IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Có thật ăn gạo lứt dễ suy thận???
Tottochan
bài Sep 8 2009, 12:07 PM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 35
Gia nhập vào: 30-June 09
Thành viên thứ.: 3,808



Cháu vừa đọc được bài viết này nói ăn gạo lứt làm suy thận: http://www.webtretho.com/forum/showthread.php?t=343911

"GẠO LỨC TRÊN NHIỀU PHƯƠNG DIỆN

I/. KHÁI NIỆM VỀ GẠO LỨC.

1.GẠO LỨC LÀ GÌ?

Gạo lức (Brown rice), là gạo chỉ xay bỏ trấu tức vỏ lứa chứ không bỏ mầm và cám của hạt gạo bên trong. Nói cho rõ hơn, tức là khi xay thóc người ta được trấu + cám + gạo. Nếu xay ở chế độ nhẹ hơn thì có trấu + gạo lức (bao gồm gạo và cám). Nên nôm na, gạo lức gồm: gạo và cám.

2.TÁC DỤNG CỦA GẠO LỨC:

Gạo lức có tác dụng mà không ai có thể phủ nhận. Nhiều người đã bị bệnh nhung khi thực hiện chế độ gạo lức thì ít nhiều cũng khỏi. Vì trong gạo lức, có thêm một số chất, hơn gạo trắng của chúng ta:

- Phytate: có trong xơ, giúp ngăn ngừa ung thư ruột

- Tocotrienol factor TRF: là chất dầu đặc biệt có trong cám ở gạo lứt, có khả năng chống các cholesterol xấu (LDL) và khử trừ những chất hóa học gây ra hiện tượng đông máu

- Thành phần dinh dưỡng hơn gạo trắng (có thêm lớp cám)

Bởi những yếu tố như thế, gạo lức ít nhiều cũng giúp con người phòng chống một số bệnh, có sức khỏe tốt hơn, ngăn ngừa được những bệnh trong máu.

_Bởi vì, gạo lức quân bình và nguyên tắc âm dương. Gạo lức là thức ăn dương nhưng gạo trắng là thức ăn âm. Nên theo nguyên tắc, nếu ăn dương nhiều sẽ tốt hơn ăn âm nhiều. Nhưng nếu chỉ ăn dương thì sẽ nóng nảy và dễ khuynh hướng bạo lực.

3.LÀM ẤM NGƯỜI NHƯNG SUY THẬN:

Ăn gạo lức nhiều sẽ giúp cho cơ thể nhẹ nhàng, những nội tạng ít nhiều cũng được cải tạo. Nhưng:

- Trong cám có những enzim nội tại hoạt động rất mạnh mẽ, nếu con người ăn vào, lâu ngày làm thận suy. Nên, cám từ thuở xưa, cám chỉ nên để cho gia súc, thủy sinh ăn.

- Khi thận suy, thì não bộ suy. Đó là nguyên lý âm dương, não ta chỉ cường tráng khi thận mạnh. Nên, ta có kết luận thế này

Ăn gạo lức àĂn Cám à Suy thận à Suy thần kinh.

Nên, song với những lợi ích, một tác hại khủng khiếp của gạo lức là làm suy thận, làm suy luôn cả não bộ, từ đó, người ăn gạo lứt nhiều thân kinh rất yếu, dễ kích động, dễ lo âu buồn rầu, làm phai mờ trí tuệ và có khi sẽ bị hư thần kinh.

Thận mà suy rồi thì cả đời ta chẳng làm gì được nhiều.

Thứ hai, nếu chỉ ăn gạo lức không, thì lâu ngày sức khỏe sẽ suy giảm rõ rệt, bởi vì không đủ chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Từ đó, ta càng bệnh, nhưng khổ nỗi, càng bệnh thì càng ăn nhung càng ăn thì càng bệnh! Luẩn quẩn như thế rồi, cuối cùng, cơ thể ta sẽ chết lúc nào không hay!

àChất gạo lức làm ấm người như làm suy thận (Nội Kinh Thần Nông y dược)



II. DƯỚI CÁI NHÌN Y HỌC

4.GẠO LỨC MUỐI MÈ CHỈ LÀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

Gạo lức muối mè chỉ là thực phẩm chức năng, là thực phầm CUNG CẤP CHẤT DINH DƯỠNG, PHÒNG CHỐNG BỆNH TẬT CHO CỞ THỂ.

Còn nếu mắc bệnh thì ta phải dùng thuốc, chứ không thể dùng thực phẩm chức năng mà trị bệnh. Nếu nói gạo lức ăn trị bá bệnh là phản khoa học!

5. ĂN CHỈ LÀ HỖ TRỢ CHO SỨC KHỎE

Để có một sức khỏe tốt, một sức đề kháng chống lại bệnh tật thì “ăn” không phải là yếu tố quyết định. Để giữ gìn sức khỏe tốt thì bao gồm có nhiều yếu tố, trong đó ăn là điều kiện để hỗ trợ sức khỏe.

Để rèn luyện sức khỏe, thứ nhất ta phải ăn cho hợp lý, thứ hai phải tập luyện cơ thể, thứ ba phải giữ tâm hồn an lạc và thứ tư, khi bệnh phải dùng thuốc cho thích hợp.

Chính những yếu tố đó giúp sức khỏe ta được hoàn thiện và giúp ta có sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Chứ “ăn” không phải là yếu tố quyết định cho sức khỏe của mình.

Nếu nói “ăn” là yếu tố bắt buộc để cho sức khỏe thì ta đã đi sai với khoa học.



III. DƯỚI CÁI NHÌN ĐẠO PHẬT

Một câu hỏi khá đau đầu được đặt ra, là: “Nếu nói ăn gạo lức là hại thì tại sao có nhiều người, ăn gạo lức mà vẫn khỏe mạnh, còn hết được bệnh?”. Nên, nếu không phân tích trên cái nhìn Đạo Học vẫn là thiếu sót.



6.DƯỚI CÁI NHÌN CỦA NHÂN QUẢ

Nếu nói là Gạo lức trị bá bệnh thì có những người ăn không có kết quả. Chính bởi điều đó mà sau giai đoạn thế kỷ 19, phương pháp Gạo lứt Ohsawa bị mai một vì có những người ăn không có kết quả, ăn mà vẫn bệnh

Có người càng ăn càng bệnh, có nhiều người ăn gạo lứt muối mè-đặt trọn niềm tin rồi hư thần kinh, có những người càng ăn càng ốm, càng yếu sức. Vậy thì chân lý nằm ở đâu? Khi có người ăn thì khỏi bệnh, thì khỏe nhưng có người ăn thì không kết quả.

Xin thưa, tất cả đều nằm ở Nhân Quả, không bất cứ thứ gì chạy ra khỏi sự công bình của Nhân Quả.

Sở dĩ nhiều người ăn gạo lức khỏi bệnh vì họ có công đức, có phước khỏe mạnh, nên duyên khiến họ gặp gạo lức và khiến cơ thể họ phù hợp với thứ thức ăn này, không gây ra tác dụng xấu. nên ăn mà có kết quả. Nên gạo lức là cái duyên để họ hết bệnh, chứ không phải là tất cả.

Sở dĩ nhiều người ăn gạo lức mà càng bệnh, càng mệt, không có ích lợi vì họ không có phước để lành bệnh. Họ chạy theo gạo lứt chỉ là theo cái ngọn, nhưng không có phước thì làm sao khỏi, mà không có duyên lành bệnh thì chắc chắn gạo lức sẽ cho ra tai hại rất lớn! Nên có trường hợp, ăn mà không có kết quả, lại còn sinh hại

Nên, ăn gạo lức không bị hại thì cũng do phước, NẾU TA CÓ PHƯỚC THÌ NHỮNG TÁC HẠI CỦA GẠO LỨC SẼ TẠM KHÔNG ẢNH HƯỞNG TA, NHƯNG NẾU VÔ PHƯỚC THÌ GẠO LỨC SẼ TRỞ LẠI BẢN CHẤT CỦA NÓ: ẤM NGƯỜI NHƯNG SUY THẬN!

Điều đó chứng minh tất cả, vì sao có người ăn lại hại nhưng có người lại không bị ảnh hưởng bởi tác hại này. Tất cả đều do Phước của chúng ta mà thôi!

Nên, nếu nói gạo lức trị bá bệnh, làm ta khỏe chỉ là sự tạm bợ của phước và ta đang bị dối gạt, hoàn toàn phước chi phối ta tất cả, chứ không phải là gạo lức!

Nên, GẠO LỨC KHÔNG PHẢI LÀ CHÂN LÝ, KHÔNG PHẢI LÀ TỐI ƯU ĐỂ GIẢI QUYẾT BỆNH, KHỔ, CHẾT, MÀ CHÍNH PHƯỚC MỚI QUYẾT ĐỊNH TẤT CẢ.

NÊN, ĐỪNG QUÁ TIN VÀO GẠO LỨC RỒI QUÊN ĐI NHÂN QUẢ. HÃY NHỚ RẰNG, MỌI THỨ TRÊN ĐỜI ĐỀU DO NHÂN QUẢ CÔNG BÌNH CHI PHỐI, KHÔNG CÓ GÌ LÀ THÀNH CÔNG NẾU THIẾU PHƯỚC!



7.GẠO LỨC ĐÃ TRỜ THÀNH TÀ KIẾN:

Tại sao ta bệnh? Bởi vì ta có nghiệp, ta có tội nên bây giờ phải chịu hậu quả là bệnh. Nên bệnh là nghiệp.

Để hết nghiệp ta phải làm sao? Ta phải làm phước thật nhiều, đem lại sức khỏe cho người khác thật nhiều. Thì khi công đức đủ, nghiệp của ta sẽ nhẹ bớt, từ đó bệnh thuyên giảm. Đó là điều hoàn toàn hợp lý và công bằng.

Bây giờ chỉ cần ăn gạo lức mà xóa đi bệnh, chỉ cần nhai nhai vài hột gạo lức mà đủ phước để xóa nghiệp sao? Điều đó phá đi sự công bằng của Nhân Quả. Hoàn toàn nhai gạo lức chẳng ích lợi cho ai mà ta lại hưởng hạnh phúc từ cái “nhai” đó là tà kiến, là bất hợp lý!

Nên nói gạo lức chữa bá bệnh, chỉ cần ăn gạo lức mà khỏi bệnh là tà kiến và không thực.





III. NHỮNG MINH CHỨNG VỀ GẠO LỨC

8.TRƯỜNG HỢP VỀ GẠO LỨC.

Trường hợp có kết quả bởi ăn gạo lức cũng khá nhiều, điển hình là chùa Long Hưng ở Nhơn Trạch – Đồng Nai, là nơi chủ trương thực dưỡng theo phương pháp của Osawha. Đã có nhiều Phật tử, điển hình là có 24 người, lên nói ích lợi của gạo lức. (Xin kham khảo thêm)

Nhưng trường hợp gạo lức gây tác hại:

_Có một vị thầy, cũng theo phương pháp thực dưỡng gạo lức của Osawha, nhưng vị thầy càng ăn thì càng bệnh, càng ốm, không đủ sức để làm Phật sự. Càng bệnh thì càng kiên trì ăn, càng ăn thì càng bệnh. Cho đền khi, vị thầy bổn sư cấm không cho ăn gạo lức, phải ăn bình thường, thì sức khỏe thầy khỏe lại, làm Phật sự tích cực hơn.

_Một vị thầy tu hành trên núi, cũng là huynh đệ của vị thầy đó, trung thành với cách thực dưỡng này, thì não bộ suy trầm trọng, đến mức, ai chào mình một tiếng thì đêm mất ngủ.

_Nhiều người ăn gầy đến nổi chỉ còn da bọc xương, tâm hồn thì suy thoái, sức khỏe thì ngày càng tồi tệ. (Xin tìm thêm tài liệu)



9.CHO TA HIỂU ĐIỀU GÌ?

_Số người ăn gạo lức trong cộng đồng rất đông, không chỉ có vài chục người trên. Số người ăn gạo lức thì nhiều vô kể nhưng có kết quả thì chỉ có 24 người, còn những người kia ở đâu?

_Những người kia, hoặc là những người ăn nhưng không có kết quả, nên cũng không thiết nói. Hoặc là một số trường hợp ăn mà lại tác hại. Nên họ cũng không dám nói. Chứ nếu một nghìn người ăn mà ai cũng có kết quả, thì khoa học từ ngàn xưa, phải lấy gạo lức làm thuốc thần, thuốc tiên cho con người chứ! Tại sao không?

Nhưng vì số người ích lợi quá ít, giống như là dựa vào may rủi, nên gạo lức không được khoa học công nhận, không được khoa học lấy đó là thức ăn chính cho con người.

Nên, gạo lức là một thức ăn “thần”, nhưng nếu ta có phước, thì những tác dụng xấu không hại đến cơ thể ta, giúp ta được lợi ích từ những dinh dưỡng tốt. Nhưng nếu ta không phước, thì chính gạo lức cũng hại chết cơ thể ta, làm ấm người nhưng suy thận. Điều này giải thích tất cả.

Xin nghĩ lại về gạo lức muối mè!



IV. CON NGƯỜI VỚI CÁI NHÌN VỀ SỨC KHỎE


10. BỆNH THÌ VÁI TỨ PHƯƠNG TỨ PHÍA!

Nói đi nhưng cũng phải nói lại.

Ông bà ta có câu: Bệnh thì vái tứ phương tứ phía. Thật vậy, khi đau khổ cùng cực, hay gần hơn là bệnh tật hiểm nghèo, tâm lý chung của con người là “vái tứ phương tứ phía”, mong tìm được con đường giải thoát mọi khổ đau cho mình, đôi khi, điều tìm được chỉ là niềm hy vọng nhỏ nhoi.

Nên, ta không thể trách những người đang bệnh mà dùng gạo lức để cầu mong thoát bệnh. Nhưng ta phải hiểu, hết bệnh để làm gì?

Hết bệnh chỉ để hạnh phúc! Vậy thì, nếu không còn cơ hội gì để thoát bệnh (nan y) thì ta đưa người khổ được hạnh phúc, nhưng bằng con đường khác, chứ đừng bám víu vào những hy vọng nhỏ nhoi, rồi bất thành, sức khỏe càng bị tổn hại.

Vậy thì, để hạnh phúc, ta phải hiểu rằng:

_Bản chất của cuộc đời là khổ: sống trong cuộc đời này không ai thoát được đau khổ. Nếu không bệnh, con người vẫn khổ bởi những điều khác. Hiểu điều đó, ta sống bình than giữa cuộc đời, hiểu rằng đau khổ mà ta đang gánh lấy là điều phải có. Nên, hạnh phúc là khi ta chấp nhận nỗi khổ!

_Tất cả đều do mình tạo ra: Nếu hiểu Nhân Quả, đau khổ mà ta gánh lấy cũng là đau khổ mà ta gây cho con người. Hiểu điều đó rồi, ta chỉ trách mình và chấp nhận trả nghiệp. Chấp nhận khổ đau là hạnh phúc!

_Hạnh phúc chỉ có khi ta biết cho: Đem hạnh phúc cho kẻ khác thì chính mình được hạnh phúc. Có lẽ, nhiều người không tin luật Nghiệp Báo, nhưng khi thương yêu và giúp đỡ mọi người, thì tự nhiên trong lòng xuất hiện cảm giác vui vẻ. Cảm giác vui vẻ đó chất chứa lâu ngày, bồi tụ lâu ngày, sẽ trở thành niềm an lạc và nhẹ nhàng. Từ đó, bệnh không phải là khổ, mà chính ta sống vô dụng mới là đau khổ. Nên, nếu cuộc đời ta không còn kéo dài nữa, xin hãy làm những điều tốt để khi ra đi, ta nhắm mắt thanh thản vì ít ra, ta vẫn làm điều gì được cho cuộc đời

Ta hãy đem thông điệp này, cất lên tiếng nói này cho những người đang rơi vào tuyệt vọng bởi bệnh tật. Chính ta hãy giúp họ thoát khỏi sự mù quáng và cho họ hiểu, bệnh không phải là khổ, mà họ chỉ khổ khi họ vô ích cho cuộc đời.



11. PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH:

Chưa có bệnh thì tôi phải lo phòng bệnh cho mình!

Đó là lý do mà nhiều người đặt ra khi ăn phương pháp thực dưỡng.

Nói “ăn” là yếu tố quyết định cho sức khỏe thì ta đi sai khoa học (đã phân tích trên), nên, để có sức khỏe cho mình, phòng chống bệnh tật ta vẫn phải đi đủ những yếu tố:

_Ăn: Ăn hợp lý, ăn vừa phải, đủ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Ta chỉ hạnh phúc khi cơ thể ta khỏe mạnh, vì thân và tâm là một hợp thể.

_Tập luyện: Tập thể dục ngoài việc giúp cơ thể ta khỏe mạnh, săn chắc nó còn giúp giảm lượng mỡ trong máu, hỗ trợ đường tim mạch và phổi. Ta hãy nhớ công thức, cơ thể dẻo dai là nền móng cho sức khỏe.

_Tâm hồn an lạc: Bởi thân và tâm là hợp thể, nên tâm có khỏe thì thân mới khỏe, tâm có sảng khoái thì thân mới sảng khoái. Nên việc tập luyện tâm hồn cũng cần thiết song với việc tập luyện cơ thể. Để tâm hồn khỏe mạnh, cần phải giữ cho tâm hồn thư thái, tránh lo âu và bớt những suy nghĩ vọng động. Và cách để rèn luyện tinh thần đó là: Thiền Định, đưa tâm hồn đến trạng thái yên tịnh. (Không bàn sâu)

_Phước Đức: Khỏe mạnh là hạnh phúc mà Phước đức chính là con đường để hạnh phúc. Nên yếu tốt phước đức không nói vẫn là thiếu sót. Để có phước đức, ta phải đem an vui cho người khác, từ đó nó sẽ tạo thành một kết quả hạnh phúc, dành cho chủ nhân của no. Vậy, để khỏe mạnh, tránh bệnh tật, hãy làm việc tốt!

Đó là những phương pháp tuyệt vời. để giữ gìn sức khỏe của mình, theo đúng khoa học và đúng phương cách: Phòng bệnh hơn chữa bệnh!

Đừng chỉ biết ăn gạo lức rồi càng bệnh, càng bệnh càng ăn, càng ăn càng bệnh, đó thật là một thảm cảnh, phản Nhân Quả và phản khoa học!



12. TA PHẢI LÀM GÌ?
Xin đừng tin vào những lời rao giảng về gạo lức. Gạo lức không giúp ta khỏe mạnh, nhưng ta khỏe mạnh nhờ ta đem sức khỏe cho kẻ khác và nhờ sự thấy biết chân chính của ta với sức khỏe của mình.


Để ta khỏe mạnh thì ta phải tạo sự khỏe mạnh cho người khác, thứ nhất là bảo vệ mội trường, cây cối. Thứ hai, là không hút thuốc là. Thứ ba là thấy ai bệnh ta cố gắng giúp đỡ. Thứ tư, ta quan tâm, chăm sóc sức khỏe của những người quanh mình,
Để ta khỏe mạnh, ta cũng phải tập luyện, chăm sóc sức khỏe sao cho phù hợp với y học nhất.

Chính những yếu tố đó giúp ta khỏe mạnh thực sự, trong cuộc đời của ta, mà không cần gạo lức. Chính tâm hồn đạo đức và lợi ích của ta là phương pháp thực dưỡng tốt nhất, hạnh phúc cho ta và cho người!"

Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
Vien Linh
bài Sep 22 2009, 10:54 PM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 591
Gia nhập vào: 22-March 09
Thành viên thứ.: 2,444



Có bệnh cứ xơi gạo lứt?

TT - Bà con mình truyền miệng “ăn gạo lứt chữa được nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư, bệnh khớp và gần như bá bệnh”. Thực hư thế nào và có nên ăn gạo lứt để phòng và chữa bệnh?


So với gạo chà trắng, gạo lứt cung cấp chất xơ gấp 3,5 lần trong khi mối liên quan giữa việc ăn ít chất xơ với ung thư đại tràng đã được các nhà khoa học ở Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ khẳng định.

Những khám phá mới về gạo lứt


Đừng coi gạo lứt là “tiên dược”, hãy coi nó như một trong những biện pháp hỗ trợ mà thôi



Gạo lứt chứa vitamin nhóm B quan trọng trong chuyển hóa vật chất. Cụ thể nó chứa vitamin B6, B1, B2, B3 và chứa cả axit folic. Trong cám gạo có một loại dầu thường gọi là dầu cám gạo. Dầu cám chứa tocotrienol fator (TRF) có tác dụng trừ khử những yếu tố gây huyết khối trong lòng mạch (chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim).



Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc Viện Wisconsin, Hoa Kỳ đã báo cáo: khi thử nghiệm TRF trên những người có cholesterol máu cao thì cholesterol giảm 12-16%. Trong chất dầu cám còn chứa vitamin E được xác nhận là có khả năng chống lão hóa tế bào nhờ tác dụng “bẫy” gốc tự do của nó. Ngoài ra dầu cám còn chứa selen vừa chống lão hóa vừa chống lại sự hủy hoại, biến dị tế bào nên có khả năng chống ung thư. Glutathion trong cám có tác dụng chống bụi phóng xạ.

Khi ăn gạo lứt, phức hợp carbohydrate sẽ tiêu hóa và biến thành đường chậm nên không làm tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn như gạo chà sạch cám. Vì thế người bị tiểu đường nên ăn gạo lứt. Trong gạo lứt còn có những chất khoáng như canxi, manhê, mangan, kẽm, kali, natri cùng những acid amin cần thiết như axit pantotenic giúp tăng cường hoạt động của các tế bào thần kinh...

Theo GS Hiroshi Kayahara (ĐH Shinshu, Nagano, Nhật), khi ngâm gạo lứt trong nước sạch 22 giờ thì các chất bổ dưỡng sẽ tăng lên rõ rệt, lúc này gạo lứt ở trạng thái nảy mầm (trong khi gạo đã chà vỏ cám không có) và mầm gạo lứt chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng hơn gạo lứt chưa ngâm nước. Gạo lứt nảy mầm có lượng lysine (chất giúp tăng trưởng chiều cao) gấp ba lần và chứa gama-aminobutyric (chất chống độc cho thận) gấp 10 lần. Từ năm 2000 trở lại đây khoa y học cổ truyền của Nhật và khoa y học phương Đông của Mỹ đều khuyến khích bệnh nhân ăn gạo lứt nảy mầm.

Tại sao lại ăn cơm gạo lứt muối mè?

Bởi phần lớn người bệnh mãn tính hay bệnh hiểm nghèo cơ thể đều ở trạng thái quá âm nên phải ăn thực phẩm dương. Gạo lứt tính bình, mè đen tính bình, rang lên sẽ thuộc dương, muối cũng thuộc dương, chỉ nên trộn vào mè với tỉ lệ vừa phải. Hai món này ăn chung sẽ cải thiện tình trạng âm của cơ thể.

Trong hạt mè đen có 40-55% dầu, 5-6% nước, 20-22% protein, 5% kali, 1,7mg đồng, 1% canxi oxalat, pentozan, lecithin, phytin và cholin. Lecithin của mè có tác dụng nhũ hóa cholesterol nên làm giảm cholesterol máu. Dầu mè chứa nhiều axit béo chưa no có lợi cho tim mạch. Mè còn chứa selen, vitamin E, axit folic và vitamin nhóm B. Mangan trong mè ngoài việc tham gia quá trình tái tạo sụn còn “có chân” trong cấu trúc của super oxyd dimustase (SOD) - một enzyme quan trọng trong quá trình oxy hóa... Tuy nhiên những người bị loét dạ dày, tá tràng không nên ăn vì chất xơ trong gạo lứt nhiều, nếu không nhai kỹ sẽ làm tăng nhu động ruột khiến bạn rơi vào cảnh “đi nhanh về chậm” thì lại phản tác dụng.

Nếu chỉ ăn gạo lứt muối mè có ổn?

Bạn vẫn phải đa dạng hóa thực phẩm, nên ăn các loại rau củ để tăng cường vitamin. Quan niệm xưa là ăn uống phải đủ ngũ chất: tinh bột, đạm, béo, chất khoáng, nước; ăn đủ ngũ vị: chua, cay, mặn, ngọt, đắng; ăn đủ ngũ sắc: trắng, xanh, vàng, đỏ, đen. Vì thế dù ăn gạo lứt muối mè bạn vẫn nên ăn thêm rau các loại, uống nước trái cây, ăn đậu hũ, uống sữa đậu nành hay sữa chua mới đảm bảo quân bình âm dương giúp cơ thể khỏe mạnh. Với những người có bệnh, nếu định chuyển sang ăn gạo lứt muối mè nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị cụ thể.

Uống trà gạo lứt, tốt “bộ đồ lòng”

Các nhà khoa học Nhật Bản còn khuyến cáo nên uống trà gạo lứt. Gạo lứt sạch mua về, không vo mà bỏ vào chảo rang nhỏ lửa cho đến khi vàng sậm. Bạn lấy một muỗng canh nấu với 1 lít nước, đun sôi để lửa riu riu trong chừng năm phút là có món trà thơm ngon. Những người bị bệnh mãn tính, đặc biệt là bộ đồ lòng hay bị bác Tào Tháo viếng thăm, phụ nữ mãn kinh bị lạnh chân, khó ngủ đều có thể dùng loại nước uống này. Tuy nhiên những người bị nóng, nổi mụn thì không nên dùng.

TS.BS LÊ THÚY TƯƠI

Thông tin lấy từ báo "Tuổi trẻ"
Go to the top of the page
 
+Quote Post
huynhdoan2000
bài Sep 23 2009, 06:38 AM
Bài viết #3


Hội viên năng động
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,189
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203






Đừng coi gạo lứt là “tiên dược”, hãy coi nó như một trong những biện pháp hỗ trợ mà thôi


haha...tưởng ai nói...té ra bác sĩ nói thì...pótay!! Mấy chả biết gì về âm dương, với lại có ăn được ngày nào đâu mà nói!!

Nếu chỉ ăn gạo lứt muối mè có ổn?

Bạn vẫn phải đa dạng hóa thực phẩm, nên ăn các loại rau củ để tăng cường vitamin. Quan niệm xưa là ăn uống phải đủ ngũ chất: tinh bột, đạm, béo, chất khoáng, nước; ăn đủ ngũ vị: chua, cay, mặn, ngọt, đắng; ăn đủ ngũ sắc: trắng, xanh, vàng, đỏ, đen. Vì thế dù ăn gạo lứt muối mè bạn vẫn nên ăn thêm rau các loại, uống nước trái cây, ăn đậu hũ, uống sữa đậu nành hay sữa chua mới đảm bảo quân bình âm dương giúp cơ thể khỏe mạnh. Với những người có bệnh, nếu định chuyển sang ăn gạo lứt muối mè nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị cụ thể.


Pótay ông bác sĩ nầy!!! Đúng là Duy vật chủ nghĩa!! Chỉ biết vi trùng chứ không biết tâm linh thế nào!!
Ai bất hạnh mà nghe theo ông bác sĩ nầy...thì làm sao trị bệnh được?


Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này
Tottochan   Có thật ăn gạo lứt dễ suy thận???   Sep 8 2009, 12:07 PM
Diệu Minh   Bởi vì, gạo lức quân bình và nguyên t...   Sep 8 2009, 03:33 PM
Diệu Minh   Nhờ có bài trên mà tôi đành bỏ thời g...   Sep 8 2009, 04:03 PM
NhatNguyen   Mới đọc qua bài viết mà bạn tottochan ...   Sep 8 2009, 09:01 PM
Diệu Minh   Nhưng thành viên mới là người mới nhậ...   Sep 8 2009, 11:00 PM
Diệu Minh   Cháu vừa đọc được bài viết này nói ...   Sep 9 2009, 09:14 AM
Tottochan   Đọc trang nhà trước, đọc DƯƠNG trướ...   Sep 10 2009, 12:09 PM
Diệu Minh   Bài gõ trên có sự tham gia của Minh Ngọc...   Sep 10 2009, 10:33 PM
huynhdoan2000   Sư phụ ôi, người ta nói Âm, sư phụ nó...   Sep 11 2009, 06:59 AM
KinhThanh   cám ơn cô Trâm ,các bạn và bài viết Âm...   Sep 11 2009, 08:43 PM
huynhdoan2000   vì thời buổi này mọi thứ cần được ...   Sep 12 2009, 06:07 AM
NhatNguyen   Hi..HI..Thực Dưỡng là không mặn không ch...   Sep 12 2009, 10:15 AM
Vien Linh   Có bệnh cứ xơi gạo lứt? TT - Bà con m...   Sep 22 2009, 10:54 PM
huynhdoan2000   Đừng coi gạo lứt là “tiên dược”, ...   Sep 23 2009, 06:38 AM
Vien Linh   Đừng coi gạo lứt là “tiên dược”, h...   Sep 23 2009, 01:34 PM
KinhThanh   chào các bạn bạn nào sợ ăn gạo lức...   Sep 23 2009, 11:22 PM
huynhdoan2000   [color=#FF0000]Đừng coi gạo lứt là “ti...   Sep 24 2009, 06:27 AM
hasua   Ăn gì, không ăn gì? Câu hỏi này chẳng p...   Sep 24 2009, 10:42 AM
DIEUHANG   Ăn gì, không ăn gì? Câu hỏi này chẳng p...   Sep 24 2009, 02:17 PM
huynhdoan2000   Đừng coi gạo lứt là “tiên dược”, h...   Sep 25 2009, 06:30 AM
DIEUHANG   haha...pótay với cô !!! Trước ...   Sep 25 2009, 10:45 PM
huynhdoan2000   Hìhì ... cũng pótay.com với bác luôn. Nế...   Oct 2 2009, 06:24 AM
Diệu Minh   Sao mọi người không thấy là ngày một n...   Sep 28 2009, 09:08 PM
huynhdoan2000   Sao mọi người không thấy là ngày một n...   Oct 2 2009, 06:32 AM
UPani   Tuong cai bot nem lam tu nam va rong bien lam the ...   Sep 28 2009, 11:21 PM
member   Bài viết thực sự rất hay! Ăn gạo l...   Jul 3 2011, 10:11 AM
Diệu Minh   NÊN, ĐỪNG QUÁ TIN VÀO GẠO LỨC RỒI QUÊ...   Jul 9 2011, 04:00 PM
justmevn   Hihi, hạt gạo lứt tốt hơn gạt gạo xá...   Jul 9 2011, 09:58 PM
Diệu Minh   Hiểu ý hãy quên lời, ý muốn nói là ăn...   Jul 10 2011, 08:15 AM
justmevn   ý muốn nói là ăn loại thực phẩm chứa...   Jul 10 2011, 10:50 AM
Diệu Minh   Cũng có thể suy thận vì người đó ăn s...   Jul 11 2011, 10:43 AM
hoa sen ben ho   Da khô quắp; tóc rụng gần hết, nếu n...   Jul 11 2011, 11:19 AM
Diệu Minh   Nói họ ăn mở rộng, dùng PHSL, ăn xúp mi...   Jul 11 2011, 04:38 PM
BAS   Triệu chứng mà bạn hoa sen ben ho đưa ra ...   Jul 12 2011, 10:58 PM
marhaba   - Bài này tiêu đề là gạo lứt, rồi vô...   Jul 13 2011, 07:02 AM


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 27th April 2024 - 06:33 AM