Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Tâm của Trâm nằm ở đâu?
Thực Dưỡng > Thiền & Đạo Phật > Thiền ăn
Diệu Minh
Bạ đâu trả lời đó đây nè, vừa vận dụng kinh sách vừa chia sẻ chỗ thấy biết của mình, xin bá tánh bình luận dùm xem tôi trả lời đã đúng chưa nha:


Một người bạn yêu dấu hỏi tôi câu hỏi trên là tâm của tôi nằm ở đâu???

Xin thưa:
Theo quan điểm thế gian thì tâm chính là cái biết (ý thức): nhưng đối với Đức Phật hay đối với Phật giáo chính thống nói chung có 2 quan điểm rõ ràng:
Thứ nhất bản chất của tâm là rỗng không, và khi nó tiếp xúc với lục trần thì sinh ra lục thức và khi có đối tượng thì có tâm hay biết, nếu không có đối tượng thì vạn sự rỗng không.... mà đối tượng của tâm thì vô số chúng khởi lên rồi lại mất đi và cái biết cứ chộp lấy bất cứ cảnh nào là xây thành chuỗi dường như không gián đoạn để có thể thấy ra cái "lỗ hổng" của ý thức, để nhận cho ra cái cơ cấu hoạt động của tâm...như thế bạn phải vào trường thiền và có minh sư... phải công phu thượng thặng, Tâm có lần nói với tôi: có lần tu tập cảm thấy như mình sắp điên và một cái tâm tự nhủ: điên cũng tu và rồi nó thoát ra khỏi cái cảm giác điên rồ đó và vượt lên trên. Còn tôi tu một chặp thì thấy muốn sang trường thiền khác để được "tiếp tục phê"... thầy tôi ngăn cản tôi... và doạ tôi mà sang trường thiền khác là sẽ hoá điên... và cuối cùng tôi cũng được thầy kèm cặp cho thoát sang phía bình thường mà không bị điên loạn.
Quan điểm này thúc con người đi công phu tu tập thực sự, để chứng nghiệm tâm linh... loại ngày gọi là tu tuệ.
Quan điểm thứ 2: là phủ định ngay từ đầu điều đó cho mọi sự đều là huyễn: trống rỗng và sống trong sự nhận thức đó chứ không dấn mình vào công phu để thấy thực tánh Pháp. Loại thứ 2 này gọi là văn tuệ và những người này thường sống trong "TƯỞNG MÌNH ĐÃ BIẾT" TƯỞNG MÌNH ĐÃ CHỨNG ĐẮC... và ưa đấu Pháp hơn chuyên tu.

Do vậy một người thầy dạy quán tâm là cực kỳ hy hữu trên trái đất này và khi gặp được ngài, bạn có duyên học đạo với ngài... để nhận ra được guồng máy hoạt động của Tâm là điều hy hữu nữa, và trong số những người học đạo với ngài ai là người liễu ngộ Phật Pháp?????

Trên thế giới ngày nay chỉ còn "sót lại" có 2 bậc thầy dạy quán tâm, ở Miến và ở Thái thì tôi chưa biết... một là thầy tôi ở Miến hai là ngài Jotika vốn là tiến sĩ, có vợ và 2 con rồi mới đi tu; ngay cả những người đi dạy thiền ở Mỹ vẫn còn phải tới học đạo với ngài...
Tôi ước gì năm nào tôi cũng được tới học đạo với thầy tôi...

Theo truyền thống nguyên thuỷ kiếp cuối nào trở thành Phật thì trước đó đều có vợ và một con trai!!!!!!

Tôi vô cùng ngạc nhiên nhưng không giải thích được????

Thầy tôi có một con trai và sau đó mới xuất gia....
hy mã
Điểm đầu tiên của sự từ bỏ là bỏ lại mọi hoạt động sinh tử đằng sau để nhất tâm thực hành pháp

Những hành động :


Chỉ có một vị Phật mới có thể tính đếm được bao nhiêu lần các bạn đã sinh ra trong sinh tử luân hồi từ vô thủy, và chỉ một vị Phật mới có thể nói lúc nào sinh tử bắt đầu. Có nói trong pháp cao cả của sự nhớ lại rõ ràng rằng nếu các bạn có thể chồng chất tất cả thân thể các bạn đã có trong những đời quá khứ làm loài côn trùng, đống ấy còn cao hơn cả núi Tu Di; và nếu các bạn có thể gom góp lại mọi hạt nước mắt buồn đau các bạn đã đổ ra, chúng sẽ tạo thành một đại dương lớn hơn bất kỳ đại dương nào trên trái đất. Trải qua mọi cuộc đời không thể tính đếm hết này, mọi thứ các bạn đã làm chỉ là kéo dài thêm nỗi khổ của các bạn mà không đem lại cho các bạn dù chỉ một gang tay tiến gần hơn với giải thoát. Tại sao? Bởi vì cho đến bây giờ, mọi hành động của các bạn đều gây tai hại, hay tốt nhất thì cũng là vô ích.

Những chúng sinh hữu tình thì thường trực bận rộn. Những con người chúng ta luôn luôn bận rộn tranh giành với người khác, mua, bán, làm ra, hủy hoại. Những con chim thì luôn luôn bận rộn xây tổ, ấp trứng, nuôi nấng chim con. Những con ong luôn luôn bận rộn tích tập phấn hoa, làm mật. Những con thú khác thì luôn luôn bận rộn nuôi nấng, săn bắt, canh chừng sự nguy hiểm, dạy dỗ con cái. Các bạn càng làm, các bạn càng phải làm và sự khó khăn của các bạn càng tăng lên – nhưng kết quả sau cùng của mọi sự quần quật và phiền phức của các bạn sẽ không tồn tại lâu hơn một hình vẽ bằng ngón tay trên mặt nước của các bạn. Khi các bạn biết rõ sự làm nản lòng và phù phiếm của bấy nhiêu hoạt động vô nghĩa thì rõ ràng rằng sự đảm đương thật sự xứng đáng duy nhất là thực hành pháp.

Ích gì mọi việc con làm? Quá bận rộn mà chỉ tạo thêm sinh tử
Hãy nhìn mọi điều con đã từng làm, vô nghĩa biết bao nhiêu
Giờ đây tốt hơn con nên ngừng cố gắng làm mọi sự;
Dừng mọi hoạt động, hãy trì tụng thần chú sáu âm
hy mã
Nói năng :


Khi người ta ở cùng nhau và nói chuyện, hầu hết điều họ nói là hoàn toàn vụn vặt vô nghĩa. Cuộc nói chuyện của họ, chủ yếu hứng khởi từ những luyến bám và ác cảm, chỉ dùng để tăng thêm những thức tình độc hại của họ. Mọi thứ nói chuyện vô bổ này làm xao động tâm thức, khiến tư tưởng lất phất như nhiều lá cờ giấy trong gió.

“Miệng là cửa của tội lỗi”, châm ngôn nói thế. Lắm lời, nói dối, lời thô bạo, và chuyện lê đôi mách, tất cả gây ra những phóng dật không cùng và loạn động bên trong; và ngay cả tài năng hùng biện khúc chiết và hấp dẫn cũng chỉ thường hơn đưa đến sự mất thì giờ và rối rắm. Đây là điều tại sao có nói trong Mật thừa rằng dùng chỉ một tháng trì tụng thần chú trong khi vẫ giữ im lặng thì nhiều lợi lạc hơn để cả một năm trì chú mà có lẫn lộn với những nói chuyện bình thường. Được làm một cách thích đáng mà không có sự trà trộn của bất cứ hình thức lời nói nào khác, như trong trường hợp thứ nhất, sự trì tụng thần chú giữ được năng lực trọn vẹn của nó và cuối cùng đưa đến một nhìn thấy sáng rõ chân lý vượt trên mọi lời nói, vì mani là âm vang tự nhiên của chân lý không thể diễn tả này. Bởi thế sự thực hành của các bạn sẽ tiến bộ nhanh chóng nếu các bạn trừ bỏ chuyện phiếm không cùng của đời sống hàng ngày bằng cách giữ một lời thệ nguyện im lặng, và thốt lên không cái gì khác ngoài thần chú sáu âm.

Ích gì mọi điều con nói? Tất cả chỉ là chuyện tầm pháp vô định
Hãy nhìn nó đem lại phóng dật không thích đáng biết bao nhiêu
Giờ đây tốt hơn con nên giữ im lặng;
Hoàn toàn ngưng lại nói năng, hãy trì tụng thần chú sáu âm
hy mã
Đi đây đó :


Chạy lòng vòng đây đó, chỉ làm chúng ta mệt mỏi vô cớ. Chúng ta luôn luôn lao đến để xem cái gì đang xảy ra đâu đó và dính dấp vào mọi loại biến cố trong thế giới bên ngoài. Nhưng tất cả thời gian ấy nên để nhìn vào bên trong hơn, vào sự chuyển động của những tư tưởng của chúng ta và đủ để chúng ta làm chủ chúng.

Cho đến bây giờ các bạn đã lang thang lòng vòng, lạc loài trong nhiều cõi khác nhau của sinh tử nơi đó không có chút gì khác ngoài khổ đau. Gom góp nghiệp và trải nghiệm sự khổ sở từ kết quả của nó, các bạn đã lạc càng ngày càng xa khỏi Pháp. Không tốt hơn sao nếu bây giờ ở lại trong một nơi yên tĩnh tốt cho tham thiền? Thiền định về vị thầy thiêng liêng và những giáo lý thiêng liêng cho đến khi ý nghĩa thật sự của pháp hoàn toàn tràn ngập tâm thức các bạn là cách duy nhất để làm cho cuộc đời người hiếm hoi và quý giá này thực sự xứng đáng. Nếu các bạn có thể làm điều ấy, dù chỉ trong một thời gian ngắn, đó là một ân sủng lớn lao.

Ích gì chạy lòng vòng? Đến và đi chỉ là làm con mệt mỏi
Hãy nhìn sự lang thang của con đã đem con xa khỏi Pháp biết bao nhiêu.
Giờ đây tốt hơn con nên dừng lại và buông xả tâm thức con;
Ở lại, vô tư và thoải mái, hãy trì tụng thần chú sáu âm.
hy mã
Ăn :


Bất cứ thứ gì chúng ta ăn, dù ngon lành hay vô vị bao nhiêu, rồi cũng chỉ thành phân thải, thế thì tại sao khát khao nó đến thế? Tốt hơn là xem thức ăn chúng ta ăn như một đồ cúng, nhờ đó tích tập công đức thay vì làm mạnh thêm sự bám luyến của chúng ta.

Khi các bạn ăn, hãy quán tưởng đồ ăn và thức uống của các bạn như là cam lồ thanh tịnh và trước hết cúng dường nó cho Tam bảo. Rồi tưởng rằng chư Phật chuyển lại cho các bạn thực phẩm các bạn đã dâng cúng các Ngài, hãy ăn nó như một ban phước. Khi hết bữa ăn, hãy quán tưởng các bạn là Quán Thế Âm và thức ăn các bạn vừa ăn được chuyển hóa thành cam lồ, nó chảy tràn từ hai tay và từ toàn thân các bạn đến làm nhẹ bớt sự đói khát của tất cả chúng sinh trong cõi ngạ quỷ; hành vi ăn bình thường như vậy trở thành một cách để tích tập công đức. Bằng cách hội nhập pháp vào mọi hành động của các bạn, mỗi một phương diện của đời sống hàng ngày có thể được chuyển thành một sự thực hành làm phong phú hiểu biết của các bạn.

Tại sao mong muốn những bữa ăn thịnh soạn? Cố gắng thỏa mãn sự khát khao của các bạn thì giống như uống nước muối: càng uống càng khát thêm. Hãy nhìn bao nhiêu thời gian, công sức và tiền bạc người ta đã tiêu chỉ cho một bữa ăn ngon! Thay vì mọi thứ đó, hãy bằng lòng với thức ăn giản dị và thỏa thích trong cam lồ của samadhi, sự thiền định của an định và quán chiếu, nó sẽ đem lại thỏa mãn sâu xa và gỡ những che chướng khỏi các bạn. Nhận biết nguồn gốc của sự nuôi dưỡng chân thật, hãy trì tụng thần chú sáu âm.

Ích gì mọi thứ con đã ăn? Tất cả chúng chỉ trở thành phẫn giải
Hãy nhìn sự ngon miệng của con không thể thỏa mãn biết bao nhiêu.
Giờ đây tốt hơn con nên tự nuôi mình bằng thức ăn của samadhi (định);
Hãy thôi mọi thứ ăn uống, và hãy trì tụng thần chú sáu âm.

( BUÔNG BỎ NHỮNG HOAT ĐỘNG SINH TỬ
Dilgo Khyentse )
Diệu Minh
Cảm ơn sư huynh, thật là tuyệt vời vì tâm không còn vướng bận chuyện trần thế...
Trong tâm ta chỉ còn Ân Đức Phật rền vang...

Con xin hết lòng thành kính xin qui y Phật
Con xin hết lòng thành kính xin qui y Pháp
Con xin hết lòng thành Kính xin qui y Tăng

Có 9 Ân Đức Phật, 7 Ân Đức Pháp và 12 Ân đức Tăng.

Chẳng có chi đáng cho con phải nương theo, chỉ có đức Phật là quí báu, nên con phải hết lòng thành kính mà nương theo, để cầu sự an lạc đến cho con, y như lời chân thật này.

Thức ăn được ăn với mục đích tu hành sẽ nhận được cam lồ tịnh thuỷ từ tất cả.

Trong khi ăn phải đủ chánh niệm để nhận ra cả cơ thể và các tế bào đều cần năng lượng, và chúng ta "đổ xăng" cho cỗ máy hoạt động, và khi chúng hoạt động thì nhằm vào mục đích gì?

(còn tiếp)

Xin đa tạ
Chúc vui an lành.
Diệu Minh
Theo nguyên lý tột cùng thì Trâm là danh từ và không thật có... chỉ có một chuỗi danh và sắc nối tiếp và cái này Ohso gọi là những tiến trình.
Vì thế tột cùng chỉ là hư không chạm vào hư không...
Hiểu ý hãy quên lời.
hy mã
QUOTE(Diệu Minh @ Jul 13 2008, 09:04 AM) *
Theo nguyên lý tột cùng thì Trâm là danh từ và không thật có... chỉ có một chuỗi danh và sắc nối tiếp và cái này Ohso gọi là những tiến trình.


Xin mạn phep được hỏi cô một câu ( và cũng mong cô trả lời ngắn gọn thẳng vào câu hỏi ) :
Nguyên lý tột cùng mà cô nói đến là do cô đang chứng nghiệm và nói ra / hay chỉ là sự hiểu biết về mặt trí thức đã qua của cô về nó ?
Diệu Minh
Dạ thưa:
Khi con tu ở Miến con đã có chứng nghiệm về vô ngã lần đầu tiên, mà theo danh từ của Phật giáo nguyên thuỷ gọi là tách danh sắc- đạt tầng tuệ thứ nhất,... Con thì không biết kinh nghiệm như vậy là kinh nghiệm về tách danh sắc nhưng các sư và các cô có học về Pháp học thấu đáo thì bảo nhau sau vài tháng tu: việc tách danh sắc của cô Trâm là quá rõ ràng rồi... con cứ có sao nói vậy và con hầu như không biết về Pháp học mà khi sang đó tu thì như là tờ giấy trắng, cách trình Pháp của con cô Thu ở Mỹ cứ cười và bảo: cách trình Pháp của cô là ngài U Zin khoái lắm đấy, mà tôi thì đâu có biết thầy tôi quí tôi, tôi chỉ nhìn thấy các dòng tâm của mình nổi trôi ra sao... các sư cô thì bảo: có Trâm trong phòng trình Pháp làm cho phòng trình Pháp có sinh khí hẳn lên và thầy thì thường ngủ gật khi nghe các sư cô trình Pháp và khi con trình Pháp thì thấy mới ngẩng lên nghe, đấy là các cô nói thế đấy ạ.
Cũng theo Phật giáo nguyên thuỷ, tiến tới thứ tuệ thứ 2 mới chính thức được gọi là một hành giả tu Vipassana ạ.

Như thế có tất cả 16 tầng tuệ và Trâm chưa kinh nghiệm thứ tuệ sanh diệt, là tầng tuệ thứ 4, Tâm ở Hà Nội thì đã đi qua chứng nghiệm này rồi, cả chị Phương ở Hải Phòng cũng vậy... đi qua 16 tầng tuệ này mới lọt vào dòng thánh....

Phải đạt tới thứ tuệ sinh diệt (tầng tuệ thứ 4) thì mới có thể tạm an ổn khi tiếp vật xử thế và sống trong cuộc đời thường an vui ...
Biết mình chưa tới thứ tuệ đó cho nên thứ 6 này quyết tâm đi Thái tu tập tiếp đấy ạ...

Sau khi đi Miến (2004) Trâm có nói với sư Thư bây giờ đang tu ở Miến: chưa tách danh sắc thì chỉ có lừa mình và lừa người mà thôi; theo đúng kinh Phật: [size="5"]Phàm cái gì có hình tướng là ở đó có sự lừa gạt [/size](câu kinh Phật trong quyển "Thiền môn nhật tụng của thầy Nhất Hạnh").

Theo bà Achaan Neeb (Thái Lan) thì sau khi tách danh sắc... thì từ nay danh sắc là thầy của các quí vị hành giả, và là nơi nương nhờ của các quí vị hành giả.

Tôi tin tưởng tuyệt đối vào Tam Bảo và các bậc thánh tăng, và đức tin Paramita từ kiếp trước đó (chánh tín) đã dẫn dắt tôi tới bến bờ giải thoát....Trong khi nhập thất 3 ngày ở Thái: không ngủ, không dựa lưng vào tường và không tắm... cuối cùng tôi gặp một chướng ngại lớn như người đi ra khơi và gặp bão cấp 17, tự dưng tâm tôi nó niệm Ân Đức Phật và vài sát na sau trời yên biển lặng... trình Pháp với ngài Suphan, thầy bảo: good!

Sau này đọc trong quyển "Nền tảng Phật giáo" thì tôi mới hay biết là mình còn có kinh nghiệm về các đại thiện tâm nó niệm Ân Đức Phật bên trong tâm mình, chứ không có Ai - hay một cá nhân nào niệm Ân Đức Phật cả....bởi vì "Tôi" - tâm quan sát nó quan sát được điều đó....
Chúng ta có rất nhiều loại tâm: Chánh niệm, tâm quan sát, tâm hay biết....

Tôi chỉ là người kể lại cái gì mà bọn nó diễn ra ... cần phải có trình Pháp vì bắt đầu đi vào chuyên môn sâu nếu không có thầy giỏi ta sẽ lạc vào tiến trình hình thành bản ngã mới: bản ngã của người đã có chứng nghiệm tâm linh,... cái này chị Thiện kể là bọn tu theo Mật tông hay có thần thông nên tụi nó rất kiêu ngạo...

Vì thế sau cùng hễ tôi mở miệng là thầy gạt đi không thèm nghe, cuối cùng tôi cũng "xả" ngay cái "muốn trình Pháp" muốn mọi người hiểu mình... và tâm tôi lại trở về KHÔNG - OOOO - tứ đại giai không.

Chỉ có cái biết trong lúc biết, nếu không thì bản chất của tâm là rỗng không.

Có đối tượng thì có tâm hay biết, cái này có lập tức có cái kia....
Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không

Là vậy.

Đoạn này vì hiểu ngài Mahashi giảng trong bài Kinh Vô Ngã Tướng mà diễn dịch ra đấy nhé...

Nhưng một người đã có chứng nghiệm vô ngã giảng sẽ khác với những người chưa hề chứng nghiệm mà chỉ là nghe hay đọc trong sách và nói ra như con vẹt gọi là tử ngữ, không gọi là hoạt ngữ!

Chứng nghiệm vô ngã chưa phải là cái gì thuộc về đạt đạo quả, tiểu ngộ hay đại ngộ..., mà chỉ là ấn chứng trợ giúp hành giả có khả năng tiến sâu và xa trên con đường tâm linh.

Tuy nhiên tôi đã hiểu thế nào là Minh tâm Kiến tánh: đây chính là người đã coi được dòng tâm thức và các hoạt động sinh hoạt của nó và thấy được tánh không, tánh hay biết và tánh quan sát.... thấy được sự sinh hoạt của các loại tâm, thấy được cetasika - tác ý, và cả tác ý của ý nghĩ... đó là kinh nghiệm tâm linh cuối cùng trước khi tôi dời Miến về Việt Nam lần thứ 2;

Đa tạ bạn đã giúp tôi sống lại không khí tu tập tích cực để thấy giáo Pháp ở khắp mọi nơi.


Cầu mong Tam Bảo gia hộ cho bạn.

Kính thưa.
PTN
ặc ặc buồn cười
co ngời nhơn nhơn xưng là mình vô ngã
nhưng thốt ra toàn những lời cao ngạo kìa
nào là
con đã có chứng nghiệm về vô ngã lần đầu tiên
tâm tôi lại trở về KHÔNG
tôi đã hiểu thế nào là Minh tâm Kiến tánh
tôi dời Miến về Việt Nam lần thứ 2
ha ha buồn cời quá
Diệu Minh
He he, không có ai cười ặc ặc, không có ai nhạo báng được hư không,

Không có ai nổi sân, hi hi,

Không có ai chứng nghiệm, chỉ có bản ngã mới xưng hô chứng nghiệm... làm gì có ai mà chứng nghiệm, lại bị lừa rồi đấy.

Hiểu ý hãy quên lời, mượn lời để tả về hư không mà, hi hi.

Hãy coi tâm mình khi đọc những dòng này: xem cái gì nổi lên khi đọc nó? quan sát chỗ đó mới ra khỏi sinh tử mà!

Thương yêu.
PTN
ha hs
Không có ai thì cái gì coi tâm
Không có ai thj cái gì ra khỏi sinh tử

QUOTE(Diệu Minh @ Jul 16 2008, 10:28 AM) *
Không có ai chứng nghiệm, chỉ có bản ngã mới xưng hô chứng nghiệm... làm gì có ai mà chứng nghiệm, lại bị lừa rồi đấy.

ạ thưa:
Khi con tu ở Miến con đã có chứng nghiệm về vô ngã lần đầu tiên, mà theo danh từ của Phật giáo nguyên thuỷ gọi là tách danh sắc- đạt tầng tuệ thứ nhất,...

Diệu Minh
Ai hỏi đấy?

Có hỏi thì em xin thưa, không có ai hỏi thì xin im lặng. Cái biết này nương nhờ nơi đối tượng mà có nên cảm ơn bạn nhiều nhé.

Mọi lý thuyết đều trở thành mầu xám
Chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi...
Tất cả chỉ là làn khói ám
Làm đục mầu cao khiết của trời xanh....

Xem giọng văn đã nhận ra là ai đó gõ những dòng chữ này rồi nghe!!!!!!!!!!!!!!


banana.gif

Ha ha.ha...aaaaaaaaaaaaaaa

Không ham kết đảng lập phe
Không ham danh vọng không khoe khoang mình

(Khoe mình là thiên hạ khó chịu nhất, thôi từ này im hơi lặng tiếng, ai có duyên thì mới nói... chứng nghiệm là vật trang sức tốt nhất cho một hành giả.... các paramita sẽ nhảy ra cứu rỗi hành giả: Đức Phật có 8 lần hoá giải các chướng ngại, khi đó Đức Phật đã thành Phật rồi... các Paramita hoá giải các nạn tai, hãy bồi bổ các Paramita)
...

Không không mới thật diệu huyền
Chữ KHÔNG làm đặng thì tiên trong đời.

Ai đã có chứng nghiệm tâm linh thực sự mới có thể cười được giữa cuộc đời đầy những bát phong nè.... he he eeee

Tri ân bạn rất nhiều, lâu lắm mới gặp một người bạn tốt.
PTN
QUOTE(Diệu Minh @ Jul 16 2008, 02:24 PM) *
(Khoe mình là thiên hạ khó chịu nhất, thôi từ này im hơi lặng tiếng, ai có duyên thì mới nói...




ha ha
DM lòi đuôi rồi nhé
đi khoe khoang mà con xưng chứng vô ngã

ha ha

Diệu Minh
Tâm ham thích khoe khoang là thứ tâm thuộc loại mạnh nhất trong các loại tâm xấu "của tớ" đấy, he he, khi vào trường thiền không khoe được mọi thứ hay với mọi người và không tuyên truyền được điều hay.... rất chi là khó chịu và khi đó mới thấy thứ tâm này nó hành hạ mình biết bao nhiêu lâu rồi, ha ha...

Khoe mình chứng ngộ vô ngã không được à?
Thế thì cái gì được?
Hè hè, hi hi, ha ha, hí hí....

Có sao nói vậy "anh đừng cười chi... em!", có con chó nào đâu mà chứng ngộ vô ngã... cậu có bị tôi lừa không đấy?

Nếu Tôi chứng ngộ vô ngã không được thì cái gì chứng ngộ vô ngã được, cậu đã có chứng nghiệm này đâu mà nghĩ bàn được với cậu nhỉ, đừng tò mò kinh nghiệm tâm linh của người khác????????????? banana.gif
Có những người tu chả có kinh nghiệm tâm linh nào... cứ đi hóng hớt ra phía ngoài rồi đi khoe mình thấy nọ kia... chỉ tổ lòi đuôi ra là chưa hề có chứng nghiệm đó... do vậy cần có thầy... thầy chỉ ra cho cái gì là đúng theo chánh Pháp cái gì không.

Nếu tôi ăn xong thấy no rồi tôi có quyền đi nói với mọi người hãy ăn cơm thì mới no được chứ cãi lý chả bao giờ no bụng mà không khéo còn bị người chê cười, mất đường tiến tu của họ vì vi phạm tội nhạo báng người chân tu thì tự mình hại chính mình mà thôi.

Vả lại ngay chính Ohso cũng nói rằng tới một lúc nào đó bạn phải một mình trình Pháp với thầy bởi không người khác sẽ bảo bạn bị điên... và thầy tôi đã cho phép tôi trình Pháp riêng với thầy nhưng vướng một người phiên dịch thiếu kinh nghiệm nội chứng nên lòng tôi lại không chịu mở ra mong manh với "người thứ 3",... tâm linh là một chuyện tình không phải lúc nào cũng bô bô như một lũ ngốc ... vạ miệng! he he...

hy mã
QUOTE(Diệu Minh @ Jul 15 2008, 07:28 AM) *
Dạ thưa:
Khi con tu ở Miến con đã có chứng nghiệm về vô ngã lần đầu tiên, mà theo danh từ của Phật giáo nguyên thuỷ gọi là tách danh sắc- đạt tầng tuệ thứ nhất,... Con thì không biết kinh nghiệm như vậy là kinh nghiệm về tách danh sắc nhưng các sư và các cô có học về Pháp học thấu đáo thì bảo nhau sau vài tháng tu: việc tách danh sắc của cô Trâm là quá rõ ràng rồi... con cứ có sao nói vậy và con hầu như không biết về Pháp học mà khi sang đó tu thì như là tờ giấy trắng, cách trình Pháp của con cô Thu ở Mỹ cứ cười và bảo: cách trình Pháp của cô là ngài U Zin khoái lắm đấy, mà tôi thì đâu có biết thầy tôi quí tôi, tôi chỉ nhìn thấy các dòng tâm của mình nổi trôi ra sao... các sư cô thì bảo: có Trâm trong phòng trình Pháp làm cho phòng trình Pháp có sinh khí hẳn lên và thầy thì thường ngủ gật khi nghe các sư cô trình Pháp và khi con trình Pháp thì thấy mới ngẩng lên nghe, đấy là các cô nói thế đấy ạ.
Cũng theo Phật giáo nguyên thuỷ, tiến tới thứ tuệ thứ 2 mới chính thức được gọi là một hành giả tu Vipassana ạ.

Như thế có tất cả 16 tầng tuệ và Trâm chưa kinh nghiệm thứ tuệ sanh diệt, là tầng tuệ thứ 4, Tâm ở Hà Nội thì đã đi qua chứng nghiệm này rồi, cả chị Phương ở Hải Phòng cũng vậy... đi qua 16 tầng tuệ này mới lọt vào dòng thánh....

Phải đạt tới thứ tuệ sinh diệt (tầng tuệ thứ 4) thì mới có thể tạm an ổn khi tiếp vật xử thế và sống trong cuộc đời thường an vui ...
Biết mình chưa tới thứ tuệ đó cho nên thứ 6 này quyết tâm đi Thái tu tập tiếp đấy ạ...

Sau khi đi Miến (2004) Trâm có nói với sư Thư bây giờ đang tu ở Miến: chưa tách danh sắc thì chỉ có lừa mình và lừa người mà thôi; theo đúng kinh Phật: [size="5"]Phàm cái gì có hình tướng là ở đó có sự lừa gạt [/size](câu kinh Phật trong quyển "Thiền môn nhật tụng của thầy Nhất Hạnh").

Theo bà Achaan Neeb (Thái Lan) thì sau khi tách danh sắc... thì từ nay danh sắc là thầy của các quí vị hành giả, và là nơi nương nhờ của các quí vị hành giả.

Tôi tin tưởng tuyệt đối vào Tam Bảo và các bậc thánh tăng, và đức tin Paramita từ kiếp trước đó (chánh tín) đã dẫn dắt tôi tới bến bờ giải thoát....Trong khi nhập thất 3 ngày ở Thái: không ngủ, không dựa lưng vào tường và không tắm... cuối cùng tôi gặp một chướng ngại lớn như người đi ra khơi và gặp bão cấp 17, tự dưng tâm tôi nó niệm Ân Đức Phật và vài sát na sau trời yên biển lặng... trình Pháp với ngài Suphan, thầy bảo: good!

Sau này đọc trong quyển "Nền tảng Phật giáo" thì tôi mới hay biết là mình còn có kinh nghiệm về các đại thiện tâm nó niệm Ân Đức Phật bên trong tâm mình, chứ không có Ai - hay một cá nhân nào niệm Ân Đức Phật cả....bởi vì "Tôi" - tâm quan sát nó quan sát được điều đó....
Chúng ta có rất nhiều loại tâm: Chánh niệm, tâm quan sát, tâm hay biết....

Tôi chỉ là người kể lại cái gì mà bọn nó diễn ra ... cần phải có trình Pháp vì bắt đầu đi vào chuyên môn sâu nếu không có thầy giỏi ta sẽ lạc vào tiến trình hình thành bản ngã mới: bản ngã của người đã có chứng nghiệm tâm linh,... cái này chị Thiện kể là bọn tu theo Mật tông hay có thần thông nên tụi nó rất kiêu ngạo...

Vì thế sau cùng hễ tôi mở miệng là thầy gạt đi không thèm nghe, cuối cùng tôi cũng "xả" ngay cái "muốn trình Pháp" muốn mọi người hiểu mình... và tâm tôi lại trở về KHÔNG - OOOO - tứ đại giai không.

Chỉ có cái biết trong lúc biết, nếu không thì bản chất của tâm là rỗng không.

Có đối tượng thì có tâm hay biết, cái này có lập tức có cái kia....
Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không

Là vậy.

Đoạn này vì hiểu ngài Mahashi giảng trong bài Kinh Vô Ngã Tướng mà diễn dịch ra đấy nhé...

Nhưng một người đã có chứng nghiệm vô ngã giảng sẽ khác với những người chưa hề chứng nghiệm mà chỉ là nghe hay đọc trong sách và nói ra như con vẹt gọi là tử ngữ, không gọi là hoạt ngữ!

Chứng nghiệm vô ngã chưa phải là cái gì thuộc về đạt đạo quả, tiểu ngộ hay đại ngộ..., mà chỉ là ấn chứng trợ giúp hành giả có khả năng tiến sâu và xa trên con đường tâm linh.

Tuy nhiên tôi đã hiểu thế nào là Minh tâm Kiến tánh: đây chính là người đã coi được dòng tâm thức và các hoạt động sinh hoạt của nó và thấy được tánh không, tánh hay biết và tánh quan sát.... thấy được sự sinh hoạt của các loại tâm, thấy được cetasika - tác ý, và cả tác ý của ý nghĩ... đó là kinh nghiệm tâm linh cuối cùng trước khi tôi dời Miến về Việt Nam lần thứ 2;

Đa tạ bạn đã giúp tôi sống lại không khí tu tập tích cực để thấy giáo Pháp ở khắp mọi nơi.
Cầu mong Tam Bảo gia hộ cho bạn.

Kính thưa.





Trước lòng tin thật thà của cô , tôi xin tặng cô bài ca :

Kẻ nào vướng mắc trong ảo tưởng
Kẻ đó lầm lẫn trong thiền định

Nếu ngươi không biết chúng là chướng ngại
là sự phóng tưởng của cái ngã
Thì ngươi đã bị phỉnh lừa trong ảo tưởng.
Đó là căn nguyên của tất cả lầm lạc
Tất cả đều xuất hiện trong tâm.
Diệu Minh
Khi tôi trình Pháp ... thầy thấy tôi bị kẹt vào các loại TƯỞNG UẨN và sau đó thầy khuyên tôi niệm ÂN ĐỨC PHẬT và nhờ có thứ thiền bảo hộ này tôi thoát được các sự lừa đảo của bản ngã...

Tôi vô cùng đội ơn Tam Bảo... Budho - thầy của chư thiên và nhân loại, Araham Đức Phật trọn lành và sau khi thường niệm điều đó kết hợp với thiền quán về vô thường ý tưởng đến đi trong đầu... tâm tôi thường được thảnh thơi hơn xưa... và người tràn đầy năng lượng phúc lành.

Tuy nhiên tôi cầu nguyện cho tất cả mọi chúng sinh đều kinh nghiệm vô ngã liên tục cho tới khi giải thoát hoàn toàn khỏi những sợi dây trói buộc (10 thằng thúc, 10 sợi dây trói buộc vào vòng luân hồi)...

Đa tạ.

Có lần tôi đọc được trong tâm tôi câu nói: "Chúng sinh toàn sống trong tưởng, chẳng có gì là thật cả" ... tôi kể cho thầy tôi nghe là con thấy cái tâm nó nói (âm thanh không lời, đó là một điều kỳ diệu, "giọng nói đó" như là giọng của một người bạn hiền - giọng rất quân bình)
Và tôi đã nhờ người bạn viết thư pháp tiếng Việt câu đó treo lên để nhắc mình....

Cái không thật này cũng cần phải có chứng nghiệm thực sự chứ không chỉ là khẩu hiệu suông, tuy nhiên cái "khẩu hiệu suông" cũng có một tác năng thuộc văn tuệ và nó cũng có công năng giải trừ phiền não nhưng là lâu... nếu tâm quan sát bén nhạy kịp với các tốc hành tâm khởi lên rồi lại tắt đi, bắt kịp với cái đang là thì hành giả có thể luôn "thoát" khỏi ngay các lực mà nó sinh ra... và chỉ nhìn ngắm sự sinh thành hoại diệt của vạn pháp sinh diệt ngay tại nơi tâm.
modaoxuanhanoi
Gửi cô Trâm!

Nơi đâu có hình tướng nơi đó có sự lường gạt. Câu này hay quá! Câu này xuất pháp từ trong Kim Cương Năng Đoạn. Vậy là cô cũng đọc tụng và hành trì kinh này rồi! Lành thay! Phước đức thay!

Vì con mới là hàng sơ cơ nên không dám bàn luận gì nhiều ở chủ đề này. Con chỉ càng cảm mến cô hơn. Vì bản thân con cạn nghĩ câu hỏi "Tâm của Trâm ở đâu?" nên ngân rung lên trong thinh lặng và không cần có lời đáp. Ấy vậy mà cô đã trả lời rất nhiều. Câu hỏi này đối với con không có lợi ích nhiều lắm cho sự tu tập. Vì sao?

"Tại vì cái mà Như Lai gọi là các loại tâm ý đều không phải là tâm ý. Tại sao? Vì tâm quá khứ không nắm bắt được, tâm hiện tại không nắm bắt được mà tâm vị lai cũng không nắm bắt được."

Cô Trâm thân mến! Con đã trích một vài lời Bụt dạy vì con biết chắc chắn cô và các tiến bối khác đều đã đọc qua và thấu hiểu những lời này. Con chỉ làm công việc của một người lưu giữ và nay lập lại, tưới tẩm lại những hạt giống trong tâm địa của mọi người. Những lời Bụt dạy vốn là không làm sao nói cho hết, không làm sao nghĩ cho cùng. Tâm ta cũng vậy, sự sống ta cũng vậy. Tất cả đều mầu nhiệm, không thể nghĩ bàn, không thể dùng từ ngữ để diễn tả. Tất nhiên việc tu tập sẽ thành tựu khi ta hiểu rõ cách thức vận hành của tâm. Ta vẫn phải dùng ngôn ngữ thế gian để sử dụng cho pháp đàm, chia sẻ kinh nghiệm tu tập. Nhưng chúng ta không nên kẹt vào những ngôn từ.

Vài dòng ý cạn lời nông, kính chúc cô và các tiền bối an vui, vững chãi để đưa đường chỉ lối cho lớp hậu bối chúng con.

Gửi tặng cô và mọi người bài kệ:

Tất cả pháp hữu vi
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như sương, như chớp loè
Hãy quán chiếu như thế.

Bồ Công Anh
vantrung
GÓP Ý CỦA NVT:
-"Nơi đâu có hình tướng, nơi đó có lường gạt"
+Phát biểu này là 1 hệ quả của VSNL:CÓ BỀ MẶT THÌ CÓ BỀ TRÁI.Chúng sinh còn VÔ MINH, còn THAM SÂN SI nên nơi nào có chúng sinh thì nơi đó có lường gạt, lừa đảo...
LÀM SAO HẾT LƯỜNG GẠT???
Theo TS Ohsawa chỉ có một cách duy nhất:Mỗi người tự làm trong sạch dòng máu ô nhiễm của mình bằng PPTD Ohsawa.
-" Chúng sinh toàn sống trong ảo tưởng, chẳng có gì là thật"
+Vì VÔ MINH,chúng sinh ngụp lặn trong thế giới vật chất hạn hẹp, đầy khổ đau mà không thấy thế giới tinh thần vô tận và tràn đầy hạnh phúc.
-Tâm ưa thích: tâm tham
Tâm không ưa thích: tâm sân
Tâm không biết điều ưa thích và điều không ưa thích: tâm si
+Tâm THAM SÂN SI là tâm vướng mắc. Muốn hết vướng mắc phải thực hành đúng đắn PPTD...
...Mọi thứ sẽ trong suốt trước mắt bạn (Ohsawa)
16/6/2010 NVT
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.