Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: BÀI 109:
Thực Dưỡng > Chữa bệnh bằng Thực Dưỡng > Kinh nghiệm chữa bệnh
vantrung
BÀI 109: SỬ DỤNG CUỐN “SỔ TAY DS OHSAWA”
CỦA ĐĐ THÍCH TUỆ HẢI PHẢI CẨN THẬN!!!


Thầy TUỆ HẢI viết cuốn “Sổ tay DS OHSAWA”để phổ biến cách trị bệnh theo PP OHSAWA kết hợp 1 số thuốc đông y (gồm các loại cây cỏ thiên nhiên). Rất nhiều BN thực hành theo cuốn sổ tay này được lành bệnh nan y mà BS chê…
Tuy nhiên cuốn sách nầy có 1 số nhược điểm như sau:
1)Trang 2 ghi: “Dầu mè, dầu phộng dùng tối đa 2 muỗng canh/1 ngày cho 1 người”
Dầu mè dương nhất trong các loại dầu nhưng là âm so với gạo lứt nên dùng hạn chế vì nó có thể làm nổi mụn và gây ngứa ngáy đối với những người lớn tuổi hay những người có hệ tiêu hóa yếu. Ngưng dùng dầu mè thì các triệu trứng ngứa ngáy, nổi mụn… biến mất. Một số bệnh nhân đang trị bệnh bằng PT7 (gạo lứt muối mè) chan dầu mè vào cơm (để tránh bị bón) bị nổi ngứa mà không hiểu tại sao, có nhiều người lại cho là cơ thể thải độc… Trong quyển triết thuyết Ohsawa, ngài Ohsawa cũng khuyên nên hạn chế tối đa dầu mè trong thức ăn… Tuy nhiên, muối mè thì lại tốt! Nếu bị bón ta nên nhai mè rang không muốivài muỗng cà phê.

2) Trang 2 ghi: “phân tốt luôn màu vàng, chặt, không rã nát…” Phân các bạn sẽ chặt và màu đen nếu bạn ăn theo PT7 với mè đen.

3) Trang 25 ghi: “Củ cải trắng xếp loại 2 dương (dương nhiều)”. Theo chúng tôi, củ cải trắng tuy đâm thẳng đứng xuống phía dưới đất, nhưng nó lại chứa rất nhiếu nước, vị ngọt và nấu rất mau mềm, ăn nhiều củ cải trắng phân lỏng, đau nhức mình,… Do đó chúng tôi nghĩ củ cải trắng phải xếp loại 2 âm (âm nhiều). Người ta còn ướp muối củ cải trắng cho bớt âm.
Trang 25 cũng xếp phổ tai 1 dương, Nhưng phổ tai là 1 loại rong biển nên phải là âm mới đúng.

4) Trang 29: “Không được để dành cơm trong tủ lanh…”. Tủ lạnh được chế tạo để giữ thức ăn lâu hư và khi dùng chỉ cần hâm nóng lại… Không hại gì!

5) Trang 31 ghi : “Mè trộn muối rồi chỉ được sử dụng 4 ngày”. Đây là trường hợp lý tưởng đối với những người có thời gian rảnh rỗi. Theo kinh nghiệm chúng ta có thể để muối mè lâu tới 3,4 tuần miễn là phải đậy kín hũ muối mè.

6) Trang 63 ghi món “ Cháo bổ dưỡng : ½ lon gạo lứt , 1 nắm đậu đỏ, 30 hạt sen, 10 g phổ tai, 100 g bí đỏ( nếu phân nhão thì giảm 50g) và thêm 1 chút muối”. Đậu đỏ, hạt sen, phổ tai và bí đỏ đều âm hơn gạo lứt (gạo lứt gần sát quân bình âm dương). Món cháo nầy quá âm! Đa số các bệnh nhân đều bị bệnh âm. Do đó họ không chịu nổi món ăn quá âm nầy…Có người bị tiêu phân lỏng, ớn lạnh, tiểu nhiều, choáng váng…Thậm chí có người bị bất tỉnh trong nhà vệ sinh…phải ăn pt7 nhiều ngày sau mới phục hồi…( cô OANH 08.8374786, cô TUYẾT 08.5101681)

7) Trang 68 ghi: “dùng 1 muỗng canh dầu mè với ¼ muỗng cà phê bột dentie uống để trị bệnh loét bao tử”. Có BN áp dụng cách trị bệnh nầy , bị đau bụng lăn lộn và tiêu chảy…Dầu mè âm và khó tiêu , do đó ta chỉ nên nuốt dentie mà không uống dầu mè để trị bệnh loét bao tử.

8)Trang 70 ghi:
“-Để trị bệnh gan siêu vi B,C hay xơ gan phải ăn theo pt7 và uống thuốc xổ PHAN TẢ DIỆP ( 10g --> 12g/ 1 ngày) 10 ngày liên tục với trà 3 năm (1 xị rưỡi/ 1ngày)
-Đối với BN ung thư gan, phải uống thuốc xổ liên tục 1 tháng…với trà 3 năm (1xị rưỡi/1 ngày).Khi phân chuyển đổi từ đen --> xanh --> vàng thì ngưng dùng thuốc xổ vì gan đã được lọc sạch.Ngay liền đó, BN phải chưng 2 củ LÃO SƠN SÂM , 10 lá trà 3 năm ,5g hạt CÂU KỈ +1/2 xị nước. Uống hỗn hợp nầy để tăng cường sức khỏe bị suy yếu do thuốc xổ”.
Thuốc xổ PHAN TẢ DIỆP rất âm . Thuốc xổ làm BN đi tiêu phân lỏng 4, 5 lần/1 ngày và làm suy kiệt cùng lúc với việc loại chất độc ra khỏi cơ thể…rất nguy hiểm nếu BN quá yếu.
Chúng tôi biết có 2 trường hợp BN chết khi đang uống thuốc xổ PHAN TẢ DIỆP
1/PHẠM HUY (32 tuổi) ở NHA TRANG, bệnh ung thư gan chết khi đang uống thuốc xổ 15 ngày
2/Ô. ĐÀM (67 tuổi)ở BÌNH THUẬN (062.892865) , uống thuốc xổ 7 ngày…suy kiệt…được chở nằm băng ca lên chùa gặp thầy TUỆ HẢI …5 ngày sau mất.
Theo chúng tôi, BN nên nhịn đói và uống nước gạo lứt rang 1 --> 4 ngày( để loại chất độc), rồi ăn pt7 triệt để thì có cơ may lành bệnh…
*Cách chữa bệnh gan của TS OHSAWA
Đau gan ,vàng da ,mửa ra mật, xơ gan, ung thư gan:
Tât cả các bệnh về gan chỉ có cách giảm bớt lượng thức ăn thì chữa được. Những món ăn có nhiều calorie phải tránh.
Nhịn đói, uống nước đun sôi để nguội bớt(theo chúng tôi thì nên uống nước gạo lứt rang)3 ngày-->7 ngày( để loại chất độc).Rồi ăn theo pt7( ăn ít 1 bữa/ ngày)
Áp nước gừng 3lần/ngày, dán cao khoai sọ 1 lần/ngày
Chỉ 1tháng thì lành bệnh ( theo chúng tôi từ 1-->4 tháng)
(Theo SỐNG VUI số 29 tháng 9/1969 trang 14).

9)Trang 26 : “không được nấu nồi cơm điện”.
Nấu cơm bằng nồi đất thì tốt nhất. Nhưng nồi đất dễ vỡ. Nấu cơm bằng nồi cơm điện vẫn không hại bao nhiêu. Chúng tôi thấy rất nhiều BN lành bệnh mặc dù ăn cơm ở nồi cơm điện…
Mọi hiện tượng biến đổi không ngừng . Chúng ta phải áp dụng PP OHSAWA một cách linh động , uyển chuyển…thì mới đạt được kết quả mong muốn
Khi thấy sức khỏe suy giảm ,thì nên nhịn ăn vài ngày rồi ăn theo pt7 cho đến khi thật khỏe…

TPHCM,17/5/2008

NVT
15/6/2009
Xin bổ sung:
Hiện nay chúng tôi nhận thấy quyển sổ tay DS Ohsawa của ĐĐ Thích Tuệ Hải có chỉnh sửa " Dùng thuốc sổ Phan Tả Diệp 10 ngày cho BN ung thư gan( thay vì 1 tháng như trước đây) và khi thấy BN quá yếu thì phải ngưng sổ ngay ." Xin hoan nghênh Thầy đã tiếp thu 1 phần ý kiến của chúng tôi!
NVT
[size="4"][/size]
huynhdoan2000
Dầu mè dương nhất trong các loại dầu nhưng là âm so với gạo lứt nên dùng hạn chế vì nó có thể làm nổi mụn và gây ngứa ngáy đối với những người lớn tuổi hay những người có hệ tiêu hóa yếu. Ngưng dùng dầu mè thì các triệu trứng ngứa ngáy, nổi mụn… biến mất. Một số bệnh nhân đang trị bệnh bằng PT7 (gạo lứt muối mè) chan dầu mè vào cơm (để tránh bị bón) bị nổi ngứa mà không hiểu tại sao, có nhiều người lại cho là cơ thể thải độc… Trong quyển triết thuyết Ohsawa, ngài Ohsawa cũng khuyên nên hạn chế tối đa dầu mè trong thức ăn… Tuy nhiên, muối mè thì lại tốt! Nếu bị bón ta nên nhai mè rang không muốivài muỗng cà phê.
Cám ơn bạn VanTrung về những thông tin mà bạn cung cấp!Nhưng...
-- bạn có thể xác nhận lại là...ngứa ngáy, nổi mụn là cơ thể đang Âm hay Dương? Chứ có sách nói...ngứa ngáy là...Dương đấy!!
-- hạn chế dầu mè...thì được đi [mắc tiền lắm!], nhưng còn muối mè? Ăn vô tư như một chén cơm + 6,7 muỗng muối mè, hoặc có khi nhai muối mè khơi khơi nhiều lần trong ngày, có sao không??
“phân tốt luôn màu vàng, chặt, không rã nát…” Phân các bạn sẽ chặt và màu đen nếu bạn ăn theo PT7 với mè đen.
--Cái vụ đen trắng, tôi thắc mắc,...đen là Dương, trắng là Âm? hay ngược lại? Đậu đỏ là dương, đậu đen là âm, trong sách có nói thế!
“ Cháo bổ dưỡng : ½ lon gạo lứt , 1 nắm đậu đỏ, 30 hạt sen, 10 g phổ tai, 100 g bí đỏ( nếu phân nhão thì giảm 50g) và thêm 1 chút muối”. Đậu đỏ, hạt sen, phổ tai và bí đỏ đều âm hơn gạo lứt (gạo lứt gần sát quân bình âm dương). Món cháo nầy quá âm! Đa số các bệnh nhân đều bị bệnh âm. Do đó họ không chịu nổi món ăn quá âm nầy…Có người bị tiêu phân lỏng, ớn lạnh, tiểu nhiều, choáng váng…Thậm chí có người bị bất tỉnh trong nhà vệ sinh…phải ăn pt7 nhiều ngày sau mới phục hồi…(
Đây là một "phát kiến" quan trọng?! Tôi có ăn nhiều lần trong tháng...ngon lắm!! Ngũ nhiều,đi tiêu phân nát,...uể oải,...nhưng có lẽ là do nấu nhiều nước, ăn vào buổi tối quá khuya...Món cháo này quá Âm??Còn xem xét lại!
Diệu Minh
Hiện nay có một số người áp dụng thực đơn số 7 có kết quả tốt trong 3 tháng đầu và sau đó thường không thấy tốt như vậy và có khi còn suy yếu hơn trước mà tôi chưa hiểu tại sao...
Bài viết của ông Văn Trung cho thấy mặt trái của áp dụng số 7 với một số người...

Thầy Tuệ Hải đã tự ý riêng đưa vào phương pháp Thực dưỡng một số bài thuốc nam và một số vị thuốc nam có lẽ là chưa thích hợp cho một số người...
Kinh nghiệm chữa lành của Thực dưỡng thế giới những năm gần đây là áp dụng bài số 6, hay là số 5, để cho bệnh nhân dần thích nghi... số 7 chỉ dành cho một số người có khả năng thích nghi...
DIEUHANG
Diễn đàn sôi nổi quá tôi cũng muốn góp vào một ý mà mình chưa hiếu đúng sai thế nào. Muốn nhờ các bậc tiền bối chỉ giúp cho. Hôm tôi đến Lan(ở đoàn Văn Bơ) mua đồ ăn có một ngưởi đang ăn TD trị bệnh nói theo tài liệu của thầy Tuệ Hải nói là: ''tôi nói ra thì các cửa hàng bán TD cũng đừng buồn,người trị bệnh nên mua mè sống về tự rang cho đảm bảo, chỉ lấy phần mè nổi trên nước (khi đãi mè)còn những hạt mè chìm thì không ăn vì những hạt chìm là âm". Tôi tự nghĩ hạt mè chìm phải là hạt chắc chứ, mà nặng là dương,nhẹ là âm. Hướng tâm là dương vậy hạt chìm là hạt hướng tâm vậy hạt chìm sẽ dương hơn hạt nổi, sao là âm được nhỉ??. Không biết nhận xét của mình có đúng không??? Tôi có nghi ngờ hỏi lại chị ấy là có chắc chắn là tài liệu của thầy Tuệ Hải nói như vậy không, hay do mình nhầm. Chị ấy khẳng định là chắc chắn. Vậy đúng sai thế nào xin các bậc tiền bối chỉ giúp nhé.Xin cám ơn!!
Diệu Minh
Muốn có nồi cháo dương, không bị âm và dùng tốt cho người bệnh nặng... hay muốn bồi bổ cơ thể, hãy nấu như sau:

-Gạo lứt đỏ rang lên rồi mới nấu
- Kê
- Ngưu bàng
- Phổ tai
- muối hầm
- Mơ muối
- Bột nghệ
- Bột sắn dây
- Hành tăm
- Ngò
- Cà rốt
- Hạt sen
- Nếu không có ngò thì dùng tía tô
...
Mè nổi lên thì dùng là vì như sau chứ không phải vì dương hay âm: mè chìm toàn là những mè đã bị chầy sước và ngấm nhanh nước nên lập tức nó nặng hơn những hạt mè khác nó còn nguyên vỏ và bên trong nó chứa dầu nhiều nên nó âm nó nổi lên mặt nước.
Mè chìm không phải là mè dương mà là mè bị ngấm nước nhanh và là những thứ rác lẫn vào cùng với mè, OK?

Lấy mè đó rang lên rồi còn phải xảy đi lớp vỏ tróc ra và xảy đi những hạt lép nổi lên cùng với mè xịn!

Như thế, ăn một hũ mè xịn người làm mè rang phải sành điệu nhiều thứ...
BAS
Dầu thực vật, trong đó có cả dầu mè, gạo nếp và củ cải đều có khả năng giữ muối lại cho cơ thể, cho nên nó có khả năng hỗ trợ cho quá trình dương hóa, mặc dù bản thân dầu là âm, đó là lý do những thực phẩm này giúp chống xơ vữa mạch máu, làm tiêu chất nhầy và rất tốt cho phế, các bệnh về phổi, nhưng nên nhớ cơ thể phải có đủ ngũ hành, thiếu hay yếu 1 hành thì không còn là cơ thể sống quân bình, khỏe mạnh nữa rồi. Cái hại của sự bổ phế quá độ là hại gan, (kim khắc mộc) vậy gan bị hại do những thực phẩm bổ phế này như thế nào, xin thưa rằng đó là do quá trình giữ muối nêu trên, muối rất dương, thu hút các chất dơ, chất độc đầy âm tính về với nó, cho nên nó cần các xúc tác để ở lại trong cơ thể cho đủ lâu để thực hiện tác động của nó, nhưng sau đó nó trở thành thứ muối cũ có liên kết với nhiều tạp chất phải đào thải ra khỏi cơ thể để đưa vào lượng muối mới, nếu đến lúc này mà muối cũ không thể ra được thì phải sinh chuyện, như mẩn ngứa, nhức mỏi, thậm chí sinh ra kết trệ giống kết trệ sinh ra khi ăn nhiều thịt vậy.

Đó là lý do mọi người nên chú ý hạn chế lượng mè ăn hàng ngày, đặc biệt là dầu mè, chớ lạm dụng. Muối mè sẽ đưa vào cơ thể 1 lượng dầu đồng thời với 1 lượng muối mới, cho nên sử dụng chất dầu từ muối mè thì an toàn hơn dầu mè. Tuy vậy, vẫn có những bệnh nhân quá âm, ngay cả ăn muối mè vẫn sinh ra mẩn ngứa, những người này nên độn thêm bo bo vào cơm khi nấu ăn thì có thể ăn muối mè bình thường. Ai nấu cơm bằng nồi đất hay nồi gang mà độn bo bo vào nấu thì sẽ dễ dàng để ý thấy, với cùng 1 lượng nước nấu cơm, cơm độn bo bo ăn cứng hơn cơm không độn, dù bo bo âm hơn gạo, đó là do âm tính của bo bo có khuynh hướng ảnh hưởng và bài trừ các chất âm ra khỏi những thứ mà nó tác động tới. Do đó nó làm thông khí huyết, rất tốt cho những người thường xuyên bị nghịch khí (tâm thận bất giao) nhưng phụ nữ có thai thì phải kiêng tuyệt bo bo vì cái thai là âm, Đông y cũng cho biết bo bo kị thai. Nhưng sau khi sinh thì có thể dùng bo bo để tăng lượng sữa, cũng trên những nguyên lý như vậy. thumbsup.gif
BAS
Vậy là dương cũng có dương tốt, dương xấu, và âm cũng có âm tốt, âm xấu. Thêm vào đó mong mọi người luôn ghi nhớ là cơ thể chúng ta coi trọng sự quân bình, tức là cứ tham lên thì âm hay dương gì cũng xấu hết whistling.gif
huynhdoan2000
mè chìm toàn là những mè đã bị chầy sước và ngấm nhanh nước nên lập tức nó nặng hơn những hạt mè khác nó còn nguyên vỏ và bên trong nó chứa dầu nhiều nên nó âm nó nổi lên mặt nước.
Mè chìm không phải là mè dương mà là mè bị ngấm nước nhanh và là những thứ rác lẫn vào cùng với mè, OK?

Lấy mè đó rang lên rồi còn phải xảy đi lớp vỏ tróc ra và xảy đi những hạt lép nổi lên cùng với mè xịn!

Như thế, ăn một hũ mè xịn người làm mè rang phải sành điệu nhiều thứ

Một thông tin hết sức quí giá!!! sư phụ kính,nếu "tiết kiệm"...có thể sử dụng luôn phần mè chìm không? [Tất nhiên không còn cát đá!]...Một bịt mè "sạch" nửa kí bán trong cửa hàng TD là 30 ngàn, bên ngoài chợ bán nửa kí 16 ngàn [thấy hơi dơ hơn!]
Muốn có nồi cháo dương, không bị âm và dùng tốt cho người bệnh nặng...
Bái phục sư phụ!!!Không biết trong cửa hàng cô Lan,Đoàn văn Bơ có bán kê, ngưu bàng không? Dưới nầy thì không có bán rồi...
Hiện nay có một số người áp dụng thực đơn số 7 có kết quả tốt trong 3 tháng đầu và sau đó thường không thấy tốt như vậy và có khi còn suy yếu hơn trước mà tôi chưa hiểu tại sao...
Công án này xin sư phụ giải dùm!!Tất cả những ai bắt đầu bước vào pháp môn TD đều muốn biết!!
Thầy Tuệ Hải đã tự ý riêng đưa vào phương pháp Thực dưỡng một số bài thuốc nam và một số vị thuốc nam có lẽ là chưa thích hợp cho một số người...
Thầy Tuệ Hãi đã "biết trước" sự biến đổi "gen" của gạo lứt và muối mè [hầu như không còn chỗ nào bán những thứ nầy mà...không có rãi phân xịt thuốc!]...việc tăng cường thêm thuốc Nam [không phân thuốc] chắc để hỗ trợ cho việc trị bệnh?!
muối rất dương, thu hút các chất dơ, chất độc đầy âm tính về với nó, cho nên nó cần các xúc tác để ở lại trong cơ thể cho đủ lâu để thực hiện tác động của nó, nhưng sau đó nó trở thành thứ muối cũ có liên kết với nhiều tạp chất phải đào thải ra khỏi cơ thể để đưa vào lượng muối mới, nếu đến lúc này mà muối cũ không thể ra được thì phải sinh chuyện, như mẩn ngứa, nhức mỏi, thậm chí sinh ra kết trệ giống kết trệ sinh ra khi ăn nhiều thịt vậy.
Sao sư huynh không chỉ cách làm sao "đẩy" muối cũ ra? Có phải dùng muối thì phải kèm mè? Còn như ăn tamari? Cũng là muối...phải kèm gì?
Tuy vậy, vẫn có những bệnh nhân quá âm, ngay cả ăn muối mè vẫn sinh ra mẩn ngứa, những người này nên độn thêm bo bo vào cơm khi nấu ăn thì có thể ăn muối mè bình thường.
Một thông tin quí!!!Nhưng bo bo mua ở đâu? Có phải vô tiệm thuốc Bắc?
Vậy là dương cũng có dương tốt, dương xấu, và âm cũng có âm tốt, âm xấu. Thêm vào đó mong mọi người luôn ghi nhớ là cơ thể chúng ta coi trọng sự quân bình, tức là cứ tham lên thì âm hay dương gì cũng xấu hết
Phải mua giấy quì và học tập cách dùng?!
Diệu Minh
Một kết luận xanh rờn:
cứ tham lên thì âm hay dương gì cũng xấu hết!

Thực ra tham là so với cái gì? chứ tham thôi thì chỉ là danh từ tục đế khái niệm để chuyển ý quên lời, chứ còn câu này chung chung không xác định.
Lâu rồi mới thấy một câu chẳng đâu vào đâu như thế...
Có lần tôi trình Pháp với thầy tôi là có lẽ con nên coi tâm của con và chờ nó hết tham, sân và si thì mới ăn cơm? và tôi mường tượng ra cái cảnh tôi được ăn cơm với tâm không tham không sân không si...
Thầy tôi bảo: thế thì chỉ có nhịn ăn!

Nghĩa là phải chấp nhận là ta đang vừa tham vừa sân vừa si ở các mức độ.

Có thể so với người này ta không tham đắm sắc nhưng lại kẹt về danh, có lẽ ta không tham danh nhưng lại bị kẹt về lợi và vân vân...
Trừ khi ta lọt vào dòng thánh chứ không thì 10 thằng thúc - 10 sợi dây nó nghiến ngấu ta đêm ngày thì chỉ có kẻ nào chìm sâu vào giáo Pháp mới khám phá ra cái chỗ đại bi hài kịch trò hề nhố nhăng của đời sống chả đâu vào đâu vớ vớ vẩn vẩn và cho những chuyện chả đâu vào đâu là quan trọng như lời của Hoà Thượng Thích Thanh Từ bảo: chuyện to là chuyện sinh tử thì lại không quan trọng còn chuyện không đâu vào đâu lại là chuyện quan trọng.... như vậy gọi là chưa có chánh kiến xịn mà chỉ là có chánh kiến rởm!

Đãi sạch cái phần chìm nghỉm của mè và phơi lẫn se khô rồi rang nổ lốp bốp cho rẻ... mè ở các cửa hàng Td là mè rang rồi mới giá đó đấy phải không?

Chỗ nào bán đắt cứ phản ảnh lên mạng tớ sẽ vin vào đó mà góp ý trực tiếp nhé....

Muốn muối cũ ra khỏi cơ thể để loại trừ chất độc, ta phải làm việc tay chân cho đổ mồ hôi ra rịn rịn ngày 1, 2 lần là ok.
Từ hôm tớ ra Bãi Giữa làm nông dân chính hiệu ngày 2 lần tớ làm cỏ túa mồ hôi rịn rịn nhơm nhớp là tớ đi về ... dầu bẩn một tí vì dễ gì mà tắm như ở nhà... ấy thế mà khoẻ hẳn ra....
Bí mật của sức khoẻ dễ lắm: làm việc không công cho bá tánh... cứ làm việc như thế vừa vui khoẻ vừa được nhiều người yêu quí dầu có muốn ghét cái loại người Thực dưỡng cũng hơi bị khó vì nó cứ nhăn nhăn nhở nhở suốt ngày và hay lam hay làm..... khi hành thiền là nó thực hiện hiệu quả nữa....và đầu óc thường ít có vấn đề, tâm trí hoạt động quá nhiều mới hay lắm chuyện... hay sính chữ... tiên sinh Ohsawa bảo rằng cãi lộn là căn bệnh của người hiểu biết.
Tớ rất khoái Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngài thường nói câu: "không biết", khoẻ thật!
huynhdoan2000
Hoà Thượng Thích Thanh Từ bảo: chuyện to là chuyện sinh tử thì lại không quan trọng còn chuyện không đâu vào đâu lại là chuyện quan trọng.... như vậy gọi là chưa có chánh kiến xịn mà chỉ là có chánh kiến rởm!
--- Chào sư phụ!
Thầy Thanh Từ nói y chang!!! Đệ tử có đọc trong một quyển sách dạy là : Dùng nước sơn vẽ chữ CHẾT vào trán…mặc may có thể phát sinh chánh kiến xịn!!!

Đãi sạch cái phần chìm nghỉm của mè và phơi lẫn se khô rồi rang nổ lốp bốp cho rẻ... mè ở các cửa hàng Td là mè rang rồi mới giá đó đấy phải không?
Sư phụ dạy thế thì…đệ tử thấy tiết kiệm được một số mè!! Chứ thấy mè là một thực phẩm quí giá…mua về đãi bỏ gần một phần mười …uổng quá!!! chẳng phải uổng vì tiếc tiền đâu, mà vì…tiếc…đó là mè!!!
Mè mà đệ tử mua 30 ngàn nửa kí là mè chưa rang! Nhưng xem xét kỹ thì có lẽ đã đãi rồi…Khỏi cần đãi nữa, cứ ngâm nước một lát là rang…
Đệ tử có hỏi thử ca-la-thầu, một hủ lớn hơn hủ bơ mè là 60 ngàn…Như thế là mua được không sư phụ?Tekka cũng vậy, cũng 60 ngàn.

Chỗ nào bán đắt cứ phản ảnh lên mạng tớ sẽ vin vào đó mà góp ý trực tiếp nhé....
Bán có đắt hay không thì phải biết giá “đại lý”, giá gốc…Chuyện buôn bán mà…phải có lời chứ!
Tuy nhiên đắt quá thì…cũng “kẹt”…
Như gạo lứt đỏ mua ngoài chợ là 12 ngàn một kí, còn mua trong cửa hàng TD là 18 ngàn một kí thì cũng…chấp nhận được [đệ tử thì mua ngoài chợ rồi!]
Có khi ngồi ngẫm nghĩ lại…thì ra mua các món TD giống y chang …mua thuốc bắc về dùng!!!Lâu lâu đi “bổ” vài trăm ngàn món thuốc TD…

Muốn muối cũ ra khỏi cơ thể để loại trừ chất độc, ta phải làm việc tay chân cho đổ mồ hôi ra rịn rịn ngày 1, 2 lần là ok.
Về cái vụ “nổi mẩn ngứa”…bác Vân Trung thì cho là tại dầu mè ….Còn sư huynh thì lại cho là tại muối cũ chưa giải phóng!
Nếu như thế thì “ngứa” có hai nguyên nhân, một là dùng quá nhiều dầu mè, hai là dùng quá nhiều muối??Thế là…”ngứa” là do…ăn muối mè quá nhiều??? Đệ tử có một thắc mắc [hỏi hoài mà sư phụ và sư huynh không trả lời], đó là…muối mè ăn bao nhiêu trong ngày là vừa? Thấy Tuệ Hãi thì dạy một chén cơm+bốn muỗng muối mè. Còn thầy Ngô Thành Nhân thì một chén cơm+một muỗng muối mè…???Đệ tử nấu hơn một lon gạo lứt trong một ngày, tính ra số chén cơm có thể lên đến 6 chén…phải ăn 24 muỗng muối mè theo thầy TH…chưa kể số muối mè nêm vào bột koko, bột sắn dây,v.v…
Giải pháp sư phụ đưa ra dùng để tống muối cũ ra khỏi cơ thể…là lao động cho ra mồ hôi rịn rịn…

tâm trí hoạt động quá nhiều mới hay lắm chuyện... hay sính chữ... tiên sinh Ohsawa bảo rằng cãi lộn là căn bệnh của người hiểu biết
Có phải do nhai nhiều nên…trí óc phát triển???hay sính chữ???và hay…cải???Lúc chưa ăn TD, đệ tử tối ngày cứ muốn “ngủ” không hà!!! Không muốn “Đàm thiên, thuyết địa, luận nhân” gì cả!!nhưng sau này thì…khác…
BAS
Cơ thể mà quá âm thì nó giữ muối lại vì muối dương chứ sao? Chất dầu là âm thì nó giữ muối lại trong người là không được à, sao lại phải tách bạch mấy vấn đề ấy ra làm gì cho rách việc?

Hay cãi là vì tâm sân mạnh tức là tình trạng âm trong dương ngoài chớ trí óc phát triển gì ở đây? Khi nào trở thành con người dương trong âm ngoài mới là đạt tiêu chuẩn của con người Thực dưỡng.

Cô Trâm, cháu không đi Thái Lan là vì chuyện nó phải như thế, chứ không có ru ngủ bản thân hay tự huyễn hoặc mình gì gì đó như cô lo ngại đâu ạ. Cháu không nêu lý do vì mọi cái cớ viện được đều là không chính đáng hết, mà cháu cũng chả thấy có vấn đề gì mà phải viện cớ này cớ nọ. Quỹ thời gian có hạn, có những việc mà theo phán đoán của cháu là nên làm trước thì cháu làm trước, thế thôi.
Diệu Minh
Có người bạn bảo là không thể ăn được cơm gạo lứt vì nhai nó thấy béo và ngán...
Có người thì không thích ăn mè hay bơ vừng vì nó béo... như thế riêng cá nhân tớ thì mỗi bát cơm bỏ gần 1 thìa cà phê vừng (mè).

Gan của tớ kém tớ hay dễ sân vì thế tớ không hề thích ăn mỡ, da gà.... ngày bé tí và sau này ăn Thực dưỡng tớ cũng vẫn "sợ" béo, cho nên nhìn những người béo tớ cũng ghê sợ như là nhớ tới miếng mỡ lợn ngày nào!

Đấy là cái "tạng" của tớ - cái karma của tớ nó như vậy... cho nên cái gọi là tiêu chuẩn chỉ là tiêu chuẩn... phải lấy thêm trí thông minh riêng của mình mà định đoạt con người và số mệnh của mình, không nên tuyệt đối tin tưởng ai, chính Đức Phật cũng khuyên chớ vội tin...

Phải nên căn cứ vào tình hình cụ thể... có khi thầy Tuệ Hải không sai mà lại là do người ta đánh máy gõ vitính sai thì sao?

Và thầy Tuệ Hải cũng có thể chưa đủ thời gian để nói hết những điều thầy biết...?
Có những người tới nhà tôi họ mới bước vào TD tâm của họ cứng đờ và áp dụng máy móc... phải có thời gian để trở nên là người có nghệ thuật giữ gìn thân tâm... con đường này còn dài mà, đi đâu mà vội để dục tốc bất đạt.

Không nên là nô lệ tư tưởng cho bất cứ ai... mẹ tớ theo Thanh Hải vô thượng sư, có lần bà tức khí bảo: không được đụng vào sư phụ của bà... mà tớ thì biết ngay cái gọi là tôi và của tôi là nguyên nhân của khổ.... bà đã để lộ cái gót chân asin, nếu mà kẻ thù nó mà biết được gót chân này nó chửi sư phụ của bà vài mách là bà có thể ?????

Thật là dại dột...khư khư mình buộc lấy mình vào trong.

Chỉ có Đức Phật là quí báu, đáng cho con phải nương theo.... tôi nhớ tới một bài Kinh của Đức Phật gạn hỏi về cái gọi là Như Lai, ngay khi đang còn sống mà vẫn không có cái gì được gọi là Như Lai huống hồ là Như Lai sau khi chết?
vantrung
QUOTE(huynhdoan2000 @ May 18 2008, 09:21 PM) *
Dầu mè dương nhất trong các loại dầu nhưng là âm so với gạo lứt nên dùng hạn chế vì nó có thể làm nổi mụn và gây ngứa ngáy đối với những người lớn tuổi hay những người có hệ tiêu hóa yếu. Ngưng dùng dầu mè thì các triệu trứng ngứa ngáy, nổi mụn… biến mất. Một số bệnh nhân đang trị bệnh bằng PT7 (gạo lứt muối mè) chan dầu mè vào cơm (để tránh bị bón) bị nổi ngứa mà không hiểu tại sao, có nhiều người lại cho là cơ thể thải độc… Trong quyển triết thuyết Ohsawa, ngài Ohsawa cũng khuyên nên hạn chế tối đa dầu mè trong thức ăn… Tuy nhiên, muối mè thì lại tốt! Nếu bị bón ta nên nhai mè rang không muốivài muỗng cà phê.
Cám ơn bạn VanTrung về những thông tin mà bạn cung cấp!Nhưng...
-- bạn có thể xác nhận lại là...ngứa ngáy, nổi mụn là cơ thể đang Âm hay Dương? Chứ có sách nói...ngứa ngáy là...Dương đấy!!
-- hạn chế dầu mè...thì được đi [mắc tiền lắm!], nhưng còn muối mè? Ăn vô tư như một chén cơm + 6,7 muỗng muối mè, hoặc có khi nhai muối mè khơi khơi nhiều lần trong ngày, có sao không??
“phân tốt luôn màu vàng, chặt, không rã nát…” Phân các bạn sẽ chặt và màu đen nếu bạn ăn theo PT7 với mè đen.
--Cái vụ đen trắng, tôi thắc mắc,...đen là Dương, trắng là Âm? hay ngược lại? Đậu đỏ là dương, đậu đen là âm, trong sách có nói thế!
“ Cháo bổ dưỡng : ½ lon gạo lứt , 1 nắm đậu đỏ, 30 hạt sen, 10 g phổ tai, 100 g bí đỏ( nếu phân nhão thì giảm 50g) và thêm 1 chút muối”. Đậu đỏ, hạt sen, phổ tai và bí đỏ đều âm hơn gạo lứt (gạo lứt gần sát quân bình âm dương). Món cháo nầy quá âm! Đa số các bệnh nhân đều bị bệnh âm. Do đó họ không chịu nổi món ăn quá âm nầy…Có người bị tiêu phân lỏng, ớn lạnh, tiểu nhiều, choáng váng…Thậm chí có người bị bất tỉnh trong nhà vệ sinh…phải ăn pt7 nhiều ngày sau mới phục hồi…(
Đây là một "phát kiến" quan trọng?! Tôi có ăn nhiều lần trong tháng...ngon lắm!! Ngũ nhiều,đi tiêu phân nát,...uể oải,...nhưng có lẽ là do nấu nhiều nước, ăn vào buổi tối quá khuya...Món cháo này quá Âm??Còn xem xét lại!

-Bạn H.DOAN thân mến.Bệnh ghẻ ngứa có 2 loại:ghẻ âm và ghẻ dương.. Bệnh giời leo là bệnh ghẻ dương . Chỉ cần dán cao khoai sọ 2,3 đêm là khỏi( khoai sọ rất âm). Bệnh hắc lào chảy nước là bệnh ghẻ âm ta chữa bằng dầu mè và dentie(xức ngoài, dầu mè để giữ detie không rơi ra).Ăn thức ăn quá âm có thể bị ghẻ âm và ngược lại.Vậy ăn dầu mè hay muối đều có thể bị ngứa tùy theo bn tạng âm hay dương.Người dương được quyền ăn nhiều thức ăn âm hơn và ngược lạingười âm được quyền ăn nhiều thức ăn dương hơn. Phải linh động và hiểu rõ quy luật biện chứng âm dương.
Ăn muối mè nhiều có được không?-Tùy theo tạng mỗi người.Nếu bạn ăn 6 muỗng mà thấy phân tốt, thì cứ tiếp tục.
Ăn cháobổ dưỡng theo công thức thầy TUỆ HẢI thích hợp với người tạng dương, không tốt đối với bn quá âm
Dùng thuốc để hỗ trợ trị bệnh rất tốt với đk thầy thuốc theo sát bn . Mỗi bn có 1 liều lượng riêng không ai giống ai và gia giảm liều lượng cũng rất quan trọng.Không thể dùng 1 công thức cho tất cả các bn .
Tranh luận theo tôi thì rất nên làm với đk chúng ta thật sự muốn tìm chân lý
-Cô DIỆU MINH nói rất đúng, hạt mè bị trầy sướt (âm) hút nước nên nặng và chìm xuống đáy, hạt mè nổi dương hơn.Tôicó làm thí nghiệm thì thấy đúng như vậy.
“ Số 7 tốt trong 3 tháng đầu về sau thường không tốt và còn suy yếu”. Theo tôi pt 7 lúc nào cũng tốt. Chúng ta thường phạm sai lầm là ăn theo pt7 nhưng ăn quá nhiều hoặc uống quá nhiều nước( thường là nước trà quá ngon và ăn nhiều làm khát nước phải uống nhiều). Để đạt hiệu quả trị bệnh cao ta nên ăn 1 bữa/ ngày và không ăn no.
-“BN quá âm ăn muối mèbị mẩn ngứa” –Theo tôi bn quá âm nên ăn muối mè mặn hơn (bớt mè hay tăng muối)thì không bị ngứa
Diệu Minh
Ối giời ơi, bác Trung thật là siêu, hoan hô bác Trung.
Vô cùng tri ân công đức của bác cho trang web này và có cả hiện vật để báo đáp cho vui.... bác chờ em gửi ít quà TD cho bác nha.
huynhdoan2000
Bệnh ghẻ ngứa có 2 loại:ghẻ âm và ghẻ dương..
Bạn VTrung thân mến!
Thôi rồi, cùng một bệnh mà cũng có Âm Dương khác nhau!!!Chắc tớ phải đọc lại mấy cuốn sách dạy về Đông Y quá! Có điều tớ thấy Đông y bốc thuốc tùm lum ...mà hiệu quả thì...còn xem xét lại, trái lại OHSAWA thì chỉ với gạo lứt muối mè mà đã "công hiệu" gấp nhiều lần...Chính vì vậy, tớ hơi nghi ngờ Đông y một tí!Với lại cách biện chứng Âm Dương của Đông y ...hình như có nhiều điểm khác OHSAWA ,...rồi tới ngài Aihara thì...lại cũng có cái khác với thầy mình?? Quả thật Âm Dương vô cùng bao la kì diệu..."thiên biến vạn hóa"!!!
Ăn muối mè nhiều có được không?-Tùy theo tạng mỗi người.Nếu bạn ăn 6 muỗng mà thấy phân tốt, thì cứ tiếp tục.
Ăn cháobổ dưỡng theo công thức thầy TUỆ HẢI thích hợp với người tạng dương, không tốt đối với bn quá âm

Bạn nói thế thì tớ "ngộ" rồi!! Hết thắc mắc cái vụ "ăn bao nhiêu muối, bao nhiêu mè"....Tớ đọc trong bảng phân loại thức ăn Axit+Kiềm+Âm +Dương [bảng 20]của ngài Aihara, thấy có ghi...muối mè là loại thức ăn tạo kiềm dưong! Bởi thế tớ cứ...múc ăn vô tư!!!Nhưng điều nầy cũng cho thấy...Muối mè không phải là Âm Dương quân bình???Khi phối hợp với nhau thì muối mè là Kiềm Âm hoặc Kiềm Dương [tùy theo cách trộn], còn nếu đứng riêng thì mè là Axít Âm, còn muối là Kiềm Dương?
Bạn VTrung thân mến, khi ta phân tích một món ăn Âm hay Dương...mà gặp lý thuyết của Axit+Kiềm của ngài Aihara thì...cái Âm hay Dương đó ...có thể bị "trục trặc"!! Tớ đang "điên cái đầu" về Âm Dương + Axit Kiềm...nhưng cũng rất "khoái" nghiên cứu nó, đây chính là cái tớ đang mày mò tìm hiểu...Chỉ có Axit Âm, Axit Dương, Kiềm Âm , Kiềm Dương..mới có thể tạo một quân bình cho cơ thể [người không ăn gạo lứt muối mè cũng áp dụng tốt để đem lại sức khỏe!!]
Dùng thuốc để hỗ trợ trị bệnh rất tốt với đk thầy thuốc theo sát bn . Mỗi bn có 1 liều lượng riêng không ai giống ai và gia giảm liều lượng cũng rất quan trọng.Không thể dùng 1 công thức cho tất cả các bn .
Dùng thuốc để tạo điều kiện Kiềm nhẹ cho cơ thể, cái này có nói trong sách Axit+Kiềm...tớ nhất trí!! Tuy nhiên chưa chắc chúng ta gặp ông thầy thuốc "xịn"???

Tranh luận theo tôi thì rất nên làm với đk chúng ta thật sự muốn tìm chân lý
Hoan hô bạn !! Đa phần người vào xem trang web nầy thường là những người "bác sĩ lắc đầu"!!!Bản năng sinh tồn rất mạnh!!Tớ thường bị sư phụ và sư huynh quở trách về..những câu "củ chuối"...biết sao bây giờ? biết hỏi ai khác?
Tớ thì không dám tranh luận đâu!! Trình độ nhập môn làm sao dám tranh luận? Chẳng qua, có nhiều thắc mắc khi áp dụng đã vướng mắc, với lại trong quá trình đọc sách ..thấy có nhiều chỗ "bất đồng" quan điểm...nên muốn "giải tỏa"...mới đem ra tranh luận. Mấy tháng nay nhờ sư phụ và sư huynh "phá mê" cũng nhiều lắm!!Nay gặp thêm một bậc tiền bối như bạn...thật là quí báu!!
Chúng ta thường phạm sai lầm là ăn theo pt7 nhưng ăn quá nhiều hoặc uống quá nhiều nước( thường là nước trà quá ngon và ăn nhiều làm khát nước phải uống nhiều). Để đạt hiệu quả trị bệnh cao ta nên ăn 1 bữa/ ngày và không ăn no.
Bạn nói đúng! Lúc sau nầy, tớ nấu một lon rưỡi gạo lứt, ăn hơi nhiều và uống cũng nhiều hơn lúc mới khởi sự!Tớ không còn nhắc đến chữ BỆNH cũng như chữ ỐM nữa!!
Biện pháp ăn một ngày 1 bữa [chắc nửa lon gạo?] và ăn không no. Nửa lon thì chỉ có từ đói đến đói chứ không có no đâu. Sao không nghe bạn nhắc tới uống?Theo thầy Tuệ Hãi thì 3 xị !!
Bạn VTrung à, nếu uống ít thì làm sao "đổ mồ hôi" để loại trừ muối cũ?
Biện pháp ăn một ngày một bữa ...phải "chính gốc" mới được!! Bạn cho tớ hỏi...tại TP HCM có chỗ nào bán gạo lứt "sạch" , mè "sạch" không?[ Tức không có phân thuốc] Cái nầy tớ thật tình hỏi đấy!
-“BN quá âm ăn muối mèbị mẩn ngứa” –Theo tôi bn quá âm nên ăn muối mè mặn hơn (bớt mè hay tăng muối)thì không bị ngứa
Cám ơn bạn nhiều! Tớ bớt mẩn ngứa rồi.
Nói như bạn thì chúng ta có thể linh động "pha chế" muối mè?? Không cần bắt buộc phải theo sự chỉ dẫn trong sách về lứa tuổi? Ai cũng nói, lớn tuổi rồi thì bớt ăn mặn??
Diệu Minh
Lớn tuổi rồi thì bớt ăn mặn là đối với tuổi già nói chung là quá đúng.
Vì ngay như tớ (50 tuổi), giờ muốn ăn mặn cũng không ăn nổi, vì sao?
Vì đàn bà khi về già nó dương lên và đàn ông khi về già lại còn bị âm đi, cho nên phụ nữ về già bụ bẫm lên là hợp cách và đàn ông ngày một quắt dần đi thì hợp cách sẽ khoẻ và sống lâu vì quân bình ... mỗi khi tớ cho vào miệng món ăn mặn tớ bị phản ứng của cơ thể tới mức cảm thấy như là bị huyết áp cao ngay! có lẽ tớ quá dương?!


Ăn 1 miếng nấu hơi mặn không sao chứ tới miếng thứ 3 mà vẫn tiếp tục ăn là ôi giời ơi như là tra tấn... thấy trong người luồng hoả hầu nó bốc xộc lên óc não ngay!

Còn việc ăn cơm lứt mỗi ngày bao nhiêu là vừa thì thế này: có lẽ theo tớ thì ăn ngày 250 - 300 gam gạo là ổn.

Ăn nhiều người nó phừng phừng lên nó kiếm những chuyện vớ vẩn nó làm chứ nó chả chịu ngồi yên mà hành thiền để thấy tánh đâu!

Còn việc thải muối cũ ra khỏi người thì thiếu gì cách, kể cả cách xông của các cụ xưa... đàn bà chúng tớ có cách ngâm mông diệu kỳ

Đàn ông thì có thể ngâm chân!
huynhdoan2000
Lớn tuổi rồi thì bớt ăn mặn là đối với tuổi già nói chung là quá đúng.
Vì ngay như tớ (50 tuổi), giờ muốn ăn mặn cũng không ăn nổi, vì sao?

Chào sư phụ...
Sư phụ nói nghe cũng phải [những người khác cũng nói như thế!],ngặt một nổi là...ăn không "đủ" mặn làm như hơi "uể oải"...
Có cách nào cho biết là ta đã ăn quá mặn không?
Vì đàn bà khi về già nó dương lên và đàn ông khi về già lại còn bị âm đi, cho nên phụ nữ về già bụ bẫm lên là hợp cách và đàn ông ngày một quắt dần đi thì hợp cách sẽ khoẻ và sống lâu vì quân bình
Nghe câu nầy ...đúng là mới biết!! cám ơn sư phụ!
Còn việc ăn cơm lứt mỗi ngày bao nhiêu là vừa thì thế này: có lẽ theo tớ thì ăn ngày 250 - 300 gam gạo là ổn.
250 gram gạo là tương đương một lon sữa bò...
Điều nầy đệ tử đã hiểu rồi...Thế ngoài 300g đó ra, ta có thể ăn dặm thêm được chứ? Như Phỗ-Bí-Đỗ,Cháo bỗ dưỡng,bột koko,....Mấy món ăn ra nầy coi vậy chứ cũng giúp "củng cố" tinh thần gạo lứt muối mè dữ lắm!
Ăn nhiều người nó phừng phừng lên nó kiếm những chuyện vớ vẩn nó làm chứ nó chả chịu ngồi yên mà hành thiền để thấy tánh đâu!
Đệ tử bửa nào ăn nhiều làm như "mệt hơi", buồn ngủ, đêm ngủ thức dậy ngầy ngật...Nhưng mà lâu lâu cũng nên "ngầy ngật" một bữa!!Cơ thể mấy tháng nay làm như "đói khát" dữ lắm!!Biết sao hơn!

Đàn ông thì có thể ngâm chân!
Thải muối cũ bằng cách ngâm chân??? Sư phụ có thể cắt nghĩa "nguyên lý" không?
BAS
Cô nói thế thì oan cho cách ăn nhiều muối quá cô ạ!

Tiên sinh Ohsawa là 1 người thường xuyên dùng nhiều muối từ khi còn rất trẻ, và ông cũng tự thú nhận là tính cách ông trong thời kì làm kinh doanh ở Kobe là cực kì khắc nghiệt, sắt máu, còn cách dùng muối của ông thì "không ai bắt chước nổi"

Nhưng sau này tiên sinh lại trở thành 1 người rất dương ở trong, thể hiện ở khả năng diễn thuyết, hùng biện với cường độ cao và tâm hòa rất lớn, mặc dù tiên sinh vẫn tiếp tục dùng nhiều muối cho tới tận cuối đời. Theo cháu thì trọng điểm nằm ở chỗ giữ cho mình luôn luôn đói, tiên sinh lúc trẻ thường xuyên chịu đói khát, sau này khi qua Pháp học y cũng bị đói thường xuyên vì không có tiền, và còn cả lần nhịn ăn hơn 60 ngày ở Phi Châu nữa. Bản thân tiên sinh rất ca ngợi tác dụng làm tăng trưởng sức mạnh ý chí của việc chịu đói và lạnh. Trước đây cháu từng có thời kì chịu đói thường xuyên (ăn ít và bỏ bữa liên tục), tuy chế độ ăn thì vớ vẩn, nên sức khỏe không tốt, nhưng ý chí thì trở nên cực kì mạnh nên cháu tin vào luận điểm này.

Đói và lạnh dương hóa con người, nhưng dễ tạo thành khuynh hướng dương trong âm ngoài (nhất là nếu thêm nhai kĩ), người từ cảnh cực khổ, đói nghèo vươn lên thường trầm tĩnh, chín chắn. Còn ăn cho lắm các loại thức ăn dương tính vào để trở thành âm trong dương ngoài thì có khác gì thùng thuốc nổ đâu, lúc đó càng dương thì càng bất ổn nội tâm và càng thích gây gổ với người khác whistling.gif
huynhdoan2000
trọng điểm nằm ở chỗ giữ cho mình luôn luôn đói, tiên sinh lúc trẻ thường xuyên chịu đói khát, sau này khi qua Pháp học y cũng bị đói thường xuyên vì không có tiền, và còn cả lần nhịn ăn hơn 60 ngày ở Phi Châu nữa. Bản thân tiên sinh rất ca ngợi tác dụng làm tăng trưởng sức mạnh ý chí của việc chịu đói và lạnh. Trước đây cháu từng có thời kì chịu đói thường xuyên (ăn ít và bỏ bữa liên tục), tuy chế độ ăn thì vớ vẩn, nên sức khỏe không tốt, nhưng ý chí thì trở nên cực kì mạnh nên cháu tin vào luận điểm này.
Chào sư huynh...
Chịu đói và lạnh thường xuyên?? Quả thật là việc "bất khả tư nghị"!!!
Đói và lạnh dương hóa con người, nhưng dễ tạo thành khuynh hướng dương trong âm ngoài (nhất là nếu thêm nhai kĩ), người từ cảnh cực khổ, đói nghèo vươn lên thường trầm tĩnh, chín chắn.
Dương trong Âm ngoài...là tốt?!!
Còn ăn cho lắm các loại thức ăn dương tính vào để trở thành âm trong dương ngoài thì có khác gì thùng thuốc nổ đâu, lúc đó càng dương thì càng bất ổn nội tâm và càng thích gây gổ với người khác
Ăn thức ăn Dương tính nhiều...dễ trở thành Âm trong Dương ngoài?? Thật là khó hiểu? Càng ngày đệ càng "muốn" điên cái đầu ...vì 2 chữ Âm Dương!!!Bởi vậy thằng Mỹ chỉ cần biết Axit và Kiềm, còn Âm Dương thì không quan tâm ...
DIEUHANG
Bas thân mến!chị muốn nhờ Bas tư vấn dùm cho chị cách ăn để trị bệnh nhé. Trước tiên xin báo cáo với Bas thời gian đã ăn trị bệnh như sau: chị ăn TD đã được 8 tháng rồi, 2 tháng đầu ăn số 7 nhưng chưa đúng lắm vì bây giờ đọc những giải đáp của Bas cho người khác thì mới biết mình ăn chưa đúng từ cách rang mè cho đến cách giã mè và tỷ lệ muối mè chưa phù hợp với địa tạng. Vì đầu tiên chuyển từ chế độ ăn chay(chị ăn chay trường đã 12 năm nay)sang chế độ ăn TD mà lại ăn số 7 nên chỉ độc gạo lứt muối mè còn tamari,miso thì không biết đến( thấy người ta theo thầy Tuệ hải ăn TD trị bệnh, cứ tửơng chỉ cần ăn gạo lứt muối mè là xong) vì vậy rất khó ăn, nhai cơm không muốn nuốt cho nên cố tình ăn thêm muối cho đậm đà dễ nuốt sau đó đi tiểu gắt, cuối bãi nước tiểu bị ra nước trắng đục đặc sền sệt như nước cơm cứ tưởng là phản ứng thải độc nhưng sau phát hiện ra do ăn nhiều muối, sau đó ăn số 6 cơm lứt ( nấu với mơ muối, phổ tai), muối mè và miso uống trà ban cha, ăn như vậy tương đối dương phải không(?) nhưng sao phân không vàng có màu xám đen và hơi nát chứ không thành khuôn( nhưng vẫn chặt hơn nhiều so với khi chưa ăn TD) sau đó ăn sô5„ thêm ít rau xanh như bù ngót, rau cải và một số rau hoang thì thấy phân càng nhão hơn nên quay lại ăn số 7. Bây giờ ăn số 7 chỉ gạo lứt muối mè nhai 100-120 lần thì thấy ngon nhất. Đã thấy bớt dần một số bệnh như viêm mũi dị ứng, đại tràng, loét tá tràng, viêm bao tử, ngứa nhưng có một bệnh thấy không hề giảm là hôn trầm tối đi ngủ từ 10h mà 3h sáng đã tỉnh giấc không ngủ lại dược nữa sau đó đi làm người cứ vật vờ rất buồn ngủ, có lúc đang làm hôn trầm luôn, da vẫn xanh xao người gầy ốm (cao 1.6 nặng 42kg, sút 6kg). Chị đang tính ăn một bữa trưa gạo lứt muối mè thôi(vì vài lý do sẽ nói sau) thì đọc đến cuốn sách của Osawa do chú Huỳnh Văn Ba dịch(quên mất tựa rồi) thấy Osawa nói” theo kinh nghiệm của chúng tôi tốt nhất là ăn ngày một bữa” thế là ăn ngày môt bữa(150g gạo), 2 muỗng mè ( tỷ lê„4muỗng mè/1muỗng muối, nhưng bụng vẫn đói nếu ăn no thì phải 350gr gạo/1 bữa) được 10 ngày rồi. Cũng chưa thấy chuyển biến gì chỉ thấy sáng và tối đói bụng yếu sức, dắt xe máy vào nhà cũng thấy mệt, nhưng chị nghĩ rồi cơ thể nó sẽ quen dần thôi chỉ cần nhanh hết bệnh nhưng sao phân vẫn chưa thành khuôn chỉ khác hơn lúc ăn số 6 là phân màu vàng mà trong lúc gạo chị đã rang vàng lên mới nấu thành cơm( vì đọc lướt qua cuốn sách TD nào đó nói là rang sơ gạo lên rồi nấu cơm sẽ tốt hơn), cơm nấu khô để nhai được kỹ100-120lần,thậm chí như hôm qua luôn tiện rang gạo để sẵn dành nấu cơm chị phá lệ ăn khá nhiều gạo rang(không tính bữa cơm trưa) mà phân vẫn không chặt, nước cũng uống rất hạn chế khi thật khát mới nhấm nháp từng ngụm nhỏ(nước trắng) còn khát vừa vừa thì nhịn uống luôn. Chị quyết ăn ngày một bữa vì lý do: sau khi ăn TD một thời gian thì ăn gì cũng rất ngon nhất là ăn cái gì mà có lẫn mè trong đó, muốn ăn nhiều mà TD thì chỉ được ăn nhiều nhất không quá 1 lon gạo/ngày. chị ăn ngày hơn 1lon gạo ngoài ra chưa tính bữa sáng và các thức ăn phụ khác nhưng cảm giác đói vẫn tồn tại cả ngày. Đi làm thì không có thời gian nhưng tối về nhà là ăn bánh tráng nướng, gạo tự rang mà khi đã ăn là không thể nào ngừng được vì ngon quá, cái đầu ra lệnh ngừng ăn nhưng miệng cứ ra lệnh cho tay bốc gạo vào … miệng cứ miệt mài làm việc cho tới khuya mà không chịu dừng để đi ngủ. Biết là ăn như vậy thì không tốt như: ăn nhiều tổn phước, tốn nhiều tiền, sức khỏe không tốt vì dạ dày không được nghỉ ngơi phải làm việc cả đêm nhưng có lẽ do ý chí còn yếu hơn lực hút của tật tham ăn nên đành bó tay. Bây giờ chị phải khống chế nó bằng cách ra điều lệ cho cơ thể để ép nó vào khuôn khổ: chỉ ăn ngày một bữa trưa với cơm lứt muối mè. Sau bữa cơm uống nước, đánh răng xong là không được ăn gì nữa, buổi sáng thì bận lo nấu ăn chuẩn bị sẵn cho mẹ ngày 3 bữa nên nếu ăn sáng thì sẽ quá vội vàng không có thời gian nhai nên nhịn luôn, đang thử thực hành một thời gian xem sao. Mong Bas tư vấn cho cách ăn để trị bệnh, hiện tại chị cần nhất là muốn nhanh hết bệnh hôn trầm, thỉnh thoảng hay sổ mũi buổi sáng. Qua trang web này và đọc những bài trả lời của Bas cho mọi người chĩ mới hiểu ra và sửa đổi rất nhiều vấn đề trong cách ăn của TD mà mình không biết (Vì không biết nên cứ vô tư làm mà cứ tưởng là mình áp dụng đúng lắm) smile.gif . Xin cám ơn nhé! thanks.gif
BAS
Tất cả các biểu hiện chị mô tả đều rất âm, như hôn trầm, chảy nước mũi, phân nát và đen, thông thường nếu chuyển qua số 7 mà ăn được chặt chẽ thì chỉ vài ngày là 3 thứ này phải mất ngay mới đúng chứ nhỉ? Mẹ nuôi em cũng ăn chay trường lâu ngày và uống rất nhiều nước trước khi chuyển sang số 7, nhưng chỉ vài ngày là đã ổn định giấc ngủ và phân đã chặt lại rồi mà (dù đường ruột còn âm)

Hiện giờ chị đang dùng loại gạo nào, hạt dài hay ngắn, loại trắng hay đỏ? Mè giã theo tỷ lệ bao nhiêu mè, bao nhiêu muối?

Nếu 1 người ăn Thực dưỡng lâu năm, có khi hàng ngày còn không uống thêm nước, nhưng với những người mới nhập môn, cơ thể còn nhiều độc tố chưa đào thải hết thì cơ thể vẫn đòi hỏi thêm nước bổ sung để hỗ trợ phản ứng thải độc. Để biết cảm giác khát nước của mình là do thói quen uống nhiều hay do cơ thể cần nước, hãy cố nhịn khát độ nửa tiếng đến 1 tiếng, nếu vẫn còn thấy khát, thấy muốn uống thì nhấm nháp ngụm nhỏ 1 cho tới lúc hết khát. Chứ khiên cưỡng nhịn khát có khi lại tự mình làm trở ngại cho mình. Dẫn tới việc ăn nhạt đi, tăng lượng vừng... cuối cùng làm cơ thể bị uể oải, mệt mỏi vì thiếu muối đấy ạ!

Gạo chị tự rang, nhưng khi rang có cho muối vào không? Cơm nấu cho bao nhiêu muối so với gạo? Phổ tai là thức ăn lý tuởng nếu muốn giúp cơ thể đào thải muối cũ, những người bị mẩn ngứa khi ăn thực dưỡng có thể bỏ thêm 1 đến 2 miếng cỡ con tem vào nấu chung với cơm, nhưng nếu cơ thể thiếu muối thì không nên dùng phổ tai, trừ khi nó được nấu kĩ 3 tiếng đồng hồ trong nồi cùng nước tamari lâu năm. Nếu lạm dụng phổ tai thì chỉ thấy lừ đừ mệt mỏi hoài hoài không dứt mà không rõ nguyên nhân.

Việc bị thức ăn thu hút còn phải xem chị đang bị thu hút bởi loại thực phẩm nào. Nếu bị thu hút mạnh bởi gạo rang, bánh tráng nướng là những thực phẩm rất dương thì nên tăng phân lượng muối dùng hàng ngày lên 1 chút, còn ngay lúc thèm muốn mãnh liệt ấy, có thể nhấm nháp 1 ít tekka thay vì nhai gạo. Chị nên thử ăn thêm bữa sáng nếu đã điều chỉnh những điểm trên mà vẫn thấy suy nhược, bữa sáng thì chỉ cần chọn thời gian cho thuận tiện rồi nhai độ 1/3 chai gạo rang (loại chai nửa lít) là xong bữa thôi mà, đâu có phiền phức gì lắm. happy.gif
DIEUHANG
Bas thân mến! Trước tiên chị xin cám ơn Bas nhiều nhé
Hiện giờ chị đang dùng loại gạo nào, hạt dài hay ngắn, loại trắng hay đỏ? Mè giã theo tỷ lệ bao nhiêu mè, bao nhiêu muối?
Chị dùng loại gạo đỏ hạt dài mua tận bên Miên( vì trong công ty có người ở gần biên giới nên mua giùm.Tại chợ Miên giá 18,000/kg), nghe họ nói gạo này trồng 6 tháng chỉ bón phân bò, không dùng phân hóa học và thuốc sâu, vỏ cám khá dày so với gạo đỏ trồng ở Miền tây mình. Hơn tháng nay ăn gạo nương của chị Trâm gửi vào, 10 ngày hôm nay ăn ngày một bữa chị nấu cơm như sau: rang gao nương vàng lên dể giành dùng dần. Mỗi bữa trưa lấy 140gr gạo rang đổ nước gấp 3.5-4 lần gạo (vì gạo rang không ngâm hút nước nhiều) đun nước sôi đổ gạo rang vào cho 1/5 thìa café muối,sau đó tắt bếp để 20’ sau nấu sôi lại hãm lửa riu riu khoảng 1.30’ sau khi mà xung quanh nồi có lớp cơm cháy giòn thì nhắc xuống(nấu nồi đất) ăn với 1 muỗng café muối mè( tỷ lệ 4muỗng café mè/1 muỗng café muối)

Gạo chị tự rang, nhưng khi rang có cho muối vào không? Cơm nấu cho bao nhiêu muối so với gạo?
Gạo chị tự rang để ăn ngâm 3-4giờ rang thật vàng lên trước đây có rang với muối 1lon gao/nửa muỗng càfê muối ăn gạo rang rất ngon, ngon hơn mua ở cửa hàng thưc dưỡng vì béo ngọt và đậm đà hơn(nhưng không xốp giòn ) nhưng do thấy khát nước nên nay rang gao không cho muối nữa còn gạo rang để nấu thì rang ít vàng hơn và không bỏ muối

Việc bị thức ăn thu hút còn phải xem chị đang bị thu hút bởi loại thực phẩm nào. Nếu bị thu hút mạnh bởi gạo rang, bánh tráng nướng là những thực phẩm rất dương thì nên tăng phân lượng muối dùng hàng ngày lên 1 chút, còn ngay lúc thèm muốn mãnh liệt ấy, có thể nhấm nháp 1 ít tekka thay vì nhai gạo.
Đúng là chị đang bị một số thức ăn thu hút cực mạnh như: gạo rang, bánh tráng nướng, bơ mè. Cứ giây vào 3 thứ đó là đừng hòng dứt ra được. Không hiểu sao nó có ma lưc thu hút như vậy chứ trước đây khi đang ăn mặn tự nhiên muốn phát nguyện ăn chay trường là chị quay ngoắt 180 độ, không màng thịt cá. thức ăn nào dù ngon cỡ nào cũng không khuất phục được, vậy mà bây giờ phải chịu thua mấy món ăn đó còn các thức ăn khác thì không thèm lắm. Trái cây đã 8 tháng nay không ăn miếng nào nhưng ra chợ nhìn thì chỉ thấy muốn ăn chuối già( chuối lùn), xoài chin nhưng mức độ ít thôi không dữ dội lắm.

Nếu 1 người ăn Thực dưỡng lâu năm, có khi hàng ngày còn không uống thêm nước, nhưng với những người mới nhập môn, cơ thể còn nhiều độc tố chưa đào thải hết thì cơ thể vẫn đòi hỏi thêm nước bổ sung để hỗ trợ phản ứng thải độc. Để biết cảm giác khát nước của mình là do thói quen uống nhiều hay do cơ thể cần nước, hãy cố nhịn khát độ nửa tiếng đến 1 tiếng, nếu vẫn còn thấy khát, thấy muốn uống thì nhấm nháp ngụm nhỏ 1 cho tới lúc hết khát. Chứ khiên cưỡng nhịn khát có khi lại tự mình làm trở ngại cho mình. Dẫn tới việc ăn nhạt đi, tăng lượng vừng... cuối cùng làm cơ thể bị uể oải, mệt mỏi vì thiếu muối đấy ạ!
Nếu vậy là mình phải uống đủ giải khát khi cơ thể cần cho dù phải uống nhiều phải không?
Chị hay bị khát nước, hàng ngày đi làm ngồi phòng lạnh nếu uống cho đã khát thì phải uống 3 xị hoặc 1lít còn chủ nhật ở nhà nóng nưc không có máy lạnh thì khát dữ lắm, uống xong một tý lại khát có thể uống tới 2lít nước nhưng chị sợ uống nước nhiều âm quá nên cố hạn chế, khi khát quá mới nhấm nháp từng ngụm nhỏ, cố tình uống dè sẻn.
Muốn biết cơ thể thiếu muối hay không ngoài cảm nhận cơ thể mệt mỏi,uể oải ra còn nhận biết qua triệu nhứng nào nữa không Bas?
thời gian qua thực hành chưa đúng Bas tư vấn giùm chị sẽ làm lại từ đầu. Đối với chị thì dù phải ăn theo chế độ khắt khe đến mấy cũng không thành vấn đề chỉ cần nhanh khỏi bệnh. bệnh hôn trầm nó ảnh hưởng đến công việc của mình nhiều lắm vì khi buồn ngủ thì làm việc không hiệu quả. Mong em giúp chị nhé. thanks.gif
BAS
Có những chuyện càng vội thì càng chậm!

Nếu cơ thể có tỷ suất K/Na quá lớn thì hoặc sẽ bị phù nề, hoặc khó mà giữ được nước lại nên mồ hôi ra nhiều, nhanh mệt, tiểu nhiều và đương nhiên khát nhiều. Bình thường em ăn gạo rang không bị khát nước bao giờ, nếu lỡ cho vào miệng nhiều quá là dễ chết sặc vì nước bọt túa ra kia.

Trong quá trình chữa bệnh bằng Thực dưỡng, giáo sư Ohsawa rất chú trọng việc làm thế nào để đưa được thêm nhiều muối hơn vào cơ thể mà không gây khát nước. Cơ bản nhất là kết hợp muối với dầu, như cách ăn muối mè, bơ mè (nhưng bơ mè phải dùng phân lượng muối lớn kia, chứ không phải loại bơ mè ít muối đang bán ở các cơ sở Thực dưỡng hiện nay), tương, mi so và tamari lâu năm, mơ muối và bột tía tô rắc cơm... trong tương hay miso, muối đã kết hợp với chất dầu béo của đậu nành và mất đi vị mặn sắc, tekka là loại gia vị làm từ miso cũng có rất nhiều muối... Việc chị cần chú trọng bây giờ là thử điều chỉnh phân lượng muối bằng cách sử dụng các loại gia vị thực dưỡng này để ăn được nhiều muối hơn, nhưng mỗi ngày chỉ tăng 1 chút thôi, để tế bào thích nghi dần với tỷ lệ K/Na mới, vì nếu ăn quá nhiều muối lại bị thực phẩm âm thu hút, mà sức thu hút của thực phẩm âm với người dư muối thì mãnh liệt hơn thực phẩm dương với người thiếu muối nhiều. Có rất nhiều cách sử dụng các loại gia vị trên, ăn trực tiếp với cơm, pha vào nước trà rồi uống, nấu bột sắn dây chín trong rồi khuấy với gia vị sau đó uống nóng... Chị có thể chế biến theo cách này để uống khi khát thay cho nước lọc

Loại gạo nương nhà cô Trâm cung cấp hơi âm so với mức quân bình, em chỉ thi thoảng nấu 1 bữa ăn chơi thôi, dù nó có ngon mấy cũng chịu vậy. Nhưng nói là nói vậy, bất cứ là loại thực phẩm nào, chỉ cần chịu bỏ công mày mò thử nghiệm đều có thể làm hương vị của nó trở nên ngon nhất. Nếu chị từng ăn thứ cơm gạo đỏ hạt tròn nấu với bột tía tô (2 lon gạo 1 thìa cà phê bột tía tô rắc cơm, thêm nửa thìa cà phê muối) để nguội cứng rồi hấp cách thủy cho nóng lại với muối vừng giã theo tỷ lệ 5 vừng 1 muối thì sẽ thấy các miếng ngon khác trên đời cũng vẫn còn nhạt nhẽo vô vị lắm. Em vừa tìm ra cách chế biến gạo đỏ này, mẹ và cậu em trai đều thích, nhưng hè mất rồi nên không dám ăn thường xuyên vì đã ăn nó là chỉ có số 7, thêm món gì ngon đến mấy cũng thấy nhạt nhẽo vô duyên, mà chỉ ăn số 7 bằng gạo đỏ thì dương quá, chịu không nổi yucky.gif

Nếu chị đã ăn khá chặt chẽ như vậy thì vấn đề chủ yếu chỉ nằm ở lượng muối hàng ngày sử dụng thôi. Còn chất màu trắng trong nước tiểu của chị hồi trước, em không nghĩ đó là do dư muối, nước tiểu gắt thường do cơ thể thiếu khoáng chứ không phải do dư muối. Người nào bị dư muối thì mồ hôi tiết ra sẽ có muối kết tinh lại lạo xạo trên da kia.

Cơ thể thiếu muối khá dễ biết, nếu nhấm thử trực tiếp 1 tý muối mà thấy dễ chịu có nghĩa là cơ thể đang thiếu muối rồi. Các thực phẩm chị bị hút là gạo rang, bánh tráng nướng và bơ mè đều là những thực phẩm giàu khoáng chất. Người nào răng và xương yếu đều thích những thực phẩm này, điều đó là bình thường
DIEUHANG
Bas thân mến! những điều phán đoán của em đều đúng với thực trạng của chị

Nếu cơ thể có tỷ suất K/Na quá lớn thì hoặc sẽ bị phù nề, hoặc khó mà giữ được nước lại nên mồ hôi ra nhiều, nhanh mệt, tiểu nhiều và đương nhiên khát nhiều. Bình thường em ăn gạo rang không bị khát nước bao giờ, nếu lỡ cho vào miệng nhiều quá là dễ chết sặc vì nước bọt túa ra kia.
Đúng là chị hay đi tiểu, mồ hôi thì không ra nổi vì làm việc trong phòng lạnh. Chị chỉ cần ăn mấy miếng gạo rang là khát nước ngay. Trước đây khi chưa ăn thực dưỡng uống nư ớc nhiều, ăn thức ăn lỏng nên đi tiểu liên tục cứ 30’ đi một lần
Trong quá trình chữa bệnh bằng Thực dưỡng, giáo sư Ohsawa rất chú trọng việc làm thế nào để đưa được thêm nhiều muối hơn vào cơ thể mà không gây khát nước. Cơ bản nhất là kết hợp muối với dầu, như cách ăn muối mè, bơ mè (nhưng bơ mè phải dùng phân lượng muối lớn kia, chứ không phải loại bơ mè ít muối đang bán ở các cơ sở Thực dưỡng hiện nay),

tương, mi so và tamari lâu năm, mơ muối và bột tía tô rắc cơm... trong tương hay miso, muối đã kết hợp với chất dầu béo của đậu nành và mất đi vị mặn sắc, tekka là loại gia vị làm từ miso cũng có rất nhiều muối...

Bơ mè chị mua của Lan ở Đoàn Văn Bơ ăn rất ngon nhưng rất ít muối, khi chị ăn miếng bơ mè là bị bơ mè hấp dẫn, cuốn hút ngay, càng ăn càng ngon và khó dứt ra. Nếu chị tư làm bơ mè thì xin hỏi tỷ lệ mè và muối là bao nhiêu? có phải 5 mè 1 muối không?

Việc chị cần chú trọng bây giờ là thử điều chỉnh phân lượng muối bằng cách sử dụng các loại gia vị thực dưỡng này để ăn được nhiều muối hơn, nhưng mỗi ngày chỉ tăng 1 chút thôi, để tế bào thích nghi dần với tỷ lệ K/Na mới, vì nếu ăn quá nhiều muối lại bị thực phẩm âm thu hút, mà sức thu hút của thực phẩm âm với người dư muối thì mãnh liệt hơn thực phẩm dương với người thiếu muối nhiều. Có rất nhiều cách sử dụng các loại gia vị trên, ăn trực tiếp với cơm, pha vào nước trà rồi uống, nấu bột sắn dây chín trong rồi khuấy với gia vị sau đó uống nóng... Chị có thể chế biến theo cách này để uống khi khát thay cho nước lọc
Ngày mai chị sẽ áp dụng nghiêm túc theo hướng dẫn trên. Chị sẽ ngày thì uống trà ban cha với mơ muối và tamari ngày thì nấu bột sắn dây với miso lên uống thay nước, nhấm nháp thêm tekka(cho chị hỏi ăn thêm tekka vào thì gọi là ăn số 7 hay số 6 nhỉ?) Trước đây chị cũng uống nước trà ban cha+mơ muối+tamari uống thấy rất ngon. Thời gian này ăn ngày 1 bữa với số 7,muốn giảm nước uống nên ăn nhạt hơn và vì thế uống nước trắng, đã được 12 ngày nhưng thấy mệt mỏi,yếu sức hơn.

Bất cứ là loại thực phẩm nào, chỉ cần chịu bỏ công mày mò thử nghiệm đều có thể làm hương vị của nó trở nên ngon nhất. Nếu chị từng ăn thứ cơm gạo đỏ hạt tròn nấu với bột tía tô (2 lon gạo 1 thìa cà phê bột tía tô rắc cơm, thêm nửa thìa cà phê muối) để nguội cứng rồi hấp cách thủy cho nóng lại với muối vừng giã theo tỷ lệ 5 vừng 1 muối thì sẽ thấy các miếng ngon khác trên đời cũng vẫn còn nhạt nhẽo vô vị lắm. Em vừa tìm ra cách chế biến gạo đỏ này, mẹ và cậu em trai đều thích, nhưng hè mất rồi nên không dám ăn thường xuyên vì đã ăn nó là chỉ có số 7, thêm món gì ngon đến mấy cũng thấy nhạt nhẽo vô duyên, mà chỉ ăn số 7 bằng gạo đỏ thì dương quá, chịu không nổi
Chị sẽ tìm gạo đỏ hạt tròn nấu như cách của em xem sao, như vậy thì như chị cơ thể đang rất âm nên cơm này cứ ăn vô tư cho dù trong này đang nóng nực phải không .

Nếu chị đã ăn khá chặt chẽ như vậy thì vấn đề chủ yếu chỉ nằm ở lượng muối hàng ngày sử dụng thôi.
V ậy thì đúng là chị đang thiếu muối . Cơ thể lúc nào cũng m ệt mỏi lừ đừ,làm biếng hoạt động. Nhiều lúc muốn dọn dẹp, sắp đặt nhà cửa mà thấy người mệt mỏi chân tay không muốn hoat động. Tự hẹn mình ngày khác khoẻ hơn sẽ làm và rồi hẹn mãi thôi.

Còn chất màu trắng trong nước tiểu của chị hồi trước, em không nghĩ đó là do dư muối, nước tiểu gắt thường do cơ thể thiếu khoáng chứ không phải do dư muối. Người nào bị dư muối thì mồ hôi tiết ra sẽ có muối kết tinh lại lạo xạo trên da kia.
Em phán đoán vậy chắc trúng phóc rồi, cơ thể chị bị thiếu khoáng chắc hậu quả có từ quá khứ khi chưa ăn TD để lại, đến đây chị xin em thêm tý thời gian vàng ngọc của em để lan man một tý về lịch sử ăn uống của chị, vì nó lien quan đến bây giờ. Trước đây đang ăn mặn khi bắt đầu chuyển sang chế độ ăn chay trường chị chỉ ăn cơm gạo trắng với dưa leo sống chấm nước tương chợ, không ăn đậu phụ hay những thứ chiên xào nào khác. Một thời gian ngắn sau môi khô dần rồi nứt nẻ và sau đó là môi lở loét đau đớn lắm cũng không biết nguyên nhân mà cứ tưởng bị bệnh gì, đến bác sĩ cho thuốc bôi cũng không bớt tý nào rồi uống thuốc đông y cũng không đuợc và kéo dài mãi sau đó chị uống sữa bò tươi thật nhiều (mặc dầu cố uống chứ uống vào rất ngán) thì môi đỡ dần và bình thường trở lại,nhưng chỉ cần 3 ngày không uống sữa bò tươi là môi bắt đầu lại khô héo lại ngay, lúc đó mới cho là bị thiếu chất gì đó. Sau đó mỗi ngày uống rất nhiều sữa đậu nành, sữa bò tươi mặc dầu cố nuốt chứ không thích tý nào. Cơm chỉ ăn với rau luộc hoặc nấu canh , không hề ăn tý dầu hay chiên xào thức ăn vì ăn dầu rất ngán. Lúc đó ăn uống là sự bắt buộc, trái cây cũng vậy, cố tìm xem mình thích ăn gì mà không có thứ gì cho mình thèm ăn cả, nhưng vẫn cố ăn nhiều cơm, cố uống nhiều sữa và trái cây mặc dầu cơ thể không đòi hỏi (vì sợ thiếu chất, ảnh hưởng sức khỏe) sau đó thì bị đau đại tràng, loét tá tràng, viêm bao tử,ngứa, viêm mũi dị ứng, hôn trầm, đi cầu phân lòng, phân sống mà rất khó đi , đi nhiều lần trong ngày. Đi tiểu thì nhiều, cứ hễ uống gì hay ăn gì lòng vào một lút sau là đi tiểu liên tục , nước tiểu màu trắng trong. Lúc đó chị chỉ ước có thứ gì chỉ cần uống vào không ăn mà vẫn sống vì chị không thiết ăn môt thứ gì cả. Uống hết rất nhiều thuốc bắc của nhiều thầy thuốc để được ăn cơm ngon miệng nhưng đều vô hiệu quả. Sau đó chộp được PP TD Osawa là thực hiện ngay và nhảy ngay vào số 7, lúc đầu khó ăn lắm, nhai cơm với mè cứ như rơm, sau đó sang ăn số6 chỉ ăn cơm gạo lứt đỏ + ít muối hầm+1trái mơ muối + phổ tai (cỡ bằng bàn tay) + nắm đậu đỏ ăn với muối mè(tỷ lê 8mè/1muối) đi phân nát và xám đen, nếu chiếu theo chỉ dẫn của Bas phổ tai chỉ nên ăn bằng 2 con tem thì chị đã ăn quá nhiều phổ tai rồi. Nghĩ là phân đen do phổ tai nên ngưng phổ tai rồi nhảy sang số 5 phân càng nhão hơn thấy không ổn lại nhảy sang số 7 nhưng vẫn uống nhiều nước khoảng 1lít/ngày( nước ngãi cứu+ mơ muối+ tamari hoặc trà ban cha+mơ muối+tamari). Thỉnh thoảng có nhịn ăn triệt để 3 ngày có khi 4 ngày nhưng thấy người mệt và đuối sức hơn một thời gian sau, nay không dám nhịn nữa.
Thật sự thì qua thời gian ăn TD đã bớt một số bệnh như bệnh viêm mũi dị ứng, ngày trước bác sĩ phán là chị không thể trị lành được bệnh này vì hàng ngày ngồi phòng máy lạnh nhưng chỉ ăn số 7 sau 2 tuần là bớt ngay. Còn đại tràng, bao tử,ngứa thì bây giờ thấy có thuyên giảm, bây giờ ăn cái gì cũng thấy rất ngon , chỉ cần nhai gạo lứt muối mè 100-150 lần thấy ngọt như nước cam lồ và cảm thấy không có thứ gì có thể ngon hơn thế nữa, long biết ơn thiên nhiên vô cùng, người thấy rất vui vì TD đã cho thấy kết quả, có niềm tin và giảm được áp lực với suy nghĩ trước đây là phải cố tìm ra tiền để ăn cho đủ chất và để dành khi bệnh tật, có điều sức khỏe thì vẫn chưa ổn người lừ đừ mệt mỏi, hôn trầm, bệnh khó thở thì chưa giảm.Làm việc trên lầu 1 hàng ngày lên cầu thang thấy mệt và nhấc chân lên thấy mỏi đầu gối phải tựa lan can mà bước, màu da xanh xám nhưng da không khô như ngày chưa ăn TD. Thực sự thì chị đã ăn TD được 8 tháng nhưng theo sự phân tích hướng dẫn của Bas chị thấy ngay từ khi lúc đầu ăn số 7 cho đến số 6,5 giai đoạn nào chị cũng thực hành chưa đúng mà giai đoạn nào cũng có chữ “quá” trong đó mà mình không biết, trong khi cơ thể quá âm do cách ăn uống sai lầm từ trước kia để lại, bây giờ theo hướng dẫn trên của Bas chị sẽ điều chỉnh lại.

Cơ thể thiếu muối khá dễ biết, nếu nhấm thử trực tiếp 1 tý muối mà thấy dễ chịu có nghĩa là cơ thể đang thiếu muối rồi.
Vậy thì chắc chắn là thiếu muối rồi vì chị ăn thêm muối thấy ngon hơn

Các thực phẩm chị bị hút là gạo rang, bánh tráng nướng và bơ mè đều là những thực phẩm giàu khoáng chất. Người nào răng và xương yếu đều thích những thực phẩm này, điều đó là bình thường
Trúng phóc luôn răng của chị thì rất yếu,cả hàm răng từ lậu đã thường hay đau và không thể ăn được đồ cứng, đã phải lấy tủy và bọc răng hết cả rồi.
À mà bas ơi! chị nên uống trà ngải cứu hơn hay trà ban cha cái nào tốt hơn nhỉ ? Chị rất thích uống ngải cứu và ăn ngải cứu luộc. trà ngải cứu+tamari chị thấy uống ngon tuyệt? người chị hay bị lạnh và sợ nước không dám tắm nước lạnh mà cứ phải tắm nước nóng ngay cả buổi trưa nóng bức
Xin tri ân Bas đã bỏ thời gian vàng ngọc để tư vấn cho chị(chị biết Bas rất bận) và chị còn phải quấy rầy thời gian của Bas sau này nữa nhưng không thầy đố mày làm nên. Xin tri ân!!
BAS
Cũng trên 1 nguyên tắc đó, cái gì làm mình thấy dễ chịu nhất tức là cái đó hợp với mình. Vậy chị nên uống trà ngải cứu.

Tất nhiên, nhiều người ăn chay vì lý do tôn giáo, nên khi ăn bất cứ thực phẩm chay nào họ cũng thấy ít nhiều dễ chịu. Nhưng thực phẩm là phục vụ phần thân trước, rồi tới phần tâm theo sau, nếu đảo lộn thứ tự, chọn thực phẩm để làm dễ chịu phần tâm trước chẳng hạn thì phán đoán theo cảm giác dễ chịu, khó chịu sẽ thành sai lầm, cũng như không thể dùng đầu để đi như câu "có chuyện đó thì tôi đi đầu xuống đất" được. Ví dụ khác, bây giờ rất nhiều người bị ám ảnh sợ yếu sức, và đinh ninh không ăn được thì sẽ suy nhược, nên cứ có thức ăn vào được dạ dày là tâm họ đã ít nhiều thấy dễ chịu, nếu thức ăn đó lại kèm thêm các thông tin rằng bổ béo, có lợi cho sức khỏe thì tâm họ càng thêm dễ chịu, nhưng khổ nỗi cơ thể nó lại đang kêu gào là nó không muốn nhận thức ăn, thế nên đầu lưỡi phải kém nhạy cảm đi, nước bọt tiết ra ít... nên ăn mất ngon, thế là người ta đánh đồng những thực phẩm dễ nuốt thành thực phẩm ngon. Cái gì vào miệng mà gây ngay cảm giác mạnh lên đầu lưỡi, sau đó dễ dàng trôi tuột vào bụng bây giờ đều được cho là ngon và được ưa thích rộng rãi.

Thế nên để áp dụng thực dưỡng cho chính xác, chị phải quan sát thân mình và tâm mình cẩn thận. Nếu suy lý để áp dụng mà không lấy cảm giác của cơ thể mình làm cơ sở thì cái lý lẽ đó không có nền tảng, gốc rễ và không thể đứng vững. Nhưng nếu cứ lấy dễ chịu khó chịu ra làm cơ sở mà không suy xét cẩn thận thì sẽ nhầm lẫn đối tượng, còn hậu quả cuối cùng thì mình vẫn phải gánh mà chẳng hiểu duyên do tại vì đâu. whistling.gif

Mong chị áp dụng thành công và chóng phục hồi sức khỏe nhé! thumbsup.gif
DIEUHANG
Cám ơn Bas nhé!! chị sẽ cố gắng quan sát thân và tâm khi ăn để xác định rõ mặt hơn. Chị còn một hiện tượng nữa mà chưa hỏi Bas(vì hỏi nhiều triệu chứng quá nên bỏ sót smile.gif ). Chị từ nhỏ đã thỉnh thoảng bị khó thở (hơi thở ngắn và không đủ hơi), triệu chứng này phát ra khi cơ thể gặp một trong những vấn đề sau: lúc người mệt mỏi, thiếu sức, lúc lo lắng quá, lúc tập thở yoga(hít một hơi thật sâu vào đan điền rồi từ từ thở ra thật hết khí, tập xong sau đó bị khó thở ngay) hoặc lúc nhịn ăn dài ngày(nhịn 3 ngày không sao nhưng đến ngày thứ 4 thì bị khó thở). Khi cơ thể bị khó thở là bị một thời gian dài khoảng tháng mới trở lại bình thường. Chi nghĩ là do tim nên trước đây đi đo điện tâm đồ mấy lần thì đều bình thường, hỏi BS tại sao kết quả bình thường lại khó thở thì BS nói bị rối loạn cái gì đó ở tim(?). Chị cũng không bao giờ dùng thuốc để trị triệu chứng này. Không biết do tim hay do phế?

Mấy hôm nay đang ăn ngày một bữa và chỉ ăn 70% nên 3 ngày đi cầu một lần, phân vàng, hơi nát. Như vậy do ăn ít nên không đi cầu mỗi ngày là bình thường hay có vấn đề?

Hôm nay chị thay đổi cách uống nước để bổ sung thêm lượng muối như sau: sáng dậy thấy khát uống trà ban cha+tamari, 10h thấy khát khuấy bột sắn dây với khoảng 1/2 xị nước khi bột chín trong cho tamari vào uống nóng, trưa ăn cơm lứt muối mè, cho mè vừa đủ theo khẩu vị chứ không cố ăn nhạt như mấy ngày trước nữa.(140gr gạo rang nấu với 1/4 thìa café muối hầm, cơm ăn với 2 muỗng café muối mè( 4mè/1muối), chiều thấy khát lại pha bột trà ngải cứu với nước nóng cho thêm tamari. Ngải cứu làm theo hướng dẫn của Bas ở mục trà thực dưỡng: rang ngãi cứu lên( rất thơm) sau đó chờ nguội và giã thành bột mịn đễ khi khát pha nước nóng chờ hạ bớt nóng lọc bã ra để uống (vì làm việc không thể đi nấu nước mà hãm vào bình thủy thì nhiều quá) tổng cộng một ngày uống hết khoảng 3 xị nước. Thấy mất cảm giác khát nước, người dễ chịu hơn. mấy ngày trước uống nước trắng và không dám uống cho đã khát nên lúc nào cũng có cảm giác khát. Tối nhịn ăn. Lại cảm phiền em tư vấn gíup chị nữa nhé thanks.gif
DIEUHANG
Bas ơi!! sáng nay thức dậy chị thấy người khoẻ hơn tý, quan sát một lúc xem khỏe thật hay chỉ là cảm giác nhưng đúng là khỏe hơn, người nhẹ nhàng hơn hihihi... Sáng nay thử uống trà bình minh lần đầu tiên. Thanks a lot!! banana.gif
BAS
Thấy khỏe hơn có nghĩa là chị đã đi đúng hướng rồi đó. Từ giờ chị nhớ kiểm soát tốt lượng muối sử dụng hàng ngày nhé!

Nếu ăn ít mà không cảm thấy đói và thèm muốn gì thì dù cơ thể có hơi lử đử 1 chút cũng vô ngại, vài ngày là sẽ bình thường lại, nhưng nếu có cảm giác đói (không cồn cào, khó chịu) đồng thời thấy cơ thể không khỏe, không đủ sức hoạt động thì có nghĩa là đã ăn quá ít nên bị thiếu dinh dưỡng, cơ thể không đủ năng lượng để hoạt động bình thường.

Việc ăn ngày 1 bữa không thuộc lý thuyết dinh dưỡng của ngành Thực dưỡng mà xuất phát từ nguyên tắc không ăn quá ngọ của Phật giáo. Giáo sư Ohsawa chỉ lưu ý mỗi bữa đều chỉ ăn đến lưng lửng bụng (ăn 10 phần là no thì nên dừng ở 8 phần) Tóm lại, khi nào cảm thấy ăn thêm vài miếng nữa là no thì dừng lại, phép ăn Thực dưỡng chú trọng nhai kỹ nên mỗi miếng ăn cũng tốn thời gian, do đó kiểm soát điểm dừng không khó như những người quen ăn nhanh nuốt vội. Ngoài ra, giáo sư cũng nói mỗi tuần nhịn hẳn 1 bữa tối thì sức khỏe sẽ tốt và có lợi cho cả tinh thần nữa.

Tựu chung lại, những người phải làm công việc tay chân hàng ngày có quyền ăn no, còn những người chỉ làm công việc bàn giấy, lao động trí óc nhiều thì nên ăn chay. Việc ăn ngày 1 bữa chỉ nên áp dụng nếu đang tham gia 1 khóa tu tích cực, mỗi ngày từ sáng tới khuya đều không làm gì khác ngoài trì giới, hành thiền và quan sát thân thọ tâm pháp sinh diệt trên bản thân.

Hiện tượng khó thở thường do các cơ ở vùng ngực co thắt quá mạnh, đó là sự rối loạn của thần kinh thực vật vùng ngực, việc điều khiển co bóp của cơ ngực là do thần kinh tim, nhưng nếu nó hoạt động quá mạnh do lý do nào đó thì các cơ gian sườn cũng bị co thắt theo làm phổi không giãn nở bình thường được. Nếu khó thở kèm đau đớn là nguyên nhân âm, các cơ ở vùng ngực không đủ lực dương để co rút, việc thở ra khó khăn, do trước đây đã ăn quá nhiều thực phẩm giàu âm tính, cứ ăn đủ dương là hết. Còn khó thở kèm tức ngực là nguyên nhân dương, việc hít vào khó khăn, thường do ăn quá nhiều tinh bột trắng, các thức ăn béo và mặn (tiêu biểu là bánh rán, bánh xèo), và thịt trong quá khứ (nhất là hải sản). Chị cứ giữ chế độ ăn uống ổn định và uống trà ngải cứu hàng ngày để cơ thể lập lại quân bình là khỏi. Nếu hiện tượng có lặp lại trong lúc đang ăn kiêng thì đó là do cơ thể đang tự điều chỉnh, cũng sẽ nhẹ thôi, không nguy hiểm gì và chỉ 1 vài ngày là biến mất. Chị có thể áp dụng 1 trong 2 trợ phương là gạc gừng hoặc hơ 1 mớ lá ngải cứu tươi rồi áp vào vùng sống lưng ngang tim (hay tốt hơn là dùng bột trà ngải cứu rang nóng lên với muối), nên dùng thử để xem cái nào hiệu quả cho mình thì dùng cái đó.
DIEUHANG
Bas siêu thật, tư vấn qua mạng mà phán đoán đúng phóc như một BS giỏi đang khám bệnh trực tiếp với máy móc hiện đại ấy. Chị nhớ ra rồi trước kia đi đo điện tâm đồ bình thường, BS nói là rối loạn thần kinh thực vật.
Theo như Bas hướng dẫn thì chị bị ở dạng âm nhưng không đau mà chỉ thở hơi ngắn và không đủ khí nên phải cố hít sâu vào, không tức ngực, vậy chị cứ vô tư ăn theo dương nhỉ, cũng không cần trợ phương nữa vì cũng không đau đớn đâu.
Ăn ít thấy nó quen dần, lúc đầu thấy đói dữ nhưng bây giờ không đói lắm, chị thử một thời gian xem cơ thể nó có chấp nhận không, chứ bây giờ chị càng ăn càng thấy đói và suốt ngày chỉ nghĩ đến ăn mà thôi, chẳng bù cho trước đây khi chưa ăn TD thèm bữa ăn ngon miệng mà không được ...hihihi...May bệnh tật đưa mình đến gặp PP TD này, lại có duyên lành gặp trang web này học hỏi được bao nhiêu điều về cách thực hành cũng như nhìn lại thân và tâm... lại có Bas tư vấn, hướng dẫn rất sâu sắc, rất khoa học và logic càng thấy an tâm hơn, mỗi bài trả lời của Bas cho bá tánh là chị đọc kỹ và học hỏi nạp thêm kiến thức cho mình nhiều lắm và trong lòng vừa thầm cám ơn vừa thầm phục lăn một cô gái tuổi đời còn quá trẻ mà kiến thức uyên thâm như một lão làng giỏi trong làng TD vậy. Xin tri ân tất cả whistling.gif
vantrung
TLCH GÓPÝ

Xin trả lời bạn H. DOAN 2000

-Về màu sắc, đứng trước màu dương ,ta cảm thấy nóng:đỏ , cam…đứng trước màu âm, ta cảm thấy lạnh: chàm, tím…Màu trắng làm ta cảm thấy mát hơn màu đen, nên trắng âm hơn đen. Đậu nành, đậu trắng âm hơn đậu đen…
-Âm dương theo quan niệm đông y dựa vào hình nhi thượng chủ trương dương thì bành trướng và âm thì co rút .Ngài OHSAWA dựa vào hình nhi hạ chủ trương ngược lại dương thì co rút và âm thì bành trướng. Lí thuyết âm dương theo đông y càng về sau càng bị biến thể ,do đó không thể vận dụng để giải quyết các vấn đề thực tế .Trong khi đó ngài OHSAWA đã tìm ra NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG hay VÔ SONG NGUYÊN LÝ giải quyết được toàn bộ các vấn đề về vũ trụ và cuộc sống
-Vấn đề làm sao thiết lập quân bình với 4 yếu tố: axít , kiềm âm và dương?
Thực phẩm âm có thể tạo ra axít như: đường ,bánh ,kẹo ,nước ngọt, đậu hạt…Thực phẩm âm có thể tạo ra kiềm như: mật ong, cà phê, trà, hoa quả, rau cải, …
-Thực phẩm dương có thể tạo ra axít như: ngũ cốc, sản phẩm động vật…Thực phẩm dương có thể tao ra kiềm như: tương, miso ,mơ muối…
Theo AIHARA , bữa ăn cân đối là bữa ăn cân bằng 4 yếu tố axít ,kiềm ,âm và dương .
Theo tôi cân bằng giữa 2 yếu tố âm dương theo tỉ lệ k/Na=5/1 (quan niệm OHSAWA) thì dễ hơn rất nhiều so với cân bằng 4 yếu tố( quan niệm AIHARA)
-Ăn ít thì ta sẽ tự động uống ít. Ngài OHSAWA nói uống càng ít càng quí
-Ăn mặn hay ăn lạt? Tùy theo tạng mỗi người .Người tạng dương nên ăn lạt và người tạng âm nên ăn mặn hơn.
-Làm sao biết ta ăn đúng hay sai? Ăn đúng thì phân chặt không bón , không lỏng và đi 1lần/ngày còn nước tiểu phải vàng trong nữ:3 lần/ngày nam: 4 lần/ngày. Hãy dựa vào tiêu chuẩn này để tự điều chỉnh
Thứ năm 19/06/2008
thanh75
QUOTE(vantrung @ Jun 19 2008, 12:48 PM) *
TLCH GÓPÝ
-Bạn H.DOAN thân mến.Bệnh ghẻ ngứa có 2 loại:ghẻ âm và ghẻ dương.
Thông thường ,ghẻ từ phần bụng trở lên là DƯƠNG và trở xuống là ÂM.
Âm thăng dương giáng. Âm sinh dương.
Phần trên cơ thể âm nên sinh ra ghẻ dương, phần dưới cơ thể dương sinh ra ghẻ âm.
Bệnh giời leo là bệnh ghẻ dương vì mọc ở vùng bụng lên tới vùng đầu. Chỉ cần dán cao khoai sọ 2,3 đêm là khỏi( khoai sọ rất âm). Bệnh chàm ở chân là bệnh ghẻ âm ta chữa bằng dầu mè và dentie(xức ngoài, dầu mè để giữ detie không rơi ra). Ăn thức ăn quá âm có thể bị ghẻ âm và ngược lại.
Vậy ăn dầu mè hay muối đều có thể bị ngứa tùy theo bn tạng âm hay dương.
Người dương được quyền ăn nhiều thức ăn âm hơn và ngược lại người âm được quyền ăn nhiều thức ăn dương hơn. Phải linh động và hiểu rõ quy luật biện chứng âm dương.

Ăn muối mè nhiều có được không?-Tùy theo tạng mỗi người.Nếu bạn ăn 6 muỗng mà thấy phân tốt, thì cứ tiếp tục.
Ăn cháobổ dưỡng theo công thức thầy TUỆ HẢI thích hợp với người tạng dương, không tốt đối với bn quá âm
Dùng thuốc để hỗ trợ trị bệnh rất tốt với đk thầy thuốc theo sát bn . Mỗi bn có 1 liều lượng riêng không ai giống ai và gia giảm liều lượng cũng rất quan trọng.Không thể dùng 1 công thức cho tất cả các bn .
Tranh luận theo tôi thì rất nên làm với đk chúng ta thật sự muốn tìm chân lý
-Cô DIỆU MINH nói rất đúng, hạt mè bị trầy sướt (âm) hút nước nên nặng và chìm xuống đáy, hạt mè nổi dương hơn.Tôicó làm thí nghiệm thì thấy đúng như vậy.
“ Số 7 tốt trong 3 tháng đầu về sau thường không tốt và còn suy yếu”. Theo tôi pt 7 lúc nào cũng tốt. Chúng ta thường phạm sai lầm là ăn theo pt7 nhưng ăn quá nhiều hoặc uống quá nhiều nước( thường là nước trà quá ngon và ăn nhiều làm khát nước phải uống nhiều). Để đạt hiệu quả trị bệnh cao ta nên ăn 1 bữa/ ngày và không ăn no.
-“BN quá âm ăn muối mèbị mẩn ngứa” –Theo tôi bn quá âm nên ăn muối mè mặn hơn (bớt mè hay tăng muối)thì không bị ngứa
T3 19/6/2008
Xin trả lời bạn H. DOAN 2000

-Về màu sắc, đứng trước màu dương ,ta cảm thấy nóng:đỏ , cam…đứng trước màu âm, ta cảm thấy lạnh: chàm, tím…Màu trắng làm ta cảm thấy mát hơn màu đen, nên trắng âm hơn đen. Đậu nành, đậu trắng âm hơn đậu đen…
-Âm dương theo quan niệm đông y dựa vào hình nhi thượng chủ trương dương thì bành trướng và âm thì co rút .Ngài OHSAWA dựa vào hình nhi hạ chủ trương ngược lại dương thì co rút và âm thì bành trướng. Lí thuyết âm dương theo đông y càng về sau càng bị biến thể ,do đó không thể vận dụng để giải quyết các vấn đề thực tế .Trong khi đó ngài OHSAWA đã tìm ra NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG hay VÔ SONG NGUYÊN LÝ giải quyết được toàn bộ các vấn đề về vũ trụ và cuộc sống

-Vấn đề làm sao thiết lập quân bình với 4 yếu tố: axít , kiềm, âm và dương?

Thực phẩm âm có thể tạo ra axít như: đường ,bánh ,kẹo ,nước ngọt, đậu hạt…Thực phẩm âm có thể tạo ra kiềm như: mật ong, cà phê, trà, hoa quả, rau cải, …

-Thực phẩm dương có thể tạo ra axít như: ngũ cốc, sản phẩm động vật…Thực phẩm dương có thể tao ra kiềm như: tương, miso ,mơ muối…

Theo AIHARA , bữa ăn cân đối là bữa ăn cân bằng 4 yếu tố axít ,kiềm ,âm và dương .
Theo tôi cân bằng giữa 2 yếu tố âm dương theo tỉ lệ k/Na=5/1 (quan niệm OHSAWA) thì dễ hơn rất nhiều so với cân bằng 4 yếu tố( quan niệm AIHARA)
-Ăn ít thì ta sẽ tự động uống ít. Ngài OHSAWA nói uống càng ít càng quí
-Ăn mặn hay ăn lạt? Tùy theo tạng mỗi người .Người tạng dương nên ăn lạtngười tạng âm nên ăn mặn hơn.
-Làm sao biết ta ăn đúng hay sai? Ăn đúng thì phân chặt không bón , không lỏng và đi 1lần/ngày còn nước tiểu phải vàng trong, nữ:3 lần/ngày nam: 4 lần/ngày. Hãy dựa vào tiêu chuẩn này để tự điều chỉnh
Thứ năm 19/06/2008


Phần này trao đổi khá hay:

"Phần trên cơ thể âm nên sinh ra ghẻ dương, phần dưới cơ thể dương sinh ra ghẻ âm":
câu này "khó" hiểu quá. Đó là "định đề, định lý, chân lý", chỉ cần nhắm mắt nhấp nhận ? có thể triển khai, chứng minh khoa học được không ? Cần đọc thêm ở đâu ?

Nếu ở tay, chân nảy sinh ra "ghẻ" (những vết nhỏ tròn, đen, khô, không ngứa ) trước khi ăn gạo lứt, đó là triệu chứng gì ? Có nguy hiểm gì không ?

Làm sao biết tạng người DƯƠNG hay ÂM ? Dựa trên căn bản nào, ngoài việc xem phân ?

Cám ơn nha.

Mến
huynhdoan2000
-Âm dương theo quan niệm đông y dựa vào hình nhi thượng chủ trương dương thì bành trướng và âm thì co rút .Ngài OHSAWA dựa vào hình nhi hạ chủ trương ngược lại dương thì co rút và âm thì bành trướng. Lí thuyết âm dương theo đông y càng về sau càng bị biến thể ,do đó không thể vận dụng để giải quyết các vấn đề thực tế .Trong khi đó ngài OHSAWA đã tìm ra NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG hay VÔ SONG NGUYÊN LÝ giải quyết được toàn bộ các vấn đề về vũ trụ và cuộc sống
Bác Vân Trung kính!!
Bác nói cái này hay quá!!! Tiểu đệ thỉnh thoảng có đọc lại phần Âm Dương trong các sách Đông Y...thấy "làm sao đâu ấy"?? Có khi trùng với Ohsawa, có khi ngược...Rồi tới ngài Aihara??? Một vài điểm cũng..."khác khác"?? Ngay như các sách TD "made in VN"...nếu đọc phần Âm Dương có nhiều thứ cũng..chưa chắc là thống nhất với nhau!!
Cũng may là "Vạn pháp quy Nhất"...tức "Gạo lứt + Muối mè", pt7,...thiên hạ vô địch!! chứ bày ra thêm những thứ khác...càng về sau càng tam sao thất bổn...do Âm Dương loạn xạ...người sau không biết vin vào đâu?
Ngoài phần Âm Dương của ăn uống ra [phải xem xét thống nhấtlại], thì phần Âm Dương áp dụng vào cuộc sống của tổ Ohsawa là xuất sắc!! Tổ Ohsawa là hậu thân của Lão Tử??
Theo AIHARA , bữa ăn cân đối là bữa ăn cân bằng 4 yếu tố axít ,kiềm ,âm và dương .
Theo tôi cân bằng giữa 2 yếu tố âm dương theo tỉ lệ k/Na=5/1 (quan niệm OHSAWA) thì dễ hơn rất nhiều so với cân bằng 4 yếu tố( quan niệm AIHARA)

Bác Vân Trung kính, nếu bác nói thế thì...ta phải "tính toán" cộng trừ chọn thức ăn sao cho K có số lần nhiều hơn Na là 5 lần??
Đệ thì nghĩ khác bác...Tính theo Axit và Kiềm coi bộ dễ hơn là K/Na...vì ta có thể dùng "giấy quì" mà test thức ăn đầu vào...còn đầu ra [phân + nước tiểu]thì quan sát chúng nó...Không biết có ai test giấy quì ở đầu ra không nhỉ?
"Phần trên cơ thể âm nên sinh ra ghẻ dương, phần dưới cơ thể dương sinh ra ghẻ âm":
câu này "khó" hiểu quá. Đó là "định đề, định lý, chân lý", chỉ cần nhắm mắt nhấp nhận ? có thể triển khai, chứng minh khoa học được không ? Cần đọc thêm ở đâu ?

Trên Âm , Dưới Dương thì...dễ hiểu...vì...Dương là hướng tâm lực, còn Âm là ly tâm lực... Còn cái vụ sản sinh ghẻ Âm hay Dương thì..nhờ bác VT giải thích...
Làm sao biết tạng người DƯƠNG hay ÂM ?
cái này thì tôi có biết chút đỉnh, với lại trong sách cũng có nói nhiều...bạn mua quyển "Bệnh Học" mà tra cứu để...làm thầy bói luôn!!Nhìn mặt là biết người đó Âm hay Dương và đang bị bệnh gì!!
Tào lao một chút nhé [vì tôi chưa đủ trình độ]...chủ yếu "giải stress"
-- Sợ tắm nước lạnh là...tạng Âm
-- Khoái ăn ngọt là...tạng Âm
-- Răng xệu xạo, hư muốn hết là...tạng Âm
--Nước da trắng, xanh...là tạng Âm
-- Nghe việc động tịnh lo hoài không yên...là tạng Âm
[ tớ nói tớ đấy!]
vantrung

"Bạn H.DOAN thân mến.Bệnh ghẻ ngứa có 2 loại:ghẻ âm và ghẻ dương.
Thông thường ,ghẻ từ phần bụng trở lên là DƯƠNG và trở xuống là ÂM.
Âm thăng dương giáng. Âm sinh dương.
Phần trên cơ thể âm nên sinh ra ghẻ dương, phần dưới cơ thể dương sinh ra ghẻ âm.
Bệnh giời leo là bệnh ghẻ dương vì mọc ở vùng bụng lên tới vùng đầu. Chỉ cần dán cao khoai sọ 2,3 đêm là khỏi( khoai sọ rất âm). Bệnh chàm ở chân là bệnh ghẻ âm ta chữa bằng dầu mè và dentie(xức ngoài, dầu mè để giữ detie không rơi ra). Ăn thức ăn quá âm có thể bị ghẻ âm và ngược lại.
Vậy ăn dầu mè hay muối đều có thể bị ngứa tùy theo bn tạng âm hay dương.
Người dương được quyền ăn nhiều thức ăn âm hơn và ngược lại người âm được quyền ăn nhiều thức ăn dương hơn. Phải linh động và hiểu rõ quy luật biện chứng âm dương.

Ăn muối mè nhiều có được không?-Tùy theo tạng mỗi người.Nếu bạn ăn 6 muỗng mà thấy phân tốt, thì cứ tiếp tục.
Ăn cháobổ dưỡng theo công thức thầy TUỆ HẢI thích hợp với người tạng dương, không tốt đối với bn quá âm
Dùng thuốc để hỗ trợ trị bệnh rất tốt với đk thầy thuốc theo sát bn . Mỗi bn có 1 liều lượng riêng không ai giống ai và gia giảm liều lượng cũng rất quan trọng.Không thể dùng 1 công thức cho tất cả các bn .
Tranh luận theo tôi thì rất nên làm với đk chúng ta thật sự muốn tìm chân lý
-Cô DIỆU MINH nói rất đúng, hạt mè bị trầy sướt (âm) hút nước nên nặng và chìm xuống đáy, hạt mè nổi dương hơn.Tôicó làm thí nghiệm thì thấy đúng như vậy.
“ Số 7 tốt trong 3 tháng đầu về sau thường không tốt và còn suy yếu”. Theo tôi pt 7 lúc nào cũng tốt. Chúng ta thường phạm sai lầm là ăn theo pt7 nhưng ăn quá nhiều hoặc uống quá nhiều nước( thường là nước trà quá ngon và ăn nhiều làm khát nước phải uống nhiều). Để đạt hiệu quả trị bệnh cao ta nên ăn 1 bữa/ ngày và không ăn no.
-“BN quá âm ăn muối mèbị mẩn ngứa” –Theo tôi bn quá âm nên ăn muối mè mặn hơn (bớt mè hay tăng muối)thì không bị ngứa
T3 19/6/2008"



Xin trả lời bạn THANH 75
Đoạn trên xin bỏ …vì không đúng…xin cáo lỗi…
Tôi không rành vi tính . Bài đưa lên mạng nhờ đứa con trai 14 tuổi .Đoạn văn trên viết sai đã bỏ rồi mà thằng bé đưa nhầm lên mạng.1 lần nữa xin lỗi các bạn.

Tôi đã chỉnh sửa như sau, mời bạn tham khảo và góp ý tranh luận:


Bệnh ghẻ ngứa có 2 loại:ghẻ âm và ghẻ dương. Bệnh giời leo là bệnh ghẻ dương, ta dán cao khoai sọ 2 lần là hết ( khoai sọ hay khoai môn rất âm). Bệnh hắc lào chảy nước là bệnh ghẻ âm ta chữa bằng dầu mè và dentie(xức ngoài, dầu mè để giữ detie không rơi ra).Ăn thức ăn quá âm có thể bị ghẻ âm và ngược lại.Vậy ăn dầu mè hay muối đều có thể bị ngứa tùy theo bn tạng âm hay dương.Người dương được quyền ăn nhiều thức ăn âm hơn và ngược lạingười âm được quyền ăn nhiều thức ăn dương hơn. Phải linh động và hiểu rõ quy luật biện chứng âm dương.
Ăn muối mè nhiều có được không?-Tùy theo tạng mỗi người.Nếu bạn ăn 6 muỗng mà thấy phân tốt, thì cứ tiếp tục.
Ăn cháobổ dưỡng theo công thức thầy TUỆ HẢI thích hợp với người tạng dương, không tốt đối với bn quá âm
Dùng thuốc để hỗ trợ trị bệnh rất tốt với đk thầy thuốc theo sát bn . Mỗi bn có 1 liều lượng riêng không ai giống ai và gia giảm liều lượng cũng rất quan trọng.Không thể dùng 1 công thức cho tất cả các bn .
Tranh luận theo tôi thì rất nên làm với đk chúng ta thật sự muốn tìm chân lý
-Cô DIỆU MINH nói rất đúng, hạt mè bị trầy sướt (âm) hút nước nên nặng và chìm xuống đáy, hạt mè nổi dương hơn.Tôicó làm thí nghiệm thì thấy đúng như vậy.
“ Số 7 tốt trong 3 tháng đầu về sau thường không tốt và còn suy yếu”. Theo tôi pt 7 lúc nào cũng tốt. Chúng ta thường phạm sai lầm là ăn theo pt7 nhưng ăn quá nhiều hoặc uống quá nhiều nước( thường là nước trà quá ngon và ăn nhiều làm khát nước phải uống nhiều). Để đạt hiệu quả trị bệnh cao ta nên ăn 1 bữa/ ngày và không ăn no.
-“BN quá âm ăn muối mèbị mẩn ngứa” –Theo tôi bn quá âm nên ăn muối mè mặn hơn (bớt mè hay tăng muối)thì không bị ngứa

member
BÁC TRUNG ƠI!
EM ĐANG CHO BÉ TRAI 14 THÁNG TUỔI NHÀ EM ĂN CHAY TRƯỜNG THEO THỰC DƯỠNG, KHÔNG DÙNG SỮA VÀ TRỨNG.
BÁC TƯ VẤN CHO EM CHẾ ĐỘ ĂN CHO BÉ NHÉ!
CÁM ƠN BÁC NHIỀU.

BÁC CHO EM SỐ ĐIỆN THOẠI CỦA BÁC VỚI!
EM LINH: 0918522935

TB: QUÍ BÁC THỰC DƯỠNG TƯ VẤN GIÚP EM ĐỂ EM NUÔI DẠY BÉ TỐT NHẤT NHÉ!
CÁM ƠN QUÍ BÁC NHIỀU.
member
CHÀO QUÍ BÁC!

EM XIN NHỜ QUÍ BÁC CHÚT XÍU:
HIỆN TẠI BỐ EM ĐANG ĂN PT7 ĐÃ HƠN 1 THÁNG RỒI,
BỐ EM CÓ NHỮNG BỆNH LÀ: TIỂU ĐƯỜNG, CAO HUYẾT ÁP, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ
HIỆN ĐÃ GIẢM 10KG SO VỚI TRƯỚC, SỨC KHỎE YẾU HƠN SO VỚI LÚC CHƯA ĂN PT7.
MONG QUÍ BÁC TƯ VẤN GIÚP THÊM CHO EM.
NGỌC LINH
0918522935

CÁM ƠN QUÍ BÁC.
TB: EM ĐÃ DĂNG KÝ GIA NHẬP DIỄN ĐÀN MÀ NHIỀU GIAI ĐOẠN BỊ TRỤC TRẶC NÊN CHƯA CÓ NICK ĐƯỢC.
BÁC NÀO GIÚP EM VỚI! TẠO CHO EM MỘT TÀI KHOẢN NHÉ!
TÊN DĂNG NHẬP: NGỌC LINH 0918522935
HOẶC TÊN GÌ CŨNG ĐƯỢC. EM CÁM ƠN.
v.minhthao
Con chào bác,
Bác giúp con xíu, con xin cảm ơn bác ạ. Chồng con mới 30 mà đã bị ung thư đại tràng gđ 2. Hiện đã truyền hoá chất xong. Con mới biết đến TD, và cả nhà con đang theo TD hiện đại.
Con đang quan tâm đến phần thải độc cho gan, thận mà Phần trên bác có nói đến. Bác giúp con làm sao thải hoá chất đã truyền vào cơ thể và ăn sao để ngăn ngừa ung thư, để khỏe gan, thận ạ. Vì truyền hoá chất xong, gan, thận sẽ rất yêu phải ko ạ.

Con mong bác giúp con.
Con xin cảm Tạ bạc.
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.