IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Dân mạng bực tức việc Hội An thu phí thăm quan
member
bài Aug 13 2014, 09:44 AM
Bài viết #1


Thành viên dự bị
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,632
Gia nhập vào: 11-February 11
Thành viên thứ.: 93,759



Dân mạng bực tức việc Hội An thu phí thăm quan

Đến lượt Phố Cổ Hội An ở VN đang tìm đủ mọi cách bóc lột du khách dù là du khách chỉ đi dạo trên đường cũng phải mua vé 6 đô la mới được đi tản bộ.



Thu phí vào phố cổ ở Hội An đang là chủ đề tranh luận của cộng đồng mạng. Rất nhiều ý kiến kịch liệt phản đối chủ trương này, nhất là cách hành xử của lực lượng chức năng khi ép buộc du khách phải mua vé.

Hội An là một trong những niềm tự hào của du lịch Việt Nam, một điểm đến nổi tiếng và đắt hàng. Tuy vậy, những ngày gần đây, các con đường ở phố cổ Hội An bỗng vắng lặng và buồn chưa từng có.


Ảnh: Khoa Artist (độc giả cung cấp)

Theo các thông tin trên mạng, lý do của sự vắng vẻ này là do mô hình thu phí vào phố cổ Hội An, áp dụng cho cả du khách ngoại quốc và du khách Việt Nam.

Cụ thể, vé dành cho khách Việt Nam đến tham cảnh sẽ tăng từ 60.000 đồng/vé cho 3 công trình văn hóa lên 80.000 đồng/vé cho 4 lượt công trình văn hóa. Riêng giá vé dành cho khách ngoại quốc
không thay đổi: 120.000 đồng/vé cho 6 điểm th ăm viếng .

Cách đây 2 năm, Hội An cũng từng đưa vào mô hình thu phí này, song việc quản lý chưa được chặt nên hầu như không có ai phải đóng tiền mua vé.
Mới đây, quy định này được áp dụng trở lại. Theo chính quyền thành phố Hội An, mục đích tăng giá vé là nhằm đáp ứng nhu cầu th ăm viếng của du khách Việt Nam và đảm bảo nguồn kinh phí bảo tồn di sản văn hóa thế giới.
Nếu như trước đây, việc thu phí chỉ để áp dụng cho một số địa danh trong khu phố cổ thì bây giờ, bạn sẽ phải mua vé chỉ để bước chân vào khu phố cổ.

Ngay lập tức, việc này bị khá nhiều cư dân mạng b ực tức lên tiếng. Rất nhiều người chia sẻ thông tin này với sự bất ngờ và thất vọng. Nhiều bạn trẻ còn cho rằng Hội An sẽ mất đi kha khá lượng khách du lịch.


Ảnh: Khoa Artist (độc giả cung cấp)

Tay ảnh Khoa Artist mới đây đã đăng trên trang cá nhân của mình hàng loạt tấm ảnh về 1 phố cổ Hội An đìu hiu vắng vẻ từ 20 giờ tối, mà theo anh thì “con nít có thể chơi giữa đường mà không sợ ai làm phiền”.
Có hình ảnh một vợ chồng du khách n goại quốc phản ứng và từ chối đóng phí thăm viếng
phố cổ khi bị lực lượng phụ trách chặn lại. Họ quay lưng bỏ đi chứ không hề luyến tiếc bị mất cơ hội thăm
viếng những điểm kỳ thú tại đây, chỉ đơn giản là "không đồng ý với mức phí quá vô lý”.


Ảnh Khoa Artist (độc giả cung cấp)

Hình ảnh được nhiếp ảnh Khoa Artist chụp lại được dường như đã nói lên tất cả.

Nhiều người chia sẻ và đồng quan điểm với Khoa Artist rằng Hội An đã trở nên thưa thớt khách hơn từ khi áp dụng chủ trương thu phí đi vào phố cổ. Khá nhiều người cho rằng, thành phố này đã áp dụng 1 chủ trương không hợp với chính lòng người Hội An. Bởi lẽ 1 khi lượng du khách sút giảm thì cơ hội làm ăn, phát triển các dịch vụ trong phố cổ của đa số người dân cũng không còn nữa.

Một status được chia sẻ: “Thất bại của chính quyền Hội An khi áp dụng quy định thu phí với khách Tây, khách du lịch trong nước, thậm chí cả khách Đà Nẵng và Hội An khi đặt chân vào phố.

Hội An hiếm khi vắng như thế này, con nít có thể chơi giữa đường mà không sợ ai làm phiền.

Cô giữ xe:

"Hắn làm ri là chết, có ai vô Hội An nữa đâu mà giữ xe.

Người Hội An mà hắn còn bắt mua vé nữa, huống chi khách nơi khác đến..."

Một h ậu qủa kéo theo, khách du lịch không đến, tiểu thương buôn bán cho ai. Tiền đâu nộp thuế cho nhà nước???
Khảo sát thông tin thì được biết người việt 80.000 đồng/người, khách ngoại quốc là 6 USD/người”.


Ảnh Khoa Artist (độc giả cung cấp)

Bạn Tuấn Anh chia sẻ: ”Mất tiền nhưng nó hợp lý thì không sao, nhưng mà giá vé quá đắt. 6 USD cho người ngoại quốc , 4 USD cho người Việt (không hiểu đươc, lần đầu đi du lịch thấy có vụ phân biệt đổi xử quốc tịch như này, đa số là người lớn và trẻ em) đươc miễn phí vào 5 khu di tích. Trong phố cổ ngoài hàng quán thương mại hóa ra thì có mỗi mấy điểm di tích, bảo tàng, mua vé thế này chẳng khác nào bắt người ta phải đi di tích bảo tàng trong khi mình chỉ muốn đi dạo hoặc đi ăn uống. Bán vé thì cũng phải có nhiều loại ví dụ 5.o000 đồng/ngày chỉ để đi bộ, đi dạo trong khu phố cổ mua bán ăn uống phí đấy bao gồm nhà vệ sinh công cộng miễn phí, ghế đá nghỉ chân miễn phí, bản đồ đơn giản của Hội An miễn phí in kèm. Ai muốn đi du lịch th ăm bảo tàng thì mua vé combo, ai mua vé đi bộ riêng muốn vào t hăm viếng thì mua vé lẻ ở cửa di tích”.

Bạn Nguyễn Hữu Hiệu chia sẻ: ”Việt Nam đưa ra chủ trương phát triển du lịch chủ yếu là để quản g bá giới thiệu những hình ảnh đẹp của đất nước, giới thiệu nền văn hóa giàu truyền thống của dân tộc.

Nhưng nhìn thẳng vào những vấn đề như đường xá, xe cộ đông đúc chạy như điên trên đường không giống như đường xá xe cộ ở Thái Lan, thêm các tệ nạn móc túi, đánh giày lấy giá trên trời, các quán ăn lấy giá cắt cổ... giờ lại thêm thu phí quá đắt đối với những di tích như vậy thì du lịch phát triển được cái quái gì.

Nhiều người khách ngoại quốc chỉ muốn đến Việt Nam 1 lần mà không muốn quay trở lại nữa. Đáng tiếc”.

Bạn Huỳnh Dũng cho rằng: “Tôi từng nghe có vài ý kiến từ Tây lẫn ta cho rằng hiện có quá nhiều du khách đến Hội An nên nó mất đi vẻ đẹp cổ xưa huyền ảo vốn có. Có lẽ nhận thức vấn đề này nên chính quyền sở tại đã ban hành chủ trương trên? Có cảm giác như chính sách bế quan tỏa cảng thời suy tàn của những thế kỷ trước vậy. Tất nhiên họ có lý của họ, những người có quyền và tôi cũng có lý của tôi, một du khách. Khá khó chịu với hình thức này, về sau phàm những nơi nào "thu phí " thì tôi không vào, dù cũng rẻ thôi, 15.000-20.000 đồng (đi năm ngoái, chưa được "triệt để" như giờ, ai ở Hội An xin xác thực lại giúp) mỗi nơi nho nhỏ, nhưng cứ vậy 2, 3 lần thì rồi cũng mất hứng chẳng thèm. Mất điểm nặng nề!”.
Một ý kiến khác: “Hội An ngày trước thu phí khi vào 1 số địa điểm như chùa Cầu, nhà cổ tộc... tự nhiên giờ đẻ ra thành trò này mỗi lần đi qua đi lại phải đưa tiền. Mà phố cổ thì cũng có to lớn gì cho cam, làm như vậy thì ngay cả các nhà hàng cửa hiệu trong đó cũng chết theo, chẳng khác nào đuổi khách. Chả nhẽ tôi vào đó xong tôi có việc đi ra muốn quay lại lại phải đưa tiền? Thu phí là hợp lý vì phải có tiền mới duy trì, bảo tồn được. Nhưng thu làm sao cho hợp lý. Ví dụ thu của các tiểu thương ở đó được rồi chứ khách đến mới đến cổng mà bắt người ta nộp tiền qua cổng thì thôi chào luôn.
Ví dụ điển hình tiếp theo là ở đền Hùng, Phú Thọ. Nhà mình gần đó năm nào cũng đi chơi. Những năm trước thì không mất phí 3 năm trở lại đây bắt đầu thu phí lúc ít người thì bảo vệ nọ kia đứng chật cổng thu, lúc đông người lại thôi không thu nữa. Liệu như vậy có được không? Dân đóng các loại thuê đã è cổ ra rồi nay các loại tiền tu bổ tôn tạo cũng đều lấy thuế của dân ra làm. Nay đi trên đường thôi cũng nôp phí".


--------------------
Theo các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, giống như một số loại bụi khác có trong môi trường lao động, tất cả các dạng amiăng (tấm lợp amiăng dùng phổ biến ở VN) đều có thể gây ung thư và một số bệnh trầm trọng khác cho con người. Sợi amiăng có thể gây độc hại cho phổi sau 10-20 năm, gây ra một số các căn bệnh như bệnh phổi, ung thư màng phổi và ung thư phổi.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
member
bài Aug 13 2014, 09:51 AM
Bài viết #2


Thành viên dự bị
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,632
Gia nhập vào: 11-February 11
Thành viên thứ.: 93,759



HỘI AN SẼ TRỞ THÀNH PHỐ CHẾT KHÔNG KỊP NGÁP.


Thay vì dùng Hội An hỗ trợ cho Du Lịch thì lại Thu Phí. Việc thu phí để đi qua quãng đường Phố Cỗ sẽ GIẾT CHẾT tất cả KINH TẾ trong khu vực nầy là một điều KHÔNG thể tránh khỏi.
Đi vào dạo chơi mà trả 4 USD/ Việt và 6 USD/ngoại thì chỉ có CHÓ mới vào thôi
Đây là một hành động NGU nhất THẾ GIỚI loài ....GIÁN vì không ai ngu dại gì lấy dao đâm vào chính mình.
Hết Ý Kiến với mấy thằng cán ngố .....



--------------------
Theo các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, giống như một số loại bụi khác có trong môi trường lao động, tất cả các dạng amiăng (tấm lợp amiăng dùng phổ biến ở VN) đều có thể gây ung thư và một số bệnh trầm trọng khác cho con người. Sợi amiăng có thể gây độc hại cho phổi sau 10-20 năm, gây ra một số các căn bệnh như bệnh phổi, ung thư màng phổi và ung thư phổi.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
member
bài Aug 13 2014, 09:52 AM
Bài viết #3


Thành viên dự bị
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,632
Gia nhập vào: 11-February 11
Thành viên thứ.: 93,759



Chuyện cái tổng đài điện thoại

Sáng nay cà phê với anh bạn là chủ 1 doanh nghiệp du lịch lớn, ảnh kể bây giờ từ trưởng phòng đến giám đốc trong công ty anh ấy đều là Tây hết. Tony ngạc nhiên, nói ủa nhân lực người Việt không đủ trình độ điều hành hay sao. Anh nói trình độ thì có, nhưng ….

Ảnh cũng lớn tuổi, 60 ngoài nên khá chững chạc, trải qua nhiều ngóc ngách cuộc sống nên nội dung câu chuyện rất sâu. Từng là giảng viên trường du lịch, thành lập doanh nghiệp lữ hành được 20 năm. 3 năm nay, anh thuê toàn Tây vô quản lý, dù lương cao gấp đôi nhưng nó yên tâm. Và công ty anh phát triển ầm ầm, lọt vô trong top luôn. Anh nói Tây nó làm quần quật, chiều hết giờ làm ra quán bar uống bia rồi về ngủ. Mai đi làm tiếp. Thuê Tây làm, giao dịch cũng được thuận lợi hơn vì một số người Việt mắc bệnh “sợ Tây”, khi giao tiếp với đồng chủng thì quát tháo ầm ầm nhưng đứng trước mặt Tây thì nhũn như con chi chi ấy em ạ…

Thấy Tony tròn xoe mắt, nên anh kể tiếp. Từ lúc thành lập, cũng cả chục đời trưởng phòng người Việt rồi, vô làm một thời gian là thành ma thành quỷ. Thuê xe, ép nhà xe không còn nước nào để sống, ví dụ 5 triệu cho 1 chuyến xe đi Cần Thơ 3 ngày, em coi có ai làm được. Nhà xe bị ép quá, bèn đưa chiếc xe cũ mèm, không máy lạnh, kêu như bò rống, thường xuyên bị tắt máy giữa đường. Tài xế mới ngáo ngơ thì mới chịu lương thấp, không biết đường biết sá, chạy tới chạy lui. Họ báo công ty giá thuê tới 10 triệu, rồi bắt nhà xe trả lại 5 triệu vào túi riêng. Gọi là nghệ thuật “Gửi Giá”. Nhà xe cũng ngậm đắng nuốt cay chứ giờ cạnh tranh, không đi là có thằng khác nó chụp nó giật mất. Thuê tàu du lịch cũng vậy, vì bên này ép quá nên bên kia lấy tàu cũ ra sử dụng, không ít lần gây tai nạn thương tâm.

Ảnh kể, chưa hết. Bữa ăn 1 triệu đồng/bàn chứ tụi nó “ gửi giá” thành 2 triệu, rồi lấy 1 triệu bỏ túi sau khi khách ăn xong. Khách sạn thì ép 10% hoa hồng. Nên thành hệ thống cạ cứng, khách nào cũng ép ở khách sạn đó và vô ăn nhà hàng đó. Thiết kế tour tham quan thì ít, shopping thì nhiều, một số chỗ shopping, ép chi hoa hồng đến 40% tiền khách mua. Nhiều khách một đi không trở lại như dũng sĩ Kinh Kha qua sông Dịch Thủy, nói nước mày đâu phải thiên đường mua sắm, giá thì mắc gấp mấy lần Thái Lan mà cứ bắt shopping hoài. Còn mấy bạn làm sales thì kinh khủng hơn. Ăn lương bên anh chứ còn nhận làm cộng tác cho cả chục công ty khác. Bắn đơn hàng này cho công ty này, bắn hợp đồng kia cho công ty kia. Nghe điện thoại thì cứ lén lút chạy ra chạy vô, có cả chục sim chục số khác nhau. Tháng nào cũng đem về 1 hợp đồng cho có, còn lại thì không rõ giao cho ai. Vấn đề là tụi nó không nghĩ đó là mất đạo đức, nghĩ đó là khôn ngoan mới chết.

Ảnh nói, đứa nào mới vào làm cũng như pha lê. Cái đi chơi nhậu nhẹt, tụi kia bày cho. Nói mày ngu quá. Có sống bằng lương hay hoa hồng thì sao giàu có nhanh chóng được. Phải tham gia cuộc đua làm giàu, bất chấp mọi thứ. Rồi từ từ bị ma lanh hóa, đến khi công ty biết thì đuổi việc. Ảnh nói, 15 năm thành lập công ty ảnh, chưa có tiệc farewell party ( tiệc chia tay) nào mà thật sự vui cả. Nhìn ở nước ngoài, khi nghỉ việc, người ta làm farewell party, chia tay bịn rịn. Rồi hàng năm có dịp gì đó, các “khai quốc công thần” và nhân viên cũ tập trung về, vui hết biết. Ở Việt Nam bây giờ, ảnh nói ngành khác không biết sao, chứ ngành của anh, phần lớn nhìn nhau bằng ánh mắt hình viên đạn ở bữa làm việc cuối cùng. Sếp thì nói sao bạn lại ăn cắp, bạn làm ở đây mà sao không hoàn thành nhiệm vụ ở đây, quyền lợi không OK thì có thể thương lượng lại chứ sao làm vậy. Còn họ thì gân cổ lên cãi, nói tôi mang tiền về cho công ty bao nhiêu, tôi nhớ hết. Nên giờ phải tìm cách lấy lại.

Rồi cùng nhau ra riêng, cùng nhau thành lập doanh nghiệp mô hình y chang cạnh tranh khốc liệt. Gọi khách hàng cũ, vì chẳng lấy gì làm quà bèn lôi chuyện thâm cung bí sử công ty cũ ra kể, vì dân mình ai cũng tò mò với văn hóa tiểu nông ăn sâu hàng thế hệ. Rồi thêm thắt vô cho nó hấp dẫn. Nói bà sếp đó ngủ với tao rồi, đảm đang lắm. Ông sếp đó 2-3 vợ lận, cặp với em này em kia. Rồi giá mua giá bán, em làm ở đó sao không biết, tour đó có 5 triệu mà nó charge anh tới 10 triệu, qua em đi, em làm y chang vậy chỉ có 6 triệu thôi. Phá giá để giật mối cho hết….

Việc ra riêng là rất tốt cho xã hội, nếu thật sự có tài năng và có may mắn, vì góp phần làm cái bánh GDP của quốc gia tăng lên. Làm chủ là ước mơ chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, tư thế làm chủ như thế nào mới là đáng nói. Năm 2012, hơn 25 triệu khách khách đến Malaysia, hơn 22 triệu khách đến Thái Lan, đến Singapore là 15 triệu, trong khi đến nước mình chỉ có gần 7 triệu, mặc dù lượng di sản và cảnh đẹp để tham quan của chúng ta đều hơn. Anh nói, hàng ngàn công ty du lịch chứ chỉ có khoảng vài ba trăm công ty là thực sự có đam mê, có tâm với nghề, số còn lại mở ra hoạt động vài tháng rồi đóng cửa. Thế giới 7 tỷ người, mà Việt Nam thì mới nhận có 7 triệu du khách, thì việc thành lập hàng vạn công ty du lịch lữ hành nữa cũng không lo thiếu nguồn cung, nếu thật sự đầu tư thời gian trí tuệ cho việc tìm kiếm khách. Đằng này không, trí tuệ toàn dùng vào việc hướng về công ty cũ, coi bên đó làm gì thì phá. Rủ hết nhân viên về làm cùng, vây cánh với nhau cạnh tranh cho sếp cũ biết mặt, không rõ hận thù gì dữ dội vậy. Nhưng đâu vài ba tháng lại tan rã, lại chửi nhau ỏm tỏi vì ăn chia không đều, thằng này nói thằng kia ăn gian.

Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Cha mẹ ăn cắp, nói dối thì đừng mong con cái mình trở thành người tử tế. Cấp dưới cũng vậy, khi thấy sếp mình “ăn” thì chịu sao được. Thư ký bèn mỗi chiều xách về nửa gram giấy A4, để dồn cuối tháng đem ra cửa hàng photocopy kiếm mấy trăm ngàn. Thủ quỹ thì thụt két gửi lấy tiền lãi qua đêm, hoặc đem ra cho người ngoài vay nóng, lúc kiểm tra thì mượn đâu đó bỏ vào. Tài xế thì ăn xăng, đổ xăng 3 triệu lấy hóa đơn 5 triệu. Ảnh nói, đến như bà lao công công ty ảnh, chiều về còn bỏ trong giỏ 1 chai nước rửa bồn cầu. Toilet tuần nào cũng hết cả chục chai, hẻm biết rửa gì mà rửa kinh thế không biết. Bị bảo vệ phát hiện tịch thu thì ôm giỏ ngồi khóc. Nói chị bỏ cả chục triệu mới mua được suất vô đây làm, chính cái cô trưởng phòng hành chính admin ăn khoản tiền này của chị chứ ai, trong khi lương lao công chỉ có 2-3 triệu, nên chị phải tìm cách thu hồi dzốn….

Tony nghe mà lòng buồn vô hạn. Nhiều người chụp giật kinh quá anh há. Mới hỏi anh sao không tuyển nhân sự cấp cao người Việt, trả lương y chang Tây vậy, coi thử sao. Ảnh nói cũng thử 3 lần rồi, nhưng 1 thời gian ngắn thì bị công ty khác săn mất. Thể loại đến với mình chỉ vì tiền, thì cũng có thể bỏ mình ra đi nếu có ai đưa tiền nhiều hơn. Còn mấy công ty khác cũng kỳ, thay vì tuyển người mới ra trường về đào tạo để sử dụng, họ lại thích đi dụ dỗ nhân sự mấy công ty khác cho khỏe, khỏi mắc công đào tạo. Nên sinh viên tốt nghiệp thì hẻm có việc làm, mà doanh nghiệp cứ mãi đi săn bắn hay hái lượm người đã có kinh nghiệm chứ hẻm chịu gieo trồng.

Anh nói, chưa bao giờ niềm tin giữa con người, giữa các doanh nghiệp với nhau lại đắt đỏ như bây giờ. Em có thấy cảnh cả trăm người nhảy vô hôi bia trong ánh mắt bất lực của anh tài xế xe tải không. Em có thấy hàng ngàn người giẫm đạp lên nhau để lấy được 1 quả quýt, 1 nhành hoa để làm lộc trên bàn thờ đức Thánh Trần không. Miễn là mình có lộc, ai chết mặc ai. Nhà phố lô nhô, ai cũng làm nhà mình cao hơn, đẹp hơn, sạch hơn…còn rác thì quét qua nhà bên cạnh. Đi xe máy giành làn, lấn tuyến, bóp còi inh ỏi, chửi con này thằng kia sao không nhường cho họ…Xếp hàng thì thích chen ngang, mình phải hưởng trước, chen lấn cả với bà bầu, người già và trẻ em. Làm cái gì cũng coi có khả năng phết phẩy trong đó không thì mới làm. Suốt ngày suy nghĩ chuyện trục lợi cỏn con nên dáng vóc nó dần thấp đi và trí óc nó dần bé lại. Không dám bước hiên ngang. Đi đâu cũng sợ gặp người quen cũ, mặt cúi gầm, miệng mồm lí nhí, đớn hèn…

Nghe anh nói, Tony thấy bắt mệt. Mặc dù gật gù nhưng trong lòng nghĩ khác, chắc là anh này suy nghĩ tiêu cực, bi quan mà nói quá, chứ xã hội thiếu gì người tốt, cái đẹp. Vẫn còn đó bao nhiêu con người “ sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”, trung thực, hào sảng, quả cảm, nhân cách đẹp lung linh. Bao nhiêu người cần mẫn làm giàu bằng chính sức lực và trí tuệ của mình, vinh quang và chân chính. Chứ đâu phải ai cũng là thể loại người rẻ tiền như anh nói vậy.

Thấy anh căng thẳng nên Tony mới nói đùa, thôi để em tham gia cạnh tranh với anh cho vui nhé, em sẽ mở công ty du lịch lữ hành nội địa, lấy tên là công ty trách nhiệm hữu hạn Chụp Giật được hem. Tên tiếng Anh là “ Grasping and Tugging Co., Ltd”. Có 2 thành viên góp vốn. Chủ tịch Hội đồng quản trị, anh Trần Văn Chụp và phó chủ tịch, chị Lê Thị Giật.

Ai gọi tới, tiếp tân sẽ Alo, dạ công ty Chụp Giật xin nghe…

Thôi chơi tổng đài tự động luôn đi, nhờ bạn nào nói giọng Huế lồng tiếng cho hay.

“Cạm ơn quý khách đã gọi đến công ty trách nhiệm hữu hạn Chụp Giật. Gặp anh Chụp, bấm phím 1. Gặp cô Giật, bấm phím 2. Còn nếu không gặp ai thì làm ơn cụp máy”...


--------------------
Theo các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, giống như một số loại bụi khác có trong môi trường lao động, tất cả các dạng amiăng (tấm lợp amiăng dùng phổ biến ở VN) đều có thể gây ung thư và một số bệnh trầm trọng khác cho con người. Sợi amiăng có thể gây độc hại cho phổi sau 10-20 năm, gây ra một số các căn bệnh như bệnh phổi, ung thư màng phổi và ung thư phổi.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Fast ReplyReply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 06:45 PM