IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Y học tự nhiên là y học của năng lượng và sự rung động
Diệu Minh
bài Mar 4 2007, 09:24 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 20,140
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5




Y học tự nhiên là y học của năng lượng và sự rung động

Trên 30 năm qua, tôi đã gặp hàng ngàn bệnh nhân, tôi đã quan sát, chẩn đoán và cho họ lời khuyên. Trong khoảng thời gian đó có thuật châm cứu, mai hoa (moxibustion), thảo dược, án ma pháp, xoa bóp cổ truyền và cầu nguyện. Những kinh nghiệm này đã đem lại cho tôi sự hiểu biết rằng Y học Tự nhiên là y học của năng lượng và sự rung động.
Nó khác biệt hoàn toàn với Y học qui ước đã xem cơ thể con người như là nguyên liệu vật chất mà phương pháp chữa bệnh chỉ dựa và triệu chứng và quá thiêu về vật chất. Với Y học Tự nhiên và dưỡng sinh, tôi đã áp dụng rất nhiều phương pháp chẩn trị được liệt kê sau đây:
► Vọng chẩn: Bằng cách quan sát nét vẻ và tinh chất của khuôn mặt, cơ thể, da, bàn tay, bàn chân, móng tay chân và những khía cạnh thấy được của cơ thể, phương pháp chẩn đoán này cho ta thấy được những rối loạn chủ yếu bên trong các hệ thống, các chức năng, các cơ quan và các tuyến.
► Thiết chẩn: Bằng cách bắt 6 bộ mạch trên cổ tay theo nhiều lối khác nhau, nó phản ánh được nhiều trạng thái của thể chất và tinh thần. Phương pháp này cũng có thể sử dụng trên các vùng khácnhau của cơ thể như ở cổ, ở chân hoặc là các nơi có mạch khác.
► Mạch chẩn: Dùng 14 đường kinh mạch chính hay những đường kinh mạch đặc biệt để biết được tình trạng cứng mềm, hoặc nhiều màu sắc của các vết trên da dọc theo đường kinh mạch trên những vùng nào đó. Sự chẩn đoán này sẽ cho biết những tương quan về dòng năng lượng bên trong, các chức năng và hoạt động biến dưỡng của các cơ quan nội tạng.
► Huyệt chẩn: Bằng cấch ấn và sờ trên các huyệt, các vùng của cơ thể, có cả trăm nơi, nó cho biết tình trạng ứ đọng của dòng năng lượng, sự tuần hoàn máu, các chức năng của thần kinh hệ gắn liền với các tình trạng của thể chất và tinh thần.
► Văn chẩn: Bằng cách nghe giọng nói và âm thanh, cách nói, cười, la, hét, phương pháp này cho ta nhận ra sự rối loạn của các hệ thống, các cơ quan hay các tuyến.
► Chẩn đoán bằng nhìn lối sinh hoạt: Bằng cách quan sát lối sinh hoạt, thái độ, hoạt động của một người, ta biết được các sự rối loạn chức năng của thể chất và tinh thần, các thói quen hàng ngày, cách ăn uống, phản ứng tình cảm và thể chất do một kích thích nào đó.
► Chẩn đoán tâm lý: Bằng cách quan sát sự biểu lộ tình cảm, cách cư xử, lối nghĩ, những phản ứng tâm lý do kích thích hay do hoàn cảnh nào đó, hoặc của các giấc mơ ban đêm. Phương pháp chẩn đoán này biết được những tình trạng hoạt động tâm lý, của từng bộ phận riêng biệt của não và hệ thống thần kinh bị kích thích hay không.
► Chẩn đoán theo chiêm tinh: Từ việc tìm hiểu ngày và nơi sinh, vùng nuôi dưỡng và sinh sống, phối hợp với những am hiểu về khoa chiêm tinh học và thiên văn học, sẽ cho ta mô tả được những khuynh hướng cơ bản của thể chất, của tâm trí cũng như là vận mệnh đời sống hiện tại và trong tương lai của một con người.
► Chẩn đoán theo môi trường: Từ sự hiểu biết tình trạng khí hậu, gồm nhiệt độ, độ ẩm, ảnh hưởng mặt trời, thuỷ triều, các mùa, cũng như là xã hội và thiên nhiên xung quanh nơi con người sinh sống, tình trạng cư trú, của cải và hệ thuộc gia đình mà phương pháp chẩn đoán này cho biết rõ ràng nó đã ảnh hưởng đến sự rối loạn thể chất và tinh thần của người đó.
► Chẩn đoán theo di truyền: Từ lối sống và ảnh hưởng đặc trưng của cha mẹ và tổ tiên sẽ có thể biết được những chức năng về thẻ chất và tinh thần được di truyền qua một người, cũng như tiên đoán được tương lai của nó.
► Chẩn đoán qua tinh hoa và sự rung động: Bằng cách phát triển sự nhận xét nét tinh hoa và sự rung động toả ra từ một người mà biết được toàn diện tình trạng thể chất và tinh thần cũng như cá tính, và những rối loạn của người đó. Các cường độ, màu sắc, hơi nóng và tần số tảo chiếu của tinh hoa và sự rung động sẽ cho biết rõ ràng mà không cần một dụng cụ nào nếu có khả năng quan sát nhạy bén.
► Chẩn đoán qua ý thức và sự suy tưởng: Qua cách cư xử và sự biểu lộ tình cảm của một người, và cũng nhờ sự quan sát những dạng sóng rung động toả ra từ vùng đầu, hay là từ một phần nào đó củ vùng đầu ta có thể biết được những ý thức và sự suy tưởng hiện nay của người đó.
► Chẩn đoán qua tinh thần: Bằng cách quan sát và cảm nhận tình trạng rung động ở các vùng – xem nó sáng hay tối, nhạt hay đậm – và cường độ rung động so với các vùng khác, ta có thể xác định những loại ảnh hưởng nào đó tác động lên tình trạng thể chất và tinh thần của một người, như ký ức, hướng nhìn về tương lai và ngay cả ảnh hưởng của những người đã khuất đối với họ.
Phương pháp chẩn đoán này không cần dùng một khí cụ nào, chỉ cần người quan sát có được một khả năng nhận thức tối ưu. Nghĩa là phải sáng suốt, nhạy bén, và có khả năng khám phá bằng trực giác mà không cần phải nói: khả năng này chỉ có thể phát triển chủ yếu bằng sự thực hành tiết thực đúng đắn. Đó là không thịt và mỡ động vật, không đường không dầu, mỡ và thức ăn tinh chế không gia vị và chất kích thích mà như đã nói phải là một chế độ ăn gồm ngũ cốc, lức, rau tươi, đậu, chút ít rong biển và trái cây, các loại hạt, không có thức nóng kích thích, và nếu có thể không cả thịt cá trắng và hải sản. Nói một cách khác là ăn theo dưỡng sinh. Phương pháp chẩn đoán này không gì hơn là sự nhận thức được dạng năng lượng và sự rung động trong tầm rộng của nó, trong sự so sánh với các phương pháp chẩn đoán thông thường thời nay như chẩn đoán bằng X quang, phân tích máu, phẫu thuật hay đại loại như thế thì phương pháp chẩn đoán qua tinh thần này không có gì nguy hại và không gây phản ứng phụ. Nó hẳn tốt hơn các phương pháp chẩn đoán hiện nay do biết được toàn diện các rối loạn hiện hữu. Dù chúng ta cho là sức khỏe con người là tiến trình biến dưỡng của năng lượng và luồng rung động hay sự sống con người là một sự kiện tĩnh thì cũng là vấn đề mà y học tương lai phải đối diện.
Giải pháp y học tự nhiên cho chúng một hướng trị liệu không dựa trên vật chất mà dựa trên sự điều chỉnh lại năng lượng và luồng rung động cho cơ thể. Có nhiều phương pháp trị liệu theo y học tự nhiên như:
► Trị liệu bằng kiêng ăn: Bằng cách loại ra hay điều chỉnh lại các loại thức ăn hàng ngày dần dần theo hướng tiết thực dưỡng sinh và sự biến dưỡng thể chất và tinh thần ngày càng quân bình hơn.
► Trị liệu bằng dược thảo: Sử dụng nhiều loại dược thảo bằng cách phối hợp và chuẩn bị dưới nhiều hình thức khác nhau. Lối trị liệu này có thể điều chỉnh lại sự mất cân bằng về năng lượng do sự rối loạn của thể chất và tinh thần.
► Trị liệu bằng châm cứu và mai hoa châm: Sử dụng các đường kinh mạch và những huyệt chính nằm trên đó để bổ thêm hay loại bỏ năng lượng bằng kim châm hay mai hoa châm; hay vài loại kích thích tương tự mà ta có thể điều chỉnh lại năng lượng của sự biến dưỡng và đem nó trở lại trạng thái điều hoà và cân bằng.
► Phương pháp xoa bóp Shiatsu và vật lý trị liệu: Dùng bàn tay và những ngón tay để xoa bóp, ấn huyệt sẽ thải trừ và làm nhẹ nhiều trạng thái biến đổi chất của năng lượng thừa, làm tốt chức năng tuần hoàn của máu cũng như khơi lại sự biến dưỡng của thể chất và tinh thần khi nó ứ nghẽn hay suy thoái.
► Trị liệu bằng xoa nắn, chỉnh hình: Bằng cách điểu chỉnh, sửa chữa lại cấu trúc của xương sống hoặc cấu trúc khác của thể chất như xương, bắp thịt, các khớp và mô, cách trị liệu này phục hồi lại các chức năng thần kinh, tạo ra dòng năng lượng tốt và cải thiện các chức năng biến dưỡng của thể chất và tinh thần.
► Phục hồi bằng lòng bàn tay và sự trầm tư: Bằng sự rung động năng lượng xuất phát từ lòng bàn tay và tư tưởng áp dụng có hiệu quả cho nhiều trạng thái suy nhược của thể chất và tinh thần. Trong phương pháp trầm tư thì sự hiện diện của người khác không cần thiết.
Có rât nhiều phương pháp trị liệu theo y học tự nhiên, như yoga, tập luyện thể chất, rèn luyện tinh thần và tâm trí, áp dụng điện từ trường, thay đổi các màu sắc, mùi hương, âm thanh, nhạc điệu, hình ảnh cũng như là nhiều loại cảm giác thần kinh khác. Tóm lại, có thể gọi những pháp thuật này là pháp thuật chữa trị bằng năng lượng và luồng rung động. Trong đó, ngay cả chữa bệnh bằng kiêng ăn hay bằng dược thảo cũng không nhằm cung cấp bất cứ một loại hoá chất nào như là axit amin, đa sinh tố, khoáng vật hay đại loại như thế mà chỉ nhằm đưa vào trong những năng lượng và luồng rung động cần thiết thích hợp để đem lại cho chính nó sự quân bình. Ví dụ như, khi ta dùng phần rễ của rau cỏ, nó sẽ cho sự biến dưỡng của chúng ta có một năng lượng hướng hạ hơn. Khi một thức ăn được nấu với một loại muối nào đó có nghĩa là để cho một năng lượng co chặt lại, trong khi nếu chuẩn bị nó với những loại đường đơn, nó sẽ cho ra một loại năng lượng trương giản và giảm căng thẳng. Theo đó, y học tự nhiên là y học xem con người là một dạng năng lượng và rung động, và trong nghĩa này, y học tự nhiêu không cho con người là một thể chất mà chỉ là một trạng thái tinh thần. Y khoa chữa theo triệu chứng ngày nay chắc hẳn rồi sẽ thay đổi để chuyển hưóng về y học tự nhiên hơn. Sự cách mạng trong y học sẽ nâng nhân loại lên cao hơn và xem trọng thực thể tinh thần mà không nghi ngời gì là nó sẽ thiết lập một nền văn minh hoàn vũ lành mạnh.
Michio Kushi
12/1984


Lời Giới Thiệu
Phương pháp tân dưỡng sinh lần đầu được phổ biến khắn trên thế giới do tiên sinh OHSAWA (1987 – 1966). Tiên sinh đã cống hiến cả cuộc đời mình cho mục đích này. Những cố gắng của tiên sinh nhằm biểu lộ sự biết ơn. Sự biết ơn về một hướng tư tưởng mà hàng ngàn năm, là cơ bản của Y học Viễn Đông, trên thực tế cũng là của khắp thế giới. Sau khi hiểu biết phương pháp này vào tuổi mười tám, tiên sinh đã tự chữa cho mình nhiều bệnh tật, kể cả bệnh lao thời kỳ cuối. Tiên sinh gọi tư duy và cách nhìn cuộc sống theo lối này là “vô song nguyên lý” và phương pháp để áp dụng vào đời sống hàng ngày là “dưỡng sinh”. Khởi đầu, Tiên sinh đã giới thiệu các phương pháp dưỡng sinh chuyên trị triệu chứng để giải quyết nhiều vấn đề cho sức khỏe. Tiên sinh đã nói nhiều đến tầm hiệu quả của cao sọ (Arbi) trong phạm vi điều trị viêm sưng, nhọt và vết thương. Kế đó, tiên sinh cũng xác nhận hiệu quả trị triệu chứng của việc đắp gạc gừng, của nước nóng củ cái và củ sen. Tiên sinh cũng sử dụng cả châm cứu. Sau đó, tiên sinh ngày càng quan tâm nghiên cứu, thí nghiệm và hướng dẫn về ảnh hưởng của thực phẩm trên sức khỏe và bệnh tật. Tiên sinh đã viết nhiều sách về vấn đề này trong đó nhiều quyển rất có giá trị.
Trong thời kỳ này, dần dần tiên sinh cũng khám phá ra thói quen ăn uống của chúng ta đã ảnh hưởng đến sự phát triển khả năng của con người về hiểu biết, tính toán, về quyết định và hành động. Và những vấn đề của nhân loại là do sự phát triển méo mó của khả năng này. Tiên sinh dâng hiến những ngày cuối cùng của cuộc đời mình để phổ biến phương pháp sống theo dưỡng sinh với niềm hy vọng làm hồi sinh nền sinh vật học và sinh lý học hoàn hảo của nhân loại mà về thể chất, tư duy và tinh thần lành mạnh của nó ngày càng lụn tàn. Vào ngày cuối đời, tiên sinh tự tách mình ra cho phương pháp chữa trị triệu chứng. Nếu chúng ta xem nhẹ vấn đề triệu chứng, chúng ta làm trì hoãn sự cần thiết của công việc tìm tòi và thực hiện phương cách chữa trị cơ bản và toàn diện.
Cách chuẩn bị và phương thuật trong quyển sách này là những ví dụ chủ yếu của phương pháp dưỡng sinh trị triệu chứng tại nhà như tiên sinh OHSAWA đã khám phá vào đầu thế kỷ này. Chúng ta gọi đó là dưỡng sinh liệu pháp bởi nhiều lý do:
1. Nó có hiệu quả.
2. Nó tương đối không tốn kém, không cá nhân mà cũng không quốc gia nào phải mai một khu sử dụng nó.
3. Nó không gây ra phản ứng phụ nào ngoài ý muốn, trừ phi do phương cách chuẩnbị và áp dụng sai lầm hoặc dùng sai mục đích.
4. Việc trình bày, chuẩn bị và áp dụng của nó không làm tổn hại đến môi trường xung quanh của chúng ta.
5. Việc áp dụng dễ dàng. Nó không đòi hỏi một nền y học tầm sâu hay một nhân viên trợ y nào cả, trái lại:
6. Nó đưa y dược trở lại trong tầm tay của gia đình.
7. Và dựa trên căn bản Âm – Dương.
Mặc dù những phương pháp này để đối phó với các vấn đề thường có ít hay nhiều tính trị triệu chứng, chúng tôi cũng mô tả ra thật tỉ mỉ để mọi người để sử dụng được. Có nhiều lý do khiến chúng tôi làm việc này: Nhiều phương pháp sẽ chỉ có hiệu quả nếu đồng thời cũng thay đổi cách ăn uống. Tuy nhiên với một vài phương pháp, như đắp gạc gừng có tác dụng rất mạnh và rất cần thiết cho mọi người, dù nó chỉ có tính tạm thời. Kinh nghiệm từ những hiệu quả trị liệu này (cải tiến khác nhau từ y học chính thống) có thể làm thay đổi lối nghĩ của bạn.
Áp dụng những phương pháp này cũng có thể làm tăng cường sự quan tâm của các môn đệ dưỡng sinh và tin tưởng vào sự hồi phục sức khoẻ bằng phương pháp dưỡng sinh, cũng như ngày càng rõ cách y khoa với kỹ thuật rắc rối và đắt tiền là không cần thiết trong nhiều trường hợp.
Nếu bạn ăn uống theo phương pháp dưỡng sinh, bạn sẽ không cần thiết sử dụng phương cách trị liệu theo triệu chứng. Viêch thực dưỡng hàng ngày của bạn sẽ bảo đảm loại ra dần các độc tố và chất thặng dư. Tuy nhiên không thể lúc nào cũng áp dụng được đúng đắn. Thay vì chờ cho cơ thể tự nó điều chỉnh dần dần, chúng ta có thể tăng tốc hoặc làm nhẹ bớt tiến trình này bằng một trong những phương cách điều trị triệu chứng.
Khi bạn mới bắt đầu áp dụng phương pháp thực dưỡng thì các phương cách trị triệu chứng đặc biệt hữu dụng cho thời gian này. Tiến trình thanh lọc cơ thể diễn ra rất mãnh liệt.
Đôi khi chúng ta thật sự cần đến phương cách trị triệu chứng, ngay cả lúc chúng ta ăn theo phương pháp dưỡng sinh, do tiến trình thanh lọc tự nhiên đối khi gây ra nhiều khó chịu:
Trong tiến trình thải sỏi thận ra ngoài thường gây nhiều đau đớn.
Trong bệnh thổ tả nặng do dùng thực phẩm hư xấu, thường có phản ứng quá đáng và làm cho ta mệt lả.
Đôi khi tiến trình quá đáng có thể gây nguy hiểm, như trong trường hợp bị sốt cao. Để việc thanh lọc cơ thể được nhẹ nhàng và nằm trong vùng kiểm soát được, việc chữa trị theo dưỡng sinh tại nhà là rất cần thiết.
Trong sách này chỉ trình bày kỹ thuật và tỷ lệ pha chế theo dưỡng sinh để chăm sóc bệnh tật tại nhà. Có nhiều phương cách rất hữu ích và cần thiết theo lối dưỡng sinh để giúp cho sức khoẻ nhưng chúng tôi không đề cập ở đây như phương pháp xoa bóp cổ truyền Shiatsu, mai hoa châm và phục hồi sức khoẻ bằng lòng bàn tay. Cũng vậy, chúng tôi không nói tỉ mỉ về căn bản cách ăn uống dưỡng sinh đề phòng bệnh tật. Đối với các vấn đề này, chúng tôi sẽ cống hiến cho các bạn trong một ấn phẩm khác linh động và thấu đáo hơn.
Chúng tôi hy vọng những bài tập và áp dụng các phương pháp nói trong quyển sách này sẽ đóng góp nhiều trong việc phát triển sức khỏe, tự do, bình an và hạnh phúc cho bạn đọc.


PHẦN I
Chương 1:
Sự am hiểu về năng lượng thực phẩm
Sử dụng dược thảo, châm cứu, chất pha chế trị tại nhà và các kỹ thuật nói chung không phải là phương thức chính thống của các y sĩ Đông phương cổ truyền dùng để xử lý các triệu chứng và bệnh tật. Họ luôn xem xét cách thực dưỡng hàng ngày của chúng ta và đó mới là căn bản và cũng là phương cách tối thiểu để đem lại sức khoẻ. Các thức thực dưỡng hàng ngày là phương cách để củng cố cơ quan hoặc hệ thống, cũng để ngừa và trị các bệnh nan y. Trăm năm trước, nền y khoa và cách thực dưỡng hiện đại được giới thiệu ở những nước Đông phương. Sau thời gian hàng trăm năm thử nghiệm dược phẩm và nền y học hiện đại này, nhiều người Nhật, Trung Quóc, Đại Hàn và các quốc gia khác đã phải thất vọng về những kết quả của nó. Từ năm này qua năm khác, liên tục các dược phẩm và kỹ thuật mới được giới thiệu, trong khi các cái trước bị chối bỏ, và cứ mãi như thế không ngừng. Trong đó có nhiều loại dược phẩm lại gây ra phản ứng phụ và hơn thế, chính nó tạo ra các bệnh mới. Vả lại nền y khoa này càng trở nên quá tốn kém, cho nên cũng lấy làm ngạc nhiên khi nền y khoa Đông phương cổ truyền gần đây lại có giá trị.
Tuy vậy, những vị bác sĩ thời nay, bao gồm cả ở Đông phương, đi theo hướng y học cổ truyền bằng phương pháp phân tích. Ví như một vài loại nấm khi xưa được dùng để làm hạ nhiệt, còn y sĩ hiện nay thì cố gắng phân tích nấm để tìm ra hoạt chất tác dụng của nó và rồi họ trích tinh để bào chế thành dạng viên. Nhưng trong nhiều trường hợp không thể thực hiện được, lý do là khi tìm những dược phẩm hiệu quả, y sĩ cổ truyền không bao giờ nhắm vào các thành phần dinh dưỡng của nó (như là vitamin hay prôtêin trong đó, hoặc các hoạt chất, vài loại axit hay yếu tố), tóm lại là những thành phần đặc điểm của sản phẩm. Vậy họ đã nhắm vào gì?
Nếu chúng ta muốn xem xét nền y học cổ truyền một cách đúng đắn và áp dụng cho có hiệu quả, chúng ta cần phải đánh giá nền y học cổ xưa này cũng bằng một tinh thần cổ truyền phương Đông. Trước tiên chúng ta phải hiểu được “cái nhìn” của những y sĩ cổ truyền về thực phẩm là nhìn tổng quát. Một trong lợi điểm của dưỡng sinh là chúng ta tìm lại được lối suy nghĩ và cách nhìn về cuộc sống, và đây có thể là vấn đề chính yếu do cách ăn của chúng ta tương tự như lối ăn cổ truyền.
♣ Khí năng: Khi chúng ta cho thức ăn cũng là những vị thuốc, các y sĩ Đông phương luôn xem xét chúng thật đầy đủ. Ví dụ như hai món ăn có thể có hoạt chất giống nhau, mà hình thức bên ngoài khác nhau và trái lại với vẻ bên ngoài giống nhau khi sử dụng chúng cho những tác dụng khác nhau. Các vị y sĩ này, thay vì để hiểu các thành phần bằng cách nghiên cứu chi ly thì họ lại hiểu bằng cách xem xét các xung động, các năng lực của nó mà họ gọi đó là KHÍ NĂNG.
Để hiểu rõ từ khí năng (ki) của Nhật, cả ở Trung Quốc là CHI và Đại Hàn là GEE, thì thật là một điều rất quan trọng. Chúng ta chưa tìm được từ tiếng Anh nào hoàn toàn để có thể dịch ra được. Nếu dịch ra một từ Tây phương gần sát là “điện từ năng” hoặc “xung động”. Với từ tượng hình trong tiếng Nhật chữ ki phiên dịch ra là “năng lượng của gạo”. Những y sĩ Đông phương cố gắng định rõ loại khí năng của từng thực phẩm và khi tiêu thụ nó đã hình thành trong cơ thể chúng ta loại khí lực nào. Họ cũng am hiểu triệu chứng bệnh và bện tật chỉ là kiểu khí năng và nó đã tác động theo cách và điều kiện nào. Từ quan điểm này, người ta không chỉ trị bệnh bằng thức ăn mà còn bằng xoa bóp cổ truyền Shiatsu, mai hoa châm, phục hồi bằng lòng bàn tay, châm cứu, dược thảo và đại loại như thế.
Sự am hiểu về hiện tượng dưới dạng khí năng không giới hạn trong các lĩnh vực chuyên biệt như y học Đông phương. Qua hàng ngàn năm, khái niệm về khí năng đã được dùng trong giới bình dân phương Đông. Trên thực tế tất cả quan điểm phương Đông về đời sống đều căn cứ trên sự thừa nhận sự sống cũng là khí năng. Điều này trở nên rất rõ ràng nếu chúng ta hiểu được ngôn ngữ của họ. Để các bạn hiểu rõ từ “khí năng”, chúng tôi xin đưa ra vài ví dụ về cách đã và đang sử dụng nó trong ngôn ngữ Nhật Bản (BYOKI).
• Bệnh khí (Byoki) : có nghĩa là “khí đau đớn”. Khí thoát khỏi sự kiểm soát, khí bị bệnh. Hãy nhớ là họ không bao giờ nói “có thể bị bệnh”.
• Nộ khí (Kyoki) : (giận dữ, tinh thần bệnh), theo nghĩa đên là “khí sai lầm”, “khí mất trật tự”. Họ không nói là “đầu óc, sự suy nghĩ mất trật tự”..
• Không khí (Kuki) : “Khí của bầu trời”, “khí trống”.
• Thiên khí (Tenki) : tinh khí của Trời.
• Hải khí (Kikai) : khí của biển.
• Điện khí (Denki) : khí của sấm sét
• Từ khí (Jiki) : khí của “đá hút”
• Diêm khí (Shioke) : khí của muối.
Khi món xúp mặn quá, người Nhật nói “khí của muối mạnh quá” thay vì “nhiều muối quá”.
• Thuỷ khí (Mizuke) : “khí của nước”, nếu lòng bàn tay của một người luôn ra mồ hôi, Người Nhật nói “Thuỷ khí của anh ta vượng quá”.
• Hiệp khí đạo (Aikido): cách hoà hợp với khí.
• Thực khí (Kuike) : khí của sự ăn uống.
• Tinh khí (Kisho) : nghĩa đen là tính cách của khí.
• Kishoga Tsuyoi : “Tính khí của anh ta rất kiên vững” có nghĩa là, cá tính của anh ta độc đoán hoặc cố chấp”.
♣ Thanh khí:
• Kigashizumu : “khí trong sáng, khí trở nên tốt”, có nghĩa là “tôi cảm thấy thoải mái tuyệt vời”.
• Hạ khí (Kigashizumu) : “khí chìm xuống” có nghĩa là “sự suy nhược”.
• Thiểu khí (Kiga Chijsai) : “khí nhỏ”, có nghĩa “hèn nhát”.
• Kaki Gen Kin : “cấm lửa” có nghĩa là “nghiêm cấm khí của lửa”.
Lửa đây không hiểu theo nghĩa đen của nó, mà là “khí của lửa”.
• Suy khí (Kiga Kusaru) : khí hỏng, khí tàn tạ dùng để chỉ những người luôn phiền hà, tiêu cực.
• Thịnh khí (Kigakiku) : khí hoạt động tốt, loại khí dùng chỉ những người lanh lẹ, chính xác.
♣ Nộ khí:
• (Dokio Hassu) : khí của sự tức giận bùng ra.
• Phiêu khí (Uwaki) : khí nổi nói về những người có tính lãng mạn trai gái.
• Dương khí (Yang ki) : nói đến người hạnh phúc, vui vẻ, hoạt động.
• INKI (Yinki) : nói đến người quá nghiêm khắc, quá bi quan và u uất.
• Hoạt khí (Yuki) : hoạt động khí.
• Chính khí (Shoki) : khí đúng đắn.
• Hào khí (KiHin) : cao quí, dễ mến.
• Khí tốt trên 3 yếu tố lộ ra ở : ăn, thở và nói.
• Biến khí (Kiga Kawaru) : khí thay đổi có nghĩa là “đổi ý”.
• Vượng khí (Kiga Norv) : hăng hái muốn làm việc.
• Thoát khí (Kio Ushinau) : khí không còn, mất đi.
• Vong khí (Kio Ushinau) : khí bay mất.
• Nội khí (Kini Iru) : khí bên trong.
• Thăng khí (Jokisuru) : khí lên cao.
Từ vài ví dụ trên, các bạn có thể thấy ở phương Đông đã diễn đạt sự sống bằng những quan niệm về khí. Và bằng cách nhìn này họ hiểu được các hiện tượng. Đối với họ tất cả đều là khí, là năng lượng, luồng sóng. sự rung động. Đối với họ vật chất không khác cái vô vật, và thể chất và tinh thần thì y như nhau. Cái khác biệt giữa tư tưởng và cơ thể chỉ đơn giản là sự biểu thị khác nhau của cường độ Khí. Tất cả những ngành của Đông phương như trồng trọt, khoa học, y học, triết học; kể cả tôn giáo đều không khác gì hơn là sự am hiểu và sử dụng khí ở nhiều lãnh vực khác nhau.
♣ Khí và sự hình thành con người: Khi chúng ta xem sự cấu tạo con người chẳng qua là những biểu lộ khí, chúng ta có thể phân ra nhiều giai đoạn về sự hình thành này:
Khí cơ bản nhất gọi là (Kek-ki) khí huyết, loịa khí này cơ bản nhất, vì nó nuôi sống cơ thể.
Kế đó là Diêm khí, khí của muối, hoặc khí của khoáng vật.
Hơn nữa chúng ta còn chứa Thuỷ khí (Mizuke)
Cơ thể còn tạo bởi khí KHÔNG (Kuki)
Và Điện khí (Denki): luân phiên chạy trong cơ thể.
Và Từ khí, HẤP DẪN (Jiki)
Cuối cùng là THẦN KHÍ (Reiki): khí của tinh thần, “lực không thấy được của hồn”.
Tất cả các giai đoạn trên của KHÍ xuất phát từ THIÊN KHÍ (Shinki). Từ Thiên Khí sinh ra ÂM DƯƠNG, giữa hai lực ÂM DƯƠNG là Từ Khí (Jiki) và rung động kế tiếp là Điện Khí (Denki) và rồi bầu khí quyển, nước và khoáng vật thành hình. Chúng ta thu dụng tất cả các Khí nói trên qua hình thức thực phẩm và biến đổi chúng thành huyết khí nuôi cơ thể.
♣ Sự thu nhận KHÍ: Cơ thể chúng ta thu dụng KHÍ từ 2 hướng:
Trực tiếp từ bên ngoài trái đất. Khí này đến từ Trời và Đất qua hình thái vũ trụ tuyến, ánh nắng, ánh trăng, hơi ẩm, nhiệt độ, âm thanh, sự rung động và đại loại như thế. Loại KHÍ này trương giản (âm khí).
Hướng thứ nhì: Khí đến từ bên trong cơ thể qua hình thức chất lỏng và thức ăn đặc. Những thức ăn này chuyển thành máu, và máu phân phối hướng ra phía ngoài. Loại khí này rất cô đặc (dương khí).
Tác động của 2 loại khí này tạo nên cơ thể và cho nó hoạt động. Thể dương khí, vật hoá và nuôi dưỡng các cơ quan, các mô tế bào của chúng ta và cũng xác định phẩm chất chúng. Thể âm khí nạp và hoạt hoá các cơ quan. Cường độ âm khí chúng ta thu nhận cũng là phẩm chất của âm khí được hấp thu, tuy nhiên vẫn tuỳ thuộc hầu hết ở dương khí của chúng ta.
1. Cường độ thu nhận âm khí:
• Nếu cơ thể chúng ta không hoạt động, khí dương sẽ mất đi tính cách của nó và nó không đủ cường lực để thu hút khí âm. Cũng vậy nếu chúng ta luôn ăn quá độ, dương khí của chúng ta bị tù đọng lại (Âm Tính) và rồi chúng ta cũng không hấp thụ tốt được âm khí. Chất lượng máu phải được hoàn hảo, nhưng nếu ta ăn quá nhiều và lại không chịu hoạt động, cơ quan của chúng ta chỉ tích điện được một phần nhỏ.
• Phần khác, nếu chúgn ta dùng những thực phẩm quá Dương dù với một lượng nhỏ, sự tích điện âm khí có thể trở nên quá thặng dư dần dần đi đến những hoạt động bừa bãi.
2. Phẩm chất của âm khí thu dụng:
• Nếu dương khí của chúng ta không đều đặn và hài hoà, phần hấp thụ âm khí cũng đi theo hướng hỗn loạn.
Một trong những thiếu sót của nền y học Đông phương hiện đại là những người hành nghề chỉ cố gây ảnh hưởng trên cơ thể bằng những tác dụng của âm khí, tăng cường nó hoặc làm giảm đi những quá tải và ứ đọng tại các cơ quan tạng phủ. Trừ người châm cứu hiểu rất rõ về khí và cũgn hiểu rõ thực phẩm là một dạng của khí, nếu không, việc trị liệu của anh ta sẽ không có kết quả tốt, và rồi những rối loạn như cũ hoặc khác hơn lại xảy ra. Cũng như cách trị theo triệu chứng, việc điều chỉnh âm khí chỉ có tính tạm thời, và để hồi phục sức khoẻ trên cơ bản và dài lâu cần phải bình thường hoá dương khí.
3. Nhân (Hito):
Trong tiếng Nhật có một từ rất lý thú để chỉ con người. Chữ HiTo được lập vần bởi vần Hi vó nghĩa là “Trời” hay là “Lửa” và vần To có nghĩa là “Tinh Thần”, “Hồn”. Theo cách khác, từ “người” nghĩa gốc là “Hồn Lửa”. Hồn cốt chỉ vào việc họ xem cơ thể con người là vô vật mà chỉ là khối đặc của năng lượng. “Lửa” để chỉ cái khối năng lượng này có đặc tính liên tục tạo ra nhiệt lượng khác với mọi vật xung quanh và như thế con người được xem là thuộc loại động vật có máu nóng.
Sự học tập về nguồn gốc, cấu trúc và chức năng của “khối lửa” này là chủ đề của tất cả nền triết học Đông phương. Khối lửa này được tạo ra bởi hàng triệu cái lò lửa nhỏ mà từ ngữ hiện đại gọi nó là tế bào, và trong khối đó, có 7 trung tâm được nhận biết. Họ gọi đó là 7 luân xa (Charkras).
Do khối lửa nóng chỉ có thể tồn tại nếu nó luôn được châm thêm “dầu”. Dầu đó chính là thức ăn và uống, và việc hấp thụ thêm không khí là yếu tố cần thiết trong việc đốt lên ngọn lửa này. Sự khám phá ra loại “dầu” lý tưởng dùng cho ngọn lửa này, cũgn như cung cấp thế nào và khi nào là việc học tập đầu tiên của khoa học dưỡng sinh.
Trên thực tế, phương cách để nhận ra loại dầu này đã có từ khi loài người xuất hiện trên trái đất. Tổ tiên chúng ta đã lựa chọn loại “dầu” để duy trì và bảo tồn nòi giống của họ qua các yếu tố như sau:
1. Họ chọn lọc ra nhiên liệu cháy “hổn” và loại cháy “trầm”. (ví dụ như loại vô đường và đa đường). Loại cháy nhanh (hổn) thường tạo ra nhiệt lượng mạnh và thời gian cháy ngắn. Với nhiều lý do mà loại nhiên liệu cháy trầm được chọn là loại tốt hơn. Một trong những lý do đó là loại cháy trầm không cần phải được tiêu thụ thường xuyên.
2. Họ chọn loại nhiên liệu cần được cung cấp với số lượng lớn hoặc nhỏ để tạo ra một nhiệt lượng nào đó. Trong những loại thực phẩm không được trồng với số lượng dư thừa, họ đã chọn với một lượng nhỏ vừa đủ. Vì thế thịt không được chọn làm nguồn thức ăn chính cho quá trình sống.
3. Họ có thể chế ra loại “nhiên liệu” có thể bảo quản dễ dàng hoặc hư hại nhanh chóng. Khi họ không có tủ lạnh hay hoá chất bảo quản, họ đã chọn những thực phẩm có thể để dành được lâu dài và lâu bị hư hại.
4. Họ chọn giữa loại “nhiên liệu” tạo ra khói trong khi cháy và còn tro tnf hoặc loại cháy sạch, trọn vẹn không khói và tro. Khi dốt dầu, nó sinh ra nhiều khói và khi dùng dầu làm nhiên liệu chính cho quá trình sống, chúgn ta biết được những khói này sẽ ảnh hưởng làm ta giảm tư duy, cảm giác bất an và đại loại như thế.
5. Ngọn lửa của chúng ta tạo nên bởi sự hoạt động của 7 lò lửa trung tâm (luân xa). Nếu chúng ta nhằm những yếu tố đó, thì rõ ràng là đường không phải là loại nhiên liệu tốt: nó cháy nhanh và không tốt. Thịt cũng không hợp: nó phải được cung cấp với số lượng lớn, bị huỷ hoại dễ dàng trừ phi nó được chế biến; và vì vậy nó cũng không tốt cho sức khỏe.
Những thực phẩm tốt dễ giữ và cháy chậm, nó được cung cấp với một khối lượng nhỏ, và khi cháy không để lại nhiều tro tàn, đó là những thực phẩm chủ yếu của phương pháp dưỡng sinh. Những thực phẩm đó chính là ngũ cốc, rau củ, đậu và rong tảo biển. Nó cũng là thực đơn chính cổ truyền qua lịch sử thế giới và chỉ mới gần đây thôi nó đã bị lãng quên.
Nếu chúng ta nhận xét cách ăn uống như hiện nay qua hướng dẫn nêu trên, rõ ràng phương cách ẩm thực hiện tại có quá nhiều lỗi lầm và nguy hiểm.
Vài thực phẩm gây cho “ngọn lửa” cơ thể cháy bùng dữ dội (nó có thể tạo ra sự giận sữ, la hét và hành động hấp tấp), nó gây cho “lửa” cháy quá mạnh, hoặc quá yếu, không bình thường. Nó làm ám khói và bế tắc nơi “thông khói” của chúng ta (phổi, khí quản và da…) ngoài ra chúng làm mất đi sự trong sáng của tri giác, tình cảm và suy tư. Phần tro tàn của chúng kết tinh lại trong cơ quan bài tiết, sạn thận chẳng hạn. Một sự cung cấp quá dồi dào chất lỏng lại làm lu mờ và có khi làm tắt đi “ngọn lửa” của chúng ta.
Ngay cả khi tiêu thụ loại nhiên liệu tốt, chúng ta cũng phải xem xét cần dùng khí nào, thế nào và bao nhiểu. Nếu chúng ta rót một lần quá nhiều nhiên liệu tên “ngọn lửa”, nó sẽ tắc nghẹt hoặc bắt đầu tạo ra khói. Tuy nhiên chúng ta có thể làm hồi sinh ngọn lửa bằng cách cung cấp đủ dưỡng khí (oxygen) đúng cách.
Đến đây, chúng tôi hy vọng các bạn hiểu được việc điều chỉnh và ngăn ngừa phần lớn các loại bệnh tật của con người nếu chúng ta tiếp tục con đường này. Nền y học này thật ra rất đơn giản nếu sử dụng nếp nghĩ cổ sơ của chúng ta.
♣ Âm và Dương – Ngũ Hành: Để hiểu được thế nào mà các y sĩ Đông phương sử dụng thức ăn làm vị thuốc, chúng ta phải phác thảo qua các yếu tố căn bản của âm dương và lý thuyết ngũ hành. Trong tập sách này, chúng tôi chỉ tóm tắt hai lý thuyết trên và đề cập trong một quyển sách khác với đầy đủ chi tiết lối học thực dụng của sự am hiểu các hiện tượng.
Lý thuyết âm dương ngũ hành diễn tả 5 giai đoạn biến chuyển của năng lượng hoặc 5 nhánh của sự thay đổi năng lượng. Lý thuyết này để chi tiết hoá, giảng giải thực hành và ứng dụng của quan điểm âm dương.
Những triết gia Đông phương khởi đầu với âm, cái lực ly tâm, trương giản của vũ trụ, và họ gọi dương lực là lực co rút hướng tâm của vũ trụ. Ta có thể sắp xếp tất cả các hiện tượng theo âm và dương. Hai lực này tác động với nhau theo những cách riêng biệt, âm chống âm và dương chống dương, dương thu hút âm và cứ như thế, và lực này liên tục biến đổi thành lực kia. Khi âm thịnh biến thành dương và khi dương quá dồi dào nó sẽ biến thành âm. Trong chu kỳ biến đổi này ta nhận thấy được 5 giai đoạn.
5 giai đoạn của sự biến đổi năng lượng.
Âm (▼) Trạng thái trương nở thể hơi. (Hoả)
(có hình vẽ, trang 39)
(ảnh 1) Dương (▲) Trạng thái co rút
Năng lượng Ví dụ
1. Động lực trương nở hướng lên trên.
2. Giản nở cùng cực.
3. Hoá đặc.
4. Trạng thái đông đặc.
5. Trại thái nổi, tan. Thể Khí - Mộc.

Thể hởi - Hoả.
Thể nửa đặc - Thổ.
Thể rắn - Kim.
Thể lỏng - Thuỷ.
1. Cái khởi đầu bành trướng có khuynh hướng giản ra theo chiều ngang. Cái đó được gọi là Hành Thuỷ.
2. Sự bành trướng ngày càng lớn và có chiều hướng lên trên. Đó được gọi là “Hành Mộc” hoặc là “Thể Khí” (thông thường trong châm cứu học được dịch là “Mộc”).
3. Sự bành trướng ngày càng toả rộng về mọi hướng. Đó được gọi là “Hành Hoả” hoặc thể hơi.
4. Cái khởi đầu của khuynh hướng cô đọng với cái thể rắn, đặc được gọi là “Hành Thổ”.
5. Khi chiều hướng cô đặc đạt đến trạng thái rắn đặc nhất, nó được gọi là “Hành Kim”. Nếu sự cô đặc tiếp tục, sự trương giản sẽ khởi sự sinh ra và hình thành một dạng lỏng và nó trở về trạng thái thứ nhất, ví như khi sắt thép lúc khởi sự tan ra khi bị đốt nóng (dương).
♣ Các dạng của khí: Khí thì linh động, chuyển động, là năng lượng, sự rung động sinh ra giữa 2 cực âm và dương. Với cách nhìn âm dương, chúng ta có thể nhận ra có 2 loại khí cơ bản.
Một có khuynh hướng âm và một có khuynh hướng dương. Hoặc chúng ta có thể sắp xếp năng lượng hay khí thành 5 loại cơ bản (ngũ hành).
• Hành Mộc.
• Hành Hoả.
• Hành Thổ.
• Hành Kim.
• Hành Thuỷ.
♣ Những trạng thái của tạo vật cũng là sự biểu lộ của khí:
Trong vô biên (thế giới của sự trương nở vô cùng tận), sự phân cực (thế giới ly tâm lực và cầu tâm lực) nảy sinh liên tục. Hai cõi này vô hình, ẩn giấu, là nguyên lý cơ bản ẩn tàng của tất cả tạo vật, và nó không hiện hữu bằng sự biểu lộ của khí. Nó là nguồn gốc của khí. Giữa 2 cực âm và dương, sự chuyển động nổi lên và biểu lộ thành 5 lĩnh vực có thể phân biệt rõ ràng của tạo vật. Thế giới của năng lượng, rung động, thế giới của Tiền nguyên tử, thế giới của nguyên tố, thế giới thực vật và thế giới động vật. Năm cõi này không gì khác hơn là 5 khuynh hướng của sự hoạt động giữa 2 cực âm và dương.
Thế giới của sự rung động (sóng điện tử, tia bức xạ): năng lượng Hành Hoả.
Thế giới Tiền nguyên tử (âm điện tử, dương điện tử, trung hoà tử): năng lượng Hành Thuỷ.
• Thế giới nguyên tố : năng lượng Hành Thổ.
• Thế giới thực vật : năng lượng Hành Thuỷ.
• Thế giới động vật : năng lượng Hành Kim.
♣ Bầu khí quyển cũng là khí năng: Năng lượng thuộc khí quyển thay đổi suốt trong ngày: Chúng ta có thể xếp năng lượng thuộc dương cho ngày và âm cho đêm. Nhưng chúng ta cũng có thể nhận định theo một cách chi tiết hơn 5 trạng thái của năng lượng chuyển đổi trong bầu khí quyển.
• Buổi sáng : năng lượng Hành Mộc.
• Giữa trưa : năng lượng Hành Hoả.
• Xế trưa : năng lượng Hành Thổ.
• Chiều : năng lượng Hành Kim.
• Và tối : năng lượng Hành Thuỷ.
Chúng ta cũng có thể xếp năng lượng của bầu khí quyển theo mùa trong năm theo 5 trạng thái:
• Mùa xuân (Mộc) : năng lượng trỗi dậy.
• Mùa hạ (Hoả) : năng lượng cực thịnh.
• Mùa hạ Ấn Độ (Thổ): năng lượng bắt đầu giảm dần và điều hoà
• Mùa thu (Kim) : năng lượng càng giảm thấp/
• Mùa đông (Thuỷ) : năng lượng thu liễm.

♣ Thực vật cũng là một dạng khí năng: Khí năng của các mùa đã tạo ra nhiều loại thực vật.
Trong số các loại rau củ đó, chúng ta có thể phân biệt 5 loại:
• Rau củ Hành Mộc : chúng mọc hướng lên trên như tỏi tây, hành, rau thơm.
• Rau củ Hành Hoả : lá của chúng mọc toả ra, như cây collard lá xanh to.
• Rau củ Hành Thổ : năng lượng được tập trung lại, do đó chúng trở nên tròn hơn: như bắp cải, bí ngô, củ hành.
• Rau củ Hành Kim : khuynh hướng cô đọng hơn nữa: như chóp cà rốt và cải xoang.
• Rau củ Hành Thuỷ : rễ rau củ, như cà rốt và ngưu bàng.
♣ Rau mễ cốc và đậu cũng là khí năng: Tất cả các loại đậu và mễ cốc nói chung được tạo thành dưới ảnh hưởng của năng lượng hành Kim và hành Thuỷ (nó là một dạng cô đọng nhất của thực vật), chúng ta có thể xếp chúng theo 5 dạng dựa theo mùa trồng và thu hoạch.
• Hành Mộc : lúa mì, yến mạch, lúa mạch đen.
• Hành Hoả : bắp.
• Hành Thổ : kê.
• Hành Kim : gạo.
• Hành Thuỷ : kiều mạch, cũng như các loại đậu.
Nhưng cũng có thể xếp các loại đậu làm 5 loại và cũng có thể làm như thế với bắp cải, bí… Chúng tôi mong qua các ví dụ này các bạn hiểu được rằng thật là vô ích để định tính một loại thực phẩm nào đó như là một loại năng lượng đặc biệt, cũng như nói là “bắp thuộc năng lượng hành Hoả”. Vì thế thật là ngây ngô nếu chỉ ăn bắp suốt trong mùa hè. Việc áp dụng này dựa trên quan niệm hiểu biết sắp xếp một cách cứng nhắc, bảo thủ.
♣ Động vật là một loại khí năng: Động vật hầu hết được tạo nên bởi hành Kim, tuy nhiên ta có thể phân chia theo nguồn gốc tiến hoá của chúng.
• Thuỷ động vật : năng lượng Hành Thuỷ.
• Loài lưỡng cư : năng lượng Hành Mộc.
• Loài bò sát và loài chim : năng lượng Hành Hoả.
• Loài có vú : năng lượng Hành Thổ.
• Loài người : năng lượng Hành Kim.

♣ Thuỷ động vật: Phần lớn các thuỷ động vật sinh ra bởi năng lượng hành Thuỷ. Tuy nhiên tuỳ theo sự phát triển, vùng sống và cách sống, chúng ta có thể nhận ra nhiều loại:
• Năng lượng Hành Thuỷ : trai, tôm hùm, hàu.
• Năng lượng Hành Mộc : loài cá sống ven biển.
• Năng lượng Hành Hoả : mực, bạch tuộc, lươn.
(hoạt động nhanh lẹ)
• Năng lượng Hành Thổ : cá nước ngọt (cá hồi).
• Năng lượng Hành Kim : cá nhỏ (cá mòi, cá ốt me).
♣ Sắp xếp thực phẩm dùng làm thuốc trong y học cổ truyền Đông phương: Để nhận định thực phẩm, thực vật, ở dạng năng lượng nào ngõ hầu sử dụng nó, các y sĩ cổ truyền căn cứ vào các kết quả mà nó đem lại khi dùng.

1. Trước hết là tất cả các loại thực phẩm hay dược phẩm được xếp bởi phản ứng trên thân nhiệt của hcúng ta. Nếu ta cảm thấy nóng hay lạnh có nghĩa là luồng khí của chúng ta đã trở nên hoạt động hơn hay hoạt động giảm đi.
• Thực phẩm làm ta cảm thấy nóng : gừng, rượu, cà ri.
• Thực phẩm làm ta cảm thấy ấm : chanh, xúp miso.
• Thực phẩm không làm thay đổi thân nhiệt mà chỉ đem nó về nhiệt độ bình thường : sắn dây, gạo.
• Thực phẩm làm ta cảm thấy mát : bạc hà, ít muối.
• Thực phẩm làm ta cảm thấy lạnh : quá nhiều muối, quá nhiều đường (đường khởi đầu có thể làm chúng ta ấm lên).
Bằng cách trên, chúng ta có thể sắp xếp tất cả các thực phẩm theo ngũ Hành.
2. Cách thứ 2 là xếp theo vị nếm. Tiêu chuẩn để xếp theo vị nếm chủ yếu trong mùa.
• Vị chua (mộc) : giấm.
• Vị đắng (hoả) : rễ ngưu bàng, rễ bồ công anh, các loại hạt được rang, các loại bột rong biển rang, ô liu.
• Vị ngọt (thổ) : đó là những vị ngọt thiên nhiên, không phải vị ngọt của đường như vị ngọt của bí ngô, gạo, bắp, hạt dẻ, gạo ngọt, trái cây khô, xirô gạo, lúa mạch.
• Vị cay, nóng (kim) :của cải trắng, tỏi, tỏi tây, gừng, mù tạt.
• Vị mặn (thuỷ) : miso, nước cốt tương Tamari.

Có nhiều thực phẩm có vị hỗn hợp, như mận muối có vị chua mặn, muối mè có vị đắng mặn.
3. Cách thứ 3 sắp xếp theo hướng năng lực. Gây ra do thực phẩm. Theo nguyên lý âm dương, chúng ta nhận được 4 tính chất của thực phẩm:
• Tính hướng lên trên : như đường và rượu.
• Tính hướng xuống dưới : như muối ăn.
• Tính hướng ra ngoài : hướng ra bên ngoài.
• Tính hướng thấm sâu vào : từ phía ngoài đi vào.
Trên thực tế, thực phẩm và những phần của thực phẩm thường có nhiều tác dụng cùng lúc: lá và hoa cho tác dụng hướng lên trên và ra ngoài. Trong khi đó rễ thường cho tác dụng đi xuống và vào bên trong.
Nếu kết hợp 3 phương cách sắp xếp trên, chúng ta phân biệt được 5 x 5 x 4 hoặc một mục thực phẩm hoặc dược phẩm.
Chanh được xếp vào loại gây ấm – cay và hướng ra ngoài.
Hạt đậu tính bình đắng thấm vào trong, không có tác dụng lên thân nhiệt và có vị đắng.
Sắn dây tính bình - ngọt - hướng vào bên trong, cũng như quả đấu (acorn, squash) bí đậu (butternut squash).
Lá củ cải, mù tạt: nóng, cay, hướng lên trên.
Gừng: nóng, cay, hướng xuống dưới.
Tuy nhiên, trên thực tế không đơn giản như vậy, bởi nhiều yếu tố:
1. Trong tác dụng tăng nhiệt của thực phẩm người ta nhận biết ra nhiều mức độ tăng nhiệt, nhiều mức độ ngọt và chua khác nhau trong vị ngọt và chua.
Ví dụ:
• Dưa cải dầm của nước Đức : giấm táo, giấm gạo, giấm mận muối, dưa cải Đức: vị chua giống nhau nhưng tác dụng của chúng khácnhau.
• Ngọt : mạch nha lúa mạch, mật gạo, xirô cây thích (maple), mật ong, kẹo; tất cả đều có vị ngọt, nhưng có tác dụng khác nhau:
o Mật ong : nổi và hướng lên trên nhẹ.
o Mạch nha : ngấm vào và hướng lên nhẹ.
o Mạch nha gạo : thu liễm nhiều hơn hai loại trên.
o Xi rô cây thích (maple syrup) : hướng lên.
o Xi rô bắp : hướng xuống nhẹ.
Nếu muốn hạ sốt một đứa bé bằng sắn dây, chúng ta sẽ làm tình trạng tồi tệ hơn nếu thêm vào đó sirô nhựa cây thích. Do sốt là một hoạt động khí hướng lên và ra ngoài; nếu chúng ta cho thêm mạch nha đại mạch thì không có lợi gì cả. Trong trường hợp này mạch nha gạo là chất ngọt thích hợp nhất.
2. Năng lượng của từng phần riêng rẽ trong một loại cây cũng khác nhau. Ví như phần xanh và phần trắng của hành củ có tác dụng khác nhau.
3. Ví dụ: nếu chúng ta dùng rễ gừng (hướng xuống và nổi ra ngoài) thì nó có tác dụng khác nhau khi ta dùng tươi hoặc khô (hướng vào trong hơn), rồi trong trường hợp rễ khô chúng lại có tác dụng khác nhau nếu chúng ta nấu hoặc rang nó. Và rồi nếu được nấu chúng lại gây tác dụng khác do thời gian nấu dài hay ngắn.
4. Nhiều loại thực phẩm có thể phối hợp để cho những tác dụng đặc biệt: sắn dây với mận chuối và nước tương, gừng hoặc sắn dây với mạch nha đại mạch. Những dược phẩm gây nên hàng ngàn tác dụng khác nhau và đa dạng, đây vừa là điều lợi và cũng là điều hại của nền y hoạc dược thảo Đông phương, những nguyên lý chính yếu dưới đây phải được hiểu rõ bởi các y sĩ sử dụng dược thảo; họ có thể đem lại hiệu quả khi cho thuốc mà không gây ra phản ứng phụ. Nhưng thật quá ít các y sĩ có khả năng thấu triệt được các nguyên lý sau đây:
Cơ quan của cơ thể cũng là một dạng khí năng: luồng khí năng tạo ra và cung cấp năng lượng cho các cơ quan của chúng ta. Do có nhiều dạng khí năng khácnhau nên chúng ta cũng nhận được nhiều loại cơ quan khác nhau. Nếu chúng ta dùng cách phân loại đơn giản theo âm dương chúng ta có được:
• Cơ quan hình thành do luồng khí năng lượng hướng vào bên trong, đó là những tạng; những cơ quan hình thành do luồng khí năng hướng ra ngoài, đó là những phủ.
• Nếu sử dụng đúng cách sắp xếp của khí theo ngũ Hành, chúng ta có thể nhận ra 5 cơ quan thuộc về những cơ quan chắc đặc và 5 cơ quan khác bao gồm những cơ quan rỗng.
• Gan và mật được tạo ra và nạp năng lượng bởi Khí Năng Hành Mộc.
• Tim và ruột được tạo ra và nạp năng lượng bởi Khí Năng Hành Hoả.
• Lá lách, tuỵ tạng được tạo ra và nạp năng lượng bởi Khí Năng Hành Thổ.
• Phổi và đại trường được tạo ra và nạp năng lượng bởi Khí Năng Hành Kim.
• Thận và bàng quang được tạo ra và nạp năng lượng bởi Khí Năng Hành Thuỷ.
Những cơ quan riêng rẽ này được tạo ra và được nạp năng lượng tương ứng như thế nào thì thật là một chuyện thú vị, chúng tôi không thể giải thích trong phạm vi quyển sách này, và sẽ trình bày trong một quyển sách khác.
Dĩ nhiên là từng cặp cơ quan được nạp bởi những năng lượng tướng ứng sẽ được tích cực hơn theo thời gian trong ngày hoặc mùa trong năm. Mùa xuân và buổi sáng (mộc) sẽ hoạt hoá nhiều hơn cho gan và mật (mộc).
♣ Triệu chứng là sự biểu lộ của khí năng: Chúng ta có thể xếp các triệu chứng chính yếu làm 5 trạng thái khác nhau, ví dụ như triệu chứng đau nhức có thể phân biệt như sau:
• Rất dữ dội, đau đớn không chịu nổi (như cơn đau sạn thận).
• Đau nhiều, nhưng không quá dữ dội (đau răng).
• Đau vừa, khi đau khi không (đau trĩ).
• Đau sâu bên trong (đau cứng cổ).
• Đau nhẹ (đau do vết bầm).
Chúng ta cũng có thể xếp các triệu chứng khác nhau như thân nhiệt ra mồ hôi, bị run rẩy và đại loại như thế theo kiểu này. Tuy nhiên cách sử sắp xếp này khá thụ động, nó cũng không hữu ích cho sự phân loại tức thời.
Để phát biểu năng động hơn, theo cách sắp xếp đơn giản âm dương, chúng ta có thể xếp triệu chứng theo hai mục:
• Âm, hầu hết hướng ra ngoài: như sốt cao, ho, ra mồ hôi; có nghĩa là những triệu chứng đầy hoặc năng động.
• Dương, cô đọng, hướng vào bên trong: như sự ứ đongk khô cứng và tạo ra mũ nhầy hay sạn, nghĩa là ít năng động, hướng nội, chìm vào.
• Để chi tiết hơn, chúng ta nhận biết 4 loại triệu chứng: hướng lên trên, hướng xuống, hướng vào trong và hướng ra ngoài. Chúng tôi sẽ trình bày ở phần ví dụ chương 2 về cách thực hành phương cách này.

Chương 2
ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG CỦA THỰC PHẨM
Ứng dụng năng lượng của thực phẩm bằng cách phối hợp thức ăn
Mục đích chính để hình thành một thức ăn dưỡng sinh là tạo được sự hài hoà cân bằng các năng lượng sử dụng. Đó là tạo ra sự hài hoà trong vị màu, hình dáng và sự hài hoà của món ăn cũng như cách hấp thụ. Nếu biết cách nấu nướng theo phương cách này, chúng ta có thể hiểu được đó thật là một nghệ thuật tế nhị và rất quan trọng hơn hẳn trong âm nhạc, trong tranh, thơ ca hay đại loại như thế.
Khi bạn chuẩn bị món nui mì kiều mạch và bạn dọn bàn như thông lệ, thì đó không phải là một món ăn dưỡng sinh. Dù chất lượng của nui mì tốt (phẩm chất tự nhiên) chăng nữa thì cũng không miêu tả được đó là một món ăn dưỡng sinh. Nếu bạn thêm vào đó nước xúp tamari, nó vẫn không là món ăn dưỡng sinh. Đó là ví nó không tạo được sự cân bằng chung. Nui kiều mạch và tamari làm khỏe thận, cơ quan sinh dục và bàng quan nhưng nó gây trở ngại cho các chức năng khác, nhất là tim và ruột non, đó là do nó không được trang trí thêm để tạo cân bằng. Sự cân bằng cần được có do nui kiều mạch và tương (tamari) là loại dương, vị khá mặn. Theo cách bày dọn cổ truyền này ta cho thêm dầu hành hoặc tỏi, hoặc đôi khi một ít gừng vào xúp. Những thức ăn này thuộc âm, nó cho vị hăng, cay. Nếu các bạn trang trí món ăn trên với sự cân bằng thì đs mới là một món dưỡng sinh.
Khi dọn món đậu hũ (âm) chúng ta dùng tương (tamari) (dương) và chúng ta cũng dùng thêm một ít gừng (vị nóng cay) để cân bằng vị mặn của tương (tamari).
Khi dùng món tempura, món có nhiều dầu (âm, hơi đắng), chúng ta thêm tương (tamari) (dương, mặn) và một ít gừng mài hay tốt hơn nữa, củ cải sống nạo (dương, hăng để hoà tan dần trong món ăn).
Khi dùng cơm gạo, ta nêm gia vị muối mè, muối mè có vị đắng nhẹ đặc biệt vì gồm có mè và muối đều được rang.
Một ví dụ đơn giản nhưng nhất quán về sự cân bằng của món ăn dưỡng sinh là món cơm gạo nhồi (Rice Ball). Món cơm gạo nhồi dưỡng sinh làm bởi những nắm cơm hình tam giác nhỏ (có mận muối ở giữa và được gói lại bởi những lá rong biển nori rang, Gạo cung cấp năng lượng hành kim (mùa thu) có vị ngọt, mận muối ở giữa cho vị chua (mùa xuân), năng lượng mùa hạ của lá tía tô dầm (dầm trong mận muối) và vị mặn trong tiến trình dầm mặn. Rong nori cho thêm năng lượng hướng ngoại và đắng nhẹ. Sự phối hợp các yếu tố tạo nên một thức ăn cân bằng tuyệt hảo và chúng ta chỉ cần ăn cơm gạo nhồi trong nhiều ngày mà không cảm thấy sự mệt mỏi hay rối loạn nào. Giả sử thay vì ăn cơm gạo nhồi chúng ta ăn phó mát trong nhiều ngày thì nhiều vấn đề sẽ nảy sinh ngay. Ngoại trừ sự đòi hỏi dinh dưỡng về phân tích, như calori chẳng hạn, sự quân bình âm dương phải luôn luôn được tôn trọng.
Những người theo truyền thống, họ không nói âm dương, dưỡng sinh gì cả mà biết tạo sự cân bằng này bằng trực giác cũng như bằng kinh nghiệm của họ. Nếu chúng ta học một vài điều trong món ăn của họ, chúng ta có thể thấy được những nỗ lực để tạo ra sự hài hoà này mà không biết gì về âm dương cũng không sử dụng gì cả các thành tố dưỡng sinh.
• Người Đức dùng dưa cải dầm với bánh mì đen có muối. Gần đây họ dùng dưa cải dầm với xúc xích.
• Sự phối hợp món gà tây với nước sốt cây quất thật tinh tế. Đó là một sự cân bằng tuyệt vời.
• Dùng thịt của hay tôm hùm với củ cải ngựa (horse radish) hay cá với ngò tây hoặc với chanh lát.
Nhiều ví dụ thực tế khác như:
Món trứng chiên với nấm hoặc cà chua.
Món hamburger với hành sống hay nước sốt cà chua.
Thịt nướng, cá nướng với tiêu.
Áp dụng năng lượng thực phẩm vào thức ăn chế biến.
♣ MISO: Trong cách chế biến miso, có nhiều dạng năng lượng được phối hợp. Thành phần chính của miso là đậu nành (năng lượng mùa thu) (năng lượng mùa đông) và lúa mạch (năng lượng mùa xuân), quá trình lên men (năng lượng hành mộc). Theo phương cách cổ truyền, sự lên men để suốt qua ít nhất là 4 mùa, gồm có mùa hạ và mùa đông. Với phương cách này, năng lượng của chế phẩm được cân bằng hoàn bảo và có thể dùng suốt trong 4 mùa. Hơn nữa miso có năng lượng hướng lên trên nhẹ, và ví thế rất tốt cho việc kích thích tiêu hoá và cung cấp được năng lượng.
♣ MƠ MUỐI: Cây mận đâm chồi vào cuối mùa đông, những quả của nó mọc vào tiết xuân, và được thu hoặc vào cuối xuân hoặc đầu hạ. Vào thời gian này vị nó rất chua. Đó là năng lượng hành mộc. Quả mận được phơi khô trong mùa hạ, thêm vào hương mùa hạ qua lá tía tô được thêm vào (năng lượng hành hoả). Năng lượng hành thuỷ (mùa đông) được thêm vào do muối và quả mận được dầm suốt qua mùa thu và đông. Nó được dầm dưới một sức ép (cũng là tiêu biểu cho năng lượng mùa thu và mùa xuân). Phương pháp chế biến này còn làm quân bình tất cả các nguồn năng lượng.
♣ Ứng dụng năng lượng thực phẩm trong việc ngừa và chữa trị các thức ăn có độc:
1. Trung hoà chất độc của cá và thịt: Khi chúng ta ăn quá nhiều thịt hoặc ăn thịt nấu nướng không đúng cách (như nấu không chín), có thể gây ra trúng độc cấp tính, thường bị sốt và tiêu chảy. Nếu ứng dụng được sự hiểu biết của chúng ta về năng lượng của thực phẩm thì việc trung hoà độc tố của thịt không mấy khó khăn. Thịt là thực phẩm cô đọng tạo ra bởi năng lượng hành kim. Thức ăn cung cấp năng lượng đối kháng có thể làm mất tác dụng của thịt gồm:
• Hành tây: tốt nhất là dọn món tỏi tây với xúp (miso) vì nó gây nên sự lên men, năng lượng hướng lên trên. Do vậy nếu bạn ăn quá nhiều thịt, hãy dùng thêm xúp miso hạt và củ hành tươi bổ ra, để ngấm một phút trước khi dùng (scallions)
• Nấm.
• Giấm gạo lứt.
• Rượu sake hay rượu chát.
• Các loại mễ cốc: kiều mạch là tốt nhất.
2. Trúng độc do ăn quá nhiều trứng: trứng cũng là một loại sản phẩm cô đọng, bởi năng lượng tập hợp lại hơn cả thịt. Để tác động ngược với năng lượng của trứng, chúng ta dùng thức ăn cung cấp năng lượng hành mộc hoặc hành hoả.
• Nấm.
• Chanh.
• Cam.
• Dưa cải dầm làm theo phương pháp của người Đức.
• Rượu chát, rượu trắng.
• Trà xanh.
• Ngũ cốc: bắp hoặc kiều mạch.
3. Trúng độc do ăn loài giáp xác như cua, tôm hùm, trai, sò hầu hết là loài thuộc năng lượng hành thuỷ hay hành mộc. Các loài càng lớn, càng hoạt động nhiều hướng về hành mộc. Để làm cân bằng năng lượng đó, chúng ta dùng các thực phẩm cung cấp năng lượng Hành Kim hoặc Hành Hoả.
Củ cải, và gừng, các thức ăn này có vị hăng cay và đều là rễ (tiêu biểu cho năng lượng hành hoả).
Chanh: năng lượng hành hoả.
4. Trúng độc cá: như đã nói trong chương 1, nhiều loại cá biểu lộ nhiều loại năng lượng khác nhau. Đơn giản chúng ta có thể nói với những loại cá nhiều dương tính (hoạt động) phải được dùng thêm với nhiều món âm tính. Nếu chúng ta sử dụng cách xếp loại thuỷ động vật theo 5 mục, chúng ta được:
• Cá ven biển (hành mộc) như cá tuyết, cá bơn thì tốt nhất là dùng với củ cải trắng, củ cải ngựa (hành kim).
• Loại cá ven biển có tầm hoạt động rộng (hành hoả) như cá ngừ, tốt nhất là dùng chung với mù tạt (năng lượng hành kim hướng lên hành thuỷ).
• Cá ở sông hồ (hành thổ) như cá hồi, cá rô, tốt nhất là dùng với hành, hành tây hay ngò tây (hành mộc).
• Các loại cá nhỏ có tầm hoạt động lanh lẹ ở biển hay hồ hầu hết đại diện cho năng lượng hành thổ, nó có thẻ dùng với chanh, giấm hoặc hành tây.
5. Trúng độc do ăn đường: đường làm cho trương giản thuộc năng lượng hành hoả, để giảm tác dụng này, chúng ta có thể dùng loại thực phẩm cung cấp năng lượng hành thuỷ:
• Rong biển, đặc biệt là những loại dương: phổ tai và tóc tiên (Hiziki).
• Rễ rau củ, như rễ ngưu bàng, cà rốt.
• Các loại trà : trà cọng rang đen.
• Gia vị : Tekka (làm bằng rễ ngưu bàng, củ sen, cà rốt, miso…)
Do vậy: nếu các bạn ăn quá nhiều đường, bạn có thể dùng món như sau: cho một muống cà phên Tekka vào tách, rót mạnh vào ít nước trà cọng (rang đen) khuấy kỹ.
6. Trúng độc muối: muối đại diện cho năng lượng hành thuỷ, nếu ăn quá nhiều muối, chúng ta có thể bù lại bằng cách dùng loại thực phẩm hành hoả: đặc biệt là loại trái cây họ cam quít hay nước ép của chúng, như trái chanh và cam.





--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 6th July 2025 - 05:42 PM