Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Món chè Mã Thầy
Thực Dưỡng > Góc thư giãn > Những ý tưởng mới lạ
Diệu Minh
Củ năng hay còn gọi là củ mã thầy, được người bán hàng gánh rong đi bán ngoài đường khá nhiều, gần đây họ còn gọt sẵn ăn hơi giống củ đậu nhưng ngon và mát hơn...củ năng là một loại củ dương vì nó sống được ở dưới nước... hình thù của nó tròn dẹt càng biểu thị dương tính... ai ơi có biết tác dụng của củ mã thầy thì đưa tin lên đây dùm nhé.
Có những chùa ở Sài Gòn còn làm mứt mã thầy.

Nhưng dân gạo lứt thì sáng tạo ra cách ăn như sau:
- Mua mã thầy đã gọt sẵn hoặc mua củ về tự gọt lấy
- Cắt làm 4 phần
- Đun trên bếp sôi một lát cho chín và tiết ra nước ngọt
- Cho chút muối hầm
- Đổ chút bột sắn dây khuấy với nước lã cho tan bột
- Bỏ chút đường đen.

Ăn ngon ôi là ngon... bé Ngọc và ông ngoại khoái món ăn này lắm, Ngọc có thể ăn hết nghéo một bát ô tô to.
Bạn làm thử coi.
Thelast
Mã Thầy Giải Nhiệt, Lợi Tiêu Hóa


Mã thầy sống trong ruộng nước, ao đầm, vỏ tím sẫm hoặc tím đen, thịt củ trắng, ăn giòn, mát, ngon miệng, lại có giá trị chữa bệnh khá cao.

Mã thầy được dùng làm thuốc từ lâu đời. Các nhà y học trong nhiều thời đại đã đúc kết: "Mã thầy ích khí, an trung, khai vị, tiêu thực, giải thực nhiệt trong ngực, trị 5 loại nghẹn ngạt ở hoành cách, tiêu khát, hoàng đản, phân hủy đồng". Cuốn "Bản thảo cầu chân" có nói, mã thầy "có tác dụng phá tích trệ, cầm máu, chữa lỵ, trị nhọt, giải độc, lên đậu, làm trong giọng, chữa say rượu".

Y học hiện đại qua phân tích đã chứng minh: mã thầy chứa nhiều tinh bột, protein, lipid thô, canxi, phốt pho, sắt, các vitamin A, B1, B2, C... Mã thầy còn có một hoạt chất chống vi khuẩn, phòng chữa ung thư, hạ huyết áp, diệt cầu khuẩn nho màu vàng, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn sinh đầy hơi...

Mã thầy vị ngọt, tính hàn, hoạt. Trong điều trị lâm sàng, Đông y thường kết hợp nó với da sứa để làm "tuyết canh thang", thanh nhiệt trừ đờm, hạ huyết áp, chữa táo bón khá tốt. Mã thầy còn giúp nhiệt phế vị, dẫn tới sinh tân dịch, đỡ khô khát: đem mã thầy tươi ép lấy nước, hòa lẫn nước rễ cỏ tranh tươi, nước ngó sen uống. Người ho nhiều đờm do nhiệt, táo bón cũng có thể uống thứ nước đó. Người bị mắt đau sưng đỏ, kéo màng mộng dùng mã thầy sẽ sáng mắt, bớt mộng. Mầm của mã thầy, Đông y gọi là thiên thảo, có tác dụng lợi thủy, tiêu thũng.

Do mã thầy có tính hàn nên người tỳ thận hư hàn, trẻ em đái dầm cần kiêng dùng. Việc ăn sống mã thầy dễ làm lây bệnh sán lá nên trước khi ăn phải rửa sạch, chần qua nước sôi để diệt trùng.

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng mã thầy

- Đái ra máu: Mã thầy 150 gam, rễ cỏ tranh 60 gam, sắc uống.

- Cao huyết áp: Mã thầy 100 gam, rau câu, râu ngô mỗi thứ 30 gam, sắc uống.

- Phế vị đàm nhiệt, táo bón: Mã thầy 60 gam, da sứa 60 gam, sắc uống.

- Phiền khát, táo bón: Nước ép mã thầy, nước ép rễ cỏ lau tươi, nước ép ngó sen, nước ép lê, quýt mỗi thứ 5-10 ml, mỗi ngày dùng 1-2 lần.

- Mụn nước: Mã thầy 6 củ rửa sạch, giã nát, lòng trắng trứng 1 quả, trộn đều bôi.

- Đầu vú nứt nẻ: Mã thầy 6 củ giã nát, ép lấy nước, cho một ít băng phiến để bôi.

- Ho gà: Mật ong 50 gam, màng mề gà 10 gam (sao vàng thành bột), tỏi 10 nhánh (ép lấy nước), mã thầy 500 gam (ép lấy nước). Cho tất cả vào nước (lượng vừa phải) đun sôi. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 thìa con.

- Trẻ em bị viêm niêm mạc miệng: Mã thầy 6 củ sao tồn tính, tán thành bột, trộn dầu vừng bôi.

- Phụ nữ băng huyết: Mã thầy (loại 1 tuổi) 1 củ đốt tồn tính, tán thành bột, uống với rượu.

- Trĩ chảy máu: Mã thầy 500 gam rửa sạch, giã nhỏ, địa du 30 gam, thêm 150 gam đường đỏ, sắc khoảng 1 giờ. Mỗi ngày uống 2 lần, liền trong 3 ngày.

Trích từ "NHỮNG BÀI THUỐC TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY"
(Hà Duyệt Phi, Vương Lợi Kiệt)
Thelast
Mã thày - vị thuốc bổ chữa nhiều bệnh


Mã thày là củ hình tròn thuộc loại thực vật họ sa thảo, có nhiều tên gọi khác nữa như “hạt dẻ đất”, củ hắc sơn lăng, củ mã đề (củ giống móng chân lợn khác hẳn với cây mã đề, tức mã đề thảo thuộc thực vật họ mã đề, chủ yếu hái lá và hạt dùng làm thuốc) v.v…

Thành phần dược lý: củ mã thày có chứa tới trên 80% hợp chất đường, đồng thời có chứa các chất như protein, lipin, ash content, nhiều loại vitamin và các chất khoáng canxi, potassium (K), sắt, tinh bột v.v…

Ngoài ra còn có một thành phần kháng khuẩn mạnh nhưng không chịu nhiệt gọi là puchiin. Chất này có tác dụng ức chế các loại khuẩn như cầu khuẩn chùm nho màu vàng kim loại, trực khuẩn đại tràng và trực khuẩn sản khí (alrogen).

Củ mã thày tính hàn, vị ngọt, có các công hiệu thanh nhiệt, chỉ khát, hóa đàm, lợi họng, khai vị, tiêu thực. Chủ trị các chứng bệnh tiêu khát do bị ôn bệnh(1), hoàng đản, nhiệt lâm, u cục cứng trong bụng, mắt đỏ, họng sưng đau, nuốt nhầm phải chất đồng, các cục thịt thừa, còn có hiệu quả hạ áp tốt có chứa thành phần có hiệu quả phòng chữa bệnh ung thư. Trong dân gian vẫn có thói quen ăn sống như ăn trái cây hoặc ăn sau khi nấu chín cùng với một số thứ khác như một loại rau củ khác vậy.

Trong quá trình bị các bệnh sinh ra sốt, khi sốt sẽ thương tổn đến tận dịch, cần ăn củ mã thày. Đem bóc vỏ mã thày, sau khi rửa sạch thái miếng để ăn. Mã thày có nhiều nước cũng có thể ép lấy nước để uống.

Nước mã thày hòa lẫn nước quả lê, nước ngó sen, nước rễ cây lau hoặc nước mạch đông để uống sẽ có tác dụng điều trị tốt đối với chứng bệnh sốt, phiền khát.

Y học cổ truyền cho rằng: vị chua phối hợp với vị ngọt sẽ giúp cho hóa sinh âm tần, càng có lợi hơn cho bổ dưỡng. Dùng 100 gam củ mã thày với 30 gam qua sơn tra là thứ có vị chua, cho ít nước sạch vào nấu lấy nước, sau đó hòa với 20 gam mật ong là thứ có vị ngọt, khuấy đều để uống, có tác dụng vừa bổ dưỡng, vừa chữa được chứng bệnh sốt do nhiều bệnh gây nên.

Muốn thanh tâm phế, nhiệt trung và bổi bổ hư suy thiếu hụt của tâm phế, có thể dùng 250 gam củ mã thày và 15 gam hạnh nhân (nếu không có hạnh nhân có thể thay bằng rễ cây lau hoặc thay bằng quả lê đều tốt cả), 10 gam thịt long nhãn, đem nấu lên ăn.

Muốn thanh bổ phế vị, có thể vắt lấy nước sữa đậu đã nấu chín, rồi hòa thêm đường phèn vào, khỏa cho tan để dùng đối với những người bệnh bị ho do khái nghịch (2), miệng háo, họng khô, bụng đói mà miệng không uống ăn, đại tiện phân bón v.v…

Nếu muốn tiêu hóa tốt, tiêu tan tích trệ, tiêu đờm cũng đều có thể ăn củ mã thày sẽ có hiệu quả điều trị tốt.

Củ mã thày còn có hiệu quả áp tốt và có thành phần có hiệu quả phòng chữa bệnh ung thư. Trong các tác phẩm y dược học và dưỡng sinh học đặc biệt có giá trị của Trung Quốc từ trước đến nay đều có ghi chép về củ mã thày, như: “Củ mã thày chữa trị nhiệt đàm trong bụng, hạ huyết đại tràng”; “Mã thày có công năng thanh tâm, giáng hỏa, bổ phế lương can, tiêu thực, hóa đàm, phá tích trệ, làm tiêu tan máu mủ độc”; “Mã thày tiêu phong độc, trừ thực nhiệt khí trong ngực, có thể dùng làm lương thực ăn thính tai, sáng mắt, trừ khát, tiêu hoàng đản”.

Trong Đông y dùng rất rộng rãi và coi củ mã thày là vị thuốc quý, vì nó có thể khai vị, hạ thức trừ thực nhiệt trong bụng, chống tức ngực, giải độc, tiêu hòang đản.

------------
(1) Ôn bệnh: bệnh ngoại cảm thuộc nhiệt: warm disease.

(2) Khai nghịch: khí ngược lên.
------------

Một số bài thuốc quý

1) Củ mã thày 30 gam, rửa sạch, giã nát, hoặc có thể cho nước quả lê, nước ngó sen với lượng bằng như nhau thì hiệu quả tuyệt vời. Có công năng thanh nhiệt, sinh tân. Thích dụng chữa các chứng bệnh như nhiệt bệnh phiền khát, ho do đàm nhiệt.

2) Củ mã thày 250 gam, mía 250 gam, đều thái nhỏ cho vào nấu lên lấy nước uống và ăn củ. Có công năng thanh nhiệt, giải độc, sinh tân, trừ phiền. Thích dụng với điều trị các chứng bệnh “nhiệt bệnh thương tân”, làm hạ sốt sau khi bị lên sởi.

3) Củ mã thày 60 gam, con sứa 60 gam, làm sạch nấu lên ăn, ngày 2 lần. Có công năng thanh nhiệt, bình can, hóa đàm. Thích dụng chữa trị bệnh cao huyết áp, đờm đặc và nhiều.

4) Củ mã thày 250 gam, rửa sạch, cứ để cả vỏ thái ra, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 30 gam, nấu lên ăn. Có công năng thanh nhiệt, lợi tiểu. Thích dụng điều trị các chứng bệnh tiểu tiện rít, nóng, đau buốt, bị thấp nhiệt, hoàng đản.

5) Củ mã thày rửa sạch, ép lấy nửa cốc nước, uống với xuyên bối 1,5 gam, ngày 2 – 3 lần. Có công năng thanh nhiệt hóa đàm. Thích dụng chữa trị bệnh ho sốt, đờm đặc nhiều.

6) Củ mã thày 250 gam, bóc bỏ vỏ, thái miếng nhỏ, sinh thạch cao 30 gam, nấu lên ăn mỗi ngày 1 lần, ăn liền 3 ngày. Có công năng thanh nhiệt giải độc. Thích dụng phòng và chữa bệnh viêm màng tủy não có tính truyền nhiễm.

7) Nước ép củ mã thày 30 ml, rượu 20 ml, trộn lẫn uống lúc nóng. Có công năng thanh nhiệt hòa huyết. Thích dụng chữa chứng bệnh hạ huyết khi đại tiện.

8) Nước ép củ mã thày 5 ml, cho một ít nhựa cây long não vào, bôi nhiều lần lên chổ bị khô nứt trên đầu vú phụ nữ cũng như các vết nứt nẻ đau đớn.

9) Đem tách tẽ hoặc bổ thái ra thành miếng đem xát mặc cắt củ mã thày lên các u cục, mỗi ngày 3 – 4 lần, mỗi lần xát cho đến khi lớp chất sừng của các u cục đó mềm, long tróc và cảm thấy hơi đau hoặc cũng có thểm làm cho ở đó rươm rướm máu thì thôi. Liên tục xát như thế 7 ngày. Thích dụng chữa các u cục bình thường nổi trên da.

10) Rửa sạch 100 gam củ mã thày, bóc bỏ vỏ thái miếng mỏng, mộc nhĩ đen khô 30 gam, ngâm trong nước lạnh cho nở ra, rửa sạch thái miếng. Cho mỡ vào chảo đun sôi cho mộc nhĩ, mã thày vào xào qua xong cho nước nấu, cho thêm một số gia vị và tinh bôt vào khuấy cho đến khi sền sệt là được.

Thích dụng với những người ho do đàm nhiệt, ho ra máu do khí ngược lên. Món ăn này cũng có tác dụng bổ âm, nhuận tràng, cho nên đối với những người ruột táo, bí đại tiện, bị trĩ ra máu thường xuyên ăn rất tốt.

11) Cũ mã thày làm sạch cho lẫn vào làm nhân dồi trong ruột lợn đã làm sạch cùng với một số nguyên liệu làm dồi khác, luộc lên ăn, có tác dụng bổ hư, hóa đàm, tiêu thực. Thích dụng với những người gầy yếu do bị hư tổn, tiêu hóa không tốt, bụng luôn tích đầy thức ăn và trướng cứng lên.

12) Củ mã thày nấu với nấm hương ăn có thể trừ đàm, khai vị giúp phòng chữa các bệnh tật của người già. Dùng 150 gam nấm hương khô ngâm cho nở ra, để ráo nước, thái miếng; 300 gam củ mã thày đã bỏ vỏ và núm đi, rửa sạch thái miếng mỏng, nấu trong 7 – 8 phút, sau khi đã liệu độ cho các gia vị vừa phải vào, khuấy đều ít tinh bột mịn và là được. Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, hóa đàm, ích vị, bổ khí, thanh tích đạo trệ.

Tất cả những người bị ho, khí nghịch, đờm nhiều, trong ngực bị phiền nhiệt, cảm thấy tức, nóng, hoặc ăn uống kém sút, tì vị hư nhược và những người bị các chứng bệnh cao huyết áp, cao mỡ trong máu, bệnh mạch vành của tim, bệnh tiểu đường, các bệnh u bướu v.v… đều cần ăn vì sẽ có tác dụng điều trị hỗ trợ bệnh rất tốt.

Chú ý: khi ăn củ mã thày cũng như ăn củ ấu, ngó sen v.v… ta nên hạn chế nhiều nhất ăn sống hoặc tốt nhất là nấu ăn chín. Sỡ dĩ vậy là vì mã thày cũng như củ ấu, ngó sen đều phát triển trong hồ, ao, ruộng nước ở sâu dưới bùn, rất dễ bị nhiễm sán lát gừng (fasci colopsis buski).

Ấu trùng của loại sán này thường bám trên vỏ ngoài của củ mã thày, củ ấu v.v… hình thành vỏ bao ngoài vỏ củ. Khi người ta ăn củ mã thày và củ ấu sống, bị nhiễm phải loại sán này sẽ có thể làm cho ấu trùng của sán xâm nhập cơ thể, trú ngụ ở trong ruột, gây nguy hại lớn cho sức khỏe.

Sán lát gừng có thể gây nên viêm mạc ruột, làm cho người bị cảm nhiễm có các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy mạn tính, bụng bị trướng tức, ăn uống kém, toàn thân bải hoải rã rời, thiếu máu, người gầy gò, xanh xao hoăặ bị các chứng bệnh viêm loét nguy hại lớn đến tính mạng, làm cho sự phát dục không tốt.

Tốt nhất khi sử dụng những loại sống trong bùn lầy như thế này: sau khi rửa sạch đem luộc chín, bóc vỏ để ăn thì như vậy sẽ đảm bảo không bị bệnh sán lát gừng. Khi ăn sống cần ngâm kỹ xong dùng bàn chải kỳ cọ ngoài thật sạch rồi chần qua nước sối xong hãy bóc vỏ để ăn, như vậy mới có thể đảm bảo an toàn.

(Theo Tác dụng chữa bệnh kỳ diệu của các loại rau quả và gia vị - NXB Phụ nữ)
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.