IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Các bài giảng của ngài Ottamassara
Diệu Minh
bài May 4 2013, 05:36 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



SỨC MẠNH CỦA SỰ XẢ LY

1. Làm việc thiện theo cách đúng đắn
Thường có những giới hạn và hạn chế khi làm việc thiện như: cái gì, khi nào, ở đâu, ai và thế nào
Trên thực tế, chỉ có con đường trung đạo khi làm việc thiện. Không chấp nhận ý nghĩ về việc cái gì đang diễn ra và coi đó là thực tại mà cũng không chấp nhận ý nghĩ là chẳng có gì cả và coi đó là thực tại. Không dính mắc vào việc làm việc thiện mà cũng không chối bỏ điều đó. Tức là không nên lấy bản thân làm trung tâm khi làm việc thiện hay làm với sự hiểu biết giới hạn mà cũng không nên tránh làm.
Mọi người có thói quen làm việc thiện với những hạn chế và sự ép buộc. Con đường trung đạo duy nhất (con đường thực sự làm các việc thiện) vượt lên trên những giới hạn và kiến thức. Để làm các việc thiện theo cách đúng đắn, cần thiết làm theo sự hướng dẫn xác thực của Phật, Pháp, Tăng
Mọi người có khả năng làm các việc với những hạn chế như: Khi ở Rome, hãy làm như người Rome.
Ví du: Mọi người có những khả năng hạn chế dưới đây:
(a) Thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu
(cool.gif Làm các việc thiện với những giới hạn
© Tránh xa làm các việc bất thiện với bản ngã
Nếu làm các việc thiện mà xoay quanh bản thân, không có sự hướng dẫn của Phật, Pháp, Tăng thì bạn sẽ không thể làm theo cách đúng đắn (chỉ làm mà thôi). Con đường trung đạo duy nhất (con đường làm việc thiện thực sự) không bám víu và cũng không chối bỏ. Không dính mắc và cũng không bác bỏ.
Cố gắng làm việc thiện theo cách đúng đắn (chỉ làm mà thôi) với sự giúp đỡ của Phật, Pháp, Tăng. Cố gắng làm việc thiện nhiều nhất có thể và bạn sẽ có khả năng làm nhiều như bạn đã từng làm. Nếu bạn không bao giờ thử, làm sao bạn có thể học làm điều đó?
Theo thói quen, chúng ta thường làm việc thiện với những hạn chế. Ví dụ, chúng ta làm việc thiện với ý niệm dính mắc hoặc coi việc thiện, việc bất thiện, người cúng dường, người nhận cúng dường, vật cúng dường là thực tại. Nói cách khác, chúng ta làm việc thiện với sự dính mắc vào những giới hạn.

2. Làm thế nào để loại bỏ thói quen dính mắc
Chúng ta sẽ không thể làm việc thiện theo cách đúng đắn (chỉ làm mà thôi) chừng nào chúng ta còn dính mắc. Cố gắng từ bỏ thói quen dính mắc, bằng việc làm việc thiện theo cách đúng đắn (chỉ làm mà thôi). Cố gắng từ bỏ thói quen dính mắc vào kinh nghiệm tốt, kết quả tốt, với ý niệm xác nhận những kinh nghiệm và kết quả đó. Cố gắng thoát khỏi sự xoay quanh bản thân hay những kiến thức giới hạn khi làm việc thiện.
Một cách truyền thống, chúng ta làm việc thiện với sự dính mắc và xác nhận. Như là “tôi làm việc thiện”, “tôi làm việc bất thiện” với ý niệm coi “tôi, bạn, việc thiện, việc bất thiện, hành động, kinh nghiệm, thời gian, nơi chốn” có tầm quan trọng.
Cũng như người vận động viên cố gắng đánh bại đối thủ với ý niệm coi chiến thắng, thất bại, tranh tài là thực tại.
Cố gắng từ bỏ thói quen dính mắc qua khả năng làm việc thiện không giới hạn.
Nếu như không có sức mạnh trong việc làm việc thiện, làm sao chúng ta có khả năng làm việc thiện?
Chúng ta sẽ không thể từ bỏ thói quen dính mắc vào các sự thật ngụy tạo trừ phi chúng ta có sức mạnh của việc làm việc thiện.

3. Cách thức để không tham (alobha), không sân (adosa), không si (amoha)
Dính mắc, xác nhận, chú ý vào các sự thật ngụy tạo thì vừa tham, vừa sân, vừa si.
Cố gắng chinh phục tham với vô tham (bằng lòng/hào phóng), sân với vô sân, si với vô si
Khả năng làm, suy nghĩ hay kiến tạo là những khả năng bình thường mà chúng ta có. Đó là những khả năng của tham, sân, si.
Cố gắng chuyển từ khả năng tham, sân, si sang vô tham, vô sân, vô si bằng cách sử dụng khả năng cao nhất của việc làm việc thiện: Bố thí (dana) - Trì giới (sila) – hành thiền (bhavana).
Làm việc thiện càng nhiều, kết quả là khả năng của tham, sân, si càng giảm;
sức mạnh tối cao của vô tham, vô sân, vô si càng lớn.
Theo thói quen, chúng ta chú ý vào các sự thật ngụy tạo, như là giàu hay không giàu, khỏe hay không khỏe, có giáo dục hay không, trẻ hay không, đàn ông hay đàn bà, làm cái gì hoặc không làm gì.
Thông thường, chúng ta nghĩ tiền của chúng ta sẽ bị dùng hết nếu như chúng ta cúng dường, mà không xem xét đến điều kiện của tâm. Trong khi cúng dường, chúng ta chú trọng vào việc “giàu hay không giàu”, “có dùng hết tiền không”
4. Phá vỡ truyền thống
Bố thí, cúng dường (dana) thực sự phá vỡ thói quen của lòng tham - (chiếm giữ, vơ vào, dính mắc) liên tục tiếp diễn
Giữ giới cũng phá vỡ thói quen của tham, sân - (ví dụ làm điều gì với tham muốn)
Hành thiền (bhavana) phá vỡ những phiền não (kilesa) đang có mặt nơi tâm
Bằng việc hành thiền, chúng ta thách thức thói quen cá nhân của các phiền não quen thuộc – như là làm với tham muốn
Làm việc thiện như Đức Phật dạy là thực hành sự xả ly và nó không phải là sự nố lực vô ích. Điều đó có nghĩa là phá vỡ truyền thống và thói quen cá nhân. Nói cách khác, làm việc thiện là xả ly tham, sân, si.
Bằng việc thách thức và từ bỏ các thói quen cá nhân, sức mạnh xả ly của tham, sân, si sẽ lớn mạnh. Bằng việc thường xuyên từ bỏ bất cứ tham muốn nào, sức mạnh của sự xả ly sẽ lớn hơn và lớn hơn nữa.
(a) Bố thí, cúng dường (dana) là phá vỡ thói quen của lối suy nghĩ thế gian
(cool.gif Giữ giới (sila) là thách thức những truyền thống thế gian như là làm với tham muốn (nghĩa là chúng ta đặc biệt chú trọng vào vấn đề sống và chết, phương tiện trợ giúp gia đình, các vấn đề xã hội, giáo dục, làm ăn, sự tự tin)
© Hành thiền (bhavana) là một loại từ bỏ, thách thức phiền não (kilesa) – thói quen cá nhân của việc làm với tham muốn
Trong tâm của chúng ta có các quan điểm như “chúng ta phải học”, chúng ta phải cố gắng nói hùng hồn, chúng ta phải làm việc”…mà không có những vấn đề như: “chúng ta phải nỗ lực làm việc thiện”, “chúng ta phải cúng dường (dana), “chúng ta phải giữ giới (sila), “chúng ta phải hành thiền (bhavana)”
Khám phá sự thật (bố thí, trì giới, hành thiền) là đối diện với tham, sân, si thường xuyên theo miết các sự thật ngụy tạo hoặc các nhãn dán
Chúng ta làm việc thiện (bố thí, trì giới, tham thiền) càng nhiều
sức mạnh của vô tham, vô sân, vô si càng lớn.
Sức mạnh xả ly vô tham, vô sân, vô si đặc biệt liên quan đến tâm
Con người có thể chỉ hiểu rõ về các đối tượng rõ ràng và nghĩ khả năng của họ là thật (ví như khả năng của diễn viên có thể được thấy trên màn ảnh). Trên thực tế, các khả năng có thể được thấy chỉ là các khả năng ngụy tạo, không có thực
Chúng ta không hiểu được sức mạnh của sự xả ly (vô tham, vô sân, vô si). Như là, (1) sức mạnh xả ly đối với các sự thật ngụy tạo, tốt và xấu; (2) sức mạnh xả ly đối với những vấn đề thế gian. Đó là lý do tại sao chúng ta không dám từ bỏ các sự thật ngụy tạo.
Nếu như chúng ta dám từ bỏ, sức mạnh của sự xả ly sẽ trở nên lớn mạnh. Chỉ khi đó, sức mạnh của việc phá vỡ các truyền thống thế gian như là “làm ăn, học hành, cạnh tranh, trả thù” trở nên lớn mạnh hơn.

5. Giáo Pháp thực sự
Tôi chỉ dạy Pháp theo cách dạy thực sự, chứ không dạy theo cách truyền thống - phải dạy thế nào
Tôi dạy Giáo Pháp theo cách đúng đắn qua sức mạnh của việc làm việc thiện không giới hạn.
Chỉ khi bạn có đủ sức mạnh của việc làm việc thiện, bạn mới có thể hiểu được lời dạy của tôi. Nếu như bạn muốn hiểu, bạn phải làm việc thiện với khả năng cao nhất để có thể tạo ra nghiệp tối thượng.
Bạn sẽ không thể hiểu nếu như bạn dính mắc chặt chẽ vào các sự thật ngụy tạo, những truyền thống giới hạn như là “cái gì, khi nào, ở đâu, ai, thế nào…”
Chúng ta đã quen bị cuốn vào các sự thật ngụy tạo hay các nhãn của những thứ chúng ta ưa thích như là các tính cách ngụy tạo, mưu đồ, thời gian, nơi chốn và tình huống ngụy tạo. Bởi thế, chúng ta không thể nghe giáo Pháp thực sự vì chúng ta không thấy những sự ưa thích của mình ở trong đó. Nói cách khác, các sự thật ngụy tạo không có ở trong đó.
Tôi dạy Giáo Pháp theo cách đúng đắn, không dính mắc vào các sự thật ngụy tạo như “cái gì, ở đâu, khi nào, thế nào, ai, sự ưa thích, tính cách, mưu đồ”
“Nghe Giáo Pháp thực sự càng nhiều,
sự dính mắc vào các sự thật ngụy tạo càng ít”
6. Mục tiêu của việc làm việc thiện
Cần thiết phải từ bỏ thói quen dính mắc của tâm vào thời gian, nơi chốn, kinh nghiệm, phương pháp, Pháp mà chúng ta đang nghe, thầy và thiền sinh, việc nghe và hành thiền.
Điều chúng ta thực sự phải làm khi làm việc thiện đó là tự do khỏi sự dính mắc. Có nghĩ là mục tiêu của việc làm việc thiện phải là tự do khỏi sự dính mắc.
Làm việc thiện (bố thí, trì giới, tham thiền) là một loại công việc không thông thường và vì thế, nó thách thức và phá vỡ truyền thống và các tập quán.
Chúng ta phải làm việc thiện theo cách đúng đắn. Không dính mắc cũng không chối bỏ. Chỉ làm mà thôi, chỉ kinh nghiệm mà thôi, chỉ áp dụng mà thôi. Chúng ta phải làm việc thiện theo cách đúng đắn để mà đạt đến điểm mấu chốt là không dính mắc mà cũng không xác nhận, chỉ làm mà thôi. Có nghĩa rằng chúng ta phải làm việc thiện để thực sự là việc thiện. Để trở thành bố thí thực sự, trì giới thực sự, hành thiền thực sự, trí tuệ thực sự (dana, sila, bhavana, panna) - để có thể làm việc thiện theo cách đúng đắn, chúng ta phải sử dụng sự bố thí ngụy tạo, trì giới ngụy tạo, hành thiền ngụy tạo, trí tuệ ngụy tạo
Chúng ta có thói quen làm việc thiện với mong muốn trở thành cái gì đó (như chúng ta chú trọng vào việc diễn ra cái gì đó hay không. Một số người làm việc thiện với mong muốn cắt bỏ luân hồi samsara thì coi quá trình cắt bỏ luân hồi là thực tại)
Thường thì chúng ta có những khả năng ngụy tạo. Ví dụ: (1) chúng ta có thể làm việc thiện bằng việc cố gắng che phủ lòng tham mà không từ bỏ nó. (2) chúng ta có khả năng rải tâm từ (metta) đến tất cả bằng việc che giấu sự sân hận mà tránh từ bỏ nó. (3) chúng ta cũng kiên nhẫn mà không từ bỏ sự sân hận
Cũng như thế với “khả năng hiểu Pháp”, có nghĩa là chúng ta có khả năng hiểu mà không thể từ bỏ vô minh một cách toàn diện. Tất cả những điều này chỉ là khả năng ngụy tạo.
Làm việc thiện phải, cố gắng để:
(1) Làm việc thiện thực sự
(2) Bố thí thực sự
(3) Tâm từ thực sự
(4) Hiểu biết thực sự
(5) Xả ly thực sự
(6) Không tham, không sân, không si thực sự
Chúng ta có thể từ bỏ cái gì đó với mục đích nào đó mà không có khả năng từ bỏ sự dính mắc của tâm. Đầu tiên, chúng ta cố gắng từ bỏ và rồi lại cố gắng dính mắc lại. Loại từ bỏ đó là cách từ bỏ theo truyền thống và thói quen mà không có khả năng từ bỏ sự dính mắc của tâm.
Theo thói quen, chúng ta giữ giới mà không có khả năng từ bỏ làm các việc thế gian. Chúng ta giữ giới cùng lúc với làm các việc thế gian
Cũng như thế với hành thiền. Chúng ta hành thiền cùng lúc với làm các việc thế gian. Đó là lý do tại sao không thể trở thành vipassana thực sự. Cũng như thế với việc giữ giới, sila, không thể trở thành giữ giới thực sự mà chỉ là giữ giới ngụy tạo.
Vì không thực sự nên không an toàn và chắc chắn. Đó là lý do tại sao có những vấn đề như phá giới, mất định, mất niềm tin ở ai đó.
Nếu tâm từ thực sự, sẽ không bao giờ bị mất mà rất chắc chắn, thậm chí khi chúng ta đối mặt với những sự việc có thể làm mất tâm từ. Như tâm từ của Đức Phật, vì tâm từ của Đức Phật là thực sự, Đức Phật không bao giờ bị mất tâm từ cho tất cả chúng sinh, trong đó bao gồm cả Devadatta, người mà luôn cố gắng làm hại Đức Phật trong suốt cuộc đời. Nếu tâm từ của chúng ta không phải là tâm từ thực sự, chúng ta sẽ mất nó ngay cả khi đối mặt với những trường hợp rất tầm thường.
Nếu như chúng ta không hành thiền, một cách tự nhiên, chúng ta sẽ sử dụng dana, sila, bhavana, panna ngụy tạo. Chúng ta đã quen hài lòng với những thứ ngụy tạo. Chúng ta phải cố gắng làm việc thiện theo cách đúng đắn. Có nghĩa là chúng ta phải làm việc thiện để thực sự là việc thiện: giữ giới thực sự, định thực sự, tuệ thực sự mà không bao giờ có thể mất.

7. Hành thiền theo cách đúng đắn
Nghe Pháp và hành thiền là các việc thiện.
Tôi cũng giúp mọi người làm việc thiện bằng cách làm cho họ nghe Pháp và hành thiền.
Bằng việc dạy Pháp theo cách đúng đắn (chỉ dạy mà thôi, chỉ làm mà thôi), tôi cũng đang giúp mọi người hành thiền theo cách đúng đắn (chỉ thực hành thiền mà thôi)
Nếu tôi dạy Pháp mà chú trọng vào các sự thật ngụy tạo như cái gì, khi nào, ở đâu, thế nào, ai là thầy và thiền sinh thì thiền sinh sẽ hành thiền với sự chú trọng vào các sự thật ngụy tạo
Tôi dạy Pháp theo cách đúng đắn (chỉ dạy mà thôi) với khả năng cao nhất để giúp đỡ cho thiền sinh có thể hành thiền theo cách đúng đắn (chỉ thực hành thiền mà thôi)
Một người không có khả năng chỉ dạy mà thôi
(1) Mặc dù có thể chỉ sử dụng mà thôi, những cuộc sống khác nhau của thiền sinh, của thầy, thời gian, nơi chốn…
(2) Có thể chỉ làm mà thôi, chỉ hành mà thôi, chỉ kinh nghiệm mà thôi trong việc nghe Pháp, hành thiền
(có nghĩa là người thầy cần phải làm rất nhiều việc thiện để giúp người khác hiểu Pháp và giải quyết những khó khăn của họ mà không có sự phân biệt và giới hạn, vì thế mà vị thầy có thể chỉ dạy mà thôi, dù cho người đó rất thành thạo và đã thành tựu hoàn toàn trong việc thực hành thiền đúng đắn)
Thực tế là có cách thực hành thực sự trong hành thiền. Người thầy có nhiệm vụ thực sự và thiền sinh cũng có nhiệm vụ thực sự của mình.
Việc có trách nhiệm với bản thân là một loại trợ giúp lớn lao cho việc có trách nhiệm với người khác.
Với tôi, làm việc thiện, chỉ làm mà thôi. Quan trọng là thiền sinh cần cố gắng chỉ kinh nghiệm mà thôi. Tôi sử dụng cuộc sống của vị thầy, cuộc sống của thiền sinh. Các cuộc sống khác nhau chỉ để áp dụng mà thôi, chỉ để kinh nghiệm mà thôi, mà không có dính mắc và xác nhận là tồn tại thực sự.
Cố gắng làm việc thiện theo cách đúng đắn, (chỉ làm mà thôi), mà không dính mắc hay chối bỏ, thay vì làm việc thiện với sự dính mắc chặt chẽ như thường lệ.

8. Khả năng tìm kiếm sự thật
Tôi dạy Pháp theo cách đúng đắn, chỉ dạy mà thôi, vì vậy thiền sinh cần nghe theo cách đúng đắn, chỉ nghe mà thôi và chỉ kinh nghiệm mà thôi. Làm việc thiện là phá vỡ truyền thống, thói quen và lối hành động thông thường. Bằng việc làm việc thiện theo cách đúng đắn, chúng ta có thể thành tựu khả năng không theo quy ước. Thông thường chúng ta sử dụng các hành động vô minh với tham, sân, si. Các loại khả năng ngụy tạo đó chỉ tạo ra những suy nghĩ, sáng tạo, phát minh mang tính tạm thời, giả tạo.
Bằng việc cố gắng làm các việc thiện bố thí, trì giới, hành thiền như Đức Phật đã dạy, sức mạnh của sự xả ly sẽ tăng trưởng. Nếu chúng ta dám từ bỏ tài sản, chúng ta sẽ có được sức mạnh của sự từ bỏ tài sản. Nếu chúng ta không dám từ bỏ như vậy, chúng ta sẽ không có khả năng đó mà chỉ có khả năng làm kinh doanh mà thôi.
Nếu bạn giữ giới, bạn sẽ có sức mạnh của việc từ bỏ tham muốn của tâm. Nếu bạn không giữ giới, bạn sẽ chỉ có sức mạnh từ việc làm gì đó với tham muốn. Bằng việc từ bỏ việc chạy theo các tham muốn và cố gắng tìm ra sự thật, bạn sẽ có khả năng tìm kiếm sự thật. Không quan trọng là bạn có tìm thấy nó không mà quan trọng là đi tìm nó.
Cố gắng làm việc thiện không giới hạn để có khả năng mà bạn chưa từng có.

9. Thay đổi khả năng:
Bản thân tôi có cơ hội hành thiền từ năm 29 tuổi, khi đó tôi nhận ra sức mạnh của sự xả ly và học để có thể sử dụng nó. Tôi từ bỏ công việc thế gian và hành thiền. Bằng việc làm như vậy, tôi có thể phá vỡ lối cư xử truyền thống của những người làm kinh doanh. Tôi đã không thể phá vỡ truyền thống của đời sống sinh viên khi tôi đang đi học. Tôi đánh giá nền giáo dục ngụy tạo như một trò điên rồ. Tôi đã đánh giá quá cao mọi thứ ngụy tạo. Tôi chủ yếu tập trung vào tiền, vấn đề lãi lỗ trong việc kinh doanh. Tôi chỉ có được sức mạnh của sự xả ly đối với truyền thống và những sự thật ngụy tạo khi bắt đầu hành thiền.
Bằng việc làm các việc thiện một cách bền bỉ, khả năng của tôi đã chuyển từ khả năng của việc làm với những kỹ năng ngụy tạo sang khả năng cao hơn của việc làm với sự xả ly. Bằng việc làm các việc thiện, tôi có khả năng từ bỏ suy nghĩ, làm kinh doanh và đánh giá cao việc thế gian. Và tôi có khả năng đánh giá sâu sắc và coi trọng giá trị của sự thật (Phật, Pháp, Tăng)
“Sức mạnh của việc làm gì đó” không hoàn hảo
“Sức mạnh của việc xả ly” là hoàn hảo

10. Làm sao từ bỏ thói quen hành động của tâm
Chúng ta phải làm việc thiện để có thể có đủ nghiệp cao thượng.
Theo thói quen, chúng ta làm việc thiện với tâm chú trọng vào các sự thật ngụy tạo như cái gì, khi nào, ở đâu, ai, thế nào, với những hạn chế và giới hạn và thái độ vô thức về việc trở thành cái gì đó hoặc mọi thứ mà chúng ta thèm muốn hay không đối diện với thứ chúng ta không mong muốn.
Chúng ta phải thực sự làm việc thiện như thế nào: làm việc thiện theo cách đúng đắn bằng việc chỉ làm một cách bền bỉ. Làm càng nhiều càng tốt và bạn sẽ có sức mạnh lớn hơn để tiếp tục làm. (Ví dụ, nếu bạn làm một cách tạm thời, sẽ có sức mạnh tạm thời. Nếu làm với ít sự xả ly, có sức mạnh của việc xả ly ít. Nếu làm với sự xả ly nhiều, có sức mạnh của sự xả ly nhiều. Nếu có thể từ bỏ đến khi không còn gì có thể từ bỏ, bạn sẽ có sức mạnh của sự xả ly hoàn toàn)
Làm với sự xả ly nhằm tạo ra sức mạnh tối cao của sự xả ly
Sức mạnh xả ly càng lớn,
Sự dính mắc vào các sự thật ngụy tạo hay dán nhãn càng ít.
Và bạn sẽ có thể từ bỏ sự chú trọng vào các sự thật ngụy tạo hay dán nhãn. Bạn có thể từ bỏ thói quen truyền thống các hành động của tâm
Theo thói quen, chúng ta sử dụng tâm với sự dính mắc vào các sự thật ngụy tạo hay dán nhãn. Chúng ta sẽ không thể từ bỏ sự dính mắc vào các sự thật ngụy tạo trừ phi chúng ta có sức mạnh của việc làm việc thiện. Chúng ta sẽ không thể dừng lại hay kiểm soát tâm của chúng ta và các hành động của tâm.
Chỉ khi chúng ta cố gắng làm các việc thiện cho Phật, Pháp, Tăng thì chúng ta có thể từ bỏ thói quen hành động của tâm. Chúng ta sẽ có thể kiểm soát được tâm.

11. Sử dụng cuộc sống và tài sản theo cách đúng đắn
Tôi đã xuất gia làm nhà sư nhờ sức mạnh của sự xả ly và bây giờ tôi sử dụng cuộc sống của nhà sư với sức mạnh của sự xả ly.
Cuộc sống và tài sản liên tục trôi đi. Vì vậy sử dụng cuộc sống và tài sản với sức mạnh của sự xả ly thì thích hợp và đúng đắn (sử dụng theo cách đúng đắn). Nếu không, bạn sẽ không thể sử dụng cuộc sống và tài sản vốn chỉ là để xả ly và từ bỏ, theo cách đúng đắn.
Chẳng có gì phải lo lắng cho bản thân hay người khác nếu như có sức mạnh xả ly. Chỉ khi bạn có sức mạnh của sự xả ly, bạn có thể làm việc thiện không giới hạn.

12. Chúng ta có thể áp dụng vào cuộc sống hiện nay không?
Làm việc thiện là cách để tạo ra sức mạnh cao nhất của việc thiện không tham, không sân, không si.
Chúng ta nên cố gắng làm việc thiện (bố thí, trì giới, hành thiền - chỉ làm mà thôi), lại nữa, nếu chúng ta nuôi dưỡng các việc làm ngụy tạo như rải tâm từ đến người khác, chúng sẽ không phải là những việc thiện thực sự mà chỉ là những việc làm ngụy tạo.
Nếu chúng ta có sức mạnh lớn lao của việc làm việc thiện, chúng ta sẽ hiểu về cuộc sống thế nào là chỉ để sử dụng mà thôi. Và chúng ta sẽ hoàn toàn có thể chịu đựng được những tốt và xấu xảy đến trong đời. (như là đau, khổ bệnh, già, chết)
Chúng ta phải tăng khả năng chịu đựng nhiều nhất có thể, như vậy chúng ta có thể thích ứng được với cuộc sống đầy khổ đau hiện nay. Nếu chúng ta có khả năng đó thì không có gì quan trọng với chúng ta, dù tốt hay xấu. Nếu không, mọi thứ dường như quan trọng và theo đó, tạo ra thêm những vấn đề mới.

13. Tại sao chúng ta cần kiên nhẫn với cái đau, sự khổ sở:
Tôi có thể truyền bá Giáo Pháp như Đức Phật đã dạy, qua sức mạnh của sự xả ly, sức mạnh của sự bao dung, và sức mạnh của sự kham nhẫn cái đau, cái khổ mà không dính mắc, kết quả là, không có vấn đề gì với tôi ngay cả khi những người khác cố gây khó dễ cho tôi.
Chúng ta cần phải bao dung với cái đau, cái khổ khi làm các việc thiện bằng cách quy y Phật, Pháp, Tăng. Nếu không thể bao dung với những cái khổ đó, chúng ta sẽ không thể tiếp tục làm việc thiện.

14. Cách làm các việc thiện một cách thực sự:
Chúng ta sẽ không thể tiếp tục hành thiền nếu chúng ta không thể kham nhẫn với những từ ngữ xấu xa (chỉ trích)
Không quan trọng là cái gì đang thay đổi hàng ngày trên thế giới bất ổn của chúng ta. Quan trọng là có sức mạnh tối cao của việc làm việc thiện.
Tôi có thể hành thiền vì tôi có sức mạnh của sự xả ly cuộc sống và tài sản. Nếu không, tôi sẽ phải tiếp tục công việc kinh doanh, sợ mất hết tiền, tôi sẽ phải tiếp tục chữa trị vì sợ chết.
Tôi bền bỉ hành thiền, vì thế mà sức mạnh của sự xả ly ngày càng lớn mạnh. Tôi có thể từ bỏ các truyền thống của thế gian, những cái mà cản trở con đường làm việc thiện thực sự. Bằng việc hành thiền, không cần phải quan tâm đến điều gì nữa (như sức khỏe, sự an toàn, cuộc sống, những lời nhận xét tiêu cực khác nhau…)
Cách làm việc thiện thực sự là cố gắng làm việc thiện mọi lúc, mọi nơi, với mọi người, trong mọi tình huống, giàu hay nghèo, khỏe hay không khỏe…









--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài May 4 2013, 05:37 PM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



THOÁT RA KHỎI SỰ HIỂU BIẾT SAI LẦM

Tất cả các Sự thật Ngụy tạo là không thực và Sự thật Gốc là thực
Một cách tự nhiên, tất cả chúng ta chỉ chú ý đến các Sự thật Ngụy tạo, như là: thân và tâm của chúng ta, thời gian, nơi chốn, bầu trời và vũ trụ…bởi vì thân và tâm của chúng ta bị kiểm soát bởi sự hiểu biết sai lầm gốc. Vì sự hiểu biết sai lầm gốc đó mà sự chú ý ngụy tạo và dính mắc vào các Sự thật Ngụy tạo xuất hiện.
Sự chú ý ngụy tạo đó xuất hiện bởi sự hiểu biết sai lầm gốc coi những điều không phải thực tại là thực tại. Nếu không nhận ra nhân và quả thực sự, chúng ta sẽ nghĩ cuộc sống, sự chú ý ngụy tạo và sự dính mắc vào Sự thật Ngụy tạo là thực. Trên thực tế, tất cả các Sự thật Ngụy tạo thì không thực và sự hiểu biết sai lầm gốc mới là thực.

Chuyển sự chú ý đến Sự thật Gốc
Chúng ta cần chuyển sự chú ý từ các Sự thật Ngụy tạo sang Sự thật Gốc. Càng chú ý đến Sự thật Gốc thì càng ít hiểu biết sai lầm về các Sự thật Ngụy tạo. Theo cách này, thân và tâm của chúng ta, cuộc sống của chúng ta sẽ tự do hơn. Nếu bị kiểm soát bởi sự hiểu biết sai lầm, cuộc sống và năng lực của chúng ta không tự do. Chúng ta không thể hiểu một cách trực tiếp về Sự thật Gốc. Đó là lý do chúng ta cần sự giúp đỡ của Đức Phật và các đệ tử của Đức Phật mà hiểu biết tốt về Sự thật Gốc.

Về lời dạy này
Điều tôi dậy về Sự thật Gốc vượt lên trên các Sự thật Ngụy tạo.
Dù là tôi sử dụng thân và tâm, thời gian và nơi chốn là những Sự thật Ngụy tạo nhưng sự chú ý của tôi không nằm ở Sự thật Ngụy tạo mà vượt lên trên Sự thật Ngụy tạo.
Tôi có thể giúp mọi người thay đổi sự chú ý vào các Sự thật Ngụy tạo sang Sự thật Gốc vì tôi có khả năng làm điều đó với sự giúp đỡ của Đức Phật và các đệ tử của Đức Phật có sự hiểu biết tốt về Sự thật Gốc.
Sự thật Gốc vượt lên trên các Sự thật Ngụy tạo, như là thời gian, nơi chốn và sự hiểu biết.
Đó là lý do chúng ta không cần nghĩ về bản thân mình. Mọi thứ chúng ta hiểu đều chỉ là Sự thật Ngụy tạo, cái tâm của chúng ta không thể có được sự kết nối trực tiếp với sự thật Gốc và Trí tuệ gốc.
Đầu tiên, cố gắng tập trung vào Sự thật Gốc bằng việc nghe lời giảng của tôi, thay vì chú ý đến các sự thật ngụy tạo (bằng việc nghe lời dạy của Sayadaw càng nhiều càng tốt, cố gắng từ bỏ mọi sự dính mắc vào cái chúng ta biết, cái chúng ta kinh nghiệm và sử dụng)
Chúng ta không thể tự mình chú ý đến Sự thật Gốc
Đó là lý do, sự giúp đỡ của Đức Phật và các đệ tử của ngài, những người đã giúp nhận ra Sự thật Gốc và trí tuệ Gốc là cần thiết.
Sử dụng cuộc sống, thời gian, nơi chốn thì không sai nhưng sử dụng với ý niệm cho đó là thực tại thì sai.
Chúng ta có thể sử dụng tất cả các Sự thật Ngụy tạo một cách đúng đắn bằng cách không quên Sự thật Gốc và chỉ chú ý đến Sự thật Gốc mà thôi.
Sự chú ý của chúng ta chỉ nên dành cho Sự thật Gốc thì sẽ có thể từ bỏ sự dính mắc vào các Sự thật Ngụy tạo.
Có hai loại Sự thật Gốc:
1. Bản chất vô thường thực sự là thường hằng và mãi mãi
2. Bản chất thường hằng thực sự là thường hằng và mãi mãi
Hai loại Sự thật Gốc:
Hai phẩm chất hiển nhiên của Bản chất Vô thường thực sự:
Bản chất Vô thường thực sự có hai phẩm chất hiển nhiên:
1. Hành động gốc hay sự sáng tạo gốc, coi điều không phải thực tại là thực tại
2. Cái biết hay sự hiểu biết gốc về Sự thật Gốc và Sự thật Ngụy tạo
Để chú ý đến Sự thật Gốc, chúng ta cần từ bỏ sự dính mắc vào các Sự thật Ngụy tạo. Điều tôi đang hướng dẫn đây là để theo con đường trung đạo duy nhất, không phải cách này hay cách khác. Theo cách này hay cách khác thì dễ mà theo con đường trung đạo thì khó vì con đường trung đạo vượt lên trên sự hiểu biết của chúng ta, thời gian, nơi chốn, cách thức hành thiền hay kinh nghiệm hành thiền. Nếu chúng ta chú ý đến Sự thật Ngụy tạo thì không bao giờ có thể bước chân vào con đường trung đạo. Cố gắng chuyển sự chú ý từ Sự thật Ngụy tạo sang Sự thật Gốc với sự giúp đỡ của tôi.
Tất cả các Sự thật Ngụy tạo chỉ để sử dụng, không phải để tập trung sự chú ý (không dính mắc và coi là thực tại)
Chúng ta có thể sử dụng các Sự thật Ngụy tạo nhưng không quên cái hành động gốc hay sự kiến tạo gốc, hiểu lầm cái không phải thực tại là thực tại và không quên sự hiểu biết gốc về Bản chất vô thường gốc.
Nếu chúng ta không chú ý đến Sự thật Gốc thì mọi hành động của chúng ta một cách tự nhiên sẽ bị kiểm soát bởi sự hiểu biết sai lầm.
Nếu như có sự hiểu biết sai lầm, sẽ có thói quen chú ý hay sự chú ý ngụy tạo đến các Sự thật Ngụy tạo. Vì sự chú ý ngụy tạo mà sẽ có sự dính mắc ngụy tạo (Ngụy tạo có nghĩa là không thực, giả tạo vì cái tâm tạo ra thói quen như thế trong quá khứ)
Kết quả là tâm và thân của chúng ta không được tự do.

Khó khăn chỉ ở thời điểm ban đầu
Tâm của chúng ta (chỉ có phẩm chất chú ý đến các Sự thật Ngụy tạo) có thể nhân đôi rất dễ dàng. (những cái tâm ngụy tạo có thể tăng cấp rất dễ dàng). Chúng ta có thể làm và biết những gì người khác làm và biết.
Theo cách như thế, không có cái tâm được tự do khỏi những dính mắc, cuộc sống và cái tâm của chúng ta cũng không đươc tự do. Chúng ta không thể đi và biết vượt lên trên các Sự thật Ngụy tạo.
Chúng ta chưa quen chuyển sự chú ý từ các Sự thật Ngụy tạo sang Sự thật Gốc. Vì thế, lúc đầu cảm thấy khó khăn.
Con đường trung đạo duy nhất khó thực hành hơn so với cách truyền thống. Nhưng khó khăn sẽ chỉ ở lúc đầu khi chúng ta chưa quen với việc đó.
Chúng ta càng thực hành mà không có ý nghĩ rằng khó hay không, chất lượng của tâm càng cao và vì thế, càng gần hơn với Sự thật Gốc

Bản chất vô thường thực sự hay bản chất vô thường Gốc
Điều tôi nói đây không phải về bản chất vô thường mà chúng ta vẫn hiểu theo truyền thống. Mà là bản chất vô thường gốc, thường hằng và mãi mãi
(nghĩa là Bản chất vô thường gốc là thường hằng và mãi mãi, không bao giờ khác. Cái vô thường của cái gì đó hay ai đó như chúng ta vẫn hiểu theo truyền thống là không thực, không thường hằng và luôn thay đổi)
Bản chất vô thường Gốc là thường hằng, không đổi và vô thường về mặt bản chất.

Bản chất vô thường Gốc vượt lên trên các Sự thật Ngụy tạo như là cái gì đó, mọi thứ, ai đó, mọi người, thời gian, nơi chốn…
Mọi nhà khoa học không thể hiểu Bản chất vô thường gốc vì họ chỉ tập trung sự chú ý vào cái gì đó và mọi thứ mà đó là những Sự thật Ngụy tạo
Tâm của họ không tự do và không thể hiểu vượt lên trên Sự thật Ngụy tạo và họ không biết gì về Sự thật Gốc.
Giờ đây chúng ta biết về các Sự thật Ngụy tạo nhưng biết không hoàn toàn đúng, không hoàn hảo cho đến khi chúng ta hiểu về Sự thật Gốc một cách trực tiếp
Bởi vì tất cả cái biết của chúng ta chỉ liên quan đến các Sự thật Ngụy tạo là những thứ bị kiểm soát bởi sự hiểu biết sai lầm, nghĩ các Sự thật Ngụy tạo là thực tại.

Kẻ kiến tạo thực sự
Điều tôi đang nói là về bản chất thường hằng của các Sự thật Ngụy tạo. So sánh với Sự thật Gốc thì Sự thật Ngụy tạo không còn đúng nữa.
Những hiểu biết của tôi về các Sự thật Ngụy tạo đến từ sự hiểu biết về Sự thật Gốc.
Trên thực tế, không có đấng sáng tạo hay vật gì được sáng tạo. Mà Bản chất vô thường gốc là kẻ kiến tạo thực sự.
Vì không biết về sự sáng tạo gốc của bản chất vô thường mà chúng ta nghĩ Chúa hay bản thân chúng ta hay hành động của chúng ta là kẻ kiến tạo.
Bất cứ hành động, kinh nghiệm hay cái biết gì, tốt hay xấu chỉ là làm, kinh nghiệm hay biết mà thôi, không phải để dính mắc hay chối bỏ. Và chúng cũng không phải để cho đó là thực tại. Không ai được tán dương hay chê trách. Về mặt thực tại, mọi người chỉ để sử dụng mà thôi.
(nghĩa là sự thật vĩnh hằng về các Sự thật Ngụy tạo như cái gì đó, mọi thứ, ai đó, mọi người, bất cứ hành động, kinh nghiệm hay biết gì đều không phải để dính mắc với ý niệm đó là thực tại mà chỉ để sử dụng, kinh nghiệm và biết mà thôi)

Điều gì là quan trọng nhất?
Tôi không hướng dẫn làm cái gì, hay không làm cái gì, nói cái gì hay không nói cái gì. Mà chỉ hướng dẫn để chuyển sự chú ý từ các Sự thật Ngụy tạo sang Sự thật Gốc.
Làm cái gì hay không làm cái gì, nói cái gì hay không nói cái gì không còn quan trọng nữa.

Cái gì chúng ta nên làm và cái gì chúng ta không nên làm?
Làm sao chúng ta có thể phân biệt được tốt và xấu?
Nếu không có sự hiểu biết sai lầm thì Trí tuệ Gốc sẽ kiểm soát mọi hành động của chúng ta. Chỉ có trí tuệ gốc mới hiểu được về Sự thật Gốc và các Sự thật Ngụy tạo một cách đúng đắn.
Nếu Trí tuệ gốc kiểm soát tâm, thân và cuộc sống của chúng ta, chúng ta có thể phân biệt đúng, sai, cái gì nên làm, cái gì không nên làm, cái gì nên nói, cái gì không nên nói. Theo cách này, sẽ ít có lỗi trong hành động của chúng ta.
Nếu hiểu biết sai lầm kiểm soát hành động của chúng ta, chúng ta chỉ biết đến các Sự thật Ngụy tạo và chú ý đến Sự thật Ngụy tạo, như là “làm cái gì?”, “Làm thế nào?”, “Làm ở đâu?” Mỗi thứ và từng chi tiết đơn lẻ dường như quan trọng vì sự hiểu biết sai lầm đang kiểm soát cuộc sống của chúng ta.
Đó là lý do tại sao chúng ta cần thay đổi kẻ kiểm soát từ sự hiểu biết sai lầm sang Trí tuệ gốc.
Nói cách khác, chúng ta cần chuyển sự chú ý từ các Sự thật Ngụy tạo sang Sự thật Gốc bằng cách không quên về hành động vô minh gốc và cái biết gốc về bản chất vô thường gốc trong mọi lúc.

Không quên về phẩm chất gốc
“Chúng ta là ai?” “Chúng ta ở đâu?” “Chúng ta làm gì?” thì không quan trọng. Điều thực sự quan trọng là không quên về hành động vô minh gốc và cái biết gốc về bản chất vô thường gốc.
Chúng ta cần thay đổi lý thuyết liên quan đến cuộc sống của chúng ta, rằng chỉ để sử dụng mà thôi, không nghĩ là cuộc sống của tôi, cuộc sống của bạn, trẻ và già, đàn ông và đàn bà…với ý niệm là thực tại. Tất cả cuộc sống chỉ để sử dụng và kinh nghiệm mà thôi, không phải để dính mắc hay coi là thực tại.
Nếu chúng ta có thể sử dụng các Sự thật Ngụy tạo một cách đúng đắn (nghĩa là chúng ta chỉ sử dụng các Sự thật Ngụy tạo mà không dính mắc và không coi là thực tại), chúng ta sẽ nhận ra rằng “thậm chí cái chết cũng chỉ để sử dụng, để kinh nghiệm mà thôi, không phải để sợ nó hay muốn chết khi đối mặt với những khó khăn.
Đến lúc phải chết, tất cả chúng ta phải chết và chỉ khi đó mới chết. Càng biết về cuộc sống theo cách đúng, chúng ta càng sử dụng cuộc sống theo cách đúng đắn. Một cách truyền thống, chúng ta đang sử dụng cuộc sống theo cách sai lầm và vì thế, có rất nhiều vấn đề liên quan đến cuộc sống của chúng ta.
Thay vì chú ý đến thân và tâm của chúng ta, chỉ chú ý đến hành động vô minh gốc về bản chất vô thường gốc mà là thường hằng và vĩnh viễn.
Thay vì chú ý đến những gì chúng ta biết, chỉ chú ý đến cái biết gốc về bản chất vô thường gốc mà là thường hằng và vĩnh viễn.
Càng ít sự chú ý ngụy tạo vào các Sự thật Ngụy tạo, càng ít sự dính mắc ngụy tạo vào chúng. Theo cách này, sẽ không có sự hiểu biết sai lầm.
Nếu không có sự hiểu biết sai lầm, sẽ có Trí tuệ gốc trực tiếp biết về Sự thật Gốc và các Sự thật Ngụy tạo.
Thay đổi hành động, thời gian, nơi chốn thì không quan trọng. Chỉ thay đổi sự chú ý từ các Sự thật Ngụy tạo sang Sự thật Gốc mới quan trọng.


Về lời dạy, tâm và hành động của Sayadaw Ottamasara
Tâm của tôi có phẩm chất để sử dụng cuộc sống, hành động và làm các việc thiện theo cách đúng đắn, hành động của tôi chỉ là hành động mà thôi, thực hiện mà thôi, mà không có hiểu biết sai lầm và dính mắc. Không có ai, không có cái gì đang kiểm soát hành động của tôi, vì thế, hành động của tôi tự do và có sức mạnh.
Theo cách này, tôi có thể làm nhiều hơn nữa các việc thiện và giúp đỡ ngày càng nhiều người hơn. Nếu sự hiểu biết sai lầm đang kiểm soát cuộc sống của chúng ta, khả năng của chúng ta sẽ chỉ như những người khác. Hành động và sự hiểu biết của chúng ta không thể đi vượt lên trên giới hạn.
Lời dạy của tôi hơn là một lời dạy thông thường, không chỉ về mặt lý thuyết mà cả về mặt thực hành.
Cái tâm đủ phẩm chất để hiểu sự thật gốc
“Làm cái chúng ta phải làm và làm cái chúng ta có thể làm” nhưng không chú trọng vào hành động của mình, coi đó là thực tại.
Chỉ chú ý đến hành động gốc là hiểu lầm cái không phải thực tại là thực tại và cái biết gốc về bản chất vô thường gốc là thường hằng và vĩnh viễn.
Theo truyền thống, chúng ta chú ý đến các sự thật ngụy tạo, dính mắc vào chúng với ý niệm đó là thực tại và là quan trọng.
Thực hành chuyển sự chú ý từ các sự thật ngụy tạo sang sự thật gốc là cách tốt nhất để nâng cao chất lượng tâm. Càng chú ý đến sự thật gốc thì chất lượng tâm càng tăng.
Chỉ khi tâm có đủ phẩm chất để hiểu về sự thật gốc, tâm sẽ có sự liên kết trực tiếp đến sự thật gốc và trí tuệ gốc.
Để được như vậy, chúng ta cần rất nhiều sự can đảm để phá vỡ cái tâm truyền thống và cắt bỏ thói quen của tâm.
Nếu không có sự dính mắc vào các sự thật ngụy tạo thì chú ý đến sự thật ngụy tạo không phải là vấn đề. Nếu như có sự dính mắc, chú ý đến sự thật ngụy tạo sẽ làm cho sự dính mắc càng nhiều hơn, mạnh hơn.
Rất nhiều vấn đề trong cuộc sống xảy ra là bởi sự yểu đuối của tâm. Nếu tâm mạnh và có năng lực, vấn đề không còn là vấn đề, khó khăn không còn là khó khăn nữa.
Chúng ta có thể sử dụng các sự thật ngụy tạo – tâm, thân, thời gian, nơi chốn – và có thể giao tiếp với người khác nhưng chỉ nên dành sự chú ý cho hành động vô minh gốc và hiểu biết gốc về bản chất vô thường gốc là điều thường hằng và vĩnh viễn.
Hành động của chúng ta, hiểu biết của chúng ta, kinh nghiệm của chúng ta nên là hành động mà thôi, hiểu biết mà thôi, kinh nghiệm mà thôi, không dính mắc và không coi là thực tại.
Đúng và sai
“Sử dụng cuộc sống với phẩm chất của sự xả ly” là sử dụng cuộc sống theo cách đúng đắn.
“Sử dụng cuộc sống với sự dính mắc”, “làm với sự dính mắc”, “biết với sự dính mắc” là sai
“Sử dụng cuộc sống mà không dính mắc”, “làm mà không dính mắc”, “biết mà không dính mắc” là đúng
Chúng ta luôn sử dụng tâm và thân mình, nhưng luôn sử dụng với sự dính mắc với ý niệm về thực tại, vì vậy, sự hiểu biết sai lầm kiểm soát tâm và thân chúng ta.
Sự dính mắc của chúng ta đến từ sự dính mắc ngụy tạo và sự dính mắc ngụy tạo đến từ sự hiểu biết sai lầm hay trí tuệ ngụy tạo
Đó là lý do tại sao chuyển sự chú ý từ các sự thật ngụy tạo sang sự thật gốc là chuyển từ dính mắc sang không dính mắc, từ trí tuệ ngụy tạo sang trí tuệ gốc.
Hành thiền thực sự hay con đường trung đạo duy nhất
Hành thiền thực sự hay con đường trung đạo duy nhất thì hơn là một hành động, kinh nghiệm, thời gian hay nơi chốn. Đó là lý do tại sao “ sử dụng thời gian, nơi chốn, sự hành thiền và kinh nghiệm” thì không đủ để theo con đường trung đạo duy nhất. Chỉ làm các việc thiện cũng không đủ.
Quan trọng là không quên hành động vô minh gốc và cái biết gốc về bản chất vô thường gốc, vốn thường hằng và vĩnh viễn.
Ban đầu, sẽ chỉ là cái biết ngụy tạo và trí tuệ ngụy tạo. Giờ đây, sự hiểu biết về các sự thật qua lời dạy của tôi không phải là trí tuệ gốc mà chỉ là trí tuệ ngụy tạo.
Trí tuệ ngụy tạo liên tiếp sẽ dẫn đến con đường xuất hiện trí tuệ gốc. Chỉ có trí tuệ gốc mới có thể hiểu trực tiếp về sự thật gốc. Sử dụng trí tuệ ngụy tạo và sự thật ngụy tạo, chúng ta phải cố gắng để có được sự kết nối với sự thật gốc và trí tuệ gốc.
Vì các sự thật ngụy tạo thì luôn thay đổi, không hoàn hảo và vô thường, chúng chỉ để sử dụng mà thôi, mà không dính mắc và không coi là thực tại.
Tại sao khó biết về sự thật gốc?
Nếu mà có sự dính mắc kiên cố và các sự thật ngụy tạo như tâm, thân, trí óc và sự hiểu biết, rất khó để chấp nhận sự thật gốc.
Đó là lý do tại sao chúng ta phải dành sự chú ý mạnh vào sự thật gốc nếu có sự dính mắc mạnh vào các sự thật ngụy tạo. Chúng ta phải chuyển sự chú ý từ các sự thật ngụy tạo sang sự thật gốc. Sự dính mắc kiên cố xuất hiện là bởi sự chú ý mạnh.
Ví dụ: chúng ta càng chú ý vào giáo dục thì càng dính mắc vào giáo dục. Càng chú ý vào cuộc sống thì càng dính mắc vào cuộc sống.
Con đường trung đạo là chỉ thực hành mà thôi. Không ích lợi nếu chỉ cố suy đoán – “có khó không?”, “có thể được không?”, “tại sao lại có thể được”…Bởi vì bất cứ thứ gì liên quan đến tâm của chúng ta thì chỉ để sử dụng mà thôi, chỉ biết mà thôi, chỉ để kinh nghiệm mà thôi, mà không dính mắc, xác nhận và nghĩ là thực tại hay cho có tầm quan trọng.
Con đường trung đạo duy nhất chỉ để theo và thực hành mà thôi.
Để có sự kết nối với sự thật gốc
Nếu chúng ta có thể thực hành thành công con đường trung đạo, chất lượng tâm sẽ càng tăng hơn. Và cuối cùng tâm của chúng ta sẽ có sự kết nối với sự thật gốc.
Chất lượng tâm là quan trọng để có được sự kết nối với sự thật gốc.
Càng chú ý đến thân và các yếu tố vật chất khác thì tham muốn càng mạnh. Tâm càng khát thì chất lượng tâm càng thấp.
Liệu có thể chú ý vào sự thật gốc hay không, chúng ta cần sử dụng các sự thật ngụy tạo. Vì chúng ta chú ý vào sự thật gốc, dính mắc vào các sự thật ngụy tạo sẽ giảm đi. Theo cách này, chúng ta có thể sử dụng các sự thật ngụy tạo và trí tuệ ngụy tạo theo cách đúng đắn.
(Có nghĩ là sự ưu tiên chính là không dính mắc vào các sự thật ngụy tạo với ý niệm về thực tại bằng cách không quên về các phẩm chất của Bản chất vô thường gốc. Chúng ta càng thực hành thì càng ít dính mắc vào các sự thật ngụy tạo, tâm càng tự do và sẽ có sự kết nối với sự thật gốc và trí tuệ gốc)
Hai loại trí tuệ gốc
Có hai loại trí tuệ gốc:
Bước đầu tiên của trí tuệ gốc chỉ hiểu về sự thật gốc là Bản chất vô thường gốc
Cố gắng đạt được bước đầu tiên của trí tuệ gốc và sau đó tiếp tục phát triển bước một đó, sẽ dẫn đến sự sinh khởi bước hai của trí tuệ gốc.
Bước hai của trí tuệ gốc hiểu về cả hai sự thật gốc: bản chất vô thường gốc và bản chất thường hằng gốc.
Chúng ta có thể sử dụng trí tuệ ngụy tạo nhưng không được thỏa mãn với điều đó. Nếu chúng ta có thể sử dụng trí tuệ ngụy tạo theo cách đúng đắn, tâm của chúng ta có được sự kết nối với cả sự thật gốc và trí tuệ gốc vốn là hoàn hảo.
Chỉ khi cái tâm có sự kết nối với sự thật gốc vốn hoàn hảo thì tâm của chúng ta cũng sẽ hoàn hảo.
Nếu tâm của chúng ta hoàn hảo, cuộc sống của chúng ta cũng sẽ hoàn hảo vì có sự kết nối với sự thật gốc vốn là hoàn hảo và thường hằng vĩnh viễn.

Càng chú ý vào cuộc sống,
Chất lượng tâm càng thấp
Càng chú ý vào thân và các vật chất khác
Tham muốn càng mạnh
Tâm càng thèm khát
Chất lượng tâm càng thấp

Điều tôi hướng dẫn là theo con đường trung đạo độc nhất, không phải cách này hay cách kia
Theo cách này hay cách kia thì dễ còn theo con đường trung đạo thì khó vì nó vượt lên trên sự hiểu biết của chúng ta, thời gian, nơi chốn, sự hành thiền và kinh nghiệm









--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Huong Thien
bài May 6 2013, 09:21 AM
Bài viết #3


Member
**

Nhóm: Members
Bài viết: 10
Gia nhập vào: 26-November 10
Thành viên thứ.: 74,359



Bạn Ngọc Trâm giới thiệu về Thiền sư Ottamassara qua link:

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=2835

Cám ơn bạn Ngọc Trâm rất nhiều .


---------------------

Các bạn vào đây đọc thêm tài liệu do Thiền sư Ottamassara thuyết giảng:

http://w-tun.blogspot.com/p/blog-page_12.html

Trân trọng,
Huong Thien
Go to the top of the page
 
+Quote Post
member
bài Jun 16 2013, 04:51 PM
Bài viết #4


Thành viên dự bị
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,632
Gia nhập vào: 11-February 11
Thành viên thứ.: 93,759





--------------------
Theo các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, giống như một số loại bụi khác có trong môi trường lao động, tất cả các dạng amiăng (tấm lợp amiăng dùng phổ biến ở VN) đều có thể gây ung thư và một số bệnh trầm trọng khác cho con người. Sợi amiăng có thể gây độc hại cho phổi sau 10-20 năm, gây ra một số các căn bệnh như bệnh phổi, ung thư màng phổi và ung thư phổi.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jul 23 2013, 10:22 PM
Bài viết #5


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Trong lúc đau bệnh hôn mê thì quán Pháp như thế nào?

Khi tôi bị bệnh, tôi cố gắng buông bỏ tình cảnh bệnh tật của mình. Tại Myanmar, tôi thường được mời tới các bệnh viện để giảng Pháp cho bệnh nhân. Tôi đã gặp nhiều bệnh nhân với nhiều căn bệnh nặng nhẹ khác nhau. Tôi dạy cho bệnh nhân, người thân của họ và những người xung quanh cách buông bỏ các trạng thái bệnh tật của mình, với môi trường trong bệnh viện. Tôi hướng dẫn họ buông bỏ với các trạng thái đau vì các cơn đau như thế luôn luôn hiện hữu trong tất cả chúng ta, không trừ một ai. Đau đớn, bệnh tật, cái chết, đó là bản chất của cuộc sống này. Bản chất của các vấn đề như vậy chỉ để sử dụng mà thôi, chỉ để chúng ta kinh nghiệm mà thôi, không phải để dính mắc hay chối bỏ. Do có sự dính mắc đối với thân và tâm của mình nên chúng ta không chịu đựng được cơn đau hay tình trạng bệnh tật của mình. Chúng ta chỉ để ý đến các diễn tiến đơn thuần, đến sự thật chỉ để sử dụng đơn thuần, không phải để dính mắc hay chối bỏ các hiện tượng đang xảy ra. Chúng ta cần buông bỏ đối với bản thân mình, với bệnh tật và với cái đau.
Chúng ta cần học cách buông bỏ toàn bộ các tiến trình thân tâm của mình. Thực hành theo cách như vậy sẽ giúp chúng ta phát triển được năng lực buông bỏ. Thông thường chúng ta hay suy nghĩ theo chiều hướng phải làm gì, làm thế nào. Chúng ta cũng cần suy nghĩ để học được cách buông bỏ các thói quen của mình. Nếu chúng ta nghĩ theo cách mình làm thì điều đó sẽ dẫn đến dính mắc vào hành động hay vào việc mà chúng ta đang làm. Chúng ta suy nghĩ làm việc gì đó, chúng ta tiến hành làm, bên cạnh đó, cũng cần học cách buông bỏ đối với việc mình làm. Chúng ta dính mắc với việc làm thế nào nên nhiều thiền sinh đặt ra câu hỏi phải làm cái gì, thực hành như thế nào, thực hành theo cách gì…đều xuất phát từ sự dính mắc. Nếu có thể buông bỏ được các thói quen của mình, các câu hỏi như vậy sẽ không nảy sinh.
Nếu có bệnh, rất khó để có thế hành thiền và buông bỏ. Tuy nhiên, việc thực hành buông bỏ cần phải được thực hiện và duy trì trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống. Chúng ta không thể có những lựa chọn làm điều này dễ hơn hay điều kia khó khăn hơn. Nếu chúng ta có thể thực hành, áp dụng trong những hoàn cảnh khó khăn thì năng lực buông bỏ sẽ lớn mạnh hơn. Thực hành trên con đường trung đạo thì luôn đúng, không có những ngã rẽ. Đối với người bệnh, việc thực hành lúc ban đầu có thể khó khăn, là do chưa quen với việc quan sát, thực hành theo cách như vậy. Đối với bản thân tôi, để chỉ dạy cho những bệnh nhân trong bệnh viện, lúc ban đầu, cũng không phải là điều dễ dàng, tôi cũng đã gặp khó khăn, nhưng tôi đã đương đầu với những khó khăn, sau đó thì những khó khăn đó không còn là vấn đề nữa.
Hầu hết các bệnh nhân phải dựa vào thuốc men, nên cần phải hướng dẫn cho họ để dựa vào sự thực hành khi mà bệnh tật tới. Hãy dựa vào các phước thiện của mình thì tốt hơn là phải dựa vào thuốc men. Dựa vào thuốc men càng làm tăng thêm sự dính mắc với bệnh tật. Nếu đi theo con đường trung đạo, có thể buông bỏ được cả cái tốt và cái xấu. Thực hành theo con đường trung đạo là một sự tối ưu, tốt hơn tất cả mọi hành động khác. Chúng ta hãy lựa chọn con đường tốt nhất cho mình rồi có thể chia sẻ cho những người khác. Con đường trung đạo không chỉ là khi hành thiền mà cần được áp dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Do có sự dính mắc với bệnh tật nên chúng ta trở thành những người vô dụng đối với bệnh tật của mình. Nếu có thể buông bỏ được bệnh tật thì bệnh tật không ngăn cản chúng ta tạo ra các việc phước thiện. Nếu có thể làm được như vậy, dù là bệnh nhân, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên có ý nghĩa và giá trị.
Chính bản thân tôi đã thực hành và buông bỏ các bệnh tật của mình, chính vì thế, trung tâm thiền của tôi đã tiếp nhận nhiều người bệnh, đó là điều cần thiết để có một nơi tiếp nhận bệnh nhân đến hành thiền.



--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 05:46 PM