IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Qủa Mận Làm Thuốc
KinhThanh
bài Jun 13 2010, 03:52 PM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 405
Gia nhập vào: 29-July 09
Thành viên thứ.: 4,110



Quả Mận làm thuốc

Mận là một trong những cây ăn quả hết sức thông dụng trong đời sống người Việt. Mùa xuân ra hoa, mùa hè cho quả, hoa mận nở trắng như tuyết mang mùi hương thơm ngát, quả mận xanh ngọt, vàng chua... đủ vị đủ màu, vốn là một trong những loại trái cây không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ theo phong tục truyền thống. Không chỉ có vậy, theo kinh nghiệm y học dân gian, cây mận nói chung và quả mận nói riêng còn là những vị thuốc độc đáo.

Mận có tên khoa học là Prunus salicina Lindl., dân gian còn gọi là lí tử, lí thực, gia khánh tử... Các bộ phận của cây mận như quả, rễ, vỏ rễ, nhựa, lá, nhân hạt... đều có tác dụng chữa bệnh. Quả mận thường được thu hái vào khoảng tháng 5 - 7, vị chua ngọt, tính bình, có công dụng thanh can điều nhiệt, sinh tân lợi thuỷ, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hư lao cốt chưng, âm hư nội nhiệt, môi khô họng khát, thuỷ thũng, tiêu khát, tiểu tiện bất lợi... Ví như, sách Tuyền châu bản thảo viết: “Lí tử thanh thấp nhiệt, giải tà độc, lợi tiểu tiện, chỉ tiêu khát. Trị can bệnh phúc thuỷ, cốt chưng lao nhiệt, tiêu khát...”. Thường được dùng dưới dạng ăn sống hoặc giã nát rồi ép lấy nước uống.

Rễ mận thường được thu hoạch vào tháng 9 - 10, vị đắng, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc, chuyên trị chứng tiêu khát (đái đường), lâm bệnh (đái buốt, đái rắt, đáu máu...), lị tật (bệnh kiết lị), đau răng, nhọt độc..., được dùng dưới dạng sắc uống trong hoặc đốt tồn tính, tán bột bôi ngoài.
Vỏ rễ là rễ mận loại bỏ lõi trong chỉ lấy vỏ ngoài, vị đắng, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt hạ khí, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tiêu khát tâm phiền, đới hạ (khí hư), đau răng..., thường được dùng dưới dạng sắc uống trong, ngậm hoặc giã nát, ép lấy nước bôi ngoài.
Lá mận vị chua, tính bình, chuyên trị trẻ em sốt cao, co giật, thuỷ thũng, vết thương do sang chấn..., được dùng dưới dạng sắc uống trong, nấu nước tắm hoặc giã nát đắp ngoài. Các y thư cổ như Bản thảo cương mục, Nhật hoa tử bản thảo, Trấn nam bản thảo, Thiên kim phương... đều có ghi lại những bài thuốc sử dụng lá cây mận để chữa bệnh với những kiến giải khá độc đáo.

Nhân hạt mận còn gọi là lí hạch nhân, vị ngọt đắng, tính bình, có công dụng tán ứ, lợi thuỷ, nhuận tràng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tổn thương bầm tím do trật đả, ho khạc đờm nhiều, bụng đầy chướng, táo bón... Ví như, sách Tứ xuyên trung dược chí đã viết: “Lí hạch nhân hoạt huyết khứ ứ, nhuận táo hoạt tràng. Trị trật đả thương tổn, ứ huyết tác thống, đàm ẩm khái thấu, cước khí, đại tiện bí kết...”. Thường được dùng dưới dạng sắc uống trong với liều mỗi ngày từ 6 - 12g hoặc giã nát hay sấy khô tán bột bôi đắp bên ngoài.
Nhựa mận được lấy vào mùa xuân, đem phơi khô trong bóng râm, vị đắng, tính lạnh, có công dụng tiêu thũng, giảm đau, chuyên chữa chứng mục ế (mắt mờ có màng) và mày đay. Thường dùng dưới dạng sắc uống với liều mỗi ngày từ 15 - 20g. Dưới đây, xin được giới thiệu một số cách dùng cụ thể:

* Đái đường: Quả mận tươi, rửa sạch, bỏ hạt, ép lấy nước, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa canh hoặc vỏ rễ mận 10g sắc uống hàng ngày.

* Chứng hay khô miệng: Quả mận tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, bỏ hạt, ngâm với đường trắng trong 2 tuần, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5 quả.

* Cổ chướng do xơ gan: Hàng ngày nên ăn một lượng mận thích hợp.

* Bệnh lị: Vỏ thân cây mận 1 nắm sắc uống

* Trẻ em sốt cao: Lấy lá mận nấu nước lau toàn thân.

* Rám da mặt: Nhân hạt mận sấy khô, tán thành bột mịn, trộn với lòng trắng trứng rồi xoa đều lên mặt. Hoặc hoa mận lượng vừa đủ, vò nát rồi xát vào da mặt.

* Đau răng: Rễ mận 30g, sắc đặc ngậm nhiều lần trong ngày.

* Mắt sưng đau có màng: Nhựa mận sấy khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1g với nước sắc thảo quyết minh sao.

* Vết thương do côn trùng đốt: Dùng hạt mận rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương.

* Làm đẹp da mặt: Quả mận tươi 250g, rửa sạch, bỏ hạt, giã nát, ép lấy nước rồi hoà với 250ml rượu gạo, đựng trong lọ kín để dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 - 20ml.
Theo kinh nghiệm của cổ nhân, nếu ăn quá nhiều mận có thể sinh đàm trợ thấp, gây thương tổn tỳ vị, bởi vậy nên dùng ở mức độ vừa phải. Sau khi ăn mận không nên uống nhiều nước vì dễ bị đi lỏng. Không dùng mận cùng với thịt chim sẻ, thịt hoẵng, trứng vịt và mật ong vì có thể làm thương tổn ngũ tạng. Vì nhân hạt mận có công năng nhuận tràng và hoạt huyết nên những người tỳ vị hư yếu, đại tiện thường lỏng nát và phụ nữ có thai không được dùng. n

* Mày đay: Nhựa mận 15g, sắc uống 2 lần trong ngày, mỗi lần 5 - 10ml.

* Táo bón: Quả mận khô 400g, mật ong 100ml đem ngâm với rượu trắng 1800ml, sau 2 tháng thì dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml. Hoặc nhân hạt mận 10g, đào nhân 10g, hạnh nhân 10g, sắc uống.

* Thiếu máu: Nên ăn nhiều mận khô hoặc tươi.

* Tổn thương do trật đả: Nhân hạt mận 10 - 15g sắc uống.

CTQ số 19

http://caythuocquy.info.vn/modules.php?nam...id=&menuid=
Go to the top of the page
 
+Quote Post
KinhThanh
bài Jun 13 2010, 03:53 PM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 405
Gia nhập vào: 29-July 09
Thành viên thứ.: 4,110




Mận - Prunus salicina Lindl. var. salicina (P.triflora Roxb) thuộc họ Hoa hồng - Rosaceae.

Mô tả: Cây nhỡ, cành ngắn có màu nâu đỏ hồng. Lá hình mũi mác, nhọn hai đầu, mặt trên nhăn, mặt dưới hơi có lông ở gân. Hoa màu trắng, thường nhóm họp 3 cái một. Ðài nhẵn, các thuỳ hình mũi mác, dài bằng ống, cánh hoa hình trứng, ngược, nhân hạch nhẵn, có màu sắc thay đổi, tím, bồ quân, vàng lục, thường có một rãnh bên, hạch hình trứng - rắn, trong có nhân.

Ra hoa tháng 12-1, quả chín vào tháng 6-7

Bộ phận dùng: Quả, hạt, rễ, hoa, lá nhựa vỏ - Fructus, Semen, Radix, Flos, Folium Gummis et Cortex Pruni Salicinae.

Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Ðộ, Trung Quốc, Nhật Bản và Bắc Việt Nam. Cây mọc ở vùng cao: Lào Cai, Cao Bằng, Vĩnh Phú tới Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An. Thường được trồng từ vùng thấp đến vùng cao khắp nước ta. Trong các giống Mận được trồng. Mận Lạng Sơn là loại Mận ngon nổi tiếng giống quả đỏ ngon hơn giống quả vàng.

Tính vị, tác dụng: Quả Mận vị chua, chát, tính bình, có tác dụng lợi tiêu hoá, giải khát, làm mát da và trừ đau khớp. Nhân hạt có vị đắng tính bình, có tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm, nhuận tràng lợi tiểu.

Rễ có tính lạnh. Hoa Mận có vị đắng, mùi thơm. Lá có vị ngọt, chua, tính bình. Nhựa Mận có vị đắng tính lạnh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả ăn có tác dụng chữa đau nhức khớp xương, nhưng ăn nhiều thì nóng âm ỉ ở trong bụng. Nhân hạt chữa phù thũng và làm tan máu ứ, chữa bị thương, đau xương, thường phối hợp với các loại thuốc khác. Rễ dùng chữa khí hư bạch đới và chữa đau răng. Hoa Mận dùng xát mặt trị tàn nhang xám đen làm cho sáng ra. Lá chữa trẻ sốt cao co giật. Nhựa chữa mắt màng sưng đau. Vỏ Mận (lớp trắng) chữa phiền khát, ho, bệnh lỵ, bạch đới và cũng dùng sắc ngâm chữa đau răng và rửa mụn nhọt chóng lành.

http://www.lrc-hueuni.edu.vn/dongy/show_ta...key=&char=M
Go to the top of the page
 
+Quote Post
KinhThanh
bài Jun 13 2010, 04:00 PM
Bài viết #3


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 405
Gia nhập vào: 29-July 09
Thành viên thứ.: 4,110



Sự kỳ diệu từ quả mận

31/01/2009 0:06

Chỉ là một loại trái cây bình dân nhưng mận vừa được các nhà khoa học Mỹ trao danh hiệu "siêu thực phẩm" sau khi thí nghiệm cho thấy chúng vượt qua trái việt quất về hàm lượng chất chống oxy hóa và phytonutrient, vốn có công dụng ngừa bệnh tật.

Báo Daily Mail dẫn kết quả nghiên cứu do Viện AgrilLife Research thực hiện cho thấy một quả mận chứa hàm lượng chất chống oxy hóa bằng với một nắm quả việt quất. Không những thế, hàm lượng phytonutrient trong mận có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vú mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến các tế bào bình thường khác. Các nhà khoa học khuyên nên ăn từ 2 đến 3 quả mận mỗi ngày, và nếu có thể thì chọn mận có màu sắc khác nhau khi ăn.

http://www.thanhnien.com.vn/News/0109/Page...0131000627.aspx
Go to the top of the page
 
+Quote Post
KinhThanh
bài Jun 13 2010, 04:13 PM
Bài viết #4


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 405
Gia nhập vào: 29-July 09
Thành viên thứ.: 4,110



Chữa xơ gan bằng quả mận

Bài thuốc:

- Mận tươi 100-150 gam, chè xanh một ít, mật ong vừa đủ dùng.

Cách chế:

- Mận gọt bỏ hạt, đổ 0,3 lít nước đun sôi 3 phút, cho chè xanh, mật ong vào là được.

Cách dùng:

- Uống mỗi ngày 1 thang.

http://baiviet.phanvien.com/2008/3/3/chua-...ng-qua-man.html

-------------------------------------
Quả mận giúp bảo vệ răng miệng

Mới đây, một nhóm chuyên gia của Đại học tự trị quốc gia Mexico (UNAM) đã phát hiện một số hợp chất thuộc nhóm Triterpenoide trong quả mận có khả năng khống chế sự phát triển của vi khuẩn gây ra các bệnh về răng miệng

Theo TTXVN, Dược sĩ Jose Fausto Rivero, Trưởng Ban Chỉ đạo dự án "Cây thuốc và cây ăn quả của Mexico là nguồn cung cấp tiềm năng các hợp chất chống vi khuẩn gây sâu răng và viêm lợi", cho biết các nhà khoa học Mexico đã tìm thấy một số hợp chất trong quả mận có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn Porphyromonas gingivalis gây viêm lợi và Streptococus mutans gây sâu răng. DS Rivero còn cho biết, trong 350 loại vi khuẩn ở khoang miệng của người, có nhiều loại là những mầm bệnh gây viêm lợi và sâu răng. Các hợp chất tìm được có thể ngăn cản một số vi khuẩn như Streptococus mutans, Lactobacillus acidophillus phát triển và bám dính vào bề mặt răng.
Theo Laodong

http://www.khamchuabenh.com/read.php?1611

Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 2nd July 2025 - 02:14 AM