IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

5 Trang V  « < 3 4 5  
Reply to this topicStart new topic
> Canh tác tự nhiên, Masanobu Fukuoka là ai?
member
bài Mar 14 2015, 10:19 PM
Bài viết #41


Thành viên dự bị
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,632
Gia nhập vào: 11-February 11
Thành viên thứ.: 93,759



Ký sự Organic - Kỳ 14: Quỳ hoa bảo điển


(TNO) 'Các nhà khoa học nghiên cứu tự nhiên vì nó đẹp. Nếu tự nhiên không đẹp thì nó không đáng để biết, nếu nó không đáng để biết thì cuộc sống không đáng để sống' - nhà toán học Henri Poincaré

>> Ký sự Organic - Kỳ 1: Cây cỏ hết hồn nhiên
>> Ký sự Organic - Kỳ 2: Bài ca không dễ hát
>> Ký sự Organic - Kỳ 3: Mặc kệ nó
>> Ký sự Organic - Kỳ 4: Lớp học heo gà
>> Ký sự Organic - Kỳ 5: Rằng hay thì thật là hay…
>> Ký sự Organic - Kỳ 6 : Những con chó dạy ta điều gì ?
>> Ký sự Organic - Kỳ 7: Nỗi ám ảnh GMO và chất độc da cam
>> Ký sự Organic - Kỳ 8: Bệnh tật từ đâu tới ?
>> Ký sự Organic - Kỳ 9: Con đỉa và cây cỏ lào
>> Ký sự Organic - Kỳ 10: Tưởng nhớ món mì Quảng
>> Ký sự Organic - Kỳ 11: Nói leo qua 'lợi ích nhóm
>> Ký sự Organic - Kỳ 12: Cuộc chiến với túi nilon
>> Ký sự Organic - Kỳ 13: Thử 'trốn chạy' hóa chất


Một mô hình trồng dâu tây sạch ở nhà vườn Đà Lạt - Ảnh: Linh San

Khoa học đã đạt được những bước tiến kỳ vĩ trên đường con người khám phá tự nhiên. Nhưng mỗi một bước tiến của khoa học đều kéo theo mỗi một bước lùi của con người với tư cách là một sinh vật trên đường tiến hóa. Khoa học tự nó không có tội, tội lỗi do chính sự ngạo mạn tưởng có thể dùng khoa học để “thế thiên hành đạo”.

Trong diễn từ nhận giải Nobel kinh tế năm 1974, nhà kinh tế học Friedrick Hayek đã gây sốc khi tuyên bố những tri thức về kinh tế học hiện đại là “tri thức ngụy tạo”. Hayek cho rằng, từ những thành tựu ngoạn mục trong khoa học tự nhiên, người ta đã đem những phương pháp của vật lý học và toán học áp dụng trong lĩnh vực xã hội ngày càng rộng rãi với ảo tưởng có thể điều khiển được nền kinh tế và lèo lái xã hội vận hành theo ý chí chủ quan của mình. Ngay từ nửa đầu thế kỷ 20, ông đã cảnh báo “chủ nghĩa duy khoa học” sẽ gây tác hại khôn lường cho xã hội loài người. Sự sụp đổ của nền kinh tế kế hoạch Liên Xô và Đông Âu cũ cũng như sự khủng hoảng nợ công từ các nhà nước phúc lợi châu Âu đã minh chứng lời cảnh báo của Hayek. Thiên hạ sẽ phải túc tắc quay về với “bàn tay vô hình” của Adam Smith để quản lý kinh tế, quản lý xã hội như những người làm vườn … organic.

Nhưng những gì Hayek nói về các khoa học xã hội cũng đúng ngay cả đối với các môn khoa học tự nhiên. Xin nhắc lại một câu chuyện cũ rích trong lịch sử khoa học. Vào cuối thế kỷ 19, Henri Poincaré, nhà toán học vĩ đại người Pháp, từ một “sai sót không quan trọng” khi giải bài toán ba vật thể của Newton, đã chỉ ra rằng, với những sai số vô cùng nhỏ - những sai số mắt thường không thấy được - của những dữ liệu ban đầu, có thể biến thành sự khác biệt khổng lồ trong kết quả dự đoán, rằng muốn đạt được sự chính xác của dự đoán thì các dữ liệu ban đầu phải chính xác tuyệt đối, mà để có những dữ liệu chính xác tuyệt đối là điều không thể, dù trong tương lai máy móc đo đạc có tinh xảo tới đâu. Ông đã đặt nền móng cho một lý thuyết mới, đó là thuyết hỗn độn (Chaos theory) gây chấn động một thời trong giới khoa học, chỉ ra sự giới hạn của việc dùng toán học và vật lý học để dự đoán sự chuyển động của các vật thể trong vũ trụ. Mãi cho đến đầu những năm 60 của thế kỷ trước, nhà khí tượng học người Mỹ Edward Lorenz, khi lập mô hình dự báo thời tiết trên máy tính, đã làm tròn một con số mà ông nghĩ nó chỉ có một chút khác biệt bé tí tẹo không đáng kể, đã nhận được một kết quả khác biệt vô cùng lớn so với mô hình ông đã làm trước đó với cùng một thông số. Từ đó xuất hiện thuật ngữ “hiệu ứng cánh bướm”, một con bướm vỗ cánh trên cây bưởi vườn nhà tôi ở Bình Thuận, sau hai năm biết đâu sẽ biến thành một cơn bão cấp 8 ở New York (Mỹ). Chaos theory từ đó mới thổi làn gió khiêm nhường vào giới khoa học.


Các nhà khoa học cảnh báo loài người hiện nay chết già rất ít mà chủ yếu là chết vì bệnh. Chết già là sự viên mãn, là hạnh phúc của con người, còn chết bệnh là cái chết tức tưởi. Cái gọi là tuổi thọ bình quân cao ở các nước “văn minh” phương tây chẳng có bao nhiêu ý nghĩa.

Dùng hóa chất và công cụ y học để kéo dài sự sống, đoạn sống được kéo dài đó nhiều khi chỉ là cái chết lâm sàng.

Các nhà khoa học chân chính biết rõ giới hạn của tri thức nên họ ngày càng trở nên khiêm nhường trước tự nhiên. Họ khám phá tự nhiên để chiêm ngưỡng vẻ đẹp vẹn toàn của nó, để thấy mình đáng sống vì mình là một thành tố của vẻ đẹp vẹn toàn đó, “nếu tự nhiên không đẹp thì nó không đáng để biết, nếu nó không đáng để biết thì cuộc đời không đáng để sống” (Poincaré).

Nhưng các chính khách, nhất là các chính khách ở các nước lớn và các nhà tài phiệt thì không. Khoa học không chỉ được họ lạm dụng để giết người hàng loạt mà còn được sử dụng bừa bãi để kiếm lợi nhuận và dùng lợi nhuận nhân danh văn minh chọc thủng mọi thứ thành trì ở mọi quốc gia để kiếm siêu lợi nhuận. Lòng tham, sự kiêu ngạo, tính thiển cận và thói bầy đàn của nhân loại luôn luôn tiếp tay cho việc lạm dụng khoa học. Hậu quả là trái đất ngày càng tiêu điều xơ xác, môi trường sống bị thu hẹp, loài người trở nên bệnh hoạn yếu ớt.

Các nhà khoa học cảnh báo loài người hiện nay chết già rất ít mà chủ yếu là chết vì bệnh. Chết già là sự viên mãn, là hạnh phúc của con người, còn chết bệnh là cái chết tức tưởi. Cái gọi là tuổi thọ bình quân cao ở các nước “văn minh” phương tây chẳng có bao nhiêu ý nghĩa. Dùng hóa chất và công cụ y học để kéo dài sự sống, đoạn sống được kéo dài đó nhiều khi chỉ là cái chết lâm sàng.

Sự lạm dụng khoa học mới nhất là sử dụng công nghệ sinh học để tạo ra thực phẩm biến đổi gen, bất chấp những phản đối của đông đảo các nhà khoa học, nó nhảy phóc và siêu thị và nhanh chóng lan tràn ra khắp thế giới. Người ta đã dựa vào những tuyên bố nước đôi của Tổ chức Y tế Thế giới, rằng loại thực phẩm này phải được chứng nhận không có nguy cơ về sức khỏe với con người dựa theo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm do tổ chức này thiết lập mới được đưa ra thương mại hóa. Nhưng hãy nhớ, thuốc diệt côn trùng DDT từng được Tổ chức y tế thế giới khẳng định là vô hại với con người và môi trường và nó đã được đem phủ khắp hành tinh. Hàng chục năm sau, cũng chính Tổ chức y tế thế giới khẳng định nó gây ra bệnh ung thư và hủy hoại môi trường. Lệnh cấm đã ban ra, nhưng hậu quả thì hàng chục, hàng trăm năm chưa chắc đã khắc phục xong.

Để kết thúc ký sự này, tôi nhớ tới câu chuyện luyện Quỳ hoa bảo điển (hay Tịch tà kiếm phổ) trong tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ của Kim Dung. Quỳ hoa bảo điển là bí kíp võ công thượng thặng, ai luyện được nó có thể làm bá chủ võ lâm. Vị cao nhân phát minh ra nó, ban đầu có lẽ xuất phát từ việc say mê vẻ đẹp của võ học, đã thấy ngay hậu quả khôn lường nếu nó lọt ra giang hồ, không chỉ vì những chiêu thức tàn độc của nó mà còn gây nguy hại cho chính người luyện, vì muốn luyện được nó phải tự thiến mình, bởi vậy nên ông đã cất giấu hết sức bí mật. Nhưng càng bí mật càng cuốn hút thiên hạ tìm kiếm. Cuối cùng có 3 người lấy được và luyện thành công sau khi hủy hoại thân thể của mình, là Đông Phương Bất Bại, Lâm Bình Chi và Nhạc Bất Quần. Lâm Bình Chi vì để trả thù nên mù quáng, là kẻ đáng thương. Đông Phương Bất Bại làm ác không che giấu, là một kẻ nguy hiểm. Nhưng nguy hiểm nhất là Nhạc Bất Quần, là kẻ miệng nói thiện nhưng luôn luôn hành ác. Sự lạm dụng khoa học ngày nay so với việc luyện Quỳ hoa bảo điển xem ra không khác mấy.

Riêng về chuyện ăn ở, dù quá muộn và quá chậm chạp, nhưng nhân loại đang quay đầu, bắt đầu từ bỏ những món Quỳ hoa bảo điển để hướng về những khu vườn tự nhiên, những khu vườn Organic. Có nhiều bằng chứng cho thấy, sản xuất nông nghiệp theo cách truyền thống thân thiện hài hòa với thiên nhiên, nếu được mở rộng vẫn đủ thực phẩm, cho hiện tại và cho tương lai của nhân loại. Sống hài hòa với thiên nhiên, con người cũng sẽ sống hòa bình với nhau, để cùng nhau chiêm ngưỡng vẻ đẹp vĩnh hằng của tạo hóa và vẻ đẹp kỳ vĩ vô tư của khoa học, cũng là vẻ đẹp của chính mình.

Hoàng Hải Vân


--------------------
Theo các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, giống như một số loại bụi khác có trong môi trường lao động, tất cả các dạng amiăng (tấm lợp amiăng dùng phổ biến ở VN) đều có thể gây ung thư và một số bệnh trầm trọng khác cho con người. Sợi amiăng có thể gây độc hại cho phổi sau 10-20 năm, gây ra một số các căn bệnh như bệnh phổi, ung thư màng phổi và ung thư phổi.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
member
bài Mar 26 2015, 08:39 PM
Bài viết #42


Thành viên dự bị
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,632
Gia nhập vào: 11-February 11
Thành viên thứ.: 93,759



1m2 đất trồng cả vườn rau ban công

Chỉ với một khoảng đất chừng 1m2 là trồng cho một vườn rau sạch cho cả nhà rồi. Hãy cùng tham khảo cách trồng dưới đây nhé!


Ảnh minh họa

1. Ban công nên trồng rau gì?

Hiện nay, an toàn vệ sinh thực phẩm đang là mối quan tâm hàng đầu của chị em, do vậy càng ngày càng nhiều người nung nấu ý tưởng trồng rau sạch ngay tại ban công cho cả nhà. Ban công có diện tích không lớn? Đừng lo! Chỉ cần một khoảng đất chừng 1m2 là đủ cho một vườn rau sạch và đảm bảo dinh dưỡng cho cả nhà rồi.

- Rau mọc nhanh, chu kỳ ngắn: cây tỏi, cải canh…

- Rau có thời gian thu hoạch dài: cà, ớt, rau hẹ, rau thơm, hành…

- Rau chiếm ít diện tích: cà rốt, củ cải, hành, gừng, rau thơm, rau diếp…

- Rau dễ trồng: mướp đắng, cà rốt, gừng, hành, rau diếp, cải thìa, cải chíp…

- Rau không bị sâu hại: hành, hẹ, lá khoai lang, nhân sâm, lô hội…

Người mới học trồng rau trên ban công nên trồng các loại sinh trưởng nhanh hoặc dễ trồng.

2. Cách làm



- Cần chọn một nơi mỗi ngày có 6-8 tiếng được mặt trời chiếu sáng, xung quanh không có cây to che khuất, bề mặt không tích nước.



- Dùng tấm gỗ làm một hộp gỗ cao 15-20 cm. Chiều dài và chiều rộng đều là 1,2 m.



- Dùng một phần phân ủ, một phần cát, một phần đất trộn lại với nhau, cho vào trong hộp gỗ.



- Dùng dây thừng chia đất trong hộp thành 4 hàng 4 cột, tổng cộng 16 ô nhỏ. Chú ý chỉ dùng dây thừng phân cách, chứ không chia cắt trực tiếp trên đất.



- Trong mỗi ô nhỏ trồng 1 loại rau, mỗi ô có thể trồng 1, 4, 9 hoặc 16 hạt.



- Cụ thể trồng bao nhiêu hạt còn dựa vào độ to nhỏ của cây, chúng ta có thể tham khảo như dưới đây:

Gợi ý 1 - Mỗi ô trồng một loại cây: bắp cải, súp lơ, cải hoa, cà chua, cà, ớt, cải canh, dưa chuột, đậu cô-ve, đậu Hà Lan. Trong đó các loại cây dây leo trồng ở trong ô ở phía Bắc để dễ bắc giàn. Mỗi loại cây chiếm khoảng 3030 cm.



Gợi ý 2 - Mỗi ô trồng 4 loại rau: củ cải đường, đậu thân thấp, đậu tương, cải chíp, mỗi cây chiếm diện tích 15*15 cm.



Gợi ý 3 - Mỗi ô trồng 9 loại rau: rau diếp, rau chân vịt, củ cải, rau dền, hành, hành tây, rau muống, mỗi cây chiếm diện tích 10*10 cm.



Gợi ý 4 - Một ô trồng 16 loại rau: cà rốt, cần tây, rau mùi, hành…, mỗi cây chiếm diện tích 7,5*7,5 cm.



Khi trồng nên vạch rõ những ô nhỏ để gieo hạt, giữa mỗi ô nhỏ trồng 1-2 hạt, lấy đất phủ lên, tưới nước là xong.



Đợi sau khi hạt nảy mầm, có thể phủ một ít lá khô, cỏ khô hoặc phân ủ thô lên trên để che phủ.



3. Cách chăm

- Có thể dùng một thùng hứng nước mưa, rồi dùng nước đó để tưới cây. Nên chú ý mỗi loại cây yêu cầu một lượng nước khác nhau.

- Sau khi thu hoạch, thêm một chút phân bón vào là có thể trồng một loại cây khác, hoặc cũng có thể trồng luân phiên trên 16 ô.



Tất nhiên, bạn cũng có thể trồng hoa trong vườn nhỏ này. Nếu như diện tích đất lớn, bạn cũng có thể làm thành nhiều vườn nhỏ, xếp thành một khu vườn lớn.





Cuối cùng, để vườn rau luôn tươi tốt và cung cấp đủ rau sạch cho gia đình, các bạn cần chú ý những điểm sau:

4. Những chú ý khi trồng rau sạch

- Ánh sáng: Ánh sáng mặt trời chiếu trên ban công thường phụ thuộc theo mùa, cần đặt cây ở nơi có thời gian ánh sáng chiếu đến dài nhất. Những loại cây ưa sáng gồm: cà chua, cà, ớt xanh, dưa chuột. Những loại cây ưa sáng nhưng không đủ ánh sáng vẫn có thể sống gồm: cải chip, rau chân vịt, cải cúc, rau cần…

- Gió: Cần trồng ở nơi thong gió, nếu không sẽ dễ sinh sâu hại.

- Tưới nước: Trồng rau trong mô hình thế này dễ bị khô, cách tưới nước cơ bản là: bề mặt đất bị khô cần tưới nhiều nước, đến khi nước chảy ra khỏi đáy mới thôi.

Hi vọng với mô hình vườn rau mini, các bạn có thể tự trồng rau sạch quanh năm cho cả gia đình, đồng thời góp phần tạo ra môi trường xanh sạch đẹp.


--------------------
Theo các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, giống như một số loại bụi khác có trong môi trường lao động, tất cả các dạng amiăng (tấm lợp amiăng dùng phổ biến ở VN) đều có thể gây ung thư và một số bệnh trầm trọng khác cho con người. Sợi amiăng có thể gây độc hại cho phổi sau 10-20 năm, gây ra một số các căn bệnh như bệnh phổi, ung thư màng phổi và ung thư phổi.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

5 Trang V  « < 3 4 5
Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 04:58 PM