Học đạo với Achaan |
Học đạo với Achaan |
Aug 8 2007, 10:47 PM
Bài viết
#1
|
|
The last... Nhóm: Administrators Bài viết: 1,324 Gia nhập vào: 10-February 07 Thành viên thứ.: 4 |
Học đạo với Achaan Trong khoá tu này, tôi không được làm thiền sinh, mà “bị” làm phiên dịch. Dịch các pháp thoại của Achaan và các hướng dẫn khác của Ngài cho đại chúng hay riêng cho từng người trong giờ trình pháp. Tôi “tiếc” không được là thiền sinh, nhưng cũng vui lắm vì đây là lần đầu tiên được bên cạnh Achaan trong thời gian lâu như vậy. Tôi bắt đầu học thiền dới sự hướng dẫn của Achaan cách đây 5 năm. Như một tờ giấy trắng, kiến thức về Phật pháp ở mức độ 0,00001 ! ở trường thiền của Achaan, thiền sinh nước ngoài không được nghe pháp thoại hàng ngày, cũng không được đọc sách (kể cả sách về đạo Phật) trong thời gian tu tích cực. Nhưng bù lại, được trình pháp hàng ngày với Achaan. Cụm từ Achaan nhắc đến nhiều nhất là: “anicca, dukkha, anatta” (Vô thường, bất toại nguyện, vô ngã). Lúc đầu, tôi nghĩ “nhắc đi nhắc lại cụm từ ấy thì có ích gì cho những vấn đề cụ thể của mình?’, nhưng càng thực tập, càng thấy cụm từ ấy thêm ý nghĩa. Mỗi lần gặp lại Achaan, cái hiểu về cụm từ ấy trong tôi lại khác. Achaan ít khi đi sâu vào lý thuyết hay kỹ thuật. Cách dạy của Achaan có lẽ là “tâm truyền tâm”. Có những giờ trình pháp, không biết nói gì cả, tôi chỉ hỏi Achaan mấy câu không liên quan gì đến thiền, nhưng thời thiền tiếp theo của tôi luôn quân bình hơn. Nhiều bạn tu khác cũng chung nhận xét như vậy. Tôi kính trọng và luôn cảm nhận sự chuyển hoá qua lòng từ bi của Thầy. Khoá tu này đông thiền sinh, Achaan phải ngồi nghe trình pháp suốt cả ngày. 8 tiếng mỗi ngày trong 19 ngày liên tục. Chưa kể giờ pháp thoại và hướng dẫn thiền tập thể. Từ sáng tới tối, tâm trạng của Achaan chẳng mấy khi thay đổi: tự tại, từ bi, kiên nhẫn và thư giãn. Thiền sinh thì đa dạng. Có những người hỏi giống nhau, Achaan đưa ra những câu trả lời khác nhau. Có những người hỏi khác nhau. Achaan đưa ra cùng một câu trả lời. Achaan ít khi sử dụng tâm trí mà ứng xử từ tuệ giác trực tiếp và tâm xả. Tuy nhiên có những thiền sinh không lãnh hội được tuệ giác ấy. Mong muốn tìm giải đáp bằng tâm trí cho “vấn đề” của mình làm che mờ cái thấy của họ. Tuệ giác đơn giản, trực tiếp. Tâm con người hiện đại phức tạp, lòng vòng. Tôi soi thấy bóng mình trong các thiền sinh ấy. Ôi chao, phước lành thay ! Một số thiền sinh quí thầy, đôi khi dâng thực phẩm cúng dường: bột đậu xanh, bột dinh dưỡng… Achaan đem ra chia phước luôn cho các thiền sinh. Có hôm nhà bếp dâng một chai nước cam vắt nguyên chất, Achaan chưa uống. Có một thiền sinh tu tập tinh tấn, Ngài đem chai đó ra ban thưởng. Đôi khi, trong phòng trình pháp mọi người cười nghiêng ngả. Một thiền sinh nói: “thưa Thầy, trong lúc hành thiền, con thấy đầu con nặng chịch!”. Achaan hỏi lại: “nặng hả, bao nhiêu cân?”. Có lúc, Ngài bắt chước động tác đi xe máy vi vu trên đường phố Sài gòn để làm ví dụ về người hành giả khi đã thuần thục. Achaan học tiếng Việt rất nhanh. Ngài thường nói: "9 tiếng", "10 tiếng", "12 tiếng" rất ngộ nghĩnh….ý nhắc thiền sinh cần tinh tấn hành thiền nhiều hơn. Bốn phiên dịch chia nhau làm việc, mệt nhoài. Chỉ có Achaan vẫn khoẻ. Có lúc Achaan ra ngắm cây sala trong sân chùa. Một bông mới rụng trên mặt đất, Achaan nhặt lên, đem vào phòng trình pháp, đặt lên bàn thờ Phật. Ở bên cạnh Achaan giống như bên một tấm gương soi. Nhìn vào đó, tôi luôn thấy tham, sân, si của mình lấp ló, dù đã bớt thô thiển hơn ngày xưa. Nhưng lạ thay, không vì thế mà tôi thấy hổ thẹn hay nuối tiếc, chỉ thấy có lòng biết ơn sâu sắc và cảm giác an lạc khởi lên. Trong suốt thời gian khoá tu diễn ra, những khái niệm thông thường về thời gian và không gian trở nên nhạt nhoà. Tôi quên cả mình đã gội đầu lần trước từ khi nào, đã bao lâu chưa gọi điện về nhà. Cũng chẳng thấy có nhu cầu đi ra bên ngoài. Tâm được an trú trong hiện tại vốn tự nó cho ta cảm giác đủ! Hết khoá tu, một nhóm thiền sinh đưa Achaan cùng phái đoàn đi thăm quan Huế, Hà nội và Vịnh Hạ Long. Theo tập khí cũ, tôi hay hỏi: “Achaan có thấy đẹp không, Achaan có thấy ngon không?”. Achaan gật đầu, nhưng nhìn vào mắt Ngài, tôi hiểu cái đẹp, cái ngon ấy không còn nằm trong tâm của Achaan nữa…Bài giảng không lời về sự không vướng mắc! Ai bảo chỉ thẳng là độc quyền của Thiền tông? Hôm chia tay, Achaan nói lời sám hối với nhà Chùa, với tất cả Đại chúng về những hành động trên thân, khẩu, ý của Achaan và của phái đoàn có thể xúc phạm đến mọi người. Nghe những lời khiêm nhường ấy, cái “ngã mạn” bản năng luôn tự bảo vệ, tự cho mình là đúng trong tôi chùng xuống. Buông bỏ! Như một sự giải thoát! Soi vào tâm thấy yêu thương tràn ngập! Một đệ tử tới thỉnh Achaan hồi hướng công đức thời thiền tới cho vụ khiếu kiện chất độc màu da cam được phán xét có lợi cho các nạn nhân. Achaan từ tốn nói: chúng ta sẽ hồi hướng công đức, nhưng cho cả hai bên. Tâm từ thực sự cần được rải cho mọi chúng sanh! Trong một buổi nói chuyện, một phật tử hỏi Achaan: Thiền sư đã gặp được bao nhiêu vị A-la-hán trong đời? Câu trả lời: “Theo truyền thống đạo Phật, người tu hành không bao giờ tuyên bố về sự đắc đạo của mình vì dễ tạo ra sự vướng mắc. Người phàm phu thường dễ vướng vào khái niệm Thánh nhân mà quên mất con đường Đạo. Nhưng con đường đạt quả vị giải thoát là có thật, và một vị Thánh nhân, không vì sự thành tựu của mình mà ngừng lại việc tu. Vị Thánh nhân hiểu kẻ phàm phu, nhưng kẻ phàm phu không biết được Thánh nhân.” Những gì tôi hiểu về Achaan vẫn chỉ là cảm tính và hạn chế. Achaan đã đi rồi. Tôi không thấy nhớ Achaan. Từ khi được làm học trò của Achaan, tôi chưa bao giờ thấy nhớ vị bổn sư của mình khi xa Ngài cả. Sao thế nhỉ ? Có lẽ bởi những gì Achaan trao tặng cho chúng tôi: chánh niệm, tuệ giác, lòng từ bi, sự chuyển hoá…không có dán mác “Achaan”. Achaan nhẹ như một ngọn gió mà tác động vẫn rất lớn lao. Achaan có mặt mà như không có, vắng mặt mà như có. Sắc sắc, không không! Xin tri ân Thầy !
Hà nội 07.07.2007 Bạch Thị Tâm -------------------- The last |
|
|
Aug 28 2007, 05:45 PM
Bài viết
#2
|
|
Bạn của mọi người Nhóm: Administrators Bài viết: 18,464 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 |
Khi tôi nhận được tờ báo "Văn hoá Phật giáo"... tôi rất ngạc nhiên khi nhìn thấy cái ảnh chụp chỗ ngồi thiền ban đêm rất là ngoạn mục và thơ mộng ở chùa Nguyên Thuỷ... thực chất những cái màn này khi chúng tôi tu ở đó chỉ được ngồi trong màn có hơn chục phút (thực ra trời nóng mà ngồi trong màn cũng không sướng gì!), để chụp ảnh... còn toàn bộ thiền sinh thì ngồi không mùng màn trong suốt cả 4 khoá tu, khi còn ở Hà Nội... tôi hỏi sư cô Hạnh Bảo để dự định mang mùng màn thiền đi theo thì cô Hạnh Bảo trả lời là "có rồi không phải mang"... nhưng khi toạ thiền đêm muỗi cắn tôi hỏi cô Hạnh Bảo là muốn mua cái màn để thiền... thì cô Hạnh Bảo trả lời tôi: đi tìm ban điều hành của khoá thiền Goenka mà đề xuất ý kiến... may mà thiền đường rất rộng và không nhiều muối lắm... vì mỗi khi cái hồ ở đó muỗi nhiều không ai thèm để ý... thì tôi vốn kinh các con muỗi đã phải gặp trụ trì và sư cô Hạnh Bảo hai lần (trong hơn tháng trời ở đó) phản ảnh là hồ ở trong chùa có hàng ngàn vạn con bọ gậy (Kung quăng...)... chùa lo một lần tát hồ nước để cứu thiền sinh trong các chặp thiền đêm và tôi tự đứng ra lo một lần ... tôi rất ngạc nhiên là tại sao con người lại có thể điềm nhiên (vô cảm) đến thế với các cảnh sinh hoạt... và lại nhạy cảm đến thế với thịt cá, hoa quả, nước đá lạnh... hèn chi mà thiền sinh: ăn... lo uống nước giải khát và đi ... nhà cầu để thải ra những thứ đã ăn vào... Tôi bỗng hiểu cái nhà cầu (toilet) quan trọng đến mức nào trong đời sống của con người hiện đại...
Tôi đã đi nhiều nơi... Tôi chợt nhận ra điều mà tôi nhận được bằng tư tưởng, một bức thông điệp bằng tư tưởng mà tôi nhận được khi toạ thiền theo Pháp Vô Vi: - Mình là ngôi chùa tiểu - Gia đình là ngôi chùa trung - Xã hội là ngôi chùa lớn. Ở đâu cũng tu! Gặp nhiều loại người... có một ngày tôi bỗng nhận ra một loại người tâm linh... Bằng trực giác... đó là một người có khả năng huyền môn... và có năng khiếu huyền môn... không phải ai cũng có cái khiếu này... Muốn tiếp xúc với nền văn minh ngoải trái đất, trước hết phải trau dồi đạo đức... nhiều người không tiến hoá nổi không phải vì kém tinh tấn, không phải là vì vị thầy dốt... mà là kém đức... kém gì thì bổ túc điều đó... Chúng ta đến thế giới này là để học tập... Ngài Goenka nói... 10 bình phải đầy mới thành Phật... 10 Parami phải đầy... thiều đâu bù đó... ví dụ khi tôi nổi sân lên tôi biết ngay là tôi đang sân và tôi thấy tâm tôi nó cứ càu nhàu cảm nhảm ở trong nó cứ khó chịu người này người nọ... mồm tôi thì nó lầu bầu lẩm bẩm... thật là "mình làm mình chịu kêu mà ai thương" gánh ngay hậu quả... bạn sống cạnh một người hay nổi quạu...đã thấy khổ thế nào... đằng này người hay nổi quạu đó lại là chính mình... sướng hay khổ ???????? Vipassana cho tôi một cái nhìn sáng suốt và gạo lứt cho tôi một loại sức khoẻ nhẫn nại chịu đựng vô biên... -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 1st November 2024 - 05:54 AM |