IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> 1/Pháp Môn Quán Âm
Hynoaio
bài Oct 6 2007, 10:21 PM
Bài viết #1


Newbie
*

Nhóm: Members
Bài viết: 1
Gia nhập vào: 6-October 07
Thành viên thứ.: 77



Hiện nay số lượng người tu theo pháp môn Quán âm trên thế giới rất là nhiều. Theo như lời kể lại của một người tu theo pháp môn Quán âm thì phương pháp tu trì này như sau:


“Trong những lần hành thiền đầu tiên, tôi được chỉ bảo là niệm danh hiệu Sư phụ “Suma Ching Hai” trong khoảng nửa giờ mỗi ngày. Tôi cũng được bảo phải từ bỏ ăn thịt, cá và trứng. Sau một tuần, tôi được Sư phụ truyền tâm ấn. Từ lúc đó ăn chay trường và giữ năm giới cũng như hành thiền hai tiếng rưỡi mỗi ngày. Trong lúc thiền tôi niệm thầm liên tục năm danh hiệu God và tập trung tư tưởng vào con mắt thứ ba ở vùng giữa trán phía trên sóng mũi, và đồng thời dùng hai ngón tay cái bịt kín vào lỗ tai, ngón tay giữa chận mí mắt ngoài, ngón tay trỏ chận vào góc trán, cả hai bên trái phải để lắng nghe những âm thanh lạ lùng kỳ bí, những âm nhạc thiên đường. Tôi đã không nghe gì cả, không thấy gì cả. Tôi cũng được bảo là cứ ngồi như vậy sẽ nghe được âm thanh, sẽ thấy ánh sáng. Khi thiền phải dùng tấm khăn hay tấm blanket phủ kín người để người khác không trông thấy. Năm danh hiệu God là: Dốt Nê Răng Danh, Ông Ca, Ra Rông Ca, Sô Hăn và Sát Nam. (jyot naranjan, onkar, raronkar, sohang, satnam). Thực tôi không biết đánh vần chính xác bởi vì chỉ được truyền khẩu mà thôi. Tôi được yêu cầu là chỉ niệm thầm và tuyệt đối không được nói cho ai biết năm danh hiệu này”. (1)


Nhưng khi đó thì “Pháp môn Quán Âm” (Nhĩ Căn Viên Thông) của đạo Phật (2) là “phản văn văn tự tánh”, là dứt vọng trở về chơn, còn lối tu Quán Âm của Thanh Hải là từ vọng chạy theo vọng (mời đọc lại đoạn chữ to bên trên. )


Theo kinh Kim Cang thì kẻ “lấy âm thanh sắc tướng cầu Phật, là kẻ theo tà đạo, không thể thấy được Phật (2).
Theo kinh Thủ Lăng Nghiêm, người hành trì do dụng tâm thái quá mà thấy hình sắc, nghe âm thanh, tất cả đều là giả, nếu tin tưởng đó là thực, là kết quả tu hành thì lạc vào ma đạo (3).
Hai điều dẫn chứng kinh này xác định rõ đường lối tu hành của giáo phái Thanh Hải không phải là pháp tu của Phật giáo.


Chưa hết, Thanh Hải còn phủ nhận luật Nhân Quả, bằng cách giúp “rửa sạch trong khoảnh khắc tất cả nghiệp chướng từ những kiếp trước của đệ tử” khi nói rằng “Lúc thọ Tâm Ấn, tất cả những nghiệp chướng trong quá khứ của đệ tử đều được tiêu trừ”. Trong một bài giảng khác, Thanh Hải giải thích điều đó như sau:


“Chỉ có Minh Sư khai ngộ (Thanh Hải) mới có thể vào những nơi mà tất cả các hồ sơ được giữ gìn cẩn thận. Công việc của những vị này (Minh Sư) là xóa bỏ hoàn toàn tất cả những nghiệp chướng nhân quả xa xưa đó. Nếu không, chúng ta có tu hành giải thoát cũng vô ích mà thôi… Dù có siêng năng thờ Phật bao nhiêu đi nữa cũng không bao giờ đủ. Dù học tất cả các kinh điển vẫn không thể khai mở trí huệ, bởi vì những đám mây tăm tối của nghiệp chướng từ những kiếp trước đang bao phủ chúng ta. Đọc đi đọc lại kinh điển cũng vẫn như mù! Dù viết rất là rõ ràng, chúng ta vẫn không hiểu ý nghĩa của nó, vì chúng ta đã bị rác rến và nghiệp chướng làm mù quáng”.


Ngoài ra, Thanh Hải còn tự xưng là Phật hiện tiền, có nghĩa là Phật sống. Điều này cho biết “đây là một đại vọng ngữ, rất nặng, chỉ có kẻ hành ma đạo mới dám nói như vậy mà thôi”. Trong kinh Lăng Nghiêm Đức Phật đã dạy các đệ tử của Ngài là nếu có thị hiện để cứu độ chúng sanh, thì chẳng bao giờ nói: “Ta đây thật là Bồ Tát hoặc A La Hán v.v… hay tỏ ra một vài cử chỉ gì làm tiết lộ sự bí mật, để cho người ta biết mình là Thánh nhơn thị hiện. Chỉ trừ sau khi mạng chung rồi, các vị ấy mới âm thầm để lại một vài di tích cho người biết thôi”. (4)


Cho nên nói rằng Thanh Hải là Vô Thượng Sư, là Phật sống và những lời giảng dạy của bà ta là giáo lý thì hoàn toàn không đúng vì tất cả những lời giảng của Thanh Hải không có gì mới lạ, chỉ là sự cóp nhặt rồi pha trộn thuật ngữ của một số tôn giáo, trong đó có Bà La Môn, Phật Giáo, và Thiên Chúa Giáo. Nhiều khi bà ta chỉ nhắc đến tên kinh Phật để người nghe lầm tưởng là bà ta thông hiểu giáo lý nhà Phật.


Còn về câu hỏi “tại sao trong các buổi thuyết pháp lại có đông người đến dự?” Điều này không phải vì Thanh Hải có quyền lực siêu nhiên mà do tài năng và tổ chức khéo của các nhóm hoạt động của bà ta khắp nơi trên thế giới. Bất cứ nơi nào bà ta muốn thuyết giảng, đều được các nhóm đệ tử tại địa phương tổ chức rất chu đáo, quảng bá trên các phương tiện truyền thông hiện đại như báo chí, truyền thanh và truyền hình. Họ không ngần ngại chi tiêu những món tiền rất lớn vào việc quảng cáo, có thể trả hàng chục ngàn Mỹ kim để thuê nhạc sĩ nổi danh, ca sĩ giỏi và dàn hoà âm hay để hoàn thành một bản nhạc. Điều này không phải chỉ có trong cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại mà còn áp dụng trong cộng đồng bản xứ Hoa Kỳ.


Thanh Hải có phải là Vô Thượng Sư và những lời thuyết giảng của bà ta có phải là khuôn vàng thước ngọc để chúng ta noi theo không, điều đó không tuỳ thuộc vào những khả năng ăn nói lưu loát mà là từ hành động và động lực để giảng dạy của bà.
Ngài Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14 đã nói rằng: “Động lực giảng dạy (của một vị Thầy) phải trong sạch – không bao giờ vì một ước muốn danh tiếng hay lợi lạc vật chất… Trong thế giới, nếu không có một nhà lãnh đạo chân chính thì chúng ta không thể cải thiện xã hội được. Cũng vậy, trừ phi vị thầy có phẩm chất đúng đắn, thì mặc dù đức tin của bạn có mạnh mẽ đến đâu, việc theo học vị thầy có thể làm hại bạn nếu bạn được dẫn dắt theo một đường hướng sai lầm. Vì thế, trước khi thực sự coi ai là thầy, điều quan trọng là phải khảo xét họ…” …


Nếu như vị đạo sư của bạn buộc bạn phải làm việc vô đạo đức hay nếu giáo lý của vị ấy mâu thuẫn với Phật Pháp thì hành xữ như thế nào? Ngài Đạt Lai Lạt Ma nói tiếp:

“Bạn nên trung thành với điều đạo đức và xa rời những gì không phù hợp với Pháp…”
Ở Ấn Độ, một lần kia, một vị thầy có nhiều đệ tử yêu cầu họ đi ra ngoài ăn trộm. Vị thầy thuộc đẳng cấp Bà La Môn và rất nghèo. Ông dạy rằng khi những người Bà la Môn trở nên nghèo khó thì có quyền ăn cắp. Ông nói, là những người được Trời Brahma - đấng sáng tạo của thế giới – yêu quý, đối với một người Bà la môn, việc ăn cắp không xấu xa. Những đệ tử sắp đi ăn cắp thì vị thầy người Bà la môn nhận thấy một đệ tử đứng im lặng cúi đầu xuống. Ông hỏi anh tại sao không đi. Người học trò nói: “Điều thầy dạy chúng con bây giờ trái nghịch với Pháp, vì vậy con không nghĩ rằng con có thể làm được điều đó. “ Lời nói này làm vui lòng người Bà la môn, ông nói: “Ta đã trắc nghiệm các con. Mặc dù các con đều là đệ tử của ta và trung thành với ta, nhưng sự khác biệt giữa các con là sự phán đoán. Ta là thầy của các con, nhưng các con phải xem xét lời chỉ dạy của ta, và bất kỳ lúc nào lời chỉ dạy chống trái với Pháp thì các con chớ nên theo.” …”.





*

(1) Người viết đã phối kiểm với hai người bạn đã từng theo bà Thanh Hải về lối tu cũng như về danh hiệu năm vị God nầy và được xác nhận là đúng như trên. Họ cũng cho biết, trong quyển chỉ dẫn cho đệ tử truyền tâm ấn có nhắc đến việc niệm 5 danh hiệu nhưng không nói rõ tên. Người viết cũng tra tự điển các tôn giáo ở Ấn Độ tìm xem nhưng chỉ biết vị God thứ năm Satnam là một đấng tối cao của giáo phái Sikh ở Ấn Độ. Như vậy có thể nói rằng giáo phái Thanh Hải có nguồn gốc từ Surat Shabd Yoga (Sant Mat) ở Ấn Độ, chứ không phải từ Phật Giáo. Thanh Hải chỉ mượn tên Phật Giáo để đánh lừa dư luận mà thôi.


(2) HT. Thích Thiện Hoa, Triết Lý Đạo Phật hay là Đại Cương kinh Lăng Nghiêm, Đoạn 25: “Khi đó đức Quán Thế Âm Bồ Tát đứng dậy lạy Phật cung kính thưa rằng:
- Bạch Đức Thế Tôn, con nhớ từ hằng hà sa số kiếp về trước, có Phật ra đời, tên là Quán Âm. Con đối trước Phật Quán Âm phát tâm Bồ Đề. Ngài dạy con từ ngơi nghe rồi suy nhớ và tu (văn, tư, tu) mà được vào chánh định. Khi mới nghe tiếng, không chạy theo thinh trần, xoay cái nghe trở vào chơn tánh (nhập lưu vong sở). Vì chỗ vào đã yên lặng, nên động và tịnh hai món trần cảnh không sanh. Như thế lần lần tăng tấn đến cái nghe và cảnh bị nghe cũng hết. Cũng không trụ vào chỗ hết nghe. Cái biết hết và cái bị biết cũng không còn. Tiến một bước đến cái “không” và cái “bị không” cũng không còn. Khi cái sanh và diệt đã diệt hết, thì cái chơn tâm tịch diệt hiện tiền.http://www.thuvienhoasen.org/daicuongkinhlangnghiem-12.htm


(3) HT. Thích Duy Lực, Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, Đoạn 26, Từ Ân Thiền Đường Hoa Kỳ xuất bản:
“Nhược dĩ sắc kiến ngã, Dĩ âm thanh cầu ngã, Thị nhơn hành tà đạo, Bất năng kiến Như Lai.”
Dịch nghĩa:
Nếu dùng sắc thấy ta, Dùng âm thanh cầu ta. Là người hành tà đạo, Chẳng thể thấy Như Lai.



(4) HT. Thích Thiện Hoa, Triết Lý Đạo Phật hay là Đại Cương kinh Lăng Nghiêm:
Phật dạy: - A Nan, ta có dạy các vị Bồ Tát và A La Hán: “Sau khi ta diệt độ rồi, các ông phải thị hiện thân hình, trong đời mạt pháp để cứu độ chúng sanh đang trầm luân, làm thầy sa môn, cư sĩ, vua, quan, đồng na, đồng nữ, cho đến hiện thành đàn bà góa, kẻ dâm nữ, người gian xảo, kẻ trộm cướp, người hàng thịt, kẻ buôn bán, để lẫn lộn trong từng lớp người chung một nghề nghiệp, đặng giáo hóa chúng sanh trở về chánh đạo”. Nhưng các vị ấy quyết chẳng bao giờ nói: “Ta đây thật là Bồ Tát hoặc A La Hán v.v… hay tỏ ra một vài cử chỉ gì làm tiết lộ sự bí mật, để cho người ta biết mình là Thánh nhơn thị hiện. Chỉ trừ sau khi mạng chung rồi, các vị ấy mới âm thầm để lại một vài di tích cho người biết thôi”.
http://www.thuvienhoasen.org/daicuongkinhlangnghiem-00.htm
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Oct 8 2007, 07:41 AM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 18,464
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Xin thưa bạn, tôi cũng là một đệ tử "xịn" của ngài Thanh Hải từ 2004 và đã đi dự thiền thất ở Campuchia năm 1986 và đã từng đứng lên khán đài hát cho sư phụ nghe và sư phụ đã xúc động chảy nước mắt...khi gặp ngài... cảm giác đầu tiên của tôi là ngài sống chân thật... và có sao nói vậy, không mầu mè... tuy nhiên nếu chưa vào dòng thánh thì ai ai cũng có thể sai lầm vì sống trong tưởng... tam giới là thế giới của maya... cho nên so với những người ngốc nghếch thì có sư phụ Thanh Hải còn hơn là không có sư phụ nào... và ngài Achaan Chah bảo là mỗi người đều đang đi trên một phương tiện nào đó để tiến hoá tâm linh.

Sở dĩ Thanh Hải Vô Thượng Sư chiếm lĩnh được lòng người vì chúng sinh vô minh ham hố khoái lạc vật chất và tinh thần rất chi là nhiều, và Pháp môn Quán Âm là một phương pháp giúp có được tâm định mạnh., thuộc thiền định, nhưng hiểm hoạ của tâm định thì thật không thể nghĩ bàn...đã có lúc tôi chỉ cần lắng nghe sư phụ giảng đạo là đã thấy phấn chấn người và thấy mình rất may được học đạo với những người có trình độ cao, tuy nhiên so với học với các vị minh sư bên Miến của tôi thì lại là một việc khác hẳn, trong khi "đói khát tâm linh" thì sư phụ Thanh Hải có còn hơn không, sư phụ đã làm được nhiều kỳ tích trên hành tinh này... do vậy đông người theo một ai đó không phải là tiêu chuẩn để đánh giá vị thầy đó đã giác ngộ chưa... phần đông đó chỉ là một nhà tư tưởng lớn mà không phải là một vị thánh.
Tuy nhiên Việt Nam ngày nay đã khôn khéo đi theo học thuyết của các cụ tổ thì thoát khỏi các mô hình tổ chức xã hội thấp kém văn minh, mô hình đó phải học lại đạo đức tổ tiên... tức là cho thi nấu ăn và ai nấu ăn giỏi thì được làm VUA ... nếu Việt Nam làm được điều đó Việt Nam lập tức sẽ là cái nôi văn minh con người và cả thế giới tới Việt nam "HỌC ĂN" với con cháu Lạc Việt...Tôi đi đâu cũng thấy con người quả thật cần phải HỌC ĂN đầu tiên thật sự là cần thiết rồi, các bạn đừng lạc lối vào khen chê nữa... hãy sáng suốt lựa chọn con đường cho chính mình là điều mà Đức Phật đã dạy:

Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng thành
Tự Tịnh kỳ ý
Thị Chư Phật giáo..

(Điều ác chớ làm
Làm các điều thiện
Tự thanh tịnh thân tâm
Đó là điều Đức Phật dạy)

Đức Phật chỉ dạy về DUKKHA (các trạng thái bất toại nguyện) và con đường thoát DUKKHA, ai dạy khác như thế không phải là MINH SƯ.

Tôi còn là một những "con chim đầu đàn" của pháp môn Quán Âm ở Hà Nội... và khi tôi hỏi cậu Út (ngày nay là Thiền sư Trần Tâm) một câu hỏi từ những năm 1986 khi đó cậu Út còn hoạt động lén lút ở Hà Nội... và cậu Út trả lời làm cho tôi thấy không thoả mãn... từ đó tôi cứ cầu nguyện "mỗi ngày một tinh tấn trên đường đạo" vì chẳng còn biết tin ai bên ngoài... và sức mạnh của lời cầu nguyện đó giúp tôi được thu hút tới những bậc thầy cao cấp hơn... và một ngày tôi đã được sang Miến học đạo với thầy của tôi - là một vị Phật sống ở Miến... tại sao tôi "phong" cho thầy tôi là Phật sống vì thầy tôi đã giúp được tôi đối diện toàn bộ với cái đang là...

Sư Thư một người bạn đạo hiện đang làm ông sư ở Miến có lần kể cho tôi nghe là sư đi nhiều trường thiền kết luận lại thấy ngài UZin - thầy của chúng tôi ở Shwe Oo Min vẫn là siêu tuyệt...

Thầy tôi ra những quyển sách và không bằng lòng cho chúng tôi "phát hành" kể cả tới những sinh viên đại học quốc tế Phật giáo Miến Điện... vì sao? Vì sách của thầy là sách dành cho người chuyên tu... thực hành chứ không phải là thứ để đọc xong nhiều kiến thức đem ra lý luận luận lý là đàm tiếu hay hí luận suông tình suông...
Chỉ cần nhớ một câu của thầy dạy mà thực hành đã đủ đem lại vô cùng ích lợi... giống như bạn ăn một miếng cơm lứt nhai kỹ...bạn sẽ thấy được giá trị đích thực của nó mà không có một miếng ăn nào sánh bằng vậy!


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 1st November 2024 - 07:03 AM