![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 1,240 Gia nhập vào: 25-May 07 Từ: HCM Thành viên thứ.: 30 ![]() |
Tác giả
SAKURAZAWA NYOICHI (OHSAWA) DƯ TỤNG và NGẠN ÔN Dịch 1972 (NVTchỉnh sửa lần 1 17/2/2010) [b]HAI NGƯỜI THƯỢNG CỔ Du lịch sang ÂU TÂY (Jack et Mme Mitie en Occident) LỜI NÓI ĐẦU Tập sách này thuật lại chuyện phiêu lưu của hai người ngoại quốc du lịch các xứ Tây phương, do một ông vua gọi là “Văn Minh” cai trị, danh từ văn minh đối với họ nghĩa như chữ “Rừng Rú”. Trong hai người du khách, thì một người đàn ông 64 tuổi còn người đàn bà và là vợ 57 tuổi. Người đàn ông tên là Jack, người đàn bà tên là Mitie đều ở xứ “Thiên Quốc”. Từ nhiều thế kỷ nay, người Tây phương gọi nước họ là Thiên Quốc. nhưng dân bản xứ không biết đến danh từ ấy. Thiên Quốc là một xứ rất nhỏ bé, mất hút trong tận cùng đại dương, bị người Tây phương chinh phục, đến đô hộ và chia xẻ từ 80 năm nay. Ông Jack thì rất thông thạo phong tục và tiếng nói của người Tây phương, nhưng bà Mitie lại là người thủ cựu, chỉ biết nói tiếng mẹ đẻ mà thôi. Bà chưa hề khi nào ra khỏi hòn đảo, và là đô thị quê hương bà. Cuộc du lịch của hai người này gặp rất nhiều chuyện lạ và cảm động, còn nhiều hơn cuộc hành trình của Marco Polo ở Trung Hoa, hay là của Livingstone đi vào Trung tâm Phi Châu. Các bạn xem sẽ thấy nhiều điều bổ ích và rất thú vị. Nếu trong sách này có vài đoạn khó hiểu, phật ý, dễ ghét và khó chịu, đó không phải lỗi của tôi. Các bạn nên tìm hiểu cái “Tâm trạng cổ lổ” của hai người ngoại quốc ấy. Tôi cố gắng hết sức để chép lại cho đúng, các bạn muốn hiểu thấu, đó là công viêc của các bạn. Nhiều nhà bác học Tây phương đã xác định, có lẽ chìa khóa Thiên Quốc là ở đó. Như các bạn đã biết, có nhiều sách mới xuất bản, nhất là ở Pháp và Đức đã có bàn về cái chỗ cực đơn giản, tính tự nhiên, và cách “suy tưởng”, cả đến chỗ thần bí của cái “tâm trạng tối cổ ấy. Hình như “tâm trạng ấy” làm cho họ biết nhiều việc mà Tây phương không hề biết: Tiền kiếp, Nhân quả, Luân hồi, Mười hai giai đoạn của Linh hồn v.v… Nếu dụng cụ để nghiên cứu của chúng ta gọi là “khoa học” là tinh vi, và phân tích, nó hướng dẫn chúng ta càng ngày càng đến một thế giới phức tạp, nguyên tử và vi tế, thì bản năng trí tuệ của những người sở hữu cái “Tâm trạng tối cổ” gọi là “bất tài” ấy, lại hoàn toàn có thể trông thấy bằng mắt thường được và có tính tổng hợp.Các bạn không thể tưởng tượng được.Tâm lý của họ và tâm lý của chúng ta là hai thái cực. Tâm lý của chúng ta có tính cách miêu tả, cấp thời nhất định và luận lý, còn “Tâm lý cổ lổ” thì trừu tượng, tưởng tượng, vô định, hoặc Phật tính, (Đại thừa). Thật thế, đoạn sau đây tôi sẽ đề cập trở lại, ngôn ngữ của họ không biết đến thời gian, không số nhiều số ít, không có quán từ, không giống đực giống cái, ngôi thứ cũng không.Thường thường ngôn ngữ của họ không biết đến hoặc đồng hóa, phần chủ quan và khách quan. Họ rất lộn xộn trong tiếng “Có” và “Không” “Của tôi” và “Của anh”, “ của Chúng tôi” và “ của Các anh”. Có phải họ là Cộng sản không? Có lẽ có. Thật ra, tiếng nói này dành riêng cho dân cư ở một thế giới khác biệt, là thế giới vô tận, vô hạn, vô định, tuyệt đối, vĩnh cửu: Thiên Quốc. Nhưng có điều kỳ quái, và kinh dị nhất là tiếng “Dạ” của người Thiên Quốc. Nếu các bạn biếu một tiếng thịt bí tết cho một người Thiên Quốc đã ăn chay từ mấy ngàn năm, vì họ theo đạo Phật Giáo Đại Thừa, thì họ vẫn tiếp nhận một cách vui tươi, trong sạch, ngây thơ, chất phác, mặc dầu họ biết đấy là miếng thịt lấy trong xác chết của một con thú mà họ thương yêu như anh em ruột. Họ có nhăn mặt chút ít để cố gắng nuốt cho trôi miếng thịt, vì họ tự biết đã phạm giới tối cao của Đạo. Nhưng họ vẫn mỉm cười luôn luôn, thốt ra: “Ồ, ngon quá”, lại còn để lời cám ơn các bạn lắm nữa. Các bạn sẽ bảo: Chà láo quá! Nhưng đó là một cách lịch sự thông thường. Người xứ Thiên Quốc gặp cảnh ngộ nào cũng chịu đựng được tất cả, gặp việc khó khăn đến đâu họ cũng xem như việc vui thú, họ xem cái chết cũng như sự sống.Đó là thái độ của người Thiên quốc trước một sự gian nan thử thách. Sự phục tùng hoàn toàn vô điều kiện.Đó là tính thảo thuận tuyệt đối, sự trầm tĩnh trăm phần trăm của một học sinh hiền lành biết tuân theo, và ghi nhớ tât cả lời dạy của ông thầy, dù lời dạy ấy không thể hiểu thấu, hay là như cảnh một con chuột tàu hiền lành nằm trên bàn thí nghiệm, chịu đựng tất cả, chịu đựng hy sinh với bất kỳ giá nào. Nếu người xứ Thiên Quốc phải đóng một vai trò tử vì đạo, thì họ cũng nhận lãnh với một nụ cười vui tươi . Đó là sự mềm dẻo trừu tượng. Nếu các bạn cho thái độ đó là giả dối, thì các bạn hãy chỉ trích cái huyền học ấy, là cái phát minh ra tất cả mọi sự văn minh Á Đông, gồm có Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo, Kỳ Na giáo, Thần đạo, Lão giáo, Hồi giáo, Khổng giáo, và những công trình mỹ thuật, văn chương, luân lý , văn hóa v.v… và các bạn phải đề xuất một cái gì để thay thế vào đó. Tất cả người Thiên Quốc sẽ hoan nghênh hết sức, và tuyệt đối phục tùng. Chính nhờ lễ phép, khiêm tốn, phục tùng ngây thơ ấy, mà tất cả dân tộc Á Phi đã sinh sống một cách thái bình và tự do suốt mấy ngàn năm, cho đến ngày bị nền văn minh Tây phương tràn tới cách đây độ trăm năm. Chính vì sự lễ phép, khiêm tốn, phục tùng, sự mềm dẻo của huyền bí ấy mà họ đã bị Tây phương chinh phục. Họ cam tâm để mặc kệ bị lệ thuộc như vậy. Nếu ngày nay có đôi việc tranh chấp về thuộc địa, đó là vì chúng ta đã quá lạm dụng hay lợi dụng hơi quá nhiều những đặc tính huyền bí của dân tộc Á Phi, mà không biết hoặc không hiểu, hay là không muốn hiểu tới cái “Tâm trạng cổ lổ” ấy. Nguyên lý vô song của huyền học ấy, xem bề ngoài rất đơn thuần, rất chất phác, nhưng sự thực thì rất sâu sắc, rất thực tế. Nó là một biện chứng pháp có lẽ uyên thâm nhất, và thực tế nhất. Biện chứng pháp của Hegel hay của Marx chỉ diễn dịch được đôi phần, hay một biến tấu trong biện chứng pháp của Viễn đông, một nhất nguyên luận có thể phân cực mà thôi. Sau khi nghe lời giải thích của ông Jack, tôi thấy có một Linh mục Cơ đốc cười và nói: “Biện chứng pháp nhất nguyên luận, một sự mâu thuẫn, ha! ha! ha! …” ông Jack rất buồn, không sao phấn khích được. Thật chán nản! Sau đó, Jack có đến tìm nhà tu sĩ ấy, với hy vọng gặp được một người Tây phương có thể hiểu được tâm trạng cổ lổ mà chưa một ai biết tới, hoặc ít kẻ thích. Ông Jack có đọc một cuốn sách của vị Linh mục ấy, và từ đó ông Jack mến phục vị Linh mục nhiều hơn. “ Tâm trạng cổ lổ” như đã trình bày trong bốn pho sách lớn của đại Triết gia Levy Bruhl, là cái tâm trạng chung của toàn dân Á Phi, hay của tất cả dân da màu. Hết thảy chủng tộc da màu có thể xem như là dân tộc đã từ nơi chôn rau cắt rốn ra đi phiêu lưu về miền Đông, bị ánh sáng hay chỗ mặt trời mọc quyến rũ, và tất cả người da trắng, lại còn phiêu lưu hơn nữa, lại đổ về phươngTây để tìm mặt trời lặn. Người Thiên Quốc tìm được một hòn đảo ở cuối cùng, rồi định cư tại đó. Dân Aztèque (Mễ Tây Cơ) và dân da đỏ là kẻ tiền phong của người Thiên quốc. Nói tóm lại, tôi chỉ muốn làm thông dịch viên trung thành của ông Jack và bà Mitie, để thuật lại, cho các bạn biết những chuyện ly kỳ của hai ông bà đã trải qua ở xứ rừng rú gọi là xứ “Văn minh”. Tôi cần thêm một hình dung từ cho tên ông Jack là: Thầy Phù Thủy. CHƯƠNG I Ăn cướp ở Ba Lê (Paris) Hai vợ chồng ông Jack đến Ba Lê hồi nửa đêm, đầu tháng ba Dương lịch. Từ sân bay Orly, hai ông bà phải đi về phi cảng Invalide ở trung tâm thành phố. Trời tối đen lại lạnh lắm, Phi cảng vắng vẻ buồn thiu. Không có ai đến đón cả, may đâu họ gặp được một chiếc taxi. Hai vợ chồng thuê đi đến đường Galvani. Tài xế đòi 1000 quan, lại thêm 100 quan tiền thưởng nữa, Ông Jack đã thường quen lối eo xách của các tài xế ở các đô thị lớn, nhất là ở Calcutta (Ấn độ) và Nairobi, cho rằng giá ấy là vừa phải, nhưng bà Mitie, tính thủ cựu nên rất phàn nàn, vì ở xứ của bà chỉ trả 10 quan cho xe Rikisyama, và 50 quan cho taxi, không kể đoạn đường xa hay gần. Thật vậy, bất kỳ đến hải cảng nào, họ luôn luôn có cảm tưởng xấu xa. Kỉ niệm buồn nhất là khi đến cơ quan hải quan nước Ấn độ, nước do người thừa kế Thánh Cam địa cai trị. Điều quá lạ lùng là khi vừa mới bước chân vào một nước hòa bình rộng lớn như thế mà đã thấy ngay phong khí đồi bại. Những công chức kể cả cảnh sát và kiểm soát viên hải quan của đại Cộng hòa Hồi Ấn, đều tống tiền người ngoại quốc như bọn ăn cướp, huống gì bọn tài xế và lao công vận tải. Vả lại, theo lời ông Jack, trong thế giới chỉ có nước Ấn Độ là nơi, mỗi khi muốn xin cho được một tờ chiếu khán nhập cảnh, lưu trú, hay xuất cảnh, là việc khó khăn nhất. Nếu thật như thế thì đó là một sự mâu thuẫn xấu xa, vì Ấn Độ là một xứ mến khách của Đức Phật. Nhưng Ấn Độ là một nước mới người thái cổ ấy nói họ sẽ tiến bộ và cải cách một ngày gần đây. Ở Châu Âu, Thụy Sĩ là những nước có tiếng hiếu khách và hào hiệp nhất thế giới mà cũng còn có các tệ đoan ấy nữa kia. Một viên chức hải quan Thụy Sĩ đã buộc chúng tôi trả 1.500 quan mỗi người. Tôi phải xuất 3.000 quan trả cho hai vợ chồng chúng tôi. Sau vài tuần lễ, chúng tôi qua Đức trở về và lần này họ chỉ đòi có 500 quan cho mỗi người. Rõ lạ lùng không? Người đồ đệ ông Jack ở đường Galvani đi vắng, hai ông bà phải đứng đợi một tiếng đồng hồ… không thấy chủ nhà về. Sau cùng ông Jack đi tìm một xe taxi trong đêm tối lạnh lẽo, để di chuyển hành trang đến một khách sạn cách đó độ 5, 6 trăm thước. Đêm đã khuya rất khó mà kiếm cho được xe, may thay lại gặp được một xe taxi, chịu chở hai ông bà và hành lý với giá là 300 quan. Khi đến khách sạn, đang ngồi trong một phòng nhỏ mà phải thuê với giá rất đắt, bà Mitie bỗng kêu vang lên, mặt mày tái mét: - Tôi bỏ quên cái xách tay của tôi trên xe rồi! Cả hai ông bà đều sửng sốt, giấy thông hành, tiền bạc, nữ trang (tất cả gia sản) đều trong đó cả. Khoảng hai giờ sáng, người tài xế trở lại, đem cái xách tay đến, vật hoàn nguyên chủ, ông Jack thưởng cho tài xế 3.000 quan và cảm ơn, một cách nồng nhiệt. Bà Mitie mừng chảy nước mắt, cũng ngỏ lời cảm tạ bằng tiếng Thiên Quốc, anh tài xể không hiểu gì cả, sung sướng và ngạc nhiên từ giã ra về. Hai người Thiên Quốc vui vẻ trở lại và kết luận rằng: - Luôn luôn có ÂM và có DƯƠNG, có tốt và có xấu, chỗ nào và ở cấp bực nào cũng thế. Ta không nên chỉ trích điều xấu, vì điều xấu chỉ là mặt trái của điều tốt. - Thật thế, nguyên lý vô song ÂM DƯƠNG của chúng ta cũng có giá trị ở Tây phương. Luôn đến cả xứ văn minh cũng thế! Hạnh phúc biết bao!… Nhưng người ta có thể nói lên được rằng: “Không còn kẻ ăn cướp nữa, không còn kẻ lương thiện” nữa chăng? - Sao lại không được, mình có biết đêm nay tôi thường nói là gì không? Nhờ bọn ăn cướp tài xế … - Và cũng nhờ bọn tài xế lương thiện … - Tư tưởng phi mâu thuẫn là một thị giác loạn sắc theo vô song nguyên lý … Phải chịu đựng điều xấu cũng như tốt, chết như sống, cái khó như cái dễ, với luôn luôn vui thích. Nếu người ta chỉ thấy một bên của sự vật thế là bệnh loạn sắc về tinh thần. Nếu người ta chỉ muốn tìm phía tốt của sự vật, thế là ngạo mạn, kiêu căng, độc tôn chủ nghĩa, tự kỷ trung tâm chủ nghĩa, nếu người ta muốn phá hủy cái gì mình không ưa thích, đó là điên. Muốn có sức khỏe, giàu có, tiện nghi, trí thức,… phải dấn thân vào nỗi khó khăn, vì rằng cái khuynh hướng, mạnh tự nhiên của chúng ta thuộc về cảm giác và cảm tình, tức là khát vọng về tiện nghi, giàu có, dễ dàng. - Và còn nào là nóng, rét, đói khát thường xuyên nữa? chính vì thế mà chúng ta rời bỏ xứ gọi là “Rừng rú” và những bạn hữu gọi là “Thái cổ” rất hòa bình, rất hiền từ, để đi tìm kẻ cướp, kẻ trộm ở các nước “Văn minh”. Nếu chúng ta không thấy bọn họ, té ra cuộc du hành của chúng ta hóa thành uổng phí thì giờ vô ích. [/b] CHƯƠNG II. NGUYÊN DO TÍNH HUNG BẠO TÂY PHƯƠNG Hai người Thiên Quốc, nhất là bà Mitie, rất ghê tởm việc sát sanh. Tín đồ Ấn Độ giáo, Kỳ Na giáo, Phật giáo v.v… ít nhất có 2, 3 trăm triệu người cũng không ưa sát sanh. Các bạn thấy những người ăn mày nghèo khó hay những bệnh nhân nan y ngồi ở các con đường phố lớn, dưới cơn nắng chang chang ở CALCUTTA (4 triệu dân), bắt những con rận trong áo quần của bọ, rồi phóng sinh. Dân Ấn Độ tránh đạp những con sâu con kiến, tránh uống nước, huống gì lại tận diệt loài vi trùng bằng các thứ thuốc độc hóa học mãnh liệt. Trong sự tôn trọng đời sống, họ còn nhiệt tâm hơn cả bác sĩ A. SCHWEITZER. Bác sĩ SCHWEITZER giết vi trùng không nghĩ gì đến lý thuyết của ông. Dân Ấn Độ còn ghê tởm sự mổ xẻ và cưa tay cắt chân, dù là cắt xẻ sơ sài cũng vậy. Họ không muốn thấy máu chảy, nhưng trong bệnh viện của SCHWEITZER ngày nào cũng có những cảnh như thế. Người Thiên Quốc thích bông hoa và cỏ hoang, họ có lập một trường dạy cắm hoa.Việc cắm hoa là một tôn giáo từ bi đối với giống mong manh và có kiếp sống ngắn ngủi. Tôn giáo này nhất thiết cấm không ai được cắt cành cây và lá cây. Vì thế, mỗi khi trông thấy những cánh hoa bày bán ở chợ hoặc để trong phòng khách, hoặc trong các tủ kiếng, hoặc cắm ở độc bình, thì bà Mitio rất xúc động đến rùng mình thở ra, bà nói rằng: “Ôi những đóa hoa khổ sở của tôi ơi, người ta đã cắt bẻ các con một cách tàn bạo như thế ư?”. Bà ta nói như đối với con ruột của bà vậy… Nhưng sự xúc động mãnh liệt nhất, cảm động nhất và ghê [/b] |
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 6th July 2025 - 06:04 PM |