IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

2 Trang V   1 2 >  
Reply to this topicStart new topic
> Thiền Sư U Tejaniya tới Hà Nội và những bài báo phỏng vấn ngài
khatkhaohon
bài Jan 7 2009, 09:15 PM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 111
Gia nhập vào: 9-September 07
Thành viên thứ.: 51



Download tại đây
http://www.4shared.com/file/79434017/1a8bc...U_Tejaniya.html

Bạn nào muốn đọc thì xem ở phía dưới nhé...
NT


--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post
minh tam
bài May 19 2010, 03:24 PM
Bài viết #2


Member
**

Nhóm: Members
Bài viết: 12
Gia nhập vào: 18-January 09
Thành viên thứ.: 1,707



QUOTE(khatkhaohon @ Jan 7 2009, 09:15 PM) *


Nghe thử thì mới được có nửa phỏng vấn. Có cách nào nghe được hết không em ? Cám ơn em !
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Daniel
bài May 20 2010, 08:01 PM
Bài viết #3


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 34
Gia nhập vào: 9-September 09
Thành viên thứ.: 4,785



QUOTE(khatkhaohon @ Jan 7 2009, 09:15 PM) *



QUOTE(minh tam @ May 19 2010, 03:24 PM) *
Nghe thử thì mới được có nửa phỏng vấn. Có cách nào nghe được hết không em ? Cám ơn em !



Anh vào thư mục của chính Việt Anh post(link bên dưới) là có đầy đủ;bên tay trái:

http://www.4shared.com/dir/J96uFg6N/sharing.html

thumbsup.gif
Go to the top of the page
 
+Quote Post
minh tam
bài May 20 2010, 08:17 PM
Bài viết #4


Member
**

Nhóm: Members
Bài viết: 12
Gia nhập vào: 18-January 09
Thành viên thứ.: 1,707



QUOTE(Daniel @ May 20 2010, 08:01 PM) *
Anh vào thư mục của chính Việt Anh post(link bên dưới) là có đầy đủ;bên tay trái:

http://www.4shared.com/dir/J96uFg6N/sharing.html

thumbsup.gif


cám ơn nhiều !
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài May 28 2010, 11:08 AM
Bài viết #5


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Hình như phần nghe này khác phần phỏng vấn ở trên, nhưng tớ cứ gửi cả lên đây cho cả nhà đọc:

Tuyệt vời
Phỏng vấn Thiền sư U TEZANIYA

Thiền sư U TEZANIYA là người kế tục sứ mệnh của cố Hòa Thượng Shwe Oo Min. Sayadaw U Kosalla. Ngài tới Malaysia năm ngoái và năm nay lại đến đây lần nữa để ẩn tu (bài này viết cách đây mấy năm rồi!).
Tỳ khưu Kumara: Thưa ngài U Zin, cảm ơn ngài đã cho phép chúng tôi phỏng vấn. Tôi xin được bắt đầu từ một cái gì dễ một chút. Năm ngoái ngài tới đây để ẩn tu. Điều gì khiến ngài tới đây lần nữa?
U TEZANIYA: tu viện này giống các tu viện trong rừng ở Miến Điện. Tôi muốn sống một thời gian tại một tu viện trong rừng. Năm ngoái tôi tới đây và đã thực hiện được mong muốn đó, mặc dầu không hề có ý định trước. Khi tới đây tôi rất thích chỗ này. Tôi nhận ra rằng đối với tôi đây là nơi tu thiền rất tốt. Khung cảnh ở đây đúng là khung cảnh của một tu viện trong rừng mà tôi cần.
Tỳ khưu Kumara: Thưa ngài U Zin, nhờ ngài đến đây mà chúng tôi học được rất nhiều. Chúng tôi rất mừng là trong khi ẩn tu ngài vẫn sẵn lòng dành chút thời gian để dạy satipatthana (Niệm xứ) cho chúng tôi. Tôi hy vọng rằng qua cuộc phỏng vấn này các thiền sinh Malaysia sẽ thu được nhiều lợi lạc nhờ việc học hỏi những kinh nghiệm và kiến thức của ngài.
Nhiều thiền sinh Malaysia đã được làm quen với các phương pháp tu tập của Mahasi, Pa Auk, Goenka. Ngài có thể cho chúng tôi biết sự khác nhau giữa phương pháp Mahasi và phương pháp của ngài?
U TEZANIYA: Thật ra tôi không đặt ưu tiên cho một phương pháp hay một kỹ thuật nào cả. Tôi không muốn nói quá nhiều về vấn đề này. Tôi chỉ muốn chia sẻ với các thiền sinh và giúp họ xây dựng được thái độ đúng trong việc hành thiền. Chia sẻ với họ những hiểu biết của tôi về vấn đề này để họ luôn ghi nhớ điều đó trong đầu. Tôi đã trải qua cuộc sống của một thiền sinh và tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Tôi nhận thấy rằng cittanuvipassana là rất quan trọng. Nếu hành giả có được thông tin này, có được kiến thức về thái độ hành thiền đúng trước khi bắt tay vào công việc thì việc hành thiền của họ sẽ tốt hơn. Tôi đã học được rất nhiều từ cố hòa thượng Shwe Oo Min và tôi đã áp dụng thái độ đúng đó trong việc hành thiền. Tôi đã thu được nhiều lợi lạc nhờ thái độ đó. Thật ra tôi có cố gắng học hỏi điều này từ các thiền sư khác nhưng họ không đề cập nhiều đến vấn đề đó.
Tỳ khưu Kumara: Xin ngài cho một vài ví dụ.
U TEZANIYA:Họ bảo quan sát đối tượng này, đối tượng khác, nhưng lại không nói rõ phải làm điều đó như thế nào? Phải xem trạng thái tâm ra sao? Phải có thái độ như thế nào khi quan sát đối tượng, tại sao lại quan sát nó?
Tỳ khưu Kumara: “Tại sao?”
U TEZANIYA:Họ không sử dụng trí thông minh.
Tỳ khưu Kumara: Tôi hiểu ngài muốn nói điều gì.
U TEZANIYA: Đây là một vấn đề vướng mắc. Trước tiên tôi muốn chia sẻ với các bạn điều này. Bất cứ khi nào tôi hướng dẫn thiền sinh tôi tôi đều bắt đầu bằng việc này. Bởi vì bạn thiền với cái tâm cho nên bạn cần hiểu về cái tâm. Bạn phải biết nó.
Tỳ khưu Kumara: Việc này phải được làm trước.
U TEZANIYA: Vâng
Tỳ khưu Kumara: Đứng từ góc độ phương pháp.
U TEZANIYA: Tôi không nói phương pháp. Tôi chỉ nói rằng satipatthana là như vậy. Cái Đức Phật dạy chúng ta là satipatthana.
Tỳ khưu Kumara: Tôi được nghe một số thiền sinh Malaysia nói rằng ở thiền viện Shwe Oo Min họ tập nhìn chấn thủy. Cá nhân tôi đã từng học ngài và tôi cho rằng thông tin này không chính xác. Tôi xin ngài cho biết ý kiến.
U TEZANIYA:Trước kia khi tôi học thiền thầy tôi có dạy nhiều cách quán. Và quan sát chấn thủy là một thứ tôi thích nhất. Vì vậy khi mới bắt đầu dạy thiền tôi khuyên các thiền sinh nhìn chấn thủy. Bằng việc tập trung vào chấn thủy có thể biết cảm xúc rõ hơn và dần dần có thể bắt đầu nhìn thấy hoạt động của tâm. Khi tôi thấy rằng chánh niệm khá mạnh thì tôi hướng dẫn anh ta chuyển từ chấn thủy tới cảm xúc:
Tuy nhiên dần dần tôi nhận ra rằng không phải ai cũng hợp với phương pháp này. Một số người lại nhắm vào vị trí. Họ cố tìm xem nó nằm ở đâu. Tôi hiểu rằng như vậy là phương pháp có điểm yếu. Việc nhắm vào cái đích là không có lợi cho thiền sinh, và tôi thay đổi phương pháp để nhận mạnh vào cái tâm. Tâm quan trọng hơn, đối tượng không quan trọng.
Tỳ khưu Kumara: Như vậy người ta nói rằng ngài dạy quán chấn thủy thì điều này không hẳn đúng, ngài chỉ dạy cho một vài người thôi…
U TEZANIYA: Vâng
Tỳ khưu Kumara: Còn một số khác thì không? Với những người này việc quan sát trạng thái tâm quan trọng hơn.
U TEZANIYA: Vâng. Tôi quan sát các thiền sinh và dần dần trở nên ngày càng thoáng và mở hơn trong phương pháp giảng dạy của mình. Trước kia tôi có hơi hẹp…
Tỳ khưu Kumara: Vâng, hẹp. Bây giờ tôi hiểu nhiều hơn. Nhờ tôi đã có rất nhiều buổi trò chuyện với các thiền sinh, có nhiều kinh nghiệm trong việc dạy dỗ họ nên cách hiểu, cách nhìn của tôi trở nên rộng rãi.
Theo năm tháng cách giảng dạy của tôi có thay đổi chút ít. Tôi không cứng nhắc. Khi tôi tìm ra một điểm yếu, tôi đổi cách dạy có ích hơn cho thiền sinh.
Tỳ khưu Kumara: Ngài có thể cho biết ngài dạy bao nhiêu thiền sinh Malaysia?
U TEZANIYA: Tôi nghĩ khoảng 50 vị. Năm ngoái là năm có nhiều thiền sinh Malaysia đến chỗ chúng tôi.
Tỳ khưu Kumara: Qua tiếp xúc với họ ở những buổi trình Pháp ngài có nhận xét gì?
U TEZANIYA: Các thiền sinh Malaysia có “TÍN” tốt và “TẤN” của họ rất mạnh. TẤN ở đây tôi nói với nghĩa “TẤN” lên gân (cười); “TẤN” lên gân của họ rất mạnh, một điểm yếu nữa của Malaysia là quá nhiều mê tín và họ hay nghĩ nhiều tới ma quỉ. Tôi nhận ra rằng những vấn đề này gây rất nhiều trở ngại cho các thiền sinh Malaysia. Một trở ngại khác tôi găp phải khi dạy các thiền sinh Malaysia là họ tập trung rất căng thẳng vào đối tượng với nhiều nỗ lực và tinh tấn. Sự tập trung quá mức thường gây ra rắc rối. Đây là điểm yếu của các thiền sinh Malaysia.
Tỳ khưu Kumara: Ngài có lời khuyên gì với họ về yếu điểm chú tâm quá mức vào đối tượng?
U TEZANIYA: Tôi nghĩ rằng họ không có đầy đủ thông tin và họ biết yếu điểm này nên cố gắng tránh. Họ không có đủ thông tin. Vì vậy bây giờ tôi muốn chia sẻ những hiểu biết cần thiết trong một cuốn sách.
Tỳ khưu Kumara: Để giúp họ hiểu rõ hơn họ phải tập trung quan sát đối tượng như thế nào?
U TEZANIYA: Vâng! Các thiền sinh nghĩ rằng quán tâm thuộc vào trình độ “cao”. Nhng tôi nghĩ rằng cũng không cao lắm (cười). Chỉ vì họ còn ít kinh nghiệm.
Tôi thường khuyên các Thiền sinh bắt đầu với Kayanupassana (quán thân) nhưng bạn có thể tiếp tục với những cảm thọ hay trạng thái tâm nổi bật lên. Như vậy bạn có thể quán những thứ này cùng với nhau. Không riêng rẽ. Để bắt đầu bạn không cần quán tâm không thôi. Thực ra không thể làm như thế được.
Tỳ khưu Kumara: Có nghĩa là ngài không dạy quán tâm riêng rẽ.
U TEZANIYA: Một số người học quán tâm rất nhanh và dễ dàng. Những người này bắt đầu tập quan sát các trạng thái tâm sớm hơn. Đôi lúc có những thiền sinh đã hành thiền lâu năm và có định lực tốt thì nên vào thẳng quán tâm.
Tỳ khưu Kumara: Như vậy là với một số thiền sinh thầy dạy quán tâm trực tiếp luôn.
U TEZANIYA: Vâng, Điều đó phụ thuộc vào trình độ thiền sinh. Tôi cho rằng tôi không dạy gì cả. Mong muốn của tôi là giúp đỡ các thiền sinh. Tôi không muốn trở thành một đại sư. Tôi không muốn điều này. Tôi chỉ muốn giúp đỡ người học. Tôi muốn biết điểm yếu của một thiền sinh và tôi muốn biết anh ta/ chị ta cần cái gì thì tôi để cho anh ta/ chị ta cái họ cần. Điều này có lợi hơn cho thiền sinh.
Tỳ khưu Kumara: Thưa ngài U Zin, khi tới đây ngài có nói rằng tâm ngài trở nên thư thái hơn. Ngài nói rằng rất bận rộn cộng việc dạy học và điều đó không có lợi. Tôi biết rằng ngài đang có một kế hoạch về việc này. Ngài có thể cho chúng tôi biết dự định của ngài được không?
Để những thiền sinh muốn tới học ngài có thể chuẩn bị tinh thần trước. Chúng tôi cần biết trước cái gì sẽ phải gặp, để đỡ khó khăn hơn về sau?
U TEZANIYA: Tôi bắt đầu từ năm ngoái.
Tỳ khưu Kumara: Ngài đã dự định làm cái gì?
U TEZANIYA: Bây giờ tôi đã tìm ra cách để giữ cân bằng giữa hoàn cảnh bên ngoài và tâm của tôi. Tự tôi đã tìm ra cách. Trước kia chúng tôi có rất ít thiền sinh, vì vậy tôi có thể kham nổi công việc. Rồi dần dần mọi thứ vượt ra khỏi tầm kiểm soát, vì có quá nhiều thiền sinh đến học. Vì vậy tôi phải tìm ra cách giải quyết cho mình.
Tỳ khưu Kumara: Như vậy là ngài không đổi cách điều hành trung tâm. Ví dụ như hạn chế số thiền sinh tới học. Các thiền sinh có thể ở thiền viện bao lâu?
U TEZANIYA: Tôi không thể áp đặt được (cười). Vì bây giờ có Internet nên cả thế giới đều biết, Ví như bây giờ có nhiều thiền sinh phương Tây (Canada, Châu Âu,…) tới học và tôi không thể áp đặt được thời gian cho họ.
Tỳ khưu Kumara: Thế ngài có hạn chế thời gian lưu lại ở thiền viện không? Ví dụ: Như thời gian ba tháng cho Miến Điện.
U TEZANIYA: Thời hạn này dành riêng cho người bản xứ, vì có quá nhiều người muốn học. Còn đối với các thiền sinh nước ngoài thì tùy họ, nếu họ thực sự tu tập thì chúng tôi không mời họ đi. Còn họ không tu tập tốt hơn là họ nên đi, nếu không chỉ tốn thời gian.
Tỳ khưu Kumara: Tôi có nhận xét rằng đối với tôi và thiền sinh Malaysia khác dường như việc tu thiền không đem lại niềm vui.
U TEZANIYA: Đúng. Không có hài lòng.
Tỳ khưu Kumara: Chúng tôi quá nghiêm túc.
U TEZANIYA: Đúng. Không có piti (hỉ, niềm vui)
Tỳ khưu Kumara: Mà đây là một yếu tố dẫn đến giác ngộ
U TEZANIYA: Không có piti và không có passaddhi (sự thanh thản)
Tỳ khưu Kumara: Tôi thấy rằng khi không có hỷ thì tâm không được thư giãn đầy đủ. Tôi thấy rằng ngài thư giãn hơn tôi và có vẻ chánh niệm hơn tôi. Vì thế tôi bắt đầu thay đổi cách của mình. Ngài có nhận thấy điều này ở các thiền sinh không?
U TEZANIYA: Giống như sư phải không? Nhiều người lắm.
Tỳ khưu Kumara: Chúng tôi có cần phải thích hành thiền không?
U TEZANIYA: Người ta ép mình vì họ không thích thú về việc hành thiền và muốn một cái gì đó. Vậy chữ “HỶ”, tôi ngụ ý là cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, hài lòng. Hài lòng với bản thân tin vào bản thân có đức tin vào chính mình. Nếu bạn hành thiền đúng thì điều này sẽ xảy ra.
Nếu thiền sinh hành thiền mà không có đầy đủ sự hiểu biết thì sẽ rơi vào tình trạng của sư – chán hành thiền. Bạn phải học hỏi nhiều hơn để biết về tâm của mình. Nếu bạn thật sự quan sát thì bạn sẽ nhìn thấy được cái gì đang xảy ra với tâm của bạn, tất cả mọi thứ và khi đó bạn sẽ nhìn ra điểm yếu của mình.
Tỳ khưu Kumara: và khi đó tôi có thể điều chỉnh…
U TEZANIYA: Điều chỉnh chính bản thân bạn. Nói cho đúng cái bạn cần là có sự hiểu biết tốt hơn. Rồi khi đó niềm vui sẽ tới. Khi đó bạn sẽ hài lòng với bản thân, với việc hành thiền và bạn sẽ thích hành thiền. “Thích” nghĩa là có lòng tin, có sự tự tin. Nếu một người hiểu rất rõ ràng việc hành thiền có lợi thì sẽ không bao giờ mất hứng thú. Tôi luôn luôn thích thú với việc quan sát bản thân mình. Thật tuyệt vời.
Nếu bạn nhìn thấy tâm bạn bước trên con đường Bát Chánh đạo thì đó là một cuộc sống đầy ý nghĩa.
Bạn sẽ không bao giờ chán. Không bao giờ. Bạn sẽ biết giờ phút hiện tại, biết cái lợi của chánh niệm. Nếu bạn có thể nhìn thấy điều này rõ ràng thì bạn sẽ không bao giờ chán hành thiền. Tại sao bạn giữ chánh niệm và bạn có lợi gì nhờ chánh niệm? Nếu bạn thật sự hiểu được thì sẽ không bao giờ chán. Bao giờ cuộc sống cũng tuyệt vời, rất tuyệt vời.
Tỳ khưu Kumara: Như vậy có nghĩa là lúc nào cũng có niềm vui này.
U TEZANIYA: Đúng! Niềm vui tới một cách tự nhiên chứ tôi không tạo ra nó. Sư có hiểu không?
Tỳ khưu Kumara: Vâng. Tôi hiểu ý ngài. Xin cảm ơn ngài U Zin. Bhanta Aggacitta nhận xét rằng nhiều nhà sư hoặc thiền sinh nước ngoài tới Miến Điện và xuống tóc đi tu. Những người này chỉ đến các thiền viện để học thiền. Nhưng thật ra đối với những người tu hành đây chỉ là một phần trong giáo huấn của Đức Phật. Thường thường những nhà sư này sau khi đã học thiền xong thì không học thêm gì về giáo huấn của Đức Phật cả. Dường như họ hài lòng với những gì họ có. Ngài có cho rằng đây là một vấn đề cần được giải quyết không? Nếu đúng thì thiền viện Shwe Oo Min có làm gì vì lợi ích của Sasana (Giáo Pháp) không?
U TEZANIYA: Đây là điểm yếu của thiền viện Shwe Oo Min. Cái mà chúng tôi có thể làm là chỉ ra cho người học thiền thấy là phải làm như thế nào. Đây là điểm yếu của chúng tôi. Tuy nhiên điều đó có nghĩa là thiền sinh phải tự mình làm lấy những việc còn lại (tức là học những giáo huấn căn bản của Đức Phật)
Tỳ khưu Kumara: Ngài có khuyên gì cho những vị sư chuẩn bị rời thiền viện để họ có thể bắt đầu học tập các phần khác trong giáo huấn của Đức Phật?
U TEZANIYA: Theo tôi vinaya (giới luật) là quan trọng. Nhưng bạn cần phải tỉnh thức về bản thân, quan sát bản thân trong mọi việc bạn làm và dần dần bạn hiểu phải làm gì.
Nếu bạn muốn sống một cuộc đời tu hành bạn phải học về cuộc sống tu hành, chỉ hành thiền thôi không đủ. Còn nếu bạn không phải là tu sĩ thì chuyện đó chuyện đó cũng không sao.
Tỳ khưu Kumara: Nhưng nếu các nhà sư không sống ở các nước Phật giáo thì khi về nước họ chẳng biết học đâu cả. Họ chỉ còn cách là tự học. Theo ngài thì họ phải làm gì?
U TEZANIYA: Bạn phải học. Tới Miến Điện học hoặc cách nào tốt nhất cho bạn. Dù hoàn cảnh nào cũng phải học. Đây là sự lựa chọn của bạn (Đây là cuộc đời bạn).
Tỳ khưu Kumara: Thưa ngài U Zin hiện giờ ngài đang viết một cuốn sách để trao đổi với những thiền sinh, những gì thầy muốn chia sẻ với họ. Cái gì là động lực chính khiến ngài viết cuốn sách này? Tôi hỏi như vậy vì trước kia ngài không có ý định giảng Pháp và ngài cũng không viết sách bao giờ. Ngài Shwe Oo Min cũng không để lại cuốn sách nào cả. Rồi bỗng nhiên tôi nghe rằng ngài sắp sửa cho ra đời một cuốn sách. Cái gì đã khiến ngài làm việc này?
(cuốn sách đã ra đời và đã được sư Tâm Pháp dịch ra tiếng Việt, và đã được in với nhan đề “Đừng coi thường phiền não, chúng sẽ cười vào mũi bạn”).
U TEZANIYA: bởi vì kinh nghiệm dạy thiền của tôi đã thúc đẩy tôi. Thậm chí có những thiền sinh học thiền đã lâu nhưng vẫn không hiểu đầy đủ về các trạng thái tâm và cũng không biết cách quan sát tâm. Họ không có đầy đủ kỹ năng. Vì vậy tôi muốn chia sẻ những hiểu biết của mình với họ, họ sẽ có được nhiều lợi lạc khi hiểu biết đầy đủ hơn.
Đây không phải là ý tưởng của tôi. Một số thiền sinh Malaysia đến trình Pháp và rồi họ muốn biết nhiều hơn, rồi các thiền sinh khác khi trình Pháp họ cũng ghi chép, và sau đó họ muốn chuyển tất cả thành sách và tôi đồng ý.
Cái duy nhất mà tôi đã cho ra đời là hai mươi bảy (27) điểm trong “ Thái độ chân chánh trong khi hành thiền”. Sau đó tôi nhận thấy rằng nó đem lại nhiều lợi lạc cho thiền sinh. Khi các thiền sinh đọc nó họ trở nên quan tâm nhiều đến việc áp dụng nó trong hành thiền. Đối với những thiền sinh lâu năm họ cũng nhờ đó mà thay đổi thái độ và biết tâm mình tốt hơn. Như vậy là cuốn sách nhỏ mang lại nhiều lợi ích cho họ.
Đó là mục đích của tôi - Cung cấp thôngtin thêm cho các thiền sinh.
Tỳ khưu Kumara: Vâng. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể kết thúc ở đây. Cám ơn ngài rất nhiều về việc ngài đã dành thời gian cho chúng tôi.
Chú thích:
Đoạn: “chán hành thiền” được bổ sung sau khi bản ghi chép nháp về cuộc phỏng vấn đã được gửi tới U Tezaniya để ngài thông qua với phiên dịch của mình là Moushumi Ghosh. Lúc đầu tôi không đồng ý với thiền sư và cho rằng ngài đã lầm. Nhưng sau khi đã rà soát lại một cách trung thực bản thân mình, tôi nhận ra rằng “chà ngài nói đúng. Tôi không thích thiền. Tôi thực sự muốn học thiền nhưng sâu trong thâm tâm tôi không thấy vui thú gì cả”.
Thật ra ngài đã mở mắt cho tôi. Thật ra trong khóa tu này tôi nhận thấy rằng mình hài lòng nhiều hơn. Thảo nào mà tôi cảm thấy khóa tu này dễ chịu hơn khóa trước!
Vì hòa thượng U Tezaniya không nói tiếng Anh sõi lắm nên cuộc phỏng vấn được tiến hành với sự trợ sức của Hirok Ghosh.

Trong phần lớn cuộc phỏng vấn thiền sư trực tiếp thể hiện ý kiến của mình bằng tiếng Anh, mặc dầu không được trôi chảy lắm (đây cũng là lý do tại sao người phỏng vấn đôi lúc phải gợi ý và nhắc ngài). Vào những lúc như vậy, tôi phải cố gắng điều chỉnh lại những gì ngài nói, để người đọc hiểu được chính xác và dễ dàng hơn. Để giảm thiểu những sai sót trong quá trình diễn giải lại của thiền sư, chúng tôi đã may mắn mời được Moushumi Ghosh rà soát lại toàn bộ bản ghi chép cùng với thiền sư.
Hiếu Thiện dịch














































--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
sati
bài May 29 2010, 10:37 PM
Bài viết #6


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 70
Gia nhập vào: 23-March 10
Thành viên thứ.: 10,325



Các bạn có thể download tại đây http://www.mediafire.com/?jm4zhnfqmzn
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jun 9 2010, 01:22 PM
Bài viết #7


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://www.thienvacuocsong.info/?p=135

Người khám phá tài tình

sayadaw u tejaniya

Thầy U TEJANIYA giải thích cách quan tâm đến đời sống vì nó có thể dẫn đến giải thoát.

Thiền sư U Tejaniya bắt đầu học Phật Pháp khi còn niên thiếu ở Miến Điện dưới sự hướng dẫn của cố Hòa thượng Shwe Oo Min (1913–2002). Từ một cư sĩ tại gia và một doanh nhân, Thầy thọ giới tỳ kheo khoảng mười năm trước đây. Thầy dạy thiền ở Thiền Lâm Pháp Lạc Shwe Oo Min ở Rangoon, Miến Điện. Vào tháng 6, tôi gặp Thầy U Tejaniya ở Tu viện Thiền Lâm của Hội Thiền Minh Sát ở Barre, Massachusetts. Cử chỉ thoải mái thư giãn và tính hài hước dí dỏm của Thầy khiến người ta khó ngờ rằng thực ra Thầy luôn khuyến khích các thiền sinh duy trì chánh niệm trong mọi hoạt động của đời sống hàng ngày. Cuộc sống tại gia trước đây của Thầy đã cho Thầy sự hiểu biết sâu sắc hiếm có về những thử thách khó khăn mà các thiền sinh tại gia thường gặp phải. Cuốn sách “Đừng coi thường phiền não, chúng sẽ cười vào mũi bạn” của Thầy mô tả rất đúng phong cách dạy của Thầy – dễ nắm bắt và trung thành với những lời dạy truyền thống của Đức Phật. —James Shaheen, Biên tập viên

Kính xin Thầy giới thiệu vài lời về tiêu đề cuốn sách của Thầy “Đừng coi thường phiền não, Chúng sẽ cười vào mũi bạn”! Tôi không bao giờ có ý định viết sách. Một thiền sinh của tôi đã ghi chép lại trong thời trình pháp và muốn phổ biến cho mọi người. Những ghi chép này đã được tôi và một số thiền sinh khác biên tập và mở rộng. Chúng tôi đặt tên như vậy vì một điều rất quan trọng là không nên đánh giá thấp sức mạnh của phiền não. Khi tôi dạy thiền, tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quan sát tâm. Khi quan sát như vậy, bạn sẽ thấy rất nhiều phiền não. Ở hình thức thể hiện thô, các phiền não đó là cơn sân, lòng tham, và sự si mê. Và chúng có rất nhiều bạn bè và họ hàng thường thể hiện như là 5 triền cái: tham, sân, thụy miên, trạo hối và nghi. Tôi khuyên các thiền sinh cần biết và tìm hiểu khám phá các phiền não, bởi vì chỉ có thông qua việc hiểu biết chúng mới có thể giúp chúng ta học cách đương đầu với các phiền não và cuối cùng thì thoát khỏi chúng. Nếu chúng ta lờ chúng đi, chúng ta sẽ tự trói lấy mình: phiền não sẽ luôn luôn chi phối chúng ta.

Nếu chúng gây ra cho chúng ta quá nhiều đau buồn, tại sao chúng ta lại lờ chúng đi?
Con người ta thường có xu hướng dính mắc vào những gì là tốt, những gì họ thành công; họ chỉ muốn nhìn thấy khía cạnh tốt đẹp. Vì vậy, họ thường không muốn thừa nhận các điểm yếu của họ. Họ tự hào và kiêu ngạo bởi họ không nhìn thấy những mặt tiêu cực của mình. Nhưng nếu bạn không thể nhìn thấy cả hai mặt tốt và xấu, bạn không thể nói bức tranh đã hoàn chỉnh. Nếu bạn không quan sát các phiền não, trí tuệ không thể nảy nở.

Trí tuệ là sự vắng mặt của các phiền não? Đúng vậy, khi có sự hiểu biết đúng đắn, ở đó sẽ không có phiền não. Chúng đối lập; không si mê là trí tuệ. Trí tuệ thiên về cái thiện, cái tốt đẹp nhưng không dính mắc vào nó. Trí tuệ quay mặt với những gì không tốt, nhưng không có sự đối kháng với nó. Trí tuệ nhận ra sự khác nhau giữa thiện xảo và không thiện xảo, và nó thấy là không nên đi theo những gì bất thiện xảo.

Dường như Thầy nhấn mạnh vào việc luyện tập chánh niệm trong đời sống hàng ngày hơn là ngồi thiền. Kính xin Thầy nói đôi điều về vấn đề này được không ạ? Thực hành mọi nơi mọi lúc chính là điều căn bản mà Đức Phật muốn chúng ta làm. Tôi chỉ là người truyền đạt lại lời dạy của Đức Phật. Ngồi thiền chỉ có thể là một phần của việc thực hành. Tôi nhấn mạnh chánh niệm trong sinh hoạt hàng ngày bởi vì mọi người thường sao lãng việc đó quá nhiều và việc này rất có lợi ích, một sự thực hành rất có giá trị, đặc biệt khi không có nhiều thời gian để ngồi.

Như vậy ngồi thiền đóng vai trò như thế nào? Tôi thường nói rằng không phải là tư thế hành thiền mà là cái tâm. Tôi hiểu hành thiền là như vậy đó.

Thầy định nghĩa như thế nào là thiền? Đó là gieo trồng các căn lành trong tâm. Nó tạo điều kiện tốt để các căn lành có thể phát triển. Nếu khi ngồi, bạn tưởng tượng các chuyện có thể khiến tâm tham khởi lên, tôi không gọi đó là thiền. Chính vì vậy tôi nói rằng tâm hành thiền quan trọng hơn là tư thế.

Nhưng mọi người hay gắn kết từ “hành thiền” với “ngồi”. Hai từ này trở thành đồng nghĩa, nhưng đó là sai lầm. Có hai loại thiền. Trong thiền định (samatha) [thiền vắng lặng], bạn cần phải ngồi và tĩnh lặng. Tôi nhấn mạnh vào Thiền minh sát tuệ (Vipassana). Đối với việc hành thiền Vipassana, ngồi thiền là không cần thiết. Mục tiêu của việc thực hành thiền tuệ là gieo trồng trí tuệ.

Cuối cùng để đạt cái gì ạ? Chúng ta gieo trồng trí tuệ để hiểu, để thấy rõ, để biết. Bạn không loại bỏ phiền não, mà trí tuệ làm việc đó.

Thầy đã có một cuộc sống rất đầy đủ của một người tại gia. Tại sao Thầy lại xuất gia thành nhà Sư? Điều gì đã thúc đẩy Thầy? Tôi đã lựa chọn bởi vì khi là một nhà sư, tôi có thể dành toàn bộ thời gian cho việc hành thiền.

Là người tại gia, chúng con không thể hành thiền cả ngày hay sao? Chẳng phải Thầy đã nói rằng chúng ta có thể thực hành trong mọi tình huống cơ mà. Bạn có thể làm vậy; điều đó tùy thuộc vào mỗi người. Nó hơi khác một chút, và bạn phải dành nhiều thời gian cho nó.

Làm một nhà Sư sẽ dễ dàng hành thiền cả ngày hơn, đúng không ạ? [Thầy cười.] Kỳ thực , Tôi không thể nói là làm nhà Sư thì hành thiền dễ dàng hơn. Khả năng hành thiền không liên quan gì đến việc là nhà Sư hay là người tại gia. Tôi đã lựa chọn thọ giới bởi vì tôi muốn trở thành nhà Sư. Trở thành nhà Sư không giúp ích gì cho việc hành thiền của tôi, cũng như làm người tại gia cũng không làm tổn hại đến việc thực hành của tôi.

Thầy có thể làm được điều gì khi trở thành nhà Sư mà Thầy không thể làm được khi là cư sĩ tại gia? Tôi có nhiều cơ hội để chia sẻ kiến thức về pháp và hành thiền. [Thầy cười.] Tôi gặp gỡ được rất nhiều người hơn!

Thầy đã trở thành nhà Sư bởi vì Thầy thấy bổn phận cần chỉ dạy cho mọi người chăng? Tôi không có ý định dạy; tôi không có tư tưởng tôi sẽ làm gì. Nhưng sau này Thầy tôi khuyên tôi đi dạy, thì tôi dạy.

Như vậy Thầy đã xuất gia thành nhà Sư bởi vì Thầy muốn thế, chứ không có lý do nào khác. Vâng. Chính xác.

Thầy thường nói về sự tuyệt vọng Thầy đã trải qua khi còn là cư sĩ, và Thầy đã vượt qua như thế nào. Thầy có thể nói đôi điều về điều này được không ạ? Tôi bắt đầu hành thiền vào năm mười bốn tuổi, một thời gian dài trước khi tôi trải nghiệm sự tuyệt vọng, tôi đã có khả năng nhìn mọi thứ đến trong tâm tôi và coi chúng một cách khách quan, không chìm đắm vào nó hay không coi là của riêng mình khi điều xấu xảy đến. Khi tôi bị tuyệt vọng, tôi có thể ứng dụng các kỹ năng này. Tôi đã bị tuyệt vọng ba lần. Lần thứ nhất tôi cố gắng rất mạnh mẽ, chỉ tự mình bỏ nó đi. Và lần thứ hai cũng như vậy. Nhưng mỗi lần sự tuyệt vọng quay trở lại là mỗi lần nó trở nên mãnh liệt hơn. Trong hai lần đầu tôi vượt qua sự tuyệt vọng, sự hồi phục của tôi kéo dài không lâu. Bây giờ tôi biết rằng trong hai lần trước tôi đã dùng sự cố gắng chứ không phải là trí tuệ, không phải là sự hiểu biết. Trong lần tuyệt vọng cuối cùng, tôi không còn sức lực nữa để cố gắng. Sự tuyệt vọng theo tôi đi mọi nơi.

Thầy đã làm gì? Chìa khóa của tôi trong việc giải quyết tuyệt vọng của tôi là thái độ đúng. Tôi nhận ra rằng tôi phải sử dụng trí tuệ của tôi để học nó, hiểu nó.


Thầy U Tejaniya “Mong muốn biết một điều gì đó là trí tuệ đang làm việc.”
Như thế nào ạ? Chỉ bằng cách nhận ra tuyệt vọng và đối diện với nó. Tôi chỉ nhận ra rằng đó là tự nhiên, đó chỉ là một trạng thái của tâm; nó không phải là riêng cá nhân mình. Tôi quan sát nó liên tục để học nó. Nó có biến mất không? Nó có tăng lên chăng? Tâm đang nghĩ gì? Các suy nghĩ tác động đến các cảm giác thế nào? Tôi trở nên thích thú quan tâm.

Thầy thường sử dụng từ “thích thú quan tâm” để mô tả thái độ khám phá tìm hiểu. Tại sao vậy? Tôi thấy rằng khi tôi làm việc với sự thích thú, việc khám phá của tôi phần nào mang lại sự thư thái. Trước đó tôi phải chịu đựng sự tuyệt vọng, nhưng tôi đã học được rằng tôi có thể thực sự làm được điều gì đó. Tôi đã lựa chọn tích cực, tiên phong khám phá về tuyệt vọng và sau đó nó đã sáng lên.

Phải chăng chính sự chấp nhận đã dẫn đến thay đổi đó? Đó là yếu tố chính: hoàn toàn chấp nhận. Tôi thấy rằng tôi chẳng thể làm được gì cả, cho nên tôi chỉ để mọi thứ diễn ra như vậy. Nhưng tôi có thể kiểm tra, làm một điều gì đó với chính mình. Tôi đã không thể làm việc gì với nó, nhưng tôi có thể khám phá nó và biết về nó.

Tại sao Thầy lại nghĩ rằng “thích thú quan tâm” là thành công trong khi “nỗ lực tinh tấn” lại hoàn toàn thất bại? Với sự quan tâm và khám phá, ở đó có trí tuệ. Tinh tấn nỗ lực không thôi, không có trí tuệ - theo cách mà mọi người thường hiểu nó – thường đi kèm với những hoạt động ô nhiễm, bởi vì nó thường được thúc đẩy bởi tham, sân và si. Nỗ lực cùng trí tuệ là ước muốn lành mạnh để biết và hiểu bất cứ cái gì sinh khởi mà không màng đến kết quả.

Có phải Thầy đang dùng từ “thích thú quan tâm” để chỉ chánh tinh tấn? Chánh tinh tấn là nố lực kèm trí tuệ. Bởi vì ở đâu có trí tuệ ở đó có sự thích thú quan tâm. Ước muốn biết một điều gì đó là trí tuệ đang hoạt động. Chánh niệm không phải là việc khó khăn. Nhưng điều khó là chánh niệm liên tục. Để làm được điều này bạn cần có chánh tinh tấn. Nhưng nó không cần có quá nhiều năng lượng. Nó là sự bền bỉ một cách thư thái nhắc nhở bản thân chánh niệm. Khi bạn chánh niệm, trí tuệ tự nhiên sẽ tăng trưởng, và sẽ có thêm nhiều thích thú quan tâm hơn.

Và thế nào là sự nỗ lực không đúng đắn/tà tinh tấn? Bạn phải canh chừng chính bản thân mình; người ngoài không thể bảo bạn điều này. Bạn cần nhận ra cái tâm đang nỗ lực, và nó đang nỗ lực như thế nào, và liệu nó có đang lãng phí năng lượng để ép buộc sự cố gắng không. Khi bạn cố gắng quá sức, bạn đang phung phí năng lượng của bạn. Nếu bạn là một thiền sinh nghiêm túc, bạn không thể cho phép mình làm như vậy. Hành thiền là việc làm suốt cả cuộc đời, là chạy marathon, không phải là chạy nước rút.

Thầy nói rằng chúng ta có thể vun trồng chánh niệm trong tất cả các hoạt động của chúng ta. Nhưng thử thách thì rất lớn. Thầy có thể cho lời khuyên để hành thiền đặc biệt thích hợp với cuộc sống tại gia, cách mà Thầy thấy có ích lợi với một người làm kinh doanh được không ạ? Đối với người tại gia, nói chuyện là cơ hội tốt để thực hành. Bốn giới của chánh ngữ [đó là giới không nói dối, không nói lời hiểm độc, không nói lời tàn nhẫn, và không nói lời vô ích] đã thúc đẩy mạnh mẽ chánh niệm của tôi khi còn tại gia và làm kinh doanh. Vì chánh niệm và trí tuệ phải được duy trì bất kỳ khi nào tôi nói, tôi phải áp dụng chúng suốt cả ngày. Nói những điều bạn không nên nói hoặc nói nhiều hơn cần thiết sẽ làm tâm dao động rất nhiều. Ngược trở lại, hoàn toàn im lặng hoặc không nói khi lời nói là có ích hoặc cần thiết cũng là một vấn đề. Ứng dụng chánh ngữ lúc ban đầu là rất khó khăn, nó cần phải rèn luyện. Nhưng nếu bạn thực hành mỗi lần bạn nói chuyện với ai đó, tâm bạn sẽ học được cách làm thế nào để chánh niệm, để hiểu điều gì nên nói hoặc điều gì không nên nói, và biết khi nào cần thiết để nói chuyện. Tất nhiên bạn sẽ mắc nhiều sai lầm. Mỗi sai lầm là cơ hội để học hỏi, nó sẽ dạy bạn làm tốt hơn trong lần sau.

Thầy đã nhiều lần chỉ ra rằng im lặng và ngồi thiền không phải là yếu tố tối quan trọng của việc hành thiền. Tại sao vậy? [Thầy cười.] Khi tôi bắt đầu thực sự hiểu bản chất của Thiền minh sát (Vipassana) tôi bắt đầu nói như vậy. Chúng ta thường bắt đầu bằng việc ngồi thiền, nhưng chúng ta cần phải nhớ rằng ngồi thiền để làm gì. Chúng ta ngồi để lắng tâm xuống, nhưng một khi tâm trở yên an tĩnh hơn, chúng ta cần phải phát triển trí tuệ. Để phát triển trí tuệ, chúng ta không cần phải ngồi. Tôi không nói rằng mọi người không nên ngồi, tôi không muốn loại trừ việc ngồi thiền. Nhưng mọi người thường bắt đầu suy nghĩ “Tôi phải ngồi”. Bạn không cần phải như vậy.

Thầy cũng không khuyến khích một kỹ thuật phổ biến trong hành thiền mình sát là “đặt tên/niệm” các suy nghĩ như là phương tiện để nhận biết chúng và để chúng đi. Tại sao vậy? Việc đặt tên là để giải thích hiện tượng với mọi người. Bạn có cần giải thích chúng cho chính bản thân mình không?

Khi có phóng tâm, việc đặt tên không thể đưa ta trở về với chính mình sao? Bạn không cần cố ý đặt tên . Tâm biết tâm đang nghĩ cái gì, tâm đã nhận ra sự suy nghĩ vào thời điểm bạn đặt tên cho nó. Và có sự rủi ro. Ví dụ, nếu bạn đặt tên “đau, đau, đau”, nó sẽ trở nên tồi tệ hơn, bởi vì tâm biết ý nghĩa của từ đó. Nó có thể làm cái đau trầm trọng hơn. Cái cần làm không phải là tìm cách thay đổi trạng thái, mà là hãy biết chúng như chúng đang là. Tôi cũng muốn bổ sung thêm là chúng ta thường nói tâm “đang phóng”, nhưng trên thực tế nó không phóng đi đâu cả. Tâm sinh khởi, chỉ có thế thôi. Vấn đề duy nhất là ở chỗ chúng ta nghĩ rằng chúng không nên vậy!aw

Thầy đang ngồi giữa một trường thiền, nơi được tạo ra để ngồi thiền tĩnh lặng. Điều này phải chăng hơi nực cười? [Thầy cười.] Nếu họ không có việc gì nữa để làm thì cũng tốt thôi. Chẳng có gì sai khi ngồi thiền và đi thiền chừng nào bạn thực hành đúng cách.

Nhưng bỏ qua khía cạnh hài hước, các hiện tượng khác nhau nảy sinh ở mỗi người khác nhau. Điểu gì để xác định chúng ta thực hành đúng cách ạ? Khi có sự tỉnh giác, chánh niệm, định tâm và trí tuệ, khi đó bạn cảm thấy nhẹ nhàng, hoạt bát và tỉnh táo. Theo thời gian, bạn thấy rằng bạn đang khám phá ra rằng sự tỉnh giác trở nên vững chắc hơn và tâm cũng trở nên ổn định hơn. Bạn hiểu các hiện tượng mà trước đây bạn không hiểu. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hơn, tâm dao động hoặc tuyệt vọng, bạn đang thực hành sai cách. Bạn cần luôn luôn kiểm tra chất lượng của tâm, chỉ khi chất lượng tốt là bạn đang thực hành đúng cách. Đó là cách đánh giá chất lượng của sự thực hành, chứ không phải bằng tư thế hay số giờ ngồi thiền, đi thiền hay đứng thiền.

Khi trí tuệ nảy nở,
nó sẽ đẩy bạn đi

Thầy có khuyến khích tham dự các khóa thiền tích cực không ạ? Có, tôi khuyến khích. Nó như là vào trại huấn luyện để chuẩn bị thi đấu.

Nhưng thường thì là sự tỉnh giác nhạt đi nhanh sau khóa thiền tích cực. Nếu chúng ta thực hành đúng đắn trong khóa thiền, chúng ta sẽ không mất đi sự tỉnh giác dễ dàng. Hơn nữa, nếu chúng ta có đủ hiểu biết về thực hành, chúng ta có thể duy trì sự tỉnh giác lâu hơn.

Trong số nhiều thiền sinh chúng con, sự tỉnh giác thường mất đi. Làm thế nào để duy trì và củng cố hơn nữa sự tỉnh giác sau khóa tu tích cực? Mọi người có cái nhìn sai lầm về mục tiêu hành thiền. Mục đích của khóa tu tích cực là học cách sử dụng tâm theo cách chúng ta có thể tiếp tục làm theo khi trở về nhà và khi ở nơi làm việc. Đến khóa tu như là đến trường học vậy. Bạn có thể ở trong trường học suốt cả cuộc đời không?

Thầy đã dạy thiền suốt mười năm qua. Thầy dạy nhiều thiền sinh từ châu Á và một số từ châu Âu, và bây giờ là rất nhiều thiền sinh người Mỹ. Xin Thầy cho biết những thách thức đặc biệt khi hướng dẫn các thiền sinh Mỹ? Thú vị hơn nhiều.

Tại sao vậy? Bởi vì họ tư duy và họ không tin. Họ có tính hiếu kỳ tự nhiên. Người phương Tây được dạy đặt câu hỏi.

Và việc đặt câu hỏi dẫn đến trí tuệ lớn hơn chăng? Có, bởi vì trí tuệ là sự khám phá, là sự mong muốn hiểu biết. Một khi sự quan tâm được đặt ở chính sự khám phá, tâm sẽ không tham dự vào những gì đang xảy ra và có cái nhìn khách quan. Nhưng ngay khi bạn đặt mối quan tâm của mình vào kết quả của sự khám phá, bạn sẽ không nhìn thấy mọi thứ như chúng đang là nữa. Muốn hiểu biết là trí tuệ, muốn có kết quả là tham lam.
Nhưng chúng ta cần có mục tiêu. Chỉ có động cơ muốn biết là đủ sao? Đúng thế. Và khi trí tuệ nảy nở, nó sẽ đẩy bạn đi. Bạn không thể dừng được. Đó là lý do tôi thích những người vô thần. Có niềm hy vọng cho họ. Không cần thiết phải tin vào cái gì cả. Mọi người trở nên vô thần bởi vì họ suy nghĩ – họ không thể tin, nhưng họ vẫn muốn biết. Ban đầu, chỉ cần bắt đầu bằng sự mong muốn biết thôi. Mỗi người đều có tính hiếu kỳ nào đó, một nhu cầu cơ bản nhất định muốn hiểu biết. Chỉ cần khuyến khích điều này. Việc giáo dục tốt là thúc đẩy con người muốn hiểu biết chính bản thân mình. Tất cả kiểu học nhồi nhét và học vẹt không bao giờ là sự giáo dục tốt cả. Bạn sẽ không khá hơn những người khác bằng cách này. Tiềm năng bị đè nén. Chỉ những ai có động cơ thúc đẩy bên trong để học tập sẽ duy trì sự tiến bộ.

Trong cuốn sách của Thầy, người vẽ tranh minh họa mô tả các phiền não bằng hình ảnh các chú chuột nhắt, và tất nhiên, chúng đang cười giễu cợt chúng ta. Sự hài hước đóng vai trò như thế nào trong sự thực hành của chúng ta ? Trí tuệ nhìn thấy điều buồn cười ở nhiều thứ. Trí tuệ không bao giờ buồn. Khi chúng ta nhìn thấy sự thật, cười sẽ dễ dàng. Bạn có thể vượt qua một chuyện gì đó thực sự rất khó khăn, nhưng khi bạn thật sự hiểu biết, bạn có thể cười. Con người không muốn buồn; họ muốn vui cười.

Có điều gì nữa không ạ? Hãy duy trì sự quan tâm thích thú. Ở đó không có lý do để thất bại. Nếu bạn không thực hành gì cả, chắc chắn bạn không có gì để gặt hái. Nhưng nếu bạn thực hành, bạn không thể thất bại. Thời điểm mà bạn đang thực hành, bạn đã thu được lợi ích nào đó rồi.

Nguồn: “Bài phỏng vấn Thầy U Tejanya” - Tạp chí Tricycle Winter 2007
http://sayadawutejaniya.org/wp-content/upl...08/06/8_tej.pdf


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jun 9 2010, 01:43 PM
Bài viết #8


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://www.thienvacuocsong.info/?p=167

Thư thái với Sayadaw U Tejaniya

Tác giả Mirka Knaster

Vào năm 2007, Sayadaw U Tejaniya, một nhà sư người Miến điện, đến thăm các trung tâm Phật Pháp Phương Tây tại Mỹ lần thứ hai. Tôi đã có cơ hội đến nghe Thầy giảng pháp ở một vài nơi, phỏng vấn Thầy và người phiên dịch xuất sắc của Thầy là cô Tet- Tet và trò chuyện với các thiền sư và thiền sinh về kinh nghiệm của họ trên cách tiếp cận mới mẻ của Thầy đối với sự thực hành Giáo Pháp. Cách hướng dẫn độc đáo của Sayadaw giờ đây đang ảnh hưởng một số các thiền sư phương tây dạy thiền minh sát. Thầy nhấn mạnh đến việc thực hành một cách thư giãn nhưng liên tục, thay cho ép mình phải cố gắng; mở rộng sự hay biết đến mọi đối tượng của các giác quan hơn là bắt đầu với một đề mục chính để thiết lập định tâm, đi thiền hành với tốc độ bình thường hơn là chậm rãi khi tham dự khóa tu tích cực; không ấn định một thời gian biểu cố định trong thời gian khóa tu; và tập trung vào mối quan hệ giữa hành giả và đối tượng hơn là chính đối tượng. Sự phối hợp các yếu tố này có vẻ như có tác dụng củng cố ngũ căn (indriya) – tín, tấn, niệm, định, tuệ. – và làm sâu sắc hơn khả năng thực hành trong cuộc sống hàng ngày.
Thực hành thư giãn
“Ở giai đoạn này khi Phật Pháp phát triển tại phương Tây, dường như đang có sự chin muồi đối với cách tiếp cận thư giãn và cởi mở của Sayadaw,” Cô Myoshin Kelley, một thiền sư tại trung tâm thiền Forest Refuge ở Barre, bang Massachusetts nói. Đối với những người đã thực hành nhiều năm, như cô chẳng hạn, các mức độ vi tế của ham muốn đạt được cái gì đó, hay cố gắng tạo ra một cái gì đó, được bộc lộ. Việc bộc lộ ra các tầng vi tế của dính mắc ấy đồng thời cũng dễ làm cho hành giả thấy thỏa mái hơn.
“Chánh niệm tự nhiên là ghi nhận tất cả những gì đang xẩy ra mà không cần quá cố gắng”, Sayadaw U Tejaniya nói. “Bạn cần quan sát cả ngày, nhưng bạn không thể định tâm cả ngày được. Thiền là mọi lúc – bây giờ, luôn luôn, khắp nơi – chứ không phải là thưởng thức việc ở trong rừng trong một khóa tu.” Thầy so sánh vipassana (thiền minh sát) như là một cuộc chạy maratông, chứ không phải là cuộc thi chạy tốc độ 100m. Chúng ta cần phải giữ được sự dẻo dai, nhưng trong thư giãn. Thay cho dùng năng lượng thân và tâm quá mức, khả năng nhẫn nại và sự bền bỉ sẽ tự nhiên tạo đà chánh niệm và giúp sự thực hành đi xa hơn.

Tự nhiên là một từ được Sayadaw cũng như các thiền sinh đã thực hành với Thầy sử dụng rất nhiều. Alexis Santos, một thiền sinh đã thực hành lâu năm tại thiền viện Shwe Oo Min, sử dụng từ ấy để miêu tả những gì anh đã học được ở đó:
Điều ấy rất tự nhiên - tìm hiểu mình là ai và thực tại là gì – đó là một hiện tượng tự nhiên và luôn luôn xẩy ra. Vì vậy chẳng có gì để kiểm soát cả. Không có cơ hội nào không thể được sử dụng để chiêm nghiệm, hay cam kết, để học hỏi, để mở tâm mình nhận biết cái gì đang sinh khởi, để lắng nghe một cách sâu sắc. Khi ấy ta cảm nhận được rằng cuộc đời mình sẽ không bị bó hẹp trong những tờ lịch.
Santos miêu tả một hình ảnh của thiên nhiên – hoa hướng dương – đã giúp anh thiết lập chánh niệm với thái độ đúng: “Nó chỉ cần ở đó đối diện với mặt trời, và với cách cởi mở như vậy, đón nhận tất cả những gì một bông hoa cần thiết để phát triển và nảy nở. Nó không cần cố vươn lên lấy ánh sáng vào mình.”
“Đừng coi cái gì đó là một vấn đề ,” Sayadaw khuyên. “Hãy thấy nó như nó đang là.” Allan Price ngẫm lại việc mình luôn coi sự thực hành của mình có vấn đề. Và điều ấy đã thay đổi qua quá trình tu tập theo cách tiếp cận của Sayadaw trong một khóa tu với các thiền sư lâu năm Steve Amstrong và Kalama Masters :
Tôi có xu hướng cố gắng hết mức, vì vậy, khi tôi được dạy phải cảm nhận hơi thở, thì dù chuyện gì xẩy ra đi nữa, tôi cũng phải cố để cảm nhận hơi thở. Thái độ điển hình của tôi khi trình pháp trong khóa tu là nói: “Con không đạt được điều ấy”. Tôi thấy cách hướng dẫn mới này thật hữu ích vì nó giúp tôi đối diện với pháp một cách dễ dàng hơn. Với cách tiếp cận này, tôi thực sự có thể vẫn ngồi dù bất cứ điều gì đến bởi vì cái gì xảy ra cũng không quan trọng. Giờ đây, tôi không cảm thấy rằng có những pháp này giá trị hơn pháp kia.

Củng cố tuệ căn
“Nếu bạn chỉ muốn sự an lạc, hiểu biết sẽ không tới,” Sayadaw nói. “Và mối nguy hiểm nữa là, nếu bạn chỉ muốn sự an lạc, bạn sẽ dễ nổi sân.” Thầy cười khi nhớ lại bài học của chính mình khi còn trẻ. Thầy kể chuyện có lần Thầy định tâm và hưởng hỷ lạc suốt cả ngày nên đã quyết định tiếp tục thực hành thâu đêm không ngủ. Trong mấy giờ đầu, Thầy có đầy năng lượng, tuy nhiên, đến khoảng 2h sáng, một con rận cắn thầy và làm phá vỡ định lực. Bực bội, Thầy lầm bầm một chút, nhưng vẫn nghĩ rằng định lực sẽ quay trở lại. Vì Thầy đã không thấy thái độ ấy của tâm – tham hỷ lạc- nên càng cố gắng bao nhiêu, lại càng tạo thêm bực bội và căng thẳng bấy nhiêu. Sau 3 ngày, Thầy mệt lử. “Tôi bỏ cuộc,” Thầy nói. “ Nó [định lực] không quay lại nữa cũng chẳng sao. Tôi đau đầu quá. Tôi sẽ không cố gắng nữa.” Tự nhiên, lúc đó định lực lại xuất hiện trở lại. Do tập trung thái quá, Thầy đã không thể sử dụng trí tuệ của mình. Tuệ căn đã trở nên yếu ớt.
Trong cách thực tập này, việc áp dụng trí tuệ nhiều hơn nỗ lực cao độ là cái mang lại sự an lạc và khi có trí tuệ, sự an lạc đó luôn luôn có mặt. Theo Thiền sư, không phải do chúng ta làm chậm lại mà trí tuệ và an lạc sinh khởi. Thầy không dạy đi chậm mà dạy duy trì chánh niệm liên tục nhưng thư giãn. Với thái độ đúng và sự hay biết liên tục, tâm không phản ứng dần phát triển định lực (samadhi) mà không bị căng thẳng khi đi đứng với nhịp độ bình thường, nói chuyện hay nhìn xung quanh. Thiền sư nói, “Thay cho làm mọi thứ chậm lại để trông coi cái tâm và giúp nó thấy được thân, chúng ta cần phải tập luyện tâm sao cho có thể theo kịp tất cả mọi thứ.” Steve Amstrong thừa nhận, “Ngược với ý kiến của tôi trước đây, bạn có thể có được định lực tốt khi đi nhanh. Điều này là một khám phá đối với tôi.” Nguyên nhân làm tuệ giác nảy sinh không phải là việc đi chậm lại mà là sự vắng mặt của tham, sân, si. Khi định căn quá mạnh, tuệ căn thường yếu ớt, và thiền sư coi trọng việc phát triển trí tuệ hơn là các tầng định.
Khác với samatha, mục đích của thiền minh sát là tuệ giác. Sự chú ý được đặt trong tâm quan sát: ta không chìm vào đối tượng mà phải liên tục kiểm tra tâm quan sát và nhận biết cái gì đang sinh khởi, không cố đạt được một kết quả nào hay loại trừ cái gì đó. “Để phát triển tuệ giác, tâm cần phải thấy được bức tranh rộng lớn hơn,” Sayadaw nói. “Nó cần phải học cách liên hệ với tất cả các đối tượng và cách xả chúng đi.”
Thẩm định có nghĩa là tập trung vào mối liên hệ của chúng ta với đối tượng
“Khi chúng ta không nhận biết trạng thái của tâm, một ngọn lửa lớn có thể bùng phát và đốt cạn năng lượng của chúng ta”, Sayadaw nói. Nét đặc trưng trong phương pháp dạy của Thiền sư là hướng các thiền sinh phát triển thói quen không chỉ đơn thuần hay biết đối tượng, mà còn phải hay biết trạng thái của tâm khi quan sát đối tượng ấy: nó có lộn xộn, mệt mỏi, thư giãn hay gò bó? Thầy dạy thiền sinh tập nhìn qua một ống kính góc rộng thay cho là chúi mũi vào một cái kính hiển vi, và Thầy khuyên họ đừng áp dụng những kiểu thực hành làm cho mình mệt mỏi. Mỗi sự bất toại nguyện sinh khởi không cố hữu ở trong đối tượng mà nằm ở trong cái cách mà tâm liên hệ với đối tượng, như là sự đau đớn của sân hoặc tham, hay khi chấp vào ta/của ta. Thấy được điều ấy là trí tuệ. “Chúng ta cần nhận thức được tâm đang hoạt động với năng lượng, thái độ như thế nào v.v.,” Sayadaw nói, “Chúng ta không thể trở nên thiện xảo nếu không biết rõ chúng.”
Sau khi nghe Sayadaw nhấn mạnh khía cạnh thẩm định của trí tuệ, Joseph Goldstein, đồng sáng lập viên và thiền sư tại Insight Meditation Society và Forest Refuge, tự nhắc mình và mọi người bằng một câu chốt dễ nhớ: “Chỉ mỗi chánh niệm thôi chưa đủ.” Tâm cũng cần phải hiểu nữa. Đương nhiên là chúng ta vẫn nói ngay từ đầu rằng, mối quan hệ với hiện tượng quan trọng hơn bản thân hiện tượng,” ông nói thêm, “nhưng cách mà thiền sư nhấn mạnh nó khiến mối quan hệ ấy được đưa lên cận cảnh thay cho đứng ở nền. Tôi thấy điều ấy thật hữu ích. Việc phải nhớ kiểm tra thái độ thường làm lộ ra những thứ có thể ta không để ý tới.”
Steve Amstrong chỉ ra rằng đối với Sayadaw, hiểu kinh nghiệm của mình là căn bản:
Tối nghĩ rằng, khi nghe trình pháp, nhiều thiền sư thường đưa ra chỉ dẫn hay một kỹ thuật nào đó. Ta ít khi nghe Sayadaw [U Tejaniya] đưa ra kỹ thuật. Thông thường, Thầy tìm cách gạn ra sự hiểu ngộ mà thiền sinh có được từ kinh nghiệm đó. Không có sự đánh giá kinh nghiệm. Không cần thiết phải đánh giá mình theo một tiêu chí võ đoán, mong đợi hay tưởng tượng về cái gọi là một thiền sinh tốt. Khi bạn thực hành theo cách này và niềm tin tăng trưởng, khi đó bạn sẽ tự hiểu ra một điều rằng: “Bất cứ kinh nghiệm nào cũng đều ổn cả”.
Thực hành theo cách này, một cách cùng tột, cũng làm sinh khởi nhiều từ bi, nhưng không phải vì ta có chủ đích nuôi dưỡng các phẩm chất ấy. Sayadaw không trực tiếp dạy tâm từ. Thầy nói rằng nó sẽ tự sinh khởi một cách tự nhiên khi phiền não giảm bớt. Patricia Genoud-Feldman, đồng sáng lập viên và hướng dẫn viên thiền tập tại thiền viện Vimalakirti ở Geneve, Thụy sĩ, nói, “Nếu mọi người luôn quan sát tâm họ và biết họ đang nghĩ và làm gì, chắc chắn trí tuệ sẽ vượt lên trên tham, sân, si. Tâm từ hay tâm bi hay đức hạnh sẽ tự nhiên có mặt nhiều hơn.”
Sự linh hoạt trong khóa tu thúc đẩy sự thẩm định các hiện tượng
Trong một khóa tu, không có thời khóa cố định. Thay cho việc phải tuân thủ một thời gian biểu cố định để có kỷ luật, các thiền sinh phải tự chịu trách nhiệm và tự giác. Cách thức này tạo điều kiện cho một bầu không khí thẩm định. Chính đặc điểm hay đặt câu hỏi của thiền sư làm khuấy lên sự tò mò và ham thích trải nghiệm ở thiền sinh: Tại sao tôi lại ngồi? Tại sao bây giờ tôi lại đứng lên để đi? Tại sao tôi lại quay đầu ở chỗ này? Tại sao tôi lại mặc áo ngắn tay hay dài tay? Tại sao tôi lại đặt ra các câu hỏi như vậy? Thầy nói, làm mọi thứ thôi chưa đủ, mà còn cần phải hiểu tại sao ta lại làm những thứ ấy.
Đối với Sayadaw, thẩm định kinh nghiệm của mình là một phần căn bản của sự thực hành. Đối với những người trong chúng ta vốn hiểu nhầm rằng tư duy và thiền là hai thứ không thể đi đôi, việc cho phép đặt câu hỏi quả là một sự giải tỏa. Tuy nhiên, Sayadaw không bảo chúng ta đi vào các câu chuyện và lạc trong nội dung [của những câu chuyện ấy]. Thầy nhắc nhở không nên sa đà vào suy nghĩ về những thứ làm tăng trưởng tham, sân, si. Thầy khuyến khích ta nuôi dưỡng những tư duy có thể giúp trí tuệ và chánh niệm nảy nở: Tại sao tôi đang hay biết? Tôi sẽ làm như thế nào? Làm sao tôi có thể làm tốt hơn? Cái này có cần thiết không? Có hữu ích không?
Trong khóa tu, ngoài các bữa ăn được qui định ở những giờ nhất định cho tất cả mọi người, Sayadaw không bắt các thiền sinh phải theo một thời khóa nhất định cho thiền đi và thiền ngồi. Khi được thông báo sẽ không có thời gian biểu trong khóa tu tại thiền viện Cloud Mountain Retreat Center ở tây nam Washington, Linda Owen cảm thấy đó là một thách thức. Vốn là một người đúng giờ và thích mọi thứ đúng giờ, ngay lập tức cô bắt đầu khám phá xem sẽ làm thế nào với việc không có thời gian biểu. Dần dần, cô nhận ra rằng, khi không phải có mặt ở đâu đó vào một khoảng thời gian nhất định nào đó, cô có thể lưu tâm được nhiều hơn đến cái gì đang xẩy ra ở những khoảng thời gian chuyển tiếp, và không phải vội vã kết thúc bữa trưa để đi tắm, mà có thể cảm thấy thư thái.
Tu “giỏi” và tu “kém”
Nhờ duy trì được sự hứng thú, Linda đã phát hiện ra rằng, việc không có thời gian biểu còn một có ích lợi nữa: “Nó giúp bạn nhả ra được sĩ diện được coi là một thiền sinh “tốt”. Bạn không cần phải là người ngồi cuối cùng trong thiền đường và rồi dậy từ ba giờ sáng để thành người đầu tiên có mặt ở đó. Chẳng quan trọng gì cả. Mọi người tới lui liên tục, vì vậy, cái sĩ diện kia hoàn toàn biến mất.
“Tại sao chúng ta có thời thiền tốt và thời thiền xấu? Sayadaw hỏi. “Trạng thái tâm của ta tô vẽ cho sự tu tập. Khi chúng ta trở nên thiện xảo, sẽ không có thời thiền xấu, mặc dù có thể ta đang gặp phải các pháp khó khăn.”
Steve Armstrong có kể về một phụ nữ trẻ người châu Âu tại thiền viện nơi Sayadaw hướng dẫn thiền tại Miến điện:
Cô ấy không thể ngồi nổi 10 phút vì quá đau đớn. Cô ấy phải đứng dậy và đi. Cô thất thểu lượn đi lượn lại. Rồi thì ngủ cả buổi chiều. Cô ấy lúc nào cũng trông có vẻ rất ghê tởm, giận dữ và chán ngấy. Nhưng, cái thú vị là – cô ấy thực sự thích thú với sự tu tập của mình mặc dầu nó rất khó khăn. Cô ấy không tự phán xét mình là “vô dụng” hay “kém cỏi” hoặc bất cứ cái gì khác bởi lẽ cô ấy đang học hỏi về bản thân và sự thực hành.
Ngạc nhiên khi gặp lại cô ở thiền viện sau một năm rưỡi – lúc này trông cô thậm chí là sáng ngời, Steve Amstrong hỏi thăm về sự tu tập của cô. Cô ấy nói, “ Đó là thời gian tốt nhất. Rất quan trọng đối với tôi – nó làm thay đổi cả cuộc đời tôi.”
Myoshin Kelley cũng phấn khởi, bởi sự hứng thú đã tác động mạnh mẽ đến sự thực hành của cô cũng như của các thiền sinh mà cô hướng dẫn, ngay cả khi ở giữa sự sân hận:
Cứ khi nào tôi thấy tâm mình đang quằn quoại, muốn xua đuổi, không muốn quan sát, thì lại xuất hiện một sự hứng thú mới: Cái gì đang xẩy ra đây? Đâu là thách thức? Sự hứng thú ấy làm mọi thứ nhẹ nhàng hơn và cho phép tôi nhìn vào những góc mà trước đó tôi đã tìm cách đóng kín với niêm phong “cấm vào”. Nó giúp tôi có được khả năng duy trì sự thực hành trong cả ngày tốt hơn.
Cô khuyến khích các thiền sinh của mình có một phương pháp tu tập cởi mở hơn – nhiều thư giãn và thẩm định hơn – và chứng kiến họ đi qua quá trình đối mặt với những kinh nghiệm đầy đau thương của cuộc đời và rồi tỏa sáng bước ra khỏi chúng .
Tinh tấn một cách thư giãn có lợi cho cả khóa tu và cuộc sống thường ngày
Nhiều thiền sinh nhận xét rằng, khi thấy có được sự thoải mái và rộng mở nhiều hơn, niềm tin vào con đường và khả năng theo đuổi con đường ấy cũng tăng trưởng. Kết quả có thể được thể hiện không chỉ trong thời gian khóa tu mà trong cả đời sống hàng ngày, bởi vì, như Rich Hill nhận thấy, khi thực hành với chánh niệm rộng và với sự thẩm định, thì biên giới giữa tọa cụ hành thiền và cuộc sống đời thường được xóa nhòa. Còn Patricia Genoud-Feldman thì nói thêm về tác động dễ dàng hơn trong các mối quan hệ bởi vì nhu cầu đòi hỏi mọi thứ xảy ra theo một cách nào đấy ít đi.
Một sư cô người Mỹ đã tu tập với Sayadaw chỉ ra tầm quan trọng của một cái tâm thư giãn: “Rõ ràng là bạn không thể làm cho tuệ giác phát sinh; nó tự sinh khởi, và chỉ khi tâm thư giãn. Tôi thật sự sửng sốt khi nhận ra lượng cố gắng thái quá mà tôi đã huy động trong vô thức.” Cô cũng thừa nhận, “Thật là ngượng ngùng khi phải nói ra, nhưng cứ thể như là tôi quan tâm đến sự tiến bộ nhiều hơn là tuệ giác.” Việc U Tejaniya nhấn mạnh đến thái độ tâm đã phá vỡ sự bế tắc đó và giúp cô quay về với pháp môn trước đây của mình một cách cân bằng hơn.” Các hình thức truyền thống đều có giá trị riêng,” cô nói. “Chúng ta chỉ cần gìn giữ nó theo những cách khác nhau.”
Khi các thiền sinh tới gặp Sayadaw tìm sự giúp đỡ sau khi đã gặp các pháp khó khăn ở các thiền viện khác, Thầy không bảo họ phải từ bỏ kỹ thuật mà họ đang thực hành. Thầy chỉ đơn giản bảo họ hãy hay biết thái độ của họ với việc họ đang thực hành như thế nào. Một khi họ đã hiểu ra, họ lại có thể tiếp tục thay cho từ bỏ những pháp môn cũ. Thiền sư nói:
“Nhiều thiền sinh quá căng thẳng vì họ thực hành với thái độ sai, với tà kiến hay với những tư tưởng sai lầm. Họ luôn cố để đạt đến một nơi nào đó. Vấn đề là đa phần họ không thiện xảo. Họ không biết trạng thái tâm của mình hoặc hoàn cảnh hay khả năng của mình. Tất cả những gì họ muốn là đạt tới – và đó chính là nguyên nhân khiến họ cố gắng thái quá.”

Vậy, cách tiếp cận của Sayadaw có thể áp dụng tốt cho tất cả các thiền sinh? Steve Amstrong ghi nhận, “Phương pháp thực hành của Sayadaw rất thích hợp đối với các thiền sinh tự giác, thực sự ham hiểu biết, nhiều nhiệt tâm. Nhưng nếu ai đó có sự cam kết hay dính mắc với một quan kiến Phật giáo nào đó, có thể họ sẽ khó tiếp thu.”
Joseph Goldstein nói thêm:
Tôi có một ý kiến kiểu mandala. Giáo Pháp thật rộng lớn, và có biết bao nhiêu phẩm chất cần phải được phát triển. Tôi đã thấy nhiều thiền sư khác nhau tiếp cận sự tu tập bằng cách nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất kia. Vì vậy phát triển các phẩm chất ấy theo thứ tự nào hay phẩm chất nào lôi cuốn trước tiên ở mỗi người khác nhau sẽ khác nhau. Cho dù bạn khởi đầu bằng tu định hay bằng sự thẩm định, bất cứ cách tiếp cận nào đều là cánh cửa để bước vào. Nếu đó là một phương pháp đích thực, nó sẽ đưa đến phát triển các phẩm chất còn lại.
Mirka Knaster xin tri ân Sayadaw U Tejaniya và tất cả các cá nhân đã giúp cô chuẩn bị bài viết này. Là tác giả của cuốn sách “Khám phá sự thông thái của Thân” (do Bantam Books xuất bản), hiện nay cô đang biên soạn cuốn “Sống một cuộc đời trọn vẹn”, một cuốn sách miêu tả các phẩm chất tâm linh thể hiện qua cuộc đời của Anagarika Munindra, một thiền sư người xứ Bengal (Ấn độ) đã giúp nhiều thiền sư phương tây đến với Giáo Pháp.







--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jun 18 2010, 08:58 PM
Bài viết #9


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Quang cảnh buổi trình Pháp của ngài U zin với các thiền sinh Việt Nam ở Hà Tiên, nhìn mặt thấy thầy và trò đều hoan hỉ ...
Sư Thư là người phiên dịch.





--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jun 24 2010, 08:03 PM
Bài viết #10


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Nhận lời mời của nhóm thiền sinh Hà Nội, ngài U Tejanya đã hoan hỉ ra thăm Hà Nội và dạy thiền... trước đó thì ngài tới Hà Tiên dạy thiền theo lời mời của sư cô Tấn Lực, biết được tin này chúng tôi (những đệ tử của thầy) đã bàn nhau mời thầy ra Hà Nội thăm quan và dạy thiền...
Sau khi xuống sân bay, chúng tôi mời ngài tới thăm ngôi chùa nguyên thủy đầu tiên ở Miền bắc: chùa Nội Phật:





Rồi vòng về Hà Nội thăm lăng bác và tới chùa Một cột:



Hôm sau đi thăm vịnh Hạ Long:



Lúc trở về ghé qua thiền viện Trúc Lâm Yên Tử:



Ngày hôm nay thầy dạy thiền ở chùa Hưng Ký (sư Thư là người phiên dịch cho thầy):



Phật tử thanh tịnh thảnh thơi, nghe Pháp... cách dạy của thầy rất dễ hiểu và cách thức so sánh ví dụ để thiền sinh có thể lĩnh hội cái nhìn đúng như sự vật đang là ở giây phút hiện tại...

Thầy hỏi:
- Các quí vị có biết là mình đang ngồi?
- Có biết thân thể đang chạm vào sàn nhà
- Có nghe âm thanh
- Mắt có sự nhìn...

Ai cũng bảo "có ạ", thầy bảo: cách quan sát đó có làm cho bạn bị mệt mỏi và mất năng lượng không?
Tất nhiên là KHÔNG, vậy hãy thiền theo cách đó: tức là cách thấy một cách đơn giản trực tiếp theo kiểu đó với các trạng thái thân, thọ, tâm...

Thật bất ngờ khi nhìn thấy tôi là thầy hỏi han về gạo lứt, tôi nhớ có chai gạo lứt trong ba lô và tôi mang ra dana trong bữa ăn cho thầy...
Hôm sau thầy bảo: thầy thích ăn món gạo lứt rang, và tôi đã biếu thầy 10 chai... để thầy mang về Miến ăn...
Có lẽ tôi phải sang SOM để dạy cách rang gạo lứt... điều đó sẽ xảy ra... trong một ngày không xa.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

2 Trang V   1 2 >
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 02:51 AM