Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Tại sao dầu rán bốc khói lại độc?
Thực Dưỡng > Nguyên lý Thực Dưỡng > Thức ăn ngộ độc
Diệu Minh
Tại sao dầu rán bốc khói lại độc?

Ông Nguyễn Khai Trí vốn là một Dược sĩ cao cấp và là một người bạn dưỡng sinh OHSAWA lâu năm ở Hải Phòng; Ông là một hiền nhân và là người một trong những người cổ vũ nhiệt tình nhất cho phong trào Thực dưỡng ở Hà Nội. Trong một lần trò chuyện với tôi, ông có nói về tác hại của dầu rán. Tôi đề nghị ông về nhà viết cho rõ ràng để bà con phần nào hiểu được tác hại của nó.

Sau đây là đoạn trích bức thư của ông gởi cho tôi ngày 18-5-1997:
Thân gửi cháu Trâm,
... Trâm ạ, hôm lên Hà nội tôi có qua quán cơm chay “Âu lạc” (nhưng rất sang kiểu tây) cạnh chùa Quán sứ (hiện nay quán này đã không còn). Ăn thử đĩa cơm thập cẩm (7000 đ/đĩa, bức thư này được viết năm 1999) và so với quán Bà Bình ở Hải Phòng thì đắt hơn, nhưng xem ra cơm chay ở các nơi này đắt hay rẻ, sang hay bình dân nhưng cũng chưa “dưỡng sinh” cho lắm vì ăn đồ rán nhiều dầu và rán quá vàng và có thể vị nào yếu “đại tràng”(viêm mãn tính) thì tiêu hoá sẽ bị trục trặc.
Một quán Thực dưỡng gạo lứt muối mè có thể hình thành bên cô Lý - mang tên Thiên nhiên. Hải Phòng ngày mai “Trung tâm chăm sóc người cao tuổi” khánh thành và làm cơm chay mời đại biểu đến nếm. Thục Anh được các bác giao cho làm đầu bếp bữa cơm chay đầu tiên của Trung tâm. Rồi sẽ có một quán cơm chay của trung tâm lấy lãi bù chi cho công cuộc nhân đạo... Tôi không trực tiếp tham gia và chỉ cung cấp tài liệu về OHSAWA thôi.
... Tôi viết thư này nói lại kỹ về vấn đề “rán” cháy ăn có hại mà hôm trên đó tôi đã nói.

Chất béo là ester của glycerol (glycerin tên danh pháp cũ) và các acid béo —->
HO-CH2- CH(OH)- CH2-OH + 3 R-COOH —> (R-COO)3-C3H5 + 3H2O
Chất béo là ester của glycerol (glycérine) và axit béo —->
Glycerin + axit béo Thủy phân Eter của rượu và axit béo
Khi đun nhiệt độ cao, các chất béo trong đó có thành phần glycérine bị phân huỷ ra thành acrolêin:
Khi đun nhiệt cao, Glycerol phân huỷ thành Acrolein:
HO-CH2-CH(OH)-CH2-OH —-> CH2=CH-CHO + 2H2O
Glycerine Acrolein (bay hơi)
Acrolêin là một aldêhit dễ bay hơi, gây ngạt thở, khét lẹt gây ra ung thư. Vì thế các đơn thuốc Đông y hay chỉ định ăn kiêng đồ xào rán...
Axit béo là axit hữu cơ có ở mỡ động vật và thực vật. Mỡ động vật thì gốc R là các hydrocacbua dài (mỡ bò) không có nối đôi == như đa số dầu béo thực vật có nhiều nối đôi. Như axit oléic, axit linoléic có ở dầu vừng, dầu olive v.v... Các axit này không tạo ra các chất gây sơ cứng động mạch. Dầu dừa, dầu cọ ít có dấu nối đôi nên không “dưỡng sinh” bằng dầu vừng, olive, hướng dương.

Tạm ngừng ở đây chúc Trâm và toàn gia an lạc, đạt nhiều thành tựu cả hai đàng.
Thân ái,
Nguyễn Khai Trí

Hy vọng sau bài này những người nấu ăn chay trên toàn quốc sẽ giác ngộ Đạo sống để giúp cho những người Thực dưỡng hay ăn chay có một nơi ăn uống tin cậy hoàn toàn. Thực ra những người thực dưỡng lâu năm hầu như không bao giờ ăn đồ rán, khi tỳ vị bị hư thì người ta thích ăn đồ nướng hay đồ rán điều này chỉ hay xảy ra ở những người ăn mặn.
Vậy khi nào thích ăn đồ chiên rán như ví dụ heo quay, thịt nướng (bún chả)…? Là lúc đó tỳ vị đã bị hư rồi, cách khắc phục:
Ăn theo Thực Dưỡng, nhai cơm lứt tăng lên và thường xuyên ăn rau thơm mỗi ngày một vài loại và vài lá/mỗi ngày… vì tỳ vị ưa mùi thơm…Khám phá bí ẩn này tôi dần thoát khỏi việc thích ăn thịt nướng, thịt quay … thứ xưa rất thích ăn…
Diệu Minh
Tại sao dầu rán bốc khói lại độc?

Ông Nguyễn Khai Trí vốn là một Dược sĩ cao cấp và là một người bạn dưỡng sinh OHSAWA lâu năm ở Hải Phòng; Ông là một hiền nhân và là người một trong những người cổ vũ nhiệt tình nhất cho phong trào Thực dưỡng ở Hà Nội. Trong một lần trò chuyện với tôi, ông có nói về tác hại của dầu rán. Tôi đề nghị ông về nhà viết cho rõ ràng để bà con phần nào hiểu được tác hại của nó.

Sau đây là đoạn trích bức thư của ông gởi cho tôi ngày 18-5-1997:
Thân gửi cháu Trâm,
... Trâm ạ, hôm lên Hà nội tôi có qua quán cơm chay “Âu lạc” (nhưng rất sang kiểu tây) cạnh chùa Quán sứ (hiện nay quán này đã không còn). Ăn thử đĩa cơm thập cẩm (7000 đ/đĩa, bức thư này được viết năm 1999) và so với quán Bà Bình ở Hải Phòng thì đắt hơn, nhưng xem ra cơm chay ở các nơi này đắt hay rẻ, sang hay bình dân nhưng cũng chưa “dưỡng sinh” cho lắm vì ăn đồ rán nhiều dầu và rán quá vàng và có thể vị nào yếu “đại tràng”(viêm mãn tính) thì tiêu hoá sẽ bị trục trặc.
Một quán Thực dưỡng gạo lứt muối mè có thể hình thành bên cô Lý - mang tên Thiên nhiên. Hải Phòng ngày mai “Trung tâm chăm sóc người cao tuổi” khánh thành và làm cơm chay mời đại biểu đến nếm. Thục Anh được các bác giao cho làm đầu bếp bữa cơm chay đầu tiên của Trung tâm. Rồi sẽ có một quán cơm chay của trung tâm lấy lãi bù chi cho công cuộc nhân đạo... Tôi không trực tiếp tham gia và chỉ cung cấp tài liệu về OHSAWA thôi.
... Tôi viết thư này nói lại kỹ về vấn đề “rán” cháy ăn có hại mà hôm trên đó tôi đã nói.

Chất béo là ester của glycerol (glycerin tên danh pháp cũ) và các acid béo —->
HO-CH2- CH(OH)- CH2-OH + 3 R-COOH —> (R-COO)3-C3H5 + 3H2O
Chất béo là ester của glycerol (glycérine) và axit béo —->
Glycerin + axit béo Thủy phân Eter của rượu và axit béo
Khi đun nhiệt độ cao, các chất béo trong đó có thành phần glycérine bị phân huỷ ra thành acrolêin:
Khi đun nhiệt cao, Glycerol phân huỷ thành Acrolein:
HO-CH2-CH(OH)-CH2-OH —-> CH2=CH-CHO + 2H2O
Glycerine Acrolein (bay hơi)
Acrolêin là một aldêhit dễ bay hơi, gây ngạt thở, khét lẹt gây ra ung thư. Vì thế các đơn thuốc Đông y hay chỉ định ăn kiêng đồ xào rán...
Axit béo là axit hữu cơ có ở mỡ động vật và thực vật. Mỡ động vật thì gốc R là các hydrocacbua dài (mỡ bò) không có nối đôi == như đa số dầu béo thực vật có nhiều nối đôi. Như axit oléic, axit linoléic có ở dầu vừng, dầu olive v.v... Các axit này không tạo ra các chất gây sơ cứng động mạch. Dầu dừa, dầu cọ ít có dấu nối đôi nên không “dưỡng sinh” bằng dầu vừng, olive, hướng dương.

Tạm ngừng ở đây chúc Trâm và toàn gia an lạc, đạt nhiều thành tựu cả hai đàng.
Thân ái,
Nguyễn Khai Trí

Hy vọng sau bài này những người nấu ăn chay trên toàn quốc sẽ giác ngộ Đạo sống để giúp cho những người Thực dưỡng hay ăn chay có một nơi ăn uống tin cậy hoàn toàn. Thực ra những người thực dưỡng lâu năm hầu như không bao giờ ăn đồ rán, khi tỳ vị bị hư thì người ta thích ăn đồ nướng hay đồ rán điều này chỉ hay xảy ra ở những người ăn mặn.
Vậy khi nào thích ăn đồ chiên rán như ví dụ heo quay, thịt nướng (bún chả)…? Là lúc đó tỳ vị đã bị hư rồi, cách khắc phục:
Ăn theo Thực Dưỡng, nhai cơm lứt tăng lên và thường xuyên ăn rau thơm mỗi ngày một vài loại và vài lá/mỗi ngày… vì tỳ vị ưa mùi thơm…Khám phá bí ẩn này tôi dần thoát khỏi việc thích ăn thịt nướng, thịt quay … thứ xưa rất thích ăn…
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.