IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Giá trị của củ cải với Thực dưỡng?
Diệu Minh
bài Jan 10 2011, 08:25 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,080
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Theo y học Trung hoa, ăn nhiều củ cải có thể làm cho phụ nữ tăng lượng huyết trắng? và tổn hai khí?
Trong khi ở bài này thì lại ca ngợi củ cải?

Với Thực dưỡng, củ cải sạch mà đem phơi khô rồi dầm nước tương làm thành món calathau ăn ngon nhớ đời... và người Trung Hoa thường làm cho nó trở nên tốt hơn khi muối nó và nấu các món canh... họ hay cho loại củ cải muối bằm nhuyễn vào nước canh để làm tăng độ ngon ngọt và làm dương hóa món ăn...

Với ngành Thực dưỡng thì củ cải sống bào nhuyễn ra bỏ và món tamari khi ăn với các món rán làm tiêu dầu ăn rất là tốt....?

http://dantri.com.vn/c132/s132-449872/cu-cai-khong-lo.htm


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Coden
bài Jan 11 2011, 12:12 PM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 44
Gia nhập vào: 2-July 08
Thành viên thứ.: 597



Củ cải rất tốt cho hệ tiêu hóa và hô hấp, nếu dùng nó đúng cách.

Tôi đã thử nghiệm cách chế biến củ cải muối rất ngon và để được lâu, thậm chí để lâu càng tốt. Món này dùng để hầm chung với các thực phẩm khác sẽ cho nước dùng rất thơm ngon và ngọt, nhất là chế biến các món canh chay thực dưỡng.

Nguyên liệu :

- Củ cải trắng : 10kg
- Muối hạt : 1.5-1.7kg (15-17%)
- Một bó tía tô già cả cành, vòi quả, lá, chặt khúc ngắn cỡ 10-15cm

Chế biến :

Củ cải chọn loại củ vừa phải, đường kính khoảng 3.5-4cm, không xây sát và phải còn một chút cuống lá trên đầu củ (khoảng 1cm cuống) cùng với đuôi rễ cuối củ. Có nghĩa là củ phải còn nguyên vẹn, không bị cắt phạm vào củ. Nên làm tối thiểu khoảng 10kg củ cải tươi vì khi chúng héo đi còn rất ít.

Rửa sạch củ rồi để vào rổ hoặc nong 1 ngày, chỗ nắng nhẹ hoặc có gió cho ráo nước hoàn toàn và các vết xây sát trên củ hoặc cuống lá lành lặn trở lại. Lúc này củ cải đã hơi héo.
Chuẩn bị một cái vại khô, sạch hoặc xô sơn để muối. Nếu dùng xô sơn thì nên dùng một túi nilon sạch và dày như túi đựng chăn, lót vào trong xô sơn để muối củ cải vào túi đó, không muối trực tiếp vào xô, xô chỉ đóng vai trò là vật cố định.

Lót 20% muối xuống đáy vại rồi xếp củ cải lên, củ to bên dưới. Cứ một lớp củ cải thì rắc một lượt muối và một lượt tía tô cho đến hết. Trên cùng phủ một lượt muối dày, dùng các thanh tre gài kỹ củ cải lại rồi đậy thật kín, tránh ruồi muỗi. Nếu dùng xô sơn thì túm phần nilon thừa cho sát mặt của cải rồi dùng dây buộc thật chặt lại và đậy kín nắp xô sơn.

Sau 3 ngày thì nước trong củ cải sẽ tự tiết ra ngập hết củ. Việc gài tre và buộc túi nilon sát mặt củ cải là đảm bảo củ cải phải luôn ngập trong nước, nếu củ nổi sẽ bị hỏng.

Cứ ngâm nguyên như vậy (không đảo) khoảng 20 ngày hoặc hẳn 21 ngày cho “huyền bí” là được. Lúc này củ cải sẽ nhăn nheo và dẻo, nếu cắt ngang ra xem thì thấy ruột củ cải đã trở nên hơi trong như thạch đến tận lõi. Tiếp theo là giai đoạn phơi.

Phơi khô :

Vớt củ cải ra, xếp đều lên nong và phơi nơi nắng nhẹ, có gió. Nước ngâm củ lọc sạch xác tía tô và các mảnh vụn khác rồi đổ trở lại dụng cụ ngâm, không được cho thêm nước. Ngày phơi củ cải, chiều tối lại bỏ trở lại vào nước ngâm củ đã lọc, sáng đem ra phơi, cứ như thế khoảng 5 ngày rồi không bỏ trở lại nước ngâm nữa mà phơi thẳng cho đến khi khô quắt lại. Lúc này củ cải có màu vàng nâu, mùi thơm hấp dẫn, bên ngoài củ bám một lớp tinh thể muối óng ánh trắng tinh là đạt yêu cầu.

Bảo quản :

Xếp củ cải vào một cái vại khô và đậy lại là được, tức là không quá kín, hoặc lót giấy như giấy bao xi măng vào thùng gỗ rồi xếp củ cải vào đó, gói kín lại cũng tốt. Lâu lâu kiểm tra nếu lớp muối óng ánh bị ẩm ướt thì đem ra phơi cho khô lại.

Chú ý : Trong quá trình ngâm, phơi, bảo quản không được để củ cải dính nước mưa, nước lã. Nếu dính nước củ cải sẽ bị nhớt và hỏng.

Khi sử dụng thì ngâm với nước lạnh có pha một chút xíu muối trong vòng vài giờ để củ cải nhạt bớt rồi tùy ý chế biến các món như xào, kho với đậu phụ, làm ca la thầu, hầm lấy nước dùng... hoặc đơn giản là thái nhỏ xào qua rồi ăn với cháo rất ngon.

Củ cải muối này để lâu sẽ nên thuốc, mùa đông ăn ấm người, khỏi ho và rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Tiếc là tôi không chụp lại ảnh quá trình làm. Ra giêng tôi làm tiếp và sẽ giới thiệu ảnh với các bác.

Chúc các bác thành công.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jan 12 2011, 01:12 PM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,080
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Coden ơi Coden
Hôm nào mang cho chị xin 1 ít dùng thử nhé.

Thôi sang năm sẽ trồng củ cải ở Bãi giữa và sẽ làm y như trên thôi
Bãi giữa hiện có một cậu chàng ăn chay ngồi thiền đang ở đó rồi
Khỏe quá
Củ cải sạch Bãi giữa?
Tuyệt vời!
Chả củ cải ở đâu ngon cho bằng được trồng ở Bãi giữa cả.

Hoan hô Coden!


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
KinhThanh
bài Feb 20 2011, 12:09 AM
Bài viết #4


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 405
Gia nhập vào: 29-July 09
Thành viên thứ.: 4,110



Củ cải, phương Đông, nguyên = Radishes, oriental, raw = 100g ( củ cải trắng dài to lớn )
Nước_____________________g 94.62
Energy, năng lượng_______kcal 18
Protein____________________g 0.60
Total lipid (fat ) _____________g 0.10
Carbohydrate,by difference____g 4.10
Fiber, Chất xơ _____________g 1.6
Sugars, total ( đường ,tổng )__g 2.50

Calcium, Ca______________mg 27
Iron, Fe__________________mg 0.40
Magnesium,Mg ___________mg 16
Phosphorus, P____________mg 23
Potassium, K_____________mg 227
Sodium, Na ______________mg 21
Zinc , Zn_________________mg 0.15
Copper ,Cu_______________mg 0.115
Manganese,Mn ___________mg 0.038
Selenium _______________mcg 0.7

Vitamin C________________mg 22.0
Thiamin ,B-1 _____________mg 0.020
Riboflavin, B-2 ____________mg 0.020
Niacin ,PP;B-3____________mg 0.200
Pantothenic acid,B-5_______mg 0.138
Vitamin B-6 ______________mg 0.046
Folate, total B-9__________mcg 28
Folic acid B-9____________mcg 28
Folate, food B-9__________mcg 28
Folate, DFE B-9__________mcg 7.3
Choline, total______________mg 0.1
Vitamin K _______________mcg 0.3


Củ cải xanh, nguyên = Turnip greens, raw = 100g ( củ to ,hơi tròn ,màu xanh tím )
Nước_____________________g 89.67
Energy, năng lượng_______kcal 32
Protein____________________g 1.50
Total lipid (fat)______________g 0.30
Carbohydrate,by difference____g 7.13
Fiber, Chất xơ _____________g 3.2
Sugars, total ( đường ,tổng )__g 0.81

Calcium, Ca______________mg 190
Iron, Fe__________________mg 1.10
Magnesium,Mg ___________mg 31
Phosphorus, P____________mg 42
Potassium, K_____________mg 296
Sodium, Na ______________mg 40
Zinc , Zn_________________mg 0.19
Copper ,Cu_______________mg 0.350
Manganese,Mn ___________mg 0.466
Selenium _______________mcg 1.2

Vitamin C________________mg 60.0
Thiamin ,B-1______________mg 0.070
Riboflavin, B-2_____________mg 0.100
Niacin ,PP;B-3 ____________mg 0.600
Pantothenic acid,B-5 _______mg 0.380
Vitamin B-6_______________mg 0.263
Folate, total B-9___________mcg 194
Folate, food B-9___________mcg 194
Folate, DFE B-9___________mcg 194
Vitamin A _______________mcg 579
Carotene, beta ___________mcg 6952
Lutein + zeaxanthin _______mcg 12825
Vitamin E (alpha-tocopherol)_mg 2.86
Vitamin K _______________mcg 251.0


- 2 loại củ cải này , bạn nên dùng loại nào ??
dùng loại giàu canxi hay ít canxi
------------------------------------
đây là tài liệu nói đến Củ Cải :
http://tuetinhlienhoa.com.vn/cms/article/duochoc/vanl/1175/

LA BẶC TỬ

Xuất xứ : Bản Thảo Cương Mục.

Tên khác : Lô Bặc Tử, Tử Hoa Tòng (Bản Thảo Cương Mục) , Thổ Tô Tử (Nhĩ Nhã), Ôn Tòng, Địa Khô Lâu, Địa Khô La, La Ba Tử, La Điền Tử, Khương Tinh Tử, Đặng Tùng Tử, Đường Thanh Tử, Lai Bặc Tử (Hòa Hán Dược Khảo), Lai Phục Tử (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Sở Tùng Tử (Bản Thảo Đồ Kinh), Phá Địa Chùy (Quảng Vận), Hạ Sinh ( Vương Trinh Nông Thư), Hạt Củ Cải, Rau Lú Bú (Việt Nam).

Tên khoa học : Semen raphani Sativi.

Họ khoa học : Thuộc họ Cải ( Brasicaceae).

Mô Tả : Cây thảo, sống hàng năm. Rễ củ phình to. Lá hình mũi mác. Hoa tự chùm, mầu trắng hoặc hơi tím hồng, cánh hoa có vân. Quả loại cải, không mở, thắt lại giữa , các hạt xếp thành hình chuỗi tràng hạt, xốp. Mùa hoa từ tháng 4-7, mùa quả từ tháng 6-9.

Địa lý : Trồng khắp nơi vào mùa Thu, Đông để lấy củ ăn.

Thu hái, sơ chế : Đến mùa quả già (mùa hè, thu), hái cả cây, phơi khô, đập lấy hạt, bỏ vỏ, loại bỏ tạp chất, phơi khô.

Phần dùng làm thuốc : Hạt. Hạt hình tròn, dẹp, có mặt lưng khum, mặt bụng tạo nên 1 cạnh lồi ở giữa, dài chừng 2,5-4mm, rộng 2-3mm, màu nâu đỏ hoặc nâu đen.

Mô tả dược liệu: Lai phục tử hình bầu dục hoặc gần hình tròn trứng, hơi dẹp, đường kính 0,4cm. Ngoài mầu hồng, một bên có mấy rãnh dọc, một đầu có 1 chấm nhỏ mầu nâu. Soi kính lúp thấy toàn thể đều có vằn mắt võng, nhỏ, dầy. Chất cứng. Đập vỡ có nhân mầu trắng ngà hoặc vàng, có dầu, không mùi, vị ngọt, hơi cay (Dược Tài Học).

Bào chế :

+ Sẩy sạch tạp chất, rửa sạch đất, vớt ra, phơi khô. Khi dùng giã nát ra là được (Dược Tài Học).

+ Rửa sạch hạt. Nếu dùng tiêu đờm thì dùng sống. Muốn tiêu thực thì dùng sao (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Bảo quản : Đóng kín, tránh ẩm.

Thành phần hóa học :

+ Trong Lai Phục Tử có : Erucic acid, Oleic acid, Linolenic acid, Linoleic acid, Glycẻol sinapate, Raphanin ( Trung Dược Học).

+ Củ tươi chứa Glucose, Pentosan, Adenin, Arginin, Histidin, Cholin, Trigonellin, Diastase, Glucosidase, Oxydase catalase, Allyl isothiocyanat, Oxalic acid, Vitamin A,B, C.

Tác dụng dược lý :

*Tác dụng kháng khuẩn : Chất Raphanin trong Lai phục tử có tác dụng ức chế đối với Staphylococus aureus, Streptococus pneumoniae và E.Coli.

*Tác dụng chống nấm : Nước sắc Lai phục tử, ngâm kiệt, có tác dụng ức chế nhiều loại nấm gây bệnh ngoài da.

*Thành phần có tác dụng kháng khuẩn là Bạc tử tố ( Raphanin), in vỉto, thuốc trộn lẫn với ngoại độc tố vi khuẩn, thuốc có tác dụng rõ rệt. Nếu Raphanin hòa loãng 1:2000 có thể trung hòa 5 liều chíù tử của độc tố Tetanos ( uốn ván). Nếu pha loãng 1:500 thuốc có thể trung hòa 4 liều chí tử của độc tố bạch hầu.

*Nước chiết xuất của Lai phục tử có tác dụng hạ áp từ từ mà rõ rệt và kéo dài.

*Bài thuốc ‘Cốt Chất Tăng Sinh Hoàn’ (La bặc tử, Thục địa, Kê huyết đằng, Nhục thung dung, Dâm dương hoắc, Cốt toái bổ) có tác dụng kháng viêm rõ. Trong bài thuốc, thành phần kháng viêm là Thục địa, Nhục thung dung và La bặc tử. Bài thuốc có tác dụng hưng phấn hệ thống tuyến yên, vỏ thượng thận, đó là cơ sở của tác dụng kháng viêm (Trung Dược Học).

Tính vị :

+Tính ôn, vị cay (Trấn Nam Bản Thảo).

+Vị cay, tính nhiệt ( Ngọc Thư Bản Thảo).

+Vị cay, ngọt, tính bình ( Trung Dược Học).

+Vị ngọt, cay, tính bình (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Quy kinh :

+Vào kinh Phế, Tỳ ( Trấn Nam Bản Thảo).

+Vào kinh Tỳ, Vị ( Dược Phẩm Hóa Nghiã).

+Vào kinh Phế, Vị, Tỳ ( Trung Dược Học).

+Vào kinh Phế, Tỳ (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Tác dụng :

+Thổ phong đờm, tiêu thủng độc (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

+Hạ khí, định suyễn, trừ đờm,tiêu thực, trừ đầy trướng, lợi đại tiểu tiện, chỉ khí thống (Bản Thảo Cương Mục).

+Dùng sống có tác dụng thổ phong đờm, khoan hung cách, thác sang chẩn. Dùng chín có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, công kiên tích, lỵ ( Y Lâm Soạn Yếu Thám Nguyên).

+Hạ khí, yên suyễn, hóa đờm, tiêu thực (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Chủ Trị :

+Trị hạ lợi hậu trọng (lỵ) lở ngứa, ban sởi (Bản Thảo Cương Mục).

+Trị ngực đầy, bụng trướng, khí trệ gây đau, lỵ, ho suyễn có đờm (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Liều dùng : 6-10g sắc nước hoặc sao, tán thành bột.

Kiêng kỵ :

+ Khí hư : cẩn thận khi dùng ( Trung Dược Học).

+ Người hư yếu, cơ thể thuộc loại chân khí hư: không nên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Lai phục tử làm hao khí, vì vậy người vốn khí bị hư, không có thực tích, đờm trệ: không nên dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Đơn thuốc kinh nghiệm :

+ Trị phản vị, ế cách : La bặc, tẩm mật, chưng, nghiền nát, ăn (Phổ Tế phương).

+ Trị trẻ nho ho suyễn, thở khò khè: La bặc tử, Ma hoàng, Đăng tâm thảo, Tạo giáp tử, Cam thảo. Tán bột, mỗi lần dùng 4g ( La Bặc Tử Tán – Chứng Trị Chuẩn Thằng).

+ Trị phế quản viêm mạn, ho, khó thở, đờm nhiều: La bặc tử (sao) 10g, Tô tử (sao) 10g, Bạch giới tử (sao) 3g. tán nhuyễn, cho vào túi vải, sắc với 500ml nước còn 200ml, chia làm 3 lần uống (Tam Tử Dưỡng Thân Thang – Hàn Thị Y Thông).

+ Trị mùa đông cóng lạnh, bị mọc nhọt sưng đau chưa vỡ: Lấy 1 củ Cải, cắt ngang, cho vào lửa nướng chín, cắt bỏ chỗ cháy đen, sát vào chỗ đau, nguội thì thay miếng khác, làm như vậy vài ba lần thì khỏi (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Trị táo bón nơi người lớn tuổi : La bặc tử, cho nhỏ lửa, sao vàng, 30-40g, uống với nước ấm, ngày 2-3 lần. Dương-Kiện đã dùng trị 32 cas trên 60 tuổi, kết quả sau khi uống thuốc dưới 12 giờ thì đi tiêu 20 cas, từ 12-24 giờ đi ngoài : 9 cas, trên 24 giờ vẫn chưa đi tiêu được : 3 cas, tỉ lệ kết quả : 90,6% (Trùng Khánh Y Dược Tạp Chí 1986, 6:46).

+Trị huyết áp cao :

* Dùng liều trung bình (6-10g/ ngày) cho bệnh nhân uống. Theo dõi 467 cas huyết áp cao: có kết quả 86,94%, kết quả rõ rệt : 49,8%, triệu chứng lâm sàng có cải thiện : 92% (Lai Minh, Thông Tin Nghiên Cứu Y Học 1986, 6:185).

* Lấy La bặc tử sắc nước cô đặc, nấùu thành cao, chế thành viên, mỗi lần uống 5 viên (tương đương 30g thuốc sống), ngày uống 3 lần, trị trong 1 tháng. Đã dùng cho 179 cas huyết áp cao giai đoạn I, kết quả đạt 90% (Lưu-Kế-Tang, Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1986, 2:110).

+ Trị rối loạn tiêu hóa, thực tích, bụng đầy, miệng hôi, táo bón: La bặc tử (sao) 10g, Chỉ xác 6g, Tiêu thần khúc 12g, sắc nước uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị kiết ly cấp: Lai phục tử 12g, Tỏi 4g, giã nát, uống với nước nóng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+Trị phế quản viêm mạn, ho, khó thở, đờm nhiều:

1) La bặc tử (sao), Tô tử (sao), đều 10g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

2) La bặc tử (sao), Hạnh nhân đều 10g, Cam thảo (sống) 6g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tham khảo :

+ “La bặc căn, để sống thì có vị cay, tính hàn, nấu chín thì vị ngọt, tính bình. Củ nó ăn sống được, lá nó nên nấu chín. La bặc căn có tác dụng ức chế được chất độc của bột mì và đậu phụ. Kiêng dùng La bặc tử chung với Hà thủ ô và Địa hoàng. Nếu ăn chung thì râu tóc chóng bạc. La bặc tử tiêu được thức ăn ngũ cốc, trừ đờm tích, chận cơn ho, giải tiêu khát. Giã vắt lấy nước cốt, mài với mực tàu cho vào họng ăn ngăn được thổ huyết, hạ huyết rất nhanh. Sách ‘Bản Thảo Diễn Nghĩa’ ghi : Để tán khí thì dùng với Sinh khương, để hạ khí xuống thì dùng La bặc. Tuy nhiên, nấu nước uống nhiều thì sẽ bị đình lại ở chấn thủy, gây ra chứng dật ẩm vì La bặc tử nhiều vị ngọt mà ít cay. Ông Chu Đan Khê nói : La bặc trị đờm có công dụng xuyên tường đổ vách, người hư yếu uống vào thì hơi khí bị ngắn, khó thở ” (Dược Phẩm Vậng Yếu).

+ “La bặc tử trị đờm có công dụng xuyên tường đổ vách” (Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di).

+ “La bặc tử có tác dụng thông ứ, lợi khí. Để sống thì năng thăng lên, chín thì có tác dụng giáng xuống. Thăng thì làm thổ phong đờm, tán phong hàn, phát sang chẩn. Giáng thì làm yên cơm suyễn, ho, làm yên chứng lỵ, chận đau bên trong (Bản Thảo Cương Mục).

+ “La bặc tử, vô luận là sống hoặc sao đều có thể thuận khí, khai uất, tiêu trừ trướng mãn, là laọi thuốc hóa khí chứ không phải phá khí. Phàm thuốc lý khí, uống độc vị và uống lâu thì tổn thương khí, còn La bặc tử, sao chín, tán thành bột, sau mỗi bữa ăn uống 1 ít để tiêu thực, thuận khí thì không tổn thương khí, vì thuốc giúp ăn nhiều hơn, phần khí được bổ dưỡng” (Y Học Trung Trung Tham Tây Lục).

+ “Thuốc nên sao lên để cho vào thuốc thang vì dùng sống dễ gây buồn nôn” (Trung Dược Học).

+ “Thường sơn gây nôn đờm sốt rét; Qua đế gây nôn đờm nhiệt, Ô phụ tiêm gây nôn đờm thấp; La bặc tử gây nôn đờm khí; Lê lô gây nôn đờn phong, dùng đúng sở trường của mỗi vị thì rất hiệu nghiệm” (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ “Lai bặc tử dùng sống, dùng sao, tác dụng hoàn toàn khác nhau. Dùng sống có thể thăng hoặc tán; dùng sao có thể giáng, có thể tiêu. Lai bặc tử tục gọi là La bặc, hàm lượng nhiều nước, ăn sống thì thăng khí, ăn chín thì giáng khí, tiêu thực, khón trung, hóa đờm, tán ứ. Rau cải củ gọi là Lai bac anh, có thể cầm được tiêu chảy lâu ngày. Lai bặc tử có thể làm giảm bớt sức bổ của vị Nhân sâm và Thục địa. Nếu uống những loại thuốc bổ có Nhân sâm , Thục địa, nên kiêng cây Củ cải và cả hạt nữa” (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Go to the top of the page
 
+Quote Post
Depad
bài Nov 20 2014, 09:34 AM
Bài viết #5


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 677
Gia nhập vào: 16-May 13
Từ: Nha Trang - Khánh Hòa
Thành viên thứ.: 94,101



QUOTE(Coden @ Jan 11 2011, 12:12 PM) *
Củ cải rất tốt cho hệ tiêu hóa và hô hấp, nếu dùng nó đúng cách.

Tôi đã thử nghiệm cách chế biến củ cải muối rất ngon và để được lâu, thậm chí để lâu càng tốt. Món này dùng để hầm chung với các thực phẩm khác sẽ cho nước dùng rất thơm ngon và ngọt, nhất là chế biến các món canh chay thực dưỡng.

Nguyên liệu :

- Củ cải trắng : 10kg
- Muối hạt : 1.5-1.7kg (15-17%)
- Một bó tía tô già cả cành, vòi quả, lá, chặt khúc ngắn cỡ 10-15cm

Chế biến :

Củ cải chọn loại củ vừa phải, đường kính khoảng 3.5-4cm, không xây sát và phải còn một chút cuống lá trên đầu củ (khoảng 1cm cuống) cùng với đuôi rễ cuối củ. Có nghĩa là củ phải còn nguyên vẹn, không bị cắt phạm vào củ. Nên làm tối thiểu khoảng 10kg củ cải tươi vì khi chúng héo đi còn rất ít.

Rửa sạch củ rồi để vào rổ hoặc nong 1 ngày, chỗ nắng nhẹ hoặc có gió cho ráo nước hoàn toàn và các vết xây sát trên củ hoặc cuống lá lành lặn trở lại. Lúc này củ cải đã hơi héo.
Chuẩn bị một cái vại khô, sạch hoặc xô sơn để muối. Nếu dùng xô sơn thì nên dùng một túi nilon sạch và dày như túi đựng chăn, lót vào trong xô sơn để muối củ cải vào túi đó, không muối trực tiếp vào xô, xô chỉ đóng vai trò là vật cố định.

Lót 20% muối xuống đáy vại rồi xếp củ cải lên, củ to bên dưới. Cứ một lớp củ cải thì rắc một lượt muối và một lượt tía tô cho đến hết. Trên cùng phủ một lượt muối dày, dùng các thanh tre gài kỹ củ cải lại rồi đậy thật kín, tránh ruồi muỗi. Nếu dùng xô sơn thì túm phần nilon thừa cho sát mặt của cải rồi dùng dây buộc thật chặt lại và đậy kín nắp xô sơn.

Sau 3 ngày thì nước trong củ cải sẽ tự tiết ra ngập hết củ. Việc gài tre và buộc túi nilon sát mặt củ cải là đảm bảo củ cải phải luôn ngập trong nước, nếu củ nổi sẽ bị hỏng.

Cứ ngâm nguyên như vậy (không đảo) khoảng 20 ngày hoặc hẳn 21 ngày cho “huyền bí” là được. Lúc này củ cải sẽ nhăn nheo và dẻo, nếu cắt ngang ra xem thì thấy ruột củ cải đã trở nên hơi trong như thạch đến tận lõi. Tiếp theo là giai đoạn phơi.

Phơi khô :

Vớt củ cải ra, xếp đều lên nong và phơi nơi nắng nhẹ, có gió. Nước ngâm củ lọc sạch xác tía tô và các mảnh vụn khác rồi đổ trở lại dụng cụ ngâm, không được cho thêm nước. Ngày phơi củ cải, chiều tối lại bỏ trở lại vào nước ngâm củ đã lọc, sáng đem ra phơi, cứ như thế khoảng 5 ngày rồi không bỏ trở lại nước ngâm nữa mà phơi thẳng cho đến khi khô quắt lại. Lúc này củ cải có màu vàng nâu, mùi thơm hấp dẫn, bên ngoài củ bám một lớp tinh thể muối óng ánh trắng tinh là đạt yêu cầu.

Bảo quản :

Xếp củ cải vào một cái vại khô và đậy lại là được, tức là không quá kín, hoặc lót giấy như giấy bao xi măng vào thùng gỗ rồi xếp củ cải vào đó, gói kín lại cũng tốt. Lâu lâu kiểm tra nếu lớp muối óng ánh bị ẩm ướt thì đem ra phơi cho khô lại.

Chú ý : Trong quá trình ngâm, phơi, bảo quản không được để củ cải dính nước mưa, nước lã. Nếu dính nước củ cải sẽ bị nhớt và hỏng.

Khi sử dụng thì ngâm với nước lạnh có pha một chút xíu muối trong vòng vài giờ để củ cải nhạt bớt rồi tùy ý chế biến các món như xào, kho với đậu phụ, làm ca la thầu, hầm lấy nước dùng... hoặc đơn giản là thái nhỏ xào qua rồi ăn với cháo rất ngon.

Củ cải muối này để lâu sẽ nên thuốc, mùa đông ăn ấm người, khỏi ho và rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Tiếc là tôi không chụp lại ảnh quá trình làm. Ra giêng tôi làm tiếp và sẽ giới thiệu ảnh với các bác.

Chúc các bác thành công.


Cách làm rất cụ thể, cảm ơn bác Coden nhiều. Em cũng muốn làm vì bây giờ bắt đầu mùa củ cải rồi. Nhưng mất công quá bác nhỉ? Phơi phóng suốt như vậy hi hi hi.... Chờ mong ảnh chụp của bác để có động lực ủn mông ạ!
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 8th May 2024 - 01:33 AM