IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

4 Trang V  < 1 2 3 4 >  
Reply to this topicStart new topic
> Vì sao trong giới luật, Phật không cho đệ tử của Ngài ca hát và nghe ca hát?, Trích từ Kinh Tương ưng
member
bài Apr 30 2012, 07:51 AM
Bài viết #11


Thành viên dự bị
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,632
Gia nhập vào: 11-February 11
Thành viên thứ.: 93,759



QUOTE(justmevn @ Apr 27 2012, 11:54 PM) *
Có thấy đoạn kinh nào ghi lại chuyện có người hỏi ngược lại không nhỉ: rằng có người nói: "Người vũ kịch nào, trên sân khấu hay giữa kịch trường, với các điệu bộ giả sự thật, làm quần chúng vui cười, thích thú; người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh một trong hai sanh thú: một là địa ngục, hai là súc sanh", Thế Tôn nói sao về việc này?

Chưa biết là Phật sẽ trả lời sao smile.gif

Lời Phật dạy, chưa chắc là dạy cho tất cả mọi người. Mà là: đúng người, đúng chỗ, đúng thời điểm, và đem lại ích lợi.

Mọi người sống trên đời, có chắc đấy không phải đang nhập vai quá đạt hay không?


Do đâu mà bạn tuyên bố lời Phật dạy chưa chắc đúng cho tất cả mọi người thế . Hay phải chăng bạn là Phật tái sinh và đang đính chính lại lời của mình.


--------------------
Theo các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, giống như một số loại bụi khác có trong môi trường lao động, tất cả các dạng amiăng (tấm lợp amiăng dùng phổ biến ở VN) đều có thể gây ung thư và một số bệnh trầm trọng khác cho con người. Sợi amiăng có thể gây độc hại cho phổi sau 10-20 năm, gây ra một số các căn bệnh như bệnh phổi, ung thư màng phổi và ung thư phổi.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
home
bài Apr 30 2012, 10:54 AM
Bài viết #12


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 377
Gia nhập vào: 6-April 10
Thành viên thứ.: 11,098



Cho minh xin chia sẻ, cũng có người nhắc đến vấn đề nay ở trên rồi đó.
Cũng có ví dụ rồi,
Mình xin lấy thêm một ví dụ nưa.
Bây giờ một người với tâm tham đầy mình đến xin Phật chỉ dạy , thì Phật sẽ nói là bỏ bớt tâm tham đi sẽ hạnh phúc.
Một người khác với tâm sân chất chứa xin Phật chỉ dạy , thì Phật sẽ nói là bỏ bớt tâm tâm sân đi sẽ hạnh phúc.
Bây giờ một người tâm tham nhiều mà áp dụng cách bỏ bớt sân đi có lẽ không ổn.
Đấy là ví dụ cách thức Đức Phật chỉ dậy là như vậy,
Giả thuyết mang tính tương đối , nhưng vẫn rất logic là như vậy.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
BBT
bài Apr 30 2012, 04:30 PM
Bài viết #13


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 183
Gia nhập vào: 9-January 12
Thành viên thứ.: 93,900



QUOTE(home @ Apr 30 2012, 10:54 AM) *
Cho minh xin chia sẻ, cũng có người nhắc đến vấn đề nay ở trên rồi đó.
Cũng có ví dụ rồi,
Mình xin lấy thêm một ví dụ nưa.
Bây giờ một người với tâm tham đầy mình đến xin Phật chỉ dạy , thì Phật sẽ nói là bỏ bớt tâm tham đi sẽ hạnh phúc.
Một người khác với tâm sân chất chứa xin Phật chỉ dạy , thì Phật sẽ nói là bỏ bớt tâm tâm sân đi sẽ hạnh phúc.
Bây giờ một người tâm tham nhiều mà áp dụng cách bỏ bớt sân đi có lẽ không ổn.
Đấy là ví dụ cách thức Đức Phật chỉ dậy là như vậy,
Giả thuyết mang tính tương đối , nhưng vẫn rất logic là như vậy.


Mình hiểu là:

Tham, sân, si là 2 trong 5 kiết sử. Con đường của Phật giáo là ly dục, ly tham, đoạn diệt, chặt đứt các thượng/hạ phần kiết sử. Phải ly 10 cái này chứ không phải chỉ có 1 tham hay Sân đâu bạn à.

(Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ, Dục tham, Sân : 5 hạ phần kiết sử

Sắc ái, Vô sắc ái, Mạn, Trạo cử, Vô minh : năm thượng phần kiết sử.)

Khi mình đoạn tham giảm thì cái sân cũng giảm theo, các pháp này nó có liên quan nhau.

Từ bỏ đc tham sân si khó quá, nếu ly đc dục thì mới nhập được Sơ thiền, đó là một công trình tu tập: Bạn có thể tham khảo lộ đạo mà Phật có dạy tại đây http://www.paliviet.info/VHoc/15/15_107.pdf
Go to the top of the page
 
+Quote Post
justmevn
bài Apr 30 2012, 06:48 PM
Bài viết #14


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 840
Gia nhập vào: 5-September 09
Từ: Sài gòn
Thành viên thứ.: 4,720



QUOTE(member @ Apr 30 2012, 07:51 AM) *
Do đâu mà bạn tuyên bố lời Phật dạy chưa chắc đúng cho tất cả mọi người thế . Hay phải chăng bạn là Phật tái sinh và đang đính chính lại lời của mình.



Nếu lời Phật dạy mà đúng cho tất cả mọi người thì chỉ cần Ngài viết sách quăng lại cho tất cả mọi người đọc là xong rồi chứ gì? Có biết tại sao không một vị khai mở một đạo nào đó viết sách không? Vì sách là tử ngữ, là những câu chữ chết, viết xong cái nó đã lỗi thời rồi.

Phật ở trước mặt bạn thuyết pháp chưa chắc bạn đã hiểu, nói chi tới vài ngàn năm sau đọc Kinh.


--------------------
There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
justmevn
bài Apr 30 2012, 07:00 PM
Bài viết #15


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 840
Gia nhập vào: 5-September 09
Từ: Sài gòn
Thành viên thứ.: 4,720



Tham sân si: chúng đều bắt nguồn từ nỗi sợ. Tham là sợ thiếu, sân là sợ mất, si là sợ tỉnh dậy.

Từ bi hỷ xả: chúng bắt nguồn từ tình yêu.

Đơn giản hóa thì chỉ rút lại còn nỗi sợ và tình yêu, như Âm và Dương vậy. Khi nỗi sợ (bóng tối) ở đó thì tình yêu (ánh sáng) chưa ngự trị. Có tình yêu thì nỗi sợ sẽ tan.

Phật dạy vô úy, Chúa thì nói: con đừng sợ, có ta ở cùng con.

Đừng đi theo con đường tiệt trừ cái sợ (tham sân si), con đường của đè nén đàn áp. Đừng hỏi bóng tối đi đâu, đừng nghĩ tới chuyện đuổi bóng tối đi mà không thắp lên ánh sáng. Hãy dùng phương pháp thay thế, giống như thay đổi thói quen xấu vậy. Thay vì ngồi một chỗ cố gắng bỏ hút thuốc mỗi khi cơn thèm tới, hãy ra ngoài hít thở không khí trong lành, chẳng hạn.


--------------------
There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
BBT
bài May 1 2012, 07:22 AM
Bài viết #16


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 183
Gia nhập vào: 9-January 12
Thành viên thứ.: 93,900



(IX) (209) Thuyết Pháp Với Giọng Ca

1. - Này các Tỷ-kheo, có năm điều nguy hại với người thuyết pháp với giọng ca kéo dài. Thế nào là năm?

2. Tự mình say đắm trong âm giọng ấy; người khác say đắm trong âm giọng ấy; các người gia chủ phê bình: "Như chúng ta hát, cũng vậy, các Sa-môn Thích tử này ca hát"; vì vị ấy cố gắng rèn luyện cho âm thanh điêu luyện nên định bị gián đoạn; các thế hệ sau bắt chước.

Này các Tỷ-kheo, có năm điều nguy hại với người thuyết pháp với giọng ca kéo dài.

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh...gchi05-1926.htm
Go to the top of the page
 
+Quote Post
home
bài May 1 2012, 08:36 AM
Bài viết #17


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 377
Gia nhập vào: 6-April 10
Thành viên thứ.: 11,098



QUOTE(BBT @ Apr 30 2012, 04:30 PM) *
Mình hiểu là:

Tham, sân, si là 2 trong 5 kiết sử. Con đường của Phật giáo là ly dục, ly tham, đoạn diệt, chặt đứt các thượng/hạ phần kiết sử. Phải ly 10 cái này chứ không phải chỉ có 1 tham hay Sân đâu bạn à.

(Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ, Dục tham, Sân : 5 hạ phần kiết sử

Sắc ái, Vô sắc ái, Mạn, Trạo cử, Vô minh : năm thượng phần kiết sử.)

Khi mình đoạn tham giảm thì cái sân cũng giảm theo, các pháp này nó có liên quan nhau.

Từ bỏ đc tham sân si khó quá, nếu ly đc dục thì mới nhập được Sơ thiền, đó là một công trình tu tập: Bạn có thể tham khảo lộ đạo mà Phật có dạy tại đây http://www.paliviet.info/VHoc/15/15_107.pdf

Căn cơ trình độ của mỗi người khác nhau, tùy theo trình độ của người đó như thế nào thì Đức Phật chỉ dạy như vậy.
Nếu tâm bạn chưa phục thì mình xin lấy ví dụ khác , ở trong kinh điển hẳn hoi.
Nhưng mình không nhớ chính xác, đó là câu chuyện về 2 anh em cùng xuất gia làm tỳ kheo, nhưng người anh với tư chất thông minh lĩnh hội rất nhanh, còn người em thì một bài kệ cũng không thuộc, thế là Đức Phật mới chỉ cho cách học một câu, học thuộc lòng và cho đi quét lá, hay đại loại lau cái gì đó. Đức Phật chẳng có dạy gì về đoạn tận tham sân si hay mười kiết sử gì cả. Và người em kết quả là cũng chứng đắc Alahan.
Còn trường hợp khác thì có một Balamon chặn Phật giữa đường lúc Đức Phật đi khất thực, Đức Phật không chỉ dậy, nhưng vị Balamon do cố gắng cầu xin Đức Phật 3 lần, và Đức Phật chỉ đọc bài kệ đại khái là thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe ....hình như chỉ có 4 câu. Sau đó vị Balamon đó suy tư về câu kệ đó và cũng đắc thánh đạo.

Vậy có sự khác nhau chưa bạn, khác nhau về đạo lộ.
Cũng có thể cái đạo lộ tu tập nó cũng giống như đạo lộ bạn chỉ ra, nhưng nó xảy ra quá nhanh , roẹt một cái là xong.





Go to the top of the page
 
+Quote Post
BBT
bài May 1 2012, 03:52 PM
Bài viết #18


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 183
Gia nhập vào: 9-January 12
Thành viên thứ.: 93,900



QUOTE(home @ May 1 2012, 08:36 AM) *
Căn cơ trình độ của mỗi người khác nhau, tùy theo trình độ của người đó như thế nào thì Đức Phật chỉ dạy như vậy.
Nếu tâm bạn chưa phục thì mình xin lấy ví dụ khác , ở trong kinh điển hẳn hoi.
Nhưng mình không nhớ chính xác, đó là câu chuyện về 2 anh em cùng xuất gia làm tỳ kheo, nhưng người anh với tư chất thông minh lĩnh hội rất nhanh, còn người em thì một bài kệ cũng không thuộc, thế là Đức Phật mới chỉ cho cách học một câu, học thuộc lòng và cho đi quét lá, hay đại loại lau cái gì đó. Đức Phật chẳng có dạy gì về đoạn tận tham sân si hay mười kiết sử gì cả. Và người em kết quả là cũng chứng đắc Alahan.
Còn trường hợp khác thì có một Balamon chặn Phật giữa đường lúc Đức Phật đi khất thực, Đức Phật không chỉ dậy, nhưng vị Balamon do cố gắng cầu xin Đức Phật 3 lần, và Đức Phật chỉ đọc bài kệ đại khái là thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe ....hình như chỉ có 4 câu. Sau đó vị Balamon đó suy tư về câu kệ đó và cũng đắc thánh đạo.

Vậy có sự khác nhau chưa bạn, khác nhau về đạo lộ.
Cũng có thể cái đạo lộ tu tập nó cũng giống như đạo lộ bạn chỉ ra, nhưng nó xảy ra quá nhanh , roẹt một cái là xong.


Mình tìm hiểu thì thấy có nhiều bài kinh Đức Phật nói đến Đạo lộ tu tập, bài kinh đó là 1 ví dụ điển hình. Và không có lộ trình nào không LY DỤC cả, Phật dạy: "Ly dục ly ác pháp nhập Sơ thiền", bài kinh sau là 1 ví dụ http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh...o/trung119.htm:

(Các bậc Thiền)

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm và tứ. Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.


Còn vd của bạn về câu nói trong cái thấy chỉ là cái thấy, trong cái nghe chỉ là cái nghe ..v.v.. đó là Phật dạy Ngài Bàhiya, khi Đức Phật đang khất thực. Nếu bạn đọc tiếp về Ngài thì sẽ thấy có đoạn Ngài xin Phật vào rừng xoài sống độc cư 1 mình, nhưng Phật không cho, sau mới cho. Điều đó, chứng tỏ Ngài có 1 quá trình tu tập chứ không phải không có tu tập, roẹt 1 cái là xong smile.gif

Trong bài kinh http://www.paliviet.info/VHoc/15/15_107.pdf, rõ ràng Phật dạy có một trình tự, có một lộ trình tu tập.

Trong thời gian rãnh rỗi (dưỡng bệnh), mình đọc Tạng kinh Nykaya thấy cái gì đó thú vị (chỉ là tư kiến thôi) rồi post lên đây, rãnh thì lại vào đọc tiếp, hy vọng không làm phiền website _()_
Go to the top of the page
 
+Quote Post
home
bài May 1 2012, 09:49 PM
Bài viết #19


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 377
Gia nhập vào: 6-April 10
Thành viên thứ.: 11,098



QUOTE(BBT @ May 1 2012, 03:52 PM) *
Mình tìm hiểu thì thấy có nhiều bài kinh Đức Phật nói đến Đạo lộ tu tập, bài kinh đó là 1 ví dụ điển hình. Và không có lộ trình nào không LY DỤC cả, Phật dạy: "Ly dục ly ác pháp nhập Sơ thiền", bài kinh sau là 1 ví dụ http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh...o/trung119.htm:

(Các bậc Thiền)

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm và tứ. Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.


Còn vd của bạn về câu nói trong cái thấy chỉ là cái thấy, trong cái nghe chỉ là cái nghe ..v.v.. đó là Phật dạy Ngài Bàhiya, khi Đức Phật đang khất thực. Nếu bạn đọc tiếp về Ngài thì sẽ thấy có đoạn Ngài xin Phật vào rừng xoài sống độc cư 1 mình, nhưng Phật không cho, sau mới cho. Điều đó, chứng tỏ Ngài có 1 quá trình tu tập chứ không phải không có tu tập, roẹt 1 cái là xong smile.gif

Trong bài kinh http://www.paliviet.info/VHoc/15/15_107.pdf, rõ ràng Phật dạy có một trình tự, có một lộ trình tu tập.

Trong thời gian rãnh rỗi (dưỡng bệnh), mình đọc Tạng kinh Nykaya thấy cái gì đó thú vị (chỉ là tư kiến thôi) rồi post lên đây, rãnh thì lại vào đọc tiếp, hy vọng không làm phiền website _()_


Cám ơn bạn về thông tin về Ngài Bàhiya:

Cách chỉ dậy của Đức Phật cho Ngài Bàhiya là như vầy (như vầy):


"Ditthe dittha - mattam bhavissati
Sute suta - mattam bhavissati
Mute muta - mattam bhavissati
Vinnàte - vinnàta - mattam bhavissati".

"Khi trông thấy vật gì, anh chỉ nên thấy vật ấy mà thôi.
Khi nghe tiếng gì, anh chỉ nên nghe tiếng ấy mà thôi.
Khi có một ý tưởng nào, anh chỉ nên nhận thức ý tưởng ấy mà thôi.
Khi có sự hiểu biết nào, anh chỉ nên nhận thức sự hiểu biết ấy mà thôi".

Do trình đô căn cơ của Ngài Bahiya quá cao rồi ,
Ngài bị bò húc và nhập Niết bàn ngay sau đó.
Ngài Phước Hậu cũng có một bài kệ rất hay , gần giống với bài kệ trên.

Nguyên văn bài Thi kệ Ngài dạy :

"Kinh điển lưu truyền tám vạn tư,

Học hành không thiếu cũng không dư,

Năm nay nghĩ lại chừng quên hết,

Chỉ nhớ trên đầu một chữ NHƯ."

Như thị , thấy chỉ là thấy ...


Còn Ngài mà quét rác, lau chùi mình nhớ ra rồi, tự nhiên đúng lúc này nhớ ra tên là Châu Lợi Bàn Đặc

Mình xỉn chia sẻ vấn đê qua góc nhìn còn hơi thiển cận của mình là như vậy. Có thể đạo lộ thì đúng như bạn nói, mình cũng không đủ trình độ mà đề cập đến vấn đê đạo lộ. Mình chỉ chia sẻ về vấn đề phương pháp chỉ dạy của Đức Phật. Đối với Ngài Bahiya Đức Phật nói theo một cách, còn đối với Ngài Châu Lợi Bàn Đặc.

Mình xin lấy thêm ví dụ về một ngài nữa.
Ngài này cũng không nhớ được tên , chỉ nhớ được tóm tắt là Ngài là đệ tử của Ngài Xá lợi Phất.
Ngài Xá Lợi Phất cho Ngài quán đề mục quán tử thi, cái chết. Nhưng không tiến triển.
Sau đó Ngài được Đức Phật chỉ dậy quán bông sen vàng thì Ngài đắc đạo quả.

Đấy phương pháp chỉ dạy tùy từng người là như vậy.

Còn đạo lộ chung thì đúng như bạn nói.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
member
bài May 2 2012, 03:50 PM
Bài viết #20


Thành viên dự bị
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,632
Gia nhập vào: 11-February 11
Thành viên thứ.: 93,759



QUOTE(justmevn @ Apr 30 2012, 06:48 PM) *
Nếu lời Phật dạy mà đúng cho tất cả mọi người thì chỉ cần Ngài viết sách quăng lại cho tất cả mọi người đọc là xong rồi chứ gì? Có biết tại sao không một vị khai mở một đạo nào đó viết sách không? Vì sách là tử ngữ, là những câu chữ chết, viết xong cái nó đã lỗi thời rồi.

Phật ở trước mặt bạn thuyết pháp chưa chắc bạn đã hiểu, nói chi tới vài ngàn năm sau đọc Kinh.


Thời Phật làm gì có chữ viết và giấy viết đâu mà quăng


--------------------
Theo các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, giống như một số loại bụi khác có trong môi trường lao động, tất cả các dạng amiăng (tấm lợp amiăng dùng phổ biến ở VN) đều có thể gây ung thư và một số bệnh trầm trọng khác cho con người. Sợi amiăng có thể gây độc hại cho phổi sau 10-20 năm, gây ra một số các căn bệnh như bệnh phổi, ung thư màng phổi và ung thư phổi.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

4 Trang V  < 1 2 3 4 >
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 24th July 2025 - 10:50 AM