Phiên bản in ấn của chủ đề

Nháy vào đây để xem chủ đề theo đúng định dạng gốc

Thực Dưỡng _ Thiền là gì? _ Quả báu đặc biệt niệm Ân Đức Phật

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 7 2008, 04:09 PM

Quả báu đặc biệt niệm Ân Đức Phật

NIỆM PHẬT CHÂN THẬT

Có rất nhiều cách để chúng ta có thể học hiểu về tâm, một trong những cách thức đó là niệm Phật - đúng ra là niệm Ân Đức Phật - niệm các chân giá trị cao thượng mà chỉ có Đức Phật mới có để ta được ảnh hưởng những giá trị đó lên đời sống của chính mình, để ta cũng được như Đức Phật trong ngày vị lai… để tâm ta có tấm gương thiện lành để nương nhờ), niệm Phật để cho tâm lắng đọng lại và giải phóng các vọng tưởng, cắt đứt các suy nghĩ tiêu cực (kilesa) mà ta không muốn có... Cách hay nhất để hiểu biết trọn vẹn con đường niệm Phật để có thể giải thoát giác ngộ là đọc quyển "Nền tảng Phật giáo”, “Tìm hiểu Pháp môn Niệm Phật”…của tỳ khưu Hộ Pháp - NXB Tôn Giáo. Trong các cách thức niệm Phật thì niệm Phật theo quyển sách đó chỉ dẫn là tốt nhất, hay nhất và chính xác nhất; đây là Chánh Pháp cho nên có "công lực" mạnh và phá vô minh rất thiện xảo. Niệm Ân Đức Phật - là một Pháp môn trợ duyên đắc lực, là một trong 4 thiền bảo hộ của người hành giả Vipassana - Thiền Tứ Niệm Xứ! Bạn có thể cùng một lúc niệm 9 Ân Đức Phật hoặc chọn một Ân nào mà bạn thấy hợp và dễ thực hiện liên tục...

Cách thực hành niệm Phật đích thật:

1. Araham - đọc là A-ra-hăng Đức Phật trọn lành
2. Budho - đọc là Bút-thô thầy của cả chư thiên và nhân loại

Sau đây là kỹ thuật niệm Ân Đức Phật để đạt được cả thiền định và thiền quán:

Kỹ thuật Thiền Tịnh song tu (Định Tuệ song tu)


Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có 9 Ân Đức, với vô vàn tiểu tiết quí giá, trong đó có Ân Đức thứ 3, trong Ân Đức này lại có 15 Đức Hạnh cao thượng, thì đức hạnh thứ 3 là một chi tiết đắt giá với người Thực dưỡng: là khi ăn còn 4,5 miếng nữa mới no là ngài đã dừng lại được! (trang 57 trong quyển “Thiền cho mọi người: Tìm hiểu Pháp môn Niệm Phật” của sư Hộ Pháp, nxb tp HCM năm 2001. Có rất nhiều cách thức để thực hành niệm 9 Ân này, sau đây là một cách hiệu quả nhất vì nó có 7 âm tiết (số 7 là con số linh thiêng), cầu cho 7 âm này giúp bạn chữa lành thân và tâm cũng như giúp khai mở các luân xa cho việc cảm nhận trạng thái phúc lạc:

Niệm thầm A – Ra – Hăng – Đức – Phật – Trọn – Lành để thiền, thực hành lặp đi lặp lại liên tục đến khi những từ đó trở thành đối tượng nhận biết duy nhất. Cần tỉnh giác – tỉnh thức và hay biết rõ ràng từng khoảnh khắc phát âm từng âm tiết A – Ra – Hăng – Đức – Phật – Trọn – Lành cần phải có mặt để định hướng sự nỗ lực của ta: nó sẽ giúp bạn trở nên nhạy bén và chú tâm hoàn toàn tới sự sinh và diệt của từng niệm. Một phương pháp đơn giản! Cần có một lòng quyết tâm mạnh mẽ và tập trung hoàn toàn vào việc niệm; với sự thành tâm và mục đích nghiêm túc, bạn bắt đầu niệm A – Ra – Hăng – Đức – Phật – Trọn – Lành thầm trong tâm để thiền; sau khi niệm khoan thai và đều đặn tâm thức của bạn sẽ dần qui tụ thành một trạng thái tĩnh lặng sâu.

Đề mục này sẽ dẫn bạn tới trạng thái cận định - một trạng thái tốt nhất để nội quán – quan sát tâm. Bất cứ gì xảy tới? bạn đừng lo lắng, không khoái trí và thọ hưởng… chỉ buông xả hoàn toàn và quan sát mà thôi… tất cả chỉ là để sử dụng mà thôi.

A – Ra – Hăng – Đức – Phật – Trọn – Lành (gồm 7 âm – số 7 là một con số linh thiêng); một số người bạn sử dụng từ buddho (đọc là Bút - thô), v,v…

Kỹ thuật này là của ngài Achaan Mun (thầy của ngài Achaan Chah) dạy một nữ cư sĩ cách tu tập và bà đã đắc vào dòng thánh tăng, tên của bà là Mae Chee Kaew (tham khảo trang 48,49 quyển Mae Chee Kaew); trong khóa tu của ngài Ottamasara ở Hà Tiên vừa rồi (6/2013) tôi (Ngọc Trâm) thử áp dụng kỹ thuật này và chỉ tới vòng niệm thứ 3: A – Ra – Hăng – Đức – Phật – Trọn – Lành tâm thức của tôi đã đi vào loại định sâu, rất sâu… các ý nghĩ ngưng lại và những lời Pháp âm vang… tôi vô cùng hoan hỉ vì với kỹ thuật này, những người tại gia cư sĩ sẽ có cơ may lãnh hội giáo Pháp hơn các loại kỹ thuật khác ????…Biết cách niệm Phật liên theo PP này, sẽ sinh ra trạng thái CẬN ĐỊNH mau chóng, sau khi định được thiết lập lắng nghe giáo Pháp dạy về thái độ đúng khi hành thiền gồm 21 điều của thiền sư U Tejanya…sẽ giúp cho việc quan sát tâm được dễ dàng hơn… tu thiền hay bất cứ loại tu niệm nào không quan sát được sân đang sanh khởi trong tâm hay tham đang sanh khởi trong tâm là còn xa “ngôi nhà chân thật” nhiều lắm, cố gắng nắm bắt được cái dòng tâm đang xảy ra trong tâm thức của mình và khám phá học tập với cái tâm là con đường thoát ly khỏi mọi khổ sầu…

Khi luồng tâm thức hướng ra ngoài tiếp xúc với các giác quan, nhận biết bị đồng hóa với đối tượng của nó. Khi thức tiếp xúc với mắt, cảnh tạo điều kiện cho thức, và thức trở thành nhìn thấy. Khi tâm thức tiếp xúc với tai, âm thanh làm duyên cho thức, và thức trở thành nghe thấy, và tương tự như vậy. Do đó, khi thức khởi sinh, cốt lõi của tâm bị mờ đi, không thể tìm thấy được nữa. Không phải là cốt lõi đó biến mất, mà bản chất biết của tâm đã bị chuyển hóa thành thức. Bình thường, khi con người để cho mắt và tai chạy theo hình ảnh và âm thanh, họ gắn kết tình cảm với những gì thu nhận được, sự bình tĩnh chỉ trở lại khi những đối tượng giác quan đó biến mất. Do luôn bị cuộc diễu hành không ngừng của ma và quỷ thần ám ảnh trong tâm thức bình thường, con người bỏ quên hoàn toàn cốt lõi thực sự của tâm.

Bằng cách quay ngược luồng tâm thức, ý nghĩ bị cắt quãng và ngưng lại. Khi ý nghĩ biến mất, tâm thức thể nhập vào trong, hòa vào cốt lõi nhận biết của tâm. Khi thực hành liên tục, nền tảng này không thể bị lay chuyển trong mọi hoàn cảnh. Khi đó, kể cả khi tâm ra khỏi thiền định, nó vẫn thấy vững chắc như thể không gì có thể làm nhiễu được sự tập trung vào trong của tâm. Mặc dù định không chấm dứt được đau khổ, định vẫn là một nền tảng lý tưởng để bước vào một cuộc tấn công các ô nhiễm tinh thần gây nên đau khổ. Việc quan sát trở nên tự nhiên và bản năng, và chánh niệm luôn có mặt. Sự tập trung tức thời và sắc bén này bổ trợ cho công việc khảo sát và quán chiếu của trí tuệ. Sự an định mạnh mẽ nhờ thiền định trở thành nền tảng tuyệt vời cho việc phát triển sự hiểu biết sâu sắc về bản chất của sự tồn tại.

Có hai mục đích chính trong việc làm ý nghĩ ngưng lại. Một là để mở đường làm rõ bản chất của suy nghĩ, qua việc phân biệt ý nghĩ bột phát và theo thói quen với việc suy nghĩ tập trung và thận trọng, có cân nhắc. Hai là để dọn chỗ cho hoạt động có ý thức của sự hiểu biết không theo khái niệm. Cả hai mục đích này đều là các khía cạnh không tách riêng được của trí tuệ. Khi thực hành đúng, định có thể ngưng suy nghĩ một cách tạm thời, nhưng nó không bóp méo nguyên nhân. Nó cho phép suy nghĩ một cách có chủ ý hơn là bắt buộc. Cách sử dụng tâm như vậy mở ra không gian rộng lớn hơn để ý nghĩ có khả năng suy nghĩ và quan sát với sự trong sáng không bị dính mắc. Nhận biết trực tiếp chỉ thoáng nhìn có thể thấy ngay dòng ý nghĩ dẫn đi đâu. Sử dụng hiểu biết trực tiếp và độc lập, ta có thể bỏ qua những ý nghĩ vô ích và bắt lấy những ý nghĩ có ích, do đó có thể xây dựng được một nền tảng vững chắc cho trí tuệ siêu việt. Một khi tâm chưa đạt được sự tĩnh lặng tối cao, nó không thể nghĩ đúng. Suy nghĩ khởi lên do đà thường có của tâm thức là suy nghĩ lung tung, không phải suy nghĩ thực chất. Hiểu biết đạt được từ suy nghĩ quy ước là sự hiểu biết nông cạn và không đáng tin cậy. Nó thiếu sự hiểu biết bản chất của trí tuệ chân thật.

Nếu cảm thấy khó khăn chiều thứ 7 hàng tuần lúc 2h30 mời đến cùng tụng niệm với chúng tôi có nhạc đệm… và có lời tụng để cho việc tụng đọc nó nhập tâm dễ dàng hơn. Gửi xe ở đối diện ngách 65 tại Nhà Trẻ Hoa Hồng bên kia đường, đi ô tô thì gửi đầu đường Yên Lãng và Đ Láng…

Thêm một kỹ thuật thiện xảo: trong khi niệm thành lời về 7 âm ở trên thì chỉ lắng nghe duy nhất giọng của mình đọc tụng thật chậm, thật nhẹ nhàng khoan khoái… quan sát âm thanh đến và đi của từng niệm và nhận thấy tác ý của từng niệm… với kỹ thuật này có thể triển khai thành một trò chơi tâm linh rất hiệu quả với một nhóm…chúng tôi đã triển khai rất thành công tại nhiều nơi, hiệu quả cao và mọi người rất vui vẻ tham gia, mời bạn tham gia với chúng tôi vào các chương trình THIỀN ĐI CHƠI được tổ chức trung bình mỗi tháng 1 lần...

Hãy thực hành và chia sẻ kinh nghiệm, sau khi thiền như vậy sẽ có rất nhiều phước báu… hãy hồi hướng phước báu tới chúng sinh trong 31 cõi, cầu cho tất cả đều được an vui. Có gì thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi :Ngọc Trâm– 0972197959, hoặc máy bàn: 04 38534225.

Quả báu của niệm Ân Đức Phật: Quả báu đặc biệt niệm Ân Ðức Phật

Hành giả tiến hành niệm Ân Ðức Phật, trong kiếp hiện tại chưa chứng đắc Thánh Ðạo - Thánh Quả - Niết Bàn, hành giả sẽ được hưởng những quả báu đặc biệt ngay trong kiếp hiện tại và nhiều kiếp vị lai như sau:
- Ðược phần đông chúng sinh kính trọng.- Thiện tâm trong sạch thanh tịnh.
- Khi sắp chết, tâm bình tĩnh sáng suốt, không mê muội. Sau khi chết do thiện nghiệp này cho quả tái sanh làm người cao quý hoặc chư thiên cao quý.
- Tái sanh kiếp nào cũng thuộc hàng chúng sinh cao quý.
- Có sắc thân xinh đẹp đáng ngưỡng mộ.
- Các bộ phận trong thân thể đều xinh đẹp đáng quý.
- Thân có mùi thơm. - Miệng có mùi thơm tỏa ra. - Có trí tuệ nhiều.
- Có trí tuệ sâu sắc. - Có trí tuệ sắc bén. - Có trí tuệ nhanh nhẹn. - Có trí tuệ phong phú.
- Trí tuệ phi thường. - Nói lời hay có lợi ích...
- Kiếp vị lai có duyên lành gặp Ðức Phật, lắng nghe chánh pháp dễ dàng chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Ðạo - Thánh Quả và Niết Bàn...Ðó là những quả báu phát sanh từ niệm Ân Ðức Phật.

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 8 2008, 01:17 PM

Đúng theo thực tánh của các Pháp, thì không có người niệm Ân Đức Phật, mà chỉ có tâm đại thiện hợp với trí tuệ làm phận sự niệm Ân Đức Phật mà thôi.

Đề mục niệm Ân Đức Phật có hai giai đoạn:

- Giai đoạn đầu: đề mục niệm Ân Đức Phật thuộc thiền định (có thể niệm cả 9 ân hay chọn một ân và có 3 cách niệm Phật, nhưng không hiểu sao thầy tôi lại muốn tôi niệm Ân Đức Phật bằng tiếng Việt? và tôi thấy niệm như vậy cũng có nhiều lợi ích lắm vì niệm tới đâu hiểu tới đó). Hành giả niệm Phật có khả năng đạt tới cận định.

- Giai đoạn 2: sau khi niệm Ân Đức Phật đạt tới cận định rồi hành giả cần thoát ra khỏi đề mục niệm Ân Đức Phật, dùng tâm cận định của đề mục niệm Ân Đức Phật làm đối tượng, làm nền tảng tiến hành thiền tuệ....

Bạn có thể niệm Bút thô (Buddho) hoặc tự chọn một ân nào phù hợp và thích thú... (Đức Phật có 9 Ân Đức, nếu niệm theo cách này trí tuệ và các điều may mắn tới với bạn nhanh chóng hơn các loại niệm Phật mà bạn được chỉ dẫn theo cách khác)

Cầu mong bạn kinh nghiệm được chi tiết không có ai niệm Phật ... đây là một điều cần nên làm nếu bạn muốn tiến sâu vào lãnh vực trí tuệ như lai.

Niệm Phật thật là kỳ diệu thay.




Gửi bởi: Diệu Minh Feb 8 2008, 01:25 PM

Hành giả tiến hành niệm Ân Đức Phật trong kiếp hiện tại chưa chứng đắc các tầng thánh và đạt niết bàn tối thượng thì cũng sẽ hưởng những quả báu đặc biệt ngay trong kiếp sống hiện tại và nhiều kiếp vị lai như sau:

- Được phần đông chúng sinh kính trọng
- Tâm thiện trong sạch thanh tịnh
- Khi sắp chết, tâm bình tĩnh sáng suốt không mê muội
- Sau khi chết, do thiện nghiệp này cho quả tái sinh làm người cao quí hoặc chư thiên cao quí
- Tái sinh kiếp nào cũng thuộc hàng chúng sinh cao quí
- Có sắc thân sinh đẹp đáng ngưỡng mộ
- Các bộ phận trong thân thể đều xinh đẹp đáng quí
- Thân có mùi thơm toả ra
- Miệng có mùi thơm toả ra
- Có trí tuệ nhiều
- Có trí tuệ sâu sắc
- Có trí tuệ sắc bén
- Có trí tuệ nhanh nhẹn
- Có trí tuệ phong phú
- Có trí tuệ phi thường
- Nói lời hay có lợi ích...
- Kiếp vị lai có duyên lành gặp Đức Phật, lắng nghe chánh Pháp dễ dàng, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế chứng các tầng thánh và nhập niết bàn...

- Đức tin tăng trưởng
- Trí tuệ sáng suốt
- Phát sanh hỷ lạc
- Qua khỏi mọi tai ương
- Phước thiện được tăng trưởng.

Gửi bởi: ~Mini Chan~ Feb 11 2008, 07:54 PM

Hãy khám phá cho ra niệm Phật với mục đích gì và tìm cách chứng nghiệm cho được rằng không có ai niệm Phật mà chỉ có đại thiện tâm hợp với trí tuệ làm phận sự niệm Phật...

Khám phá cho ra động cơ và quán sát được thái độ trong khi niệm Phật chính là thực hành thiền quán.

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 13 2008, 05:43 PM

Buddho (đọc là "Bút thô"), đây mới là nguyên văn tiếng Pali chỉ Ân thứ 8 của Đức Phật:

Nghĩa là không chỉ tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc bốn Thánh Đạo - 4 Thánh quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Arahan đầu tiên trong toàn thế giới chúng sinh, mà Ngài còn thuyết Pháp giáo huấn chúng sinh có duyên lành cũng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế y theo ngài. Có số chúng sinh chứng đắc Nhập Lưu Thánh Đạo - Nhập Lưu Thánh Quả; có số chứng đắc các tầng mức Thánh cao hơn... chứng đắc tuỳ theo 5 pháp chủ và Parami (Ba la mật) của mỗi chúng sinh.

Ân Đức Buddho có hai loại trí tuệ đặc biệt là:
- Trí tuệ của bậc toàn giác
- Trí tuệ giáo hoá chúng sinh.

A, hèn chi mà mình khoái niệm Ân này vì mình vốn là giáo viên và mẹ mình kể là khi còn bé tí thường tụ tập bọn trẻ con lại để đóng vai cô giáo.

Người ta bảo là xem trẻ con biết sau này nó thích gì...

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 18 2008, 11:33 AM

Chiều hôm kia, đang đi trên đường, thấy tâm tự động niệm Buddho, giọng niệm bên trong có vẻ khác lạ hơi ngộ nghĩnh chẳng phải giọng niệm Ân Đức Phật quen thuộc hàng ngày... hôm nay tôi có ý ngóng đợi xem khi đi trên đường tâm tôi nó có niệm Phật kiểu "hôm qua" không?

Chả thấy "động tĩnh" gì và tôi tác ý niệm Buddho, Buddho... giọng cũ...

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 24 2008, 06:52 AM

Em vẫn luôn nhớ niệm phật vì đó giải pháp thư giãn nhất và từ đó thu được nhiều lợi ích như: làm cho đầu nhẹ nhàng hơn và con người bớt tham hơn,dễ xả hơn...hihihi...Cám ơn chị đã chỉ giáo ...Em thời gian này công việc chồng chất phải làm cho xong và phải hết tháng 03 mới dễ thở nên em ko còn thời gian lên mạng vào Web.Nhưng ngày nào cũng phải lướt Web một tý trước khi vào làm việc vì nếu không sẽ thấy cảm giác như đi xa không được về nhà...hihihi... Chúc chị vui!! Em Nga

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 24 2008, 09:21 PM

Mấy hôm nay trí tuệ khai mở rõ ràng làm việc hiệu quả lắm nhé.
Thu giáo viên Yoga cũng có cùng một kinh nghiệm.

Gửi bởi: Diệu Minh Jun 30 2008, 10:19 PM

Bạn có thể niệm rõ ràng như sau:
Budho - ngài là thầy của cả chư thiên và nhân loại.

Hoặc cách niệm Ân Đức khác: Arham Đức Phật trọn lành (đọc là A ra hăng Đức Phật trọn lành[color="#008000"][/color])

Gửi bởi: Diệu Minh Jul 7 2008, 04:24 PM

em ngay nao khi tren duong di lam va tro ve deu niem phat, em niem 9 an duc phat va niem Budtho
herkuang nga: em rat thich niem 9 an duc phat
herkuang nga: chi da sap dat cau tu 9 an duc phat, em chi viec theo the ma niem rat hao hung

Gửi bởi: Diệu Minh Jan 3 2013, 03:23 PM

Chúng tôi vừa tới đảnh lễ ngài Hộ Pháp ở núi Dinh rừng thiền Viên không hôm qua (2/1/2013) ngài dạy trực tiếp cách niệm và cho hai bó sâu chuỗi vô cùng Quí báu vì nó được đặt riêng để dành cho việc niệm Ân Đức Phật, thật là kỳ diệu... Ngài tươi đẹp như ông tiên và còn hơn thế nữa...
Sáng sớm chúng tôi xin giới với sư Pháp Thông và nhờ sư ghi lại cho 9 ân Đức Phật và từ đó tôi quyết tâm xếp lịch cho pháp môn này được triển khai trong đời tôi...

Gửi bởi: NguyenHa Jan 3 2013, 05:27 PM

QUOTE(Diệu Minh @ Jan 3 2013, 03:23 PM) *
Chúng tôi vừa tới đảnh lễ ngài Hộ Pháp ở núi Dinh rừng thiền Viên không hôm qua (2/1/2013) ngài dạy trực tiếp cách niệm và cho hai bó sâu chuỗi vô cùng Quí báu vì nó được đặt riêng để dành cho việc niệm Ân Đức Phật, thật là kỳ diệu... Ngài tươi đẹp như ông tiên và còn hơn thế nữa...
Sáng sớm chúng tôi xin giới với sư Pháp Thông và nhờ sư ghi lại cho 9 ân Đức Phật và từ đó tôi quyết tâm xếp lịch cho pháp môn này được triển khai trong đời tôi...

chị up ảnh ngài Hộ Pháp lên đi ạ, như nhật ký bằng hình của chuyến tu này

Gửi bởi: member Feb 11 2013, 09:52 AM

QUOTE
Ân đức Phật là đề mục hàng đầu của các pháp hành thiền chỉ và thiền minh sát.

Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật, Thế Tôn -- Chín ân đức nầy chỉ có nơi Ðức Phật. Ngoài Ðức Phật ra, không có một Sa môn, Bà la môn, Chư thiên, Phạm thiên nào có thể có đủ những ân đức nầy. Chín ân đức nầy không phải do nhân vật nào trong cõi trời và người tự ý xưng tán để diễn tả lòng kính phục và biết ơn của họ đối với Phật. Chín ân đức nầy tự phát khởi lên đến chư Phật quá khứ, hiện tại, và vị lai cùng lúc với Trí tuệ hoàn toàn sáng suốt thông hiểu các pháp không dư sót (Sabbannutanana) khi Ngài vừa thành đạo dưới cội bồ đề. Chín danh hiệu nầy đã được Ðức Phật khẳng định là danh hiệu của Ngài khi Ngài giảng pháp cho chư thiên và loài người. Ðiều này đã được chính thức ghi chép lại trong các kinh điển đạo Phật.

http://www.budsas.org/uni/u-9anducphat/00.htm

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 11 2013, 04:28 PM

QUOTE(NguyenHa @ Jan 3 2013, 05:27 PM) *
chị up ảnh ngài Hộ Pháp lên đi ạ, như nhật ký bằng hình của chuyến tu này





Chỉ một lời "thỉnh cầu" của bạn mà tôi lại phải lọ mọ ngược lên núi lần hai để chỉ chụp ảnh ngài và ghi âm lại đoạn phỏng vấn ngài...

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 11 2013, 07:25 PM

Cô Dung sau mấy ngày bĩ cực... sử dụng những biện pháp niệm Phật kiểu "cũ" không xử lý được phiền não, nhất tâm niệm Ân Đức Phật bằng sâu chuỗi chuyển hóa thân tâm tới mức gọi điện hỏi có thêm sâu chuỗi không để "thỉnh"? tôi trả lời là KHÔNG! cô muốn có sâu chuỗi để những người bạn già của cô có thể bắt đầu ...

Tôi NGHĨ tới việc phải đặt sâu chuỗi để chia sẻ với bá tánh Pháp môn niệm Ân Đức Phật thần kỳ này...

Tôi phổ biến tới người nào, mà thực hành thì đều báo cáo kết quả tốt đẹp...

Gửi bởi: namson Feb 11 2013, 07:36 PM

Niệm ân đức Phật-Pháp-Tăng-Giới mà đệ được học:
- Con xin đảnh lễ đức Thế tôn, bậc A la hán Chánh đẳng giác. Ngài là Như Lai, người luôn nói lời như chơn như thật vì hạnh phúc an lạc cho chư thiên và loài người.
- Ngài là bậc Ứng cúng, người xứng đáng được chư thiên và loài người tôn kính cúng dường.
- Ngài là bậc Chánh biến tri, người biết khắp tất cả. Ngài là bậc Minh hạnh túc, người đầy đủ phước đức và trí tuệ.
- Ngài là đấng Thiện thệ, người đã khéo vượt qua tất phiền não, triền phược, sanh tử luân hồi và đến bờ giải thoát.
- Ngài là bậc Thế gian giải, người biết hết tất cả các pháp thế gian.
- Ngài là bậc Vô thương sĩ, người không có ai sánh bằng.
- Ngài là đấng Điều ngự trượng phu, người thầy khéo giảng dạy, khéo giáo dục các đệ tử.
- Ngài là bậc Thiên Nhân sư, là người thầy của trời người. Ngài là vị Phật, người là bậc giác ngộ viên mãn, luôn luôn sống trong tĩnh giác.
- Ngài là đấng Thế Tôn, người đáng được cả thế giới tôn kính.
- Con xin đảnh lễ Pháp, được đức Thế Tôn khéo thuyết giảng, thiết thực hiện tại, vượt thoát thời gian, phải thực hành mới thấy được, chỉ người có trí mới có thể giác hiểu, có khả năng hướng thượng.
- Con xin đảnh lễ Tăng, là những người đệ tử Thế Tôn đầy đủ Chánh hạnh, Trực hạnh, Thiện Hạnh, Như lý hạnh. Là những bậc thánh hay đang đi trên con đường đến quả vị thánh. Là những bậc đáng được cúng dường, là ruộng phước vô thượng ở đời.
- Giới của con không bị uế nhiểm, không bị chấm đen, không bị đâm cắt, không bị bể vụn, được bậc thánh ái kính, được người trí khen ngợi.

Gửi bởi: tusen Feb 27 2015, 01:27 PM

Phật Bà Quan Thế Âm không phải là Phật??
Hay Bà là Chư Thiên?

Gửi bởi: home Feb 27 2015, 05:38 PM

QUOTE(tusen @ Feb 27 2015, 01:27 PM) *
Phật Bà Quan Thế Âm không phải là Phật??
Hay Bà là Chư Thiên?

Có nhiều người cho là chư thiên,

Gửi bởi: Diệu Minh Mar 18 2017, 06:38 AM

QUẢ BÁU NIỆM ÂN ĐỨC PHẬT
- BUDDHAGUṆA
******************************

Ân đức Phật Bảo vô cùng vi tế, sâu sắc, rộng lớn, vô lượng vô biên không sao kể xiết. Tuy vậy, trong bài kinh Dhajaggasutta, Đức Phật dạy niệm 9 Ân đức Phật Bảo như sau:

“Itipi so Bhagavā (Thật vậy Đấng Thế Tôn chính là bậc:)
① Arahaṃ (A la hán),
② Sammāsambuddo (Chánh Đẳng Giác),
③ Vijjācaraṇasampanno, (Minh Hạnh Túc),
④ Sugato, (Thiện Thệ),
⑤ Lokavidū, (Thế Gian Giải),
⑥ Anuttaro purisadammasāratthi, (Vô Thượng Sĩ Điều Ngự Trượng Phu),
⑦ Satthādevamanussānaṃ, (Thiên Nhân Sư),
⑧ Buddho, (Phật),
⑨ Bhagavā, (Thế Tôn) ".

Ý NGHĨA 9 ÂN ĐỨC PHẬT

1) Arahaṃ: Đức Arahán là Bậc cao thượng có thân khẩu ý hoàn toàn trong sạch và thanh tịnh, xứng đáng thọ nhận sự lễ bái cúng dường của chư thiên, phạm thiên và nhân loại.

2) Sammāsambuddho: Đức Chánh Đẳng Giác là Bậc tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, mọi tham ái, mọi ác pháp không còn dư sót, đầu tiên trong toàn cõi thế giới chúng sinh; đặc biệt diệt được mọi tiền khiên tật, trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, độc nhất vô nhị.

3) Vijācaraṇasampanno: Đức Minh Hạnh Túc là Bậc có đầy đủ Tam Minh, Bát Minh và 15 Đức Hạnh cao thượng.

4) Sugato: Đức Thiện Ngôn là Bậc thuyết pháp chân lý đem lại lợi ích thật sự cho chúng sinh.

5) Lokavidū: Đức Thông Suốt Tam Giới là Bậc thấy rõ, biết rõ chúng sinh thế giới, cõi thế giới, pháp hành thế giới.

6) Anuttaro purisadammasārathi: Đức Vô Thượng giáo hóa chúng sinh là Bậc giáo huấn chúng sinh cải tà quy chánh, cải ác làm thiện, từ hạng phàm nhân lên bậc Thánh Nhân.

7) Satthādevamanussānam: Đức Thiên Nhân Sư là Bậc Thầy của chư thiên, chư phạm thiên, nhân loại.

8) Buddho: Đức Phật là Bậc tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn đầu tiên trong toàn cõi thế giới chúng sinh, trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác độc nhất vô nhị, rồi Ngài thuyết pháp giáo huấn chúng sinh có duyên lành cũng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế y theo Ngài (cũng chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn tùy theo năng lực ba-la-mật và hạnh nguyện của mỗi chúng sinh).

9) Bhagavā: Đức Thế Tôn là Bậc có 6 Ân đức đặc biệt do đầy đủ trọn vẹn 30 pháp hạnh ba-la-mật của Ngài.

Quả báu đặc biệt niệm Ân Ðức Phật
''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''

Hành giả tiến hành niệm Ân Ðức Phật, trong kiếp hiện tại chưa chứng đắc Thánh Ðạo - Thánh Quả - Niết Bàn, hành giả sẽ được hưởng những quả báu đặc biệt ngay trong kiếp hiện tại và nhiều kiếp vị lai như sau:

- Ðược phần đông chúng sinh kính trọng.
- Thiện tâm trong sạch thanh tịnh.
- Khi sắp chết, tâm bình tĩnh sáng suốt, không mê muội. Sau khi chết do thiện nghiệp này cho quả tái sanh làm người cao quý hoặc chư thiên cao quý.
- Tái sanh kiếp nào cũng thuộc hàng chúng sinh cao quý.
- Có sắc thân xinh đẹp đáng ngưỡng mộ.
- Các bộ phận trong thân thể đều xinh đẹp đáng quý.
- Thân có mùi thơm.
- Miệng có mùi thơm tỏa ra.
- Có trí tuệ nhiều.
- Có trí tuệ sâu sắc.
- Có trí tuệ sắc bén.
- Có trí tuệ nhanh nhẹn.
- Có trí tuệ phong phú.
- Trí tuệ phi thường.
- Nói lời hay có lợi ích...
- Kiếp vị lai có duyên lành gặp Ðức Phật, lắng nghe chánh pháp dễ dàng chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Ðạo - Thánh Quả và Niết Bàn...

Ðó là những quả báu phát sanh từ niệm Ân Ðức Phật.

(Nguồn trích dẫn: Nền tảng Phật giáo -Tỳ Khưu Hộ Pháp
http://trungtamhotong.org/NoiDung/ThuVien/QuyYTamBao/TamBao1.htm)

Trong Tương Ưng Bộ 11.3, kinh Đầu Lá Cờ, Đức Phật khuyên các vị Tỳ-khưu khi hành thiền, sống độc cư trong rừng vắng, nên thường xuyên tụng niệm và quán tưởng đến ân đức Tam Bảo để giúp các vị ấy có thêm tự tin, không còn lo âu, sợ hãi:
"Này các vị Tỳ-khưu,
Trong rừng hay gốc cây,
Hay tại căn nhà trống,
Hãy niệm bậc Chánh Giác.
Các Ông có sợ hãi,
Sợ hãi sẽ tiêu diệt.
Nếu không tư niệm Phật,
Tối thượng chủ ở đời,
Và cũng là Ngưu vương,
Trong thế giới loài Người,
Vậy hãy tư niệm Pháp,
Hướng thượng, khéo tuyên thuyết.

Nếu không tư niệm Pháp,
Hướng thượng, khéo tuyên thuyết,
Vậy hãy tư niệm Tăng,
Là phước điền vô thượng.

Vậy này các Tỳ-khưu,
Như vậy tư niệm Phật,
Tư niệm Pháp và Tăng,
Sợ hãi hay hoảng hốt,
Không bao giờ khởi lên".

Đức Phật cũng khuyên hàng đệ tử cư sĩ có những tùy niệm tương tự như thế. Trong Tăng Chi Bộ 11.12, Ngài dạy vị cư sĩ Mahànàma về niệm Phật-Pháp-Tăng:

--"Này Mahànàma, trong khi vị Thánh đệ tử tùy niệm Tam Bảo (Phật-Pháp-Tăng),

tâm của vị ấy không bị tham ám ảnh,

không bị sân ám ảnh,

không bị si ám ảnh.

Tâm của vị ấy được chánh trực nhờ duyên Tam Bảo.

Vị Thánh đệ tử ấy, với tâm chánh trực, có được nghĩa tín thọ,

có được pháp tín thọ,

có được hân hoan liên hệ đến pháp.

Khi có hân hoan, hỷ sanh;

khi có hỷ, thân được khinh an;

khi thân được khinh an, cảm giác được lạc thọ;

khi có lạc thọ, tâm được định tĩnh.

Này Mahànàma, như vậy gọi là bậc Thánh đệ tử sống đạt được bình đẳng với chúng sanh không bình đẳng, sống đạt được vô sân với chúng sanh có sân, nhập được pháp lưu, tu tập tùy niệm Tam Bảo".

Trong bộ luận Thanh Tịnh Đạo, Chương VII, ngài Phật Âm đề cập đến các lợi ích của pháp niệm ân đức Tam Bảo như sau:

-- "Khi vị hành giả chú tâm đến việc suy niệm đấng Giác Ngộ như vậy, suy niệm Chánh Pháp như vậy, suy niệm chư Thánh Tăng như vậy, vị ấy có lòng tôn kính đức Phật, tôn kính Giáo Pháp của Ngài, tôn kính chư Thánh Tăng đệ tử của Ngài.

Vị ấy đạt đến sự viên mãn về đức tin, chánh niệm, trí tuệ và công đức.

Vị ấy có nhiều hạnh phúc và an lạc, nhiếp phục được sự sợ hãi khủng bố, và có khả năng kham nhẫn, chịu đựng các khổ đau.

Vị ấy có cảm giác như mình đang sống trước mặt đấng Đạo sư, đang sống trong Chánh Pháp, đang sống với các bậc Thánh Tăng.

Trong khi an trú suy niệm những đức tính đặc biệt của Tam Bảo, thân thể của vị hành giả ấy trở thành một nơi đáng tôn trọng như một đền thờ. Tâm vị ấy hướng về chư Phật, hướng về Pháp vô thượng, hướng về chư Thánh Tăng. Hành giả ấy cảm thấy hổ thẹn và e sợ (tàm và quý) trước các ác pháp, và như thế giúp vị ấy không phạm giới.

Nếu vị ấy không chứng đạt được quả vị cao thượng trong kiếp này, thì ít nhất, vị ấy cũng sẽ tái sinh vào một cảnh giới an lạc sau khi chết".

''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''
Audio:
- Thiền Sư Pa-Auk Sayadaw tụng kinh Paritta:
https://youtu.be/jDVtUyzQ_RE
- Nhạc tụng 9 Ân đức Phật - Pali Việt:
https://youtu.be/_hZ-V9Rz12w

- Tỳ Khưu Viên Phúc: Bài viết có thể chia sẻ không cần xin phép.

Gửi bởi: tusen Mar 18 2017, 01:55 PM

Vậy mỗi lần gặp điều không may hay may mắn thì Niệm Ân Đức Phật đúng không cô!? Hay là đọc khi gặp bất kì trường hợp nào?

Gửi bởi: Diệu Minh May 18 2017, 05:56 AM

QUOTE(namson @ Feb 11 2013, 07:36 PM) *
Niệm ân đức Phật-Pháp-Tăng-Giới mà đệ được học:
- Con xin đảnh lễ đức Thế tôn, bậc A la hán Chánh đẳng giác. Ngài là Như Lai, người luôn nói lời như chơn như thật vì hạnh phúc an lạc cho chư thiên và loài người.
- Ngài là bậc Ứng cúng, người xứng đáng được chư thiên và loài người tôn kính cúng dường.
- Ngài là bậc Chánh biến tri, người biết khắp tất cả. Ngài là bậc Minh hạnh túc, người đầy đủ phước đức và trí tuệ.
- Ngài là đấng Thiện thệ, người đã khéo vượt qua tất phiền não, triền phược, sanh tử luân hồi và đến bờ giải thoát.
- Ngài là bậc Thế gian giải, người biết hết tất cả các pháp thế gian.
- Ngài là bậc Vô thương sĩ, người không có ai sánh bằng.
- Ngài là đấng Điều ngự trượng phu, người thầy khéo giảng dạy, khéo giáo dục các đệ tử.
- Ngài là bậc Thiên Nhân sư, là người thầy của trời người. Ngài là vị Phật, người là bậc giác ngộ viên mãn, luôn luôn sống trong tĩnh giác.
- Ngài là đấng Thế Tôn, người đáng được cả thế giới tôn kính.
- Con xin đảnh lễ Pháp, được đức Thế Tôn khéo thuyết giảng, thiết thực hiện tại, vượt thoát thời gian, phải thực hành mới thấy được, chỉ người có trí mới có thể giác hiểu, có khả năng hướng thượng.
- Con xin đảnh lễ Tăng, là những người đệ tử Thế Tôn đầy đủ Chánh hạnh, Trực hạnh, Thiện Hạnh, Như lý hạnh. Là những bậc thánh hay đang đi trên con đường đến quả vị thánh. Là những bậc đáng được cúng dường, là ruộng phước vô thượng ở đời.
- Giới của con không bị uế nhiểm, không bị chấm đen, không bị đâm cắt, không bị bể vụn, được bậc thánh ái kính, được người trí khen ngợi.


Tuyệt vời ngắn gọn, xứng đáng tuyên thuyết!

Gửi bởi: Diệu Minh May 18 2017, 06:00 AM

QUOTE(tusen @ Feb 27 2015, 01:27 PM) *
Phật Bà Quan Thế Âm không phải là Phật??
Hay Bà là Chư Thiên?


Là gì không quan trọng, quan trọng là bạn có duyên với ngài, có tin tưởng tuyệt đối vào ngài? tất cả chỉ là hình tướng... cái lõi chỉ là năng lượng, năng lực... tam giới duy tâm tạo, đây là con đường xây dựng chánh tín, đức tin bằng 1 hạt cải chỉ núi núi sẽ dời đi...

Nếu không nay bạn tin ngài này, mai bạn tin ngài kia? cũng không có hại, nhưng xét về tổng thể vẫn không có lợi nhiều bằng sự hiểu biết của bạn về đức tin và trau dồi phẩm hạnh này, tất cả chỉ là cách hình thức biểu hiện ra bên ngoài của nguồn lực duy nhất vận hành vũ trụ... vận hành nhân quả!

Gửi bởi: Diệu Minh May 18 2017, 06:06 AM

Cách thức niệm sinh diệt của từng từ một có thể được gọi là Thiền niệm Ân Đức Phật, và cách niệm đó là thực hành thiền quán - cái sinh ra trí tuệ.

Thiền niệm Ân Đức Phật

Thiền niệm Ân Đức Phật

Thiền niệm Ân Đức Phật

Thiền niệm Ân Đức Phật

Thiền niệm Ân Đức Phật


Thiền niệm Ân Đức Phật

Gửi bởi: Diệu Minh May 23 2017, 06:22 PM

Ngọc Trâm sáng tác và tụng niệm Ân Đức Phật:

https://www.youtube.com/watch?v=91XtCiWTYZQ

Gửi bởi: Diệu Minh Sep 1 2019, 04:46 AM

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=511&st=10&gopid=31409&#entry31409

Gửi bởi: Diệu Minh Oct 18 2020, 01:47 PM

Sư Thiện Minh giảng dạy về Thiền niệm Ân Đức Phật:
https://youtu.be/_ZTKZHdMlwo

Gửi bởi: Diệu Minh Jul 2 2022, 11:31 AM

Chị ơi em còn bày cho bạn niệm Ân Đức Phật nữa

https://youtube.com/shorts/9dY25KOI4jA?feature=share

Sản xuất bởi Invision Power Board (http://www.invisionboard.com)
© Invision Power Services (http://www.invisionpower.com)