![]() |
![]() ![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() The last... ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 1,324 Gia nhập vào: 10-February 07 Thành viên thứ.: 4 ![]() |
Ba cách chữa bệnh Bá đạo, Vương đạo và Đế đạo 1./ Bá đạo : Thường dùng hai hạ phẩm, và trung phẩm công hiệu nhanh chóng. Dùng triệu trứng tiêu diệt, hoặc dùng khoa mổ xẻ, hoặc dùng thuốc an thần v.v... Lối chữa này tiêu cực, hoà hoãn, nhất thời gây nên sự phá hoại như vậy sự khỏi bệnh chỉ là tạm thời không có nghĩa là vĩnh viễn. Bệnh có thể trở lại vì nguyên nhân cứu cách không được sưu tầm hoặc trừ khử. Lối Bá đạo lại tự tạo cho phức tạp vì phân nhánh ra từng khoa, không biết đến đâu là cùng một cách vô ích, đem cô lập từng cơ quan trong con người như bộ phận máy móc để chữa. Như vậy không có nghĩa là lành bệnh cho nên những bệnh nan y càng ngày càng thêm tăng. Lối Bá đạo được thành lập trên ý thức độc đoán được hun đúc do giáo dục, do thành kiến, do xã hội đào tạo nên con người xa thiên lý, rời chân tâm luôn luôn tìm cách thắng đối phương bằng bạo lực hung tàn. Người ta coi bệnh như kẻ thù, chứ có biết đâu chính mình thủ phạm, mình là kẻ lỗi lầm vì bị vô minh che lấp, không biết lẽ Âm dương, nghịch lại với luật trời đất, nên đã trợ lực cho bệnh tật hoành hành có đất dung thân. 2./ Vương đạo: Theo Vương đạo thì chữa bệnh tích cực là người bệnh biết làm cách nào tự kiểm soát lấy sức khoẻ của mình. Làm chủ được cơ thể mình, người bệnh hiểu được rõ nguyên nhân cuối cùng của bệnh tật. Bệnh đôi khi trở lại nhưng bệnh nhân có thể kháng cự một cách hiệu quả để tự vệ thoát khỏi dễ dàng không cần đến thuốc men hạ phẩm hay mổ xẻ. Trong Vương đạo người ta có thể chữa các bệnh của hiện tại và cả tương lai nữa. ăn uống đúng phép trong 3 năm, người ta có thể làm chủ được lối chữa theo Vương đạo này. Về sau chính đạo suy vi, nhân tâm điên đảo người đời chuộng lạ hám danh, không mấy ai tin vào Vương đạo và Đế đạo. Các y sĩ vì sinh kế tùy theo thị hiếu của thiên hạ, tuy cùng áp dụng lý Âm dương trong Vương đạo, nhưng ngược lại chuyên dùng các dược liệu thuộc hạ phẩm để lập phương trị liệu, còn phép kiêng cữ ăn uống được xem như phần phụ thuộc. Nặng về vấn đề nghề nghiệp y sĩ quên dần sứ mệnh thiêng liêng của mình là giảng giải cho người bệnh biết nguyên nhân bệnh tật của mình, cưỡng lại sự liên quan giữa con người với vũ trụ, do đó người bệnh ở mãi trong tình trạng mê muội, không biết đâu là nhân, đâu là quả, xem bệnh tật như một nạn trời giáng xuốngvì những nguyên nhân ngoại lai đưa đến, dù hết sức gìn giữ cũng không cách nào tránh khỏi. Dĩ nhiên con người mất tính tự chủ và hễ đau ốm là ỷ lại vào y sĩ, nô lệ vào thuốc men, rủi do gặp bọn lang băm hay hạng người muốn chữa thí nghiệm uống phải thuốc bậy bạ, tai hại không biết bao nhiêu mà kể. 3./ Đế đạo: Chữa theo Đế đạo là lối chữa của người ngộ được lý Âm dương hiểu được sự nhiệm màu của vũ trụ. Y sĩ là một người giải thoát vì đạt được chân lý tuyệt đối, biết mình là ai, là gì không giữ được vai trò trong vũ trụ vô biên, biết thế nào là thuộc lẽ thiên nhiên để sống hoà đồng cùng trời đất muôn vật. Không gian vô biên, thời gian vô tận, vũ trụ biến dịch không ngừng, Âm dương suy thịnh, khôn lường, cho nên chân lý tuỳ duyên biến hoá, vô thuỷ, vô chung, vậy chân lý không phải là một điểm cố định như một nhà ga, một đỉnh núi hay một toạ độ nào đó trên bản đồ. Ngộ được phần đạo lý rồi, các vị y sĩ của đế đạo thường tự thân hành đại đạo. Họ có thể lành mạnh mà cũng có thể ốm đau. Điều đó không quan hệ. Họ có thể gặp tai nạn hay bị kẻ khác giết. Điều đó cũng không quan hệ mấy. Bởi vì hành vi của họ vượt lên trên nhị nguyên, nên không thể nghĩ bàn so sánh được. Họ có thể vén bức màn vô minh để cứu giúp nhân loại cái đó cũng không quan hệ mấy. Cái điều quan hệ và đặc sắc nhất của Đế đạo là "Sáng tạo". Họ có thể tự ý gây cho mình những bệnh tật vì chưa kinh nghiệm lắm. Họ gần như những đứa bé chập chững tập đi. Cũng như trong "Nhu Đạo" trước hết người ta tập ngã thật mạnh trước khi tập quật ngã đối phương. Lối chữa theo Đế đạo có nghĩa là thấm nhuần thấu hiểu cơ cấu của vũ trụ. Nếu là người có trí lớn thì đôi khi chỉ cần nghe giảng giải trong vài giờ cũng hiểu được phần lý thuyết nhưng muốn cho thành thục thì phải thực tâm hành đạo ít nhất là 10 năm. Người tây phương không mấy ai chịu khó đi sâu để tìm hiểu đạo lý Đông phương. Mà họ cho đó là nghịch lý mâu thuẫn nên biến cải hoặc xuyên tạc sự áp dụng vào thực tế nền đạo lý cao siêu này. Như vậy nhu đạo được xem như là một môn thể thao y đạo như một nghề làm ăn. Phật giáo như một triết lý bi quan, và không tưởng. Thiền học như một sự bông đùa. Đó là chưa kể trà trong trà đạo, được thêm đường, thêm sữa tạo thành một thứ uống độc địa gây ra nhiều bệnh tật. Người Tây phương chú trọng phần kỹ thuật nhằm cốt khai thác triệt để sự lợi ích về vật chất cốt đem lại sự khoái lạc cho giác quan. Trái lại người á đông để tâm nhiều về phần tinh hoa để phát triển tâm linh đến chỗ mầu nhiệm của đạo học. Xem câu chuyện sau đây: Vị Đại sư kiếm thuật của Hoàng Đế Nhật Bản này kia gặp chàng trẻ tuổi trong hoàng cung đến xin thụ giáo: - Thầy rất sẵn lòng thụ kiếm pháp cho con nhưng trước hết con phải cho thầy biết danh hiệu vị Kiếm sư đầu tiên mà con đã thụ giáo. - Kính thưa Đại sư con chưa hề học tập kiếm thuật bao giờ. Đây là lần đầu tiên con đến xin Đại sư cho thụ giáo. - Tại sao con giám nói dối, vị Đại Sư nổi giận nói lớn, thầy thấy ở trong người con có một cái gì bí ẩn lộ cho thầy biết, chẳng những con đã có một vị thầy mà chính con cũng sắp đạt đến chỗ vi diệu của Kiếm Đạo. Vậy tại sao con tìm cách nói dối thầy. - Con xin cam đoan với Đại sư là tay con chưa bao giờ đụng đến cán gươm. - Nếu con đã nói quả quyết như vậy thì thầy cũng phải tin con. Nhưng con hãy nói cho thầy biết con có sở trường về một môn gì không? - Kính thưa Đại sư, con tưởng như đã hiểu được phần nào ý Đại sư muốn hỏi. Nói cho thật ra thì con chẳng có sở trường một môn gì cả. Nhưng mà ngay từ hồi bé, hàng ngày con thường tập luyện quán trưởng đến mọi sự chết chóc, dẫu đứng trước thần chết và ngày nay, con đã đạt được chỗ không còn sợ cái chết nữa. Lúc bấy giờ Đại sư quay về phía các cao đồ của mình mà nói to lên rằng :"Trong các con không thiếu chi những tay kiếm khách, nhưng chưa một ai đạt đến trình độ tráng sĩ đây. Thôi tráng sĩ ạ, Thầy còn truyền kiếm pháp nữa cho con làm chi vì con đã thông suốt tất cả cái tinh hoa mà thầy hằng mong muốn, gặp người đầy đủ căn cơ truyền thụ". Trên kia là ba phương pháp chưa bệnh Đông y cổ truyền. Dưới đây là ba cách chữa bệnh theo giáo sư Ohsawa: 1./ Chữa theo triệu chứng nghĩa là tiêu diệt những triệu chứng bằng những vị thuốc chưa hoàn chỉnh, chỉ chữa khỏi tạm thời và thường thì cách chữa ít nhiều mang tính chất bá bạo. 2./ Cách chữa thứ hai, chữa theo sự giáo dục là làm phát triển trí phán đoán khiến cho con người làm chủ được sức khoẻ của mình. Đó là y học của loài người. 3./ Cách chữa thứ ba: chữa theo cách sáng tạo hay tâm linh nghĩa là sống không lo sợ không thấp thỏm sống trong tự do trong công bằng, nói cách khác là sống vượt qua cái "tôi". Đó là y học của thân thể tinh thần và tâm hồn. Không có bệnh nào gọi là nan y ở trong vương quốc tự do hạnh phúc và công bằng, hay đối với tạo hoá sinh ra vũ trụ vạn hữu. Nhưng có những người mà chúng ta không thể chữa khỏi hay chúng ta không thể bảo cho hộ cách thức tự chữa lấy ấy là những người vênh váo, kiêu ngạo, độc ác. Sống giản dị, thanh bạch, hiểu căn nguyên và sự cấu thành vũ trụ, tìm căn nguyên đau khổ nói chung và bệnh tật nói riêng, đó là cái gốc của Đạo dưỡng sinh. -------------------- The last |
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 16th July 2025 - 11:13 PM |