IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Thơ của Phật - Bài Kinh Hạnh Phúc!, Đức Phật làm thơ?
Diệu Minh
bài Jan 26 2008, 09:10 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Người ta ví giọng nói của Đức Phật hay như con chim Ca lăng tần già.

Nhưng người ta chưa bao giờ nói được rằng Đức Phật là một nhà thơ vĩ đại nhất trong chư thiên và nhân loại.

Thơ của Đức Phật chứa đựng và truyền đạt chánh Pháp nó có công năng phá mê phá chấp và giúp người tròn đầy giới định tuệ đạt đạo quả chỉ trong vài satna tâm nhờ duy nhất chỉ do việc nghe những lời Kinh-thơ, thơ-kinh đó, có những người chỉ nghe Kinh Phật (do người tụng Kinh dầu chưa giác ngộ) cũng đã giác ngộ trong lòng...

Nhiều bài Kinh của Đức Phật được ngài ngâm ngợi thành ra như là thơ, được gọi là Kệ,
Một trong những bài kệ nổi tiếng nhất chính là một bài thơ, được dịch như sau:

Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng
Quá khứ đã qua rồi
Tương lai lại chưa tới
Chỉ có pháp hiện tại
Chánh niệm tỉnh giác đây
Không động không rung chuyển
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết
Chú như vậy nhiệt tâm
Đêm ngày không mỏi mệt
Xứng gọi nhất dạ hiền
Bậc an tịnh thầm lặng.

Còn bài Kinh Hạnh Phúc được nhiều người dịch, người dịch thành văn xuôi, người dịch thành thơ, tuỳ xem ai thích và thấy cái nào đúng sát với ý nghĩa... hiểu ý hãy quên lời.

Sau đây chúng tôi đăng tải những phần dịch của bài Kinh nổi tiếng đó:

Một cách dịch (trong quyển "Cẩm nang tụng niệm của người Phật tử"):

1. HẠNH PHÚC KINH

(MANGALA SUTTA)

Tụng ngày chủ nhật


Đôi khi Kinh Hạnh Phúc (Mangala Sutta) được Phật tử rất quý trọng như Mahamangala Sutta- Kinh Đại Cát tường.

Người ta nói rằng, Đức Phật đã thuyết giảng những sự cát tường thật sự lý tưởng ra sao cho một vị thần nào đó khẩn cầu giải nghĩa. Cuối cùng Đức Phật mô tả tỉ mỉ 38 điều cát tường được gọi là siêu việt nhất. Đây là Kinh đầu tiên và nổi tiếng nhất trong mười một Minh Hộ Kinh ( paritta sutta) được ấn định trong Phật giáo. 15 câu kệ tiếp bằng tiếng pali được ghi nhớ và tụng niệm không chỉ để bảo vệ tránh khỏi những sự nguy hiểm mà còn là phương tiện nhằm thành tựu mỹ mãn mọi mục đích khó khăn trong phạm vi công việc thế gian và chứng ngộ xuất thế gian.

Bài này cũng thường được các tu sĩ tụng niệm ngay sau khi họ được tôn kính và phục vụ chính thức hay không chính thức bởi những cư sĩ. Những Phật tử sùng mộ tin rằng khi lắng nghe tụng niệm bài Kinh những điều cát tường này, họ sẽ không bị thất bại trong mọi lãnh vực và đi lại khắp nơi đều được bình an- bây giờ và mãi mãi- từ lúc này cho đến vĩnh cửu.

Bản Kinh này gồm 15 bài kệ, là một nguồn cảm hứng kiệt xuất vô tận của những Phật tử sùng mộ. Nó gây hứng khởi khuyến khích đạo đức của xã hội và đưa ra những nguyên lý hướng dẫn mà mọi Phật tử đều có thể tuân theo vào những giai đoạn khác nhau của sinh hoạt hàng ngày của họ.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jan 26 2008, 09:13 AM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



MANGALA- SUTTA

HẠNH PHÚC KINH


Dẫn nhập

a. Ý nghĩa của thuật ngữ “ Cát tường” đã được chư thiên và con người nghiên cứu trong 12 năm; tuy nhiên họ không thể xác định được thực nghĩa của chúng. Vì thế Kinh 38 điều cát tường giảng rõ vấn đê này.

b. Những gì có thể tiệt trừ mọi tội lỗi và điều xấu, được Đức Phật Tối thượng giảng rõ vì lợi ích và hạnh phúc của toàn thế giới. Xin hãy đến đây! Giờ đây chúng ta hãy tụng niệm Kinh Những Điều Cát Tường

c. Chính tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Thế Tôn đang an trụ gần thành Xá Vệ (Savathi) tại rừng Kỳ Thọ (Jeta) trong sự hoan hỷ của ông Cấp Cô Độc (Anathapindika). Khi ấy một vị thần mà hào quang rực rỡ sáng ngời toàn bộ rừng Kỳ Thọ, tới thăm Đức Thế Tôn vào lúc nửa khuya. Ông cung kính đảnh lễ Đức Thế Tôn và đứng nép sang một bên. Và khi đứng như vậy, ông bạch với Đức Thế Tôn theo vần điệu của thi kệ

1. Nhiều vị trời và người khao khát hạnh phúc từng suy xét về những điều Cát tường. Cầu mong Đức Phật giải nghĩa cho con những điều Cát tường tối thượng thực sự là gì.

2. Không nên kết giao với kẻ ngu mà hãy kết giao với người trí; và tôn kính những ai đáng kính- đây là cát tường tối thượng

3. Ngụ cư nơi thích hợp; được phú cho những công đức được tích tập trong quá khứ, và tự củng cố mình trong chánh hạnh- đây là cát tường tối thượng

4. Có tri kiến uyên bác; thiện xảo trong các khoa học; tu tập nghiêm túc trong giới luật và nói lời hoà nhã- đây là cát tường tối thượng.

5. Phụng sự cha mẹ; Giúp đỡ vợ con;

6. Rộng lượng bố thí; hành xử đúng giới luật giúp đỡ thân quyến của quý vị và thực hiện những hành vi không lầm lỗi- đây là cát tường tối thượng.

7. Tránh làm điều ác; tự chế không phạm tội; Tự kềm chế không uống rượu và tinh tấn trong giới luật- đây là cát tường tối thượng.

8. Sùng kính; khiêm tốn; bằng lòng biết ơn những người tử tế và giúp đỡ mình; nhận thức giáo pháp đúng lúc- đây là cát tường tối thượng.

9. Kiên nhẫn; biết vâng lời; thăm viếng các tu sĩ; luận bàn Giáo pháp đúng lúc- đây là cát tường tối thượng.

10. Thực hành hạnh xả ly; thạnh tịnh; nhận ra các chân lý cao quý; chứng ngộ Niết bàn- đây là cát tường tối thượng.

11. Tâm bất động khi tiếp xúc với bát phong (những thăng trầm) của đời sống (những thay đổi thuộc thế gian); thoát khỏi âu lo xao xuyến; thanh tịnh không ô nhiễm; và hoàn toàn an lành- đây là cát tường tối thượng.

12. Những người thực hành các điều cát tường này luôn luôn thành công khắp mọi nơi, và đạt được hỷ lạc (hạnh phúc) khắp chốn. Với họ đây là những điều cát tường tối thượng.

Mangala Sutta, Kinh những điều Cát tường kết thúc tại đây.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jan 26 2008, 09:15 AM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Một cách dịch khác:

Như vầy tôi nghe, một thời Thế Tôn ở tại Savatthi, trong rừng Jeta, vườn Anathapindika. Có một thiên nhân, khi đêm gần tàn, với dung sắc thù thắng chiếu khắp rừng Jeta, đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, kính lễ Thế Tôn, rồi đứng một bên, thiên nhân ấy nói lên bài kệ trước Ðức Thế Tôn như sau:

''Chư thiên và loài người
Suy nghĩ về hạnh phúc
Ước mong được hạnh phúc
Chân hạnh phúc là gì ?

Thế Tôn đáp kệ rằng:

''Kẻ si mê nên tránh
Bậc hiền đức phải gần
Cung kính người đáng kính
Ấy là chân hạnh phúc.

Chọn nơi lành mà ở
Ðời trước đã tạo phúc
Nay giữ lòng thẳng ngay
Ấy là chân hạnh phúc.

Hiểu rộng và khéo tay
Giữ tròn các giới luật
Nói những lời hòa ái
Ấy là chân hạnh phúc.

Cung dưỡng cha mẹ già
Yêu mến vợ /chồng và con
Không vương vấn phiền hà
Ấy là chân hạnh phúc.

Cho và sống đúng cách
Nên giúp đỡ bà con
Hành động không chê trách
Ấy là chân hạnh phúc.

Ngăn trừ điều ác xấu
Dứt bỏ thói rượu chè
Chuyên cần trong Chánh Ðạo
Ấy là chân hạnh phúc.

Kính nhường và khiêm tốn
Biết đủ và nhớ ơn
Tuỳ thời học đạo lý
Ấy là chân hạnh phúc.

Nhẫn nhục vâng ý lành
Viếng thăm bậc tu hành
Tuỳ thời bàn luận đạo
Ấy là chân hạnh phúc.

Trong sạch và siêng năng
Suốt thông các chân lý
Thực hiện vui Niết Bàn
Ấy là chân hạnh phúc.

Tiếp xúc với thế gian
Giữ lòng không sa ngã
Bình an, không sầu nhiểm
Ấy là chân hạnh phúc.

Như thế mà tu hành
Việc gì cũng thành tựu
Ở đâu cũng an lành
Ấy là chân hạnh phúc''.


Hoà Thượng Thiện Châu dịch


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 03:07 AM