IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Khẩu phần thực dưỡng đích thực
Thelast
bài Sep 28 2007, 08:45 AM
Bài viết #1


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



KHẨU PHẦN THỰC DƯỠNG ĐÍCH THỰC

Tác giả Carl Rerrd: Hiện là chủ tịch phong trào Oshawa tại Mỹ và là tác giả cuốn sách “Sổ tay tra cứu Thực dưỡng”

Trong nhiều năm tôi đã nghe thấy nhiều người phàn nàn rằng khái niệm marrobiotic đã bị hiểu một cách lộn xộn- Sự lộn xộn này do những người đã dạy thực dưỡng từ 20- 30 năm trước gây ra.

Trước tiên ta thử đưa ra một vài thử nghiệm về sự hiểu biết marobiotic. Theo ý kiến bạn thì định nghĩa nào sau đây là đúng:

Marobiotic là:
a. Sống lâu
b. Ăn gạo lứt
c. Nghiên cứu các quy luật
d. Cảnh sống
e. Công cụ thực hành

Nếu bạn chọn sống lâu bạn đã chọn từ ngữ theo kiểu tra từ điển. Từ điển Thế giới mới của ngôn ngữ Hoa kỳ 1970 viết “Nó là nghệ thuật sống lâu nhờ thực hiện một lối ăn đặc biệt”. Khi ta thấy mọi người chỉ chăm chú vào gạo lứt ta thấy họ biết rất ít về thực dưỡng. Những người này nói: “Thực dưỡng là ăn rau cỏ ngũ coocs toàn phần để chữa bệnh ung thư”.

Định nghĩa Thực dưỡng là nghiên cứu các quy tắc thích hợp với những người thích nghiên cứu các quy tắc căn bản dựa trên bữa ăn. Có những người chọn định nghĩa thực dưỡng là một cách sống để thực hiện một dự định kéo dài đời sống. Với tôi tất cả mọi định nghĩa trên đều có thể chấp nhận được. Ngày nay thực dưỡng đã biến đổi ra nhiều hướng đi và thực hiện được nhiều dự định khác nhau.

Tôi quan tâm và coi thực dưỡng như là một công cụ thực hành vì tôi thấy nó có thể đem lại nhiều lợi ích- Vài năm trước đây một lớp học người ta hỏi tôi “Thực dưỡng là gì?”- Tôi đã đưa ra một bảng đề nói về nó.

Thực dưỡng là một công cụ để:
Gia tăng sức khoẻ
Gia tăng đời sống trường thọ
Duy trì cân bằng cơ học
Điều khiển năng lượng
Gia tăng sự tái sinh
Cải thiện miễn dịch
Cải thiện trí phán đoán
Hiểu biết nhiều về cuộc sống
Mang lại hoà bình
Đem lại hiểu biết khoa học
Hoà hợp với thiên nhiên
Phát triển tâm thức
Sống trực giác
Nhìn từ con mắt của Thượng đế
Trở thành tự do về tâm linh
Làm nảy sinh các ước mơ
Nhận biết bản thân
Lập mối liên hệ với cái duy nhất
Bảng này nói lên lý do mọi người chọn đúng nghĩa

Thực dưỡng theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo cách họ sử dụng nó trong cuộc sống hàng ngày. Có một câu hỏi đặt ra là khi dự định con người thay đổi thì liệu phương cách thực hành Thực dưỡng có thay đổi theo?

Có nghĩa là người dùng thực dưỡng để duy trì sức khoẻ có cần phải làm như người dùng nó để hợp nhất với giới vô cùng không?


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 28 2007, 10:25 AM
Bài viết #2


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Gốc rễ của vần đề:

George Oshawa đến nước Mỹ lần đầu năm 1959. Năm 1960 ông cho xuất bản cuốn Zen Macrobiotro (Nguyên bản của nó tên là (“Nền tảng sinh học và vật lý học của Thiền phật giáo”). Sau đó nó còn được đổi tên là “Nghệ thuật làm trẻ và trường sinh”. Trong Thiền macrobiotic Oshawa đưa ra một thực đơn gồm 10 mức ăn uống khác nhau để bạn có thể tự thiết lập sức khoẻ cho mình.

Mục đích của nó là thiết lập sự cần bằng âm dương cho cơ thể vật lý sinh học của chúng ta. Dù bạn không hiểu gì lắm về lý thuyết bạn vẫn có thể thực hành theo 1 trong 10 cách ăn để duy trì hạnh phúc và sức khoẻ.

Nếu bạn thay thế hoa quả và xà lách cho các thức ăn động vật theo thực đơn ăn số 2 và số 3

Số -------------- 10 cách ăn duy trì sức khoẻ Hạnh phúc
Số -------------- Ngũ cốc -------------- Rau -------------- Súp -------------- Thịt -------------- Xà lách -------------- Tráng miệng -------------- Đồ uống
7 -------------- 100%
6 -------------- 90% -------------- 10%

Bạn có thể thành người ăn chay. Nếu bạn vẫn chưa cảm thấy tốt hơn, hay ăn chay ở chế độ cao hơn. Cao nhất là ăn theo số 7, đơn giản nhất và thông minh nhất.

Nhiều người đọc sách Oshawa và ăn ngay theo số 7 đã có nhiều bài báo từ năm 1960 và trên các tạp trí Heroman Ahara năm 1970 và người ta hỏi nhiều về ăn số 7. Nhiều người đòi ăn số 7 theo Oshawa trong nhiều năm. Năm 1968 Bác sĩ Stare viết về Thực dưỡng với bản báo cáo nhan đề: “Thực dưỡng giết chết những đữa trẻ của chúng ta”. Trong đó thực dưỡng được ông xem như 1 bữa ăn thiếu dinh dưỡng và từ đó nhiều tác giả khác cũng viết báo coi thực dưỡng như một bữa ăn chết đói. Năm 1971, Herman Aihara cho xuất bản cuốn “Thực dưỡng mời chào sức khoẻ và hạnh phúc”. Trong đó ông cảnh báo về lối ăn số 7 và đưa ra sự cải thiện bữa ăn thực dưỡng. Điều quan trọng nhất mà ông nhấn mạnh là mọi người phải tự xác định chế độ ăn tốt nhất cho bản thân mình tuỳ theo điều kiện và cấu trúc cơ địa của mình và các dự định của mình.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 28 2007, 10:27 AM
Bài viết #3


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Thực đơn theo hệ thống Aihara

Mùa đông ---------- Mùa xuân ---------- Mùa hè
Ngũ cốc
Rau
Đậu
Rong biển
Xà lách


Sau đó Michio Kaghi đưa ra chuẩn mực cho bữa ăn thực dưỡng trong cuốn sách Thực dưỡng- 1977. Sau đó nó được giới thiệu lại năm 1995.

Bảng chuẩn này đưa ra các món ăn chay, linh hoạt tuỳ thuộc theo thời tiết môi trường, điều kiện sức khoẻ, tình dục, tuổi tác, mức độ hoạt động, và nhu cầu của từng người.

Mục đích của thực dưỡng là tự do, là khả năng tạo dựng và nhận biết bất cứ cái gì ta muốn trong đời sống như là một phần của hành trình tâm linh tiến tới sự hợp nhất với vũ trụ bất tận.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 28 2007, 10:28 AM
Bài viết #4


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Sau đây là bảng chuẩn theo Michio Kushi

Macrodiotic Sự lựa chọn cho sức khoẻ

QUOTE
Thêm vào tuỳ trường hợp cá và hải sản
Hoa quả theo mùa, các loại mầm hạt
Đồ ăn ngâm, dấm, muối.
Đồ ăn trong thiên nhiên nước uống tự nhiên


Ngày nay có nhiều người dùng 1,2 hoặc 3 hệ thống ăn này. Có nhiều học viên hoặc giảng viên của 3 lối ăn sử dụng chúng theo sự hiểu biết và chế biến của riêng họ, kinh nghiệm của họ. Do đó câu trả lời thực dưỡng là gì xuất phát từ việc họ học và thực hành theo hệ thống nào. Nhưng khi nghiên cứu kỹ người ta sẽ thấy sự tương đồng giữa 3 hệ thống.

Cả 3 hệ thống đều dựa trên ý tưởng của Oshawa là thức ăn chính cho con người là ngũ cốc toàn phần.

Thức ăn quan trọng thứ 2 trong cả 3 hệ thống đều là rau. Đậu và rong biển và cả 3 hệ thống đều đưa ra những thức ăn bạn cần phải tránh. Chúng đều dẫn bạn đến không bị ốm đau. Do đó tôi tổng hợp cả 3 hệ thống trong cuốn sách của tôi là “ sổ tay tra cứu Thực dưỡng”- 1994


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 28 2007, 10:31 AM
Bài viết #5


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Cuộc tìm kiếm các định nghĩa

Khi tôi bắt đầu Thực dưỡng những năm 1970. Tôi nghiên cứu định nghĩa của nó. Tôi tìm thấy rất nhiều định nghĩa về nó trên các tài liệu. Nhiều người thực dưỡng cho nó là ăn chay.Còn ở xã hội người ta cho nó là một chế độ ăn chết đói, có người nói: “Thực dưỡng là không ăn thịt”, có người nói “Thực dưỡng là ăn rau”, có người nói “ Mày ăn thực dưỡng à! gạo lứt chỉ có chết”

Nhiều năm sau khi gặp Sandy pukel tổ chức ra nhiều hội nghị Thực dưỡng mùa đông. Tôi ngập giữa 40,50 đại biểu đến từ Đông, Tây, Mỹ, từ Châu âu bàn bạc và thảo luận về định nghĩa Thực dưỡng nhưng cũng không đi đến sự thống nhất

Ngày nay người hiểu thực dưỡng theo nhiều cách khác nhau do nhiều người khác nói lại. Thực tế người ta có thể định nghĩa khác nhau theo các hệ thống bài viết của Oshawa, Kushi hay Herman Aihara.

Theo nhận biết của tôi, Thực dưỡng là tấm gương phản chiếu đầu tiên về sức khoẻ. Sau khi 1 người Đức đạt được một vài lợi ích từ nó, họ có thể nghe nói thêm về một sự mở mang tự do nào đó. Họ có một bức tranh lớn hơn về thực dưỡng. Sau đây là 1 định nghĩa mới về thực dưỡng:

Thực dưỡng là một khuynh hướng triết học và là nguyên tắc ăn uống được dùng vì lợi ích cho con người về sức khoẻ, cảm xúc, tinh thần và tâm linh tuỳ thuộc vào mức độ hiểu và sử dụng của người đó

Trọng tâm của nó là các loại thức ăn nên ăn và nên tránh để đưa con người về sống gần với thiên nhiên. Đó là trọng tâm thực hành đầu tiên của thực dưỡng nhằm mang lại sức khoẻ. Nó bao gồm 10 cách ăn của Oshawa cũng như các hệ thống ăn uống của Aihara và Michio Kushi.

Thực ra thực hiện chế độ thực dưỡng theo kiểu này trong 10 ngày không có nghĩa là chữa bệnh gì mà nó chỉ có nghĩa là thải độc ra khỏi cơ thể để tự nó trở nên mạnh khỏe.

Trọng tâm thực hành thứ hai của Thực dưỡng là nghiên cứu về các nguyên tắc sắp xếp của trật tự vũ trụ để sử dụng nó trong đời sống hàng ngày. Sự khác nhau giúp trọng tâm thực hành thứ nhất và thứ hai là người thực hành có sự điểu khiển chủ động lớn trong sự lựa chọn chế độ ăn uống hay các nhu cầu và dự định. Các nguyên tắc trật tự này có trong công trình của Oshawa gồm trật tự vũ trụ với nguyên lý và 12 định lý, các giai tầng phát triển của trí phán đoán. Chúng cũng được mô tả và diễn giải theo Aihara và kushi mà không hề có sự thay đổi về nguyên tắc so với Oshawa. Trọng tâm sự thực hành thứ 3 là phát triển trực giác của con người. Nó cho phép ta đạt tới một sự tự do lớn nhất và sự mềm mỏng hài hoà nhất. Nhưng nó yêu cầu một sự hiểu biết lớn nhất. Phần công việc này chủ yều tìm thấy trong công trình của Oshawa và nó được bổ xung thông tin bởi Aihara và Kushi.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 28 2007, 10:32 AM
Bài viết #6


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Các giai tầng thực hành marobiotic được mô tả trong vòng tròn sau
HÌNH VẼ

Nhìn vào bảng này ta thấy sức khoẻ là phạm vi bị giới hạn nhất so với trực giác là cao cấp, ta có thể đạt tới sự tự do cao nhất ở trực giác khi thức hành, con người có thể đi theo mọi kiểu tuỳ theo dự định và nhu cầu để đạt được tự do vô biên.

Trong cuốn “Thực dưỡng mời chào sức khoẻ và hạnh phúc”: “Thực dưỡng là một nghệ thuật sống mang lại niềm vui sức khoẻ, hạnh phúc, sự thích thú và tự do. Nó dựa trên căn bản là sự nhận biết rằng bạn là chủ nhân sức khoẻ của bạn không phải vì tầng bác sĩ, khoa học, triết học hay dinh dưỡng nào. Bạn có thể thực hành nó bất cứ ở đâu, lúc nào và sửa đổi nó cho phù hợp với mình.

Oshawa nói: Thực dưỡng là tiến trình thay đổi bản thân bạn để bạn có thể ăn bất cứ cái gì bạn thích mà không sợ bị ốm, cho bạn sống vui và tạo dựng bất cứ cái gì bạn lựa chọn. Oshawa nói tất cả bệnh tật đến từ sự vi phạm trật tự vũ trụ. Còn Aihara diễn giải nó theo một cách khác: Cội gốc của mọi bệnh tật là tâm linh do bạn đã tách rời bản thân Thượng đế, khỏi sự thống nhất và vĩnh hằng. Dó đó con người có thể định nghĩa nó theo cách tốt nhất đối với họ. Định nghĩa mới về thực dưỡng xuất phát từ việc thay đổi sự áp dụng của nó tuỳ thuộc các điều kiện môi trường khí hậu, không khí và nước và dự định của con người cũng thay đổi. Bởi vì Thực dưỡng là môn triết học về sự biến đổi một nguyên tắc quan trọng của nó là mọi thứ trong vũ trụ đều biến đổi. Oshawa đã tìm thấy nó trong Thánh kinh: “Biết được chân lý, ngươi sẽ được tự do”. Khi được hỏi chân lý là gì Oshawa trả lời “ đó là cái bất biến”. Vậy cái bất biến là gì?

Với tôi câu trả lời thật đơn giản: Đó là tình yêu của Thượng đế. Tình yêu của Thượng đế là thế giới vô tận, là vũ trụ. Đó là chân lý là cái một cùng tất cả mọi cái tên mà Oshawa đã nhiều lần chỉ cho chúng ta.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Oct 1 2007, 06:55 PM
Bài viết #7


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Những nguyên tắc cơ bản của âm dương và là bất dịch. Chúng có trong những tuyên bố xa xưa của những người theo đạo cơ đốc, đạo Lão, Thiên chúa giáo hay những tôn giáo lớn khác mà các vị thầy tâm linh lớn đã tạo dựng. Điều này được phản chiếu trong đó chỉ ra sự cân bằng của các tam giác âm dương và cũng là sự biểu hiện cân bằng của Kriss giữa chiều đứng và chiều ngang hay các đường âm dương cũng vậy. Trong triết học cổ đại ấn độ gồm đạo Ấn độ và Đạo phật cũng có mô tả các nguyên tắc phân chia trong khái niệm về đấng vĩ đại Brâhman hay Thượng đế là có phân chia ra thành đàn ông đàn bà. Đó là Shakti và Siva. Trong quyển sách về các vị thầy cổ đại của Nhật bản nói rõ về Đạo Sinto ở Nhật cũng có mô tả nguyên tắc âm dương này. Theo đó vô cực phân chia ra Takami và Kamin để tạo dựng sự sống và sự sống dựa trên nguyên tắc này mà hình thành.

Trong thời gian gần đây, các nguyên tắc cơ bản của âm dương được nghiên cứu và ứng dụng trực tiếp và gián tiếp bởi nhiều nhà triết học và tư tưởng gia vĩ đại Arnold Toynbee đã đặt những nền tảng nghiên cứu của mình trên sự thay đổi luân phiên của âm dương trong đó ông mô tả âm dương có thể hoán đổi và đáp ứng lẫn nhau. Trong một chương trong quyển “Nghiên cứu về lịch sử” của ông chúng ta thấy:

Trong mọi biểu tượng được quan sát trong các hình thái xã hội khác nhau diễn ra luân phiên của các điều kiện tĩnh và động theo nhịp của vũ trụ thì âm và dương là có khả năng lớn nhất bởi vì chúng truyền tải thước đo nhịp một cách trực tiếp không qua các phép đo cơ học và toán học và tâm lý học. Chúng ta có thể sử dụng các biểu tượng này đối với các nghiên cứu về sau của chúng ta.

Hegel trong luận điểm biện chứng của mình đã nói rằng loài người đã phát triển mình theo đường xoắn chân ốc từ 2 pha của một đơn nguyên thống nhất, đó là sự phân chia và sự hợp nhất ( antithesic và synthesis). Luận chứng của Hegel về sau được KarlMarx tiếp tục nghiên cứu và phát triển tạo cơ sở cho triết học, chính trị và kinh tế học.

Albert anxtanh trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong thế kỷ 20 đã nói nhiều về sự liên hệ mật thiết giữa thế giới hữu hình của vật chất và thế giới vô hình của các dao động năng lượng.

Từ đó ông đã lấy nó làm cơ sở tạo dựng cho thuyết tương đối của mình trong đó ông tuyên bố năng lượng thường xuyên chuyển hoá thành vật chất và vật chất thường xuyên chuyển hoá thành dạng năng lượng.

Trong 50 năm qua, nguyên tắc âm dương đã được diễn đạt và ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trật tự vũ trụ này có thể được nghiên cứu một cách có hệ thống theo 7 nguyên tắc và 12 tiêu đề về sự thống nhất có trình bày ở cuốn sách này.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 18th April 2024 - 06:22 PM