vị, trong đó có huyệt Dũng Tuyền. Thói quen xoa bóp gan bàn chân trước khi đi ngủ được xem là một phương pháp dưỡng thận đơn giản mà công hiệu.


Giữ ấm đôi chân là phương pháp gián tiếp giúp bảo vệ thận vô cùng hiệu quả. (Ảnh: today.com)
2. Đại tiện thông suốt

Nếu đại tiện gặp khó khăn, các chất cặn bã sẽ tích tụ trong cơ thể gây ra táo bón, mệt mỏi, đau thắt lưng, cột sống, nôn mửa và đặc biệt là làm tổn thương thận.

Chính vì vậy, đại tiện thông suốt cũng được xem là một cách chăm sóc thận. Để quá trình bài tiết diễn ra dễ dàng, chúng ta nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và tăng cường vận động.

Trong trường hợp đại tiện gặp khó khăn, có thể dùng 2 tay áp lên vùng thận và ấn nhẹ nhàng để kích phát cho thận sinh khí và gia tăng tốc độ đào thải.

3. Chà xát thắt lưng

Thắt lưng là vị trí tương ứng với thận, chà xát vùng thắt lưng có thể khơi thông cân mạch, tăng cường chức năng của thận. Sau mỗi lần đại tiểu tiện, dùng hai tay chà xát thắt lưng 36 lần, sẽ cảm thấy nóng vùng thắt lưng.

4. Duy trì giấc ngủ chất lượng

Một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp khí huyết chuyển hóa thuận lợi. Đây là yếu tố quan trọng đối với việc dưỡng thận.


Một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp khí huyết chuyển hóa thuận lợi. Đây là yếu tố quan trọng đối với việc dưỡng thận. (Ảnh: VietFix)

Bên cạnh đó, giấc ngủ có tác dụng hồi phục tinh lực, dưỡng khí, kiện tỳ, ích vị, kiện cốt, cường gân. Những nghiên cứu lâm sàng cũng chỉ ra nhiều người suy kiệt công năng thận là do thức đêm triền miền, mệt mỏi hoặc ngủ không sâu giấc.

Do đó, chúng ta nên nuôi dưỡng thói quen nghỉ ngơi và làm việc điều độ, ngủ sớm dậy sớm, tránh tình trạng lao lực quá sức.

5. Không nên nhịn tiểu

Khi tích trữ nước tiểu đến một số lượng nhất định, bàng quang sẽ kích thích phản xạ thần kinh để bài tiết, sinh ra cảm giác buồn tiểu. Đi vệ sinh đúng thời điểm này là một trong những yếu tố góp phần bảo vệ thận.

Nếu bị kìm hãm quá lâu, nước tiểu sẽ gia tăng áp lực cho bàng quang, khiến phản xạ của cơ quan này trở nên hỗn loạn, làm cho nước tiểu “phản lưu” (chảy ngược).

Hiện tượng này có thể dẫn đến vỡ thận, viêm thận, thậm chí gây tổn hại nghiêm trọng tới chức năng của cơ quan này.

6. Nuốt nước bọt


Nước bọt có rất nhiều tác dụng, trong đó có dưỡng thận (Ảnh: Listabuzz)
Những lý thuyết dưỡng sinh của Trung Quốc từ xa xưa đều coi đánh giá cao công dụng của nước bọt. Cổ nhân cho rằng, nước bọt có tác dụng “nhuận ngũ quan, đẹp da thịt, chắc răng, cường gân cốt, lưu thông máu, tăng tuổi thọ”.

Trên thực tế, nước bọt trong miệng chia làm hai phần gồm nước miếng trong, loãng có liên quang đến tiêu hóa do tạng tỳ tiết xuất và nước miếng đục, đặc có liên quan đến thận.

Nước bọt của người còn chứa nhiều chất có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, trung hòa axit dạ dày và tăng cường hệ miễn dịch.

7. Xoa bóp thắt lưng

Vòng eo là nơi tập trung nhiều huyệt vị như huyệt Mệnh Môn, huyệt Thận Du, huyệt Yêu Dương Quan, huyệt Yêu Nhãn,…Do đó, thói quen xoa bóp, đấm lưng, hay vận động hông và thắt lưng mỗi ngày sẽ giúp làm ấm thận dương, có lợi cho cột sống, thông kinh lạc.

Trong khi đi bộ, chúng ta cũng có thể dùng hai tay ấn nhẹ vào vùng thận và lưng sẽ làm thuyên giảm và phòng tránh các bệnh trạng về xương sống, thắt lưng.

8. Ấn huyệt Thái Khê


Huyệt Thái Khê ở tại trung điểm giữa đường nối bờ sau mắt cá trong và mép trong gân gót.
Phương pháp này có thể dùng cho hầu hết các bệnh thận, đặc biệt là đối với bệnh thận mạn tính, có biểu hiện phù. Đồng thời cũng giúp loại bỏ quầng thâm mắt, làm trắng da, tăng cường trí nhớ, cải thiện khả năng nghe nhìn, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Dùng ngón tay cái bên đối diện ấn nhẹ vào huyệt Thái Khê, lực sao cho cảm thấy chướng là vừa. Phương pháp này chỉ có tác dụng bổ trợ, đối với người bị bệnh thân vẫn cần phối hợp với uống thuốc

9. Luyện đầu ngón tay út

Đầu ngón út có nhiều dây thần kinh, đồng thời có liên kết với lục phủ ngũ tạng. Chẳng hạn như đầu ngón út phải có liên kết với thận. Đầu ngón út trái có liên kết với bàng quang. Thường xuyên luyện đầu ngón út có thể cường thận. Phương pháp luyện tập phổ biến là hằng ngày dùng ngón út nâng ấm nước hoặc cốc nước 99 lần, trong sinh hoạt hàng ngày có thể ưu tiên dùng ngón út để lật sách, mở cửa…

10. Ấn huyệt Quan Nguyên


Huyệt Quan Nguyên nằm phía dưới cách rốn 4 ngón tay.
Thường xuyên dùng ngón tay ấn, xoa bóp huyệt này sẽ có tác dụng bồi bổ nguyên khí, điều hòa khí huyết, tăng cường chức năng của các tạng phủ, tăng cường sức miễn dịch. Ngoài ra còn có tác dụng chống tăng huyết áp, mỡ máu, táo bón, tiêu chảy, liệt dương, đái dầm, choáng đầu, mất ngủ, đau bụng kinh.

11. Xoa bóp lỗ tai

Thận khai khiếu ra tai, cho nên thường xuyên xoa bóp hai tai có tác dụng cường thận, dưỡng thận.

TinhHoa tổng hợp


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

6 Trang V  « < 4 5 6
Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 03:50 AM