IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Từ Bi Hỉ Xả kiểu mới?, Thiền sư U Tejaniya
Diệu Minh
bài Aug 26 2010, 10:37 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,027
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Hôm thọ Bát quan trai chúng tôi được chị Tâm chia sẻ điều tâm đắc của chị khi đọc giáo lý của ngài Uzin, chị nói về định nghĩa về tứ vô lượng tâm của ngài như sau:

Thiền sinh hỏi:

Hình như thầy không khuyến khích việc thực hành thiền tâm từ. Thầy có cho rằng thiền tâm từ là không thích hợp đối với các thiền sinh đang hành thiền vipassana không?
....
Khi tâm không còn sân hận, nếu gặp một người ngang bằng, đồng cảnh ngộ như mình, nó sẽ cảm nhận được lòng từ (metta). Khi gặp một người đang gặp cảnh ngộ khó khăn hơn, nó làm khởi lên lòng bi mẫn (karuna), khi gặp một người đang thuận lợi, bạn sẽ cảm nhận được tâm hỉ (mudita), còn khi ở vào hoàn cảnh mà bạn chẳng thể làm gì được hơn để giúp họ, nó sẽ là tâm xả (upekkha).


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
minh tam
bài Aug 27 2010, 08:25 PM
Bài viết #2


Member
**

Nhóm: Members
Bài viết: 12
Gia nhập vào: 18-January 09
Thành viên thứ.: 1,707



QUOTE(Diệu Minh @ Aug 26 2010, 10:37 PM) *
Hôm thọ Bát quan trai chúng tôi được chị Tâm chia sẻ điều tâm đắc của chị khi đọc giáo lý của ngài Uzin, chị nói về định nghĩa về tứ vô lượng tâm của ngài như sau:

Thiền sinh hỏi:

Hình như thầy không khuyến khích việc thực hành thiền tâm từ. Thầy có cho rằng thiền tâm từ là không thích hợp đối với các thiền sinh đang hành thiền vipassana không?
....
Khi tâm không còn sân hận, nếu gặp một người ngang bằng, đồng cảnh ngộ như mình, nó sẽ cảm nhận được lòng từ (metta). Khi gặp một người đang gặp cảnh ngộ khó khăn hơn, nó làm khởi lên lòng bi mẫn (karuna), khi gặp một người đang thuận lợi, bạn sẽ cảm nhận được tâm hỉ (mudita), còn khi ở vào hoàn cảnh mà bạn chẳng thể làm gì được hơn để giúp họ, nó sẽ là tâm xả (upekkha).


Xin hỏi tại sao chị Trâm lại đặt nhan đề của bài này là "từ, bi, hỷ, xả kiểu mới?"
Vậy từ, bi, hỉ xả kiểu "cũ", hay kiểu "thông thường" là như thế nào ?

Trộm nghĩ ở đây thiền sư phân tích "Tứ vô lượng tâm" từ góc độ của một người thực hành, khiến bản chất của các phẩm chất cao quí này được hiểu một cách đơn giản, không cần nhiều giấy, mực để miêu tả.

Vì Thiền sư rất rành về tâm nên thiền sư cũng nói thẳng vào tâm và nhân quả đúng theo tinh thần chân đế, trong khi nhiều cách mô tả khác về chủ đề này thường tập trung vào hành vi, thiên về thực tại qui ước.

Sadhu ! Sadhu ! Sadhu !
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 28 2010, 12:39 PM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,027
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Thực ra tôi vẫn biết tứ vô lượng tâm là 4 thứ tâm cao quí nhất của một người con Phật nhưng cũng chưa hề có một vị thầy nào giảng cho chúng tôi về tứ vô lượng tâm một cách mới lạ và dễ hiểu và dễ thực hành... cho nên tôi đặt tên như thế cho nó "hấp dẫn" người đọc thôi mà, hi hi...

May quá, từ hôm thọ Bát quan trai gặp nhiều người "vớ vẩn" tôi luôn phải đem bảo bố: bi mẫn ra mà coi tâm... xem mình cư xử với người khác với cái tâm sân hay tâm bi?

Hình như sân nhiều hơn, mãi sau bi mới xuất hiện khi được suy tư chơn chánh và nhớ lại điều kỳ diệu gặp được trong khi thọ Bát quan trai từ miệng (1 trong 6 cửa) chị Tâm nói ra...

Học thầy không tày bằng học bạn là như thế... chắc tôi có duyên với những điều này cho nên tôi cũng cứ "khoái mãi" trong lòng và đem ra áp dụng "liên tục"....

Vì Thiền sư rất rành về tâm nên thiền sư cũng nói thẳng vào tâm và nhân quả đúng theo tinh thần chân đế, trong khi nhiều cách mô tả khác về chủ đề này thường tập trung vào hành vi, thiên về thực tại qui ước.

Và đây cũng là nhận xét trí tuệ của chị Tâm mà ít có ai nhận ra điều đó, chúng ta rất là may mắn có một người nhắc vở sành điệu như thế...
Hi.

Chị Tâm luôn nói: nếu bạn được trình Pháp bằng tiếng mẹ đẻ là tốt nhất.... sư Thư cũng nói điều này... cho nên có gì khúc mắc về giáo Pháp cứ nhắm vào hai người đó mà hỏi nhá....hoặc sang Miến hay Thái mà hỏi với các bậc thầy ... thì ắt không bao giờ sợ đi sái đường!!!!!!!!!


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 25th April 2024 - 08:30 AM